Xây dựng hệ thống Quản lý thư viện

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường thì công việc quản lý cũng ngày càng khó khăn và phức tạp. Công việc quản lý ngày càng đóng góp một vai trò quan trọng trong các công việc của các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật nói chung và thành tựu của công nghệ thông tin nói riêng vào công tác quản lý đã không ngừng phát triển. Công tác quản lý ngày càng được nhiều các cơ quan và đơn vị quan tâm nhưng quản lý thế n

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống Quản lý thư viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào và quản lý làm sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Như nhanh? Bảo mật? Thân thiện? Tất cả những yếu tố trên chúng ta đều có thể nhờ đến những thành tựu của ngành công nghệ thông tin, đó là những phần mềm trợ giúp quản lý thay cho tệp hồ sơ dày cộm, thay cho những ngăn tủ đựng hồ sơ chiếm nhiều diện tích và có thể ta phải mất rất nhiều thời gian để lục lọi, tìm kiếm những thông tin cần phải thu thập hay những dữ liệu quan trọng. Tất cả những điều bất tiện ở trên đều có thể được tích hợp trong phần mềm - một sản phẩm của ngành tin học. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế ở trên các cơ quan, xí nghiệp đều thấy không thể thiếu được hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong việc phát triển và quản lý của mình. Qua những phần mềm – chương trình quản lý này người sử dụng có thể truy nhập thông tin một cách nhanh chóng, ngoài ra còn có thể tìm kiếm thông tin trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Và nhờ chúng, người quản lý có thể sẽ tránh được sự mất mát, sự hư hỏng thông tin khi phải lưu trữ một số lượng cơ sở dữ liệu khổng lồ. Ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào, “thư viện” đều được coi là kho trí tuệ của loài người. Nhu cầu sử dụng thư viện rất rộng rãi. Có lẽ, không có một lĩnh vực hoạt động nào trong xã hội lại không cần đến thư viện. Qui mô của thư viện gắn liền với sự phát triển của loài người, cùng với sự phát triển xã hội và phân ngành sản xuất. Thư viện ngày càng đa dạng về nội dung và lớn về số lượng. Ngày nay nhiều thư viện ngành đã có số lượng hàng vạn cuốn sách, hàng trăm số báo và tạp chí và có số lượng lớn độc giả đến thư viện mượn và trả sách mỗi ngày. Sự biến động đó tạo nên sự phức tạp về mặt quản lý và tra tìm sách. Điều phức tạp hơn là xử lý thông tin trong sách để người sử dụng tìm được sách cần thiết phục vụ cho các vấn đề nghiên cứu. Trong khi tìm kiếm các giải pháp khắc phục tình hình trên, máy tính đã thể hiện là phương tiện tối ưu. Tuỳ theo nhu cầu của từng thư viện máy tính có thể giải đáp được các vấn đề ở nhiều mức khác nhau. Phổ biến nhất là máy tính giúp cho việc quản lý và phục vụ nhu cầu tra tìm các thông tin về sách của thư viện hiện có. Mức độ cao hơn là máy tính đã tạo khả năng tự động hoá sâu thông qua việc thiết lập và sử dụng các CSDL thư viện tự động hoá và trao đổi thông tin giữa các thư viện với nhau. Từ những nhu cầu thực tế, nhu cầu quản lý các công việc hàng ngày của thư viện như quản lý số lượng các độc giả đến thư viện mượn sách và trả sách, nhu cầu về tra cứu các thông tin về sách mà các độc giả cần cho việc học tập và giải trí của mình mà khối lượng các công việc trên tại thư viện là không phải nhỏ. Vì vậy, em đã phân tích và thiết kế một chương trình phục vụ quản lý một số công tác thư viện cho các công việc trên. Nhưng do đây là lần đầu tiên em phân tích và thiết kế một đề tài lớn nên khó tránh khỏi những sai sót. Do vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đặng Minh Ất đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này, đồng cảm ơn các thầy cô giáo của Bộ môn Công nghệ Thông tin trong suốt quá trình học tập vừa qua. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NHU CẦU TIN HỌC HOÁ: Hằng ngày, thư viện sẽ có rất nhiều bạn đọc mượn sách và trả sách hay có những công tác quản lý về sách. Vì số lượng sách ở đây rất lớn do đó sẽ cần những công tác về sách như: lưu trữ các thông tin về sách như phải sắp xếp sách theo môn loại nào, số cá biệt bao nhiêu... ngoài ra để đảm bảo được công việc quản lý sách được dễ dàng và thuận tiện không mất nhiều thời gian về việc tìm một cuốn sách thì phải làm thế nào quản lý một cách có hiệu quả nhất. Như đã nói ở trên, số lượng độc giả mượn sách và trả sách trong một ngày là rất nhiều, vì vậy việc quản lý làm sao để độc giả mượn sách và tra cứu sách một cách thuận lợi và nhanh chóng thì cũng cần được quan tâm chú ý. Từ những nhu cầu trên, để quản lý thông tin về người đọc, về sách không những cần phải có thông tin chính xác về những đối tượng trên mà cần phải có một cơ chế quản lý thích hợp. Một trong những cách hiệu quả nhất đó là việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ tin học áp dụng cho công tác này. Công nghệ thông tin đã đem lại cho chúng ta những khả năng to lớn cho việc lưu trữ và xử lý các thông tin đặc biệt và phân chia các cấp quản lý sao cho có hiệu quả nhất. Do đó, cần thiết để tự động hoá (hoặc bán tự động hoá) và hợp lý hoá những khâu nghiệp vụ quan trọng trong công tác quản lý như: thống kê, tổng hợp, tìm kiếm, in ấn,... Từ những lý do trên, công việc của chúng ta là phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý thư viện để khai thác hết được những ưu việt của kỹ thuật hiện đại tiên tiến này. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CÔNG TÁC THƯ VIỆN: Để thực hiện tin học hoá công tác thư viện, người ta có thể thiết kế CSDL sau: * CSDL sách chọn lọc theo chuyên đề: loại CSDL này nhằm giúp độc giả tìm thông tin tương đối sâu vào từng cuốn sách theo một chủ đề nhất định. Muốn vậy, các yếu tố tìm tin thường được mở rộng trên các biểu ghi nhập dữ liệu. Thí dụ các biểu ghi áp dụng để biên mục cho các sách của thư viện hơn 15 mục (trường). Mức độ tăng số trường để đảm bảo tìm tin sâu trong một cuốn sách phụ thuộc vào nhiều yêu cầu tra cứu của các nhà quản lý và người sử dụng. * CSDL thay thế tư liệu bản gốc: CSDL này có thể nói là thư viện tự động hoá hoàn toàn. Từng cuốn sách, sau khi được lựa chọn và được nạp vào máy tính theo những phương pháp khác nhau sẽ được hoà nhập vào CSDL để phục vụ yêu cầu của độc giả. Ngày nay, người ta sử dụng phần nhiều bộ nhớ ngoài như các đĩa quan để lưu giữ thông tin về sách nhằm bảo quản và luân chuyển trong phạm vi sử dụng của nhiều thư viện. * CSDL quản lý về các thông tin về độc giả, về số lần mượn và thống kê số lượng độc giả mượn sách cuả thư viện cũng được đề cập đến ở đây Kỹ thuật để tạo lập ra các loại CSDL nêu trên không ngừng phát triển. Ngoài các phần mềm tối ưu, người ta còn sử dụng nhiều phần cứng mới. Thí dụ việc nhập dữ liệu của sách vào máy tuỳ theo mức độ phức tạp của CSDL mà người ta có thể sử dụng các phương tiện nhập thông tin khác nhau như: bàn phím (keyboard), chuột (mouse), máy quét (scaner).... CÁC QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Trước hết, ta cần nói đến cấu tạo của thư viện. Công tác quản lý ở đây là một vấn đề rất rộng. Vì vậy do thời gian có hạn em chỉ trình bày ở đây những vấn đề mà báo cáo này đề cập tới. Thư viện có một số phòng sau: Phòng đọc sách thiếu nhi. Phòng mượn sách thiếu nhi. Phòng mượn sách người lớn. Phòng đọc sách người lớn. Phòng báo chí. Phòng máy tính. ....... Từ những phòng được liệt kê ở trên ta có các loại thẻ của thư viện như sau: Thẻ mượn sách của thiếu nhi. Thẻ đọc sách của thiếu nhi. Thẻ đọc sách cho người lớn. Thẻ mượn sách cho người lớn. Chú ý: Thẻ đọc của người lớn và thẻ mượn của người lớn đều có gía trị ở phòng báo chí nhưng không có giá trị ở hai phòng khác nhau. Từ những dữ liệu ở trên ta có thể thấy được hoạt động của thư viện như sau: Trước hết, khi muốn đăng ký làm thẻ tại thư viện, người đăng ký làm thẻ phải hoàn thành những thủ tục sau: Nếu đối tượng làm thẻ là thiếu nhi (học sinh cấp I và cấp II): Đơn xin làm thẻ thư viện do bố (mẹ) viết. Giấy khen (học sinh đó là học sinh khá và giỏi). Hai ảnh 3x4 (nếu đổi thẻ thì chỉ cần 1 ảnh) Hộ khẩu. Nếu đối tượng làm thẻ là sinh viên hoặc viên chức nhà nước hay cán bộ về hưu: Giấy giới thiệu của cơ quan học tập hoặc đang công tác. Hộ khẩu (nếu đối tượng không có hộ khẩu thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người làm thẻ đang tạm trú). Hai ảnh 3x4 (nếu đổi thẻ thì chỉ cần một ảnh) Thẻ sinh viên nếu là sinh viên (hoặc giấy chứng minh nhân dân nếu đối tượng làm thẻ là công chức nhà nước, nếu đối tượng làm thẻ là cán bộ về hưu thì cần phải có thẻ hưu trí). Sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tuỳ theo đối tượng làm thẻ sẽ được đăng ký làm thẻ thư viện. Căn cứ vào phiếu đăng ký làm thẻ mà người làm thẻ sẽ được phát thẻ đọc hay thẻ mượn + Thẻ đọc sách được phép mượn sách đọc tại phòng đọc của thư viện và đến cuối giờ phải hoàn trả sách lại cho thư viện và thẻ này cũng có giá trị tại phòng báo của thư viện yêu cầu cũng giống như trên. Đối với thẻ đọc sách cho người lớn thì có một số chú ý sau: + Mỗi lần mượn sách, độc giả chỉ được mượn không quá hai cuốn sách, thời gian mượn sách trong 15 ngày, nếu vượt quá thời gian trên độc giả sẽ phải chịu một số tiền nhất định nào đó cho một ngày quá hạn. Độc giả có thể nhờ người trả sách hộ. + Nếu vì một lý do nào đó độc giả có thể xin gia hạn trả sách nhưng đối với sách văn học chỉ được xin gia hạn khônh quá một lần và đối với sách kỹ thuật thì độc giả được phép xin gia hạn hai lần. + Nếu làm hư hỏng sách của thư viện thì độc giả sẽ phải có trách nhiệm bồi thường sách theo nội qui của thư viện. Tất cả các loại thẻ trên đều có giá trị trong một năm, qúa một năm thì độc giả sẽ phải đổi thẻ. Nội quy của hai phòng mượn sách của thiếu nhi và đọc sách của thiếu nhi đều tương tự như yêu cầu của hai phòng mượn và đọc sách của người lớn. Khi độc giả muốn mượn sách, độc giả sẽ phải tra tìm cuốn sách mà mình cần mượn tại những hộp đựng các thông tin về quyển sách đó hay hộp này được gọi là hộp phích. Mỗi hộp phích này sẽ mang một chủ điểm riêng, mỗi chủ điểm sẽ được ghi trên các hộp như hộp phích mang tên văn học dân gian hay hộp được mang tên của tác giả viết ra quyển sách đó... Trong mỗi hộp này sẽ có những thông tin: số cá biệt của cuốn sách đó, thông tin về tác giả... những điều này sẽ được bàn tới trong phần sau. Ngoài ra, độc giả có thể tra cứu các thông tin về sách tại phòng máy của thư viện. Khi muốn mượn sách độc giả sẽ có những phiếu yêu cầu mượn sách. Độc giả vi phạm nội quy của thư viện sẽ chịu kỷ luật theo nội quy của thư viện đề ra. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG Danh sách các yêu cầu 1.1. Lập thẻ độc giả 1.2. Cập nhật thông tin độc giả 1.3. Hủy thẻ độc giả 1.4. Nhập sách 1.5. Hủy sách 1.6. Tra cứu sách 1.7. Lập phiếu mượn sách 1.8. Nhận trả sách Bảng trách nhiệm các yêu cầu Stt Nghiệp Vụ Người dùng Phần mềm Ghi chú 1 Lập thẻ độc giả Cung cấp thông tin về độc giả Kiểm tra quy định và lưu trữ Cho phép huỷ cập nhật lại hồ sơ, có thể thay đổi quy định tuổi 2 Cập nhật thông tin độc giả Chọn độc giả theo danh sách được liệt kê Liệt kê danh sách những độc giả Kiểm tra quy định và lưu trữ Trong quá trình thực hiện có thể thay đổi quy định 3 Hủy thẻ độc giả Chọn độc giả đã hết hạn của thẻ độc giả để hủy Hủy thẻ độc giả đã hết hạn so với ngày hiện tại Có thề xoá hay lưu thẻ độc giả 4 Nhập sách Nhập những thông tin cần thiết về sách cần lưu Kiểm tra thời hạn sách và lưu Có thể thay đổi quy định về hạn sách 5 Hủy sách Chọn sách đã hết hạn để hủy Hủy những sách đã quá hạn cho phép Có thể thay đổi 6 Tra cứu sách Nhập vào những từ khóa cần tra Tra cứu theo yêu cầu Hiển thị những thông tin lọc được 7 Lập phiếu mượn sách Chọn độc giả và những sách độc giả cần mượn ( nếu có) Cập nhật những sách độc giả đã mượn và kiểm tra số lượng cho phép mượn Có thể thay đổi quy định 8 Nhận trả sách Chọn những sách độc giả trả Cập nhật thông tin về sách đã trả Người dùng Nhận sách Lập thẻ TT độc giả Mượn trả sách Tra cứu Hủy thẻ, sách Mô hình hóa Tạo mã số Chọn và nhập những thông tin cần thiết Lưu vào CSDL Xuất dữ liệu lên lưới (để có thể thay đổi) Thêm tiếp hoặc trở ra Tạo mã số Chọn và nhập những thông tin cần thiết Lưu vào CSDL Xuất dữ liệu lên lưới (để có thể thay đổi) Thêm tiếp hoặc trở ra Chọn độc giả cần lập thẻ Những thông tin về độc giả sẽ được hiển thị Nếu chưa lập thẻ thì sẽ hiện nút Lưu để lập, ngược lại có thể xóa. Chọn những chức năng cần Nhận sách TT độc giả Lập thẻ Người dùng nhập từ khóa cần tra cứu trên mỗi cột lưới Thông tin sẽ được lọc Hiển thị kết quả tìm được Mượn trả sách Người dùng chọn độc giả cần mượn hoặc trả sách chọn những sách cần mượn hoặc cần trả Kiểm tra xem có mượn được không, đã quá hạn trả sách chưa để phạt Cập nhật Tra cứu Hủy thẻ, sách Chọn những thẻ hoặc sách đã hết hạn trong bản ThamSoNguyen để huỷ Xoá khỏi cơ sở dữ liệu Thiết kế phần mềm MH Chính MH Quy định MH Đăng nhập MH Mượn trả sách MH Lập thẻ MH Tra cứu MH Độc giả MH Nhận sách MH User MH Chính MH Giới thiệu DMSách MangThamSo SubMain CSDL MH Quy định MH: Màn hình DM: Danh mục MH DMSách Xóa, Sửa Tra cứu Nhận sách MH DMĐộcgiả Xóa, Sửa Tra cứu Thêm độc giả MH Lập thẻ DM Độc giả Lập thẻ độc giả MH Mượn trả sách MH mượn sách MH trả sách DM độc giả MH Mượn sách Mượn sách DM độc giả MH Trả sách Trả sách Danh sách sách mượn sách Chi tiết mượn sách thẻ thư viện loại độc giả Danh sách độc giả loại sách CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG I. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CŨ Việc quản lý sách tại thư viện hiện nay đang được quản lý theo kiểu thủ công ghi chép bằng tay nên gặp rất nhiều khó khăn, nếu trong một ngày có số lượng độc giả lớn thì rất khó có thể quản lý hết và thường gây ra mất mát sách. Để có thể quản lý tốt yêu cầu phải có số lượng nhân viên nhiều rất tốn kém trong công việc quản lý Do ở phòng đọc số lượng độc giả mượn sách và trả sách trong cùng một ngày nên không cần thiết phải lập sổ theo dõi độc giả mượn và trả sách, nếu cần thống kê số lượng sách mà độc giả mượn trong một ngày là bao nhiêu hay số lượng sách mà độc giả mượn đông nhất vào tháng nào......thì chúng ta có thể ghi số lượng độc giả mượn sách bằng phương pháp thủ công. II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG MỚI Để khắc phục những nhược điểm của hệ thống cũ thì yêu cầu ta phải xây dựng một hệ thống quản lý tự động. Hệ thống quản lý thư viện bằng máy tính phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Yêu cầu nghiệp vụ 1.1. Danh sách các yêu cầu STT Yêu cầu Biểu mẫu Qui định Ghi chú 1 Lập thẻ độc giả BM1 QĐ1 2 Cập nhật thông tin thẻ độc giả BM2 Chỉ cập nhật địa chỉ và email 3 Huỷ thẻ độc giả BM3 4 Nhận sách BM4 QĐ4 5 Huỷ sách BM5 6 Tra cứu sách BM6A, BM6B, BM6C 7 Lập phiếu mượn sách BM7 QĐ7 8 Nhận trả sách BM8 1.2. Danh sách các biểu mẫu và các qui định Biểu mẫu 1 và qui định 1 BM1 Lập thẻ độc giả Loại thẻ độc giả : …………………… Họ tên : ……………………………... Ngày sinh : …………………………. Địa chỉ : …………………………….. Email : ……………………………… Ngày lập : …………………………... QĐ1 Có 2 loại độc giả X, Y Tuổi độc giả từ 18 đến 55 Thẻ có giá trị trong vòng 6 tháng Ví dụ : BM1 Lập thẻ độc giả Loại thẻ độc giả : X Họ tên : Vũ Hải Yến Ngày sinh : 21/11/1982 Địa chỉ : 228 Phương Liên - Đống Đa – Hà Nội Email : vhyen2111@yahoo.com.vn Ngày lập : 1/3/2008 Biểu mẫu 2 BM2 Cập nhật thông tin thẻ độc giả Mã thẻ : …………………………….. Địa chỉ : …………………………….. Email : ……………………………… Ví dụ : BM2 Cập nhật thông tin thẻ độc giả Mã thẻ : MT00123 Địa chỉ : 228 Phương Liên - Đống Đa – Hà Nội Email : vhyen2111 @yahoo.com.vn Biểu mẫu 3 BM3 Huỷ thẻ độc giả Mã thẻ : …………………………….. Ví dụ : BM3 Huỷ thẻ độc giả Mã thẻ : MT00123 Biểu mẫu 4 và qui định 4 BM4 Nhận sách Tên sách : …………………………... Thể loại : …………………………… Tác giả : …………………………….. Nhà xuất bản : ……………………… Năm xuất bản : ……………………... Ngày nhận : ………………………… QĐ4 Có 3 thể loại sách A, B, C Chỉ nhận sách được xuất bản trong vòng 8 năm Ví dụ : BM4 Nhận sách Tên sách : Lập trình Visual Foxpro Thể loại : A Tác giả : Nguyễn Ngọc Minh Nhà xuất bản : Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Năm xuất bản : 2004 Ngày nhận : 22/2/2008 Biểu mẫu 5 BM5 Huỷ sách Mã sách : …………………………… Ví dụ : BM5 Huỷ sách Mã sách : MS0078 Biểu mẫu 6A, 6B, 6C BM6A Tra cứu sách (theo tên sách) Tên sách : …………………………... Ví dụ : BM6A Tra cứu sách (theo tên sách) Tên sách : Lập trình Visual Foxpro BM6B Tra cứu sách (theo thể loại) Thể loại : …………………………… Ví dụ : BM6B Tra cứu sách (theo thể loại) Thể loại : A BM6C Tra cứu sách (kết quả) Danh sách sách STT Tên sách Thể loại Tác giả Ví dụ : BM6C Tra cứu sách (kết quả) Danh sách sách STT Tên sách Thể loại Tác giả 1 Lập trình Visual Foxpro A Nguyễn Ngọc Minh Biểu mẫu 7 và qui định 7 BM7 Lập phiếu mượn sách Mã thẻ : …………………………….. Họ tên : ……………………………... Ngày mượn : ………………………... STT Mã sách Tên sách Thể loại Tác giả QĐ7 Chỉ cho mượn đối với thẻ độc giả còn hạn sử dụng Sách phải không có người đang mượn Chỉ được mượn tối đa 5 quyển sách Thời gian mượn tối đa là 4 ngày Ví dụ : BM7 Lập phiếu mượn sách Mã thẻ : MT00123 Họ tên : Vũ Hải Yến Ngày mượn : 22/2/2008 STT Mã sách Tên sách Thể loại Tác giả 1 MS0078 Lập trình Visual Foxpro A Nguyễn Ngọc Minh 2 MS0045 Lập trình Visual Basic A Phạm Hữu Khang Biểu mẫu 8 BM8 Nhận trả sách Mã phiếu : ………………………….. Mã sách : …………………………… Ví dụ : BM8 Nhận trả sách Mã phiếu : MP0056 Mã sách : MS0078 1.3. Bảng trách nhiệm Bảng trách nhiệm STT Yêu cầu Người dùng Phần mềm Ghi chú 1 Lập thẻ độc giả Cung cấp thông tin theo BM1 Kiểm tra QĐ1 và ghi thông tin 2 Cập nhật thông tin thẻ độc giả Cung cấp thông tin theo BM2 Ghi thông tin 3 Huỷ thẻ độc giả Cung cấp thông tin theo BM3 Ghi thông tin 4 Nhận sách Cung cấp thông tin theo BM4 Kiểm tra QĐ4 và ghi thông tin 5 Huỷ sách Cung cấp thông tin theo BM5 Ghi thông tin 6 Tra cứu sách Cung cấp thông tin theo BM6A, BM6B Tìm kiếm và xuất thông tin theo BM6C 7 Lập phiếu mượn sách Cung cấp thông tin theo BM7 Kiểm tra QĐ7 và ghi thông tin 8 Nhận trả sách Cung cấp thông tin theo BM8 Ghi thông tin 2. Yêu cầu tiến hoá 2.1. Danh sách các yêu cầu STT Yêu cầu Biểu mẫu Qui định Ghi chú 1 Cập nhật qui định lập thẻ độc giả BM9 2 Cập nhật qui định nhận sách BM10 3 Cập nhật qui định lập phiếu mượn sách BM11 Danh sách các biểu mẫu Biểu mẫu 9 BM9 Cập nhật qui định lập thẻ độc giả Tuổi tối thiểu : ……………………… Tuổi tối đa : ………………………… Thời hạn thẻ (tháng) : ………………. Danh sách các loại độc giả STT Loại độc giả Ví dụ : BM9 Cập nhật qui định lập thẻ độc giả Tuổi tối thiểu : 20 Tuổi tối đa : 60 Thời hạn thẻ (tháng) : 8 Danh sách các loại độc giả STT Loại độc giả 1 X 2 Y 3 Z Biểu mẫu 10 BM10 Cập nhật qui định nhận sách Nhận sách được xuất bản trong vòng (năm) : …………………………………. Danh sách các thể loại sách STT Thể loại sách Ví dụ : BM10 Cập nhật qui định nhận sách Nhận sách được xuất bản trong vòng (năm) : 10 Danh sách các thể loại sách STT Thể loại sách 1 A 2 B 3 C 4 D Biểu mẫu 11 BM11 Cập nhật qui định lập phiếu mượn sách Số lượng sách tối đa được mượn : …. Thời gian mượn tối đa (ngày) : …….. Ví dụ : BM11 Cập nhật qui định lập phiếu mượn sách Số lượng sách tối đa được mượn : 7 Thời gian mượn tối đa (ngày): 6 Bảng trách nhiệm Bảng trách nhiệm STT Yêu cầu Người dùng Phần mềm Ghi chú 1 Cập nhật qui định lập thẻ độc giả Cung cấp thông tin theo BM9 Ghi thông tin 2 Cập nhật qui định nhận sách Cung cấp thông tin theo BM10 Ghi thông tin 3 Cập nhật qui định lập phiếu mượn sách Cung cấp thông tin theo BM11 Ghi thông tin III. PHẠM VI ĐỀ TÀI Kết quả khảo sát cho thấy cách làm việc ở các phòng đọc của người lớn và của thiếu nhi tương tự nhau vì thời gian có hạn nên em chỉ tập trung xây dựng hệ thống quản lý này cho hai phòng mượn và đọc của người lớn, nếu cần xây dựng hệ thống cho hai phòng của thiếu nhi thì ta chỉ cần thay chữ phòng người lớn bằng phòng cho thiếu nhi mà thôi. IV. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ 1. Yêu cầu nghiệp vụ Nghiệp vụ yêu cầu lập thẻ độc giả BM1 Lập thẻ độc giả Loại thẻ độc giả : …………………… Họ tên : ……………………………... Ngày sinh : …………………………. Địa chỉ : …………………………….. Email : ……………………………… Ngày lập : …………………………... QĐ1 Có 2 loại độc giả X, Y Tuổi độc giả từ 18 đến 55 Thẻ có giá trị trong vòng 6 tháng * Các bước thực hiện: Bước 1 : nhận loại độc giả, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email, ngày lập từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc danh sách các loại độc giả, tuổi tối thiểu, tuổi tối đa, thời hạn thẻ từ cơ sở dữ liệu Bước 4 : kiểm tra sự hợp lệ của loại độc giả, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email, ngày lập Bước 5 : tính tuổi độc giả Bước 6 : kiểm tra sự hợp lệ của tuổi độc giả Bước 7 : nếu không thoả các điều kiện trên thì đến bước 12 Bước 8 : phát sinh mã thẻ và tính ngày hết hạn của thẻ Bước 9 : lưu loại độc giả, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email, ngày lập, mã thẻ, ngày hết hạn vào cơ sở dữ liệu Bước 10 : xuất loại độc giả, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email, ngày lập, mã thẻ, ngày hết hạn ra máy in (nếu có yêu cầu) Bước 11 : trả về loại độc giả, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email, ngày lập, mã thẻ, ngày hết hạn cho người dùng Bước 12 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 13 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu cập nhật thông tin thẻ độc giả BM2 Cập nhật thông tin thẻ độc giả Mã thẻ : …………………………….. Địa chỉ : …………………………….. Email : ……………………………… * Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận mã thẻ, địa chỉ, email từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : kiểm tra xem các thông tin về thẻ độc giả ứng với mã thẻ, địa chỉ, email có tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay không, nếu có thì đọc mã thẻ, địa chỉ, email, nếu không thì đến bước 8 Bước 4 : cập nhật thông tin thẻ độc giả Bước 5 : lưu các thông tin về thẻ độc giả sau khi được cập nhật vào cơ sở dữ liệu Bước 6 : xuất các thông tin về thẻ độc giả sau khi được cập nhật ra máy in (nếu có yêu cầu) Bước 7 : trả về thông tin thẻ độc giả sau khi được cập nhật cho người dùng Bước 8 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 9 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu huỷ thẻ độc giả BM3 Huỷ thẻ độc giả Mã thẻ : …………………………….. * Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận mã thẻ độc giả từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : kiểm tra xem các thông tin về thẻ độc giả ứng với mã thẻ có tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay không, nếu có thì đọc thông tin về thẻ độc giả, nếu không thì đến bước 5 Bước 4 : xoá các thông tin về thẻ độc giả cần huỷ khỏi cơ sở dữ liệu Bước 5 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 6 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu nhận sách BM4 Nhận sách Tên sách : …………………………... Thể loại : …………………………… Tác giả : …………………………….. Nhà xuất bản : ……………………… Năm xuất bản : ……………………... Ngày nhận : ………………………… QĐ4 Có 3 thể loại sách A, B, C Chỉ nhận sách được xuất bản trong vòng 8 năm * Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận tên sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, ngày nhận từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc danh sách các thể loại sách, khoảng thời gian xuất bản được phép nhận từ cơ sở dữ liệu Bước 4 : kiểm tra sự hợp lệ của thể loại sách Bước 5 : kiểm tra sự hợp lệ của khoảng thời gian xuất bản Bước 6 : nếu không thoả mãn các điều kiện trên thì đến bước 9 Bước 7 : phát sinh mã sách Bước 8 : lưu mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, ngày nhận vào cơ sở dữ liệu Bước 9 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 10 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu huỷ sách BM5 Huỷ sách Mã sách : …………………………… * Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận mã sách từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : kiểm tra xem các thông tin về sách ứng với mã sách có tồn tại hay không, nếu có thì đọc thông tin về sách, nếu không thì đến bước 5 Bước 4 : xoá các thông tin về sách cần huỷ khỏi cơ sở dữ liệu Bước 5 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 6 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu tra cứu sách BM6A Tra cứu sách (theo tên sách) Tên sách : …………………………... BM6B Tra cứu sách (theo thể loại) Thể loại : …………………………… BM6C Tra cứu sách (kết quả) Danh sách sách STT Tên sách Thể loại Tác giả * Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận tên sách hay thể loại từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc tên, thể loại, tác giả của các sách thoả mãn việc tìm kiếm theo tên hay thể loại từ cơ sở dữ liệu Bước 4 : xuất tên, thể loại, tác giả của các sách thoả mãn việc tìm kiếm theo tên hay thể loại ra máy in (nếu có yêu cầu) Bước 5 : trả về tên, thể loại, tác giả của các sách thoả mãn việc tìm kiếm theo tên hay thể loại cho người dùng Bước 6 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 7 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu lập phiếu mượn sách BM7 Lập phiếu mượn sách Mã thẻ : …………………………….. Họ tên : ……………………………... Ngày mượn : ………………………... STT Mã sách Tên sách Thể loại Tác giả QĐ7 Chỉ cho mượn đối với thẻ độc giả còn hạn sử dụng Sách phải không có người đang mượn Chỉ được mượn tối đa 5 quyển sách Thời gian mượn tối đa là 4 ngày *Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận mã thẻ, họ tên, ngày mượn, mã sách, tên sách, thể loại, tác giả từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc tình trạng thẻ độc giả, tình trạng các sách mà độc giả muốn mượn, số sách tối đa được phép mượn, số sách độc giả đang mượn, thời gian mượn tối đa từ cơ sở dữ liệu Bước 4 : kiểm tra các qui định trong QĐ7 Bước 5 : nếu không thoả các điều kiện trong QĐ7 thì đến bước 10 Bước 6 : cập nhật lại tình trạng của các sách mà độc giả được phép mượn và tính ngày trả sách Bước 7 : lưu mã thẻ, họ tên, ngày mượn, mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, ngày trả vào cơ sở dữ liệu Bước 8 : xuất mã thẻ, họ tên, ngày mượn, mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, ngày trả ra máy in (nếu có yêu cầu) Bước 9 : trả về mã thẻ, họ tên, ngày mượn, mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, ngày trả cho người dùng Bước 10 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 11 : kết thúc Nghiệp vụ yêu cầu nhận trả sách BM8 Nhận trả sách Mã phiếu : ………………………….. Mã sách : …………………………… * Các bước thực hiện : Bước 1 : nhận mã phiếu, mã sách từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : kiểm tra xem các thông tin về phiếu mượn sách ứng với mã phiếu có tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay không, nếu có thì đọc thông tin về phiếu mượn sách, nếu không thì đến bước 6 Bước 4 : loại bỏ các thông tin của sách được trả khỏi thông tin về phiếu mượn sách và cập nhật lại tình trạng của sách được trả Bước 5 : lưu thông tin về phiếu mượn sách sau khi đã loại bỏ các thông tin của sách được trả vào cơ sở dữ liệu Bước 6 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 7 : kết thúc Yêu cầu tiến hoá Yêu cầu cập nhật qui định lập thẻ độc giả BM9 Cập nhật qui định lập thẻ độc giả Tuổi tối thiểu : ……………………… Tuổi tối đa : ………………………… Thời hạn thẻ (tháng) : ………………. Danh sách các loại độc giả STT Loại độc giả * Các bước thực hiện: Bước 1 : nhận tuổi tối thiểu, tuổi tối đa, thời hạn thẻ, danh sách các loại độc giả từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc tuổi tối thiểu, tuổi tối đa, thời hạn thẻ, danh sách các loại độc giả đang được áp dụng từ cơ sở dữ liệu Bước 4 : cập nhật các qui định Bước 5 : lưu tuổi tối thiểu, tuổi tối đa, thời hạn thẻ, danh sách các loại độc giả đang được áp dụng sau khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu Bước 6 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 7 : kết thúc Yêu cầu cập nhật qui định nhận sách BM10 Cập nhật qui định nhận sách Nhận sách được xuất bản trong vòng (năm) : …………………………………. Danh sách các thể loại sách STT Thể loại sách * Các bước thực hiện: Bước 1 : nhận khoảng thời gian xuất bản có thể nhận được, danh sách các thể loại từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc khoảng thời gian xuất bản có thể nhận được, danh sách các thể loại đang áp dụng từ cơ sở dữ liệu Bước 4 : cập nhật các qui định Bước 5 : lưu khoảng thời gian xuất bản có thể nhận được, danh sách các thể loại đang áp dụng sau khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu Bước 6 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 7 : kết thúc Yêu cầu cập nhật qui định lập phiếu mượn sách BM11 Cập nhật qui định lập phiếu mượn sách Số lượng sách tối đa được mượn : …. Thời gian mượn tối đa (ngày) : …….. * Các bước thực hiện: Bước 1 : nhận số lượng sách tối đa được mượn, thời gian mượn tối đa từ người dùng Bước 2 : kết nối cơ sở dữ liệu Bước 3 : đọc số lượng sách tối đa được mượn, thời gian mượn tối đa đang áp dụng từ cơ sở dự liệu Bước 4 : cập nhật các qui định Bước 5 : lưu số lượng sách tối đa được mượn, thời gian mượn tối đa đang áp dụng sau khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu Bước 6 : đóng kết nối cơ sở dữ liệu Bước 7 : kết thúc LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 1. Giới thiệu về Visual Basic: Dùng Visual Basic 6 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Cho dù bạn là chuyên nghiệp hay mới mẻ đối với chương trình Windows, Visual Basic 6 sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hoá việc triển khai lập trình ứng dụng cho MS Windows. Phần “ Visual ” đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo giao diện đồ hoạ ( Graphical User Interface hay viết tắt là GUI). Có sẵn những bộ phận hình ảnh, gọi là controls, có thể sắp đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là form. Phần “ Basic ” đề cập đến ngôn ngữ Basic ( Beginners All Purpose Symbolic Instruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được chế ra cho các khoa học gia ( những người không có thì giờ để học lập trình điện toán) dùng. Visual Basic đã được ra từ MSBasic, do Bill Gates viết từ thời dùng cho máy tính 8 bit 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hàng trăm câu lệnh ( commands), hàm ( functions) và từ khoá ( keywords). Rất nhiều commands, functions liên hệ trực tiếp đến MS Windows GUI. Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách học chỉ một vài commands, functions và keywords. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MS Windows nào khác. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ( Relational Database Management System) là hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ Từ phiên bản Microsoft Access đầu tiên phát hành vào năm 1992 đến Microsoft Access 2000 đã qua năm phiên bản. Microsoft Access là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến cho các máy tính PC Microsoft Access 2000 cung cấp hệ thống chương trình ứng dụng rất mạnh, giúp người dùng mau chóng và dễ dàng lập các chương trình ứng dụng thông qua các query, form, report kết hợp với một số lệnh Visual Basic. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG I. MỘT S._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24712.doc
Tài liệu liên quan