Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 dựa trên hệ thống quản lý môi trường hiện tại của khu du lịch Bình Quới 1

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 xuất phát từ sự hình thành nhanh chóng các tiêu chuẩn quản lý môi trường và những sáng kiến hoạt động tự nguyện. Ít nhất đã có trên 10 quốc gia đề ra các tiêu chuẩn EMS, trong đó Anh có tiêu chuẩn BS 7750 và ở Mỹ có tiêu chuẩn NSF 110 của NSF International. Năm 1991, ISO cùng với Hội đồng quốc tế về kỹ thuật đã thiết lập nên n

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3290 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 dựa trên hệ thống quản lý môi trường hiện tại của khu du lịch Bình Quới 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm Tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE, Strategic Action Group on the Environment) với sự tham dự của 25 nước và đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế. Tháng 3/1992, BS 7750 được xuất bản. Năm 1993, ISO giao cho TC/207 xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Trong đó tiểu ban SC1 viết 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn BS 7750 và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ; tiểu ban SC2 viết 3 tiêu chuẩn ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012. Đến năm 1996, bộ tiêu chuẩn ISO 14000:1996 được ra đời, qua lần soát xét đầu tiên, TC 207 đã ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14000:2004 vào năm 2004. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [2], [3], [6] Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực và được chia thành 2 nhóm ISO 14000, BỘ TIÊU CHUẨN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ TIÊU CHUẨN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ TIÊU CHUẨN VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM (hình 1) Hình 1: Cơ cấu bộ tiêu chuẩn ISO 14000 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EPE) ISO 14031_Hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện môi trường HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMS) ISO 14001_HTQLMT. Quy định và hướng dẫn sử dụng ISO 14004_HTQLMT. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG (EA) ISO 14010_Huớng dẫn kiểm toán môi trường. Những nguyên tắc chung ISO 14011_Hướng dẫn kiểm toán môi trường. Các thủ tục kiểm toán_Phần 1: kiểm toán.HTQLMT ISO 14012_Hướng dẫn kiểm toán môi trường_Các chuẩn cứ về trình độ đối với kiểm toán viên về HTQLMT ISO 14050_Thuật ngữ và định nghĩa Hình 2: Cơ cấu các tiêu chuẩn đánh giá tổ chức CÁC TIÊU CHUẨN VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SỐNG (LCA) ISO 14040_Đánh giá chu trình sống – Các nguyên tắc và khuôn khổ ISO 14041_Đánh giá chu trình sống – Mục tiêu và định nghĩa/phạm vi và các phân tích kiểm kê ISO 14042_Đánh giá chu trình sống – Đánh giá tác động ISO 14043_Đánh giá chu trình sống – đánh giá việc cải tiến GHI NHÃN MÔI TRƯỜNG (EL) ISO 14020_Ghi nhãn môi trường. Các nguyên tắc cơ bản cho tất cả loại ghi nhãn môi trường ISO 14021_ Ghi nhãn môi trường. Tự công bố về các yêu cầu môi trường – thuật ngữ và định nghĩa ISO 14022_Ghi nhãn môi trường – các chương trình của những người thực hiện – các nguyên tắc hướng dẫn , thực hành và thủ tục chứng nhận về các chương trình chuẩn cứ tổng hợp (kiểu 1) CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ SẢN PHẨM (EAPS) ISO 14060 (Guide 64) Hướng dẫn về các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm ISO 14050_Thuật ngữ và định nghĩa Hình 3: Cơ cấu các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm 2.3 Sự thay đổi của ISO 14001:2004 so với ISO 14001:1996 2.3.1 Tóm tắt những thay đổi chính ISO 14001:1996 và ISO 14001:2004 đều là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường_EMS. Tuy nhiên, ISO 14001:1996 là phiên bản đầu tiên về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 8 năm áp dụng và soát xét (tính đến năm 2004), tổ chức ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thay thế phiên bản cũ. Đây là phiên bản ra đời lần thứ hai và có nhiều sự thay đổi, điểm cải tiến so phiên bản ISO 14001:1996 mà Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã dịch thành TCVN ISO 14001:1998. Những điểm thay đổi chính có ý nghĩa quan trọng tập trung ở điều khoản 4 (các yêu cầu của EMS), được thể hiện qua các nội dung sau: Chính sách môi trường cần nêu rõ phạm vi áp dụng và thông báo nội dung của chính sách đến cả những nhân viên không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của tổ chức. Tất cả các khía cạnh môi trường đều phải được xác định, lập thành văn bản và cập nhật (chứ không chỉ riêng khía cạnh môi trường có ý nghĩa). Tổ chức phải xác định cách thức áp dụng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả để áp dụng cho các khía cạnh môi trường và tuân thủ các yêu cầu này trong suốt quá trình áp dụng và duy trì EMS. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường phải được kết hợp, soạn thảo trên cùng một văn bản nhằm thể hiện rõ trách nhiệm, biện pháp và tiến độ thực hiện để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó. Nhấn mạnh việc tổ chức phải đảm bảo sự sẵn có nguồn lực chủ yếu và việc đảm bảo năng lực của các cá nhân trong tổ chức liên quan đến EMS, đồng thời đào tạo thêm cả những cá nhân không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của tổ chức hay những người thay mặt cho tổ chức. Các thiết bị giám sát và đo lường cần phải được hiệu chuẩn. Tập trung vào cách thức thực hiện quá trình thông tin liên lạc nội bộ cũng như với bên ngoài. Kiểm soát thêm các tài liệu bên ngoài và các tài liệu cần thiết cho việc vận hành EMS. Tổ chức phải đưa ra các phương án hành động cụ thể để đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp và các sự cố thực tế cũng như tiềm ẩn; đồng thời xác định và lên kế hoạch hành động và ứng phó với các trường hợp cụ thể. Điều khoản 4.5.2 (đánh giá sự phù hợp) được tách ra thành một điều khoản riêng biệt từ ý thứ ba của điều khoản 4.5.1 của phiên bản cũ nhằm yêu cầu tổ chức xem xét và đánh giá định kỳ sự tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường tương ứng, đồng thời lưu lại các hồ sơ về kết quả đánh giá này. Ngoài ra, đối với các điểm không phù hợp, phiên bản 2004 chú trọng vào việc xác định và sửa chữa những sự không phù hợp, đưa ra các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn. Chú trọng đến tính công bằng, tính khách quan và năng lực của đánh giá viên khi lựa chọn, đồng thời phiên bản mới này yêu cầu cần xác định rõ đầu vào và đầu ra của quá trình xem xét của lãnh đạo. Chi tiết nội dung của những thay đổi cụ thể trong từng điều khoản của ISO 14001:2004 sẽ được trình bày ở phần “những sự thay đổi của phiên bản mới”. 2.3.2 Những sự thay đổi trong phiên bản mới Phiên bản lần thứ hai của tiêu chuẩn này chú trọng vào việc làm rõ hơn phiên bản lần thứ nhất và được thực hiện với việc xem xét các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm làm nổi bật sự tương ứng của hai tiêu. Những sự thay đổi, cải tiến giữa hai phiên bản trên chủ yếu tập trung vào 3 điểm sau. Thứ nhất là sự thay đổi về thứ tự các điều khoản. Thứ hai là sự thay đổi về tiêu đề của các điều khoản. Thứ ba là sự thay đổi, cải tiến trong nội dung của các điều khoản mà trọng tâm là ở điều khoản 4 (xem bảng 1). Bảng 1: Sự thay đổi của ISO 14001:2004 so với ISO 14001:1996 [9[, [12], [13], [14] ISO 14001:1996 ĐK ISO 14001:2004 Sự thay đổi giữa hai phiên bản 1. Phạm vi_scope Nhìn chung, ở điều khoản này nội dung chính không thay đổi. Tuy nhiên, phiên bản mới quy định rõ hơn và câu từ chặc chẽ hơn. Nếu như phiên bản cũ quy định rằng đề ra (formulate) thì phiên bản mới quy định phát triển và thực hiện (develop and implement) chính sách và các mục tiêu. Đồng thời điều khoản này của phiên bản cũ đề cập đến việc thực hiện, duy trì và cải tiến (implement, maintain and improve) thì ở phiên bản mới chuyển thành thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến (establish, implement, maintain and improve) hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, phiên bản mới còn đưa ra nhiều cách cụ thể để tổ chức có thể chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn. Định nghĩa Definitions 3 3 Thuật ngữ và định nghĩa _Terms and definitions ISO 14001:2004 đã áp dụng thêm nhiều thuật ngữ mới và định nghĩa rõ ràng và chính xác hơn nhằm làm rõ hơn cho các định nghĩa được sử dụng. Phiên bản mới bao gồm 20 thuật ngữ và định nghĩa, trong khi phiên bản cũ chỉ đưa ra 13 định nghĩa. Những thuật ngữ và định nghĩa mới được bổ sung được phát triển từ các định nghĩa của ISO 9001:2000 và được biến đổi cho phù hợp với ISO 14001. Sau đây sẽ trình bày một số thay đổi giữa chúng. Những thuật ngữ và định nghĩa không được áp dụng cho phiên bản cũ Đánh giá viên_Auditor:Thuật ngữ này nhấn mạnh năng lực của đánh giá viên (*, 3.9.9). Hành động khắc phục_Corrective action: Đây là hành động nhằm làm giảm thiểu nguyên nhân của sự không phù hợp được phát hiện (*, 3.15). Tài liệu_Document: Tài liệu là các thông tin và các phương tiện hỗ trợ (*, 3.7.2). Sự không phù hợp_Nonconformity: Là sự không thoả mãn một yêu cầu (*, 3.6.2). Hành động phòng ngừa_Preventive action: Là hành động loại trừ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn. Thủ tục/quy trình_Procedure: Là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình(*, 3.4.5). Hồ sơ_Record: Là tài liệu cung cấp kết quả đạt được hay cung cấp các bằng chứng về các hoạt động thực hiện (*, 3.7.6). Sự thay đổi trong thuật ngữ và định nghĩa được áp dụng cho cả hai phiên bản Cải tiến liên tục_Continual Improvement: Ở phiên bản mới từ “process” được chuyển thành “recurring process” nhằm nhấn mạnh tính lập lại của sự cải tiến, sự cải tiến đó phải hoạt động liên tục. Tác động môi trường_Enviromental impact: ở đây có một sự thay đổi nhỏ, thay vì “Any change … from an organization’s activities, products, or services” được chuyển thành “Any change … from an organization’s environmental aspects” nhằm nhấn mạnh tác động môi trường là hệ quả của khía cạnh môi trường, chúng có mối quan hệ nhân quả. Hệ thống quản lý môi trường_Environmental management systems (EMS): định nghĩa này được nói rõ hơn ở phiên bản mới. Kết quả hoạt động về môi trường_Environmental performance: phiên bản mới nhấn mạnh thêm các kết quả được đo dựa trên các yêu cầu và kết quả thực hiện môi trường khác. Chính sách môi trường_environmental policy: định nghĩa này trong phiên bản mới quy định rõ chính sách môi trường được công bố bởi lãnh đạo cao nhất. 4. Các yêu cầu của HTQLMT_ Environmental management systems 4.1 Yêu cầu chung_General requirements Điều khoản 4.1 này được mở rộng thêm và được diễn đạt rõ ràng hơn. Phiên bản cũ yêu cầu “thiết lập và duy trì”, phiên bản mới được làm rõ hơn “thiết lập, lập thành tài liệu, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục” hệ thống quản lý môi trường, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và xác định làm thế nào để thỏa mãn các yêu cầu đó. Đồng thời, phiên bản mới cũng yêu cầu tổ chức phải xác định rõ và lập thành tài liệu phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức nhằm giúp mọi người nắm rõ và thực hiện cũng như để đăng ký chứng nhận. 4.2 Chính sách môi trường_ nvironmental policy Chính sách môi trường có 3 thay đổi được đưa ra nhằm diễn giải rõ hơn và đầy đủ hơn. Thứ nhất, nêu rõ phạm vi áp dụng. Thứ hai,“pháp luật và quy định tương ứng về môi trường” được đổi thành “quy định về môi trường có thể áp dụng”; đoạn “e” ở phiên bản cũ được chia thành 2 đoạn “e và f” trong phiên bản mới nhằm tránh tình trạng lẫn lộn giữa người viết tài liệu và người được thông báo. Thứ ba, CSMT cần thông báo tới “mọi người làm việc hoặc thay mặt cho tổ chức” chứ không chỉ tới “toàn bộ nhân viên (all employees)”. Điều đó có nghĩa những người không phải là nhân viên của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức cũng cần phải thông báo về chính sách môi trường. Thiết nghĩ, sự thay đổi trên giúp cho quá trình thiết lập, xây dựng cũng như ban hành tài liệu cho hệ thống được tiến hành suôn sẻ, giảm thiểu các trở ngại. 4.3 Lập kế hoạch_Planning:Các điều khoản nhỏ trong điều khoản 4.3 của phiên bản mới được giảm xuống còn 3 điều khoản 4.3.1 Khía cạnh môi trường_Environmental aspects Phiên bản lần thứ 2 yêu cầu phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) thủ tục để xác định 2 khía cạnh, khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ… và khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Không những thế, phiên bản này còn yêu cầu các tổ chức phải lập thành văn bản các thông tin về các khía cạnh môi trường đã xác định và chúng phải được cập nhật. Trong khi đó, phiên bản cũ không yêu cầu rõ ràng về 2 đối tượng của khía cạnh môi trường và cũng không yêu cầu tổ chức phải lập văn bản các thông tin về khía cạnh môi trường. Chính sự thay đổi này sẽ làm tăng hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường vì tổ chức có những bằng chứng thiết thực dựa trên văn bản. Một sự thay đổi nữa thể hiện ở chỗ, ISO 14001:2004 yêu cầu tổ chức “phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xem xét đến khi thiết lập, thực hiện và duy trì EMS”, trong khi phiên bản ISO 14001:1996 chỉ yêu cầu “các khía cạnh môi trường liên quan tới các hoạt động này đã được xem xét đến khi đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của tổ chức”. Như vậy, sự thay đổi của phiên bản mới sẽ giúp tổ chức thuận lợi hơn trong quá trình đánh giá nội bộ cũng như đánh giá bên ngoài do có những bằng chứng thiết thực trên văn bản, do đó EMS được thiết lập, thực hiện và duy trì có hiệu quả hơn. 4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác_Legal and other requirements Yêu cầu của điều khoản này nhấn mạnh ở chỗ “làm thế nào những yêu cầu này áp dụng cho các khía cạnh môi trường của tổ chức” trong khi theo phiên bản cũ chỉ cần “xác định và tiếp cận” các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Ngoài ra, tiêu chuẩn mới cũng yêu cầu tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu mà tổ chức tuân thủ cần phải được xem xét trong suốt quá trình thực hiện và duy trì EMS. Những thay đổi trên nhằm mục đích yều cầu tổ chức thiết lập (các) thủ tục để nêu rõ cách thức xác định, tiếp cận và áp dụng các yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác như thế nào đồng thời nhấn mạnh việc duy trì thủ tục này nhằm nâng cao hiệu quả của EMS cho tổ chức. Mục tiêu, chỉ tiêu_objectives, targets 4.3.3 4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình _objectives, targets and programme(s) Điều khoản này có sự thay đổi cả về mặt hình thức lẫn mặt nội dung. Trước hết là sự thay đổi ở tên điều khoản. Điều khoản 4.3.3 của phiên bản mới bao trùm cả các yêu cầu của điều khoản 4.3.4 trong phiên bản 1996. Phiên bản lần thứ 2 có yêu cầu chi tiết hơn về việc xác định mục tiêu. Các mục tiêu này phải đo được, khả thi và nhất quán với chính sách môi trường, đồng thời đi kèm với mục tiêu và chỉ tiêu là chương trình được soạn thảo trong cùng một văn bản. Chương trình này phải định rõ trách nhiệm, các biện pháp và tiến độ thực hiện để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra. Như vậy, nếu như ở phiên bản cũ, mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường bị tách rời ở hai điều khoản thì sự kết hợp này giúp cho tổ chức theo sát mục tiêu, chỉ tiêu của mình, từ đó đề ra các biện pháp thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn. 4.3.4 Chương trình quản lý môi trường_environmental management system programme(s) _Điều khoản của phiên bản cũ 4.4 Thực hiện và điều hành_Implementation and operation 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn_resources,roles, responsibility Điều khoản này có thay đổi về tiêu đề và nhấn mạnh việc sẵn có (cung cấp) nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn, cơ sở hạ tầng tổ chức, công nghệ và các nguồn lực về tài chính, một trong những yếu tố chính mà ngay từ khi thiết lập, xây dựng EMS tổ chức cần phải xác định. Không những thế điều này còn giúp tổ chức có thể đáp ứng và cung cấp nhân lực kịp thời khi có sự thay đổi về nhân sự và đảm bảo sự thay đổi này không làm xáo trộn hệ thống, hệ thống vẫn được duy trì nhịp nhàng, hiệu quả. Đào tạo, nhận thức, năng lực_Trainingawareness and Competence 4.4.2 4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức_ Competence, traning and awareness Điều khoản 4.4.2 của phiên bản cũ có tên là “đào tạo, nhận thức và năng lực” được đổi thành “năng lực, đào tạo và nhận thức”. Vì vậy đoạn văn cuối cùng ở phiên bản cũ này được chuyển thành đoạn đầu tiên trong phiên bản mới. Điều này hàm nghĩa tổ chức cần phải tập trung hơn trong việc đảm bảo năng lực của nhân viên. Thay đổi thứ hai liên quan đến điều khoản này là sự mở rộng phạm vi áp dụng, từ “cá nhân (personnel) và nhân viên hoặc thành viên (employees or members)” lên thành “những người làm việc cho tổ chức hay thay mặt cho tổ chức (persons working for it or its behalf aware of)”. Như vậy, tổ chức cần phải đánh giá năng lực, xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo cho cả các nhà thầu và mọi nhân viên của mình đồng thời lưu giữ các hồ sơ về năng lực, đào tạo và nhận thức. Sự thay đổi này ở phiên bản mới sẽ giúp tổ chức có thêm những bằng chứng và căn cứ, điều này sẽ tốt hơn cho tổ chức trong việc đánh giá năng lực, sử dụng nguồn lực, tránh sự xáo trộn khi có sự thay đổi về nhân sự. 4.4.3 Thông tin liên lạc_comunication Đoạn cuối của điều khoản này có sự cải tiến hơn so với phiên bản cũ. Nếu như phiên bản cũ yêu cầu “tổ chức phải xem xét các quá trình thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và ghi chép lại quyết định của mình (The organization shall consider processes for external communication on its significant environmental aspects and record its decision)” thì phiên bản mới yêu cầu thêm “nếu quyết định là trao đổi thông tin, tổ chức cần phải thiết lập và thực hiện (các) phương pháp cho việc trao đổi thông tin với bên ngoài (If the decision is to communicate, the organization shall establish and implement method(s) for external communication)”. Phiên bản 2004 tập trung vào cách thức thực hiện quá trình thông tin liên lạc chứ không chỉ xem xét. Tài liệu của HTQLMT_ environmental management system documentation 4.4.4 4.4.4 Tài liệu documentation Phiên bản mới yêu cầu khá rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ về hệ thống tài liệu của EMS. Điều khoản này là một sự hệ thống tất cả các tài liệu, hồ sơ mà tổ chức cần có và yêu cầu cụ thể hơn trong từng điều khoản nhỏ. Nó nêu lên một danh sách các loại tài liệu về EMS bắt buộc phải có (Chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường; mô tả phạm vi hệ thống; mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống và tác động qua lại giữa chúng; các tài liệu, hồ sơ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn; các tài liệu, hồ sơ cần thiết khác. Kiểm soát tài liệu_ document control 4.4.5 4.4.5 Kiểm soát tài liệu_control of documents Trước hết, tên của điều khoản đã được thay đổi từ “decument control” thành “control of decuments”. Phiên bản 1996 yêu cầu kiểm soát tất cả các tài liệu cần có của EMS theo ISO 14001. Phiên bản 2004 yêu cầu thêm việc kiểm soát các tài liệu cần thiết để vận hành hệ thống. Bởi vậy những tài liệu mà tổ chức cho là quan trọng cần phải được kiểm soát dù rằng trong tiêu chuẩn không bắt buộc phải có. Những thay đổi khác liên quan tới điều khoản này là việc đưa thêm vào đoạn văn yêu cầu về việc kiểm soát các tài liệu bên ngoài. Những tài liệu bên ngoài được coi là quan trọng cần phải được xác định và kiểm soát sự phân phối (phần f). 4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp_Emergency, preparedness and response Điều khoản này được sửa đổi lại chi tiết hơn, nó yêu cầu tổ chức phải “làm thế nào” để đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp và các sự cố thực tế cũng như tiềm ẩn; đồng thời xác định và lên kế hoạch hành động và ứng phó với các trường hợp cụ thể. Kiểm tra_checking 4.5 4.5 Kiểm tra và hành động khắc phục _checking and orrective action 4.5.1 Giám sát và đo_mornitoring and measurement ISO 14001:2004 nhấn mạnh việc yêu cầu hiệu chuẩn các thiết bị giám sát, thiết bị đo và việc lưu hồ sơ. Bên cạnh đó, ý thứ ba của điều khoản này ở phiên bản cũ yêu cầu về việc đánh giá sự tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường được tách ra thành một điều khoản mới trong phiên bản mới (điều khoản đánh giá sự phù hợp). 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp_Evaluation of compliance Đây là điều khoản mới của phiên bản 2004. Điều khoản này được phát triển từ ý thứ ba của điều khoản 4.5.1 của phiên bản cũ. Việc thiết lập, thực hiện và duy trì (các) thủ tục về việc định kỳ đánh giá sự tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường tương ứng về câu từ không có gì thay đổi so với phiên bản cũ nhưng có kết nối yêu cầu này với chính sách môi trường. Việc chỉ ra rằng mục đích của việc đánh giá sự tuân thủ và việc đánh giá định kỳ là nhằm đạt được cam kết của tổ chức về tuân thủ các yêu cầu luật pháp và các quy định về môi trường tương ứng và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả. Điều khoản này yêu cầu rất cụ thể và nhấn mạnh việc định kỳ xem xét, đánh giá sự tuân thủ đồng thời lưu lại hồ sơ sau mỗi đợt đánh giá định kỳ. Chính yêu cầu này đã giúp tổ chức rà soát, xem xét hiệu quả hoạt động của EMS tới đâu, đạt được mục tiêu, chỉ tiêu hay chưa. Từ đó có thể nhận ra những thiếu sót trong các hoạt động cũng như cách thức quản lý nhằm đưa ra biện pháp thích hợp đồng thời phát huy được thế mạnh trong EMS của tổ chức. Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa_ Nonconformity, corrective and preventive action 4.5.2 4.5.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa_ Nonconformance and corrective and preventive action Về mặt hình thức điều khoản này có thay đổi về tiêu đề so với phiên bản cũ (Nonconformity and corrective and preventive action), tuy nhiên ý nghĩ của nó không thay đổi. Về mặt nội dung, điều khoản này của phiên bản mới chú trọng vào việc xác định và sửa chữa những sự không phù hợp. Sau đó sẽ tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân và đưa ra cách thức thực thi nhằm giảm nhẹ tác động môi trường và trường hợp tái diễn. Kết quả của các hành động khắc phục, phòng ngừa phải được ghi lại và tiến hành xem xét hiệu lực của các hành động đã được thực hiện. Điều khoản này không chú trọng đến việc xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra sự không phù hợp vì thực chất đây là sự phối hợp của toàn bộ cán bộ, công nhân viên và ban lãnh đạo của tổ chức khi có sự không phù hợp xảy ra (từ bộ phận, nơi xảy ra sự không phù hợp đến cấp lãnh đạo). Một sự thay đổi nữa cũng không kém phần quan trọng thuộc điều khoản này là việc yêu cầu tổ chức phải xác định và đưa ra hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn. Có điều ở đây chưa nói rõ thế nào là “tiềm ẩn”. Hồ sơ_records 4.5.3 4.5.4 Kiểm soát hồ sơ_control of records Trước hết, tên của điều khoản đã được thay đổi từ “records” thành “control of records”. Ngoài ra, điều khoản này được sửa đổi, nêu ngắn gọn hơn so với phiên bản 1996 và yêu cầu hồ sơ phải thể hiện sự tuân thủ đối với yêu cầu đưa ra bởi tiêu chuẩn và bằng chứng của việc hoạt động của EMS theo định hướng đã đề ra. Về phần nội dung, việc yêu cầu cách thức quản lý hồ sơ không có gì thay đổi, có chăng chỉ là thay đổi cách diễn đạt ở những đoạn văn khác nhau. Có sự tương thích với ISO 9001:2000 và yêu cầu rõ ràng, cụ thể hơn. Đánh giá HTQLMT_Environmental management system audit 4.5.4 4.5.5 Đánh giá nội bộ_internal audit Điều khoản này được đổi tên từ “đánh giá hệ thống quản lý môi trường_Environmental management system audit” sang “đánh giá nội bộ_internal audit”. Phiên bản mới yêu cầu thêm về tính khách quan, tính công bằng trong quá trình đánh giá cũng như năng lực của người đánh giá; đồng thời toàn bộ các hồ sơ liên quan đến quá trình đánh giá cần được lưu giữ. Tăng tính tương thích với ISO 9001:2000 và yêu cầu lưu hồ sơ về quá trình đánh giá này. 4.6 Xem xét của lãnh đạo _management review Điều khoản này được soạn thảo lại rất chi tiết và cụ thể hơn nhiều so với ISO 14001:1996. ISO 14001:2004 yêu cầu tổ chức phải xác định rõ đầu vào và đầu ra bao gồm những cái gì và làm như thế nào để tiếp nhận những thông tin hữu ích, phải xem xét, xử lý những thông tin đó như thế nào và cần phải đưa ra những quyết định gì cho hợp lý. Những yêu cầu này đã thể hiện rõ tính tương thích giữa ISO 14001:2004 và ISO 9001:2000 giúp các tổ chức thuận lợi trong việc tích hợp chúng; đồng thời thể hiện điểm cải tiến của ISO 14001:2004 so với ISO 14001:1996. Ghi chú: *: Thuật ngữ này được trích từ ISO 9001:2000 2.3.3 Những ưu điểm của phiên bản mới Sau 8 năm áp dụng kể từ khi phiên bản ISO 14001:1996 ra đời, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ISO đã sửa đổi và cải tiến ISO 14001:1996 thành ISO 14001:2004 phù hợp với tình hình thực tế nhằm khắc phục những điểm yếu của phiên bản cũ. Những ưu điểm mà ISO 14001:2004 có được là làm cho ISO 14001:2004 dễ hiểu hơn, câu từ của các điều khoản rõ ràng và chặt chẽ hơn và được thể hiện qua những nội dung sau: Chú trọng đến việc thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống tài liệu của tổ chức sao cho phù hợp với các yêu cầu của các điều khoản. Các yêu cầu pháp luật được xem xét nghiêm khắc. Chúng được kết nối với các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và không chỉ giới hạn trong phạm vi các yêu cầu pháp luật về môi trường mà tổ chức có thể áp dụng các luật pháp hoặc những quy định khác về an toàn, sức khoẻ hoặc trong lĩnh vực xây dựng. Các kết quả đo lường được giúp việc quản lý các khía cạnh môi trường trở nên thực thi hơn và tổ chức có thể theo dõi, quan sát, đánh giá các kết quả về các khía cạnh môi trường của tổ chức để đảm bảo các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả được tuân thủ. Nhấn mạnh nhiều đến vai trò của lãnh đạo từ việc đề ra chính sách môi trường, xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường đến việc đảm bảo sự sẵn có các nguồn lực được chú trọng về năng lực và cả việc xem xét của lãnh đạo. Hiệu quả của EMS và việc duy trì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đầu vào và đầu ra của việc xem xét đó. ISO 14001:2004 mang tính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Điều này làm tăng khả năng áp dụng tích hợp hai tiêu chuẩn này cho các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng đến năng lực của nhân viên và tất cả các cá nhân làm việc trong tổ chức. Tóm lại, những yêu điểm mà ISO 14001:2004 có được sẽ khắc phục được những nhược điểm của ISO 14001:1996 trong quá trình áp dụng vào thực tế. Đồng thời giúp hệ thống quản lý môi trường của tổ chức hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào sự cam kết, quan tâm của ban lãnh đạo và sự hợp tác, quyết tâm của toàn thể các bộ, công nhân viên của tổ chức và làm việc cho tổ chức. 2.4 Lợi ích và khó khăn trong việc áp dụng và duy trì EMS theo ISO 14001 2.4.1 Lợi ích Ngăn ngừa ô nhiễm: việc giảm thiểu số lượng hoặc khối lượng chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), giúp cho việc xử lý hiệu quả, ít tốn chi phí và ngăn ngừa được ô nhiễm. Tiết kiệm chi phí đầu vào: tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, giúp tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tiết kiệm chi phí môi trường. Chứng minh sự tuân thủ luật pháp: giảm được áp lực từ luật định, pháp chế về môi trường đồng thời tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài: Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là một công cụ hàng rào thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ nước khác. Tuy nhiên, khách hàng ở những nước phát triển có quyền lợi chọn mua hàng của một tổ chức có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả như ISO 14001. Điều này giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi tham gia đấu thầu, bán hàng trên thị trường quốc tế, tranh thủ được lòng tin của khách hàng, chiếm được lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Gia tăng thị phần: Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, mang lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, giúp gia tăng thị phần hiện tại, nâng cao cơ hội xuất khẩu. Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan: EMS luôn quan tâm đến nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông,…Những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vuợng của tổ chức. Điều này giúp tổ chức tăng thêm niềm tin từ người tiêu dùng, các nhà chức trách và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế). Chính vì vậy, doanh nghiệp có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng và tiếp cận với thị trường quốc tế. Công tác quản lý được cải thiện: Tổ chức kiểm soát quá trình được tốt hơn, cải tiến và tăng hiệu suất công việc khi áp dụng ISO 14001. Đồng thời cải thiện mối thông tin liên lạc trong nội bộ, nâng cao kiến thức cơ bản về kỹ năng và thái độ quan tâm đến bảo vệ môi trường của người lao động. Lợi ích của việc áp dụng ISO đối với một số doanh nghiệp ở Tp.HCM đã được công bố kết quả như sau: Bảng 2: Kết quả nghiên cứu lợi ích áp dụng ISO 14001 Kết quả Không khí Nước thải Chất thải rắn Hao hụt nguyên vật liệu Mức tiêu thụ giấy, điện Lượng nước sử dụng Tiêu thụ xăng dầu Ô nhiễm môi trường Tăng cường quản lý nội tại Khiếu kiện Chất lượng hàng hóa Tốc độ tăng trưởng bình quân Tăng thị phần Tỉ lệ DN thăm dò (%) 54.4 81.8 81.8 63.3 100 63.6 18.2 81.8 63.6 54.4 72.7 54.4 Kết quả thay đổi trung bình so với trước khi áp dụng -12.6 -57.0 -17.4 18.0 -11.0 -8.5 -5.0 -17.0 +15.0 -54.0 +12.5 +7.5 -25.5 Nguồn: [7] Ghi chú: (-) tỉ lệ giảm, (+) tỉ lệ tăng @Tóm lại: Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp cải thiện hệ thống quản lý chung của công ty, ngăn ngừa ô nhiễm; nâng cao hình ảnh, uy tín, mối thiện cảm của các nhà chức trách và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp; đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. 2.4.2 Khó khăn Chi phí gia tăng: Các chi phí (chi phí cho việc xây dựng và duy trì EMS; chi phí tư vấn; chi phí cho việc đăng ký chứng nhận) vẫn còn là một trở ngại đáng kể cho phần lớn các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Những chi phí này còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, năng lực và thời gian thực hiện, đăng ký hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. Phát sinh hàng rào thương mại phi thuế quan: Aùp lực đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển là việc thực hiện các yêu cầu môi trường nảy sinh từ khách hàng nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế chứ không phải từ các tổ chức trong nước. Vì vậy, chứng chỉ ISO 14001 chắc chắn trở thành biện pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài và tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn lực như nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn lực có trình độ… có thể là hàng rào cản trở việc thực hiện EMS đối với các tổ chức tại các nước đang phát triển. 2.5 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam 2.5.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới Các dữ liệu sau đây (bảng 3, hình 4 và phụ lục 5) được ISO thu thập từ nhiều nguồn riêng rẽ (các tổ chức quốc gia thành viên của ISO, các cơ quan chứng nhận), do đó số liệu trên không phải là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, nhìn chung cuộc điều tra của ISO đã đưa một cái nhìn tổng thể về tình hình chứng nhận ISO 14001. Bảng 3: Số lượng chứng nhận ISO 14001 ở một số quốc gia và nền kinh tế Kết quả của thế gi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 2.doc
  • docmuc luc phu luc.doc
  • docmuc luc so tay.doc
  • docnhiem vu.doc
  • docphu luc 1.doc
  • docphu luc 2.doc
  • docphu luc 3.doc
  • docphu luc 4.doc
  • docphu luc 5.doc
  • doctrang dau.doc
  • docbia luan van.doc
  • docchuong 1.doc
  • docchuong 3.doc
  • docchuong 4.doc
  • docchuong 5.doc
  • docchuong 6.doc
  • docin giay mau.doc
Tài liệu liên quan