Mục lục
Lời mở đầu
Sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội từ khoa học kỹ thuật đến kinh tế xã hội. Nhờ có tin học hoạt động sản xuất, quản lý trở nên phong phú, thuận tiện hơn, và mang lại nhiều lợi ích hơn. Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động của con người và ngày càng khẳng định, vai trò của nó.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin ở nước ta đã có những tiến bộ vượt bậ
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý điểm thi tại khoa Tin học kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Nó không còn xa lạ với mọi người và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong công tác quản lý.
Quản lý một hoạt động vô cùng rộng lớn cho dù ở bất kỳ cấp quản lý nào, nó không đơn giản chỉ ở cấp độ quản lý con người mà nó còn quản lý nhiều đối tượng khác như: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý xã hội…
Trong trường Đại học thì quản lý sinh viên là một trong những hoạt động quản lý chính và quan trọng nhất. Công tác quản lý sinh viên là một hoạt động không thể thiếu được đối với một trường đại học và ứng dụng tin học trong hoạt động quản lý sinh viên là một việc nên làm và hết sức cần thiết.
Trong đề án chuyên ngành này em xin được trình bày quá trình xây dựng phần mềm quản lý điểm với các công việc chủ yếu: phân tích, thiết kế, lập trình hệ thống thông tin quản lý điểm thi sinh viên và theo dõi hoạt động quản lý điểm thi sinh viên tại Khoa Tin Học Kinh tế, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Đây là đề tài mang tính thiết thực đối với hoạt động quản lý sinh viên.
Hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động quản lý điểm thi cho phép có thể quản lý và thực hiện các hoạt đông như: nhập hồ sơ sinh viên, nhập điểm thi sinh viên cuối mỗi kỳ học, lần học, lần thi, lập danh sách sinh viên thi học phần, thi lại, danh sách học bổng, danh sách sinh viên theo lớp….
Tên đề tài: ” Xây dựng hệ thống quản lý điểm thi tại khoa Tin học kinh tế - trường Đại học kinh tế quốc dân”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba chương như sau
+ Chương 1: Tổng quan về Khoa Tin Học Kinh Tế - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và các vấn đề nghiên cứu.
+ Chương 2: Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý.
+ Chương 3: Phân tích thiết kế,lập trình hệ thống quản lý điểm sinh viên tại Khoa Tin học kinh tế.
Chương 1
Tổng quan về khoa tin học kinh tế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và Các vấn đề nghiên cứu
1.1 Giới thiệu về trường Đại học kinh tế quốc dân, khoa Tin học kinh tế:
Trường Đại học kinh tế quốc dân được ra đời đến nay đã được 50 năm. Trường đại học kinh tế quốc dân là cái nôi đầu tiên trong việc đào tạo ra những cử nhân kinh tế; thạc sĩ kinh tế; tiến sĩ kinh tế. Từ đây mới thành lập ra các trường về sau này như: Đại học tài chính kế toán; Đại học ngoại thương; Đại học thương mại; Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Với bề dầy lịch sử của mình đến nay trường vẫn luôn đi đầu trong công tác giáo dục và đào tào.
Các hình thức đào tạo của trường cũng hết sức phong phú như chính quy, văn bằng hai, tại chức, đào tạo thạc sỹ có sự liên kết của rất nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Bỉ, Hà Lan,Pháp...Chính điều đó đã tạo điều kiện rất lớn cho việc học tập tại trường.
Hiện nay hệ chính quy của trường đang đào tạo với năm ngành lớn trong đó cho đến khoá 44 là có ngành Toán - Thống – Kê tin học.
Khoa Tin Học Kinh Tế là một khoa chuyên ngành thuộc ngành Toán-Thống kê- Tin học (mã số 405) với số lượng sinh viên khá lớn (khoảng 650 sinh viên).
Khóa đào tạo đầu tiên là K14 và đến nay đã được hơn 30 năm, sinh viên của khoa ra trường đều nhanh chóng tìm được việc làm. Điều đó đã nói lên chất lượng của sinh viên khoa tin học kinh tế. Chất lượng đó có được trước hết là nhờ có đội ngũ các thầy cô giáo có kinh nghiệm và hết sức nhiệt tình. Hầu hết các thầy cô đều có học hàm học vị cao : PGS,TS, TS, ThS. Điều kiện học tập khá tốt, việc chia sinh viên làm việc và học tập theo nhóm đã là điều kiện tập dược cho sinh viên trước khi ra trường. Chính điều đó đã tạo động lực cho cả các thầy cô giáo, sinh viên trong việc học tập tại trường.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các tiến sỹ; thạc sỹ; cử nhân tin học kinh tế có kiến thức đại cương và cơ sở vững vàng về quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế và điều khiển học; đồng thời có kiến thức chuyên sâu về tin học quản lý, phân tích, thiết kế và cài đặt các hệ thống thông tin quản lý, theo dõi kịp thời những tiến bộ không ngừng và nhanh chóng của công nghệ thông tin, chọn lựa và đề xuất ứng dụng những thành quả tiến tiến nhất có thể được của công nghệ thông tin để góp phần đổi mới hoạt động một cách có hiệu quả trong thời đại thông tin.
Địa chỉ của khoa: Phòng 4.3, Nhà 10, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Điện Thoại :
1.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Khoa Tin Học Kinh Tế:
Công tác quản lý sinh viên bắt đầu từ khi sinh viên nhập học cho đến khi sinh viên ra trường. Bộ phận quản lý sinh viên của Khoa bao gồm:
Ban chủ nhiệm khoa gồm:
Trưởng khoa.
Phó trưởng khoa.
Trợ lý khoa
Văn thư khoa
Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong đó trưởng khoa là người quản lý cao nhất thuộc cấp khoa. Trợ lý khoa và
giáo viên chủ nhiệm được ban chủ nhiệm khoa trực tiếp quản lý sinh viên trong khoa.
Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ kết hợp với ban cán sự lớp để giám sát tình hình học tập của lớp đó từ đó báo cáo với trợ lý
* Các công việc định kỳ của Khoa Tin Học Kinh Tế:
Sinh viên sau khi nhập học vào chuyên ngành cần khai trích ngành chính xác, đầy đủ theo yêu cầu của Khoa và nộp ảnh để dán vào tập hồ sơ trích ngang của lớp, làm “Thẻ sinh viên” theo lớp học (liên hệ với phòng Hành chính tổng hợp), làm “Thẻ thư viện” của trường (liên hệ với trung tâm thông tin thư viện) trước đây. Còn đến nay nhà trường đã làm thẻ đọc từ cho sinh viên từ năm thứ 3 của khoá 44. Thẻ đó sẽ được sử dụng cho cả thẻ thư viện, do đó sinh viên chỉ cần một thẻ là có thể sử dụng được nhiều mục đích khác nữa.
Sinh viên thuộc diện đối tượng chính sách ngay sau khi nhập học phải nộp đủ hồ sơ theo yêu cầu của nhà trường cho Khoa để tổng hợp, trình nhà trường xét ưu đãi.
Sinh viên có trách nhiệm xem thời khoá biểu, lịch thi học kỳ, kết quả học tập, thông báo sinh viên tại văn phòng khoa. Nhưng chủ yếu là cán bộ lớp thường lên khoa xem thông báo và phổ biến tại lớp.
Ngay sau khi kết thúc học phần giáo viên gửi danh sách sinh viên có đủ điều kiện dự thi, không đủ điều kiện dự thi cho Khoa để trợ lý khoa lập danh sách sinh viên dự thi học phần.
Thi lại: Những sinh viên thi lần một chưa đạt hoặc những sinh viên lần một chưa được thi vì một số lý do bất khả kháng hoặc bài kiểm tra điều kiện chưa đạt....Sinh viên đăng ký thi lại tại văn phòng Khoa quản lý sinh viên để Khoa lập danh sách thi lại.Trước đây thì sinh viên thi lại không phải lộp lệ phí, nhứng từ Kỳ 2 khoá 44 đã bắt đầu thu lệ phí cho một môn thi lại là 15000đ.
Học lại: Sinh viên sau 2 lần thi không đạt hoặc sinh viên không được thi vì nghỉ học quá thời gian quy định theo quy chế thì phải học lại.
Học tiếp, ngừng học và thôi học: Vào đầu mỗi năm học Nhà trường xét cho sinh viên đựơc học tiếp, ngừng học và thôi học theo đúng chế độ hiện hành. Hội đồng Khoa tổ chức xét họp và đề nghị với Hội đồng Nhà trường. Những trường hợp ngừng học và thôi học có hoàn cảnh đặc biệt phải có đơn trình bày với Hội đồng Khoa và Trường để xem xét.
Trợ lý Khoa có trách nhiệm đôn đốc học phí, xoá tên trong danh sách thi học phần và đề nghị Hội đồng không cho thi tốt nghiệp nếu sinh viên không đóng đủ học phí theo quy định của nhà trường.
Xét khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
Xét cấp học bổng.
Năm thứ ba sinh viên được cấp giấy giới thiệu làm thẻ thư viện Hà Nội.
Năm thứ tư sinh viên được cấp giấy làm thẻ thư viện Quốc Gia.
Cuối mỗi học kỳ 1 năm thứ tư sinh viên được cấp giấy giới thiệu liên hệ địa điểm thực tập tốt nghiệp.
Học Kỳ 2 năm thứ tư sinh viên có đủ điều kiện sẽ thực tập tại cơ sở.
Sinh viên thi tốt nghiệp dưới hai hình thức:
+ Bảo vệ luận văn, nếu đủ điều kiện: Không thi lại quá 2 môn, Điểm tổng kết các học kỳ là 6.5 trở lên.
+ Thi 2 môn chuyên ngành và một môn trong số các môn sau:Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học Mac- Lênin.
Sinh viên phải làm thủ tục ra trường trước khi kết thúc khoá học.
*Công tác quản lý sinh viên và đào tạo của Khoa Tin học kinh tế
Trong suốt khoá học sinh viên có thể liên hệ với Khoa quản lý sinh viên để giải quyết các công việc:
+ Xin xác nhận là sinh viên của Khoa với các lý do cụ thể: làm thẻ xe
bus, khai báo tạm trú tạm vắng với nơi tạm trú cho sinh viên sống ngoại trú....
+ Xin xác nhận điểm học tập mục đích rõ ràng.
+ Xin dừng học một năm do ốm đau hoặc hoàn cảnh đặc biệt khác.
+ Xin học tiếp sau khi đã hết thời hạn dừng học.
+ Xin miễn giảm học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi hoặc chế độ trợ cấp xã hội.
+ Xin nghỉ lên lớp, hoặc thi học phần với lý do chính đáng.
+ Liên hệ mượn giảng đường phục vụ học tập.
+ Đăng ký dự thi Olimpic do trường hoặc Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức.
+ Lĩnh bưu phẩm: Đối với những sinh viên không có thẻ sinh viên, không có chứng minh thư nhân dân hoặc phiếu báo lĩnh bưu chính không khớp với thẻ sinh viên hoặc chứng minh thư cá nhân.
+ Tham quan du lịch của tập thể lớp sinh viên.
1.1.2 Công tác quản lý điểm thi sinh viên tại khoa Tin Học Kinh Tế:
Hoạt động quản lý điểm thi tại khoa Tin Học Kinh Tế giống như tất cả các Khoa khác của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Nhìn chung hoạt động quản lý điểm thi rất đa dạng có thể khái quát gồm các hoạt động sau:
- Nhập hồ sơ sinh viên khi sinh viên nhập học vào đầu năm học.
Lập danh sách môn học chung hàng kỳ.
Lập danh sách sinh viên thi học phần theo từng lớp hàng kỳ.
Nhập điểm cho sinh viên sau mỗi kỳ thi.
Lập danh sách sinh viên thi thep từng lớp, từng bộ môn của mỗi lần học.
Lập danh sách sinh viên học lại theo từng lớp, từng môn học.
Lập danh sách sinh viên được học bổng từng kỳ.
Lập danh sách sinh viên bảo vệ luận văn cuối khoá.
Lập danh sách sinh viên thi tôt nghiệp cuối khoá.
Lập danh sách phân loại bằng thi tốt nghiệp cuối khoá
Lập bảng điểm toàn khoá của mỗi sinh viên.
In hồ sơ của mỗi sinh viên.
........
Các hoạt động trên đòi hỏi phải được thực hiện và quản lý chặt chẽ thường xuyên và thống nhất.
1.2. Các vấn đề nghiên cứu trong quá trình thu thập thông tin ở khoa Tin Học Kinh Tế.
1.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại khoa Tin học kinh tế.
Khu thực hành chính của sinh viên là Trung tâm công nghệ thông tin quản lý và kinh tế. Tầng 1 với hai phòng chính là P3 và P4 được trang bị các máy tính tương đối hiện đại và chủ yếu là dành cho sinh viên thuộc khoa tin thực hành.Một phòng có thể đáp ứng cho một lớp khoảng 65 sinh viên, tạo điều kiện cho cả một lớp có thể thực hành tại trường.
Ngoài ra còn có một phòng máy chuyên phục vụ cho sinh viên khi bảo vệ luận văn hoặc các lớp khi làm các bài tập lớn.
Hệ thống máy tính được nối mạng trực tuyến trong trong toàn bộ khoa và nói với mạng chung của trường.
Hiện nay hầu hết dữ liệu của Khoa được lưu trữ bằng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và Foxpro. Phần mềm kế toán Fast Account 2005 cũng đang được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên trong khoa. Đó là lợi thế rất lớn cho sinh viên khoa tin học kinh tế.
1.1.2. Đề tài nghiên cứu
Sau giai đoạn tìm hiểu tại Khoa Tin Học Kinh Tế về vai trò, chức năng hoạt động của quản lý điểm và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại khoa Tin Học Kinh Tế em quyết định chọn đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin”Quản lý điểm thi tại khoa Tin Học Kinh Tế trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.”
Công tác quản lý điểm thi tại khoa Tin học Kinh Tế bao gồm các hoạt động sau: quản lý hồ sơ sinh viên, nhập điểm sinh viên sau mỗi học kỳ, lập danh sách sinh viên thi học phần, thi lại, học lại của mỗi lớp, lập danh sách sinh viên được học bổng mỗi kỳ của lớp trong khoa...
Xây dựng phần mềm Quản lý điểm thi là việc làm mang tính thực tiễn cao, nó giúp cho cán bộ quản lý thuận tiện hơn trong công việc của mình.
Trong đề án môn học của mình em chọn công cụ lập trình là Visual Basic cho việc thiết kế chương trình.
Phạm vi nghiên cứ đề tài là hoạt động quản lý điểm tại khoa Tin học Kinh Tế. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên em xin được thực hiện các công việc chủ yếu sau: Lập danh sách sinh viên được thi học phần lần một cuối mỗi học kỳ; Danh sách sinh viên thi lại, học lại; Lập bảng điểm của mỗi sinh viên theo từng lớp va theo từng năm học;….
Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu hệ thống về hoạt động quản lý điểm, phân tích thiết kế hệ thống thông tin tin học hoá cho quá trình này.
Phương pháp nghiền cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp để phát triển một hệ thống thông tin.
Chương 2
Cơ sở phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý
2.1 Các vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin quản lý
2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin là tập hợp những con ngừời, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu....thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phốí thông tin trong một tập hợp các ràng buộc được gọi là môi trường.
Có hai loại hệ thống thông tin chủ yếu là
+ Hệ thống thông tin chính thức là trường hợp các quy tắc và phương pháp làm việc có văn bản rõ ràng hoặc ít ra cũng được thiết lập theo một truyền thống. Đó là trường hợp hệ thống trả lương...
+ Hệ thống thông tin phi chính thức của một tổ chức bao gồm bộ phận gần giống như hệ thống đánh giá các nhân viên của ông giám đốc một doanh nghiệp.
Tuỳ theo mỗi hệ thống mà mô hình hệ thống thông tin của mỗi tổ chức có đặc thù riêng tuy nhiên chúng vẫn tuân theo một quy tắc nhất định, thường được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học.
Đầu vào của hệ thống thông tin (Inputs) được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào các kho dữ liệu (Storage) và được biểu diễn bởi hình vẽ sau đây:
Nguồn
Kho dữ liệu
Đích
Thu thập
Lưu trữ và xử lý
Phân phát
2.1.2. Cơ sở dữ liệu
Đối với một hệ thống thông tin thì cơ sở dữ liệu được coi là một bộ phận quan trọng nhất.
Các nhà quản lý luôn luôn phải lưu trữ và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc quản lý và kinh doanh của mình. Đối với công tác quản lý điểm tại khoa tin học kinh tế thì các cơ sở dữ liệu được quan tâm ở đây là: Danh sách sinh viên, hồ sơ sinh viên, danh sách sinh viên thi học phần, danh sách môn học, danh sách sinh viên nợ học phần...
Dữ liệu của một tổ chức có vai trò sống còn đối với một doanh nghiệp hay một tổ chức. Do vậy mỗi khi phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin thì phân tích viên phải làm việc với cơ sở dữ liệu.
Trước đây khi chưa có máy tính, tất cả những thông tin kể trên vẫn đã được thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, cập nhật, thường được xử lý rất thủ công như: ghi trong sổ sách, trong các phích bằng bìa cứng, Catalo... .Làm như vậy sẽ cần rất nhiều người, nhiều thời gian, không gian nhớ và rất vất vả khi tính toán.Thời gian xử lý lâu, quy trình mệt mỏi nặng nhọc và các kết quả báo cáo không đầy đủ và không chính xác.
Ngày nay nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là trong lĩnh vực tin học mà việc xử lý, lưu trữ dữ liệu trở lên thuận tiện hơn tiết kiệm được thời gian xử lý, không gian nhớ và tiết kiệm hơn nguồn nhân lực.Các quy trình xử lý trở lên đơn giản hơn do vậy các báo cáo kết quả trở lên chính xác hơn.
Để hiểu biết rõ về CSDL thì các khái niệm cơ sở đối với một CSDL là:
- Thực thể (Entity) : là một nhóm người, đồ vật, sự kiện, hiện tượng hoặc một khái niệm bất kỳ với các đặc điểm và tính chất cần ghi chép lại.
Ví dụ : sinh viên,khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên...
- Mỗi thực thể đều có những đặc điểm và tính chất mà ta thường gọi là thuộc tính (attribute). Mỗi thuộc tính là một yếu tố dữ liệu tách biệt, thường không chia nhỏ được nữa. Các thuộc tính góp phần mô tả thực thể và là nhứng dữ liệu về thực thể ta muốn lưu trữ.
Ví dụ : thực thể sinh viên được đặc trưng bởi: mã sinh viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, khoa, khoá học, lớp, dân tộc, tôn giáo....
- Dòng (Row) mỗi dòng còn được gọi là một bản ghi bởi vì nó ghi chép dữ liệu về một cá thể hay chính là một biểu hiện riêng biệt của thực thể.
Ví dụ: bản ghi họ tên sinh viên sẽ là: Bùi thị Nga, Nông thị Kim Oanh....
- Trường dữ liệu (Field) hay chính là cột (Column) : Để lưu trữ thông tin về từng thực thể người ta thiết lập cho nó một số thuộc tính để ghi giá trị cho các thuộc tính đó.Mỗi thuộc tính được gọi là một trường. Nó chứa một mẩu tin về thực thể cụ thể. Nhà quản lý kết hợp với các chuyên viên HTTT để xây dựng nên những bộ thuộc tính như vậy cho thực thể
Ví dụ: Với bảng Sinh Viên sẽ có các trường sau: Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Địa chỉ , Điện thoại....
- Bảng(Table) : Toàn bộ các bản ghi lưu trữ thông tin vẽ một thực thể tạo ra một bảng mà mỗi dòng là một bản ghi và mỗi cột là một trường.
Ví dụ : Bảng Sinh Viên, Môn học, Học Kỳ, Khoá Học....
- Cơ sở dữ liệu là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên quan với nhau. Được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau với mục đích khác nhau.
Ví dụ : Các bảng có liên quan đến sinh viên: Danh sách môn học, danh sách khoa học, danh sách tôn giáo, danh sách dân tộc, danh sách điểm thi...cùng với bảng sinh viên hợp thành CSDL sinh viên.
Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu
- Cập nhật dữ liệu: Dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu qua việc nhập dữ liệu. Dữ liệu có thể đến từ cuộc gọi điện thoại, từ phiếu mẫu in sẵn có điền các từ mục. Ngày nay phần lớn phần mềm ứng dụng cho phép chúng ta sử dụng giao diện đồ hoạ GUI bằng hình thức các form điều khiển bản. Đây là một cách rất dễ dàng cho việc cập nhật dữ liệu do giao diện đồ hoạ rất thân thiện đối với người sử dụng.
- Truy vấn dữ liệu: Truy vấn dữ liệu là làm thế nào để lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Để thực hiện nhiệm vụ này phải có một cách thức nào đó giao diện với cơ sở dữ liệu. Thông thường là thông qua một dạng nào đó của ngôn ngữ truy vấn như:
+ Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structured Query Language): Là ngôn ngữ phổ dụng nhất để truy vấn các cơ sở dữ liệu hiện nay. Ngôn ngữ này có gôc từ tiếng Anh.
Ví dụ: Để lấy ra điểm một môn thi của một sinh viên nào đó ới điểm số là 9 trong tệp Diem_Thi được sắp xếp theo Ma_SV như sau:
Select Ma_SV, Diem
From Diem_Thi
Where Diem=9
Order By Ma_Sv
+ Truy vấn bằng QBE (Query By Example)
QBE tạo ra cho người sử dụng một lưới điền mẫu hoặc mô tả dữ liệu mà họ muốn tìm kiếm. Hệ QTCSDL hiện đại sử dụng giao diện đồ hoạ và kỹ thuật rê chuột (Drag and Drop) để tạo truy vấn một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Tạo lập các báo cáo từ cơ sở dữ liệu: Là một bộ phận đặc biệt của hệ QTCSDL được dùng để lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu để xử lý (tổng hợp, xử lý hoặc phân nhóm) và đưa ra cho người sử dụng trong một thể thức sử dụng được.
Báo cáo là những dữ liệu kết xuất ra từ CSDL , được tổ chức sắp xếp và đưa ra dưới dạng in ấn hoặc hiện ra trên màn hình.
- Cấu trúc tệp & Mô hình hoá dữ liệu : Dữ liệu phải được tổ chức theo một cách thức nào đó không dư thừa và dễ dàng tìm kiếm, phân tích và hiểu được chúng.Vì vậy CSDL của tổ chức phải cấu trúc lại.
Để lưu trữ dữ liệu chúng ta cần một cơ chế để gắn kết các thực thể mà chúng có mối quan hệ tự nhiên giữa cái nọ với cái kia.
Ví dụ: Có mối quan hệ giữa thực thể: “Sinh Viên”, “Dân Tộc”, “Tôn giáo” và
Hệ QTCSDL thường sử dụng ba mô hình để kết nối các bảng:
+ Mô hình phân cấp: Gọi là mô hình quan hệ Một - Nhiều.
+ Mô hình dạng lưới: Gọi là quan hệ Nhiều - Nhiều.
+ Mô hình quan hệ : là mô hình mà các thực thể như một bảng hai chiều với bản ghi là các hàng và các trường là các cột.
2.1.3. Phân tích thiết kế một hệ thống thông tin quản lý
Mục đích của việc phát triển hệ thống thông tin là để có được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người quản lý mà nó hoà hợp được với hoạt động quản lý chung của toàn tổ chức đồng thời đòi hỏi chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ giới hạn về tài chính và thời gian. Do đó việc phát triển nó phải tiến hành nghiêm túc và có phương pháp. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là công việc chủ đạo trong quá trình phát triển hệ thống thông tin bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau:
2.1.3.1 Đánh giá yêu cầu
Một dự án phát triển hệ thống không tự động tiến hành ngay sau khi có bản yêu cầu. Vì loại dự án này đòi hỏi đầu tư không chỉ tiền bạc, thời gian mà cả nguồn nhân lực, do đó quyết định về vấn đề này phải được thực hiện sau một cuộc phân tích cho phép xác định cơ hội và khả năng thực thi. Sự phân tích này được gọi là đánh giá hay thẩm định yêu cầu, đôi khi nó được đặt tên là nghiên cứu khả thi và cơ hội.
Đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng cho việc thành công của một dự án. Mội sai lầm phạm phải trong giai đoạn này sẽ rất có thể làm lùi bước trên toàn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn cho tổ chức.
Các công việc chủ yếu trong giai đoạn đánh giá yêu cầu bao gồm:
+ Lập kế hoạch.
+ Làm rõ yêu cầu
+ Đánh giá khả thi
+ Chuẩn bị và trình bày báo cáo về đánh giá yêu cầu.
2.1.3.2 Phân tích chi tiết
Sau khi nghiên cứu đánh giá yêu cầu và tham dự buổi thyết trình về giai đoạn đánh giá yêu cầu do phân tích viên trình bày một quyết định sẽ được ban hành là tiếp tục hay huỷ bỏ dự án.
- Mục đích của giai đoạn phân tích chi tiết là đưa ra được chuẩn đoán về hệ thống đang tồn tại – nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính của chúng, xác định được mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề xuất ra được các yếu tố giải pháp cho phép đạt được mục tiêu trên. Đề làm điều đó phân tích viên phải có một hiểu biết sâu sắc về môi trường trong đó hệ thống phát triển và hiểu thấu đáo hoạt động của chính hệ thống.
- Các công việc chủ yếu của giai đoạn phân tích chi tiết:
+ Lập kế hoạch,
+ Nghiên cứu môi trường,
+ Nghiên cứu hệ thống,
+ Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp,
+ Đánh giá lại tính khả thi,
+ Thay đổi đề xuất dự án,
+ Chuẩn bị và trình bày báo cáo.
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin là công việc mà phân tích viên thực hiện nhằm có được các thông tin về hệ thống nhằm phục vụ cho quá trình phân tích thiết kế và đánh giá hệ thống. Thông thường người ta sử dụng bốn phương pháp sau để thu thập thông tin
+ Phỏng vấn,
+ Nghiên cứu tài liệu,
+ Sử dụng phiếu điều tra,
+ Quan sát.
Trong đó hai phương pháp hay sử dụng là phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu.
- Mã hóa thông tin: Khi xây dựng hệ thống thì việc mã hoá dữ liệu là rất cần thiết nó giúp cho việc nhận diện đối tượng không bị nhầm lẫn, mô tả nhanh chóng các đối tượng, nhận diện các nhóm đối tượng, nhanh hơn. Các phương pháp mã hóa cơ bản bao gồm: phương pháp mã hóa phân cấp, phương pháp mã hóa gợi nhớ, phương pháp mã hoá liên tiếp, phương pháp mã hoá theo xeri,phương pháp mã hóa ghép nối.
- Mô hình hoá hệ thống thông tin: Để có thể có được một cái nhìn trực quan về hệ thống thông tin đang tồn tại cũng như hệ thống thông tin trong tương lai người ta tiến hành mô hình hoá hệ thống thông tin. Hiện nay tồn tại một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô tả hệ thống thông tin đó là sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu
+ Sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram) dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
+ Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau
Xử lý:
Giao tác người
- máy
Tin học hoá hoàn toàn
Thủ công
Kho lưu trữ dữ liệu
Thủ công
Tin học hoá
Dòng thông tin:
Tài liệu
Điều khiển
+ Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) : DFD mô tả hệ thống thông tin như sơ đồ luông thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý.
Các ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Ngôn ngữ sơ đồ luồng thông tin DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: Thực thể, tiến trình, kho dữ liệu, dòng dữ liệu.
Tên người/ bộ phận phát / nhận tin
Nguồn hoặc đích
Tên dòng dữ liệu
Dòng dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu
Kho dữ liệu
Tiến trình xử lý
Các mức của DFD:
+ Sơ đồ ngữ cảnh(Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống.
+ Phân rã sơ đồ: Để mô tả chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đ ầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau là mức 1...Nhờ việc phân rã sơ đồ mà phân tích viên có thể chi tiết hoá các công đoạn hoạt động của hệ thống.
2.1.3.2 Thiết kế logic
- Sau khi trình bày báo cáo phân tích chi tiết và có quyết định phát triển dự án thì đội ngũ phân tích chuyển sang giai đoạn thiết kế logic cho hệ thống thông tin mới.
- Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết và chính xác những cái gì mà hệ thống thông tin mới phải làm để đạt được những mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn tuân thủ những ràng buộc của môi trường.
- Sản phẩm của giai đoạn này là mô hình hệ thống mới bằng các sơ đồ luồng dữ liệu DFD, các sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD, các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích logic của từ điển hệ thống.
- Thiết kế logic sẽ tuân theo trật tự sau: thiết kế CSDL, thiết kế xử lý, thiết kế các dòng vào.
* Thiết kế cơ sở dữ liệu: Thiết kế cơ sở dữ liệu xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống mới. Có hai phương pháp hay sử dụng trong thiết kế CSDL là:
+ Thiết kế CSDL từ các thông tin đầu ra: là phương pháp xác định các tệp CSDL trên các thông tin đầu ra của hệ thống.Với các bước cơ bản sau:
- Xác định các đầu ra: liệt kê tất cả các thông tin đầu ra của hệ thống, nội dung, tần xuất, nơi nhận tin của chúng.
Ví dụ: Để quản lý điểm của sinh viên có thể có các thông tin đầu ra như sau: Danh sách sinh viên, danh sách lớp học, danh sách môn học, danh sách khoá học...
- Xác định các tệp cần thiết cung cấp dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra của hệ thống: liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra, thực hiện chuẩn hoá mức 1(1NF), thực hiện chuẩn hoá mức 2 (2 NF), thực hiện chuẩn hóa mức 3 (3NF) , mô tả các tệp CSDL.
- Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một CSDL
- Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ.
- Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
+ Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá: Để sử dụng phương pháp thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá người ta đưa ra khái niệm
-Thực thể: dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về nó.
Ví dụ: Một thực thể nhân sự(công nhân viên, khách hàng, sinh viên)
-Liên kết: một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên quan qua lại giữa các thực thể khác nhau.
- Sơ đồ mức độ của liên kết: để liên kết tốt các sự trợ giúp quản lý của HTTT, ngoài việc biết thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao, còn phải biết có bao nhiều lần xuất của thực thể A tương ứng với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại.
Ví dụ:
Mỗi SV theo học nhiều Môn Học
Mỗi Môn Học lại có nhiều SV
Liên kết Một - Một: Giữa hai thực thể hay hai bảng A, B nếu mỗi dòng trong bảng A chỉ tương ứng với một dòng trong bảng B và ngược lại mỗi dòng trong bảng B chỉ tương ứng với một dòng trong bảng A.
Liên kết Một - Nhiều: Giữa hai thực thể hay hai bảng A,B nếu mỗi dòng trong bảng A tương ứng với nhìều dòng trong bảng B nhưng ngược lại mỗi dòng trong B chỉ tương ứng với một dòng trong bảng A.
Liên kết Nhiều - Nhiều: Giữa hai thực thể hay hai bảng A, B nếu mỗi dòng trong bảng A tương ứng với nhiều dòng trong bảng B và ngược lại mỗi dòng trong bảng B tương ứng với nhiều dòng trong bảng A.
* Thiết kế logic xử lý và tính khối lượng xử lý: Thiết kế logic xử lý được thực hiện thông qua phân tích tra cứu và phân tích cập nhật.
-Phân tích tra cứu: là tìm hiểu xem bằng cách nào có thể có được những thông tin đầu ra từ các tệp đã được thiết kế trong phần thiết kế CSDL. Phân tích tra cứu một mặt giúp cho việc xem xét lại khâu thiết kế CSDL đã hoàn tất chưa . Mặt khác nó phát triển một phần logix xử lý để tạo ra các thông tin ra.
- Phân tích cập nhật: Thông tin CSDL phải thường xuyên cập nhật đảm bảo CSDL phản ánh được tình trạng mới nhất của các đối tượng mà nó quản lý.
- Tính khối lượng xử lý, tra cứu, cập nhật: Một xử lý trên sơ đồ con logic được phân rã thành các thao tác xử lý dữ liệu cơ sở hay xử lý cập nhật. Để tính toán khối lượng hoạt động của thao tác xử lý cơ sở đó về theo khối lượng xử lý của một thao tác được lựa chọn làm đơn vị.
2.1.3.4 Thiết kế vật lý ngoài:
Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được chọn ở giai đoạn trước đây.
Đây là giai đoạn rất quan trọng, vì những mô tả chính xác ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc thường ngày của những người sử dụng.
Các nhiệm vụ chính của thiết kế vật lý bao gồm: lập kế hoạch, thiết kế thiết kế các thủ tục thủ công, chuẩn bị và trình bày báo cáo.
- Chi tiết các nhiệm vụ đó như sau:
+ Lập kế hoach: Phân tích viên phải lựa chọn phương tiên, khuôn dạng của dòng vào/ ra, xác định cách thức hội thoại với phần tin học hoá của hệ thống và cách thức thực hiện các thủ tục thủ công.
+ Thiết kế chi tiết vào/ra: Là thiết kế khuôn dạng trình bày của các đầu ra và thể thức nhập tin cho người sử dụng.
Thiết kế vật lý các đầu ra: Lựa chọn vật mang tin, bố trí thông tin trên vật mang tin, thiết kế trang in ra, thiết kế ra màn hình.
Thiết kế vào: Lựa chọn phương tiện nhập.
- Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hoá: Đây chính là công việc thiết kế giao tác giữa người và máy, nếu việc thiết kế này kém có thể dẫn đến nhiều hạn chế trong việc sử dụng hệ thống.
- Các giao tác chủ yếu như sau:
+ Giao tác bằng tập hợp lệnh.
+ Giao tác bằng các phím trên bàn phím.
+ Giao tác qua thực đơn.
+ Giao tác thông qua biểu tượng.
2.1.3.5 Triển khai hệ thống thông tin.
Giai đoạn triển khai hệ thống thông tin có nhiệm vụ đưa ra các quyết định có liên quan tới việc lựa chọn công cụ phát triển hệ thống, tổ chức vật lý của CSDL, cách thức truy nhập tới các bản ghi của tệp và những chương trình máy tính káhc nhau cấu thành nên hệ thống thông tin.
- Các công việc chính của giai đoạn này bao gồm:
+ Lập kế hoạch triển khai: Tức là lựa chọn các công cụ, sự lựa chọn này sẽ quy định tới những hoạt đ._.ộng thiết kế vật lý trong và hoạt động lập trình về sau.
+ Thiết kế vật lý trong: Nhằm mục đích là bảo đảm độ chính xác của thông tin và làm hệ thống mềm dẻo, ít chi phí, giúp cho việc tiếp cận với dữ liệu nhanh và có hiệu quả.Hai bộ phận của hệ thống bao gồm:
> Thiết kế CSDL vật lý trong: Là nhằm mục đích tìm cách tiếp cận tới dữ liệu nhanh và hiệu quả.Có hai phương thức quan trọng để đạt được mục đích trên là chỉ số hoá các tệp và thêm dữ liệu hỗ trợ các tệp.
> Thiết kế vật lý trong các xử lý: Để thực hiện tốt các thiết kế xử lý cho phép viết tốt các chương trình sau này. IBM đã ra phương pháp IPT- HIPO (kỹ thuật phát triển chương trình phân cấp theo Vào - Xử lý- Ra).
Một số khái niệm:
Sự kiện: là một việc thực khi đến nó làm khởi sinh việc thực hiện của một hoặc nhiều xử lý nào đó.
Công việc: là một dãy xử lý có chung một sự kiện khởi sinh.
Ví dụ : “Đến cuối học kỳ” thì công việc tính điểm gồm các xử lý sau đây được thực hiện:
- Cập nhật điểm
- Tính điểm trung bình học kỳ cho từng sinh viên
- In bảng điểm môn học cho từng sinh viên
- In bảng điểm học kỳ cho từng lớp.
- Lập danh sách sinh viên thi lại.
- Lập danh sách sinh viên đạt học bổng...
Tiến trình: là một dãy các công việc mà các xử lý bên trong của nó nằm trong cùng một lĩnh vực nghiệp vụ. Nếu tiến trình lớn thì lên chia cắt thành những lĩnh vực nhỏ hơn.
Nhiệm vụ: là một xử lý được xác định thêm các yếu tố về tổ chức: Ai, Ở đâu, khi nào thực hiện nó.
Pha xử lý: là tập hợp các nhiệm vụ có tính đến các yếu tố tổ chức và sẽ thực hiện của chúng, không phụ thuộc vào sự kiện nào khác mà chỉ phụ thuộc vào sự khởi sinh ban đầu.
Và được biểu diễn như hình vẽ sau:
Tiến trình xử lý
Công việc
Tiến trình 1
Tiến trình 2
Tiến trình 3
Pha 1
Pha 2
Pha 3
Mô đun xử lý: là một xử lý cập nhật hoặc tra cứu bên trong của một pha và thao tác với số lượng tương đối ít dữ liệu. Đây là cách chia nhỏ các xử lý.
Ví dụ: Để xác định điểm thi cao nhất của sinh viên trong một môn học thì gồm các môđun xử lý sau:
Tra cứu sinh viên
Tra cứu môn thi
Tra cứu điểm thi hết môn
Thể hiện sự kết nối các mô đun: Sử dụng sơ đồ phân cấp để thể hiện mối liên kết giữa các mô đun đã được phân rã.
Thiết kế các nhiệm vụ người – máy: Có mục đích chính là tổ chức hội thoại giữa người và máy trong các pha đối thoại.
> Lập trình các chương trình máy tính: là quá trình chuyển đổi các đặc tả thiết kế vật lý của các nhà phân tích thành phần mềm máy tính do các lập trình viên đảm nhận.
> Thử nghiệm phần mềm: là quá trình tìm lỗi, sau khi chương trình đã được hoàn thành nó cần phải được thử nghiệm nhằm kiểm tra xem nó có đạt được các yêu cầu mà hệ thống đưa ra hay không, phát hiện các lỗi trong quá trình vận hành đê tìm cách khắc phục.
Ngoài ra trong quá trình phát triển hệ thống thông tin, người ta còn tiến hành các công đoạnh khác như: cài đặt và vận hành, đào tạo người sử dụng, bảo trì...
2.2. Yêu cầu của việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý sinh viên
Trong công tác quản lý sinh viên mà chủ yếu là quản lý điểm thi, việc cập nhật, xử lý dữ liệu đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên với độ chính xác cao. Nếu thực hiện những hoạt động đó bằng công nghệ cũ(sử dụng vật lưu trữ bằng giấy, thao tác thủ công....) thì đòi hỏi không gian lưu trữ dữ liệu lớn, cập nhật, xử lý dữ liệu chậm, tổng hợp dữ liệu khó khăn....mà độ chính xác lại không cao. Do đó việc giải quyết được khúc mắc đó, một trong những giải pháp được nêu ra là: xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý trong công tác quản lý trong công tác quản lý điểm thi sinh viên dựa trên công nghệ thông tin.
Để quản lý tốt một số lượng sinh viên tương đối lớn thì mỗi khoa nên sử dụng hệ thống thông tin ứng dụng thành tựu của công nghệ máy tính. Nó cho phép cập nhật thông tin dễ dàng, thuận tiện, xử lý dữ liệu(tính tổng điểm lên điểm trung bình và xét học lực cho từng sinh viên....) được tiến hành tự động, nhanh chóng với độ chính xác cao, thông tin lưu trữ tập trung.
Chương 3
Phân tích thiết kế hệ thống quản lý điểm thi và theo dõi hoạt động quản lý điểm thi tại khoa tin học kinh tế.
3.1 Phân tích yêu cầu
Hoạt động quản lý điểm là hoạt động chủ yếu trong công tác quản lý sinh viên ở cấp khoa. Hoạt động quản lý điểm thi thực hiện bắt đầu từ khi sinh viên nhập học cho đến khi sinh viên ra trường và được tiến hành thường xuyên sau mỗi kỳ học. Khi sinh viên nhập học trợ lý khoa có trách nhiệm nhập hồ sơ sinh viên chi tiết và chính xác, rồi tiến hành phân lớp. Khi một học kỳ mới bắt đầu, trợ lý khoa có trách nhiệm lập danh sách các môn học của từng khoa trong học kỳ đó, đến kỳ thi, dựa trên danh sách các sinh viên không được thi học phần của cán bộ giảng dậy.
Kết quả thi các môn sẽ được bộ phận quản lý khoa sao lưu và gửi tới các lớp qua ban cán sự lớp hoặc sẽ dán ở bảng thông báo tại văn phòng khoa. Nếu có sai sót hoặc thắc mắc về kết quả thi, sinh viên phải liên hệ ngay với bộ phận quản lý sinh viên của khoa để giải quyết. Cuối mỗi năm học khoa sẽ thông báo kết quả học tập của từng cá nhân cho gia đình. Gia đình sinh viên sẽ biết được kết quả học tập của con cái họ tại trường đại học. Sinh viên được biết chính xác điểm thi của mình để sinh viên có kế hoạch thi lại, học lại nếu còn nợ.
Sau khi đã biết kết quả các môn học trong kỳ, sinh viên có điểm thi chưa đạt phải đăng ký thi lại ngay. Thời gian thi lại tiến hành đầu học kỳ tiếp theo (đối với học kỳ 1) và vào cuối kỳ nghỉ hè(đối với học kỳ 2).
Sinh viên có môn học lại phải làm đơn theo mẫu in sẵn gửi bộ phận quản lý sinh viên khoa để làm thủ tục cần thiết. Sau khi làm xong các thủ tục sinh viên phải nhận lại đơn để liên hệ với các bộ môn học lại để học lại vào dịp hè hàng năm. Sinh viên có quyền thi tối đa 2 lần cho mỗi môn học lại.
- Điều kiện để sinh viên thi học phần:
+ Sinh viên phải có mặt trên lớp học tập từ 80% trở lên thời gian quy định cho học phần đó.
+ Sinh viên phải dự đủ số lần kiểm tra định kỳ. Điểm các bài kiểm tra định kỳ được tính 20% vào số điểm thi cuối học kỳ. Các bài kiểm tra điều kiện phải đảm bảo ít nhất 5 điểm trở lên, mới được thi lần một.
+ Sinh viên phải nộp đủ học phí theo quy định của nhà trường.
Thi học phần: Mỗi học phần được dự thi một lần trong một học kỳ và được thi lại một lần cho những học phần bị điểm dưới năm theo lịch thi do nhà trường quy quy định. Điểm thi lấy theo số nguyên.
- Thi lại: sinh viên phải thi lại nếu điểm thi lần đầu đạt điểm dưới năm hoặc ốm đau không thi lại được lần đầu; hoặc không đạt điểm kiểm tra định kỳ nay đã dự kiểm tra và đạt điểm được giáo viên giảng dạy cho thi.
- Học lại: học lại đối với sinh viên sau hai lần thì vẫn bị điểm thi dưới năm hoặc không đủ tư cách dự thi do nghỉ quá thời gian quy định không được dự thị lần đầu.
Cách tính điểm trung bình chung học tập, xếp loại kết quả học tập:
- Điểm trung bình học tập học kỳ, năm học khoá học tính theo công thức:
Điểm TBCHT =
Trong đó:
ai là điểm kết thúc của học phần thứ i
Ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i
là tổng số đơn vị học trình của học kỳ, năm học hay khoá học.
Điểm trung bình học tập tính theo điểm thi lần đầu dùng để phân loại xếp hạng sinh viên cấp học bổng, xét khen thưởng học kỳ, năm học, khoá học.
Điểm trung bình học tập được lấy đến hai chữ số thập phân.
Không tính điểm các học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng và điểm trung bình chung học tập.
Tiểu luận triết học: 2 đơn vị học trình.
Đề án kinh tế chính trị: 2 đơn vị học trình.
Đề án môn học: 2 đơn vị học trình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 đơn vị học trình.
Luận văn tốt nghiệp tính 10 đơn vị học trình hoặc mỗi môn thi tôt nghiệp tính 5 đơn vị học trình.
- Xét loại kết quả học thi học tập:
+ Loại đạt gồm:
Xuất sắc: điểm TBC học tập từ 9,0 đến 10,0.
Giỏi: điểm TBC học tập từ 8,0 đến 9,0.
Khá: điểm TBC học tập từ 7,0 đến 8,0.
Trung bình khá: điểm TBC học tập từ 6,0 đến cận 7,0
Trung bình: điểm TBC học tập từ 5,0 đến 6,0.
+ Loại không đạt gồm:
Loại yếu: điểm TBC học tập từ 0 đến 5,0
Loại kém: điểm TBC học tập từ dưới 4,0
- Sinh viên có điểm trung bình chung của học kỳ đạt từ 7,0 điểm trở lên và không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên, tính theo điểm thi lần đầu, không có điểm dưới 5 thuộc diện xét cấp học bổng khuyến khích học tập(Cuối theo học kỳ).
Mức học bổng khuyến khích:
Loại khá: 120.000đ/tháng(100%)
Loại giỏi: 180.000đ/ tháng(150%)
Loại xuất sắc: 240.000đ/tháng(200%)
- Sinh viên được thi tốt nghiệp nếu đạt các điều kiện sau:
+ Hoàn thành việc tích luỹ các học phần của chuyên nghành đào tạo, có điểm TBC học tập của khoá học đạt từ 5 điểm trở lên, không còn học phần dưới 5 điểm.
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật cảnh cáo trường trở lên ở năm cuối khoá.
+ Có đầy đủ các chứng chỉ giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
+ Phải nộp đủ học phí theo quy định.
- Sinh viên được bảo vệ luận văn tôt nghiệp nếu đạt các điều kiện sau:
+ Đủ tư cách dự thi tốt nghiệp.
+ Ngoài ra còn phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
Điểm T BC học tập cả khoá học đạt từ 6,5 trở lên.
Điểm TBC học tập các môn chuyên ngành hoặc các môn thi tốt nghiệp đạt từ 7,0 trở lên.
Điểm chuyên đề thực tập tốt nghiệp đạt từ 8 điểm trở lên.
- Điều kiện công nhận tốt nghiệp:
+ Sinh viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp (hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp) đạt điểm thi hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên.
+ Hạng bằng tốt nghiệp: Xếp hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung học tập toàn khoá. Đối với sinh viên có điểm TBC toàn khoá xuất sắc, hạng bằng tốt nghiệp sẽ giảm đi một mức nếu:
Có số học phần thi lại vượt quá 5% so với tổng số học phần quy định của toàn khoá học.
Có thời gian học chính thức ở trường vượt quá thời gian quy đinh.
Bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trường trở lên trong thời gian học tập.
3.2 Mô hình hoá các yêu cầu
Việc thu thập thông tin được tiến hành tại khoa Tin học kinh tế - trường ĐH – Kinh tế quốc dân.
Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong quá trình thực hiện bao gồm: phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu. Kết quả của quá trình này là các sơ đồ mô hình hóa hệ thống thông tin của hoạt động quản lý điểm thi tại khoa tin học khoa Tin Học Kinh Tế .
3.2.1 Sơ đồ luồng Trong quá trình quản lý sinh viên
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách động.
3.2.1.1 Sơ đồ luồng dữ thông tin trong việc cập nhật và lập hồ sơ SV
Thời điểm
Sinh viên
Trợ lý khoa
Phòng đào tạo
Sau khi nhập học và đăng ký vào khoa chuyên ngành
Sau khi cập
nhật HS
Bản đăng ký khoa chuyên ngành
Lý lịch SV
Phân chia lớp
DS phân lớp
Cập nhậ hồ sơ SV
Hồ sơ SV
Hồ sơ SV
3.2.1.2 Sơ đồ luồng thông tin trong quá trình cập nhật và lên điểm
Thời điểm
Sinh viên
Giáo viên
Phòng đào tạo
7ngày sau khi thi
Cuối mỗi học kỳ
Bài thi
Nhập điểm
Chấm thi
Bài thi đã chấm
Điểm
Tính các
Điểm TB
In phiếu báo điểm
Bài thi đã nhập điểm
Phiếu điểm
3.2.1.3 Sơ đồ luồng thông tin trong quá trình lập danh sách học bổng thi lại học lại.
Thời điểm
Sinh viên
Giáo viên
Trợ lý khoa
Phòng đào tạo
Cuối mỗi kỳ thi
Sau khi lập danh sách
Bài thi
Bài thi đã chấm
Lập DS học bổng(thi lại, học lại)
DS học bổng(TL, HL)
DS học bổng(TL, HL)
DS học bổng(thi lại, học lại
3.2.2 Sơ đồ phân rã chức năng(BFD)
Đây là biểu đồ tĩnh có dạng hình cây, được xây dựng bằng kỹ thuật phân mức, xuất phát từ mức thấp nhất và các mức tiếp theo phân rã tiếp tục cho đến mức cuối cùng là chức năng nhỏ nhất không thể phân chia được nữa. Tại mỗi nút là một chức năng của hệ thống.
Quản lý điểm: là chức năng tổng quan nhất của hệ thống.
Quản lý hồ sơ sinh viên: dùng để sửa đổi hoặc thêm mới thông tin về sinh viên. Chức năng chỉ có duy nhất người quản lý mới được quyền sử dụng.
Quản lý điểm: dùng để sửa đổi hoặc thêm mới điểm thi cho từng sinh viên. Chức năng này chỉ có duy nhất người quản lý mới được quyền sử dụng.
Thống kế: dùng để thống kê thông tin về các môn học, khoá học, môn học.Chức năng này giúp cho người quản lý dễ dàng hơn trong việc cập nhật và quản lý điểm thi cho sinh viên .
In ấn: để in ra các bảng biểu như bảng điểm cho một sinh viên, bảng điểm thi lại học phần, bảng điểm môn học
3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
3.2.3.1 Sơ đồ mức ngữ cảnh
Đây là mô hình hệ thống ở mức tổng quát, mô hình này toàn thể hệ thống như một chức năng. Tại mô hình này hệ thống chỉ có duy nhất một chức năng. Các tác nhân ngoài và luồng dữ liệu vào ra từ tác nhân ngoài đến hệ thống được hoàn toàn xác định. Đối với hệ thống “Quản lý điểm” có tác nhân ngoài và các luồng dữ liệu được thể hiện như hình vẽ trên.
Trong đó hình chữ nhật biểu hiện các đối tượng với tên xác định được đặt trong nó.
Luồng dữ liệu được biểu diễn bằng một mũi tên có hướng trên đó có ghi tên nhãn là tên luồng thông tin mang theo
Hình bình hành là biểu hiện hệ thống quản lý điểm .
3.2.3.2 Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thốn quản lý điểm
Sơ đồ này phân rã từ biểu đồ mức ngữ cảnh đã được đề cập ở trên với các chức năng phân rã tương ứng với mức 2 của biểu đồ phân rã chức năng. Trong sơ đồ trên các luồng dữ liệu và các đối tượng được bảo toàn, ngoài ra còn xuất hiện các kho dữ liệu, các luồng dữ liệu và các chức năng nội tại.
3. 3 Thiết kế HTTT
3.3.1 Thiết kế CSDL cho HTTT quản lý điểm
3.3.1.1 Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá dữ liệu:
Để biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể ta sử dụng các hình sau:
Liên kết
Tên thực thể
Trong hệ thống quản lý điểm thi có các thực thể sau:
- Thực thể sinh viên
- Thực thể dân tộc
- Thực thể tôn giáo
- Thực thể khoá học
- Thực thể môn học
- Thực thể lý lịch sinh viên
- Thực thể điểm
- Thực thể lớp.
Từ các thực thể này ta xây dựng được mối liên hệ của tập hợp các thực thể nối trên.
Được biểu diễn bằng sơ đồ quan hệ thực thể ERD như sau:
1
1
Có
# Mã tôn giáo
Dân tộc
Có
N
Thuộc
Thi
Sinh viên
N
#Mã SV
#Mã lớp
Lớp học
Khóa học
#Mã khoá học
1
N
Tôn giáo
#Mã môn hoc
#Mã dân tộc
N
Môn học
N
Có
1
Từ mô hình liên kết các thực thể của hệ thống ta xây dựng được các tệp cơ sở dữ liệu:
Sinhvien(#MaSV, malop,makh,hodem,ten....)
Lop(#Malop, tenlop,....)
Khoahoc(#MaKH,tenKH)
Monhoc(#Mamonhoc,tenmonhoc,chuyennganh......)
Diem(MaSV,malop, mamon, lanhoc,hocky, diem....)
Dantoc(#Madt, tendt)
Tongiao(#Matg, tentg)
Sơ đồ cấu trúc dữ liệu (DSD)
Madantoc
MaTG
Ten tongiao
MaDT
Tendantoc
MaKH
TenKH
Tôn giáo
Dân tộc
Sinh viên
Lớp
Khoá học
Điểmm
Môn học
MaSV
Malop
MaTG
Hodem
Ten...
MaDT
Malop
Tenlop
MaKH...
Masv
MaMH
Malop
TenHK.
MaHK
TenHK
MaMH
TenMH
Chuyennganh
Soht......
Học kỳ
3.3.1.2 Tạo lập CSDL
* Từ sơ đồ quan hệ thực thể(ERD) và sơ đồ cấu trúc dữ liệu ta có các bảng biểu chủ yếu cho chương trình quản lý điểm.
Bảng Sinh viên
Sinhvien(MaSV,Malop,Tenlop, MaKH, Hodem, Ten, Ngaysinh...)
{Sinh viên(Mã sinh viên, mã lớp, tên lớp, mã khoá học, họ đêm.)}
Khoá chính: MaSV.
Chi tiết về kiểu dữ liệu, độ dài của từng trường cho được chỉ ra trong hình sau
SINHVIEN
Field Name
Data type
Field Size
Format
Key
MaSV
Text
15
Primary
Ho ten
Text
10
Ten
Text
30
MaKH
Text
10
Ma Lop
Text
30
Ten lop
Text
15
Ngaysinh
Date/Time
Short Data
Gioi
Text
5
Hinh
Text
250
Ghichu
Text
250
MaDT
Text
10
MaTG
Text
10
SoCMT
Text
50
Quoctich
Text
30
Tinh
Text
30
Noisinh
Text
150
Quequan
Text
150
HKTT
Text
150
NgayKNDoan
Date/Time
40
HotenBo
Text
40
Tuoibo
Number
Integer
HotenMe
Text
40
Tuoime
Number
Integer
Bảng dân tộc
Dantoc(Madt, tendt)
{Dân tộc(Mã dân tộc, tên dân tộc)
Khóa chính là : Mã dân tộc
DANTOC
Field Name
Data
Type
Field
Size
Format
Key
Madt
Text
10
Primary
Tendt
Text
50
Bảng Môn học
Monhoc(Mamon,Tenmon,sotrinh,sotietLT,sotietTH,CNganh)
{Mônhọc(Mã môn học, Tên môn học, số học trình, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành, chuyên ngành) }
Khoá chính: Mamon
MONHOC
Field Name
Data Type
Field Size
Format
Key
Mamon
T ext
10
Primary
Tenmon
Text
30
Sotrinh
Number
LongInteger
SotietLT
Number
LongInteger
SotietTH
Number
LongInteger
CNganh
Text
20
Bảng Điểm
Diem(MaSV,Mamon,Lanhọc,Hocky,Lanthi,Diem,Bangchu,Ngaythi,Khoahoc,Namhoc,Ghichu)
{Điểm(Mã sinh viên, lần học, học kỳ, lần thi, điểm, bằng chữ, ngày thi, khoá học, năm học, ghi chú)}
Khoá ngoại lai: MaSV, Mamon
DIEM
Field Name
Data Type
Field Size
Format
Key
MaSV
Text
15
Secondary
Mamon
Text
10
Secondary
Hocky
Text
10
Lanhoc
Number
LongInteger
Lanthi
Number
LongInteger
Diem
Number
Decimal
Bangchu
Text
15
Ngaythi
Date/Time
dd/mm/yyyy
Khoahoc
Text
20
Namhoc
Text
20
Ghichu
Text
250
Bảng Lớp
Lop(Malop, tenlop, GVchunhiem,siso,makhoahoc)
{Lớp(Mã lớp, tên lớp, giáo viên chủ nhiệm, sĩ số, mã khoá học)}
Khoá chính: Mã lớp
LOP
Field Name
Data Type
Field Size
Format
Key
Malop
Text
10
Primary
Tenlop
Text
30
Gvchunhiem
Text
20
Siso
Number
LongInteger
MaKH
Text
50
Bảng Khoahọc
Khoahoc(MaKH, TenKH)
{Khoáhọc(Mã khoá học, Tên khoá học)}
Khoá chính : MaKH
KHOAHOC
Field Name
Data Type
Field Size
Format
Key
MaKH
Text
50
Primary
TenKH
Text
30
Bảng tôn giáo
Tongiao (TonGiao,tenTG)
{Tongiao(Tôn giáo, tên tôn giáo )}
Khoá chính: TonGiao
TONGIAO
Field Name
Data Type
Field Size
Format
Key
MaTG
Text
50
Primary
TemTG
Text
50
Bảng học kỳ
Hoc kỳ(Ma hoc kỳ, ten học kỳ)
{Hoc ky(Học kỳ, tên học kỳ)}
Field Name
Data Type
Field Size
Format
Key
MaHK
Text
10
Primary
TemHK
Text
50
* Sơ đồ quan hệ các bảng
3.3.2 Thiết kế chương trình:
3.3.2.1 Thiết kế theo các Module
Yêu cầu của chương trình là quản lý điểm thi của sinh viên. Cho nên các chức năng chính của chương trình bao gồm: Cập nhật, Tra cứu, Lập báo cáo....Tiến trình hoạt động của chương trình tuân theo sơ đồ dưới đây
Module hệ thống của chương trình:
Quản lý điểm thi
sinh viên
Trợ giúp
Báo cáo
Tra cứu
Cập nhật
Danh mục
Hệ thống
Các module chức năng lại được phân cấp như sau:
MODULE : Hệ thống gồm 2 menu con đó là Menu Thay đổi mật khẩu và Menu Thoát khỏi chương trình.
Hệ thống
Thay đổi mật khẩu
Thoát khỏi chưong trình
Module: CậpNhật
Cập nhật
Cập nhật sinh viên
Cập nhật điểm thi
MODULE: DanhMục
Danh mục
DS dân tộc
DS tôn giáo
DS khoá học
DS lớp
DS môn học
DS học kỳ
MODULE: Báo Cáo
Báo cáo
Bảng điểm thi học phần
DS SV thi lại
Bảng điểm SV
MODULE : Tra cứu
Tra cứu
Tra cứu HSSV
Tra cứu điểm thi SV
MODULE: Trợ giúp
Trợ giúp
Thông tin
Hướng dẫn sử dụng
3.3.2.2 Một số thuật toán sử dụng trong chương trình
Thuật toán đăng nhập vào hệ thống
Thuật toán cập nhật môn học, cập nhật sinh viên.Và một số các thuật toán cập nhật khác tương tự khác như: cập nhật dân tộc, cập nhật tôn giáo, cập nhật điểm thi sinh viên, cập nhật khoá học, cập nhật lớp học.
Thuật toán tìm kiếm
Thuật toán in ra báo cáo của chương trình.
Thuật toán đăng nhập vào chương trình:
Để đăng nhập vào chương trình người dùng phải cung cấp User name và Password. Sau khi thông tin này đã được nhập vào các text box, chương trình sẽ thực hiện việc kiểm tra tính đúng đắn của User name và Password đó. Nếu User name và Password đã có trong cơ sở dữ liệu thì người dùng đã đăng nhập thành công vào hệ thống. Trường hợp ngược lại sẽ yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại.
Thuật toán cập nhập môn học:
Thuật toán này cho phép thực hiện việc cập nhật môn học.
Các bước thực hiện việc cập nhật như sau: Mở form môn học sau đó tiến hành thực hiện việc nhập thông tin cho môn học này. Bắt đầu là việc nhập mã môn học. Mã môn học sẽ được kiểm tra với các điều kiện đưa ra là mã đó phải không rỗng hoặc không trùng với mã môn học đã có. Nếu thông tin cung cấp cho trường này không thỏa mãn thì người dùng không thể thực hiện nhập tiếp các thông tin cho các trường tiếp theo: Tên môn học; Số học trình; Số tiết thực hành; Số tiết lý thuyết… Còn nếu thông tin chính xác thì người dùng sẽ quyết định có thực hiện ghi dữ liệu tiếp hay không.
Thuật toán cập nhật sinh viên
Thuật toán này cho phép việc cập nhật thông tin về sinh viên.
Các bước của thuật toán này như sau: Người dùng thực hiện nhập thông tin về sinh viên đó bắt đầu là mã sinh viên. Chương trình sẽ thực hiện kiểm tra xem mã sinh viên có hợp lệ hay không bằng việc kiểm tra xem mã sinh viên cung cấp có bị rỗng hay bị trùng với các mã đã có hay không. Khi thông tin cung cấp đã thỏa mãn thì thực hiện việc nhập các thông tin tiếp theo như: Họ tên; Ngày sinh; Giới tính; Lớp; Hộ khẩu thường trú; Nơi sinh; Quê quán; Thông tin bố; Thông tin mẹ.
Sau khi các thông tin này được nhập đầy đủ người dùng sẽ quyết định có lưu thông tin về sinh viên này hay không và có thực hiện việc cập nhật tiếp hay không.Thuật toán đưa ra báo cáo:
3.3.3. Thiết kế màn hình giao diện của chương trình quản lý điểm
3.3.3.1 Form đăng nhập hệ thống: Yêu cầu người dùng nhập đúng
- Đây là Form đăng nhập chính vào chương trình quản lý điểm.
- Form này cho phép đối tượng sử dụng là người quản lý điểm.
- Với cách thức sử dụng Form như sau:
+ Khi hệ thống đã có người sử dụng đăng ký trước thông qua tên và mật khẩu.
Để đăng nhập vào chương trình người sử dụng phải khai báo tên người sử dụng:Bằng cách khai báo bằng kiểu ký tự, và tên ngừời dùng đã mặc định từ trước
Ví dụ: Tên người sử dụng đã khai báo trước trong chương trinh là KTQD, khi đó người sử dụng phải khai báo đúng tên này.
Sau đó người dùng phải khai báo Password thông qua các kiểu mặc định cho ký tự khai báo từ trước. Trong bài các ký tự khai báo Password mặc định là *
+ Khi hệ thống chưa có người sử dụng đăng ký từ trước thì tên và password sẽ để trống
3.3.3.2 Form giao diện chính của chương trình:
Form màn hình giao diện chính của chương trình quản lý điểm thi Khoa Tin Học Kinh Tế.
Form này sẽ hiển thị ra sau khi người dùng đã đăng nhập thành công vào hệ thống.
Để thực hiện các chức năng tiếp theo: Cập nhât, Hệ thống, Tìm kiếm.... Người dùng chỉ việc thực hiện động tác kích chụp vào menu mà ngừời dùng định thực hiện.
3.3.3.3 Form thay đổi mật khẩu
-Form này dùng để tạo ra tài khoản mới cho người sử dụng hệ thống và thay đổi tài khoản cho người dùng khi người dùng đó đã có tài khoản từ trước.
- Đối tượng sử dụng là người quản lý trực tiếp đăng nhập và chương trình. Từ đây người quản lý chương trình mới cho phép nhiều người dùng đăng nhập vào chương trình thông qua tài khoản mà người quản lý cho phép.
- Cách sử dụng:
+ Trường hợp ngừơi sử dụng chưa có tài khoản: Người sử dụng chỉ việc đăng nhập các ký tự vào Text box: Tên người dùng mới. Và khai báo Mật khẩu mới vào Textbox đó. Theo mặc định của kiểu Pass đã mặc định từ trước.
+ Trường hợp người dử dụng có tài khoản từ trước: Người sử dụng chỉ việc đăng nhập tên tài khoản và mật khẩu đã có của mình vào lần lượt hai Textbox: Tên người sử dụng cũ và Mật khẩu người sử dụng cũ.Sau đó người sử dụng sẽ đăng nhập tên và mật khẩu mới vào hai Textbox: Tên người sử dụng mới và Mật khẩu mới.
3.3.3.4 Form Cập nhật Môn học:
- Đây là Form cập nhập môn học với các chức năng chủ yếu: Thêm mới môn học, sửa đổi môn học, xoá môn học.
- Để thực hiện các chức năng cập nhật môn học, sau khi người sử dụng đăng nhập được vào hệ thống thì người sử dụng chỉ việc kích chuột vào nút Thêm mới(hoặc phím nóng: Alt+T), xuất hiện giao diện cho phép thêm mới môn học. Bằng cách nhập vào Mã môn học, tên môn học, số học trình, chuyên ngành. Nhấp vào nút Lưu thì thông tin môn học đó sẽ được lưu vào. Và danh sách môn học được bổ sung.
Các nút Sửa đổi , Xoá cũng thực hiện như cách cập nhật thêm mới môn học.
Ấn nút thoát thì ta sẽ thoat khỏi chương trình.
3.3.3.5 Form DS dân tộc:
- Đây là Form thực hiện việc cập nhật dânt tộc: Với các chức năng Thêm mới dân tộc, Sửa , Xoá, Thoát khỏi Form cập nhật.
- Để thực hiện cập nhật dân tộc, sau khi đã vào được Form giao diện như dưới đây, tuỳ theo mục đích cụ thể mà người sử dụng có thể thực hiện việc Thêm mới, Sửa đổi, Xoá dân tộc.
Ví dụ: Để sửa dân tộc đã có trong danh sách dân tộc đã có. Người sử dụng chỉ việc kích chuột vào 1 dòng bất kỳ trong danh sách dân tộc đó. Sau đó Kích vào Nút Sửa, Xuất hiện giao diện cho phép sửa đổi tên dân tộc. Ấn nút Lưu để lưu kết quả vừa sửa đổi.
Trong Tab – Danh mục còn có các Form có chức năng tương tự: Form tôn giáo,Form khoá học,Form học kỳ, Form lớp học...
3.3.3.6 Form cập nhật sinh viên
- Đây là form thực hiện cập nhật sinh viên. Việc cập nhật này cũng được thực hiện bằng cách thêm mới, sửa đổi, xóa, lưu thông tin về sinh viên đó.
- Để thực hiện vào được form này người dùng sau khi đã đăng ký thành công vào hệ thống chỉ việc lựa chọn menu sinh viên tại menu hệ thống của chương trình quản lý điểm. Thực hiện nhập các thông tin gồm: Mã sinh viên, Họ tên sinh viên, Ngày sinh, Quê quán,Hộ khẩu thường trú,Nơi sinh, Thông tin bố, Thông tin mẹ. Các thông tin khác như: Lớp, Giơi tình,Dân tộc, Tôn giáo; cho phép lựa chọn ngay trong combobox thông qua việc kết nối với các bảng này.
Sau đó thực hiện Lưu thông tin lại thì thông tin về sinh viên này sẽ được cập nhật.
3.3.3.7 Form cập nhật điểm SV
- Form này cho phép cập nhật điểm cho sinh viên.
- Người quản lý thực hiện việc cập nhật điểm thi cho từng sinh viên.
- Để thực hiện cập nhật điểm thi cho sinh viên thì người sử dụng phải khai báo các thông tin: Khoá học, Lớp. Sau đó gõ Enter thông tin về điểm cho sinh viên theo lớp sẽ tự động hiển thi ra.
Form cập nhật điểm thi cho sinh viên, Form cập nhật HSSV cũng có chức năng tương tự.
3.3.3.8 Form Tra cứu điểm thi sinh viên
- Form này thực hiện chức năng chủ yếu là tra cứu điểm thi cho sinh viên trong điều kiện mà có yêu cầu tìm kiếm từ phía người dùng
- Form này cho phép những người có tài khoản được phép tìm kiếm
- Để thực hiện chức năng tìm kiếm điểm thi cho sinh viên yêu cầu người sử dụng phải lựa chọn hình thức tìm kiếm. Sau đó khai báo thông tin tìm kiếm.
Form tra cứu điểm thi . Form tra cứu HSSV cũng có chức năng tương tự.
3.3.3.9 Form tra cứu hồ sơ sinh viên
- Form Tra cứu hồ sơ sinh viên thực hiện chức năng tra cứu hồ sơ sinh viên giúp cho người quản lý sẽ biết rõ về đối tượng sinh viên mà mình quản lý.
- Form này cho phép người dùng là người quản lý điểm thi sinh viên.
- Để thực hiện chức năng quản lý sinh viên yêu cầu người sử dụng sau khi vào được hệ thống, mở Form tra cứu hồ sơ sinh viên phải nhập các tiêu thức tìm kiếm: Tên sinh viên, Mã sinh viên, Mã khoá học, Mã lớp và phải đi kèm với mã khoá học. Sau khi nhập đủ thông tin theo một tiêu thức nào đó thì chỉ việc ấn vào nút “Tìm” các thông tin cần tìm sẽ hiển thị ra.
3.3.3.10 Form đưa ra báo cáo điểm của sinh viên theo lớp
- Đây là form đưa ra báo cáo về bảng điểm thi học phần môn học cho một môn bất kỳ của một lớp bất kỳ. Cho phép việc xem báo cáo và in ra khi có yêu cầu
- Form này chỉ cho phép người có tài khoản đăng nhập vào hệ thống mới có thể đăng nhập được.
- Để đưa ra báo cáo yêu cầu người sử dụng phải khai báo đầy đủ các thông tin:
Lớp: Chọn lớp bất kỳ từ ComboBox.
Khoá học: Chọn khoá học bất kỳ.
Môn học: Chọn môn học bất kỳ.
Học kỳ: Chọn học kỳ đã có trong ComboBox đó.
Khi đã khai báo song đầy đủ các thông tin thì mới có thể lên báo cáo.
Ấn vào các nút lệnh trên Form giao diện để thực thi theo yêu cầu người sử dụng.
3.3.3.11 Form đưa ra báo cáo bảng điểm của sinh viên theo từng lớp của một học kỳ
- Đây là bảng đưa ra báo cáo bảng điểm của một sinh viên bất kỳ theo từng học kỳ vào theo từng lớp.
- Để thực hiện xem điểm thi của một sinh viên người sử dụng có thể lựa chọn hình thức tra cứu theo mã sinh viên hoặc tên sinh viên.Với tên sinh viên và mã sinh viên người sử dụng không phải nhập thông tin một cách chính xác mà kết quả tra cứu vẫn thỏa mãn theo yêu cầu. Sau khi lựa chọn ta chỉ việc nhập thông tin về tên sinh viên hoặc mã sinh viên đó rồi kich hoạt vào nút xem để xem kết quả.
- Thực hiện kích hoạt vào danh sách để lựa chọn một sinh viên bất kỳ và xem thông tin về điểm thi trong một học kỳ của sinh viên đó.
3.3.3.12 Báo cáo sinh viên thi học phần
- Báo cáo này giúp cho người quản lý điểm có được thông tin chính thức về thông tin điểm thi sinh viên một môn học bất kỳ .
- Đây là Báo cáo đưa ra sau khi người sử dụng đã đăng nhập vào Form Bảng điểm thi học phần. Để vào được báo cáo người sử dụng chỉ phải khai báo: Lớp, Khoá học, Môn học, Học kỳ. Tất các các khai báo trên đều được lấy ra bằng cách chọn trong Combobox.
3.3.3.13 Danh sách sinh viên thi lại
- Đây là báo cáo về danh sách sinh viên thi lại học phần.
- Người quản lý điểm sẽ căn cứ vào đây để có có thông tin về những sinh viên phải thi lại học phần.
- Để đưa ra được báo cáo: Sau khi người sử dụng vào được Form Danh Sách Sinh viên thi lại học phần. Người sử dụng phải khai báo các thông tin: Lớp, Khoá học, Học kỳ, Môn học, Số điểm, Toán tử(Là tiêu thức mà người sử dụng đưa ra để thực hiện so sánh số điểm ).
Ví dụ: Đưa ra danh sách sinh viên thi lại học phần : Số điểm < 5
3.3.3.12 Báo cáo bảng điểm cho một sinh viên 1 học kỳ
- Báo cáo này cho phép biết được bảng điểm của một sinh viên trong một học kỳ
- Báo cáo được đưa ra sau khi người sử dụng đăng nhập vào hệ thống và vào Form Bảng điểm sinh viên. Để có được báo cao thì người sử dụng phải khai báo Mã sinh viên, Học kỳ, Lớp, Khoá học. Ấn vào nút “Xem báo cao” thì sẽ cho kết quả sau.
3.4 Triển khai hệ thống
3.4.1 Ngôn ngữ lập Trình:
Visual Basic(VB): Là một ngôn ngữ lập trinh, là công cụ lập trình cơ sở dữ liêu.
VB được dùng để xây dựng các ứng dụng quản lý như quản lý tồn kho, kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, quản lý nhân sự, quản lý sinh viên...
VB có các đặc điểm :
Có thể kết nối và xử lý dữ liệu từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác: Access, SQL
Dễ dàng tạo bộ cài Setup.
Có thể dịch ứng dụng ra tập tin . EXE .
Visual Basic sử dụng cách truy xuất dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. Thông qua việc truy suất vào các thư viện cho phép mà từ Visual Basic có thể lấy dữ liệu ra từ Access. Các dữ liệu được lưu trữ trong các bảng,và tại đây đã có sự liên kết nhau giữa các bảng đó;
Nhờ việc quản lý và tổ chức dữ liệu trong VB rất chặt chẽ. Nhờ đó mà dữ liệu quản lý luôn đảm bảo chính xác, kịp thời. Không những thế ta còn có thể tổ chức toàn bộ công việc của chương trình trong một ứng dụng.
Vì nhữn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36526.doc