Xây dựng hệ thống quản lý chuyến bay và bán vé máy bay cho hãng Pacific Airline

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Biểu đồ số người lao động qua các năm 11 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty 13 Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ 22 Hình 2.2: Báo cáo doanh thu quý 24 Hình 3.1: Biều đồ phân cấp chức năng 32 Hình 3.2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 34 Hình 3.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 35 Hình 3.4: BLD thực hiện chức năng báo cáo, tìm kíêm 36 Hình 3.5: BLD thực hiện chức năng quán lý bán vé máy bay 37 Hình 3.6: BLD thực hiện chức năng q

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7177 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý chuyến bay và bán vé máy bay cho hãng Pacific Airline, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý chuyến bay 38 Hình 3.7: BLD thực hiện chức năng quản lý người dùng 39 Hình 3.8: Sơ đồ thực thể - liên kết (E-R) 42 Hình 4.1: Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu 52 Hình 4.2: Giao diện chính của chương trình 53 Hình 4.3: Giao diện chương trình kiểm tra vé 54 Hình 4.4: Giao diện chương trình bán vé 55 Hình 4.5: Giao diện thông báo đổi vé 56 Hình 4.6: Giao diện chương trình đổi vé 57 Hình 4.7: Giao diện chương trình bán vé mới khi khách hàng muốn chuyển vé 58 Hình 4.8: Giao diện chương trình trả vé 59 Hình 4.9: Giao diện chương trình mất vé 60 Hình 4.10: Giao diện chương trình tìm kiếm thông tin 61 Hình 4.11: Giao diện của chương trình bắt đầu vào hệ thống 62 Hình 4.12: Giao diện chương trình kiểm tra vé khi khách hàng vào chương trình 63 Hình 4.13: Giao diện đăng ký tài khoản của nhân viên 64 Hình 4.14: Giao diện chương trình đổi mật khẩu 64 Hình 4.15: Giao diện của chương trình khi bạn không thể đăng nhập vào hệ thống 65 Bảng 1: Admin 43 Bảng 2: DoiTraVe 43 Bảng 3: HangVe 44 Bảng 4: MayBay 45 Bảng 5: LoaiVe 45 Bảng 6: HanhTrinh 46 Bảng 7: ChuyenBay 47 Bảng 8: HanhKhach 47 Bảng 9: LichBay 48 Bảng 10: Ve 49 LỜI CẢM ƠN Để hoàn tất được bài đồ án này, trước tiên phải nói đến công sức của Cô Cao Thị Thu Hương. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiên đồ án này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Thông Tin Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện đồ án. Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư công nghệ Intech đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tâp tại quý công ty cũng như trong quá trình em thực hiên đồ án. Mình cũng chân thành cảm ơn tât cả các bạn cùng lớp Công Nghệ Thông Tin Khoá 47 đã tận tình giúp đỡ và trao đổi cùng mình để mình có thể hoàn thành đề tài này. Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện Ngô Văn Đức LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển bùng nổ công nghệ thông tin hiên nay,thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc quản lý là hết sức cần thiết.Chính vì vậy mà sự lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước nhà. Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bước vào "sân chơi" thương mại chuyên nghiệp có quy mô lớn nhất hành tinh, với những quy định "thẳng thừng", không có biệt lệ, áp dụng chung cho cả người cũ và mới, mạnh và yếu, giàu và nghèo, các rào cản thương mại từng bước được gỡ bỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu, các sản phẩm của Việt Nam càng phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tự mình tìm ra những lợi thế cạnh tranh riêng của mình. Đó là những nét độc đáo, khác biệt của mỗi sản phẩm, mỗi ngành, mỗi quốc gia so với đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh mới, vai trò của các doanh nghiệp tin học ngày càng trở nên quan trọng. Để tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam theo thể thức kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp cần tìm cho mình một con đường đi đúng tức là xác định chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Sự vận dụng công nghê thông tin vào công việc trở nên tất yếu. Việc xây dựng hệ thống quản lý cho các công ty trở lên cấp thiết hơn. Chính vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một chương trình quản lý chuyến bay và bán vé máy bay làm đề tài thực tập của mình. Rất mong các thầy cô giáo xem xét và giúp đỡ em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo thực tập của mình và để em có được nhiều kiến thức hơn khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập Giảng Viên Cao Thu Hương đã hướng dẫn em làm đề tài này trong suốt quá trình thực tập của em tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư công nghệ Intech, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý công ty đã bước đầu tạo điều kiện cho tôi đến thực tập và nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện Ngô Văn Đức CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP Giới thiệu về đơn vị thực tập Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư công nghệ Intech. Tên giao dịch: Intech Technology Investment Group Copration Tên viết tắt: INTECH GROUP.,CORP Vốn điều lệ: 10.500.000.000 đồng (Mười tỷ năm trăm triệu đồng VN) Địa chỉ trụ sở: P307 Tòa nhà 24T1, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Hoàng Đạo Thúy. Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 62511742 Fax: (84-4) 62511743 Email: admin@intech.com.vn Website: Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư công nghệ Intech là công ty hoạt động trên lĩnh vực chính là công nghệ thông tin. Với xu thế phát triển chung của của đất nước trong thời kỳ hội nhập mới, công ty Intech luôn luôn ý thức được sự thay đổi hoạt động của nội bộ công ty để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển, đồng thời có khả năng trụ vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Trước đây, công ty hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với tên giao dịch là Công ty TNHH thương mại, phát triển và ứng dụng công nghệ mới (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102004757 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 08/03/2002). Từ năm 2006, để mở rộng phạm vi hoạt động theo nền tảng đã có sẵn, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư công nghệ Intech (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014241) với hình thức hoạt động là công ty cổ phần. Tám cổ đông cùng liên kết sáng lập và đề ra mục tiêu đưa công ty vững bước, phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác. Tính cho đến nay, công ty Intech đã hoạt động được 7 năm với đội ngũ cán bộ nhân viên không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Phạm vi hoạt động được mở rộng. Các đối tác khách hàng cũng rất đa dạng, bao gồm: hệ thống cơ quan Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ, các công ty tư nhân, các doanh nghiệp liên doanh liên kết, các dự án đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài tại Việt Nam…Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu nhưng kinh nghiệm và khả năng tổ chức của công ty đã chiếm được cảm tình của các đối tác khách hàng. Vị trí của Intech trong đội ngũ doanh nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị về công nghệ thông tin càng ngày càng được nâng cao. Công ty thức được tầm quan trọng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng, vì vậy mọi sự thay đổi của Intech đều hướng tới lợi ích khách hàng. Các sản phẩm cung cấp đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm nghiệm chặt chẽ bởi nhà sản xuất, thời gian bảo hành cụ thể, chi tiết có khả năng đáp ứng cao nhu cầu của mọi khách hàng. Khi mỗi hợp đồng được ký kết, công ty chịu trách nhiệm cao trong việc thực hiện hợp đồng, các thoả thuận được triển khai đến mức tối đa đúng như những điều khoản đã được ký trừ những trường hợp bất khả kháng. Chính vì vậy, công ty đã dần thu hút được sự quan tâm của khách hàng và duy trì, phát triển các mối quan hệ đó trong suốt thời gian dài. Ngoài ra, khách hàng còn tiếp tục lựa chọn các dịch vụ khác của công ty bởi chính chất lượng tốt và giá cả phù hợp. Càng ngày, công ty càng củng cố và phát huy tốt lĩnh vực kinh doanh về công nghệ thông tin, không ngừng mở rộng thị phần trên thị trường tiêu dùng và nâng cao chất lượng phục vụ. Ngoài ra, công ty còn phát triển các dịch vụ đi kèm như bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị văn phòng, đẩy mạnh tư vấn về mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) cho các đối tác khách hàng. Trong thời gian tới, công ty sẽ lên sàn giao dịch chứng khoán để thu hút nhà đầu tư. Đó cũng là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Nhân sự Một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của công ty Intech đó là nhân lực. Với đội ngũ cán bộ nhân viên tuy trẻ nhưng có kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn cao, khả năng nắm bắt và tiếp thu công nghệ mới tốt, Intech luôn luôn cập nhật được thông tin mới nhất với những ứng dụng về thành tựu công nghệ mới nhanh nhất. Trong hoạt động cung cấp dịch vụ, các kỹ thuật viên của công ty luôn làm cho khách hàng hài lòng vì thái độ trung thực, nhiệt tình và quan trọng hơn cả là sự nhanh nhạy nắm bắt tâm lý khách hàng. Từ năm 2002 – 2009, nhờ chính sách đãi ngộ nhân viên có năng lực và khả năng đánh giá đúng công sức mà Intech đã thu hút được đội ngũ đông đảo nhân lực có tay nghề cao. Số người lao động qua các năm không ngừng tăng. Như biểu đồ sau: Hình 1.1: Biểu đồ số người lao động qua các năm Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, năm đầu (2002) đi vào hoạt động, công ty chỉ có 10 nhân viên và 4 cán bộ quản lý và chủ yếu cung cấp dịch vụ lắp đặt, bảo hành máy tính, thiết bị văn phòng như máy fax, photocopy…, phạm vi hoạt động còn hẹp do chưa đủ nhân lực và kinh phí, số đối tác khách hàng chưa nhiều. Tổng quỹ lương chi trả cho cán bộ nhân viên công ty hơn 115.000.000 VNĐ (theo Báo cáo tài chính năm 2002). Đến năm 2003, khi số lượng khách hàng đã tăng lên đáng kể, công ty bắt đầu chiếm được tình cảm của đối tác thì chiến dịch tuyển chọn nhân lực cho công ty cũng được chú trọng. Số lao động tăng lên 18 người, trong đó cán bộ quản lý là 5 người. Ước tính tới cuối năm 2009, số lượng nhân viên làm việc tại Intech sẽ từ 50 – 60 người. Ngoài trụ sở chính tại B1 Tập thể vàng bạc đá quý - Trung Hoà - Cầu G P307 Tòa nhà 24T1, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Hoàng Đạo Thúy. Cầu Giấy, Hà Nội, công ty sẽ tiến tới mở rộng một chi nhánh khác chuyên về bảo trì, bảo dưỡng máy tính và phụ trách thực hiện các dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin để vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty, vừa đảm bảo không gian làm việc cho kỹ thuật viên. Để nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên, công ty còn tạo điều kiện cho kỹ thuật viên tham gia vào các khoá học về công nghệ thông tin như: 03 người tham gia khoá học CCNA (Cisco Certified Network Associate) của Cisco; 05 người tham gia chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified System Administrator) của tập đoàn Microsoft và một số khoá học trực tuyến cho bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh... Tất cả các khoá học đều được công ty tài trợ 100%. Về trình độ chuyên môn: Phần lớn cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học của các ngành học phù hợp, đáp ứng được nhịp độ phát triển của công ty trong hoàn cảnh mới. Sơ đồ tổ chức Các bộ phận trong công ty hoạt động độc lập nhưng theo sự chỉ đạo thống nhất của Lãnh đạo công ty và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác. Chính vì thế vừa phát huy được tối đa khả năng của đội ngũ cán bộ vừa tạo nên sức mạnh tổng thể khi giải quyết các công việc với quy mô lớn Cơ cấu tổ chức: công ty được tổ chức thành 4 phòng ban: Phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng HC – NS, phòng kế toán theo sơ đồ như sau: Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty GIỚI THIỆU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM Khi máy tính chưa xuất hiện, thì việc lập trình chưa có khó khăn gì cả. Khi mới xuất hiện một vài chiếc máy tính chức năng kém thì việc lập trình bắt đầu gặp một vài khó khăn nho nhỏ. Giờ đây khi chúng ta có những chiếc máy tính khổng lồ thì những khó khăn ấy trở nên vô cùng lớn. Như vậy ngành công nghiệp điện tử không giải quyết khó khăn nào cả mà họ chỉ tạo thêm ra những khó khăn mới. Khó khăn mà họ tạo nên chính là việc sử dụng sản phẩm của họ. Các sản phẩm phần mềm Đối tượng chính của công nghệ phần mềm là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm. Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng chúng. Phân loại Sản phẩm tổng quát: Đây là các phần mềm đứng riêng, được sản xuất bởi một tổ chức phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàng nào có khả năng tiêu thụ. Sản phẩm chuyên ngành: là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởi khách hàng trong chuyên nghành. Phần mềm được phát triển một cách đặc biệt cho khách hàng qua các hợp đồng. Cho đến thập niên 1980 hầu hết sản phẩm phần mềm đều làm theo đơn đặt hàng riêng (đặc biệt hóa). Nhưng kể từ khi có PC tình hình hoàn toàn thay đổi. Các phần mềm được phát triển và bán cho hàng trăm ngàn khách hàng là chủ các PC và do đó giá bán các sản phẩm này cũng rẻ hơn nhiều. Microsoft là nhà sản xuất phần mềm lớn nhất hiện nay. Thuộc tính của sản phẩm phần mềm Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó. Thí dụ: mức hiệu quả, độ bền, khả năng bảo trì, khả năng dùng ở nhiều nền là các thuộc tính. Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm. Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm: Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng. Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý. Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm. Các mô hình phát triển sản phẩm phần mềm Quá trình phát triển phần mềm là tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Hầu hết các thao tác này được tiến hành bởi các kỹ sư phần mềm. Các công cụ hỗ trợ máy tính về kỹ thuật phần mềm có thể được dùng để giúp trong một số thao tác. Có 4 thao tác là nền tảng của hầu hết các quá trình phần mềm là: Đặc tả phần mềm: Các chức năng của phần mềm và điều kiện để nó hoạt động phải được định nghĩa. Sự phát triển phần mềm: Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quá trình phát triển này. Đánh giá phần mềm: Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng nó làm những gì mà khách hàng muốn. Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng. Mô hình thác nước Mô hình này làm cho ý nghĩa việc sản xuất phần được thấy rõ hơn. Phân tích các yêu cầu và định nghĩa: hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng. Thiết kế phần mềm và hệ thống: Thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của các hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi. hực hiện và thử nghiệm các đơn vị: Trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập họp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó. Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ: Các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn. Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng. Sản xuất và bảo trì: Thông thường (nhưng không bắt buộc) đây là pha lâu nhất của chu kỳ sống (của sản phẩm). Phần mềm được cài đặt và được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đọan trước của chu kì sống; nâng cấp sự thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ cho là các phát hiện vê yêu cầu mới. Chỗ yếu của mô hình này là nó không linh hoạt. Các bộ phận của đề án chia ra thành những phần riêng của các giai đoạn. Hệ thống phân phối đôi khi không dùng được vì không thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Mặc dù vậy mô hình này phản ảnh thực tế công nghệ. Như là một hệ quả đây vẫn là mô hình cơ sở cho đa số các hệ thống phát triển phần mềm - phần cứng. Mô hình phát triển tiến hoá của phần mềm Phân loại sự phát triển tiến hóa Lập trình thăm dò: đối tượng của quá trình bằng cách làm việc với khách hàng để thăm dò các yêu cầu và phân phối phần mềm dứt diểm. Sự phát triển nên bắt đầu với những phần nào đã được hiểu rõ. Phần mềm sẽ được thêm vào các chức năng mới khi mà nó được đề nghị cho khách hàng (và nhận về các thông tin). Mẫu thăm dò: đối tượng của phát triển tiến hoá này là nhằm hiểu các yêu cầu của khách hàng và do đó phát triển các định nghĩa yêu cầu tốt hơn cho phần mềm. Các mẫu tập trung trên các thí nghiệm với những phần đòi hỏi nào của khách hàng mà có thể gây sự khó hiểu hay ngộ nhận. Phân tích mô hình: Mô hình phát triển tiến hóa này hiệu quả hơn mô hình thác nước. Tuy nhiên, nó vẫn còn các khuyết điểm: Quá trình thì không nhìn thấy rõ được: Các nhà quản lý cần phân phối thường xuyên để đo lường sự tiến bộ. Nó không kinh tế trong việc làm ra các hồ sơ cho phần mềm. Phần mềm thường dược cấu trúc nghèo nàn: Sự thay đổi liên tục dễ làm đổ vỡ cấu trúc của phần mềm, tạo ra sự khó khăn và tốn phí. Thường đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt: Hầu hết các hệ thống khả dĩ theo cách này được tiến hành bởi các nhóm nhỏ có kỹ năng cao cũng như các cá nhân phải năng động. Mô hình này thích hợp với: Phát triển các loại phần mềm tương đối nhỏ Phát triển các loại phần mềm có đời sống tương đối ngắn Tiến hành trong các hệ thống lớn hơn ở những chỗ mà không thể biểu thị được các đặc tả chi tiết trong lúc tiến hành. Thí dụ của trường hợp này là các hệ thống thông minh nhân tạo (AI) và các giao diện cho người dùng. Mô hình xoắn ốc Boehm Đây là mô hình phát triển từ mô hình thác nước cho thấy mức độ tổng quát hơn của các pha sản xuất của một sản phẩm. Mô hình được đề nghị bởi Boehm vào năm 1988. Mô hình này có thể chỉ ra các rủi ro có thể hình thành trên căn bản của mô hình quá trình (sản xuất) tổng quát. Mô hình Boehm có dạng xoắn ốc. Mỗi vòng lặp đại diện cho một pha của quá trình phần mềm. Vòng trong cùng tập trung về tính khả thi, vòng kế lo về định nghĩa các yêu cầu, kế đến là thiết kế, ... Không có một pha nào được xem là cố định trong vòng xoắn. Mỗi vòng có 4 phần tương ứng với một pha. Cài đặt đối tượng: Chỉ ra các đối tượng của pha trong đề án. Những khó khăn hay cưỡng bức của quá trình và của sản phẩm được xác định và được lên kế hoạch chi tiết. Xác định các yếu tố rủi ro của đề án. Các phương án thay thế tùy theo các rủi ro này có thể được dự trù. Lượng định và giảm thiểu rủi ro. Tiến hành phân tích mỗi yếu tố rủi ro đã xác định. Các bước đặt ra để giảm thiểu rủi ro. Phát triển và đánh giá: Sau khi đánh giá các yếu tố rủi ro, một mô hình phát triển cho hệ thống được chọn. Lên kế hoạch: Đề án được xem xét và quyết định có nên hay không tiếp tục pha mới trong vòng lặp. PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI Giới thiệu Thực tế hiện nay hầu hết các phần mềm quản lý đều bằng tiếng nước ngoài gây khó khăn rất lớn cho người sử dụng thông thường. Giao diện sử dụng chưa thân thiện, khó sử dụng, muốn sử dụng được các chương trình đó thì yêu cầu nhân viên phải có trình độ về công nghệ thong tin và có hiểu biết về phần mềm, tức là phải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về phần mêm. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì vấn đề bản quyền là yêu cầu của pháp luật, mà đa số các phần mềm trên thị trường được xây dựng chưa tuân thủ đầy đủ vấn đề bản quyền. Môi trường chạy các chương trình đó đa số cũng là hệ điều hành Microsoft Window cần phải mua bản quyền sử dụng. Khi đó rất tốn kém để có thể có một phần mềm quản lý cho một công ty hay doanh nghiệp. Đặt vấn đề Chương trình xây dựng phục vụ các hãng hàng không giúp nhân viên hàng không rễ ràng sử dụng mà không yêu cầu sự hiểu biết về lĩnh vực tin học nhiều. Chương trình được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Việt, có phần hướng dẫn trực tiếp bằng tiếng Việt trên máy tính, làm cho chương trình rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người sử dụng phải mất nhiều thời gian học sử dụng chương trình. Chương trình được phát triển trên công cụ hoàn toàn miễn phí của VB6.0 với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Chức năng Các chức năng cơ bản của hệ thống: Quản lý toàn bộ chuyên bay tại điểm xuất phát cũng như điểm đến của máy bay Quản lý toàn bộ lượng vé máy bay của từng chuyến bay. Quản lý thông tin nhân viên bán hàng của hãng. Quản lý thông tin khách hàng Quản lý doanh thu của hãng. Quản lý số lượng máy bay của hãng. Quản lý được điểm đi, điểm đến của các chuyến bay. Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng đồng thời các báo cáo được thiết kế dễ hiểu và rõ ràng. Dễ dàng sao lưu và bảo mật. Yêu cầu bài toán Các mục tiêu cụ thể cần đạt được: + Cung cấp thông tin về các chuyến bay cũng như số ghế còn cho khách hàng cũng như cho nhân viên khi khách hàng hoặc nhân viên kiểm tra. + Thực hiên quá trình bán vé và cập nhật thông tin về khách hàng, vé vào cơ sở dữ liệu. + Thống kê, thêm mới, sửa, xóa danh mục máy bay hiên có. + Thống kê, thêm mới, sửa, xóa danh mục hành trình của hãng. + Thống kê, sửa chữa, xóa thông tin về khách hàng + Lập báo cáo về doanh thu của hãng. + Cập nhật lịch bay cho hãng trong các quý sau. Tính năng kỹ thuật + Hỗ trợ khách hàng kiểm tra thông tin về chuyến bay, lịch bay của các hành trình. + Hỗ trợ nhân viên hàng không kiểm tra thông tin khách hàng. + Hỗ trợ kiểm tra và bán vé cho khách. + Hỗ trợ đổi trả vé cho khách hàng. + Thao tác đơn giản, dễ hiểu không cần hiểu biết nhiều về hệ thống. + Dễ dàng sao lưu và bảo mật. Thiết kế đồ họa Chương trình có đồ họa và giao diện đẹp mắt, sử dụng các phần mềm xử lý đồhọa như photoshop CS3. Trong chương trình còn sử dụng flash làm banner cho chương trình chính. Lập trình Các form trong chương trình để được xử lý bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 và sử dụng hệ quản trị dữ liệu Access với cách lập trình hiên đại, giao diên thân thiên với người dùng. Các form trong chương trình đều có các button hướng dẫn người dùng bằng tiếng việt và các message thông báo cho người dùng quá trình sử dụng chương trình. Chương trình lập trình trên hệ thống window sử dụng hệ thống mạng cho cả hãng. CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG KHẢO SÁT QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ Bán vé cho khách hàng, vào hồ sơ vé bán. Khách hàng mua,đổi, trả vé tìm đến Các điểm bán vé của hãng Đến điểm bán vé kiểm tra vé trên giấy tờ và sổ sách Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ Mô tả hoạt động nghiệp vụ Trên thực tế, khi khách hàng cần mua vé, trả vé, đổi vé hay tìm kiếm bất cứ thông tin nào cũng đều phải đến điểm bán vé của hãng. Tại mỗi điểm bán vé của hãng chỉ có số vé nhất định. Khi khách hàng yêu cầu thì nhân viên của hãng tại điểm bán vé phải kiểm tra thông tin của khách hàng rất phức tạp và mất thời gian. Ngay cả khi bán vé cho khách hàng xong nhân viên phải cập nhật vé bán cũng như các thông tin về khách hàng hay vé bán cũng rất khó khăn. Hệ thống không thể kiểm soát được, hơn nữa cũng xẩy ra tình trạng mà điểm bán vé này thì hết vé nhưng điểm bán vé kia thì lại thừa vé. YÊU CẦU XÂY DỰNG CHỨC NĂNG CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG MỚI Phần đầu của phần mềm Khi truy nhập vào hệ thống chương trình nhân viên hay khách hàng gặp hình ảnh của máy bay Boing 777 của hãng và hệ thống đăng nhập dành cho nhân viên. Giao diện đầu tiên khi vào hệ thống bắt mắt và thân thiện với người dùng. Ngôn ngữ sử dụng đều dùng bằng tiếng việt rất dễ dàng cho người sử dụng. Các tiện ích - Tiện ích tra cứu thông tin Chức năng này hỗ trợ cho việc tìm kiếm nhanh các chuyến bay và thông tin về chuyến bay cho khách hàng. Kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng liệt kê, từ đó hỗ trợ việc xem thông tin cho khách hàng một cách dẽ dàng. - Tiện ích về tài chính Hệ thống tự cập nhật về giá vé, lệ phí khi đổi trả vé và doanh thu của hãng. - Tiện ích khác Từ các form khác nhau nhân viên đều có thể truy nhập đến chương trình bán vé. Hệ thống hỗ trợ và chỉ dẫn chi tiết cho người dùng. Những lợi ích mang lại cho khách hàng Tiết kiệm được nhiều thời gian khi thực hiện các thủ tục cho chuyến bay của mình.Khách hàng chỉ việc gọi điện để tìm thông tin về chuyến bay mình muốn đặt và có thể đặt luôn với hãng hàng không để có được vé cho chuyến bay của mình. Tính an toàn cao, khách hàng có thể thanh toán qua việc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. Và vé sẽ được đưa đến tận nơi khách hàng. MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO THU THẬP ĐƯỢC Hình 2.2: Báo cáo doanh thu quý LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic Dùng Visual Basic 6.0 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Cho dù là chuyên nghiệp hay mới mẻ đối với chương trình Windows, Visual Basic 6.0 sẽ cung cấp cho chúng ta một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hóa việc triển khai lập trình ứng dụng cho MSWindows. Visual Basic là gì? Phần "Visual" đề cập đến phương phàp được sử dụng để tạo giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắc là GUI) . Có sẵn những bộ phận hình ảnh, gọi là controls, chúng ta tha hồ sắp đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là form. Nếu đã từng sử dụng chương trình vẽ chẳng hạn như Paint, chúng ta đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để tạo một GUI cho Visual Basic 6.0. Phần "Basic" đề cập đến ngôn ngữ BASIC (Beginners All-Purpose Symbolic Instruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được chế ra cho các khoa học gia (những người không có thì giờ để học lập trình điện toán) dùng. Visual Basic đã được ra từ MSBasic, do Bill Gates viết từ thời dùng cho máy tính 8 bits 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hàng trăm câu lệnh (commands), hàm (functions) và từ khóa (keywords). Rất nhiều commands, functions liên hệ trực tiếp đến MSWindows GUI. Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách học chỉ một vài commands, functions và keywords. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindows nào khác. Người mang lại phần "Visual" cho Visual Basic là ông Alan Cooper. Ông đã gói môi trường hoạt động của Basic trong một phạm vi dễ hiểu, dễ dùng, không cần phải chú ý đến sự tinh xảo của MSWindows, nhưng vẫn dùng các chức năng của MSWindows một cách hiệu quả. Do đó, nhiều người xem ông Alan Cooper là cha già của Visual Basic. Visual Basic còn có hai dạng khác: Visual Basic for Application (VBA) và VBScript. VBA là ngôn ngữ nằm phía sau các chương trình Word, Excel, MSAccess, MSProject, .v.v.. còn gọi là Macros. Dùng VBA trong MSOffice, ta có thể làm tăng chức năng bằng cách tự động hóa các chương trình. VBScript được dùng cho Internet và chính Operating System. Dù cho mục đích của chúng ta là tạo một tiện ích nhỏ cho riêng mình, trong một nhóm làm việc của chúng ta, trong một công ty lớn, hay cần phân bố chương trình ứng dụng rộng rãi trên thế giới qua Internet, Visual Basic 6.0 cũng sẽ có các công cụ lập trình cần thiết. Giới thiệu Cơ sở dữ liệu Access Microsoft Access là một Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin. Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột. Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu va báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp. Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic For application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL. Các thành phần cơ bản của một tập tin cơ sở dữ liệu ACCESS Một tập tin CSDL ACCESS gồm có 6 thành phần cơ bản sau: Bảng (Tables) : Là nơi chứa dữ liệu Truy vấn (Queries) : Truy vấn thông tin dựa trên một hoặc nhiều bảng. Biểu mẫu (Forms) : Các biểu mẫu dùng để nhập dữ liệu hoặc hiển thị dữ liệu. Báo cáo (Reports) : Dùng để in ấn. Pages (Trang) : Tạo trang dữ liệu. Macros (Tập lệnh) : Thực hiện các tập lệnh. Modules (Đơn thể) : Dùng để lập trình Access Basic Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu Bước 1: Xác định mục tiêu khai thác CSDL của chúng ta. Điều này quyết định các loại sự kiện chúng ta sẽ đưa vào MS Access. Bước 2: Xác định các bảng dữ liệu cần thiết. Mỗi đối tượng thông tin sẽ hình thành một bảng trong cơ sở dữ liệu của chúng ta. Bước 3: Sau khi đã xác định xong các bảng cần thiết, tiếp đến ta phải chỉ rõ thông tin nào cần quản lý trong mỗi bảng, đó là xác định các trường. Mỗi loại thông tin trong bảng gọi là trường. Mọi mẫu in trong cùng một bảng đều có chung cấu trúc các trường. Bước 4: Xác định các mối quan hệ giữa các bảng. Nhìn vào mỗi bảng dữ liệu và xem xét dữ liệu trong bảng này liên hệ thế nào với dữ liệu trong bảng khác. Thêm trướng hoặc tạo bảng mới để làm rõ mối quan hệ này. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, tạo được quan hệ tốt sẽ giúp chúng ta nhanh chóng truy tìm tìm và kết xuất dữ liệu. Bước 5: Tinh chế, hiệu chỉnh lại thiết kế. Phân tích lại thiết kế ban đầu để tim lỗi, tạo bảng dữ liệu và nhập vào vài bản ghi, thử xem cơ sở dữ liệu đó phản ánh thế nào với những yêu cầu truy xuất của chúng ta, có rút được kết quả đúng từ những bảng dữ liệu đó không. Thực hiện các chỉnh sửa thiết kế nếu thấy cần thiết. Giới thiệu công cụ Crystal Report Crystal Reports là một trong những phần mềm hàng đầu để tạo ra các report tương tác, nó được tích hợp rộng rãi vào ứng dụng Windows và Web. Với hơn 4 triệu licenses được bán, nó dẫn đầu trong các cách tạo ra Report cho Windows. Crystal Report đã được sử dụng trong VS từ 1993 nhưng với sự ra mắt của VS. Net 2002 thì phiên bản mới Crystal Reports .NET ra đời và được tích hợp vào VS. Net. Từ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22366.doc