Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - Yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

Tài liệu Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - Yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông: ... Ebook Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - Yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

pdf187 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - Yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________________________ Lương Thị Hương XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________________________ Lương Thị Hương XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số : 62 14 10 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHI THÚY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối với bản thân tôi. Bởi trong quá trình thực hiện, tôi có điều kiện tổng hợp, củng cố kiến thức và đúc kết lại các kinh nghiệm mà tôi và các đồng nghiệp của mình đã tích lũy được trong quá trình công tác. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, các HS và người thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - TS.Lê Phi Thúy và TS.Trang Thị Lân đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quý báu, cũng như luôn quan tâm và động viên tôi trước những khó khăn khi thực hiện đề tài. - PGS.TS.Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi gặp trở ngại trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. - Tất cả các thầy cô đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập, đã cung cấp kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. - Các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi về chuyên môn trong quá trình giảng dạy. - Ban Giám hiệu và tập thể tổ hóa trường THPT Nguyễn Huệ, nơi tôi đang công tác, đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi học cao học và hoàn thành luận văn. - Giáo viên và học sinh các trường thực nghiệm đã hợp tác và hỗ trợ cho tôi. - Cuối cùng là gia đình tôi, những người luôn tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật chất… luôn bên cạnh tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Một lần nữa, tôi xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 Lương Thị Hương MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 8 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 8 1.2. Cơ sở lý thuyết trong bộ môn hóa học ....................................................................... 9 1.2.1. Tầm quan trọng của lý thuyết đối với việc học bộ môn hóa học ............................. 9 1.2.2. Các học thuyết cơ bản ............................................................................................. 9 1.2.3. Các định luật hóa học cơ bản ............................................................................... 11 1.2.4. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 12 1.3. Bài tập hóa học ........................................................................................................... 13 1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học .................................................................................... 13 1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học ............................................................................... 13 1.3.3. Phân loại bài tập hóa học ..................................................................................... 14 1.3.4. Điều kiện giúp học sinh giải tốt bài tập hóa học .................................................. 15 1.3.5. Một số dạng bài tập phần hóa vô cơ lớp 12 .......................................................... 15 1.4. Một vài vấn đề về học sinh trung bình - yếu môn hóa ............................................ 17 1.4.1. Nhận diện học sinh trung bình - yếu ..................................................................... 17 1.4.2. Nguyên nhân học sinh học yếu .............................................................................. 18 1.4.3. Những khó khăn khi dạy học sinh trung bình - yếu ............................................... 20 1.5. Thực trạng dạy và học hóa học đối với học sinh trung bình - yếu ở một số trường THPT tại TP.HCM ............................................................................................................... 21 1.5.1. Mục đích điều tra .................................................................................................. 21 1.5.2. Đối tượng điều tra ................................................................................................. 21 1.5.3. Phương pháp điều tra ............................................................................................ 21 1.5.4. Tiến trình điều tra.................................................................................................. 21 1.5.5. Kết quả điều tra ..................................................................................................... 21 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG “KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM” LỚP 12 CƠ BẢN DÙNG CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU .............................................................................. 31 2.1. Nội dung chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ........................... 31 2.2. Phương pháp dạy học chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ..... 31 2.2.1. Những định hướng khi dạy học ............................................................................. 31 2.2.2. Các phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong chương.......................... 32 2.3. Một số chú ý để nâng cao chất lượng dạy học cho từng dạng bài ......................... 34 2.3.1. Dạng bài truyền thụ kiến thức mới ........................................................................ 34 2.3.2. Dạng bài ôn tập, luyện tập nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức ...................... 35 2.3.3. Dạng bài thực hành hóa học ................................................................................. 35 2.3.4. Dạng bài kiểm tra đánh giá kiến thức ................................................................... 36 2.4. Xây dựng hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” dùng cho học sinh trung bình - yếu ....................................................................... 38 2.4.1. Nguyên tắc xây dựng ............................................................................................. 38 2.4.2. Quy trình xây dựng hệ thống lý thuyết .................................................................. 39 2.4.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ................................................................................................................ 40 2.4.3. Hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ........... 41 2.5. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm" dùng cho HS trung bình - yếu ............................................................................................. 47 2.5.1. Nguyên tắc xây dựng ............................................................................................. 47 2.5.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập ..................................................................... 48 2.5.3. Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ......................................................................................................................... 49 2.5.4. Bài tập dùng cho bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” 50 2.5.5. Bài tập dùng cho bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” ............................................................................................................................. 58 2.5.6. Bài tập dùng cho bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” .......................................... 70 2.5.7. Bài tập dùng cho bài “Luyện tập tính chất của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng” ....................................................................................................... 78 2.5.8. Bài tập dùng cho bài “Luyện tập nhôm” .............................................................. 93 2.6. Thiết kế các bài lên lớp có sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng vào dạy học ................................................................................................................................. 106 2.6.1. Bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” ........................ 106 2.6.2. Bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” ............ 117 2.6.3. Bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” .................................................................... 130 2.6.4. Bài “Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng” 139 2.6.5. Bài “Luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm” .................................................... 139 2.6.6. Bài “Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng” ...... 139 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................ 139 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 141 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 141 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................................... 141 3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ....................................................................... 141 3.4. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................... 142 3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................... 146 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 157 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................ 158 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 163 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT Bảng tuần hoàn Dung dịch Điện phân nóng chảy Điện phân dung dịch Đối chứng Giáo viên Học sinh Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ phenolphtalein Phản ứng hóa học Phương pháp dạy học Phương trình phản ứng Sách giáo khoa Sách bài tập Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm Tính chất vật lí Tính chất hóa học Trung học phổ thông BTH dd Đpnc Đpdd ĐC GV HS KLK KLKT p.p PƯHH PPDH PTPƯ SGK SBT TNSP TN TCVL TCHH THPT DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Danh sách lớp TN và ĐC ..................................................................... 119 Bảng 3.2: Kết quả học tập HKI môn hóa của lớp TN và ĐC .............................. 120 Bảng 3.3: Phân phối kết quả bài kiểm tra 15’ ...................................................... 123 Bảng 3.4: Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 15’ ........................................... 124 Bảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra 15’ phân loại yếu-kém, trung bình, khá, giỏi ..... 124 Bảng 3.6: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15’ ............................... 125 Bảng 3.7: Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết. ................................................. 129 Bảng 3.8:. Phân phối tần số lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết. ......................... 130 Bảng 3.9: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết phân loại yếu-kém, trung bình, khá, giỏi .. 130 Bảng 3.10: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết .......................... 131 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN1-ĐC1 ............ 125 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN2-ĐC2 ............ 126 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN3-ĐC3 ............ 126 Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN4-ĐC4 ............ 127 Hình 3.5: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN5-ĐC5 ............ 127 Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN6-ĐC6 ............ 128 Hình 3.7: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ các lớp TN-ĐC ......... 128 Hình 3.8: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN1-ĐC1 .......... 131 Hình 3.9: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN2-ĐC2 .......... 132 Hình 3.10: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN3-ĐC3 ........ 132 Hình 3.11: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN4-ĐC4 ........ 133 Hình 3.12: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN5-ĐC5 ........ 133 Hình 3.13: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN6-ĐC6 ........ 134 Hình 3.14: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết các lớp TN-ĐC ..... 134 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dạy học là một nghệ thuật. Nếu đối tượng của quá trình dạy học là học sinh (HS) khá - giỏi thì việc dạy học yêu cầu người giáo viên (GV) phải có trình độ chuyên môn sâu rộng. Nhưng, nếu đối tượng là HS trung bình - yếu thì việc dạy học lại đặt ra cho người GV nhiều thách thức hơn, đặc biệt là về năng lực sư phạm. Đó là sự khéo léo trong việc lôi cuốn HS, giúp HS nắm bắt được cốt lõi của bài học, có được hệ thống lý thuyết và bài tập phù hợp, hiểu biết về tâm lý, hoàn cảnh của từng HS, sự kiên nhẫn, lòng yêu trẻ… làm cho HS yêu thích và tích cực học tốt môn học. Xuất phát từ việc dạy và học hóa học một trường vùng ven - nơi tôi đang công tác, có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, những GV như tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. GV gặp khó khăn trong việc xác định nội dung cần giảng dạy khi lỗ hổng kiến thức của HS ở các lớp trước quá nhiều, khả năng tư duy hạn chế, tâm lý chán nản, lười học… Điều này càng khó khăn và lúng túng hơn đối với các GV trẻ khi mà kinh nghiệm dạy học còn hạn chế. Vì khó xác định được nội dung kiến thức và phương pháp dạy học (PPDH) thích hợp cho HS trung bình - yếu nên nhiều GV chưa xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập phù hợp với khả năng tư duy của đối tượng HS này. Để có một hệ thống lý thuyết và bài tập phù hợp với đối tượng HS trung bình - yếu, giúp GV tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy thiết nghĩ là việc rất cần thiết. Chính những lí do đó mà tôi đã lựa chọn để nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 CƠ BẢN - THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần Kim loại kiềm (KLK)- Kim loại kiềm thổ (KLKT) - Nhôm hỗ trợ việc dạy và học cho đối tượng HS trung bình - yếu, giúp HS nắm vững kiến thức căn bản về lý thuyết và có kĩ năng giải các bài tập cơ bản, kích thích hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn hóa học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - trung học phổ thông (THPT) dùng cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan vấn đề. - Nghiên cứu cơ sở lý luận: + Tầm quan trọng của cơ sở lý thuyết đối với việc học bộ môn hóa học. + Cơ sở lý thuyết về bài tập hóa học. + Những vấn đề về HS trung bình - yếu: nhận diện HS trung bình - yếu, nguyên nhân HS học yếu môn hóa, những khó khăn khi dạy học cho HS trung bình - yếu. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Điều tra thực trạng việc dạy và học đối với HS trung bình - yếu môn hóa ở một số trường THPT tại TP.HCM. - Nội dung và PPDH chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT. - Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT dùng cho HS trung bình - yếu. - Thiết kế các bài lên lớp có sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng để dạy cho HS trung bình - yếu môn hóa lớp 12 cơ bản - THPT. - Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm tra và đánh giá hiệu quả của hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng. - Kết luận và kiến nghị. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung lý thuyết và bài tập hóa học được giới hạn trong chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống lý thuyết và bài tập cơ bản tốt, kết hợp với phương pháp giảng dạy phù hợp, GV sẽ giúp HS trung bình - yếu giải quyết được những khó khăn trong việc học hóa, kích thích hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hóa học. 7. Phương pháp nghiên cứu • Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập. • Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: - Điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học hóa học ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, nắm bắt trình độ HS, khả năng lĩnh hội kiến thức để xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phối hợp với các PPDH phù hợp. - Phương pháp chuyên gia. - TNSP để đánh giá kết quả. • Phương pháp toán học: xử lý số liệu TN bằng thống kê toán học. 8. Điểm mới của đề tài - Khảo sát thực trạng, tìm ra nguyên nhân HS học yếu môn hóa ở trường THPT, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho từng dạng bài các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. - Xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT. - Xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp với lớp có nhiều trình độ, trong đó tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. - Sưu tập và sắp xếp một số video thí nghiệm theo từng bài, để hỗ trợ cho việc dạy của GV và việc học của HS. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Giáo dục - Đào tạo đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội. Bên cạnh những thành tựu bước đầu đã đạt được, ngành giáo dục đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, trong đó phải kể đến tỉ lệ HS yếu - kém và những hậu quả của nó để lại nếu không được giải quyết kịp thời. Một số đề tài nghiên cứu về PPDH trong những năm gần đây đã đạt được những thành công nhất định trong việc hướng đến đối tượng HS yếu - kém, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới: − Phương pháp bồi dưỡng HS học yếu môn hóa học lấy lại căn bản, khóa luận tốt nghiệp (1996) của sinh viên Trần Thị Hoài Phương (ĐHSP TP.HCM) đã tiến hành điều tra tình hình HS học yếu môn hóa ở một số trường THPT trong thành phố và đưa ra một số phương pháp bồi dưỡng HS yếu lấy lại căn bản. − Phụ đạo HS yếu môn hóa lấy lại căn bản, khóa luận tốt nghiệp (2002) của sinh viên Trần Đức Hạ Uyên (ĐHSP TP.HCM) đã điều tra tình hình học hóa ở trường THPT, tìm hiểu nguyên nhân HS học yếu môn hóa và đề xuất phương pháp phụ đạo cho HS yếu. Tác giả đã xây dựng được hệ thống bài tập cho HS yếu nhằm hình thành các thao tác hoạt động trí tuệ cho HS, hình thành phương pháp giải các bài tập định tính, định lượng. − Những sai lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập hóa học, khóa luận tốt nghiệp (2005) của sinh viên Vi Văn Hồng (ĐHSP TP.HCM) đã điều tra về việc giải bài tập hóa học của HS THPT, tìm biện pháp khắc phục sai lầm cho HS khi giải bài tập hóa học. Tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp những sai lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập chương “Oxi - lưu huỳnh”. − Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận trong kiểm tra, đánh giá kiến thức hóa học của HS lớp 12 THPT, luận văn thạc sĩ (2003) của học viên Phạm Thị Tuyết Mai (ĐHSP HN) đã nghiên cứu tổng quát về chương trình hóa học 12. Dựa trên mục đích và yêu cầu của chương trình, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận sử dụng cho việc kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS. Luận văn có nhiều đóng góp mới vì trong thời điểm hiện tại, bài tập trắc nghiệm chưa được phổ biến rộng rãi. − Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại” lớp 12 THPT, luận văn thạc sĩ (2009) của học viên Nguyễn Ngọc Vân Linh (ĐHSP TP.HCM) đã trình bày một cách sâu sắc về việc đổi mới PPDH ở nước ta, thực trạng của việc kiểm tra, đánh giá ở một số trường THPT hiện nay và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại” nhằm hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho HS lớp 12 - THPT. Như vậy, hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về việc xây dựng bài tập trắc nghiệm cho HS lớp 12 mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đề tài hướng đến đối tượng HS trung bình - yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, chưa phản ánh toàn diện vấn đề thực tiễn và lý luận. Sinh viên Trần Thị Hoài Phương và Trần Đức Hạ Uyên thực hiện với chương trình và SGK cũ, việc áp dụng vào thực tế dạy học hiện nay có nhiều điểm không phù hợp. Sinh viên Vi Văn Hồng mới dừng lại ở những sai lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập hóa học và vận dụng vào chương “Oxi - lưu huỳnh” (lớp10). Qua đó, có thể khẳng định rằng việc dạy học cho HS trung bình - yếu hiện nay đang được nhiều trường học và giáo viên quan tâm, nhưng số đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. 1.2. Cơ sở lý thuyết trong bộ môn hóa học 1.2.1. Tầm quan trọng của lý thuyết đối với việc học bộ môn hóa học Kiến thức lý thuyết trong chương trình hóa học phổ thông bao gồm các học thuyết, các định luật hóa học và các khái niệm cơ bản. Việc nghiên cứu lý thuyết chủ đạo có giá trị phương pháp luận và quan trọng ở tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Sự tổng kết các vấn đề trên cơ sở lý thuyết chủ đạo tạo điều kiện phát triển tư duy lý thuyết và là phương pháp nhận thức, học tập cơ bản của bộ môn hóa học. Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết chủ đạo, GV có thể hình thành thế giới quan khoa học, cơ sở của phép biện chứng cho HS. 1.2.2. Các học thuyết cơ bản 1.2.2.1. Vị trí Tên thuyết Vị trí Thuyết nguyên tử, phân tử Chương 1 – Lớp 8 Thuyết electron Chương 1 – Lớp 10 Liên kết hóa học Chương 2 – Lớp 10 Lý thuyết về phản ứng hóa học Chương 3 – Lớp 10 Thuyết sự điện ly Chương 1 – Lớp 11 Thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ Chương 4 – Lớp 11 1.2.2.2. Ý nghĩa Các học thuyết cơ bản của hóa học phổ thông được lựa chọn tương ứng với các nguyên tắc xây dựng chương trình và sắp xếp liên tục. Sự phân bố các thuyết - định luật ở đầu chương trình hoặc phần mở đầu thể hiện sự phát triển liên tục và vai trò chủ đạo của các thuyết. Học thuyết sau dựa trên cơ sở của các học thuyết trước và ngày càng phát triển, giúp khám phá sâu sắc cấu trúc của các chất và mối liên hệ nhân quả giữa thành phần, cấu tạo và tính chất của các chất. − Thuyết nguyên tử - phân tử: là cơ sở lý thuyết của giai đoạn đầu nghiên cứu hóa học. Nội dung cơ bản của học thuyết được hình thành đầu tiên trong chương trình vật lý (lớp 7). Trong hóa học, các khái niệm nền tảng của học thuyết này được khẳng định và hình thành một cách chắc chắn trên cơ sở khoa học thực nghiệm. Khi đưa vào chương trình, nội dung của thuyết nguyên tử - phân tử cổ điển được bổ sung thêm các khái niệm hiện đại về cấu tạo chất. Đây là tiền đề cho việc trình bày lý thuyết chủ đạo của chương trình THPT. − Thuyết electron: phân bố đầu chương trình hóa học 10 - THPT, nghiên cứu học thuyết cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học. Cơ sở thuyết electron về cấu tạo chất được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Liên kết hóa học được nghiên cứu trên cơ sở thuyết cấu tạo nguyên tử với các khái niệm cơ lượng tử, làm rõ trạng thái electron trong nguyên tử và cơ chế hình thành liên kết hóa học. Nội dung của thuyết electron được vận dụng để nghiên cứu sự phụ thuộc của tính chất vào cấu tạo các đơn chất và hợp chất. Việc nghiên cứu này cũng được vận dụng khi học về các chất hữu cơ. − Lý thuyết về phản ứng hóa học: được nghiên cứu đầu học kì II lớp 10 - THPT, bản chất của PƯHH được nghiên cứu sâu và được giải thích bằng sự phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử chất tham gia và tạo thành liên kết mới để tạo ra phân tử chất mới. Các qui luật nhiệt động hóa học được nghiên cứu về mặt năng lượng của PƯHH. − Lý thuyết về sự điện ly: hỗ trợ việc nghiên cứu các chất điện li về mặt cơ chế và qui luật phản ứng. Học thuyết cho phép khám phá bản chất của chất điện li, quá trình điện li; phát triển và hoàn thiện các khái niệm về tính axit, bazơ, lưỡng tính và chứng minh tính tương đối của sự phân loại này. Học thuyết còn giải thích được sự phụ thuộc tính chất của các chất điện li vào thành phần và cấu tạo của chúng theo quan điểm của thuyết proton. − Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ: bắt đầu từ các nội dung cơ bản của thuyết Bu- lê-rốp, được mở rộng bằng các quan điểm của thuyết electron và cấu trúc không gian. Học thuyết này giúp nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất hữu cơ, là cơ sở để giải thích tính chất của chất hữu cơ, ảnh hưởng giữa các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) trong phân tử chất hữu cơ. 1.2.3. Các định luật hóa học cơ bản 1.2.3.1. Vị trí Tên các định luật Vị trí Định luật thành phần không đổi Chương 2 - Lớp 8 Định luật bảo toàn khối lượng Chương 2 - Lớp 8 Định luật Avogađro Chương 3 - Lớp 8 Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học Chương 2 - Lớp 10 1.2.3.2. Ý nghĩa − Định luật thành phần không đổi: nghiên cứu thành phần định lượng về cấu trúc phân tử các chất, cơ sở để xác định các nguyên tố hóa học tạo nên chất, dựa vào số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử để biểu diễn, mô tả các chất bằng kí hiệu, công thức hóa học các chất. − Định luật bảo toàn khối lượng: nghiên cứu qui luật bảo toàn khối lượng các chất trong PƯHH, trong sự vận động của vật chất: khối lượng các chất được bảo toàn, chỉ “thay đổi lại cấu tạo, sắp xếp lại các nguyên tử để tạo chất mới”. Định luật làm cơ sở cho việc tính toán, định lượng các chất trong PƯHH. − Định luật Avôgađro: xác định thể tích chất khí trong điều kiện chuẩn. Định luật giúp nghiên cứu định lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện chuẩn và mở rộng trong các điều kiện khác theo phương trình trạng thái của chất khí. − Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học: nghiên cứu qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các đơn chất và hợp chất trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố hóa học. Cùng với thuyết electron xác định qui luật biến đổi tính chất các chất với cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết hóa học các chất. Trên cơ sở đó dự đoán tính chất các chất, định hướng sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình thành kĩ năng dự đoán khoa học trong học hóa cho HS. 1.2.4. Các khái niệm cơ bản Khái niệm là hình thức tư duy của con người, phản ánh sự vận động, biến đổi và phát triển của hiện thực khách quan. Hình thành khái niệm là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận dạy học bộ môn. Nó có tầm quan trọng rất lớn về mặt đức dục và trí dục. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì không thể không nâng cao chất lượng của việc hình thành khái niệm cho HS. Những khái niệm hóa học dần dần hoàn thiện khi người học hiểu sâu hơn và rộng hơn về bản chất các hiện tượng hóa học, thuyết cấu tạo và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Sự phát triển về nội dung của những khái niệm cơ bản trong chương trình hóa học phổ thông gắn bó mật thiết với sự phát triển của thuyết cấu tạo chất, những hiểu biết về BTH và định luật tuần hoàn. Các khái niệm cơ bản trong chương trình hóa học phổ thông được chia thành những nhóm sau đây: − Những khái niệm về các chất cụ thể, các loại chất và khái niệm chung về chất và tính chất của chúng. − Những khái niệm về từng loại phản ứng hóa học cụ thể và khái niệm chung về phản ứng hóa học. − Những khái niệm về các nguyên tố hóa học, các nhóm nguyên tố hóa học và tính chất của chúng. − Các khái niệm chung và trừu tượng phản ánh những đặc tính của các nguyên tố, các chất và phản ứng hóa học được lấy ra làm đối tượng độc lập để nghiên cứu như hóa trị, số oxi hóa, tính axit, tính bazơ, tính lưỡng tính,... − Những khái niệm về ứng dụng thực tiễn quan trọng, có tính chất kỹ thuật tổng hợp của hóa học nhằm phục vụ đời sống, sản xuất, chiến đấu, khoa học,... − Những khái niệm thuộc về phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng cho hóa học như thí nghiệm, phân tích, nhận biết các chất,... Chương trình hóa học phổ thông truyền thụ những kiến thức của học thuyết về các nguyên tố hóa học và hợp chất của chúng, đó là những kiến thức quan trọng đối với thực tiễn, chúng được hệ thống hóa trong BTH các nguyên tố hóa học và được soi sáng bởi những quan điểm hiện đại của thuyết cấu tạo chất. 1.3. Bài tập hóa học Theo tác giả Trịnh Văn Biều trong giáo trình Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông (2003): 1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học Thuật ngữ “bài tập” chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: bài tập bao gồm cả những câu hỏi và bài toán mà khi giải quyết chúng HS phải nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệ._.m, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học. Khi hoàn thành bài tập, HS hoàn thiện được một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thí nghiệm. 1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học − bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để dạy HS tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình. Vì chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập, HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A. Đanilôp nhận định: "Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành". − Bài tập hóa học là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất, đồng thời giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. bài tập hóa học còn làm chính xác hóa các khái niệm, định luật đã học. − Bài tập hóa học giúp phát triển tư duy, rèn luyện trí thông minh cho HS: một số vấn đề lý thuyết cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài toán có tính chất đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc bén. Khi GV yêu cầu HS giải bằng nhiều cách và tìm ra cách giải ngắn nhất, đó là một phương pháp rèn luyện trí thông minh cho HS. − Bài tập hóa học phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp học tập hợp lý. − Bài tập hóa học còn được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới (hình thành khái niệm, định luật), khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, chủ động, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. − Bài tập hóa học là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác. − Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong như rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, có kế hoạch,…), nâng cao hứng thú học tập. Trên đây là một số tác dụng của bài tập hóa học, nhưng cần phải khẳng định rằng: Bản thân bài tập hóa học chưa có tác dụng gì cả. Không phải một bài tập hóa học hay thì luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, để HS tự tìm ra lời giải. Lúc đó bài tập hóa học mới thực sự có ý nghĩa, không phải chỉ dạy học để giải bài toán, mà là dạy học bằng giải bài toán. 1.3.3. Phân loại bài tập hóa học Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên các cơ sở khác nhau:  Dựa vào nội dung toán học của bài tập: + Bài tập định tính (không có tính toán) + Bài tập định lượng (có tính toán)  Dựa vào hoạt động của HS khi giải bài tập: + Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm) + Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm)  Dựa vào nội dung hóa học của bài tập: + Bài tập hóa đại cương: bài tập về chất khí, bài tập về dd, bài tập điện phân,… + Bài tập hóa vô cơ: bài tập về kim loại, bài tập về các phi kim, bài tập về các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối,… + Bài tập hóa hữu cơ: bài tập hiđrocacbon, bài tập về ancol - phenol - amin, bài tập về anđêhit - axit cacboxylic - este,…  Dựa vào nhiệm vụ đặt ra yêu cầu của bài tập: + Bài tập cân bằng PTPƯ + Bài tập viết chuỗi phản ứng + Bài tập điều chế + Bài tập nhận biết + Bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp + Bài tập lập công thức phân tử + Bài tập tìm nguyên tố chưa biết  Dựa vào lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập: + Bài tập dạng cơ bản + Bài tập tổng hợp  Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: + Bài tập trắc nghiệm + Bài tập tự luận  Dựa vào phương pháp giải bài tập: + Bài tập tính theo công thức và phương trình + Bài tập biện luận + Bài tập dùng giá trị trung bình…  Dựa vào mục đích sử dụng bài tập: + Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ + Bài tập dùng củng cố kiến thức + Bài tập dùng ôn luyện tổng kết + Bài tập dùng bồi dưỡng HS giỏi + Bài tập phụ đạo HS yếu…  Theo Lý luận dạy học hóa học, tập 1 (1994) của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, bài tập được chia thành 4 loại: + Bài tập định lượng + Bài tập lý thuyết + Bài tập thực nghiệm + Bài tập tổng hợp 1.3.4. Điều kiện giúp học sinh giải tốt bài tập hóa học HS phải nắm vững: − Lí thuyết: các học thuyết, các định luật, các khái niệm quy tắc, các quá trình hóa học, tính chất hóa học (TCHH) của các chất… − Các dạng bài tập cơ bản: xác định được dạng bài tập và phương pháp giải cho từng dạng bài. − Có kiến thức và kĩ năng toán học: giải phương trình, hệ phương trình, một số phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan. 1.3.5. Một số dạng bài tập phần hóa vô cơ lớp 12 1.3.5.1. Lý thuyết cơ bản Đây là dạng bài tập đại cương, đòi hỏi ở mức độ nhận thức “BIẾT” là chính. Yêu cầu HS phải nắm chắc các khái niệm cơ bản, các định nghĩa cũng như hệ thống lý thuyết. Tuy nhiên, HS cần lưu ý là do phạm vi bài tập dạng này khá rộng nên cần bao quát kiến thức. 1.3.5.2. Tính chất của kim loại Đây là dạng bài tập phong phú, đa dạng và chiếm một lượng lớn trong chương trình. Để làm tốt phần này, HS cần nắm vững cấu tạo nguyên tử, BTH. Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế. 1.3.5.3. Xác định tên nguyên tố kim loại Đây là dạng bài tập khá phổ biến, đòi hỏi HS có nền tảng kiến thức nhất định về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo BTH, TCHH, phương pháp điều chế... Bên cạnh đó, để làm nhanh và chính xác bài trắc nghiệm, HS cần có kĩ năng phân tích, so sánh, suy luận, loại trừ. 1.3.5.4. Điều chế, sản xuất Với dạng BT này, HS cần nắm vững quy trình điều chế, sản xuất chất hóa học. Ở mức độ cao hơn, HS phải biết cách hệ thống và liên hệ đến các kiến thức liên quan, vận dụng tạo thành sơ đồ điều chế - sản xuất. Bên cạnh đó, việc tính toán liên quan đến hiệu suất và vận dụng định luật bảo toàn nguyên tố ở dạng bài tập này rất thích hợp. 1.3.5.5. Nhận biết, tách chất Dạng bài tập này được xem là khó đối với HS trung bình - yếu, yêu cầu khả năng tổng hợp, so sánh và kĩ năng làm thí nghiệm. − Đối với dạng bài nhận biết: HS cần nắm vững TCVL và TCHH của các chất cần nhận biết. Dùng phản ứng đặc trưng của các chất đó với thuốc thử thích hợp để tạo ra một trong các hiện tượng có thể tri giác được như đổi màu, kết tủa, sủi bọt khí, có mùi riêng biệt… − Đối với dạng tách chất: Dùng phản ứng thích hợp để chuyển dần các chất trong hỗn hợp sang dạng trung gian và tách ra khỏi hỗn hợp, sau đó dùng phản ứng khác để tái tạo chất trung gian trở lại chất ban đầu. 1.3.5.6. Giải thích hiện tượng Dạng bài này rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và hệ thống hóa kiến thức. HS theo dõi hiện tượng xảy ra, viết PTPƯ cụ thể từng quá trình thí nghiệm, sau đó xác định kết quả theo yêu cầu của đề. 1.3.5.7. Bài tập thực hành Các thao tác, kĩ năng làm thí nghiệm là nội dung chính của dạng bài tập này. Mục đích của bài là định hướng cho HS hoàn thiện cả lý thuyết và thực hành. Hiện nay dạng bài tập này tương đối ít nhưng đang và sẽ được chú trọng hơn nữa trong tương lai. 1.3.5.8. Ứng dụng của kim loại và hợp chất của chúng HS cần phải liên hệ thực tế trong quá trình học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới là gắn liền hóa học với thực tiễn cuộc sống. HS phải quan tâm hơn đến phần ứng dụng của các chất cụ thể trong chương trình. 1.3.5.9. Bài tập toán tổng hợp Đây là dạng bài tập đòi hỏi nhiều kĩ năng tổng hợp, tính toán, suy luận, phân tích, so sánh, hệ thống… ở các mức độ nhận thức khác nhau. Bên cạnh đó HS còn phải vận dụng linh hoạt với từng dạng toán cụ thể, có thể là một phương pháp hoặc phối hợp nhiều phương pháp. 1.4. Một vài vấn đề về học sinh trung bình - yếu môn hóa 1.4.1. Nhận diện học sinh trung bình - yếu 1.4.1.1. Về kiến thức HS mất căn bản về hóa trị, kí hiệu hóa học, số oxi hóa, tính tan, TCHH đặc trưng của kim loại, phi kim, axit, bazơ, muối... 1.4.1.2. Về kĩ năng − HS gặp nhiều khó khăn về cân bằng phản ứng oxi hóa - khử, viết phản ứng trao đổi, tính toán (số mol, nồng độ,…), phương pháp giải một số dạng toán cơ bản (toán hỗn hợp, hiệu suất, xác định tên kim loại, dư - thiếu,…). − Diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ hóa học (thuật ngữ, kí hiệu). 1.4.1.3. Về phương pháp học tập HS trung bình - yếu chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Chẳng hạn: − Cầm vở học thuộc lòng từng câu, từng chữ. − Chưa nắm vững lý thuyết đã vội làm bài tập. − Chưa có sự liên kết các kiến thức đã học thành một thể thống nhất. − Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng còn yếu; khả năng phân tích, tổng hợp hạn chế. 1.4.1.4. Biểu hiện bên ngoài − Thái độ thờ ơ với việc học, chán nản: trong lớp hay nói chuyện riêng, làm việc riêng, không làm bài tập về nhà, không học lý thuyết, tập vở ghi chép cẩu thả. − Khả năng tiếp thu bài chậm so với HS bình thường. − Đi học không chuyên cần: nghỉ học không phép, cúp tiết. − Làm bài không cẩn thận, sai nhiều lỗi. − Có hành vi vô lễ với thầy cô. 1.4.1.5. Điểm số: − Kết quả các bài kiểm tra thường không cao. − Điểm trung bình các môn tự nhiên liên quan như toán, lý không cao. − Kết quả môn hóa ở các năm học trước thấp. 1.4.2. Nguyên nhân học sinh học yếu 1.4.2.1. Giáo viên và nhà trường Giáo viên: − Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số GV còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, việc đổi mới PPDH còn mờ nhạt, chất lượng bài lên lớp chưa tốt. − Có những GV chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài. Dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thức một cách tùy tiện. − Một số GV chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng HS yếu - kém; chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của HS. − Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho HS yếu - kém không theo kịp. − Một số GV chưa thật sự toàn tâm, toàn ý với nghề do bị chi phối bởi nhiều vấn đề của cuộc sống, chưa thật sự giúp đỡ HS thoát khỏi yếu - kém. − Lại có GV còn thiếu nghệ thuật cảm hóa HS yếu - kém, không gây hứng thú để HS thích học môn hóa. − Một số GV chưa coi trọng việc đánh giá chất lượng thực của HS, còn có hiện tượng chạy theo thành tích. − Còn có GV đối xử không công bằng, trù dập HS để lại những dấu ấn không tốt trong lòng HS, khiến HS ghét môn học đó. Nhà trường: − Tác dụng không mong muốn của công tác đánh giá thi đua: căn cứ đánh giá thi đua trong giáo dục là dựa vào chất lượng dạy học, nhưng hiện vẫn chưa có phương pháp để đánh giá một cách khách quan. − Đặc trưng của môn hóa là vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, việc nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, các PƯHH… còn trừu tượng, cần sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất nhiều trường THPT hiện nay còn hạn chế. − Đa số các lớp học đều có số lượng HS từ 40 đến 60, với trình độ khác nhau: giỏi - khá - trung bình - yếu - kém. GV thật sự khó khăn trong việc tìm ra PPDH chung cho cả lớp. − Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Kênh thông tin cung cấp dữ liệu từ nhà trường đến phụ huynh HS và ngược lại còn hạn chế. 1.4.2.2. Gia đình − Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều phụ huynh bận rộn với cuộc sống mưu sinh, chưa quan tâm đúng mực đến việc học tập cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của con em mình. HS chưa ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của việc học, thiếu thốn tình cảm, dễ bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội, xao lãng việc học hành. HS không học bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp trở nên phổ biến, việc tiếp thu bài mới khó khăn, dẫn đến tình trạng lười học, chán học… − Gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến HS không chú tâm vào học tập. − Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái: khi HS lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch,...) cha mẹ dễ dàng đồng ý, lâu dần, HS mất căn bản, không theo kịp bạn bè, chán học,... − Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại lúng túng trong việc đưa ra phương pháp phù hợp. 1.4.2.3. Xã hội − Tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của một bộ phận thanh thiếu niên bỏ học, tác động của game online, những tác động xấu của internet do không được định hướng đúng đắn. − HS mất dần khả năng tư duy tự học, tự sáng tạo, tự đào sâu kiến thức. Vì điều kiện học tập ngày nay khá đầy đủ: ngoài SGK, HS còn được trang bị nhiều loại sách tham khảo, sách học tốt, sách nâng cao,... Ngoài thời gian học ở trường, HS còn có điều kiện và thời gian học thêm, học kèm ở các thầy cô giáo. Thực tế cho thấy, nhiều HS không hề biết cách tự học và chưa bao giờ tự học được. 1.4.2.4. Bạn bè Bước vào tuổi vị thành niên, bạn bè có một vai trò quan trọng. HS dễ bị tác động từ bạn bè, từ cái tốt (cố gắng học tập, chơi thể thao, hoạt động Đoàn…), đến cái xấu (sự đua đòi, hút thuốc, đua xe, bỏ học, trò chơi điện tử, bạo lực học đường...). HS rất sợ bị bạn bè tẩy chay hay loại ra khỏi nhóm nếu không hòa nhập theo. 1.4.2.5. Học sinh − Chưa xác định được mục đích, động cơ học tập, chưa tập trung trong giờ học. − Mất kiến thức căn bản từ lớp dưới nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. − Hóa học là môn khoa học tự nhiên, có mối liên quan nhất định với các môn toán, lý. Nếu HS yếu những môn này thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hóa. − Năng lực trí tuệ của một số HS hạn chế nên tiếp thu bài còn chậm, khuyết tật (khiếm thính, sức khỏe yếu…). 1.4.3. Những khó khăn khi dạy học sinh trung bình - yếu Việc dạy cho HS trung bình - yếu trong nhà trường là việc làm đòi hỏi nhiều công sức, sự yêu thương, tận tụy và cố gắng của GV. Công tác này thường gặp một số khó khăn như sau: − Về phía chương trình: không có một chương trình nào dành riêng đối tượng này. Đặc biệt đối với HS lớp 12, GV phải bù đắp thật đầy đủ không chỉ về kiến thức hổng mà còn phương pháp, các dạng toán cơ bản… để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. − Về phía lãnh đạo nhà trường: rất khó khăn để phối hợp với cha mẹ HS, phần lớn phụ huynh HS yếu - kém ít quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc cho giáo viên và nhà trường. − Về phía GV: hầu hết GV đều khá e ngại khi dạy lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. Công việc này đòi hỏi GV phải mất rất nhiều công sức, tâm huyết, thời gian, rất khó khăn để tìm ra phương pháp thích hợp cho từng đối tượng HS, thậm chí có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đua cuối học kì, cuối năm. − Về phía HS: chậm hiểu, dễ nản lòng, không hợp tác, khó tập trung… 1.5. Thực trạng dạy và học hóa học đối với học sinh trung bình - yếu ở một số trường THPT tại TP.HCM 1.5.1. Mục đích điều tra − Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học hóa học đối với HS trung bình - yếu tại một số trường THPT. − Tìm hiểu nguyên nhân việc HS không yêu thích và học yếu môn hóa. − Tìm hiểu những PPDH được GV sử dụng cho các lớp học có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. 1.5.2. Đối tượng điều tra − GV đang giảng dạy lớp 12, ban cơ bản: phát 86 phiếu cho 86 GV (trong đó có 57 GV hiện đang theo học lớp cao học chuyên ngành “Lý luận và phương pháp dạy học hóa học” và 29 GV tại 3 trường chúng tôi dự kiến TN). − 619 HS học chương trình hóa học 12, ban cơ bản, ở các trường THPT tại TP.HCM gồm: Trường THPT Nguyễn Huệ Võ Trường Toản Quang Trung Số phiếu 188 171 84 1.5.3. Phương pháp điều tra − Trao đổi, phỏng vấn − Sử dụng phiếu điều tra 1.5.4. Tiến trình điều tra − Trong buổi học thường kì của lớp cao học ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học, tại khoa Hóa - ĐHSP TP.HCM chúng tôi đã gửi phiếu điều tra cho các học viên tham gia khóa học. − Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã gửi phiếu điều tra cho GV giảng dạy và HS ở các trường dự kiến TN. 1.5.5. Kết quả điều tra 1.5.5.1. Kết quả điều tra tham khảo ý kiến GV Câu 1: Tâm trạng của thầy/cô khi được phân công dạy lớp 12 có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao? Bảng 1.1: Tâm trạng của GV khi dạy lớp 12 có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao GV đồng ý Số lượng Phần trăm (%) Lo lắng 21 24,4 Cương quyết không nhận 0 0,0 Bình thường 41 47,6 Sẵn sàng nhận 24 28,0 Kết quả cho thấy: − Hầu hết GV không nhiệt tình, hào hứng khi dạy ở lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. Song, không có GV nào cương quyết không nhận. − Có nhiều khó khăn GV phải giải quyết khi nhận lớp học yếu. Câu 2. Ý kiến thầy/cô về bài tập dành cho HS trung bình - yếu trong SGK và SBT hiện nay? Bảng 1.2: Ý kiến của GV về SGK và SBT hóa học 12 (%GV đồng ý) Đánh giá % Đánh giá % Đánh giá % Đánh giá % Số lượng Thừa 9,3 Nhiều 18,2 Vừa 28,5 Ít 46 Mức độ Quá khó 28,5 Khó 36,7 Bình thường 22,3 Dễ 13,5 Kiến thức Đầy đủ 23,8 khá đủ 41,3 Bình thường 21,2 chưa đa dạng 13,7 Kết quả cho thấy: − Có 46% GV đồng ý rằng số lượng bài tập trong SGK và SBT dành cho HS trung bình - yếu ít. Như vậy, với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, GV cần phải soạn thêm bài tập có nội dung thích hợp cho đối tượng HS này. − Có 36,7% GV cho rằng bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình - yếu là khó. Nên GV cần giảng giải từng bước, hình thành phương pháp giải đối với mỗi dạng, có bài tập cho HS áp dụng. − Có 41,3% GV đồng ý kiến thức của bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình - yếu là khá đầy đủ. Đây là một ưu thế của SGK mới hiện hành. Câu 3: Cơ sở nào giúp thầy/cô đánh giá được năng lực học tập của HS lớp mình dạy? Bảng 1.3: Ý kiến của GV về cơ sở đánh giá được năng lực học hóa của HS GV đồng ý Số lượng Phần trăm (%) Kết quả bài kiểm tra đầu năm 52 60,5 Kết quả bài kiểm tra trong chương trình 86 100 Nhận xét của GV chủ nhiệm 36 41,2 Kết quả năm học trước 58 67,4 Mức độ tích cực của HS trong giờ học 65 75,6 Kết quả cho thấy: Tất cả GV tham gia khảo sát đều đồng ý dựa vào kết quả các bài kiểm tra trong chương trình để đánh giá lực học của HS. Một số cơ sở khác: mức độ tích cực của HS trong giờ học hay kết quả năm học trước cũng được nhiều GV chú ý. Câu 4: Theo thầy/cô, nguyên nhân nào khiến HS học yếu môn hóa? Bảng 1.4: Ý kiến của GV về nguyên nhân HS học yếu môn hóa GV đồng ý Số lượng Phần trăm (%) Ý thức học tập chưa tốt. 86 100 Mất kiến thức căn bản. 82 95,3 Hoàn cảnh gia đình. 54 62,8 Thực trạng chạy theo thành tích. 37 43 Thiếu thốn điều kiện học tập (sách, vở,…). 28 32,6 Có nhiều loại hình vui chơi, giải trí. 46 53,5 Tinh thần trách nhiệm của GV dạy hóa trước đó. 35 40,7 Thói quen ỷ lại. 51 59,3 Bị ảnh hưởng từ bạn bè. 49 60 Khả năng tư duy hạn chế. 68 79,1 Kết quả cho thấy: − Có 86 GV (100%) cho rằng ý thức học tập của HS chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến HS học yếu môn hóa. − Có 82 GV (95,3%) đồng ý việc HS mất kiến thức căn bản là trở ngại lớn cho việc tiếp thu bài. − Các nguyên nhân khác như: gia đình chưa quan tâm đúng mực, thói quen ỷ lại… cũng tác động khá nhiều đến kết quả học tập của HS. Câu 5: Những khó khăn thầy/cô thường gặp khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới? Bảng 1.5: Ý kiến của GV về những khó khăn khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới (%GV đồng ý) Những khó khăn thường gặp Đồng ý Thiếu tài liệu tham khảo 58,1 Thiếu hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 73,3 Thiếu thiết bị nghe nhìn 61,6 Không có nhiều thời gian chuẩn bị bài 41,9 Chưa xây dựng được hệ thống bài tập từ dễ đến khó 74,4 Nhiều nội dung khó với HS 77,9 Kết quả cho thấy: − Khó khăn lớn nhất GV gặp phải khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới là có nhiều nội dung khó đối với HS (77,9%), tiếp đó là chưa xây dựng được hệ thống bài tập từ dễ đến khó (74,4%) và thiếu hóa chất và dụng cụ thí nghiệm (73,3%). − Nhiều GV đã khắc phục được khó khăn về thời gian chuẩn bị bài và tài liệu tham khảo. − Việc thiếu hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn… là các yếu tố khách quan, phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà trường; còn việc xây dựng hệ thống bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, GV có thể cải thiện sớm, nhằm tăng hiệu quả dạy học. GV cần tìm phương pháp thích hợp để việc truyền thụ các kiến thức mới dễ dàng hơn. Câu 6: Những khó khăn thầy/cô thường gặp khi dạy lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao? Bảng 1.6: Ý kiến của GV về những khó khăn khi dạy học cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. STT Khó khăn (Mức độ 1 là ít khó khăn, 4 là rất khó khăn) Tỉ lệ (%) GV Đồng ý Không đồng ý 1 2 3 4 1 - Mất căn bản từ các lớp trước 1,3 5 30,5 62,8 0 2 - Chương trình quá tải 5,3 18,8 30,5 43,1 2,3 3 - Số tiết ít 26,6 11,6 25,1 21,6 15,1 4 - Lớp ồn ào, HS không hợp tác 0,2 6,8 38,2 54,8 0 5 - Khả năng ghi nhớ của HS hạn chế 7,3 20,6 29,3 42,8 4,7 6 - Thiếu kĩ năng tổ chức, quản lý HS 13,4 25,1 20,7 33,8 7 7 - Lớp có trình độ không đồng đều 9,9 22 26,8 41,3 0 8 - Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. 9,2 16,3 34,2 40,3 0 9 - Sỉ số HS đông 18,2 32,6 22,4 26,8 2,3 10 - Không biết chuẩn kiến thức HS trung bình - yếu cần đạt được 24,4 25,7 21,3 22,8 5,8 Kết quả cho thấy: − GV gặp nhiều khó khăn khi dạy lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, trong đó khó khăn lớn nhất là HS mất căn bản từ các lớp trước, không có nền tảng để tiếp thu kiến thức mới, đặc biệt là với HS lớp 12. Khó khăn tiếp theo là lớp ồn ào và HS quậy phá không hợp tác. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với GV, đặc biệt là các GV trẻ hoặc thiếu kỹ năng cảm hóa HS. − Một số vấn đề như: chương trình quá tải, khả năng ghi nhớ của HS hạn chế, lớp có trình độ HS không đồng đều, chưa xây dựng được hệ thống bài tập … cũng là những thách thức lớn đối với GV. Câu 7: Ý kiến của thầy/cô về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình - yếu? Bảng 1.7: Ý kiến của GV về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình - yếu STT Giải pháp Tỉ lệ (%) GV Đồng ý Không đồng ý Rất cần thiết Cần thiết Bình thường 1 - Kiểm tra lý thuyết thường xuyên. 75,6 15,1 9,3 0 2 - Nhấn mạnh phần trọng tâm dựa vào chuẩn kiến thức. 81,4 14 4,6 0 3 - Xây dựng hệ thống bài tập theo từng dạng, từ dễ đến khó, có bài mẫu. 64 26,7 9,3 0 4 - Tạo hứng thú cho tiết học. 41,9 30,2 19,8 8,1 5 - Thường xuyên hệ thống, liên hệ kiến thức cũ và mới. 27,9 41,9 30,2 0 6 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước bằng hệ thống câu hỏi định hướng. 38,4 39,5 17,4 4,7 7 - Bổ sung kịp thời kiến thức nền tảng mà HS đã lãng quên. 74,4 19,8 5,8 0 8 - Liên hệ với GVCN, phụ huynh. 11,6 45,3 23,3 19,8 9 - Hình thành đôi bạn học tốt. 29 32,6 29,1 9,3 Kết quả cho thấy: − Biện pháp được nhiều GV tán thành nhất là nhấn mạnh phần trọng tâm dựa vào chuẩn kiến thức (81,4%), tiếp đến là kiểm tra lý thuyết thường xuyên (75,6%), bổ sung kịp thời những kiến thức nền tảng HS đã lãng quên (74,4%) và xây dựng hệ thống bài tập theo từng dạng, từ dễ đến khó, có bài mẫu (64%). − Đối với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, một nhiệm vụ lớn đặt ra cho GV đứng lớp là phải bổ sung kịp thời những kiến thức nền tảng HS đã lãng quên, đồng thời phải hoàn thành chương trình học trong thời gian có hạn. Đây là một nhiệm vụ không đơn giản, GV rất cần những tài liệu tham khảo phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy đặt ra. 1.2.5.2. Kết quả điều tra tham khảo ý kiến HS Câu 1: Khi học lý thuyết mới, em thích thầy/cô sử dụng những hình thức dạy học nào? Bảng 1.8: Ý kiến của HS về hứng thú học tập khi học lý thuyết mới Hình thức tổ chức Tỉ lệ (%) HS Thích nhất Khá thích Bình thường Không thích Giảng giải. 2,7 26 58,2 13,1 Đặt câu hỏi- HS trả lời. 11,3 29,1 42 17,6 Nêu vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề. 18,3 66,8 11,5 3,4 Biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng. 87,6 9,2 3,2 0 Dùng kết quả thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài mới. 48,1 39,7 9,2 3,2 Các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, làm bài báo cáo. 14 27,1 43,8 15,1 Các nhóm thảo luận, chia sẻ kiến thức. 33,6 14,3 29,3 22,8 Các nhóm tự làm thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới. 60,7 28,2 8,8 2,3 Kết quả cho thấy: − HS hứng thú khi GV sử dụng PPDH nêu vấn đề và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề (66,8%). − HS rất muốn GV sử dụng các thí nghiệm hóa học. Thí nghiệm biểu diễn của GV được nhiều HS tại các trường khảo sát yêu thích nhất (87,6%). Nhiều HS muốn được tự mình làm thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới (60,7%). − HS hài lòng với phương pháp học nhóm, thảo luận và chia sẻ kiến thức (33,6%) nhưng nhiều HS còn rụt rè khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu và làm bài báo cáo (14%). Câu 2: Khi học bài luyện tập, ôn tập em thích thầy/cô sử dụng hình thức dạy học nào dưới đây? Bảng 1.9: Ý kiến của HS về hứng thú học tập trong giờ luyện tập, ôn tập Hình thức tổ chức Tỉ lệ (%) HS Rất thích Thích Bình thường Không thích Hướng dẫn các bước giải cho từng dạng bài, cho ví dụ minh họa và bài tập áp dụng. 51,9 28,3 17,2 1,0 Hướng dẫn giải các bài tập trong SGK, SBT, đề cương… 25,0 34,7 35,3 1,0 Dùng sơ đồ, biểu bảng hệ thống hóa kiến thức cơ bản cần nắm vững. 26,1 33,6 32,0 3,5 Đàm thoại với HS để tổng kết kiến thức cơ bản rồi hướng dẫn giải bài tập. 17,2 32,2 38,2 3,5 Dùng phiếu học tập đưa ra nhiệm vụ học tập, các nhóm thảo luận, trình bày kết quả. 11,9 22,9 43,1 7,7 Các nhóm, cá nhân trả lời câu hỏi trong trò chơi đố vui. 46,8 26,0 17,0 3,1 Kết quả cho thấy: − Đa số HS muốn được GV hướng dẫn từng bước giải bài tập và có ví dụ minh họa (86,2%), tiếp đến là HS tham gia trò chơi trong giờ luyện tập, ôn tập (72,8%), việc GV sử dụng sơ đồ, biểu bảng để tổng kết kiến thức được HS yêu thích hơn các hình thức khác (58,7%). − Như vậy, việc dạy học hướng tới hoạt động tích cực được HS hưởng ứng rất nhiệt tình. Câu 3: Ý kiến của em về bài tập trong SGK và SBT? Bảng 1.10: Ý kiến của HS về BT bài tập trong SGK và SBT (%HS đồng ý) Đánh giá % Đánh giá % Đánh giá % Số lượng nhiều 17,4 bình thường 22,1 ít 60,5 Mức độ khó 52,4 bình thường 28,2 dễ 19,4 Kiến thức đầy đủ 71,1 bình thường 20,1 nghèo nàn 8,8 Kết quả cho thấy: − Về số lượng: có 60,5% HS đồng ý số lượng bài tập trong SGK và SBT dành cho HS trung bình - yếu khá ít. − Về mức độ: có 52,4% HS đồng ý bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình - yếu là khó. − Về lượng kiến thức: có 71,1% HS cho rằng kiến thức từ bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình - yếu là đầy đủ. Câu 4: Phương pháp nào em thường dùng khi tự học môn hóa? Bảng 1.11: Ý kiến của HS về phương pháp học hóa Phương pháp của em Tỉ lệ (%) HS Thường xuyên Ít Hầu như không - Học lý thuyết bằng cách đọc to nhiều lần. 74,3 14,4 11,3 - Học lý thuyết bằng cách ghi ra giấy thành sơ đồ, các PƯHH. 18,6 43,6 37,7 - Coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học hóa. 15,1 31,4 53,5 - Khi có tiết hóa mới coi lại bài và làm bài tập ở nhà. 62,3 35 2,7 - Làm hết bài tập do GV yêu cầu. 21,4 32,6 46 Kết quả cho thấy: − HS trung bình - yếu chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả, dễ bị phân tán suy nghĩ. Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, có nhiều PTPƯ, công thức,… Nhiều em học lý thuyết bằng cách đọc to nhiều lần (74,3%) cùng với việc khi có tiết hóa mới coi lại bài và làm bài tập ở nhà (62,3%), như thế vừa khó lưu giữ thông tin, vừa nhanh quên. − Phương pháp học tập giúp HS ghi nhớ tốt và hiểu bài là: học lý thuyết bằng cách ghi ra giấy các sơ đồ, PTPƯ; coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học; làm hết bài tập do GV yêu cầu chưa được nhiều HS sử dụng. Câu 5: Những nguyên nhân khiến em gặp khó khăn khi giải bài tập hóa học? (1 là ít khó khăn, 4 là rất khó khăn) Bảng 1.12: Ý kiến của HS về nguyên nhân không giải được bài tập hóa Mức độ Tỉ lệ (%) HS 1 2 3 4 - Không nắm được lý thuyết. 1,6 13,1 54,1 31,2 - Không định được hướng giải. 11,3 25,3 48,3 15,1 - Không liên hệ được dữ kiện và yêu cầu của đề. 19 10,5 47 23,5 - GV giảng bài khó hiểu nên em không biết cách làm. 5,5 27,3 44,2 23 - Không đủ thời gian. 3,6 24,6 31,2 40,6 Kết quả cho thấy: − Nguyên nhân lớn nhất khiến HS không giải được bài tập hóa học là không nắm được lý thuyết (54,1%), tiếp đó là: không định được hướng giải (48,3%) và không liên hệ được dữ kiện với yêu cầu của đề (47%). − Qua phỏng vấn trực tiếp, nhiều HS không đủ thời gian học và làm bài tập về nhà vì phải dành nhiều thời gian đi học thêm nhiều, một số HS không hiểu bài vì mất kiến thức căn bản. Câu 6: Em gặp khó khăn khi giải những dạng bài tập nào? Bảng 1.13: Ý kiến của HS về mức độ khó khăn ở các dạng BT bài tập Các dạng bài tập Tỉ lệ (%) HS Rất khó Khó Vừa phải Dễ - Viết công thức phân tử 8,1 16,3 49,2 26,4 - Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử 23 44,2 22,6 10,4 - Chuỗi phản ứng 6,8 21,2 46,5 16,5 - Điều chế 9,9 38,8 29,7 21,6 - Nhận biết 19 28,4 30,5 22,1 - Giải thích hiện tượng 20,3 36,8 24,8 18,1 - Toán hỗn hợp 2,3 22,1 36,8 38,8 - Toán dư, thiếu 2,5 8,8 34,3 54,4 - Toán oxit axit (SO2, CO2,…) tác dụng với dd kiềm (NaOH, KOH, Ca(OH)2,…) 17,2 33,4 35,2 14,2 - Toán hiệu suất 36,3 37,5 21 5,2 - Toán biện luận 60,7 21,2 13,8 4,3 - Áp dụng các định luật (bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích,…) 54,4 24,4 16,9 4,3 Kết quả cho thấy: − Những dạng bài tập nhiều HS gặp khó khăn: toán hiệu suất (36,3%), toán biện luận (60,7%), áp dụng các định luật (54,4%). Đây là những dạng bài tập đòi hỏi ở HS kĩ năng tổng hợp, tư duy nhạy bén. Tuy nhiên, ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao thì việc luyện tập những dạng bài này còn hạn chế. − HS cũng gặp nhiều khó khăn ở các dạng bài: cân bằng phản ứng oxi hóa - khử, điều chế, nhận biết, giải thích hiện tượng, toán oxit axit (SO2, CO2,…) tác dụng với dd kiềm (NaOH, KOH, Ca(OH)2,…). Đây là những dạng bài khá cơ bản v._. (2006), Dự án Việt Bỉ, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu hội thảo về đào tạo giáo viên và phương pháp dạy học hiện đại, Viện Nghiên cứu Giáo dục Hà Nội. 10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Cương (1990), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Cương - Nguyễn Ngọc Quang - Dương Xuân Trinh (1995), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (1999), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, NXB Đại học sư phạm. 15. GS.TSKH Nguyễn Cương (chủ biên), TS Nguyễn Mạnh Dung, Phương pháp dạy học hóa học tập I, NXB Đại học Sư phạm. 16. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2007), “Rèn năng lực sáng tạo cho HS trong dạy môn hóa học ở trường phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, số 8/2007. 17. Cao Cự Giác (2008), Bài tập trắc nghiệm chọn lọc hóa học 12, NXB ĐH Quốc gia TP. HCM. 18. Cao Cự Giác (2000), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 2, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 19. Cao Cự Giác (2001), Tuyển tập các bài giảng hóa học vô cơ, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 20. Đoàn Thị Thu Hiền (2005), Xây dựng hệ thống bài toán hóa học có thể giải nhanh dùng làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm Hà Nội. 21. Phó Đức Hòa, Ngô Quan Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục. 22. Đỗ Đình Hoan (2006), “Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (150), tr.28 – 30. 23. Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 24. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm. 25. Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Cửu Phúc, Lê Ngọc Tứ (2008), Phương pháp làm bài tập trắc nghiệm phần Đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục. 26. Trần Thành Huế (1996), Một số tổng kết về bài tập hóa học, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 27. Đỗ Xuân Hưng (2008), Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 28. Nguyễn Ngọc Vân Linh (2009), Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần các nguyên tố kim loại lớp 12, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm TP.HCM. 29. Phạm Thị Tuyết Mai (2003), Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận trong kiểm tra, đánh giá kiến thức hóa học của học sinh lớp 12 trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm Hà Nội. 30. Robert J.Marzaro, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục. 31. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, ĐH Sư phạm Hà Nội. 32. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 33. Lê Ngọc Sáng (2008), Phương pháp giải nhanh câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 12 Cơ bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 34. Cao Thị Thặng (1995), Hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường trung học phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội 35. Hà Minh Tân (2007), “Một số điều cần tránh trong câu hỏi trắc nghiệm”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng (6) tr6 - 10. 36. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường ĐH Sư phạm TP. HCM. 37. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 38. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. 39. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kì 2004 – 2007, NXB Đại học Sư phạm. 40. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Hóa học 12, NXB Giáo dục. 41. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tường (2007), Hóa học 12 - Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 42. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội. 43. Vũ Anh Tuấn (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn hóa học, NXBGD. 44. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 45. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở trường phổ thông, NXB. 46. Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập trắc nghiệm hóa học 12, NXB Giáo dục. 47. Nguyễn Xuân Trường (2008), Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hóa học, tập 3, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 48. Đào Hữu Vinh - Nguyễn Duy Ái (2004), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 12, NXB Giáo dục. 49. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 50. PGS.TS. Đào Hữu Vinh, ThS. Nguyễn Thu Hằng (2007), Phương pháp trả lời đề thi trắc nghiệm môn Hóa học, NXB Hà Nội 51. Đề thi đại học, cao đẳng khối A và B các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Các website 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. PHỤ LỤC 1 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Phòng KHCN và SĐH GIÁO VIÊN Kính thưa quý Thầy (Cô)! Xin quý Thầy (Cô) cho biết thực trạng dạy học ở các lớp có lượng học sinh trung bình - yếu đáng kể ở trường phổ thông hiện nay. Câu trả lời của quý Thầy/Cô giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH – YẾU” THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA GIÁO VIÊN - Họ và tên (có thể ghi hoặc không): …………………………………Tuổi: ………. - Trình độ chuyên môn:  Cao đẳng  Đại học  Thạc sĩ  Tiến sĩ - Nơi công tác: …………………………Tỉnh (Thành phố): ……………………… - Loại hình trường:  Chuyên  Công lập  Công lập tự chủ  Dân lập/Tư thục - Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổng thông: ………….năm. Kính mong quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn. (Có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn) CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 1. Tâm trạng của Thầy (Cô) khi được phân công dạy lớp có số lượng học sinh trung bình – yếu đông  Lo lắng, buồn .  Bất mãn  Bình thường  Nhiệt tình, hào hứng 2. Theo thầy/cô, bài tập dành cho học sinh trung bình-yếu trong sách giáo khoa và sách bài tập hiện nay đã được thiết kế • Số lượng:  Thừa  Nhiều  Vừa  Ít • Mức độ:  Quá khó  Khó  Bình thường  Dễ • Kiến thức:  Đầy đủ  khá đủ  bình thường  Chưa đa dạng 3. Những cơ sở nào giúp thầy/cô đánh giá được năng lực học hóa của lớp mình?  Kết quả bài kiểm tra đầu năm  Kết quả các bài kiểm tra trong lớp  Kết quả năm học trước  Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm  Mức độ tích cực của học sinh trong giờ học Nguồn thông tin khác: …………………………………………………………………….……………….. 4. Nguyên nhân học sinh học yếu môn hóa  Ý thức học tập chưa tốt  Thực trạng chạy theo thành tích.  Có nhiều loại hình vui chơi, giải trí  Gia đình chưa quan tâm đúng mực.  Tinh thần trách nhiệm của các giáo viên dạy hóa trước đó.  Điều kiện đầy đủ, thói quen ỷ lại.  Bị ảnh hưởng từ bạn bè.  Khả năng tư duy hạn chế. Ý kiến khác: ………………………………………………………………………………………………… 5. Những khó khăn Thầy (Cô) gặp phải khi dạy lý thuyết hóa học 12? Những khó khăn thường gặp khi dạy nội dung mới Đồng ý Không đồng ý Thiếu tư liệu tham khảo Thiếu hóa chất và dụng cụ thực hành thí nghiệm Thiếu kinh nghiệm giảng dạy những nội dung mới Không có nhiều thời gian chuẩn bị bài Bài tập hóa học đa dạng nhưng chưa hợp logic Nhiều nội dung khó không phù hợp với HS 6. Khi tiến hành tổ chức dạy học cho lớp học có đối tượng HS trung bình-yếu đông, thầy/cô đã gặp những khó khăn nào? STT Khó khăn (Mức độ 1 là có khó khăn nhưng không nhiều, 5 là rất khó khăn) Đồng ý Không đồng ý 1 2 3 4 1 - Mất căn bản từ các lớp trước 2 - Chương trình quá nặng 3 - Số tiết ít 4 - Lớp ồn 5 - Khả năng ghi nhớ của học sinh hạn chế 6 - Thiếu kỹ năng tổ chức, quản lý học sinh 7 - Lớp có nhiều trình độ không đồng đều 8 - Xây dựng hệ thống bài tập 9 - Sỉ số HS đông 10 - HS quậy phá, không hợp tác 11 - Không biết chuẩn kiến thức. 12 Khó khăn khác: 7. Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình-yếu ST T Giải pháp Đồng ý Khôn g đồng ý Rất cần thiết Cần thiết Bình thườn g 1 - Kiểm tra lý thuyết thường xuyên. 2 - Nhấn mạnh phần trọng tâm dựa vào chuẩn kiến thức. 3 - Xây dựng hệ thống bài tập theo từng dạng, từ dễ đến khó, có bài mẫu. 4 - Tạo hứng thú cho tiết học. 5 - Thường xuyên hệ thống, liên hệ kiến thức cũ và mới. 6 -Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước bằng hệ thống câu hỏi định hướng. 7 - Bổ sung kịp thời những kiến thức nền tảng đã bị lãng quên 8 - Liên hệ với GVCN, phụ huynh. 9 - Hình thành đôi bạn học tốt. 10 - Giải pháp khác: Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy (Cô). Mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên lạc: LƯƠNG THỊ HƯƠNG, điện thoại 0122.357.5119, email: luongthihuong@ymail.com. PHỤ LỤC 2 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Phòng KHCN và SĐH HỌC SINH Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT, mong các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn. Rất cảm ơn sự hợp tác của các em. THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH - Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ………………………………… Lớp: ……… - Trường ……………………………………………Quận/Huyện:………………….. - Loại hình trường:  Chuyên  Công lập  Công lập tự chủ  Dân lập/Tư thục CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Câu 1: Khi học lý thuyết mới, em thích hình thức nào? Hình thức tổ chức Thích nhất Khá thích Bình thường Không thích GV giảng giải GV đặt câu hỏi- HS trả lời GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề GV biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng GV dùng kết quả thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài mới. Các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, làm bài báo cáo. Các nhóm thảo luận, chia sẻ kiến thức. Các nhóm làm thí nghiệm nghiên cứu bài mới Hình thức khác Câu 2: Khi học bài luyện tập, ôn tập em thích hính thức nào nhất? Hình thức tổ chức Thích nhất Khá thích Bình thường Không thích GV hướng dẫn các bước giải cho từng dạng bài tập, cho ví dụ minh họa và bài tập áp dụng. GV hướng dẫn giải các bài tập trong SGK, SBT, đề cương… GV dùng sơ đồ, biểu bảng hệ thống hóa kiến thức cơ bản cần nắm vững. GV đàm thoại với HS để tổng kết kiến thức cơ bản cần nắm vững rồi hướng dẫn bài tập. GV dùng phiếu học tập, các nhóm thảo luận, trình bày kết quả. Các nhóm, cá nhân tham khảo trả lời câu hỏi trong trò chơi đố vui. Câu 3: Theo em, bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập • Số lượng:  nhiều  bình thường  ít • Mức độ:  khó  bình thường  dễ • Kiến thức:  đầy đủ  bình thường  nghèo nàn Câu 4: Phương pháp em thường dùng để học môn hóa là Phương pháp của em Thường xuyên Ít Hầu như không Học lý thuyết bằng cách đọc to Học lý thuyết bằng cách ghi ra giấy thành sơ đồ, các phản ứng hóa học Coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học hóa Khi có tiết hóa mới coi lại bài và làm bài tập ở nhà Làm hết bài tập giáo viên yêu cầu Câu 5: Những lý do khiến em không giải được bài tập hóa học? (1 là ít khó khăn nhất, 4 là khó khăn nhiều nhất) Mức độ 1 2 3 4 - Không nắm được lý thuyết - Không định được hướng giải - Không liên hệ được dữ kiện và yêu cầu của đề - Giáo viên giảng bài khó hiểu nên em không biết cách làm - Không đủ thời gian Lý do khác: Câu 6: Những khó khăn em gặp phải khi làm bài tập hóa học? Rất khó Khó Vừa phải Dễ Viết công thức phân tử Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Chuỗi phản ứng Điều chế Nhận biết Giải thích hiện tượng Toán hỗn hợp Toán dư thiếu Toán oxit axit (SO2, CO2,…) tác dụng với dd kiềm (NaOH, KOH, Ca(OH)2,…) Toán hiệu suất Toán biện luận Áp dụng các định luật (bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích,…) Câu 7: Theo em, để đạt hiệu quả cao trong giờ bài tập, Thầy (Cô) nên tiến hành… Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng - Gọi HS lên bảng giải bài tập đã làm ở nhà - Sửa bài tập đã cho về nhà lên bảng - Cho bài tập mới, hướng dẫn sơ lược sau đó gọi HS lên bảng giải Làm mẫu, cho bài tập tương tự để HS vận dụng Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hợp tác của các em. Chúc các em học tốt. PHỤ LỤC 3 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 15’ Trường THPT……………………. Lớp: 12….. Tên HS:……………………… ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 15’ MÃ ĐỀ 253 (Gồm 10 câu trắc nghiệm) Điểm (HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 1: Nung 30,6 g hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi, thu được 21,8 g chất rắn. Phần trăm theo khối lượng muối Na2CO3 trong hỗn hợp đầu là A. 61,13%. B. 34,64%. C. 65%. D. 38,69%. Câu 2: Hòa tan 4,6 g Na kim loại vào nước (dư) thu được dd X. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dd X. Dd sau phản ứng chứa A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH. Câu 3: Khi cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì A. có kết tủa trắng và bọt khí. B. không có hiện tượng gì. C. có bọt khí thoát ra. D. có kết tủa trắng. Câu 4: Cho hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước thì thu được 68 g dd A 20% và 3,36 lít (đktc). Hai kim loại này là A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. Câu 5: Các kim loại có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là: A. Na, Mg, Be. B. Ba, Ca, K. C. Li, Ba, Mg. D. K, Cs, Be. Câu 6: Cho sơ đồ: Mg + A→MgSO4 + B→Mg(NO3)2. A, B lần lượt là: A. CuSO4, Cu(NO3)2. B. Na2SO4, KNO3. C. H2SO4, HNO3. D. CuSO4, Ba(NO3)2. Câu 7: Cách nào sau đây dùng để điều chế Na? A. Điện phân dd NaCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng. D. Cho K tác dụng với dd NaCl. Câu 8: Phản ứng không đúng là A. Na2CO3 → Na2O + CO2. B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O. C. Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3. D. MgCl2 → Mg + Cl2. Câu 9: Thuốc thử không thể phân biệt H2SO4, BaCl2, Na2SO4 là A. quỳ tím. B. bột kẽm. C. NaOH. D. Na2CO3. Câu 10: Cho 250 ml dd hỗn hợp gồm Na2CO3 0,5M và NaHCO3 1M tác dụng với dd Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa thu được là A. 49,25 g. B. 73,875 g. C. 98,5 g. D. 59,1 g. ----------------------------------------------- Cho C = 12, H = 1, O = 16, Li=7, Na = 23, K = 39, Ag = 108, N = 14, Cl = 35,5, Al = 27, Mg = 24, Ba = 137, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Ca = 40, Fe = 5 Trường THPT……………………. Lớp: 12….. Tên HS:……………………… ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 15’ MÃ ĐỀ 462 (Gồm 10 câu trắc nghiệm) Điểm (HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 1: Cách nào sau đây dùng để điều chế Na? A. Điện phân dd NaCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng. D. Cho K tác dụng với dd NaCl. Câu 2: Phản ứng không đúng là A. Na2CO3 → Na2O + CO2. B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O. C. Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3. D. MgCl2 → Mg + Cl2. Câu 3: Thuốc thử không thể phân biệt H2SO4, BaCl2, Na2SO4 là A. quỳ tím. B. bột kẽm. C. NaOH. D. Na2CO3. Câu 4: Cho 250 ml dd hỗn hợp gồm Na2CO3 0,5M và NaHCO3 1M tác dụng với dd Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa thu được là A. 49,25 g. B. 73,875 g. C. 98,5 g. D. 59,1 g. Câu 5: Cho sơ đồ: Mg + A→MgSO4 + B→Mg(NO3)2. A, B lần lượt là: A. CuSO4, Cu(NO3)2. B. Na2SO4, KNO3. C. H2SO4, HNO3. D. CuSO4, Ba(NO3)2. Câu 6: Nung 30,6 g hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi, thu được 21,8 g chất rắn. Phần trăm theo khối lượng muối Na2CO3 trong hỗn hợp đầu là A. 61,13%. B. 34,64%. C. 65%. D. 38,69%. Câu 7: Hòa tan 4,6 g Na kim loại vào nước (dư) thu được dd X. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dd X. Dd sau phản ứng chứa A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH. Câu 8: Khi cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì A. có kết tủa trắng và bọt khí. B. có kết tủa trắng. C. có bọt khí thoát ra. D. không có hiện tượng gì. Câu 9: Cho hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước thì thu được 68 g dd A 20% và 3,36 lít (đktc). Hai kim loại này là A. Li và Na. B. Rb và Cs. C. K và Rb. D. Na và K. Câu 10: Các kim loại có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là: A. Na, Mg, Be. B. Ba, Ca, K. C. Li, Ba, Mg. D. K, Cs, Be. ----------------------------------------------- Cho C = 12, H = 1, O = 16, Li=7, Na = 23, K = 39, Ag = 108, N = 14, Cl = 35,5, Al = 27, Mg = 24, Ba = 137, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Ca = 40, Fe = 5 Ðáp án đề 253 1. B 2. C 3. D 4. B 5. B 6. D 7. B 8. A 9. C 10. B Ðáp án đề 462 1. B 2. A 3. C 4. B 5. D 6. B 7. C 8. B 9. D 10. B PHỤ LỤC 4 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 45’ Trường THPT……………………. Lớp: 12….. Tên HS:……………………… ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 45’ MÃ ĐỀ 451 (Gồm 30 câu trắc nghiệm) Điểm (HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 1: Cho 2,7 g Al vào dd HCl dư, thu đựơc dd có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dd HCl ban đầu? A. Giảm 0,3 g. B. Tăng 2,7 g. C. Tăng 2,4 g. D. Giảm 2,4 g. Câu 2: Dãy gồm các chất tan được trong dd NaOH? A. Na, Al, Al2O3. B. MgCO3, Al, CuO. C. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. D. KOH, CaCO3, Cu(OH)2. Câu 3: Kim loại được sử dụng làm tế bào quang điện là A. K. B. Ba. C. Na. D. Cs. Câu 4: Bột Al bị lẫn Mg, Zn, Cu. Hóa chất được sử dụng để thu được Al tinh khiết là dd A. Al(NO3)3. B. H2SO4 đặc nóng. C. H2SO4 đặc nguội. D. H2SO4 loãng. Câu 5: Dãy kim loại nào sau đây phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường? A. Al, Cu, Ca. B. Mg, Ba, Al. C. Na, Ca, K. D. Na, Mg, Zn. Câu 6: Khi cho Na vào dd CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng xảy là A. có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dd trong suốt. B. có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. C. chỉ có sủi bọt khí. D. có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. Câu 7: Hòa tan 5 g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dd HCl dư được 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp m g muối khan. Giá trị của m là A. 8,9. B. 7,175. C. 8,3. D. 5,825. Câu 8: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dd HCl thu được 0,672 lit khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 35,5. B. 70,4. C. 17,6. D. 85,49. Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol khí CO2 vào 250 ml dd NaOH 1M. Dd sau phản ứng chứa A. Na2CO3. B. NaHCO3 và Na2CO3. C. Na2CO3 và NaOH dư.. D. NaHCO3. Câu 10: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được? A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3. C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2. D. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO. Câu 11: Cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì A. không có hiện tượng gì. B. có kết tủa trắng. C. có sủi bọt khí. D. có kết tủa và bọt khí. Câu 12: Cho 2,1 g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng hết với dd NaOH dư, thấy thoát ra 1,344 lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là A. 51,4. B. 64,3. C. 57,8. D. 48,6. Câu 13: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dd CO2 đến dư vào ống nghiệm đựng dd NaAlO2? A. Sủi bọt khí, dd trong suốt và không màu. B. Sủi bọt khí và dd đục dần do tạo ra chất kết tủa. C. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dd NH3. D. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dd lại trong suốt. Câu 14: Để điều chế kim loại Mg người ta có thể A. Điện phân dd Mg(NO3)2. B. Điện phân MgCl2 nóng chảy. C. Điện phân dd MgCl2. D. Cho K vào dd MgCl2. Câu 15: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là A. 7. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 16: Công thức chung của oxit kim loại kiềm là A. RO2. B. R2O. C. R2O3. D. RO. Câu 17: Cho 8,5 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng với nước thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dd Y. Hỗn hợp X gồm A. Rb và Cs. B. Na và K. C. K và Rb. D. Li và Na. Câu 18: Cho một hỗn hợp m g Mg và Al tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Mặt khác cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dd NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 7,8. B. 12,9. C. 12,6. D. 8,5. Câu 19: Cho 2 g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl tạo ra 5,55 g muối clorua. Kim loại đó là A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Mg. Câu 20: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. dd AgNO3 và dd KCl. B. dd NaNO3 và dd MgCl2. C. K2O và nước . D. dd NaOH và Al2O3. Câu 21: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cách nào sau đây? A. Ngâm trong dầu hỏa. B. Ngâm trong nước. C. Ngâm trong ancol. D. Giữ trong dd NH3. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Al2O3 là oxit trung tính. B. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. C. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. D. Al là kim loại lưỡng tính. Câu 23: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy chân. Công thức của thạch cao nung là A. CaCO3.H2O B. CaSO4.H2O C. CaSO4.2H2O D. CaSO4 Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m g Al vào dd HNO3 dư thu được 4,48 lit hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3 (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là A. 12,15. B. 24,3. C. 23,4. D. 36,45. Câu 25: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là A. Quặng manhetit. B. Quặng pirit. C. Quặng boxit. D. Quặng đôlômit. Câu 26: Chất có thể làm mềm tính cứng vĩnh cửu của nước là A. HCl. B. H2SO4. C. NaCl. D. Na2CO3. Câu 27: Sục V lit khí CO2 (đktc) vào 250 ml dd Ca(OH)2 0,2M thu được 3 g kết tủa. Giá trị của V là A. 0,672 hoặc 0,896. B. 1,568. C. 0,672. D. 0,672 hoặc 1,568. Câu 28: Các ion X+ ; Y- và nguyên tử Z có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. Na+; Cl- và Ar. B. K+; Cl- và Ar. C. Na+; F- và Ar. D. Na+; F- và Ne. Câu 29: Ion K+ bị khử khi A. Nung nóng KHCO3. B. Điện phân dd KOH. C. KOH tác dụng với dd CuCl2. D. Điện phân KCl nóng chảy. Câu 30: Để phân biệt các dd muối: KCl, MgCl2, AlCl3 chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là A. dd AgNO3 dư. B. dd Na2CO3 dư. C. dd NH3 dư. D. dd NaOH dư. ----------------------------------------------- Cho: Li=7; Na=23; K=39; Rb=85; Cs=133; Be=9; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Fe=56; Al=27; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; H=1. Trường THPT……………………. Lớp: 12….. Tên HS:……………………… ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 45’ MÃ ĐỀ 452 (Gồm 30 câu trắc nghiệm) Điểm (HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 1: Công thức chung của oxit kim loại kiềm là A. R2O3. B. R2O. C. RO. D. RO2. Câu 2: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được? A. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3. B. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2. C. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO. D. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. Câu 3: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dung hết với dd HCl thu được 0,672 lit khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 17,6. B. 70,4. C. 35,5. D. 85,49. Câu 4: Các ion X+; Y- và nguyên tử Z có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. K+; Cl- và Ar. B. Na+; Cl- và Ar. C. Na+; F- và Ne. D. Na+; F- và Ar. Câu 5: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy chân. Công thức của thạch cao nung là A. CaSO4.H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaCO3.H2O. D. CaSO4. Câu 6: Hòa tan 5 g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dd HCl dư được 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp m g muối khan. Giá trị của m là A. 5,825. B. 8,3. C. 8,9. D. 7,175. Câu 7: Dãy gồm các kim loại nào sau đây phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là: A. Al, Cu, Ca. B. Na, Mg, Zn. C. Mg, Ba, Al. D. Na, Ca, K. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. B. Al là kim loại lưỡng tính. C. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. D. Al2O3 là oxit trung tính. Câu 9: Cho một hỗn hợp m g Mg và Al tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Mặt khác cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dd NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 12,9. B. 7,8. C. 12,6. D. 8,5. Câu 10: Chất có thể làm mềm tính cứng vĩnh cửu của nước là A. NaCl. B. HCl. C. H2SO4. D. Na2CO3. Câu 11: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dd CO2 đến dư vào ống nghiệm đựng dd NaAlO2? A. Sủi bọt khí và dd đục dần do tạo ra chất kết tủa. B. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dd NH3. C. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dd lại trong suốt. D. Sủi bọt khí, dd vẫn trong suốt và không màu. Câu 12: Cho 2 g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl tạo ra 5,55 g muối clorua. Kim loại đó là A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Ba. Câu 13: Cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì A. có kết tủa và bọt khí. B. có sủi bọt khí. C. không có hiện tượng gì. D. có kết tủa trắng. Câu 14: Cho 2,1 g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng hết với dd NaOH dư, thấy thoát ra 1,344 lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là A. 48,6. B. 51,4. C. 64,3. D. 57,8. Câu 15: Khi cho kim loại Na vào dd CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng xảy ra là A. có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dd trong suốt. B. chỉ có sủi bọt khí. C. có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. D. có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. Câu 16: Dãy gồm các chất tan được trong dd NaOH? A. MgCO3, Al, CuO. B. KOH, CaCO3, Cu(OH)2. C. Na, Al, Al2O3. D. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. Câu 17: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. dd NaNO3 và dd MgCl2. B. dd NaOH và Al2O3. C. dd AgNO3 và dd KCl. D. K2O và nước. Câu 18: Kim loại được sử dụng làm tế bào quang điện là A. K. B. Ba. C. Na. D. Cs. Câu 19: Ion K+ bị khử khi A. nung nóng KHCO3. B. KOH tác dụng với dd CuCl2. C. điện phân dd KOH. D. điện phân KCl nóng chảy. Câu 20: Cho 8,5 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng với nước thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dd Y. Hỗn hợp X gồm A. Rb và Cs. B. Na và K. C. K và Rb. D. Li và Na. Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol khí CO2 vào 250 ml dd NaOH 1M. Dd sau phản ứng chứa A. NaHCO3 và Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH dư. Câu 22: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng cách nào sau đây? A. Ngâm trong ancol. B. Ngâm trong dầu hỏa. C. Giữ trong dd NH3. D. Ngâm trong nước. Câu 23: Để điều chế kim loại Mg người ta có thể A. Điện phân dd MgCl2. B. Điện phân MgCl2 nóng chảy. C. Điện phân dd Mg(NO3)2. D. Cho K vào dd MgCl2. Câu 24: Để phân biệt các dd muối: KCl, MgCl2, AlCl3 chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là A. dd NaOH dư. B. dd NH3 dư. C. dd AgNO3 dư. D. dd Na2CO3 dư. Câu 25: Cho 2,7 g Al vào dd HCl dư, thu đựơc dd có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dd HCl ban đầu? A. Tăng 2,7 g. B. Giảm 0,3 g. C. Giảm 2,4 g. D. Tăng 2,4 g. Câu 26: Sục V lit khí CO2 (đktc) vào 250 ml dd Ca(OH)2 0,2M thu được 3 g kết tủa. Giá trị của V là A. 0,672 hoặc 0,896. B. 0,672. C. 0,672 hoặc 1,568. D. 1,568. Câu 27: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là A. Quặng đôlômit. B. Quặng manhetit. C. Quặng boxit. D. Quặng pirit. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m g Al vào dd HNO3 dư thu được 4,48 lit hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3 (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là A. 23,4. B. 36,45. C. 24,3. D. 12,15. Câu 29: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là A. 1 B. 3 C. 2 D. 7 Câu 30: Bột Al bị lẫn Mg, Zn, Cu. Hóa chất được sử dụng để thu được Al tinh khiết là dd A. H2SO4 loãng B. H2SO4 đặc nguội C. H2SO4 đặc nóng D. Al(NO3)3 ----------------------------------------------- Cho: Li=7; Na=23; K=39; Rb=85; Cs=133; Be=9; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Fe=56; Al=27; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; H=1. Ðáp án 451 1. C 2. A 3. D 4. C 5. C 6. D 7. D 8. B 9. B 10. B 11. B 12. A 13. C 14. B 15. C 16. B 17. B 18. A 19. C 20. B 21. A 22. C 23. B 24. A 25. C 26. D 27. D 28. D 29. D 30. D Ðáp án 452 1. B 2. A 3. B 4. C 5. A 6. A 7. D 8. A 9. B 10. D 11. B 12. B 13. D 14. B 15. C 16. C 17. A 18. D 19. D 20. B 21. A 22. B 23. B 24. A 25. D 26. C 27. C 28. D 29. C 30. B ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5246.pdf
Tài liệu liên quan