Xây dựng hệ thống câu hỏi trấc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11 chương trình cơ bản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Văn Thị Ngọc Linh Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ TỬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Thị Tửu và TS. Trịnh Văn Biều đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, các

pdf144 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trấc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11 chương trình cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn đồng nghiệp trong tổ Hóa học và học sinh các trường THPT Hàm Thuận Bắc, THPT Hàm Thuận Nam, THPT Bùi Thị Xuân thuộc tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT dd : dung dịch đđ : đậm đặc đktc : điều kiện tiêu chuẩn đk : điều kiện g : gam HCHC : hợp chất hữu cơ HS : học sinh pp : phương pháp THPT : trung học phổ thông TNKQ : trắc nghiệm khách quan TN : trắc nghiệm xt : xúc tác MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trước tình hình đó, mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, việc xác định mục tiêu đào tạo, xác định những gì cần đạt được đối với học sinh về kiến thức và kỹ năng là thực sự cần thiết và quan trọng, đó cũng là một trong những căn cứ của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Điều 29 mục II- Luật Giáo dục - 2005 có ghi: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung chương trình giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.” Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.” Một trong những nội dung trọng tâm của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới môi trường giáo dục; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với trắc nghiệm khách quan đảm bảo việc đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh. Bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông tháng 5/2007 và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tháng 7/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình cải tiến hình thức thi đã được đề ra và thông báo tại hội nghị thi và tuyển sinh năm 2005: tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hoàn toàn đối với một số bộ môn trong đó có bộ môn hóa học vì phương pháp kiểm tra này có thể khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp kiểm tra truyền thống. Do vậy, hiện nay việc xây dựng và sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá đang được chú trọng và đề cao. Đó là một vấn đề cần thiết và hoàn toàn phù hợp với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện. Tuy nhiên việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực sự có chất lượng đòi hỏi giáo viên ngoài năng lực chuyên môn cần am hiểu về kỹ thuật trắc nghiệm và mất khá nhiều thời gian. Mặt khác năm học 2007-2008 là năm đầu tiên thực hiện giảng dạy theo sách giáo khoa mới ở khối lớp 11, do đó ở một số trường THPT, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa phong phú về mặt số lượng lẫn chất lượng. Xuất phát từ những yêu cầu về lí luận và thực tiễn đã nêu ở trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh, chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản”. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản. 3. Nhiệm vụ của đề tài 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá nói chung và những cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 3.2. Nghiên cứu các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau khi học xong các hợp chất hữu cơ có nhóm chức theo chương trình cơ bản. 3.3. Vận dụng cơ sở lí luận, soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản. 3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn và chỉnh sửa những câu chưa đạt yêu cầu. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường trung học phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến phương pháp kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đi sâu về phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan. - Nghiên cứu về nội dung chương trình hóa hữu cơ ở trường THPT, đặc biệt là phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản. 5.2. Điều tra thực trạng - Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá hiện nay ở một số trường THPT trong tỉnh Bình Thuận. - Trao đổi ý kiến với các giáo viên hóa học ở trường về nội dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi trong quá trình thực nghiệm. 5.3. Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi, trên cơ sở đó có thể loại bỏ hoặc chỉnh sửa những câu có chất lượng kém. 5.4. Thống kê toán học Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm. 5.5. Phân tích, tổng hợp, đánh giá Phân tích tổng hợp dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi đã soạn thảo và giá trị của đề tài. 6. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn theo các mức độ nhận thức phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình cơ bản và thực nghiệm đánh giá kết quả ở một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Bình Thuận: THPT Hàm Thuận Bắc, THPT Hàm Thuận Nam, THPT Bùi Thị Xuân. 7. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức, nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được soạn thảo một cách khoa học phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung kiến thức thì có thể đánh giá chính xác và khách quan kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong nhà trường. Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Kiểm tra đánh giá 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này.” [17] Kiểm tra gồm 3 chức năng bộ phận liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập và bổ sung cho nhau, đó là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình xác định trình độ đạt được của học sinh về những mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô tả định tính và định lượng những khía cạnh của hành vi (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của học sinh đối chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến. Đánh giá là xác định xem khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn của dạy học, mục đích dạy học đã được hoàn thành đến mức độ nào, kết quả học tập của học sinh phù hợp đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn. Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [15]: Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập về một môn học cụ thể. Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra. Kiểm tra là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh. Các thông tin này giúp giáo viên kiểm soát được quá trình dạy học, phân loại và giúp đỡ học sinh. Đánh giá kết quả học tập bao gồm quá trình thu thập thông tin, quá trình xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu đã xác định của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân học sinh để giúp học sinh học tập tiến bộ. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được quy định. Kiểm tra và đánh giá là hai quá trình có liên hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra là để đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở của kiểm tra. Kết quả mà học sinh đạt được trong quá trình dạy học là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động dạy học. Kết quả học tập được thể hiện ở mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định hay ở mức độ mà người học đạt được trong tương quan chung với những người học khác. Dù hiểu theo nghĩa nào thì đánh giá kết quả học tập cũng phản ánh kết quả mà học sinh đạt được sau một giai đoạn học tập. 1.1.2. Ý nghĩa của kiểm tra đánh giá [15], [34] Ý nghĩa chung nhất của kiểm tra đánh giá là thông qua quá trình này có thể thu được những thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học. - Đối với học sinh, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập, giúp hình thành cho học sinh nhu cầu, thói quen tự kiểm tra đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để từ đó điều chỉnh cách học, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác và ý chí vươn lên trong học tập. - Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá học tập từ học sinh giúp mỗi giáo viên tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy. - Đối với các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường thì kiểm tra đánh giá cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học cả về định tính và định lượng. Kết quả thu được qua quá trình kiểm tra đánh giá là cơ sở để chỉ đạo kịp thời các hoạt động dạy học trong nhà trường, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 1.1.3. Chức năng của kiểm tra đánh giá Tùy theo mục đích của kiểm tra đánh giá, người ta có thể phân biệt các chức năng khác nhau. Theo giáo sư Trần Bá Hoành [13], kiểm tra đánh giá có ba chức năng: - Chức năng sư phạm: làm sáng tỏ thực trạng, định hướng, điều chỉnh hoạt động dạy học. - Chức năng xã hội: công khai hóa kết quả học tập của học sinh. - Chức năng khoa học: nhận định chính xác về một mặt nào đó trong thực trạng dạy và học, về hiệu quả thực hiện một sáng kiến nào đó trong dạy học. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến chức năng sư phạm của kiểm tra đánh giá gồm ba chức năng chính sau: 1.1.3.1. Chức năng định hướng Kiểm tra đánh giá để dự báo khả năng của học sinh có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời xác định những điểm mạnh, yếu của học sinh, làm cơ sở cho việc lựa chọn bồi dưỡng năng khiếu, đồng thời giúp cho giáo viên có thể chọn cách dạy phù hợp với khả năng của học sinh, học sinh có thể lựa chọn phương pháp học tập phù hợp. 1.1.3.2. Chức năng chẩn đoán Kiểm tra đánh giá chẩn đoán nhằm hỗ trợ việc học tập. Việc kiểm tra đánh giá chẩn đoán được tiến hành thường xuyên và cung cấp cho người học tín hiệu ngược về việc học tập của họ, từ đó giúp họ khắc phục những thiếu sót và điều chỉnh cách học cho phù hợp, đồng thời là cơ sở để giáo viên xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tiếp theo cho phù hợp hoặc đề xuất những cải tiến trong hoạt động dạy học. 1.1.3.3. Chức năng xác nhận Đánh giá xác nhận cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa hoàn thành khóa học, chương trình học hoặc một môn học để đi đến quyết định cấp chứng chỉ, xếp loại, xét lên lớp… Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt về ý nghĩa xã hội của nó. Đánh giá xác nhận bộc lộ tính hiệu quả của một hệ thống đào tạo. 1.1.4. Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh [11] 1.1.4.1. Đảm bảo tính khách quan Đây là yêu cầu cơ bản nhất vì nó cho biết sự tương ứng giữa kết quả đánh giá với chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Tính khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sự phản ánh chính xác, trung thực kết quả đạt được về trình độ nhận thức của học sinh so với yêu cầu của chương trình học. Đánh giá khách quan, chính xác là yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với chất lượng giáo dục. Đánh giá khách quan chính xác sẽ tạo các yếu tố tâm lý tích cực cho người được đánh giá, từ đó kích thích mạnh mẽ tính tích cực độc lập trong học tập của người được đánh giá. Tính khách quan trong kiểm tra đánh giá thể hiện ở những điểm sau: - Nội dung kiểm tra đánh giá cần sát với yêu cầu, mức độ quy định của chương trình, từng chương bài, từng lớp và từng đối tượng học sinh. - Đảm bảo tổ chức kiểm tra đánh giá nghiêm túc theo đúng những quy định chung, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tổ chức chấm bài theo chuẩn đánh giá đúng đắn, rõ ràng, không thiên vị hay có thành kiến cá nhân. 1.1.4.2. Đảm bảo tính toàn diện Mục đích của nhà trường là đào tạo những con người phát triển toàn diện, do vậy kiểm tra đánh giá cần phải toàn diện. Tính toàn diện trong kiểm tra đánh giá đòi hỏi kiểm tra đánh giá cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, cả về kết quả nắm tri thức, kỹ năng kỹ xảo lẫn thái độ, phương pháp học tập và hành vi đạo đức học tập. Để kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện cần căn cứ vào mục tiêu dạy học, trên cơ sở đó xây dựng các nội dung đánh giá sao cho có thể đánh giá được đầy đủ các mục tiêu. 1.1.4.3. Đảm bảo tính thường xuyên, có hệ thống Đánh giá thường xuyên có hệ thống sẽ cung cấp kịp thời những thông tin ngược cho giáo viên và học sinh, giúp giáo viên điều chỉnh liên tục hoạt động dạy của mình, học sinh điều chỉnh hoạt động học nhằm duy trì tính tích cực trong học tập, cung cấp kịp thời cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên những thông tin đầy đủ để điều chỉnh kịp thời các hoạt động giáo dục. Để đảm bảo tính thường xuyên hệ thống cần tiến hành kiểm tra đánh giá ở từng tiết học, từng chương, học kỳ, năm học nhằm tạo cho học sinh có ý thức trách nhiệm trong học tập. 1.1.5. Các phương pháp truyền thống tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT [7], [34] 1.1.5.1. Kiểm tra miệng Kiểm tra miệng là kiểm tra vấn đáp, là hình thức của kiểm tra thường xuyên, được thực hiện qua các khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. * Mục đích: kiểm tra miệng nhằm giúp cho giáo viên kịp thời phát hiện những lệch lạc của học sinh để điều chỉnh, đồng thời lựa chọn những phương pháp dạy học tiếp theo cho phù hợp. * Chuẩn bị kiểm tra miệng: - Trước hết phải xác định chính xác các kiến thức cần kiểm tra, củng cố, từ đó chuẩn bị các câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng học sinh. - Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng để học sinh hiểu được, câu hỏi phải kích thích sự tích cực tư duy của học sinh. - Giáo viên cần theo dõi câu trả lời của học sinh, có thái độ tế nhị, tạo điều kiện để học sinh trả lời một cách tốt nhất. - Sau khi nghe học sinh trả lời, giáo viên cần uốn nắn, bổ sung những kiến thức còn thiếu hay chưa chính xác của học sinh, rèn cho học sinh cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích. 1.1.5.2. Kiểm tra viết Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra 15 phút, 1 tiết (45 phút), và kiểm tra học kỳ. * Mục đích: tìm hiểu trình độ nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo của học sinh về môn học, đồng thời đánh giá được chất lượng của kiến thức: sự đúng đắn, tính chính xác, tính tự giác của kiến thức, đánh giá cả kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra một lúc được tất cả học sinh trong lớp. * Chuẩn bị: - Báo trước cho học sinh khi chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. - Xác định mục tiêu cần kiểm tra đánh giá: phân tích nội dung chương trình thành các nội dung dạy học cụ thể, xác định trọng số tùy theo tầm quan trọng của mỗi nội dung để từ đó xây dựng số lượng câu hỏi phù hợp với mức độ quan trọng của từng mục tiêu và từng nội dung dạy học. - Giáo viên cần chuẩn bị nhiều đề có nội dung, khối lượng và mức độ khó tương đương về kiến thức, kỹ năng giữa các lớp. 1.1.6. Xu hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá [3], [5] Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá cần phải chú ý đến đổi mới về mặt tổ chức đánh giá và nội dung đánh giá. 1.1.6.1. Tổ chức đánh giá Giáo viên tổ chức cho học sinh biết dựa vào mục tiêu (kiến thức và kỹ năng) của câu hỏi, bài kiểm tra để phân tích, đánh giá kết quả học tập của bạn và tự đánh giá cho mình. Sau đó giáo viên bổ khuyết và quyết định kết quả đánh giá. 1.1.6.2. Nội dung đánh giá a. Đánh giá trình độ tư duy, năng lực nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết một vấn đề trong bài học, một tình huống thực tế, một hoạt động thực tiễn trong đời sống. b. Đa dạng hóa các loại hình câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra - Bài tập trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là bài tập trắc nghiệm) có nội dung định tính và định lượng. Đối với bài kiểm tra 45 phút hoặc đề thi học kì, bài tập trắc nghiệm chiếm khoảng 30 – 40% về thời lượng và về số điểm. Đối với bài kiểm tra 15 phút có thể hoàn toàn là trắc nghiệm hoặc tự luận. - Bài tập tự luận định tính và định lượng chiếm khoảng 60 - 70% về thời lượng và số điểm toàn bài. - Nội dung của bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận nên có câu hỏi thực hành hóa học (tư duy hoặc thao tác), câu khảo sát, tra cứu, sưu tầm. - Xu hướng sử dụng bài tập trắc nghiệm không chỉ giới hạn trong các đề kiểm tra, mà sẽ được dùng trong các đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh. 1.1.6.3. Định hướng về nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá a. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá - Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hóa học, không nặng về học thuộc lòng. - Nội dung kiểm tra có tính bao quát chương trình đã học và theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tác dụng phân hóa trình độ học sinh. - Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai kể cả đáp án cũng như kết quả. - Việc kiểm tra, đánh giá phải có tính khả thi và có giá trị phản hồi. b. Một số tiêu chí khi biên soạn đề kiểm tra  Về phạm vi và mức độ: - Nội dung kiểm tra phải tập trung vào kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm theo chuẩn, đủ các nội dung của đầu, giữa và cuối phần kiến thức đã học. - Nội dung kiểm tra không có kiến thức, kỹ năng ngoài phần đã học. - Chú ý đánh giá năng lực thực hành, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc, khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh. Tăng yêu cầu kiểm tra về thí nghiệm hóa học và năng lực tự học của học sinh. - Phải thể hiện được việc đánh giá các loại trình độ: (biết, hiểu, vận dụng) kiến thức cơ bản, vận dụng thành thạo các kiến thức và tư duy suy luận.  Về hình thức: - Chú ý dùng phối hợp nhiều loại hình: tự luận và trắc nghiệm khách quan, bài tập lý thuyết định tính và định lượng, bài tập thực nghiệm (giữ tỉ lệ câu trắc nghiệm khách quan chiếm khoảng 30% - 40%) - Dùng các phương pháp khác nhau trong đánh giá: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá lẫn nhau, kiểm tra viết và vấn đáp...  Về tác dụng phân hóa: - Phải có các câu hỏi với các mức độ từ dễ đến khó. - Phải có tình huống để học sinh bộc lộ các điểm mạnh, yếu về kiến thức và kỹ năng.  Về độ tin cậy và tính khả thi: - Đề thi và đáp án, biểu điểm phải chính xác, khoa học, không có sai sót, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. - Nội dung kiểm tra phải phù hợp với trình độ học sinh và thời gian thực hiện. - Không lệ thuộc vào chủ quan của người ra đề, phải có khâu phản biện đề thi và đáp án, biểu điểm.  Về giá trị phản hồi: Có khả năng thống kê được các ưu điểm, thiếu sót chung của học sinh cũng như của giáo viên để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học. 1.2. Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn [2], [22], [33] Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia thành 4 loại chính: - Trắc nghiệm đúng-sai - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn - Trắc nghiệm ghép đôi - Trắc nghiệm điền khuyết Trong 4 loại trên thì loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn là câu hỏi thông dụng nhất. 1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Là loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn, gồm có 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng, phần lựa chọn là một số câu trả lời hay câu bổ túc để cho học sinh lựa chọn. 1.2.2. Quy trình soạn thảo một bài TNKQ nhiều lựa chọn [2] Gồm các bước nêu sau đây: Bước 1: Xác định yêu cầu, mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình một lớp học, một cấp học. Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của đề kiểm tra Để xây dựng được đề kiểm tra tốt, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy cơ bản, trọng tâm thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh như là kết quả của việc dạy học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) đồng thời với các nội dung kiến thức cụ thể kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt. Bước 3: Thiết lập ma trận hai chiều a) Nội dung bảng ma trận - Một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá. - Một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh (biết, hiểu, vận dụng). Trong đó xây dựng trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra (lưu ý cấp độ nhận thức trung bình luôn có số điểm cao hơn hoặc bằng các cấp độ nhận thức khác). b) Xác định số lượng, hình thức các câu hỏi trong mỗi ô của bảng ma trận (bao nhiêu câu trắc nghiệm khách quan, tự luận, thời gian thực hiện...) c) Hình thành ma trận Bước 4: Thiết kế câu hỏi theo ma trận - Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở trên, thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và cấp độ cần kiểm tra theo các câu hỏi. Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm - Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2,..., 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (QĐ 40/2006/BGDĐT ngày 05/10/2006). 1.2.3. Những điều cần lưu ý khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn [22], [33] 1.2.3.1. Số lựa chọn Câu trắc nghiệm có số lựa chọn càng nhiều thì tỉ lệ làm đúng theo kiểu may rủi càng ít, tuy nhiên nếu quá nhiều lựa chọn thì câu trắc nghiệm sẽ trở nên rườm rà. Thông thường câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn. 1.2.3.2. Đáp án đúng và mồi nhử Mỗi câu trắc nghiệm dù có nhiều lựa chọn nhưng chỉ có một và chỉ một lựa chọn là hoàn toàn đúng, chính xác. Vị trí đáp án đúng phải đặt một cách ngẫu nhiên, các lựa chọn còn lại có vẻ như đúng nhưng thực ra là chưa chính xác, gọi là câu nhiễu hay mồi nhử. Muốn mồi nhử có giá trị lôi cuốn (có vẻ như đúng và dễ đánh lừa học sinh) thì người soạn trắc nghiệm không thể tự ý nghĩ ra một cách chủ quan, mà phải dựa trên những sai lầm của chính học sinh. Về hình thức, các mồi nhử và đáp án đúng phải có vẻ bề ngoài giống nhau, có độ dài ngang nhau với hình thức ngữ pháp như nhau. Tránh dùng các từ ngữ có ý nghĩa tuyệt đối như: chắc chắn rằng, tất cả mọi, tất cả đều, không thể nào... hoặc những cụm từ chỉ sự dè dặt nhất định: thường thường, đôi khi, một số ít... 1.2.3.3. Phần gốc Dù phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng cũng phải tạo ra được cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng. Phần gốc có thể là một câu phủ định, trong trường hợp này phải in nghiêng hoặc tô đậm những từ diễn tả sự phủ định để học sinh không nhầm lẫn. Phần gốc và mỗi lựa chọn của phần trả lời phải phù hợp, ăn khớp nhau về mặt ngữ pháp. 1.2.4. Cách trình bày bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Cách 1: cho học sinh thi bằng máy tính đã có sẵn chương trình trắc nghiệm, bằng cách này học sinh có thể nhận được kết quả ngay khi làm xong bài. - Cách 2: sử dụng máy chiếu hình (projector) chiếu từng câu hỏi trắc nghiệm của bài trong một khoảng thời gian nhất định đủ để một học sinh bình thường có thể trả lời được. - Cách 3: in bài trắc nghiệm thành nhiều bản tương ứng với số thí sinh. Cách này được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở các trường THPT, giáo viên sử dụng phần mềm tạo ra nhiều đề khác nhau, mỗi học sinh được nhận một đề và một phiếu trả lời riêng. 1.2.5. Đánh giá kết quả của một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn [22], [24] Chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm thường được đánh giá thông qua bốn tiêu chí sau: - Độ tin cậy của bài trắc nghiệm; - Giá trị của bài trắc nghiệm; - Độ khó của câu trăc nghiệm; - Độ phân cách của câu trắc nghiệm. 1.2.5.1. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm Độ tin cậy của bài trắc nghiệm là hệ số tương quan của tỉ lệ trả lời đúng/sai giữa các lần trắc nghiệm bằng các đề trắc nghiệm tương đương. Độ tin cậy của các điểm số đối với bài trắc nghiệm giúp ta biết được trắc nghiệm đã đo lường cái mà nó định đo tốt đến mức độ nào. Các công thức tính độ tin cậy: *Công thức Kuder-Richardson (20): Công thức này ngày nay được dùng nhiều nhất để đo độ ổn định nội tại của bài trắc nghiệm: 2(1 )1 pqKr K    K: số câu hỏi trắc nghiệm dùng trong đề thi p: tỉ lệ số người trả lời đúng cho 1 câu q: tỉ lệ số người trả lời sai cho 1 câu, tức q=1-p pq : tổng số các tích pq tính từ câu thứ 1 đến câu thứ K. 2 : phương sai của bài thi, còn gọi là biến lượng *Công thức Kuder-Richardson (21): công thức này được sử dụng khi mức độ khó của tất cả các câu hỏi bằng nhau: 2 1 1 1 MM K Kr K              M: điểm trung bình của bài trắc nghiệm K: số câu trắc nghiệm trong đề thi Giá trị của r càng gần 1 thì độ tin cậy của bài trắc nghiệm càng cao. Trong trường hợp các trắc nghiệm đối với lớp học, vì nhiều lí do khách quan nên các trắc nghiệm ứng với độ tin cậy nằm trong khoảng từ 0,60 đến 0,80 có thể được xem là đáng tin cậy. 1.2.5.2. Giá trị của bài trắc nghiệm Căn cứ vào mục đích trắc nghiệm, người ta có thể chia độ giá trị của bài trắc nghiệm thành các loại: *Giá trị đồng thời: nói lên mối liện hệ giữa điểm số của bài trắc nghiệm với một tiêu chí khác đồng thời, đã có sẵn và được nhiều người chấp nhận về khả năng mà bài trắc nghiệm ấy muốn đo lường. *Giá trị tiên đoán: là mối liên hệ giữa điểm số bài trắc nghiệm với một tiêu chí khác căn cứ vào khả năng hay kết quả học tập của học sinh ở thời điểm tương lai. *Giá trị nội dung: phản ánh mức độ bài trắc nghiệm có nhằm đúng các nội dung quan trọng, có bao trùm khá đầy đủ các nội dung môn học đã được đề ra trong mục đích khảo sát hay không. Một bài trắc nghiệm có giá trị về mặt nội dung cao cần phải phản ánh được nội dung và mục tiêu môn học. Do đó để xem bài trắc nghiệm có giá trị về mặt nội dung hay không thì cần thiết phải có sự đánh giá của các chuyên gia về chương trình đó và nhận xét của giáo viên giảng dạy. *Giá trị khái niệm tạo lập: phản ánh mức độ bài trắc nghiệm đo được các năng lực hay các phẩm chất định đo theo một lý thuyết (cấu trúc) định trước. *Giá trị thực nghiệm hoặc giá trị thống kê: loại giá trị này nói lên sự tương quan giữa các điểm số trắc nghiệm với một tiêu chí, tức là một loại đo lường nào đó, độc lập và trực tiếp, về khả năng hay đặc điểm mà bài TN ấy muốn đo. *Giá trị yếu tố: là sự tương quan giữa bài trắc nghiệm ấy với yếu tố chung cho cả một nhóm gồm nhiều bài trắc nghiệm. Loại giá trị này căn cứ vào sự phân tích bằng một phương pháp thống kê gọi là phân tích yếu tố. Việc xác định giá trị của bài trắc nghiệm thường được xác định bằng các loại giá trị: giá trị nội dung, giá trị cấu trúc và giá trị thực nghiệm. 1.2.5.3. Độ khó của câu trắc nghiệm Để xác định độ khó của câu TN người ta căn cứ vào tỉ lệ phần trăm người trả lời đúng câu TN ấy. Tỉ lệ phần trăm ấy được gọi là trị số p. Số người trả lời đúng câu i x 100% Độ khó câu TN = trị số p của câu i = Số người làm bài trắc nghiệm Độ khó vừa phải của câu TN = 1 2 (100% + % may rủi) Ví dụ tỉ lệ may rủi ở câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn là 25%, vậy độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm 4 lựa chọn là (100%+25%)/2=62,5%. Nói cách khác, độ khó của câu trắc nghiệm 4 lựa chọn được xem là vừa phải nếu có 62,5% học sinh trả lời đúng câu ấy. 1.2.5.4. Độ phân cách của câu trắc nghiệm *Mục đích của phân tích độ phân cách câu: Kết quả thực hiện câu trắc nghiệm phải cho phép người soạn trắc nghiệm phân biệt được học sinh giỏi với học sinh yếu, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có khả năng phân cách cao. *Cách tính độ phân cách câu: Có thể sử dụng máy tính để tính độ phân cách bằng công thức tương quan điểm nhị phân (point biserial correlation). Đó là tương quan cặp giữa điểm câu trắc nghiệm với tổng điểm bài trắc nghiệm, tính trên N người tt Mp MqRpbis pq   Mp: tổng điểm trung bình các bài làm đúng câu i Mq: tổng điểm trung bình các bài làm sai câu i ._.tt : độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm p: tỉ lệ người làm đúng câu i q: tỉ lệ người làm sai câu i *Ý nghĩa độ phân cách câu: - Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến + 1.00. Nếu trong một câu mà tất cả các nhóm cao đều làm đúng, còn tất cả các nhóm thấp đều làm sai thì D = 1.00, hoặc nếu tất cả các nhóm thấp đều làm đúng, còn tất cả các nhóm cao đều làm sai thì D = -1.00. Trường hợp này ta thường phải loại bỏ. - D từ 0.40 trở lên: độ phân cách tuyệt đối. - D từ 0.30 đến 0.39: độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn. - D từ 0.20 đến 0.29: độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh. - D từ 0.19 trở xuống hay âm (nhóm thấp đúng nhiều hơn nhóm cao): độ phân cách kém, cần loại bỏ hay phải gia công sửa chữa nhiều. Như vậy khi lựa chọn các câu trắc nghiệm căn cứ vào chỉ số phân cách, ta cần nhớ một điều là chỉ số phân cách D càng cao thì càng tốt. Với các bài trắc nghiệm tương đương, bài nào có chỉ số phân cách trung bình cao nhất thì bài trắc nghiệm ấy tốt nhất (đáng tin cậy nhất). 1.3. Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá ở một số trường THPT Qua kết quả điều tra phỏng vấn giáo viên ở một số trường THPT kết hợp với việc sưu tầm các đề kiểm tra môn hóa đã sử dụng tại các trường THPT trong tỉnh Bình Thuận, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Tất cả các trường đều có sự kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận trong kiểm tra đánh giá, tỉ lệ 4:6 đối với bài kiểm tra 1 tiết và trắc nghiệm hoàn toàn đối với bài 15 phút. - Thiếu tính năng động: phần lớn chưa có ngân hàng đề với số lượng lớn các câu hỏi có độ tin cậy và giá trị cao để phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong toàn trường. - Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ít kiểm tra về thí nghiệm hóa học và năng lực tự học của HS. - Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề kiểm tra có sẵn hoặc theo chủ quan của giáo viên, hoặc các mồi nhử trong câu trắc nghiệm phần lớn do giáo viên tự nghĩ ra. - Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hóa học cơ bản và các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ, tái hiện và tính toán phức tạp. - Có sử dụng các phần mềm để tạo đề thi, tuy nhiên chưa chú trọng đến việc phân tích kết quả làm bài của học sinh. 1.4. Cấu trúc nội dung phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- ban cơ bản [3], [29] Chương 8. Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol 1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon - Khái niệm, phân loại. - Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (phản ứng tách hiđrohalogenua, phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH). - Ứng dụng. 2. Ancol - Định nghĩa. Phân loại. Đồng phân. Danh pháp. - Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (cấu tạo phân tử, phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH, phản ứng thế nhóm -OH, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hóa). - Ứng dụng. Điều chế. 3. Phenol - Định nghĩa. Phân loại. - Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (cấu tạo phân tử, phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH và ở vòng benzen). - Ứng dụng. Điều chế. Chương 9. Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic 1. Anđehit - Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu tạo. - Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (phản ứng cộng hiđro, phản ứng oxi hóa). - Ứng dụng. Điều chế. 2. Sơ lược về xeton - Định nghĩa. Tính chất. Ứng dụng. Điều chế. 3. Axit cacboxylic - Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu tạo. - Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: tính axit, phản ứng thế nhóm -OH (phản ứng este hóa). - Ứng dụng. Điều chế. 1.5. Một số phương pháp giải nhanh bài tập phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức [6], [31], [33] 1.5.1. Phương pháp trung bình Nguyên tắc: Dùng khối lượng mol trung bình ( M ) để xác định số nguyên tử C trung bình của các chất trong hỗn hợp. Phương pháp này được dùng nhiều nhất trong hóa hữu cơ chủ yếu là dạng bài tập tìm công thức phân tử của hai chất là đồng đẳng kế tiếp nhau. Ví dụ: Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8 g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Giải: 2 1n nC H OH + Na 2 1n nC H ONa + ½ H2 2H n = 0,25 n ancol = 0,5 mol  M ancol = 18,80,5 = 37,6 14 n + 18 = 37,6  n = 1,4 2 ancol CH3OH và C2H5OH 1.5.2. Phương pháp đường chéo Ngoài ưu thế trong giải các bài toán pha trộn các chất, trong hóa hữu cơ phương pháp này có thể vận dụng để giải các bài tập tìm số mol, tỉ lệ mol, tỉ lệ thể tích của các chất trong hỗn hợp. Nguyên tắc: Nếu A, B là 2 chất hữu cơ đồng đẳng kế tiếp nhau. Gọi n là số nguyên tử C trung bình của A (có n nguyên tử C) và B (có m nguyên tử C) với m > n Gọi x, y lần lượt là số mol của A và B x n m - n n y m n - n  x m n y n n   Ví dụ 1: Hỗn hợp 10,6 g gồm 2 ancol no đơn chức A khi tách H2O hoàn toàn tạo hỗn hợp gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho B đi qua dd Br2 dư thấy 32g Br2 tham gia phản ứng. Tỉ lệ mol 2 ancol trong hỗn hợp là A. 1:2. B. 1:1. C. 3:2. D. 3:1. Giải: 2 1n nC H OH  2n nC H + H2O 2n nC H + Br2  22n nC H Br 2n nC H n = 2Br n = 32 160 = 0,2 mol nancol = 0,2 mol M ancol = 10,60,2 = 53 14 n + 18 = 53  n = 2,5 2 ancol C2H5OH (x mol) và C3H7OH (y mol) x n=2 0,5 n =2,5 y m=3 0,5  0,5 1 0,5 1 x y   Ví dụ 2: Cho 1,31g hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 5,4g Ag. Phần trăm khối lượng mỗi anđehit trong hỗn hợp là A. 22,6% và 77,4%. B. 33,6% và 66,4%. C. 35% và 65%. D. 25% và 75%. Giải: 2 1n nC H CHO + Ag2O 2Ag + 2 1n nC H COOH nAg = 0,05 mol n anđehit = 0,025 mol M anđehit = 1,310,025 = 52,4 14 n+30=52,4 n = 1,6 2 anđehit là CH3CHO (x mol) và C2H5CHO (y mol) x n=1 0,4 n =1,6 y m=2 0,6  0,4 2 0,6 3 x y   x = 2 5 .0,025 = 0,01  3CH CHO m = 0,01.44 = 0,44g y = 3 5 .0,025 = 0,015  2 5C H CHO m = 0,015.58 = 0,87g % 3CH CHO m = 0,44 1,31 .100 = 33,6% % 2 5C H CHO m = 100 - 33,6= 66,4% 1.5.3. Phương pháp bảo toàn khối lượng Nguyên tắc: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành. Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm CH3OH, C6H5OH, HCOOH tác dụng vừa đủ với K sinh ra 5,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là A. 21,8. B. 43,6. C. 32,7. D. 35,05. Giải: Cả 3 chất trên đều có 1 nguyên tử H bị thay thế bởi nguyên tử K giải phóng khí H2, theo phương trình phản ứng, ta có: nK = 2 2Hn = 2. 5,04 22, 4 = 0,45 mol Theo định luật bảo toàn khối lượng: mA + mK = mB + 2Hm a = mB = mA + mK – 2Hm = 26,5 + 0,45.39 - 5,04 22,4 .2 = 43,6g. 1.5.4. Phương pháp tăng giảm khối lượng Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định số mol chất phản ứng, khối lượng một chất hay một hỗn hợp, từ đó xác định công thức phân tử của chất hay hỗn hợp các chất. Ví dụ 1: Cho 7,2 g hỗn hợp 2 axit no đơn chức tác dụng vừa đủ với NaHCO3 thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được 12,7g muối khan. Giá trị của V là A. 1,4. B. 2,8. C. 5,6. D. 11,2. Giải: Theo phản ứng giữa axit no đơn chức với NaHCO3: CnH2n + 1 COOH + NaHCO3  CnH2n + 1 COONa + CO2 + H2O 1 mol axit tham gia phản ứng khối lượng tăng lên 22g sinh ra 1 mol CO2 Theo đề, khối lượng tăng lên 12,7 – 7,2 = 5,5g → naxit = 2COn = 0,25 mol  2COV = 0,25.22,4 = 5,6 (lít) Ví dụ 2: Cho 13,8 g hỗn hợp 2 ancol 2 chức tác dụng với K dư thu được 4,481 H2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m g muối. Giá trị m là A. 29. B. 29,6. C. 28,8. D. 21,4. Giải Gọi công thức tổng quát 2 ancol là  2R OH PTHH:  2R OH + 2K →  2R OK + H2 Ta có 1 mol ancol phản ứng tạo muối thì khối lượng tăng 76g. 2 4, 48 0,2 22,4H n   mol =nancol pư → khối lượng tăng 76.0,2=15,2 g →m = 13,8+15,2= 29 g. 1.5.5. Phương pháp dựa vào mối liên quan giữa các chất trong phương trình hóa học Nguyên tắc: Dựa vào mối liên quan giữa các chất trong một số phương trình phản ứng. Ví dụ phản ứng đốt cháy: * Ancol no đơn chức: CnH2n+1OH + 2 3n O2  n CO2 + ( n+1) H2O Số mol của ancol = số mol H2O – số mol CO2 Số mol của O2 = 1,5 số mol CO2 * Anđehit no đơn chức: CnH2nO + ( 3 2 n -1) O2  n CO2 + n H2O Số mol CO2 = số mol H2O * Axit không no (có 1 nối đôi) đơn chức (hoặc axit no đa chức) CnH2n-2Ox + 3 1 2 2 n x  O2  n CO2 + ( n-1) H2O Số mol của axit = số mol CO2 – số mol H2O Ví dụ 1: Chia hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54 g H2O. Phần 2 cho phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0) tạo hỗn hợp A. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 0,112. B. 0,224. C. 0,448. D. 0,672. Giải: Theo phương trình phản ứng cháy anđehit no đơn chức, ta có: 2CO n = 2H O n = 5,04 18 = 0,03 mol A là hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử C với anđehit, do đó khí đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol A thu được 0,03 mol CO2 → 2COV = 0,03.22,4 = 0,672 lít Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam một ancol no A thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. A là A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol. Giải: 2CO n = 3,36 22, 4 = 0,15 mol 2H O n = 3,6 18 = 0,2 mol Vì A là ancol no nên theo phương trình phản ứng cháy: CnH2n + 2-x (OH)x 2O nCO2 + (n +1) H2O Ta có: nA = 2H On - 2COn = 0,05 mol  MA = 4,6 0,05 = 92 A: CnH2n + 2-x (OH)x  x = 3, n = 3 A: glixerol Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol X, Y cùng dãy đồng đẳng với ancol metylic thu được 35,2g CO2 và 19,8g H2O. Giá trị của a là A. 18,6. B. 17,6. C. 16,6. D. 15,6. Giải: Theo phương trình phản ứng cháy của ancol no đơn chức: CnH2n + 2O + 3 2 n O2  nCO2 + (n +1) H2O Ta có: 2O n = 3 2 2CO n = 3 35,2. 2 44 = 1,2 mol Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: a + 2O m = 2CO m + 2H Om  a = 2COm + 2H Om - 2Om = 35,2 + 19,8 – 1,2.32 = 16,6 (g). Kết luận chương 1 Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. Trong chương này chúng tôi đã đề cập đến các vấn đề sau: - Kiểm tra đánh giá đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, do đó hiện nay trong dạy học cần lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp. - Phương pháp TNKQ nhiều lựa chọn là một trong những phương pháp có tính ưu việt đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay ở một số môn học. - Cách thức tiến hành soạn thảo câu hỏi, cách đánh giá kết quả của bài trắc nghiệm đã soạn. - Những định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay và một số vấn đề về thực trạng sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá hiện nay ở một số trường THPT trong tỉnh Bình Thuận. - Cấu trúc nội dung chương 8, 9- sách giáo khoa hóa học 11- ban cơ bản và một số phương pháp có thể giải nhanh bài tập phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức. Tất cả các nội dung trên sẽ được vận dụng trong chương 2 (soạn thảo hệ thống câu hỏi) và chương 3 (thực nghiệm sư phạm). Chương 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 2.1. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra đánh giá [3] DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL 1. Dẫn xuất halogen Kiến thức Biết được: - Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy ví dụ minh họa. - Tính chất hóa học cơ bản (phản ứng tạo thành anken, ancol). - Một số ứng dụng cơ bản. Kỹ năng Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học. 2. Ancol Kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc-chức và thay thế). - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hiđro. - Tính chất hóa học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế - OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hóa ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - Ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). Kỹ năng - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của ancol (có 4- 5C). - Dự đoán được tính chất hóa học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hóa học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. 3. Phenol Kiến thức Biết được: - Khái niệm, phân loại phenol. - Tính chất vật lí: trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hóa học: tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brôm. - Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen), ứng dụng của phenol. - Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Kỹ năng - Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng pp hóa học. - Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của phenol. - Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic 1. Anđehit và xeton Kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại, danh pháp anđehit. - Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. - Tính chất vật lí: trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hóa học của anđehit no đơn chức: Tính khử (tác dụng với dd AgNO3/NH3), tính oxi hóa (tác dụng với H2). - Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit. - Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính). Kỹ năng - Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit và xeton; Kiểm tra dự đoán và kết luận. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton. - Nhận biết anđehit bằng phản ứng hóa học đặc trưng. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit. 2. Axit cacboxylic Kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. - Tính chất vật lí: nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro. - Tính chất hóa học: Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hóa. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic. Kỹ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Dự đoán được tính chất hóa học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học. - Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng pp hóa học. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit. 2.2. Bảng phân phối số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung đánh giá Biết Hiểu Vận dụng Tổng Dẫn xuất halogen 7 9 9 25 Ancol 21 30 30 81 Phenol 15 15 14 44 Anđehit-xeton 17 26 22 65 Axit 25 30 30 85 Tổng 85 110 105 300 2.3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Chương 8. DẪN XUẤT HALOGEN- ANCOL- PHENOL 1/ Trong các công thức sau đây, công thức nào là của ancol bậc 1? A. C x H y -OH. B. C n H 2n+1 OH. C. R(OH) n . D. R-CH 2 -OH. 2/ Ancol nào không bị oxi hóa bởi CuO ở nhiệt độ cao? A. 2-metylpropan-1-ol. B. Butan-2-ol. C. 2-metylpropan-2-ol. D. Butan-1-ol. 3/ Từ etyl clorua và các chất vô cơ cần thiết có thể điều chế được ancol etylic, etylen glicol, 1,2- đibrometan. Số phương trình hóa học tối thiểu để điều chế tất cả các chất trên là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 4/ Hiđrat hóa 4-metylpent-1-en thì thu được sản phẩm chính là A. 2-metylpentan-5-ol. B. 4-metylpentan-2-ol. C. 2-metylpentan-4-ol. D. 4-metylpentan-1-ol. 5/ Cho các phản ứng sau: (C 6 H 10 O 5 ) n + A enzim B B enzim C + D C + CuO 0tE + Cu + A C 0 2 4 ,170dH SO C F + A F /t h polime Các chất A, C, F lần lượt là: A. nước, ancol etylic, butan-1,3-đien. B. nước, ancol etylic, etylen. C. HCl, etylen, etyl clorua. D. ancol etylic, etylen 6/ Số đồng phân mạch hở ứng với công thức C 3 H 8 O là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. 7/ Đốt cháy ancol no A thu được . A là A. ancol etylic. B. glixerol. C. ancol metylic. D. etylen glicol 8/ Đốt cháy hoàn toàn 9,2 g một ancol no A thu được 13,2 g CO 2 và 7,2 g H 2 O. A là A. etanol. B. propan-1,3-diol. C. glixerol. D. propan-1-ol. 9/ Đốt cháy a g một ancol no, đơn chức A thu được 4,4 g CO 2 . Thể tích O 2 cần dùng cho quá trình đốt cháy trên ở đktc là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít. 10/ Chọn phát biểu đúng: A. Phenol là ancol thơm vì trong phân tử có vòng benzen và nhóm –OH. B. Trong phân tử phenol đa chức có ít nhất là 2 nhóm -OH phenol. C. Ở điều kiện thường phenol là chất lỏng. 2 2H O 2. COn n D. Phenol dễ tan trong nước hơn ancol. 11/ Để phân biệt 4 chất: etanol, stiren, phenol, glixerol cần dùng các hóa chất: A. Na, Cu(OH) 2 . B. Na, dung dịch Br 2 . C. NaOH, Cu(OH) 2 . D. dung dịch Br 2 , Cu(OH) 2 . 12/ Phương pháp sinh hóa để tổng hợp etanol là A. hợp nước từ etilen có xúc tác. B. thủy phân dẫn xuất halogen trong dung dịch kiềm. C. lên men các nông sản (chứa nhiều tinh bột, đường). D. hợp nước từ axetilen có xúc tác. 13/ Chia a mol hỗn hợp 2 ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tách nước thu được hỗn hợp 2 anken, đốt cháy hoàn toàn 2 anken này rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH) 2 dư thu được 20 g kết tủa. Đốt cháy phần 2 thu được 5,4 g nước. Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,3. 14/ Đun nóng 28,75 g một ancol no đơn chức với H 2 SO 4 đặc ở 1700C. Sản phẩm thu được phản ứng vừa đủ với dd chứa 60g Br 2 . Biết hiệu suất chung của quá trình tách nước là 60%. Công thức phân tử của ancol là A. C 4 H 9 OH. B. C 5 H 11 OH. C. C 3 H 7 OH. D. C 2 H 5 OH. 15/ Nhận xét nào dưới đây về phenol là sai? A. Phenol có tính axit nên làm quỳ tím hóa đỏ . B. Phenol khó tham gia phản ứng cộng và có thể tạo hợp chất có vòng no khi bị hiđro hóa. C. Phenol tác dụng với dung dịch NaOH, điều đó chứng tỏ phenol có tính axit. D. Phenol dễ tham gia phản ứng thế và tạo kết tủa trắng với dung dịch Br 2. 16/ Ancol A có công thức cấu tạo: Tên thay thế của A là A. 2-metylpropan-1-ol. B. 2-metylpropan-3-ol. C. ancol sec-butylic. D. ancol isobutylic. 17/ Dẫn xuất C 6 H 5 Br được tạo thành từ phản ứng giữa C 6 H 6 với A. Br 2 khan có Fe xúc tác. B. Br 2 dung dịch ở nhiệt độ cao. C. HBr có Fe xúc tác. D. Br 2 khan ở ngoài ánh sáng. 18/ Propan-2-ol thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với chất nào sau đây? A. Na. B. O 2 . C. HBr. D. CuO (t0). 19/ Oxi hóa 4,5 g ancol no đơn chức X thu được 4,35 g xeton tương ứng. X là A. propan-1-ol. B. butan-2-ol. C. propan-2-ol D. pentan-2-ol. 20/ Cho a g một ancol no tác dụng với một lượng K vừa đủ tạo ra 4,9 g một chất rắn và 0,56 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của a là A. 4,425. B. 3,95. C. 3,0. D. 4,5. 21/ Chọn câu đúng: A. Ở điều kiện thường các ancol có thể là chất lỏng hoặc chất rắn. B. Độ tan của ancol trong nước tăng khi phân tử khối tăng. H3C CH CH2 CH3 OH C. Bậc của ancol được tính theo số nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no. D. Ete dễ tan trong nước hơn ancol. 22/ Dãy đồng đẳng của ancol metylic có công thức chung là A. C n H 2n+1 OH. B. (CH 3 ) n OH. C. C n H 2n-1 OH. D. C n H 2n OH. 23/ Đốt cháy hoàn toàn một lượng ete no đơn chức X thu được 13,44 lít CO 2 (đktc) và 14,4 g H 2 O. X được tạo thành từ A. ancol etylic. B. ancol propylic. C. ancol metylic và ancol etylic. D. ancol metylic. 24/ Số đồng phân của hợp chất thơm ứng với công thức phân tử C 7 H 8 O là A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. 25/ Cho 28,2 g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư sinh ra 8,4 lít hiđro (đktc) và m g muối. Giá trị của m là A. 67,05. B. 22,35. C. 44,7. D. 33,525. 26/ Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong đó C chiếm 60,00%, H chiếm 13,33%. Số đồng phân đơn chức của X là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 27/ Cho sơ đồ phản ứng sau: Propyl bromua 0 2 5/ ,KOH C H OH tA HBrB. A, B là: A. propen, isopropyl bromua. B. propan-1-ol, 1-brompropan. C. ancol propylic, 2-brompropan. D. propilen, 1-brompropan. 28/ Cho a g phenol tác dụng với dd Br 2 dư thu được 79,44 g kết tủa. Nếu cũng lượng phenol trên tác dụng với dd NaOH thì cần bao nhiêu ml dd NaOH 16% (d=1,2)? A. 50. B. 100. C. 0,05. D. 0,1. 29/ Cuộn sợi dây đồng thành lò xo, đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó nhúng vào propan-2-ol đựng trong ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là A. có khí H 2 thoát ra. B. dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh. C. màu sợi dây đồng chuyển từ đen sang đỏ. D. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. 30/ Phản ứng nào sau đây sinh ra sản phẩm là 1-brompropan? A. Propen và Br 2. B. Xiclopropan và Br2. C. Xiclopropan và HBr. D. Propan-2-ol và HBr. 31/ Cho anken 2-metylbut-2-en hợp nước, thu được: A. 2-metylbutan-2-ol (spc) và 2-metylbutan-3-ol (spp). B. 2-metylbutan-2-ol (spp) và 3-metylbutan-2-ol (spc). C. 2-metylbutan-2-ol (spp) và 2-metylbutan-3-ol (spc). D. 2-metylbutan-2-ol (spc) và 3-metylbutan-2-ol (spp). 32/ Cho sơ đồ phản ứng sau: 0, 4 2 5 (polime). xt t Y X X xtCH A B C H OH B G       B là A. vinyl clorua. B. etilen. C. etyl clorua. D. buta-1,3-đien. 33/ Cho 3,075 g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư sinh ra 4,395g muối. Công thức 2 ancol là A. C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH. B. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. C. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH. D. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. 34/ Đốt cháy hoàn toàn 13,6 g hỗn hợp gồm etanol và propanol rồi dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H 2 SO 4 đặc, bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 16,2 g. Hỏi khối lượng bình 2 tăng thêm bao nhiêu gam? A. 28,6. B. 21,45. C. 42,9. D. 35,75. 35/ Đun nóng 2,76 g ankanol A với H 2 SO 4 đđ ở 1400C thu được 0,54 g H 2 O. A là A. metanol. B. glixerol. C. etanol. D. propan-1-ol. 36/ Ancol thơm đơn chức là phân tử có 1 nhóm -OH liên kết với A. nguyên tử C no thuộc gốc hiđrocacbon vòng no. B. nguyên tử C no của gốc hiđrocacbon không no. C. nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. D. nguyên tử C của vòng benzen. 37/ Chọn phát biểu sai: A. Ancol đa chức là ancol mà phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH ancol. B. Có thể phân loại ancol dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon, số nhóm - OH trong phân tử và bậc C. C. Dựa vào số nhóm -OH trong phân tử, các ancol được chia thành ancol no, ancol không no và ancol thơm. D. Bậc của ancol được tính bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm -OH. 38/ Chia a g hỗn hợp 2 ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO 2 (đktc). Phần 2 tách nước hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 anken. Đốt cháy hoàn toàn 2 anken này rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là A. 6,2. B. 5,3. C. 4,0. D. 6,38. 39/ Đốt cháy hoàn toàn x mol ancol no A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng CaCl 2 khan, bình 2 đựng KOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 1,44 g, bình 2 tăng 2,64 g. Giá trị của x là A. 0,02. B. 0,01. C. 0,04. D. 0,06. 40/ Cho 1 hiđrocacbon X mạch hở tác dụng với Br 2 (tỉ lệ mol 1:1) ở điều kiện thích hợp thu được một dẫn xuất chứa brom có tỉ khối hơi đối với không khí là 6,966. X là A. etilen. B. xiclopropan. C. propin. D. propen. 41/ Phản ứng nào không tạo dẫn xuất đihalogen? A. Axetilen + dd Br 2 dư. B. Propen + dd Br 2 dư. C. Metan + Cl 2 (tỉ lệ mol 1:2). D. Axetilen + HCl (tỉ lệ mol 1:2). 42/ Đốt cháy hoàn toàn 7,4 g một ancol no đơn chức A cần 13,44 lít O 2 (đktc). Biết rằng chất A không bị oxi hóa bởi CuO. Công thức cấu tạo của A là: A. B. C. D. 43/ Cho a g etanol tác dụng với Na dư thu được 3,4 g muối và V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của a và V là A. 4,6 và 1,12. B. 2,3 và 1,12. C. 2,3 và 0,56. D. 4,6 và 2,24. 44/ Có 3 lọ hoá chất mất nhãn là ancol benzylic, phenol và stiren. Để nhận biết chúng có thể sử dụng một thuốc thử duy nhất nào? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch HCl. C. Na kim loại. D. Dung dịch NaOH. 45/ Ancol nào dưới đây có công thức chung C n H 2n O? A. CH 2 OH-CH 2 -OH. B. CH 2 =CH-CH 2 -OH. C. CH 3 CH 2 OH. D. C 6 H 5 CH 2 OH. 46/ Đốt cháy 1 ete A no đơn chức thu đuợc 2 2CO H O n : n 3: 4 . A là ete tạo ra từ A. ancol metylic. B. ancol metylic và ancol etylic. C CH2 CH3 H3C OH CH3 CH CHH3C CH3 OH CH3 C CH3 H3C OH CH3 CH CH2H3C CH3 OH CH3 Br CH2Br CH3 Br CH3 Br C. ancol propylic. D. ancol etylic. 47/ Phản ứng hóa học nào không xảy ra? A. C 6 H 5 CH 2 OH+NaOH→C 6 H 5 CH 2 ONa+H 2 O. B. C 6 H 5 ONa +HCl→C 6 H 5 OH+NaCl. C. D. 48/ Điều nào sau đây đúng khi nói về ancol? A. Oxi hóa ancol thu được sản phẩm là anđehit. B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm –OH. C. Ancol tan vô hạn trong nước. D. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hiđrocacbon no có cùng số nguyên tử cacbon. 49/ Cho toluen tác dụng với Br 2 khan đưa ra ngoài ánh sáng mặt trời thì thu được dẫn xuất nào? A. B. C. D. OH CH3 NaOH ONa CH3 H2O 0450 C 2 3 2 2 2CH CH-CH + Cl CH CH-CH Cl + HCl   50/ Chất nào sau đây có thể đẩy được phenol ra khỏi muối natriphenolat? A. Khí H 2 . B. Khí CO 2 . C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NaHCO3. 51/ Số đồng phân thơm ứng với công thức C 7 H 8 O phản ứng được với NaOH là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 52/ Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt CuSO 4 , 2-3 ml dung dịch NaOH, lắc nhẹ rồi cho vào vài giọt glixerol, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch trong suốt không màu. B. dung dịch có màu xanh lam. C. có kết tủa màu xanh. D. dung dịch tách thành 2 lớp. 53/ Khi brom hóa 2-metylbutan cho sản phẩm monobrom chiếm ưu thế là A. 4-brom-2-metylbutan. B. 1-brom-2-metylbutan. C. 2-brom-2-metylbutan. D. 3-brom-2-metylbutan. 54/ Số đồng phân ancol bậc 1 ứng với công thức phân tử C 4 H 10 O là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. 55/ Ancol A có công thức cấu tạo: H3C C CH3 CH3 CH CH3 OH Tên gọi của A là A. 1,2,2-trimetylpropan-1-ol. B. 2,2-đimetylbutan-3-ol. C. ancol tert-butylic. D. 3,3-đimetylbutan-2-ol. CH2 CH OH CH2 OHOH CH2 CH2 OH OH CH2 CH OH OH CH3CH2 CH2 OH CH2 OH CH CH CH3 H3C CH2 CH2C CH2 CH3 CH3 CH CH2 CH2 CH3H2C C CH CH3 CH3 H3C 56/ Đun nóng hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol isopropylic với H 2 SO 4 đậm đặc đến 1400C thu được hỗn hợp gồm A. 3 ete và 2 anken. B. 2 anken. C. 3 ete. D. 2 ete và 2 anken. 57/ Hiđrat hóa anken A có công thức phân tử C 5 H 10 thu được một hỗn hợp gồm ancol bậc hai và ancol bậc ba. Công thức cấu tạo của A là A. B. C. D. 58/ Số đồng phân ancol của C 5 H 12 O nhiều hơn số đồng phân của C 5 H 12 là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 59/ Đốt cháy hoàn toàn 4,32 g hợp chất hữu cơ A (có tỉ khối hơi đối với không khí là 3,725) thu được 6,272 lít CO 2 (đktc) và 2,88 g H 2 O. Biết A không tác dụng với NaOH, công thức cấu tạo của A là A. C 6 H 5 CH 2 OH. B. C 2 H 5 OH. C. C 6 H 5 OH. D. CH 3 -O-C 2 H 5 . 60/ Ancol no A có tỉ khối hơi đối với metan là 4,75. Biết rằng A có thể hòa tan được Cu(OH) 2 và 2,28 g A phản ứng vừa đủ với 1,38g Na. A là: A. B. C. D. 61/ Tính chất vật lý nào sau đây không phải của phenol? A. Là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng. B. Dễ bị oxi hóa khi để lâu trong không khí. C. Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. D. Ít tan trong nước nhưng tan được trong một số chất hữu cơ. 62/ Số ancol bậc 2 ứng với công thức phân tử C 5 H 12 O là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 63/ Cho 14,2 g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng mỗi ancol là A. 56,3% và 43,7%. B. 22,5% và 77,5%. C. 45% và 55%. D. 67,6% và 32,4%. 64/ Câu nào sau đây không chính xác? A. Khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối. B. Giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro. C. Chất có công thức phân tử C 2 H 6 O là ancol etylic. D. Ancol tan nhiều trong nước hơn các hiđrocacbon. 65/ Cho dung dịch AgNO 3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa etyl bromua (1) và brombenzen (2) rồi đun sôi cả 2 ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là: A. (2) có kết tủa vàng nhạt, (1) không có hiện tượng. B. (1) có kết tủa vàng nhạt, (2) không có hiện tượng. C. cả 2 ống đều có kết tủa vàng. D. cả 2 đều không có phản ứng. 66/ Ancol A có công thức cấu tạo: H3C CH CH2 CH3 CH2 OH Câu nào sau đây sai khi nói về A? A. A là ancol bậc 1. B. A là ancol no, đơn chức, mạch hở. C. Tên thay thế của A là 3-metylbutan-1-ol. D. A dễ tan trong nước. 67/ Phản ứng nào không tạo kết tủa? A. Phenol + HNO 3 . B. Phenol + Br 2 . C. Etanol + HBr. D. Propin +AgNO 3 /NH3. 68/ Từ axetilen và các chất ._. vì thời lượng môn học trên lớp bị hạn chế so với nội dung chương trình. - Tăng cường hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan (tăng tỉ lệ điểm số) để kích thích học sinh tự học, không học vẹt học tủ; đặc biệt không nên giới hạn nội dung kiểm tra để đảm bảo tính hệ thống của kiến thức. - Tổ chuyên môn Hóa học ở mỗi trường phổ thông cần có một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng để sử dụng trong kiểm tra đánh giá, ngân hàng này có thể được tích lũy qua các kỳ kiểm tra và thi bằng việc tổ chức đánh giá chất lượng câu hỏi thông qua kết quả làm bài của học sinh, chỉnh lý, bổ sung hoặc loại bỏ những câu chưa sát với mục tiêu, nhằm làm cho ngân hàng câu hỏi ngày càng phong phú về số lượng và chất lượng. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã hệ thống một số vấn đề về lí luận và đã đạt được một số kết quả nhất định có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học hóa học. Những kết quả thực tế có được cho thấy những giá trị nhất định của đề tài trong việc góp phần đánh giá chính xác và khách quan kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong nhà trường THPT. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một trong những nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên cũng như sinh viên, học sinh và những người quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi mới nghiên cứu xây dựng được hệ thống câu hỏi phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức ở lớp 11- chương trình cơ bản, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để thực hiện một số phần còn lại của chương trình hóa học THPT. Do đó chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp theo đạt được kết quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi bưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sgk lớp 10 THPT, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi bưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sgk lớp 11 THPT, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hội thảo phương pháp đánh giá kết quả học tập sinh viên đại học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn hóa học 10, NXB Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Chính (2006), Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (luận văn thạc sĩ), Trường ĐHSP Hà Nội. 7. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (1998), Phương pháp dạy học hóa học( Tập 1), giáo trình cao đẳng sư phạm. 8. Hoàng Thị Dung (2006), Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình hóa học lớp 10-THPT Ban cơ bản (luận văn thạc sĩ), Trường ĐHSP Hà Nội. 9. B.P.Êxipôp (chủ biên), Phan Huy Bính, Nguyễn Thế Trường (dịch) (1978), Những cơ sở của lí luận dạy học (tập 3), NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 11. Lê Văn Hảo (2005), Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá trong dạy học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Phụng Hoàng- Võ Ngọc Lan (1999), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục. 13. Trần Bá Hoành (1996), Đánh giá trong giáo dục (Dùng cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm), Bộ GD-ĐT, Hà Nội. 14. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSP. 15. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình giáo dục học tập 1, NXB ĐHSP. 16. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1977), Lí luận dạy học hóa học (tập 1), NXB Giáo dục. 17. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học (Tập 1), NXB Giáo dục. 18. Tạp chí khoa học giáo dục, viện chiến lược và chương trình giáo dục (7/2007), số 22, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 19. Tạp chí hóa học và ứng dụng (2006), số 10,11,12, Tạp chí của hội hóa học Việt Nam. 20. Tạp chí hóa học và ứng dụng (2007), số 7, Tạp chí của hội hóa học Việt Nam. 21. Lý Minh Tiên, “Chương trình phần mềm xử lý thống kê Test”. 22. Lý Minh Tiên (chủ biên), Đoàn Văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ Hạnh Nga (2004), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, NXB Giáo dục. 23. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành),( tập 1: trắc nghiệm chuẩn mực), Trường ĐHTH Tp. Hồ Chí Minh. 24. Dương Thiệu Tống (1998), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, (tập 2: trắc nghiệm tiêu chí), Trường ĐHTH Tp. Hồ Chí Minh. 25. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hóa học 11-nâng cao, NXB Giáo dục. 26. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng Tín (2007), Hóa học 11- Nâng cao- Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 27. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Cao Thị Thặng, Phạm Văn Hoan (2007), Bài tập Hóa học 11-nâng cao, NXB Giáo dục. 28. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Hóa học 11- Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007), Hóa học 11, NXB Giáo dục. 30. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Bài tập Hóa học 11, NXB Giáo dục. 31. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm. 32. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm. 33. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 34. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. Phụ lục 1 Đáp án của chương 8 1d 2c 3c 4b 5b 6d 7c 8c 9b 10b 11d 12c 13c 14d 15a 16a 17a 18a 19c 20c 21a 22a 23c 24a 25c 26d 27a 28a 29c 30c 31d 32b 33d 34a 35c 36c 37c 38a 39a 40d 41c 42c 43c 44a 45b 46b 47a 48d 49b 50b 51b 52b 53c 54d 55d 56c 57d 58a 59a 60c 61a 62d 63d 64c 65b 66d 67c 68a 69b 70d 71a 72d 73d 74c 75b 76d 77c 78c 79b 80c 81b 82d 83d 84b 85a 86c 87b 88b 89a 90c 91c 92b 93b 94a 95b 96a 97c 98b 99c 100c 101b 102a 103b 104d 105c 106b 107b 108d 109d 110b 111b 112d 113b 114a 115d 116d 117a 118d 119c 120d 121d 122c 123c 124a 125c 126b 127a 128d 129a 130c 131d 132b 133a 134b 135d 136c 137b 138c 139b 140c 141c 142a 143a 144d 145d 146a 147b 148a 149a 150a Đáp án của chương 9 1a 2b 3c 4a 5c 6b 7d 8c 9d 10d 11c 12b 13c 14d 15a 16d 17b 18c 19b 20c 21d 22a 23c 24d 25a 26c 27d 28c 29a 30a 31a 32a 33c 34c 35d 36d 37b 38b 39b 40b 41b 42a 43d 44c 45c 46b 47a 48b 49d 50a 51c 52d 53b 54c 55d 56a 57a 58b 59b 60a 61c 62d 63a 64d 65d 66d 67c 68c 69c 70d 71b 72d 73c 74c 75b 76a 77a 78c 79b 80b 81d 82d 83a 84a 85a 86a 87d 88d 89c 90c 91c 92c 93b 94b 95d 96c 97c 98c 99a 100c 101a 102b 103b 104b 105b 106a 107c 108a 109b 110d 111d 112b 113c 114c 115a 116b 117d 118a 119d 120c 121a 122d 123a 124a 125b 126a 127d 128b 129b 130c 131d 132c 133c 134b 135c 136d 137d 138d 139b 140d 141c 142a 143d 144a 145b 146c 147b 148b 149a 150d Phụ lục 2 Bảng chuyển đổi thứ tự câu hỏi và đáp án của 10 đề bằng phần mềm Emp-Test Đề 001 Đề 005 001 002 003 004 005 006 007 008 1d 21b 9c 7a 1d 12a 24d 12a 2c 22b 10a 8d 2b 1c 17d 4c 3c 25a 20a 5c 3d 24a 20a 29c 4b 11c 22a 28b 4a 16c 10b 10d 5b 14c 11b 27a 5c 17c 11c 11a 6d 6c 5a 25a 6c 4a 5d 13c 7c 7b 6d 26b 7c 5c 6c 14a 8c 28d 25d 2c 8a 27b 7c 30a 9b 29c 26a 3a 9a 25a 18b 15a 10b 1b 1c 6c 10d 26a 19b 16c 11d 30c 19c 15c 11c 30c 23b 3c 12c 26b 21b 1a 12c 2a 9b 5d 13c 23c 4c 16d 13c 3d 8b 6a 14d 24a 2b 17a 14a 13b 2a 21a 15a 27d 16a 4b 15b 14b 3d 22b 16a 12d 17a 29c 16b 15d 4b 23c 17a 13a 18a 30b 17a 7b 30c 2d 18a 10b 3b 24a 18d 18c 1c 1c 19c 19b 23d 22b 19b 28d 27c 19d 20c 20c 24c 23b 20b 29c 26a 20c 21a 8a 7b 9a 21b 19b 12c 24d 22a 9d 8b 10d 22b 20a 13b 25c 23c 2c 27b 11c 23c 21c 14b 26c 24a 3a 28b 12c 24d 22c 15b 27d 25c 4b 29c 13d 25d 23c 16d 28a 26d 5a 30c 14d 26c 10b 21b 8c 27a 15a 12b 18a 27d 11a 22d 9d 28a 16a 13d 19b 28a 26a 29b 7a 29c 17d 14a 20c 29a 8c 25c 17b 30c 18b 15b 21d 30c 9d 26a 18d Đề 010 Đề 013 010 009 011 012 013 014 015 016 1a 10c 3a 26c 1c 9c 15b 21c 2d 14d 15d 28c 2b 22b 4d 23d 3d 23a 7b 5c 3b 6a 5b 3b 4c 15d 29d 23a 4a 7b 6d 4c 5b 30d 19b 6d 5b 8a 7a 5a 6d 1d 16b 22c 6a 29d 2c 11c 7c 4b 30d 30d 7c 24d 13b 17c 8a 7c 17c 10d 8b 10d 16b 22a 9b 29c 1d 24a 9c 2b 27b 9d 10d 9b 2b 25c 10c 15b 20d 12b 11a 21b 5bc 3b 11b 16a 21b 13b 12d 11b 4b 27d 12a 17d 22c 14d 13d 12c 18b 15c 13b 18d 23d 15b 14c 5a 21b 1b 14d 14a 24c 16d 15b 6a 22c 2c 15c 20c 25d 25a 16d 22b 6c 4b 16b 12b 26d 18d 17c 19a 14c 14c 17b 4a 30b 19d 18c 18d 20d 29c 18d 11a 8c 6d 19b 24c 23a 16b 19d 21b 9b 7c 20c 25c 24c 17b 20b 13d 10d 8c 21b 26c 25b 18b 21b 19a 29c 28a 22d 27c 26b 19c 22d 5d 11d 24b 23d 20a 27c 20d 23b 28c 3d 20c 24b 8c 28c 21c 24a 3a 17c 29b 25a 13d 8c 11d 25d 30c 12a 2d 26c 2d 9d 12b 26d 1b 1c 25a 27b 3b 10c 13c 27a 23a 14c 30d 28b 16c 11b 7d 28d 26c 18b 26a 29a 17c 12d 8a 29c 27d 19d 27a 30c 18d 13a 9a 30d 25d 28a 10c Đề 020 Đề 114 020 017 018 019 114 111 112 113 1d 17d 19c 4a 1a 4b 1d 25b 2c 20b 5c 21b 2b 5a 2a 26b 3c 21b 6b 22b 3c 6b 3b 27c 4a 7b 24b 12a 4a 19d 17a 8d 5c 15d 20b 6b 5c 20d 18b 9c 6b 1c 7c 1b 6b 12b 16d 28d 7a 2c 8a 2d 7d 3c 13b 21c 8d 3b 9c 3c 8c 1d 9d 6c 9a 11c 22d 14c 9d 11c 30b 5b 10c 18b 12b 10a 10d 9c 20a 22c 11d 19d 13b 11b 11c 7c 8d 7d 12b 30c 27c 5c 12b 10d 29c 1b 13a 27b 15b 7a 13c 26c 28b 24a 14b 28d 16c 8a 14d 2c 19a 14d 15d 29a 17d 9d 15a 13c 21a 15b 16c 5b 21c 23a 16b 14c 22d 16a 17b 26b 28a 27a 17b 15a 23a 17a 18c 8d 29a 24d 18c 16c 24b 18a 19b 9a 30b 25b 19b 17d 25d 19c 20c 22c 1d 15c 20c 18c 26b 20b 21c 23a 2d 16a 21d 24a 14d 29c 22a 24d 3c 17c 22a 25c 15a 30b 23a 25a 4b 18d 23c 21d 10b 2b 24d 10c 26d 20d 24d 22b 11a 3a 25d 12a 23a 13c 25a 23a 12c 4b 26a 6b 25d 30c 26c 8c 27c 23a 27b 13a 10c 28d 27d 27c 4a 10d 28a 14d 11c 29b 28c 28a 5a 11a 29a 16c 14b 19b 29a 29c 6d 12a 30a 4a 18d 26d 30a 30c 7d 13c Đề 211 Đề 302 211 212 213 214 302 301 303 304 1a 2c 14d 2c 1c 8a 5c 16b 2a 3b 15b 3b 2d 6a 6d 14d 3c 25b 27b 30b 3a 14b 11d 15b 4c 16c 16a 14c 4d 17b 16a 2c 5d 17d 17a 15a 5d 18a 17a 3b 6d 24a 30d 7c 6d 7a 4a 4c 7b 5b 8b 24d 7c 15c 13d 7a 8b 1b 9c 4b 8c 13b 8b 22c 9b 23c 23a 11d 9c 30b 1d 17c 10b 26a 11d 8b 10d 9c 14c 23b 11b 27b 12d 9c 11b 10a 15a 24d 12a 28a 13b 10b 12d 27c 7b 1b 13d 6b 10a 17b 13c 11c 3d 21b 14c 9b 4b 21c 14c 20b 23b 8b 15c 10d 5d 22c 15b 21c 24b 9a 16b 18c 18d 25c 16a 22c 25d 10b 17a 19a 19a 26d 17a 23d 26a 11a 18b 20d 20a 27d 18c 24b 27d 12a 19d 21b 21d 28a 19b 25c 28b 13c 20a 22b 22d 29c 20b 26d 22a 7c 21c 13b 24d 18d 21d 29b 2c 6c 22d 14d 25d 19c 22d 16b 12d 29d 23b 15c 26b 20c 23a 3a 29d 19a 24c 8c 28d 23a 24a 19d 30c 20c 25d 4c 1c 16a 25a 2d 18d 25d 26a 7a 29b 1c 26a 28a 19c 26b 27a 29b 6a 5a 27d 4c 20a 27b 28b 30d 7b 6c 28d 5a 21d 28c 29b 11b 2b 12d 29c 1a 9b 18d 30a 12b 3b 13b 30c 12b 10c 30b Đề 101 Đề 201 101 102 103 104 201 202 203 204 1c 1d 3a 1d 1a 15b 28a 1d 2c 2b 4d 2b 2d 3b 21b 2b 3b 5b 6d 22c 3a 4c 22d 3b 4b 23d 5b 18a 4a 5c 23c 4c 5d 24c 24a 25c 5b 6b 24b 5c 6c 25c 25a 26c 6a 1b 4a 10c 7c 26c 26a 27d 7d 2b 5b 11a 8c 27d 27c 28b 8b 27c 15c 8b 9a 21b 17b 17a 9b 16d 13a 7a 10c 13d 18a 7a 10c 26c 27a 23d 11a 14d 19b 8c 11d 17d 11a 30d 12b 9b 21c 13a 12c 13b 7b 12a 13b 10d 22a 14d 13c 14c 8a 13a 14b 11b 23c 15d 14b 21b 16b 26a 15b 29a 30c 20a 15c 30d 14c 6b 16a 30c 7d 16c 16d 19b 25d 24b 17c 3b 15b 29d 17d 20d 26b 25a 18a 4c 16b 30a 18d 28c 30a 21d 19b 16c 20c 23c 19b 29b 12d 9d 20d 15c 28b 21c 20d 10c 18a 19a 21d 17c 9a 3a 21c 11a 19a 20a 22b 18a 10d 4c 22a 12d 6c 27a 23c 19c 11a 5a 23d 25d 9a 22d 24c 20a 29b 24c 24a 7b 10c 18c 25a 28b 1b 19d 25b 22c 1d 14c 26b 22b 2b 6d 26c 23d 2a 15a 27d 6a 12d 10a 27b 24a 3a 16c 28a 7b 13c 11b 28b 9c 20a 29d 29d 8a 14a 12a 29a 18a 17a 27a 30c 12c 8a 9b 30d 8b 29a 28c Phụ lục 3 Phần kết quả làm bài của học sinh (ĐỀ 001) DAP AN DCCBBDCCBBDCCDAAAACCAACACDAACC 001 BDBDBDCCBBDCCDDACDCCDCCBBBBABD 002 DCDCABCDBAACBCAACACBCACDBCDBDB 003 DBCBBDDCDCACBCADBDBDDADDCDBCDB 004 BDDAADDBBBCCABABCDCCCDABCCCCDC 005 DADDCBBBAAABCCDBCDABCAADBCBABD 006 BCDDBBDABBACDABCCDCCBCBDABACBC 007 BBCBCBDACAABBABBBADCCBCBABDAAA 008 DABBBCDDADCBBCCACDBAAABCCCDABD 009 BCACBACDBBBDABCADABDABCDABBAAC 010 DCDAABCACDDCBABACDBDDACBCABDCD 011 DCCBBDCCBBDBBBDAAACCAACBCDAACC 012 BCDBBACDBDBCDAABCACBABACBDABBD 013 ACCDBDABABDCCBAACCCDABDCCBBAAB 014 BCCBADCDABBCBCAABDCAABCDCBAADD 015 BCCBBCCBBDBDCDABBDAAABCACBACBD 016 ADCCBCAABDDBCDABBDAAABCACBACBD 017 BCCDCACADDDCBCAABDCDDBCADCAADB 018 BCCBCACDADDCBCAABDACDBCBCCAADD 019 BCDDBDDDDDDDDDDABDDBAADBDBABCC 020 AAABAABDBDCACDABCCCBBCBCCBBAAD 021 DCADBDCCBCDCCDAAABCCABCCCDAACB 022 DCCBBDCCBBDBCDADAACBAACACDABBC 023 DCABCDCCBBDCCDAABCCCAACACDAACC 024 DACBBDCCBBDCADAAAACCAACACDAACC 025 DCCBBDDCACDCBACADBCBABDCBCABCA 026 BBCBBBBBAAACDBADBCDCAABCDAABCA 027 BCDCACCDBADBCDBBACCABACCABDBAC 028 BCCBDBCAABDBCBABCBCDABABABDABC 029 CBCACDABCBADCBACDCABACBCDBAAAD 030 AADDADCBBADCDCAAAKDDDBAABDCCBB 031 BACBBDBACABBCDBAADCACABBDBDDAD 032 BDCCADDACABCCCDABDBBAABBCABCBB 033 ACDDADCACABADBCAADACBBABACABDD 034 DCDCADBBCABCDAADCADDDBBCBDADDD 035 DBDADDDCCCDCBBAABDABBCDCBBACCB 036 DDDBADCDBABCBDAACADAAACBCCCDAA 037 BBCBCDDDCCBABCBBAABCCCAADBBCBC 038 DCADBDBDDBDADDABACDABADBDDCADD 039 DACCADABABBAACAABBBDCACABCCCCD 040 AADABBCCDBDBAACDAACDDDDCCACDAD 041 BBBBBBCCABDCCDAACCCDACBDDADADA 042 BCADBACDABDCACAABDDADBCDCCAADA 043 DBBCABCBAABADBCBBBCACCCABAACCC 044 BBCBBBCABDDBCDABBDAAABCACBABBD 045 BCCDBACDADDCACAABDDADBCBDAAADA 046 BBCBBBCABDDBCDABBDAAABCACBABBD 047 BCCDBACDADDCACAABDDADBCBDAAADA 048 BBBDCDBABADBDCDBABCDABDACABACD 049 BBCDBBCABDDBCDADBDAAADCACBABBD 050 BBCCBCBABADBCDABBDAAABCACBACBB 051 CADACDBDCCDACBDDCCCDBCBCABCCBA 052 CACDCDBCACDCBDCBADABCCCCBADAAC 053 DCBDADBCCBDCCCDACDDBDAABBBDDAB 054 BCDBACCDCBDCDCAACDDCCBDBADDCBD 055 DCADBDBCDABCDDACDADAAABBDCADDA 056 BBCCADBCAACABDBAADBCBBBCBBDBBB 057 DCCBBDDDBADCCDADABCDAABCADCDCB 058 DCCBADCDABDCBCAAADCAABCDCBAADD 059 DCCBBCCBBDBDCDABADAAABCACBACBD 060 ACDDBDBCADDCDDBCDDAADAADBDADDC 061 BADDBCCDAADCABCABCBDBBCDBAABCD 062 BCCABACDADDCACCABDBDDBCACABADD 063 ABBABABADDCBDDAAADBDCCCACCBACD 064 BCCABACAADABCDCABDBDABAACCBADD 065 BCCABACDADDCACCABDBDDBCACABADD 066 BADCADCBADDCBCCABDADDBCAAADAAD 067 BBCBBDBABDDBCDCBBDAACBCACBABBD 068 CDCBBDAABDDCCDCBBDDCCBCACBACBD 069 CADAABAAAACBDDBABDBDBADACADDCB 070 DCAACDACDABCAABDBDCABCDCDDADDA 071 DCCBDACADADCADCAADCCCADAADCDDC 072 DCCDBDDCACDCBACADBCBABDCBCABCA 073 DBCBBBBBAAACDBADBCDCAABCDAABCA 074 DCCBBCCDBADBCDBBACCABACCABDBAC 075 DCCBDBCAABDBCBABCBCDABABABDABC 076 CABCADADAADCBACAADBBBCACDABCBB 077 DDBCDAACCCDBDCACADBDABCDCAACBD 078 DCABDDDBDCDCCDBAADBCDBDBDABCDC 079 CCDADCCADDCACDADACACDACCCBDBAA 080 DCBBDDCBABDCADBAACBCCBACBACCDC 081 BBDCADCDAADCBDCCCDCCCABBCAADAB 082 DCAAABBADABACBBCDCBAAABADCADDB 083 DCCACCBDABDBBACAACABADADBBCADB 084 DDBCDAACCCDBDDADABBDCCCDCAACBD 085 BACDBAADABDBACCCABADCACDACCBBD 086 DDDAADDBBBCCABABCDCCCDABCCCCDC 087 DCCBBDCCBBAACDAAAACCDACACDABCC 088 DCDDBBDABBACDABCCDCCBCCACBACBC 089 DCBBBDBCBBDCCDAAAACCAACBCDADCC 090 DAABBAACDADBBCBAABDBBADBDBCBDD 091 BCAAADDAACDCDDCABBBDCBABDCACCA 092 DBABADDDCBABBCBBBACACADBCBDCBC 093 ACCBCDDDCBCDDAAABDCBCBCABDBABB 094 ACAAADDDDAACDDBAAADDBDDCCDCCCD 095 BCACBCDADCDCCCBADDDBAADBBCABCC 096 AAADBDCDDDABADCABDBDCACACBCABA 097 ADADADCBDDADADCABDBDCCBCABADDB 098 ADAABDBCCABBCDAABBCBABBAABCDBB 099 BCABBCDCACDCCDBAADCBCCCCACCBCB 100 BCDDCDABBADCADCBDBCAACAAAAAADA 101 CCDDCDABCADCADCBDCBBACAAAAAADC 102 BABDCDABBBDABAABDCDCDCBDCACBCD 103 BCDABDABBBDCCDCACBCACCAAAADADA 104 CCDDCDABCADCADCBDCBBACAAAAAADC 105 BABDCDABBBDABAABDCDCDCBDCACBCD 106 BCDABDABBBDCCDCACBCACCAAAADADA 107 BCDCCABCBDDDCCABCBCACCDCCAAADB 108 ADCBBDACDDBBCDABBDCDBBCACBAADD 109 ABDBDCDAACBCBCCCABBABBDCBAADBA 110 DBACBDCCCDDDAACABBBBABCBDCBDDA 111 ADABAAAABBCBDDAADBCBCBACCABCCC 112 DDABADCABBBCCDBCBADACCDAADBBCA 113 DACADDCCBAABBAAAAACCBABDCDABCC 114 DCDDCDABCADCADCBACBBACAAAAAADC 115 BDABADCABBBCCDBCBADACCDAADBBCA 116 BCADABDAABCCAABCBCCDCADDAADDCA 117 CCDDCDABCADCADCBDCBBACAAAAAADC 118 BCABBCDCACDCCDBAADCBCCCCACCBCB 119 BCDDCDABBADCADCBDBCAACAAAAAADA 120 BCDABDABBBDCCDCACBCACCAAAADADA KẾT QUẢ CHẤM BÀI (ĐIỂM THÔ) - ĐỀ 001 001 000011111111110100110010000100 15 002 110000101001001101100110000000 11 003 101111010001001000000100110000 11 004 000001001101001000110000100001 9 005 100000000000100000000100000100 4 006 010010001101000000110000001001 9 007 001100000000000001010010000100 6 008 100110000000000100001100100100 8 009 010010101100000101001010000101 11 010 110000100011000100000110100010 10 011 111111111110000111111110111111 25 012 010110101001001001101000011000 12 013 011011000111101100101000100100 14 014 011101100101001100101010101100 15 015 011110101000111000001011101000 14 016 001010001010111000001011101000 12 017 011000100011001100100011001100 12 018 011100100011001100010010101100 13 019 010011000010010100001100001011 11 020 000100001000111000100000100100 8 021 110011111011111110111010111110 23 022 111111111110111011101111111001 25 023 110101111111111100111111111111 26 024 101111111111011111111111111111 28 025 111111010011000100101000001010 14 026 001110000001001000011100001010 10 027 010000101010110010100110000001 11 028 011100100110101000101000000101 12 029 001001000100101000001000001100 8 030 000001101011001110000001010000 10 031 001111000000110110100100000000 10 032 001001000001100100001100100000 8 033 010001100000000110010000001000 7 034 110001000001001001000000011000 8 035 100001010011001100000000001010 9 036 100101101001011101001110100000 14 037 001101000000000011010001000001 8 038 110011000110011010000100010100 12 039 101001000100001100000111000010 10 040 000010110110000011100000100000 9 041 000110110111111100101000000100 14 042 010010100111001100000010101100 12 043 100000100000000000100011001011 8 044 001110101010111000001011101000 14 045 011010100011001100000010001100 11 046 001110101010111000001011101000 14 047 011010100011001100000010001100 11 048 000001001010000010101001100110 10 049 001010101010111000001011101000 13 050 001010001010111000001011101000 12 051 000001000010100000100000000000 4 052 001001010011010010000010000101 10 053 110001010111100100000100000000 10 054 010100100111001100010000010000 10 055 110011010001011001001100001000 12 056 001001010000010110010000000000 7 057 111111001011111010101100010010 18 058 111101100111001110101010101100 18 059 111110101000111010001011101000 16 060 010011010011010000000100011001 11 061 000010100011000100000010001010 8 062 011010100011000100000011100100 11 063 000010000000011110000011100110 10 064 011010100000110100001001100100 11 065 011010100011000100000011100100 11 066 000001100011000100000011000100 8 067 001111001010110000000011101000 12 068 001111001011110000010011101000 14 069 000000000000010100000101100010 6 070 110001010001000000100000011000 8 071 111100100011010110110101010001 16 072 111011010011000100101000001010 13 073 101110000001001000011100001010 11 074 111110101010110010100110000001 15 075 111100100110101000101000000101 13 076 000001000011000110000000000000 5 077 100000010010001010001010101000 9 078 110101000011110110010000000001 12 079 010000100000111010010110100000 10 080 110101100111010110010000000001 13 081 000001100011010000110100101000 10 082 110000000000100000001101001000 7 083 111000000110000110001000000100 9 084 100000010010011010000010101000 9 085 001010000110000010000110000000 7 086 100001001101001000110000100001 10 087 111111111100111111110111111011 26 088 110010001101000000110011101001 13 089 110111011111111111111110111011 26 090 100110010010000110000100000000 8 091 010001000011010100000000001010 8 092 100101000100000001100100100001 9 093 011101000100001100100011010100 12 094 010001000001010111000000110010 10 095 010010000011100100001100001011 11 096 000011100000010100000111100100 10 097 000001100000010100000000001000 5 098 000011010000111100101001000000 10 099 010110010011110110100010000010 13 100 010001001011010000101001001100 11 101 010001000011010000001001001101 10 102 000001001110001000010000100010 8 103 010011001111110100100001000100 13 104 010001000011010000001001001101 10 105 000001001110001000010000100010 8 106 010011001111110100100001000100 13 107 010000011010101000100000101100 10 108 001111010000111000100011101100 14 109 000100000001000010000000001000 4 110 100011110010000100001010000000 9 111 000100001100011100100000100011 10 112 100101101101110001000001010010 13 113 101001111000001111110100111011 18 114 110001000011010010001001001101 12 115 000101101101110001000001010010 12 116 010000000101000000100100000010 6 117 010001000011010000001001001101 10 118 010110010011110110100010000010 13 119 010001001011010000101001001100 11 120 010011001111110100100001000100 13 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÂU ĐỀ 001 .............................................................................. *** Câu số : 1 Lựa chọn A B C D* Bỏ trống Tần số : 16 50 10 44 0 Tỉ lệ % : 13.3 41.7 8.3 36.7 Pt-biserial : -0.16 -0.13 -0.19 0.35 Mức xác suất : NS NS <.05 <.01 ................................................................................ *** Câu số : 2 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 20 21 64 15 0 Tỉ lệ % : 16.7 17.5 53.3 12.5 Pt-biserial : -0.22 -0.16 0.32 -0.05 Mức xác suất :<.05 NS <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 3 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 25 14 46 35 0 Tỉ lệ % : 20.8 11.7 38.3 29.2 Pt-biserial : -0.05 -0.05 0.31 -0.26 Mức xác suất : NS NS <.01 <.01 ................................................................................ *** Câu số : 4 Lựa chọn A B* C D Bỏ trống Tần số : 23 45 18 34 0 Tỉ lệ % : 19.2 37.5 15.0 28.3 Pt-biserial : -0.18 0.42 -0.20 -0.14 Mức xác suất :<.05 <.01 <.05 NS ................................................................................ *** Câu số : 5 Lựa chọn A B* C D Bỏ trống Tần số : 31 56 22 11 0 Tỉ lệ % : 25.8 46.7 18.3 9.2 Pt-biserial : -0.27 0.37 -0.16 -0.01 Mức xác suất : <.01 <.01 NS NS ................................................................................ *** Câu số : 6 Lựa chọn A B C D* Bỏ trống Tần số : 19 19 15 67 0 Tỉ lệ % : 15.8 15.8 12.5 55.8 Pt-biserial : -0.09 -0.15 -0.04 0.20 Mức xác suất : NS NS NS <.05 ................................................................................ *** Câu số : 7 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 25 22 49 24 0 Tỉ lệ % : 20.8 18.3 40.8 20.0 Pt-biserial : -0.16 -0.15 0.37 -0.15 Mức xác suất : NS NS <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 8 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 31 28 30 31 0 Tỉ lệ % : 25.8 23.3 25.0 25.8 Pt-biserial : -0.14 -0.15 0.38 -0.10 Mức xác suất : NS NS <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 9 Lựa chọn A B* C D Bỏ trống Tần số : 37 43 22 18 0 Tỉ lệ % : 30.8 35.8 18.3 15.0 Pt-biserial : -0.18 0.47 -0.27 -0.10 Mức xác suất : <.05 <.01 <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 10 Lựa chọn A B* C D Bỏ trống Tần số : 36 39 16 29 0 Tỉ lệ % : 30.0 32.5 13.3 24.2 Pt-biserial : -0.22 0.30 -0.07 -0.04 Mức xác suất : <.05 <.01 NS NS ................................................................................ *** Câu số : 11 Lựa chọn A B C D* Bỏ trống Tần số : 16 21 11 72 0 Tỉ lệ % : 13.3 17.5 9.2 60.0 Pt-biserial : -0.07 -0.10 -0.20 0.25 Mức xác suất : NS NS <.05 <.01 ................................................................................ *** Câu số : 12 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 13 32 66 9 0 Tỉ lệ % : 10.8 26.7 55.0 7.5 Pt-biserial : -0.16 -0.02 0.14 -0.06 Mức xác suất : NS NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 13 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 26 27 44 23 0 Tỉ lệ % : 21.7 22.5 36.7 19.2 Pt-biserial : -0.09 -0.09 0.30 -0.18 Mức xác suất : NS NS <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 14 Lựa chọn A B C D* Bỏ trống Tần số : 18 16 28 58 0 Tỉ lệ % : 15.0 13.3 23.3 48.3 Pt-biserial : -0.16 -0.10 -0.19 0.34 Mức xác suất : NS NS <.05 <.01 ................................................................................ *** Câu số : 15 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 54 24 34 8 0 Tỉ lệ % : 45.0 20.0 28.3 6.7 Pt-biserial : 0.34 -0.17 -0.21 -0.04 Mức xác suất : <.01 NS <.05 NS ................................................................................ *** Câu số : 16 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 61 34 13 12 0 Tỉ lệ % : 50.8 28.3 10.8 10.0 Pt-biserial : 0.20 -0.10 -0.17 -0.01 Mức xác suất : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 17 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 37 42 25 16 0 Tỉ lệ % : 30.8 35.0 20.8 13.3 Pt-biserial : 0.26 -0.10 -0.10 -0.11 Mức xác suất : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 18 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 19 23 23 54 1 Tỉ lệ % : 16.0 19.3 19.3 45.4 Pt-biserial : 0.33 -0.04 -0.10 -0.12 Mức xác suất : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 19 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 19 29 50 22 0 Tỉ lệ % : 15.8 24.2 41.7 18.3 Pt-biserial : -0.08 -0.31 0.41 -0.10 Mức xác suất : NS <.01 <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 20 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 34 27 28 31 0 Tỉ lệ % : 28.3 22.5 23.3 25.8 Pt-biserial : 0.03 -0.12 0.30 -0.21 Mức xác suất : NS NS <.01 <.05 ................................................................................ *** Câu số : 21 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 46 19 34 21 0 Tỉ lệ % : 38.3 15.8 28.3 17.5 Pt-biserial : 0.36 -0.22 -0.19 -0.03 Mức xác suất : <.01 <.05 <.05 NS ................................................................................ *** Câu số : 22 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 37 45 32 6 0 Tỉ lệ % : 30.8 37.5 26.7 5.0 Pt-biserial : 0.22 0.00 -0.19 -0.08 Mức xác suất : <.05 NS <.05 NS ................................................................................ *** Câu số : 23 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 26 21 50 23 0 Tỉ lệ % : 21.7 17.5 41.7 19.2 Pt-biserial : -0.16 -0.20 0.39 -0.13 Mức xác suất : NS <.05 <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 24 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 43 28 30 19 0 Tỉ lệ % : 35.8 23.3 25.0 15.8 Pt-biserial : 0.21 -0.00 -0.14 -0.11 Mức xác suất : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 25 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 30 21 50 19 0 Tỉ lệ % : 25.0 17.5 41.7 15.8 Pt-biserial : -0.10 -0.16 0.34 -0.16 Mức xác suất : NS NS <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 26 Lựa chọn A B C D* Bỏ trống Tần số : 37 38 23 22 0 Tỉ lệ % : 30.8 31.7 19.2 18.3 Pt-biserial : -0.26 -0.06 -0.13 0.51 Mức xác suất :<.01 NS NS <.01 ................................................................................ *** Câu số : 27 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 57 21 21 21 0 Tỉ lệ % : 47.5 17.5 17.5 17.5 Pt-biserial : 0.28 -0.13 -0.10 -0.13 Mức xác suất : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 28 Lựa chọn A* B C D Bỏ trống Tần số : 44 29 27 20 0 Tỉ lệ % : 36.7 24.2 22.5 16.7 Pt-biserial : 0.16 0.09 -0.18 -0.11 Mức xác suất : NS NS NS NS ................................................................................ *** Câu số : 29 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 15 33 32 40 0 Tỉ lệ % : 12.5 27.5 26.7 33.3 Pt-biserial : -0.11 -0.11 0.26 -0.07 Mức xác suất : NS NS <.01 NS ................................................................................ *** Câu số : 30 Lựa chọn A B C* D Bỏ trống Tần số : 26 23 31 40 0 Tỉ lệ % : 21.7 19.2 25.8 33.3 Pt-biserial : -0.12 -0.10 0.34 -0.13 Mức xác suất : NS NS <.01 NS ................................................................................ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7389.pdf
Tài liệu liên quan