Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình hóa học lớp 10 cơ bản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Kim Oanh Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHI THÚY Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cha mẹ, hai đấng sinh thành đã nuôi dưỡng và dạy bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn TS. Lê Phi Thúy đã luôn quan tâm, chỉ bảo,

pdf132 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình hóa học lớp 10 cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý thầy cô chủ nhiệm và bộ môn của lớp Cao học LL – PP dạy học Hóa học Khóa 16 đã tận tình dạy bảo chúng em trong suốt thời gian qua; tập thể cán bộ - giáo viên của phòng KHCN – SĐH đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho chúng em. Xin dành lời cảm ơn chân thành đến những đồng nghiệp đáng quý đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm. Xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình lớn và gia đình nhỏ của tôi, những bạn bè thân thiết cùng lớp Cao học luôn an ủi động viên và sát cánh bên tôi, những học sinh yêu quý của tôi. Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT dd : Dung dịch đ : Đặc đktc : Điều kiện tiêu chuẩn HS : Học sinh HTTH : Hệ thống tuần hoàn l : Lỏng k : Khí P : Áp suất PƯ : Phản ứng r : Rắn to : Nhiệt độ SGK : Sách giáo khoa STT : Số thứ tự THPT : Trung học phổ thông TNKQ : Trắc nghiệm khách quan MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, nó đảm nhận một chức năng lý luận cơ bản, đóng vai trò giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học. Hai hình thức kiểm tra – đánh giá được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là trắc nghiệm luận đề và trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan tuy ra đời sau nhưng ngày càng khẳng định những ưu thế riêng: kết quả chấm có độ tin cậy cao, nhanh chóng; ngăn ngừa được nạn học tủ, học vẹt; kiểm tra được kiến thức trên diện rộng. Bên cạnh đó, trắc nghiệm khách quan cũng có nhưng khó khăn nhất định khi sử dụng. Xuất phát từ thực tế dạy và học trong những năm gần đây cho thấy trắc nghiệm khách quan tuy được sử dụng ngày càng phổ biến nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do: + Giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về ích lợi của trắc nghiệm khách quan và chưa được tập huấn bài bản các kỹ năng cần thiết để soạn thảo bài trắc nghiệm nên quá trình soạn thảo và đem ra sử dụng còn nhiều khó khăn. Điều đó cũng dẫn đến một vấn đề là học sinh chưa thích ứng được với hình thức kiểm tra – đánh giá mới này nên kết quả đạt được chưa cao, có thể nói là điểm số giảm sút rất nhiều so với bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm luận đề. Thêm vào đó, các em cũng đang loay hoay trong việc tìm ra phương pháp học phù hợp đối với hình thức kiểm tra này. + Hiện nay chưa có ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm khách quan cho từng môn học, cấp học. Nếu muốn áp dụng đưa trắc nghiệm khách quan vào bài kiểm tra, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để soạn thảo. Việc không có ngân hàng đề trắc nghiệm cũng dẫn đến việc các giáo viên không có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, rút ra ưu nhược điểm của các câu hỏi trước khi đem ra sử dụng. Vì vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương trình Hoá học lớp 10 nhằm hỗ trợ giáo viên trong kiểm tra – đánh giá, đồng thời tạo cho học sinh thay đổi phương pháp học tập khi hình thức kiểm tra thay đổi là một vấn đề cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định sẽ áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan đối với các môn Lý, Hoá, Sinh, Ngoại ngữ trong kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và Tuyển sinh Đại học – Cao đẳng từ năm 2007 thì ưu điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan càng được khẳng định. Đề tài này mong muốn được góp một phần nhỏ bé giúp nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học môn Hoá nói chung và quá trình thi cử môn Hoá học nói riêng. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập SGK Hoá học 10 cơ bản và phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra – đánh giá thành quả học tập. 3. Mục đích của đề tài 3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình Hoá học lớp 10 cơ bản. 3.2. Tiến hành thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thu được để đánh giá hiệu quả của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình Hoá học lớp 10 cơ bản. 4. Nhiệm vụ của đề tài 4.1. Nghiên cứu lý thuyết về trắc nghiệm khách quan, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình Hoá học 10 cơ bản. 4.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên học sinh lớp 10 ở một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Trường THPT Tân Phong, quận 7 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 - Trường THPT Trung Phú, Củ Chi - Trường THPT Ernst - Thalmann, quận 1 - Trường THPT Phú Hòa, Củ Chi 4.3. Xử lý kết quả thu được bằng phần mềm thống kê để đánh giá các câu trắc nghiệm. Phân loại, đề xuất việc sửa chữa các câu hỏi hoặc các mồi nhử cho phù hợp. 5. Giả thuyết khoa học Nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình Hoá học 10 kết hợp với việc sử dụng một cách thích hợp của giáo viên trong quá trình dạy học, chắc chắn sẽ thu được kết quả cao trong việc kiểm tra – đánh giá khả năng học tập bộ môn Hoá học của học sinh nói riêng và nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Hoá học nói chung. 6. Điểm mới của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan không còn là vấn đề mới vì hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên đề tài có những đóng góp đáng kể về mặt lý luận như sau: - Đề tài xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương trình Hoá học lớp 10 mới cơ bản (áp dụng từ năm học 2006 – 2007 trở đi) nhằm hỗ trợ giáo viên có một hệ thống câu hỏi để sử dụng trong quá trình dạy học Hoá học. - Các dạng câu trắc nghiệm khách quan trong đề tài đã được đem khảo sát trên học sinh, được tiến hành xử lý thống kê để đánh giá mức độ tin cậy của câu hỏi. - Ngoài ra, đề tài còn mở ra hướng nghiên cứu cho các đề tài sau bằng cách đề xuất việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra – đánh giá cũng như trong quá trình dạy học Hoá học. 6.2. Về mặt thực tiễn Nội dung luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình dạy học. Đồng thời, nội dung này cũng là những gợi ý cần thiết cho các tác giả viết SGK, sách tham khảo chương trình Hoá học THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Nghiên cứu cở sở lý luận của đề tài, các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học, xu hướng đổi mới cách thức đánh giá trong giai đoạn hiện nay, phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu giáo trình và tài liệu Tham khảo các tài liệu có liên quan đến luận văn viết về trắc nghiệm khách quan như sách giáo khoa Hóa học, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu bồi dưỡng chương trình mới dành cho giáo viên, các tài liệu tham khảo khác… nhằm đề ra giả thuyết khoa học và nội dung luận văn. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết và tính khả thi của luận văn khi áp dụng vào quá trình kiểm tra, thi cử cũng như quá trình dạy học môn Hoá 10 cơ bản. 7.4. Phương pháp Toán học Sử dụng các phầm mềm thống kê để xử lý kết quả thu được, phân tích kết quả và rút ra kết luận. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về đo lường và trắc nghiệm [30], [33], [44] 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Đo lường Đo lường là quá trình thực hiện một lối mô tả bằng con số mức độ mà một cá nhân đã đạt được (hay đã có) một đặc điểm nào đó (thí dụ: khả năng, thái độ). Trong cuộc sống thường ngày, muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước (cho dù dưới dạng nào). Nhu cầu đo lường đặc biệt không thể thiếu trong giáo dục. Những hình thức đo lường kết quả học tập của học sinh được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay trong giáo dục là quan sát, vấn đáp, viết (luận đề hoặc trắc nghiệm khách quan). Một dụng cụ đo lường tốt cần đảm bảo hai đặc điểm: đạt được tính tin cậy và tính giá trị. * Trắc nghiệm Trắc nghiệm là dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời cho câu hỏi “Thành tích của các nhân như thế nào, so sánh với những người khác hay so với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập được dự kiến?”. Cần hiểu một cách đúng đắn khái niệm trắc nghiệm, tránh hiểu lầm trắc nghiệm khác với hình thức tự luận; vì cả tự luận và trắc nghiệm khách quan đều thuộc về trắc nghiệm. * Đánh giá Đánh giá là phương tiện để xác định các mục đích và mục tiêu của một công việc có đạt được hay không. Nó cũng bao gồm việc xem xét các phương tiện đang được sử dụng để đạt đến mục đích và mục tiêu. Đánh giá làm rõ các sản phẩm có được ngoài dự kiến, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, từ các hoạt động bổ trợ. Đánh giá còn là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng huấn về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định tính (quan sát) hay định lượng (đo lường). * Một số hình thức đánh giá - Đánh giá khởi sự là lối đánh giá liên quan đến thành tích ban đầu (đầu vào) của học sinh trước khi khởi sự việc giảng dạy mới. Câu hỏi đặt ra là: học sinh có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tiếp thu nội dung giảng dạy mới hay chưa? Học đã đạt các mục tiêu giảng huấn tính đến mức độ nào rồi? - Đánh giá hình thành là lối đánh giá được dùng để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong thời gian giảng dạy nhằm mục đích cung cấp sự phản hồi liên tục cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sự phản hồi này có thể cung cấp thông tin cho giáo viên để điều chỉnh việc giảng dạy và tổ chức phụ đạo cho cá nhân hay nhóm học sinh, nếu cần. - Đánh giá chẩn đoán liên quan đến những khó khăn của học sinh trong việc học tập. Các khó khăn này xảy ra liên tục hay lặp đi lặp lại nhiều lần, mặc dầu giáo viên đã cố gắng điều chỉnh bằng mọi cách và mọi phương tiện có sẵn. Trong trường hợp đó, cần phải có lối đánh giá chẩn đoán chi tiết hơn nhằm phát hiện ra những nguyên nhân căn bản của các khó khăn ấy và đề ra các biện pháp sửa chữa. - Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối thời kì giảng dạy một khóa học hay một đơn vị học tập nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giảng huấn và thường được sử dụng để cho điểm ở lớp hay xác nhận học sinh đã nắm vững thành thạo các kết quả học tập dự kiến. Ngoài ra, nó còn có thể cung cấp các thông tin cần thiết để phê phán tính thích hợp của các mục tiêu môn học và các hiệu quả giảng dạy. 1.1.2. Luận đề và trắc nghiệm khách quan Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, cần lưu ý cả hai dạng trên đều là trắc nghiệm. Các bài kiểm tra thuộc loại luận đề xưa nay vốn quen thuộc tại các trường học của chúng ta là các bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng của học sinh về các môn học và điểm số về các bài khảo sát ấy là những số đo lường khả năng của chúng. Gọi là trắc nghiệm khách quan để phân biệt với trắc nghiệm luận đề nhằm phân biệt một hình thức thí sinh phải viết ra các câu trả lời; trong khi đó hình thức còn lại (trắc nghiệm khách quan) chỉ yêu cầu thí sinh chọn đáp án đúng nhất trong số các đáp án mà đề đã cho ở dưới phần câu hỏi của đề. * Một số điểm khác biệt và tương đồng của luận đề và trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khác luận đề ở các điểm dưới đây: - Một câu hỏi luận đề buộc thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm khách quan buộc thí sinh phải chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. - Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời văn dài dòng; trong khi một bài trắc nghiệm khách quan thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn. - Trong khi làm một bài luận đề, thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết; còn để làm một bài trắc nghiệm, thí sinh dùng nhiều thì giờ để đọc và suy nghĩ. - Chất lượng của bài trắc nghiệm khách quan được xác định một phần lớn do kỹ năng của người soạn thảo bài trắc nghiệm; chất lượng bài luận đề phụ thuộc vào kỹ năng của người chấm bài. - Bài thi theo lối luận đề tương đối dễ soạn nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác; trong khi đó bài trắc nghiệm khách quan dễ soạn nhưng lại việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác hơn. - Với luận đề, thí sinh được tự do bộc lộ bản thân qua câu trả lời, còn người chấm cũng được tự do cho điểm câu trả lời theo xu hướng riêng của mình. Ngược lại, với trắc nghiệm khách quan, người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng. - Trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhiệm vụ học tập của người học, và trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được phát biểu một cách rõ ràng hơn trong các bài luận đề. - Một bài trắc nghiệm cho phép, đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán; còn bài luận đề đôi khi cho phép hoặc khuyến khích sự “lừa phỉnh” (đưa ra ngôn từ quá hoa mỹ hoặc những bằng chứng khó xác định được). - Sự phân bố điểm số trong bài luận đề có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại, bài trắc nghiệm khách quan thì phân bố điểm số thí sinh hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan và luận đề tương đồng ở những điểm sau: - Đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được. - Đều được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề. - Đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều các phán đoán chủ quan. - Giá trị của luận đề hay trắc nghiệm khách quan đều phụ thuộc vào tính khách quan và tính đáng tin cậy của chúng . * Khi nào sử dụng trắc nghiệm khách quan hay luận đề? Trường hợp nên sử dụng luận đề Trường hợp nên sử dụng trắc nghiệm khách quan 1. Khi nhóm học sinh dự thi hay kiểm tra không quá đông và đề thi chỉ dùng một lần, không dùng lại nữa. 2. Khi giáo viên cố gắng khuyến khích và khen thưởng sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết của học sinh. 3. Khi giáo viên muốn tìm hiểu thêm về quá trình tư duy và diễn biến tư tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó ngoài việc khảo sát kết quả học tập của các em. 1. Khi cần khảo sát kết quả học tập của số đông học sinh hay muốn sử dụng bài khảo sát ấy vào một lúc khác. 2. Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc phần lớn vào chủ quan của người chấm bài. 3. Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác được coi là yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử. 4. Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã 4. Khi giáo viên tin tưởng vào khả năng phê phán và chấm bài luận đề một cách vô tư và chính xác hơn. 5. Khi không có thời gian để soạn thảo bài khảo sát nhưng có thời gian chấm bài. được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và cấu trúc lại một bài trắc nghiệm mới. Đặc biệt, ta muốn chấm nhanh và công bố kết quả sớm. 5. Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt, gian lận trong thi cử. Ngoài ra, trắc nghiệm khách quan và luận đề đều có thể sử dụng trong các trường hợp sau: 1. Đo lường tất cả kết quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo lường được. 2. Khảo sát khả năng nhận thức mức độ từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp như: - Khả năng hiểu biết và áp dụng nguyên lý. - Khả năng suy nghĩ có phê phán. - Khả năng giải quyết vấn đề. - Khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp. 3. Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức. Từ những điều đã trình bày ở trên, ta có thể so sánh tổng kết hai hình thức kiểm tra như sau: Luận đề Trắc nghiệm khách quan Ưu điểm Soạn đề nhanh, ít tốn công sức. Kiểm tra sâu về một vấn đề (hiểu và vận dụng kiến thức). Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày bằng ngôn ngữ viết. Kiểm tra quá trình suy nghĩ, nhiệt tình hứng thú của học sinh đối với nội dung kiểm tra. Có thể đo lường một cách đa dạng và khách quan với nhiều mức độ nhận thức từ đơn giản chỉ biết đến các hình thức phức tạp hơn, trừ hình thức tổng hợp. Vì học sinh ghi rất ít, nên trong một thời gian tương đối ngắn cũng có thể đánh giá một lượng đáng kể các kiến thức cần thiết. Chấm điểm được thực hiện khách quan vì không cần diễn dịch ý tưởng của học sinh như trong bài viết. Có thể đặt ra những câu hỏi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải phân biệt được các câu trả lời có mức độ đúng chỉ hơn kém nhau đôi chút. Do có nhiều câu trả lời nên học sinh phải chọn được câu trả lời đúng và giảm thiểu khả năng đoán mò so với kiểu câu hỏi Đúng/ Sai. Lượng thông tin phản hồi rất lớn, nếu biết xử lí sẽ giúp điều chỉnh và cải thiện tình hình chất lượng giáo dục. Nhược điểm Không kiểm tra được bề rộng của kiến thức. Không rèn luyện được khả năng trình bày bằng ngôn ngữ nói cho học sinh. Kết quả bài kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào cách chấm của giáo viên. Soạn đề thi tốn kém, khó khăn, lâu. Không kiểm tra được bề sâu của kiến thức. Không rèn luyện được khả năng nói, viết. Không kiểm tra khả năng sáng tạo, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy, giải thích chứng minh của học sinh. Không kiểm tra được kĩ năng thực hành, thí nghiệm. Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên. Học sinh dễ quay cóp. 1.2. Quy trình soạn thảo bài trắc nghiệm dùng trong lớp học [30], [33], [44] 1.2.1. Mục đích của một bài trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nhưng bài trắc nghiệm có ích lợi và hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để phục vụ cho một mục đích chuyên biệt nào đó. Nếu bài trắc nghiệm là bài thi cuối học kỳ nhằm cho điểm và xếp hạng học sinh thì các câu hỏi phải được soạn thảo làm sao để điểm số phân tán rộng, có thể phân loại được học sinh khá giỏi hoặc trung bình – yếu. Ngược lại, nếu là bài kiểm tra thông thường nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về kiến thức đã học trong chương trình thì ta cần soạn những câu hỏi sao cho học sinh dễ đạt điểm tối đa, nếu các em thực sự tiếp thu được bài học, đồng nghĩa với việc người giáo viên đạt được sự thành công trong giảng dạy. Ngoài ra, ta có thể soạn bài trắc nghiệm nhằm mục đích chẩn đoán, tìm ra điểm mạnh – yếu của học sinh nhằm quy hoạch việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Với loại trắc nghiệm này, cần soạn thảo làm sao để tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm có thể nếu chưa học kỹ bài. Bên cạnh đó, ta có thể dùng trắc nghiệm nhằm mục đích tập luyện, giúp học sinh hiểu bài hơn, đồng thời làm quen dần với hình thức kiểm tra này. Với loại trắc nghiệm này, ta không cần ghi điểm số của học sinh. Tóm lại, bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Người soạn thảo bài trắc nghiệm cần nắm rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo bài trắc nghiệm có giá trị, vì chính mục đích này chi phối nội dung cũng như hình thức bài trắc nghiệm dự định soạn thảo. 1.2.2. Phân tích nội dung môn học Phân tích nội dung môn học bao gồm công việc xem xét và phân biệt bốn loại học tập: - (1): những thông tin mang tính chất sự kiện mà HS phải nhớ hay nhận ra. - (2): những khái niệm và ý tưởng cần học sinh giải thích hay minh họa. - (3): những ý tưởng phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa. - (4): những thông tin, ý tưởng, kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển dịch sang một tình huống hay hoàn cảnh mới. Có thể trình bày ngắn gọn việc phân tích nội dung môn học gồm các bước sau: - Bước 1: Tìm ra ý tưởng chính yếu của môn học. - Bước 2: Lựa chọn từ ngữ, những nhóm chữ, kí hiệu (nếu có) nhằm yêu cầu học sinh giải nghĩa, tức là buộc học sinh phải nắm mối liên hệ giữa các khái niệm. - Bước 3: Phân loại hai hạng thông tin được trình bày trong môn học : (1) những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và (2) : những khái luận quan trọng của môn học. - Bước 4: Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới. Những thông tin loại này có thể được khảo sát bằng nhiều cách như đối chiếu, nêu ra sự tương đồng hay dị biệt, đặt ra những bài toán, những tình huống đòi hỏi học sinh áp dụng những điều đã học để giải quyết. 1.2.3. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm Một trong những phương pháp thông dụng là lập một bảng quy định hai chiều, với một chiều (ngang hay dọc) biểu thị cho nội dung và chiều kia biểu thị cho quá trình tư duy (mục tiêu) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Mỗi phạm trù trong hai phạm trù tổng quát ấy lại được phân ra thành nhiều phạm trù nhỏ khác (từ 4 hay 5 cho đến 10 hay 12 phạm trù) tùy theo tính chất của đơn vị học tập và tính chất phức tạp của các mục tiêu của đơn vị ấy, và một phần nào cũng tùy theo mức độ chi tiết mà người soạn thảo muốn khảo sát qua bài trắc nghiệm của mình. Ta có thể lựa chọn ba hay bốn phạm trù lớn cho mỗi chiều, sau đó sẽ phân phạm trù lớn thành những phạm trù nhỏ. Trong mỗi ô của bảng quy định hai chiều, ta sẽ ghi số (hay tỉ lệ phần trăm) câu hỏi trắc nghiệm dự trù cho mục tiêu hay đơn vị nội dung tương ứng với hàng cột và hàng ngang của ô ấy. Dưới đây là một ví dụ: Bảng 1.1 : Dàn bài trắc nghiệm Nội dung Mục tiêu Đề mục 1 Đề mục 2 Đề mục 3 Đề mục 4 Đề mục 5 Đề mục 6 Đề mục 7 Tổng cộng Tỉ lệ 1. Hiểu biết: Từ 1 2 1 3 2 1 10 ngữ, kí hiệu, quy ước Tính chất, đặc điểm, tiêu chuẩn Sự kiện, dữ kiện 2 1 2 1 3 1 3 5 1 1 10 10 Khuynh hướng, diễn biến các sự việc 2 2 5 1 10 Định luật, nguyên tắc 3 1 3 2 4 2 5 20 50% 2. Khả năng: So sánh, nêu sự tương đồng, dị biệt 5 2 3 10 Giải thích 5 7 5 3 20 Tính toán 5 5 Tiên đoán 3 2 4 1 10 Phê phán 3 5 2 5 15 50% Tổng cộng 2 16 20 23 19 17 16 120 100% (Nguồn: Dương Thiệu Tống [33, tr.39]) Với một bài trắc nghiệm ở lớp học, nhằm khảo sát một phần nào đó của môn học, ta có thể áp dụng bảng quy định hai chiều đơn giản như ví dụ dưới đây: Bảng 1.2 : Đề mục : ....................................................... Các ý tưởng quan trọng (1) Các khái niệm (2) Kiến thức (3) Chủ đề I Chủ đề II Chủ đề III v.v… (Nguồn: Dương Thiệu Tống [33, tr.40]) (1) Các ý tưởng phức tạp, các nguyên tắc, các mối liên hệ, các điều khái quát hóa, các quy luật v.v… mà học sinh phải giải thích, giải nghĩa. (2) Các từ ngữ, khái niệm, kí hiệu, các ý tưởng đơn giản mà học sinh phải giải thích, giải nghĩa. (3) Các loại thông tin (sự kiện, ngày, tháng ….) Trên đây là một số ví dụ về dàn bài trắc nghiệm nhằm mục đích minh họa và hướng dẫn. Người soạn thảo trắc nghiệm có thể tùy theo môn học, cấp học mà thiết kế dàn bài trắc nghiệm thích hợp cho môn học và mục đích của mình. 1.2.4. Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm Số câu của bài trắc nghiệm khách quan thường gồm 20 câu (nếu kiểm tra ngắn) đến 100 câu (nếu dùng để đánh giá cuối khóa hay thi cử). Số lượng câu hỏi dạng này trong các kì thi sinh ngữ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến cấu trúc đề thi trắc nghiệm của các môn thi trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó, số lượng câu hỏi thường là 40 câu, 50 câu hoặc 60 câu. Số câu trong bài trắc nghiệm được quyết định bởi những yếu tố: mục tiệu đánh giá đặt ra, thời gian và điều kiện cho phép, độ khó của câu trắc nghiệm. Thời gian làm bài trắc nghiệm tùy thuộc vào số lượng câu hỏi cũng như độ khó của nó. Có thể dao động từ 15 – 20 phút đến 45 – 60 phút hay 90 phút. Bài trắc nghiệm có thể làm tối đa trong 120 phút. 1.2.5. Những kỹ năng giáo viên cần có khi soạn bài trắc nghiệm Việc soạn thảo một bài trắc nghiệm không phải là việc quá khó khăn đối với giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên, để soạn được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy cao, có tính giá trị để đánh giá công bằng, người giáo viên cần thực hiện những điều sau đây: 1. Được học về đo lường và đánh giá trong giáo dục. 2. Được học về cách soạn thảo trắc nghiệm khách quan. 3. Được học về thống kê ứng dụng trong tâm lý và giáo dục 4. Là một giáo viên dạy chuyên môn có trình độ. 1.3. Các hình thức câu trắc nghiệm [30] 1.3.1. Các hình thức câu trắc nghiệm 1.3.1.1. Câu trắc nghiệm hai lựa chọn (câu trắc nghiệm Đúng – Sai) Đây là hình thức câu trắc nghiệm đơn giản nhất gồm phần gốc là một câu hỏi, hoặc một nhận định; phần trả lời là hai lựa chọn nhằm trả lời cho câu hỏi, hoặc nhận xét về ý kiến nhận định ở phần gốc. Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton không mang điện và các hạt nơtron mang điện dương. Đúng Sai Vì người làm trắc nghiệm chỉ có thể chọn 1 trong 2 lựa chọn để trả lời nên trắc nghiệm này được gọi là trắc nghiệm hai lựa chọn. 1.3.1.2. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple Choice Question = MCQ) Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm nhiều đáp án (từ 3 trở lên) để người làm lựa chọn 1 đáp án, nên gọi là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Đây là hình thức câu trắc nghiệm phổ biến nhất hiện nay. Nó gồm có: - Phần gốc là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng. - Phần lựa chọn là một số (từ 3 trở lên) đáp án, trong đó có một đáp án là đúng, chính xác. Số đáp án còn lại có vẻ như đúng mà kì thực chưa chính xác, gọi là mồi nhử. Ví dụ 1: Hạt proton có điện tích (câu bỏ lửng) A. cùng điện tích với hạt electron. B. cùng điện tích với hạt nơtron. C. có điện tích dương ngược dấu với điện tích của electron. D. trung hòa. Ví dụ 2: Tính phi kim của 1 nguyên tố là tính chất nào dưới đây? (câu hỏi) A. Tính chất dễ mất electron của 1 nguyên tố để trở thành ion dương. B. Tính chất dễ thu electron của 1 nguyên tố để trở thành ion âm. C. Tính chất dễ mất electron của 1 nguyên tố để trở thành ion âm. D. Tính chất dễ thu electron của 1 nguyên tố để trở thành ion dương. 1.3.1.3. Câu trắc nghiệm điền thế/ điền khuyết Đây là hình thức câu trắc nghiệm có dạng câu hoặc đoạn câu có một khoảng trống để người trả lời bài trắc nghiệm chọn từ/ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống đó. Ví dụ : Điền vào các chỗ trống sau bằng từ thích hợp: Số khối A trong một nguyên tử là ……… proton và nơtron có trong hạt nhân. 1.3.1.4. Câu trắc nghiệm ghép đôi Câu trắc nghiệm loại này gồm 2 cột từ/ ngữ xếp lộn xộn mà mỗi từ ngữ của cột này có thể ghép với 1 hay nhiều từ/ ngữ của cột kia một cách có ý nghĩa, hợp logic. Ví dụ: Chọn cấu hình electron ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho thích hợp: Cột I A. N147 có cấu hình electron B. 3147 N có cấu hình electron C. Na2311 có cấu hình electron D. Na2311 có cấu hình electron Cột II 1. 1s22s22p6 2. 1s22s22p63s1 3. 1s22s22p3 4. 1s22s22p6 5. 1s22s22p5 6. 1s22s1 1.3.1.5. Câu trắc nghiệm hỏi – đáp ngắn Câu trắc nghiệm này bao hàm một câu hỏi ngắn, đòi hỏi nghiệm thể tự trả lời bằng câu đáp ngắn nhất (thường bằng 1 hoặc 2 từ). Ví dụ: Hợp chất K+Cl- là một hợp chất ion. Nhìn vào công thức đó, hãy xét xem: A. K nhường hay nhận electron và bao nhiêu electron ?.................................. B. Cl nhường hay nhận electron và bao nhiêu electron ?................................. 1.3.2. Đặc điểm của mỗi hình thức câu trắc nghiệm 1.3.2.1. Câu trắc nghiệm hai lựa chọn - Là hình thức đơn giản nhất, dễ soạn và có khả năng áp dụng rộng rãi nhất. - Có độ phân cách (khả năng phân biệt học sinh giỏi với học sinh kém) thấp, vì độ may rủi cao (50%). - Tính khoa học kém. 1.3.2.2. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn - Là hình thức phổ biến nhất hiện nay. - Càng nhiều lựa chọn, thì độ may rủi càng giảm, tính chính xác càng cao; thông thường từ 4 đến 5 lựa chọn. - Khó chọn mồi nhử hay câu nhiễu hấp dẫn. - Có độ phân cách tương đối lớn nếu soạn đúng kỹ thuật. - Có độ tin cậy cao. - Tính khoa học có thể cao nếu soạn đúng quy trình. Trong khuôn khổ luận văn này chỉ giới hạn trong phạm vi xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn vì những ưu điểm trên của nó. 1.3.2.3. Câu trắc nghiệm điền thế/ điền khuyết - Tính khách quan không cao. - Chú ý những chữ dùng để điền vào là những chữ duy nhất đúng, không thể thay thế bằng chữ nào khác. Tuy nhiên, điều này khó bảo đảm. - Tính giá trị kém. 1.3.2.4. Câu trắc nghiệm ghép đôi - Ngắn gọn (dù phần gốc hay phần lựa chọn): mỗi cột là 1 từ hay 1 cụm từ. - Số lượng câu (từ) ở cột I và cột II không được bằng nhau, thường cột II phải có số lượng nhiều hơn. Để đảm bảo rằng đến đáp án cuối cùng, học sinh vẫn phải suy ngẫm để chọn. - Thực chất đây là hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. 1.3.2.5. Câu trắc nghiệm hỏi – đáp ngắn - Người trả lời trắc nghiệm phải tự đưa ra câu trả lời, do vậy tính khách quan bị giảm sút. - Tránh những câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách. - Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác và không bàn cãi được. - Chỉ có một đáp án duy nhất đúng. 1.3.3. Những điều cần lưu ý khi soạn thảo câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1.3.3.1. Số lựa chọn - Như đã nói, câu trắc nghiệm có số lựa chọn càng nhiều thì tỉ lệ làm đúng theo kiểu may rủi càng ít. Tuy nhiên, nếu quá nhiều lựa chọn (> 5) thì câu trắc nghiệm sẽ trở nên rườm rà, khó nhớ, khó đối chiếu các lựa chọn với nhau. Điều này gây khó khăn cho học sinh trong quá trình cân nhắc để chọn lựa. - Thông thường, ta chọn 4, hoặc 5 lựa chọn là vừa. 1.3.3.2. Đáp án đúng và mồi nhử Mỗi câu trắc nghiệm dù có nhiều lựa chọn song chỉ có một lựa chọn là đúng, hoàn toàn chính xác, và chỉ một mà thôi. Vị trí đáp án đúng phải đặt một cách ngẫu nhiên. Các lựa chọn còn lại có vẻ như đúng mà kì thực là chư._.a chính xác, được gọi là “câu nhiễu” hay “mồi nhử”. * Cách chọn mồi nhử: mồi nhử có giá trị khi nó hấp dẫn: - Nghĩa là mới thoạt nhìn, nó có vẻ như đúng; những học sinh chưa hiểu bài hoặc học bài chưa kĩ sẽ bị đánh lừa. - Muốn mồi nhử có giá trị lôi cuốn như vậy thì người soạn trắc nghiệm không thể tự ý nghĩa ra một cách chủ quan, mà phải tuân thủ các bước khách quan như sau: a) Ra câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung định trắc nghiệm để học sinh tự trả lời. b) Thu những bản trả lời và loại bỏ những câu trả lời đúng; chỉ giữ lại những câu trả lời sai. c) Thống kê phân loại những câu trả lời sai và ghi tần số xuất hiện của từng loại câu sai. d) Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao làm mồi nhử. Như vậy mồi nhử là những sai lầm thường gặp của chính học sinh chứ không phải của người soạn trắc nghiệm nghĩ ra hay tưởng tượng ra. 1.3.3.3. Vị trí câu đáp án đúng Vị trí câu đáp án đúng phải được xác định hoàn toàn ngẫu nhiên. Có thể dùng con xúc xắc hoặc ghi các mẫu tự A, B, C, D… lần lượt trên những mẩu giấy bằng nhau và giống như nhau; sau đó xếp lại và bốc thăm : bốc trúng mẫu tự nào thì đặt đáp án đúng ở mẫu tự ấy. Cứ làm tuần tự cho từng câu như thế. 1.3.3.4. Độ dài các câu trả lời Về hình thức, đáp án đúng và các mồi nhử phải có vẻ bề ngoài giống nhau, có độ dài ngang nhau với hình thức ngữ pháp như nhau. - Tránh dùng những từ ngữ có ý nghĩa tuyệt đối như: “Chắc chắn rằng”; “Nhất thiết phải”; “Tất cả”; “Không bao giờ”; “Không thể nào” … (những câu chứa cụm từ ấy thường là những câu sai). Ngược lại những cụm từ: “Thông thường”; “Đôi khi”; “Một số” … bộc lộ một sự dè dặt nhất định thường được dùng ở những câu đúng. Học sinh có nhiều kinh nghiệm về từ ngữ có thể trả lời chính xác mà không cần hiểu bài! - Tránh vô tình tiết lộ đáp án đúng bằng cách để cho câu đáp án đúng có độ dài dài hơn mồi nhử. 1.3.3.5. Phần gốc Phần gốc dù là câu hỏi hay câu bỏ lửng cũng phải tạo ra được cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng, tránh câu có phần gốc chưa nêu ra vấn đề. Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp này người soạn trắc nghiệm phải in nghiêng hoặc tô đậm từ/ chữ diễn tả sự phủ định để học sinh không nhầm lẫn vì vô ý. 1.3.3.6. Phần lựa chọn Phần lựa chọn gồm nhiều đáp án bao gồm một đáp án đúng và những mồi nhử, điều quan trọng là phải làm sao cho các mồi nhử có sức hấp dẫn ngang nhau đối với học sinh chưa học kĩ bài hoặc chưa hiểu bài học. 1.3.3.7. Đáp án Câu trắc nghiệm có một đáp án đúng và chỉ một mà thôi. Tránh câu trắc nghiệm có số lựa chọn đúng hơn 1 (> 1) hoặc không có sự lựa chọn nào đúng cả. 1.3.3.8. Mối quan hệ logic giữa phần gốc và phần lựa chọn Phần gốc và mỗi lựa chọn của phần trả lời phải phù hợp, ăn khớp nhau về mặt ngữ pháp : Phần lựa chọn ghép với phần gốc sẽ thành một cặp hỏi đáp hợp logic (nếu phần gốc là câu hỏi) hoặc một câu hoàn chỉnh (nếu phần gốc bỏ lửng). 1.4. Phân tích câu trắc nghiệm [30] 1.4.1. Mục đích và phương pháp phân tích các câu hỏi trắc nghiệm 1.4.1.1. Mục đích Việc phân tích các câu hỏi trắc nghiệm giúp cho người soạn thảo: - Biết được những câu hỏi nào là quá khó, câu hỏi nào là quá dễ đối với thí sinh. - Từ hệ thống các câu hỏi đã soạn thảo, lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là các câu hỏi phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém. - Thông qua việc phân tích, nắm được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần sửa đổi như thế nào để tốt hơn. Các câu hỏi trắc nghiệm sau khi được thử nghiệm và phân tích sẽ có khả năng đạt được tính tin cậy cao. 1.4.1.2. Phương pháp Khi tiến hành phân tích câu trắc nghiệm, người soạn thảo phải chú ý cả ba phương diện sau; đó là tìm các giá trị độ khó câu, độ phân cách câu và thẩm định các mồi nhử. 1.4.2. Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ khó câu trắc nghiệm 1.4.2.1. Công thức tính độ khó câu Độ khó câu trắc nghiệm = Trị số p của câu i = x 100% 1.4.2.2. Xác định độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm + Công thức tính Độ khó vừa phải = + Đánh giá độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn - Tỉ lệ may rủi = ¼ = 25% - Độ khó vừa phải = (100% + % may rủi)/2 = (100% + 25%)/2 = 62.5% - Nói cách khác, độ khó của câu trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn được xem là vừa phải nếu có 62,5% học sinh trả lời đúng câu ấy. + Xét một cách tương đối, ta có thể phân loại độ khó câu trắc nghiệm như sau: Độ khó Đánh giá mức độ khó 0.00 – 0.20 Rất khó 0.21 – 0.40 Khó 0.41 – 0.60 Trung bình 0.61 – 0.80 Dễ 0.81 – 1.00 Rất dễ 1.4.3. Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ phân cách câu (dùng trong lớp học) 1.4.3.1. Mục đích của việc phân tích độ phân cách câu Khi tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, người soạn thảo mong muốn kết quả thực nghiệm phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém, nghĩa là phải làm sao để câu trắc nghiệm có khả năng phân cách cao. Như vậy, phân tích độ phân cách câu là kiểm tra xem câu hỏi đó có khả năng phân loại học sinh tốt hay không. Để xác định độ phân cách câu, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau : * Cách 1 (dùng trong lớp học) - Bước 1: Xếp các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự tổng điểm từ cao xuống thấp. - Bước 2: Căn cứ trên tổng điểm bài trắc nghiệm, lấy 27% số người được điểm cao nhất – xếp vào nhóm giỏi (nhóm cao) và 27% số người có điểm thấp nhất – xếp vào nhóm kém (nhóm thấp). - Bước 3: Lập bảng cho từng câu trắc nghiệm i hay bảng tỉ lệ phần trăm làm đúng các câu trắc nghiệm với nhóm cao và nhóm thấp. - Bước 4: Tính độ phân cách câu (D) theo công thức : số người trả lời đúng câu i số người làm bài trắc nghiệm 100% + % may rủi 2 số người làm đúng ở nhóm cao – số người làm đúng ở nhóm thấp số người 1 nhóm D = x 100% D = tỉ lệ % nhóm cao làm đúng câu trắc nghiệm - tỉ lệ % nhóm thấp làm đúng câu trắc nghiệm * Cách 2 (dùng trên máy tính) Dùng công thức tương quan điểm nhị phân, đó là tương quan cặp giữa điểm câu trắc nghiệm với tổng điểm bài trắc nghiệm, tính trên N người. tt Mp MqRpbis pq  Mp = tổng điểm trung bình các bài làm đúng câu i. Mq = tổng điểm trung bình các bài làm sai câu i tt = độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm p = tỉ lệ người làm đúng câu i q = tỉ lệ người làm sai câu i 1.4.3.2. Giải thích ý nghĩa độ phân cách câu (D) - Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến +1.00. Nếu trong một câu mà tất cả ở nhóm cao đều làm đúng, còn tất cả ở nhóm thấp đều làm sai thì D = +1.00, hoặc nếu tất cả ở nhóm thấp đều làm đúng còn tất cả ở nhóm cao đều làm sai thì D = -1.00. Câu như vậy có độ phân cách tuyệt đối, trường hợp này ta thường phải loại bỏ. - D = từ 0.40 trở lên: câu có độ phân cách rất tốt. - D = từ 0.30 đến 0.39: câu có độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn. - D = từ 0.20 đến 0.29: câu có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh. - D = từ 0.19 trở xuống hay âm (nhóm thấp đúng nhiều hơn nhóm cao): câu có độ phân cách kém, cần loại bỏ hay phải gia công sửa chữa nhiều. 1.4.4. Phân tích các mồi nhử và một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt 1.4.4.1. Phân tích các mồi nhử Ngoài phân tích độ khó và độ phân cách câu, ta có thể làm cho câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn bằng cách phân tích các mồi nhử, nghĩa là xem xét tần số đáp ứng saicho mỗi câu hỏi. Thông thường, với các lựa chọn là mồi nhử, ta mong muốn số người ở nhóm cao chọn ít hơn số người ở nhóm thấp. Nếu có trường hợp ngược lại (tức là số người ở nhóm cao chọn nhiều hơn), ta phải đọc lạo câu nhiễu này, xem xét về ngữ nghĩa và các dấu hiệu chứa đựng trong nó, có làm cho câu này thực sự là sai hay không. Khi cần thiết, ta phải so sánh nó với câu được gọi là đáp án đúng. 1.4.4.2. Một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, động thời có độ phân cách quá thấp hoặc âm, là những câu kém cần xem xét lại để loại bỏ đi hay sửa chữa lại cho tốt hơn. Với lựa chọn đúng trong câu trắc nghiệm, số người trả lời đúng ở nhóm cao phải nhiều hơn số người trả lời đúng ở nhóm thấp. Với lựa chọn sai (mồi nhử), số người ở nhóm cao lựa chọn câu này phải ít hơn số người lựa chọn câu này ở nhóm thấp. 1.5. Hệ thống lý thuyết hoá học lớp 10 cơ bản [42], [44] 1.5.1. Chương 1: Nguyên tử Bài 1. Thành phần nguyên tử - Thành phần cấu tạo của nguyên tử - Kích thước và khối lượng của nguyên tử Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị - Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị - Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử - Lớp electron và phân lớp electron - Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử - Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử - Cấu hình electron nguyên tử Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử 1.5.2. Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Cấu tạo bảng tuần hoàn: Ô nguyên tố; Chu kì; Nhóm nguyên tố Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố - Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn - Tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện - Hóa trị của các nguyên tố - Oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A - Định luật tuần hoàn Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo - Quan hệ giữa vị trí và tính chất - So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận Bài 11. Luyện tập chương 2: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học 1.5.3. Chương 3 : Liên kết hóa học Bài 12. Liên kết ion – Tinh thể ion - Sự hình thành ion, cation, anion - Sự tạo thành liên kết ion - Tinh thể ion. Tính chất chung của hợp chất ion Bài 13. Liên kết cộng hóa trị - Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử: đơn chất, hợp chất. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị - Độ âm điện và liên kết hóa học Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử - Tinh thể nguyên tử. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử - Tinh thể phân tử. Tính chất chung của tinh thể phân tử Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa - Hóa trị trong hợp chất ion (điện hóa trị). Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị (cộng hóa trị). - Số oxi hóa Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học 1.5.4. Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử Bài 17. Phản ứng oxi hóa – khử - Định nghĩa - Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử - Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn Bài 18. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ - Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa - Phân loại phản ứng hóa học Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử Bài 20. Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hóa – khử - Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit - Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối - Phản ứng xoi hóa – khử trong môi trường axit 1.5.5. Chương 5 : Nhóm Halogen Bài 21. Khái quát về nhóm Halogen - Vị trí của nhóm Halogen trong bảng tuần hàon - Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử - Sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và độ âm điện Bài 22. Clo - Tính chất vật lý - Tính chất hóa học (tác dụng với kim loại, hidro, nước) - Trạng thái tự nhiên - Ứng dụng – Điều chế Bài 23. Hidro clorua, axit clohidric và muối clorua - Hidro clorua (cấu tạo phân tử, tính chất) - Axit clohidric (tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế) - Muối clorua và nhận biết ion clorua Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo - Nước Gia-ven - Clorua vôi Bài 25. Flo – Brom – Iot - Flo - Brom - Iot Bài 26. Luyện tập : Nhóm Halogen Bài 27. Bài thực hành số 2. Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo - Điều chế khí clo, tính tẩy màu của khí clo ẩm - Điều chế axit clohidric - Phân biệt các dung dịch HCl, HNO3, NaCl Bài 28. Bài thực hành số 3. Tính chất hóa học của brom và iot - So sánh tính oxi hóa của brom và clo - So sánh tính oxi hóa của brom và iot - Tác dụng của iot với hồ tinh bột 1.5.6. Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh Bài 29. Oxi – Ozon - Oxi - Ozon Bài 30. Lưu huỳnh - Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử - Tính chất vật lý - Tính chất hóa học - Ứng dụng – Trạng thái tự nhiên – Sản xuất Bài 31. Bài thực hành số 4. Tính chất của oxi và lưu huỳnh - Tính oxi hóa của oxi - Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ - Tính oxi hóa của lưu huỳnh - Tính khử của lưu huỳnh Bài 32. Hidro sunfua – Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit - Hidro sunfua - Lưu huỳnh dioxit - Lưu huỳnh trioxit Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat - Axit sunfuric - Muối sunfat. Nhân biết ion sunfat Bài 34. Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh Bài 35. Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh - Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua - Tính khử của lưu huỳnh dioxit - Tính oxi hóa của lưu huỳnh dioxit - Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc 1.5.7. Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học - Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác - Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng Bài 37. Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học - Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng - Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng Bài 38. Cân bằng hóa học - Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học - Sự chuyển dịch cân bằng hóa học - Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học: nồng độ, áp suất, nhiệt độ. Nguyên lý Lơ Sa-tơ- li-ê. Vai trò của chất xúc tác - Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học Bài 39. Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN HOÁ HỌC LỚP 10 CƠ BẢN 2.1. Chương 1: Nguyên tử [38], [40], [42], [44] 2.1.1. Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cần kiểm tra Nhằm đánh giá kết quả học tập Hóa học của học sinh sau khi học xong chương Nguyên tử. Học sinh cần nắm được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sau đây: * Về kiến thức: Học sinh biết và vận dụng: - Nguyên tử có cấu tạo như thế nào, được tạo nên từ những hạt gì? Kích thước, khối lượng, điện tích của chúng ra sao? - Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt nào? - Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào? Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố. * Về kỹ năng: - Từ các thí nghiệm được viết trong Sách giáo khoa, theo sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh biết nhận xét để rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của nguyên tử, hạt nhân nguyên tử. - Có kỹ năng giải các bài tập quy định có liên quan đến các kiến thức về nguyên tử như: nguyên tử khối, đồng vị, viết cấu hình electron của nguyên tử … 2.1.2. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm Tổng số câu trắc nghiệm trong chương là 70, được chia thành ba mức độ : biết, hiểu và vận dụng. Ví dụ: Câu trắc nghiệm ở mức độ biết: Số lớp electron tối đa trong nguyên tử là A. 5 lớp. B. 6 lớp. C. 7 lớp. D. 8 lớp. Ví dụ: Câu trắc nghiệm ở mức độ hiểu: Điện tích của hạt proton có: A. cùng điện tích với hạt electron. B. cùng điện tích với hạt nơtron. C. điện tích âm. D. điện tích dương. Ví dụ: Câu trắc nghiệm ở mức độ vận dụng: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 1 nguyên tử là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy tìm số khối A của nguyên tử nêu trên. A. 90 B. 80 C. 45 D. Kết quả khác Căn cứ vào nội dung kiến thức cần kiểm tra và mức độ yêu cầu kiểm tra, ta có thể hình thành ma trận của đề kiểm tra như sau: Mức độ yêu cầu Nội dung kiến thức Biết Hiểu Vận dụng Tổng số Chương Nguyên tử 14 câu (20%) 20 câu (28.57%) 36 câu (51.43%) 70 câu 70 câu trắc nghiệm được chia thành 2 đề kiểm tra; đề 1 gồm 30 câu; đề 2 gồm 40 câu. 2.1.3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Nguyên tử ĐỀ 1 1. Nguyên tử X có 6 proton, 6 nơtron, 6 electron. Nguyên tử Y là đồng vị của X. Cấu tạo của nguyên tử Y là: A. 6 proton, 8 nơtron, 8 electron. B. 8 proton, 6 nơtron, 8 electron. C. 6 proton, 8 nơtron, 6 electron. D. 8 proton, 6 nơtron, 6 electron. 2. Cho kí hiệu nguyên tử 4020Ca . Mệnh đề nào sai? A. Nguyên tử Ca có số đơn vị điện tích hạt nhân là 20+. B. Nguyên tử Ca có số electron bằng với số nơtron. C. Nguyên tử Ca có 4 lớp electron. D. Lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử Ca là lớp N. 3. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 1 nguyên tử là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy tìm số khối A của nguyên tử nêu trên. A. 90 B. 80 C. 45 D.Kết quả khác 4. Trong nguyên tử, electron quyết định tính chất hóa học của nguyên tử là A. electron ở lớp gần nhân nhất. B. electron ở lớp Q. C. electron ở lớp K. D. electron ở lớp ngoài cùng. 5. Số electron tối đa ở các lớp lần lượt là: 8e, 18e, 2e, 32e. Tên của các lớp đó theo thứ tự lần lượt là: A. L, K, M, N. B. K, M, L, N. C. M, N, K, L. D. L, M, K, N. 6. Nguyên tử nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm? A. X (Z = 9) B. Y (Z = 10) C. Z (Z = 20) D. T (Z = 16) 7. Cho 3 nguyên tố: A (Z = 2), B (Z = 16), C (Z = 19). Căn cứ vào cấu hình electron của chúng, ta có thể kết luận A. A và C là kim loại, B là phi kim. B. A và B là phi kim, C là kim loại. C. A là khí hiếm, B là phi kim, C là kim loại. D. B và C đều là phi kim, A là khí hiếm. 8. Brom có hai đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Xác định số khối đồng vị còn lại, biết 79,91BrA  . A. 80 B. 81 C. 82 D. 78 9. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 4 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử nguyên tố X là A. 6. B. 8. C. 14. D. 16. 10. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có A. cùng số proton và cùng số khối. B. cùng số proton và khác số nơtron. C. cùng số nơtron và khác số proton. D. cùng số đơn vị điện tích hạt nhân và khác số electron. 11. Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: 16 14 17 15 18 16 20 358 7 8 7 8 7 10 17; ; ; ; ; ; ;A B C D E F G H . Các nguyên tử có cùng số nơtron là: A. G và E. B. A và H. C. B và F. D. A, G và D. 12. Nguyên tử X có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Vậy X là A. kali. B. canxi. C. magie. D. nhôm. 13. Những nguyên tử 39 38 41 4019 18 21 20K , Ar , Sc, Ca có cùng A. số electron. B. số proton. C. số khối. D. số nơtron. 14. Nguyên tử 5626 Fe chứa: A. 26 electron, 26 proton, 56 nơtron. B. 26 electron, 26 proton, 30 nơtron. C. 26 electron, 56 proton, 30 nơtron. D. 56 electron, 30 proton, 26 nơtron. 15. Câu nào sau đây diễn tả khối lượng của electron là đúng? A. Khối lượng của electron gần bằng khối lượng của proton. B. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều khối lượng của proton. C. Khối lượng của electron bằng khối lượng của nơtron. D. Khối lượng của electron lớn hơn khối lượng của nơtron. 16. Một nguyên tử R có 35 electron, 45 nơtron. Kí hiệu nguyên tử của R là A. R4535 . B. R8045 . C. R3545 . D. R8035 . 17. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử có Z = 15 là A. 3 electron. B. 2 electron. C. 1 electron. D. 5 electron. 18. Cấu hình electron của 35Br là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5. Phân mức năng lượng cao nhất của Brom là A. 4s2 4p5. B. 4p5. C. 3d10. D. 4s2. 19. Trong tự nhiên, nguyên tố Bạc có hai đồng vị là 107 10947 47; Ag Ag . Biết nguyên tử khối trung bình của Bạc là 107,87. Tìm thành phần phần trăm của mỗi đồng vị. A. 44 % và 56% B. 56% và 44% C. 43,5% và 56,5% D. 56,5% và 43,5% 20. Nguyên tử R có tổng số các hạt bằng 36, số hạt proton bằng số hạt nơtron .Vậy số proton (Z) và số khối (A) của nguyên tử R là: A. Z = 12, A = 36. B. Z = 24, A = 12. C. Z = 12, A = 24. D. Z = 12, A = 12. 21. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử A là 52, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1. Số hiệu nguyên tử của A là A. 16. B. 35. C. 17. D. 18. 22. Nguyên tử X có tổng số hạt là 58. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton 1 hạt. Kí hiệu của X là A. 5819 X . B. 3919 X . C. 3819 X . D. 3918 X . 23. Nguyên tố nào có cấu hình electron nguyên tử dưới đây là kim loại? A. 1s2 B. 1s22s22p63s23p64s2 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3 24. Số electron tối đa có trên phân lớp 3s, 4d, 5p, 6f lần lượt là: A. 2, 6, 10, 14. B. 2, 10, 6, 14. C. 2, 10, 6, 12. D. 2, 6, 10, 12. 25. Nguyên tố clo có ký hiệu: 3517 Cl, có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5. Điện tích hạt nhân của nguyên tử clo là A. 17+. B. 35. C. 17. D. 18+. 26. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X, biết X có số khối là 35 và số p kém số n là 1 hạt. A. 3517 X B. 3616 X C. 3618 X D. 3717 X 27. Cấu tạo nguyên tử bao gồm: A. lớp vỏ chứa các proton mang điện dương, hạt nhân gồm electron mang điện âm và nơtron không mang điện. B. lớp vỏ chứa nơtron mang điện âm, hạt nhân gồm electron mang điện dương và proton không mang điện. C. lớp vỏ chứa electron mang điện âm, hạt nhân gồm nơtron không mang điện và proton mang điện dương. D. lớp vỏ chứa electron mang điện âm, hạt nhân gồm proton không mang điện và nơtron mang điện dương. 28. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 proton. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 nơtron. C. Chỉ có nguyên tử Oxi mới có 8 electron. D. Chỉ có nguyên tử Oxi mới có 8 electron và 8 proton. 29. Thành phần phần trăm các đồng vị của nguyên tố Kali lần lượt là: .%730,6;%012,0;%258,93 4119 40 19 39 19 KKK Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Kali là A. 39,134. B. 39,135. C. 39,177. D. 39,178. 30. Neon có hai đồng vị là 20 2210 10(91%);Ne Ne . Tính khối lượng của 5,6 (l) Ne (đkc). A. 5,045g B. 10,09g C. 5g D. 10g ĐỀ 2 1. Cho cấu hình electron của Cl (Z = 17) là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Clo có 3 lớp electron. B. Lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là lớp K. C. Lớp electron đã chứa đủ số electron tối đa là lớp L. D. Clo là phi kim vì có 5 electron ngoài cùng. 2. Nguyên tử có 6 electron ngoài cùng thuộc lớp L có điện tích hạt nhân là A. 6. B. 6+. C. 8. D. 8+. 3. Chọn phát biểu đúng của cấu tạo hạt nhân nguyên tử. A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện âm và các hạt electron mang điện dương. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các electron không mang điện. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton không mang điện và các hạt nơtron mang điện dương. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện. 4. Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là A. 3517 X . B. 3616 X . C. 3618 X . D. 3717 X . 5. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có số nơtron ít nhất? A. 23892U B. 23793 Np C. 24797 Bk D. 24395 Am 6. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 13. Nguyên tử khối của X là A. 13. B. 9. C. 10. D. 7. 7. Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố Y là 58, số khối nhỏ hơn 40. Số proton trong nguyên tử Y là A. 18. B.19. C. 20. D. 21. 8. Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: 16 14 17 15 18 16 20 358 7 8 7 8 7 10 17; ; ; ; ; ; ;A B C D E F G H . Các nguyên tử là đồng vị của nhau là: A. E, C, và A. B. H, F và D. C. B, D và G. D. A, C và F. 9. Nguyên tử X có 15 electron, số nơtron hơn số electron là 1 hạt. Vậy kí hiệu nguyên tử của X là A. X1516 . B. X1615 . C. X3115 . D. X1531 . 10. Argon có 3 đồng vị với tỉ lệ phần trăm lần lượt là : 40 38 3618 18 18(99,6%); (0,063%); (0,337%)Ar Ar Ar . Tính thể tích của 20 (g) Ar ở đkc. A. 4,48 lit B. 8,96 lit C. 11,2 lit D. 22,4 lit 11. Bo có hai đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ hai có số nơtron bằng 1,2 lần số proton. Biết nguyên tử lượng trung bình của Bo là 10,812. Tìm % mỗi đồng vị. A. 18,89% ; 81,11% B. 20% ; 80% C. 19% ; 81% D. 33,3% ; 66,7% 12. Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng 1 2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt. E có số electron kém số nơtron là 2 hạt. Vậy số khối của E là A. 36. B. 38. C. 56. D. 48. 13. Cho nguyên tử lượng trung bình của Magie là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24, 25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1 và A2 là 78,6% và 10,9%. Tìm A3. A. 23 B. 22 C. 26 D. 27 14. Nguyên tố X có hai đồng vị. Tỉ lệ số nguyên tử là 27 : 23. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có số hạt mang điện là 35, số hạt không mang điện là 44. Số hạt không mang điện trong nhân đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 hạt. Tìm nguyên tử lượng trung bình của X. A. 79,92 B. 80 C. 80,02 D. 79 15. Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của hai phân lớp là 5 và hiệu số e của hai phân lớp là 3. Tên của A và B lần lượt là: A. kali, lưu huỳnh. B. natri, clo. C. lưu huỳnh, kali. D. clo, natri. 16. Nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 46. Số hạt không mang điện bằng 8 15 số hạt mang điện. Xác định tên R. A. lưu huỳnh B. photpho C. clo D. argon 17. Nguyên tử mangan có số hiệu nguyên tử là 25, số nơtron hơn số electron là 5 hạt. Vậy kí hiệu nguyên tử của mangan là A. 5525 Mn . B. 35 25 Mn . C. 2510 Mn . D. 3510 Mn . 18. Số hiệu nguyên tử cho biết điều gì? A. Số proton và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số electron trong vỏ nguyên tử và số khối của nguyên tử. C. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong vỏ nguyên tử. D. Số proton có trong hạt nhân nguyên tử và khối lượng nguyên tử. 19. Nguyên tử X có 3 lớp electron, phân lớp có mức năng lượng cao nhất có 5 electron. Số hiệu nguyên tử X là A. 10. B. 17. C. 7. D. 15. 20. Cho biết cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của: X: 3p1, Y: 3p3, Z: 4p6. Vậy tính chất hóa học cơ bản của chúng lần lượt là: A. X : kim loại, Y : phi kim, Z : khí hiếm. B. X : phi kim , Y : phi kim, Z : khí hiếm. C. X : phi kim , Y : kim loại, Z : phi kim. D. X : kim loại, Y : kim loại, Z : phi kim. 21. Nguyên tử X có tổng số hạt là 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của X là A. 56. B. 60. C. 30. D. Tất cả đều sai. 22. Phát biểu nào sau đây sai? A. Chuyển động của e trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định. B. Những electron ở gần hạt nhân nhất ở mức năng lượng thấp nhất. C. Lớp electron thứ n có n phân lớp và chứa tối đa 2n2 electron. D. Mọi electron đều liên kết với hạt nhân chặt chẽ như nhau. 23. Công thức electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 23 thì trong hạt nhân của X có: A. 23 proton. B. 11 proton, số nơtron không xác định được. C. 12 proton, 11 nơtron. D. 11 proton, 12 nơtron. 24. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52 và có số khối là 35. Số hạt nơtron của X là A. 17. B. 18. C. 26. D. 35. 25. Kí hiệu Z có ý nghĩa là: A. số hiệu nguyên tử, số e, số p, số đơn vị điện tích hạt nhân. B. số hiệu nguyên tử, số n, số p, số đơn vị điện tích hạt nhân. C. số khối, số e, số p, số đơn vị điện tích hạt nhân. D. số khối, số n, số p, số đơn vị điện tích hạt nhân. 26. Nguyên tử khối của Beri (Be) là 9,012u. Hãy tính khối lượng của nguyên tử Be theo gam. A. 15,093. 10-24 gam B. 15,073. 10-24 gam C. 14,964. 10-24 gam D. Đáp số khác 27. Bốn nguyên tử X, Y, Z, T có số proton và nơtron lần lượt là: X (17p, 18n); Y (17p, 17n); Z (16p, 18n); T (17p; 20n). Chọn phát biểu đúng: A. X, Y và Z là đồng vị của nhau. B. Y, Z và T có cùng số khối. C. X, Z và T có cùng số electron. D. X, Y và T đều thuộc một nguyên tố hoá học. 28. Nguyên tử lưu huỳnh số hiệu nguyên tử là 16. Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. 29. Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành 1 quả bóng có đường kính 4 cm thì bán kính nguyên tử sẽ là A. 200m. B. 300m. C. 400m. D. 600m. 30. D có tổng số e trên phân lớp p là 9. Vậy electron ngoài cùng của D thuộc lớp nào? A. Lớp K B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp N 31. Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy cho biết tên của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn. A. lưu huỳnh, clo, kripton B. lưu huỳnh, photpho, argon C. photpho, oxi, argon D. lưu huỳnh, clo, argon 32. Có bao nhiêu loại phân tử đồng (II) oxit khác nhau được tao thành từ ?;;;; 18817816865296329 OOOCuCu A. 3 phân tử B. 6 phân tử C. 9 phân tử D. 12 phân tử 33. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào: A. số proton tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. mức năng lượng tăng dần. D. số khối tăng dần. 34. Clo có hai đồng vị. Đồng vị Cl3517 có nguyên tử khối là 34,97 chiếm 75,77%. Đồng vị Cl3717 có nguyên tử khối là 36,97. Nguyên tử khối trung bình của clo là A. 35,45. B. 35,50. C. 35,55. D. Đáp số khác. 35. Nguyên tử X có 3 lớp e, lớp M chứa 6 e. Vậy số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. 36. Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là A. 1s2 2s2 3p6 3s2 3p6 3d6 4s2 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 . D. 1s2 1s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. 37. Số electron tối đa chứa trong lớp O (n = 5) là A. 8. B. 18. C. 32. D. 50. 38. Chọn câu sai trong các câu sau? A. Trong nguy._. Muc xacsuat : <.01 NS <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 14 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 16 64 14 6 0 Ti le % : 16.0 64.0 14.0 6.0 Pt-biserial : -0.35 0.49 -0.14 -0.25 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 15 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 28 46 16 10 0 Ti le % : 28.0 46.0 16.0 10.0 Pt-biserial : 0.02 0.19 -0.12 -0.21 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 16 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 13 15 6 66 0 Ti le % : 13.0 15.0 6.0 66.0 Pt-biserial : -0.05 -0.39 -0.21 0.44 Muc xacsuat : NS <.01 <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 17 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 28 3 3 66 0 Ti le % : 28.0 3.0 3.0 66.0 Pt-biserial : -0.39 -0.02 0.08 0.34 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 18 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 16 46 32 6 0 Ti le % : 16.0 46.0 32.0 6.0 Pt-biserial : -0.06 0.28 -0.13 -0.23 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 19 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 16 18 13 53 0 Ti le % : 16.0 18.0 13.0 53.0 Pt-biserial : -0.27 -0.03 -0.19 0.34 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 20 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 25 22 41 12 0 Ti le % : 25.0 22.0 41.0 12.0 Pt-biserial : -0.28 -0.08 0.34 -0.04 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 21 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 12 36 43 9 0 Ti le % : 12.0 36.0 43.0 9.0 Pt-biserial : -0.08 0.08 0.06 -0.14 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 22 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 30 49 9 12 0 Ti le % : 30.0 49.0 9.0 12.0 Pt-biserial : -0.20 0.40 -0.23 -0.14 Muc xacsuat : NS <.01 <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 23 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 29 53 12 6 0 Ti le % : 29.0 53.0 12.0 6.0 Pt-biserial : -0.33 0.52 -0.21 -0.17 Muc xacsuat : <.01 <.01 <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 24 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 26 67 5 2 0 Ti le % : 26.0 67.0 5.0 2.0 Pt-biserial : -0.11 0.18 -0.03 -0.21 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 25 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 67 7 14 12 0 Ti le % : 67.0 7.0 14.0 12.0 Pt-biserial : 0.29 0.02 -0.24 -0.18 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 26 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 71 11 9 9 0 Ti le % : 71.0 11.0 9.0 9.0 Pt-biserial : 0.43 -0.36 -0.22 -0.07 Muc xacsuat : <.01 <.01 <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 27 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 19 10 67 4 0 Ti le % : 19.0 10.0 67.0 4.0 Pt-biserial : -0.30 -0.07 0.34 -0.11 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 28 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 50 20 21 0 Ti le % : 9.0 50.0 20.0 21.0 Pt-biserial : -0.13 0.30 -0.19 -0.10 Muc xacsuat : NS <.01 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 29 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 35 44 13 8 0 Ti le % : 35.0 44.0 13.0 8.0 Pt-biserial : -0.12 0.35 -0.16 -0.25 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 30 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 30 32 23 15 0 Ti le % : 30.0 32.0 23.0 15.0 Pt-biserial : 0.16 0.01 -0.10 -0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU (Item Analysis Results for Observed Responses) =========================================== Trac nghiem : NT2 * Ten nhom lam TN : N2 * So cau : 40 * So nguoi : 100 * Xu ly luc 16g37ph * Ngay 15/ 7/2008 =========================================== ........................................................................... *** Cau so : 1 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 5 27 60 0 Ti le % : 8.0 5.0 27.0 60.0 Pt-biserial : -0.29 -0.04 -0.21 0.37 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 2 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 6 34 8 52 0 Ti le % : 6.0 34.0 8.0 52.0 Pt-biserial : -0.32 -0.35 -0.02 0.49 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 3 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 1 1 3 95 0 Ti le % : 1.0 1.0 3.0 95.0 Pt-biserial : -0.10 -0.22 -0.18 0.29 Muc xacsuat : NS <.05 NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 4 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 76 8 9 7 0 Ti le % : 76.0 8.0 9.0 7.0 Pt-biserial : 0.48 -0.24 -0.23 -0.28 Muc xacsuat : <.01 <.05 <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 5 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 8 84 6 2 0 Ti le % : 8.0 84.0 6.0 2.0 Pt-biserial : -0.21 0.35 -0.27 -0.06 Muc xacsuat : <.05 <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 6 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 32 43 10 15 0 Ti le % : 32.0 43.0 10.0 15.0 Pt-biserial : -0.29 0.51 -0.05 -0.28 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 7 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 24 53 15 8 0 Ti le % : 24.0 53.0 15.0 8.0 Pt-biserial : -0.13 0.32 -0.28 -0.02 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 8 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 97 0 1 2 0 Ti le % : 97.0 0.0 1.0 2.0 Pt-biserial : 0.22 NA -0.20 -0.13 Muc xacsuat : <.05 NA NS NS ........................................................................... *** Cau so : 9 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 3 11 78 8 0 Ti le % : 3.0 11.0 78.0 8.0 Pt-biserial : -0.25 -0.30 0.51 -0.27 Muc xacsuat : <.05 <.01 <.01 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 10 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 18 72 3 0 Ti le % : 7.0 18.0 72.0 3.0 Pt-biserial : -0.15 -0.43 0.52 -0.17 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 11 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 46 11 33 10 0 Ti le % : 46.0 11.0 33.0 10.0 Pt-biserial : 0.33 -0.24 -0.10 -0.14 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 12 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 15 60 14 11 0 Ti le % : 15.0 60.0 14.0 11.0 Pt-biserial : -0.19 0.52 -0.26 -0.32 Muc xacsuat : NS <.01 <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 13 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 6 83 4 0 Ti le % : 7.0 6.0 83.0 4.0 Pt-biserial : -0.30 -0.11 0.26 0.04 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 14 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 67 6 15 12 0 Ti le % : 67.0 6.0 15.0 12.0 Pt-biserial : 0.49 -0.15 -0.36 -0.21 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 <.05 ........................................................................... *** Cau so : 15 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 16 14 63 7 0 Ti le % : 16.0 14.0 63.0 7.0 Pt-biserial : -0.24 -0.33 0.50 -0.16 Muc xacsuat : <.05 <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 16 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 15 59 13 13 0 Ti le % : 15.0 59.0 13.0 13.0 Pt-biserial : -0.23 0.51 -0.21 -0.28 Muc xacsuat : <.05 <.01 <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 17 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 47 35 12 6 0 Ti le % : 47.0 35.0 12.0 6.0 Pt-biserial : 0.32 -0.04 -0.32 -0.16 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 18 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 13 4 74 9 0 Ti le % : 13.0 4.0 74.0 9.0 Pt-biserial : -0.32 -0.15 0.53 -0.33 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 19 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 53 12 28 0 Ti le % : 7.0 53.0 12.0 28.0 Pt-biserial : -0.21 0.50 -0.45 -0.11 Muc xacsuat : <.05 <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 20 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 33 6 9 52 0 Ti le % : 33.0 6.0 9.0 52.0 Pt-biserial : 0.50 -0.10 -0.16 -0.33 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 21 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 66 9 8 17 0 Ti le % : 66.0 9.0 8.0 17.0 Pt-biserial : 0.41 -0.37 -0.18 -0.11 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 22 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 9 28 55 0 Ti le % : 8.0 9.0 28.0 55.0 Pt-biserial : -0.18 -0.24 0.01 0.23 Muc xacsuat : NS <.05 NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 23 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 11 6 81 0 Ti le % : 2.0 11.0 6.0 81.0 Pt-biserial : -0.11 -0.27 -0.08 0.30 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 24 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 21 71 5 3 0 Ti le % : 21.0 71.0 5.0 3.0 Pt-biserial : -0.43 0.60 -0.28 -0.21 Muc xacsuat : <.01 <.01 <.01 <.05 ........................................................................... *** Cau so : 25 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 90 7 3 0 0 Ti le % : 90.0 7.0 3.0 0.0 Pt-biserial : 0.37 -0.30 -0.21 NA Muc xacsuat : <.01 <.01 <.05 NA ........................................................................... *** Cau so : 26 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 11 16 49 24 0 Ti le % : 11.0 16.0 49.0 24.0 Pt-biserial : -0.22 -0.15 0.22 0.03 Muc xacsuat : <.05 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 27 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 6 7 8 79 0 Ti le % : 6.0 7.0 8.0 79.0 Pt-biserial : -0.27 -0.19 -0.27 0.46 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 28 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 4 53 33 10 0 Ti le % : 4.0 53.0 33.0 10.0 Pt-biserial : -0.19 0.49 -0.30 -0.21 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 <.05 ........................................................................... *** Cau so : 29 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 37 13 46 4 0 Ti le % : 37.0 13.0 46.0 4.0 Pt-biserial : 0.24 -0.35 0.08 -0.19 Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 30 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 12 18 62 8 0 Ti le % : 12.0 18.0 62.0 8.0 Pt-biserial : -0.37 -0.31 0.56 -0.12 Muc xacsuat : <.01 <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 31 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 9 13 4 74 0 Ti le % : 9.0 13.0 4.0 74.0 Pt-biserial : -0.30 -0.15 -0.09 0.35 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 32 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 67 12 12 0 Ti le % : 9.0 67.0 12.0 12.0 Pt-biserial : -0.18 0.22 -0.09 -0.07 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 33 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 4 27 66 3 0 Ti le % : 4.0 27.0 66.0 3.0 Pt-biserial : -0.09 -0.48 0.54 -0.13 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 34 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 52 26 6 16 0 Ti le % : 52.0 26.0 6.0 16.0 Pt-biserial : 0.39 -0.23 -0.09 -0.19 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 35 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 12 41 36 11 0 Ti le % : 12.0 41.0 36.0 11.0 Pt-biserial : -0.12 0.55 -0.38 -0.16 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 36 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 5 25 68 2 0 Ti le % : 5.0 25.0 68.0 2.0 Pt-biserial : -0.06 -0.32 0.33 -0.02 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 37 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 12 10 59 19 0 Ti le % : 12.0 10.0 59.0 19.0 Pt-biserial : -0.36 -0.33 0.38 0.09 Muc xacsuat : <.01 <.01 <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 38 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 11 29 28 32 0 Ti le % : 11.0 29.0 28.0 32.0 Pt-biserial : -0.26 -0.02 0.13 0.07 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 39 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 62 27 4 0 Ti le % : 7.0 62.0 27.0 4.0 Pt-biserial : -0.08 0.17 -0.06 -0.19 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 40 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 20 2 15 63 0 Ti le % : 20.0 2.0 15.0 63.0 Pt-biserial : -0.26 -0.07 -0.15 0.34 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 PHỤ LỤC 3. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TẦN SỐ LỰA CHỌN TỪNG CÂU BẰNG PHẦN MỀM PTLC27m.EXE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU =========================================== Trac nghiem : NT1 * Ten nhom lam TN : N1 * So cau : 30 * So nguoi : 100 =========================================== ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 1 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 1 1 24 1 0 27 NHOM THAP : 2 9 15 1 0 27 * Do kho = 72.2 % * Do phan cach = 0.33 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 2 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 3 11 2 11 0 27 NHOM THAP : 5 8 7 7 0 27 * Do kho = 14.8 % * Do phan cach = -0.07 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 3 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 4 23 0 0 0 27 NHOM THAP : 5 7 5 10 0 27 * Do kho = 55.6 % * Do phan cach = 0.59 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 4 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 2 0 0 25 0 27 NHOM THAP : 6 1 1 19 0 27 * Do kho = 81.5 % * Do phan cach = 0.22 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 5 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 4 1 22 0 27 NHOM THAP : 4 3 4 16 0 27 * Do kho = 70.4 % * Do phan cach = 0.22 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 6 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 1 25 1 0 0 27 NHOM THAP : 6 12 6 3 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.48 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 7 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 18 1 6 2 0 27 NHOM THAP : 15 2 4 6 0 27 * Do kho = 18.5 % * Do phan cach = 0.07 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 8 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 1 21 5 0 0 27 NHOM THAP : 8 7 6 6 0 27 * Do kho = 51.9 % * Do phan cach = 0.52 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 9 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 5 19 3 0 27 NHOM THAP : 2 7 13 5 0 27 * Do kho = 14.8 % * Do phan cach = -0.07 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 10 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 20 2 5 0 27 NHOM THAP : 6 11 4 6 0 27 * Do kho = 57.4 % * Do phan cach = 0.33 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 11 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 22 2 1 2 0 27 NHOM THAP : 10 2 11 4 0 27 * Do kho = 59.3 % * Do phan cach = 0.44 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 12 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 14 5 4 4 0 27 NHOM THAP : 9 7 6 5 0 27 * Do kho = 42.6 % * Do phan cach = 0.19 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 13 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 1 26 0 27 NHOM THAP : 7 3 7 10 0 27 * Do kho = 66.7 % * Do phan cach = 0.59 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 14 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 24 3 0 0 27 NHOM THAP : 9 7 6 5 0 27 * Do kho = 57.4 % * Do phan cach = 0.63 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 15 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 10 16 1 0 0 27 NHOM THAP : 9 8 5 5 0 27 * Do kho = 44.4 % * Do phan cach = 0.30 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 16 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 3 1 0 23 0 27 NHOM THAP : 2 10 5 10 0 27 * Do kho = 61.1 % * Do phan cach = 0.48 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 17 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 4 0 1 22 0 27 NHOM THAP : 15 1 0 11 0 27 * Do kho = 61.1 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 18 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 6 15 5 1 0 27 NHOM THAP : 5 7 11 4 0 27 * Do kho = 40.7 % * Do phan cach = 0.30 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 19 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 1 3 1 22 0 27 NHOM THAP : 7 5 4 11 0 27 * Do kho = 14.8 % * Do phan cach = -0.07 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 20 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 5 2 18 2 0 27 NHOM THAP : 12 4 7 4 0 27 * Do kho = 46.3 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 21 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 4 13 9 1 0 27 NHOM THAP : 5 11 6 5 0 27 * Do kho = 27.8 % * Do phan cach = 0.11 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 22 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 6 19 1 1 0 27 NHOM THAP : 10 7 6 4 0 27 * Do kho = 48.1 % * Do phan cach = 0.44 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 23 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 2 23 2 0 0 27 NHOM THAP : 13 5 6 3 0 27 * Do kho = 51.9 % * Do phan cach = 0.67 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 24 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 5 22 0 0 0 27 NHOM THAP : 9 15 1 2 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.26 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 25 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 24 1 1 1 0 27 NHOM THAP : 14 1 7 5 0 27 * Do kho = 70.4 % * Do phan cach = 0.37 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 26 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 26 0 0 1 0 27 NHOM THAP : 12 7 6 2 0 27 * Do kho = 70.4 % * Do phan cach = 0.52 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 27 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 1 2 24 0 0 27 NHOM THAP : 9 3 13 2 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 28 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 18 5 4 0 27 NHOM THAP : 4 7 9 7 0 27 * Do kho = 46.3 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 29 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 9 16 2 0 0 27 NHOM THAP : 12 4 6 5 0 27 * Do kho = 37.0 % * Do phan cach = 0.44 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 30 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 13 8 4 2 0 27 NHOM THAP : 7 8 7 5 0 27 * Do kho = 37.0 % * Do phan cach = 0.22 *** HET **** BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU =========================================== Trac nghiem : NT2 * Ten nhom lam TN : N2 * So cau : 40 * So nguoi : 100 =========================================== ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 1 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 1 5 21 0 27 NHOM THAP : 5 2 10 10 0 27 * Do kho = 57.4 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 2 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 5 2 20 0 27 NHOM THAP : 5 15 4 3 0 27 * Do kho = 42.6 % * Do phan cach = 0.63 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 3 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 0 27 0 27 NHOM THAP : 1 1 2 23 0 27 * Do kho = 92.6 % * Do phan cach = 0.15 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 4 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 27 0 0 0 0 27 NHOM THAP : 14 5 4 4 0 27 * Do kho = 75.9 % * Do phan cach = 0.48 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 5 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 26 0 1 0 27 NHOM THAP : 4 17 5 1 0 27 * Do kho = 79.6 % * Do phan cach = 0.33 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 6 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 4 21 2 0 0 27 NHOM THAP : 14 3 4 6 0 27 * Do kho = 44.4 % * Do phan cach = 0.67 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 7 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 4 20 1 2 0 27 NHOM THAP : 7 9 9 2 0 27 * Do kho = 53.7 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 8 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 27 0 0 0 0 27 NHOM THAP : 24 0 1 2 0 27 * Do kho = 94.4 % * Do phan cach = 0.11 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 9 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 27 0 0 27 NHOM THAP : 3 7 13 4 0 27 * Do kho = 74.1 % * Do phan cach = 0.52 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 10 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 1 26 0 0 27 NHOM THAP : 4 10 11 2 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.56 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 11 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 18 0 8 1 0 27 NHOM THAP : 8 4 11 4 0 27 * Do kho = 48.1 % * Do phan cach = 0.37 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 12 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 26 0 1 0 27 NHOM THAP : 5 8 7 7 0 27 * Do kho = 63.0 % * Do phan cach = 0.67 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 13 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 1 25 1 0 27 NHOM THAP : 4 3 19 1 0 27 * Do kho = 81.5 % * Do phan cach = 0.22 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 14 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 26 0 1 0 0 27 NHOM THAP : 11 3 8 5 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.56 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 15 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 2 0 25 0 0 27 NHOM THAP : 7 7 10 3 0 27 * Do kho = 64.8 % * Do phan cach = 0.56 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 16 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 26 0 1 0 27 NHOM THAP : 8 8 5 6 0 27 * Do kho = 63.0 % * Do phan cach = 0.67 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 17 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 15 11 0 1 0 27 NHOM THAP : 7 9 7 4 0 27 * Do kho = 40.7 % * Do phan cach = 0.30 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 18 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 27 0 0 27 NHOM THAP : 6 2 13 6 0 27 * Do kho = 74.1 % * Do phan cach = 0.52 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 19 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 24 0 3 0 27 NHOM THAP : 4 7 9 7 0 27 * Do kho = 57.4 % * Do phan cach = 0.63 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 20 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 20 0 0 7 0 27 NHOM THAP : 4 2 4 17 0 27 * Do kho = 44.4 % * Do phan cach = 0.59 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 21 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 24 0 0 3 0 27 NHOM THAP : 10 8 5 4 0 27 * Do kho = 63.0 % * Do phan cach = 0.52 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 22 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 2 0 7 18 0 27 NHOM THAP : 4 4 8 11 0 27 * Do kho = 53.7 % * Do phan cach = 0.26 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 23 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 1 26 0 27 NHOM THAP : 1 6 3 17 0 27 * Do kho = 79.6 % * Do phan cach = 0.33 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 24 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 27 0 0 0 27 NHOM THAP : 12 8 4 3 0 27 * Do kho = 64.8 % * Do phan cach = 0.70 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 25 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 27 0 0 0 0 27 NHOM THAP : 19 5 3 0 0 27 * Do kho = 85.2 % * Do phan cach = 0.30 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 26 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 2 1 17 7 0 27 NHOM THAP : 6 5 9 7 0 27 * Do kho = 48.1 % * Do phan cach = 0.30 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 27 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 0 27 0 27 NHOM THAP : 4 4 4 15 0 27 * Do kho = 77.8 % * Do phan cach = 0.44 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 28 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 25 2 0 0 27 NHOM THAP : 2 7 13 5 0 27 * Do kho = 59.3 % * Do phan cach = 0.67 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 29 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 14 0 13 0 0 27 NHOM THAP : 5 9 10 3 0 27 * Do kho = 35.2 % * Do phan cach = 0.33 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 30 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 1 26 0 0 27 NHOM THAP : 7 9 8 3 0 27 * Do kho = 63.0 % * Do phan cach = 0.67 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 31 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 0 27 0 27 NHOM THAP : 4 5 2 16 0 27 * Do kho = 79.6 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 32 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 1 22 2 2 0 27 NHOM THAP : 4 15 4 4 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.26 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 33 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 1 2 24 0 0 27 NHOM THAP : 2 15 8 2 0 27 * Do kho = 59.3 % * Do phan cach = 0.59 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 34 A* B C D Missing Tongso NHOM CAO : 20 5 0 2 0 27 NHOM THAP : 9 11 2 5 0 27 * Do kho = 53.7 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 35 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 0 23 3 1 0 27 NHOM THAP : 2 4 16 5 0 27 * Do kho = 50.0 % * Do phan cach = 0.70 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 36 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 1 2 24 0 0 27 NHOM THAP : 3 10 13 1 0 27 * Do kho = 68.5 % * Do phan cach = 0.41 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 37 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 0 22 5 0 27 NHOM THAP : 8 7 8 4 0 27 * Do kho = 55.6 % * Do phan cach = 0.52 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 38 A B C* D Missing Tongso NHOM CAO : 0 8 9 10 0 27 NHOM THAP : 6 10 3 8 0 27 * Do kho = 22.2 % * Do phan cach = 0.22 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 39 A B* C D Missing Tongso NHOM CAO : 1 17 9 0 0 27 NHOM THAP : 2 12 10 3 0 27 * Do kho = 53.7 % * Do phan cach = 0.19 ** Bang Tan So Cac Lua Chon CAU SO 40 A B C D* Missing Tongso NHOM CAO : 2 0 2 23 0 27 NHOM THAP : 9 1 6 11 0 27 * Do kho = 63.0 % * Do phan cach = 0.44 *** HET **** PHỤ LỤC 4. ĐÁP ÁN CÂU TRẮC NGHIỆM 1. Chương Nguyên tử ĐỀ 1 1C 2A 3B 4D 5D 6B 7C 8B 9D 10B 11A 12A 13D 14B 15B 16D 17D 18B 19B 20C 21C 22B 23B 24B 25A 26A 27C 28B 29B 30A ĐỀ 2 1D 2D 3D 4A 5B 6B 7B 8A 9C 10C 11A 12B 13C 14A 15C 16B 17A 18C 19B 20A 21A 22D 23D 24B 25A 26C 27D 28B 29A 30C 31D 32B 33C 34A 35B 36C 37C 38C 39B 40D 2. Chương Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn ĐỀ 1 1B 2A 3C 4C 5B 6A 7B 8D 9B 10D 11A 12B 13C 14C 15C 16A 17C 18B 19C 20B 21B 22B 23C 24A 25C 26A 27D 28C 29B 30B 31B 32B 33A 34D 35D 36A 37B 38C 39A 40B ĐỀ 2 1B 2C 3C 4B 5B 6B 7B 8C 9B 10B 11C 12A 13C 14D 15D 16C 17C 18B 19A 20D 21C 22C 23D 24A 25A 26B 27D 28D 29C 30C 3. Chương Liên kết hóa học ĐỀ 1 1A 2A 3B 4C 5B 6B 7A 8C 9D 10C 11A 12C 13C 14A 15D 16B 17B 18C 19A 20B 21B 22B 23B 24B 25B 26A 27B 28B 29D 30B ĐỀ 2 1B 2D 3C 4C 5D 6B 7A 8A 9C 10C 11A 12D 13A 14C 15C 16C 17B 18B 19D 20C 21D 22C 23C 24D 25D 26D 27A 28C 29D 30D 4. Chương Phản ứng oxi hóa – khử ĐỀ 1 1B 2C 3C 4A 5B 6A 7B 8C 9B 10B 11B 12A 13A 14C 15C 16C 17C 18D 19D 20C 21B 22A 23C 24C 25C 26C 27B 28A 29C 30C ĐỀ 2 1D 2D 3C 4D 5C 6C 7D 8B 9A 10A 11B 12B 13B 14A 15D 16D 17D 18A 19C 20C 21D 22C 23B 24A 25D 26C 27C 28D 29A 30A 5. Chương Nhóm Halogen ĐỀ 1 1B 2D 3C 4C 5B 6A 7A 8B 9D 10A 11B 12D 13B 14B 15A 16B 17C 18D 19C 20D 21A 22B 23C 24D 25C 26A 27B 28B 29B 30B ĐỀ 2 1D 2D 3B 4B 5D 6A 7A 8B 9C 10D 11B 12A 13C 14A 15A 16C 17C 18A 19C 20C 21B 22C 23B 24B 25C 26D 27A 28C 29C 30B 6. Chương Oxi – Lưu huỳnh ĐỀ 1 1D 2C 3B 4D 5B 6A 7A 8C 9D 10C 11C 12D 13D 14C 15D 16D 17B 18D 19D 20B 21C 22C 23A 24C 25B 26A 27C 28B 29C 30B ĐỀ 2 1B 2C 3A 4B 5B 6A 7B 8A 9C 10D 11B 12C 13B 14C 15B 16A 17D 18B 19D 20B 21C 22D 23B 24A 25D 26C 27A 28A 29D 30A 7. Chương Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học ĐỀ 1 1D 2D 3A 4D 5C 6A 7B 8A 9C 10B 11D 12B 13C 14D 15D 16C 17D 18C 19C 20D 21D 22C 23C 24C 25B 26A 27A 28C 29C 30C ĐỀ 2 1B 2D 3D 4C 5D 6C 7D 8D 9A 10C 11C 12A 13B 14B 15B 16C 17D 18B 19A 20D 21C 22D 23C 24D 25A 26B 27C 28B 29D 30C ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7385.pdf