BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Phương Thúy
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA
HỮU CƠ LỚP 12 NHẰM RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH YẾU
MÔN HÓA Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Phương Thúy
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỮU
CƠ LỚP 12 NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH YẾU MÔN
HÓA Ở TR
137 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hóa hữu cơ lớp 12 nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu môn hóa ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong
gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Tửu, nguyên là phó chủ
nhiệm Khoa Hóa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình chỉ
dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Trịnh Văn Biều, khoa Hóa Trường Đại học Sư
phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng các thầy cô khoa Hóa Trường Đại học Sư phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh các trường trung học
phổ thông đã giúp tôi trong quá trình thực hiện điều tra và thực nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Lê Thị Phương Thúy
MỤC LỤC
2TMỤC LỤC2T ............................................................................................................................ 2
2TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T .................................................................................. 6
2TMỞ ĐẦU2T .............................................................................................................................. 7
2T1.Lý do chọn đề tài2T ................................................................................................................................... 7
2T . Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu2T .................................................................................... 7
2T3. Mục đích nghiên cứu2T ............................................................................................................................ 8
2T4. Nhiệm vụ của đề tài2T .............................................................................................................................. 8
2T5. Phạm vi nghiên cứu2T .............................................................................................................................. 8
2T6. Giả thuyết khoa học2T.............................................................................................................................. 8
2T7. Phương pháp nghiên cứu2T ...................................................................................................................... 8
2T8. Điểm mới của luận văn2T ......................................................................................................................... 9
2TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI2T .................................. 10
2T1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu2T ........................................................................................................... 10
2T1.2. Bài tập hóa học2T ............................................................................................................................... 11
2T1.2.1. Khái niệm bài tập, câu hỏi, bài toán2T......................................................................................... 11
2T1.2.2. Bài tập hóa học2T ....................................................................................................................... 12
2T1.2.2.1. Tác dụng của bài tập hóa học [6], [8]2T ................................................................................ 12
2T1.2.2.2. Phân loại bài tập hóa học2T .................................................................................................. 13
2T1.2.2.3. Vị trí của bài tập hóa học trong quá trình dạy học2T ............................................................. 15
2T1.2.2.4. Xu hướng phát triển bài tập hóa học [38],[41]2T ................................................................... 15
2T1.2.2.5. Yêu cầu của một bài tập hoá học2T ....................................................................................... 16
2T1.2.2.6. Điều kiện để học sinh giải bài tập hóa học tốt [6]2T ............................................................. 16
2T1.2.2.7. Những chú ý khi ra bài tập và những chú ý khi chữa bài tập cho HS2T ................................. 17
2T1.3. Kỹ năng giải bài tập2T......................................................................................................................... 18
2T1.3.1. Khái niệm về kỹ năng2T .............................................................................................................. 18
2T1.3.2. Kỹ năng giải bài tập2T ................................................................................................................. 19
2T1.3.3. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học2T ........................... 19
2T1.3.3.1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng giải bài tập2T ................................................................... 19
2T1.3.3.2. Con đường hình thành kỹ năng giải bài tập2T ....................................................................... 20
2T1.3.3.3. Phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập2T .................................................................... 20
2T1.4. Tổng quan về học sinh yếu2T .............................................................................................................. 21
2T1.4.1. Khái niệm học sinh yếu2T ............................................................................................................ 21
2T1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến học yếu2T .................................................................................................. 21
2T1.4.2.1. Yếu kém do phương pháp tiếp thu ban đầu2T ....................................................................... 21
2T1.4.2.2.Yếu kém do phương pháp tự học2T ....................................................................................... 22
2T1.4.2.3.Yếu kém do phương pháp vận dụng2T ................................................................................... 23
2T1.4.2.4.Các nguyên nhân khác2T ....................................................................................................... 23
2T1.4.3. Những biện pháp khắc phục với học sinh yếu2T ........................................................................... 25
2T1.4.3.1. Phương pháp giảng bài mới2T ............................................................................................. 25
2T1.4.3.2. Phương pháp củng cố kiến thức2T ........................................................................................ 25
2T1.4.3.3. Phương pháp kiểm tra2T ...................................................................................................... 26
2T1.4.3.4 . Phương pháp tự học2T ......................................................................................................... 26
2T1.4.4. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu2T ...................................................................... 26
2T1.4.4.1. Phân loại học sinh yếu2T ...................................................................................................... 26
2T1.4.4.2. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho từng loại học sinh yếu2T ................................................ 27
2T1.4.4.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập và nâng cao kết quả học tập hóa học cho học sinh
yếu2T ................................................................................................................................................ 27
2T1.5. Thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu hóa ở
một số trường trung học phổ thông hiện nay2T ........................................................................................... 29
2T1.5.1. Mục đích và phương pháp điều tra2T ........................................................................................... 29
2T1.5.2. Kết quả điều tra2T ........................................................................................................................ 29
2T ÓM TẮT CHƯƠNG 12T ..................................................................................................... 35
2TCHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 12 BAN
CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU2T ...................................................................................... 36
2T .1. Tổng quan về phần hóa hữu cơ lớp 12 THPT2T ................................................................................... 36
2T .1.1. Cấu trúc và nội dung phần hóa hữu cơ lớp 12 THPT2T ............................................................... 36
2T .1.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng khi dạy phần hóa hữu cơ lớp 122T ...................................................... 37
2T .2. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh yếu2T ............................................................ 41
2T .2.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học2T .................................................... 41
2T .2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học2T .......................................................... 41
2T .2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng2T ....................................................... 41
2T .2.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và tính vừa sức2T ................................................... 42
2T .2.5. Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho học sinh ở các mức độ hiểu, biết, vận
dụng2T .................................................................................................................................................. 42
2T .2.6. Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh2T ........... 42
2T .3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập2T ........................................... 43
2T .3.1. Buớc 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập2T ...................................................................... 43
2T .3.2. Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập2T ............................................................................. 43
2T .3.3. Buớc 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập2T ......................................................................... 43
2T .3.4. Buớc 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập2T ................................................................ 44
2TGồm các bước cụ thể sau:2T .................................................................................................................. 44
2T .3.5. Buớc 5: Tiến hành soạn thảo bài tập2T ......................................................................................... 44
2T .3.6. Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp2T ............................................................... 44
2T .3.7. Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung2T ........................................................................... 44
2T .4. Hệ thống bài tập hóa hữu cơ lớp 12 cho học sinh yếu2T ...................................................................... 44
2T .4.1. Hệ thống bài tập chương 1 “Este – Lipit”2T ................................................................................. 45
2T .4.2. Hệ thống bài tập chương 2 “Cacbohiđrat”2T ................................................................................. 56
2T .4.3. Hệ thống bài tập chương 3 “Amin – aminoaxit – peptit – protein”2T ............................................ 59
2T .4.4. Hệ thống bài tập chương 4 “Polime – Vật liệu polime”2T ............................................................ 69
2T .5. Sử dụng hệ thống bài tập mới xây dựng để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu2T ............ 74
2T .5.1. Các kỹ năng giải bài tập cần rèn luyện cho học sinh2T ................................................................. 74
2T .5.2. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu2T ................................................. 75
2T .5.3. Sử dụng hệ thống bài tập rèn kỹ năng giải bài tập khi giảng bài mới2T......................................... 75
2T .5.4. Sử dụng hệ thống bài tập rèn kỹ năng giải bài tập khi ôn, luyện tập2T ......................................... 88
2TCHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM2T .................................................................. 100
2T3.1. Mục đích thực nghiệm2T ................................................................................................................... 100
2T3.1.1. Tính khả thi2T............................................................................................................................ 100
2T3.1.2. Tính hiệu quả2T ......................................................................................................................... 100
2T3.2. Đối tượng thực nghiệm2T .................................................................................................................. 100
2T3.3. Tiến trình thực nghiệm2T .................................................................................................................. 101
2T3.3.1. Chuẩn bị2T ................................................................................................................................ 101
2T3.3.2. Tiến hành hoạt động giảng dạy trên lớp2T .................................................................................. 101
2T3.3.3. Xử lí kết quả thực nghiệm2T ...................................................................................................... 101
2T3.4. Kết quả thực nghiệm2T ..................................................................................................................... 102
2T3.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính2T .................................................................................... 102
2T3.4.1.1. Đánh giá của GV về hệ thống bài tập2T .............................................................................. 102
2T3.4.1.2. Đánh giá của HS về hệ thống các bài tập2T ....................................................................... 103
2T3.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng2T ................................................................................. 104
2T3.4.2.1.Bài kiểm tra lần 12T ............................................................................................................ 105
2T3.4.2.2. Bài kiểm tra lần 22T ........................................................................................................... 107
2T3.4.2.3.Bài kiểm tra lần 32T ............................................................................................................ 108
2T3.4.2.4. Tổng hợp 3 bài kiểm tra2T .................................................................................................. 110
2T ÓM TẮT CHƯƠNG 32T .................................................................................................. 112
2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T ......................................................................................... 113
2T1. Kết luận2T ........................................................................................................................................... 113
2T . Kiến nghị2T ......................................................................................................................................... 114
2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ............................................................................................... 116
2TPHỤ LỤC2T ............................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : bài tập
BTHH : bài tập hóa học
CTPT : công thức phân tử
CTCT : công thức cấu tạo
DL : dân lập
ĐC : đối chứng
ĐDDH : đồ dùng dạy học
GD-ĐT : giáo dục - đào tạo
GV : giáo viên
HS : học sinh
HTBT : hệ thống bài tập
PP : phương pháp
SGV : sách giáo viên
SGK : sách giáo khoa
TB : trung bình
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
TT : thứ tự
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Điều 28 Luật Giáo dục (2005) nước ta đã nêu “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. Nhưng thực tế trong một lớp học
có nhiều loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu....
Hiện nay, tình trạng học sinh yếu có ở tất cả các tỉnh, thành phố. Diện học sinh không đủ
kiến thức, kỹ năng, khả năng học kém phải ở lại lớp hiện tại tương đối nhiều. Theo kết quả khảo
sát chất lượng học tập của học sinh ở tất cả các khối lớp thì TPHCM đứng đầu tỉ lệ về học sinh yếu,
kém với cấp THPT là 19,75% (17,43% học sinh học lực yếu, 2,32% học sinh học lực kém). Chính
vì vậy, các giáo viên cần phải cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý tưởng về việc giúp đỡ
học sinh yếu nói chung và học sinh yếu bộ môn Hóa nói riêng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những
giáo viên THPT (môn Hóa học), chúng tôi nhận thấy việc đổi mới trong cách dạy nhằm giúp đỡ các
em yếu Hóa chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để và mang lại hiệu quả cao nhất vì nhiều lí do khác
nhau. Trong đó, một thực trạng khá phổ biến là nhiều GV chưa chú trọng đến việc phân hóa học
sinh, chưa có biện pháp giúp đỡ các em học sinh yếu môn hóa, chưa có một hệ thống bài tập riêng
cho đối tượng này nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho các em. Để giúp thành công trong dạy
học và thiết thực với GV, Với suy nghĩ rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học là cầu nối để các em
học sinh yếu nắm được các kiến thức cơ bản . Chính vì lí do đó,chúng tôi đã chọn đề tài “ Xây dựng
hệ thống bài tập Hóa Hữu Cơ lớp 12 nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sịnh yếu môn hóa
ở trường Trung học phổ thông”.
2. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu :
Quá trình dạy học hoá học ở trường Trung học phổ thông .
2.2. Đối tượng nghiên cứu :
Việc xây dựng hệ thống bài tập hóa hữu cơ lớp 12 ban cơ bản nhằm rèn luyện kỹ năng giải
bài tập cho học sinh yếu môn hóa.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu môn hóa, giúp
các em có thể tiếp thu bài học tốt hơn, nắm chắc lý thuyết hơn.
4. Nhiệm vụ của đề tài
• Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
• Nghiên cứu cơ sở lý luận về học sinh yếu; bài tập hóa học và kỹ năng giải bài tập.
• Điều tra thực trạng sử dụng bài tập hóa học ở một số trường THPT .
• Xây dựng hệ thống bài tập hóa hữu cơ lớp 12 dùng để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho
HS yếu.
• Thực nghiệm sư phạm đối với học sinh lớp 12 ban cơ bản .
5. Phạm vi nghiên cứu
• Nội dung: Phần hóa hữu cơ chương trình lớp 12 ban cơ bản.
• Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT không chuyên, dân lập ở TPHCM.
• Bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận phần hóa hữu cơ lớp 12 ban cơ bản.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập có chất lượng giúp học sinh có kỹ năng
giải bài tập Hóa học tốt hơn thì sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, gây sự hứng thú
học tập cho HS và nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa, giảm số lượng HS yếu hóa ở trường Trung
học phổ thông .
7. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc và tìm hiểu các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề
tài.
• Phương pháp phân tích và tổng hợp,
• Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
• Phương pháp điều tra.
• Phương pháp chuyên gia.
• Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
• Phương pháp toán học : sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực
nghiệm.
8. Điểm mới của luận văn
Xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh yếu môn hóa lớp 12 phần Hóa hữu
cơ ban cơ bản.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua, xu hướng sử dụng bài tập đã được nhiều người nghiên cứu và thực
hiện, các đề tài đó cũng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học môn hóa học. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cụ thể:
1- Cao Thị Thăng (1995), Hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học ở trường Trung Học cơ sở, Luận
án phó tiến sĩ sư phạm tâm lý, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.
2- Lê Văn Dũng (1994), Bài tập hóa học rèn trí thông minh cho học sinh THPT, Luận văn thạc sĩ,
ĐHSP Hà Nội.
3- Nguyễn Thị Ngà (1998), Phát triển tư duy nhận thức của học sinh thông qua hệ thống các câu
hỏi và bài tập hoá học lớp 10 PTTH chuyên ban, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
4- Trần Thị Phương Thảo (1998), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học
có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
5- Đặng Công Thiệu (1998), Bài tập hóa học với việc nâng cao tính tích cực nhận thức kiến thức
hoá học cơ bản cho học sinh PTTH, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.
6- Đặng Ngọc Trầm (2009), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TPHCM.
7- Ngô Thuý Vân (1999), Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm nâng cao chất
lượng dạy học hoá học ở trường trung học dạy nghề, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
8- Lê Văn Dũng (2002), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông
qua bài tập hoá học, Luận án tiến sĩ, ĐHSP TPHCM.
9- Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung
học phổ thông qua bài tập hoá học vô cơ, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.
10- Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT qua
hệ thống bài tập hóa học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
11- Trần Thị Trà Hương (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm củng cố
kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
12- Phan Thị Mộng Tuyền (2009), Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp hướng dẫn học sinh giải
bài tập phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
13- Nguyễn Thị Thúy (1993), Tìm hiểu việc bồi dưỡng kỹ năng dạy hóa cho sinh viên ĐHSP qua
thực tập tốt nghiệp, Tiểu luận khoa học, ĐHSP Hà Nội I.
14- Nguyễn Thị Khánh (1995), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức Hóa
học lớp 12 phổ thông trung học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
15- Phạm Thị Tuyết Mai, Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận trong kiểm tra- đánh
giá kiến thức hóa học của học sinh lớp 12 trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
16- Trần Đức Hạ Uyên (2003), Phụ đạo học sinh yếu lấy lại kiến thức căn bản, khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TPHCM.
17- Phạm Kiều Trang (2004), Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh THPT, khóa luận
tốt nghiệp cử nhân hóa học, ĐHSP TPHCM.
18- Nguyễn Thị Thanh Trúc (1998), Rèn luyện kỹ năng sử dụng bài tập cho sinh viên khoa Hóa,
khóa luận tốt nghiệp cử nhân hóa học, ĐHSP TPHCM.
19- Hồ Hải Quỳnh Trân (2002), Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học chương Oxi – lưu huỳnh cho
học sinh THPT, khóa luận tốt nghiệp cử nhân hóa học, ĐHSP TPHCM.
20- Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2005), Phương pháp giải một số bài tập về hợp chất gluxit, khóa luận
tốt nghiệp cử nhân hóa học, ĐHSP TPHCM.
21- Nguyễn Thị Trúc Phương (2004), Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập hóa hữu
cơ trong chương trình THPT, khóa luận tốt nghiệp cử nhân hóa học, ĐHSP TPHCM.
Như vậy, trong những năm qua có rất nhiều luận văn, khóa luận hay đề tài về xây dựng hệ thống
bài tập hóa học cho học sinh. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh yếu môn hóa
thì chưa nhiều.
1.2. Bài tập hóa học
1.2.1. Khái niệm bài tập, câu hỏi, bài toán
Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập” (tiếng Anh) là “Exercise”, tiếng Pháp –
“Exercice” dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ) [ 45, tr.
223].
Trong giáo dục, theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, thuật ngữ “bài tập” có
nghĩa là “bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”.
Theo Thái Duy Tuyên “bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và
những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải
đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập
được đặt ra” [ 45, tr. 223].
Về mặt lí luận dạy học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành chúng học
sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức, một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời,
viết kèm theo thực nghiệm. Ở nước ta, trong các SGK và sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được
dùng theo quan niệm này.
Câu hỏi - đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến hành một loạt hoạt
động tái hiện, bất luận là trả lời miệng, trả lời viết hay có kèm thực hành hoặc xác minh bằng thực
nghiệm. Thường trong các câu hỏi, GV yêu cầu HS phải nhớ lại nội dung các định luật, các quy tắc,
định nghĩa, các khái niệm, trình bày lại một mục trong SGK…[45, tr.223]
Bài toán - đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng HS phải tiến hành một hoạt động
sáng tạo. Bất luận hình thức hoàn thành bài toán - nói miệng, hay viết, hay thực hành (thí nghiệm) -
bất kì bài toán nào cũng đều có thể xếp vào một trong hai nhóm: định lượng (tính toán) hay định
tính [45, tr.224].
Người ta thường lựa chọn những bài toán và câu hỏi đưa vào một bài tập có tính toán đến
một mục đích dạy học nhất định, là nắm hay hoàn thiện một dạng tri thức hay kĩ năng. Chẳng hạn,
có thể ra bài tập nhằm mục đích hình thành kĩ năng lập công thức muối, viết phương trình phản ứng,
nêu các chất đồng phân, giải những bài toán hóa học thuộc một kiểu nào đó, nêu đặc điểm của một
nguyên tố theo vị trí của nó trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học…
Tùy theo tính chất của hoạt động cần tiến hành (tái hiện hay sáng tạo) mà bài tập có thể chỉ
gồm toàn những câu hỏi, hay toàn những bài toán hay hỗn hợp cả câu hỏi lẫn bài toán.
Tóm lại, bài tập được xem như là một phương tiện dạy học then chốt trong quá trình dạy học,
dùng bài tập trong quá trình hình thành kiến thức, khai thác kiến thức, phát triển tư duy, hình thành
kĩ năng, kĩ xảo cho người học và kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập… Như vậy, có thể xem bài
tập là một “vũ khí” sắc bén cho GV, HS trong quá trình dạy học và sử dụng bài tập, là một trong
những yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2.2. Bài tập hóa học
1.2.2.1. Tác dụng của bài tập hóa học [6], [8]
- Tác dụng trí dục:
+ Giúp cho học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hóa học, nắm được bản chất
của từng khái niệm đã học.
+ Có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hóa học cơ bản, hiểu được mối
quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản.
+ Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hóa học ở HS, giúp họ
sử dụng ngôn ngữ hóa học đúng, chuẩn xác.
+ BTHH còn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến thức mới.
+ BTHH mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối
lượng kiến thức của HS.
+ BTHH có khả năng phát triển tư duy sáng tạo của HS.
- Tác dụng đức dục: BT hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng vì khi giải bài tập
HS sẽ tự rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt của con người như: tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn
thận, chính xác, khoa học, tính trung thực, tính sáng tạo, lòng yêu thích bộ môn.
- Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp: Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở
trường với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hóa học thể hiện
trong nội dung BTHH các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt
phản ứng…
1.2.2.2. Phân loại bài tập hóa học
Hiện nay, có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau. Vì vậy, cần có cách nhìn tổng quát về
các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.
1) Dựa vào nội dung toán học của bài tập
- Bài tập định tính (không có tính toán).
- Bài tập định lượng (có tính toán).
2) Dựa vào nội dung của bài tập hóa học
- Bài tập định lượng.
- Bài tập lý thuyết.
- Bài tập thực nghiệm.
- Bài tập tổng hợp.
3) Dựa vào tính chất hoạt động học tập của học sinh
- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm).
- Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm).
4) Dựa vào chức năng của bài tập
- Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng).
- Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
5) Dựa vào kiểu hay dạng bài tập
- Bài tập xác định CTPT của hợp chất.
- Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp.
- Bài tập nhận biết các chất.
- Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Bài tập điều chế các chất.
- Bài tập bằng hình vẽ…
6) Dựa vào khối lượng kiến thức
- Bài tập đơn giản (cơ bản).
- Bài tập phức tạp (tổng hợp).
7) Dựa vào cách thức kiểm tra
- Bài tập trắc nghiệm.
- Bài tập tự luận.
8) Dựa vào phương pháp giải bài tập
- Bài tập tính theo công thức và phương trình.
- Bài tập biện luận.
- Bài tập dùng các giá trị trung bình.
- Bài tập dùng đồ thị…
9) Dựa vào mục đích sử dụng
- Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ.
- Bài tập dùng để củng cố kiến thức.
- Bài tập dùng để ôn luyện, tổng kết.
- Bài tập để._. bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bài tập để phụ đạo học sinh yếu…
10) Dựa theo các bước của quá trình dạy học
- Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học.
- Bài tập vận dụng khi giảng bài mới.
- Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
- Bài tập về nhà.
- Bài tập kiểm tra.
11) Dựa vào phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập
- Bài tập mẫu.
- Bài tập tương tự xuôi ngược.
- Bài tập có biến đổi.
- Bài tập tổng hợp.
Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm của hoạt động nhận thức có thể chia thành:
- Bài tập tái hiện: Bài tập yêu cầu HS nhớ lại, tái hiện kiến thức, kĩ năng đã học.
- Bài tập sáng tạo: Bài tập yêu cầu HS phải áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong tình huống mới, phải vận dụng phối hợp các kiến thức để giải quyết vấn đề. Ở
mức độ cao hơn, bài tập sáng tạo đòi hỏi HS giải quyết vấn đề theo một hướng mới, một kĩ thuật
mới, một phương pháp mới.
Trong thực tế dạy học, có hai cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo nội
dung và theo dạng bài.
1.2.2.3. Vị trí của bài tập hóa học trong quá trình dạy học
Trong thực tế dạy học hiện nay, nhiều giáo viên chưa nắm được vị trí của bài tập hóa học trong
quá trình dạy học. Họ thường sử dụng BT vào đầu giờ để kiểm tra bài cũ hoặc cuối giờ học, cuối
chương, cuối học kì để ôn tập và kiểm tra kiến thức. Quan niệm đó chưa thật đúng, làm giảm tác
dụng của BT khi dạy học.
GV có thể sử dụng BT ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào khi thấy nó có thể giúp mình thỏa mãn
nhiệm vụ dạy học và mục đích dạy học. Ngược lại, GV hoàn toàn có thể không sử dụng BT khi điều
đó không cần thiết cho công việc giảng dạy của mình.
BTHH không phải là nội dụng nhưng nó chứa đựng nội dung dạy học. BT phải phù hợp với
nội dung dạy học, với năng lực nhận thức của học sinh và phải phục vụ được ý đồ của GV. Khi ra
một bài tập phải xác định đúng vị trí của nó để BT trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống kiến
thức cần truyền thụ.
1.2.2.4. Xu hướng phát triển bài tập hóa học [38],[41]
Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường [38, tr.35], xu hướng xây dựng BT hóa học hiện nay là:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán
phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn nhiều phương trình, bất phương trình, phương trình bậc 2, cấp số
cộng, cấp số nhân…).
- Loại bỏ những bài tập có nội dung léo lắt, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn
hóa học.
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn
đề.
- Đa dạng hóa các loại hình bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ
thí nghiệm…
- Xây dựng những bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản,
nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng.
1.2.2.5. Yêu cầu của một bài tập hoá học
Xu hướng chung của bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cần tập trung vào
rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, tư duy hóa học và hành động cho học sinh. Bài tập cung
cấp kiến thức mới hoặc kiểm nghiệm các dự đoán khoa học.
- Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng của hóa học
vào thực tiễn cuộc sống, khai thác các nội dung: hóa học với vấn đề kinh tế, môi trường, hóa học
với các hiện tượng tự nhiên.
- Bài tập hóa học định lượng không phức tạp về thuật toán mà phải chú trọng về nội dung hóa
học và chứa đựng các phép tính được sử dụng nhiều trong tính toán hóa học.
- Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. Chuyển dần dần các bài tập tự luận sang trắc
nghiệm khách quan.
1.2.2.6. Điều kiện để học sinh giải bài tập hóa học tốt [6]
- Nắm chắc lý thuyết: như là các định luật cơ bản về hóa học, các quá trình hóa học, tính chất
hóa học của các chất, nắm vững đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của kí hiệu công thức và
phương trình hóa học.
- Nắm được các dạng bài tập cơ bản. Nhanh chóng xác định bài tập đang giải thuộc dạng bài
tập nào.
- Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập, và chọn phương pháp
giải tối ưu nhất.
- Nắm được các bước giải một dạng bài tập nói chung và với một bài tập nói riêng.
- Biết được một số thủ thuật và phép biến đổi như là cách giải phương trình và hệ phương
trình.
1.2.2.7. Những chú ý khi ra bài tập và những chú ý khi chữa bài tập cho HS
• Những chú ý khi ra bài tập cho HS
- Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình.
- Các kết quả phải phù hợp với thực tế.
- Phải vừa sức với trình độ HS.
- Phải chú ý đến yêu cầu cần đặt được (thi tốt nghiệp hay đại học…).
- Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó…
- Phải rõ ràng chính xác, không đánh đố HS.
- Xác định rõ mục đích của từng bài tập. Mục đích của tiết bài tập. Cần đặt câu hỏi: cần ôn
tập kiến thức gì? Kiến thức cơ bản nào cần cũng cố? Những lổ hổng kiến thức nào của học sinh cần
bổ sung? Cần hình thành cho học sinh những phương pháp giải nào ?
• Những chú ý khi chữa bài tập cho HS
- Cần chọn chữa các bài tập tiêu biểu điển hình, tránh trùng lặp về kiến thức cũng như về
dạng bài tập. Cần chú ý các bài:
+ Có phương pháp giải mới.
+ Dạng bài quan trọng phổ biến hay được ra thi.
+ Có trọng tâm kiến thức hóa học cần khắc sâu.
- Phải nghiên cứu chuẩn bị trước thật kỹ càng như là:
+ Tính trước kết quả.
+ Giải bằng nhiều cách khác nhau.
+ Dự kiến trước những sai lầm học sinh hay mắc phải và cả những thắc mắc của học sinh.
- Giúp học sinh nắm chắc các phương pháp giải các bài tập cơ bản:
+ Chữa bài mẫu thật kỹ.
+ Cho bài tương tự về nhà làm.
+ Khi chữa bài tập tương tự có thể: cho học sinh lên bảng, chỉ nói hướng giải, các bước tiến
hành và đáp số, chỉ nói những điểm mới cần lưu ý, ôn luyện thường xuyên.
- Biết sử dụng hình vẽ, sơ đồ một cách linh hoạt trong quá trình giải bài tập vì nó có tác dụng
sau:
+ Cụ thể hóa các vấn đề, các quá trình trừu tượng.
+ Trình bày bảng ngắn ngọn.
+ Học sinh dễ hiểu bài.
+ Giải được nhiều bài tập khó.
- Cần hình thành cho học sinh kỹ năng tóm tắt đề bởi nó sẽ giúp HS hình dung một cách khái
quát các dữ kiện tạo thuận lợi cho quá trình tư duy, tìm ra lời giải.
- Dùng phấn màu khi cần làm bật các chi tiết đáng chú ý.
- Cần phải biết tiết kiệm thời gian (photo đề bài, sử dụng phiếu học tập).
- Cách gọi HS lên bảng: bài đơn giản có thể gọi bất cứ HS nào, bài phức tạp nên gọi những
HS khá giỏi, nếu HS có hướng giải sai thì cần dừng lại ngay để khỏi mất thời gian.
- Chữa bài tập cho HS yếu cần chú ý: yêu cầu vừa phải những bài tập cơ bản, số liệu đơn
giản, những bài tương tự, không nên giải nhiều phương pháp vì sẽ làm cho HS rối. Từng bước nâng
cao trình độ cho HS.
- Chữa bài tập với lớp có nhiều trình độ khác nhau: cần phân chia bài tập ra thành các phần
nhỏ (các câu a, b, c…) từ thấp đến cao những câu dễ cho HS yếu làm…những câu tiếp theo cho HS
khá làm…
- Các bước giải bài tập trên lớp (algorit giải).
- Tóm tắt đầu bài một cách ngắn gọn trên bảng. Bài tập về các quá trình hóa học có thể dùng
sơ đồ, hình vẽ…
- Xử lý các số liệu thô thành dạng cơ bản.
- Gợi ý HS suy nghĩ tìm lời giải bằng cách:
+ Phân tích các dữ kiện của đề bài xem từ đó cho ta biết được những điều gì.
+ Liên hệ với các dạng cơ bản đã giải quyết.
+ Suy luận ngược từ yêu cầu của bài toán.
+ Trình bày lời giải.
+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
+ Đặt ẩn số cho các dữ kiện phải tìm, tìm mối liên hệ giữa các ẩn, lập phương trình đại số, giải
phương trình, biện luận tìm kết quả.
1.3. Kỹ năng giải bài tập
1.3.1. Khái niệm về kỹ năng
Có nhiều định nghĩa về kỹ năng
Theo từ điển Tiếng Việt thì kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào
thức tế [48,tr520].
Kỹ năng là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lý, có hiệu quả được hình thành qua quá trình
rèn luyện[6].
Còn tác giả Nguyễn Thị Thúy, trường Đại học sư phạm I Hà Nội, trong tiểu luận khoa học của
mình đã định nghĩa kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động
nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức thực hiện hành động đúng
trong thực tiễn.
1.3.2. Kỹ năng giải bài tập
Kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh theo chúng tôi là khả năng sử dụng có mục đích,
sáng tạo những kiến thức hóa học để giải các bài tập hóa học.
Một học sinh có kỹ năng giải bài tập hóa học tức là biết phân tích đầu bài, từ đó xác định
hướng giải đúng, trình bày lời giải một cách logic, chính xác trong một thời gian nhất định.Có thể
chia 2 mức kỹ năng giải bài tập hóa học:
- Kỹ năng giải bài tập hóa học cơ bản.
- Kỹ năng giải bài tập hóa học phức hợp.
Trong mỗi mức lại có ba trình độ khác nhau
- Biết làm: Nắm được quy trình giải một loại bài tập cơ bản nào đó tương tự như bài giải mẫu
nhưng chưa nhanh.
- Thành thạo: Biết cách giải nhanh, ngắn gọn, chính xác theo cách giải gần như bài mẫu
nhưng có biến đổi chút ít hoặc bằng cách giải khác nhau.
- Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo: Đưa ra những cách giải ngắn gọn, độc đáo do biết vận dụng
kiến thức, kỹ năng đã học (không chỉ đối với bài tập hóa học gần như bài mẫu mà cả bài tập hóa học
mới).
1.3.3. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học
1.3.3.1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng giải bài tập
Việc hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Học sinh vận dụng những lý thuyết để giải những bài tập hóa học cơ bản nhất.
Qua đây sẽ hình thành ở học sinh các thao tác giải cơ bản.
- Giai đoạn 2: Học sinh vận dụng kiến thức, thao tác để giải các bài tập cơ bản giúp hình
thành kỹ năng giải bài tập cơ bản.
- Giai đoạn 3: Hình thành kỹ năng giải bài tập phức hợp thông qua việc cho học sinh giải
những bài tập phức hợp đa dạng phức tạp hơn.
1.3.3.2. Con đường hình thành kỹ năng giải bài tập
Theo lý luận dạy học thì kỹ năng được hình thành là do luyện tập. Có nhiều cách luyện tập để
hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học.
a. Luyện tập theo mẫu: Cho học sinh giải bài tập hóa học tương tự như bài tập mẫu. Việc
luyện tập này có thể tập trung ngay ở một bài học nhưng cũng có thể rải rác ở một số bài hoặc bài
tập ở nhà.
b. Luyện tập không theo mẫu:
- Học sinh luyện tập trong tình huống có biến đổi.
- Những điều kiện và yêu cầu của bài tập hóa học có thể biến đổi từ đơn giản đến phức tạp
cùng với sự phát triển của kiến thức. Vì vậy, các bài tập hóa học cho học sinh luyện tập cũng cần
được xếp từ dễ đến khó giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng bậc cao.
Khi xây dựng hệ thống bài tập để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh thì
các giáo viên có thể sử dụng các cách sau:
Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập.
Đảo chiều của câu hỏi.
Thay đổi hình thức.
Soạn những bài tương tự.
Nhiều yêu cầu khác nhau cho một kiến thức.
Áp dụng yêu cầu cho mục đích khác nhau.
1.3.3.3. Phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập
Để hình thành kỹ năng giải bài tập thì cần thực hiện các vấn đề sau đây:
a. Xác định từng kỹ năng cụ thể trong hệ thống kỹ năng giải bài tập hóa học và mức độ của
nó ở mỗi lớp học, cấp học tương ứng.
b. Xác định hệ thống bài tập hóa học tương ứng chủ yếu để học sinh luyện tập kỹ năng giải
bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp.
c. Xây dựng sơ đồ định hướng khái quát, sơ đồ định hướng hành động và các algorit thao tác
giải mỗi loại bài tập cơ bản điển hình và bài tập hóa học cơ sở để hướng dẫn học sinh giải bài tập.
d. Hướng dẫn học sinh hoạt động tìm kiếm lời giải bài tập mẫu và bài tập tương tự nhằm giúp
học sinh nắm được sơ đồ định hướng giải bài tập hóa học nói chung và mỗi loại bài tập hóa học cụ
thể nói riêng.
e. Sử dụng bài tập hóa học trong mỗi bài, mỗi chương để hình thành và rèn luyện kỹ năng
giải bài tập hóa học cho học sinh, giúp học sinh được luyện tập theo mẫu, luyện tập không theo
mẫu, luyện tập thường xuyên và luyện tập theo nhiều hình thức giải bài tập hóa học khác nhau.
1.4. Tổng quan về học sinh yếu
1.4.1. Khái niệm học sinh yếu
- Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết
tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là:
kém).
- Học sinh yếu là học sinh có điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn
học nào điểm trung bình dưới 2,0.
- Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “học sinh yếu” là để chỉ những
học sinh có điểm trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 5.
1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến học yếu
1.4.2.1. Yếu kém do phương pháp tiếp thu ban đầu
Phương pháp tiếp thu ban đầu sử dụng khi nghe giảng trên lớp để HS làm quen với đối tượng
nghiên cứu, có sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
Trong giờ học HS phổ thông thiếu sự kết hợp với GV, các em chỉ lắng nghe một cách thụ
động. Thực trạng này có thể do những nguyên nhân chính:
• Từ phía HS
Khi học không đào sâu, không có sự so sánh các kiến thức đã có với kiến thức mới nên
không thấy được những mâu thuẫn, những nghịch lý mà nhiệm vụ người HS phải giải quyết để lĩnh
hội được các kiến thức trong quá trình học của mình.
Đặc biệt đối với các em học sinh yếu thì khả năng kết hợp với các GV rất khó khăn. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của các em càng sa sút.
• Từ phía giáo viên
Phương pháp dạy còn mang tính chất giáo điều, chưa đặt vấn đề để HS suy nghĩ, phần lớn
GV cung cấp các kiến thức cho HS và HS thì ghi nhớ. Vì vậy, với lượng thông tin lớn và tốc độ
nhanh thì HS không thể nhớ tất cả và không còn thời gian để suy nghĩ các kiến thức mình tiếp nhận
được.
Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết
giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai
thác hết tác dụng của ĐDDH.
Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình
thức chưa phù hợp.
Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực.
Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây
là chất lượng chung của lớp.
• 6TPhụ huynh
Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp, thái độ học tập của học sinh, chất lượng học tập cho
thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao. Qua đó cho
thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn
phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
1.4.2.2.Yếu kém do phương pháp tự học
Học sinh không có thời gian cho việc tự học.
Học sinh tự lực không có sự chỉ đạo của GV, học sinh xử lí thông tin thu
được trên lớp biến nó thành kiến thức riêng cho mình. Muốn tự học tốt học sinh phải tích cực tự
giác trong việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp và tự học ở nhà.
HS không chuẩn bị bài và học lại bài cũ.
Đọc bài trước khi đến lớp là tiền đề tốt cho khả năng tiếp thu ban đầu, hơn
nữa còn thể hiện được ý thức tự học rất cao của HS. Nhưng hiện nay, học sinh chưa ý thức được
nhiệm vụ của mình, số HS đọc bài trước khi đến lớp rất ít, đặc biệt các em yếu kém lại càng cho
rằng chỉ học để đối phó với giáo viên, với các kỳ kiểm tra nên không cần phải chuẩn bị bài.
Các em không có hướng phấn đấu hoàn thiện mình, không xác định được mình có những
kiến thức gì? Mình phải cần có kiến thức gì và làm bằng cách nào? Từ việc không có kiến thức, các
HS thiếu tự tin và không còn hứng thú với môn học nữa.
1.4.2.3.Yếu kém do phương pháp vận dụng
Dùng kiến thức đã lĩnh hội được (do tiếp thu và tự học) để giải bài tập nhằm
nâng cao mức độ lĩnh hội, tư duy, trí nhớ... Ngoài ra còn áp dụng để giải thích các hiện tượng thực
tế đó là hình thức cao nhất của phương pháp vận dụng.
Vận dụng để giải bài tập
Việc học sinh yếu tự giải bài tập là hiếm có, giải bài tập theo yêu cầu của thầy cô cũng đạt tỷ
lệ rất thấp. Không củng cố, không khắc sâu kiến thức nên khả năng vận dụng của HS chưa cao dẫn
đến kỹ năng giải bài tập cũng yếu kém, khả năng ghi nhớ cũng yếu gây khó khăn cho việc tiếp thu
kiến thức mới.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Biết vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng hóa học, các hiện tượng tự nhiên đó
là thành công lớn nhất của sự vận dụng. HS có được khả năng này sẽ nắm vững kiến thức mình
được học đồng thời vốn kiến thức trở nên sinh động, hữu ích hơn và các em cảm thấy hứng thú yêu
thích môn hóa hơn.
Hiện nay chỉ có các em giỏi mới quan tâm muốn được giải thích và tìm cách giải thích, còn đối với
các em HS yếu thì không có hứng thú vì vậy không tích cực vận dụng, đồng thời cũng không biết
vận dụng, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
Qua thực trạng của HS ta thấy rõ ràng tiếp thu các quá trình tiếp thu ban đầu, tự học và vận
dụng liên kết với nhau một cách mật thiết nên có phương pháp tiếp thu tốt là tiền đề cho tự học và
cao nhất là vận dụng.Vì vậy, điều chỉnh quá trình học của HS để có phương pháp học tập tốt, phù
hợp thì phải nhìn nhận được tất cả các nguyên nhân và mối liên hệ giữa các nguyên nhân đó.
1.4.2.4.Các nguyên nhân khác
Mất căn bản
Do chưa phân biệt được cái bản chất và cái hiện tượng chỉ tập trung học riêng biệt cho từng
chất, từng bài mà chưa học lý thuyết chủ đạo, chưa biết mối liên hệ giữa các bài, các chất với nhau.
Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: đây là một điều không thể phủ nhận, với chương trình
học tập hiện nay, để có thể học tập tốt và đạt được kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn
kiến thức nhất định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh đã không có được những vốn kiến thức
cơ bản ngay từ lớp nhỏ, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có liên quan đến
những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất
khó khăn đối với các em. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh
giá đúng trình độ của học sinh.
Chưa có ý thức tự giác học tập
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không làm bài tập khi đã học xong, thậm chí không
làm bài mà GV dặn.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ
bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
Chưa có khả năng tư duy, suy luận khi tiếp thu và vận dụng kiến thức
Trong giờ học, HS chưa kết hợp cùng GV để tìm ra chân lý, kiến thức mà còn chờ GV giảng
bài để ghi chép nên không làm quen với các tư duy so sánh, quy nạp, khái quát hóa..., không có khả
năng kết dính các kiến thức nên học vẹt, học từng chất, chưa có cái nhìn tổng quát để phân loại,
phân định chương trình và hậu quả là không đủ và không thể vận dụng giải bài tập hay giải thích các
hiện tượng hóa học và hiện tượng tự nhiên.
Thiếu tự tin
Từ nguyên nhân bị hổng kiến thức dẫn tới HS không dám trình bày quan điểm của mình,
ngại hỏi GV và ngay cả bạn bè nên kiến thức không được hoàn thiện và cũng không được củng cố,
không dám khẳng định mình khi làm bài.
Không có kế hoạch học tập
Việc học theo kế hoạch là cần thiết cho quá trình học tập vì rèn luyện được tính chuyên cần
đồng thời bổ khuyết được các kiến thức bị hổng từ lớp dưới.
Không nắm được các kỹ năng tính toán cơ bản và các thao tác tư duy
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết .
- Các thao tác tư duy như: phân tích và tổng hợp, so sánh và khái quát hóa là các phương tiện
đắc lực để đảm bảo cho HS khắc sâu kiến thức và hiểu rõ các kiến thức của môn học. Chúng có ý
nghĩa nhất trong quá trình dạy các em yếu, là phương pháp nâng cao tính tích cực của HS trong
nhận thức cũng như các dạng công tác học tập khác.
Không được kiểm tra thường xuyên
Do số lượng HS ở một lớp tương đối đông, thời lượng cho 1 tiết học chỉ là 45 phút mà khối
lượng kiến thức thì nhiều nên GV khó có thể tiến hành kiểm tra các HS thường xuyên.
1.4.3. Những biện pháp khắc phục với học sinh yếu
Những nguyên nhân yếu kém của HS hiện nay, việc giảng dạy muốn có kết quả đòi hỏi phải
làm cho mỗi HS lĩnh hội một cách tự giác, vững chắc hệ thống tri thức, kĩ năng, kỹ xảo do chương
trình đã vạch ra cho từng năm học.Trên cơ sở kiến thức lĩnh hội được, cái mới này trở thành cơ sở
cho các giai đoạn học tiếp sau.
1.4.3.1. Phương pháp giảng bài mới
Khi giảng bài mới GV nên giảng các vấn đề cốt lõi, dạy lặp đi lặp lại các vấn đề cốt lõi, các
kiến thức trọng tâm của bài.
Tình trạng học sinh yếu kém hiện nay có thể xem là một dạng “suy kiến thức” trầm trọng.
Các em không còn khả năng tiếp thu và “tiêu hóa” những kiến thức mới. Nguy hiểm hơn cả hiện
nay đã có biến chứng tâm lý khiến các em chán học và buông xuôi tất cả. Cái mà HS yếu đang cần
là tiếp thu một lượng kiến thức vừa phải để có thể “tiêu hóa” được chúng, chứ không phải là bổ
sung thêm.
Đan xen trong quá trình giảng bài mới nếu có các kiến thức liên quan đến các kiến thức các
em đã học thì GV nhắc lại giúp cho các em củng cố lại các kiến thức đã học có hệ thống.
1.4.3.2. Phương pháp củng cố kiến thức
Kiến thức cơ bản là nền tảng để các em tiếp thu kiến thức mới, HS thường mắc sai lầm là
thường coi nhẹ các khái niệm, định nghĩa ban đầu.Trong chương trình giảng dạy của từng năm, học
kỳ thì GV không thể dừng lại để ôn cho HS. Do đó đòi hỏi người GV phải nắm vững chương trình
HS đã được học, kiến thức cần ôn, cần khắc sâu. Ở mỗi bài, GV đặt câu hỏi phát vấn HS để các em
có dịp ôn lại kiến thức cũ, qua trao đổi hai chiều GV sẽ hoàn thiện, uốn nắn những sai sót mà HS
vấp phải.
Đặt xen kẽ câu hỏi ôn kiến thức cũ để phát vấn học sinh.
GV buộc HS phải học bài.
Khi giải bài tập giúp các em phân tích từng bài theo từng loại, từng chương và đặt vấn đề cho
các em suy nghĩ. GV tổng kết đưa ra phương pháp chung cho từng loại và gợi ý các em kết hợp
phương pháp cho một bài tổng hợp ở cuối chương.
GV nên tách những vấn đề học tập lớn thành nhiều vấn đề nhỏ liên tục nhau để học sinh dễ
tiếp thu hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy.
1.4.3.3. Phương pháp kiểm tra
Nên tăng cường mật độ kiểm tra. Đối các HS yếu kỹ năng giải bài tập rất yếu nên kiến thức
nào trong quá trình kiểm tra thấy HS bị lãng quên hoặc nắm không chắc thì GV kịp thời bổ sung
ngay.
GV cần kiểm tra HS thường xuyên và sửa hết các sai sót cho các em, những sai sót này GV
nhắc nhở HS không được tái phạm nhiều lần.
Thường xuyên kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Thông qua kiểm tra giáo viên có thể đánh giá việc tiếp thu và nắm kiến thức; phát hiện
những lệch lạc, phát hiện những lỗ hổng kiến thức và từ đó có sự điều chỉnh kịp thời.
1.4.3.4 . Phương pháp tự học
Hướng dẫn các em ghi sổ tay hóa học ghi nhận những vấn đề cốt lõi, những vấn đề đặc biệt,
những vấn đề chưa rõ để hỏi lại GV.
Mỗi HS tự lập dàn ý các bài đã học thành cột dọc để so sánh các bài với nhau, các kiến thức
với nhau.
Ở cuối mỗi chương, mỗi phần yêu cầu HS phải lập bảng so sánh, tổng hợp các vấn đề đã tiếp
thu, sao thành 2 bảng nộp cho GV 1 bảng và giữ lại 1 bảng để GV chỉnh sửa, điều chỉnh cho HS lấy
làm tư liệu học tập.
1.4.4. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu
1.4.4.1. Phân loại học sinh yếu
Học sinh yếu có kiến thức chưa vững chắc, mất căn bản. Vì vậy, việc giải BTHH là cách tốt
nhất để HS yếu có thể lấy lại căn bản về hóa học.
Giáo viên phải lưu ý là giải những bài tập nào cảm thấy vừa sức đối với HS yếu để các em có
thể tiếp thu được kiến thức mà GV truyền đạt còn nếu không thì các em không thể hiểu được giáo
viên đang nói gì và như vậy không những giúp HS lấy lại căn bản mà còn làm cho HS chán học
môn Hóa hơn.
Vì vậy người GV cần phải tìm hiểu xem khả năng tiếp thu kiến thức của các HS yếu ở mức
độ nào và thuộc loại HS yếu loại nào để có cách rèn luyện kỹ năng giải bài tập thích hợp.
Có thể chia học sinh yếu ra làm các loại như sau:
(1)-Loại có trí nhớ kém, tư duy kém phát triển.
(2)-Loại đã học thuộc lý thuyết nhưng không biết cách giải bải tập.
(3)-Loại tiếp thu nhanh nhưng không thường xuyên củng cố.
1.4.4.2. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho từng loại học sinh yếu
- Nếu những HS yếu thuộc loại (1) thì giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nhớ lâu, nhớ kỹ
hơn, kích thích tư duy của học sinh bằng cách giải các bài tập tương tự nhau, mỗi nhóm bài tập
tương tự nhau gồm mỗi nội dung khác nhau. Đối với mỗi nhóm bài tập giáo viên nên giải 1 hoặc 2
bài tập mẫu còn các bài khác giáo viên nên tóm tắt đề, hướng dẫn học sinh vạch ra định hướng giải,
sau đó học sinh bắt chước cách giải của giáo viên để tự giải các bài tập này.
- Nếu những HS yếu thuộc loại (2) thì giáo viên cần giải những bài tập có nội dung nêu bật
lên trọng tâm tức là nêu bật lên tính chất hóa học đặc trưng nhất của một chất nào đó hoặc những
bài tập có điểm gút. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách mở những điểm gút đó rồi học
sinh sẽ làm tiếp những phần tiếp theo của bài tập.
- Nếu những HS yếu thuộc loại (3) thì giáo viên khuyến khích học sinh thường xuyên làm
các bài tập bằng cách giáo viên ra những bài tập khó, dễ xen kẽ nhau tạo cho học sinh ý thức không
ỷ lại.Việc ra những bài tập như vậy ngoài việc hoàn thiện và củng cố kiến thức còn tạo điều kiện
cho học sinh phát huy tính tích cực và phát triển tư duy.
1.4.4.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập và nâng cao kết quả học tập hóa
học cho học sinh yếu
• Dạy cốt lõi, dạy lặp đi lặp lại các vấn đề cốt lõi
Theo kinh nghiệm của cô Nguyễn Thị Minh Vân một giáo viên có nhiều kinh nghiệm của
trường THPT dân lập Phạm Ngụ Lão ở TPHCM cũng như kinh nghiệm nhiều thầy cô dạy hóa
“Nếu em nào đã có được nền tảng bộ môn ngay từ khi tiếp cận bộ môn ở lớp dưới (Ví dụ: nắm vững
hóa trị, loại hợp chất, một số công thức tính toán, thiết lập công thức, phương trình hóa học…) chịu
khó rèn luyện kĩ năng thì các em sẽ học giỏi bộ môn. Ngược lại nếu học sinh nào bị hổng kiến thức
mà không được sửa chữa thì học rất kém, thậm chí có tâm lí sợ học, chán học và bỏ hẳn không học
môn hóa”.
• Vừa dạy vừa dỗ
Khi thấy có một chút tiến bộ GV nên động viên các em bằng điểm số để dần dần lôi kéo cho
học sinh thấy được thật sự Hóa học không quá khó.
• Nhắc lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm có liên quan
Những kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất thường giúp học sinh suy ra được những kiến thức
khác và chính những kiến thức cơ bản, khác lại giúp đào sâu thêm kiến thức cơ bản nhất.
• Kiểm tra bài tập thường xuyên
Kiểm tra bài tập thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để giúp người giáo viên có thể phát
hiện được các lỗ hổng kiến thức của học sinh. Thông qua kiểm tra người giáo viên thu được những
tín hiệu ngược từ phía học sinh, giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời những thiếu sót trong việc tiếp
thu kiến thức của từng học sinh và của cả lớp.
• Sửa kỹ bài tập trên lớp
Giáo viên nên sửa kỹ bài tập mẫu, cho học sinh làm các bài tương tự, thay đổi bài tập theo
bài tập mẫu, bài tập xuôi ngược…
• Thường xuyên củng cố, kiểm tra xen kẽ với giảng bài mới trong tiến trình bài lên lớp hóa
học
Khi kiểm tra cần phối hợp điểm mạnh của cả hai phương pháp trắc nghiệm và tự luận. Đồng
thời phân hóa câu hỏi kiểm tra thành ba cấp độ: câu hỏi tái hiện, câu hỏi giải thích – minh họa, câu
hỏi suy luận.
• Dạy học kết hợp với thực hành, thí nghiệm trực quan
Hóa học là bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm. Kiến thức hóa học, đặc biệt là chất cụ
thể rất gần gũi với đời sống các em. Việc nắm chắc các kiến thức căn bản không những giúp các em
hoàn thành tốt việc học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tiễn. Các em thấy được
tầm quan trọng môn học và yêu thích, say mê nghiên cứu. Chính vì vậy, để giúp học sinh học tốt,
yêu thích bộ môn, người giáo viên hóa học ngoài việc phải có phương pháp dạy tốt còn cần có sự
chăm chút, sự kiên trì kiểm tra, theo dõi thường xuyên việc nắm chắc nội dung bài học. Quan trọng
hơn cả là phải phát hiện được những kiến thức mà học sinh hiểu chưa chính xác, những kiến thức bị
hổng ngay từ đầu để sửa chữa kịp thời, giúp em có động lực học tập, thúc đẩy được quá trình chiếm
lĩnh tri thức với chất lượng cao hơn.
• Cho HS làm các bài tập tương tự
Việc cho HS làm các bài tập tương tự sẽ giúp HS nắm chắc kiến thức và phương pháp giải
các bài tập hơn.
• Phương pháp dạy học phải phù hợp với trình độ của từng loại HS
Chú ý phương pháp dạy học phải được sử dụng cho HS ở nhiều cấp độ trong đó có cả HS
yếu.
- HS càng khá thì càng cần nhiều sự giúp đỡ của giáo viên về phương pháp suy nghĩ để tự
tìm ra kiến thức và vận dụng sáng tạo trong nhiều tình huống mới.
- Nhưng đối với HS càng yếu thì càng cần nhiều sự giúp đỡ của giáo viên về phương pháp
tiếp nhận kiến thức và tập vận dụng theo kiểu làm mẫu bắt chước.
1.5. Thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học
sinh yếu hóa ở một số trường trung học phổ thông hiện nay
1.5.1. Mục đích và phương pháp điều tra
Để có căn cứ đánh giá thực trạng sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS yếu
hóa đồng thời cũng nhằm khẳng định tính quan trọng, cấp thiết và tính thực tế của đề tài, chúng tôi
đã:
• Phát phiếu điều tra đến 38 giáo viên hiện đang giảng dạy ở 5 trường THPT và dân lập tại
thành phố Hồ Chí Minh có điểm tuyển sinh đầu vào thấp như trường THPT Lý Tự Trọng, THPT
Diên Hồng, THPT Hàn Thuyên, trường THPT DL Trí Đức, THPT DL Phạm Ngũ Lão.
• Phát phiếu điều tra cho 127 học sinh ở 3 trường trung học phổ thông (THPT Lý Tự Trọng,
THPTDL Trí Đức, THPTDL Phạm Ngũ Lão tại thành phố Hồ C._.g Thọ, Hóa Hữu Cơ, Phần 2: Các chức Hóa Học, Nhà Xuất bản
Giáo dục.
30. Nguyễn Trọng Thọ, Phạm Minh Nguyệt, Lê Văn Hồng, Vũ Minh Đức,Phan Sĩ
Thuận, Giải Toán Hóa Học 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
31. Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông
trung học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
32. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa
học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2006 – 2007), ĐHSPTPHCM.
33. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, trường
Đại học Khoa học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh.
34. Lê Xuân Trọng(Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Hữu Đỉnh, Từ Vọng
Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng, Sách giáo khoa Hóa Học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.
35. Lê Xuân Trọng( Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân
Trường, Bài tập Hóa Học 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
36. Lê Xuân Trọng( Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân
Trường, Bài tập Hóa Học 12 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.
37. Nguyễn Xuân Trường (2005), Bài tập hóa học hữu cơ ở trường THPT, tập 3,
NXB ĐHQG Hà Nội.
38. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
39. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy
học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
40. Nguyễn Xuân Trường, Ôn Luyện kiến thức và luyện giải nhanh Bài tập Hóa Học Hữu Cơ ở
trường Trung Học Phổ Thông, Tập 3, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
41. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh
(2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kỳ III 2004 – 2007, Nhà xuất bản
ĐHSP Hà Nội.
42. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình
Rãng, Nguyễn Phú Tuấn, Sách giáo khoa Hóa Học 12, NXB Giáo dục.
43. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan,
Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tường, Sách giáo viên Hóa Học 12, NXB Giáo dục
44. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Nguyễn Huyền Chương, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn
Thị Tuyết Trân, Trần Thị Thu Nga, Giới thiệu giáo án Hóa Học 12, Nhà xuất bản
Hà Nội.
45. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB
Giáo dục.
46. Phan Thị Mộng Tuyền (2009), Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp hướng
dẫn học sinh giải bài tập phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TPHCM.
47. Trần Thị Tửu (2009), 800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học, NXB Giáo dục.
48. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Đề bài kiểm tra thứ 1 ........................................................................... 2
Phụ lục 2 : Đề bài kiểm tra thứ 2 ........................................................................... 5
Phụ lục 3 : Đề bài kiểm tra thứ 3 .......................................................................... 6
Phụ lục 4 : Đáp án các bài kiểm tra ....................................................................... 9
Phụ lục 5 : Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ...................................................... 10
Phụ lục 6 : Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ........................................................ 12
Phụ lục 7 : Phiếu nhận xét của GV về HTBT ........................................................ 14
Phụ lục 8 : Phiếu nhận xét của HS về HTBT ........................................................ 15
Phụ lục 9 : Đáp án trắc nghiệm các chương hóa hữu cơ 12 ................................... 16
Ñeà 291
PHỤ LỤC 1:
ĐỀ BÀI KIỂM TRA THỨ 1
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : HÓA 12 – Thời gian : 45’
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải của glucozơ?
A. Có mạch cacbon phân nhánh.
B. Có phản ứng tráng gương do có nhóm –CHO
C. Có khả năng tạo este có chứa 5 gốc axit.
D. Có 5 nhóm –OH ở 5 nguyên tử cacbon kế cận.
Câu 2. Chất béo Tristearat có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. (CR17RHR35RCOO)R3RCR3RHR5R. B. (CR17RHR35RCOO)R3RCR2RHR5R.
C. (CR15RHR31RCOO)R3RCR3RHR5R. D. (CR17RHR33RCOO)R3RCR3RHR5R.
Câu 3. Đun nóng 12g axit axetic với ancol etylic dư (HR2RSOR4R đặc làm xúc tác). Khối lượng este thu được là
bao nhiêu nếu hiệu suất của phản ứng este hóa là 75%?
A. 12,3g. B. 11,1g. C. 14,2g. D. 13,2g.
Câu 4. Thủy phân 648 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%. Khối lượng Glucozơ thu được là
A. 720 g. B. 540 g. C. 300 g. D. 960 g.
Câu 5. Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm NaOH thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của
X là
A. CR2RHR5RCOOCHR3R. B. CHR3RCOOCR2RHR5R.
C. CHR3RCOOCR2RHR3R. D. CHR3RCOOCHR3R.
Câu 6. Để chuyển hóa một số dầu thực vật thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta sử dụng phản ứng nào?
A. Thủy phân có mặt HP+PR R. B. Este hóa.
C. Xà phòng hóa. D. Cộng HR2R.
Câu 7. Chất nào thuộc loại đisaccarit ?
A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 8. Chọn phát biểu đúng nhất
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ .
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
Câu 9. Thực hiện phản ứng tráng gương cho m (g) Glucozơ thì thấy có 54 gam Ag phủ lên gương. Giá trị m
là
A. 45 g. B. 90 g. C. 44 g. D. 180 g.
Câu 10. Chất X có CTCT : CR2RHR5RCOOCHR3R. Tên gọi của X là
A. Metyl etylat. B. Etyl axetat.
C. Metyl propionat. D. Propyl fomat.
Câu 11. Đun nóng este vinyl axetat với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. CHR2R=CH-COONa ; CHR3ROH. B. CR2RHR5RCOONa ; CHR3ROH.
C. CHR3RCOONa ; CHR2R=CH-OH. D. CHR3RCOONa ; CHR3RCHO.
Câu 12. Chất X có công thức phân tử CR3RHR6ROR2R, X tham gia phản ứng tráng gương và tác dụng được với dung
dịch NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CHR3RCOOCHR3R. B. HO-CR2RHR4R-CHO. C. HCOOCR2RHR5R. D. CR2RHR5RCOOH.
Câu 13. Có các dung dịch: Glucozơ, Glixerol, Axit fomic và ancol etylic. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận
biết chúng là:
A. Quỳ tím. B. Kim loại Na.
C. Cu(OH)R2R/OHP- P. D. dd AgNOR3R/NHR3R.
Câu 14. Đồng phân của glucozơ là
A. Mantozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 15. Cho các chất sau: ancol etylic (1), axit axetic (2), metyl fomat (3), ancol propylic (4). Dãy sắp xếp
các chất trên theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
A. (1), (4), (3), (2). B. (3), (1), (4), (2).
C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (2), (1), (4).
Câu 16. Vinyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa
A. axit axetic với etilen. B. axit axetic với ancol vinylic.
C. axit axetic với vinyl clorua. D. axit axetic với axetilen.
Câu 17. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và “…” :
A. xà phòng. B. ancol đơn chức. C. glixerol. D. phenol.
Câu 18. Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)R2R. B. dd BrR2R. C. Dd AgNOR3R/NHR3R. D. Na.
Câu 19. Trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được với dung dịch
NaOH là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20. Thực hiện phản ứng lên men cho m gam Glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất phản ứng 80%.
Hấp thụ toàn bộ khí CO R2R sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 g. B. 45 g. C. 22,5 g. D. 11,25 g.
Câu 21. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ D. Saccarozơ.
Câu 22. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột AError! Bookmark not defined.A → X → Y →
axit axetic. X và Y lần lượt là
A. glucozơ, ancol etylic. B. ancol etylic, anđehit axetic
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 23. Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở CR4RHR8ROR2R có tổng số đồng phân este là :
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 24. Đốt cháy 6g một este no, đơn chức, mạch hở X thu được 2,24 lít COR2R (đkc). Este X có công thức:
A. HCOOCHR3R. B. CHR3RCOOCHR3R.
C. HCOOCR2RHR5R. D. CHR3RCOOCR2RHR5R.
Câu 25. Số đồng phân đơn chức của CR4RHR8ROR2R là:
A. 4. B. 6. C. 2. D. 5.
Câu 26. Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau?
A. Phân hủy mỡ. B.Thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm.
C. Đề hidro hóa mỡ tự nhiên. D.Phản ứng của axit với kim loại.
Câu 27. Cho 6 gam một este no, đơn chức mạch hở phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch NaOH 1M. Tên
gọi của este đó là
A. etyl axetat. B. propyl fomat.
C. metyl axetat. D. metyl fomat..
Câu 28. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 16200.000 đvC. Giá trị n trong công thức (CR6RHR10ROR5R)RnR là
A. 100000. B. 70000. C. 80000. D. 10000.
Câu 29. Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là
A. AgNOR3R/NHR3R. B. Cu(OH)R2R. C. IR2R. D. BrR2R.
Câu 30. Thủy phân hoàn toàn 7,4g etyl fomat trong môi trường kiềm dư (NaOH). Khối lượng muối Natri
thu được là
A. 6,8g. B. 4,6g. C. 3,2g. D. 8,2g.
Cho: C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23, Ag = 108
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Ñeà 123
PHỤ LỤC 2:
ĐỀ BÀI KIỂM TRA THỨ 2
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT AMIN-AMINOAXIT
Câu 1.Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử CR4RHR11RN là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 2.Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử CR3RHR7ROR2RN?
A. 3 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 1 chất.
Câu 3.Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CHR3RNHR2R, NHR3R, CR6RHR5RNHR2R. B. CHR3RNHR2R, CR6RHR5RNHR2R, NHR3R.
C. CR6RHR5RNHR2R, NHR3R, CHR3RNHR2R. D. NHR3R, CHR3RNHR2R, CR6RHR5RNHR2R.
Câu 4. Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3 chất. B. 5 chất. C. 6 chất. D. 8 chất.
Câu 5.Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam
aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là
A. 150. B. 75. C. 105. D. 89.
Câu 6. Khối lượng anilin cần tác dụng với dd nước brom để thu được 6,6 gam kết tủa trắng là
A. 1,83 gam. B. 1,86 gam. C. 1,80 gam. D. 1,65 gam.
Câu 7.Cho 500 gam benzen phản ứng với HNOR3R (đặc) có mặt HR2RSOR4R đặc, sản phẩm thu được đem khử thành
anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu là
A. 456 gam. B. 564 gam. C. 465 gam. D. 546 gam.
Câu 8.Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (HR2RN-CHR2R-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng
khối lượng muối thu được là
A. 9,9 gam. B. 9,8 gam. C. 7,9 gam. D. 9,7 gam.
Câu 9.0,01 mol aminoaxit (A) tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng được 1,835 gam muối khan. Khối lượng phân tử của A là
A. 89. B. 103. C. 117. D. 147.
Câu 10.Este A được điều chế từ ancol metylic và amino axit no B (chứa một nhóm amino và một nhóm
cacboxyl). Tỉ khối hơi của A so với oxi là 2,78125. Amino axit B là
A. axit amino fomic. B. axit aminoaxetic.
C. axit glutamic. D. axit β-amino propionic.
----------- HẾT ----------
Ñeà 291
PHỤ LỤC 3:
ĐỀ BÀI KIỂM TRA THỨ 3
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : HÓA 12 – Thời gian : 45’
Câu 1.Phản ứng kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polyme) đồng thời loại ra các phân
tử nhỏ (thường là nước, amoniac …) được gọi là
A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng polyme hóa.
C. Phản ứng trùng ngưng. D. Phản ứng tổng hợp.
Câu 2.Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: “Polime là những hợp chất có phân
tử khối …(1)…, do nhiều đơn vị nhỏ gọi là … (2)… liên kết với nhau tạo nên.
A.(1) trung bình và (2) mắt xích B.(1) trung bình và (2) monome
C.(1) rất lớn và (2) mắt xích D. (1) rất lớn và (2) monome
Câu 3.Đặc điểm của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. Có nhóm (-COOH) hoặc (-NHR2R).
B. Có 2 nhóm chức trở lên có khả năng phản ứng
C. Phân tử có liên kết đôi.
D. Có nhóm chức trong phân tử.
Câu 4.Trong các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang loại tơ nào thuộc
tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ tằm và tơ enang. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 5.Tơ visco(I), tơ tằm (II) và tơ enang (III) chúng thuộc loại
A. (I), (III) là tơ tổng hợp, (II) là tơ thiên nhiên.
B. (I), (II) là tơ thiên nhiên, (III) là tơ tổng hợp.
C. (I) là tơ nhân tạo, (II) là tơ thiên nhiên, (III) là tơ tổng hợp.
D. (I), (II) là tơ thiên nhiên, (III) là tơ nhân tạo.
Câu 6.Tơ Nilon-6,6 là chất nào sau đây ?
A. [-HN-(CHR2R)R6R-NH-CO-(CHR2R)R4R-CO-]n. B. [-HN-(CHR2R)R5R-CO-]n.
C. [-HN-(CHR2R)R6R-NH-CO-(CHR2R)R6R-CO-]n. D. [-HN-(CHR2R)R4R-NH-CO-(CHR2R)R6R-CO-]n.R
Câu 7.Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. CHR2R = CH – CHR3R và CHR3RCOO- CH=R RCHR2R.R
B. CHR2R = CH – CH = CHR2R và CR6RHR5R – CH=CHR2R.
C. HR2RN–CHR2 R–CHR2R–NHR2R và HOOC – CHR2R – COOH.
D. CHR2R = CH – CH = CHR2R và CHR2R = CH – CN.
Câu 8.Cho các polime sau: [-CHR2R-CH(CHR3R)-]RnR ; [-CHR2R-CH=CH-CHR2R-]RnR ;
[-HN-(CHR2R)R6R-CO-]RnR. Công thức các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên là
A. CHR3R-CHR2R-CHR3R; CHR3R-CH=C=CHR2R; HR2RN-(CHR2R)R6R-COOH.
B. CHR2R=CH-CHR3R; CHR2R=CH-CH=CHR2R; HR2RN-(CHR2R)R6R-COOH.
C. CHR2R=C=CHR2R; CHR2R=CH-CH=CHR2R; HR2RN-(CHR2R)R6R-COOH.
D. CHR3R-CHR2R-CHR3R; CHR2R=CH-CH=CHR2R; HR2RN-(CHR2R)R6R-COOH.
Câu 9.Sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tơ nilon-6 trong dung dịch HCl dư ?
A. HR2RN(CHR2R)R5RCOOH. B. ClHR3RN(CHR2R)R5RCOOH.
C. HR2RN(CHR2R)R6RCOOH. D. ClHR3RN(CHR2R)R6RCOOH.
Câu 10.Chọn câu sai
A. Khi đốt cháy polietilen, người ta thu được COR2R và hơi H R2RO với tỉ lệ số mol là 1 : 1.
B. CR2RHR7RN có 1 đồng phân amin.
C. Lòng trắng trứng phản ứng với HNOR3R đặc cho kết tủa vàng.
D. CR3RHR7ROR2RN có 2 đồng phân aminoaxit ( với nhóm amin bậc nhất ).
Câu 11.Cho sơ đồ:
X + Y Z + HR2RO
n Z Thuỷ tinh hữu cơ
X, Y là chất nào sau đây?
A. CHR2R = CH – COOH, CR2RHR5ROH. B. CR6RHR5ROH, HCHO.
C. CHR2R = CH – COOH, CHR3ROH. D. CHR2R = C(CHR3R) – COOH , CHR3ROH.
Câu 12.Trùng hợp 3,36 lít etilen (đktc), với hiệu suất phản ứng là 90%,khối lượng polyme thu được là
A. 2,8 gam. B. 5,6 gam. C. 3,78 gam. D. 4,2 gam.
Câu 13.Điều chế PVC theo sơ đồ CR2RHR2R CHR2R=CH-Cl PVC
Muốn thu được 12,5 Kg PVC thì cần bao nhiêu kg CR2RHR2R ?
A.8,67 kg. B. 6,52 kg. C. 7,42 kg. D. 6,8 kg.
Câu 14.Số mắc xích của polietylen có khối lượng phân tử 42000 (đvc) là
A. 1000. B. 1200. C. 1500. D. 1680.
Câu 15.Polime X có hệ số trùng hợp là 1450. Phân tử khối là 78300 . X là
A. Cao su buna. B. Poli(vinyl clorua).
C. Cao su isopren. D. Poli(vinyl axetat).
Câu 16.Một hợp chất có CTPT: CR3RHR9RN. Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức này, trong đó bao
nhiêu amin bậc 1, bậc 2, bậc 3. Kết quả theo thứ tự đó là
A. 3, 1, 1, 1. B. 4, 2, 1, 1. C. 4, 3, 1, 0. D. 3, 2, 1, 0.
Câu 17.Cho các chất: CR6RHR5RNHR2R(1); CHR3RNHR2R (2); (CHR3R)R2RNH (3); NaOH (4); NHR3R (5)
Trật tự tăng dần tính bazơ của các chất là
A.(1) <(5)<(2)<(3)<(4). B. (1)<(2)<(5)<(3)<(4).
C. (1)<(5)<(3)<(2)<(4). D. (2)<(1)<(3)<(5)<(4).
Câu 18.Có bao nhiêu đồng phân amin có vòng thơm ứng với công thức CR7RHR9RN ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 19.Trong công thức CR2RHR5ROR2RN có bao nhiêu đồng phân amino axit:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20.Tên nào sau đây không phải của amino axit CHR3R-CH(NHR2R)-COOH ?
A. axit 2-aminopropanoic. B. Axit α-aminopropinoic.
C. Alanin. D. Anilin.
Câu 21. Aminoaxit HR2RN-CHR2R-COOH có thể phản ứng được với chất nào trong các chất sau?
(I). CHR3RCOOH; (II). CHR3ROH/HCl; (III). Ba(OH)R2R;R R(IV). HR2RN-CHR2R-COOH
A. (I), (III). B. (I), (II), (III).
C. (I), (II). D. (I), (II), (III), (IV).
Câu 22.Cho các dung dịch chứa các chất sau
XR1R: CR6RHR5R-NHR2R XR2R: CR2RHR5R-NHR2R XR3R: NHR2R-CHR2R-COOH
XR4R: HOOCCHR2RCHR2RCH(NHR2R)COOH XR5R: NHR2RCHR2RCH(NHR2R)COOH
Dung dịch làm giấy quỳ tím hóa xanh là
A. XR1R, XR2R, XR5R. B. XR2R, XR3R, XR4R. C. XR2R, XR5R. D. XR2R, XR5R, XR3R
Câu 23.Cho các dãy chuyển hóa sau :
Glixin →+NaOH A →+HCl X
Glixin →+HCl B →+NaOH Y
X và Y lần lượt là
A. Đều là ClHR3RNCHR2RCOONa.
B. ClHR3RNCHR2RCOOH và HR2RNCHR2RCOONa.
C. ClHR3RNCHR2RCOONa và HR2RNCHR2RCOONa.
D. ClHR3RNCHR2RCOOH và ClHR3RNCHR2RCOONa.
Câu 24.Để phân biệt giữa benzen, phenol và anilin trong 3 phản ứng sau :
( 1) Với dung dịch HCl (2) Với dung dịch NaOH (3) Với dung dịch BrR2R .
Ta có thể dùng những phản ứng nào ?
80%
A. (1). B. (2). C. [(1) hoặc( 2)] và ( 3). D. (3)U.
Câu 25.Các hiện tượng nào sau đây được mô tả KHÔNG chính xác?
A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ chuyển màu xanh.
B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hidroclorua làm xuất hiện "khói trắng".
C. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng.
D. Thả vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin xuất hiện màu xanh.
Câu 26.Chất B được điều chế từ aminoaxit A và ancol etylic. Tỉ khối hơi của B so với HR2R là 51,5. Nếu đốt
cháy hoàn toàn 2,06 gam B thì thu được 3,52 gam COR2R và 1,62 gam HR2RO và 0,224 lít NR2R (đktc). CTCT của
aminoaxit A là
A. HR2RN-CHR2R-COOH. B. HR2RN-CHR2R-COO-CHR3R.
C. HR2RN-CHR2R-COO-CR2RHR5R. D. HR2RN-CHR2R-CHR2R-COOH.
Câu 27. 0,2 mol một aminoaxit (X) phản ứng vừa đủ với 0,2mol NaOH và 0,4 mol HCl. Biết rằng khối
lượng muối Na của (X) khi cho (X) tác dụng với NaOH là 28g. (X) có thể là chất nào trong các chất sau?
A. HOOC-(CHR2R)R3R-NHR2R. B. HOOC-CH(NHR2R)-CHR2R-NHR2R.R
C. HOOC-CH(NHR2R)-CHR2R-CHR2R-NHR2R. D. HOOC-CH(NHR2R)-CHR3R.
Câu 28.Cho 19,7g hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 37,95g
muối. Khối lượng của HCl phải dùng là
A. 18,25g. B. 18,52g. C. 14,6g. D. 17,85g.
Câu 29.A là một α -aminoaxit no, chỉ chứa 1 nhóm –NHR2R và 1 nhóm –COOH. Cho 8,9g A tác dụng với
dung dịch HCl dư thu được 12,55g muối. Công thức cấu tạo của A là
A. CHR3R-CH(NHR2R)-CHR2R-COOH. B. NHR2R-CHR2R-CHR2R-COOH.
C. CHR3R-CH(NHR2R)-COOH. D. CHR3R-CHR2R-CH(NHR2R)-COOH.
Câu 30.Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch BrR2R 5% (D=1,3 g/ml) để điều chế 8,8g tribrom anilin ?
A. 196,92 lít. B. 120,5 lít. C. 156,9 lít. D. 145,7 lít.
----------- HẾT ----------
PHỤ LỤC 4 :
ĐÁP ÁN CÁC BÀI KIỂM TRA
STT Bài kiểm tra thứ 1 Bài kiểm tra thứ 2 Bài kiểm tra thứ 3
Câu 1 A A C
Câu 2 A C D
Câu 3 D A B
Câu 4 B A D
Câu 5 B B C
Câu 6 D B A
Câu 7 D C C
Câu 8 A D B
Câu 9 A D B
Câu 10 C B B
Câu 11 D D
Câu 12 C C
Câu 13 C A
Câu 14 C C
Câu 15 B A
Câu 16 D B
Câu 17 C A
Câu 18 B C
Câu 19 B A
Câu 20 C D
Câu 21 A D
Câu 22 A C
Câu 23 B B
Câu 24 A C
Câu 25 B D
Câu 26 B A
Câu 27 D C
Câu 28 A A
Câu 29 C C
Câu 30 A A
PHỤ LỤC 5 :
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN(GIÁO VIÊN)
Phòng KHCN – sau Đại học -----------%%----------
Với mong muốn hiểu rõ thực tế của việc sử dụng bài tập hóa hữu cơ lớp 12 để góp phần rèn luyện kỹ
năng giải bài tập hóa học cho HS yếu Hóa cũng như nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Hóa học ở
trường THPT, mong quý thầy cô giáo vui lòng cho biết ý kiến của mình.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:…………………………………….Tuổi:…..Điện thoại:………..
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Nơi công tác:……………………………Tỉnh (thành phố):………………
- Loại hình trường: Chuyên Công lập Công lập tự chủ Dân lập/tư thục
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông:……..năm.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO Ý KIẾN
1. Bài tập mà quý thầy cô sử dụng được lấy từ:
Sách giáo khoa, sách bài tập : …
Sách tham khảo : …
Sách tham khảo ( có sự biến đổi, chỉnh sửa của thầy cô ) : …
Bài tập do thầy cô tự xây dựng : …
2. Thầy/cô bổ sung cho học sinh bằng cách:
Chọn thêm bài trong sách bài tập.
Phát các bài tập đã download sẵn trên mạng rồi phát cho học sinh.
Cho bài tập thầy cô tự biên soạn.
Xây dựng cho học sinh một hệ thống bài tập đã chọn lọc từ những sách bài tập có chất lượng và uy
tín.
Cách làm khác:………………………………………………………
3.Trong hệ thống bài tập hóa học mà quý thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy có hệ thống bài
tập dành riêng cho các học sinh yếu kém không?
□ Có □ Không
4. Theo thầy/cô, việc sử dụng BTHH có thể giúp HS rèn luyện kỹ năng giải bài tập ở mức độ nào?
Phát triển tốt Bình thường Ít phát triển Không thể
5. Theo thầy/cô, hệ thống bài tập hiện nay còn thiếu về số lượng các câu hỏi dành riêng cho HS yếu
không?
□ Có □ Không
6. Theo thầy/cô, những khó khăn HS gặp phải khi giải bài tập hóa hữu cơ là:
Không nắm được lý thuyết
Không định được hướng giải
Không liên hệ được dữ kiện và yêu cầu của đề
Không có hệ thống bài tập tương tự
Không đủ thời gian
Nguyên nhân khác:………………………………………………
7. Theo thầy/cô, HS thường bị lúng túng không định hướng được cách giải khi đọc đề bài tập hóa học
hữu cơ là do:
Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngôn ngữ hóa học.
Chưa thuộc hay hiểu để có thể viết đúng các phương trình phản ứng.
Chưa nắm được các định luật cơ bản của hóa học.
Chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản về hóa học.
Chưa nắm được các dạng bài tập và cách giải chúng.
Không nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết, giả thiết với kết luận để có thể lựa chọn và
sử dụng phương pháp thích hợp đối với từng bài cụ thể.
Không có hệ thống bài tập tương tự
Nguyên nhân khác:…………………………………………………………
8. Để học sinh giải tốt bài tập Hóa thầy /cô thường:
Dạy cốt lõi, dạy lặp đi lặp lại các vấn đề cốt lõi.
Vừa dạy vừa dỗ .
Nhắc lại kiến thức cơ bản, trọng tâm có liên quan.
Kiểm tra bài tập thường xuyên
Sữa kỹ bài tập trên lớp.
Thường xuyên củng cố, kiểm tra xen kẽ với giảng bài mới trong tiến trình bài lên lớp hóa học.
Dạy học kết hợp với thực hành, thí nghiệm trực quan.
Rút cho HS các bước giải
Cho HS làm các bài tập tương tự
Giúp đỡ riêng
Cách khác
9. Phương tiện để thầy/cô sử dụng bài tập có hiệu quả là:
Máy chiếu Bảng phụ Phiếu học tập
Thí nghiệm Đồ dùng trực quan Phương tiện khác:…………
10. Theo thầy/cô, để dạy tốt bài tập hóa học cần:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy, cô và mong tiếp tục
nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc LÊ THỊ PHƯƠNG THÚY
Điện thọai: 0908.875.790
Email: 2TUlethi_phuongthuy@yahoo.comU2T.vn.U
Xin chân thành cảm ơn thầy/cô.
PHỤ LỤC 6 :
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN (HỌC SINH)
Phòng KHCN – sau Đại học -----------%%----------
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Hóa học ở trường THPT cũng như hiệu quả của
việc sử dụng bài tập hóa học nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu Hóa, mong các em cho
biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau :
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:…………………………………….
- Trường:………………………………………. Lớp:……………… Tỉnh:…………
CÁC VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO Ý KIẾN
1.Các em có hứng thú với môn hóa hữu cơ không?
Hứng thú Không hứng thú.
2.Theo em những nguyên nhân gây ra việc không hứng thú với môn hóa hữu cơ:
Khối lượng kiến thức quá nhiều.
Nhiều dạng bài tập khó.
Sách giáo khoa còn ít bài tập trắc nghiệm.
Sách giáo khoa còn thiếu nhiều dạng bài tập.
Nguyên nhân khác:…………………………………………………
3. Theo em, việc sử dụng BTHH có thể giúp HS rèn luyện kỹ năng giải bài tập ở mức độ nào?
Phát triển tốt Bình thường Ít phát triển Không thể
4. Những khó khăn em gặp phải khi giải bài tập hóa hữu cơ là:
Không nắm được lý thuyết
Không định được hướng giải
Không liên hệ được dữ kiện và yêu cầu của đề
Không có hệ thống bài tập tương tự
Không đủ thời gian
Nguyên nhân khác:…………………………………………………
5. Nguyên nhân gây mất hứng thú khi làm bài tập về nhà của các em là:
Bài tập quá dễ
Bài tập quá khó
Bài tập quá nhiều mà không đa dạng.
Chưa nắm được các dạng bài tập và cách giải chúng.
Nguyên nhân khác:…………………………………………………
6. Theo em để học sinh giải tốt bài tập Hóa thầy /cô nên:
Dạy cốt lõi, dạy lặp đi lặp lại các vấn đề cốt lõi.
Vừa dạy vừa dỗ .
Nhắc lại kiến thức cơ bản, trọng tâm có liên quan.
Kiểm tra bài tập thường xuyên.
Sữa kỹ bài tập trên lớp.
Thường xuyên củng cố, kiểm tra xen kẽ với giảng bài mới trong tiến trình bài lên lớp hóa học.
Dạy học kết hợp với thực hành, thí nghiệm trực quan.
Rút cho HS các bước giải
Cho HS làm các bài tập tương tự
Giúp đỡ riêng
Cách khác .............................................................................
7. Theo em để giải thành thạo một dạng bài tập em cần:
GV giải kỹ một bài mẫu.
Em xem lại bài tập đã giải.
Em tự làm lại bài tập đã giải.
Rút ra các bước giải cho từng dạng bài tập.
Làm các bài tập tương tự.
8. Sau khi giải một dạng bài tập trên lớp, em tìm bài tập tương tự để giải
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên Không có
Cám ơn em đã trả lời các câu hỏi trên đây. Chúc các em học tốt !
PHỤ LỤC 7 :
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP
Trường đại học Sư Phạm TPHCM
Phòng KHCN&SĐH
Khoa hóa học
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP
Với mong muốn nắm rõ và hoàn thiện chất lượng của hệ thống bài tập phần hóa hữu cơ lớp 12 ban
cơ bản ở trường PTTH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học, xin quý thầy cô vui lòng
cho biết vài thông tin về vấn đề này bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn. Câu trả lời của quý thầy cô chỉ sử
dụng vào mục đích nghiên cứu.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:…………………………………….Tuổi:…..Điện thoại:………..
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Nơi công tác:……………………………Tỉnh (thành phố):………………
- Loại hình trường: Chuyên Công lập Công lập tự chủ Dân lập/tư thục
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông:……..năm.
Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
1 2 3 4 5
Nội dung
- Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết
- Kiến thức chính xác, khoa học
- Thiết thực
- Bài tập phong phú đa dạng
- Bám sát với nội dung học
Hình
thức
- Thiết kế khoa học
- Bố cục hợp lí, logic
Tính khả
thi
- Dễ sử dụng
- Phù hợp với trình độ học tập của HS
- Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS
Hiệu quả
- HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
- HS hứng thú học tập
- Nâng cao khả năng tự học của HS
- Kết quả học tập được nâng lên
- Giảm số lượng học sinh yếu
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy/cô và mong sẽ tiếp tục nhận được nhiều
ý kiến đóng góp, bổ sung.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc LÊ THỊ PHƯƠNG THÚY
Điện thọai: 0908.875.790 Email: 2TUlethi_phuongthuy@yahoo.comU2T.vn.U
PHỤ LỤC 8 :
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA HỌC SINH VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP
Trường đại học Sư Phạm TPHCM
Phòng KHCN& SĐH
Khoa hóa học
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA HỌC SINH VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP
Với mong muốn nắm rõ và hoàn thiện chất lượng của hệ thống bài tập phần hóa hữu cơ lớp 12 ban
cơ bản ở trường PTTH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học, các em vui lòng cho biết
vài thông tin về vấn đề này bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn. Câu trả lời của các em chỉ sử dụng vào
mục đích nghiên cứu.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:…………………………………….
- Trường:………………………………………. Lớp:……………… Tỉnh:…………
Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 4 5
Nội dung
- Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết
- Kiến thức chính xác, khoa học
- Thiết thực
- Bài tập phong phú đa dạng
- Bám sát với nội dung học
Hình thức - Thiết kế khoa học - Bố cục hợp lí, logic
Tính khả
thi
- Dễ sử dụng
- Phù hợp với trình độ học tập của HS
- Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS
Hiệu quả
- HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
- HS hứng thú học tập
- Nâng cao khả năng tự học của HS
- Kết quả học tập được nâng lên
- Giảm số lượng học sinh yếu
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em!
PHỤ LỤC 9 :
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CÁC CHƯƠNG HÓA HỮU CƠ 12
Chương 1: Este – Lipit
1.D 2.A 3.A 4.D 5.A 6.C 7.C 8.B 9.D 10.C
11.C 12.B 13.D 14.A 15.A 16.B 17.B 18.A 19.C 20.B
21.A 22.C 23.C 24.D 25.B 26.C 27.C 28.B 29.B 30.B
31.D 32.C 33.B 34.B 35.A 36.D 37.D 38.A 39.C 40.A
41.B 42.A 43.B 44.A 45.B 46.C 47.B 48.D 49.A 50.B
51.D 52.C 53.D 54.B 55.B 56.D 57.B 58.B 59.D 60.A
61.A 62.C 63.B 64.D 65.B 66.A 67.A 68.B 69.C 70.C
71.A 72.D 73.A 74.A 75.C 76.A 77.C 78.A 79.B 80.A
Chương 2 : Cacbohiđrat
1.C 2.B 3.B 4.A 5.C 6.D 7.C 8.B 9.C 10.C
11.A 12.D 13.D 14.A 15.B 16.B 17.B 18.D 19.A 20.C
21.D 22.A 23.A 24.C 25.B 26.B 27.A 28.D 29.A 30.A
31.D 32.B 33.B 34.A 35.A
Chương 3 : Amin – Aminoaxit – Peptit – Protein
Amin
1.C 2.A 3.D 4.C 5.B 6.B 7.C 8.C 9.D 10.D
11.D 12.C 13.D 14.C 15.A 16.C 17.A 18.B 19.C 20.B
21.B 22.B 23.D 24.B 25.A 26.C 27.B 28.D 29.B 30.D
31.C 32.B 33.A 34.A 35.C 36.B 37.A 38.D 39.B 40.B
41.B 42.B 43.A 44.A 45.D
Aminoaxit – Peptit – Protein
1.A 2.A 3.C 4.C 5.C 6.A 7.C 8.A 9.B 10.B
11.C 12.C 13.C 14.A 15.B 16.C 17.B 18.D 19.D 20.B
21.D 22.D 23.C 24.B 25.A 26.B 27.B 28.B 29.D 30.C
31.C 32.A 33.D 34.A 35.B 36.D 37.B 38.A 39.A 40.D
Chương 4 : Polime – Vật liệu Polime
1.A 2.D 3.B 4.D 5.D 6.B 7.D 8.C 9.B 10.C
11.B 12.A 13.D 14.C 15.B 16. 17.C 18.D 19.D 20.A
21.A 22.C 23.A 24.C 25.D 26.A 27.A 28.C 29.C 30.B
31.A 32.A 33.B 34.C 35.C 36.A 37.C 38.C 39.B 40.B
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5743.pdf