1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc An
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HĨA HỌC
HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc An
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HĨA HỌC
HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn H
184 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông dùng cho học sinh khá giỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh và những
người thân trong gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Tửu đã tận tình chỉ
dẫn tơi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn PGS. TS Trịnh Văn Biều, cùng các thầy cơ khoa
Hĩa Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã giảng dạy và chỉ dẫn tơi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo và các em học sinh các trường
trung học phổ thơng đã giúp tơi trong quá trình thực hiện điều tra và thực nghiệm sư
phạm.
Xin gửi lời cảm ơn Phịng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hồn thành đúng tiến độ.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã luơn luơn quan tâm, động viên giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và
hồn thành luận văn.
Nguyễn Thị Ngọc An
4
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ............................................................................................... 3
0TMỤC LỤC0T .................................................................................................... 4
0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .......................................................... 7
0TDANH MỤC CÁC BẢNG0T ............................................................................ 8
0TDANH MỤC CÁC HÌNH0T .......................................................................... 10
0TMỞ ĐẦU0T ..................................................................................................... 11
0TChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI0T ................ 14
0T1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu0T ................................................................... 14
0T1.2. Bài tập hố học0T .......................................................................................... 15
0T1.2.1. Khái niệm bài tập hĩa học0T..................................................................... 15
0T1.2.2. Tác dụng của bài tập hĩa học [5], [32]0T ................................................. 15
0T1.2.3. Phân loại bài tập hĩa học [5], [32]0T ....................................................... 16
0T1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hĩa học mới [32]0T ....................................... 17
0T1.2.5. Những chú ý khi ra bài tập [11]0T ............................................................ 18
0T1.2.6. Những chú ý khi chữa bài tập cho HS [11]0T ............................................ 18
0T1.3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi [8]0T ...................... 20
0T1.4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh khá giỏi hĩa học0T ................. 20
0T1.5. Cấu trúc và nội dung phần Hĩa học hữu cơ lớp 11 nâng cao [30]0T .......... 21
0T1.6. Thực trạng sử dụng bài tập hĩa học cho học sinh khá giỏi ở trường
THPT0T ................................................................................................................ 25
0TChương 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HĨA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG
CAO DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI0T .............................................. 30
0T2.1. Đặc điểm của hệ thống bài tập hĩa học dùng cho học sinh khá giỏi0T ....... 30
0T2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hĩa học dùng cho học sinh khá
giỏi0T ..................................................................................................................... 30
0T2.2.1 Hệ thống bài tập phải gĩp phần thực hiện mục tiêu mơn học0T ................. 30
5
0T2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học0T ...................... 31
0T2.2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng0T................... 31
0T2.2.4. Hệ thống bài tập phải cĩ tính yêu cầu cao và phù hợp với trình độ học
sinh0T ................................................................................................................. 31
0T2.2.5. Hệ thống bài tập phải gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận
thức, năng lực sáng tạo của học sinh0T .............................................................. 32
0T2.3. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 dùng cho học
sinh khá giỏi0T ...................................................................................................... 32
0T2.3.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập0T ................................................ 32
0T2.3.2. Xác định nội dung hệ thống bài tập0T ....................................................... 32
0T2.3.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập0T................................................... 32
0T2.3.4. Thu thập thơng tin để soạn hệ thống bài tập0T .......................................... 33
0T2.3.5. Tiến hành soạn thảo bài tập0T .................................................................. 34
0T2.3.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp0T .......................................... 34
0T2.3.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung0T ....................................................... 34
0T2.4. Hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 (chương trình nâng cao) dùng
cho học sinh khá giỏi0T ........................................................................................ 34
0T2.4.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập0T ............................................... 34
0T2.4.2. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon no0T ............................................. 37
0T2.4.3. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon khơng no0T .................................. 43
0T2.4.4. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon thơm0T ......................................... 56
0T2.4.5. Hệ thống bài tập chương Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol0T ................ 59
0T2.4.6. Hệ thống bài tập chương Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic0T ................. 71
0T2.5. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học cho học sinh khá giỏi lớp 110T .... 90
0T2.5.1. Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức0T ... 90
0T2.5.2. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực suy luận lơgic0T ......................... 92
0T2.5.3. Sử dụng bài tập để củng cố kĩ năng thực hành0T ...................................... 94
0T2.5.4. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề0T ... 95
6
0T2.5.5. Sử dụng bài tập để mở rộng hiểu biết các vấn đề thực tiễn0T ................. 96
0T2.5.6. Rèn luyện cho học sinh cách giải nhanh bài tập hố học0T ....................... 97
0T2.6. Giáo án các bài thực nghiệm sử dụng hệ thống bài tập mới xây dựng0T . 104
0T2.6.1. Giáo án bài thực nghiệm 1: “Luyện tập Hiđrocacbon khơng no” (phụ lục
6)0T .................................................................................................................. 104
0T2.6.2. Giáo án bài thực nghiệm 2: “Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và
tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và khơng no” (phụ lục 7)0T
..................................................................................................................... 104
0T2.6.3. Giáo án bài thực nghiệm 3: “Luyện tập Ancol, phenol” (lưu trong CD) 0T
..................................................................................................................... 104
0T2.6.4. Giáo án bài thực nghiệm 4: “Luyện tập Anđehit – Xeton – Axit
cacboxylic” (lưu trong CD)0T .......................................................................... 104
0TChương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM0T ................................................ 106
0T3.1. Mục đích thực nghiệm0T ............................................................................. 106
0T3.2. Đối tượng thực nghiệm0T ............................................................................ 106
0T3.3. Tiến hành thực nghiệm0T ........................................................................... 106
0T3.4. Kết quả thực nghiệm0T ............................................................................... 108
0T3.4.1. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ và tham số thống kê đặc
trưng0T ............................................................................................................. 108
0T3.4.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị0T .............................................................. 119
0T3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm0T ............................................................ 123
0T3.5. Những bài học kinh nghiệm khi sử dụng bài tập cho học sinh khá giỏi0T 123
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................. 126
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ........................................................................ 129
0TPHỤ LỤC0T.................................................................................................. 133
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : bài tập
BTHH : bài tập hĩa học
CTPT : cơng thức phân tử
dd : dung dịch
ĐC : đối chứng
ĐP : Đức Phổ
GV : giáo viên
HHT : Hồng Hoa Thám
HVT : Hồng Văn Thụ
HS : học sinh
KG : khá giỏi
LTT : Lý Tự Trọng
PBC : Phan Bội Châu
PP : phương pháp
PTPƯ : phương trình phản ứng
SGV : sách giáo viên
SGK : sách giáo khoa
STT : số thứ tự
TB : trung bình
TN : thực nghiệm
THPT : trung học phổ thơng
VD : ví dụ
YK : yếu kém
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
0TUBảng 1.1. Ý kiến GV về các dạng BT cần bổ sung cho HS khá giỏiU0T ................................. 25
0TUBảng 1.2. Ý kiến GV về các hướng sử dụng BT cho HS khá giỏiU0T ..................................... 26
0TUBảng 2.1 . Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tậpU0T ......................................................... 36
0TUBảng 3.1. Danh sách các trường, lớp và giáo viên dạy thực nghiệmU0T ............................... 106
0TUBảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường PBC)U0T............... 108
0TUBảng 3.3. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường PBC)U0T ..................................... 109
0TUBảng 3.4. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường PBC)U0T ................................ 109
0TUBảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường HVT)U0T .............. 109
0TUBảng 3.6. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường HVT)U0T .................................... 110
0TUBảng 3.7. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường HVT)U0T ................................ 110
0TUBảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường LTT)U0T ............... 111
0TUBảng 3.9. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường LTT)U0T ..................................... 111
0TUBảng 3.10. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường LTT)U0T ............................... 111
0TUBảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường Số I ĐP)U0T ........ 112
0TUBảng 3.12. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Số I ĐP)U0T .............................. 112
0TUBảng 3.13. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Số I ĐP)U0T ......................... 112
0TUBảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 1, trường HHT)U0T ............ 112
0TUBảng 3.15. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường HHT)U0T .................................. 113
0TUBảng 3.16. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường HHT)U0T .............................. 113
0TUBảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN 2, trường PBC)U0T ............. 113
0TUBảng 3.18. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường PBC)U0T ................................... 114
0TUBảng 3.19. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường PBC)U0T .............................. 114
0TUBảng 3.20.Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường HVT)U0T .............. 114
0TUBảng 3.21. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường HVT)U0T .................................. 115
0TUBảng 3.22. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường HVT)U0T .............................. 115
9
0TUBảng 3.23. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường LTT)U0T .............. 115
0TUBảng 3.24. Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường LTT)U0T ................................... 116
0TUBảng 3.25. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường LTT)U0T ............................... 116
0TUBảng 3.26. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường Số I ĐP)U0T ......... 116
0TUBảng 3.27. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Số I ĐP)U0T .............................. 117
0TUBảng 3.28. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Số I ĐP)U0T ......................... 117
0TUBảng 3.29. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bài TN2, trường HHT)U0T ............. 117
0TUBảng 3.30. Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường HHT)U0T .................................. 118
0TUBảng 3.31. Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường HHT)U0T .............................. 118
0TUBảng 3.32. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ (tổng hợp 2 bài TN)U0T ................. 118
0TUBảng 3.33. Kết quả học tập của học sinh (tổng hợp 2 bài TN)U0T ........................................ 119
0TUBảng 3.34. Các tham số thống kê đặc trưng (tổng hợp 2 bài TN)U0T ................................... 119
10
DANH MỤC CÁC HÌNH
0TUHình 3.1. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường PBC)U0T ................................................ 119
0TUHình 3.2. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường HVT)U0T ................................................ 120
0TUHình 3.3. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường LTT)U0T ................................................. 120
0TUHình 3.4. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường Số I ĐP)U0T............................................ 120
0TUHình 3.5. Đồ thị đường lũy tích (bài TN1, trường HHT)U0T ................................................ 121
0TUHình 3.6. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường PBC)U0T ................................................ 121
0TUHình 3.7. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường HVT)U0T ................................................ 121
0TUHình 3.8. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường LTT)U0T ................................................. 122
0TUHình 3.9. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường Số I ĐP)U0T............................................ 122
0TUHình 3.10. Đồ thị đường lũy tích (bài TN2, trường HHT)U0T .............................................. 122
0TUHình 3.11. Đồ thị đường lũy tích (tổng hợp 2 bài TN)U0T ................................................... 123
11
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, mơn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhĩm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để thực hiện mục tiêu đĩ, địi hỏi
người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên trở thành người thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, đặc biệt phải chú trọng rèn luyện
phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. Muốn vậy, người giáo viên
phải cĩ trình độ chuyên mơn sâu, rộng, cĩ khả năng tổ chức tài liệu tự học tốt cho
học sinh, cĩ trình độ sư phạm lành nghề.
Trong Giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
dạy học. Bài tập hĩa học được đánh giá là phương pháp dạy học hiệu nghiệm trong
việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương
pháp tự học; phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh nhất là học
sinh khá giỏi. Do vậy, ngồi việc sử dụng triệt để các bài tập cĩ sẵn trong SGK,
SBT hoặc các tài liệu tham khảo khác, trong quá trình dạy học, người giáo viên Hĩa
học cần xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh: giỏi,
khá, trung bình, yếu. Cĩ như vậy mới kích thích niềm say mê học tập bộ mơn của
các em. Đồng thời, khuyến khích các em học tập phát huy năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, vận dụng linh hoạt các kiến thức vào các tình huống
thực tế nhằm khắc sâu kiến thức.
Với mong muốn xây dựng được một hệ thống bài tập đa dạng, phong phú
dùng trong dạy học hĩa học cho học sinh khá giỏi nhằm bồi dưỡng cho các em khả
năng vận dụng kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, tạo điều
kiện cho các em cĩ hứng thú, tự tin trong học tập, gĩp phần nâng cao chất lượng
dạy học, chúng tơi đã nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HĨA
HỌC HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG DÙNG CHO HỌC SINH
KHÁ GIỎI”.
12
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thơng dùng
cho học sinh khá giỏi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hĩa học ở trường Trung học phổ
thơng.
Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp
11 cho học sinh khá giỏi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hĩa học hữu cơ cho học sinh khá giỏi
lớp 11 THPT.
- Tìm hiểu nguyên tắc, quy trình xây dựng hệ thống bài tập hĩa học dùng cho
học sinh khá giỏi.
- Xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá
giỏi.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của
hệ thống bài tập đã đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Phần hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon lớp
11 chương trình nâng cao.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT: Hồng Văn Thụ - Nha Trang, Lý
Tự Trọng – Nha Trang, Hồng Hoa Thám – Diên Khánh, Phan Bội Châu – Cam
Ranh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011.
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng được hệ thống bài tập cĩ chất lượng, đa dạng, phong phú sẽ giúp
cho học sinh khá giỏi phát triển khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, phát huy tính tự
lực, tự nghiên cứu gĩp phần nâng cao chất lượng dạy học hĩa học ở trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu cĩ liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hĩa, khái quát hĩa.
13
- Điều tra thực trạng bằng cách phỏng vấn, sử dụng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Xử lí số liệu bằng thống kê tốn học.
8. Đĩng gĩp của đề tài
- Thiết kế 5 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập dùng cho học sinh khá
giỏi.
- Đề xuất qui trình 7 bước xây dưng hệ thống bài tập dùng cho học sinh khá
giỏi.
- Xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ dùng cho học sinh khá giỏi lớp
11 nâng cao.
- Đề xuất hướng sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học hĩa học cho học
sinh khá giỏi lớp 11 nâng cao.
- Hệ thống bài tập được xây dựng là tư liệu bổ ích cho bản thân và đồng
nghiệp trong dạy học phần hĩa học hữu cơ cho học sinh khá giỏi lớp 11.
14
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề về bài tập Hĩa học đã cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu. Chúng tơi xin
nêu một vài cơng trình nghiên cứu gần đây cĩ liên quan đến đề tài như:
- Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ cĩ nhĩm chức lớp 11- chương trình cơ bản,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tác giả
xây dựng hệ thống gồm 300 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn ở các
mức độ hiểu, biết, vận dụng thuộc các chương 8 (dẫn xuất halogen – ancol - phenol)
và chương 9 (anđehit - xeton), mỗi chương 150 câu.
- Nguyễn Thị Oanh (2008), Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh câu
hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hidrocacbon lớp 11 THPT- Ban
khoa học tự nhiên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận văn tác giả xây dựng được 200 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa
chọn (dạng bài tốn hĩa học) theo 4 chủ đề chính. Trong mỗi chủ đề được phân
thành các dạng, ở mỗi dạng đều trình bày cách suy luận để giải nhanh.
- Lại Tố Trân (2009), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học
sinh phần hĩa hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tác giả đưa ra 9 phương pháp giải bài
tập hĩa học hữu cơ thường gặp đồng thời xây dựng một hệ thống bài tập theo các
mức độ nhận thức nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
- Trương Thị Lâm Thảo (2010), Xây dựng hệ thống bài tập hĩa học nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tác giả đề xuất 6 nguyên tắc
và quy trình 7 bước xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học, xây dựng 235 bài tập trong đĩ cĩ 80 bài tự luận và 155 bài trắc
nghiệm. Đồng thời đề xuất 6 phương pháp sử dụng bài tập hĩa học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy và học.
- Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập
hĩa học bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 11 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc
15
sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là cơng trình nghiên cứu gần với đề tài của chúng
tơi. Trong luận văn tác giả nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về xu hướng dạy học
hĩa học; bài tập hĩa học, xu hướng phát triển và sử dụng bài tập trong dạy học theo
hướng tích cực, tư duy hĩa học và việc bồi dưỡng học sinh giỏi hĩa học. Xây dựng
một hệ thống lí thuyết cơ bản, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu mở rộng kiến thức, bồi
dưỡng học sinh giỏi tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành. Xây dựng một hệ
thống bài tập hĩa học gồm 155 bài trắc nghiệm và 165 bài tự luận cho 7 chương
trong chương trình lớp 10, trong đĩ cĩ một số bài tập cĩ nội dung chuyên sâu ngồi
SGK dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp
tỉnh, thành. Đây là điểm khác biệt của luận văn với đề tài chúng tơi nghiên cứu. Hệ
thống bài tập dùng cho học sinh khá giỏi mà chúng tơi xây dựng đều bám sát nội
dung chương trình SGK lớp 11 nâng cao.
Nhận xét chung: Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đều:
- Chưa xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 chương
trình nâng cao cĩ phần dành riêng cho học sinh khá giỏi.
- Chưa đưa ra hướng sử dụng bài tập trong dạy học cho học sinh khá
giỏi.
Đây là những vấn đề chúng tơi sẽ nghiên cứu trong luận văn này.
1.2. Bài tập hố học
1.2.1. Khái niệm bài tập hĩa học
Theo Từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học.
Như vậy bài tập hĩa học là những bài tập liên quan đến hĩa học, trong đĩ
đưa ra những vấn đề địi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức vốn cĩ để giải quyết.
1.2.2. Tác dụng của bài tập hĩa học [5], [32]
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức.
- Hệ thống hĩa các kiến thức đã học: một số đáng kể bài tập địi hỏi học sinh
phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung trong bài, trong chương. Dạng
bài tổng hợp học sinh phải huy động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bộ
mơn.
16
- Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề
thực tiễn đời sống và sản xuất hĩa học.
- Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo:
+ sử dụng ngơn ngữ hĩa học
+ lập cơng thức, cân bằng phương trình phản ứng
+ tính theo cơng thức và phương trình
+ các tính tốn đại số: qui tắc tam suất, giải phương trình và hệ
phương trình...
+ kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau.
- Phát triển tư duy: học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, qui nạp, diễn dịch...
- Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh. Học sinh
cũng tự kiểm tra biết được những lỗ hỏng kiến thức để kịp thời bổ sung.
- Rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khĩ, cẩn thận, chính xác khoa
học…Làm cho các em yêu thích bộ mơn, say mê khoa học (những bài tập gây hứng
thú nhận thức).
1.2.3. Phân loại bài tập hĩa học [5], [32]
Hiện nay cĩ nhiều cách phân loại bài tập khác nhau vì vậy cần cĩ cách nhìn
tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.
1. Dựa vào nội dung tốn học của bài tập:
- Bài tập định tính (khơng cĩ tính tốn)
- Bài tập định lượng (cĩ tính tốn).
2. Dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập:
- Bài tập lý thuyết (khơng cĩ tiến hành thí nghiệm)
- Bài tập thực nghiệm (cĩ tiến hành thí nghiệm).
3. Dựa vào nội dung hĩa học của bài tập:
- Bài tập hĩa đại cương
- Bài tập hĩa vơ cơ
- Bài tập hĩa hữu cơ
4. Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập:
- Bài tập cân bằng PTPƯ
- Bài tập viết chuỗi phản ứng
17
- Bài tập điều chế
- Bài tập nhận biết
- Bài tập tách chất
- Bài tập xác định phần trăm hỗn hợp
- Bài tập lập CTPT
- Bài tập tìm nguyên tố chưa biết…
5. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập:
- Bài tập dạng cơ bản
- Bài tập tống hợp.
6. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra:
- Bài tập trắc nghiệm
- Bài tập tự luận.
7. Dựa vào phương pháp giải bài tập:
- Bài tập tính theo cơng thức và phương trình
- Bài tập biện luận
- Bài tập dùng các giá trị trung bình…
8. Dựa vào mục đích sử dụng:
- Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ
- Bài tập dùng củng cố kiến thức
- Bài tập dùng ơn luyện, tồng kết
- Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu…
1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hĩa học mới [32]
- Loại bỏ những bài tập cĩ nội dung hĩa học nghèo nàn nhưng lại cần đến
những thuật tốn phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương
trình, cấp số cộng, cấp số nhân, …).
- Loại bỏ những BT cĩ nội dung rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn
HH.
- Tăng cường sử dụng BT thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng BT trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng BT mới về bảo vệ mơi trường và phịng chống ma túy.
18
- Xây dựng BT mới để rèn luyện cho HS năng lực phát triển và giải quyết
vấn đề.
- Đa dạng hĩa các loại hình BT: bài tập bằng hình vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ,
BT dùng bảng số liệu, BT lắp dụng cụ thí nghiệm, …
- Xây dựng những BT cĩ nội dung HH phong phú, sâu sắc, phần tính tốn
đơn giản, nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng BT thực nghiệm định lượng.
1.2.5. Những chú ý khi ra bài tập [11]
- Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình.
- Các kết quả phải phù hợp với thực tế.
- Phải vừa sức với trình độ HS.
- Phải chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi tốt nghiệp hay đại học…).
- Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khĩ…
- Phải rõ ràng chính xác.
- Xác định rõ mục đích của từng bài tập. Mục đích của tiết bài tập. Cần đặt
câu hỏi: cần ơn tập kiến thức gì? Kiến thức cơ bản nào cần củng cố? Những lổ hổng
kiến thức nào của học sinh cần bổ sung? Cần hình thành cho học sinh những
phương pháp giải nào?
1.2.6. Những chú ý khi chữa bài tập cho HS [11]
- Cần chọn chữa các bài tập tiêu biểu điển hình, tránh trùng lặp về kiến thức
cũng như về dạng bài tập. Cần chú ý các bài
+ Cĩ phương pháp giải mới.
+ Dạng bài quan trọng phổ biến hay được ra thi.
+ Cĩ trọng tâm kiến thức hĩa học cần khắc sâu.
- Phải nghiên cứu chuẩn bị trước thật kỹ càng như là:
+Tính trước kết quả.
+Giải bằng nhiều cách khác nhau.
+ Dự kiến trước những sai lầm học sinh hay mắc phải và cả những
thắc mắc của học sinh.
- Giúp học sinh nắm chắc các phương pháp giải các bài tập cơ bản:
19
+ Chữa bài mẫu thật kỹ.
+ Cho bài tương tự về nhà làm.
Khi chữa bài tập tương tự cĩ thể: cho học sinh lên bảng, chỉ nĩi hướng giải,
các bước tiến hành và đáp số, chỉ nĩi những điểm mới cần lưu ý, ơn luyện thường
xuyên.
- Biết sử dụng hình vẽ, sơ đồ một cách linh hoạt trong quá trình giải bài tập
vì nĩ cĩ tác dụng sau:
+ Cụ thể hĩa các vấn đề , các quá trình trừu tượng
+ Trình bày bảng ngắn ngọn.
+ Học sinh dễ hiểu bài.
+ Giải được nhiều bài tập khĩ.
- Cần hình thành cho học sinh kỹ năng tĩm tắt đề bởi nĩ sẽ giúp HS hình
dung một cách khái quát các dữ kiện tạo thuận lợi cho quá trình tư duy, tìm ra lời
giải.
- Dùng phấn màu khi cần làm bật các chi tiết đáng chú ý.
- Cần phải biết tiết kiệm thời gian (photo đề bài, sử dụng phiếu học tập).
- Cách gọi HS lên bảng: bài đơn giản cĩ thể gọi bất cứ HS nào, bài phức tạp
nên gọi những HS khá giỏi, nếu HS cĩ hướng giải sai thì cần dừng lại ngay để khỏi
mất thời gian.
- Chữa bài tập với lớp cĩ nhiều trình độ khác nhau: cần phân chia bài tập ra
thành các phần nhỏ (các câu a, b, c…) từ thấp đến cao những câu dễ cho HS yếu
làm…những câu tiếp theo cho HS khá làm…
- Các bước giải bài tập trên lớp (algorit giải).
- Tĩm tắt đầu bài một cách ngắn gọn trên bảng. Bài tập về các quá trình hĩa
học cĩ thể dùng sơ đồ, hình vẽ…
- Xử lý các số liệu thơ thành dạng cơ bản.
- Gợi ý HS suy nghĩ tìm lời giải bằng cách:
+ Phân tích các dữ kiện của đề bài xem từ đĩ cho ta biết được những
điều gì.
+ Liên hệ với các dạng cơ bản đã giải quyết.
+ Suy luận ngược từ yêu cầu của bài tốn.
20
+ Trình bày lời giải.
+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu cĩ.
+ Đặt ẩn số cho các dữ kiện phải tìm, tìm mối liên hệ giữa các ẩn→
lập phương trình đại số, giải phương trình, biện luận tìm kết quả.
1.3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi [8]
Việc phát triển tư duy cho học sinh trước hết là giúp học sinh nắm vững kiến
thức hĩa học, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực hành. Qua đĩ
kiến thức học sinh thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. Học sinh ch._.ỉ
thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của họ được phát triển và nhờ sự hướng
dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, khái quát tài liệu cĩ nội dung, sự kiện
cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết.
Tư duy càng phát triển thì càng cĩ khả năng lĩnh hội được tri thức ngày càng
nhanh và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức nhanh, hiệu quả hơn. Như vậy sự phát
triển tư duy học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy
phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thĩi quen làm việc cĩ suy nghĩ, cĩ phương pháp,
chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho học sinh trong hoạt động sáng tạo sau này.
Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển:
- Cĩ khả năng chuyển các tri thức và kĩ năng sang tình huống mới.
- Trong quá trình học tập, học sinh đều phải giải quyết những vấn đề địi hỏi
liên tưởng đến những kiến thức đã liên hệ trước đĩ. Nếu học sinh độc lập chuyển tải
tri thức vào tình huống mới thì chứng tỏ đã cĩ biểu hiện tư duy phát triển.
- Tái hiện nhanh chĩng kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết bài
tốn nào đĩ. Thiết lập nhanh chĩng các mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện
tượng.
- Cĩ khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác
nhau của các hiện tượng tương tự.
- Cĩ năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng
hợp của sự phát triển tư duy. Để cĩ thể giải quyết tốt bài tốn thực tế, địi hỏi học
sinh phải cĩ sự định hướng tốt, biết phân tích, suy đốn và vận dụng các thao tác tư
duy để tìm cách áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện cĩ hiệu quả.
1.4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh khá giỏi hĩa học
21
Theo [8, tr. 16], Hĩa học là một mơn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, một học
sinh khá giỏi hĩa học thường cĩ những phẩm chất và năng lực quan trọng sau:
- Cĩ kiến thức hĩa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống (nắm vững bản
chất hĩa học của các hiện tượng hĩa học). Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những
kiến thức cơ bản đĩ vào tình huống mới.
- Cĩ năng lực tư duy tốt và sáng tạo (biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát hĩa, cĩ khả năng sử dụng phương pháp phán đốn mới: qui nạp, diễn dịch, loại
suy…).
- Cĩ kỹ năng thực nghiệm tốt, cĩ năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa
học (biết nêu ra những dự đốn, lí luận cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế,
biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại lí luận trên và biết cách dùng lí
thuyết để giải thích những hiện tượng đĩ).
- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo những kiến thức cơ bản và
hướng nhận thức đĩ vào tình huống mới, khơng theo đường mịn.
Theo chúng tơi học sinh khá giỏi cần bổ sung những phẩm chất sau:
- Khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng.
- Luơn hứng thú trong các tiết học, nhất là bài học mới.
- Cĩ phương pháp học tập tốt, chuyên cần, quyết tâm.
- Luơn chủ động trong học tập.
- Cĩ khả năng tự học tốt.
- Cĩ ý thức vươn lên trong học tập.
1.5. Cấu trúc và nội dung phần Hĩa học hữu cơ lớp 11 nâng cao [30]
1.5.1. Cấu trúc
Phần Hĩa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao được nghiên cứu vào học
kì 2, chia thành sáu chương:
- Đại cương về hĩa học hữu cơ
- Hiđrocacbon no
- Hiđrocacbon khơng no
- Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
22
- Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol
- Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
1.5.2. Nội dung
Chương 5: Hiđrocacbon no
1. Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp
- Đồng đẳng. Đồng phân (đồng phân mạch cacbon).
- Danh pháp: Ankan khơng phân nhánh và ankan phân nhánh (IUPAC)
2. Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí
- Cấu trúc phân tử: Sự hình thành liên kết, cấu trúc khơng gian (mơ hình phân tử,
cấu dạng).
- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sơi, nhiệt độ nĩng chảy, khối lượng riêng…
3. Ankan: Tính chất hĩa học, điều chế và ứng dụng
- Tính chất hĩa học: Phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hĩa.
- Điều chế. Ứng dụng.
4. Xicloankan
- Cấu trúc. Đồng phân. Danh pháp.
- Tính chất vật lí, tính chất hĩa học (phản ứng thế, phản ứng cộng mở vịng, phản
ứng oxi hĩa).
- Điều chế. Ứng dụng.
Luyện tập
Chương 6: Hiđrocacbon khơng no
1. Anken
- Đồng đẳng. Danh pháp.
- Cấu trúc. Đồng phân (đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học).
- Tính chất vật lí. Tính chất hĩa học (phản ứng cộng hiđro, phản ứng cộng halogen,
phản ứng cộng axit, phản ứng cộng nước, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hĩa).
- Ứng dụng. Điều chế.
2. Ankađien
- Phân loại. Cấu trúc phân tử.
23
- Tính chất hĩa học: Phản ứng cộng hiđro, phản ứng cộng halogen, phản ứng cộng
hiđro halogenua, phản ứng trùng hợp.
- Ứng dụng. Điều chế.
3. Khái niệm về tecpen
- Thành phần, cấu tạo và dẫn xuất.
- Nguồn tecpen thiên nhiên.
- Ứng dụng.
- Ankin
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp. Câu trúc phân tử.
- Tính chất hĩa học: Phản ứng cộng (hiđro, halogen, hiđro halogenua, nước, phản
ứng đime hĩa và trime hĩa), phản ứng thế, phản ứng oxi hĩa.
- Ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Khái niệm về hiđrocacbon thơm.
1. Benzen và ankylbenzen
- Cấu trúc. Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp.
- Tính chất vật lí, tính chất hĩa học: Phản ứng thế (phản ứng halogen hĩa, phản ứng
nitro hĩa, quy tắc thế, cơ chế phản ứng thế), phản ứng cộng, phản ứng oxi hĩa.
- Ứng dụng. Điều chế.
2. Stiren. Naptalen
- Stiren: Cấu tạo, tính chất hĩa học (phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và đồng
trùng hợp, phản ứng oxi hĩa), ứng dụng.
- Naphtalen: Cấu tạo, tính chất hĩa học (phản ứng thế, phản ứng cộng hiđro, phản
ứng oxi hĩa), ứng dụng.
- Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
- Dầu mỏ: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, thành phần hĩa học. Chưng cất dầu
mỏ; chế biến dầu mỏ (phương pháp rifominh, phương pháp crackinh).
- Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên: Thành phần, chế biến, ứng dụng.
- Than mỏ: Chưng khơ than béo, chưng cất nhựa than đá.
Luyện tập.
24
Thực hành.
Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol
1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- Khái niệm, phân loại. Đồng phân. Danh pháp (tên thơng thường, tên gốc-chức, tên
thay thế).
- Tính chất vật lí; tính chất hĩa học (phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhĩm –
OH, sơ lược về cơ chế phản ứng thế; phản ứng tách hiđro halogenua, quy tắc Zai-
xep; phản ứng với magie).
- Ứng dụng.
2. Ancol
- Định nghĩa. Cấu tạo. Danh pháp. Phân loại. Đồng phân (tên thơng thường, tên thay
thế).
- Tính chất vật lí. Liên kết hiđro. Tính chất hĩa học (phản ứng thế hiđro của nhĩn –
OH, phản ứng thế nhĩm –OH, phản ứng tách nước liên phân tử, phản ứng tách nước
nội phân tử, phản ứng oxi hĩa của ancol bậc I, II, III).
- Điều chế. Ứng dụng.
3. Phenol
- Định nghĩa. Phân loại.
- Tính chất vật lí. Tính chất hĩa học (tính axit, phản ứng thế ở vịng thơm, ảnh
hưởng qua lại giữa các nhĩm nguyên tử trong phân tử).
- Ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập.
Thực hành.
Chương 9: Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic
1. Anđehit và Xeton
- Định nghĩa. Cấu trúc. Phân loại. Danh pháp.
- Tính chất vật lí. Tính chất hĩa học: Phản ứng cộng (cộng hiđro, cộng nước, cộng
hiđro xianua), phản ứng oxi hĩa (tác dụng với brom, kali pemanganat, bạc nitrat,
trong dung dịch NHR3R), phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
- Ứng dụng. Điều chế (từ ancol, hiđrocacbon).
2. Axit cacboxylic
- Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu trúc phân tử.
25
- Tính chất vật lí, liên kết hiđro. Tính chất hĩa học: tính axit và ảnh hưởng của
nhĩm thế là gốc hiđrocacbon, của nguyên tử cĩ độ âm điện lớn; phản ứng tạo thành
dẫn xuất axit (phản ứng với ancol tạo thành este và phản ứng tách nước liên phân
tử); phản ứng ở gốc hiđrocacbon (phản ứng thế ở gốc no, phản ứng thế ở gốc thơm,
phản ứng cộng vào gốc khơng no).
- Ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập.
Thực hành.
1.6. Thực trạng sử dụng bài tập hĩa học cho học sinh khá giỏi ở trường THPT
Để nắm rõ thực trạng việc sử dụng bài tập hĩa học cho học sinh khá giỏi ở
trường THPT chúng tơi đã phát phiếu điều tra đến 60 giáo viên hiện đang giảng dạy
tại các trường THPT cĩ điểm tuyển sinh đầu vào cao thuộc các tỉnh Khánh Hịa,
Long An, Quảng Ngãi, Bình Định,...Kết quả thu được như sau:
a. Về số lượng bài tập: Cĩ 83,3% giáo viên cho là hệ thống bài tập trong SGK,
SBT cịn ít về số lượng các bài tập dành riêng cho HS khá giỏi. Từ đĩ mà việc bổ
sung bài tập phục vụ cho việc dạy học, nhất là biên soạn hệ thống bài tập dành riêng
cho HS khá giỏi là cần thiết (100% giáo viên).
b. Về nguồn sử dụng bài tập: 90% giáo viên sử dụng bài tập cho học sinh khá
giỏi từ các nguồn: SGK, SBT, đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục
và Đào tạo qua các năm, sách tham khảo, internet. Thiết nghĩ kết quả điều tra này
hợp lý ở chỗ sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ Giáo dục ban hành cĩ độ tin cậy
cao; sách tham khảo trên thị trường thì phong phú, đa dạng; internet thì phổ biến
rộng rãi nên được giáo viên lựa chọn. Trong khi đĩ chỉ cĩ 18,3 % số giáo viên được
điều tra cho biết tự xây dựng bài tập mới. Như vậy, cần phải cĩ một nguồn bài tập
dành riêng cho học sinh khá giỏi để giáo viên sử dụng trong hoạt động dạy học của
mình.
c. Về dạng bài tập cần bổ sung
Bảng 1.1. Ý kiến GV về các dạng BT cần bổ sung cho HS khá giỏi
STT Dạng bài tập
Mức độ cần thiết
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Khơng
cần thiết
1 So sánh, giải thích 36 23 1 0
26
60,0% 38,3% 1,7% 0%
2 Viết đồng phân 15 25,0%
31
51,7%
12
20,0%
2
3,3%
3 Xác định cơng thức cấu tạo dựa vào tính chất hĩa học
54
90%
6
10,0%
0
0%
0
0%
4 Điều chế 19 31,7%
31
51,7%
10
16,7%
0
0%
5 Nhận biết 12 20,0%
25
41,7%
20
33,3%
3
5,0%
6 Tách các chất ra khỏi hỗn hợp 15 25,0%
36
60%
9
15%
0
0%
7 Dãy chuyển hĩa 56 93,3%
4
6,7%
0
0%
0
0%
8 Bài tập cĩ sử dụng hình vẽ 4 6,7%
12
20%
35
58,3%
9
15,0%
9 Bài tập cĩ sử dụng bảng số liệu
6
10,0%
12
20,0%
31
51,7%
11
18,3%
10 Bài tập cĩ sử dụng đồ thị 4 6,7%
12
20,0%
36
60,0%
8
13,3%
11 Bài tập thực tiễn 14 23,3%
34
56,7%
8
13,3%
4
6,7%
12 Bài tập tính tốn 51 85%
9
15%
0
0%
0
0%
13 Dạng khác:…………………... ……………………………….
Như vậy, đa số giáo viên đều đồng ý với việc bổ sung các dạng bài tập để sử
dụng trong dạy học cho học sinh khá giỏi. Tuy nhiên, với các dạng bài tập như: bài
tập cĩ sử dụng hình vẽ, bảng số liệu, đồ thị ít được giáo viên quan tâm sử dụng
(khoảng 73,3% giáo viên). Thiết nghĩ những dạng bài tập này cần được đưa vào
trong dạy học hĩa học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
nhưng cĩ lẽ vì chúng khơng được sử dụng trong các kì kiểm tra, thi cuối kì đặc biệt
là thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng nên giáo viên đã bỏ qua dạng bài tập này.
d. Về hướng sử dụng bài tập
Bảng 1.2. Ý kiến GV về các hướng sử dụng BT cho HS khá giỏi
STT Hướng sử dụng bài tập
Mức độ cần thiết
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Khơng
cần
thiết
1
Sử dụng bài tập giúp học sinh khá
giỏi rèn luyện năng lực vận dụng
kiến thức.
58
96,7%
2
3,3%
0
0%
0
0%
27
2 Sử dụng bài tập để củng cố kĩ năng
thực hành
11
18,3%
20
33,3%
23
38,3%
6
10,0%
3
Sử dụng bài tập1T để rèn luyện năng
lực suy luận lơgic
39
65,0%
21
35,0%
0
0%
0
0%
4
Sử dụng bài tập1T để rèn luyện năng
lực phát hiện vấn đề và giải quyết
vấn đề
36
60%
19
31,7%
5
8,3%
0
0%
5 Sử dụng bài tập1T để rèn luyện cách
giải nhanh
41
68,3%
19
31,7%
0
0%
0
0%
6 Sử dụng bài tập để mở rộng hiểu biết các vấn đề thực tiễn cuộc sống
47
78,3%
13
21,7%
0
0%
0
0%
7
Hướng khác:
……………………………………
……………………………………
Từ kết quả điều tra, chúng tơi nhận thấy: Cĩ 100% giáo viên sử dụng bài tập
cho học sinh khá giỏi theo các hướng: rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, rèn
luyện năng lực suy luận logic, rèn luyện cách giải nhanh, mở rộng hiểu biết các vấn
đề thực tiễn cuộc sống. Cĩ 71,7% giáo viên sử dụng bài tập để mở rộng, đào sâu
kiến thức cho học sinh khá giỏi. Tuy nhiên, chỉ cĩ 51,6% giáo viên sử dụng bài tập
để củng cố kĩ năng thực hành cho HS khá giỏi. Điều này cho thấy cịn một số giáo
viên chưa chú trọng đến việc củng cố kĩ năng thực hành cho học sinh khá giỏi, cũng
đồng nghĩa với khả năng giáo viên ít sử dụng các bài tập cĩ liên quan thí nghiệm,
thực hành hĩa học.
Bên cạnh đĩ, chúng tơi cịn trị chuyện, trao đổi trực tiếp với các GV:
Cơ Nguyễn Thị Hường – giáo viên trường THPT Hồng Văn Thụ - Nha
Trang cho biết: Để học sinh cĩ thể đạt kết quả cao trong các kì thi, kiểm tra đặc biệt
là thi tuyển sinh Đại học thì ngồi việc nắm vững kiến thức lí thuyết các em phải cĩ
kĩ năng giải bài tập hĩa học từ lớp 10 đến lớp 12. Do đĩ, trong quá trình dạy học, ở
mỗi chương, mỗi bài học cần phải cĩ một hệ thống bài tập phù hợp với mức độ yêu
cầu của một đề thi tuyển sinh Đại học để các em được làm quen với các dạng bài
tập, nắm chắc được phương pháp giải của từng dạng, biết được phương pháp giải
nhanh một số dạng bài tập.
28
Cơ Trần Thị Thanh Tâm – giáo viên trường THPT Lý Tự Trọng – Nha Trang
cho biết: Các em ở lớp khá giỏi rất thích giải thêm bài tập ngồi SGK vì các em cho
rằng nếu chỉ giải bài tập trong SGK thì khơng thể thi đỗ đại học được.
Cơ Trần Thị Nhật Khánh – giáo viên trường THPT Hồng Hoa Thám – Diên
Khánh cho biết: Ngồi việc sử dụng bài tập giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ
bản, giáo viên cần sử dụng bài tập giúp học sinh hiểu, vận dụng kiến thức, thơng
qua đĩ để bổ sung hồn thiện, nâng cao kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đĩ cần cĩ
phương pháp sử dụng bài tập một cách tích cực, khai thác thế mạnh của bài tập hố
học nhằm phát triển tư duy cho các em đồng thời kích thích sự sáng tạo của học
sinh qua từng bài tập.
Trước thực trạng như trên việc xây dựng hệ thống bài tập hĩa học dùng cho
học sinh khá giỏi thật sự cấp thiết, đáp ứng được nhu cầu của học sinh và giáo viên.
29
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
gồm các nội dung sau:
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chúng tơi đã tìm hiểu một số tài liệu liên
quan đến đề tài.
2. Bài tập hố học. Chúng tơi đã đề cập đến khái niệm, tác dụng, phân loại
BTHH, xu hướng xây dựng BTHH mới, những chú ý khi ra và chữa bài tập cho học
sinh.
3. Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi.
4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh khá giỏi hĩa học.
5. Cấu trúc và nội dung phần hĩa học hữu cơ lớp 11 nâng cao.
6. Thực trạng sử dụng bài tập hĩa học cho học sinh khá giỏi ở trường THPT.
Qua điều tra chúng tơi nhận thấy đa số GV (83,3%) cho rằng hệ thống bài tập trong
SGK, SBT cịn ít về số lượng các bài tập dành riêng cho HS khá giỏi và 100% GV
đều cho rằng việc bổ sung hệ thống bài tập hĩa học dành riêng cho học sinh khá
giỏi là cần thiết.
Những nội dung trên là cơ sở để chúng tơi nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ
thống bài tập hĩa học lớp 11 Trung học phổ thơng dùng cho học sinh khá giỏi”.
30
Chương 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HĨA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO
DÙNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI
2.1. Đặc điểm của hệ thống bài tập hĩa học dùng cho học sinh khá giỏi
Xây dựng hệ thống bài tập hố học dùng cho học sinh khá giỏi là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học. Vì vậy, để việc xây dựng hệ
thống bài tập cĩ chất lượng cần nắm được những đặc điểm của hệ thống bài tập này.
Dưới đây chúng tơi nêu ra một số đặc điểm cụ thể:
- Phần lớn bài tập thể hiện ở mức độ hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
- Ít dạng bài tập ở mức độ biết vì học sinh khá giỏi cĩ khả năng nắm vững
kiến thức trọng tâm trong chương trình.
- Số lượng bài tập tương tự ít vì học sinh khá giỏi cĩ khả năng tư duy tốt.
- Nhiều bài tập địi hỏi khả năng suy luận logic.
- Nhiều bài tập rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải
quyết vấn đề.
- Cĩ những dạng bài tập mở rộng kiến thức thực tế, bài tập gây hứng thú học
tập như: bài tập cung cấp cho học sinh những thơng tin về đời sống, sản xuất hĩa
học, y học,....
2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hĩa học dùng cho học sinh khá giỏi
Dựa vào các quy luật tâm lý, giáo dục học và đặc điểm của hệ thống bài tập
dùng cho học sinh khá giỏi chúng tơi đã thiết kế các nguyên tắc xây dựng hệ thống
bài tập của đề tài nghiên cứu như sau:
2.2.1 Hệ thống bài tập phải gĩp phần thực hiện mục tiêu mơn học
Bài tập là một phương tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc
sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết, hình thành và rèn luyện các
kĩ năng cơ bản.
Mục tiêu của mơn hĩa học ở trường THPT (đối với chương trình nâng cao)
là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thơng, cơ bản, hiện đại,
thiết thực, cĩ nâng cao về hĩa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm
các kiến thức về cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và những tác
hại của các chất trong đời sống, sản xuất và mơi trường. Những nội dung này gĩp
31
phần giúp học sinh cĩ học vấn phổ thơng tương đối tồn diện để cĩ thể giải quyết
tốt một số vấn đề hĩa học cĩ liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác gĩp phần
phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải cĩ sự chính xác về kiến thức hĩa
học, bài tập cho đủ các dữ kiện, khơng được dư hay thiếu. Các bài tập khơng được
mắc sai lầm hay thiếu chính xác trong cách diễn đạt, thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy
giáo viên khi ra bài tập cần chú ý tính logic chính xác và đảm bảo tính khoa học về
ngơn ngữ hĩa học.
2.2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng
Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập cĩ những loại bài tập được đầu tư
nhiều hơn, vì chúng gĩp phần quan trọng hơn vào việc hình thành và rèn luyện
những kĩ năng liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục…Giữa các bài tập trong hệ
thống luơn cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là cơ sở, nền tảng để
thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hĩa, là sự phát triển và củng cố
vững chắc hơn bài tập trước. Tồn bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp học sinh nắm
vững kiến thức, hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản.
Mặt khác, hệ thống bài tập cịn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong
phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể,
chuyên biệt một cách hiệu quả.
2.2.4. Hệ thống bài tập phải cĩ tính yêu cầu cao và phù hợp với trình độ học
sinh
Dù là học sinh khá giỏi, bài tập cũng phải được xây dựng từ dễ đến khĩ, từ
đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng nhưng khơng quá đơn
giản, sau đĩ là những bài tập địi hỏi sáng tạo. Một số bài tập cần cĩ sự nỗ lực cố
gắng cao mới cĩ thể giải được. Các bài tập phải cĩ đủ loại điển hình và tính mục
đích rõ ràng. Với hệ thống bài tập được xây dựng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho
học sinh khá giỏi tham gia tranh luận để giải bài tập, tạo hứng thú, kích thích tư duy
và nỗ lực suy nghĩ.
32
2.2.5. Hệ thống bài tập phải gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận
thức, năng lực sáng tạo của học sinh
Với mục đích của đề tài là nghiên cứu bài tập dùng cho học sinh khá giỏi,
chúng tơi phân ra làm hai loại bài tập: bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp.
- Bài tập cơ bản: loại bài tập chỉ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết
để giải quyết các tình huống quen thuộc.
- Bài tập tổng hợp: loại bài tập địi hỏi học sinh khi giải vận dụng một chuỗi
các lập luận logic, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Do đĩ học sinh cần phải giải
thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận ra quan hệ logic của tồn bài, từ đĩ học
sinh đề ra cách giải quyết cho bài tập đĩ.
Đối với học sinh khá giỏi cần phải cĩ nhiều bài tập dạng tổng hợp để phát
huy năng lực sáng tạo của các em. Đồng thời cũng cần lựa chọn một số bài tập hấp
dẫn, gây hứng thú học tập như: bài tập liên hệ thực tế, bài tập sử dụng hình vẽ...
2.3. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 dùng cho học
sinh khá giỏi
2.3.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập
Mục đích xây dựng hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 (chương trình
nâng cao) nhằm sử dụng cho học sinh khá giỏi.
2.3.2. Xác định nội dung hệ thống bài tập
Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của các chương
hiđrocacbon no; hiđrocacbon khơng no; hiđrocacbon thơm; ancol và phenol;
anđehit, xeton và axit cacboxylic. Để ra bài tập hĩa học thỏa mãn mục tiêu của
chương giáo viên phải trả lời được các câu hỏi sau:
a) Bài tập giải quyết vấn đề gì?
b) Nĩ nằm ở vị trí nào trong bài học?
c) Cần ra loại bài tập gì (định tính, định lượng hay thí nghiệm)?
d) Cĩ phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh khá giỏi khơng?
e) Cĩ phối hợp với những phương tiện khác khơng?
f) Cĩ thỏa mãn ý đồ, phương pháp của thầy khơng?...
2.3.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập
Đối với phần hĩa học, chúng tơi chia thành các loại bài tập: bài tập định tính
33
và bài tập định lượng
Ứng với từng loại chúng tơi chia làm hai hình thức: Bài tập tự luận và bài tập
trắc nghiệm.
Sau khi đã xác định được loại bài tập, cần đi sâu hơn, xác định nội dung của
mỗi loại.
Dấu hiệu đặc trưng của bài tập định tính là trong đề bài khơng yêu cầu phải
tính tốn trong quá trình giải. Trong phần hĩa học hữu cơ lớp 11 THPT (chương
trình nâng cao) chúng tơi chia thành các kiểu bài tập sau:
- Kiểu 1: So sánh, giải thích.
- Kiểu 2: Viết đồng phân
- Kiểu 3: Xác định CTCT dựa vào tính chất hĩa học.
- Kiểu 4: Điều chế các chất.
- Kiểu 5: Nhận biết các chất.
- Kiếu 6: Tách, tinh chế các chất.
- Kiểu 7: Dãy chuyển hĩa.
- Kiểu 8: Bài tập cĩ sử dụng hình vẽ.
- Kiểu 9: Bài tập cĩ sử dụng bảng số liệu.
- Kiểu 10: Bài tập cĩ sử dụng đồ thị.
Dấu hiệu của bài tập định lượng là trong đề bài phải cĩ tính tốn trong quá
trình giải. Trong phần hoa học hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao) chúng
tơi chia thành các kiểu bài tập sau:
- Kiểu 1: Xác định CTPT, CTCT.
- Kiểu 2: Tính % của hỗn hợp theo số mol, theo khối lượng, theo thể tích…
- Kiểu 3: Tính khối lượng, số mol, thể tích của một chất hay hỗn hợp các
chất
- Kiểu 4: Tính hiệu suất của phản ứng.
- Kiểu 5: Tính nồng độ dung dịch: CRMR, C%.
2.3.4. Thu thập thơng tin để soạn hệ thống bài tập
Gồn các bước cụ thể sau:
- Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần
xây dựng.
34
- Tham khảo sách, báo, tạp chí… cĩ liên quan.
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hĩa học cĩ liên quan đến
đời sống.
Số tài liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc biên soạn càng
nhanh chĩng và cĩ chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức sưu tầm tư liệu một
cách khoa học và cĩ sự đầu tư về thời gian.
2.3.5. Tiến hành soạn thảo bài tập
Gồm các bước sau:
- Soạn từng loại bài tập:
+ Bổ sung thêm các dạng bài tập cịn thiếu hoặc những nội dung chưa
cĩ bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.
+ Chỉnh sửa các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập khơng phù
hợp như quá dễ, chưa chính xác…
- Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập.
- Sắp xếp các bài tập thành các loại như đã xác định theo trình tự: từ tự
luận đến trắc nghiệm, từ định tính đến định lượng.
2.3.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp
Sau khi xây dựng xong các bài tập, chúng tơi tham khảo ý kiến các đồng
nghiệp về chất lượng của hệ thống bài tập.
2.3.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung
Để khẳng định lại mục đích của hệ thống bài tập là sử dụng cho học sinh khá
giỏi, chúng tơi trao đổi với các giáo viên thực nghiệm về khả năng nắm vững kiến
thức và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh thơng qua hoạt
động giải bài tập.
2.4. Hệ thống bài tập hĩa học hữu cơ lớp 11 (chương trình nâng cao) dùng cho
học sinh khá giỏi
2.4.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập
Như đã trình bày ở chương 1, chúng tơi phân bài tập hố học trung học phổ
thơng thành 2 phần: bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận
Chúng tơi đã tuyển chọn và xây dựng 124 bài tập tự luận và 201 bài tập trắc
nghiệm theo các mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
35
Trong đĩ cĩ một số bài tập liên hệ thực tế. Những loại bài tập này được đánh dấu
như sau:
+ Bài tập biết : □
+ Bài tập hiểu : ■
+ Bài tập vận dụng : ♦
+ Bài tập vận dụng sáng tạo: *
+ Bài tập liên hệ thực tế : ●
Cụ thể như sau:
+ Chương Hiđrocacbon no : 19 BT tự luận và 22 BT trắc nghiệm.
+ Chương Hiđrocacbon khơng no: 29 BT tự luận và 48 BT trắc nghiệm.
+ Chương Hiđrocacbon thơm : 14 BT tự luận và 7 BT trắc nghiệm.
+ Chương Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol: 31 BT tự luận và 40 BT trắc
nghiệm.
+ Chương Anđehit – Xeton - Axit cacboxylic : 31 BT tự luận và 84 BT trắc
nghiệm.
36
Bảng 2.1 . Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập
Chương Hiđrocacbon no Hiđrocacbon khơng no Hiđrocacbon thơm Dẫn xuất halogen -Ancol - Phenol
Anđehit - Xeton - Axit
cacboxylic
Bài
tập
biết
TL 9. 1. 1, 2, 4. 14, 15.
TN 1, 2, 3, 6. 4. 4, 6, 7. 6, 7, 8, 11, 12, 13. 1, 2, 11, 16, 41, 44, 48, 56
Bài
tập
hiểu
TL
1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11, 12, 13, 14, 15,
16.
2, 3, 4, 5, 9. 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12, 13, 14, 15,
16, 17, 18, 19.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 11, 12, 13,
16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26.
TN
4, 5, 7, 14, 19. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9. 1, 2, 3, 5. 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 14 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13,
14, 15, 42, 43, 45, 46, 47, 49,
51 52, 53, 54, 55, 57, 58.
Bài
tập
vận
dụng
TL 2, 11, 12, 13, 16, 18. 17, 20, 21, 23, 25. 6, 7, 8, 11, 13. 27, 28. 27, 28, 29.
TN
13, 21. 11, 14, 19, 20, 21, 22,
30, 38, 42, 44, 47.
15, 16, 18, 21, 22,
23, 24, 27, 30, 33,
34, 36, 38, 39.
17, 19, 20, 21, 24, 27, 30, 31,
32, 37, 38, 39, 50, 62, 63, 64,
67, 69, 72, 73, 74, 75, 77, 78,
82.
Bài
tập
vận
dụng
sáng
tạo
TL 14, 15, 17, 19. 18, 19, 22, 24, 26, 27, 28, 29.
10, 12, 14. 20, 21, 22, 23, 24,
25, 26, 29, 30, 31.
8, 9, 10, 28, 29, 30, 31.
TN
8, 9, 10, 11, 12, 16,
17, 18, 20, 22.
10, 12, 13, 15, 16, 17,
18, 23, 24, 25, 26, 27,
28, 29, 31, 32, 33, 34,
35, 36, 37, 39, 40, 41,
43, 45, 46, 48.
17, 19, 20, 25, 26,
28, 29, 31, 32, 35,
37, 40.
18, 22, 23, 25, 26, 28, 29, 33,
34, 35, 36, 40, 59, 60, 61, 65,
66, 68, 70, 71, 75, 76, 79, 80,
81, 83, 84.
Bài
tập
liên hệ
thực tế
TL 9, 10, 15. 14, 15, 16. 7, 9. 8, 13, 14. 3, 4, 18, 19, 22.
TN
2, 3.
37
2.4.2. Hệ thống bài tập chương Hiđrocacbon no
2.4.2.1. Bài tập tự luận
1. ■Viết cơng thức cấu tạo và gọi tên các nhĩm ankyl tạo ra từ ankan C R3RHR8 R,
CR4RHR10R. Cho biết bậc của nguyên tử cacbon mang hĩa trị tự do.
2. ♦Xác định cơng thức phân tử của ankan trong các trường hợp sau:
b) Trong phân tử khối lượng cacbon lớn hơn khối lượng hiđro 58 đvC.
b) Cơng thức đơn giản nhất là CR4RH R9R.
c) Tỉ lệ về khối lượng của C : H bằng 5,25.
3. ■Viết cơng thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp IUPAC các hiđrocacbon
no cĩ cơng thức phân tử sau:
a) CR6RHR14R. b) CR7RHR16R. c) CR6RHR12R.
4. ■Gọi tên các chất cĩ cơng thức cấu tạo sau:
a) (CHR3R)R3RCCH(CHR3 R)CHR2RCHR3R.
b)
c)
d)
5. ■Gọi tên thay thế các ankan cĩ cơng thức cấu tạo thu gọn nhất sau:
a) b) ,
c) d) .
CH3 C CH CH C CH2 CH3
C2H5
CH3
CH CH3
CH3
CH3
CH3
CH3 CH2 CH CH CH2 CH2 CH3
CH3 CH CH
CH3
CH3
CH3
CH CH CH2 CH3
CH3CH
CH
CH3
CH2CH3
CHCH3
CH3
38
6. ■Hãy viết cơng thức cấu tạo thu gọn và thu gọn nhất của các chất sau:
a) 3-etyl-2-metylheptan; b) 3-etyl-4,4-điisopropylheptan.
7. ■Viết phương trình hĩa học của các phản ứng sau:
a) Metylxiclopentan + ClR2R (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1).
b) Crăckinh và tách hiđro từ pentan.
c) Điều chế xicloankan vịng 5 cạnh hoặc 6 cạnh từ hexan.
8. ■Bằng phương pháp hĩa học, hãy phân biệt các chất sau:
a) etan, xiclopropan, hiđro.
b) propan, xiclopropan, khí cacbonic, khí sunfurơ.
9. □Khí thốt ra từ hầm bioga (cĩ thành phần chính là khí metan) được dùng để
đun nấu thường cĩ mùi rất khĩ chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đĩ là do
khí metan cĩ lẫn khí hiđro sunfua trong quá trình lên men, phân hủy chất hữu
cơ trong phân động vật. Theo em, ta phải làm thế nào để khắc phục điều đĩ.
10. ■Vì sao xoong chảo đun trên bếp dầu thường bị đen hơn đun trên bếp ga.
11. ♦Trong phân tử ankan X, cacbon chiếm 83,33% theo khối lượng.
a) Tìm cơng thức phân tử, viết các cơng thức cấu tạo cĩ thể cĩ của X.
b) Khi X tác dụng với Cl R2R chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Xác định
cơng thức cấu tạo và gọi tên X.
12. ♦Đốt cháy hồn tồn 19,2 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng kế tiếp thu được
29,12 lít khí COR2 R(đktc).
a) Tìm cơng thức phân tử của hai ankan.
b) Tính % theo khối lượng của hai ankan.
c) Tính thể tích OR2R (ở đktc) đã tham gia phản ứng.
13. ♦Hỗn hợp hai ankan cĩ khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp hai
ankan này cần dùng 25,8 lít OR2R (đktc).
a) Tìm tổng khối lượng của COR2R và HR2RO thu được.
b) Tìm CTPT của hai ankan, biết khối lượng phân tử của mỗi chất nhỏ hơn 60.
14. *Đốt cháy hồn tồn a gam hỗn hợp gồm hai ankan A và B (MRBR > M RAR) hơn
kém nhau k nguyên tử cacbon thu được b gam khí COR2 R.
a) Hãy tìm khoảng xác định của số nguyên tử cacbon trong phân tử ankan A
39
theo a, b, k.
b) Áp dụng: a = 2,72; b = 8,36; k = 2. Tìm cơng thức phân tử A, B và tính %
khối lượng mỗi ankan trong hỗn hợp.
15. *Một loại xăng cĩ chứa 4 ankan với phần trăm số mol như sau: heptan (10%),
octan (50%), nonan (30%) và đecan (10%).
a) Tính khối lượng mol trung bình của xăng.
b) Tính tỉ khối hơi của xăng so với khơng khí.
c) Khi sử dụng loại xăng này để chạy ơ tơ và mơ tơ cần trộn hơi xăng và khơng
khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy xảy ra vừa đủ? Biết O R2R
chiếm 1
5
thể tích khơng khí. ._.lt; n < 1,7n = 1, R là CHR3
Vậy: A: CHR3RCHO ; B: CR2RHR5ROH; D: CHR3RCOOH; E: CHR3RCOOC R2RHR5 R.
c) Nung muối CHR3RCOOK với hỗn hợp vơi tơi và KOH
oCaO,t3 4 2 3CH COOK+KOH CH K CO
Khí G là CHR4R cĩ số mol là 0,1 mol.
Vậy mR1 R= 0,1.98 = 9,8 g.
Khối lượng của E là: m = 0,1 . 88 = 8,8 g.
Số mol muối canxi = 0,5 mol, nên khối lượng mR2R = 0,05.158 = 7,9 g.
31. Gọi cơng thức của A là CRxRHRyRORz
x y z 2 2 2
y z yC H O (x )O xCO H O
4 2 2
0,1 0,1x 0,05y
Theo đề bài, ta cĩ: 70,1x 0,05y 0,208
0,082.(136,5 273)
Hay 10x + 5y < 20,8 (1)
Vì 2 2CO H OB
M M
M 31
2
nên
2 2CO H O
n n hay y= 2x (2)
Từ (1) và (2) suy ra x 1,04 .
Vì x cĩ giá trị nguyên dương nên x = 1, y = 2.
Vì A tác dụng được với Na nên A phải cĩ nhĩm OH z chỉ cĩ thể bằng 2.
Vậy A là HCOOH.
Phụ lục 6. Giáo án bài thực nghiệm 1: Luyện tập hiđrocacbon khơng no
I. Mục tiêu bài học
162
1. Kiến thức
HS biết:
• Sự giống nhau và khác nhau về tính chất giữa anken, ankin và ankađien.
• Nguyên tắc chung điều chế các hiđrocacbon khơng no dùng trong cơng
nghiệp hố chất.
HS hiểu: Mối liên hệ giữa cấu tạo và tính chất của các loại hiđcacbon đã học.
2. Kĩ năng
Giải các bài tập liên quan đến hiđcacbon khơng no.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị bảng kiến thức cần nhớ theo mẫu sau:
Anken Anka-1,3-đien Ankin
1. CTPT
2. Cấu trúc
3. Tính chất vật lí
4. Tính chất hố học
5. Điều chế trong cơng nghiệp
6. Ứng dụng
- Sử dụng một số bài tập ở chương 2 để thiết kế các bài tập làm thêm giao
cho HS:
1) Bài tập tự luận
Bài 1: Viết phương trình hố học của các phản ứng theo dãy chuyển hĩa sau (các
chất hữu cơ viết dưới dạng cơng thức cấu tạo):
a)
163
metan
axetilen
vinyl clorua PVC
vinylaxetilen buta-1,3-đien
(4)
(5) (6) cao su buna
benzen
Canxi cacbua
(2)
(3)
(8)(7)
(1)
b)
Cho biết E là ancol etylic, G là polime.
Bài 2: Chất A cĩ CTPT là CR7 RHR8R. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO R3R trong NHR3
Rđược chất B kết tuả. Khối lượng phân tử của B lớn hơn A là 214. Viết các cơng thức
cấu tạo cĩ thể cĩ của A.
Bài 3: Hỗn hợp X gồm C R2RHR4 R và H R2R cĩ tỉ khối so với HR2R bằng 4,25. Dẫn X qua bột
niken nung nĩng thu được hỗn hợp Y. Hiệu suất phản ứng hiđro hĩa anken bằng
75%.
a) Tính thành phần % thể tích mỗi khí trong X.
b) Tính tỉ khối của Y so với HR2R.
Bài 4: Một hỗn hợp gồm axetilen, propilen và metan.
- Đốt cháy hồn tồn 11 gam hỗn hợp thì thu được 12,6 gam nước.
- Mặt khác 5,6 lít hỗn hợp (ở đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 50 gam
brom.
Xác định thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu.
2) Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho các chất sau: CH R2R=CH-CHR2R-CHR2R-CH=CH R2R, CHR2 R=CH-CH=CH-CHR2R-
CHR3R, CHR3R-C(CH R3R)=CH-CHR3 R, CHR2R=CH-CHR2R-CH=CHR2 R. Số chất cĩ đồng phân
hình học là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
+X
+Y
+Y
+X C
D
E C
to
A B G
164
Câu 2: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-
metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với HP2
PR R
(dư, xúc tác Ni, tP
o
P),
cho cùng một sản phẩm là:
A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en.
B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
D. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan.
Câu 3: Hỗn hợp khí khơng làm nhạt màu dung dịch BrR2R hoặc dung dịch KMnOR4R l à
A. SOR2R, COR2R, HR2R. B. COR2R, HR2R, CHR4R.
C. CR2RHR4R, CR2RHR6R, CR3RH R8R. D. CHR4R, CR2RHR4R, NR2R.
Câu 4: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với BrR2 Rtheo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất
đibrom thu được là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 5: Số đồng phân cấu tạo của CR5RHR10R phản ứng được với dung dịch brom là
A. 8. B. 7. C. 9. D. 5.
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro cĩ tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X
đi qua bột niken nung nĩng đến khi phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được hỗn
hợp Y cĩ tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là
A. CR2RHR4R. B. CR3RHR6R. C. CR4RHR8R. D.
CR5RHR10R.
Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm H R2 Rvà CR2RH R4 Rcĩ tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni
nung nĩng, thu được hỗn hợp khí Y cĩ tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của
phản ứng hiđro hố là
A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.
Câu 8: Hỗn hợp X cĩ tỉ khối so với HR2 R là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi
đốt cháy hồn tồn 0,1 mol X, tổng khối lượng của COR2R và HR2RO thu được là
A. 20,40 gam. B. 18,60 gam. C. 18,96 gam. D. 16,80 gam.
Câu 9: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua
bình chứa 1,4 lít dung dịch BrR2R 0,5M. Sau khi phản ứng hồn tồn, số mol Br R2R
165
giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Cơng thức phân tử của
2 hiđrocacbon là
A. CR2RHR2R và C R4RHR6R. B. CR2RHR2R và C R4RHR8R.
C. CR3RHR4R và C R4RHR8R. D. CR2RHR2R và C R3RHR8R.
Câu 10: Hỗn hợp Y gồm 0,5 mol C R2RHR2 R và 0,4 mol HR2 R. Đun nĩng Y với bột Ni một
thời gian được hỗn hợp Z. Sục hỗn hợp Z vào dung dịch brom lấy dư cĩ hỗn
hợp khí X thốt ra khỏi bình. Đốt X thu được 8,8 gam COR2 R và 7,2 gam HR2RO.
Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng
A. 10,6 gam. B. 5,2 gam. C. 7,8 gam. D. 9,6 gam.
III. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, thảo luận nhĩm.
IV. Thiết kế các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm
vững
- GV yêu cầu HS các nhĩm thảo luận
và điền những thơng tin vào bảng.
- HS điền những thơng tin về CTPT, cấu
trúc, tính chất vật lí, tính chất hố học,
điều chế và ứng dụng của 3 loại
hiđcacbon khơng no vào bảng.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV yêu cầu HS các nhĩm kiểm tra
chéo việc chuẩn bị các bài tập trong
SGK. Các nhĩm đề xuất các bài tập
trong SGK mà các em chưa giải được.
- GV hướng dẫn HS giải các bài tập
mà các em chưa giải được.
- GV cho thêm một số bài tập đã
chuẩn bị sẵn trên giấy.
Lưu ý:
+ GV chỉ chọn và chữa trên lớp các
- HS các nhĩm kiểm tra chéo bài tập
trong SGK.
- Nêu tên các bạn chưa chuẩn bị bài tập
ở nhà.
- Nêu bài tập chưa giải được trong SGK
(nếu cĩ).
- Thảo luận nhĩm
- Trình bày lời giải lên bảng.
166
bài tập sau:
+ Bài tập tự luận: bài 3, 4.
+ Bài tập trắc nghiệm: câu 6, 7,
8, 9, 10.
+ Các bài tập cịn lại yêu cầu HS tự
làm ở nhà.
- GV nhận xét, bổ sung bài làm của
HS.
Phụ lục 7. Giáo án bài thực nghiệm 2: Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và
tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và khơng no”
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết: Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hố học giữa hiđrocacbon
thơm, hiđrocacbon no và hiđrocacbon khơng no.
HS hiểu: Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của hiđrocacbon
thơm, hiđrocacbon no và hiđrocacbon khơng no.
2. Kĩ năng
167
Viết phương trình hố học minh hoạ tính chất của các loại hiđrocacbon.
II. Chuẩn bị
- Bảng hệ thống kiến thức cần nhớ về 3 loại hiđrocacbon: hiđrocacbon thơm,
hiđrocacbon no và hiđrocacbon khơng no.
- Sử dụng một số bài tập ở chương 2 để thiết kế các bài tập làm thêm giao
cho HS:
1) Bài tập tự luận
Bài 1: Hãy điền cơng thức phân tử và các số thích hợp vào bảng sau:
Hiđrocacbon
Cơng
thức
phân tử
Số nguyên tử H
ít hơn ankan
tương ứng
Số liên
kết pi
(π)
Số vịng
(v)
Tổng số
(π+v)
Ankan
Monoxicloankan
Anken
Ankađien
Ankin
Ankylbenzen
Từ đĩ suy ra biểu thức tính giá trị (π+v) đối với hiđrocacbon cĩ cơng thức phân
tử CRxRHRyR. Biểu thức này cĩ phụ thuộc vào nguyên tố hĩa trị 2 khơng? Áp dụng:
Vitamin A cĩ cơng thức phân tử CR20RH R30RO cĩ chứa một vịng 6 cạnh, khơng chứa
liên kết ba. Hỏi trong phân tử cĩ mấy liên kết đơi.
Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy phân biệt ba chất lỏng khơng dán nhãn trong
các nhĩm sau:
a) Benzen, toluen, stiren.
b) Stiren, etylbenzen, phenylaxetilen.
168
Bài 3: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen cĩ phần trăm khối lượng cacbon
bằng 90,56%.
a) Tìm cơng thức phân tử của X.
b) Xác định cơng thức cấu tạo của X, biết khi X tác dụng với brom cĩ hoặc khơng
mặt bột sắt trong mỗi trường hợp chỉ tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất.
c) Y là một đồng phân của X, thỏa mãn sơ đồ sau :
ot ,xt ,pBenzen Y R R→ → →− −
Xác định cơng thức cấu tạo của Y và hồn thành các phương trình hĩa học theo sơ
đồ trên.
Bài 4: Hắc ín là một sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ, thường dùng làm
nhựa trải đường. Nếu bị hắc ín dính vào quần áo, người ta phải dùng xăng (dầu hỏa)
để tẩy mà khơng dùng nước. Hãy giải thích tại sao?
Bài 5: Đốt cháy hồn tồn 1,04 gam một hợp chất hữu cơ D cần vừa đủ 2,24 lít khí
oxi (đktc), chỉ thu được khí CO R2R, hơi HR2RO theo tỉ lệ thể tích 2 2CO H OV : V 2 :1= ở cùng
điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định cơng thức phân tử, cơng thức cấu tạo của D,
biết tỉ khối hơi của D so với hiđro bằng 52 và D chứa vịng benzen.
2) Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hiđrocacbon X cĩ cơng thức phân tử CR8RHR10R khơng làm mất màu dung dịch
brom. Khi đun nĩng X trong dung dịch thuốc tím tạo thành hợp chất
CR7RHR5 RKOR2R (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất
CR7RHR6 ROR2R. Tên gọi của X là
A. etylbenzen. B. 1,2-đimetylbenzen.
C. 1,3-đimetylbenzen. D. 1,4-đimetylbenzen.
Câu 2:
( )n
Bơng
Hơi
Tờ giấy cĩ đục lỗ
Naphtalen
Tiến hành thí nghiệm như bên.
Đun nĩng bát sứ đựng naphtalen
một lúc, sau đĩ để nguội. Khi mở
phễu ra thấy trong phễu cĩ các
tinh thể hình kim bám xung
quanh. Điều đĩ chứng tỏ
naphtalen là chất
A. dễ bay hơi.
169
Câu 3: Hiđrocacbon X khơng làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là
A. xiclohexan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen.
Câu 4: Cho dãy các chất: metan, etilen, axetilen, vinylaxetilen, benzen, stiren,
toluen. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Hai hiđrocacbon A và B đều cĩ cơng thức phân tử là C R6RHR6 R. A làm mất màu
dung dịch brom và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường ; B khơng phản
ứng với cả hai dung dịch trên nhưng tác dụng với hiđro dư tạo ra D cĩ cơng
thức phân tử là CR6RHR12R. A tác dụng với dung dịch AgNOR3R trong NH R3R tạo
thành kết tủa D cĩ cơng thức phân tử là C R6RH R4RAgR2R. Cơng thức cấu tạo của A
và tên gọi của B là
A. CH ≡ C − C ≡ C − CHR2 R−R RCHR3R; benzen.
B. CH ≡ C − CHR2 R−R RCHR2R − C ≡ CH; benzen.
C. CHR3R − C ≡ C − C ≡ C −R RCHR3R; benzen.
D. CH ≡ C − CH(CHR3R) − C ≡ CH; xiclohex-1,2,4-trien.
III. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, thảo luận nhĩm.
IV. Thiết kế các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
170
Chia HS trong lớp thành 3 nhĩm, mỗi nhĩm hệ thống kiến thức của một loại
hiđrocacbon. Các nhĩm lần lượt trình bày và điền vào ơ kiến thức của nhĩm mình
phụ trách và lấy ví dụ minh hoạ lên bảng.
Kết thúc hoạt động 1, HS điền đầy đủ nội dung vào bảng tổng kết trong
SGK.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV yêu cầu HS các nhĩm kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài tập trong SGK.
- Các nhĩm đề xuất các bài tập trong SGK chưa giải được trong SGK (nếu
cĩ).
- GV hướng dẫn các bài tập chưa giải được của HS.
- GV giao cho HS một số bài tập làm thêm đã được chuẩn bị sẵn trên giấy,
- HS thảo luận nhĩm, trình bày phần lời giải; GV nhận xét, bổ sung và rút ra
kiến thức cần củng cố.
171
Phụ lục 8. Giáo án bài thực nghiệm 3: Luyện tập Ancol, phenol.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Thơng qua việc hệ thống hố kiến thức và luyện tập theo vấn đề GV
làm cho HS:
• Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của
ancol, phenol.
• Hiểu sự giống nhau và khác nhau về tính chất hố học giữa
ancol và phenol.
2. Kĩ năng
HS tham gia vào các hoạt động luyện tập để qua đĩ tự hình thành các
kĩ năng sau:
• Kĩ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản để
lập bảng tổng kết, từ đĩ biết cách nhớ cĩ hệ thống.
• Kĩ năng độc lập suy nghĩ vận dụng kiến thức vào bài tập.
II. Chuẩn bị
• GV cho HS ơn tập trước ở nhà về các kiến thức cần nhớ và soạn
trước các bài tập ở bài 56 để cĩ thể tham gia các hoạt động luyện
tập tại lớp.
• Sử dụng một số bài tập ở chương 2 để thiết kế các bài tập làm
thêm giao cho HS:
1) Bài tập tự luận:
172
Bài 1: Hãy nêu những dẫn chứng thực nghiệm để minh họa cho các nhận xét sau
đây và giải thích bằng lí thuyết.
a) Khi thay một nguyên tử H ở H R2RO bằng nhĩm CR2RH R5R- thì tính axit giảm, thay
bằng nhĩm CR6RHR5R- thì tính axit tăng.
b) Khi thay một nguyên tử H ở benzen bằng nhĩm –OH thì phản ứng thế vào
nhân benzen trở nên dễ dàng hơn.
Bài 2: Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẫu
phenol hầu như khơng đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch NaOH, lắc nhẹ, thấy mẩu
phenol tan dần. Cho khí COR2R sục vào dung dịch, thấy dung dịch vẩn đục. Giải thích
các hiện tượng trên.
Bài 3: Cho 2 chất A và B cùng cĩ cơng thức phân tử CR3RH R8RO R2R, chứa cùng một loại
nhĩm chức và đều tác được với natri kim loại giải phĩng khí hiđro. A tác dụng với
Cu(OH)R2R tạo thành dung dịch màu xanh lam, cịn B thì khơng cĩ tính chất này.
a) Gọi tên A và B.
b) Viết các phương trình hĩa học điều chế A, B tưg hiđrocacbon thích hợp.
Bài 4: Đốt cháy hồn tồn 15,4 gam hỗn hợp hai ancol no, mạch hở cĩ cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử, thu được 13,44 lít COR2R (đktc) và 16,2 gam HR2RO.
a) Tìm cơng thức phân tử, cơng thức cấu tạo của hai ancol.
b) Cho 15,4 gam hỗn hợp trên tác dụng với natri thu được V lít khí HR2R (đktc). Tính
V.
2) Bài tập trắc nghiệm
41. Khi tách nước từ một chất X cĩ cơng thức phân tử CR4RHR10RO tạo thành ba anken là
đồng phân của nhau. Cơng thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CHR3R)R3RCOH. B. CHR3ROCHR2RCH R2RCH R3R.
C. CHR3RCH(OH)CHR2RCHR3R. D. CHR3RCH(CHR3R)CHR2ROH.
42. Oxi hố khơng hồn tồn ancol isopropylic bằng CuO nung nĩng, thu được chất
hữu cơ X. Tên gọi của X là
A. metyl vinyl xeton. B. propanal.
C. metyl phenyl xeton. D. đimetyl xeton.
43. Cho sơ đồ chuyển hĩa sau:
Toluen
+Br2(1:1mol),Fe,t° X
+NaOH (dư),t°,p
Y +HCl (dư) Z
173
Trong đĩ X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z cĩ thành phần chính
gồm
A. m-metylphenol và o-metylphenol.
B. benzyl bromua và o-bromtoluen.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
D. o-metylphenol và p-metylphenol.
44. Ảnh hưởng của nhĩm –OH đến gốc CR6RH R5R- trong phân tử phenol thể hiện qua
phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại.
C. nước BrR2R. D. HR2R (Ni, nung nĩng).
45. □Cho các hợp chất sau:
(a) HOCHR2R-CH R2ROH. (b). HOCHR2R-CHR2R-CHR2ROH.
(c) HOCHR2R-CH(OH)-CHR2ROH. (d). CHR3R-CH(OH)-CHR2 ROH.
(e). CHR3R-CHR2ROH. (f). CHR3R-O-CHR2RCH R3R.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)R2R là:
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).
46. Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nĩng.
Sau khi phản ứng hồn tồn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam.
Hỗn hợp hơi thu được cĩ tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46.
47. X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hồn tồn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi,
thu được hơi nước và 6,6 gam CO R2R. Cơng thức của X là
A. CR2RHR4R(OH) R2R. B. CR3RHR7ROH. C. CR3RHR5R(OH) R3R. D. CR3RHR6R(OH) R3R.
48. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít
ancol etylic 46PoP là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng
của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg.
49. Khi đốt cháy hồn tồn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu
được V lít khí COR2R (ở đktc) và a gam HR2RO. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
174
A. Vm 2a
22,4
= − . B. Vm 2a
11,2
= − .
C. Vm a
5.6
= + . D. Vm a
5.6
= − .
50. Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của
nhau, thu được 0,3 mol COR2R và 0,425 mol H R2RO. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn
hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol HR2R. Cơng thức phân
tử của X, Y là:
A. CR2RHR6ROR2 R, CR3RHR8RO R2R. B. CR2RHR6RO, CHR4RO.
C. CR3RHR6RO, CR4RHR8RO. D. CR2RHR6RO, CR3RHR8RO.
III. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, thảo luận nhĩm
IV. Thiết kế các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
Giáo viên cho học sinh tự hệ thống kiến thức cần nắm vững ở nhà. Giáo
viên sử dụng thời gian trên lớp cho học sinh giải bài tập.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV yêu cầu HS các nhĩm kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài tập trong SGK.
- Các nhĩm đề xuất các bài tập trong SGK chưa giải được trong SGK (nếu
cĩ).
- GV hướng dẫn các bài tập chưa giải được của HS.
- GV giao cho HS một số bài tập làm thêm đã được chuẩn bị sẵn trên giấy,
- HS thảo luận nhĩm, trình bày phần lời giải; GV nhận xét, bổ sung và rút ra
kiến thức cần củng cố.
Phụ lục 9. Giáo án bài thực nghiệm 4: Luyện tập Anđehit và xeton .
I. Mục tiêu bài học
175
1. Kiến thức
Hệ thống hố kiến thức về anđehit và xeton.
2. Kĩ năng
So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc và tính chất hố học của
anđehit và xeton.
Giải bài tập nhận biết, so sánh, điều chế.
II. Chuẩn bị
- Hướng dẫn học sinh ơn tập và chuẩn bị trước bài luyện tập để tham gia thảo
luận ở lớp.
- Sử dụng một số bài tập ở chương 2 để thiết kế các bài tập làm thêm giao
cho HS:
1) Bài tập tự luận
Bài 1: Một anđehit no A mạch hở, khơng phân nhánh, cĩ cơng thức đơn giản
nhất là CR2RHR3RO. Tìm cơng thức cấu tạo của A.
Bài 2: Trình bày phương pháp hĩa học phân biệt các chất sau:
a) Các dung dịch: CHR2RO, CR3RHR5 R(OH)R3 R, CR2RHR5ROH, CHR3RCOOH.
b) Các chất khí: fomanđehit, axetilen, etilen (chỉ dùng một thuốc thử).
Bài 3: Hai chất hữu cơ mạch hở X và Y đều cĩ cơng thức phân tử C R4RH R8RO, khi
tác dụng với hiđro (xúc tác niken) đều cho một sản phẩm CR4RHR10RO. Khi X tác
dụng với natri giải phĩng hiđro; Y khơng tác dụng được với dung dịch AgNO R3 R
trong NH R3R, khơng tác dụng được với natri và dung dịch brom. Xác định cơng
thức cấu tạo của X và Y.
Bài 4: Một hợp chất hữu cơ Y gồm các nguyên tố C, H, O chỉ chứa một loại
nhĩm chức cĩ khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Khi cho 0,01 mol Y tác
dụng hết với dung dịch AgNO R3R trong NHR3R thì thu được 4,32 gam Ag. Xác định
cơng thức phân tử và viết cơng thức cấu tạo của Y, biết Y cĩ cấu tạo mạch
cacbon khơng phân nhánh và chứa 37,21% oxi về khối lượng.
2) Bài tập trắc nghiệm
85. Hợp chất X cĩ cơng thức phân tử C R4RH R8RO. X tác dụng với dung dịch AgNO R3R
trong NH R3R sinh ra bạc kết tủa. Khi X tác dụng với hiđro tạo thành Y. Đun Y với
176
HR2RSOR4 R sinh ra anken mạch khơng nhánh. Tên của X là
A. butanal. B. anđehit isobutiric.
C. 2-metylpropanal. D. butan-2-on.
86. Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z cĩ cùng cơng thức phân tử C R3RH R6RO và cĩ
các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H R2R
nhưng chỉ cĩ Z khơng bị thay đổi nhĩm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi
cĩ mặt CHR3RCOOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CR2RHR5RCHO, CHR2R=CH-O-CH R3R, (CHR3R)R2 RCO.
B. (CHR3R)R2RCO, CR2RHR5 RCHO, CHR2R=CH-CH R2ROH.
C. CR2RHR5RCHO, (CHR3R) R2RCO, CHR2R=CH-CHR2 ROH.
D. CHR2R=CH-CH R2ROH, CR2RHR5 RCHO, (CHR3R)R2 RCO.
87. Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit
axetic là:
A. CHR3RCOOH, CR2RHR2R, CR2RH R4R. B. CR2RHR5ROH, CR2RHR4 R, CR2RHR2R.
C. CR2RHR5ROH, CR2RHR2 R, CHR3RCOCHR3 R. D. CR2RHR2R, CHR4R, CHR3RCOOH.
88. Cho sơ đồ phản ứng:
2 2o o
3
H O BrCuO
CH COOHH ,t t
Stiren X Y Z.+
+ ++→ → →
Trong đĩ X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Cơng thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. CR6RHR5RCHOHCH R3R, CR6RH R5RCOCH R3R, CR6RHR5RCOCHR2RBr.
B. CR6RHR5RCHR2 RCHR2 ROH, CR6RHR5RCHR2RCHO, CR6RHR5RCHR2RCOOH.
C. CR6RHR5RCHR2 RCHR2 ROH, CR6RHR5RCHR2RCHO, m-BrC R6RHR4RCHR2 RCOOH.
D. CR6RHR5RCHOHCH R3R, CR6RH R5RCOCH R3R, m-BrC R6RH R4RCOCHR3R.
89. Đốt cháy hồn tồn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol COR2R. Chất X
tác dụng được với Na, tham gia phản ứng cộng Br R2R theo tỉ lệ mol 1:1 và phản
ứng tráng bạc. Cơng thức cấu tạo của X là
A. HO-CHR2R-CHR2R-CH=CH-CHO. B. HOOC-CH=CH-COOH.
C. HO-CHR2R-CH=CH-CHO. D. HO-CHR2R-CHR2R-CHO.
90. Đun nĩng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí HR2R (xúc tác Ni) đến khi phản ứng
xảy ra hồn tồn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y cĩ thể tích 2V lít (các thể tích
khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z
tác dụng với Na sinh ra HR2R cĩ số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là
177
anđehit
A. khơng no (chứa một nối đơi C=C), hai chức.
B. no, hai chức.
C. no, đơn chức.
D. khơng no (chứa một nối đơi C=C), đơn chức.
91. X là hỗn hợp gồm HR2R và hơi của hai anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử
đều cĩ số nguyên tử C nhỏ hơn 4), cĩ tỉ khối so với heli là 4,7. Đun nĩng 2 mol
X (xúc tác Ni), được hỗn hợp Y cĩ tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Thu lấy tồn bộ
các ancol trong Y rồi cho tác dụng với Na (dư), được V lít HR2R (đktc). Giá trị lớn
nhất của V là
A. 22,4. B. 13,44. C. 5,6. D. 11,2.
92. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNOR3R trong dung dịch NHR3R,
đun nĩng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hĩa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản
ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Cơng thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO. B. CHR3RCHO.
C. OHC-CHO. D. CHR3RCH(OH)CHO.
93. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nĩng, thu được một hỗn hợp rắn Z và
một hỗn hợp hơi Y (cĩ tỉ khối hơi so với HR2R là 13,75). Cho tồn bộ Y phản ứng
với một lượng dư AgNOR3R trong dung dịch NH R3R đun nĩng, sinh ra 64,8 gam Ag.
Giá trị của m là
A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
94. Hiđro hĩa hồn tồn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở,
kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m+1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt
khác, khi đốt cháy hồn tồn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O R2R (ở
đktc). Giá trị của m là
A. 17,8. B. 24,8. C. 10,5. D. 8,8.
III. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, thảo luận nhĩm.
IV. Thiết kế các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
178
Giáo viên cho học sinh tự hệ thống kiến thức cần nắm vững ở nhà. Giáo
viên sử dụng thời gian trên lớp cho học sinh giải bài tập.
Hoạt động 2: Bài tập
- GV yêu cầu HS các nhĩm kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài tập trong SGK.
- Các nhĩm đề xuất các bài tập trong SGK chưa giải được trong SGK (nếu
cĩ).
- GV hướng dẫn các bài tập chưa giải được của HS.
- GV giao cho HS một số bài tập làm thêm đã được chuẩn bị sẵn trên giấy,
- HS thảo luận nhĩm, trình bày phần lời giải; GV nhận xét, bổ sung và rút ra
kiến thức cần củng cố.
Phụ lục 10. Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1 (4 điểm)
Viết các phương trình hĩa học xảy ra (ghi điều kiện phản ứng, nếu cĩ) khi:
a) Cho anđehit propionic tác dụng với dung dịch [Ag(NH R3R)R2R]OH.
b) Đun ancol isopropylic với HR2RSOR4R đặc ở 140PoPC.
c) Cho anđehit axetic tác dụng với nước brom.
d) Oxi hĩa metan tạo thành anđehit tương ứng.
Câu 2 (4 điểm)
179
a) Viết một phương trình hĩa học của phản ứng để chứng tỏ tính axit của
phenol yếu hơn axit cacbonic.
b) Hãy sắp xếp nhiệt độ sơi theo thứ tự tăng dần của các chất sau: propan,
ancol etylic, anđehit axetic, ancol propylic. Giải thích.
Câu 3 (2 điểm)
Bằng phương pháp hĩa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: axeton, phenol,
propan-1-ol, etylen glicol. Viết phương trình hĩa học minh họa.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; H = 1; Br = 80; Ag = 108.
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Thuốc thử duy nhất cĩ thể dùng để phân biệt ba chất lỏng: benzen, toluen,
stiren là
A. dung dịch BrR2R. B. dung dịch KMnOR4R.
C. dung dịch NaOH. D. HCl.
Câu 2: Isopren tác dụng với dung dịch BrR2 R theo tỉ lệ mol 1:1 cĩ thể tạo ra bao nhiêu
đồng phân cấu tạo?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 3: Trùng hợp 11,2 mP3
P
etilen (đktc) với hiệu suất bằng 90%. Khối lượng polime
thu được là
A. 12,60 kg. B. 14,22 kg. C. 14,63 kg. D. 15,56 kg.
Câu 4: Trong tự nhiên, tecpen chủ yếu cĩ trong
A. khí mỏ dầu. B. tinh dầu thảo mộc.
C. khí lị cốc. D. khí thiên nhiên.
Câu 5: Phát biểu khơng đúng là:
A. Hiđrocacbon mạch hở cĩ cơng thức phân tử CRnRHR2n-2R là ankin.
B. Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của
hiđrocacbon từ khơng nhánh thành phân nhánh, từ khơng thơm thành thơm.
C. Dầu mỏ được khai thác từ các mỏ dầu dưới lịng đất.
D. Cĩ thể phân biệt but-1-in và but-2-in bằng dung dịch AgNOR3R trong NH R3R.
180
Câu 6: Cho các chất: CH R2R=CH−CH=CHR2 R; CH R3R−CHR2R−CH=C(CHR3 R)R2R;
CHR3R−CH=CH R2R; CHR3R−CH=CH−CH=CH R2R; CHR3R-CH R2R-CH=C(CHR3 R)-CHR2 R-CHR3R. Số
chất cĩ đồng phân hình học là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7: Hỗn hợp X cĩ tỉ khối so với HR2 R là 19,5 gồm etan, propen và butin-1. Khi đốt
cháy hồn tồn 0,02 mol X, tổng khối lượng của COR2R và HR2 RO thu được là
A. 3,8 gam. B. 2,1gam. C. 3,5 gam. D. 2,6 gam.
Câu 8: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua
bình chứa 1,4 lít dung dịch Br R2R 0,5M. Sau khi phản ứng hồn tồn, số mol Br R2R giảm
đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Cơng thức phân tử của 2
hiđrocacbon là
A. CR2RHR2R và C R4RHR6R. B. CR2RHR2R và C R4RHR8R.
C. CR3RHR4R và C R4RHR8R. D. CR2RHR2R và C R3RHR8R.
Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm H R2R và một anken. Tỉ khối của X so với HR2R bằng 9,1.
Đun nĩng X cĩ xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được hỗn hợp
khí Y khơng làm mất màu nước brom, tỉ khối của Y so với HR2R bằng 13. CTPT của
anken là
A. CR2RH R4R. B. CR3RHR6R. C. CR4RHR8R. D. CR5RHR10
Câu 10: Cho hiđrocacbon X phản ứng với nước brom theo tỉ lệ mol 1:1, thu được
chất hữu cơ Y (chứa 74,074% brom về khối lượng). Khi X phản ứng hồn tồn với
HBr chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. but-1-en. B. but-2-en. C. etilen. D. propin.
Câu 11: Cho các chất: etilen, axetilen, vinylaxetilen, phenyletilen, naphtalen. Tổng
số liên kết π và vịng tương ứng với các chất trên là:
A.1, 2, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 1, 2, 3, 5, 7.
Câu 12: Đốt cháy hồn tồn V lít ankin (đktc) thu được 5,4 g HR2RO. Nếu cho tồn
bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa nước vơi trong thì khối lượng bình
tăng thêm 25,2 g. Giá trị của V là:
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72.
II. Phần tự luận (4 điểm)
181
Câu 1 (1,5 điểm)
Viết phương trình hĩa học của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hĩa sau (các chất
hữu cơ viết dưới dạng cơng thức cấu tạo):
Metan axetilen
benzen etylbenzen
vinylaxetilen buta-1,3-đien
(2)
(4)
(3)
(5)
(1)
(6)
polibutađien
Câu 3 (2,5 điểm)
Dẫn 4,928 lít hh X (đktc) gồm propin và anken A vào dd AgNOR3 R/NHR3 R dư thu
được 17,64 gam kết tủa. Dẫn hết khí cịn lại vào bình chứa dung dịch brom dư, thấy
khối lượng bình brom tăng thêm 7 gam.
a) Tính phần trăm thể tích từng chất trong X.
b) Xác định CTCT của A biết A cĩ đồng phân hình học, viết cơng thức lập
thể của chúng
Phụ lục 11. Phiếu tham khảo ý kiến
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
Lớp Cao học k19
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Kính chào quý Thầy (Cơ)!
Chúng tơi đang thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập Hĩa học hữu cơ
lớp 11 trung học phổ thơng dùng cho học sinh khá giỏi”. Kính mong quý Thầy (Cơ)
vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào
ơ lựa chọn.
Xin chân thành cảm ơn!
I. Thơng tin cá nhân
Họ và tên (cĩ thể ghi hoặc khơng):………………………………………………….
Số năm giảng dạy:……….. Nam Nữ
Trình độ đào tạo cao nhất: Cử nhân Học viên cao học Thạc sĩ Tiến
sĩ
182
Trường hiện đang cơng tác:…………………………..Tỉnh (thành phố):…………..
Loại hình trường: Chuyên Cơng lập Cơng lập tự chủ Dân lập, tư
thục
II. Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Theo Thầy (Cơ), số lượng bài tập Hĩa học hữu cơ trong SGK, SBT lớp 11
nâng cao dùng cho học sinh khá giỏi là
nhiều vừa đủ ít
2. Thầy (Cơ) vui lịng cho biết mức độ cần thiết của việc bổ sung bài tập Hĩa
học hữu cơ cho học sinh khá giỏi:
rất cần thiết cần thiết bình thường khơng cần thiết
3. Khi dạy học phần Hĩa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Thầy (Cơ)
thường sử dụng bài tập cho học sinh khá giỏi từ những nguồn nào? (cĩ thể
đánh dấu vào nhiều lựa chọn)
Sách giáo khoa
Sách bài tập
Đề thi tuyển sinh Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề thi tuyển sinh Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sách tham khảo
Internet
Tự xây dựng
Nguồn khác:………………………………………………………………….
4. Thầy (Cơ) vui lịng cho biết mức độ cần thiết của các dạng bài tập Hĩa học
hữu cơ lớp 11 cần bổ sung cho học sinh khá giỏi.
STT Dạng bài tập
Mức độ cần thiết
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Khơng
cần thiết
1 So sánh, giải thích
2 Viết đồng phân
3 Xác định cơng thức cấu tạo dựa
vào tính chất hĩa học
4 Điều chế
5 Nhận biết
6 Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
7 Dãy chuyển hĩa
183
8 Bài tập cĩ sử dụng hình vẽ
9 Bài tập cĩ sử dụng bảng số liệu
10 Bài tập cĩ sử dụng đồ thị
11 Bài tập tính tốn
12 Bài tập thực tiễn
5. Xin quý Thầy (Cơ) cho biết ý kiến của mình về một số hướng sử dụng bài
tập cho học sinh khá giỏi.
STT Hướng sử dụng bài tập
Mức độ cần thiết
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Khơng
cần
thiết
1
Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện
năng lực vận dụng kiến thức
2 Sử dụng bài tập1T để rèn luyện năng lực
suy luận lơgic1T
3
Sử dụng bài tập để củng cố kĩ năng
thực hành
4
Sử dụng bài tập1T để rèn luyện năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề
5 Sử dụng bài tập để mở rộng hiểu biết
các vấn đề thực tiễn
6
R1Tèn luyện cho học sinh cách giải nhanh 1T
bài tập hố học
7
Hướng khác:
…………………………………………
…………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy (Cơ)!
Nguyễn Thị Ngọc An, điện thoại 0909648325
Email: 0TUngoc_an8106@yahoo.com.vnU0T
184
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5560.pdf