Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu khai thác số liệu chấp hành ngân sách nhà nước

LỜI MỞ ĐẦU Trong chúng ta ai cũng nhận ra giá trị và tác dụng của tin học đối với đời sống xã hội cũng như về chính trị, văn hóa. Sự ra đời của máy vi tính đã trở thành cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Máy tính dần trở thành công cụ hữu ích, thay thế những công việc từ đơn giản đến phức tạp và hiệu quả của nó là sự đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển kinh tê, văn hoá, xã hội của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và tin học hoá các khâu

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu khai thác số liệu chấp hành ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong quá trình quản lý nhà nước nói riêng là điều hết sức cần thiết và phổ biến. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng tài chính vững mạnh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân…nhà nước đã đưa ra luật Ngân Sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách Chính quyền địa phương. Việc quản lý về thu – chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước. Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý ngân sách Nhà nước, phân bổ, sử dụng Ngân sách Nhà nước một cách hợp lý. Được thực tập ở Bộ Tài chính, cùng với sự giúp đỡ của các chú, các anh, chị ở Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cùng với sự chỉ bảo ân cần của PGS.TS. Hàn Viết Thuận, em quyết định chọn đề tài : “ Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu khai thác số liệu chấp hành ngân sách nhà nước”. Em xin gửi tới các chú, các anh chị tại trung tâm CSDL nói riêng và Cục Tin học và thống kê tài chinh nói chung lời cảm ơn chân thành nhất đã hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ cho cá nhân em trong thời gian em thực tập tại đay. Và em xin đặc biệt cám ơn PGS.TS Hàn Viết Thuận đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do sự nhận thức và tìm hiểu còn chưa sâu, nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu xót, em rất nhận được ý kiến đóng góp cũng như sự chỉ bảo của mọi người để hoàn thiện hơn chuyên đề của mình. Em xin chân thành cám ơn! CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH & CỤC TIN HỌC - THỐNG KÊ TÀI CHÍNH TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH: Vị trí và chức năng: Theo nghị định số 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài chính bao gồm: Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính ( gọi chung là lĩnh vực tài chính – ngân sách ), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực tài chính ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quản lý ngân sách nhà nước; Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của nhà nước Quản lý dự trữ quốc gia Quản lý về tài sản nhà nước; Quản lý về tài chinh doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và nguồn viện trợ quốc tế; Quản lý về hoạt động kế toán, kiểm toán; Quản lý tài chính các ngân hang, tổ chức tài chính phi ngân hang và dịch vụ tài chính Quản lý hoạt động hải quan Quản lý về lĩnh vực giá Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ và tham gia quản lý thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quản lý các hoạt đông hợp tác quốc tế. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ, Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Quản lý các hoạt động về cải cách hành chính Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức: Thanh tra tài chính Thời báo tài chính VN BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Vụ đầu tư Vụ I Ngân sách Đảng an ninh QP) Vụ Tài chính HCSN Vụ Chính sách Thuế Vụ Tài chính các ngấn hàng và tổ chức TC Vụ Bảo hiểm Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán Vụ Tài chính đối ngoại Vụ Hợp tác quốc tế Vụ Pháp chế Văn phòng Bộ Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Tài vụ và quản trị Tổng cục hải quan Kho bạc nhà nứoc Cục hải quan (Tại tỉnh, thành phố TT trung ưong) Kho bạc NN (Tại tỉnh, thành phố TT trung ưong) Cửa khẩu Kho bạc nhà nước ( Tại quận, huyện) Cục Tài chính doanh nghiệp Cục Quản lý công sản Cục dự trữ quốc gia Cục Quản lý giá Cục tin học và thống kê tài chính Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tạp chí tài chính Học viện tài chính Cục thuế (Tại tỉnh, thành phố TT trung ưong) Vụ ngân sách nhà nước Tổng cục thuế Chi cục thuế ( Tại quận, huyện) Đội thuế phường, xã hoặc liên phường xã II. CỤC TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ TÀI CHÍNH: Cục Tin học và Thống kê tài chính là tổ chức thuộc bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý hoạt động, phát triển và ứng dụng công nghệ tin học; quản lý công tác thống kê trong toàn ngành; thực hiện công tác thống kê tài chính và xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu tài chính Quốc gia; Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ tin học: Trình Bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống tin học trong toàn ngành Tài chính và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ tin học của cơ quan Bộ Tài chính; thẩm định kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ tin học của các đơn vị và tổ chức thuộc Bộ; tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong toàn ngành trình Bộ phê duyệt; Hướng dẫn các đơn vị và tổ chức thuộc Bộ xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ theo kế hoạch đã được duyệt; Tổ chức nghiên cứu, phân tích dự báo các vấn đề có liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ tin học phục vụ cho yêu cầu quản lý của Bộ. Quản lý thông nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ tin học: Trình Bộ ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến việc quản lý phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong toàn ngành; Trình Bộ ban hành các quy định ứng dụng công nghệ tin học để áp dụng thống nhất trong toàn ngành, bao gồm chuẩn bị tin học, chế độ bảo mật và an toàn thông tin, trình tự xây dựng, triển khai, quản lý và nghiệm thu các dự án ứng dụng công nghệ tin học…; Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo ủy quyền của Bộ các văn bản hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ tin học và thực hiện các quy định của Bộ Tài chính trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tin học, trong việc quản lý và cung cấp thông tin quản lý chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Bộ ban hành các định mức chi phí cho các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ tin học để áp dụng trong toàn ngành. Tham gia ý kiến, đề xuất việc phân bổ các nguồn vốn sử dụng cho hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ tin học được duyệt. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị và tổ chức thuộc Bộ. Phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước và Cục Dự trữ quốc gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc hệ thống. Trình Bộ xử lý những trường hợp sai phạm của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Quản lý công tác thống kê cà tổ chức thực hiện thống kê tài chính: Trình Bộ ban hành các văn bản quy định chi tiết về công tác thống kê theo quy định của Luật Thống kê để áp dụng thống nhất trong toàn ngành. Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ nghiên cứu trình Bộ ban hành hệ thống các chỉ tiêu thống kê thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, các biểu mẫu, chế độ thông tin, báo cáo phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo của Bộ; Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ xây dựng và trình Bộ ban hành hệ thống bảng phân loại thống kê (mã số) sử dụng thống nhất trong ngành tài chính; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ triển khai thực hiện các quy định của Bộ và của Nhà nước về công tác thống kê, báo cáo; Tổ chức công tác thống kê tài chính và phân tích dự báo theo quy định của Bộ. Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê tài chính và các ấn phẩm thống kê tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. Xây dựng và quản lý vận hành Cơ sở dữ liệu tài chính Quốc gia: Xây dựng, triển khai và vận hành Cơ sở dữ liệu tài chính Quốc gia đảm bảo thu nhận, xử lý và kết xuất thông tin một cách đầy đủ, tin cậy, nhanh chóng, chính xác và an toàn theo yêu cầu quản lý của Bộ; Tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin dữ liệu về tài chính theo quy định của pháp luật và của Bộ; phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ triển khai việc cung cấp và trao đổi thông tin với các Cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành; Quản lý kỹ thuật và biên tập tin cho trang điện tử nội bộ và Website Bộ tài chính; Trực tiếp xây dựng, triển khai, vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng, triển khai, quản trị vận hành và hỗ trợ kỹ thuật cho: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Bộ; Hệ thống hạ tầng truyền thông thống nhất của ngành Tài chính; Hệ thống hạ tần kỹ thuật và chương trình ứng dụng công nghệ tin học phục vụ Cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia. Tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ tin học dùng chung và tích hợp giữa các hệ thống trong toàn ngành. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tin học, thống kê tài chính, cập nhật kiến thức mới và chuyển giao các ứng dụng công nghệ tin học chuyên ngành cho các đối tượng sử dụng theo kế hoạch và chương trình được duyệt. Biên tập và xuất bản Tạp chí Tài chính. Đề xuất ý kiến và thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng công nghệ tin học và thống kê tài chính theo phân công của Bộ. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung đề tài được duyệt. Ký các văn bản giải thích, hướng dẫn, trả lời các đơn vị, tổ chức, cá nhân về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục; các văn ban trả lời đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo uỷ quyền của Bộ; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin tài liệu, văn bản cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức: Phòng Quản lý hệ thống Phòng Quản trị mạng Phòng Phát triển ứng dụng công nghệ tin học Phòng Thống kê và phân tích dự báo Phòng Hành chính tổng hợp Trung tâm cơ sở dữ liệu Trung tâm Chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật Trung tâm CSDL dự phòng và hỗ trợ triển khai Tin Học tại TP Hồ Chí Minh Tạp chí Tài chính Phòng Quản lý hệ thống: Công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển: Nghiên cứu chiến lược phát triển ứng dụng CNTT, mô hình tổng thể hệ thống thông tin ngành Tài chính và các phân hệ. Tham gia xây dựng, thấm định các đề án phát triển CNTT trong toàn ngành tài chính theo định hướng phát triển chung của Bộ. Nghiên cứu, phân tích và dự báo các nội dung có liên quan đến lĩnh vực ứng dụng tin học phục vụ việc phát triển ứng dụng tin học trong toàn ngành. Công tác xây dựng chế độ chính sách: Nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách liên quan đến việc phát triển và ứng dụng tin học của toàn ngành trong lĩnh vực phát triển ứng dụng tin học. Công tác kế hoạch: Chủ trì phối hợp với các phòng trong Cục lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. Tham gia ý kiến với các cơ quan chức năng và đề xuất để Bộ ra quyết định việc phân bổ nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động ứng dụng tin học trong ngành Tài chính phù hợp với kế hoạch phát triển ứng dụng tin học. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết về hoạt động của đơn vị theo kế hoạch chung đã được Bộ duyệt, Xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết về hoạt động của đơn vị theo kế hoạch chung đã được Bộ duyệt. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo tin học cho cán bộ chuyên tin học của Cục và ngành Tài chính. Giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch của Cục và các hệ thống 2.1.4. Công tác kiểm tra giám sát: Chủ trì phối hợp với các tổ chức chuyên ngành thuộc Bộ, tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi toàn ngành tình hình thực hiện chế độ, chính sách, các quy định mà Bộ và Nhà nước đã ban hành trong hoạt động ứng dụng tin học, cá kế hoạch chiến lược của ngành. Kiểm tra thẩm định chất lượng các sản phẩm, dự án, hợp đồng tin học được sử dụng và thực hiện trong ngành Tổng hợp tình hình chấp hành, cũng như các vi phạm và phát sinh về hoạt động tin học trong toàn ngành, trình lãnh đạo Cục quyết định các biện pháp xử lý. Phòng Quản trị mạng: Chủ trì xây dựng và trực tiếp quản trị hệ thống hạ tầng truyền thông ngành Tài chính. Quản trị kỹ thuật CSDL Quốc gia tài chính ngân sách Chủ trì xây dựng hệ thống an toàn bảo mật cho toàn bộ hệ thống hạ tầng truyền thông ngành Tài chính, CSDL quốc gia tài chính ngân sách và mạng máy tính cơ quan Bộ. Quản trị mạng máy tính cơ quan Bộ Tài chính. Phòng Thống kê và Phân tích dự báo: Nghiên cứu và trình Bộ ban hành các văn bản pháp quy về công tác thống kê theo quy định của Luật Thống kê để áp dụng thống nhất trong toàn ngành; Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ nghiên cứu trình Bộ ban hành hệ thống các chỉ tiêu thống kê thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, các biểu mẫu, chế độ thông tin, báo cáo phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo của Bộ; Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ xây dựng và trình Bộ ban hành hệ thống bảng phân loại thống kê (mã số ) sử dụng thống nhất trong ngành tài chính và quản lý thống nhất các bảng mã ; đầu mối tham gia với bộ, ngành khác trong việc nghiên cứư xây dựng các bộ mã chung trong cả nước. Chịu trách nhiệm về biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê tài chính và cung cấp các số liệu, phân tích dự báo tổng hợp Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ triển khai thực hiện quy định của Nhà nước và của Bộ về hoạt động thống kê Tài chính. Chủ trì tổ chức và phối hợp với các đơn vị trong Bộ thực hiện các hoạt động thống kê tài chính (điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích, dự báo và công bố thông tin…) theo luật định và yêu cầu của Bộ. Chủ trì phối hợp với Trung tâm CSDL tổ chức công tác báo cáo thống kê tài chính định kỳ theo yêu cầu của Bộ. Chủ trì đề xuất và hợp tác với các đơn vị, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế về trao đổi thông tin, kinh nghiệm và đào tạo về công tác thống kê, phân tích dự báo. Phòng Phát triển ứng dụng công nghệ tin học: Chủ trì hoặc hợp tác phát triển các ứng dụng tin học phụ vụ cho các đơn vị trong khu vực Bộ, các Sở Tài chính; các ứng dụng tin học: Tin học dung chung và tích hợp giữa các hệ thống trong toàn ngành; các ứng dụng phục vụ CSDL Quốc gia tài chính ngân sách; ứng dụng phục vụ công tác thống kê tài chính, Trang điện tử và Website tài chính. Chủ trì việc cập nhật nâng cấp các ứng dụng trên. Chủ trì việc tích hợp, chuyển đổi, thống nhất toàn bộ các ứng dụng tin học dung chung và các ứng dụng tích hợp giữa các hệ thống trong toàn ngành. Phòng hành chính tổng hợp: 2.5.1. Công tác tổ chức, hành chính: Giúp lãnh đạo Cục trong công tác tổ chức cán bộ và quản lý nội bộ Quản lý văn thư, lưu trữ. 2.5.2. Công tác tổng hợp: Tổng hợp báo cáo hoạt động định kỳ của Cục. Giúp Lãnh đạo Cục điều phối hoạt động chính của Cục theo kế hoạch và đôn đốc thực hiện. 2.5.3. Công tác tài vụ quản trị: Thực hiện công tác kế toán, tài vụ, thu quỹ tập trung cho toàn bộ các hoạt động hành chính, sự nghiệp của Cục đảm bảo quản lý thu, chi theo đúng chế độ nhà nước quy định. Trực tiếp làm việc với các đơn vị quản lý cấp trên đảm bảo việc cấp phát kinh phí trên cơ sở kế hoạch ngân sách được duyệt, kịp thời phục vụ cho hoạt động cuả toàn Cục, làm báo cáo quyết toàn tháng, quý, năm. Quản lý mọi tài sản của Cục, bao gồm các trang thiết bị, vập tư và tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành cũng như các tài liệu tạp chí thông tin khoa học kỹ thuật. Chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Cục và đảm bảo mọi công việc có liên quan đến công tác hậu cần. 2.5.4. Công tác đối ngoại: Tổ chức các đoàn ra Thu xếp và theo dõi các buổi tiếp khách nước ngoài của Cục 2.6. Trung tâm Cơ sở dữ liệu: 2.6.1. Xây dựng và vận hành CSDL quốc gia tài chính ngân sách: Chủ trì đưa ra các yêu cầu về nội dung đưa ra các yêu cầu về nội dung dữ liệu và quy trình xử lý khai thác để từ đó phối hợp với các bộ phận trong Cục và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng CSDL quốc gia tài chính ngân sách. Vận hành và quản lý khai thác CSDL quốc gia tài chính ngân sách 2.6.2. Tổ chức thu thập và cập nhật dữ liệu cho CSDL: Tổ chức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin, báo cáo theo yêu cầu quản lý của Bộ. Cung cấp dữ liệu phục vụ công tác Thống kê tài chính. 2.6.3. Quản lý nội dung và biên tập tin cho Trang điện tử nội bộ và Website Bộ tài chính: 2.6.4. Quản lý sử dụng và cung cấp hệ thống bảng phân loại thống kê ( mã số) thống nhất đối với các chương trình ứng dụng và CSDL trong ngành tài chính. Thực hiện cấp mã số trong ngành theo sự phân công của Bộ. 2.6.5. Tổ chức dịch vụ thông tin về tài chính ngân sách: 2.7. Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Hỗ trợ Kỹ thuật: 2.7.1. Triển khai, đào tạo ứng dụng tin học: Tổ chức, thực hiện đào tạo, tập huấn và triển khai các ứng dụng tin học trong ngành tài chính Đề xuất kỹ thuật trong việc triển khai tin học cho các đơn vị địa phương trong hệ thống tài chính. 2.7.2. Hỗ trợ kỹ thuật: Hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì các ứng dụng tin học đã triển khai cho các đơn vị. Bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy tính trong cơ quan Bộ và các thiết bị do Bộ Tài chính cung cấp cho các đơn vị trong ngành tài chính. Phối hợp với Vụ Tài vụ quản trị trong hoạt động thu hồi, điều chuyển và thanh lý thiết bị. 2.7.3. Dịch vụ cung cấp các ứng dụng tin học: Cung cấp, đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ các ứng dụng tin học cho các đơn vị trong và toàn ngành tài chính có nhu cầu. 2.8. Trung tâm Cơ sở dữ liệu dự phòng: Vận hành cơ sở dữ liệu dự phòng: đảm bảo an toàn dữ liệu và chức năng dự phòng của bản sao CSDL quốc gia tài chính ngan sách. Quản trị, vận hành Trung tâm miền nam của Hạ tầng truyền thông ngành Tài chính. Hỗ trợ vận hành các Trung tâm tỉnh của Hạ tầng truyền thông ngành Tài chính tại địa bàn các tỉnh phía nam. Quản trị vận hành mạng nội bộ của Cơ quan đại diện Bộ Tài chính tại TP Hồ Chí Minh. Hỗ trợ các đơn vị Tài chính các tỉnh phia nam (các Sở Tài chính trong việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý tại địa phương. Triển khai, chuyển giao các chương trình ứng dụng của ngành tại địa bàn các tỉnh phía Nam Hỗ trợ sau triển khai các chương trình ứng dụng của ngành tại địa bàn các tỉnh phía nam Tổ chức đào tạo chuyển giao và tham gia các chương trình đào tạo do Cục tổ chức cho các đơn vị thuộc địa bàn tỉnh, thành phố phía nam. Quản lý phòng máy tính “Huấn luyện chuyển giao”. Lập kế hoạch khai thác, đề xuất lãnh đạo Cục phê duyệt để tạo nguồn thu cho Trung tâm. Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị của Cục tại Hà Nội để thực hiện, tham gia thực hiện các công tác có liên quan đến các đơn vị thuộc địa bàn các tỉnh phía nam. Đầu mối thường trực các mặt công tác của Cục Tin học và Thống kê tài chính đối với các tỉnh thành phố phía nam. 2.9. Tạp chí Tin học Tài chính Chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí Tin học Tài chính với mục đích: + Chuyển tải các thông tin chỉ đạo hướng dẫn điều hành thực hiện các nhiệm vụ trong hệ thống tin học của ngành Tài chính. + Tạo diễn đàn trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm qua thực tế hoạt động của lĩnh vực tin học trong và ngoài hệ thống; cung cấp thông tin trong và ngoài nước có liên quan tới tiến bộ trong việc ứng dụng tin học vào việc phục vụ trong ngành tài chính, từ đó tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định cơ chế chính sách, cũng như vận dụng vào quá trình quản lý, điều hành thông qua hệ thống tin học tài chính của Việt Nam. + Là cầu nối giữa tin học tài chính với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và tới bộ phận quần chúng có quan hệ trực tiếp và gián tiếp tới hệ thống tin học tài chính (cần thông tin về các lĩnh vực như đầu tư, thuế, doanh nghiệp, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác). Tuyên truyền, giới thiệu khả năng và mức độ cần thiết ứng dụng tin học tài chính đến với lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, đồng thời cũng cho thấy những bất cập cần hoàn thiện của hệ thống tin học tài chính. Đối tượng phục vụ của Tạp chí là: + Các cán bộ nghiệp vụ ngành Tài chính. + Các cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành Tài chính. + Những đối tượng ngoài ngành bao gồm các doanh nghiệp, các đối tượng nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, những người quan tâm đến tin học tài chính CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT I. HỆ THỐNG THÔNG TIN: 1. Hệ thống thông tin (HTTT ) và các bộ phận cấu thành HTTT: *Hệ thống thông tin (HTTT ): là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs ) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources ) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs ) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho dữ liệu (Storage). Nguồn Thu thập Xử lý và lưu giữ Kho dữ liệu Đích Phân phát Mô hình hệ thống thông tin 2. Phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức: 2.1. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra: Mặc dù các hệ thống thông tin thường sử dụng các công nghệ khác nhau, nhưng chúng phân biệt nhau trước hết bởi loại hoạt động mà chúng trợ giúp. Theo cách này, có 5 loại: Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS(Trasaction Processing System ): Các hệ thống xử lý giao dịch xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hang, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện các giao dịch đó: Hệ thống trả lương, lập đơn đặt hang, làm hoá đơn, theo dõi khách hàng… Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System ): Là những hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược, chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu… Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support System): Là những hệ thống được thiết kế với mục đích rõ ràng là trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Quá trình ra quyết định thường được mô tả như là một quy trình được tạo thành từ 3 giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết và lựa chọn một phương án. Một hệ thống trợ giúp ra quyết định phải cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần ra, thêm vào đó nó còn phải có khả năng mô hình hoá để có thể phân lớp và đánh giá các giải pháp. Hệ thống chuyên gia ES(Expert System ): Là những hệ thống cơ sở trí tuệ, có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage ): Là những hệ thống thông tin được sử dụng như một sự trợ giúp chiến lược 2.2. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp: Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. 3. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin: Khái niệm mô hình này là rất quan trọng, nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin. Có 3 mô hình được đề cập đến để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong: Mô hình logic: Mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý. Mô hình vật lý ngoài: Mô hình này chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được sử dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xảy ra. Mô hình vật lý trong: Mô hình này liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật: đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dung để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mỗi mô hình là kết quả của một góc nhìn khác nhau, mô hình logic là kết quả của góc nhìn quản lý, mô hình vật lý ngoài là góc nhìn sử dụng, mô hình vật lý trong là góc nhìn kỹ thuật… 4. Tầm quan trọng của HTTT hoạt động tốt: Hoạt động tốt hay xấu của một HTTT được đánh giá thông qua chất lượng của thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin như sau: Độ tin cậy: thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác. Thông tin ít độ tin cậy gây cho tổ chức những hậu quả tồi tệ. Tính đầy đủ: Tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cấu của nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng một thông tin không đầy đủ có thể dẫn đến các quyết định và hành động không đáp ứng với đòi hỏi của tình hình thực tế, thậm chí làm hại cho doanh nghiệp. Tính thích hợp và dễ hiểu: HTTT phải thích hợp và dễ hiểu, thông tin phải thích ứng với người nhận, phải được bố trí hợp lý của các phần tử thông tin. Nếu không sẽ dẫn đến việc tốn phí cho việc tạo ra những thông tin không dùng hoặc là ra các quyết định sai vì thiếu thông tin cần thiết. Tính được bảo vệ: thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức cũng nhu vốn và nguyên vật liệu. Thông tin phải được bảo vệ và chỉ những người được quyền mới được phép tiếp cận tới thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho tổ chức. Tính kịp thời: Thông tin có thể là tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng vẫn không có ích khi nó không được gửi tới người sử dụng vào lúc cần thiết. II. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một HTTT: Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển HTTT: Những vấn đề về quản lý Những yêu cầu mới của nhà quản lý Sự thay đổi của công nghệ Thay đổi sách lược chính trị Phương pháp phát triển HTTT: Mục đích chính xác của dự án phát triển một HTTT là có được một sản phẩm đáp ứng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, nó hoà hợp được vào trong các hoạt động của tổ chức, chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thời gian định trước. Một phương pháp được định nghĩa như một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp được đề nghị dựa vào ba nguyên tắc cơ sở chung: Sử dụng các mô hình Chuyển từ cái chung sang cái riêng Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang vật lý khi thiết kế Các công đọan của phát triển hệ thống: Phương pháp này có 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm các công đoạn được liệt kê kèm theo: Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu: Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32578.doc
Tài liệu liên quan