Xây dựng E-Learning chương "liên kết hóa học và cấu tạo phân tử" học phần hóa đại cương trường Cao Đẳng Giao thông vận tải 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Linh XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG “LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ” HỌC PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3 Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa Học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHI THÚY Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê

pdf126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng E-Learning chương "liên kết hóa học và cấu tạo phân tử" học phần hóa đại cương trường Cao Đẳng Giao thông vận tải 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phi Thúy, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học, các Thầy Cô Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Tác giả xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã luôn đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, động viên nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên trong thời gian học tập, nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Nguyễn Thị Thùy Linh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông CBT : Computer Base Training (đào tạo trên cở sở máy tính) ĐC : Đối chứng ĐHQG : Đại học Quốc gia GV : Giảng viên HĐC : Hóa đại cương LKHH&CTPT : Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử LMS : Learning Management System hệ thống quản lý khóa học) SCORM : Sharable Content Object Reference Model (là một chuẩn đóng gói nội dung giáo dục) SV : Sinh viên Tkđ : Đại lượng kiểm định T (Student) T k, : Giá trị T tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TN : Thực nghiệm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài E-learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Với e-learning, việc học là linh hoạt và mở. Người học có thể học bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. E-learning là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề đặt ra hiện nay: việc học tập không chỉ bó gọn trong học ở phổ thông, ở học đại học mà là học suốt đời. Phương thức học tập này có tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ và bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khi nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân. E-learning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu xã hội khi nước ta gia nhập WTO. E-learning thuộc mô hình giáo dục “tri thức”, là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT&TT là mạng Internet. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục: yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, sinh viên (SV) tham gia học tập mà không cần đến trường đại học. Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, SV phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lý thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp. E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai e-learning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. SV Việt Nam nói chung và SV trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 (CĐ GTVT3) nói riêng, hiện tại vẫn quen với cách học truyền thống: thụ động, chưa tự mình tìm đến kiến thức, chưa học theo nhu cầu, năng lực, sở thích thật sự của bản thân. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cần bao gồm cả việc giúp SV tiếp cận với cách học chủ động, tự tìm hiểu, tự kiểm tra đánh giá, tích cực trao đổi với giảng viên (GV), bạn bè. E-learning là một trong những phương thức giúp SV chủ động về thời gian học tập, nội dung học tập, khối lượng kiến thức, tự kiểm tra đánh giá, dễ dàng trao đổi thông tin… Tin học hóa quản lý đào tạo và giáo dục đang là xu hướng chung trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam, và trường CĐ GTVT3 cũng không ngoại lệ. Việc xây dựng e-learning với mục đích đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đầu ra của SV không nằm ngoài mục tiêu của trường. Hiện nay có rất nhiều trường đại học đầu tư xây dựng chương trình e-learning, tuy nhiên phần lớn là cho các chuyên ngành kinh tế, ngoại ngữ, tin học… Số trường sử dụng kết hợp e-learning với phương pháp truyền thống trong việc dạy học bộ môn Hóa đại cương (HĐC) là rất ít và đang ở giai đoạn hình thành. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG “LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ” HỌC PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng e-learning chương liên kết hóa học và cấu tạo phân tử (LKHH&CTPT) thuộc học phần HĐC trường CĐ GTVT3, nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần đưa SV tiếp cận với phương thức học tập hiện đại dựa trên CNTT&TT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học bộ môn HĐC ở trường Đại học, Cao đẳng. Đối tượng nghiên cứu: chương trình e-learning chương “LKHH&CTPT” học phần HĐC ở trường CĐ GTVT3. 4. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:  Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và cách thức khai thác, ứng dụng e- learning.  Nghiên cứu cơ sở lý luận việc dạy và học bằng e-learning, cách thức xây dựng chương trình e-learning.  Nghiên cứu phương pháp dạy và học HĐC bằng e-learning.  Xây dựng chương trình e-learning chương “LKHH&CTPT” dùng dạy học học phần HĐC trường CĐGTVT3.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của đề tài và đề xuất việc ứng dụng e-learning trong dạy học HĐC. 5. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu: xây dựng e-learning hỗ trợ việc dạy học HĐC với nội dung thuộc chương “LKHH&CTPT” chương trình HĐC trường CĐ GTVT3. Đối tượng thực nghiệm: SV trường CĐ GTVT3. 6. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng kết hợp e-learning với phương pháp dạy học truyền thống một cách có hiệu quả sẽ giúp SV tiếp cận với phương thức học tập hiện đại, làm nền tảng cho việc xây dựng toàn bộ chương trình e-learning HĐC, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn HĐC ở trường CĐ GTVT3 nói riêng cũng như các trường đại học cao đẳng nói chung. 7. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận:  Đọc và nghiên cứu về lý luận dạy học dựa trên CNTT&TT, hệ thống quản lý học tập, nghiên cứu tài liệu về cách thức, phương pháp xây dựng chương trình e-learning.  Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học đại học, tâm lý học, đặc biệt tâm lý khi học bằng phương tiện máy tính và mạng internet và các tài liệu khoa học khác liên quan đến đề tài.  Phân tích và tổng hợp lý thuyết. Nghiên cứu thực tiễn, các điều tra cơ bản:  Dùng phiếu điều tra thăm dò hiểu biết của SV về e-learning.  Thăm dò ý kiến SV trường CĐ GTVT3 sau khi học chương LKHH&CTPT bằng cách kết hợp giữa phương pháp truyền thống với e-learning.  Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của GV về website e-learning HĐC. Thực nghiệm sư phạm: tiến hành lên lớp có kết hợp e-learning và không kết hợp e-learning để so sánh kết quả học tập. Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học. 8. Điểm mới của luận văn Nghiên cứu đưa ra cách thức xây dựng chương trình e-learning cho bộ môn HĐC. Nghiên cứu về việc dạy học kết hợp e-learning với phương thức dạy học truyền thống. Đánh giá sơ bộ chương trình e-learning, tâm lý SV khi học với e-learning, từ đó đưa ra những đóng góp cho cách thức xây dựng chương trình e-learning HĐC và cách thức dạy học HĐC bằng e-learning phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử phát triển của e-learning [12] Thuật ngữ e-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, e-learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực e- learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp e-learning của nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của e-learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau:  Trước năm 1983: thời kì này máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường đại học.  Giai đoạn 1984 – 1993: sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn Powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh dựa trên công nghệ Computer Base Training (CBT). Bài học được phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kì thời gian nào, ở đâu, người học đều có thể mua và tự học. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của GV là rất hạn chế.  Giai đoạn 1993 – 1999: khi công nghệ web được phát minh, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: Email, Web, trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/Video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML, JAVA bắt đầu trở nên thông dụng và đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện.  Giai đoạn 2000 – đến nay: các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo. Ngày nay thông qua web, GV có thể hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Càng ngày công nghệ web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hóa các môi trường học tập. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó chính là kỷ nguyên của e-learning. 1.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng e-learning trên thế giới [28], [32], [37] E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là ở châu Âu, ở châu Á ít ứng dụng công nghệ này. Tại Mỹ, e-learning đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai e-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của e-learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về e-learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force... Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Ngoài việc tích cực triển khai e-learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực e-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng e-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty e-learning Docent của Mỹ nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các SV đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại châu Á, e-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời. Do các cơ sở giáo dục truyền thống ngày càng không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo, buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng to lớn mà e-learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển e-learning như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,... Nhật Bản là nước có ứng dụng e-learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng e-learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên. 1.1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng e-learning ở Việt Nam Việt Nam bắt đầu quan tâm đến e-learning khoảng từ năm 2000. Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 đã có đề cập đến e-learning. Tuy vậy, Vào khoảng năm 2002 trở về trước các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e-learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như [37]:  Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT ICT/rda 2/2003, lần thứ hai là ICT/rda 9/2004, lần thứ ba là ICT/rda /2006.  Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.  Hội thảo lần thứ tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT ICT/rda dự kiến tổ chức vào tháng 8/2008. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường những sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-learning ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập mạng e-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách khoa, Bộ Bưu chính Viễn thông... Có thể thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng e-learning đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và để tiến kịp các nước còn rất nhiều việc phải làm. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai e-learning. Một số đơn vị đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng e- learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin e-learning trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình e-learning được xây dựng ở các trường đại học nhằm phục vụ cho công tác đào tạo từ xa. Hơn nữa, chương trình chủ yếu là các bộ môn thuộc chuyên ngành kinh tế, công nghệ thông tin hay ngoại ngữ. Các chuyên ngành khác hay các bộ môn đại cương hầu như chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Việc xây dựng chương trình e-learning dùng kết hợp giảng dạy với phương thức truyền thống hầu như rất ít. Việc xây dựng một chương trình e-learning HĐC sử dụng cho việc kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống là chưa được nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi. 1.2. Lý luận dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông 1.2.1. Khái niệm dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT hay còn được viết là ICT (Information and Communication Technologies) là [49]: “Một tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin. Các công nghệ này bao gồm máy tính, điện thoại, internet, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh…” CNTT&TT được coi là những công cụ tiềm năng mạnh mẽ, có khả năng tạo ra những thay đổi và cải cách giáo dục. Ở đó, những cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ “không gian – thời gian – trật tự thang bậc” sẽ bị phá vỡ. Chẳng hạn, việc phát sóng chương trình giáo dục trên đài hay vô tuyến không cần thiết phải có GV và học viên tại cùng một địa điểm vật lý. Bài học, bài tập, bài giảng,… được ghi vào đĩa CD hoặc được đưa lên mạng internet, nhờ đó mọi người có thể học bất kì khi nào. Những diễn đàn trao đổi về mọi vấn đề, những buổi hội thảo trực tuyến... sẽ giúp cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, bất kì ai có khả năng và mong muốn đều học được [52]. Với sự phát triển như vũ bão của CNTT&TT, những thành tựu và sản phẩm mới liên tục ra đời, trong đó thành tựu quan trọng nhất là mạng Internet thì việc tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý, trao đổi thông tin là rất dễ dàng. Vì vậy, trong những năm gần đây, người ta thường đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả nhất máy tính và Internet nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp độ, mọi cơ sở đào tạo và mọi hình thức đào tạo. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, việc dạy học dựa trên CNTT&TT được định nghĩa là việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông đặc biệt là máy tính và mạng Internet vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo. E-learning là một trong những cách thức dạy học dựa trên CNTT&TT. 1.2.2. Khái niệm e-learning 1.2.2.1. Khái niệm Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-learning đặc trưng nhất [12], [19], [20], [30]:  E-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập.  E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT&TT.  Việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của CNTT&TT và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục được gọi là e-learning.  Việc học tập được truyền tải, hỗ trợ qua công nghệ điện tử và qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính CBT gọi là e-learning.  Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD- ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... gọi là e-learning.  "Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân" gọi là e-learning.  E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối, và cung cấp các phương tiện phục vụ học tập. Việc triển khai áp dụng mô hình đào tạo e-learning khá đa dạng, đơn giản nhất là hình thức cung cấp các bài giảng điện tử trên đĩa CD cho học viên tự học, phức tạp hơn là những lớp học được tổ chức trên mạng Internet với sự quản lý một cách có hệ thống. Nhìn chung, hệ thống e-learning thường bao gồm nhiều thành phần chức năng được tích hợp trên môi trường mạng Internet, mỗi thành phần đều được tách riêng biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau, tuy nhiên tất cả các thành phần đó đều được tập trung trong một hệ thống thống nhất để cung cấp dịch vụ đào tạo cho người sử dụng. Về bản chất, đó vẫn là quá trình truyền tải kiến thức từ GV đến học viên dưới sự giám sát của hệ thống quản lý, do đó nó cần phải tuân thủ các tiến trình cơ bản trong quá trình đào tạo và triển khai hệ thống. E-learning luôn được hiểu gắn với quá trình học hơn là với quá trình dạy – học. Lý do đơn giản là theo thời gian người ta đã thay đổi từng bước cách nhìn trong mối quan hệ giữa dạy và học: từ lấy người thầy làm trung tâm (dạy), chuyển sang tạo sự bình đẳng giữa thầy và trò (dạy – học), hiện nay là lấy học trò làm trung tâm (học). Vậy một cách chung nhất, e-learning là hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ Multimedia dựa trên nền tảng của mạng Internet. Người học sẽ học bằng máy tính, thông qua trang Web trong một lớp học ảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh, truyền hình tương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác. Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm e-learning. Trong mô hình này hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử [12]. Hình 1.1. Mô hình e-learning Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ: một file hướng dẫn truy cập trang web được tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảng HĐC viết bằng phần mềm công cụ Toolbook, Director, Flash,... Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-ROM multimedia,… Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh), thi kiểm tra đánh giá được thực hiện qua mạng Internet,... Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua email, chatting, forum trên mạng,… Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, e-learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web. Có rất nhiều định nghĩa về e-learning, trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi định nghĩa e-learning như sau: “E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT&TT, trong đó chủ yếu sử dụng công nghệ Web và Internet.” 1.2.2.2. Đặc điểm của e-learning Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung e-learning có những đặc điểm sau [10], [12], [29], [30]:  Dựa trên CNTT&TT. Cụ thể là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…  E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. 1.2.2.3. Phân biệt e-learning với một số khái niệm khác [10] Online Learning – Học tập trực tuyến: chỉ là một phần của e-learning, mô tả việc học tập qua Internet / Intranet / LAN / WAN. Synchronous Learning – Học đồng bộ: mô tả việc học tập trực tuyến, thời gian thực trong đó mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau. Formal Learning – Học tập thông thường: đa số thời gian học tập tuân theo một chương trình được xác định trước. Mô hình đào tạo có G hướng dẫn là dựa trên formal learning. 1.2.2.4. Cấu trúc của một e-learning Tổng hợp các cấp của một chương trình học của E-Learning. Cấp cao nhất là chương trình và cấp thấp nhất là media [10]. Bảng 1.1. Mô tả các cấp của một chương trình e-learning Cấp Người tạo nội dung Xuất bản và quản lý nội dung trên máy chủ Dùng cho học viên truy nhập Công cụ tạo và quản lý Chương trình Tạo một chương trình tích hợp các khoá học theo một trình tự chặt chẽ. Đòi hỏi phải thể hiện được mối quan hệ logic giữa các khoá học và theo dõi được các khoá học. Học viên phải đăng kí mới được tham gia vào khoá học. Learning Management System ( LMS ). Khoá học Tạo các khoá học. Yêu cầu kết hợp các trang nội dung có cơ chế duyệt như là mục lục. Theo dõi được các phần trong khoá học, học viên đã học hoặc đã hoàn thành. Truy cập khoá học học viên có thể mở để xem và chọn các bài học trong khoá học. Course Authoring Tool. Bài học Tạo bài học bao gồm các yêu cầu chọn và kết nối các trang hay các đối tượng khác thành một cấu trúc chặt chẽ, logic. Đưa các bài học lên đòi hỏi khả năng biểu diễn nhiều trang hay các thành phần khác như một thể thống nhất. Truy cập bài học. Học viên có thể chọn một trong các trang của bài học. Couse authoring và Web site authoring Tool. Trang Tạo trang đòi hỏi đưa text vào và tích hợp với các media khác. Cung cấp các trang cho học viên theo yêu cầu. Phải có một cách để yêu cầu một trang và thể hiện nó khi nhận được. Website authoring Tool. Media Tạo media đòi hỏi phải tạo ra các hình ảnh, ảnh động, âm thanh, video… Đòi hỏi phải lưu trữ media hiệu quả và tiết kiệm. Truy cập các thành phần media. Đòi hỏi khả năng hoạt động riêng lẻ của từng media. Media Editor Cấu trúc chức năng điển hình của một hệ thống e-learning được mô tả ở Hình 1.2 [12]. Hình 1.2. Mô hình chức năng hệ thống e-learning 1.2.2.5. Các kiểu trao đổi thông tin trong e-elearning Bao gồm các kiểu trao đổi thông tin như sau [26]:  Một - Một: kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Học viên với học viên.  Học viên với GV.  GV với học viên.  Một - Nhiều: kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  GV với các học viên.  Học viên với các học viên khác.  Nhiều - Một: kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Các học viên với GV.  Các học viên với một học viên.  Nhiều - Nhiều: kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Các học viên với các học viên.  Các học viên với các học viên và GV. 1.2.2.6. Ưu nhược điểm của e-learning Ưu điểm:  Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xoá đi khoảng cách về thời gian và không gian cho e-learning. Một khoá học e-learning được chuyển tải qua mạng tới máy tính của người học, điều này cho phép các học viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Cả người dạy lẫn người học đều có cơ hội thảo luận vấn đề mà không bị ràng buộc bởi thời gian, không gian...  Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây không chỉ còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh họa trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.  Tính linh hoạt: một khoá học e-learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.  Dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên: bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến.  Tính cập nhật: nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với học viên.  Học có sự hợp tác, phối hợp: các học viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau qua mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với GV. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên.  Tâm lý dễ chịu: mọi rào cản về tâm lý giao tiếp của cả người dạy và người học đều bị xoá bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm.  Các kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng... của người học sẽ được hoàn thiện không ngừng.  Sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn được duy trì thông qua các diễn đàn (forum), hội thoại trực tuyến (chat), thư từ (e-mail), hội nghị truyền hình (video conferencing)... Dựa trên phương tiện truyền thông là mạng internet, có sự hỗ trợ của multimedia, mỗi người học khi tiếp cận với e-learning có thể có cách thích nghi riêng, cách hiểu riêng về một vấn đề. Do đó, khi đến với e-learning, mọi thành phần không phân biệt trình độ, giới tính, tuổi tác… đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hóa người học). Nhược điểm:  Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ. Người học sẽ không được rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội.  Đối với những môn học mang tính thực nghiệm như Hóa học, Sinh học,… e-learning không thể đáp ứng yêu cầu môn học. E-learning không rèn luyện được cho người học thao tác thực hành, thí nghiệm, kỹ năng nghiên cứu thực nghiệm. 1.2.3. Phương pháp dạy học bằng e-learning 1.2.3.1. Thiết kế dạy học theo e-learning [7], [9], [18], [35] Thiết kế dạy học là đưa ra một quy trình mà thông qua đó khóa học sẽ giúp người học đạt được những mục tiêu nhất định. Trong quy trình này các phương pháp và phương tiện phải được lên kế hoạch để hỗ trợ mục tiêu đạt được theo cách tốt nhất. Bất kì một c._.hương trình dạy học nào cũng cần phải được thiết kế dạy học nhằm mục đích xây dựng một quy trình học tập hiệu quả, đạt yêu cầu. Bảng 1.2 mô tả việc thiết kế dạy học cho chương trình e-learning. Bảng 1.2. Mô tả thiết kế dạy học Có bốn giai đoạn trong thiết kế dạy học:  Lập kế hoạch: công việc đầu tiên của giai đoạn lập kế hoạch là phân tích những điều kiện ban đầu của khoá học và những điểm đặc trưng của người học. Dựa vào điều này đưa ra mục tiêu và nội dung học tập, cũng như kịch bản và những phương pháp học tập thích hợp để đạt được những mục tiêu.  Phát triển: trong giai đoạn phát triển sẽ chỉ ra phương tiện học tập, lập kế hoạch hoạt động học tập, và chọn các hình thức tương tác và trợ giáo.  Thực thi: trong giai đoạn này, khóa học được đi vào thực hiện. Điều này yêu cầu gắn kết các phương tiện học tập trên một nền tảng (platform) chuyên môn để hình thành một khóa học. Thêm vào đó, người tham gia cần được quản lý và hỗ trợ bởi trợ giáo.  Đánh giá: sau khi khóa học được tạo ra cần thực hiện việc xem xét chất lượng (hình thành việc đánh giá). Đó là thực tiễn chung để kiểm tra khóa học sau lần thực thi đầu tiên có hiệu lực. Ban đầu cần được đánh giá tổng quát. Sau đó, việc đánh giá này sẽ được lặp lại trong khoảng thời gian đều đặn (đánh giá xác nhận) để từ đó tác động ngược trở lại, thay đổi tình huống kế hoạch học tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.3.2. Quy trình học e-learning Hình 1.3. Quy trình học e-learning Bước 1: chuẩn bị máy móc, cài đặt các phần mềm cần thiết. Trang bị kiến thức cơ bản về máy tính và mạng. Bước 2: tìm hiểu về khoá học:  Xác định mục tiêu: học để làm gì? Xác định rõ động lực gì thúc đẩy mình tham gia khoá học. Học để thỏa mãn tính tò mò? Để chuẩn bị bắt đầu một nghề hay để đáp ứng được các điều kiện về bằng cấp?  Xác định nội dung khóa học: cần học cái gì? Học viên muốn biết các nguyên lý, lý thuyết tổng quát về một vấn đề hay cần các qui trình cụ thể để giải một vấn đề riêng biệt? Muốn học về một chủ đề chuyên sâu, hay chỉ là làm thế nào thực hiện được một công việc cá nhân?  Tự đánh giá bản thân: trình độ hiện thời của bản thân. Mỗi khoá học có yêu cầu khác nhau về trình độ ban đầu của học viên. Ngoài các kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và mạng, học viên cần tìm hiểu kỹ xem nội dung khoá học có phù hợp với kiến thức hiện có của mình không.  Xác định thời gian và địa điểm học tập: khi nào thì có thể học và học ở đâu? Việc xác định thời gian và địa điểm tham gia khoá học e-learning là khá tự do, tuy nhiên cũng cần xác định trước để lập ra một thời gian biểu phù hợp, đảm bảo có thể thường xuyên tham gia các bài giảng theo đúng lịch trình quy định. Khi có nhiều trung tâm, tổ chức khác nhau tham gia mở các khoá đào tạo e-learning, cũng cần lựa chọn nên theo học ở trung tâm, tổ chức nào. Bước 3: sau khi đã có thực hiện các bước trên, người học đã hình dung khá rõ về khoá học mình cần, về cả thời gian, nội dung, cách thức học tập. Việc còn lại là: học như thế nào để có chất lượng tốt nhất? Các bước cần tiến hành như sau:  Tìm hiểu các thuật ngữ. Việc không hiểu các thuật ngữ trong một lĩnh vực nào đó sẽ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi các học viên thích tham gia vào khoá học theo một trình tự phù hợp với bản thân hơn là một trình tự bắt buộc. Khi xây dựng các bài giảng, người thiết kế đã cung cấp một bảng chú giải thuật ngữ trực tuyến, tra cứu rất dễ dàng. Bởi vậy, để nắm được nội dung khoá học, học viên nên tìm hiểu định nghĩa của các thuật ngữ này ngay khi gặp lần đầu tiên trong bài học.  Xem xét nội dung khóa học. Lướt nhanh qua nội dung toàn bộ khoá học để xác định xem phần nào cần học kỹ, phần nào đã biết có thể đọc qua để tiết kiệm thời gian. Bài giảng điện tử thường được thiết kế để người học dễ dàng truy cập nội dung mong muốn một cách ngẫu nhiên.  Khi học bài, kết hợp học lý thuyết với việc theo dõi các ví dụ minh họa. Tự thực hiện với các tương tác trong bài học.  Làm bài tập - củng cố kiến thức và kỹ năng. Sau khi đã học lý thuyết, cách tốt nhất để kiểm tra khả năng nắm bắt bài học là làm bài tập. Thường thì bài tập được chia thành 2 loại: bài tập trắc nghiệm - nhằm củng cố kiến thức lý thuyết, bài tập thực hành – giúp người học có thêm kỹ năng trong việc giải quyết các bài toán thực tế có liên quan đến bài học. Trong mỗi loại, các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Bởi vậy, nên tiến hành làm những bài dễ trước, khó sau. Cần chú ý rằng, bài tập đưa ra nhằm tạo cho người học có một tư duy sâu sắc, không phải hiểu vấn đề một cách nông cạn hoặc chỉ đơn giản là nhắc lại những gì đã học thuộc lòng. Khi làm bài tập, học viên cần phải:  Rèn cho mình một phương pháp tư duy phân tích để hoàn thiện những bài tập khó.  Có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống.  Đề xuất được những ý tưởng mới hoặc kết hợp những ý tưởng của nhiều người để giải quyết vấn đề nào đó.  Xem thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. Thông thường các giáo trình, kể cả giáo trình trong lớp học truyền thống hay giáo trình điện tử, nội dung được trình bày ngắn gọn, cô đọng. Nếu chỉ học theo giáo trình, sẽ có nhiều vấn đề học viên không thể hiểu một cách sâu sắc, thậm chí có nhiều thông tin mới học viên sẽ không được cập nhật. Vì vậy, bên cạnh các tài liệu được cung cấp sẵn, học viên cần tìm kiếm thêm tài liệu có liên quan. Trong chương trình e-learning sẽ có tài nguyên tài liệu tham khảo. Ngày nay, với sự hỗ trợ của những trang Web tìm kiếm như www.google.com, học viên cũng có thể tự tìm kiếm từ những nguồn khác.  Thường xuyên tham gia các diễn đàn để giao lưu, học hỏi những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình. Nên tận dụng triệt để những buổi trò chuyện trực tuyến trên mạng với các GV hướng dẫn hoặc các chuyên gia, đây là cơ hội để học viên đưa ra câu hỏi, những thắc mắc và thảo luận những luận điểm quan trọng với GV. Học viên cũng có thể tận dụng cơ hội này để có được những lời khuyên bổ ích từ GV. Các diễn đàn (forum) là nơi học viên không chỉ học hỏi kinh nghiệm mà còn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với mọi người. Tham gia vào các diễn đàn, học viên sẽ cảm thấy hứng thú, bị lôi cuốn vào một tập thể ảo, việc học do đó sẽ thú vị hơn.  Bên cạnh đó, học viên có thể gửi email tới GV, bạn học để hỏi và nhận câu trả lời. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để hỏi bài vì học viên có thể thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và được trả lời trực tiếp về vấn đề đang vướng mắc. Một số chú ý để đạt hiệu quả cao khi học với e-learning:  Tìm hiểu đầy đủ mục đích của chương trình đào tạo: kiểm tra trên trang web của cơ sở cung cấp chương trình đào tạo. Dành một khoảng thời gian thích đáng để xem toàn bộ những nội dung giới thiệu về cơ sở đào tạo, quy chế học, các chương trình khoá học trước khi đăng ký tham gia học tập. Chỉ quyết định khi đã hiểu rõ mục đích và định hướng thành công của khóa học.  Đọc kỹ đề cương khoá học: chương trình e-learning cung cấp đầy đủ thông tin về khoá học, một học viên cần thiết phải học hoàn chỉnh một khóa đào tạo. Gồm thông tin mô tả về khoá học, các mục tiêu của khoá học, và các điều kiện, các buổi họp mặt, các nhiệm vụ, và tổ chức thi sát hạch, loại phương tiện truyền thông và công nghệ sử dụng, lịch học hay thời gian biểu về công việc, và bộ phận hỗ trợ thông tin liên lạc.  Đặt ra mục các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân: nên có một cuốn lịch mô tả về các tuần học trong một kỳ học và đánh dấu số lượng công việc cần làm. Đánh dấu các ngày thi, nộp bài luận, bài kiểm tra, liên hệ với người hướng dẫn. Đừng bao giờ không đúng thời hạn của chương trình.  Tránh bị gián đoạn khi tham dự khoá học: nên tránh không bị gián đoạn và sao lãng khi đang xem lại một chương trình học qua video, đang nghe băng cassette, đang đọc một cuốn sách, đang làm việc trên máy tính, hay đang nghiên cứu.  Giữ liên lạc với giáo viên: liên lạc với người hướng dẫn thường xuyên, đặc biệt những thắc mắc về nội dung các tài liệu. Người hướng dẫn luôn sẵn sàng trả lời qua điện thoại, email, hay hẹn gặp ở trường học. Học viên có thể trả lời người hướng dẫn bằng mail.  Chuẩn bị hoàn thành các nhiệm vụ được giao và cho kì thi: trong quá trình đào tạo bằng e-learning, các nhiệm vụ học viên được giao có thể liên quan đến việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: máy in, các băng video, audio, và mạng Internet. Học bằng e-learning sẽ học qua những thông tin trên nhiều phương tiện, do đó nên ghi chép lại. Nên dự đoán các câu hỏi sẽ có thể có trong kỳ thi để chuẩn bị.  Thường xuyên tự đánh giá: đọc lại các mục tiêu của khoá học và các tiêu chuẩn đặt ra, tham gia vào các bài kiểm tra đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân. Từ đó lập lại kế hoạch và phương pháp học tập phù hợp. Có thể đề nghị sự giúp đỡ từ người hướng dẫn những phần khó và chưa rõ.  Tìm một số người bạn tiện cho việc nghiên cứu: nếu thấy cần phải nghiên cứu với nhiều học viên khác ở lớp học, đề nghị người hướng dẫn giúp tìm kiếm các học viên khác, người có thể hợp tác làm việc, học tập.  Áp dụng những kỹ thuật thư giãn để tập trung tốt hơn: việc đọc, làm việc với tài liệu điện tử nhanh mỏi mắt và mệt hơn việc đọc trên giấy, các kỹ thuật thư giãn có thể đưa lại những ích lợi cho việc học. Có một số phương pháp như tăng độ tập trung, tăng cường tập trung cao độ, và giảm buồn chán. Một số kỹ thuật hồi phục thông thường gồm: thở sâu, thư giãn và nghe các loại nhạc êm dịu. 1.2.3.3. Phương pháp sư phạm tương tác trong e-learning Quan điểm về dạy học ở đại học hiện nay [12], [18]:  Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật.  Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp.  Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hoá tư duy và tùy cơ ứng biến.  Học phương pháp nghiên cứu, đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp để giải quyết các tình huống. Có nhiều phương pháp dạy học đại học và không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Trong quá trình dạy học cần kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng, nội dung và môi trường học tập. Tuy nhiên, ở một số điều kiện nhất định sẽ có một phương pháp chính, được sử dụng nhiều hơn các phương pháp khác. Với phương thức e-learning, phương pháp tương tác chính là phương pháp chủ đạo. Phương pháp tương tác là phương pháp đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay, đó là đào tạo ra những người độc lập, chủ động, sáng tạo, có khả năng tự đào tạo tốt. Phương pháp sư phạm tương tác ở bậc đại học cơ bản dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa ba tác nhân Người học– Giảng viên – Môi trường. Vai trò tích cực của người học được phát huy tối đa dựa trên sự trợ giúp của người giảng viên và sự chi phối của môi trường xung quanh. Ba tác nhân này luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia [9]. Bản chất của phương pháp sư phạm tương tác là người dạy đóng vai trò cố vấn cho quá trình học tập, là người tham gia vào quá trình học tập và là nhà nghiên cứu. Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, người dạy giúp cho người học có thể phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo và dựa vào nguồn lực của chính mình để học tốt môn học. Vai trò cố vấn còn giúp cho chính người dạy hiểu được những gì người học cần và những gì người học có thể tự làm được trong quá trình học tập. Với tư cách là người tham gia vào quá trình học tập, người dạy hoạt động như một thành viên của lớp học, có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn, trách nhiệm học tập với người học. Khi thực hiện được vai trò của người học, người dạy có thể phát huy được vai trò tích cực của người học, lựa chọn được phương pháp và kỹ năng giảng dạy thích hợp. Với vai trò là người nghiên cứu, người dạy là nguồn tham khảo có giá trị, bổ sung tri thức cho người học, giúp người học tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong dạy học tương tác ở bậc đại học người dạy và người học đều có trách nhiệm tham gia trong đó người học có vai trò trung tâm, người dạy có vai trò hỗ trợ. Trong phương thức đào tạo e-learning, người học phải cố gắng và phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học tập, với thành viên trong lớp học và với người dạy. Người học trong phương thức e-learning còn phải đảm nhiệm thêm một vai trò quan trọng nữa đó là người tham gia vào môi trường cộng tác dạy học. Họ đóng vai trò vừa là thành phần của quá trình dạy học vừa là cộng sự với người dạy trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, vừa là người cung cấp thông tin phản hồi cho người dạy. Như vậy ta có thể thấy phương pháp dạy học tương tác rất phù hợp với phương thức e-learning. E-learning có khả năng tạo ra một môi trường học tập với rất nhiều công cụ giúp giảng viên thực hiện vai trò cố vấn cho người học, tham gia vào quá trình học tập; giúp SV chủ động, sáng tạo trong học tập, dễ dàng trong việc tự đánh giá và đưa thông tin phản hồi về cho giảng viên. 1.2.3.4. Kết hợp e-learning với cách học truyền thống Không có một phương thức học tập nào là vạn năng. Mỗi một phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế, khó khăn và thuận lợi riêng. Vì vậy, trong quá trình dạy học cần phải kết hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm người dạy và người học để đạt hiệu quả. Chúng tôi sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy học bằng e-learning, từ đó đề xuất một phương pháp kết hợp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Một số những thuận lợi và khó khăn khi dạy – học với e-learning: Đối với cơ sở đào tạo: Ưu điểm Nhược điểm Giảm chi phí tổ chức và quản lý đào tạo. Sau khi đã phát triển xong, một khoá học E-learning có thể dạy cho hàng ngàn học viên với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ chức đào tạo cho 20 học viên. Chi phí phát triển một khoá học lớn. Việc học qua mạng còn mới mẻ, ngoài việc cần trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, còn cần có các chuyên viên kỹ thuật để thiết kế khoá học. Triển khai một lớp học e-learning có thể chi phí tốn gấp 5-10 lần so với một khoá học thông thường với nội dung tương đương. Rút ngắn thời gian đào tạo. Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng GV hướng dẫn hoặc lớp học. Yêu cầu kỹ năng mới. Những người có khả năng giảng dạy tốt trên lớp chưa chắc đã biết tới các kỹ thuật thiết kế, quản lý, giảng dạy một khóa học trong môi trường e-learning. Phía cơ sở đào tạo có thể phải đào tạo lại một số GV và phải bổ sung thêm những nhân viên mới cho việc này. Cần ít phương tiện hơn. Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với chi phí của phòng học, bảng, bàn ghế, và các cơ sở vật chất khác phục vụ phòng học truyền thống. Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Các học viên đã hiểu được giá trị của việc học 1 tuần trên lớp có thể vẫn ngần ngại khi bỏ ra một chi phí tương đương cho một khoá học trên mạng thậm chí còn hiệu quả hơn. Phải chứng tỏ được rằng đầu tư vào việc học qua mạng sẽ mang lại kết quả lớn. GV và học viên không phải đi lại nhiều. GV không phải đi tới chỗ ở của học viên hoặc các trung tâm đào tạo ở xa để giảng dạy. Đòi hỏi phải thiết kế lại. Việc các học viên không có các kết nối mạng tốc độ cao đòi hỏi phía cơ sở đào tạo phải xây dựng các khoá học để khắc phục những hạn chế đó. Tổng hợp được kiến thức. Việc học trên mạng có thể giúp học viên nắm bắt được nhiều kiến thức hơn, dễ dàng sàng lọc, và tái sử dụng chúng. Đối với người học: Ưu điểm Nhược điểm Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Dù đang ở đâu và vào lúc nào, nếu cần, học viên có thể tham gia ngay vào khoá học mà không phải chờ tới khi lớp học khai giảng. Kỹ thuật phức tạp. Rất nhiều học viên mới tham gia khoá học trên mạng cảm thấy bối rối và nản lòng. Trước khi có thể bắt đầu khoá học, họ phải thông thạo các kỹ năng mới. Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ việc. Học viên có thể tiết kiệm chi phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm việc của mình. Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia học trên mạng, học viên phải cài đặt các phần mềm công cụ trên máy tính của mình, tải và cài đặt các chức năng cắm và chạy (plug and play), và kết nối vào mạng. Có thể tự quyết định việc học của mình. Học viên chỉ học những gì mà họ cần. Họ có thể bỏ qua, học lướt và học lại những gì cần thiết với các cấp độ và tốc độ thích hợp với họ. Việc học tuỳ theo yêu cầu của học viên đem lại hiệu quả rất cao. Việc học có thể buồn tẻ. Một số học viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp. Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả năng học như người bị mắc chứng khó đọc. Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn. Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra cho mình một lịch học cố định. Việc kiểm tra tính xác thực: Các nhà thiết kế có thể tạo ra những bài mô phỏng có tính xác thực cao. Rất nhiều học viên trực tuyến ưa thích việc tự ôn tập và kiểm tra trình độ “mà không có ai giám sát và cho điểm”. Từ những ưu nhược điểm được phân tích như trên, có thể thấy rằng e-learning có nhiều ưu điểm hơn phương pháp dạy học truyền thống. E-learning tạo được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy học tương tác, cá nhân hóa được người học. Tuy vậy, với những nhược điểm nêu trên, e-learning vẫn không phải là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Vì vậy dạy và học cần thiết phải kết hợp cả 2 phương thức sao cho hạn chế điểm yếu và phát huy được thế mạnh của mỗi phương thức nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy [7], [18], [19], [20]. Một giải pháp kết hợp là sử dụng e-learning và phương pháp giảng dạy truyền thống song song. Giảm giờ lên lớp của giảng viên và tăng giờ tự học của học viên thông qua chương trình e-learning. Học viên sẽ thực hiện mọi hoạt động học tập có thể trên e-learning, tham gia như đang học một khóa học trực tuyến thực sự. Trừ giờ thực hành, thí nghiệm, thực tập sẽ đến phòng thí nghiệm hay đến môi trường thực tập để tiếp cận thực sự với thực tế công việc. Ngoài ra, học viên sẽ gặp GV một số buổi để thảo luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội. Kết luận: trên đây là phần trình bày tổng quan về e-learning. Bao gồm khái niệm, đặc điểm, cấu trúc một hệ thống e-learning điển hình cũng như việc dạy học bằng e-learning. Việc xây dựng e-learning sẽ được thực hiện trên nền tảng một hệ thống quản lý học tập. Phần tiếp theo chúng tôi trình bày tổng quan về hệ thống quản lý học tập và trình bày một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở thông dụng nhất hiện nay. 1.3. Tổng quan về hệ thống quản lý học tập 1.3.1. Khái niệm hệ thống quản lý học tập Hệ thống quản lý học tập Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung, giữa học viên và GV. Người ta cũng có thể gọi là Course Management System (CMS). [29] 1.3.2. Tính năng của hệ thống quản lý học tập Yêu cầu về chức năng của một hệ thống LMS điển hình có thể được liệt kê như sau: Yêu cầu chung:  Có khả năng nâng cấp lên số lượng người dùng và số lượng bản ghi người dùng không hạn chế.  Được thiết kế để người dùng thông thường (chẳng hạn giáo viên) có thể sử dụng.  Được thiết dưới dạng ứng dụng Web để có thể truy nhập từ mọi máy tính có sử dụng trình duyệt.  Hỗ trợ đa ngôn ngữ: yêu cầu cơ bản là tiếng Anh và tiếng Việt, có khả năng nâng cấp để hỗ trợ bất cứ ngôn ngữ nào, không phân biệt mẫu ký tự (La tinh, tượng hình). Yêu cầu kỹ thuật:  Tương thích với các trình duyệt chuẩn.  Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai.  Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại thông thường.  Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử MS Outlook Express và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn.  Có khả năng chạy trên nhiều loại máy chủ (IBM, HP, SUN.v.v..), có khả năng tận dụng năng lực phần cứng để tăng hiệu suất hoạt động, không yêu cầu cấu hình phần cứng quá mạnh. Yêu cầu điều khiển truy nhập và bảo mật:  Hỗ trợ các giao thức truy nhập và chứng thực của Windows.  Ngăn chặn các đăng ký trái phép.  Bảo vệ được nội dung, kế hoạch và thông tin đào tạo trong trường hợp hệ thống bị phá hủy do vô tình hoặc cố ý.  Hạn chế truy nhập tới các bản ghi đào tạo cá nhân. Chỉ có người học, người giám sát và người quản lý chương trình đào tạo mới có thể truy nhập tới các bản ghi cá nhân đó.  Có khả năng hạn chế truy nhập tới dữ liệu/nội dung theo người dùng.  Hỗ trợ kiến trúc bảo mật cho ứng dụng Web. Yêu cầu giao diện người dùng:  Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng tùy chỉnh và thân thiện người dùng.  Cho phép thiết lập nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau.  Cung cấp phương tiện để người dùng tự thiết lập giao diện của mình mà không cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kỹ thuật.  Chỉ hiện thị các chức năng và tùy chọn tương ứng với vai trò của người dùng khi đăng nhập hệ thống.  Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến. Yêu cầu chức năng:  Chức năng chung:  Có khả năng tích hợp với thông tin đào tạo hiện có.  Có khả năng cung cấp các khóa học miễn phí cho khách hàng.  Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài nguyên, gồm phương tiện, thiết bị và con người.  Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên, gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử...  Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.  Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo viên.  Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến.  Có khả năng tính học phí.  Chức năng đăng ký, giám sát:  Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau (đồng bộ, không đồng bộ...)  Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp trực tuyến.  Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử dụng phòng học.  Cho phép học viên xem danh sách và đăng ký các khóa học trực tuyến, đồng bộ và không đồng bộ.  Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm.  Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua e-mail đối với việc đăng ký học.  Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn.  Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký hai lần).  Có khả năng theo dõi sự có mặt của học viên.  Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp.  Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học.  Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi.  Cho phép giáo viên xem lại học viên và các số liệu thống kê.  Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một chương trình gồm nhiều khóa học.  Cung cấp chức năng tìm kiếm trong danh mục khóa học.  Cho phép học viên xem kết quả học tập.  Cho phép học viên xem tin tức và thông báo trên trang chủ.  Cho phép học viên xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân.  Chức năng báo cáo:  Có báo cáo đánh giá khóa học.  Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của khách hàng (học viên đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập...)  Có báo cáo về từng học viên (thời gian đăng nhập, module và bài kiểm tra đã hoàn thành).  Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo từng module.  Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần.  Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước.  Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính.  Cho phép tự động tạo báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị.  Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất ra.  Chức năng chuẩn hoá e-learning:  Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn SCORM và AICC.  Hỗ trợ các khóa học từ các nhà cung cấp thứ 3.  Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook, Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác.  Chức năng quản lý chương trình giảng dạy:  Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm lớp học trực tuyến, đồng bộ, không đồng bộ…  Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết.  Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập.  Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa.  Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học.  Chức năng kiểm tra:  Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: đa lựa chọn; đúng/sai; điền vào chỗ trống; kéo thả; câu trả lời ngắn.  Các câu hỏi kiểm tra có chứa hình ảnh, hoạt hình, âm thanh hoặc video.  Cho phép chọn ngẫu nhiên câu hỏi.  Có phản hồi và chấm điểm.  Câu hỏi có chứa gợi ý cho học viên.  Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một câu kiểm tra.  Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau.  Có phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm đa lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống hoặc câu trả lời ngắn.  Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia khóa học.  Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra.  Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận.  Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Tóm lại, LMS là cung cấp công cụ để tạo ra một website đào tạo trực tuyến trên mạng, và cung cấp sự điều khiển, quản lý sự truy cập của người học, bao gồm một số chức năng cơ bản sau [9], [10]:  Đăng kí: học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giảng viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web.  Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.  Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác.  Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo.  Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar.  Kiểm tra: cung cấp bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên. Với các tính năng như trên, LMS cho phép SV thảo luận trực tuyến, có cơ hội biểu lộ chính mình, không bị ràng buộc về vấn đề ngôn ngữ, SV có thể chủ động về thời gian trong học tập. 1.3.3. Hệ thống quản lý học tập Moodle Hiện nay có một số hệ thống quản lý học tập được sử dụng nhiều như Blackboard & WebCT, Sakai, Dokeos, Moodle, LRN, ILIAS, Atutor,… trong đó Sakai, LRN, ILIAS, Atutor, Dokeos và Moodle là phần mềm mã nguồn mở, còn WebCT và Blackboard là phần mềm thương mại. Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn Moodle cho việc xây dựng chương trình e-learning. Lý do chúng tôi chọn Moodle vì đây là phần mềm mã nguồn mở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về chức năng của một hệ thống LMS điển hình. Hơn nữa, Moodle không chỉ có những đặc tính của một hệ thống LMS thương mại mà còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Có thể xem một số so sánh giữa Moodle với các hệ thống thương mại (Bảng 1.3). Bảng 1.3. So sánh các tính năng của Moodle với một số hệ thống thương mại Tính năng Blackboard WebCT Moodle Upload và chia sẻ tài liệu. CÓ CÓ CÓ Tạo nội dung trực tuyến trong HTML. CÓ/KHÔNG CÓ CÓ Thảo luận trực tuyến (forum). CÓ CÓ CÓ Sắp xếp thảo luận/sự tham gia. KHÔNG CÓ CÓ Chat. CÓ CÓ CÓ Tổng quan SV. KHÔNG KHÔNG CÓ Bài thi/Khảo sát trực tuyến. CÓ CÓ CÓ Sổ điểm trực tuyến. CÓ CÓ CÓ Nộp những tài liệu của SV. CÓ CÓ CÓ Hành động tự đánh giá của bài nộp. KHÔNG KHÔNG CÓ Làm việc theo nhóm. CÓ CÓ CÓ Bài học phân nhánh. CÓ CÓ CÓ Nhật ký SV. KHÔNG KHÔNG CÓ Nhúng từ khóa vào bảng chú giải. KHÔNG KHÔNG CÓ Như vậy có thể thấy ngoài những đặc tính như của các hệ thống quản lý thương mại, Moodle có thêm một số đặc tính đồng thời có ưu thế là mã nguồn mở. Chúng ta không phải bỏ chi phí để sử dụng phần mềm Moodle. Moolde là phần mềm mã nguồn mở được đánh giá cao nhất, có số người sử dụng nhiều nhất cũng như có một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn nhất. Điều đó thể hiện qua số lượng website sử dụng Moodle. Năm 2006 Moodle chiếm 54% thị phần, cao nhất trong các hệ thống quản lý học tập Moodle, Blackboard + WebCT và Sakai. (Hình 1.4) [32]. Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện % số website sử dụng Moodle năm 2006 Tính đến tháng 1 năm 2008, Moodle là phần mềm được sử dụng rộng rãi với 38,896 trang web đã đăng ký và 16,927,590 người dùng trong 1,713,438 khóa học. Và đến tháng 6 năm 2008 có 44,808 trang web đã đăng kí (nguồn Moodle được sử dụng tại 199 quốc gia và đã được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ khác nhau. Moodle có một cộng đồng rất lớn, rất tích cực, sẵn sàng giúp các thành viên giải quyết khó khăn và thường xuyên đóng góp ý kiến và tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm. Moodle được xây dựng bởi cả một cộng đồng những người sử dụng, vì vậy sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm và có được nhiều tính năng vượt trội. Nếu cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, p._.nghĩa là câu hỏi, bài tập và bài kiểm tra trực tuyến đã giúp được SV hệ thống hóa kiến thức chương, rèn được kỹ năng làm bài tập. Tuy nhiên, theo ý kiến của SV cần bổ sung thêm nhiều bài tập. Tiêu chí 7 được đánh giá trên mức khá tốt không nhiều. Điều này cho thấy cần phải thêm nguồn tài liệu tham khảo. Đối với tiêu chí 9, với mức đánh giá 3.6, có thể kết luận website tương đối phù hợp với SV. Tiêu chí 10, 11 được SV đánh giá cao với số điểm trung bình là 4.5 và 4.0 như vậy mục tiêu ban đầu đặt ra đối với luận văn là giúp SV tiếp cận được với phương pháp học tập hiện đại đã đạt được. Nghĩa là sau khi học HĐC bằng e-learning kết hợp với phương pháp truyền thống, SV sử dụng Internet thành thạo hơn, tự tin khi tham gia một khóa học trực tuyến khác trên mạng. 3.5.2. Kết quả đánh giá về mặt định lượng 3.5.2.1. Xử lý và phân tích số liệu về mặt định lượng Sau khi tiến hành cho các lớp TN và ĐC kiểm tra, chúng tôi chấm bài và xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục:  Lập các bảng phân phối điểm, bảng lũy tích.  Tính các tham số đặc trưng thống kê:  Tính điểm trung bình: n xn k i ii 1 TB . X  Phương sai: 1 )( 1 2 2S     n Xxn k i TBii  Độ lệch chuẩn: 2SS   Hệ số biến thiên: %100. X SV TB   Đại lượng kiểm định: 2nn S)1n(S)1n(. n 1 n XX ĐCTN 2 ĐCĐC 2 TNTN ĐCTN ĐC-TBTN-TB 1 T          Vẽ đồ thị đường lũy tích. Sau khi thống kê và tính toán, chúng tôi thu được các kết quả: Bảng 3.3. Bảng phân phối điểm kiểm tra Số SV đạt điểm xi Lớp TC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 36 0 0 0 0 1 3 4 8 13 4 3 ĐC1 37 0 0 0 2 3 5 12 6 7 1 1 TN2 52 0 0 1 2 2 3 8 15 15 4 2 ĐC2 52 0 0 2 3 4 12 8 12 9 2 0 TN3 47 0 0 0 1 2 3 2 12 18 7 2 ĐC3 43 0 0 0 2 4 4 10 10 8 4 1 Bảng 3.4. Bảng thống kê tỉ lệ % số SV đạt điểm xi trở xuống Phần trăm số SV đạt điểm xi trở xuống Lớp TC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 36 0 0 0 0 2.8 11.1 22.2 44.4 80.6 91.7 100 ĐC1 37 0 0 0 5.41 13.5 21.6 55.6 75.7 94.6 97 100 TN2 52 0 0 1.92 5.8 9.6 15.4 36.1 59.6 88.5 96.2 100 ĐC2 52 0 0 3.85 9.6 17.3 40.4 66.7 78.8 96.2 100 100 TN3 47 0 0 0 2.1 6.4 12.8 19.4 42.6 80.9 95.7 100 ĐC3 43 0 0 0 4.7 14 23.3 50 69.8 88.4 98 100 Từ số liệu ở Bảng 3.3và Bảng 3.4, tính được các tham số đặc trưng thống kê trong Bảng 3.5. Bảng 3.5. Bảng các tham số đặc trưng thống kê Lớp XTB S2 S V TN1 7.5 2.08 1.44 19.32 ĐC1 6.3 2.54 1.59 25.40 TN2 6.9 2.82 1.68 24.25 ĐC2 6.0 3.00 1.73 28.96 TN3 7.4 2.25 1.50 20.20 ĐC3 6.6 2.82 1.68 25.62 Bảng 3.6. Bảng thống kê Tkđ của 3 cặp ĐC – TN T TN1 – ĐC1 TN2 – ĐC2 TN3 – ĐC3 Tkđ T1 = 3.38 T2 = 2.82 T3 = 2.59 T k, 05,0 T1 k, = 2.02 (k = 71) T2 k, = 1.98 (k = 102) T3 k, = 1.98 (k = 88) Căn cứ vào số liệu thu được sau xử lý thống kê, chúng tôi rút ra những kết luận như sau:  Kết quả các tham số thống kê ở Bảng 3.5:  XTBTN > XTBĐC: điểm trung bình cộng của tất cả các lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, như vậy kết quả kiểm tra lớp TN tốt hơn lớp ĐC.  Hệ số biến thiên VTN < VĐC: nghĩa là mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng các lớp TN nhỏ hơn, chứng tỏ trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.  Kết quả ở bảng 3.6 với mức ý nghĩa 05,0 , Tkđ của tất cả cặp TN – ĐC đều lớn hơn T k, . Điều này chứng tỏ sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng là có ý nghĩa, có thể kết luận chất lượng học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. 3.5.2.2. Xét đồ thị các đường lũy tích của các lớp TN và ĐC Từ số liệu ở Bảng 3.4, chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị các đường lũy tích của 3 cặp lớp TN – ĐC. Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 và ĐC1 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2 và ĐC2 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN3 và ĐC3 Quan sát đồ thị đường lũy tích của các lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi nhận thấy đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải đường lũy tích của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ lớp TN có kết quả học tập cao hơn lớp ĐC. Qua kết quả phân tích về mặt định lượng, có thể kết luận chính phương pháp dạy học e-learning có tác động hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng. Trên cơ sở phân tích về mặt định tính và định lượng, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:  Việc kết hợp e-learning với phương pháp truyền thống là mang lại hiệu quả trong học tập. Cụ thể là: điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, trình độ lớp TN ổn định hơn lớp ĐC.  Giảng dạy có kết hợp e-learning gây được hứng thú học tập ở SV. Trong tổng số 98 SV được khảo sát có 81 SV (chiếm 82.65% tổng số SV khảo sát) lựa chọn phương pháp học tập kết hợp giữa e-learning với phương pháp truyền thống. Trong khi đó có 15 SV (15.31%) chọn phương pháp e- learning và chỉ có 2 SV (2.04%) chọn phương pháp học truyền thống.  Tiêu chí 10 được SV đánh giá 4.5, là mức điểm cao nhất trong tất cả các tiêu chí. Như vậy, việc kết hợp e-learning với phương pháp truyền thống đã rèn được kỹ năng tự học, kỹ năng sử dụng internet cho SV và giúp SV tiếp cận với phương pháp học tập hiện đại. Kết luận chung: kết quả thực nghiệm về định tính và định lượng cho phép kết luận rằng cách thức kết hợp e-learning với phương pháp dạy học truyền thống đã đạt được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đề ra. Việc kết hợp 2 phương thức đã giúp SV thành thạo hơn trong việc sử dụng mạng internet cho mục đích học tập, đồng thời hỗ trợ tốt cho việc dạy học chương liên kết hoá học và cấu tạo phân tử. Tuy nhiên để hiệu quả học tập do e-learning mang lại cao hơn nữa cần phải xây dựng webiste e-learning HĐC có nội dung nhiều hơn, sâu sắc hơn, thêm nhiều các tương tác đa phương tiện. Đặc biệt theo yêu cầu của đa số SV là cần thêm nhiều bài tập hơn. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi nhận thấy đã đạt được một số kết quả sau:  Về cơ sở lý luận:  Khái niệm e-learning được nhắc đến khá nhiều và là đề tài xuất hiện thường xuyên trong các hội thảo khoa học về ứng dụng CNTT&TT trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đại đa số vẫn chưa thật sự nắm rõ khái niệm e-learning. Cơ sở lý luận của đề tài phần nào cung cấp cho độc giả một cái nhìn bao quát về e-learning; gồm khái niệm, đặc điểm và phương pháp dạy học bằng e-learning.  Đề tài trình bày tổng quan về hệ thống quản lý học tập, là hệ thống cung cấp những công cụ để thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành chương trình e-learning.  Trên cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi đã đề ra cách thức xây dựng e-learning và kết hợp e-learning với phương pháp truyền thống trong dạy học chương LKHH&CTPT học phần HĐC ở trường CĐ GTVT3.  Về thiết kế xây dựng e-learning:  Chúng tôi đã xây dựng website e-learning HĐC tương đối đầy đủ các tính năng của một chương trình e-learning, gồm:  Quản lý người dùng như đăng kí tài khoản, phân quyền sử dụng cho người dùng, theo dõi quá trình học tập của SV.  Tạo các khóa học trực tuyến, các hoạt động tương tác vói SV.  Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác.  Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, blog.  Cung cấp bài kiểm tra giúp SV tự đánh giá kết quả học tập của mình.  Trên wessite e-learning HĐC, chúng tôi đã tiến hành xây dựng khóa học e-learning cho chương LKHH&CTPT với nội dung và các công cụ tương tác phù hợp SV và với chương trình HĐC của trường CĐ GTVT3. Cụ thể như sau:  Các tài nguyên: cung cấp nội dung bài giảng lý thuyết chương LKHH&CTPT file word và Powerpoint, câu hỏi và bài tập tự luận, một số các hình ảnh, mô phỏng, các tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức chương, các tư liệu hóa học khác.  Các hoạt động: xây dựng các hoạt động chat, diễn đàn, email, blog, bảng chú giải thuật ngữ, kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến.  Về mặt thực nghiệm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường CĐ GTVT3 với 3 lớp TN và 3 lớp ĐC, tổng số SV là 267 SV và rút ra các kết luận sau:  Việc kết hợp e-learning với phương pháp dạy học truyền thống đã giúp SV tiếp cận với phương thức học tập hiện đại, bước đầu mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Và việc kết hợp này được đại đa số GV và SV ủng hộ.  Website e-learning HĐC đảm bảo được tính khoa học, thẩm mỹ, thân thiện, có tính tương tác cao giữa GV và SV cũng như giữa các SV với nhau.  Trên cơ sở kết quả khảo sát ý kiến của SV và GV về website e- learning, chúng tôi đã chỉnh sửa chương trình e-learning và sẽ đề xuất phương pháp dạy học phù hợp hơn. Nhìn chung, luận văn đã thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra. Kết quả thực nghiệm và thăm dò cũng phần nào khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài. Tuy nhiên, e-learning HĐC cần phải chỉnh sửa, bổ sung nhằm khai thác tốt hơn nữa những ưu điểm của e-learning trong việc kết hợp với phương pháp truyền thống để dạy học HĐC. 2. Đề xuất Qua quá trình thiết kế xây dựng và ứng dụng e-learning vào việc dạy học HĐC ở trường CĐ GTVT3 chúng tôi đưa ra những đề xuất như sau:  E-learning mang lại rất nhiều lợi ích trong công tác giáo dục và đào tạo:  Học bằng e-learning người học sẽ là trung tâm, chủ động. Được học với thời gian linh hoạt, nội dung phù hợp với năng lực, sở thích.  Không phụ thuộc vào khoảng cách, có thể học ở bất cứ nơi nào có máy tính và Internet.  E-learning có khả năng tổ chức học tập cho một lượng lớn người học mà không quá tốn kém như khi tổ chức các lớp học truyền thống.  Giảng dạy bằng e-learning dễ gây được hứng thú học tập ở SV nhờ các đa phương tiện và các diễn đàn thảo luận sôi nổi. Do vậy, việc ứng dụng e-learning trong giảng dạy và đào tạo là cần thiết.  Đối với các môn khoa học thực nghiệm như hoá học, e-learning sẽ không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. SV chỉ có thể tham gia các phòng thí nghiệm ảo và như vậy sẽ không rèn luyện được kỹ năng thực hành thí nghiệm. Hơn nữa nếu chỉ sử dụng e-learning, mối quan hệ xã hội giữa thầy và trò có nguy cơ bị phá vỡ. Do đó việc kết hợp e-learning với đào tạo truyền thống là nên thực hiện.  Trong quá trình thực nghiệm ở trường CĐ GTVT3, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải tập huấn cho SV thật kỹ trước khi áp dụng e-learning vào học tập. Ngoài ra, cần phải có phương pháp quản lý và đánh giá SV thật phù hợp và chặt chẽ để đảm bảo mọi SV đều tham gia tích cực. Như vậy mới có thể mang lại hiệu quả học tập cao.  Moodle là một phần mềm quản lý học tập mã nguồn mở rất mạnh, phù hợp cho việc xây dựng chương trình e-learning. Nếu tận dụng mọi chức năng của moodle một cách linh hoạt, có thể đạt được hiệu quả rất cao trong giáo dục đào tạo.  Việc xây dựng một chương trình e-learning hoàn chỉnh, phù hợp với đặc trưng môn học, trình độ SV, chương trình đào tạo của nhà trường đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Một cá nhân khó có thể hoàn thành công việc này. Do vậy, sau khi xây dựng khung nền của chương trình, cần hợp tác với các GV, kỹ thuật viên để có thể tạo ra một chương trình e- learning có nội dung sâu sắc, được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu giảng dạy quả cao. 3. Hướng phát triển của đề tài Từ các kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo hướng sau:  Khai thác sâu và rộng hơn các chức năng (đặc biệt là các hoạt động) của Moodle để có thể xây dựng một chương trình e-learning tương tác cao hơn, với cách thức quản lý và đánh giá chặt chẽ hơn, nội dung sinh động, thu hút hơn. Tiến hành thay đổi một số công cụ chưa thân thiện với người dùng trong hệ thống Moodle.  Tiến tới xây dựng chương trình e-learning toàn bộ học phần HĐC của trường CĐ GTVT3. Tiến hành thực nghiệm trên diện rộng hơn để có thể đánh giá khái quát hơn nữa việc ứng dụng e-learning vào dạy học HĐC. Từ đó khai thác e-learning cho việc dạy học bộ môn HĐC, với mỗi khóa học là một chương trình có nội dung phù hợp với từng chuyên ngành.  Đưa ra một mô hình dạy học bộ môn HĐC bằng cách kết hợp e-learning với phương pháp truyền thống cụ thể, chi tiết và hệ thống hơn. Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc kết hợp e-learning và phương pháp truyền thống trong dạy học ở bậc đại học và cao đẳng là khả thi và mang lại hiệu quả trong giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, do hướng đi của đề tài khá mới, thời gian nghiên cứu có hạn, nên luận văn sẽ còn những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (1997), Công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội nghị, Ban Công nghệ thông tin. 2. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông. 3. Nguyễn Đình Chi (1996), Cơ sở lý thuyết hóa học, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập hoá học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Đức Chung (2000), Hóa học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 6. Bùi Thanh Giang, Chu Quang Toàn, Đào Quang Chiểu (2004), Các công nghệ đào tạo từ xa và e-learning, NXB Bưu Điện. 7. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm. 8. Nguyễn Thế Hùng (2002), Internet và đời sống, NXB Thống kê. 9. Jean – Marc Denomme và Madeleine Roy (2003), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên. 10. Mai Văn Minh, Nguyễn Việt Nam (2006), Tìm hiểu hệ thống moodle và ứng dụng xây dựng website e-learning, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh. 11. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Duy Phương, Nhập môn Internet và e-learning, www.ebook.edu.vn/ (E-book). 13. Lê Mậu Quyền (2006), Bài tập hoá học đại cương, NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Đình Soa (2000), Hóa đại cương, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. 15. Chu Phạm Ngọc Sơn, Đinh Tấn Phúc (2000), Cơ sở lý thuyết hóa đại cương phần cấu tạo chất, NXB Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Quang Tấn, Nguyễn Cam, Lê Nguyễn Trung Nguyên (2002), Ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy các môn tự nhiên ở trường phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm. 17. Đào Đình Thức (2003), Nguyên tử và liên kết hoá học, NXB Giáo dục. 18. Trường Đại học Dân lập kỹ thuật công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (2002), Câu hỏi và bài tập hóa đại cương, Tp.Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 19. Bates Tony (2001), National srtrategies for e-learning in post-secondary education and training, United Nations, Educational, Scientific and Cultural Organization. 20. Bates A.W. (Tony) (2005), Technology, e-learning and distance education, London, Routledge 21. Bloomsburg University of Pennsylvania’s Department of Instructional Technology (2006), E-learning Concepts and Techniques, www.c4lpt.co.uk/ (E-book). 22. Bradon Bill (2007), The e-learning guild’s Handbook on Synchronuos e- learning, www.elearningguild.com/ (E-book). 23. Masie Elliott (2004), 701 e-learning tips, www.masie.com/ (E-book). 24. Newby Timothy J. – Donald A.Stepich, James D.Lehman – James D.Russel, Education Technology for Teaching and Learning, United States. 25. Schone B.J. (2007), Engaging interactions for e-Learning, www.EngagingInteractions.com/ (E-book). 26. Vrasidas Charalambos, Gene V.Glass (2002), Distance Education and Distributed Learning, Information Age Publishing. States. 27. Webster David (2006), Learning about e-learning, www.knowledgepresenter.com (E-book). Các trang web 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. www.unapcict.org/ecohub/resources/ict-in-education PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát kỹ năng sử dụng Internet và hiểu biết về khái niệm e-learning của SV trường CĐ GTVT3 2. Phụ lục 2 : Đề và đáp án bài kiểm tra chương liên kết hoá học và cấu tạo phân tử 3. Phụ lục 3 : Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về website Hóa đại cương và phương pháp học tập SV sẽ lựa chọn 4. Phụ lục 4 : Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về website e-learning Hóa đại cương của GV Phụ lục 1. Phiếu khảo sát kỹ năng sử dụng Internet và hiểu biết về khái niệm e- learning của SV trường CĐ GTVT3. PHIẾU KHẢO SÁT Hiện nay chúng tôi đang tiến hành xây dựng chương trình e-learning môn Hóa đại cương với mục đích góp phần thay đổi phương pháp dạy - học ở bậc Đại học, Cao đẳng theo hướng tăng thời gian tự học, học theo năng lực và nhu cầu nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng tự đào tạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Xin các bạn sinh viên vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau: (Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin các bạn cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của việc nghiên cứu). 1. Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: - Họ và tên:____________________________________(có thể không trả lời) - Hiện đang là sinh viên năm thứ: Trường: ________________________ Đánh dấu vào các ô trống mà bạn chọn trong các câu sau: 2. Bạn có biết sử dụng internet (mail, chat, tìm kiếm thông tin,…) không? a. Hoàn toàn không....................................................................................... b. Có nhưng chỉ chat và chơi game .............................................................. c. Có nhưng chỉ chat, chơi game và mail ..................................................... d. Có và khá thành thạo ................................................................................ 3. Bạn có thường xuyên truy cập mạng internet không? a. Rất thường xuyên....................................................................................... b. Thường xuyên............................................................................................ c. Thỉnh thoảng.............................................................................................. d. Không bao giờ .......................................................................................... 4. Bạn có thường xuyên sử dụng internet cho mục đích học tập không? a. Rất thường xuyên....................................................................................... b. Thường xuyên............................................................................................ c. Thỉnh thoảng.............................................................................................. d. Không bao giờ ......................................................................................... 5. Bạn đã từng học thông qua: a. Băng cassette, đĩa CD, VCD, DVD.......................................................... b. Chương trình dạy học trên ti vi................................................................. c. Các phần mềm dạy học............................................................................. d. Các chương trình đào tạo trên mạng internet ........................................... e. Chưa học bất kì hình thức nào ở trên, chỉ học theo phương pháp truyền thống là đến lớp nghe giáo viên giảng .......................................................... 6. Các bạn sẽ chọn phương pháp học tập nào trong các phương pháp sau: a. Phương pháp truyền thống (đến lớp nghe giảng, trao đổi trực tiếp với giảng viên tại giảng đường) .......................................................................... b. Học với giáo viên thông qua mạng internet (lấy tài liệu, nghe và xem bài giảng qua các videoclip từ mạng, trao đổi với giảng viên bằng email, chat, diễn đàn, làm bài kiểm tra, xem kết quả trực tiếp trên mạng) ..................... c. Kết hợp cả hai phương pháp trên (học thông qua mạng internet nhưng vẫn có một số buổi đến lớp trao đổi cùng giảng viên)......................................... d. Một phương pháp khác các phương pháp trên ......................................... 7. Bạn đã từng biết đến khái niệm e-learning (tạm dịch học tập điện tử)? a. Chưa nghe khái niệm này bao giờ ............................................................ b. Có biết nhưng không hiểu ........................................................................ c. Có biết và hiểu không rõ lắm ................................................................... d. Biết và hiểu rất rõ ..................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn. Nếu có ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ người thực hiện cuộc khảo sát: Nguyễn Thị Thùy Linh Khoa Cơ bản – Cơ sở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 Địa chỉ email: thuylinhdalat@gmail.com. Phụ lục 2. Đề và đáp án bài kiểm tra chương liên kết hoá học và cấu tạo phân tử. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ Đề số : 001 Họ và tên sinh viên: (Chú ý: đề kiểm tra có 2 trang) 1. Cấu hình electron nào dưới đây là đúng với BN: πσ πσ (KK) A. 22*22 2pz2s2py2s πpx σ σ (KK) B. 122*2 2py22s2s  π12pz π πσ σ (KK) C. 222*2 2pz2py2s2s  σ σ π π(KK) D. 2*222 2s2s2pz2py  2. Những đặc điểm nào dưới đây là đúng với phân tử H2O: A. Cấu trúc thẳng hàng, không phân cực. B. Cấu trúc góc, phân cực. C. Cấu trúc thẳng góc, không phân cực. D. Cấu trúc góc, không phân cực. 3. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với lý thuyết liên kết hóa trị (VB): A. Liên kết cộng hóa trị bền khi mức độ xen phủ các orbital nguyên tử càng lớn. B. Liên kết cộng hóa trị không có tính định hướng. C. Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự kết đôi của 2 electron spin trái dấu, ta nói ở đây có sự xen phủ của 2 orbital nguyên tử. D. Hóa trị của nguyên tố bằng số electron độc thân của nguyên tử (ở trạng thái cơ bản hay kích thích). 4. Sự lai hóa orbital nguyên tử có thể xảy ra giữa A. các orbital nguyên tử có cùng số lượng tử chính. B. các orbital nguyên tử có năng lượng khác nhau. C. các orbital nguyên tử có cùng số lượng tử l. D. các orbital nguyên tử có năng lượng xấp xỉ nhau, có tính đối xứng giống nhau đối với trục nối tâm 2 nguyên tử. 5. Cho các tiểu phân sau:  2 H 2 Li 2 H  2 He Theo lý thuyết MO, tiểu phân có bậc liên kết bằng 0,5 là: , ,  2 H A.  2 He  2 He B. 2 Li ,  2 H C. 2 H D.  2 He 6. Cho biết cấu hình electron của phân tử nào dưới đây không phù hợp với lý thuyết MO: π π πσ σ σ (KK) 2O A. 2*2222*2 2py2pz2py2px2s2s  π πσ σ (KK) 2B B. 112*2 2pz2py2s2s  σ π πσ σ (KK) 2N C. 2222*2 2px2pz2py2s2s  2*2*2222*2 pzpy2pz2py2px2s2s π π π πσ σ σ (KK) 2F D.  7. Cấu hình electron: là phù hợp với phân tử: 1*2222*2 py2px2pz2py2s2s πσ π πσ σ (KK)  A. NO+ B. NO C. CO D. BO 8. Phát biểu nào dưới đây là sai: A. Liên kết kim loại có trong mạng lưới tinh thể kim loại. B. Liên kết ion là loại liên kết bằng lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. C. Liên kết Hiđro là một loại liên kết tĩnh điện giữa H linh động với các nguyên tử có độ âm điện lớn. D. Liên kết phối trí là một loại liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung do hai nguyên tử đóng góp. 9. Theo lý thuyết MO, các phân tử O2 , NO, BN có tính chất thuận từ là do: A. Phân tử có electron độc thân. B. Phân tử có electron ở trạng thái phản liên kết. C. Phân tử có 2 electron độc thân. D. Phân tử có các electron đều kết đôi. 10. Theo lý thuyết MO, độ bền liên kết của các tiểu phân giảm theo dãy: A. B.  222 OOO    222 OOO C. D. 222 OOO  222 OOO Đáp án: 1C 2B 3B 4D 5A 6A 7B 8D 9A 10A Phụ lục 3. Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về website Hóa đại cương và phương pháp học tập SV sẽ lựa chọn PHIẾU NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ WEBSITE HÓA ĐẠI CƯƠNG Để có thể xây dựng chương trình e-learning môn Hóa đại cương hoàn chỉnh, hỗ trợ tốt cho việc dạy và học chương trình Hóa đại cương. Đồng thời giúp các bạn sinh viên tiếp cận với một phương thức học tập hiện đại, giúp các bạn làm quen với một cách thức học tập mới - có thể học bất cứ nơi đâu, bất kì thời gian nào chỉ cần có máy tính và internet - rất có ích cho các bạn trong việc cập nhật, trau dồi kiến thức và kỹ năng làm việc trong cuộc sống bận rộn sau khi tốt nghiệp. Xin các bạn sinh viên cho biết những nhận xét của mình về chương trình e-learning Hóa đại cương mà các bạn đã sử dụng thử nghiệm trong học kì vừa qua. Những thông tin các bạn cung cấp trong phiếu nhận xét-đánh giá sẽ giúp chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả của chương trình, từ đó có thể thiết kế chương trình phù hợp hơn. (Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin các bạn cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của việc nghiên cứu). 1. Bạn có nhận xét như thế nào về website Hóa đại cương? Hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí. Mức độ đánh giá STT Tiêu chí 1 2 3 4 5 Tổng quan về website 1 Giao diện đẹp, thân thiện. 2 Dễ sử dụng. 3 Cách sắp xếp các mục hợp lý, khoa học. Nội dung kiến thức 1 Bài giảng đầy đủ, dễ hiểu. 2 Các hình ảnh, các mô phỏng và mô hình mô tả những kiến thức trừu tượng là trực quan, sinh động, dễ hiểu. 3 Bài kiểm tra thử và các câu hỏi bài tập giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức tốt. 4 Tài liệu tham khảo phong phú. 5 Phần tư liệu tham khảo nhiều, thú vị. Phương pháp học của chương trình 1 Phù hợp với sinh viên 2 Giúp sinh viên thành thạo hơn trong việc sử dụng mạng internet cho mục đích học tập. 3 Giúp sinh viên tự tin trong việc đăng kí những khóa học khác trên mạng. 2. Theo bạn, website Hóa đại cương cần thay đổi thêm ở điểm nào để hỗ trợ việc học của các bạn hiệu quả hơn? Về hình thức: .......................................................................................................... ................................................................................................................................. Về nội dung: ........................................................................................................... ................................................................................................................................. Về phương pháp dạy học:........................................................................................ ................................................................................................................................. 3. Bạn muốn học theo phương thức nào sau đây: Phương thức truyền thống (đến lớp nghe giảng)........................................ E-learning (học hoàn toàn qua mạng) ....................................................... Kết hợp hai phương thức trên ................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn. Nếu có ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ người thực hiện cuộc điều tra: Nguyễn Thị Thùy Linh Khoa Cơ bản – Cơ sở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 Địa chỉ email: thuylinhdalat@gmail.com. Phụ lục 4. Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về website e-learning Hóa đại cương của GV PHIẾU NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ WEBSITE E-LEARNING HÓA ĐẠI CƯƠNG (Dành cho Giảng viên) Kính chào quý thầy cô! Website e-learning Hóa đại cương (HĐC) được xây dựng với mục đích hỗ trợ việc dạy học môn HĐC ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3. Đồng thời giúp sinh viên làm quen với phương thức học tập thông qua mạng Internet, rèn cho sinh viên ý thức và kỹ năng tự học. Xin quý thầy cô cho biết những nhận xét của mình về website e-learning HĐC. Những thông tin thầy cô cung cấp trong phiếu nhận xét – đánh giá sẽ giúp chúng tôi đánh giá mức độ chính xác, khoa học, tính khả thi của website, từ đó điều chỉnh để có một chương trình hoàn thiện hơn. (Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin các thầy cô cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của việc nghiên cứu). Rất mong sự hợp tác giúp đỡ của quý thầy cô! Xin quý thầy (cô) vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân: - Thầy (cô) đang dạy tại trường: ..................................................................................... - Số năm kinh nghiệm:  Dưới 5 năm.  Từ 5 đến dưới 15 năm.  Từ 15 đến 25 năm.  Trên 25 năm. Xin quý thầy (cô) vui lòng hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí sau khi tham khảo website e-learning HĐC (địa chỉ trang web: www.minhuong.com.vn/moodle): Mức độ đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 1. Nội dung kiến thức chương chính xác, khoa học. 2. Câu hỏi, bài tập hệ thống hóa tốt kiến thức chương. 3. Cách sắp xếp các mục khoa học, hợp lý. Tiêu chí 1 2 3 4 5 4. Tài liệu và tư liệu tham khảo phong phú, sinh động. 5. Tính tương tác giữa người dạy và người học cao. 6. Có nhiều công cụ quản lý, theo dõi, đánh giá sinh viên. 7. Giao diện đẹp, thân thiện. 8. Dễ sử dụng. 9. Có tính khả thi. Các ý kiến khác: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn ý kiến của quý thầy (cô)! Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ người thực hiện cuộc khảo sát: Nguyễn Thị Thùy Linh Khoa Cơ bản – Cơ sở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 Địa chỉ email: thuylinhdalat@gmail.com. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7376.pdf
Tài liệu liên quan