Xây dựng E-Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Phúc Hậu XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CAO THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Nguyễn Phúc Hậu XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CAO THẮNG Chuyên ngành :

pdf134 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng E-Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Thưa thầy cô và các bạn đồng nghiệp! Mới ngày nào tôi còn chưa xác định được hướng làm đề cương luận văn mà giờ đây trên tay cầm cuốn luận văn này lòng cảm thấy vui sướng. Với thời gian hạn hẹp và những khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành được luận văn tốt nghiệp : “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG” là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân và trên hết là sự giúp đỡ, động viên chân thành, nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Vì vậy, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  Tiến sĩ Lê Trọng Tín – Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.  Các giảng viên giảng dạy tại dạy khoa Hóa ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  Ban giám hiệu trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, đặc biệt là tập thể giảng viên khoa Giáo dục đại cương và các nhân viên thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình giảng dạy và thực nghiệm.  Ban quản trị các trang web www.hochanh.info và www.hoclieumo.com.  Ba mẹ, cô Mai, các anh chị (anh Đại, chị Linh, anh Thiện…) cùng các bạn ( Nam Kỳ, Thu Hằng, Quỳnh San, Hồng Trâm,…) đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều để vượt qua khó khăn và hoàn thành luận văn. Với đề tài này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, sáng tạo. TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2009 Tác giả Nguyễn Phúc Hậu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung của nền kinh tế tri thức toàn cầu và những yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong bước đường hội nhập WTO, Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định hướng phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2006-2010: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh …”. Cụ thể là công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và trường cao đẳng, đại học đã đặt ra cho giáo viên và học sinh, SV nhiều thách thức và nhiệm vụ. Vai trò mới của người giáo viên với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa trong các hoạt động dạy. Từ đó, vai trò và trách nhiệm của giáo viên bây giờ trở nên quan trọng hơn, nặng nề hơn và tế nhị hơn. Học sinh, SV học tập phải chủ động tích cực sáng tạo hơn, khả năng tự học và học suốt đời phải được phát huy. Nhằm đạt được mục đích trên, người giáo viên bên cạnh phải có nền tảng kiến thức vững chắc còn phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong bài giảng nhằm đạt kết quả cao nhất. Ngày nay, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học đã trở nên phổ biến rộng rãi. Trong đó, công nghệ đa phương tiện (multimedia), bao gồm các công cụ hỗ trợ việc trình diễn, sự mô phỏng nhờ máy tính và các lớp học ảo, học tập điện tử (E-learning) đã dần dần quen thuộc với người học. Với E-learning thực hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập không còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống. E-learning là một dạng của học tập từ xa nhưng học tập từ xa không phải là E-learning. Việc chuẩn bị cho phương hướng này không chỉ ở hạ tầng internet và các trang bị kĩ thuật khác mà còn ở công nghệ dạy và học, đánh giá tương ứng với loại hình dạy và học đó. Xây dựng chương trình E-learning cho SV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là một việc làm thiết thực. Với điều kiện học tập của SV, nhất là SV học hệ liên thông vừa học vừa đi làm không có nhiều thời gian nghiên cứu, với E-learning các em có thể tự học vào những lúc rảnh và chủ động được thời gian. Mặt khác ngành nghề do trường đào tạo như cơ khí, ô tô, điện, điện tử… cũng liên quan đến môn hóa học rất nhiều, nhất là phần Điện hóa và Điện phân. Tất cả những phân tích trên là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề: “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG”. Việc lựa chọn đề tài này nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học ở trường cao đẳng, đại học. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HÐC. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của SV. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về E-learning. - Tổng quan cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học. - Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC. - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm giúp cho GV dạy tốt hơn và SV học có kết quả cao hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Phép biện chứng duy vật - Quan điểm tiếp cận hệ thống 4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cở sở lý thuyết và nội dung của đề tài. 4.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4.4. Phương pháp xử lý thông tin Phương pháp toán học thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số đặc trưng. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng thành công E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC thì sẽ mang lại các kết quả sau: - Rèn luyện cho SV tính tự giác học hỏi, chủ động và sáng tạo. - SV có nhiều thời gian tự nghiên cứu bài học, được tự kiểm tra kiến thức, từ đó có hứng thú trong việc học. - Nâng cao kết quả học tập của SV phần HĐC của chương “Hóa học và dòng điện”. 6. Phạm vi, giới hạn của đề tài Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC. 7. Đóng góp mới của đề tài 7.1. Về lý luận - Xây dựng các qui tắc tạo nên E- learning môn HĐC. - Xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh của E- learning môn HĐC. 7.2. Về thực tiễn - Xây dựng được E-learning chương “Hóa học và dòng điện”. - Chất lượng dạy và học chương trình HĐC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng được cải thiện. - Giảng dạy môn HĐC hoàn toàn bằng E-learning. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sự ra đời của E-learning Theo tài liệu của tác giả Bùi Thanh Giang [16] thì E-learning chia làm 4 giai đoạn như sau:  Trước năm 1983: Kỷ nguyên GV làm trung tâm Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, quan điểm giáo dục “Lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh GV và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.  Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện Hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint đây là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó cho phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giáo viên là rất hạn chế.  Giai đoạn 1994-1999: Làn sóng E-learning thứ nhất Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E- mail, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng.  Giai đoạn 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai Các công nghệ tiên tiến bao gồm Java và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày công nghệ web đã chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ hai của E-learning. 1.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng của E-learning [13], [36], [46] Hiện nay, E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này còn nhiều bất cập. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003; Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004 và Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ - Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ - Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là Hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning ( nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E- learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo như các phần mềm tạo bài giảng điện tử, các phân mềm quản lý học sinh, sắp xếp thời khóa biểu... Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông... Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước. 1.1.3. Triển vọng của E-learning [16], [46] Hiệu quả của E-learning cao hơn so với cách học truyền thống do E- learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E-learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông Keith Holtham, Giám đốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực châu á - Thái Bình Dương, E-learning căn bản dựa trên công nghệ mạng ngang hàng P2P. Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khóa học qua mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng máy tính. Ưu điểm nổi trội của E-learning so với các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức. Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối mạng mà không cần phải đến trường. Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào E- learning. Năm 2000, thị trường này đã đạt doanh số 2,2 tỷ USD. Người ta dự tính, đến năm 2005, E-learning trên toàn cầu sẽ đạt tới 18,5 tỷ USD. Ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Thị trường E-learning ở Mỹ đạt 11,4 tỷ USD vào năm 2004. Tại châu Á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD). Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, năm 2003, thế giới sẽ thiếu khoảng 1,45 triệu chuyên gia mạng. Do đó nhu cầu về nguồn nhân lực này ngày càng lớn cùng với mức độ phức tạp xung quanh việc thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong nền kinh tế Internet. Chính vì vậy, E-learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học. 1.1.4. Các đề tài nghiên cứu về E-leaning Thông qua việc thống kê các luận văn, luận án được bảo vệ trong và ngoài nước về phương pháp dạy học hóa học của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm TP.HCM …, chúng tôi chỉ tìm được một đề tài nghiên cứu về E-learning. Đó là luận văn thạc sĩ giáo dục học “Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử” học phần HĐC trường cao đẳng Giao thông vận tải 3” của Nguyễn Thị Thùy Linh, học viên Khóa 16, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Với đề tài này tác giả đã làm được những công việc sau: - Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử” học phần HĐC. - Tiến hành giảng dạy kết hợp hình thức tổ chức dạy học truyền thống với hình thức tổ chức dạy học E-learning. Với hướng đi của chúng tôi có điểm khác biệt như sau: - Đề xuất các quy tắc xây dựng E- learning chương “Hóa học và dòng điện” môn HĐC. - Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” học phần HĐC trên một trang web về giáo dục có tổ chức và quy mô lớn. - Tiến hành giảng dạy bằng hình thức tổ chức dạy học E-learning. Như vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng, đây là một hướng đi mới và có giá trị của luận văn. 1.2. Cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học 1.2.1. Học tập [23] Học tập có những đặc điểm sau: - Đặc tính cá nhân của việc học tập. - Vai trò xúc tác của những hiểu biết tích lũy từ trước. - Tầm quan trọng của các “tài nguyên” dành cho SV. - Vai trò của hoàn cảnh giảng dạy và kinh nghiệm cụ thể. - Các năng lực chuyên sâu cần rèn luyện. - Con đường khám phá trong quá trình học tập. - Vai trò quan trọng của phương pháp xây dựng và thực hành. - Vai trò quan trọng của “siêu nhận thức” (tư duy của người học về quá trình học tập của họ). 1.2.2. Học tập đổi mới [4], [6], [23], [30] Học tập giải quyết vấn đề Học tập giải quyết vấn đề là một cách học trong đó người học làm trung tâm, người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập, người học tham gia tích cực vào quá trình hình thành và kiểm soát hoạt động học, huy động kinh nghiệm và nguồn lực của chính bản thân mình nhằm phát huy năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề của đời sống. Mục tiêu chính của học tập giải quyết vấn đề - Người học tiếp thu được một nền tảng kiến thức tích hợp, dễ nhớ và áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề nhận thức. - Người học phát triển các kĩ năng thực tế và hiệu quả đó là cách giải quyết vấn đề, năng lực tự học, cách thức làm việc phối hợp. Đặc điểm của các tình huống có vấn đề - Phức tạp: liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau, đòi hỏi thăm dò nhiều cách kết hợp mới. - Thực tế: đáp ứng một nhu cầu, có ý nghĩa, đòi hỏi áp dụng tri thức. - Bất ổn: thể hiện một trở ngại cần phải vượt qua, gây ra trạng thái mất cân bằng hay xung đột nhận thức. - Phong phú: dẫn dắt đến việc đối sánh các quan điểm khác nhau, gây tranh luận, kích thích tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn, không chỉ đưa ra một câu trả lời duy nhất. Đối với người học, tình huống có vấn đề cần phải là cơ hội thường xuyên giúp họ đánh giá lại những hiểu biết từ trước, đối sánh với những hiểu biết của người khác và những hiểu biết mới lĩnh hội được qua quá trình học tập. Vai trò của những hiểu biết từ trước của SV là rất quan trọng. Như Ph. Meirieu (một giáo sư tại trường đại học Lumiere Lyon- Pháp) đã nói “Một người không thể nắm bắt tri thức ngay từ chỗ không biết gì, mà phải tích luỹ hiểu biết dần dần, ngày càng sâu sắc hơn, có khả năng giải thích ở phạm vi rộng hơn, và giúp họ tiến xa hơn nữa trong nhận thức thế giới đồng thời hệ thống hoá các tri thức đã lĩnh hội”. Các bước của học tập giải quyết vấn đề - Gặp vấn đề mâu thuẫn và xây dựng các giả thuyết từ những kiến thức đã có. - Nhận diện các thông tin cần thiết phải có. - Tự học: tìm kiếm và sử dụng các tài nguyên khác nhau. - Kiểm tra lại vấn đề với những thông tin mới thu được: loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung các giả thuyết. - Trừu tượng hóa: đối sánh các trường hợp khác nhau để xác định các mối liên hệ nhận thức giúp tăng cường hiệu quả của các kiến thức vừa tiếp thu được. - Nhận xét và đánh giá nhanh: xem xét lại toàn bộ quá trình để rút tỉa kinh nghiệm và xác định vùng cải thiện của quá trình học tập. - Trong quá trình học tập, nhóm học tập lý tưởng nhất là từ 5 đến 7 người. Trong suốt quá trình cùng nhau học tập và giải quyết các vấn đề, người học sẽ dần hình thành thói quen học tập phối hợp và kĩ năng lám việc nhóm. Giáo viên có thể dự kiến việc tăng thêm số lượng thành viên của mỗi nhóm. Vai trò của giáo viên Giáo viên không trực tiếp dạy mà giúp đỡ người học học tập, không cho biết các giải pháp hoàn thiện, kiểm soát và định hướng quá trình học tập. Giáo viên phải thực sự là một người hướng dẫn hay người trợ lực. Giáo viên có vai trò quyết định sự thành công của bất cứ phương pháp sư phạm nào, giáo viên hướng đến các mục tiêu là phát triển kĩ năng nhận xét và tư duy của người học (giải quyết vấn đề, siêu nhận thức, óc phê bình) và giúp người học trở nên độc lập và có khả năng tự chủ trong việc học tập của bản thân. Các nguyên tắc cơ bản của học tập giải quyết vấn đề - Người học phải có trách nhiệm với việc học tập của họ. - Giáo viên thiết lập các tình huống học tập sao cho có mâu thuẫn, tương tự như các tình huống phải giải quyết trong đời sống và thuận tiện để tìm kiếm thông tin. - Việc học tập phải được tích hợp trong một phạm vi rộng rãi nhiều chuyên ngành hay chủ đề. - Phối hợp nhóm là hoạt động thiết yếu vì đây chính là điểm thể hiện hiệu quả cao nhất của học tập giải quyết vấn đề. - Kết quả tự học phải được tái đầu tư vào việc tái phân tích và tìm ra giải pháp cho vấn đề nhận thức. - Việc phân tích những gì đã học được qua quá trình giải quyết vấn đề và thảo luận các khái niệm là thiết yếu. - Cần có tự đánh giá và đánh giá trong nhóm sau mỗi vấn đề và mỗi đơn vị kiến thức. - Những hoạt động được thực hiện trong quá trình giải quyết vấn đề phải là những hoạt động có giá trị trong đời sống thực tế. - Các bài kiểm tra phải đánh giá được sự tiến bộ của người học hướng đến các mục tiêu của học tập giải quyết vấn đề. Như vậy, khi giảng dạy trực tuyến, nếu không quan tâm đến các vấn đề này, người giáo viên sẽ dễ dàng rơi vào tình huống thất bại. Giảng dạy trực tuyến không phải là bản sao máy móc của giảng dạy trực diện. Để duy trì động cơ học tập của người học trực tuyến, cần phải biết đặt họ vào những tình huống bắt buộc họ phải nhận thức được sự khác biệt, phải tranh luận, tương tác, chấp nhận và chịu thử thách. Như vậy, học tập giải quyết vấn đề là một hướng đi thích hợp và đúng đắn. 1.3. E-learning 1.3.1. Khái niệm E-learning [44] E-learning (electronic learning: Học điện tử) là: - Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM và các loại học liệu điện tử khác. Hình 1.1 : Mô hình E-learning - Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning. Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm bốn thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử. + Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng viết bằng toolbookII … + Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia … + Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet … + Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, forum trên mạng … Tóm lại E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua các phương tiện điện tử. Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông E-learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng internet và công nghệ web. 1.3.2. Moodle [16], [44], [54] 1.3.2.1. Moodle là gì? Moodle là hệ thống quản lý khóa học nguồn mở được dùng bởi những trường đại học, trường cao đẳng cộng đồng, các trường phổ thông, những doanh nghiệp và thậm chí những giáo viên độc lập cần thêm công nghệ mạng vào những khóa học của họ. Moodle hiện thời được sử dụng bởi 3000 tổ chức giáo dục trên thế giới để tạo những khóa học trực tuyến và để hỗ trợ những khóa học truyền thống. Moodle là hệ thống miễn phí trên mạng ( vì thế bất cứ ai cũng có thể tải xuống và thiết đặt nó. Moodle được tạo ra bởi Martin Dougiamas, một nhà khoa học máy tính và nhà giáo dục, người đã trải qua thời gian hỗ trợ một khóa học nguồn mở tại một trường đại học ở Perth, Autralia. Ông dần dần trở nên không hài lòng với hệ thống quản lý hiện có và đã học nghề kỹ sư về tin học. Ông đặt những SV tốt nghiệp của ông trong sự giáo dục và khoa học máy tính để làm việc và bắt đầu phát triển Moodle như một giải pháp. Ông hiện đang làm việc trên Moodle cả ngày. Một cộng đồng của những người phát triển phần mềm mã nguồn mở chuyên dụng từ khắp thế giới làm việc với ông ấy trong một nỗ lực cộng tác để làm cho Moodle là một khóa học nguồn mở tốt nhất sẵn có. 1.3.2.2. Các tính năng quản lý của E-learning – Các Moodle Moodle có thiết kế mang tính mở nên có thể dễ dàng đưa thêm các hoạt động để tạo vào E-learning. Với Moodle, các học viên là những người tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học. Với cách tiếp cận như vậy, moodle tạo mọi điều kiện giúp học viên có thể phân tích, điều tra, hợp tác, chia sẻ, xây dựng và sinh ra ý tưởng từ những cái gì đã biết. Moodle cung cấp các tính năng sau: - Assignments: Bài tập Học viên được nhận các bài tập và có thể nộp sản phẩm với bất kì định dạng nào (Vd: MS Office, PDF, ảnh ...). - Chats: Tán gẫu Cho phép trao đổi thông tin trực tiếp giữa các học viên. - Dialogues: Cuộc đối thoại Cho phép trao đổi thông tin một cách gián tiếp giữa giáo viên và học viên, hoặc học viên với học viên. - Forums: Các diễn đàn Các cuộc thảo luận được phân chia thành từng chủ đề, các nhóm chia sẻ ý tưởng của vấn đề cùng quan tâm. Sự tham gia trong các diễn đàn là một phần của việc học tập, giúp các học viên bổ sung và phát triển sự hiểu biết về vấn đề đó. - Glossaries: Bảng thuật ngữ Giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ được sử dụng trong cua học. Có nhiều tình huống cần áp dụng module này bao gồm danh sách các từ, từ điển mở, FAQ, dạng kiểu từ điển và hơn nữa. - Journals: Nhật kí Các học viên phản ánh, ghi và xem lại các ý tưởng. - Nhãn: Đưa thêm các mô tả cùng với hình ảnh trong bất kỳ khu vực nào của cua học. - Lessons: Bài học Cho phép các giáo viên tạo ra và quản lý một nhóm trang được kết nối. Mỗi trang có thể kết thúc bởi các câu hỏi, có thể tùy chọn để trả lời. - Quizzes: Các câu hỏi kiểm tra Moodle cung cấp những chức năng, phương tiện hữu hiệu để xây dựng những kỳ kiểm tra có chất lượng, công bằng, khách quan. Hình thức kiểm tra đa dạng (đúng-sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng với đồ họa và text mô tả); cách cho điểm, xếp loại phong phú, phù hợp từng đối tượng để học viên và giáo viên có thể lựa chọn; nhiều kiểu câu hỏi, nhiều hình thức đánh giá khác nhau cũng như hỗ trợ việc hồi đáp câu trả lời giúp cho việc học của học viên hiệu quả hơn. - Resources: Tài nguyên Công cụ chính yếu này để mang nội dung vào bên trong cua học, có thể là văn bản bình thường, các file được tải lên, các liên kết tới web, wiki hoặc Rich Text (Moodle có sẵn cài đặt bên trong). - Surveys: Điều tra Module này giúp đỡ giảng viên làm cho các lớp học trên mạng thêm hiệu quả bằng cách cung cấp một tập các điều tra bao gồm cả các điều tra bất thường, quan trọng. - Wordshops: Hội thảo Một hoạt động để đánh giá các tài liệu của bạn mình mà các học viên nộp trên mạng. Các người tham gia có thể đánh giá đồ án của nhau. Giáo viên thực hiện đánh giá cuối cùng và có thể kiểm soát thời gian bắt đầu và kết thúc. 1.3.3. E-learning một hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với hình thức tổ chức dạy học truyền thống [4], [10], [14], [30] [41] Người học làm trung tâm Thực hành viết thường xuyên Hình 1.2 : Sơ đồ sử dụng CNTT trong học tập 1.3.3.1. Học tập lấy người học làm trung tâm Ngày nay ai cũng thừa nhận những hạn chế của dạy học lấy người thầy làm trung tâm. Trong thời gian gần đây, các giáo viên đã có nhiều nỗ lực nhằm vượt qua những hạn chế này trong hình thức dạy học trực diện (hoạt động theo nhóm nhỏ, diễn kịch ...) nhưng hiệu quả vẫn chưa cao và giáo viên vẫn là người có vai trò chủ đạo. Tuy vậy, trong môi trường trực tuyến, giáo viên thường là người chủ động lui về phía sau. Người học được yêu cầu tự học và hơn nữa là học theo cặp, nhóm và học từ bạn cùng nhóm. Trong các cuộc trao đổi nhóm và trên các diễn đàn, người học có cơ hội để giải thích, lập luận, chia sẻ, nhận xét, phê bình và chính mình tham gia tự sáng tạo các nội dung sư phạm với một cách thức khó thấy được trong lớp học truyền thống. 1.3.3.2. Tương tác và hỗ trợ theo nhu cầu Trong môn học trực tuyến, có khi chỉ cần nhấp chuột là đã gửi được lời đề nghị giúp đỡ. Giáo viên có thể cung cấp nhiều công cụ học tập tương tác khác nhau (bài tập có phản hồi tức thời, trình chiếu Powerpoint, các phương tiện “nhấp chuột là mở” …). Có thể liên hệ được với giáo viên và bạn học cùng lớp qua điện thư bất cứ lúc nào, chứ không chỉ trong những lúc hiếm hoi có mặt ở trường học. SV có thể sử dụng điện thư, phòng chat hay diễn đàn để thực hiện các cuộc thảo luận tự phát hay có hẹn trước mà không cần bận tâm nhiều đến các trở ngại không gian và thời gian như trong lớp học truyền thống. Điều quan trọng nữa là các hệ thống trực tuyến có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi khác cho SV như đăng kí, các tài liệu hướng dẫn hỗ trợ, truy cập cơ sở dữ liệu … 1.3.3.3. Đáp ứng và phản hồi tức thời Dù không có sự tiếp xúc cơ học với giáo viên, học viên trực tuyến vẫn có khả năng tiếp cận với giáo viên cao hơn. Trong lớp học truyền thống, học viên thường phải hối hả đến các lớp học khác hay vì bất cứ lý do gì, nên ít khi dồn đến hỏi hay thắc mắc với giáo viên và chờ đợi những câu trả lời vừa ý. Bù lại, học viên trực tuyến có thể hỏi vô số vấn đề qua điện thư hay diễn đàn, tạo nên một cách đối thoại hiệu quả hiếm thấy so với trong lớp học trực diện. Bên cạnh đó, cần phải kể thêm các thông tin phản hồi tự động rất phong phú từ các nội dung và bài tập tương tác. Nhờ đó không còn phải chờ đợi dài ngày mới mo._.ng nhận được ý kiến nhận xét của giáo viên dạy trực diện. 1.3.3.4. Thảo luận tương tác cao độ Trong lớp học trực diện, việc trao đổi thảo luận thường chỉ giới hạn giữa giáo viên và một vài SV có tính hướng ngoại cao. Trong các môi trường trao đổi trực tuyến, các diễn đàn và phòng chat mở rộng biên độ của các cuộc thảo luận này, kể cả về cường độ, chất lượng và độ sâu. Khi mở một diễn đàn, tất cả người học đều được tham gia hết mức có thể và bao nhiêu lần tùy ý. Rất nhiều SV đã cho biết rằng trong học tập trực diện họ chưa bao giờ có được nhiều cơ hội để phát biểu như vậy. Giáo viên thì đánh giá cao cả chất lượng lẫn tính độc đáo của những SV hướng nội vốn im lặng trong hầu hết các lớp học trực diện. Người ta cũng đã nhận thấy cách thức trao đổi khuyết danh đã cho phép những SV “bên lề” như phụ nữ, người khuyết tật, người nước ngoài... cất lên tiếng nói của mình như thế nào. Trên các diễn đàn trực tuyến, những người này hoàn toàn thoát khỏi những dấu ấn hình thức vốn hay khiến họ bị lâm vào trạng thái ức chế… 1.3.3.5. Tính mềm dẻo cao độ Do điều kiện thời gian, những người học có ràng buộc về trách nhiệm gia đình hay công việc thường khó theo học một cách đầy đủ các chương trình đào tạo trực diện. Ngay cả những trường có khả năng sắp xếp thời khoá biểu linh động cũng ít khi tạo đủ điều kiện cho các học viên không thể đảm bảo duy trì mức độ “chuyên cần” của mình. Học tập trực tuyến mở ra cơ hội cho mỗi người, giúp họ có thể bố trí thời gian học sao cho phù hợp với thời gian biểu vốn đã quá bận rộn với những việc không thuộc về trường lớp khoa bảng. 1.3.3.6. Chuẩn bị cho quá trình học tập suốt đời Trong đời sống hàng ngày, mỗi người không ai có một người thầy thường trực để chỉ dẫn cách tìm hiểu thêm tri thức mới. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người dạy học đó là khắc sâu tinh thần tự học cho SV. Điều đó sẽ giúp họ tự chủ trong quá trình tìm kiếm, đánh giá và khai thác những thông tin mới mẻ theo nhu cầu của mình. E-learning tạo điều kiện cho tính tự chủ phát huy, thúc đẩy động cơ tự thân nhằm học tập suốt đời. Dĩ nhiên, điều đó chắc chắn không đủ để đảm bảo cho tinh thần sáng tạo của SV nhưng hẳn là có thể tạo nên một nền tảng vững chắc để giúp họ nâng cao tinh thần đó cũng như là duy trì quá trình tự học. 1.3.3.7. Cộng đồng học tập gắn bó Không như nhiều người tưởng, các giáo viên tham gia nhiều chương trình E-learning đã có cùng ghi nhận là các mối quan hệ giữa giáo viên với học viên cũng như giữa học viên với nhau được phát triển gắn bó một cách kì lạ. Họ ngạc nhiên nhận thấy rằng ở học viên trực tuyến đã hình thành một tinh thần tập thể vững chắc, giúp quá trình học tập diễn ra tốt hơn. Những ghi nhận kiểu này hoàn toàn đối nghịch với lối suy nghĩ rập khuôn quy kết rằng E-learning dẫn đến tình trạng “xóa nhòa cá tính” và “phi nhân tính hóa” trong các hoạt động sư phạm. Các mối quan hệ có khi còn đạt đến một mức độ thân thiết mà trong lớp học truyền thống không dễ gì đạt được (mừng sinh nhật, mừng sinh con, chia buồn, các vấn đề gia đình,...) . 1.3.3.8. Sáng tạo nội dung sư phạm phong phú CNTT cho phép đưa lên mạng nhiều loại tài liệu giảng dạy khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Bài tập tương tác, mô phỏng, hình ảnh động, phân chia không gian làm việc ảo... là những ví dụ điển hình về việc đưa các nguồn tài nguyên vào môi trường học tập trực tuyến một cách dễ dàng, giúp người học tự do khai thác và sử dụng theo nhu cầu và nhịp điệu làm việc của mình. Các môi trường làm việc này còn cho phép giáo viên giải quyết được những khó khăn về không gian, thời gian và số lượng SV thường gặp trong giảng dạy trực diện, nhờ đó mà tăng cường hiệu quả sư phạm của hoạt động giảng dạy. 1.3.3.9. Thực hành viết thường xuyên Giới ngôn ngữ học luôn khẳng định rằng để học cách viết không có phương pháp nào tốt hơn là tự viết thường xuyên, ở mức cao nhất mà điều kiện cho phép. Trong xu hướng học tập trực tuyến, khẳng định đó càng đúng đắn. E-learning bắt buộc người học phải thường xuyên viết hàng ngày (viết điện thư, viết bài trên diễn đàn, viết trong phòng chat, nộp bài viết ...), qua đó rèn luyện được thói quen và kĩ năng viết. Khi người giáo viên đặt ra yêu cầu cao về chất lượng viết. Theo thời gian, giáo viên sẽ thu được những thành quả đáng kể với bài viết của SV đạt chất lượng cao hơn nhiều so với khi dạy trực diện. 1.3.3.10. Phát triển phương pháp sư phạm Có thể nói rằng E-learning là một yếu tố tuyệt vời để giúp đổi mới phương pháp sư phạm. Người giáo viên đưa giáo trình lên mạng đúng cách sẽ cảm thấy sung sướng, hưng phấn vì làm được một điều đặc biệt và sẽ lấy lại thói quen tự hỏi mình, vốn đã mất đi từ lâu trong cách dạy truyền đạt kiến thức trực diện. Dù thiết kế giáo trình trực tuyến đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng những giáo viên thực sự tích cực sẽ có được kinh nghiệm phong phú qua một quá trình làm việc bài bản (suy nghĩ, lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin, chất vấn,...) . Chủ nghĩa hoài nghi sơ đẳng sẽ nhường chỗ cho cảm giác thỏa ý vì đã tham gia vào một bước tiến bộ mới. Những ai thấy công việc của mình nhàm chán sẽ có thể tìm lại được ngọn lửa đam mê... 1.4. Một vài nét về trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng buổi đầu có tên là trường Cơ Khí Á Châu, là một trong những trường dạy nghề đầu tiên ở Nam Bộ, được thực dân Pháp lập ra ngày 20-2-1906. Trường ở ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, số 65 Huỳnh Thúc Kháng, phường Bến Nghé, quận I. Tính đến nay trường thành lập được 103 năm và có nhiều thành tích đáng kể. Hàng năm trường đào tạo gần 8000 công nhân tay nghề cao với các bậc cao đẳng, cao đẳng liên thông và trung cấp chuyên nghiệp gồm nhiều chuyên ngành trong đó: - Bậc cao đẳng gồm 10 chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điện, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Tin học, Công nghệ Nhiệt lạnh, Công nghệ Cơ – Điện tử, Công nghệ Tự động, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông và Kế toán. - Bậc cao đẳng liên thông gồm 5 chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điện, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử và Tin học ứng dụng. - Bậc trung cấp chuyên nghiệp gồm 7 chuyên ngành: Sữa chữa cơ khí, Chế tạo Cơ khí, Cơ khí Ô tô, Điện công nghiệp, Tin học, Điện lạnh và Điện tử công nghiệp. - Bậc cao đẳng nghề gồm 9 chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, Sữa chữa cơ khí, Hàn, Ôtô, Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Quản trị mạng máy tính và Kỹ thuật Sữa chữa, láp ráp máy tính. Đây là một trường Cao đẳng nghề có quy mô lớn và theo dự kiến, trường sẽ lên Đại học vào năm 2011. Vì vậy, vai trò của mỗi GV ngày càng quan trọng, GV là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng về mọi mặt của trường. Hiện nay với chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, các GV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng cũng áp dụng rất nhiều. Theo khảo sát, đa số các GV vẫn giữ nguyên phương pháp dạy bằng lời truyền thống và áp dụng các phương pháp dạy học mới. Tất cả các GV chưa xây dựng và áp dụng giảng dạy bằng E-learning. Đối với bộ môn Hóa đại cương, tôi giảng dạy tại lớp Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông 2008 A, B, C. Trong học phần này, với phương pháp dạy truyền thống nửa học kì đầu thông qua bài kiểm tra, tôi thấy kết quả chưa thật sự cao. Với sự đánh giá sơ bộ, kết quả này có thể do có những kiến thức trừu tượng SV khó tiếp nhận, thời gian học hạn hẹp… Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn HÐC đồng thời SV tiếp cận được một phương pháp học tập hiện đại, chúng tôi đã quyết định xây dựng E-learning. Với chương trình này, SV có thể tự học, học bất cứ thời gian nào, bất cứ ở đâu, tự mình khám phá và sẽ thể hiện năng lực bản thân. Từ đó SV sẽ yêu thích bộ môn hơn, có điều kiện phát triển các kĩ năng học và làm việc và cũng chính là mục đích lâu dài của ngành giáo dục. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề sau: - Sự phát triển của E-learing trải qua 4 giai đoạn đi kèm với nhiều sự kiện lớn xảy ra. - Tình hình phát triển và ứng dụng E-learing trên thế giới cũng như trong nước ngày càng lan rộng trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm và bước đầu xây dựng. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước. Chính vì vậy, E-learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học. - So sánh với các luận văn đã nghiên cứu về E-learing, hướng đi của đề tài này là hướng đi mới và có giá trị. - Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học gồm học tập và học tập đổi mới. - Tổng quan về E-learning, Moodle và E-learning một hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với hình thức tổ chức dạy học truyền thống. - Giới thiệu đôi nét về trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, đây là trường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và chất lượng giáo dục ngày được nâng cao. Chương 2. XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG “HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN” PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2.1. Tổng quan về chương 9 “Hóa học và dòng điện” 2.1.1. Mục tiêu - Hiểu các khái niệm cơ bản về phản ứng oxi hoá khử. - Viết và cân bằng các phản ứng oxi hoá khử. - Phân biệt các khái niệm trong pin và bình điện phân. - Dự đoán được chiều của các phản ứng oxi hoá khử dựa trên sức điện động tiêu chuẩn. - Hiểu các nguyên lí hoạt động của các vật dụng có hiện tượng điện phân và điện hóa. 2.1.2. Nội dung 1. Phản ứng oxi hoá – khử 2. Cách lập phương trình oxi hóa khử 3. Phản ứng oxi hoá – khử và dòng điện 3.1. Pin 3.2. Thế điện cực 3.3. Sức điện động của pin 3.4. Thế điện cực quy ước 3.5. Giản đồ Eo 4. Chiều của phản ứng oxi hoá – khử 5. Vài nguồn điện hoá thông dụng 5.1. Pin 5.2. Ac quy 6. Điện phân 6.1. Định nghĩa 6.2. Điện phân nóng chảy 6.3. Điện phân dung dịch 6.4. Điện phân điện cực tan 2.1.3. Hệ thống bài tập trắc nghiệm - Bài tập phản ứng oxi hóa khử - Bài tập điện hóa - Bài tập điện phân - Bài tập về các nguồn điện hóa thông dụng. 1 Chọn câu đúng. a. Trong phản ứng oxy hoá khử, quá trình oxy hoá và quá trình khử lần lượt xảy ra. b. Trong phản ứng oxy hoá khử, quá trình oxy hoá và khử cùng xảy ra đồng thời. c. Quá trình oxy hoá là quá trình nhận electron gọi là sự oxy hóa. Quá trình khử là quá trình nhường electron gọi là sự khử. d. b, c đều đúng. 2. Điều kiện của sự điện phân là a. xảy ra sự oxy hóa và sự khử của các chất. b. các chất điện phân ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch. c. dưới tác dụng của ánh sáng. d. xảy ra sự oxy hóa trên bề mặt điện cực của các chất. 3. Chọn câu đúng. a. Cặp Cu2+ – Cu, có Cu2+ dễ nhận electron nên ion Cu2+ là chất oxy hóa mạnh và Cu là chất khử yếu. b. Cặp Cu2+ – Cu, có Cu2+ dễ nhận electron nên ion Cu2+ là chất khử mạnh và Cu là chất oxy hóa mạnh. c. Cặp Zn2+ – Zn có Zn2+ khó nhận electron nên ion Zn2+ là chất oxy hóa yếu và Zn là chất khử mạnh. d. a, c đều đúng. 4. Chọn câu đúng. a. Thế khử của một cặp oxy hoá khử phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ. b. Thế khử của một cặp oxy hoá khử không phụ thuộc vào pH của môi trường. c. Thế khử của một cặp oxy hoá khử có thể phụ thuộc vào pH của môi trường. d. a, c đều đúng. 5. Chọn câu đúng. a. Chất khử là chất nhường electron, sự khử là quá trình nhường electron của nguyên tố trong một chất. b. Chất khử là chất nhận electron, sự khử là quá trình nhường electron của nguyên tố trong một chất. c. Chất khử là chất nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron của nguyên tố trong một chất. d. Chất khử là chất nhận electron, sự khử là quá trình nhận electron của nguyên tố trong một chất. 6. Chọn câu đúng. a. Điện cực là một hệ gồm một thanh dẫn điện tiếp xúc với dung dịch điện ly. b. Anot là điện cực tại đó xảy ra quá trình oxy hóa. Catot là điện cực tại đó xảy ra quá trình khử. c. Electron từ điện cực dương theo dây dẫn ở mạch ngoài di chuyển đến điện cực âm. d. Quá trình điện hóa xảy ra trong pin Daniell hoàn toàn giống phản ứng xảy ra khi nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4. 7. Nhúng tấm đồng vào dung dịch AgNO3 thế khử tiêu chuẩn của Ag+/Ag là +0,799V và của Cu2+/Cu là +0,337V thì a. không có hiện tượng gì xảy ra. b. có phản ứng xảy ra và Cu đóng vai trò chất khử và Ag+ đóng vai trò chất oxy hóa. c. có phản ứng xảy ra và Ag đóng vai trò chất khử và Cu đóng vai trò chất oxy hóa. d. có phản ứng xảy ra và Ag đóng vai trò oxy hóa và Cu đóng vai trò chất khử. 8. Biết thế khử tiêu chuẩn của Ag+/Ag là +0,799V và của Hg2+/Hg là: 0,788V. Phát biểu nào đúng? a. Phản ứng 2Hg + 2Ag+  2Ag + Hg22+ luôn luôn xảy ra. b. Phản ứng 2Hg + 2Ag+  2Ag + Hg22+ xảy ra khi [Ag+] = [Hg22+]. c. Phản ứng 2Hg + 2Ag+  2Ag + Hg22+ có xảy ra hay không là tùy thuộc vào nồng độ của Ag+ và Hg22+. d. Phản ứng 2Hg + 2Ag+  2Ag + Hg22+ có xảy ra hay không là tùy thuộc vào nồng độ của Hg22+. 9. Chọn câu đúng. a. Phương trình Nert cho biết sự phụ thuộc của thế khử của một cặp oxy hoá khử vào nồng độ dạng oxy hoá của nó. b. Phương trình Nert cho biết sự phụ thuộc của thế khử của một cặp oxy hoá khử vào nồng độ dạng khử của nó. c. Phương trình Nert cho biết sự phụ thuộc của thế khử của một cặp oxy hoá khử vào nồng độ dạng oxy hoá và dạng khử của nó. d. a, b, c đều sai. 10. Phương pháp điện phân nóng chảy sẽ có a. rất nhiều loại sản phẩm tùy thuộc vào điều kiện điện phân. b. sản phẩm là hoàn toàn xác định. c. các quá trình oxy hoá khử sẽ xảy ra trong dung dịch để tạo ra các sản phẩm. d. b, c đều đúng. 11. Cho phản ứng: Ox + ne → Kh thì a. Ox là chất oxy hóa mạnh và Kh là chất khử yếu. b. Ox là chất oxy hóa yếu và Kh là chất khử yếu. c. Ox là chất oxy hóa mạnh và Kh là chất khử mạnh. d. không đủ dữ kiện để kết luận về độ mạnh của chất oxy hóa và chất khử. 12. Chọn câu đúng. a. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Ox2 thì Kh2 sẽ có tính khử mạnh hơn Kh1 nên phản ứng diễn ra là : Ox1 + Kh2 = Kh1 + Ox2. b. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Ox2 thì Kh2 sẽ có tính khử mạnh hơn Kh1 nên phản ứng diễn ra là : Ox1 + Kh1 = Kh2 + Ox2. c. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Kh2 thì Kh2 sẽ có tính khử mạnh hơn Kh1 nên phản ứng diễn ra là : Ox1 + Kh2 = Kh1 + Ox2 d. Nếu Ox1 có tính oxy hóa mạnh hơn Ox2 thì Kh1 sẽ có tính khử mạnh hơn Kh2 nên phản ứng diễn ra là : Ox1 + Kh2 = Kh1 + Ox2 13. Cho: Sn2+ + 2Fe3+ = Sn4+ + 2Fe2+. Phát biểu nào đúng? a. Fe3+ là chất oxy hóa và Fe3+ + e–  Fe2+ là sự khử. b. Fe3+ là chất oxy hóa và Fe3+ + e–  Fe2+ là sự oxy hóa. c. Fe3+ là chất khử và Fe3+ + e–  Fe2+ là sự khử d. b, c đều đúng 14. Chọn câu đúng. a. Catot là điện cực tại đó xảy ra sự oxy hóa. b. Catot là điện cực tại đó xảy ra sự khử. c. Catot là điện cực tại đó xảy ra quá trình khử electron. d. Anot là điện cực tại đó xảy ra sự khử. 15. Chọn câu sai. a. Điện cực hydro tiêu chuẩn được chấp nhận là điện cực so sánh có điện thế bằng 0 volt. b. Thế điện cực tiêu chuẩn của một cặp oxi hóa – khử liên hợp là sức điện động của một pin ráp bởi điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử liên hợp đó với điện cực hydro tiêu chuẩn. c. Trong dung dịch, phản ứng oxi hóa – khử diễn ra theo chiều: dạng oxi hóa của cặp có thế khử lớn hơn nhận electron của dạng khử của cặp có thế khử nhỏ hơn. d. Thế điện cực khử đặc trưng cho độ mạnh của một cặp hóa – khử liên hợp. Dạng oxi hóa càng mạnh thì dạng khử liên hợp cũng càng mạnh. 16. Chọn câu đúng. a. Quá trình nhận electron gọi là sự khử. Quá trình nhường electron gọi là sự oxy hóa. b. Chất oxy hóa là chất chứa nguyên tố nhận electron. c. Chất khử là chất chứa nguyên tố nhừơng electron. d. a, b, c đều đúng. 17. Chọn câu đúng. a. Quá trình hóa học xảy ra trong điện phân chỉ phụ thuộc vào bản chất của điện cực. b. Quá trình hóa học xảy ra trong điện phân phụ thuộc vào bản chất của điện cực, chất điện phân. c. Quá trình hóa học xảy ra trong điện phân chỉ phụ thuộc vào chất điện phân. d. a, b, c đều đúng. 18. Nhúng tấm Ni và tấm Cd vào dung dịch H2SO4 loãng biết thế khử tiêu chuẩn của Cd2+/Cd là –0,403V và của Ni2+/Ni là –0,250V. Khi nối hai tấm kim loại phần ngoài dung dịch bằng dây dẫn điện thì a. Ni tan ra và H2 sinh ra trên bề mặt thanh Ni. b. Ni tan ra và H2 sinh ra trên bề mặt thanh Cd. c. Cd tan ra và H2 sinh ra trên bề mặt thanh Ni. d. Cd tan ra và H2 sinh ra trên bề mặt thanh Cd. 19. Khi điện phân dung dịch CuCl2 khối lượng catot tăng lên 3,2g lúc đó điều gì sẽ xảy ra ở anot đồng? a. Có Cl2 thoát ra. b. Có O2 thoát ra. c. Điện cực Cu tan vào dung dịch. d. Không có hiện tượng gì. 20. Chọn câu đúng. a. Kim loại có thế khử âm thì không đẩy được hydro ra khỏi các axit. b. Kim loại có thế khử dương thì mới đẩy được hydro ra khỏi các axit. c. Hydro đẩy ra kim loại có thế khử dương Cu, Ag, Hg,… ra khỏi muối của chúng. d. a, b, c đều sai. 21. Ráp hai điện cực chuẩn Sn2+/Sn (thế khử chuẩn –0,136V), Fe2+/Fe (thế khử chuẩn –0,44V) thành một nguyên tố Galvani. Nguyên tố này có sơ đồ là a. Sn(r) | Sn2+(dd) || Fe2+(dd) | Fe(r). b. Sn2+(dd) | Sn(r) || Fe(r) | Fe2+(dd). c. Fe(r) | Fe2+(dd) || Sn2+(dd) | Sn(r). d. Fe2+(dd) | Fe(r) || Sn2+(dd) | Sn(r). 22. Biết thế khử tiêu chuẩn của Pb2+/Pb là –0,126V và của Mg2+/Mg là – 2,363V, pin được thiết lập có sơ đồ sau a. (–) Mg | Mg(NO3) || Pb(NO3) | Pb (+). b. (–) Mg | Pb(NO3) || Mg(NO3) | Pb (+). c. (–) Pb | Pb(NO3) || Mg(NO3) | Mg (+). d. a, b, c đều sai. 23. Cho phản ứng hóa học: 2Fe2+ + Cl2  2Fe3+ + 2Cl– xảy ra trên điện cực Pt thì sơ đồ nguyên tố Galvani tương ứng là a. (–) Fe2+ | Fe3+(dd) || Cl–(dd) | Cl2(dd) (+). b. (–) Pt(r) | Cl2(k) | Cl–(dd) || Fe2+ | Fe3+ | Pt(r) (+). c. (–) Pt(r) | Fe2+, Fe3+(dd) || Cl–(dd) | Cl2(k) | Pt(r) (+). d. (–) Pt(r) | Cl2(k) | Cl–(dd) || Fe2+, Fe3+(dd) | Pt(r) (+). 24. Cho sơ đồ pin như sau: (–) Pt | H2 | H+ || Ag+ | Ag (+). Phát biểu nào đúng? a. Cực âm : H2  2H+ + 2e. b. Cực dương : 2Ag+ + 2e–  2Ag. c. Phản ứng tổng quát: H2 + 2Ag+  2H+ + 2Ag. d. a, b, c đều đúng. 25. Khi điện phân dung dịch K2SO4 với điện cực trơ thì pH gần anot sẽ a. tăng lên. b. giảm xuống. c. không đổi. d. không liên quan đến pH. 26. Điện phân dung dịch CuSO4 , ở anot xảy ra quá trình: Cu – 2e  Cu2+. Vậy anot làm bằng vật liệu a. đồng b. platin c. graphit d. b, c đều đúng 27. Khi điện phân dung dịch một muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là a. AgNO3. b. CuSO4. c. KCl. d. ZnBr2. 28. Khi điện phân dung dịch NiSO4 trong nước, ở anot xảy ra quá trình 4OH– – 2e– = 2H2O + O2. Vậy anot làm bằng vật liệu a. Ni. b. Pt. c. Cu. d. Zn. 29. Xác định cực anot trong sơ đồ cấu tạo pin như sau: Cu | Cu2+ || Ag+ | Ag a. Cu2+. b. Cu. c. Ag+. d. Ag. 30. Quá trình nào xảy ra ở catot khi điện phân dung dịch MgCl2? a. Mg – 2e  Mg2+. b. 2Cl– – 2e  Cl2. c. 2H2O – 4e  O2  + 4H+. d. a, b, c đều sai. 31. Quá trình nào xảy ra ở catot khi điện phân dung dịch ZnCl2? a. Zn – 2e  Zn2+. b. 2Cl– – 2e  Cl2. c. 2H2O – 4e  O2 + 4H+. d. a, b, c đều sai. 32. Cho sơ đồ pin (–) Zn | Zn2+ || 2I– | I2(k) | Pt(r) (+). Biết thế khử tiêu chuẩn của Zn2+/Zn là –0,763V và của I– / I2 là +0,540V thì E0 của pin bằng a. –0,223V. b. +0,223V. c. –1,303V. d. +1,303V. 33. Cho phản ứng: 3Ni + 2Fe3+  2Fe + 3Ni2+. Biết E0 của pin là +0,194V và 0 của Fe3+/Fe là: –0,036V. Giá trị 0 của Ni2+/Ni là a. +0,158V. b. –0,158V. c. +0,230V. d. +0,266V. 34. Cho Fe3+ + e = Fe2+ biết [Fe3+] = [Fe2+] và 0 = 0,771V. Thế khử của cặp oxy hóa khử trên là a. 0,91V. b. 0,3V. c. 0,771V. d. a, b, c đều sai. 35. Nhúng tấm đồng vào dung dịch CuSO4 0,01M. Biết thế khử của cặp Cu2+/Cu là +0,34V thì thế của điện cực được tạo thành là a. +0,28V. b. –0,28V. c. +1,20V. d. –1,20V. 36. Cho phản ứng Sn4+ + 2e  Sn2+. Biết thế khử tiêu chuẩn của Sn4+/Sn2+ là +0,15V và của Sn2+/Sn là –0,136V thì E0 của pin bằng a. +0,286V. b. –0,286V. c. +0,014V. d. –0,014V. 37. Cho một pin bằng một điện cực hydro tiêu chuẩn và một điện cực hydro nhúng vào dung dịch axit axêtic nồng độ 0,01M có sức điện động bằng –0,1998V. Hằng số điện ly của axit axetic là a. 1,7510–6. b. 1,7510–5. c. 1,7510–4. d. 1,7510–3. 38. Nguyên tố Ganvanic từ thanh kẽm nhúng vào dung dịch nitrat kẽm 0,1M và thanh chì nhúng vào dung dịch nitrat chì 0,02M. Giá trị sức điện động của nguyên tố là a. 0,28V. b. 2,8V. c. 0,61V. d. 6,1V. 39. Cho một dung dịch điện ly có pH = 3. Giá trị thế điện cực hydro khí là a. +0,194V. b. –0,194V. c. +0,177V. d. –0,177V. 40. Cho phản ứng : 2Fe3+ + 2I–  2Fe2+ + I2 Biết: ở 250C Fe3+ + e  Fe2+ 0 = +0,771V I2 + 2e  2I– 0 = +0,536V Giá trị ứng với hằng số cân bằng của phản ứng oxy hóa – khử trên là a. 8,69107. b. 8,691020. c. a. 8,78107. d. a. 8,871020. 41. Một pin gồm một điện cực dương là điện cực hydro tiêu chuẩn và một điện cực âm là điện cực niken nhúng trong dung dịch NiSO4 0,01M có sức điện động là 0,309V. Thế điện cực tiêu chuẩn của niken là a. +0,25V. b. –0,25V. c. +0,15V. d. –0,15V. 42. Biết thế khử tiêu chuẩn của cặp oxy hóa – khử liên hợp Cu2+ + 2e  Cu, có 0 = +0,337V. Vậy thế điện cực khử của điện cực đồng nhúng vào dung dịch muối CuSO4 0,01M ở 250C ứng với giá trị a. +0,278V. b. –0,278V. c. +0,396V. d. –0,396V. 43. Biết thế khử tiêu chuẩn của cặp oxy hóa – khử liên hợp sau Zn2+ + 2e  Zn, có E0 = – 0,763V. Vậy thế điện cực oxi hóa của điện cực kẽm nhúng vào dung dịch muối ZnSO4 0,1M ở 250C ứng với giá trị a. –0,793V. b. +0,793V. c. –0,733V. d. +0,733V. 44. Biết thế khử tiêu chuẩn của các cặp oxi hóa – khử liên hợp sau: Ag+ + 1e  Ag 0 = +0,799V Zn2+ + 2e  Zn 0 = –0,763V Sức điện động E0 của pin có sơ đồ Zn(r) | Zn2+(1M) || Ag+(1M) | Ag(r) là a. +0,036V. b. –0,036V. c. +1,562V. d. –1,562V. 45. Cho biết sức điện động tiêu chuẩn của pin điện sau (250C) Sn(r) | Sn2+(1M) || Ag+(1M) | Ag(r) E0 = 0,94V Vậy với 250C Sn(r) | Sn2+(0,25) || Ag+(0,05M) | Ag(r). Giá trị tương ứng với sức điện động của nguyên tố này là a. 0,80V. b. 0,88V. c. 0,92V. d. 0,98V. 46. Biết: và . [Sn2+] = 1M và (ii) [Pb2+] = 10–5M . Giá trị sức điện động của pin tiêu chuẩn được tạo thành bởi các điện cực Sn/Sn2+ và Pb/Pb2+ và sức điện động của pin lần lượt là: VE SnSn 14,0 0 /2  VE PbPb 126,00 /2  a. E0 = 0,028V, E = 0,2670V. b.E0 =0,1335V,E = 0,014V. c. E0 = 0,2670V , E = 0,028V. d.E0=0,014V, E = 0,0435V. 2.2. Những qui tắc xây dựng chương trình E- learning môn HĐC 2.2.1. Quy tắc 1 Người xây dựng phải có quan điểm đúng về cấu trúc hệ thống của chương trình E- learning Với E-learning, có thể coi như một học phần học tập tập hợp nhiều tình huống học tập được tổ chức liền mạch. Sự liền mạch này thể hiện đồng thời qua mục tiêu học tập và phương pháp sư phạm được sử dụng. E- learning gồm ba phần: - Hệ thống nhập dùng để quản lý luồng SV muốn đăng kí tham gia học phần. - Hệ thống học là nơi thực hiện tất cả các hoạt động học tập. - Hệ thống xuất dùng để quản lý luồng SV muốn kết thúc học phần. E- Learning Học phần Học Nhập Xuất Hình 2.1 : Các thành phần của học phần Hoạt động học Đăng Kiểm Nội dung Các yếu tố hỗ trợ Kiểm tra cuối khóa Định hướng cuối khóa tra nhập nhập môn 2.2.2. Quy tắc 2 Xây dựng phần nội dung - Dựa vào mục tiêu đã đặt ra ở mỗi phần và đối tượng là SV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng nên chúng tôi cung cấp cho SV những thông tin cụ thể và chính xác về những nội dung được dùng làm nền tảng cho các hoạt động học tập mà SV sẽ thực hiện. - Các thông tin về nội dung có thể được cung cấp ngay trên E-learning hay thông qua một liên kết trang web khác. - Đảm bảo đầy đủ kiến thức chuẩn như dạy học bằng phương pháp truyền thống bao gồm tất cả các bài học trong chương trình. - Các kiến thức trừu tượng được minh họa thông qua các bài giảng minh họa sinh động, các bài tập mẫu minh họa, các mẫu thí nghiệm ảo, các hình ảnh… - Tài liệu tham khảo phong phú, cập nhật. 2.2.3. Quy tắc 3 Xây dựng phần hoạt động học Ngày nay ai cũng thừa nhận hiệu quả của việc học tập dựa trên sự chủ động lĩnh hội tri thức của người học. Để áp dụng nguyên tắc “người học chủ động lĩnh hội tri thức”, nhất thiết phải thường xuyên đặt SV vào trạng thái phải hoạt động. Đây là khía cạnh mà dạy học bằng E- learning chiếm ưu thế hơn dạy học theo truyền thống. GV không còn đứng trên bục giảng diễn giải mà SV phải tự nghiên cứu, tự học tập. - Để học bằng E-learing SV phải có một địa chỉ mail, sau đó đăng nhập tạo tài khoản theo hướng dẫn của GV. - Với E-learning có rất nhiều nội dung để học tập. Một trong những điểm mạnh của E-learning là SV có thể tự học, tự kiểm tra, kiểm tra bao nhiêu lần cũng được và cho đến khi nào SV đạt yêu cầu thì học qua phần khác. SV học một cách tùy chọn, có hướng dẫn theo trình độ từ thấp đến cao. Nhìn chung có hai hoạt động học tập chính: + Hoạt động học cục bộ: Đây là các hoạt động học gắn kết chặt chẽ với nội dung học tập. Nội dung học tập được phân thành từng đoạn ngắn, mỗi phân đoạn được kèm theo một hay nhiều hoạt động mà SV phải thực hiện để lĩnh hội được nội dung kiến thức. Các hoạt động mà SV hay làm là đọc, tải, nghiên cứu tài liệu, làm các bài kiểm tra… + Hoạt động học toàn cục: Đây là các hoạt động học bổ sung làm phong phú thêm nội dung giảng dạy. Các hoạt động mà SV hay làm là viết bài trên diễn đàn, viết bài tiêu luận, các thắc mắc, trao đổi trực tuyến… - Các yếu tố giúp nâng cao khả năng tự học của SV Trong quá trình học, SV học tập theo hướng khám phá, tự dành kiến thức về cho bản thân mình. SV xác định được đâu là mục tiêu, trọng tâm của bài học, từ đó có cách học thích hợp để đạt kết quả cao. Trong E-learning, các kiến thức được xây dựng theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các yếu tố gây chú ý, mã hóa kiến thức, các bảng tóm tắt, sơ đồ hệ thống… được phát huy tối đa như: + Tăng cường về mặt thị giác (gạch chân, in đậm, đóng khung …). + Qua sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu... để nhấn mạnh các mối liên hệ giữa các yếu tố. + Dùng bản đồ tư duy để kết nối các khái niệm. - Với E-learning, nguồn hỗ trợ và tài nguyên gồm tìm kiếm thông tin, tổ chức quá trình học tập, giao tiếp và tương tác. Các nguồn hỗ trợ này giúp họ tìm kiếm những thông tin liên quan đến môn học. Người học cần được cung cấp những phương tiện cho phép truy cập nhanh chóng đến các nguồn tài nguyên cần thiết để thực hiện các hoạt động học tập hoặc bổ sung thêm cho kinh nghiệm học tập. Do đó, các thư viện, trung tâm tài nguyên học tập hay trung tâm truy cập internet đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong học tập trực tuyến. Và dĩ nhiên, vấn đề này không thuộc phạm vi quyền hạn của người giáo viên phụ trách môn học. - Với E-learning, việc hỗ trợ nhận thức cho SV được phát huy tối đa. Những hoạt động tự học sẽ rèn luyện cho SV những tố chất cần thiết cho việc học tập: + Hỗ trợ về mặt nhận thức như chú giải từ vựng, bản đồ tư duy, các cách trình bày nội dung theo không gian… + Hỗ trợ siêu nhận thức: Khác với hình thức dạy học truyền thống, các hoạt động học của E-learning được thiết kế nhằm kích thích SV về khả năng tự nhận xét về cách học của bản thân. Ví dụ như làm sao để SV có thể nhận xét bài làm của mình, tự suy nghĩ về cách học của mình bằng cách phân tích lại từng bước trong quá trình học, ghi chép lại trong quá trình học để sau đó đánh giá lại các ghi chép đó khi làm bài kiểm tra. Khi làm bài chưa đạt, SV biết mình sai ở đâu, yếu chỗ nào và tự sửa chữa. - Với E-learning, sự giao tiếp và tương tác rất cao so với phương pháp truyền thống. Sự tương tác với GV hay bạn cùng lớp sẽ giúp SV dễ dàng tiếp thu, thích thú môn học hơn và làm phong phú thêm quá trình học tập. Thật vậy: + Sự giao tiếp thường xuyên với GV là yếu tố quyết định trong việc duy trì động cơ học tập của SV. + Sự giao tiếp với bạn cùng lớp cũng có vai trò quyết định. Việc đối chiếu các ý kiến khác nhau trong các buổi thao luận, các buổi trao đổi trực tuyến …sẽ giúp SV phát triển một số khả năng siêu nhận thức. 2.2.4. Quy tắc 4 Quản lý khóa học  Với hệ thống nhập SV sẽ biết được mục tiêu của các đơn vị học tập nhỏ, từ đó quyết định có học phần đó hay không, dành thời gian ít hay nhiều cho học phần đó…  Với hệ thống xuất Kiểm tra mức độ lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng đặt ra trong mục tiêu môn học, định hướng cho SV sau khi kết thúc môn học. Định hướng cuối khoá có thể là cho phép kết thúc học phần và nếu có thể định hướng sang một học phần khác (đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra cuối khoá). Khi chưa đạt yêu cầu thì E-learning có nhiều hướng giải quyết. Về mặt sư phạm, nếu người học không hiểu một khái niệm nào đó mà GV chỉ lặp đi lặp lại cùng một cách giải thích khái niệm đó thì vẫn sẽ không đủ để giúp họ thấy rõ vấn đề. Ngược lại, nếu nhờ một giáo viên khác hay một học viên khác khá hơn giải thích giúp, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Một cách bổ khuyết thực sự có hiệu quả phải là cách cho người học những khả năng khác nhau trong việc học lại toàn bộ hay một phần chương trình với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau về mặt sư phạm. Sau đây là một số phương pháp bổ khuyết - Cung cấp một học phần bổ khuyết với tiến độ học chậm hơn và có nhiều hoạt động hơn. - Cung cấp một học phần bổ khuyết với các phương pháp sư phạm khác nhau. - Nhờ một GV khác giúp tháo gỡ vướng mắc cho người học. - Tạo mối liên hệ giữa các SV với nha._.nhóm 8. Kiểm tra, đánh giá học sinh theo nhóm học tập. 9. Trong lớp học truyền thống, cần tập cho học sinh, sinh viên dần quen với việc tìm tài liệu trên mạng, chia sẻ tài liệu bằng cách cho đề tài, giới thiệu địa chỉ những trang web liên quan, những tài liệu tham khảo. 10. Trong các lớp học truyền thống, giáo viên cần đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy qua các giáo án điện tử, các bản tin, bài viết trên mạng và cả trò chơi điện tử cho môn học (nếu có). III. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THAM GIA HỌC BẰNG CHƯƠNG TRÌNH E-LEARNING 1. Chuẩn bị - Có 1 địa chỉ mail ( gmail hay yahoo). - Vào internet đánh địa chỉ . - Vào khu đăng nhập, nhấp vô “Đăng kí tài khoản”, sẽ mở ra trang đăng kí, SV điền đầy đủ thông tin như sau: + Tên đăng nhập là : mã số SV. + Mật khẩu là ngày tháng năm sinh (ví dụ : 15041990). + Sau khi nhập xong nhấp nút Tạo tài khoản. + Vào hộp mail của bạn, sẽ có 1 mail từ “Học liệu mở”, bạn nhấp vô đường link. + Nhấp vô “ Các khóa học” + Bạn vào mục Hóa học\ Hóa học Đại cương + Máy hỏi bạn có muốn tham gia khóa học này không? Nhấp “Có”, Trang hóa học đại cương được mở ra, SV học bài 9. *** Mọi khó khăn liên lạc với GV qua mail : phuchaucdct@gmail.com. Nick chat : victory1422002@yahoo.com (địa chỉ này chỉ có chát, không kiểm tra thư). 2. Quá trình học tập 2.1. Nhiệm vụ của SV (xem thêm phần II) - SV truy cập bất kì giờ nào khi có thời gian. - SV đọc tài liệu, xem các bài giảng, làm bài tập trực tuyến, tham gia viết bài gửi bài lên. Các nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp bài và gửi bài chính thức cho GV. - SV có thắc mắc thì vô diễn đàn hỏi. Khi tìm tài liệu có thể tìm trên mạng, có thể tham khảo sách trên thư viện, báo chí. - Tham gia đầy đủ các công việc giáo viên giao. - Sinh viên học bài 9 hoàn toàn thông qua chương trình elearning, không có buổi nào tại lớp. GV chỉ sắp xếp ra 1 buổi trao đổi với SV để tổng kết mọi hoạt động và làm bài kiểm tra. Còn giờ học bình thường các bạn sẽ online trao đổi học tập. 2.2. Nhiệm vụ của GV - Chia nhóm, thông báo công việc của từng nhóm, giờ online của giáo viên đối với từng nhóm để giải đáp các thắc mắc của các bạn qua hộp chat trực tiếp. - Giải đáp các thắc mắc trong diễn đàn (offline). - Nhận bài tiểu luận từ nhóm trưởng của các nhóm, đánh giá thông báo điểm. - Chủ trì mọi hoạt động trêm website. 3. Đánh giá: - GV thống kê : điểm danh (chính xác ngày giờ online), công việc các SV làm (làm bài tập online, nộp bài tiểu luận, thảo luận…)  GV cho điểm.(1) - Cuối bài 9, có 1 bài kiểm tra 20 phút ( trắc nghiệm giấy )  GV cho điểm.(2) - GV cộng hai cột điểm (1) và (2). SV sẽ có điểm TB học bằng e-learning. Điểm này là điểm KT lần II. - Cuối khóa, SV làm bài thi cuối kì bình thường như các môn học khác. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC * Thời gian tiến hành học bằng chương trình elearning dự định trong 2 tuần ( 12/01/2008 và 08/02/2009). Trong thời gian nghi tết bạn có nhiều thời gian để nghiên cứu và học tập thêm chương trình này. * Vấn đề chia nhóm - Lớp có 110 SV, tôi chia ra 11 nhóm, mỗi nhóm 10 SV tính theo thứ tự danh sách từ trên xuống. - Các bạn thảo luận, phân công tìm kiếm tài liệu trên mạng, sách, tạp chí…để hoàn thành chủ đề thảo luận. Sau đó, nhóm trưởng sẽ tập hợp bài lại gửi bài thông qua mục “Nộp bài tiểu luận”. - Mọi chỉ dẫn, phân công chủ đề cho từng nhóm tôi sẽ viết trong diễn đàn tin tức của trang web. V. LỜI KẾT Đây là 1 chương trình học thông qua -learning thử nghiệm. Mong các bạn Sv hợp tác và có ý thức tự giác trong học tập để đạt được kết quả cao nhất. Cũng như chúng ta hay thử một lần, như các bạn thấy, trang www.hoclieumo.com cũng có rất nhiều tài liệu cho các bạn tham gia. Tôi luôn mong muốn các bạn sẽ trở thành nguồn nhân lực có năng lực thật sự để xây dựng xã hột phát triển. Chính giờ đây, khi các bạn đang là SV hãy nổ lực hết mình học tập nhé!!! Giáo viên bộ môn Hóa Đại Cương : Nguyễn Phúc Hậu. Phụ lục 3 : Phiếu hướng dẫn SV học bằng E-learning HĐC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN HỌC BẰNG ELEARNING HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG I. QUYỀN LỢI - Giúp SV tiếp cận công nghệ thông tin. - SV tiếp cận 1 phương pháp học tập mới. - Với chương trình này SV dễ dàng nói lên ý kiến và thắc mắc của mình…. II. NHỮNG CÔNG VIỆC SV CẦN HOÀN THÀNH - Đọc và nghiên cứu tài nguyên (file word, file powerpoint…). - Làm bài tập trắc nghiệm trên mạng ( làm cho đến khi bạn vượt qua bài kiểm tra đó : gồm 3 bài). - Tham gia diễn đàn trao đổi như : thắc mắc về bài học, trả lời các vấn đề mà GV đưa ra trong diễn đàn, gửi các tin tức mới mẻ mà liên quan đến bài học…( Chú ý là các bạn tham gia diễn đàn càng sớm thì càng có nhiều cơ hội gửi bài. Vì trước khi gửi bài SV phải đọc hết tất cả các ý kiến trong diễn đàn và trả lời ý kiến riêng của mình. Sẽ có rất nhiều vấn đề để SV tham gia, các bạn tham gia càng nhiều thì số điểm càng lớn) - Tham gia buổi học trao đổi trực tuyến. III. HƯỚNG DẪN VỀ TRANG WEB 1. Đăng nhập - Nhập tên đăng nhập và mật khẩu ở phần bên trên góc phải. Chú ý Password phân biệt chữ hoa và chữ thường. - Sau khi đăng nhập, SV vô phần hóa học đại cương với password (mật khẩu là 888). - Nhấp vô “Ghi danh tôi trong khóa học này”. 2. Đọc và nghiên cứu tài liệu - SV kéo xuống bài 9 thấy như hình bên - Nhấp vô biểu tượng file word (W), flie powerpoint để đọc hoặc tải về. ( Chú ý một số SV không có máy thì nên chọn máy ở trường, nếu bạn chọn quán net thì phải chọn những quán có môi trường học tập. Vì 1 số quán chỉ dành cho chơi game, không có cài chương trình Word và powerpoint nên SV không xem được.) - Click (nhấp) vô open để xem trực tiếp hoặc click vô save để lưu. - Đối với file powerpoint (là dạng file trình diễn) + Coi trực tiếp : click chuột sau mỗi trang, khi không coi nữa thì quay về trang đầu bằng cách nhấp vô nút “ back” bên trái. + Nếu save (lưu) về nhà xem thì khi mở ra, nhấn F5 để xem, không xem nữa thì nhấp phím “Esc”. 3. Làm bài trắc nghiệm - SV click vô bài kiểm tra 1, hiện ra hình bên. - Click vô “Bắt đầu kiểm tra”. - SV làm 1 bài kiểm tra, có thể nhiều lần. Sau mỗi lần, đều có kết quả. - SV nên làm cho đến khi có kết quả tốt nhất. - Khi coi đáp án, có ghi rõ : dấu X đỏ lớn là đúng, dấu X màu xanh là đáp án của SV - Mọi thắc mắc về đáp án, SV lên diễn đàn hỏi. - Nếu làm lại bài, click vô “Thực hiện lại bài làm” - Nếu đã đạt, vào ô chuyển tới, cửa sổ đổ xuống, chọn mục cần tìm. 4. Tham gia diễn dàn trao đổi - SV click vô diễn đàn tin tức - Ở đây có 2 phần: + Nếu bạn có bất cứ 1 đóng góp hay 1 tư liệu gì mới, SV có thể tự tạo diễn đàn, bằng cách click vào “ Thêm 1 chủ đề thảo luận mới”. + Nếu muốn trả lời chủ đề mà cô đã đưa ra thì nhấp vào tiêu đề “ Vỏ đồ hộp làm bằng gì?”, sau đó click vô phúc đáp. Và viết bài. Bạn có thể thu thập tài liệu ở trên mạng hay bất cứ ở đâu, viết thành bài, ở dạng file word thì cuối bài phúc đáp có Browse, bạn dẫn đường link đến bài trả lời của bạn đã có sẵn trong máy. Sau đó click “ Gửi bài viết lên diễn dàn”. 5. Tham gia buổi trao đổi trực tuyến: - SV click vào mục trao đổi trực tuyến - SV click vào “ kích vào đây để vào phòng chat” - Bạn thấy như hình bên. - Nếu bạn nào không đánh được Tiếng Việt thì không đánh dấu. Nhưng tốt nhất là đánh dấu GV mới hiểu được. - Để chuẩn bị, các bạn cần đọc trước tài liệu ở nhà, làm bài tập trắc nghiệm phần Điện hóa. - Các bạn ít nhất cũng phải lên trước 1 lần để xem trang web như thế nào. Làm bài tập trước, chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc, bạn cứ viết trên diễn đàn. - Buổi đầu tiên là thứ 5 ngày 15/01/229 vào lúc 15h30 đến 17h: Gồm 34 SV có tên sau: Nhóm 1 : 15h30 – 16h Nhóm 2 : 16h – 16h30 Nhóm 3 : 16h30 – 17h Vòng Vĩnh An Nguyễn Duy Khương Đoàn Hồng Hạnh Trần Hoàng Ân Huỳnh Tấn Kiệt Nguyễn Văn Tài (vắng) Lê Đình Chung Trần Ngọc Thanh Liêm Lê Văn Tâm Phùng Phú Cường Bùi Quốc Thiện Bảo Long Phan Thị Tho (vắng) Nguyễn Khương Duy Hùynh Minh Luân Trần Nhật Thông Trần Thế Dương Phạm Hồng Phát Đỗ Quốc Thuần Phạm Quốc Đức Nguyễn Hữu Phong Võ Hùynh Quốc Toàn Vũ Đại Đức Nguyễn Thị Mỹ Phụng Trần Tấn Trúc Vũ Minh Đức Lương Đình Quang Lê Cảnh Tuấn Nguyễn Thanh Hoài Bùi Thanh Quyền Trần Thị Mộng Tuyền Trần Thanh Tùng Phan Hoàng Đại Vệ Nguyễn Văn Cường Phạm Cao Thắng * Chú ý : - Các SV còn lại không có tên không nên vào trang web vào các giờ trên để tốc độ truy cập nhanh. - Trong khi cô trao đổi với nhóm thứ nhất thì nhóm thứ 2, 3 vẫn vào hộp chát để xem cô đã trao đổi những gì, mình có thể học được nhiều thứ. - Các buổi tiếp theo cô sẽ thông báo với lớp vào thứ 6. ‘TÔI HỌC TÔI QUÊN, TÔI NHÌN TÔI NHỚ, TÔI LÀM TÔI HIỂU” Các bạn hãy cố gắng!!! HÌNH ẢNH VỀ TRANG WEB Phụ lục 4: Đề và đáp án bài kiểm tra chương Hóa học và dòng điện Bộ công thương ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM Trường cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG (Lần II) Thời gian : 30 phút Ngày : ………tháng 02 năm 2009 Họ và tên sinh viên : ……………………………………………………. Lớp :……………………………………………………………………... ĐỀ SỐ II C©u 1 : Muốn mạ bạc đồng hồ đeo tay, người ta điện phân dung dịch AgNO3. Khi đó đồng hồ đóng vai trò là A. cực âm hoặc cực dương. B. không làm điện cực, chỉ bỏ đồng hồ vào bình điện phân. C. cực âm. D. cực dương. C©u 2 : Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của sự điện phân ? A. Tinh chế một số kim loại như Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au... B. Thông qua các phản ứng để sản sinh ra dòng điện. C. Mạ Zn, sn, Ni, Ag, Au... bảo vệ và trang trí kim loại D. Điều chế một số kim loại, phi kim và hợp chất. C©u 3 : Cho biết suất điện động tiêu chuẩn của pin điện sau: 25oC: Sn(r) │ Sn2+ (1M) ║Ag+ (1M) │Ag(r) Eo = 0,94V Vậy với nguyên tố 25oC: Sn(r) │ Sn2+ (0,25M) ║Ag+ (0,05M) │Ag(r). Giá trị sức điện động của nguyên tố trên là A. 0,92V. B. 0,80V. C. 0,98V. D. 0,88V. C©u 4 : Điện phân 300ml dung dịch CuSO4 với cường độ dòng điện là 3,86A. Khối lượng kim loại thu được ở catot sau khi điện phân 20 phút là (Cu = 64; S = 32; O = 16) A. 1,92 gam. B. 1,28 gam. C. 1,536 gam. D. 3,84 gam. C©u 5 : Cho E0 (Zn2+/Zn) = −0,763 V và E0 (Cu2+/Cu) = 0,337 V. Vậy suất điện động chuẩn của pin Zn−Cu : (−) Zn│Zn2+ ║Cu2+│Cu (+) là A. +0,426 V. B. −0,426V. C. +1,100V. D. −1,100V. C©u 6 : Khi điện phân dung dịch H2SO4 thì các quá trình nào sẽ xảy ra ở catod và anod? A. Ở catod: 2H+ + 2e → H2. Ở anod: H2O → 2H+ + ½ O2 + 2e. B. Ở catod: 2H2O + 2e → H2 + 2OH−. Ở anod: 2SO42− → S2O8− + 2e. C. Ở catod: 2H+ + 2e → H2 Ở anod: 2SO42− → S2O8− + 2e. D. Ở catod: 2H2O + 2e → H2 + 2OH−. Ở anod: H2O → 2H+ + ½ O2 + 2e. C©u 7 : Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí clo trong công nghiệp? A. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc ở điều kiện thường. B. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn. C. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa không có màng ngăn. D. Điện phân dung dịch HCl. C©u 8 : Biết thế khử tiêu chuẩn của cặp oxi hóa – khử liên hợp sau: Cu2+ + 2e → Cu Eo = +0,337V Vậy thế điện cực khử của điện cực đồng nhúng vào dung dịch muối CuSO4 0,01M ở 25oC ứng với giá trị A. +0,396 V. B. -0,278 V. C. +0,278 V. D. -0,396 V. C©u 9 : Cho một pin có sơ đồ như sau: Zn(r) │ Zn2+ (0,1M) ║Cu2+ (0,01M) │Cu(r) Biết thế khử tiêu chuẩn: Cu2+ + 2e → Cu Eo = +0,337 V và Zn2+ + 2e → Zn Eo = -0,763 V Thế khử của điện cực đồng, thế oxi hóa của điện cực kẽm và sức điện động của pin trên đây lần lượt tương ứng với dãy các giá trị nào dưới đây? A. -0,278V; -0,793V; -1, 071V. B. +0,278 V; +0,793V; +1,071V. C. +0,278V; -0793V, -0,515V. D. -0,278V; +0,793V; +0,515V. C©u10 : Sơ đồ pin Zn − Cu và sơ đồ điện phân dung dịch CuCl2 như sau: (−) Zn│Zn2+ ║Cu2+│Cu (+) Cu2+ + 2e → Cu │2Cl− → Cl2 + 2e Chọn câu đúng. A. Trong pin và điện phân điện cực + đều gọi là anod. B. Trong pin, điện cực + gọi là anod, điện cực − là catod. Trong điện phân, điện cực + gọi là catod, điện cực − là anod. C. Trong pin và điện phân điện cực + đều gọi là catod. D. Trong pin, điện cực + gọi là catod, điện cực − là anod. Trong điện phân, điện cực + gọi là anod, điện cực − là catod. C©u11 : Phát biểu nào dưới đây là sai. A. Chất oxi hóa là chất chứa nguyên tố cho electron. Chất khử là chất chứa nguyên tố nhận electron. B. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hay vài nguyên tố. C. Trong phản ứng trao đổi không có sự cho hay nhận electron. D. Quá trình cho electron gọi là sự oxi hóa. Quá trình nhận electron gọi là sự khử. C©u12 : Phát biểu nào dưới đây là đúng. A. Quá trình điện hóa xảy ra trong pin Daniel hoàn toàn giống phản ứng xảy ra khi nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4. B. Điện cực là một hệ gồm một thanh dẫn điện tiếp xúc với dung dịch điện li. C. Electron từ điện cực dương theo dây dẫn ở mạch ngoài di chuyển đến điện cực âm. D. Anot là điện cực tại đó xảy ra quá trình oxi hóa ; catot là điện cực tại đó xảy ra quá trình khử. C©u13 : Khi điện phân dung dịch NaOH thì các quá trình nào sẽ xảy ra ở catod và anod? A. Ở catod: 2H2O + 2e → H2 + 2OH−. B. Ở catod: 2Na+ + 2e → 2Na. Ở anod: H2O → 2H+ + ½ O2 + 2e. Ở anod: 2OH− → H2O + ½ O2 +2e. C. Ở catod: 2H2O + 2e → H2 + 2OH−. Ở anod: H2O → 2H+ + ½ O2. D. Ở catod: 2Na+ + 2e → 2Na. Ở anod: 2OH− → H2O + ½ O2 + 2e. C©u14 : Ở 25oC thế khử chuẩn của cặp Zn2+/Zn là −0,763V. Cách viết thế nào sau đây ứng với giá trị đó: A. Zn(tt) Zn2+ (nồng độ bất kỳ) + 2e. B. Zn2+ (nồng độ bất kỳ) +2e Zn(tt). C. Zn(tt) Zn2+ (1M) + 2e. D. Zn2+ (1M) + 2e Zn(tt). C©u15 : Biết thế khử tiêu chuẩn của cặp oxi hóa – khử liên hợp sau: Zn2+ + 2e → Zn Eo = -0,763V Vậy thế điện cực khử của điện cực kẽm nhúng vào dung dịch muối ZnSO4 0,1M ở 25oC ứng với giá trị là A. -0,793 V. B. +0,793 V. C. -0,733 V. D. +0,733 V. C©u16 : Cho phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+. CHọn phát biểu đúng. A. Ion Fe3+ là chất khử. B. Cu2+/Cu và Fe3+/Fe2+ là hai cặp oxi hóa – khử liên hợp. C. Cu bị khử thành ion Cu2+. D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+. C©u17 : Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Thế điện cực tiêu chuẩn của một cặp oxi hóa – khử liên hợp là sức điện động của một cặp hóa – khử liên hợp đó với điện cực hidro tiêu chuẩn. B. Thế điện cực khử đặc trưng cho độ mạnh của một cặp hóa khử liên hợp. Dạng oxi hóa càng mạnh thì dạng khử liên hợp càng mạnh. C. Điện cực hidro tiêu chuẩn được chấp nhận là điện cực so sánh có điện thế bằng 0 volt. D. Trong dung dịch, phản ứng oxi hóa – khử diễn ra theo chiều dạng oxi hóa của cặp có thế khử lớn hơn nhận electron của dạng khử của cặp có thế khử nhỏ hơn. C©u18 : Cho sơ đồ nguyên tố Galvani: Zn(r) │ Zn2+ (dd) ║Ag+ (dd) │Ag(r). Chọn phát biểu không đúng. A. Kim loại kẽm tan dần khi pin làm việc. B. Các quá trình điện cực và phản ứng tổng quát xảy ra trong pin: Anot: Zn - 2e → Zn2+ Catot: 2Ag+ + 2e → 2Ag↓ Phản ứng:Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag↓ C. Dòng electron từ điện cực kẽm theo dây dẫn di chuyển tới điện cực bạc. D. Chiều qui ước của dòng điện trên dây dẫn được tính từ cực kẽm tới cực bạc. C©u19 : Muốn đinh đóng lâu ngày vẫn không bị long, người ta thường nhúng đầu đinh và nước muối trước khi đóng, lí do là A. xung quanh đinh có lớp dung dịch muối (môi trường dẫn điện). Đinh bị ăn mòn hóa học tạo thành lớp oxit sần sùi và giúp cho đinh bám chắc vào tường. B. xung quanh đinh có lớp dung dịch muối (môi trường dẫn điện) giúp đinh cố định, khó bị rơi ra. C. xung quanh đinh có lớp dung dịch D. nguyên nhân khác. muối (môi trường dẫn điện). Đinh bị ăn mòn điện hóa tạo thành lớp oxit sần sùi và giúp cho đinh bám chắc vào tường. C©u20 : Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa - khử? A. CuO + H2 → Cu + H2O. B. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. C. CaCO3 → CaO + CO2↑. D. CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl. Đáp án : 1C 2B 3D 4C 5C 6A 7B 8C 9B 10D 11A 12D 13A 14D 15A 16B 17B 18D 19C 20A Phụ lục 5 : Bảng điểm SV học chương “Hóa học và dòng diện” bằng E- laerning TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG Khoa Giáo dục đại cương BẢNG ĐIỂM HỌC BẰNG E-LARNING LỚP : CĐ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 2008 A, B, C ( 105SV ) MÔN : HÓA HỌC GIÁO VIÊN : NGUYỄN PHÚC HẬU Điểm học theo chương trình E-learning STT MÃ SỐ HỌ TÊN SV Lần 1 Lần 2 Lần 3 Kiểm tra cuối khóa Tổng kết 001 3.08.08.1.122 Vòng Vĩnh An 9.9 9.9 10 6 7.6 002 3.08.08.1.123 Nguyễn Văn Til Anh 9.5 - 10 7 8.1 003 3.08.08.1.124 Trần Hoàng Ân 8.7 9.25 10 6 7.3 004 3.08.08.1.125 Phan Nguyễn Uyên Chi 9.9 9.85 10 7 8.2 005 3.08.08.1.126 Trần Minh Chí - - - 5 5.0 006 3.08.08.1.127 Đào Văn Chung 9.8 9.6 9 6 7.4 007 3.08.08.1.128 Lê Đình Chung 8 8.9 10 6 7.2 008 3.08.08.1.130 Nguyễn Ngọc Cường - - - 7 7.0 009 3.08.08.1.131 Nguyễn Văn Cường 9.5 8.9 10 7 8.0 010 3.08.08.1.132 Nguyễn Xuân Cường - - - 7 7.0 011 3.08.08.1.133 Phùng Phú Cường - - - 7 7.0 012 3.08.08.1.134 Tôn Quốc Cường 9.9 - 10 6 7.6 013 3.08.08.1.135 Mạc Ba Duy 9 9.5 8 5 6.5 014 3.08.08.1.136 Nguyễn Khương Duy 7 9.5 10 6 7.1 015 3.08.08.1.137 Lê Đình Dũng 7 6.9 6 6 6.3 016 3.08.08.1.138 Lê Trần Hải Dương 9 9.75 10 7 8.0 017 3.08.08.1.139 Trần Thế Dương - 6.85 10 6 7.0 018 3.08.08.1.141 Phạm Quốc Đức 9.8 9.75 10 8 8.7 019 3.08.08.1.142 Vũ Đại Đức 9.5 10 7 8.1 020 3.08.08.1.143 Vũ Minh Đức 9.9 9.8 10 6 7.6 021 3.08.08.1.144 Lê Văn Hào - - - 5 5.0 022 3.08.08.1.145 Phạm Tuấn Hải 9.8 8.8 8 7 7.7 023 3.08.08.1.146 Đoàn Hồng Hạnh 9.7 9.9 10 7 8.1 024 3.08.08.1.147 Phạm Văn Hậu 9.7 9.65 10 7 8.1 025 3.08.08.1.148 Hồng Văn Hiền 7 - 10 6 7.0 026 3.08.08.1.149 Trần Văn Hiền 9 8.4 10 6 7.3 027 3.08.08.1.150 Dương Nhật Hiện 10 9 6 7.4 028 3.08.08.1.151 Nguyễn Thanh Hiệp 10 9.9 10 8 8.8 029 3.08.08.1.152 Tống Kim Hoa 8 9.8 10 6 7.3 030 3.08.08.1.153 Nguyễn Thị Bích Hòa 6 - 10 6 6.8 031 3.08.08.1.154 Nguyễn Thanh Hoài 8.9 9.75 10 6 7.4 032 3.08.08.1.155 Trần Quốc Hoàng 6.8 9.65 10 6 7.1 033 3.08.08.1.156 Lê Đức Hòa 9.9 9 7 8.0 034 3.08.08.1.157 Nguyễn Văn Huy 8 8.3 9 7 7.6 035 3.08.08.1.158 Lê Thị Huyền - - - 6 6.0 036 3.08.08.1.159 Nguyễn Thanh Hùng - - - 5 5.0 037 3.08.08.1.160 Nguyễn Quốc Hưng 10 9.45 10 8 8.7 038 3.08.08.1.161 Phạm Trung Khang 10 9.35 10 6 7.5 039 3.08.08.1.162 Trần Hữu Khanh 9.9 10 9 6 7.5 040 3.08.08.1.163 Nguyễn Duy Khương 10 5.85 10 5 6.4 041 3.08.08.1.164 Huỳnh Tuấn Kiệt 9.6 9.75 10 5 6.9 042 3.08.08.1.165 Võ Duy Lân 10 10 10 6 7.6 043 3.08.08.1.166 Trần Ngọc Thanh Liêm 8.8 9.95 10 6 7.4 044 3.08.08.1.167 Lê Huy Linh 9.7 9.95 10 7 8.2 045 3.08.08.1.168 Nguyễn Khánh Linh 9.6 9.85 10 8 8.7 046 3.08.08.1.169 Bùi Quốc Thiện Bảo Long 9.9 5.8 10 6 7.0 047 3.08.08.1.170 Nguyễn Ngọc Long - - - 6 6.0 048 3.08.08.1.171 Lê Tấn Lộc - - - 6 6.0 049 3.08.08.1.172 Huỳnh Minh Luân 8.8 9.55 10 6 7.4 050 3.08.08.1.173 Trần Thành Luân - - - 5 5.0 051 3.08.08.1.174 Trần Hồng Lực 9.9 4 10 5 6.2 052 3.08.08.1.175 Phạm Minh Mẫn 10 9.65 10 7 8.2 053 3.08.08.1.176 Lê Quang Minh - - - 6 6.0 054 3.08.08.1.177 Lê Quốc Nam - 9.8 10 6 7.6 055 3.08.08.1.178 Nguyễn Hoàng Nam - - - 7 7.0 056 3.08.08.1.179 Nguyễn Quốc Nam 6 5.5 5 7 6.4 057 3.08.08.1.181 Nguyễn Chí Nhân 10 9.65 10 7 8.2 058 3.08.08.1.182 Nguyễn Hữu Nhân 7 5.5 10 6 6.6 059 3.08.08.1.183 Võ Quốc Nhân 9.8 8.8 10 7 8.0 060 3.08.08.1.184 Bùi Minh Nhật 9.8 - 10 8 8.8 061 3.08.08.1.185 Đặng Tài Pháp 10 9.95 10 7 8.2 062 3.08.08.1.186 Nguyễn Minh Phát 9.6 9.35 10 6 7.5 063 3.08.08.1.187 Phạm Hồng Phát 7 9.9 10 6 7.2 064 3.08.08.1.188 Mai Thanh Phong 9.8 - 10 6 7.6 065 3.08.08.1.189 Nguyễn Hữu Phong 10 9.45 10 9 9.3 066 3.08.08.1.190 Nguyễn Thị Mỹ Phụng 9.8 9.85 10 8 8.8 067 3.08.08.1.192 Huỳnh Tấn Phước - - - 7 7.0 068 3.08.08.1.194 Bùi Thanh Quyền 9 - 10 8 8.6 069 3.08.08.1.195 Nguyễn Mạnh Soái 10 10 10 7 8.2 070 3.08.08.1.196 Nguyễn Trường Sơn 9 9.6 10 6 7.4 071 3.08.08.1.197 Lê Quốc Tài 9.7 9.8 10 7 8.1 072 3.08.08.1.198 Nguyễn Văn Tài 9.7 9.6 10 6 7.5 073 3.08.08.1.199 Lê Văn Tâm 8 8.9 5 8 7.7 074 3.08.08.1.201 Nguyễn Duy Tân 9 - 10 8 8.6 075 3.08.08.1.202 Vương Chí Thanh 9.8 9.75 10 7 8.1 076 3.08.08.1.203 Hồ Quốc Thái 10 9.65 10 8 8.8 077 3.08.08.1.204 Lê Văn Thành - - - 6 6.0 078 3.08.08.1.206 Nguyễn Đắc Thạnh - - - 7 7.0 079 3.08.08.1.207 Phạm Cao Thắng 9.9 9.75 10 6 7.6 080 3.08.08.1.208 Võ Đức Thiện - - - 6 6.0 081 3.08.08.1.209 Phan Thị Tho - 9.8 10 7 8.2 082 3.08.08.1.210 Trần Nhật Thông 9.8 9.85 10 6 7.6 083 3.08.08.1.211 Trần Vĩnh Thông 8.9 - 10 7 8.0 084 3.08.08.1.212 Đỗ Quốc Thuần 9.6 9.55 10 7 8.1 085 3.08.08.1.213 Phan Viết Thuận - - - 8 8.0 086 3.08.08.1.215 Nguyễn Văn Tiến 9.8 9.8 10 8 8.7 087 3.08.08.1.216 Phạm Minh Tiến - - - 7 7.0 088 3.08.08.1.217 Lê Bình Phương Toàn 10 9.7 10 6 7.6 089 3.08.08.1.218 Trần Quốc Toản 10 9.8 10 6 7.6 090 3.08.08.1.219 Võ Huỳnh Quốc Toàn 9 9.8 10 8 8.6 091 3.08.08.1.220 Trần Tấn Trúc 7.5 9.55 10 8 8.4 092 3.08.08.1.221 Hồ Nhật Trường 9.8 9.5 10 7 8.1 093 3.08.08.1.222 Nguyễn Quốc Trưởng 10 9.75 10 7 8.2 094 3.08.08.1.223 Lê Cảnh Tuấn 10 10 10 8 8.8 095 3.08.08.1.224 Phan Thanh Tuấn - - - 7 7.0 096 3.08.08.1.225 Trương Thanh Tuấn 10 9.25 10 6 7.5 097 3.08.08.1.226 Vũ Quốc Tuấn - - - 8 8.0 098 3.08.08.1.227 Trần Thị Mộng Tuyền 9.4 9.75 10 7 8.1 099 3.08.08.1.228 Lê Thanh Tú - - - 5 5.0 100 3.08.08.1.229 Trần Thanh Tùng - - - 7 7.0 101 3.08.08.1.230 Phan Hoàng Đại Vệ 10 9.8 10 9 9.4 102 3.08.08.1.231 Nguyễn Hồng Việt - 9.65 10 8 7.4 103 3.08.08.1.232 Nguyễn Huy Vũ 7 8.3 6 8 7.6 104 3.08.08.1.233 Từ Thanh Vương - - - 6 6.0 105 3.08.08.1.234 Khổng Văn Vững 9.9 6.4 10 7 7.7 Phụ lục 6 : Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về chương trình E-learning HĐC PHIẾU KHẢO SÁT Xin chào tất cả các bạn sinh viên!!! Ngày nay, việc học tập của sinh viên rất đa dạng, các bạn có thể học ở giảng đường, ở thư viện, ở nhà, qua sách báo… và internet cũng là một nguồn kiến thức vô tận. Bắt nguồn từ suy nghĩ đó, chúng tôi đã xây dựng elearning môn Hóa đại cương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường cao đẳng và đại học. Mặt khác, với chương trình này, các bạn có thể tự học, phát huy năng lực và nâng cao các kĩ năng làm việc. Để việc xây dựng chương trình phù hợp, mong các bạn vui lòng cho biết một số vấn đề về cá nhân các bạn: * Thông tin cá nhân - Họ và tên:…………………………………...................... -SV năm thứ :………….; Khoa : …………………………… * Nội dung (Bạn đánh dấu x vào ô trống): A. Internet 1. Bạn sử dụng internet ở mức độ a. Thành thạo ( giải trí và phục vụ cho việc học tập)........................................... b. Chỉ có giải trí (mail, chat, nghe nhạc, đọc báo, chơi game...) ......................... c. Hoàn toàn không. ............................................................................................. 2. Bạn sử dụng internet có thường xuyên không (số giờ/1 tuần) ? a. Ít hơn 3 giờ ....................................................................................................... b. 3 giờ.................................................................................................................. c. Nhiều hơn 3 giờ ................................................................................................ 3. Bạn có thường xuyên dùng internet cho việc học tập không? a. Thường xuyên................................................................................................... b. Thỉnh thoảng .................................................................................................... c. Không bao giờ .................................................................................................. 4. Nếu tuần nào bạn cũng phải lên internet ít nhất 3h, bạn sẽ a. Khó khăn về tài chính ...................................................................................... b. Khó khăn về cơ sở vật chất ( không có chỗ lên mạng) ................................... B. Học tập 1. Bạn đã học một môn học nào trên mạng chưa? a. Đã có lần học.................................................................................................... b. Có biết nhưng chưa bao giờ tham gia .............................................................. c. Chưa bao giờ nghe qua..................................................................................... 2. Bạn chọn hình thức học mà bạn cho là phù hợp nhất a. Học tập truyền thống. ...................................................................................... b. Học trên mạng ( tải tài liệu, xem, nghe bài giảng trên mạng; trao đổi với giảng viên và các bạn qua mail, chat, diễn đàn và làm bài kiểm tra, có kết quả liền...)  c. Kết hợp hai phương pháp trên.......................................................................... 3. Bạn dùng E-learning a. Chưa bao giờ nghe............................................................................................ b. Hiểu nhưng chưa dùng ..................................................................................... c. Đã từng dùng .................................................................................................... d. Dùng rất thành thạo.......................................................................................... C. Ý kiến cá nhân 1. Theo bạn nếu thực hiện theo dạy học qua chương trình elearning thì bạn có những khó khăn …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Theo bạn nếu thực hiện theo dạy học qua chương trình elearning thì bạn có ý kiến đóng góp …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Chân thành cảm ơn các bạn đã hợp tác!!! Nếu có ý kiến thêm xin đóng góp Nguyễn Phúc Hậu qua mail phuchaucdct@gmail.com 1. Phụ lục 7 : Đánh giá độ tin cậy của chương trình thống kê Statgraphics Regression Analysis - Linear model: Y = a + b*X ----------------------------------------------------------------------------- Dependent variable: DIEMTN Independent variable: SOLUONGTN ----------------------------------------------------------------------------- Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Intercept 4.90401 1.36591 3.59029 0.0071 Slope 0.0536927 0.0846939 0.633962 0.5438 ----------------------------------------------------------------------------- Analysis of Variance ----------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Model 3.94642 1 3.94642 0.40 0.5438 Residual 78.5536 8 9.8192 ----------------------------------------------------------------------------- Total (Corr.) 82.5 9 Correlation Coefficient = 0.218713 R-squared = 4.78354 percent Standard Error of Est. = 3.13356 The StatAdvisor --------------- The output shows the results of fitting a linear model to describe the relationship between DIEMTN and SOLUONGTN. The equation of the fitted model is DIEMTN = 4.90401 + 0.0536927*SOLUONGTN Since the P-value in the ANOVA table is greater or equal to 0.10, there is not a statistically significant relationship between DIEMTN and SOLUONGTN at the 90% or higher confidence level. The R-Squared statistic indicates that the model as fitted explains 4.78354% of the variability in DIEMTN. The correlation coefficient equals 0.218713, indicating a relatively weak relationship between the variables. The standard error of the estimate shows the standard deviation of the residuals to be 3.13356. This value can be used to construct prediction limits for new observations by selecting the Forecasts option from the text menu. * Phụ lục cho hình đối chứng Regression Analysis - Linear model: Y = a + b*X ----------------------------------------------------------------------------- Dependent variable: DIEMDC Independent variable: SOLUONGDC ----------------------------------------------------------------------------- Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Intercept 3.75237 1.1475 3.27004 0.0114 Slope 0.187917 0.0875215 2.1471 0.0641 ----------------------------------------------------------------------------- Analysis of Variance ----------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Model 30.1607 1 30.1607 4.61 0.0641 Residual 52.3393 8 6.54241 ----------------------------------------------------------------------------- Total (Corr.) 82.5 9 Correlation Coefficient = 0.604636 R-squared = 36.5584 percent Standard Error of Est. = 2.55781 The StatAdvisor --------------- The output shows the results of fitting a linear model to describe the relationship between DIEMDC and SOLUONGDC. The equation of the fitted model is DIEMDC = 3.75237 + 0.187917*SOLUONGDC Since the P-value in the ANOVA table is less than 0.10, there is a statistically significant relationship between DIEMDC and SOLUONGDC at the 90% confidence level. The R-Squared statistic indicates that the model as fitted explains 36.5584% of the variability in DIEMDC. The correlation coefficient equals 0.604636, indicating a moderately strong relationship between the variables. The standard error of the estimate shows the standard deviation of the residuals to be 2.55781. This value can be used to construct prediction limits for new observations by selecting the Forecasts option from the text menu. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7555.pdf
Tài liệu liên quan