Phần I : Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngày nay nền kinh tế Quốc dân đang phát triển mạnh, nhu cầu của con người tiêu dùng tăng, bên cạnh đó nền khoa học công nghệ cũng tăng mạnh nhằm đáp ứng được nhu cầu chung của con người, do đó các dây chuyền công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu của việc tăng chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động được đưa ra liên tục. Các cơ sở sản xuất luôn luôn phải theo dõi không chỉ nhu cầu của người tiêu dùng mà cả thế hệ công nghệ mới để xem xét
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng dự án phát triển nuôi tôm sú ở xã Đông Hải - Huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, có thể phải thay đổi dây chuyền công nghệ như vậy mới theo kịp nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây việc nuôi trồng thuỷ sản trong nước và trên thế giới thấy rằng đang có nhiều hướng phát triển nhất là trong năm 2002 lượng thuỷ sản nhập vào Mỹ tăng hơn so với năm 2000 là 12 % và Mỹ là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tính đến hết năm 2002, giá trị xuất khẩu của Việt nam vào Mỹ năm 2002 đã đạt mức 500 triệu USD vượt lên trên Nhật bản (bạn hàng lớn nhất của Việt nam từ trước tới năm 2000) với 486 triệu USD. Theo Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ mức tăng trưởng trong nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ năm 2002 so với 2000 hơn 12 % và mức này dự báo vẫn không suy giảm trong năm 2004. Trung quốc cũng là một thị trường mới với mức nhập khẩu tăng đều với tốc độ cao và đặc biệt là nơi tiêu thụ rất nhiều chủng loại sản phẩm từ cấp thấp đến cấp cao, cùng với quan hệ Nhà nước, quan hệ thương mại tài chính Việt - Trung cũng có nhiều bước chuyển biến theo hướng tích cực. Qua đây cũng thấy rằng các thị trường chính xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vẫn có mức tăng trưởng trong nhập khẩu là một đảm bảo tương đối cho những người nuôi trồng những đối tượng xuất khẩu trong ngành thuỷ sản.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam năm 2002 đạt trên 1.760 triệu USD tăng 19 % so với năm 2000 nhưng do năm 2002 giá tôm giảm nhiều mà tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm đến 44 % tổng giá trị xuất khẩu, do đó nếu như giá tôm hồi phục như năm 2000 thì giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể còn cao hơn nhiều, và theo dự báo của nhiều nhà kinh tế thì lượng thuỷ sản tiêu thụ trên thế giới sẽ ngày càng gia tăng, theo tính toán thì lượng tôm hiện nay mới đáp ứng được 70 % nhu cầu của thế giới và theo dự báo thì giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt nam năm 2004 sẽ đạt mức 2 tỷ USD và 3 tỷ USD vào năm 2005. Do vậy dự án nuôi trồng thuỷ sản ở Tiền Hải – Thái Bình với một lượng sản phẩm nhỏ thì việc tiêu thụ không phải là vấn đề khó khăn, vì ngoài những nhà máy chế biến thuỷ sản của Thái Bình, Hải Phòng cũng có hai nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản.
Qua biểu đồ diễn biến tình hình sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong 5 năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh cả trong sản lượng và giá trị của hàng thuỷ sản xuất khẩu, trong 5 năm 1996 - 2000 sản lượng xuất khẩu tăng trung bình 19 %/năm và giá trị xuất khẩu tăng 23 %.(Sơ đồ 1)
Sức ép của thu nhập thấp và thất nghiệp trở nên trầm trọng và đang được các tổ chức ở địa phương cũng như các cơ quan chức năng trong tỉnh, huyện quan tâm giải quyết. Tuy có diện tích tiềm năng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhưng cũng chỉ nuôi ở mức quảng canh. Do hệ thống thuỷ lợi rất kém, người dân còn thiếu những kiến thức, kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, việc xây dựng ao nuôi còn tuỳ tiện, không đúng quy cách, vốn đầu tư còn hạn chế…dẫn đến việc tăng năng suất thấp bình quân chỉ thu được 71kg tôm và 20 kg cua trên 1 ha năng suất này quá thấp so với tiềm năng của địa phương. Do đó việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm tại xã Đông Hải huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trở nên bức thiết hơn lúc nào hết. Xuất phát từ thực tế khó khăn trên của xã Đông Hải tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng dự án phát triển nuôi tôm sú ở xã Đông Hải – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và phát triển tôm sú. Đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân xã Đông Hải – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình
- Cải thiện môi trường, tăng cao đời sống nhân dân. Góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng một số thôn của xã trong huyện
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tiềm năng về đất đai, nguồn lực tại địa phương. Nâng cao thu nhập cho cộng đồng, giảm hộ đói nghèo và nâng hộ khá giàu. Tạo thêm nhiều việc làm cho cộng đồng.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ để tận dụng được tiềm năng đất đai tại địa phương. Góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng, giảm hộ đói nghèo và tăng số hộ khá và giàu.
- Tạo thêm nhiều việc làm cho cộng đồng trong các lĩnh vực như nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ con giống, thức ăn, mua bán sản phẩm và những dịch vụ đi theo để phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Hải, các trạm trại giống ở địa phương và các khu vực có liên quan.
Các hộ nông dân nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên xã Đông Hải – huyện Tiền Hải – Thái Bình
Về thời gian: Nghiên cứu dự án từ ngày 15/6 đến 15/12/2004
Phần II
cơ sở lý luận và căn cứ xây dựng của dự án phát triển nuôi tôm sú ở xã đông hải – tiền hải – thái bình
2.1 Nhu cầu của cộng đồng
Hiện nay dân số của cả nước gần 80 triệu người, trong đó 77% dân số sống ở nông thôn mà sản lượng thuỷ sản tiêu dùng hàng ngày của gia đình sống ở khu vực nông thôn chủ yếu là do nuôi trồng và đánh bắt ở tự nhiên.
Theo số liệu điều tra của chuyên đề “ một số vấn đề về phát triển thị trường thuỷ sản trong nước” có tới 79.9% người tiêu dùng rất thích ăn các món thủy sản và chỉ có 20% người tiêu dùng cho biết họ không thích các món ăn thuỷ sản.
Thực phẩm ngoài các lợi ích như dễ tiêu hoá, lượng đạm cao, ngon miệng, có lợi cho sức khoẻ…Các sản phẩm thuỷ sản được người tiêu dùng quan tâm là vấn đề giá cả sản phẩm. Giá cả sản phẩm thuỷ sản rất phong phú, phù hợp với mọi mức thu nhập khác nhau của nhiều tầng lớp xã hội.
Mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thuỷ sản cao hơn so với các loại thực phẩm thịt khác vì trên 50% thuỷ sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên. Đặc biệt nhiều bệnh dịch của gia súc xảy ra ở Châu Âu, Châu á, Mỹ…diễn ra trong năm 2002 – 2003, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tính mạng của con người, bên cạnh đó bệnh dịch của đối tượng thuỷ sản không gây nguy hiểm đến sức khoẻ cũng như tính mạng của con người, điều này khiến cho tâm lý tiêu dùng khẩu phần ăn hàng ngày của nhiều người muốn chuyển sang dùng thuỷ sản.
Tuy có diện tích tiềm năng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhưng cũng chỉ nuôi ở mức quảng canh do hệ thống thuỷ lợi kém, người dân còn thiếu những kiến thức kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, việc xây dựng ao nuôi còn tuỳ tiện, không đúng quy cách, vốn đầu tư còn hạn hẹp dẫn đến năng suất thấp.
Xã Đông Hải huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình nằm ở phía đông bắc huyện Tiền Hải, diện tích tự nhiên của toàn xã là 558,2766 ha trong đó 278.443 ha đất nông nghiệp, diện tích ngập nước biển và nước lợ là 42.00, toàn xã có số dân là 3100 người với 607 hộ (bình quân 5 nhân khẩu/hộ), 780 lao động, thu nhập hàng tháng bình quân theo nhân khẩu là 90.000 đồng và quy ra thóc 176 kg/người/năm, có 27.9 % tổng số hộ thuộc diện nghèo đói, hàng năm có từ 100-200 lao động đi ra các tỉnh ngoài tìm việc làm. Sức ép của thu nhập thấp và thất nghiệp trở nên trầm trọng và đang được các tổ chức ở địa phương cũng như các cơ quan chức năng trong tỉnh, huyện quan tâm giải quyết. Tuy có diện tích tiềm năng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhưng cũng chỉ nuôi ở mức quảng canh do hệ thống thuỷ lợi rất kém, người dân còn thiếu những kiến thức, kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, việc xây dựng ao nuôi còn tuỳ tiện, không đúng quy cách, vốn đầu tư còn hạn chế dẫn tới việc năng suất thấp bình quân chỉ thu được 71 kg tôm và 20 kg cua/ha, năng suất này quá thấp so với tiềm năng của địa phương, do đó việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm tại xã Đông Hải trở nên bức thiết hơn lúc nào hết.
Xã Đông Hải có diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản là 54 ha trong đó có 45 ha đang nuôi tôm dạng quảng canh và quảng canh cải tiến, tuy nhiên do chưa có sự đầu tư về thuỷ lợi, vốn không có nhiều nên năng suất hiện nay rất thấp, nếu được sự đầu tư đúng mức thì xã Đông Hải sẽ thu được một sản lượng tôm đáng kể đồng thời làm tăng thu nhập của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.
2.2 Những khó khăn gặp phải của dự án
Đây là 1 xã nghèo thuộc vùng ven biển huyện Tiền Hải. Diện tích chủ yếu là do lấn biển tạo thành.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản nhất là mặn nợ chưa phát triển do nguồn vốn rất hạn hẹp, kỹ thuật nuôi trong dân chưa cao. Tuy có 1 số trại giống ở huyện Kiến Thuỵ – Hải Phòng đưa sang nhưng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của xã đa phần giống tôm sú phải nhập từ Nghệ An về.
Rào cản thương mại: Mỹ là thị trường tôm lớn nhất nước ta sau đó đến Nhật Bản nhưng do kém hiểu biết và không thông thạo về thị trường thế giới nên trong thời gian vừa qua chúng ta liên tục bị xảy ra vụ kiện chống phá giá cá tra và cá basa nay lại vụ kiện chống phá giá Tôm từ phía Mỹ gây nên rất nhiều tốn kém về kinh tế và khó khăn cho việc xuất khẩu của chúng ta.
Theo chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của ngành thuỷ sản và các chính sách hiện hành của nhà nước những dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch đã được duyệt thì nhà nước sẽ cấp kinh phí các công trình đầu mối, còn các công trình trong nội đồng thì những người nuôi chịu trách nhiệm về kinh phí. Là xã nghèo nên đó cũng là khó khăn lớn . Nguồn nước ngọt hiện nay chưa chủ động được vẫn còn hạn chế.
Dân ở đây còn rất nghèo, Thái Bình cũng là một tỉnh nghèo, điều kiện đầu tư và học tập rất khó khăn, nguồn giống phải mua trôi nổi ở tỉnh ngoài, thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện đất làm nông nghiệp rất hạn chế.
Hiện nay ngành nuôi trồng thuỷ sản nhất là mặn lợ chưa phát triển do nguồn vốn rất hạn hẹp, kỹ thuật nuôi trong dân chưa cao, mặt khác tuy ở Thái Bình đã có một số trại giống nhưng chưa thể đáp ứng đủ cho trong tỉnh, đa phần giống tôm sú phải nhập từ tỉnh khác về với hệ thống kiểm dịch chưa đủ mạnh nên có nơi, có lúc xảy ra tình trạng tôm giống bị bệnh hoặc chất lượng kém vẫn được đưa vào nuôi nên làm giảm năng suất và giảm thu nhập của nông dân.
Do điều kiện kinh tế nên nhiều hộ cho ăn thức ăn có sẵn tại địa phương như cá tươi, cám nên thỉnh thoảng xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Hiện nay bao quanh khu vực này là đê biển nhưng yếu cần phải tu sửa lại. Hệ thống kênh mương cấp nước và thoát nước thải chưa có, người dân nuôi trồng thuỷ sản sống ở trong làng và ngoài ao nuôi dựng lều, lán để bảo vệ.
2.3. Những căn cứ xây dựng dự án nuôi tôm sú
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Địa hình
Khu vực nghiên cứu quy hoạch nuôi tôm xã Đông Hải thuộc vùng phía Đông của xã, nằm dọc theo sông Trà Lý nằm trong tuyến bao có cao trình từ +1.60 đến 2,60 đê đã có nhưng nói chung còn thấp và nhỏ chưa chống được triều cường khi gặp bão. Khu vực có cao trình từ m đến m. Đây là vùng trũng dọc cửa sông Thái Bình. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu là: 54 ha
2.3.1.2.Khí hậu, thời tiết
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa chế độ Bắc Bộ và Bắc Trương Sơn
Chế độ bức xạ và nắng :
Lượng bức xạ tổng cộng bình quân đạt 107 kcal/cm2. Số giờ nắng trong năm đạt : 1777 giờ/ năm.
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt 23.60C. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối 40,40C vào ngày 15/5/1966. Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối 50C vào tháng 1 của nhiều năm. Biên độ nhiệt độ không khí trong ngày: 6,20C. Nhiệt độ không khí thấp nhất trong ngày vào 5-6 giờ mùa hè và 6-7 giờ mùa đông. Tháng có biên độ nhiệt độ không khí thấp nhất là tháng 2: 4,60C. Tháng có biên độ nhiệt độ không khí cao nhất là tháng 7: 7,40C. Nhiệt độ mặt đất trung bình 270C. Cao nhất: 720C ngày 30/7/1968. Thấp nhất: 1,30C ngày 02/01/1974.
Chế độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình: 85%. Thấp nhất vào tháng 7 đạt 78%. Thấp nhất tuyệt đối: 20% ngày 12/12/1973.
Chế độ bốc hơi:
Lượng bốc hơi trong năm có 2 đỉnh vào tháng 7 và tháng 10. Lượng bốc hơi toàn năm 1.274 mm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 7: 142 mm. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 2: 41 mm.
Chế độ gió:
Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là Tây Bắc và Đông Bắc, vào mùa hè là Nam hay Tây Nam. Tốc độ gió trung bình: 2,2 m/s. Tốc độ gió bão mạnh nhất đạt 40m/s ngày 15/5/1962.
Chế độ mưa:
Đây là vùng có lượng mưa dưới mức trung bình của toàn tỉnh. Lượng mưa trong năm đạt: 1.747 mm. Số ngày mưa: 126 ngày/ năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10. Với tổng lượng chiếm 60-70% lượng mưa cả năm. Trong 9 tháng còn lại lượng mưa chỉ chiếm có 30-40%. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8.
X1max = 192 mm ngày 05/5/1973.
Lượng mưa 3 ngày lớn nhất giai đoạn tháng 4 đến tháng 8.
X3max = 33 mm từ ngày 08 á 10 tháng 8 năm 1979.
Lượng mưa tính theo các tần suất, thời gian thống kê từ tháng 4 á tháng 8. Mưa 1 ngày lớn nhất:
X1max 10% = 151 mm.
X1max 20% = 132 mm.
Mưa 3 ngày lớn nhất:
X1max 10% = 240 mm.
X1max 20% = 198 mm
2.3.1.3. Điều kiện thuỷ văn
- Chế độ mức nước (Theo nguồn : Tính toán thuỷ văn Chi cục PCLB-QLĐĐ- 2002). Nghiêu cứu mực nước sử dụng tài liệu thuỷ văn để phân tích. Mực nước trung bình nhiều năm HTB = 0,15 m. Mực nước lớn nhất năm theo các tần suất.
Hmax 2% = +1,88 m.
Hmax 5% = + 1,80 m.
Hmax 10% = +1,74 m.
Mực nước đỉnh triều, chân triều trung bình các tháng, từ tháng 4 á 12 như ( Bảng 1)
Trong đó:
Hđ : Mực nước trung bình đỉnh triều trong tháng (đơn vị m).
Hc : Mực nước trung bình chân triều trong tháng (đơn vị m).
HđTC : Mực nước tr/ bình đỉnh triều những ngày triều cường trong tháng (đơn vị m). TTC (ngày) : số ngày có triều cường trong tháng.
TLN : số ngày có thể lấy triều trong tháng.
2.3.1.4 Chất lượng nguồn nước
Nước ngọt là điều kiện không thể thiếu để nuôi tôm thâm canh đạt năng suất cao. Nguồn nước ngọt hiện tại kết hợp sử dụng nước của các giếng đào xung quanh khu dân cư, trạm bơm điện lấy nguồn từ kênh tiêu ở phía Bắc xã, còn một nguồn là khai thác nước ngầm. Nước ngầm có độ sạch cao, song chi phí lớn trong khai thác cũng như trong xử lý các chất trong nước ngầm có hại cho tôm. Nguồn nước ngọt tuy chỉ phân tích một mẫu nhưng kết quả cho thấy không có biểu hiện ô nhiễm, mặc dù khuẩn coli có cao hơn các mẫu nước khác.
Nước mặn được lấy từ Cửa sông Trà Lý, nếu lấy vào giai đoạn đỉnh triều cường độ mặn đạt 25 %0 á 30 %0. Nước mặn có pH ổn định, hàm lượng BOD5, COD, dư lượng thuốc trừ sâu, khuẩn Ecoli, Phecal Coliorm, Salmonela, chất lơ lửng rất thấp, hàm lượng chất dinh dưỡng N, P, K tuy thấp nhưng trong quá trình nuôi trồng mau chóng được bổ sung. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
2.3.1.5 Tính chất đất, dinh dưỡng:
Vùng dự án có thành phần trầm tích đáy chủ yếu là sét, bùn sét với nhiều mùn thực vật chôn vùi làm cho trầm tích mặt đáy có nguy cơ dễ dàng tích luỹ các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, vì vậy quá trình nuôi trồng cần hết sức chăm lo vệ sinh tầng đáy, tìm các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước từ trầm tích.
Đất trong khu vực nghiên cứu đều là các thành tạo trầm tích hiện đại, rất yếu, có lẫn hàm lượng đáng kể các chất hữu cơ, độ rỗng lớn, do đó việc xây dựng các công trình ở khu vực này phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.3.2.1.Lao động và dân số
Đông Hải có dân số 3100 người với 1750 lao động trong đó nữ 720 người, Hàng năm có khoảng 100 - 200 người đi các tỉnh khác làm thuê chủ yếu là Hà nội và Hải Phòng. Có 67 người làm nghề thuỷ sản trong đó có 35 người làm thuê, có 20 phụ nữ tham gia trong nuôi trồng thuỷ sản nhưng những chủ hộ nuôi không thuê phụ nữ. Những lao động làm thuê chủ yếu là ở xã Đông Trà.
2.3.2.2.Thu nhập và sự nghèo đói:
Theo điều tra ở xã Đông Hải không có hộ giàu, hộ khá chiếm 19 % (với thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/người/tháng), 53,1 % hộ thu nhập trung bình và 27,9 % hộ nghèo đói. Thu nhập bình quân là 90.000 đồng/người/tháng với cơ cấu thu nhập 96,45 % thu nhập chính từ nông nghiệ và thuỷ sản 0,8 % thu nhập chính từ công nghiệp, xây dựng, 1,29 % thu nhập từ dịch vụ, còn lại từ các nguồn khác. Thu nhập giữa các hộ có tham gia nuôi trồng thuỷ sản với những hộ không tham gia nuôi trồng thuỷ sản có sự chênh lệch rất lớn, trung bình thu nhập một năm của những hộ có nuôi trồng thuỷ sản là 9,566 triệu đồng so với 5,855 triệu đồng của những hộ không nuôi trồng thuỷ sản.
2.3.2.3.Giáo dục, văn hoá, y tế:
Với đặc điểm tình hình của xã Đông Hải là một xã kinh tế mới được thành lập lịch sử thôn cũ không có, nhân dân trong xã từ nhiều nơi về sinh sống không mang phong tục tập quán cá biệt hoặc truyền thống riêng, dân cư quy hoạch gọn gàng, tập chung. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, mối quan hệ trong cộng đồng dân cư không bị tác động.
Trên địa bàn có một ngôi chùa Quan Trấn( đã được xếp hạng DTLSVH) thuộc đia phận xom 2 và 1 nhà thờ họ Giáo An Định thuộc địa phận xóm 3.
Trong xã có 1 trường cấp I với 32 giáo viên và 1032 học sinh, và 1 trường cấp II với 30 giáo viên và 816 học sinh, học sinh đi học cấp II phải đi xa 3- 4 km với 251 học sinh, số học sinh học đại học và trung học 23 người nhưng đa phần những người này sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương.
Xã có một trạm xá với 1 bác sỹ, 2 y sỹ và 3 y tá trong đó có 1 hộ sinh, những năm gần đây phong trào y tế cộng đồng phát triển tốt, việc tiêm chủng cho trẻ em, phòng trừ dịch bệnh tiến hành thường xuyên nên không xảy ra dịch bệnh.
- Chủ trương của địa phương trong việc phát triển kinh tế: Tỉnh và huyện quyết tâm đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ để phát huy tiềm năng của địa phương, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo xuống còn 12-13 %, tăng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác lên 45 %, thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/năm.
2.3.2.4.Cơ sở hạ tầng
Quyền sở hữu và sử dụng đất:
Hiện nay tình hình sử dụng đất đang còn tuỳ tiện, các hộ tự ý khoanh vùng nuôi chưa có quy hoạch, các kênh mương mang tính tự phát nên kênh cấp và kênh thoát là một, các hộ nuôi phía trong không có cả đường cấp và thoát, đang còn nhiều diện tích bỏ hoang chưa sử dụng, nguồn nước đang sử dụng là nước mặn lấy từ sông Trà Lý, chưa có nguồn nước ngọt. Tất cả các hộ nuôi đều đấu thầu với thời gian 20 năm.
Hệ thống tưới tiêu:
Mấy năm gần đây công tác thuỷ lợi nội đồng phát triển tốt, nhiều nơi đã được bê tông hoá kênh mương. Nước ngọt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là do hệ thống giếng khoan và giếng đào cung cấp và một số diện tích do trạm bơm ở phía Bắc của xã cung cấp cho diện tích nông nghịêp.
Các phía đông và nam của vùng nuôi tôm xã Đông Hải có hệ thống đê bao tổng chiều dài 7 km, nhưng đê còn thấp nhỏ chưa đảm bảo khả năng chống lũ bão.
Hệ thống cung cấp nước mặn cho làm muối và nuôi trồng thuỷ sản là Cửa sông Trà Lý.
Giao thông:
Hệ thống giao thông đến trung tâm xã tương đối thuận lợi đã có đường nhựa về đến xã nhờ huyện có dự án đường liên thôn liên xã. Đường đến vùng nuôi trồng thuỷ sản đã được nâng cấp rất thuận tiện cho việc đi lại.
Phần Iii
Nội dung xây dựng dự án
3.1 Các hoạt động của dự án
Diện tích vùng dự án được chia ra như sau:
Tổng diện tích
Kênh
Mặt nước nuôi
Ao lắng
Sân phơi bùn
100
20
46.8
20
8
3.1.1 Phương án mặt bằng
- Bố trí mặt bằng: Căn cứ vào kỹ thuật nuôi thâm canh những năm sau, bố trí mỗi ao nuôi với diện tích 1 ha trong đó gồm có ao lắng xử lý, ao nuôi và sân phơi bùn. Các ô nuôi đều có kênh cấp và kênh thoát, ở đây bố trí hệ thống kênh xương cá là phù hợp, kênh cấp và kênh tiêu có dạng cài răng lược. Khu xử lý nước thải bố trí ở rừng ngập mặn, ở khu vực này có thể kết hợp trồng rong câu.
- Hệ thống cống cấp thoát nước: Hệ thống kênh cấp nước mặn và kênh thoát. Cống làm dạng cống hở, tường xây đá hộc, bản đáy và bể tiêu năng bê tông cốt thép. Tính chiều rộng cống, qua tính toán cần 6 cống cấp và 4 cống tiêu có khẩu độ 1,4 m.
- Hệ thống kênh cấp, thoát nước chính: Đáy kênh rộng từ 10-50 m làm nơi trữ nước và cấp nước, theo kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất đã được thực hiện thì đất ở đây có độ dính kém nên chọn mái kênh m = 2 cho tất cả các kênh cấp và thoát. qua tính toán lượng nước cần thoát khi thu hoạch thoát trong 10 ngày, ngày thoát 10 h thì Q = 1,83 m3/s do đó ta chọn i = 0,004 với chiểu rộng đáy kênh 4m Kênh thoát chính T1 nằm phía ven vùng dân cư nhằm ngăn nước thải từ vùng dân cư, nông nghiệp vào vùng nuôi thuỷ sản đồng thời nhận nước thoát từ vùng nuôi chuyển về khu xử lý ở rừng ngập mặn sau đó thải ra sông.
- Hệ thống kênh cấp thoát nước nhánh: Chọn kênh có mặt cắt hình thang, cao trình bờ kênh + 2, độ dốc đáy kênh i = 0,0004, để tính toán lượng nước cần cấp trong vòng 6 ngày, ngày cấp 6 giờ để đạt mực nước trong ao là 0,7 m lưu lượng dòng chảy Q = 0,59 m3/s. Chọn kênh có mặt cắt hình thang, mái m = 2, cao trình bờ kênh + 2, chiều rộng đáy kênh = 2 m. Các kênh cấp, thoát nhánh bố trí cách nhau 112 m.
- Hệ thống cống cấp thoát nước: Xây dựng 6 cống cấp và 4 cống thoát cho toàn vùng dự án
- Hệ thống kênh cấp thoát nước chính: Là các kênh C1, C2 C3 bố trí phía sông Thái Bình và sông Trà Lý nằm ven theo đường đê bao. Kênh thoát chính T1 phía ven vùng dân cư được xây dựng
- Đường giao thông đi lại trong vùng dự án: Hệ thống giao thông vùng này còn khó khăn nhất là giữa đầm chưa có đường nên bố trí các mặt bờ kênh rộng 2 m kết hợp làm đường giao thông, kênh thoát T1 ven làng làm cắt đường giao thông giữa làng và vùng dự án nên làm 4 cầu giao thông qua kênh thoát, và cũng tại đây do còn có khoảng lưu thông nên cũng nên làm thêm 4 cầu nữa.
- Hệ thống cấp nước ngọt: Lấy từ vùng sản xuất nông nghiệp chỉ đủ phục vụ một phần cho khu nuôi, sau này để nuôi được thâm canh phải đầu tư thêm kênh mương để đảm bảo đủ nước ngọt điều chỉnh độ muối trong nuôi tôm.
- Hệ thống điện hạ thế: Dùng từ trạm điện của xã dẫn về bố trí đến từng ao nuôi.
3.1.2 Hệ thống cấp thoát nước xử lý
Nước phải được xử lý trong các ao xử lý sau đó cấp cho ao nuôi, trong quá trình nuôi tuỳ tình hình cụ thể phải thay hoặc cấp thêm nước, khi thay nước giữa vụ nuôi hoặc khi tháo cạn nước để cải tạo đáy ao khi thu hoạch xong, nước thải phải được đưa về khu vực rừng ngập mặn và xử lý trước khi thải ra sông để tránh gây ô nhiễm cho toàn vùng.
Nhu cầu sử dụng nước để tính toán là nhu cầu sử dụng lớn nhất cần đáp ứng vào đầu vụ nuôi để đảm bảo thời vụ thả giống, trong thời gian đầu mực nước trong ao cần có độ cao 0,7 m, nước từ mương cấp vào các ao theo hình thức tự chảy. Tổng lượng nước cung cấp cần thiết là:
468.000 m2 x 0,7 m = 327.000 m3
Tính toán lượng nước thải khi thu hoạch vùng nuôi có 46,8 ha mặt nước thực nuôi như vậy lượng nước thải khi thu hoạch sẽ là:
468.000 x 1,5 m = 702.000 m3.
3.1.3 Đào đắp đất, ngăn ngừa lũ lụt và nước bẩn
- Đào đắp đất: Đất đào lên dùng để đắp thành bờ và lượng đất cần thiết để đắp bờ lấy tại trong vùng dự án.
- Ngăn ngừa lũ lụt và nước bẩn: Cần phải củng cố đê biển và hệ thống kênh mương, nước trước khi lấy vào ao nuôi hoặc khi xả ra khu vực chứa nước thải cần phải được xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật.
3.1.4 Lựa chọn đối tượng và loại hình nuôi
- Đối tượng nuôi: Căn cứ vào điều kiện môi trường, đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi, thành phần giống loài phân bố tự nhiên trong vùng và loài đang được nuôi phổ biến trong vòng 3-5 năm gần đây, đầu ra của thị trường trong nước và xuất khẩu, trình độ phát triển công nghệ trong nước thì nên chọn tôm sú (Penaeus Monodon) làm đối tượng nuôi chính ngoài ra có thể nuôi xen vụ tôm rảo (Metapennaeus ensis), cua (Scylla sẻata)... nên luân chuyển giữa nuôi tôm, cá và trồng rong biển trong một chu kỳ 3 năm canh tác.
- Loại hình nuôi: Tuy thiết kế quy hoạch để phục vụ lâu dài cho nuôi thâm canh nhưng căn cứ vào tình hình thực tế, kinh tế của nhân dân, kiến thức nuôi tôm và kinh nghiệm của các hộ gia đình, thực trạng của hệ thống thuỷ lợi... kiến nghị phương thức canh tác như sau:
Khi dự án đi vào hoạt động trong 2 năm đầu 50 % diện tích sẽ nuôi tôm sú bán thâm canh. 50 % diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến với năng suất 1.000 kg/ha, 2 năm tiếp theo toàn bộ diện tích sẽ nuôi bán thâm canh. Đến năm thứ năm từ khi đi vào sản xuất toàn bộ diện tích sẽ nuôi thâm canh và ở vùng này chỉ nên nuôi một vụ thời gian vào sau tết âm lịch (từ tháng 2 đến tháng 7).
3.1.5.Lựa chọn công nghệ nuôi
Vùng Đông Hải, nguồn nước cấp vào ao nuôi chủ yếu được lấy từ cửa sông Trà. Nguồn nước chịu sự chi phối của vùng cửa sông, chất thải của thuyền bè và khu dân cư. Mùa nuôi tôm lại là mùa mưa nên nước cửa sông dễ bị ô nhiễm. Vì vậy, không nên nuôi tôm sú theo công nghệ thay nước tích cực mà áp dụng công nghệ nuôi tôm ít thay nước như sau:
a. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi:
- Vị trí: Ao nuôi nằm gần vùng có nguồn nước biển sạch, các yếu tố lý- hoá thích hợp và tương đối ổn định, có sự tuần hoàn liên tục. Nên bố trí ao ở giới hạn dưới của vùng cao triều (có thể phơi khô được đáy ao và lấy nước biển ở những ngày có thuỷ triều).
- Chất đất: Chất đáy là cát, cát pha đất, đất thịt pha cát hoặc đáy sỏi cát hay đất thịt không bị chua phèn (độ pH >5,5). Trong đất không nên có các kim loại như: Fe, Zn, Pb, Cd....với số lượng cao.
- Chất nước: Nguồn nước không bị tù đọng, ô nhiễm do các nhà máy hoặc khu dân cư. Các ion kim loại nặng thấp dưới mức cho phép.
pH 7,5 - 8,5
S%o 15 - 30
toC 20 - 34
- Xã hội: Trật tự an ninh tốt, dễ thuê lao động. Gần đường giao thông và cấp điện. Cung cấp và vận chuyển giống dễ dàng, thuận tiện. Gần nơi cung cấp thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn hoặc cung ứng thuận lợi.
b. Bố trí và xây dựng ao nuôi
- Hình dạng và diện tích: Ao có hình vuông lượn tròn góc, tròn hoặc hình chữ nhật (nếu là ao cũ khó cải tạo). Diện tích từ 0,5 đến 1,0ha. Độ sâu của ao: 1,5 - 2,0m (mức nước 1,2-1,8m).
- Hệ thống cấp thoát nước: Mương cấp nên là mương nổi, cấp nước bằng máy bơm. Độ dốc của mương là 1/1000 đến 1/2000. Mương thoát nước cao hơn mức thuỷ triều trung bình khi thấp là 30cm. Khẩu độ cống đủ để tháo cạn nước ao trong vòng 5 - 8h và có khả năng lấy nước biển khi triều lên. Độ dốc của mương là 1/1000 đến 1/2000. Cống cấp thoát nước phải vững chắc không rò rỉ Cống thoát nước có thể sử dụng hệ thống ống nhựa bố trí theo chiều thẳng đứng để có thể tháo nước chủ động theo tầng nước khác nhau (nếu xây theo dạng cống đang được dùng phổ biến hiện nay thì nên chú ý việc bố trí hệ cánh phai để tháo nước chủ động theo tầng khi cần thiết). Ao phải có hệ thống ống si phông để thải chất cặn bã ở giữa ao.
- Bố trí nội ao: Đáy ao phải cao hơn đáy mương thoát tối thiểu là 30cm. Độ dốc đáy ao là 1/1000. Bờ ao khi đắp phải chọn chất đất tốt và đầm nện chống rò và có lõi chống thấm bằng đất sét. Bờ ao có thể được kè bằng những vật liệu như bê tông, đá, gạch, nilon hoặc một số vật liệu rẻ tiền khác để chông thẩm lậu những vật chất ô nhiễm. Không cần kè khi thấy chất đất đắp bờ tốt. Trong hệ thống ao nuôi có hai phần. Ao nuôi chiếm 60 đến 80%, còn ao chứa lắng chiếm từ 20 đến 40% diện tích.( Sơ đồ tóm tắt bố trí ao nuôi)
Ghi chú:
- Diện tích ao chứa bằng 20-30% ao nuôi tôm tuỳ theo mật độ tôm nuôi.
- Nếu nguồn nước lấy từ các hồ chứa hoặc khu vực trồng rong biển thì ao chứa chỉ cần diện tích nhỏ.
- Nước thải trước khi thoát ra biển phải được xử lý.
- Nên bố trí thành những khu nuôi trong đó có hệ thống ao nuôi, ao chứa và ao xử lý nước thải trước khi thoát ra biển theo tỷ lệ hợp lý.
- Vùng nước lợ ven biển các tỉnh phía Bắc nên nuôi tôm ít thay nước có tuần hoàn theo hệ khép kín. Trong đó ao chứa nước rộng để trồng rong câu (làm sạch nước), nước được tuần hoàn trở lại theo hệ kín (vì mùa nuôi tôm là mùa mưa nên nước ngoài cửa sông nhạt và bị ô nhiễm ở mức cao).
Trong trường hợp 01 trang trại có diện tích 2 ha trở lên thì nên bố trí cứ 4 ao nuôi có diện tích 5000m2 có 01 ao chứa nước để cung cấp cho trang trại.
c. Chuẩn bị ao nuôi
- Cải tạo ao: Ao mới sau khi xây dựng phải rửa chua trong 3-5 lần, rải vôi khắp đáy, phơi từ 10-20 ngày trước khi gây màu nước để thả tôm. Lượng vôi bón vào ao phụ thuộc vào độ pH của đất đáy ao:
pH 6,0-7,0 dùng 300 - 625 kg/ha
pH 4,5-6,0 dùng 625 - 1000 kg/ha
pH 3,0-4,5 dùng 1000-1800 kg/ha
Ao cũ do sau mỗi lần nuôi đáy ao tích tụ nhiều vật chất hữu cơ nên trước khi thả tôm đợt tiếp theo cần phải xử lý đáy như sau:
+ Luân phiên giữa các vụ nuôi tôm là trồng rong biển. Trước khi nuôi tôm bón 200-300kgvôi/ha.
+ Nếu lớp bùn thối từ 3-10cm thì nạo vét loại bỏ lớp đất trên của đáy ao bằng cơ giới hoặc thủ công tuỳ điều kiện. Bón vôi với lượng từ 190-320kg/ha rồi phơi 10-15 ngày.
+ Nếu lớp bùn thối dày hơn 10cm thì sau khi nạo vét lớp bùn ở trên phải cày lật đất, rải vôi từ 125-190kg/ha, phơi khô để phân huỷ hết chất thối rồi bữa kỹ trước khi nuôi đợt tiếp theo.
- Gây màu nước ao trước khi thả tôm: Bơm nước vào ao qua lưới lọc dày, hoặc lấy nước vào ao khi nước triều lên có chắn lưới lọc ở cửa cống. Rải saponin (hạt chè xay nhỏ) 15ppm, hoặc rotenon (hạt mát xay nhỏ) 4-5ppm. Bón phân vô cơ với liều lượng:10 - 20kg/1ha (Đạm/lân = 2/1) hoạc phân NPK. Nếu muốn gây lục tảo, khuê tảo thì bón phân theo công thức: NH4)2SO4/ Ca(H2PO4)3 H2O/(NH2)2CO là 100 /15/5 với liều dùng 10-20kg/ha/lần bón. Qua một đêm sau khi rải thuốc diệt tạp và bón phân thì bơm nước đủ 0,7 m, thả tôm sau đó tăng dần (cứ 10 ngày tăng 10cm) cho đến khi đủ độ sâu. Nước cấp vào ao được xử lý bằng hoá chất (nếu thấy cần thiết). Nếu có điều kiện cấy giống một số loài tảo (Chlorella sp, Nanochloropsis và một số loài khuê tảo có lợi khác...) để gây màu nước ban đầu cho ao nuôi. Thả tôm giống sau 5-7 ngày, nếu quá 10 ngày phải tháo cạn làm lại từ đầu.
d. Chọn tôm giống và thời gian thả thích hợp
- Tiêu chuẩn chọn tôm giống: Chọn tôm giống cùng lứa tuổi, có kích cỡ đồng đều nhau. Không nên chọn tôm giống sinh ra từ nhiều mẹ khác nhau, kích cỡ lệch nhau và tôm được lọc qua lưới để đồng cỡ (như thế tôm sẽ bị xây sát bầm dập). Có tối thiểu là 4 gai truỳ, cặp râu đầu tiên phải đóng mở được thành hình chữ V, đốt bụng dài thịt đầy vỏ. Khi bơi đuôi xoè ra, râu và chân không có chất bẩn bám. Tôm có màu xám tro hoặc màu trắng trong (không trắng đục). Thức ăn trong ruột làm thành một đường màu nâu dọc theo lưng tôm.
- Tôm hoạt động mạnh: Khi tắt sục khí bể ương tôm tốt sẽ búng mạnh lên mặt nước. Múc tôm vào chậu, lấy tay khuấy nước quay chậm, tôm giống khoẻ sẽ bơi ngược dòng nước và nhanh chóng bám vào đáy chậu, khi nước ngưng quay tôm sẽ bơi men theo thành chậu. Những con tụ ở giữa chậu là tôm yếu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0031.doc