Xây dựng chương trình quản lý cửa hàng bán sách

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự bùng nổ và pháp triển mạnh mẽ của lĩnh vực Công nghệ thông tin đặc biệt với sự ra đời của Internet, nó đang dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống con người.Công nghệ thông tin đang được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực quản lý sản suất,quản lý kinh doanh,dịch vụ,quản lý xã hội cũng như tất cả các lĩnh vực khác và quản lý bán hàng là một trong những lĩnh vực đó,thực tế đã cho thấy hiệu quả của tin học khi áp dụng vào công tác quản lý,n

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 14620 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chương trình quản lý cửa hàng bán sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đã làm giảm bớt công tác bàn giấy đồng thời góp phần đáng kể trong việc thống kê tránh những sai sót trong kinh doanh.Có thể nói tin học đã trở thành một công cụ hữu hiệu đem lại hiệu quả trong công tác quản lý và kinh doanh. Đối với công việc Quản lý một cửa hàng bán sách là tương đối phức tạp bao gồm nhiều công việc khác nhau với những nghiệp vụ khác nhau, điều đó là cho công việc quản lý trở lên khó khăn hơn, cần nhiều nhân lực và thời gian để giải quyết công việc và không tránh khởi những sai sót nhầm lẫn. Do đó cần có một phương án tốt hơn,tối ưu hơn để đem lại hiệu quả trong công việc quản lý một cửa hàng bán sách. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng nhưng hầu hết đều rất chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu cụ thể của công việc quản lý và kinh doanh của một cửa hàng do đó yêu cầu đặt ra là cần một phần mềm được thiết kế dựa trên thực tế nghiệp vụ của cửa hàng để có khả năng đáp ứng và hỗ trợ tốt cho công việc quản lý và kinh doanh của cửa hàng, tránh nhầm lẫn sai sót và giảm chi phí quản lý, đồng thời hỗ trợ truy cập tìm kiếm lấy thông tin nhanh chóng chính xác, đưa ra các báo cáo cần thiết cho nhà quản lý lập kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.Chương trình được thiết kế với giao diện thân thiện dễ sử dụng cho người dùng nhằm phục vụ những người quản lý và nhân viên.Từ những nhận định trên là lý do em chọn chọn đề tài “Xây dựng chương trình Quản lý cửa hàng bán sách”. Bố cục đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình, Hệ quản trị CSDL. Chương 2: Khảo sát thực tế và phân tích yêu cầu hệ thống. Chương 3: Thiết kế cơ sở dữ liệu và hệ thống. Chương 4: Xây dựng giao diện tương tác và giới thiệu hệ thống. Kết luận và tài liệu tham khảo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ths. Phạm Xuân Tích đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian là đồ án tốt nghiệp này.Em cũng xin chân thành cảm ơn Bộ môn Công nghệ phần mềm Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học giao thông vận tải đã tạo điều kiệu và giúp đỡ hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình, Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu SQL Với sự phát triển ngày càng nhiều của các ngôn ngữ lập trình của nhiều hãng Công nghệ thông tin khác nhau như Microsoft, IBM, Java…Đã và đang chiếm lĩnh trên thị trường cho phép giải quyết mọi công việc một cách nhanh chóng và tiện lợi.Công nghệ .NET của Microsoft Visual Studio.NET 2003 đưa ra là một trong những công nghệ đột phá nhất và ngày nay việc ứng dụng nó đã trở lên rộng rãi. Trong chương này em sẽ trình bày các kiến trúc tổng quan công cụ phân tích thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng bằng phương pháp UML và một số công nghệ .Net của Microsoft để xây dựng ứng dụng này. 1.1 Giới thiệu về .NET. Nói đến công nghệ .NET của Microsoft là nói tới công nghệ mới được Microsoft nghiên cứu, đúc kết và tổng hợp qua nhiều các công nghệ của Microsoft trước đó như Microsoft Visual Basic, Visual C++…Ngày nay thì công nghệ này đã trở thành công nghệ hàng đầu, được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống. .NET là công nghệ mới được đưa ra bởi Microsoft bao gồm ba thành phần chính đó là .NET Enterprise Servers, .NET Framework, .NET Building Block Servers. Trong đó .NET Framework là thành phần quan trọng nhất của công nghệ này, .NET Framework là một tập hợp những giao diện lập trình nó cung cấp cơ sở hạ tầng để xây dựng và chạy các ứng dụng trên Desktop hay các trang Web. Hình 1.1: Nền tảng .NET Kiến trúc của .NET Framework. .NET Framework bao gồm hai thành phần chính đó là: môi trường thời gian chạy gọi là Common Language Runtime (CLR) hoặc .NET Runtim, ngoài ra các cơ sở thư viện được gọi là Framewok Base Classes (FCL). Hình 1.2: Các thành phần của Microsoft .NET Framework Common Language Runtime: Tại trung tâm của .NET Framework là Common Language Runtime (CLR: Môi trường thời gian chạy) CLR có trách nhiệm cung cấp môi trường thực thi mà mã của nó được viết bằng ngôn ngữ .NET chạy bên dưới môi trường đó. Mã của các điều khiển trong CLR thường là mã được quản lý trước khi được thực thi bởi CLR, mã được phát triển trong các ngôn ngữ cần phải được biên dịch, quá trình biên dịch phải được thông qua hai bước đó là dịch từ mã nguồn Microsoft Intermediate Language (MS-IL) sau đó mới từ IL thành mã nền cụ thể bởi CLR. Lợi ích mà mã có quản lý đem lại là: Độc lập nền: Có nghĩa là các file chứa mã lệnh có thể chạy trên bất cứ nền nào, thời gian chạy trình biên dịch cuối sễ hoạt động và mã có thể chạy theo một nền cụ thể. Sự cải tiến trong thực thi: Thay vì phải dịch toàn bộ ứng dụng trong một lần, trình biên dịch Just-In-Time (JIT) sẽ biên dịch từng phần mã khi nó được gọi.Khi mã được dịch rồi thì mã kết quả sẽ được giữ lại cho đến khi thoát khỏi ứng dụng, chính vì thế nó không phải biên dịch lại trong lần chạy kế tiếp. Sự tương tác và hoạt động giữa các ngôn ngữ: Có thể biên dịch Intermediate Language (IL) từ một ngôn ngữ và mã này sau đó có thể tương tác, hoạt động với IL được biên dịch bởi một ngôn ngữ khác.như vậy là cả hai đều được biên dịch từ hai ngôn ngữ khác nhau đều có thể hoạt động tương tác với nhau. Microsoft Intermediate Language thường viết tắt là IL tương tự ý tưởng về các ngôn ngữ lập trình khác với cú pháp đơn giản hơn nhiều,thường sử dụng mã hơn là text, ví thế mà làm cho quá trình biên dịch sang mã máy nhanh hơn. Những đặc điểm chính của IL là: Hỗ trợ hướng đối tượng và sử dụng giao diện. Sự tách biệt giữa kiểu giá trị và kiểu tham chiếu. Định nghĩa kiểu dữ liệu. Sử dụng các thuộc tính Kiểm soát và quản lý lỗi. Thư viện .NET Framework. Trong .NET Framework còn có thư viện rất quan trọng nữa đs là Framework Base Classes (FCL). Thư viện cho phép xử lý công việc chạy các mã chương trình mà bạn viết, nhưng để viết mã bạn cần nền tảng kà các lớp cơ sở có sẵn để truy cập nguồn tài nguyên của hệ điều hành, server cở sở dữ liệu hoặc file server, FCL gồm một hệ thống phân cấp các không gian tên (Namespace) đó chính là các lớp, cấu trúc, giao diện, kiểu liên kết và nhiều các hàm chức năng khác cho phép bạn truy cập những nguồn tài nguyên này. Có thể nói .NET Framework của bộ Visual Studio .NET là một thành phần quan trọng cung cấp nhiều các ứng dụng và các dịch vụ như: Ứng dụng Console. Ứng dụng Giao diện (GUI) trên Window Forms. Ứng dụng ASP.NET. Dịch vụ XML Web. Dịch vụ Web Servers. Trong tất cả các ứng dụng và các dịch ở trên thì đồ án tốt nghiệp của em sử dụng Ứng dụng giao diện trên Window (Các Window Forms). 1.2. Ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual C# 2008. C# là một trong những ngôn ngữ lập trình đơn giản,dễ học, đặc biệt nó là một ngôn ngữ hướng đối tượng và có nền tảng từ hai ngôn ngữ là C và C++, C# là ngôn ngữ lập trình cực kỳ thân thiện với giao diện và các công cụ kéo thả rất đơn giản và nhanh chóng. Nó là sự kết tinh của hai ngôn ngữ lập trình đã ra đời và tồn tại từ trước đó, đó là Visual Basic và C++. Sự kết hợp của hai ngôn ngữ này để cho ra đời ngôn ngữ mới và hiện đại C# là một bước đột phá mới nữa của Microsoft. Phần quan trọng nhất của tất cả các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với lớp. Ngôn ngữ C# chứa các từ khoá cho việc khai báo những kiểu lớp đối tuợng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp, đồng thời cho phép thực thi đóng gói, kế thừa và đa hình, đó là ba thuộc tính cơ bản của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nào. Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp đều được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa lớp trong C# cực kỳ đơn giản ngoài ra nó còn được hỗ trợ bởi kiểu XML, cho phép chèn các trang XML để phát sinh tự động các document cho lớp. C# hỗ trợ giao diện. Giao diện của C# cực kỳ thân thiện với ngưòi dùng, nó đã thuyết phục từ nhũng chuyên gia khó tính nhất.Với tính năng mạnh mẽ đó mà ngôn ngữ C# được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực quản lý, Web… Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần (component-oriented) như các thuộc tính và các sự kiện. Lập trình hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một lớp, bao gồm những phương thức và thuộc tính của nó. Tóm lại ngôn ngữ C# là ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng khác biệt lớn nhất mang tính đột phá của Microsoft đó là gắn kết nó với ngôn ngữ Visual Basic cùng với những đặc tính mới để tạo tạo ra ngôn ngữ với giao diện tuyệt vời mà trước đó C,C++ không thể làm được. 1.3 Giới thiệu về Microsoft SQL Server 2000. SQL Server 2000 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa máy khách (Client computer) và máy chủ (Server computer). Một RDBMS bao gồm Databases, Database Engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Servcr 2000 được thiết kế tối ưu để có thể chạy tren môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp ăn ý với Server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server. SQL Server 2000 có 7 Editions. Enterprise: Chứa đầy đủ các đặc trưng của SQL Server và có thể chạy tốt trên hệ thống 32 CPUs và 64 GB RAM. Thêm vào vào đó còn có thêm các dịch vụ phục vụ tốt cho việc phân tích dữ liệu rất hiệu quả (Analysis Services). Standard: Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành nhỏ hơn nhiều so với Enterprise Edition, nhưng lại bị giới hạn bởi một số chức năng cao cấp khác.Edition này có thể chạy tốt trên hệ thống lên tới 4 CPU và 2 GB RAM. Personal: Được tối ưu hoá để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết các phiên bản Window kể cả Window 2000. Deleloper: Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhưng được chế tạo đặc biệt như giới hạn số lượng người kết nối vào SQL Server cùng một lúc. Đây là các Editon mà các bạn muốn học SQL Server cần có. Chúng ta sẽ dùng Editon này trong suốt khoá học. Edition này có thể cài đặt trên Window 2000 Professional hay Window NT. Desktop Engine (MSSDE): Đây chỉ là một Engine chạy trên Desktop và không có user interface. Thích hợp cho việc triển khai ứng dụng ở máy Client. Kích thước của Database khoảng 2 GB. Các thành phần quan trọng của SQL Server 2000. SQL Server 2000 được cấu tạo bởi nhiều thành phần như Ralational Database Engine, Analysis Service và English Query.Các thành phần này khi phối hợp với nhau tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh giúp cho việc lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng. Hình 1.3: Microsoft SQL Server Overview Relational Database Engine Relational Database Engine được coi là phần cốt lõi của Database, đây là một Engine chứa Data ở quy mô khác nhau dưới dạng Table và hỗ trợ tất cả các kết nối (Data Connection) thông dụng của Microsoft như Activẽ Data Objects (ADO), OLE DB, Open Database Connectivity (ODBC). Replication (Cơ chế tạo bản sao) Khi bạn đã có một Database dùng để chứa dữ liệu được các ứng dụng thường xuyên cập nhật. Nhiệm vụ cuae Replication là có thể tạo ra một Database giống hệt trên một Server khác nhau để chạy báo cáo (Report database).Cơ chế Replication sẽ đảm bảo cho dữ liệu ở hai Database được đồng bộ. Data Transformation Service (DTS: Dịch vụ chuyển dịch Data) DTS có chức năng rất quan trọng đó là khả năng di chuyển di dữ liệu giữa các Server khi Data được chứa trong nhiều nơi khác nhau cụ thể như Oracle, DB2, SQL Server. Analysis Service (Dịch cụ phân tích dữ liệu) Data sẽ chứa trong Database sẽ không có ý nghĩa gì nếu như chúng ta không thể lấy được các thông tin (Information) bổ ích từ đó. Vì vậy Microsoft cung cấp một công cụ cực kỳ hữu hiệu để truy xuất dữ liệu. SQL Server Tools Enterprise Manager: Đây là công cụ cho biết toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu một cách trực quan. Một công cụ hữu ích để tạo một Database một cách nhanh chóng. Query Analyzer: Công cụ này cho phép bạn quản lý cả một hệ thống Database mà không đến nhũng thứ khác. Đây là môi trường làm việc khá tốt vì ta có thể đánh bất cứ câu lệnh SQL Server và chạy ngay lập tức đặc biệt là có thể giúp công việc debug Stored Procedure một cách dễ dàng. SQL Profiler: Nó có khả năng chụp tất cả sự kiện hay hoạt động diễn ra trên một SQL Server và lưu lại dưới dạng Text file rất hữu hiệu trong việc kiểm soát hoạt động của SQL Server. Dịc vụ trình chủ Service Manager. Bao gồm hai trình duyệt chính để diều khiển hoạt động của SQL Server: SQL Server Service: Dịch vụ chính của SQL Server dùng để thực thi dữ liệu và lưu trữ dữ liệu. SQL Server Agent: Đảm nhận nhiệm vụ như là một lịch trình để thực thi nhiệm vụ như Backup dữ liệu, replication. Chương 2: Khảo sát thực tế và Phân tích yêu cầu hệ thống. 2.1 Khảo sát thực tế. 2.1.1. Tình hình thực tế của cửa hàng Thông qua quá trình tìm hiểu, khảo sát trực tiếp tại Nhà sách NXB_Giáo dục từ các khâu quản lý mua bán sách, thống kê, quản lý khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên..Em đã nhận thấy tình hình thực tế tại cửa hàng còn nhiều tồn đọng cần được giải quyết. Cửa hàng bán sách mà em đã khảo sát là một cửa hàng bán sách có qui mô tương đối lớn với nhiều loại sách khác nhau. Hàng ngày cửa hàng đón nhận nhiều khách hàng đến mua sách.Em đã nhận thấy sau mỗi lần giao dịch (mua bán sách) thì công tác quản lý, kinh doanh tốn rất nhiều thời gian, công sức, giấy tờ, sổ sách. Là một cửa hàng với nhiều loại sách khác nhau vì vậy việc quản lý nhân viên,khách hàng mua bán, thanh toán không tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Mọi quá trình mua bán sách, nhập sách từ nhà cung cấp đều bằng giấy viết tay và lưu trữ bằng giấy mất nhiều thời gian và công sức rất rễ xảy ra nhầm lẫn, mất mát. Công việc quản lý nhân viên từ lý lịch, công việc, đặc biệt là mối quan hệ với nhà cung cấp, với khách hàng đều chỉ mang cái nhìn tổng quát về công việc kinh doanh của cửa hàng. Người quản lý cửa hàng rất khó khăn trong việc nắm bắt các thông tin về nhà cung cấp, khách hàng, số lượng sách đã bán được, số lượng sách còn tồn trong kho, loại sách nào bán chạy để có thể đưa ra biện pháp kinh doanh kịp thời. Mỗi khi muốn thống kê, báo cáo về hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình các nhân viên lại phải tìm tòi, lùng sục từng hoá đơn, sổ sách mất nhiều thời gian,vì vậy các nhà quản lý khó nắm bắt được hoạt động kinh doanh thường xuyên của cửa hàng mình dẫn đến sự chậm chễ trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đó, yêu cầu đặt ra đối với Hệ thống quản lý cửa hàng bán sách là giải quyết và khắc phục những khó khăn trong nghiệp vụ với mục đích tiết kiệm được nhân lực, thời gian, tài chính cho cửa hàng để cho cửa hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 2.1.2 Quy trình nghiệp vụ. Cửa hàng bán sách em khảo sát là một cửa hàng tương đối lớn với nhiều thể loại sách khác nhau, quá trình hoạt động của cửa hàng luôn phải tuân theo một nghiệp vụ rõ ràng.Việc quản lý cũng vậy, cụ thể như khi cửa hàng có nhu cầu nhập sách về nhân viên sẽ báo cho người quản lý cửa hàng người quản lý sẽ xem xét xem cần nhập những loại sách gì, tìm hiểu và lên hệ với nhà cung cấp, nếu là nhà cung cấp mới thì phải gọi điện trao đổi về khả năng cung ứng, tìm hiểu kỹ rồi mới tiến hành đặt hàng. Khi nhà cung cấp đưa hàng tới thì nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra xem có đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng như nhà quản lý đã yêu cầu không. Nếu đảm bảo yêu cầu thì nhập sách vào kho, khi sách được nhập vào kho thì phải cộng thêm số lượng sách vào kho đó, sau đó là viết hoá đơn nhập, rồi gửi khách hàng một bản, gửi nhà quản lý một bản, nhà quản lý sẽ ký rồi thanh toán với nhà cung cấp. Công việc còn lại của nhân viên là thống kê sách trong kho và các loại sách sau mỗi lần nhập để báo cho người quản lý. Khi có khách hàng đến mua sách sẽ có nhân viên chuyên tiếp đón khách hàng, khách hàng vào mua sách sẽ được những nhân viên tiếp thị về các loại sách mà khách hàng cần mua như số lượng sách được khuyến mại, giảm giá. Khi khách hàng đồng ý mua sách thì nhân viên sẽ xem sách đó có còn trong kho sách không, nếu không còn thì tiếp thị cho khách hàng các loại sách tương tự hoặc hẹn khách hàng vào thời gian gần nhất đến nhận sách, nếu còn hàng thì nhân viên sẽ lập hoá đơn bán,và lưu hoá đơn bán đó, khách hàng nhận hoá đơn bán đến thanh toán với người quản lý, khách hàng sẽ nhận được phiếu thanh toán, nếu khách hàng mua nhiều sách với số lượng lớn có nhu cầu vận chuyển thì sẽ có nhân viên vận chuyển cho khách hàng. 2.1.3 Yêu cầu khách hàng: 2.1.3.1 Đối với Người quản lý. Phần mềm phải hỗ trợ chính xác quá trình mua bán sách, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho nhân viên. Người quản lý là người có quyền đăng nhập vào hệ thống. Hỗ trợ đắc lực cho người quản lý giúp người quản lý nhận định một cách tổng thể nhất về tình hình hoạt động, kinh doanh của cửa hàng mình. Phần mềm phải mang lại nhiều lợi ích thực tế như giảm được thời gian, công sức, tài chính giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của cửa hàng đạt hiệu quả. Phần mềm hỗ trợ cho công việc tìm kiếm một cách nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả. Phần mềm phải được phân quyền rõ ràng cho từng nhân viên, những nhân viên nào thì có quyền đăng nhập vào hệ thống đảm bảo tính nghiệp vụ đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Giao diện chương trình thân thiện, dễ sử dụng với người dùng. 2.1.3.2 Đối với Nhân viên Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm các thông tin liên quan đến sách như số lượng, đơn giá, khuyến mại giảm giá để nhân viên kịp thời có thông tin tiếp thị cho khách hàng. Phần mềm còn hỗ trợ nhân viên tìm kiếm các loại sách, tên sách một cách nhanh chóng, thống kê số lượng sách còn tồn trong kho. Phần mềm còn giúp nhân viên tìm kiếm thông tin khách hàng, nhà cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác. Hỗ trợ đắc lực cho nhân viên trong công việc nhập số liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Đảm bảo công việc lưu trữ chuẩn xác, tìm kiếm các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp nhanh chóng, chính xác. Trợ giúp nhân viên trong việc thống kê doanh thu từng ngày của cửa hàng. 2.2 Phân tích yêu cầu hệ thống. 2.2.1 Mô hình nghiệp vụ. 2.2.1.1. Biểu đồ ngữ cảnh. Hình 2.1 Biểu đồ ngữ cảnh 2.2.1.2. Biểu đồ phân rã chức năng lần 1. Các chức năng chi tiết Nhóm lần 1 Nhóm lần 2 1. 1. Kiểm tra sách nhập từ NCC Nhập sách Nhà cung cấp Hệ thống quản lý cửa hàng bán sách 2. 2.Nhập sách 3. 3.Ghi HĐ nhập, trả tiền 4. 4.Vào sổ nhập, bán 5. 5.Bán sách 6. 6.Ghi HĐ bán 7. 7.Vào sổ nhập, bán 8. 8.Giao hàng 9.Vào sổ bán hàng 2.2.1.3. Biểu đồ phân rã chức năng lần 2. Các chức năng chi tiết Nhóm lần 1 Nhóm lần 2 10. Bán sách B Bán sách Khách hàng Báo cáo H Hệ thống quản lý c cửa hàng bán sách 11. Viết HĐ bán, thu tiền 12. Ghi vào sổ bán hàng 13. Kiểm tra sách vừa mua 14. Đối chiếu sổ bán hàng với HĐ bán 15. Viết phiếu thanh toán 16. Thu tiền 17. Lập báo cáo 2.2.1.4. Biểu đồ phân rã chức năng tổng quan. Hình 2.2: Biêủ đồ phân rã chức năng tổng quát. 2.2.2 Mô hình quan hệ thực thể. 2.2.2.1 Mô hình quan hệ thực thể (E-R) 2.2.2.2 Mô hình quan hệ thực thể bước 1. Liệt kê, chính xác hoá, chọn lọc thông tin: A: Bảng giá mua, bán B: Hoá đơn nhập, bán C: Sổ nhập, xuất sách Ngày bán Bán sách Đơn giá Số HĐ nhập Số HĐ bán Ngày nhập Ngày bán Tên khách hàng Địa chỉ Điện thoại Tên nhà cung cấp Địa chỉ Điện thoại Tên nhân viên Ngày sinh Giới tính Địa chỉ Điện thoại Mã sách Tên sách Số lượng Đơn giá Tổng tiền Mô tả sách Số HĐ nhập Số HĐ bán Ngày Tên khách hàng Địa chỉ Điện thoại Tên nhà cung cấp Địa chỉ Điện thoại Tên nhân viên Ngày sinh Giới tính Địa chỉ Điện thoại Mã sách Tên sách Số lượng Đơn giá Tổng tiền Mô tả sách 2.2.2.3 Mô hình quan hệ thực thể bước 2. Xác định các thực thể và thuộc tính: Tên sách Kho sách ( Mã sách, Tên sách, Số lượng, Đơn giá, Mô tả sách ). Tên khách hàng Khách hàng ( Mã KH, Họ tên KH, Địa chỉ, Điện thoại ). Tên nhà cung cấp Nhà cung cấp ( Mã NCC, Tên NCC, Địa chỉ, Điện thoại ). Họ tên NV Nhân viên ( Mã NV, Họ tên NV, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Điện thoại ). Số HĐN Hoá đơn nhập ( Số HĐN, Ngày, Mã NCC, Tên NCC, Địa chỉ, Điện thoại, Mã sách, Tên sách, Số lượng, Đơn giá, Mô tả sách, Mã NV, Họ tên NV, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Đthoại) Số HĐB Hoá đơn bán ( Số HĐB, Ngày, Mã KH, Họ tên KH, Địa chỉ, Điện thoại, Mã sách, Tên sách, Số lượng, Đơn giá, Mô tả sách, Mã NV, Họ tên NV, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Điện thoại) Phiếu thanh toán Phiếu thu TT ( Mã phiếu TT, Mã KH, Mã NCC, Lý do). Sau đây là Biểu đồ dữ liệu của mô hình quan hệ thực thể bước 2. Hình 2.3: Biểu đồ dữ liệu quan hệ 2.2.2.4 Mô hình quan hệ thực thể bước 3. Xác định mối quan hệ và thuộc tính: Nhập sách Bán sách Ai nhập? Nhân viên Nhâp cái gì? Nhập sách Bằng cách nào? Hóa đơn nhập Khi nào? Ngày nhập Bao nhiêu? Số lượng nhập Ai bán? Nhân viên Bán cái gì? Bán sách Bằng cách nào? Hoá đơn bán Khi nào? Ngày bán Bao nhiêu? Số lượng bán 2.2.2.5 Mô hình quan hệ thực thể bước 4. Mô hình quan hệ thực thể của hệ thống. Hình 2.4: Mô hình quan hệ thực thể. 2.2.3 Phân tích Use Case 2.2.3.1 Các tác nhân. Người quản lý: Là người sử dụng hệ thống ở mức cao nhất, có thể phân quyền cho các user khác, sử dụng hệ thống với mục đích chính là quản lý, nắm bắt toàn bộ quá trình kinh doanh của cửa hàng. Nhân viên: Sử dụng hệ thống để nhập,xuất số liệu về sách, thống kê số lượng sách bán được, sách nào bán chạy, doanh thu, số lượng còn tồn kho để báo cáo cho người quản lý. 2.2.3.2 Sơ đồ các Use Case tổng quan. Hình 2.5: Sơ đồ Use Case tổng quan 2.2.3.3 Mô tả các Use Case. 1. Use Case Quản lý nhân viên: Quản lý nhân viên của cửa hàng là quản lý các thông tin về các nhân viên như: Họ tên NV, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Điện thoại, Công việc, Email, Ghi chú. Hình 2.6 Biểu đồ trình tự Use Case Quản lý nhân viên 2. Use Case Quản lý kho sách: Quản lý kho sách là quản lý các thông tin về: Tên sách, Số lượng, Đơn giá, Nhà XB, Tác giả, Loại sách, Lĩnh vực, Ngôn ngữ, Số trang, Mô tả sách, Ghi chú. Hình 2.7 Biểu đồ trình tự Use Case Quản lý kho sách 3. Use Case Quản lý khách hàng: Quản lý khách hàng là quản lý các thông tin về: Họ tên KH, Địa chỉ, Điện thoại, Email, Fax, Ghi chú Hình 2.8 Biểu đồ tuần tự Use case Quản lý khách hàng 4. Use Case Quản lý nhập sách: Quản lý nhập sách là quản lý việc nhập liệu, lưu trữ các loại sách sau mỗi lần nhập như: Số hoá đơn nhập, Tên nhân viên nhập, Tên nhà cung cấp, Ngày nhập, Chi tiết sách nhập,Tổng tiền nhập,Ghi chú Hình 2.9: Biểu đồ trình tự Use Case Quản lý nhập sách. 5. Use Case Quản lý bán sách: Quản lý bán sách là quản lý các thông tin về: Số hoá đơn bán, Tên nhân viên bán, Tên khách hàng, Ngày bán, Chi tiết về sách bán, Tổng tiền, Ghi chú. Hình 2.10: Biểu đồ trình tự Use Case Quản lý bán sách 6. Use Case Quản lý nhà cung cấp: Quản lý nhà cung cấp là quản lý các thông tin về: Tên nhà cung cấp, Địa chỉ, Điện thoại, Email, Fax, Ghi chú. Hình 2.11: Biểu đồ trình tự Use Case Quản lý nhà cung cấp. 7. Use Case Thống kê, báo cáo: Quản lý Thống kê, báo cáo là công việc thu thập các dữ liệu đầu vào cho ra dữ liệu đầu ra để có các thông tin liên tục báo cáo cho người quản lý. Hình 2.12: Biểu đồ trình tự Use Case Thống kê, Báo cáo. Từ biểu đồ phân rã chức năng tổng quan và biểu đồ Use Case ta có các chức năng cơ sở như sau: 2.2.4 Đặc tả các chức năng cơ sở.. 1. Chức năng quản lý nhập sách. Trong biểu đồ phân rã chức năng tổng quan và biểu đồ Use Case thì nghiệp vụ quản lý nhập sách được miêu tả bởi các hoạt động sau: Nhân viên kiểm tra sách được nhập từ nhà cung cấp. Quản lý công việc nhập sách vào kho sách. Quản lý công việc lập hoá hoá đơn nhập, phiếu chi để thanh toán với nhà cung cấp. Sau khi nhập xong nhân viên vào sổ nhập, xuất và lưu các thông tin đó vào hệ thống. Kết thúc một phiên nhập sách từ nhà cung cấp bằng cách nhân viên cập nhật lại hệ thống. Trong các chức trên cần mở rộng thêm các chức năng quản lý Chi tiết hoá đơn nhập với các chức năng Thêm mới thông tin cho Chi tiết HĐN. Sửa các thông tin về Chi tiết HĐN. Xoá các thông tin về Chi tiết HĐN. Lưu trữ các thông tin cho Chi tiết HĐN. Trong các chức năng trên cần phải mở rộng thêm chức năng Quản lý thông tin về nhà cung cấp với chức năng như: Thêm mới thông tin nhà cung cấp. Sửa thông tin nhà cung cấp. Xoá thông tin về nhà cung cấp. Lưu trữ các thông tin về nhà cung cấp Tìm kiếm thông tin nhà cung cấp. Quản lý các thông tin về nhân viên với các chức năng như: Thêm mới thông tin nhân viên. Sửa thông tin về nhân viên. Xoá thông tin về nhân viên. Lưu trữ nhân viên. Từ chức năng quản lý nhân viên ở trên cần được mở rộng thêm chức năng quản lý các thông tin về công việc. 2. Chức năng quản lý kho sách. Trong biểu đồ phân rã chức năng tổng quan và biểu đồ Use Case thì nghiệp vụ quản lý kho sách được miêu tả bởi các hoạt động sau: Quản lý công việc Cập nhật kho sách của cửa hàng sau mỗi lần nhập sách và bán sách. Quản lý công việc Cập nhật giá bán của mỗi loại sách, tên sách.. Quản lý các thông tin về Mất sách trong kho sách. Tìm kiếm sách trong kho sách. Trong các chức năng trên cần mở rộng thêm các chức năng sau: Quản lý Các thông tin về tác giả trong một tên sách bao gồm các chức năng chính như: Thêm mới các thông tin về tác giả cho mỗi tên sách tương ứng được nhập vào. Sửa các thông tin tác giả trong một tên sách. Xoá các thông tin tác giả trong một tên sách. Lưu trữ các thông tin về mỗi tác giả. Quản lý các thông tin về nhà xuất bản trong một tên sách bao gồm các chức năng như: Thêm mới thông tin về nhà xuất bản trong mỗi tên sách. Sửa thông tin về nhà xuất bản trong một tên sách. Xoá các thông tin về nhà xuất bản. Lưu trữ các thông tin về nhà xuất bản. Quản lý các thông tin về loại sách trong một tên sách bao gồm các chức năng: Thêm mới thông tin về một loại sách trong kho sách. Sửa các thông tin vè một loại sách. Xoá các thông tin về một loại sách. Lưu trữ các thông tin về một loại sách. Quản lý thông tin về lĩnh vực, ngôn ngữ của mỗi tên sách trong kho sách. Trong chức năng tìm kiếm sách trong kho sách có thể tìm kiếm theo các điều kiện sau: Tìm kiếm sách theo tác giả. Tim kiếm sách theo nhà xuất bản. Tìm kiếm sách theo loại sách. Tìm kiếm sách theo lĩnh vực. Tìm kiếm sách theo ngôn ngữ. 3. Chức năng quản lý bán sách. Trong biểu đồ phân rã chức năng tổng quan và biểu đồ Use Case thì nghiệp vụ quản lý bán sách được miêu tả bởi các hoạt động sau: Quản lý công việc lấy thông tin về sách trong kho theo yêu cầu của khách hàng. Bán sách cho khách hàng theo đúng yêu cầu. Quản lý công việc lập hoá đơn bán, phiếu thu để thanh toán với khách hàng. Kết thúc một phiên bán sách cho khách hàng nhân viên cập nhật lại hệ thống. Trong chức năng quản lý bán sách cần mở rộng thêm chức năng quản lý Chi tiết HĐB với chức năng Thêm mới thông tin cho Chi tiết HĐB. Sửa các thông tin về Chi tiết HĐB. Xoá các thông tin về Chi tiết HĐB. Lưu trữ các thông tin cho Chi tiết HĐB. Trong chức năng quản lý bán sách cần mở rộng thêm chức năng quản lý Khách hàng với các chức năng chính như: Thêm mới thông tin về khách hàng Sửa các thông tin về khách hàng Xoá thông tin về khách hàng Lưu trữ các thông tin về khách hàng. Tìm kiếm thông tin về khách hàng. 4 Chức năng lập Báo cáo, Thống kê. Từ biểu đồ phân rã chức năng tổng quan và biểu đồ Use Case chức năng báo cáo, thống kê được miêu tả bởi các hoạt động sau: Thống kê sách có trong kho.(Cập nhật kho sách). Lập báo cáo số lượng sách còn tồn trong kho. Thống kê tiêu thụ. Lập báo cáo doanh thu bán hàng. 2.2.5 Biểu đồ Use Case chi tiết Mô tả các Use Case. Hình 2.13: Biểu đồ Use Case chi tiết. 1. Use Case Thêm mới nhân viên. Mô tả: Mô tả công việc thêm các thông tin mới về nhân viên vào trong hệ thống. Tác nhân: Người quản lý. Điều kiện ban đầu: Người quản lý đăng nhập hệ thống thành công. Điều kiện sau: Toàn bộ các thông tin về nhân viên mới được lưu vào trong hệ thống. Mô tả các tiến trình chính xảy ra: Hệ thống hiển thị giao diện thêm mới các thông tin cho nhân viên. Người quản lý nhấn nút Thêm để thêm mới các thông tin cho một nhân viên Người quản lý nhập các thông tin mới về nhân viên Người quản lý nhấn nút Lưu để lưu các thông về nhân viên vừa nhập vào. Hệ thống kiểm tra thông tin về nhân viên mới vừa nhập vào. Hệ thống hiển thị đầy đủ các thông tin về nhân viên mới và lưu vào trong hệ thống. Mô tả các tiến trình phụ xảy ra: Nếu người quản lý nhập các thông tin về nhân viên không đúng với yêu cầu hệ thống, hệ thống sẽ báo lỗi và phải quay trở lại hệ thống trườc khi thêm mới Người quản lý nhập lại thông tin mới về nhân viên. Use Case Sửa nhân viên. Mô tả: Mô tả công việc chỉnh sửa thông tin về nhân viên được chọn trong hệ thống. Tác nhân: Người quản lý. Điều kiện ban đầu: Người quản lý đăng nhập hệ thống thành công. Điều kiện sau: Các thông tin về nhân viên được chọn sau khi chỉnh sửa được lưu vào trong hệ thống Mô tả các tiến trình xảy ra: Hệ thống hiển thị giao diện sửa các thông tin về nhân viên. Người quản lý chọn các thông tin về một nhân viên muốn chỉnh sửa Người quản lý nhấn nút Sửa để sửa các thông tin mới cho nhân viên vừa chọn. Người quản lý nhấn nút Lưu để lưu thông tin vừa chỉnh sửa Hệ thống kiểm tra các thông tin sau khi chỉnh sửa. Hệ thống hiển thị các thông tin về nhân viên sau khi chỉnh sửa đã được lưu vào hệ thống. Mô tả các tiến trình phụ xảy ra: Nếu người quản lý sửa các thông tin không đúng với yêu cầu hệ thống, hệ thống sẽ báo lỗi và phải quay trở lại hệ thống trước khi chỉnh sửa lại. Người quản lý sửa lại thông tin về nhân viên đó. Use Case Xoá nhân viên. Mô tả: Mô tả công việc Xoá một nhân viên được chọn ra khỏi hệ thống. Tác nhân: Người quản lý. Điều kiện ban đầu: Người quản lý đăng nhập hệ thống thành công. Điều kiện sau: Các thông tin về nhân viên được chọn bị xoá khỏi hệ thống. Mô tả các tiến trình chính xảy ra: Hệ thống hiển thị giao diện Xoá nhân viên khỏi hệ thống. Người quản lý chọn nhân viên cần xoá. Người quản lý nhấn nút Xoá. Hệ thống hiển thị giao diện có thực sự muốn xoá không._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0620.DOC