Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 35
III.1 Giới thiệu về ngành Thép
III.1.1 Tầm quan trọng của sản phẩm Thép
Ngày nay, Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công – nông – ngư
nghiệp – xây dựng - quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
Nông nghiệp: nếu cơ khí hoá hoàn toàn nông nghiệp, sản lượng nông phẩm sẽ tăng
gấp 10 lần, hầu hết các thiết bị cơ khí
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên nganøh thép Việt Nam phục vụ công tác áp dụng ISO 14001 : 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá chủ yếu là từ Thép làm nên, hầu như các
nước phát triển đều cơ khí hoá 100% công suất động lực trên 1 lao động tăng gấp 25
lần, tỉ lệ trong nông nghiệp tăng nhanh kéo theo nền kinh tế ngày càng phát triển
hơn.
Cơ khí chế tạo: tiêu thụ nhiều Thép, để chế tạo 1 tấn máy công cụ cần từ 1,3 đến 1,5
tấn Thép. Ngành này phát triển sẽ kéo theo tất cả các ngành công nghiệp có liên quan
phát triển.
Giao thông vận tải: cũng tiêu thụ một lượng Thép đáng kể, sản xuất ô tô các loại, xây
dựng hệ thống đường sắt, hệ thống nhà ga, chế tạo đầu máy…vận tải đường thủy
cũng tiêu thụ một lượng lớn Thép tấm và Thép ống để chế tạo các hạm đội tàu.
Các ngành công nghiệp khác: khai khoáng, công nghiệp thăm dò, công nghiệp nhẹ
cũng tiêu thụ một lượng Thép đáng kể. Bản thân ngành luyện kim cũng tiêu thụ một
lượng Thép lớn. Ví dụ: chỉ xây dựng một lò cao cỡ lớn 5.000 cm3 cần 35.000 ngàn
tấn Thép, đó là chưa kể hàng trăm ngàn tấn Thép cho các thiết bị khác như: máy cán
tôn, máy đúc tôn, máy dập…
III.1.2 Quá trình xây dựng và phát triển ngành Thép
Ngành Thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên hợp
gang Thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên
vào năm 1963. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang Thép là 100 ngàn tấn/ năm.
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành Thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước
lâm vào khủng hoảng, ngành Thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản
lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn Thép/ năm.
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và
Nhà nước, ngành Thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng Thép trong nước đã vượt
mức trên 100 ngàn tấn/ năm.
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 36
Thời kỳ 1996 - 2000: ngành Thép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục
được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu. Đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong
đó có 12 liên doanh cán Thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng Thép cán của
cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm
1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến Thép ở trong nước rất
đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép
Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên
doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân.
Tính đến năm 2005, Việt Nam có khoảng 60 Doanh nghiệp sản xuất Thép xây dựng
(chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/ năm)
Sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành Thép Việt Nam đã đạt một số chỉ tiêu như
sau:
- Luyện Thép lò điện đạt 500 ngàn tấn/ năm
- Công suất cán Thép đạt 2,6 triệu tấn/ năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty
Thép Việt Nam)
Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam đã đạt công suất cao và giữ vai trò quan trọng
trong ngành Thép Việt Nam, có công suất:
- Luyện cán Thép đạt 470 ngàn tấn/ năm
- Cán Thép đạt 760 ngàn tấn/ năm
- Sản phẩm Thép thô (phôi và thỏi) huy động được 78% công suất thiết kế
- Thép cán dài (Thép tròn, Thép thanh, Thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động
50% công suất.
- Sản phẩm gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất.
Tuy nhiên, ngành Thép Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng kém phát triển so với một
số nước trong khu vực và trình độ chung của thế giới. Sự yếu kém này thể hiện qua
các mặt sau:
Năng lực sản xuất phôi Thép (Thép thô) quá nhỏ bé, chưa sử dụng có hiệu quả các
nguồn quặng sắt sẵn có trong nước để sản xuất phôi. Do đó, các nhà máy cán Thép
và các cơ sở gia công sau cán còn phụ thuộc chủ yếu vào phôi Thép nhập khẩu và
bán thành phẩm gia công khác, nên sản xuất thiếu ổn định. Chi phí sản xuất lớn,
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 37
năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản
phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu
hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, còn dựa vào sự bảo hộ của nhà
nước.
Trang thiết bị của Tổng công ty Thép Việt Nam phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ
công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng bộ, hiện đại mức độ tự động
hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ. Chỉ có một số ít cơ sở mới xây dựng (chủ yếu các cơ
sở liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) đạt trình độ trang bị và công nghệ tương
đối hiện đại.
Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài (thanh và
dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thường, chưa sản xuất được các sản phẩm
dẹt (tấm, lá) cán nóng, cán nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới có ống hàn đen,
mạ kẽm, tôn mạ kẽm, mạ mầu. Hiện tại, ngành Thép chưa sản xuất được Thép hợp
kim, Thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng.
Nguồn nhân lực của ngành Thép hiện chỉ chiếm 2,8% tổng lực lượng lao động của
ngành công nghiệp. Nói cách khác mới thu hút được 0,8% lao động của cả nước.
Như vậy, nhìn chung ngành Thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán,
thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi Thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Chưa
có các nhà máy hiện đại như khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản xuất
phôi nên ngành Thép Việt Nam chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong
nước khi có biến động lớn về giá phôi Thép hoặc sản phẩm Thép cán trên thị trường
khu vực và thế giới.
III.2 Tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ Thép trên thế giới và Việt
Nam
III.2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ Thép trên thế giới
Giá Thép thế giới trong nửa đầu năm 2006 tăng khá mạnh trong bối cảnh nhu cầu
tăng trong lúc nguồn cung khan và giá nguyên liệu thô (như quặng sắt và dầu mỏ...)
tăng mạnh. Ba tập đoàn quặng lớn nhất thế giới (chiếm 71% lượng quặng toàn thế
giới) gồm CVRD (Brasil) và Rio Tento, BHP Bilinton (Australia) đã liên kết lại buộc
các nhà máy Thép toàn cầu thống nhất mức tăng giá mua phôi Thép năm nay là 19%.
Giá Thép xây dựng thế giới đã tăng hơn 13% do nguồn cung Thép khan và nhu cầu
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 38
tăng mạnh trong ngành xây dựng và hoạt động mua tích trữ tại nhiều nước. Đa số các
chuyên gia kinh tế thế giới sau khi theo dõi sát mọi biến động liên quan đến quặng
sắt, phôi Thép, than cốc... (đầu vào của ngành sản xuất Thép) trong thời gian gần đây
đều có chung dự báo giá Thép trên thị trường thế giới còn tăng, trong bối cảnh nhiều
vụ sáp nhập giữa các tập đoàn sản xuất Thép hàng đầu thế giới là Mittal và Arcelor
với giá trị lớn sắp được thực hiện.
Trong tháng 7/2006, nhiều nhà máy Thép trên thế giới đã thông báo chuẩn bị tăng
giá các sản phẩm Thép. Trong đó, Nhà máy ThyssenKrupp, Arcelor, Corus và
Salzgiter đã khẳng định tăng giá thêm 50 Euro/tấn. Các nhà máy Thép Nhật Bản dự
báo tăng giá Thép tấm thêm 5-10% trong các hợp đồng quý III năm nay. Tại Trung
Quốc, thị trường tiêu thụ và sản xuất Thép lớn nhất thế giới, giá Thép cũng tăng
mạnh trong nửa đầu năm nay. Giá thép dây thường phi 6 hiện nay là 3.600 NDT/ tấn,
tăng 700 NDT/ tấn so với đầu năm.
Riêng ngành Thép Đông Nam Á hiện phải chấp nhận thách thức lớn vì Hiệp định
khung hợp tác toàn diện ASEAN _ Trung Quốc đã có hiệu lực từ 1/7/2006. Ngành
Thép 6 nước thành viên của Hiệp hội Thép Đông Nam Á tuy có tăng trưởng nhưng
phần lớn phát triển không cân đối, sản phẩm phôi Thép không đủ cho các nhà máy
cán Thép, lượng phôi Thép và phế liệu nhập khẩu hàng năm lớn. Trong khi ngành
Thép Trung Quốc liên tục tăng trưởng trong 10 năm qua và là nước đứng đầu thế
giới về sản lượng Thép (chiếm 30% sản lượng thế giới). Theo dự báo, Trung Quốc sẽ
đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu sang các nước, trong đó có khối ASEAN.
III.2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ Thép tại Việt Nam
Trước năm 2000, ngành công nghiệp Thép Việt Nam chỉ bao gồm 2 công ty sản xuất
Thép chính của nhà nước là: Công ty Gang Thép Thái Nguyên và công ty Gang Thép
miền Nam. Ngoài ra còn có 5 công ty liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam
với các công ty nước ngoài là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Singapo và Đài Loan.
Từ sau năm 2000, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và chính sách đổi mới kinh tế
của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư trong nước, các thành phần
kinh tế đã tham gia đầu tư vào công nghiệp Thép. Cho tới nay, đã có trên 20 công ty
của 5 thành phần kinh tế tham gia sản xuất Thép với tổng công suất cán Thép đạt 6
triệu tấn/ năm, trong đó có 3 công ty nhà nước, 5 công ty liên doanh, 3 công ty 100%
vốn nước ngoài, còn lại là công ty tư nhân, công ty cổ phần. Việc tham gia của các
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 39
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào ngành Thép, không chỉ có tác dụng tăng
nguồn vốn đầu tư mà còn giúp cho việc phân bổ nguồn vốn đầu tư trong xã hội một
cách hiệu quả hơn. Doanh nghiệp tư nhân do vốn đầu tư còn hạn chế, nên chủ yếu
tập trung đầu tư các công trình quy mô vừa và nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Nguồn vốn nhà nước có điều kiện tập trung vào đầu tư mang tính chất chiến lược và
định hướng cho sự phát triển ngành. Chính vì vậy, ngành đã đáp ứng được nhu cầu
Thép cho nền kinh tế, liên tục tăng từ 30% năm 1991 lên gần 40% năm 1995 và đạt
53% vào năm 2005.
Năm 2005 nhu cầu Thép xây dựng cho thị trường trong nước khoảng từ 3,15 đến 3,3
triệu tấn, tăng 15% so với năm 2004. Điều này là thách thức rất lớn đối với ngành
Thép. Trong khi đó, theo dự báo, nhiều mặt hàng đầu vào như than, điện sẽ tăng và
giá phôi Thép trên thế giới sẽ còn tăng do nhu cầu tái thiết của các nước Nam Á sau
thảm họa động đất và sóng thần.
Năm 2005, với mức tăng trưởng của nền kinh tế là 8,5% như kế hoạch đã đề ra, cùng
với nhiều công trình đang xây dựng, sẽ có một số công trình xây dựng trọng điểm
lớn được triển khai.
Để có thể bình ổn thị trường, trong năm 2005, ngành Thép đã đầu tư vào sản xuất
phôi từ Thép phế và quặng sắt, giảm đến mức tối đa ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài,
không phát triển các nhà máy cán Thép từ phôi nhập khẩu.
Có 5 dự án với tổng công suất 1,6 triệu tấn phôi/ năm đã hoàn thành vào cuối 2005 là
dự án Nhà máy Thép Phú Mỹ, dự án Nhà máy Thép Cửu Long, dự án Thép Nam
Lộc, dự án Thép Hưng Yên và dự án Thép Đình Vũ. Sau khi 5 dự án này đi vào hoạt
động sẽ nâng sản lượng phôi sản xuất trong nước lên 2,5 triệu tấn/ năm, đáp ứng
khoảng 60% nhu cầu phôi trong nước.
Năm 2005 là năm đầy sóng gió của ngành Thép. Vẫn là khó khăn không thể cưỡng
lại trước biến động của giá đầu vào trên thị trường thế giới, khi sự phụ thuộc vẫn quá
lớn. Khoảng 50% nguồn phôi cho sản xuất vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường
thế giới.
Cụ thể, đầu năm 2005, giá phôi chuyển biến mức tăng của năm 2004, vọt trên 410
USD/ tấn. Giá Thép thành phẩm cũng tăng cao, có thời điểm lên đến 8,5 triệu
đồng/tấn.
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 40
Nhưng, rủi ro xảy ra khi chỉ sau đó vài tháng giá phôi Thép thế giới đột ngột giảm
mạnh, xuống còn khoảng 350 USD/ tấn. Những Doanh nghiệp “lỡ” nhập phôi giá
cao trước đó đành chấp nhận lỗ nặng.
Đến thời điểm tháng 8/2005, ngành Thép đón nhận một sự kiện “ngoại nhập” khá
ngạc nhiên. Đó là thông tin về một dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử
vào ngành Thép với tổng trị giá 1,2 USD. Lập tức một “diễn đàn” được mở rộng trên
báo chí về dự án này, và sâu hơn là “cái nhìn” về khả năng đầu tư vào ngành Thép.
Đáng chú ý là một số dự án khác cũng có quy mô lớn lại ít được chú ý, dự án mỏ sắt
Thạch Khê vẫn đứng yên. Giữa tháng 11, thông qua Hiệp hội Thép, các Doanh
nghiệp cam kết nâng giá thêm 100.000 - 200.000 đồng/ tấn. Nhưng trên thực tế các
Doanh nghiệp phía Bắc không thực hiện cam kết này và bán ra với giá thấp hơn.
Doanh nghiệp Thép phía Nam phản ứng vì thiệt thòi do… thực hiện nghiêm túc cam
kết.
Trong năm 2006, ngành Thép sẽ sản xuất gần 2 triệu tấn (tăng 122% so với năm
2005), nhu cầu phôi ước cần 4 triệu tấn nhưng chỉ chủ động được khoảng 2 triệu tấn.
Như vậy sự phụ thuộc vào giá phôi thế giới vẫn tiếp tục thể hiện, theo đó là những
biến động khó tránh khỏi trên thị trường. Đó là chưa tính đến những biến động đầu
vào khác như giá than, điện, xăng dầu, cước vận tải…
6 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu khoảng 916.000 tấn phôi và 180.000 tấn
Thép phế. Từ tháng 3/2006, giá phôi Thép thế giới tăng khiến các Doanh nghiệp Việt
Nam phải mua với giá cao, song đến nay cũng chưa vượt qua mức 425 USD/ tấn. Giá
phôi Thép nhập khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2006 đạt 359,17 USD/ tấn thấp hơn
so với cùng kỳ năm 2005 (396,26 USD/ tấn). Sản lượng phôi Thép 6 tháng toàn
ngành đạt 415.000 tấn (trong đó của VSC khoảng 385.000 tấn), lượng phôi tồn kho
khoảng 350.000 tấn.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2006 giá Thép thành phẩm trong nước tăng và diễn
biến phức tạp do phụ thuộc nhiều vào tình trạng giá phôi nhập khẩu lên xuống thất
thường. Vấn đề này đang được khắc phục dần vì theo Hiệp hội Thép Việt Nam,
lượng phôi phụ thuộc nhập khẩu trước đây là 80% đã giảm xuống còn 70% và sẽ tiếp
tục giảm khi Nhà máy Thép Phú Mỹ đi vào hoạt động với công suất 500.000 tấn
phôi/ năm. Ngoài ra, Thép Thái Nguyên cũng sản xuất được 240.000 tấn phôi/ năm,
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 41
Thép Hoà Phát có công suất 200.000 tấn phôi/ năm. Cuối năm 2006, sẽ có thêm Nhà
máy Cửu Long (500.000 tấn/ năm), Nhà máy Vạn Lợi (200.000 tấn/ năm) đi vào hoạt
động.
Năm 2006, bên cạnh những cơ hội do khách quan đem lại như sau giai đoạn trì trệ rất
dài, sản xuất - tiêu dùng Thép trên thế giới đã chuyển sang chu kỳ tăng trưởng cao,
mặt bằng giá mới cho các sản phẩm Thép được xác lập, là cơ hội thuận lợi để nước ta
đẩy mạnh sản xuất Thép trong nước, thay thế nhập khẩu, nhu cầu về Thép của Việt
Nam tiếp tục tăng cao. Đây là cơ hội thuận lợi để chuẩn bị và triển khai các bước xây
dựng nhà máy liên hợp luyện kim khép kín với quy mô lớn, khả năng thu hút vốn
đầu tư vào ngành Thép có dấu hiệu khả quan khi đã có nhiều tập đoàn sản xuất Thép
lớn trên thế giới đến tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành Thép Việt
Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Việc Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ AFTA vào năm 2006 sẽ đưa thuế
suất đối với các sản phẩm Thép từ các nước ASEAN xuống chỉ còn 0-5%. Bên cạnh
đó là việc triển khai thực hiện các cam kết song phương và đa phương (Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ), các Hiệp định Thương mại giữa ASEAN và các nước, các tổ
chức kinh tế khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… và thách thức hơn cả
là việc Việt Nam gia nhập WTO. Tất cả những điều này sẽ tác động trực tiếp tới hoạt
động của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp Thép nói riêng, trong đó rõ
nhất là việc các rào cản nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước sẽ dần được dỡ
bỏ. Điều này sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với ngành công nghiệp Thép của
nước ta.
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 42
Bảng 3.1 : Danh mục các Dự án đầu tư giai đoạn 2001 – 2005
TT Tên Dự án và Công trình Hình thức đầu tư
Công suất
thiết kế
(1000
tấn/năm)
Sản phẩm Tiến độ và địa điểm Ghi chú
1.
Các Dự án đầu tư chiều sâu
Công ty Thép Miền Nam,
Công ty Thép Đà Nẵng và
cải tạo kỹ thuật Công ty
Gang Thép Thái Nguyên
Tự đầu tư Phôi 500 Cán 700 Sản phẩm dài
2000 - 2002 tại các
cơ sở hiện có của
Tổng công ty Thép
Việt Nam
Chuyển tiếp và khởi
công mới
2. Nhà máy Thép cán nguội Phú Mỹ Tự đầu tư 205
Băng cuộn,
cán nguội
2000 - 2004
Bà Rịa – Vũng Tàu
Đã hoàn thành báo cáo
NCTKT
3. Nhà máy Thép Phú Mỹ Tự đầu tư Phôi 500 Cán 300
Phôi Thép và
sản phẩm dài
2001 – 2005
Bà Rịa – Vũng Tàu
Đã hoàn thành báo cáo
NCTKT
4. Nhà máy Thép miền Bắc
Tự đầu tư
hoặc liên
doanh
1000 Phôi Thép và sản phẩm dài
2002 – 2005
Quảng Ninh
Đã lập báo cáo
NCTKT
5. Nhà máy cán tấm nóng
Tự đầu tư
hoặc liên
doanh
1000 Tấm và băng cuộn cán nóng 2003 – 2007
Gối đầu sang 5 năm
sau
6. Gang Thép Thái Nguyên Tự đầu tư 300 Sản phẩm dài Từ 2002 Thái Nguyên
Làm cán trước, nghiên
cứu kỹ khâu luyện
7.
Các mỏ nguyên liệu Quý
Xa, Thạch Khê và nhà máy
Thép liên hợp
Làm công
tác chuẩn
bị đầu
Quặng sắt cho
phát triển
thượng nguồn
2002 – 2005
Nghiên cứu và lập báo
cáo NCKT, có thể
khai thác Quý Xa
trước
8. Các Dự án cán Thép ngoài quốc doanh Tư nhân 1000 Sản phẩm dài Đã có đề án, xây dựng
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 43
Bảng 3.2 : Danh mục các Dự án đầu tư giai đoạn 2006 – 2010
TT Tên Dự án và Công trình Hình thức đầu tư
Công suất
thiết kế
(1000
tấn/năm)
Sản phẩm Tiến độ và địa điểm Ghi chú
1. Nhà máy Thép liên hợp 4,5
triệu tấn/ năm
1.1. Bước 1: Cán nóng và cán nguội
Tự đầu tư
hoặc liên
doanh
Cán nóng:
1500
Cán nguội:
500
Tấm băng cán
nóng và cán
nguội
2007 - 2010
Miền Trung
Đã lập báo cáo
NCTKT
1.2. Bước 2: Lò cao, lò Thép, đúc liên tục đầu tiên Tự đầu tư 2500 Phôi dẹt
2008 – 2012
Miền Trung Chuyển tiếp sau 2010
2. Mỏ Thạch Khê
Tự đầu tư
hoặc liên
doanh
10.000 Quặng sắt 2007 – 2011 Hà tĩnh Chuyển tiếp sau 2010
3. Nhà máy Thép đặc biệt Liên doanh 100 Thép đặc biệt cho cơ khí
2006 – 2008
Phía Bắc Đã lập báo cáo NCTK
4. Nhà máy phôi Thép Vinakyoei Liên doanh 500 Phôi Thép
2006 – 2008
Bà Rịa – vũng Tàu Đã lập báo cáo NCTK
5. Nhà máy sắt xốp dùng khí thiên nhiên
Tự đầu tư
hoặc liên
doanh
1400
Sắt xốp làm
nguyên liệu
cho luyện
Thép
Bà Rịa – vũng Tàu
Tiếp tục nghiên cứu
khả năng đầu tư khi có
điều kiện
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 44
III.3 Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam
III.3.1 Quan điểm chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam tới năm 2010,
tầm nhìn 2020
Quan điểm phát triển ngành Thép là từng bước đáp ứng nhu cầu thông thường về
Thép xây dựng của Việt Nam để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu các sản phẩm Thép các giai đoạn như sau:
I- Tăng trưởng GDP (%); II- Tăng trưởng công nghiệp (%); III- Tăng trưởng sx
Thép (%); IV- Tăng tiêu thụ Thép (%); V- BQ đầu người (kg/người)
Giai đoạn I II III IV V
1996-2000 6,94 13,57 27 9 37
2001-2005 7,5 14,08 14 10-11 78
2006-2010 7,5 10,38 10 10,6 123
2011-2015 7,0 8-9 9-9,5 9-9,5 170
2016-2020 6,5 7-8 8-8,5 8-8,5 240
Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các khâu hạ nguồn trước như sản xuất Thép cán
tròn xây dựng, Thép cán tấm nóng, cán tấm nguội.. đi từ Thép phôi, Thép nhập khẩu
và một phần Thép phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu các
cơ sở hiện có, nghiên cứu phát triển khâu thượng nguồn có sử dụng quặng sắt trong
nước và một phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần
thục. Dưới đây là những quan điểm cụ thể:
1. Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và
quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Ngành Thép cần được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên
phát triển.
2. Trên cơ sở phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có trong nước,
kết hợp với nhập khẩu một phần quặng và phôi của nước ngoài, xây dựng khu liên
hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn Thép/ năm để từng bước đáp ứng nhu cầu
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 45
Thép trong nước cả về chủng loại và chất lượng. Trong giai đoạn đầu tập trung phát
triển các khâu hạ nguồn như cán Thép xây dựng, Thép cán tấm nóng, cán tấm nguội,
sau đó cần nghiên cứu phát triển khâu sản xuất thượng nguồn để sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên trong nước.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các
nguồn vốn từ nước ngoài (trước hết về thiết bị và công nghệ). Kết hợp hài hoà giữa
yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, tự chủ
nhưng không bỏ qua các cơ hội hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh
tốc độ phát triển ngành Thép. Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành Thép, vốn đầu tư
của nhà nước chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nước và các công
trình sản xuất Thép tấm, Thép lá.
4. Về công nghệ: Trong giai đoạn đến 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống là
sản xuất lò cao luyện Thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu áp dụng các công nghệ
mới, tiên tiến, hiện đại để phát triển ngành Thép. Đối với khu liên hợp luyện kim
khép kín có vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trước
khâu sản xuất cán kéo. Sau sẽ phát triển tiếp khâu sản xuất phôi cán từ quặng.
5. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành Thép trong khuôn khổ cho phép
của các cam kết thương mại và hội nhập quốc tế.
6. Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành Thép phải
củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối với các ngành kinh tế
khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thị trường trong nước và trên thế
giới.
7. Đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, phải hết sức coi trọng đầu
tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang
bằng tiên tiến trong nước và khu vực.
8. Quan tâm công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ
phát triển ngành.
III.3.2 Mục tiêu phát triển ngành Thép đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một
ngành phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 46
quặng sẵn có trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5
triệu tấn Thép/ năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong
nước, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng
thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước về Thép cán (cả về số lượng, chủng loại, quy
cách và chất lượng sản phẩm). Từ thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm
Thép. Phấn đấu đến 2020 sẽ có một ngành Thép phát triển bền vững với tốc độ tăng
trưởng cao, bảo đảm tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm
Thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Như vậy nhu cầu Thép vào năm 2005 sẽ là 6.480 ngàn tấn, năm 2010 là 10 triệu tấn,
năm 2015 là 16 triệu tấn và năm 2020 là 20 triệu tấn. Trong đó sản xuất trong nước
theo mốc năm tương ứng chỉ đạt 51%, 61%, 62% và 70% vào năm 2020
III.4 Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược
III.4.1 Giải pháp về vốn đầu tư
Nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển ngành Thép nhà nước cần có chính sách ưu
đãi lãi suất vay vốn đầu tư ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân, nhà nước cho
phép ngành Thép được huy động vốn bằng phát hành trái phiếu công trình, huy động
vốn cổ phần, được phép vay tín dụng ưu đãi trong đầu tư thiết bị, được cấp 30% vốn
để đặt cọc đối với dự án khu liên hợp luyện kim công suất 4-4,5 triệu tấn Thép/ năm.
- Đối với thiết bị của ngành ưu tiên đấu thầu mua trong nước các thiết bị đã chế
tạo được trong nước.
- Có thể nhập một số thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật.
III.4.2 Giải pháp về nguồn nhân lực
Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân đủ
sức đáp ứng nhu cầu của ngành Thép. Coi trọng hình thức đưa công nhân đi đào tạo
ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia đào tạo, kèm cặp bổ túc tại nhà máy.
III.4.3 Giải pháp về khoa học, công nghệ
Đối với các nhà máy mới xây dựng phải đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, năng
suất cao, giá thành hạ, chất lượng tốt, có giá thành và giá bán tương đương với sản
phẩm cùng loại. Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 và quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn 14001: 2004 .
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 47
III.4.4 Giải pháp về cơ chế chính sách
Nhà nước sớm ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển ngành Thép, coi đầu
tư vào ngành Thép như là đầu tư vào hạ tầng cho đất nước.
III.5 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất Thép
III.5.1 Quy trình sản xuất Thép
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất Thép của Công ty POMINA
(Xem trang tiếp theo)
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 48
Đầu vào
Đầu ra Phôi Thép
Điện năng
Dầu FO
Nhiệt
Khí NOx, COx
Khí thải
Điện năng
Dầu bôi trơn
Dầu FO
Nhiệt
Tiếng ồn
Khí thải
Chất thải rắn
Điện năng
Dầu bôi trơn
Dầu FO
Nước giải nhiệt
Nước thải
Nhiệt, tiếng ồn
Chất thải rắn
Dầu thải
Điện năng
Dầu FO
Nhiệt
Dầu thải
Chất thải rắn
Tiếng ồn
Điện năng
Nhiệt
Tiếng ồn
Chất thải rắn
Xăng, nhớt Chất thải rắn
Tiếng ồn, khí thải
Thành phẩm
Thép thanh
Dàn con lăn
Máy cắt
Thép cuộn
Buồng nước làm
nguội
Xử lý nhiệt
Ống phun nước làm nguội
Máy làm sạch xỉ
Máy cán
Lò nung gia
nhiệt
Lưu kho, vận chuyển
Thị trường
Kiểm tra tiêu
chuẩn, thông số,
lựa chọn, đóng bó,
cân và nhập kho
Định dạng, đóng
bó (giàn con lăn),
kiểm tra và nhập
kho
Chất thải rắn
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 49
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất Thép của Công ty Thép Miền Nam
Chú thích:
1. Nguyên liệu
2. Lò điện hồ quang
Lò điện hồ quang , tổng công suất
300.000 tấn/ năm
Lò điện hồ quang siêu công suất 20
tấn/mẻ, nhà máy Thép Biên Hòa
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 50
3. Lò tinh luyện 4. Thùng rót Thép
Lò tinh luyện thứ cấp 30 tấn/ mẻ Thùng rót thép
5. Máy đúc liên tục
Máy đúc liên tục 2 dòng
6. Phôi Thép 7. Lò nung phôi
Phôi Thép 100 x 100 và 120 x 120 (mm) Lò nung phôi
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 51
8. Dây chuyền cán Thép
Dây chuyền cán Thép, tổng công suất
500.000 tấn/ năm Máy nắn thẳng, dàn cán POMINI của Ý
9. Sàn làm nguội sản phẩm Thép thanh
Sàn làm nguội sản phẩm thép thanh
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 52
10. Thành phẩm
Thép thành phẩm
III.5.2 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Từ hai quy trình sản xuất Thép được trình bày trên, ta có thể nhận thấy tác nhân gây
ô nhiễm môi trường của ngành Thép nói chung như sau:
III.5.2.1 Nước thải
Chủ yếu là lượng nước làm nguội sau quá trình gia nhiệt sản phẩm. Lượng nước thải
sinh ra này chứa nhiều bụi xỉ, thấm xuống đất gây ô nhiễm trong đất và gây ô nhiễm
cho hệ sinh thái của khu vực lân cận khi thải ra ngoài.
Nước mưa chảy tràn bao gồm: cặn lơ lửng, đất, cát, rác thải bị cuốn trôi theo dòng
nước. Tuy nhiên, nước mưa chảy tràn không gây ô nhiễm nhiều.
Nước thải sinh hoạt: Ô nhiễm do nước thải loại này gây ra là phú dưỡng hoá và ô
nhiễm môi trường về mặt vi sinh.
III.5.2.2 Khí thải
Trong quá trình sản xuất Thép từ phôi có trải qua công đoạn gia nhiệt để nung, việc
sử dụng nhiên liệu là dầu FO. Điều này đã làm tỏa một lượng nhiệt đáng kể vào môi
trường không khí xung quanh, gây ô nhiễm trong không khí. Chính quá trình đốt này
đã làm phát sinh vào môi trường các chất khí độc hại, đôi khi nguy hiểm cho môi
Tổng quan về ngành Thép Việt Nam
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 53
trường và sức khoẻ của công nhân và khu vực lân cận như: khí SOx, NOx, COx,
bụi….
Có thể kể thêm tác động của các chất ô nhiễm SOx, NOx, COx, bụi…. đến môi trường
và con người như sau:
Khí SO2 (Lưu huỳnh dioxít): Khí SO2 là một khí không màu, không cháy, có
vị hăng cay khi nồng độ trong không khí không quá 1 pm, nó có vị hăng cay
và gây kích thích phát cáu khi nồng độ khoảng 3 ppm. Do quá trình quang hoá
học hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 dễ dàng oxy hoá thành SO3 trong khí
quyển rồi kết hợp hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành H2SO4.
Khí SO2 gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và động vật. Ở nồng độ
thấp gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật, ở
nồng độ cao gây biến đổi bệnh lý đối với bộ máy hô hấp và có thể gây tử
vong. Đối với thực vật khi nồng độ khí SO2 khoảng 0,03 ppm đã gây ảnh
hưởng sinh trưởng và khi ở nồng độ cao thì trong thời gian ngắn đã làm rụng
lá và gây bệnh chế hoại cây. Ngoài ra, khí SO2 còn gây nguy hại đối với vật
liệu xây dựng và công trình kiến trúc cổ vì do sự biến đổi thành axít H2SO4 có
tính oxy hoá rất cao.
Khí NOx: Có nhiều loại Nitơ oxít (NOx) do hoạt động của con người thải vào
khí quyển, nhưng chỉ có 2 loại Nitơ oxít (NO) và Nitơ dioxít (NO2) là có số
lượng quan trọng nhất.
Một số thực vật có tính nhạy cảm đối với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ
NO2 khoảng 1ppm và thời gian tác động trong khoảng 1 ngày, nếu nồng độ
NO2 nhỏ, khoảng 0,35 ppm thì thời gian tác động là một vài tháng. NO với
nồng độ thường có trong không khí nó không phải là chất kích thích và nó
cũng không gây tác hại đối với sức khoẻ con người. Nó chỉ mang tính nguy
hại khi nó bị oxy hoá thành NO2.
Khí NO2 với nồng độ khoảng 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động
vật sau một số phút tiếp xúc. Con người tiếp xúc lâu với không khí có nồng độ
NO2 khoảng 0,06 ppm đã gây trầm trọng thêm các bệnh ._.