Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
¾ CBOE : Sàn giao dịch Chicago Board Options Exchange
¾ TTCK :Thị truờng chứng khoán
¾ DN : doanh nghiệp
¾ ĐTNN:Đầu tư nước ngoài
¾ ĐTTN: Đầu tư trong nước
¾ HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thảnh phố Hồ Chí Minh
¾ HaSTC:Sàn giao dịch chứng khoán thảnh phố Hà Nội
¾ NHNN:Ngân hàng nhà nước
¾ TCTD :Tổ chức tín dụng
¾ VN-Index : Chỉ số chứng khoán Việt Nam
¾ WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
¾ TpHCM :Thành Phố Hồ Chí Minh
¾ TTQC :Thị trường
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền chọn
¾ Mã chứng khoán DPM : Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí
¾ NĐT : Nhà đầu tư
¾ CTCK:Công ty chứng khoán
¾ UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi của đề tài
5. Nội dung đề tài
6. Ứng dụng của đề tài
CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và
quyền chọn chứng khoán
1.1 Thị trường chứng khoán ......................................................................................................... 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán............................................ 1
1.1.2 Phân loại ..................................................................................................................... 1
1.1.3 Chức năng .................................................................................................................... 2
1.1.4 Các rủi ro thường gặp trên thị trường chứng khoán .................................................... 2
1.2 Cơ sở lí luận về quyền chọn chứng khoán......................................................................... 3
1.2.1 Tổng quan về giao dịch quyền chọn ............................................................................ 3
1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của giao dịch quyền chọn ......................................... 3
1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch quyền chọn (thieu ptrein) ............................................... 3
1.2.1.3 Lợi ích của giao dịch quyền chọn ......................................................................... 4
1.2.1.4 Rủi ro trong giao dịch quyền chọn ....................................................................... 4
1.2.2 Giao dịch về quyền chọn chứng khoán........................................................................ 5
1.2.2.1 Sơ lược về quyền chọn chứng khoán.................................................................... 5
1.2.2.2 Định giá quyền chọn chứng khoán ....................................................................... 6
1.2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả quyền chọn............................................... 6
1.2.2.2.2 Mô hình Black-Scholes.................................................................................. 7
1.2.2.2.3 Ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn chứng khoán ..... 9
CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán và
các giao dịch quyền chọn tại Việt Nam
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................. 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam........................................... 11
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của TTCK Việt Nam ....................................................... 14
2.1.3 Tồn tại và nguyên nhân của TTCK Việt Nam ........................................................... 14
2.2 Thực trạng sử dụng quyền chọn Việt Nam hiện nay......................................................... 16
2.2.1 Giao dịch quyền chọn tiền tệ ..................................................................................... 16
2.2.2 Giao dịch quyền chọn vàng ....................................................................................... 17
2.2.1 Thuận lợi và khó khăn ....................................................................................... 18
2.3 Lợi ích của việc sử dụng thị trường quyền chọn ở TTCK Việt Nam................................ 19
2.3.1 Tạo công cụ quản lí rủi ro và bảo vệ lợi nhuận nhà đầu tư........................................ 19
2.3.2 Tác động tới các công ty niêm yết ............................................................................. 20
2.3.3 Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam ...................................... 21
2.3.4 Thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của TTCK Việt Nam...................................... 21
2.4 Giới thiệu về thị trường quyền chọn chứng khoán tại một số nước ................................. 22
2.4.1 Giới thiệu ................................................................................................................... 22
2.4.1.1 Mô hình của Mỹ (CBOE) ................................................................................... 22
2.4.1.2 Mô hình của Nhật(TSE)...................................................................................... 22
2.4.1.3 Mô hình của Châu Âu (Euronex N.V.) ............................................................... 23
2.4.2 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam ........................................................................... 23
CHƯƠNG 3: Khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên
thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1 Mô tả khảo sát................................................................................................................... 25
3.2 Kết quả của việc khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam...25
3.2.1 Mức độ am hiểu của nhà đầu tư cá nhân đối với giao dịch quyền chọn. ................. 25
3.2.2 Nhu cầu sử dụng giao dịch quyền chọn hiện nay của các nhà đầu tư : .................... 25
3.2.3 Kế hoạch phổ cập kiến thức quyền chọn chứng khoán cho khách hàng nào đạt hiệu
quả cao nhất: ...................................................................................................................... 26
3.2.4 Nhận định về thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng thị trường quyền chọn tại Việt
Nam:.................................................................................................................................... 26
3.2.5 Nhận định của các đại diện CTCK về hợp đồng quyền chọn :.................................. 26
CHƯƠNG 4: Giải pháp xây dựng thị trường quyền chọn và
chiến lược quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1 Kiến nghị pháp lý.............................................................................................................. 28
4.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý.......................................................................................... 28
4.1.2 Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với TTCK .......................................... 28
4.2 Xây dựng mô hình quyền chọn......................................................................................... 29
4.2.1 Tiền đề xây dựng........................................................................................................ 29
4.2.1.1 Xây dựng mô hình TTQC phù hợp với thực tiễn Việt Nam .............................. 29
4.2.1.2 Nâng cao vai trò trách nhiệm 1 số cơ quan chức năng ....................................... 30
4.2.2 Mô hình dự kiến thị trường quyền chọn Việt Nam................................................... 30
4.2.2.1 Mô hình giao dịch ............................................................................................... 30
4.2.2.2 Yết giá ................................................................................................................. 31
4.2.2.3 Phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng.......................................................... 31
4.2.2.4 Phương thức giao dịch ........................................................................................ 31
4.2.2.5 Cơ chế quản lý và giám sát ................................................................................. 33
4.3 Giải pháp triển khai mô hình và phát triển thị trường ...................................................... 33
4.3.1 Chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường...................... 34
4.3.2 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho TTQC............................................ 34
4.3.3 Hoàn thiện quy trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch ................................... 34
4.3.4 Phổ biến công cụ quyền chọn tới nhà đầu tư ............................................................. 35
4.3.5 Tăng cung ứng hàng hóa có chất lượng cho thị trường ............................................. 36
4.3.6 Luôn cập nhật và rút ra bài học kinh nghiệm của các nước....................................... 36
4.4 Vận dụng các chiến lược kinh doanh của quyền chọn chứng khoán ................................ 37
4.4.1 Thị trường hướng lên ................................................................................................. 37
4.4.1.1 Chiến lược mua quyền chọn mua ....................................................................... 37
4.4.1.2 Chiến lược bán quyền chọn bán.......................................................................... 37
4.4.1.3 Chiến lược bull Spread ...................................................................................... 37
4.4.1.4 Chiến lược Spread tỉ lệ ....................................................................................... 38
4.4.2 Thị trường hướng xuống............................................................................................ 39
4.4.2.1 Chiến lược bán quyền chọn mua ........................................................................ 39
4.4.2.2 Chiến lược mua quyền chọn bán ........................................................................ 39
4.4.2.3 Chiến lược Bear Spread ...................................................................................... 39
4.4.2.4 Chiến lược Spread tỉ lệ ....................................................................................... 40
4.4.2.5 Bán khống chứng khoán ..................................................................................... 41
4.4.3 Thị trường ổn định ..................................................................................................... 42
4.4.3.1Chiến lược bán quyền chọn có phòng ngừa......................................................... 42
4.4.3.2 Chiến lược Straddle ............................................................................................ 43
4.4.3.3 Chiến lược Strangle ............................................................................................ 43
4.4.3.4 Chiến lược con bướm Spread quyền chọn mua .................................................. 44
4.4.3.5 Chiến lược Spread tỉ lệ ....................................................................................... 45
4.4.4 Thị trường biến động mạnh ....................................................................................... 46
4.4.4.1 Chiến lược Straddle mua quyền chọn ................................................................. 46
4.4.4.2 Chiến lược Strangle mua quyền chọn ................................................................. 47
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tham gia vào nền tài chính quốc tế
chứa đựng đầy rủi ro và thách thức. Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị
trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và
chất lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm với những “thăng
trầm”.kể từ khi hoạt động tới nay chỉ số VN-Index có lúc đã lên tới hơn 1000 điểm làm cho các
nhà đầu tư vô cùng hứng khởi với lợi nhuận thu được. Tuy nhiên gần đây thị trường sụt giảm
rất nghiêm trọng,chỉ số VN-Index lần lượt phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ tâm lý đầu tư, nhiều nhà
đầu tư chứng khoán cảm thấy "choáng" khi giá cổ phiếu trên sàn giảm bất ngờ. Vậy giải pháp
nào để bảo vệ nhà đầu tư, tránh rủi ro từ những đợt "sóng thần" trên thị trường...? Một trong
những công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán hạn chế rủi ro là quyền chọn (options). Nếu có
công cụ options, nhà đầu tư sẽ không bị hoảng loạn vì gần như họ đã mua "bảo hiểm" về giá
Mặt khác khi thị trường chứng khoán phát triển đến 1 mức độ nhất định, sự hiểu biết của
công chúng đầu tư cũng như nhu cầu đầu tư đa dạng của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đòi
hỏi thị trường phải có thêm những công cụ tài chính cao cấp bên cạnh nhũng công cụ tài chính
cơ bản. Đây là thời điểm chín muồi để triển khai options chứng khoán vì tốc độ phát triển vừa
qua khá nhanh, giá tãng - giảm đột biến, do đó nhu cầu về options càng trở nên cấp bách.
Với những yếu tố chủ quan và khách quan của thị trường như đã nêu trên thì việc được sử
dụng options chứng khoán chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề
tài:" Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam " nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro cũng như gia tãng
lợi nhuận khi đầu tư trên thị trường chứng khoán.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu lý luận về thị trường chứng khoán, quyền chọn và sự cần thiết của
việc áp dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu tìm hiểu về tổ chức, quản lý thị trường giao dịch quyền chọn chứng khoán của
Mỹ, Nhật, Châu Âu. Từ đó, kết hợp với thực tiễn của TTCK Việt Nam để xây dựng mô hình dự
kiến cho thị truong quyền chọn Việt Nam.
Trên cơ sở mô hình dự kiến, thực hiện các chiến lược kinh doanh quyền chọn (lấy ví dụ 1
mã chứng khoán DPM trên HOSE để làm rõ hơn) và nhóm giải pháp định hướng phát triển
giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều tra
chọn mẫu –thống kê các nhà đầu tư trên sàn ,điều tra chọn mẫu thống kê các nhân viên môi giới
chứng khoán,các công ty chứng khoán để xác định mức độ nhận thức và khả năng cung cấp
dịch vụ quyền chọn cho nhà đầu tư
Ngoài ra sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng như tiến
hành thu thập .so sánh tổng hợp dữ liệu ,qua đó hình thành cơ sở lí luận về quyền chọn chứng
khoán, thị trường chứng khoán.
Trên cơ sở xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ,đề tài thực hiện xây dựng quy trình phát triển
nghiệp vụ quyền chọn chứng khoán và kết hợp Call-opitions và Put-options để hình thành
những chiến lược đầu tư và đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiên những mục tiêu này
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu hạn chế và thực tế phát sinh chưa có tại Việt
Nam, nên phạm vi nghiên cứu của của đề tài này chỉ tập trung vào việc làm rõ những nội dung
cơ bản về quyền chọn trong chứng khoán.Đồng thời cũng tìm hiểu các mô hình thị trường
quyền chọn trên thế giới từ đó xây dựng nên mô hình dự kiến và nhóm các giải pháp phát
triển.Ngoài ra còn tìm ra được những sự kết hợp “nhuần nhuyễn” giữa Call-opitions và Put-
options để hình thành những chiến lược đầu tư.
5. Nội dung đề tài
Ngoài các phần lời mở đầu ,kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt,danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục…nội dung chính đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương :
CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và
quyền chọn trong chứng khoán
CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán và
các giao dịch quyền chọn tại Việt Nam
CHƯƠNG 3: Khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên
thị trường chứng khoán Việt Nam
CHƯƠNG 4: Giải pháp xây dựng thị trường quyền chọn và
chiến lược quyền chọn trên TTCK Việt Nam
6. Ứng dụng của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này chúng tôi có thể góp phần đưa ra mô hình dư kiến
thị trường quyền chọn và nhóm giải pháp phát triển.Bên cạnh đó cũng xây dựng nên các chiến
lược kinh doanh quyền chọn chứng khoán giúp cho nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro
cũng như gia tăng lợi nhuận khi đầu tư trên thị trường chứng khoán.
1
CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và
quyền chọn chứng khoán
1.1 Thị trường chứng khoán
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
Khái niệm : TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán chuyển nhượng, trao
đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.Hay nói cách khác thị trường chứng khoán là một bộ
phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn.
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ
một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm
buôn bán ở phương Tây. Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất
với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự
nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng
hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng
khoán... với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong
đó.
Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao
dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã
có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục. Lịch sử hình thành
và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình
thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có
sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng.(1)
1.1.2 Phân loại
¾ Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
-Thị trường sơ cấp : là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.
-Thị trường thứ cấp : là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
¾ Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng
khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
¾ Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
-Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ
phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
1 Xem phụ lục 1
2
-Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái
phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu
đô thị và trái phiếu chính phủ.
-Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh : là thị trường phát hành và mua đi bán
lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền
chọn.
1.1.3 Chức năng
Thị trướng chứng khoán có các chức năng sau :
-Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công
ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó
góp phần mở rộng sản xuất xã hội.
-Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng : TTCK cung cấp cho công chúng một
môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú.
-Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán : Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể
chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ
muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với
người đầu tư.
-Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp : Thông qua chứng khoán, hoạt động của các
doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so
sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện.
-Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô : Các chỉ báo của
TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng
khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng
khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong
vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô.
1.1.4 Các rủi ro thường gặp trên thị trường chứng khoán
Có nhiều rủi ro có thể gặp trên TTCK tuy nhiên chúng ta có thể xếp chúng thành 2
dạng:
Rủi ro hệ thống: nằm ngoài công ty, không kiểm soát được như rủi ro thị trường: những
sự kiện hữu hình và vô hình tác động đánh giá của NĐT dẫn tới phản ứng quá mức ảnh hưởng
giá dao động ,rủi ro lãi suất,rủi ro sức mua
Rủi ro phi hệ thống: thuộc về công ty, kiểm soát được như rủi ro kinh doanh rủi ro tài
chính, khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công
3
1.2 Cơ sở lí luận về quyền chọn chứng khoán
1.2.1 Tổng quan về giao dịch quyền chọn
TTCK là nơi tập trung nguồn vốn cho đầu tư và phát triển nền kinh tế và thị trường quyền
chọn chỉ được hình thành và hoạt động hiệu quả trên cơ sở TTCK đã ổn định và phát triển.Và
ngược lại, một khi thị trường quyền chọn được điều hành tốt thì sẽ góp phần làm cho TTCK
phát triển, sôi động và bền vững hơn nữa
1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của giao dịch quyền chọn
Vào đầu những năm 1900, một nhóm công ty gọi là “Hiệp hội những nhà môi giới và
kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán” đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu
một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội sẽ này sẽ tìm một người
bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm ra
được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn với giá cả thích hợp. Vì vậy, một công ty thành
viên có thể vừa là nhà môi giới vừa là nhà kinh doanh
Tháng 4 năm 1973, Uỷ ban thương mại Chicago (Chicago Board of Trade- CBO) thành
lập sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange –
CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu.Đây được xem là sàn giao dịch
quyền chọn đầu tiên trên thế giới.Và sau đó trên thế giới,nhiều quốc gia đã thành lập các thị
trường quyền chọn như TSE, Euronex N.V…Tại Việt Nam chúng ta chưa có thị trường quyền
chọn chứng khoán.
1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch quyền chọn (thieu ptrein)
¾ Tiến hành giao dịch hay thanh toán theo mức giá đã thỏa thuận cố định từ trước nếu
người mua quyềnn cảm thấy có lợi
¾ Nhà đầu tư để cho hợp động tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ giao dịch nào nếu nhà
đầu tư thấy làm như vậy sẽ ít thiệt hại hơn.
Đặc trưng cơ bản của giao dịch quyền chọn là : quyền chọn ( option) là một công cụ tài chính
cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài
chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước.
¾ Các thuật ngữ liên quan:
Người mua quyền(holder): người bỏ ra chi phí để nắm giữ quyền chọn và có yêu cầu
người bán thực hiện quyền chọn theo ý mình.
Người bán quyền (writer) : người nhận phí của người mua quyền, và có nghĩa vụ thực
hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền.
Tài sản cơ sở (underlying asset). Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán
khi quyền chọn được thực hiện.
4
Giá thực hiện (strike price). Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài
sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán.
Thời hạn hợp đồng (maturity); thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này
quyền chọn không còn giá trị.
Phí mua quyền (premium): chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền
để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn.
Trị giá hợp đồng : trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao
dịch.
Quyền chọn kiểu Châu Âu. Quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn được thực hiện
vào cuối kỳ hạn.
Quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất
kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với
quyền chọn kiểu Châu Âu.
1.2.1.3 Lợi ích của giao dịch quyền chọn
¾ Quản lý rủi ro : chức năng quan trọng nhất của quyền chọn là nhằm cung cấp công cụ
giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tu đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể
sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro. Một quyền chọn mua có thể được xem là
một công cụ đảm bào mức giá mua tốt. Một quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá
bán tốt.
¾ Đầu cơ : nhà đầu tư dễ dàng tham gia và thoát vị thế. Nếu quyền chọn kiểu Mỹ nhà đầu
tư có thể bán trước ngày hết hạn để tăng lợi nhuận hoặc giới hạn rủi ro.
¾ Đòn bẩy: tiềm năng tạo tỉ suất sinh lời cao hơn đầu tư trực tiếp và cho phép hưởng lợi
từ sự thay đổi giá mà không phải trả toàn bộ giá.
¾ Tính đa dạng ; nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng với chi phí ban
đầu thấp và kết hợp các quyền chọn trên biến động của thị trường để thu được lợi nhuận
– rủi ro hấp dẫn hơn bất kỳ đầu tư nào.
1.2.1.4 Rủi ro trong giao dịch quyền chọn
¾ Rủi ro thị trường : giá thị trường ảnh hưởng đến giá trị quyền chọn, vào ngày đáo hạn
giá trị quyền chọn có thể tăng, giảm hay không còn giá trị tùy thuộc vào thị trường biến
động lên hay xuống, thị trường biến động mạnh hay ổn định.
¾ Thời hạn của quyền chọn :. Vì các hợp đồng quyền chọn thường có thời hạn ít hơn 1
năm. Đến ngày đáo hạn, hợp đồng không còn hiệu lực, có thể làm nhà đầu tư không thể
thực hiện dự đoán của mình. Vì vậy, thời hạn của quyền chọn là quan trọng khi nhà đầu
tư quyết định giao dịch quyền chọn.
5
¾ Tác động của đòn bẩy : sử dụng đòn bầy có thể đem lại tỉ suất sinh lời cao nhưng khi
giá thị trường không theo như dự đoán của nhà đầu tư thì cũng có thể gây ra những
khoản thua lỗ lớn.
¾ Phải duy trì số dư theo quy định của nơi giao dịch quyền chọn: nhà đầu tư phải đảm
bảo số dư ký quỹ theo yêu cầu của nhà môi giới để hạn chế rủi ro. Nếu thị trường không
như dự đoán hay số dư ký quỹ giảm, nhà đầu tư phải bổ sung, nếu không nhà mô giới sẽ
đóng vị thế của nhà đầu tư và nhà đầu tư phải chịu toàn bộ trách nhiệm khi có thua lỗ.
¾ Người bán quyền luôn đối mặt với rủi ro không giới hạn : người bán quyền chọn phải
gánh chịu rủi ro nhiều hơn người mua quyền chọn. Người bán quyền chọn sẽ rủi ro
không giới hạn trong trường hợp không nắm giữ chứng khoán cơ sở hoặc không có vị
thế bù trừ.
¾ Điều kiện thị trường : như thị trường chưa phát triển, tính thanh khoản kém…có thể
làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư trong giao dịch cũng như thoát vị thế.
1.2.2 Giao dịch về quyền chọn chứng khoán
1.2.2.1 Sơ lược về quyền chọn chứng khoán
Quyền chọn là một Hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho
người mua quyền nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một
ngày trong tương lai với giá đả đồng ý trong ngày hôm nay.
Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người
bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khỏan của Hợp
đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call).
Một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn bán (put).
Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là hợp đồng quyền chọn mà chứng khoán được
ấn định trong quyền chọn là cổ phiếu. Cổ phiếu được ấn định trong hợp đồng quyền chọn sau
đây được gọi là cổ phiếu cơ sở (underlying stock).
Căn cứ vào quyền của người sở hữu quyền chọn: Có hai loại là quyền chọn mua và
quyền chọn bán.
¾ Quyền chọn mua là quyền chọn, trong đó người sở hữu call có quyền mua
chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.
¾ Quyền chọn bán là quyền chọn, trong đó người sở hữu quyền chọn put có
quyền bán chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.
Căn cứ vào thời gian thực hiện quyền chọn: Có hai loại là quyền chọn kiểu Mỹ và
quyền chọn kiểu châu Âu
¾ Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện hợp
đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợp đồng và trước ngày đáo hạn.
6
¾ Quyền chọn kiểu châu Âu là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện
hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn. Việc thanh toán giữa hai bên thực tế xảy ra sau
khi hợp đồng đến hạn từ 1 đến 2 ngày làm việc, giống trường hợp ngày giá trị trong các
giao dịch giao ngay (spot).
1.2.2.2 Định giá quyền chọn chứng khoán
1.2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả quyền chọn
Thứ nhất giá trị nội tại của quyền chọn (intrinsic basic): giá trị nội tại của quyền chọn
chính là chênh lệch giữa giá giao ngay và giá thực hiện. Giá trị nội tại của quyền chọn nhận giá
trị dương đối với quyền chọn cao giá ITM à 0 đối với quyền chọn ngang giá ATM hoặc kiệt giá
OTM.
Minh họa : Giá giao ngay trên thị trường là 32000VNĐ
Giá cổ phiếu thực hiện quyền chọn là : 30.000VNĐ
Giá trị nội tại của quyền chọn là : 2000VNĐ.
Cả hai trường hợp quyền chọn mua và quyền chọn bán, giá của quyền chọn (premium) tối
thiểu bằng giá trị nội tại của quyền chọn. Vì nếu giá quyền chọn thấp hơn giá trị nội tại của
quyền chọn thì một cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ xuất hiện nếu bỏ qua các yếu tố như
hoa hồng, chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Sự thay đổi giá trị nội tại của một quyền chọn lại phụ thuộc vào giá giao ngay hiện hành,
giá thực hiện và lãi suất. Các nhân tố trên cũng ảnh hưởng nhất định đấn phí quyền chọn.
Giá giao ngay hiện hành : đối với quyền chọn mua, giá giao ngay tăng dẫn đến phí tăng
theo và ngược lại. Đối với quyền chọn bán, giá giao ngay tăng thì phí quyền chọn giảm và
ngược lại. Vì vậy, giá giao ngay tăng làm cho giá trị nội tại tăng dẫn đến phí quyền chọn tăng
theo.
Giá thực hiện ( strike price) : giá quyền chọn phụ thuộc vào giá thực hiện xuất phát từ mối
quan hệ giá thực hiện và giá giao ngay. Giá của quyền chọn càng cao nếu sự khác biệt giữa giá
thực hiện và giá giao ngay là ITM, ngược lại giá quyền chọn càng nhỏ nếu là OTM.
Lãi suất : với các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng thì phí quyền chọn giảm và
ngược lại. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch này được xem như là chi phí cơ hội. Nếu lãi suất tăng thì
chi phí cơ hội để mua quyền chọn tăng và bù lại là phí quyền chọn sẽ giảm.
Có thể thấy rằng giá trị nội tại của một quyền chọn là nhân tố quan trọng khi định giá một
quyền chọn. Nhưng trên thực tế giá tối thiểu của một quyền chọn còn tùy thuộc vào kiểu quyền
chọn: kiểu Mỹ hay kiểu Âu. Bởi vì, quyền chọn theo kiểu Mỹ linh hoạt hơn quyền chọn kiểu
Âu nên người mua quyền chọn sẵn sang ._.trả giá cao hơn cho quyền chọn kiểu Mỹ có cùng giá
thực hiện và thời gian hợp đồng với quyền chọn theo kiểu Âu.
Giá tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn được xác định như sau:
7
Đối với quyền chọn theo kiểu Mỹ : gọi giá trị của quyền chọn mua là Ca, giá trị của
quyền chọn bán là Pa, giá thực hiện là E và giá giao ngay là S. Ta có giá trị quyền chọn kiểu Mỹ
được xác định bởi công thức :
Ca(S,E) ≥ max(0, S – E) và Pa(S,E) ≥ max (0,E –S )
Đối với quyền chọn theo kiểu Âu : gọi giá trị quyền chọn mua là Ce, giá trị của quyền
chọn bán là Pe, giá thực hiện là E, giá giao ngay là S, lãi suất phi rủi ro của cổ phiếu là a, lãi
suất phi rủi ro của đồng tiền định giá cổ phiếu là b, và thời hạn hợp đồng là T. Ta có giá trị
quyền chọn kiểu Âu được xác định theo công thức :
Ce(S,T,E) ≥ max {0, S( 1+ b)-T – E ( 1 + a )- T} và
Pe(S,T,E) ≥ max {0, E( 1 + a )-T – S( 1 + b )-T}
Thứ hai, giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn: giá trị ngoại lai của quyền chọn chính
là khoản chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá nội tại của hợp đồng quyền chọn. Đây chính là
giá trị phản ánh những gì mà nhà đầu tư sẵn sang chi trả cho khả năng sinh lời khi thực hiện
quyền chọn tại một thời điểm nào đó trước khi đáo hạn hay chính là mức chi trả cho sự không
chắc chắn của tài sản cơ sở.
Giá trị thời gian của quyền chọn phụ thuộc vào hai yếu tố :
ª Thời hạn hợp đồng quyền chọn : thời hạn hợp đồng quysn chọn càng dài thì người mua sẵn
sàng trả giá cao hơn còn người bán yêu cầu giá quyền chọn càng cao và ngược lại.
ª Độ biến động : là yếu tố khó lượng hóa nhất trong việc định giá quyền chọn, nó tùy thuộc
vào khả năng phán đoán dựa vào thông số biến động giá trong quá khứ và ngầm định
trong đó những thông tin hiện tại về giá quyền chọn kết hợp với những thông tin khác.
Mối quan hệ giữa độ biến động và phí quyền chọn, độ biến động càng nhiều thì phí quyền
chọn càng tăng và ngược lại.
1.2.2.2.2 Mô hình Black-Scholes
Công thức nổi tiếng về định giá chứng khoán do hai giáo sư MIT, Fischer Black và Myron
Scholes nghiên cứu ra vào năm 1973. Mô hình Black – Scholes đã đoạt giải Nôbel kinh tế học
năm 1997. Mô hình này được xây dựng để định giá quyền chọn mua theo kiểu Âu và áp dụng
cho cổ phiếu không trả cổ tức. Đối với quyền chọn mua theo kiểu Âu, mô hình Black – Scholes
có thể diễn tả bới công thức sau :
Ce = Se-bTN(d1) –Ee-aTN(d2)
Trong đó ;
Ce là giá cả của quyền chọn mua theo kiểu châu Âu.
S là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B
E là tỷ giá thực hiện
T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm.
a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A.
8
b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B.
e = 2,71828 là hằng số Nê-pe
Φ là độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi thao tỷ giá giao ngay.
N(d1) và N(d2) là giá trị hàm phân phối xác suất chuẩn và d1, d2 được xác định :
Ln(S/E) + [ a- b + (Φ2/2)]
D1 =
Φ/T
D2 = d1 - Φ/T
Mô hình Black-Scholes cho thấy giá cả của quyền chọn mua theo kiểu Âu phụ thuộc vàp tỷ giá
thực hiện, tỷ giá giao ngay, lãi suất phi rủi ro giữa hai quốc gia, thời hạn của hợp đồng và độ
lệch chuẩn của sự thay đổi tỷ giá hai đồng tiền. Mô hình này được thực hiện dựa trên một số
giả định như sau :
Lãi suất vẫn không thay đổi, lãi suất cho vay và đi vay là như nhau
Không có thuế hay cho phí giao dịch
Sự sai biết tỷ giá tuân theo qui luật phân phối chuẩn
Độ lệch vẫn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng
Bởi vì những giả định này không đúng với thực tế, lãi suất và tỷ giá luôn thay đổi, lãi suất
cho vay và đi vay không giống nhau, có chi phí giao dịch và thuế, độ lệch tỷ giá chưa chắc có
phân phối chuẩn, nên mô hình này chưa hoàn toàn là chính xác và cần được hoàn thiện thêm.
Tuy vậy mô hình vẫn được ứng dụng rộng rãi trong việc định giá quyền chọn, bởi vì theo
thói quen và vì nó đơn giàn để áp dụng. Hơn nữa, mô hình này có thể dẫn đến việc định giá
sai nhưng mức độ sai lệch không nghiêm trọng đến nỗi tạo ra cơ hội thu lợi cho người kinh
doanh chênh lệch giá.
Việc định giá quyền chọn theo mô hình này có thể kiếm ít lợi nhuận trong việc đầu cơ quyền
chọn. Để định giá cần thu thập các biến :
Tỷ giá giao ngay (S) giữa hai đồng tiền A-B. tỷ giá này biết được ở thời điểm hai bên
thỏa thuận giao dịch, đơn giản là vì thời điểm đó đã xảy ra và tỷ giá có thể thu thập tr6n
thị trường giao ngay.
Tỷ giá thực hiện (E) : tỷ giá này do bên bán quyền đưa ra. Tỷ giá thực hiện là tỷ giá
được xác định ở hiện tại nhưng sẽ được áo dụng rong tương lai. Công thức xác định tỷ giá
có kỳ hạn dựa vào tỷ giá giao ngay và lãi suất giữa hai đồng tiền có thể áp dụng để xác
định tỷ giá thực hiện E.
Thời hạn hợp đồng (T) tính bằng đơn vị năm. Thông thường hợp đồng do hai bên thỏa
thuận được tiêu chuẩn hóa theo tập quán thị trường. Nói chung, thời hạn hợp đồng quyền
chọn được xác định theo ngày. Muốn đưa ra mô hình định giá quyền chọn, phải lấy số
ngày của thời hạn hợp đồng chia cho 360 ngày để quy đổi thời hạn từ đơn vị ngày ra năm
9
Lãi kép liên tục phi rủi ro (a) của đồng tiền A có thể thu thập bằng cách lấy lãi suất tín
phiếu kho bạc của quốc gia có đồng tiền A.
Lãi kép liên tục phi rủi ro (b) của đồng tiền B có thể thu thập bằng cách lấy lãi suất tín
phiếu kho bạc của quốc gia có đồng tiền B.
Hằng số Nê-pe : e= 2,71828
Độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay(Φ). Giá trị của biến
này xác định dựa vào tỷ giá trong quá khứ. Trước hết bạn thu thập tỷ giá của hai đồng tiền
trong khoảng thời gian một nămvà lưu dữ liệu tỷ giá trên Excel. Sau đó, sử dụng Excel để
tính phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay và sử dụng hàm thống kê trên Excel để tính ra độ
lệch chuẩn của phần trăm thay đổi tỷ giá.
N(d1) và N(d2) là giá trị hàm phân phối xác suất chuẩn .
Sau đó sử dụng hàm thống kê trong Excel để tìm ra hai giá trị N(d1) và N(d2) dựa vào giá
trị d1, d2 vừa tính toán.
1.2.2.2.3 Ứng dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn chứng khoán
Để định giá quyền chọn chứng khoán bằng mô hình Black – Scholes. Khi đó công thức
định giá quyền chọn chứng khoán như sau :
Quyền chọn mua chứng khoán : Ce = S[N(d1)] – Ee-rTN(d2)
Trong đó : S : giá chứng khoán giao ngay trên thị trường
E : giá chứng khoán thực hiện thỏa thuận trong quyền chọn.
R : lãi suất phi rủi ro của đồng tiện thanh toán.
Độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi giá giao ngay.
N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối sác xuất chuẩn và d1, d2 được xác định
bằng cách thay các biến thu nhập trên đây là công thức :
Ln(S/E) + [ r + (Φ2/2)]
D1 =
Φ/T
D2 = d1 - Φ/T
Và quyền chọn bán chứng khoán : Pe = E[N(d1)] – Se-rTN(d2)
Ví dụ :Tháng 12 năm 2008, giá hiện tại của cổ phiếu DPM là 36.000VND, lãi suất phi rủi ro
của VND là 8% /năm, độ lệch chuẩn (2 )của phần trăm thay đổi giá 13.48%. Giá quyền chọn
mua và quyền chọn bán chứng khoán thời hạn 3 tháng với giá thực hiện (E) là 40.000VND.
Độ lệch chuẩn của cố phiếu DPM trong vòng gần 1 năm được tính bên excel.
2 Phần sử dụng Excel để tính với bảng số liệu thống kê về cổ phiếu DPM sẽ được
trình bày trong phần phụ lục 2
10
Ln(36000/40000) + [8% + (0.13482/2)]
D1 = = -0.06
0.1348/0.251/2
D2 = d1 – 0.1348/0.251/2 = -0.3296
Từ bảng phân phối chuẩn tích lũy (được trình bày rõ trong phần phụ lục)
N(d1) = 0.4761 N(d2) = 0.3709
Ce = 36.000[0.4761] – 40.000e(-8%0.25) (0.3709) = 2597.35 VND/ cổ phiếu
Pe = 40.000[0.4761] – 36.000e-( 8% 0.25) (0.3709) = 5956 VND / cổ phiếu
Vậy giá quyền chọn mua : 2597.35 VND/cổ phiếu
Giá quyền chọn bán : 5956 VND/ cổ phiếu
11
CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán và
các giao dịch quyền chọn tại Việt Nam
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận
hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 và thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết.
Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp
thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán nước ta mới chính thức hoạt động từ
năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 270 tỉ đồng và 6 công ty chứng
khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD.
Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán, nguyên nhân tăng trưởng và suy thoái
của thị trường.
Giai đoạn 1: VN Index tăng vọt từ 100 điểm ngày 28/07/2000 lên 571,04 điểm vào ngày
25/06/2001. Tuy nhiên, thị trường suy thoái ở dưới 140 điểm thời kỳ này kéo dài 04 năm. Vì là
giai đoạn đầu hình thành thị trường nên tính bền vững của thị trường còn bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố chính sách, cơ sở vật chất cũng như tính phổ cập của TTCK đến với dân chúng. Cung -
cầu trên thị trường giai đoạn này còn yếu ớt. Hơn thế nữa, quá trình cổ phần hoá của doanh
nghiệp diễn ra quá chậm không thể tạo ra lượng hàng hoá cho thị trường. Hầu như nhà đầu tư
nước ngoài không được tham gia TTCK.
Giai đoạn 2 : VN Index tăng từ 300 điểm cuối năm 2005 lên đến 632 điểm vào tháng
4/2006. Giai đoạn này thị trường có nhiều khởi sắc vì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
niêm yết rất khả quan, các thông tin về cổ tức, phát hành thêm có tính hấp dẫn của nhà đầu tư.
Sự mất cân đối cung cầu trên thị trường thể hiện qua số lượng doang nghiệp niêm yết gia tăng
không đủ nhanh so với sức cầu tăng ồ ạt của nhà đầu tư khi thấy khả năng kiếm lãi trên TTCK.
Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, Việt Nam đang chuẩn bị hoàn tất thủ tục
để gia nhập WTO.
Giai đoạn 3: đến đầu tháng 8/2006, TTCK chỉ còn có 400 điểm,TTCK lại sụt giảm
nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư đã bán ra ồ ạt dần đến VN Index sụt giảm 37% so với mức
tăng trước đây kể từ tháng 4/2006. Nguyên nhân chính là :
Có nhiều luồng thông tin phản ánh là giá cổ phiếu tăng nóng vượt giá trị thực của doanh
nghiệp, điều này tác động đến tâm lý nhà đầu tư.
Một số doanh nghiệp có khối lượng giao dịch rất lớnVSH và STB làm giảm sức nóng cầu
của một số loại cổ phiếu niêm yết trước đó. Bên cạnh đó,các nhà đầu tư bán ra để cơ cấu lại
12
danh mục đầu tư.
Các nhà đầu tư tăng cường nắm cổ phiếu của một số ngành nghề có lợi thế cạnh tranh, loại
bỏ một số ngành nghề gặp khó khăn, kém hấp dẫn khi gia nhập WTO.
Giai đoạn 4: Đến tháng 11/2006, thị trường tăng đạt mức kỷ lục 665,53 điểm,và tiếp tục
theo chiều thẳng đứng đi lên đến 1200 điểm vào giữa tháng 03/2007. Mức vốn hóa của thị
trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7%
GDP).
Nguyên nhân là : Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao
APEC 14. Những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế và phát triển của các doanh nghiệp. Khả
năng tăng cường vốn đầu tư của các quỹ nước ngoài thông qua việc tăng cường đặt lệnh mua
một số cổ phiếu tốt của một số tổ chức, kế hoạch giải ngân của một số quỹ nước ngoài và phát
hành cổ phiếu thưởng của các doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Thị trường 9 tháng cuối năm 2007.
Tại sàn TPHCM, sau thời kỳ liên tục tăng cao cho đến tháng 3/2007 đã sụt giảm vào cuối
nămVN Index đạt 927,02 điểm. Đây cũng là giai đoạn thị trường có nhiều bước phát triển của
thị trường với việc thực hiện khớp lệnh liên tục tại sàn TPHCM (Sở Giao dịch chứng khoán
Tp.HCM) từ ngày 30/07/2007 đã khắc phục được hạn chế của phương thức khớp lệnh định kỳ
là bảng điện tử thể hiện hết cung cầu, nên khó bị làm giá hơn Năm 2007, cũng là năm đánh dấu
tiến trình cổ phần hóa nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn chủ chốt của nền kinh tế
như: Tập đoàn Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) …
Trong đó, sự kiện phát hành cổphần lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietcombank có ảnh
hưởng lớn và được giới đầu tư cả trong và ngoài nước quan tâm nhất. Khối lượng các công ty
niêm yết ở trên sàn này là nhiều nhất, tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, đã có 138 công ty
cổ phần niêm yết tại SGDCK Tp.HCM với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt
có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với
khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại.
Tại sàn Hà Nội ( HaSTC), số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch tại trung tâm tăng
khá nhanh đến ngày 31/12/2007 tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch HaSTC là 113 đơn vị.
Giai đoạn 6 : Thị trường chứng khoán trong năm 2008
Tại sàn TPHCM (HOSE), chỉ số VN-INDEX giảm từ 921,07điểm (02/01/2008) xuống còn
399,04 điểm ( 30/06/2008) mất 521,67 điểm tương đương giảm 56,64%., với mức đáy 366,02
điểm được thiết lập vào ngày 20/6/2008 và 15/9/2008. Sau đó, tiếp tục giảm đến cuối năm mức
đáy mới 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008. Giá trị vốn hóa thị trường của những cổ phiếu
bluechip cũng sụt giảm mạnh. So với cuối năm 2007, mã cổ phiếu VNM giảm từ 29.400 tỷ
đồng còn hơn 14.500 tỷ đồng, STB từ 28.700 tỷ đồng còn hơn 9.400 tỷ đồng, DPM từ 27.500
tỷ đồng còn hơn 13.000 tỷ đồng… Tại sàn Hà Nội (HaSTC) : Mất 67,5% trong năm
13
2008,HASTC-Index gần về điểm khởi đầu. Cùng chung số phận như “người anh” VN-Index,
HASTC-Index khép lại năm 2008 thê thảm với những phiên giao dịch thậm chí là còn dưới
mốc khởi điểm. Tuy nhiên, niềm tin vào một thời kỳ thị trường đi lên thể hiện khá rõ khi mà
khối lượng giao dịch ngày một tăng lên. HASTC-Index chốt phiên cuối năm với mức giảm
0,32 điểm tương đương với giảm 0,30% đóng cửa ở mức 105,12 điểm. Như vậy, trong năm nay
HASTC-Index đã giảm 218,43 điểm, tương đương với mức giảm 67,5% (phiên 28/12/2007
HASTC-Index chốt năm ở mức 323,55 điểm).
Nguyên nhân sự sụp giảm của thị trường :
Lạm phát ở mức 2 con số đe dọa sự phát triển của nền kinh tế, trong khi đó cácthành phần
kinh tế từ ngân hàng, doanh nghiệp cho tới các nhà đầu tư đều rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt
.Trong những tháng đầu năm lạm phát đã tăng đột biến mà nguyênnhân chủ yếu do giá dầu, giá
vàng, giá lương thực thế giới tăng cao. Sự lo ngại về khảnăng thanh khoản và rủi ro từ hệ thống
ngân hàng đã tạo áp lực đến TTCK.
Tính thanh khoản của các cổ phiếu thấp.
Thị trường tiền tệ nóng lên; lãi suất của hệ thống ngân hàng tăng cao; Ngân hàng Nhà
nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt.
TTCK Thế giới khi mà những ngày đầu năm 2008 hàng loạt các sàn chứng khoán hàng
đầu Thế giới đã phải đối đầu với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tài chính của những nền kinh tế
hàng đầu Thế giới như Mỹ, Nhật…
=>Vì vậy, tâm lý tích trữ vàng và USD của các nhà đầu tư trở nên phổ biến
Giai đoạn 7 : Thị trường 5 tháng đầu năm 2009
Tháng 1/2009 VN-INDEX giao động trong khoảng 300 điểm và chiều hướng giảm vào
tháng 2 và tháng 3 dao động ở mức dưới 250 điểm, duy trì dưới 300 điểm vào đầu tháng 4, vào
giữ tháng 4 Vn-Index có chiều hướng tăng và dao động 350 điểm,đến cuối tháng 5, vượt qua
400 điểm vào ngày 19/5/2009 và tiếp tục tăng vào cuối tháng.
Nguyên nhân phục hồi của VN- index
Dấu hiệu lạc quan thể hiện rõ trong nhiều báo cáo của các CTCK khi thay đổi quan điểm
về một đợt tăng giá dài hạn đã đến. Tâm lý lạc quan bao trùm toàn bộ thị trường khi các thông
tin tích cực từ kinh tế được công bố. Cụ thể, các chỉ số vừa công bố cho thấy, một số ngành
đang phục hồi trở lại như ngành giấy, thép, xây dựng... Kết quả kinh doanh tháng 4 của các
công ty niêm yết được công bố cũng có kết quả khá lạc quan so với những diễn biến quý
I/2009, thậm chí các công ty chứng khoán, lợi nhuận trong tháng 4 lớn hơn cả quý I/2009 do thị
trường liên tục giao dịch trên 2.000 tỷ/phiên
14
Bảng: Số lượng công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – Tháng 5-2009
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tháng 5-
2009
Số công ty niêm yết 5 10 20 22 26 41 193 250 303 362
HOSE 5 10 20 22 26 32 106 138 156 166
HaSTC 9 87 112 147 196
0
50
100
150
200
250
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tháng
5-2009
HOSE
HaSTC
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện sự lớn mạnh của thị trường HOSE và HaSTC
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của TTCK Việt Nam
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gồm có : Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Các ủy
viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; các ủy viên kiêm nhiệm do Thủ tướng
Chính phủ quyết định. Các ủy viên kiêm nhiệm làm việc theo Quy chế hoạt động của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước. Bộ máy giúp việc Chủ tịch UBCKNN: Ban Phát triển thị trường
chứng khoán; Ban Quản lý phát hành chứng khoán; Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán;Ban
Hợp tác quốc tế;Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kế hoạch - Tài chính;Ban Pháp chế;Thanh tra;Văn
phòng (3)
2.1.3 Tồn tại và nguyên nhân của TTCK Việt Nam
¾ Tâm lý đám đông ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán:
Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn hơn 80% số nhà đầu tư và ngày càng nhiều nhàđầu tư
nước ngoài (gồm nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân) quan tâm đầu tư vào TTCK
nước ta còn nhiều.
Trong những năm gần đây, kể từ năm 2006 khi thị trường chứng khoán khởi sắc thì tình
trạng tâm lý đầu tư theo “đám đông” của hầu hết các nhà đầu tư kể cả người có kiến thức , hiểu
biết và những người mua bán theo phong trào.Phần lớn các nhà đầu tư đều xem thông tin dự
báo là kênh thông tin quan trọng để quyết định đầu tư. Gần đây, các dự báo thông tin nhiều và
3
Xem sơ đồ tại phụ lục 10
15
không chính xác làm cho nhà đầu tư giảm bớt lòng tin với các dự báo.
TTCK Việt Nam thường đi ngược với quy luật chẳng hạn như: với quá nhiều thông tin xấu
thì thị trường lại giảm giá sâu như chỉ tiêu nên kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm được công bố với
chiều hướng tích cực như công nghiệp tăng trưởng khá, nhập siêu giảm,....rồi giá xăng giảm,
nhưng giá chứng khoán giảm mạnh, giảm 6 phiên với tổng số điểm 82 điểm. Điều đáng nói là
cung chứng khoán tăng mạnh lại chính là các nhà đầu tư nước ngoài, hay các công ty niêm yết
bổ sung, cổ đông nội bộ và các nhà đầu tư khác trên thị trường.
Thêm vào đó , tính trong chờ vào sự can thiệp của nhà nước như tăng giảm biên độ giao
dịch, việc mua vào của công ty quản lý vốn nhà nước, việc cầm cố hay giải chấp cầm cố cổ
phiếu...Đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân chủ yếu đầu tư theo phong trào.
¾ Hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đi vào ổn định.
Các nhà đầu tư trên thị trường hầu hết là nhà đầu tư cá nhân, chính sự kém trong nhận thức
về đầu tư có thể làm cho những hoạt động lừa đảo về chứng khoán diễn ra, làm mức độ rủi ro
của nhà đầu tư tăng lên, dễ làm kì vọng của nhà đầu tư bị sụp đỗ.Các nhà quản lý chứng khoán
chưa xây dựng được TTCK minh bạch và lành mạnh trong công chúng.
¾ Thị trường chứng khoán chịu sự tác động lớn của sự điều tiết Chính phủ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên sự can thiệp từ chính phủ để giúp thị
trường hoạt động một cách ổn định. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng có những
mặt hạn chế. Các chính sách và sự điều hành của nhà nước trong thời gian qua còn xuất hiện
nhiều điểm thiếu nhất quán và đồng bộ như việc xiết chặt cho vay chứng khoán giúp tăng tính
an toàn tín dụng là cần thiết nhưng lại thiếu các chính sách huy động các nguồn vốn nhàn rỗ
trong nhân dân tham gia vào thị trường chứng khoán. Hoặc chính sách thuế thu nhập cá nhân
chỉ luôn chú trọng đến điều tiết thu nhập cá nhân mà quên vai trò đòn bẩy kinh tế, do đó không
phân biệt tầm quan trọng khác nhau giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ quan trong là chuyển đổi cơ
chế sở hữu và quản lý theo hình thức công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả kinh tế. Còn việc
bán cổ phần để thu tiền về cho ngân sách nhà nước tuy cần thiết nhưng không nhất thiết phải
thu ngay một lượng lớn. Do đó, nếu việc IPO chỉ bán một phần nhỏ ( dưới 10%) và có thể tiến
hành nhiều lần trong 3 – 5 năm thì nguồn cung cũng không tăng đột biến và nhiệm vụ chuyển
đổi doanh nghiệp vẫn hoàn thành.
Do vậy nhà nước cần nới lỏng đầu chính sách hành chính can thiệp trực tiếp vào thị
trường, thêm vào đó cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát nhà nước như : hoàn
thiện cung pháp lý, nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động
chứng khoán để khuyến khích thị trường phát triển.
16
¾ Hạ tầng kỷ thuật của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đáp ứng được
TTCK
Hệ thống giao dịch vẫn còn nhiều hạn chế như chưa cho phép truyền lệnh trực tiếp từ công
ty chứng khoán đến máy chủ, chưa hỗ trợ các loại lệnh thị trường cũng như giao dịch khớp
lệnh liên tục. Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ, giám sát hiện đang
sử dụng do nhiều Công ty phần mềm khác nhau phát triển nên tính tương thích chưa cao, chưa
có hệ thống dự phòng đối với đường truyền thông tin, cơ sở dữ liệu, hệ thống máy chủ.
Tính bảo mật của hệ thống mới chỉ dừng ở mức kiểm soát vào và ra, chưa phát hiện thông
tin rò rỉ phục vụ giám sát thị trường. Thị trường chưa có hệ thống công bố thông tin điện tử nên
tốc độ và phạm vi truyền tải thông tin đến nhà đầu tư còn hạn chế, sai sót và rò rỉ trong quá
trình xử lý thông tin qua nhiều khâu vẫn chưa được khắc phục triệt để, ảnh hưởng đến lòng tin
của nhà đầu tư và tạo kẽ hở cho hành vi thao túng thị trường.Hiện nay, sàn mở giao dịch trực
tuyến qua internet, nhưng số người sử dụng ít vì đa số chưa tin vào tính bảo mật và an toàn của
hệ thống này.
Sự kết nối thông tin không chỉ là yêu cầu của các sàn giao dịch trong nước mà còn là yêu
cầu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ra thị trường tài chính quốc tế. Do đó, sự hạn
chế của kết cấu hạ tầng thông tin là một thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính Châu Á và thế giới
2.2 Thực trạng sử dụng quyền chọn Việt Nam hiện nay
2.2.1 Giao dịch quyền chọn tiền tệ
Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam : giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan
đến đồng Việt Nam). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm Tổ chức tín dụng
cho phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức
tín dụng được phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa
là 10% so với vốn tự có. Thêm vào đó, các tổ chức tín dụng được phép không được mua quyền
chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho
các đối tượng này mà thôi.
Giao dịch Option ngoại tệ bắt đầu được triển khai thí điểm từ tháng 10/2005 tại
Vietcombank, VIB, NHTMCP XNK – Eximbank, chi nhánh Ngân hàng Citibank. Đến tháng
12/2005 các Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV),Techcombank, Ngân hàng Quân
đội, ACB và NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng được triển khai nghiệp
vụ này. Hiện nay các ngoại tệ được sử dụng nhiều trong giao dịch quyền chọn là USD, EUR,
GBP, JPY, AUD, CHF... Tại các NHTM , quy mô tối thiểu của giao dịch ngoại tệ là 100.000
USD hoặc tương đương. Thời hạn hợp đồng là sự thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng được
17
phép với khách hàng của mình.
Hiện nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở
doanh số giao dịch thấp. Những nguyên nhân chính là :
¾ Khách hàng chủ yếu của giao dịch hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. tỉ trọng thanh toán bằng USD chiếm 80% kim ngạch xuất nhập khẩu, 20%là
các ngoại tệ khác. Trong những năm trở lại đây, tỉ giá USD so với tiền đồng khá ổn
định, các DN đều chọn USD làm đồng tiền thanh toán quốc tế. Khi DN nhập khẩu thiết
bị, vật tư trả chậm, việc thanh toán thường kéo dài nhiều năm, nhưng mua options ngoại
tệ thời gian giới hạn rất ngắn nên DN rất khó thực hiện.
¾ Do chính sách tài chính quy định chưa đầy đủ nên khoản phí quyền chọn này DN rất
khó hạch toán.
¾ Thêm vào đó, các doanh nghiệp chưa có thói quen hay chưa quan tâm đến việc phòng
chống rủi ro tỷ giá và việc hiểu biết các công cụ phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế.
Mức phí giao dịch quyền chọn rất cao: theo bảng giá tại ngân hàng Eximbank, với thời gian
hợp đồng trong vòng một tháng, nếu thực hiện quyền mua Euro (thanh toán bằng USD) thì
phí phải trả là 1,4%, còn quyền bán Euro là 1.42% nghĩa là nếu doanh nghiệp mua một hợp
đồng trị giá 1 triệu Euro thì mất phí là 14.000USD.
Vì vậy, nên giao dịch quyền chọn được ít các doanh nghiệp lựa chọn.
Về phía ngân hàng : do hợp đồng quyền chọn rất ít nên ngân hàng sẽ tìm mua một option
đối ứng từ một khách hàng khác hoặc từ một ngân hàng để phòng ngừa rủi ro cho chính mình
theo mức tỷ giá và phí option lợi thế hơn so với mức tỷ giá và phí bán option cho khách hàng
ban đầu. Nên khoảng lợi nhuận thu được từ giao dịch này rất ít.
2.2.2 Giao dịch quyền chọn vàng
Trong thời gian gần đây, giá vàng liên tục biến động khiến các DN kinh doanh vàng bạc đá
quý mới thực sự quan tâm. Các ngân hàng thương mai để đưa ra thị trường sản phẩm Options
Vàng phục vụ khách hàng. Ngân hàng tích cực triển khai sớm nhất quyền chọn vàng là ngân
hàng ACB, tiếp đến là Techcombank, VIB Bank, Sacombank
Hiện nay, mỗi ngân hàng cung cấp quyền chọn vàng đều có quy định cụ thể và riêng biệt
cho sản phẩm của mình chẳng hạn như quy định loại vàng giao dịch; đồng tiền giao dịch; thời
gian giao dịch cũng như quy mô giao dịch tối thiểu của mỗi hợp đồng quyền chọn…
Hiện nay khách hàng giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng chủ yếu là các doanh
nghiệp kinh doanh vàng để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động nhập vàng hoặc mua bán vàng của
mình trên thị trường là chính nhưng có kết hợp với việc tìm kiếm cơ hội sinh lợi bằng sự am
hiểu nhất định của mình về tình hình thị trường vàng thế giới và trong nước cũng như khả
năng phân tích, dự đoán về biến động giá vàng tương lai. Bên cạnh đó, khách hàng thì gặp khó
khăn trong việc hạch toán kế toán vì chưa có hướng dẫn cụ thể đối với phí quyền chọn, chưa
18
hiểu về quyền chọn nên còn e ngại, chưa có kinh nghiệm sử dụng….
Về phía ngân hàng : quy mô hợp đồng chưa thích hợp, vì khi bán nghiệp vụ này ngân hàng
phải mua đối ứng lại với ngân hàng nước ngoài và điều kiện của ngân hàng nước ngoài nên phí
quyền chọn rất cao. Thêm vào đó, việc phổ biến, tuyên truyền cho sản phẩm quyền chọn vàng
chưa được tích cực.
2.2.1 Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
¾ Việc phát triển các công cụ tài chính phái sinh, Nhà nước đã ban hành và cải cách
nhiều chính sách để phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước.
Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ
báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên
báocáo tài chính đối với các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm.
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc Ban
hành Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành trong đó có phần ghi nhận nghiệp vụmua/bán
công cụ phái sinh của các doanh nghiệp thì sẽ được ghi nhận như thế nào ….
¾ Đa dạng hóa các sản phẩm trong thị trường tài chính, ngày càng thu hút được nhiều
nhà đầu tư nước ngoài, cơ hội để học hỏi kinh nghiệm để phát triển thị trường chứng
khoán và quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam
¾ Cơ hội nền kinh tế Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nhiều hơn từ nền kinh tế thế
giới. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước đang thực
hiện cổ phần hóa, nên rủi ro về lãi suất, tỷ giá là rất lớn. Vì vậy, cơ hội để phát triển các sản
phẩm tài chính mới là rất cần thiết.
Khó khăn :
¾ Về vấn đề nhận thức, về sự hiểu biết từ phía khách hàng trong việc sửdụng các quyền
chọn. Vì khách hàng thiếu kiến thức và thông tin về sản phẩm mà các ngân hàng cung cấp;
thêm vào đó với tâm lý e ngại của khách hàng đối với sản phẩm mới, khách hàng chưa chủ
động trong việc tìm hiểu về sản phẩm quyền chọn.
¾ Hợp đồng quyền chọn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Điển hình là giao dịch quyền chọn ngoại tệ, các doanh nghiệp vì trả chậm trong việc
nhập các thiết bị nên thời gian dài khoảng vài năm, trong khi quyền chọn thời hạn ngắn trong
vài tháng. Đối với nghiệp vụ Option giá vàng, mức quy định giao dịch tối thiếu cũng cao. Đối
với thể nhân tối thiếu là 100 lượng vàng và pháp nhân tốt thiểu là 1 nghìn lượng vàng là quá
cao. Ngoài ra, khách hàng chỉ được quyền bán quyền chọn mua mà không được bán quyền
chọn bán.
19
¾ Ngân hàng xác định mức phí quyền chọn cao
Các ngân hàng hiện nay đều phải mua lại phía đối tác từ các ngân hàng nước ngoài các hợp
đồng quyền chọn nên về phía Ngân hàng, cũng để phòng rủi ro cho mình nên xác định mức phí
còn khá cao khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình.
¾ Nhà nước chưa hoàn thiện khung thể chế, pháp lý cho các công cụ option.
Điển hình là việc hoạch toán phí quyền chọn của các doanh nghiệp chưa được quy định cụ
thể. Cơ sở pháp lý về giao dịch quyền chọn chưa đầy đủ. Khi thu phí option ngân hàng phải
chịu khoản VAT là 10%, nhưng khi mua quyền chọn đối ứng từ ngân hàng nước ngoài thì
không được trừ đi khoản phí này, nên ngân hàng xem như bị lỗ khoản này. Lý do này cũng
khiến cho phí quyền chọn trở nên cao hơn.
¾ Khả năng triển khai ứng dụng công cụ quyền chọn còn yếu
Hầu hết các ngân hàng chưa dám triển khai mạnh áp dụng các công cụ này , một phần là do
trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngâ._.i trên sàn giao dịch nhận mức giá tốt nhất
-Lệnh giới hạn là dạng lệnh quy định cụ thể mức giá cao nhất có thể trả để mua hoặc mức
giá thấp nhất có thể chấp nhận bán. Các lệnh giới hạn có thể có giá trị cho đến khi bị hủy hoặc
có giá trị trong ngày.
-Lệnh có giá trị cho đến khi bị hủy ( good-till canceled) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến
khi bị hủy bỏ
-Lệnh có giá trị trong ngày (day order ) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến khi hết thời gian
giao dịch trong ngày
-Lệnh dừng (stop order ) là dạng lệnh cho phép nhà đầu tư nắm giữ một quyền chọn riêng
biệt ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại. nếu giá trị thị trường giảm xuống đến mức giá đã quy
định, nhười môi giới được chỉ thị bán quyền chọn ở mức giá tốt nhất hiện có
-Lệnh tất cả hoặc không ( all or none order ) là lệnh cho phép người môi giới thực hiện
một phần lệnh với giá này và phần còn lại giá khác
-Lệnh tất cả hoặc không, cùng giá ( all or none, same price order ) là dạng lệnh yêu cầu
người môi giới hoặc là thực hiện lệnh toàn bộ với cùng 1 múc giá hoặc không thực hiện lệnh.
Mọi giao dịch thành công trên sàn đều được thông báo đến công ty thanh toán bù trừ trên
quyền chọn ( Option Clearing Corporation – OCC ). Việc thanh toán và thực hiện hợp đồng
cũng phải thông qua công ty thanh toán bù trừ trên tài khoản giao dịch của khách hàng. Nếu
một trong 2 bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện chuyển giao hoặc thanh toán thì sẽ bị công ty xử lý
theo Luật chứng khoán và các quy định của Cục dự trữ liên bang.
Cơ chế giám sát
Ngành kinh doanh quyền chọn trên sàn gaio dịch ở Mỹ được quản lý theo nhiều cấp độ.
Mặc dù các quy định của liên bang và từng bang giữ vai trò lớn nhất, ngành kinh doanh này
cũng tư quản lý thông qua các quy tắc và chuẩn mực đươc thiết lập bởi các sàn giao dịch và
công ty thanh toán bù trừ trên quyền chọn (OCC ).
SEC là cơ quan quản lý chính của thị trường quyền chọn ở Mỹ. SEC là một tổ chức liên
bang được thành lập vào năm 1934 để giám sát việc kinh doanh chứng khoán, bao gồm cổ
phiếu, trái phiếu, quyền chọn, quỹ đầu tư. Mục tiêu chung của SEC là đảm bảo công khai, đầy
đủ các thông tin thích đáng về các khoản đầu tư được chào bán rộng rãi ra công chúng. SEC có
quyền thiết lập một số quy định, quy trình, và điều tra các vu vi phạm luật chứng khoán liên
bang. Nếu SEC thấy các vi phạm thì tổ chức này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ bắt buộc, đề nghị Bộ
Tư Pháp thụ lý vụ việc hoặc tự áp đặt 1 số hình phạt. Quyền quản lý của mỗi bang có thể mở
rộng đến từng gia dịch chứng khoán hoặc quyền chọn diễn ra trong pham vi bang đó. Các bang
có giao dich quyền chọn quan trọng như Illinois và New York đã chủ động thực thi luật riêng
của mình về quy tắc của các giao dịch được tiến hành trong bang
Các bộ phận để giám sát hoạt động trên sàn giao dịch bao gồm:
¾ Bộ phân giám sát thị trường : có chức năng đảm bảo tính tuân thủ luật pháp và các nguyên
tắc của việc giao dịch.
¾ Bộ phận kiểm tra : có chức năng kiểm tra, thanh tra, theo dõi các hiện tượng vi phạm về tư
cách hoạt động, các giao dịch bất thường của các thành viên theo quy định của ủy ban chứng
khoán và Cục dự trữ liên bang. Các nhân viên giám sát có thể mở các cuộc thanh tra các thành
viên hoặc cá nhân vi phạm căn cứ vào các nguồn thông tin đáng tin cậy. kết luận của ban thanh
tra sẽ được đệ trình đến ủy ban quản lý kinh doanh chứng khoán để cơ quan này ra quyết định
xử lý theo các hình thức : cảnh cáo, phạt, giới hạn chức năng hoạt động hoặc thậm chí đình chỉ
hoạt động của các thành viên trên sàn.
PHỤ LỤC 4:Tổ chức thanh toán giao dịch của sàn TSE
Tổ chức sàn giao dịch TSE
Cơ cấu tổ chức điều hành của sàn giao dịch chứng khoán ToKyO cũng đồng thời là cơ cấu
tổ chức điều hành của sàn giao dịch các hợp đống quyền chọn và hợp đống tương lai.
Cơ cấu tổ chức của TSE Group được tổ chức dưới hình thức một công ty với hệ thống các
ủy ban để tách bạch giữa quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý và thực hiện các chức
năng. Đặc biệt các ban gồm các giám đốc từ bên ngoài được thành lập với các chức năng giám
sát và chức năng thực hiện kinh daonh tách biệt,bao gồm:
- Ban điều hành : ban điều hành chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động giao
dịch,gồm 16 thành viên, trong đó 11 thành viên được chỉ định từ bên ngoài công ty để tăng
cường tính minh bạch và khách quan cho công tác điều hành,mở rộng việc giám sát các giao
dịch thực hiện một cách đầy đủ. Trong 11 thành viên bên ngoài đó, có 5 người từ các công ty
niêm yết trên TSE, 2 người là chuyên gia pháp luật, 2 người có chứng chỉ kiểm toán công cộng,
1 người là phóng viên độc lập và 1 người là nhân viên chính thức của ngân hàng trung tâm.
- Ban bổ nhiệm : quyết định các hồ sơ gửi ccho đại hội cổ đông thường niên về mặt bầu
cử, bổ nhiệm và bãi nhiệm các giám đốc.
- Ban kiểm soát : bao gồm 4 giam đốc, 3 trong số họ là từ bên ngoài với 1 người từ
ngân hàng trung ương,1 người là luật sư, 1 người là kiểm toán công chúng. Dựa trên kế hoạch
kiểm toán và nhiệm vu được phân công, ban kiểm toán thực hiện giám sát và điều chỉnh nội bộ
cho các trường hợp hoạt động khác trên cơ sở phối hợp thống nhất và đồng bộ với các nhân
viên kiểm toán của phòng kiểm toán nội bộ hoặc cùa các công ty con khác
- Ban bồi thường : bao gồm 3 giam đốc, 2 trong số họ là ở ngoài công ty. Ban bồi
thường xác định trách nhiệm bồi thường của mỗi giám đốc và người điều hành.
- Kiểm toán nội bộ : kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra và ngăn ngừa các hành vi
giao dịch vi phạm nguyên tắc và điều lệ của sàn giao dịch. Kiểm toán nội bộ do chủ tịch và
Tổng giám đốc điều hành quản lý trực tiếp.
- Ban tư vấn : chịu trách nhiệm tham mưu và tư vấn cho các quyết định và phương thức
quản lý điều hành cùa ban giám đốc. Ủy ban tư vấn bao gồm Ủy ban cấu trúc thị trường, Ùy
ban điều lệ và Ủy Ban kỷ luật.
Cơ chế giao dịch
TSE có hai kỳ giao dịch mỗi ngày, kỳ giao dịch buổi sáng từ 9h tới 11h và kỳ giao dịch
buổi chiều từ 12h30 đến 15h. Các giao dịch đầu tiên của mỗi kỳ được thực hiện trong suốt thời
gian đấu giá mở cửa lúc đầu của mỗi kỳ, và giao dịch cuối cùng trong suốt thời gian đấu giá
đóng cửa lúc cuối mỗi kỳ, vì vậy có 2 kỳ khớp lệnh cho giá mở cửa và đóng cửa mỗi ngày. Tất
cả các giao dịch khác ât3 ra trong suốt các kỳ giao dịch là khớp lệnh liên tục.
Các lệnh của người tham gia giao dịch được chấp nhận và đăng ký sớm hơn so với thời
gian bắt đầu các kỳ giao dịch, như với kỳ giao dịch buổi sáng thời gian nhân lệnh từ 8h đến
11h, và kỳ giao dịch buổi chiều từ 12h30 đến 15h.
Cơ bản có hai loại lệnh được áp dụng tại TSE là lệnh giới hạn và lệnh thị trường. quy trình
thanh toán để kiểm tra tiền và chứng khoán giữa người mua và người bán ở TSE là T+3, TSE
đóng vai trò là trung tâm bù trừ , vì vậy tiền và cổ phiếu sẽ được chuyển giao giữa các công ty
chứng khoán thành viên và TSE.
Hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên sàn giao dịch TSE thong qua các thành viên giao
dịch tổng hợp( General trading Participant). Tất cả các lệnh và tiến trình sẽ được thực hiện tự
động
Hợp đồng quyền chọn trên TSE là dạng hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu. Nó chỉ
cho phép người nắm giữ thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn. khách hang muốn
giao dịch hợp đồng quyền chọn trên TSE phải mở một tài khoản tại các công ty chứng khoán
thành viên để thực hiện thanh toán. Sau khi nhân viên mô giới mở thong báo giao dịch, TSE sẽ
chỉ định nhân viên mô giới thực hiện giao dịch quyền chọn. nếu không có khách hang nào có
lệnh tương đương thì TSE phải thực hiện giao dịch đó.
Cơ chế giám sát;
Tại Nhật Bản năm 1992 Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch chưng khoán
(Exchange Surveillance Commission - ESC) được thành lập và năm 1998 đã đổi tên là
Financial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra xử lý các giao
dịch gian lận trên thị trường chứng khoán. Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán
chung do Bộ Tài Chính Nhật đảm nhiệm.
PHỤ LỤC 5 :Tổ chức thanh toán giao dịch của sàn Euronex NY
Tổ chức của sàn Euronex N.V
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Euronex N.V về cơ bản bao gồm Ủy ban giam sát , Ủy ban
quản lý và Ủy ban điều hành:
Ủy ban giam sát : đóng vai trò ất quan trọng trong hệ thống tổ chức và quản lý của sàn giao
dịch. Chức năng của Ủy ban giam sát là việc kiểm tra và giam sát nhằm đảm bảo việc thực hiện
những thủ tục theo đúng quy tắc,quản lý rủi ro,giải trình cho những nhà đầu tư.
Ủy ban quản lý : là một tập thể chịu trách nhiệm quản lý sàn giao dịch và được giám sát bởi
Ủy ban giam sát. Ủy ban quản lý đáp ứng những chiến lược được đề ra của sàn giao dịch, đống
thời đặt ra những tiêu chuẩn và thi hành những quyết định liên quan tới quản lý. Chủ tịch Ủy
ban quản lý báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban giam sát theo định kỳ.
Ủy ban điều hành : là một tập thể chịu trách nhiệm điều hành sàn giao dịch, chịu giám sát và
quản lý bởi Ủy ban giam sát và Ủy ban quản lý. Ủy ban điều hành bao gồm Chủ tịch Ủy ban
điều hành, các thành viên của Ủy ban điều hành, các phòng ban có liên quan tới tài chính ,pháp
luật, nhân sự và thông tin.
Quy trình giao dịch
Việc tham gia mua bán đặt lệnh trên LIFFE CONNECT® thông qua một phần mềm
giao dịch ( hệ thống đầu – cuối) để đi vào sổ lệnh trung tâm LIFFE CONNECT®. Khi nhận
được lệnh, phần mềm hệ thống LIFFE CONNECT® sẽ tìm kiếm lệnh tương ứng trong sổ lệnh
trung tâm và tuỳ thuộc vào các tiêu chuẩn quy định về giá, khối lượng … theo quy định mà hợp
đồng sẽ được giao dịch.. Người giao dịch có thể sửa lệnh và huỷ lệnh bất cứ lúc nào, hoặc huỷ
lệnh từng phần hoặc huỷ toàn bộ
LCH.Clearnet: là một trung tâm thanh toán cho tất cả các giao dịch trên Euronext.liffe,
có vai trò chủ yếu như là một trung tâm bù trừ các giao dịch được thực hiện trên thị trường
quyền chọn.
Thanh toán và công bố thông tin giao dịch: Sau khi giao dịch được thực hiện trên
LIFFE CONNECT®, thông tin chi tiết của giao dịch sẽ được cung cấp cho hệ thống đăng ký
giao dịch
Dịch vụ thị trường của Euronext.liffe - ELMS: là một dịch vụ của thị trường chứng khoán để
đảm bảo rằng thị trường luôn được công bằng, hiệu quả và các quy định giao dịch, các quy
trình được tuân thủ, thực thi đúng đắn
PHỤ LỤC 6 : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT (Dành cho các nhân viên chứng khoán, chuyên
viên chứng khoán tại các công ty chứng khoán )
Kính gửi các anh chị nhân viên chứng khoán, chuyên viên chứng khoán, chúng tôi nhóm
sinh viên nghiên cứu khoa học trực thuộc khoa Quản Trị Kinh Doanh-Trường Đại Học Kinh Tế
TP Hồ Chí Minh đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược quyền chọn trong
hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, muốn khảo sát để lấy số liệu
phục vụ cho nghiên cứu. Rất mong được sự hợp tác của anh chị
Điều tra nhu cầu sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán
Mục đích nghiên cứu : thu thập thông tin chi tiết về nhu cầu và khó khăn trong việc sử dụng
giao dịch quyền chọn chứng khoán và khả năng phát triển của giao dịch quyền chọn tại các
công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu : các công ty chứng khoán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng phỏng vấn : Phiếu điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn chứng khoán để khảo sát
các nhân viên chứng khoán tại các công ty chứng khoán.
Cam kết bảo mật : dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra này chỉ để sử dụng cho nghiên cứu và tham
khảo trong phạm vi đề tài. Chúng tôi cam kết sẽ bảo đảm bí mật mọi thông tin có liên quan đến
đối tượng phỏng vấn.
Cách trả lời câu hỏi : để trả lời các câu hỏi này, quý vị chỉ cần đánh dấu vào các nội dung mà
quý vị cho là thích hợp nhất. Trong trường hợp một số câu để trống quý vị vui lòng điền thêm
thông tin hoặc ý kiến của mình.
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Quý vị vui lòng cho biết chức vụ hiện tại của quý vị tại công ty chứng khoán
Thành viên ban giám đốc
Trưởng phó phòng ban
Chuyên viên chứng khoán
Nhân viên phân tích kỷ thuật
Khác
2. Quý vị vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với biến động giá chúng khoán trong thời gian
gần đây
A. Rất không quan tâm
B. Không quan tâm
C. Bình thường
D. Quan tâm
E. Rất quan tâm
3. Quý vị quan tâm như thế nào đới với rủi ro phát sinh do có sự biến động thất thường của giá
chứng khoán trong thời gian gần đây
A. Rất không quan tâm
B. Không quan tâm
C. Bình thường
D. Quan tâm
E. Rất quan tâm
4. Quý vị cho biết hiện nay công ty chứng khoán của quí vị đã cung cấp các giao dịch bảo
hiểm rủi ro phát sinh do biến động giá chứng khoán nào?
A. Chưa cung cấp
B. Đã cung cấp
5. Quý vị cho biết ý kiến về mức độ sử dụng của khách hàng đối với giao dịch quyền chọn
trong tương lai như thế nào?
A. Rất không thường xuyên
B. Không thường xuyên
C. Bình thường
D. Thường xuyên
E. Rất thường xuyên
6. Theo quý vị việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán sẽ gặp những thuận lợi gì ?
A. Sức cầu về đầu tư chứng khoán cao
B. Tiềm năng phát triển thị trường thị trường chứng khoán
C. Kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ và vàng.
D. Chính phủ khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm.
E. Ý kiến khác
7. Theo quí vị, việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán sẽ gặp những khó khăn nào ?
A. Kiến thức của khách hàng về giao dịch quyền chọn còn hạn chế
B. Chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này
C. Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ
D. Chính sách thuế chưa khuyến khích các nhà đầu tư
E. Ý kiến khác
8. Quý vị cho biết việc quảng bá giao dịch quyền chọn chứng khoán theo kênh thông tin nào để
đạt hiệu quả cao nhất
A. Báo và tạp chí, Truyền hình
B. Hội thảo khoa học
C. Mạng internet
D. Brochure giới thiệu sản phẩm của công ty
E. Giới thiệu trực tiếp đến khách hàng
9. Quý vị cho biết kế hoạch phổ cập kiến thức quyền chọn chứng khoán cho khách hàng nào
đạt hiệu quả cao nhất
A. Bài viết trên báo và tạp chí phổ thông
B. Bài viết trên báo và tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng
C. Công ty chứng khoán mở các chuyên đề tìm hiểu
D. Chuyên mục giới thiệu sản phầm trên truyền hình
E. Khác ……………………………………….
10. Quý vị cho biết mức phí quyền chọn nên được tính theo cách nào
A. Tính theo tỷ lệ dựa trên giá trị hợp đồng.
B. Tính theo số tiền trên mỗi cổ phiếu
11. Quý vị cho biết cơ cấu tổ chức giao dịch quyền chọn theo phương án nào là hiệu quả, đối
với thị trường Việt Nam
A. Sàn giao dịch quyền chọn nên tách biệt với sàn giao dịch hiện tại.
B. Sàn giao dịch quyền chọn nên kết hợp chung với sàn giao dịch hiện tại
12. Theo quý vị, thị trường chứng khoán Việt Nam nên áp dụng giao dịch quyền chọn kiểu gì?
A. Quyền chọn kiểu Châu Âu
B. Quyền chọn kiểu Mỹ.
13. Quý vị đánh giá như thế nào về nhu cầu sử dụng giao dịch quyền chọn của khách hàng tại
các công ty chứng khoán ?
A. Hiện nay chưa có nhu cầu
B. Đã có nhu cầu nhưng không nhiều
C. Có nhu cầu ở mức trung bình
D. Có nhu cầu sử dụng nhiều
14. Quí vị đánh giá như thế nào về khả năng phát triển giao dịch quyền chọn chứng khoán tại
Việt Nam
A. Hiện nay chưa thể phát triển
B. Có thể phát triển thử nghiệm và điều chỉnh
C. Có thể phát triển ngay và không cần điều chỉnh
D. Ý kiến khác : ..........................................................................................
15. Theo quý vị, việc áp dụng giao dịch quyền chọn trong thời gian tới đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam là một việc làm :
A. Tính khả thi cao.
B. Không khả thi
Xin chân thành cảm ơn.
Kết quả khảo sát sau khi xử lý bằng SPSS
CAU 1
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Truong pho
phong ban 5 11.9 11.9 11.9
Chuyen vien
chung khoan 14 33.3 33.3 45.2
Nhân viên phân
tích ky thuat 12 28.6 28.6 73.8
Khác 11 26.2 26.2 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Khác
Nhân viên phân tích
Chuyen vien chung kh
Truong pho phong ban
CAU 2
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Quan tam 15 35.7 35.7 35.7
Rat qun
tam 27 64.3 64.3 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Rat qun tam
Quan tam
CAU 3
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Binh
thuong 1 2.4 2.4 2.4
Quan tam 15 35.7 35.7 38.1
Rat quan
tam 26 61.9 61.9 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Rat quan tam
Quan tam
Binh thuong
CAU 4
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Chua cung
cap 21 50.0 50.0 50.0
Da cung
cap 21 50.0 50.0 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Da cung cap
Chua cung cap
CAU 5
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Rat khong
thuong xuyen 8 19.0 19.0 19.0
Khong quan
tam 6 14.3 14.3 33.3
Binh thuong 7 16.7 16.7 50.0
Thuong xuyen 13 31.0 31.0 81.0
Rat thuong
xuyen 8 19.0 19.0 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Rat thuong xuyen
Thuong xuyen
Binh thuong
Khong quan tam
Rat khong thuong xuy
CAU 6
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Suc cau ve dau
tu chung khoan
cao
9 21.4 21.4 21.4
Tiem nang phat
trien thi truong
chung khoan
12 28.6 28.6 50.0
KInh nghiem
ung dung quyen
chon trong giao
dich vang va
ngoa
7 16.7 16.7 66.7
Chinh phu
khuyen khich da
dang hoa san
pham
8 19.0 19.0 85.7
Y kien khac 6 14.3 14.3 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Y kien khac
Chinh phu khuyen khi
KInh nghiem ung dung
Tiem nang phat trien
Suc cau ve dau tu ch
CAU 7
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
kien thuc khach
hang 13 31.0 31.0 31.0
chua co phap
luat dieu chinh 13 31.0 31.0 61.9
quy mo thi truong
con nho 5 11.9 11.9 73.8
chinh sach thue 5 11.9 11.9 85.7
y kien khac 6 14.3 14.3 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
y kien khac
chinh sach thue
quy mo thi truong co
chua co phap luat di
kien thuc khach hang
CAU 8
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Bao chi
truyen hinh 8 19.0 19.0 19.0
Hoi thao
khoa hoc 14 33.3 33.3 52.4
Mang
Internet 2 4.8 4.8 57.1
Brochure 7 16.7 16.7 73.8
gioi thieu truc
tiep 11 26.2 26.2 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
gioi thieu truc tiep
Brochure
Mang Internet
Hoi thao khoa hoc
Bao chi truyen hinh
CAU 9
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Bai viet tren
bao va tap chi
pho thong
7 16.7 16.7 16.7
Bai viet tren
bao va tap chi
chuyen nganh
9 21.4 21.4 38.1
CTCK mo cac
chuyen de tim
hieu
12 28.6 28.6 66.7
chuyen muc
gioi thieu san
pham tren
truyen hinh
7 16.7 16.7 83.3
y kien khac 7 16.7 16.7 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
y kien khac
chuyen muc gioi thie
CTCK mo cac chuyen d
Bai viet tren bao va
Bai viet tren bao va
CAU 10
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Tinh theo ty le
dua vao gia tri
hop dong
18 42.9 42.9 42.9
Tinh theo so
tien moi co
phieu
24 57.1 57.1 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Tinh theo so tien mo
Tinh theo ty le dua
CAU 11
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
san GDQC
tach biet voi
san GDCK
21 50.0 50.0 50.0
san GDQC
ket hop voi
san GDCK
21 50.0 50.0 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
san GDQC ket hop voi
san GDQC tach biet v
CAU 12
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
kieu Chau
Au 19 45.2 45.2 45.2
kieu My 23 54.8 54.8 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
kieu My
kieu Chau Au
CAU 13
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Hien nay chua co
nhu cau 10 23.8 23.8 23.8
Da co nhu cau
nhung chua can 12 28.6 28.6 52.4
Co nhu cau o
muc trung binh 11 26.2 26.2 78.6
Co nhu cau su
dung nhieu 9 21.4 21.4 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Co nhu cau su dung n
Co nhu cau o muc tru
Da co nhu cau nhung
Hien nay chua co nhu
CAU 14
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Hien nay chua
the phat trien 14 33.3 33.3 33.3
Co the phat trien
thu nghiem va
dieu chinh
14 33.3 33.3 66.7
Co the phat trien
ngay ma khong
can dieu chinh
12 28.6 28.6 95.2
y kien khac 2 4.8 4.8 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
y kien khac
Co the phat trien ng
Co the phat trien th
Hien nay chua the ph
CAU 15
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Tinh kha thi
cao 23 54.8 54.8 54.8
Khong kha
thi 19 45.2 45.2 100.0
Valid
Total 42 100.0 100.0
Khong kha thi
Tinh kha thi cao
PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT (dành cho các nhà đầu tư )
Kính gửi quý nhà đầu tư, chúng tôi nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học trực thuộc khoa
Quản Trị Kinh Doanh-Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh đang tiến hành nghiên cứu
đề tài “Xây dựng chiến lược quyền chọn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, muốn khảo sát để lấy số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Rất mong được sự
hợp tác của quý vị
Điều tra nhu cầu sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán
Mục đích nghiên cứu : thu thập thông tin chi tiết về nhu cầu và khó khăn trong việc sử dụng
giao dịch quyền chọn chứng khoán và khả năng phát triển của giao dịch quyền chọn tại các
công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu : các nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng phỏng vấn : Phiếu điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn chứng khoán để khảo sát
các nhân viên chứng khoán tại các công ty chứng khoán.
Cam kết bảo mật : dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra này chỉ để sử dụng cho nghiên cứu và tham
khảo trong phạm vi đề tài. Chúng tôi cam kết sẽ bảo đảm bí mật mọi thông tin có liên quan đến
đối tượng phỏng vấn.
Cách trả lời câu hỏi : để trả lời các câu hỏi này, quý vị chỉ cần đánh dấu vào các nội dung mà
quý vị cho là thích hợp nhất. Trong trường hợp một số câu để trống quý vị vui lòng điền thêm
thông tin hoặc ý kiến của mình.
Phiếu khảo sát
1. Quý vị vui lòng cho biết, quý vị là loại khách hàng nào của công ty chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư tổ chức
2. Quý vị quyết định đầu tư vào lĩnh vục nào, nếu quí vị đang có nguồn vốn nhàn rỗi
A. Đầu tư vào vàng
B. Đầu tư vào thị trường chứng khoán
C. Đầu tư vào ngoại tệ
D. Đầu tư vào bất động sản
E. Gửi ngân hàng
3. Quý vị vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với biến động giá chứng khoán trong thời gian
gần đây
A. Rất không quan tâm
B. Không quan tâm lắm
C. Không quan tâm
D. Quan tâm
E. Rất quan tâm
4. Quý vị quan tâm như thế nào đối với rủi ro phát sinh do sự biến động thất thường của thị
trường chứng khoán trong thời gian gần đây ?
A. Rất không quan tâm
B. Không quan tâm lắm
C. Không quan tâm
D. Quan tâm
E. Rất quan tâm
5. Quý vị quan tâm như thế nào nếu có một giao dịch nhằm “bảo hiểm” rủi ro cho chứng khoán
của mình ?
A. Rất không quan tâm
B. Không quan tâm lắm
C. Không quan tâm
D. Quan tâm
E. Rất quan tâm
6. Quý vị vui lòng cho biết mức độ quan tâm của quý vị về giao dịch quyền chọn chứng khoán.
A. Chưa từng nghe, đọc hay tìm hiểu .
B. Đã từng nghe nhưng không tìm hiểu.
C. Đã từng nghe và tìm hiểu.
7. Quí vị vui lòng cho biết sự quan tâm của mình đến lợi ích nào của giao dịch quyền chọn
chứng khoán
A. Bảo hiểm rủi ro cho các khoản phải trả hoặc phải thu bằng chứng khoán trong tương lai.
B. Đầu cơ trên sự biến động giá.
C. Đa dạng hóa cơ hội kinh doanh
D. Ý kiến khác ...............................................................................
8. Nếu có sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán tại công ty chứng khoán, quý vị vui lòng
cho biết ý kiến về mức độ thường xuyên sử dụng giao dịch quyền chọn của quý vị ?
A. Rất không thường xuyên
B. Không thường xuyên lắm
C. Không thường xuyên
D. Thường xuyên
E. Rất thường xuyên
9. Theo quý vị, việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán sẽ gặp những khó khăn nào
A. Kiến thức về giao dịch quyền chọn còn hạn chế.
B. Chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
C. Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ.
D. Chính sách thuế chưa khuyến khích các nhà đầu tư.
E. Ý kiến khác..............................................................
10. Quý vị vui lòng cho biết nhu cầu trang bị kiến thức quyền chọn chứng khoán hiện nay của
quý vị.
A. Hiện nay chưa có nhu cầu
B. Đã có nhu cầu nhưng không nhiều
C. Có nhu cầu ở mức trung bình
D. Có nhu cầu sử dụng nhiều
11. Quý vị vui lòng cho biết ý kiến về kênh thông tin nào nên được lựa chọn để phổ biến kiến
thức giao dịch quyền chọn chứng khoán.
A. Bài viết trên báo và tạp chí phổ thông
B. Bài viết trên báo và tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng
C. Công ty chứng khoán mở các chuyên đề tìm hiểu định kỳ.
D. Chuyên mục giới thiệu sản phầm trên truyền hình
E. Phát brochure giới thiệu sản phẩm
F. Ý kiến khác ............................................................
12. Theo quý vị, việc áp dụng giao dịch quyền chọn trong thời gian tới đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam là một việc làm :
A. Tính khả thi cao.
B. Không khả thi vì .......................................................................
Xin chân thành cảm ơn
DỮ LIỆU SPSS ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ SAU KHI KHẢO SÁT NHÀ ĐẦU TƯ
CAU1 : Quý vị vui lòng cho biết, quý vị là loại khách hàng nào của công ty chứng khoán
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Nha dau tu ca
nhan 100 100.0 100.0 100.0
(Vì lý do khách quan nên chúng tôi không thể tiếp xúc được với nhà đầu tư tổ chức)
CAU2:
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Dau tu vang 11 11.0 11.0 11.0
Dau tu vao
TTCK 68 68.0 68.0 79.0
Dau tu vao
ngoai te 6 6.0 6.0 85.0
Dau tu vao bat
dong san 7 7.0 7.0 92.0
Gui ngan hang 8 8.0 8.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
gui ngan hang
dau tu vao bat dong
dau tu vao ngoai te
dau tu vao thi truon
dau tu vang
CAU3 :
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Rat khong
quan tam 9 9.0 9.0 9.0
Khong quan
tam lam 5 5.0 5.0 14.0
Khong quan
tam 8 8.0 8.0 22.0
Quan tam 78 78.0 78.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
quan tam
khong quan tam
khong quan tam lam
rat khong quan tam
CAU4 :
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Valid Rat khong quan tam 1 1.0 1.0 1.0
Khong quan tam lam 4 4.0 4.0 5.0
Khong quan tam 15 15.0 15.0 20.0
Quan tam 36 36.0 36.0 56.0
Rat quan tam 44 44.0 44.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
rat quan tam
quan tam
khong quan tam
khong quan tam lam
rat khong quan tam
CAU5
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid 1 1.0 1.0 1.0
Rat khong quan tam 2 2.0 2.0 3.0
Khong quan tam lam 3 3.0 3.0 6.0
Khong quan tam 8 8.0 8.0 14.0
Quan tam 49 49.0 49.0 63.0
Rat quan tam 37 37.0 37.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
rat quan tam
quan tam
khong quan tam
khong quan tam lam
rat khong quan tam
CAU6
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Chua tung nghe doc
hay tim hieu 35 35.0 35.0 35.0
Da tung nghe nhung
khong tim hieu 47 47.0 47.0 82.0
Da tung nghe va tim
hieu 18 18.0 18.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
da tung nghe va tim
da tung nghe nhung k
chua tung nghe doc h
CAU7
Frequency Percent ValidPernt Cumulative
Valid Bao hiem rui ro cho cac khoan phai
tra hoac phai thu chung khoan 49 49.0 49.0 49.0
Dau co tren su bien dong gia
29 29.0 29.0 78.0
Da dang hoa co hoi kinh doanh
21 21.0 21.0 99.0
Y kien khac 1 1.0 1.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
y kien khac
da dang hoa co hoi k
dau co tren su bien
bao hiem rui ro cho
CAU8:
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Rat khong
thuong xuyen 6 6.0 6.0 6.0
khong thuong
xuyen lam 11 11.0 11.0 17.0
Khong thuong
xuyen 8 8.0 8.0 25.0
Thuong xuyen 33 33.0 33.0 58.0
Rat thuong
xuyen 42 42.0 42.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
rat thuong xuyen
thuong xuyen
khong thuong xuyen
khong thuong xuyen l
rat khong thuong xuy
CAU9 :
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Kien thuc ve
giao dich quyen
chon con han
che
32 32.0 32.0 32.0
Chua co he
thong phap luat
dieu chinh hoat
dong nay
27 27.0 27.0 59.0
Quy mo thi
chung khoan
con nho
25 25.0 25.0 84.0
Chinh sach thue
chua khuyen
khich cac nha
dau tu
16 16.0 16.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
chinh sach thue chua
quy mo thi chung kho
chua co he thong pha
kien thuc ve giao di
CAU10 :
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Hien nay chua co
nhu cau 30 30.0 30.0 30.0
Da co nhu cau
nhung khong
nhieu
33 33.0 33.0 63.0
Co nhu cau o
muc trung binh 21 21.0 21.0 84.0
Co nhu cau su
dung nhieu 16 16.0 16.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
co nhu cau su dung n
co nhu cau o muc tru
da co nhu cau nhung
hien nay chua co nhu
CAU11
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Bai viet tren
bao va tap chi
pho thong
26 26.0 26.0 26.0
Bai viet tren
bao va tap chi
chuyen nganh
tai chinh ngan
han
22 22.0 22.0 48.0
Cong ty chung
khoan mo cac
chuyen de tim
hieu dinh ki
20 20.0 20.0 68.0
Chuyen muc
gioi thieu san
pham tren
truyen hinh
16 16.0 16.0 84.0
Phat brochure
gioi thieu san
pham
16 16.0 16.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
phat brochure gioi t
chuyen muc gioi thie
cong ty chung khoan
bai viet tren bao va
bai viet tren bao va
CAU12
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
tinh kha thi
cao 58 58.0 58.0 58.0
khong kha
thi 42 42.0 42.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
khong kha thi
tinh kha thi cao
PHỤ LỤC 9 : Định nghĩa ITM và OTM
In-the-Money
Quyền chọn mua. Một quyền chọn mua được gọi là in-the-money khi giá
tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện.
Quyền chọn bán. Một quyền chọn bán được gọi là in-the-money khi giá tài
sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện.
Out-of-the-Money
Quyền chọn mua. Một quyền chọn mua là out-of-the-money nếu giá tài
sản cơ sở hiện tại thấp hơn giá thực hiện.
Quyền chọn bán. Một quyền chọn mua là out-of-the-money nếu giá ài
sản cơ sở hiện tại cao hơn giá thực hiện
PHỤ LỤC 10: Cơ cấu tổ chức và quản lý của TTCK Việt Nam
._.