Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Quỳnh hỒng - Quỳnh Phụ - Thái Bình giai đoạn 2006-2010

Mục lục Trang Lời nói đầu 5 Phần I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 7 I- Lý luận chung về chiến lược kinh doanh. 7 II- Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 9 III- Phát triển kinh tế trong chăn nuôi tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11 IV- Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay ở Thái Bình. 12 Phần II: Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại xã Quỳnh H

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Quỳnh hỒng - Quỳnh Phụ - Thái Bình giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng 15 I- Giới thiệu về địa phương. 15 II- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng. 20 III- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. 25 Phần III: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng. 31 I- Những ảnh hưởng của môi trường. 31 II- Cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh. 36 III- Xây dựng chiến lược kinh doanh. 41 IV- Các giải pháp phát triển trong chăn nuôi 46 V. Kến nghị và Kết luận Danh mục chữ viết tắt CLKD Chiến lược kinh doanh SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật TTCN Tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa Danh mục bảng biểu Nội dung Biểu 1 Bố trí diện tích đất canh tác Biểu 2 Bố trí diện tích gieo trồng Biểu 3 Tổng hợp NSSL giá trị thu nhập 2 năm Biểu 4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm Biểu 5 So sánh hiệu quả diện tích chuyển đổi Biểu 6 Cơ cấu về chăn nuôi năm 2004 – 2005 Biểu 7 Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng ở địa phương Biểu 8 Tổng hợp môi trường kinh doanh bên ngoài. Biểu 9 Tổng hợp chỉ tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2010 (lợn hướng lạc) Biểu 10 Quy hoạch các vùng chuyển đổi ( 2006 – 2015) Biểu 11 Môi trường kinh doanh Biểu 12 Phương án chiến lược áp dụng thực tế trong kinh doanh Lời nói đầu Thực hiện đề án 26 của Tỉnh uỷ Thái Bình nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ xã, phường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới “CNH – HĐH”. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban giám hiệu nhà trường bản thân vinh dự được học khoá 2 của đề án 26. Sau khi đã được các thầy giáo, cô giáo trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn cùng với những đợt được đi thực tập tại các cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế, giúp cho bản thân và sinh viên chúng tôi củng cố, bổ sung kiến thức về lý luận nghiệp vụ đã được học để sau khi ra trường có được khối lượng kiến thức, năng lực, trình độ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường để công tác tốt hơn. Hơn nữa để xây dựng nhà trường luôn trở thành “Trung tâm đào tạo cán bộ có uy tín, có nếp sống văn minh lịch sự”, xây dựng và thực hiện thắng lợi các nghị quyết mục tiêu đề ra. Trong đợt đi thực tập tốt nghiệp là một cơ hội tốt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, là thời gian gắn kết lý luận với thực tiễn và quá trình công tác ở địa phương. Trước yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế thị trường ở trong nước, sự phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt, đòi hỏi mỗi địa phương, mỗi người sản xuất kinh doanh hàng hoá phát tiếp cận phương thức SXKD có hiệu quả nhất trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ đó tôi nhận thức và chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Quỳnh Hồng giai đoạn 2006 – 2010” làm luận văn tốt nghiệp. Mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình làm chuyển biến nhanh trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương, từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Song do trình độ nhận thức và năng lực thực tiễn của bản thân còn có những hạn chế. Kính mong được sự quan tâm góp ý của đại biểu, thầy giáo cô giáo trong nhà trường, của các đồng chí bổ khuyết cho tôi để hoàn thiện chuyên đề, mang lại nhiều hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Nội dung của luận văn gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về CLKD nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phần II: Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại xã quỳnh hồng Phần III: Xây dựng CL phát triển KT trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kt Phần I: Cơ sở lý luận về CLKD nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp I/- Lý luận chung về CLKD. 1/- Khái niệm. Khái niệm về CLKD: Chiến lược kinh doanh được coi là nghệ thuật mà địa phương dùng để chống lại sự cạnh tranh giành thắng lợi. Chiến lược kinh doanh được coi là dạng khoa học đặc biệt, đó là con đường, là phương tiện để đạt tới mục tiêu đã định CLKD là kế hoạch tổng quát mang tính thống nhất toàn diện và tính phối hợp nhằm dẫn dắt đơn vị đi đến một mục tiêu mong muốn. Chiến lược kinh doanh vừa là nghệ thuật tổ chức phối hợp các nguồn lực hoạt động mà điều khiển trúng nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn của địa phương. Những định hướng lớn, những vấn đề trọng tâm cho hoạt động kinh doanh của địa phương 1.2- Khái niệm về cơ cấu kinh tế. -Cơ cấu kinh tế là tỷ trọng giá trị tạo ra ở các ngành khác nhau cấu thành tổng giá trị kinh tế ở một quốc gia hay một đơn vị sản xuất kinh doanh nào đó. 2/- Đặc trưng CLKD. -Xác định mục tiêu cơ bản, phương hướng kinh doah cần đạt tới trong từng thời kỳ nhất định nhằm đảm bảo cho địa phương phát triển liên tục vững chắc trong môi trường thường xuyên biến đổi. -CLKD phác thảo những phương hướng hoạt động của địa phương thời gian dài, trong tương lai. -CLKD được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của địa phương đảm bảo phát huy một cách tối đa việc khai thác nguồn lực của địa phương trong hiện tại và tương lai. -CLKD mang tư tưởng tiến công dành thắng lợi điều đó được phản ánh trong cả một quá trình từ khi xây dựng cho đến khi tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá điều chỉnh chiến lược. 3/- Vai trò CLKD đối với địa phương. -CLKD giúp địa phương nhận rõ mục đích hướng đi của mình trong tương lai là kim chỉ nam cho mọi hành động của HTX, hộ gia đình. -CLKD đóng vai trò đinh hướng hoạ động trong dài hạn của địa phương nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của địa phương mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ hay toàn bộ hoạt động của địa phương. -CLKD giúp cho địa phương nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó những nguy cơ và mối đe doạ trên thương trường kinh doanh. -CLKD góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, giúp cho địa phương phát triển liên tục và bền vững. -CLKD tạo ra các căn cứ vững chắc cho địa phương đề ra cách quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. -Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, trong thực tế phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ ... đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược. -Giúp cho địa phương phát hiện ra nhu cầu mới của thị trường để hình thành nên những ý tưởng mới, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới thực hiện các chính sách xúc tiến để tiêu thụ sản phẩm, thu lợi nhuận cho địa phương. -Giúp cho sự tồn tại lâu dài cho khả năng tích ứng mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, đồng thời có thể nắm bắt được cơ hội và nguy cơ. -CLKD tạo ra sự kết nối giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa địa phương với các đơn vị cá nhân hướng theo thị trường biết lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng là chỗ dựa cững chắc cho mình. II/- Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp giữa vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, nhất là ở nước đang phát triển. Trong khi đó Việt Nam là một nước phát triển và đi nên từ làm nông nghiệp. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới, đã chứng minh chỉ có phát triển kinh tế một cách nhanh chóng chừng nào quốc gia đó đã có an ninh thực sự. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển. Từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn. Nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp phục thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt, ở đâu có đất đai và lao động ở đó có sản xuất nông nghiệp. Song ở mỗi vùng có điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết rất khác nhau vì vậy phải lựa chọn và bố trí cây trồng vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật canh tác phải phù hợp với điều kiện từng vùng nhằm tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển tốt đem lại năng suất cao. Nhìn lại những năm 1976 – 1988 lương thực nước ta luôn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. trong suốt 13 năm Việt Nam phải nhập 85 triệu tấn quy gạo, bình quân hàng năm nhập 0,3625 triệu tấn. Song từ năm 1989 trở lại đây đã đủ tiêu dùng có dự trữ và dư thừa xuất khẩu từ 1,5 – 2 triệu tấn gạo thời kỳ 1989 – 1995 và tăng lên từ 3 – 4,6 triệu tấn gạp thời kỳ 1996 – 2000. Do vậy cây lương thực phát triển tăng năng suất là tièn đề và động lực để phát triển chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ khác. Đây là một trong những mốc thời gian quan trọng để nước ta phát triển kinh tế toàn diện và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, nhằm giảm dần khoảng cách chênh lệch về GDP bình quân đầu người so với mức bình quân chung của cả nước, tránh tụt hậu ngày càng xa nhằm tạo tiền đề cơ bản cho quá trình phát triển mạnh. Xác định cơ cấu kinh tế và việc lựa chọn cơ cấu, phù hợp hay không phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tuy nhiên cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay còn lạc hậu. Trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển, do vậy cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa cơ cấu trong nội bộ ngành hướng tới phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứng với ngành trồng trọt nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 50% trong thời gian tới. Tóm lại: Với những phân tích trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan để phát triển kinh tế xã hội nói chung và nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh và địa phương nói riêng. III/- Phát triển kinh tế trong chăn nuôi tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong phát triển kinh tế chăn nuôi có sự tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế kể cả chăn nuôi theo hình thức gia trại hoặc trang trại. Chăn nuôi phát triển càng lớn thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có thay đổi cả về sản lượng và giá trị sản phẩm. Hiện nay cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi chưa phát triển tương xứng, tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi có quan hệ qua lại, trồng trọt cung cấp lương thực cho con người và phục vụ cho chế biến phát triển thức ăn cho chăn nuôi. Do vậy chăn nuôi phát triển thì sẽ kéo theo sự phát triển về dịch vụ và về sản xuất chế biến thức ăn theo hướng công nghiệp. Nếu chăn nuôi chậm phát triển thì việc tiêu thụ các sản phẩm phục vụ cho chăn nuôi cũng giảm đi. Trong khi đó hiện nay lương thực trong trồng trọt dư thừa ngoài phục vụ con người, giá cả thị trường về lương thực ổn định, sản xuất thu hoạch trên diện tích có lãi ít. Việc đầu tư vào chăn nuôi được đảm bảo cho giá trị cao trên đơn vị sản phẩm. Nếu được quan tâm là ngành phát triển chính trong nông nghiệp do vậy mà nó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. IV/- Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay ở Thái Bình. -Tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ở Thái Bình hiện nay là phát triển toàn diện, đẩy nhanh hiệu quả và bền vững. Đây là nền tảng cho cả quá trình đầu tư và phát triển, lựa chọn ngành nghề mũi nhọn làm động lực phát triển kinh tế với tốc độ phát triển khá ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước. -Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Không chỉ chuyển đổi trong toàn ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh mà trong từng ngành kinh tế nhất là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh thuộc ngành nhóm I cũng phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường và có khả năng hội nhập, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ thị trường trong nước, tranh thủ mở rộng thị trường để có nhiều hàng hoá xuất khẩu ... Sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. -Đầu tư chiều sâu cho phát triển nhất là đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh quá trình tích tụ tập trung đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp đi đôi với việc đẩy mạnh chế biến nông sản thực phẩm, tạo điều kiện và tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được thể hiện: Phân công lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn Xác định cơ cấu kinh tế và việc lựa chọn cơ cấu, phù hợp hay không phù hợp với điều kiện cụ thể thể hiện: 1- Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu, đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2- Tập trung phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoàn thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có tính chất đột phá, mở đường, ưu tiên phát triển ngành nghề và làng nghề. 3- Phát triển kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, nâng cấp hệ thống lưới điện, bưu chính viễn thông, đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội. 4- Tập trung nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống. Trước hết là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản thực phẩm. Đổi mới các hoạt động thương mại dịch vụ, gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài tỉnh (kể cả thị trường quốc tế). 5- Nâng cao chất lượng công tác tài chính, tín dụng, ngân hàng nhằm huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế – xã hội. *Những kết quả thực hiện nghị quyết 04 NQ/TƯ của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi cây trồng vật nuôi. -Là tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, nông dân Thái Bình không những có truyền thống cách mạng kiên cường mà còn có truyền thống thâm canh lâu đời cung cấpp nguồn lực thực cho cả nước trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Là tỉnh đầu tiên của miền bắc đạt 5 tấn thóc / ha vào năm 1966 và đến nay đạt 12,6 tấn / ha, cùng với việc xây dựng thành công cánh đồng đạt giá trị 50 triệu / ha / năm. Qua việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh các giống cây trồng có hiệu quả cao, sản xuất lúa liên tục được mùa. Giữ vững sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn / năm, cơ cấu vụ mùa bước đầu chuyển đổi, tăng vụ để mở rộng sản xuất, các con vật nuôi có năng suất và chất lượng cao như bò lai Sind, lợn hướng lạc, gà vịt siêu thịt, siêu trứng, tôm cá phát triển nhanh, chăn nuôi đang phát triển mạnh sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp trong tỉnh còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, trình độ KH-CN thấp, chậm đổi mới về nếp nghĩ, cách làm, chưa khai thác tốt tiềm năng đất đai và lao động, năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn yếu kém, đời sống nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính từ những đặc điểm trên mà tỉnh Thái Bình đã có nhiều nghị quyết chuyên đề như NQ 04 về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, NQ 08 về xây dựng cánh đồng 50 triệu / ha / năm, NQ 12 về phát triển chăn nuôi, các nghị quyết đã được các cấp uỷ Đảng chính quyền xây dựng chương trình hành động đã và đang đi dần vào cuộc sống mục đích cuối cùng đó là phát triển kinh tế, có hiệu quả và bền vững. Phần II: Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng. I/- Giới thiệu về địa phương. 1/- Đặc điểm tự nhiên. Quỳnh Hồng là xã nội đồng nằm ở phái bắc của huyện Quỳnh Phụ, giáp danh với trung tâm của huyện, nhân dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, địa giới hành chính như sau: -Phía đông và nam giáp thị trấn Quỳnh Côi. -Phía đông, đông bắc giáp xã Quỳnh Hải, Quỳnh Minh. -Phía bắc giáp xã Quỳnh Giao. -Phía tây giáp xã Quỳnh Mỹ – Quỳnh Sơn Với số dân cư đông 11.529 nhân khẩu, 10 thôn, 3 HTX dịch vụ nông nghiệp: HTX Quỳnh Lương, HTX La Vân, HTX Đồn Xá. Tổng diện tích đất tự nhiên: 717,2414 ha Đất nông nghiệp: 517,4659 ha Đất thấp trũng chuyển đổi: 16,5 ha Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp do vậy được nhân dân quan tâm gắn bó và đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. 2/- Đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế. Quỳnh Hồng là xã có đặc điểm vừa là nơi sản xuất vừa là nơi hoạt động kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Người dân vừa dựa vào sản xuất nông nghiệp trồng trọt vừa sản xuất kinh doanh buôn bán các loại thuỷ sản con vật nuôi, do vậy việc giao lưu buôn bán thuận so với các xã trong huyện, con người Quỳnh Hồng năng động sáng tạo, cần cù chịu khó, nhạy cảm với sự biến động của cơ chế thị trường. Việc phát triển các ngành nghề xã luôn quan tâm. Ngoài sản xuất nông nghiệp hình thành được nơi tập trung thu mua giao dịch tạo việc làm cho 100 đến 300 lao động mây tre đan xuất khẩu, thêu móc sợi làm túi. Số lao động khác đó làm xa trong và ngoài nước hàng năm cho thu nhập về cho gia đình và xã hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó ngoài trồng trọt cây lương thực, nhân giống làm cây cảnh cũng chiếm đại đa số các hộ tập trung cho thu nhập gấp nhiều lần cấy lúa. Tuy vậy xã vấn đảm bảo được sản lượng năng suất lúa hàng năm. Đối với ngành chăn nuôi được tập trung phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản 2005, toàn xã có đàn trâu bò 232 con, chủ yếu là chăn nuôi lấy thịt, lợn nái có 1.775 con cung cấp 28.400 con lợn sửa choai, lợn thịt có 14.721 con, duy trì phát triển gia trại toàn xã có 30 con lợn nái 3/4 máu ngoại. Đàn gia cầm có 42.000 con. Tổng thu nhập xã hội đạt 69 tỷ 829 triệu đồng được phân bổ như sau: Biểu 1: Bố trí diện tích canh tác Đơn vị tính: Triệu đồng STT Loại đất Tổng diện tích Hai lúa (ha) Một lúa (ha) 1 Tổng diện tích đất canh tác 517ha 2 Diện tích đất cấy lúa 462 15 3 Diện tích ao hồ 41 ha 4 Diện tích bình quân/người 402m2 Qua kết quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng thôn xóm một xã đã có nhiều thay đổi, kinh tế tăng trường khá. Trong sản xuất nông nghiệp nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiệu quả kinh tế tăng đáng kể trên đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất tăng từ 39,6% năm 2004 lên 41,8% tổng giá trị sản xuất, tuy nhiên chăn nuôi có giảm 2%. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại có dừng lại. Riêng tiểu thủ công nghiệp tăng từ 13,2% năm 2004 lên 13,9% năm 2005 trong tổng giá trị sản xuất. Nguyên nhân do giá cả các mặt hàng và ngày công lao động của người lao động tăng do đó giá trị của ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2004 là 8.959,26 triệu đồng, năm 2005 là 9.870 triệu đồng. Việc chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp làm cho tổng giá trị sản xuất tăng lên rõ rệt năm 2004 tổng giá trị sản xuất 68.337,37 triệu đồng. Năm 2005 đạt 70.723,8 triệu đồng kéo theo thu nhập bình quân tăng theo. Tóm lại: Để có được kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua phân tích trên là kết quả của các yếu tố về khách quan, chủ quan, về truyền thống sản xuất về chủ trương chính sách của nhà nước và đặc biệt quan trọng là sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ Đảng chính quyền sự phối hợp chặt chẽ giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể một cách đồng bộ có hiệu quả, sự nhiệt tình ủng hộ của quần chúng nhân dân. *Cơ sở vật chất giao thông thuỷ lợi. -Toàn xã có trục đường tỉnh lộ 217 và 224 chạy qua có đường giao thông liên xã, liên thôn được cứng hoá bằng đá láng nhựa và bê tông. Hiện nay các đường thôn xóm ra vào không còn lầy lội hoặc ngập úng khó khăn cho lưu thông như các năm trước. -Mạng lưới điện sinh hoạt thắp sáng, điện sản xuất không ngừng được cải tạo và nâng cấp đảm bảo cho nhu cầu của nhân dân đảm bảo các khâu dịch vụ. -UBND xã - các đoàn thể HTX phối hợp mở các lớp học tập cộng đồng chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi được nhân dân hưởng ứng học tập theo hướng công nghiệp hiện đại. *Địa hình: Xã thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi mở mang các dịch vụ kinh doanh, phát triển ngành nghề giao thông thuỷ lợi nội đồng được đảm bảo phục vụ tưới tiêu nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc gia cầm. Các HTX đã chú trọng làm tốt các khâu dịch vụ chính phục vụ cho việc chuyển đổi giống cây trồg con vật nuôi như dịch vụ tưới tiêu, KHKT, BVTV dịch vụ thú y. *Về hỗ trợ vốn. -Ngoai ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi các đoàn thể hội nông dân, phụ nữ, CCB, đoàn thanh niên tiếp cận tốt các nguồn vốn ưu đãi như vốn hỗ trợ ND, vốn hỗ trợ người nghèo, thủ tục vây vốn của các hộ chuyển đổi và các hỗ trợ khác đối với các cấp. II/- thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng. 1/- Về trồng trọt Với đặc trường là xã thuần nông lâu năm, nhân dân ở địa phương chủ yếu là thâm canh cây lúa. Diện tích đất trông được nhân dân ở địa phương chủ yếu dùng vào việc cấy lúa và trồng thâm canh cây màu, vụ đông vườn trồng cây cảnh. Biểu 2: Bố trí diện tích gieo trồng Số TT Vụ xuân Vụ mùa Vụ đông Lúa C.màu Lúa C. màu DT (ha) NX ta/ha SL tấn Loại cây DT (ha) DT (ha) Năng suất ta/ha SL tấn Loại cây DT (ha) Loại cây D. tích (ha) 1 461,56 64,1 2977,8 Thuốc lào 5,14 456,48 48,52 2.215,29 T.đậu 22,6 Ngô 73,22 Lạc 9,77 Đ. tương 4,7 K. lang 5,39 Ngô 4,68 Rau các loại 2,258 K. tây 22,26 Vđông 1,67 Hành tỏi 8,4 R.các loại 3,40 Cà chua 0,45 Cộng 461,56 64,1 28977,8 24,8 29,558 ớt 14,9 Xu hao Bắp cải 4,1 Đậu tương 4,98 T. hoa 4,02 Cải giống 58,32 Rau khác 4,61 Cộng 200,65 (Nguồn VPTK) Toàn xã đã có 16,5 ha diện tích chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả dang nuôi trồng thuỷ sản, từng bước cho năng suất ổn định đã xây dựng được thêm 7 cánh đồng 50 triệu nâng tổng số lên 16 cánh đồng ở 3 HTX dịch vụ nông nghiệp với diện tích là 148 ha. Tổng giá trị ngành trồng trọt năm 2005 là 18 tỷ 954,8 triệu đồng. 2/- Về chăn nuôi. -Hiện nay toàn xã có 12,5414 ha được chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức lúa cá. Có nhiều ao hoang khu dân cư được cải tạo đưa tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn xã đạt 23,8 ha cho giá trị kinh tế là 475,92 triệu đồng. Diện tích chuyển đổi cho thu hoạch từ cá gấp 3/2 lần so với cấy lúa trên đơn vị diện tích. -Về đàn gia cầm toàn xã 67.215 con, số nuôi đẻ 7.146 con. Tổng thu nhập từ chăn nuôi gia cầm đạt 2.318,48 triệu đồng. -Về chăn nuôi gia súc: Đàn trâu bò 232 con trâu 28 con bò 147 con, bê nghé 57 con. -Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn 16.996 con, lợn thịt 14.721 con ,lợn nái 1,775 con lợn sữa 28.400con. -Chăn nuôi con khác: 6.387 con gồm mèo, chó, thỏ.... Như vậy giá trị thú nhập từ ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 10 tỷ 547 triệu đồng. Biểu kết quả phát triển chăn nuôi qua các năm STT Tên vật nuôi ĐVT con Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 04/03 05/04 1 Tổng đàn trâu bò con 211 230 232 19 2 - Đàn trâu con 34 35 35 - Đàn bò con 177 155 197 2 Tổng đàn lợn con 12.189 14.000 16.496 1.811 2.496 - Lợn nái con 1.989 1.770 1.775 - Lợn thịt con 11.200 12.230 14.721 - Lợn choai con 20.300 26.000 28.400 3 Tổng đàn gia cầm con 42.700 38.100 67.215 - 4.600 29.115 - Đàn gà con 30.000 20.000 45.000 - Đàn vịt, ngan con 10.000 16.000 20.000 Con khác con 2700 2.100 2.215 Nhận xét: Qua bảng chăn nuôi của xã 3 năm cho thấy tổng đàn trâu bò và tổng đàn lợn giữa năm 2003 – 2004 – 2005 theo chiều phát triển tăng , riêng tổng đàn gia cầm là âm do dịch cúm gia cầm 3/- Về phát triển ngành nghề: Thực hiện nghị quyết 01 của tỉnh uỷ ngành nghề được phát triển khá toàn diện đa dạng phong phú giải quyết việc làm tại địa phương. Nghề say sát có 38 hộ số lao động 50 Nghề đậu phụ có 33 hộ số lao động 65 Làm bún, bánh có 31 hộ số lao động 65 Làm bánh đa có 13 hộ số lao động 25 Nấu rượu 31 hộ số lao động 60 Cơ khí 7 hộ số lao động 20 Thợ mộc 24 hộ số lao động 40 Nghề mây tre đan 326 hộ số lao động 450 Tổng giá trị sản xuất từ ngành nghề đạt 9 tỷ đồng870 triệu đồng. 4/- Về dịch vụ việc làm. - Dịch vụ thương mại được mở rộng, thu hút nhiều lao động tham gia cho thu nhập ổn định. Toàn xã có 5 ô tô và 160 xe máy tham gia vào dịch vụ vận chuyển. Số hộ tham gia dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ là 946 với 620 lao động. Trong đó hộ chuyển làm dịch vụ là 199 hộ với 205 lao động các hộ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ. Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thương mại là 19 tỷ 467 triệu đồng. Ngoại ra số lao động đi làm ngoài địa phương 1.304 trong đó trong nước là: 1.209 người là động nước ngoài là 40 người cho thu nhập 11tỷ 885 triệu đồng. III/- Kết quả hoạt động sxkd nông nghiệp Với tình hình đặc điểm là 1 xã thuần nông nhân dân trong xã cần cù lao động luôn luôn gắn bó với sản xuất nông nghiệp và phát triển nghành nghề thủ công truyền thống. Nhân dân trong xã có truyền thống thâm canh các loại cây trồng đồng thời tích cực phát triển cây công nghiệp, cây thực phẩm và rau màu vụđông, áp dụng các hình thức hình thức thâm canh, xen canh, gối vụ quay vòng đất, khai thác cao nhất tiềm năng của đất để thu nhập giá trị kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích nhằm cải thiện đơì sống nhân dân và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn ngày càng vững chắc. Những năm qua nhất là những năm gần đây thực hiện nghị quyết của tỉnh , của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và chuỷên dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi tạo ra bước chuyển biến mới trong nông nghiệp thực hiện mục tiêu sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Biểu 3: Tổng hợp NSSL giá trị thu nhập 2 năm Số TT Các loại cây trồng Năm 2004 Năm 2005 So sánh DT (Ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) GT (Trđ) DT (Ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) GT (Trđ) SL (tấn) GT Tổng diện tích 461,56 461,56 1 Lúa vụ chiêm 456,13 62,4 2908,65 58.173 461,56 64,1 2977,8 92533 2 Lúa vụ mùa 456,11 52,68 2402,78 480.556 456,48 48,52 2215,29 46521 3 Cây màu 58,56 1.138 54,358 1140 4 Cây vụ đông 200 1.665,6 200,65 1.880 Nhận xét: Qua biểu tổng hợp năng xuất về trồng trọt cho thấy về lúa chiêm năm 2004 cho thu nhập giá trị là 18.173.000 đ so với năm 2005 tăng 92.533.000đ , về lúa mùa cho giá trị 480.556.000 đ , năm 2004 so với năm 2005 giảm còn 46.521.000 đ , cây màu vụ đông diện tích là 200,65 ha năm 2005 tăng so với năm 2004 cho giá trị 1.880.000đ . Toàn xã có 16.5 ha diện tích chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản từng bước cho năng xuất ỏn định. Xây dựng được 16 cánh đồng có giá trị kinh tế cao ở 3 HTXDVNN với diện tích là 148 ha. Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm Số TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh GTSL Cơ cấu % GTSL Cơ cấu % Tuyệt đối Tương đối Tổng giá trị sản xuất 68337,37 100 70723,8 100 + 2386,4 + 2,1 1 Nông nghiệp 27100,21 39,6 29501,8 41,8 + 2401,5 + 2,1 Trồng trọt 16853,06 62,2 18954,8 64,2 + 2101,7 + 2 Chăn nuôi 10247,7 37,8 10547,0 35,8 + 299,8 – 2 2 TM – D. vụ việc làm 32277,9 47,2 31352,0 44,3 – 925,9 – 2,9 3 Tiểu thủ công nghiệp 8959,26 13,2 9870,0 13,9 + 910,74 + 0,8 Thu nhập bình quân 5,97 6,12 Năm 2005 kết quả sản xuất nông nghiệp cho tổng giá trị ngành trồng trọt là 18 tỷ 954,8 triệu đồng. Trong đó: -Lúa xuân tổng diện tích: 461,56 ha Năng suất lúa đạt: 64,1 tạ/ha Sản lượng: 2.977,8 tấn -Cây màu vụ xuân diện tích: 248 ha + Sản lượng vụ mùa: -Lúa màu diện tích: 456,48 ha Năng suất: 48,52 tạ Sản lượng: 2.215,29 tấn -Cây màu vụ mùa diện tích: 29,558 ha -Cây vụ đông tổng DT toàn xã: 200,65 ha Cây màu vụ đông tuy có ảnh hưởng về thời tiết mưa úng, việc triển khai chỉ đạo của đại phương chặt chẽ, sự nỗ lực của nông dân trong xã lên diện tích đạt kết quả khá cao. 2/- Kết quả hoạt động sản xuất chăn nuôi. +Về nuôi trồng thuỷ sản: Sử dụng hết diện tích ao hiện có không để tình trạng ao hoang, duy trì phát triển nuôi cá diện tích chuyển đổi, đưa tổng diện tích chăn nuôi thuỷ sản lên 27,7 ha Biểu 5: So sánh hiệu quả diện tích chuyển đổi Chỉ tiêu Đơn vị tính Lúa thuần TQ Cá Năng suất kg/sào 460 kg 210 kg Giá bán Đồng 2.700 10.700 Giá trị Đồng 1.242.000 2.245.000 Chi phí Đồng 490.000 1,402.500 Tổng thu Đồng 752.000 2.414.000 Thực thu Đồng 752.000 2.414.000 Giá trị tăng lên lần 2.414.000: 752.000 = 3,2 lần Số diện tích chuyển đổi Qua thực tế việc nuôi giống cá hầu như vẫn nuôi theo truyền thống như cá Mè, cá Chép, cá Trắm, cá Trôi, số lượng nhỏ nuôi thử cá Chim trắng. Kỹ thuật chăn nuôi điều dự vào kinh nghiệm và các họ tự học hỏi lẫn nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên của gia đình như phân gia súc, cỏ, ngô, cám, các hộ chăn nuôi lớn thì tận dụng thức ăn gia súc. Tuy nhiên qua bảng trên tay so sánh trên đơn vị diện tích giữa lúa và cá thì nuôi cá cho năng năng suất hiệu quả gấp 3,2 lần + Chăn nuôi gia súc gia cầm Biểu 6: Cơ cấu về chăn nuôi năm 2004 – 2005 Vật nuôi Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004 / 2005 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng % Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng % Lợn 6.944,5 67,78 8.122 11,03 9.25 Trâu bò 251,15 2,45 308,57 2,92 0.47 Gia cầm 2.318,48 22,63 1.220,1 11,56 –11.07 Cá 475,92 4,64 481,12 4,56 –0.08 Con khác 257,92 2,5 415,21 3,93 1.43 Tổng 10.247,15 100 10.547 100 Qua biểu về chăn nuôi ta thấy chăn nuôi đang đà phát triển nhất là việc tăng nhanh đàn lợn do bình ổn về giá cả, nhân dân đang tập trung vào chăn nuôi, nhất là lợn thịt, bên cạnh đó duy trì đàn lợn lái để có lợn xuất chuồng và giống phục vụ cả xuất khẩu cho đông lạnh. Đã có 2 hộ nuôi lợn hướng lạc, chăn nuôi theo quy mô trang trại, hiện đại. Bước đầu có hộ đầu tư 200 triệu để xây dựng trang trại, 40 triệu đồng để đầu tư mua giống và hiện nay đã có 20 con lợn nái mẹ, 2 con đực để phối giống trực tiếp. Năm 2005 xuất bán 2,2 lứa, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7766.doc
Tài liệu liên quan