Tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng Quốc tế Việt Nam đến năm 2015: ... Ebook Xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng Quốc tế Việt Nam đến năm 2015
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng Quốc tế Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT TỔ CHỨC
1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược……………………………….1
1.1.1. Khái niệm…………………………………………………………………….1
1.1.2. Tầm quan trọng của chiến lược………………………………………………2
1.1.3. Các yêu cầu của chiến lược…………………………………………………..3
1.1.4. Một số đặc điểm của chiến lược……………………………………………..3
1.2. Quy trình xây dựng chiến lược………………………………………………4
1.2.1. Các giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược……………………………..4
1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược………………………………………………5
1.2.2.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh……………………………………………5
1.2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài……………………………………………6
a. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7
b. Ma trận hình ảnh cạnh tranh……………………………..8
1.2.2.3. Phân tích môi trường bên trong……………………………..…………... 8
1.2.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược…………………………………………..9
a. Thiết lập mục tiêu của tổ chức…………………………..9
b. Quy trình hình thành chiến lược tổng quát…………….9
c. Lựa chọn chiến lược .......................12
Kết luận chương 1
Chương 2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB Bank)
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế 14
................2.1.2. Tầm nhìn và sứ mạng của Ngân hàng Quốc Tế 14
...................2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Quốc Tế 16
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế từ năm 2001 – 2005 16
2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Ngân hàng
Quốc Tế
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
Quốc Tế……………………………………………………………………… 18
2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô…………………………………………….. 18
a. Đánh giá cơ hội (O)……………………………………………………….. 18
b. Đánh giá nguy cơ (T)…………………………………………………….. 23
c. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài………………………………….. 28
2.2.1.2. Phân tích môi trường vi mô (Phân tích đối thủ cạnh tranh)……………... 29
2.2.2. Phân tích môi trường nội bộ Ngân hàng Quốc Tế………………………….. 30
a. Đánh giá điểm mạnh (S) …………………………………………………. 30
b. Đánh giá điểm yếu (W) ………………………………………………….. 38
c. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)………………………………… 44
Kết luận chương 2.
Chương 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Quốc Tế đến năm 2015
3.1.1. Cơ sở xây dựng mục tiêu phát triển của Ngân hàng Quốc Tế đến năm 2015 47
3.1.2. Mục tiêu tổng quát……………………………………………………………..47
3.1.3. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………………47
3.2. Xây dựng chiến lược……………………………………………………………48
3.2.1. Phân tích ma trận SWOT của Ngân hàng Quốc Tế………………………….. 48
3.2.2. Sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược……………………………… 50
3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược……………………………………………55
3.4. Kiến nghị……………………………………………………………………….. 64
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước………………………………………………… 64
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước……………………………………. 64
Kết luận chương 3
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
1. ACB Ngân hàng Á Châu
2. CNTT Công nghệ thông tin
3. CSTT Chính sách tiền tệ
4. EAB Ngân hàng Đông Á
5. DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
6. NHNN Ngân hàng Nhà nước
7. NHTM Ngân hàng thương mại
8. NH TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
9. NHTW Ngân hàng Trung ương
10. PTSP KHCN Phòng phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân
11. PTSP KHDN Phòng phát triển sản phẩm khách hàng doanh nghiệp
12. Sacombank Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
13. TCTD Tổ chức tín dụng
14. TTCK Thị trường chứng khóan
15. VIB Bank Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
16. VCB Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam
Tiếng Anh
1. ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
2. BTA: Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại song phương)
3. EFE External Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)
4. IFEInternal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong )
5. GDP Gross of Domestic Product (Tổng sản lượng nội địa)
6. OTC Over The Couter (Thị trường phi tập trung)
7. QSPM Quantitative Strategic Planning Matrix (Ma trận hoạch định chiến lược có
thể định lượng)
8. SWOT Strengths - Weakness , Opportunity – Threats (Ma trận điểm mạnh –điểm
yếu, cơ hội – đe dọa)
9. WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
DANH MỤC BIỂU ĐỒ & BẢNG BIỂU
I. Biểu đồ
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản từ năm 2001 – 2005 17
Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ năm 2001 – 2005 17
Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng Tổng dư nợ từ năm 2001 – 2005 17
Biểu đồ 4. Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận trước thuế từ 2001 – 2005 17
II. Bảng biểu
Bảng số 1.1. Ma trận SWOT 10
Bảng số 1.2. Ma trận QSPM 11
Bảng số 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản từ năm 19
2001 - 2005
Bảng số 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai (EFE) 28
Bảng số 2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 29
Bảng số 2.4. Bảng so sánh khả năng tài chính của một số 39
NH TMCP
Bảng số 2.5. Bảng so sánh số dư huy động vốn và dư nợ tín 43
dụng của một số NH TMCP thời điểm 31/12/05
Bảng số 2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của VIB 43
Bảng số 3.1 Ma trận SWOT 48
Bảng số 3.2 Ma trận QSPM – nhóm S/O 50
Bảng số 3.3 Ma trận QSPM – nhóm S/T 51
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển cả về qui mô,
hình thức, chất lượng và cấu trúc tham gia thị trường. Theo lộ trình gia nhập WTO và
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt nam cam kết thực hiện đối xử công bằng giữa
các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài về các dịch vụ ngân hàng theo
hướng loại bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước. Tuy
nhiên, so với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống NHTM Việt Nam còn yếu kém về
nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ kỹ thuật, chất
lượng và loại hình dịch vụ, cũng như khả năng chống đối rủi ro. Điều này đòi hỏi mỗi
NHTM phải có giải pháp thích hợp để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, làm
chủ được thị trường tài chính trong nước và vươn ra thị trường tài chính quốc tế.
Trong đó, việc hình thành những ngân hàng lớn, hoạt động đa năng, có khả năng thích
ứng trước những thay đổi nhanh chóng trong thế giới hiện đại đã và đang trở thành
một nhu cầu nhất thiết và là một xu thế tất yếu.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước cũng như giữa ngành
ngân hàng với các tổ chức tài chính trong nước đang diễn ra gay gắt. Trên thị trường
tài chính ngân hàng ngày càng xuất hiện nhiều quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các
ngân hàng đô thị mới được cấp phép thành lập và thị trường chứng khoán Việt Nam
đang diễn ra rất sôi động. Tất cả tạo nên nhiều kênh đầu tư tài chính hơn cho doanh
nghiệp và dân cư chọn lựa. Các định chế tài chính này cạnh tranh trực tiếp với ngân
hàng về huy động vốn và đầu tư và sự cạnh tranh trong chính ngành ngân hàng diễn ra
cũng rất khốc liệt.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, để tồn tại và phát triển bền vững, các
NHTM Việt Nam phải xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp với đặc điểm cụ
thể của chính ngân hàng mình trong từng giai đoạn phát triển.
Với những lý do đã nêu và là một cán bộ đang công tác tại Ngân hàng Quốc tế
Việt Nam (VIB Bank), tôi xin chọn đề tài : “ Xây dựng chiến lược phát triển của
Ngân hàng Quốc Tế Việt nam đến năm 2015” với mong muốn góp phần vào sự phát
triển bền vững của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank) trên thị trường nội địa
và trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng chiến lược phát triển của Ngân
hàng Quốc Tế Việt Nam đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược
phát triển này nhằm góp phần đưa Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam trở thành một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của chiến lược phát triển của một tổ chức.
- Đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
Quốc Tế VIB Bank. Qua đó, xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng Quốc Tế
đến năm 2015.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc phân tích hoạt động một
tổ chức (Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam) trong mối tương quan với môi trường bên
ngoài và môi trường bên trong nhằm xây dựng chiến lược phát triển của một tổ chức.
Vì vậy, phạm vi ứng dụng của luận văn tại một tổ chức cụ thể, điển hình là một tổ
chức hoạt động trong một ngành đặc thù – ngành ngân hàng.
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như độ dài của luận văn, tác giả
không đi sâu vào các tính toán chi tiết hay xây dựng các quy trình thực hiện chiến lược
cụ thể, luận văn chỉ dừng lại ở các lý luận và các phương pháp mang tính định hướng
và ứng dụng. Đây cũng là nhược điểm của luận văn mà tác giả rất mong muốn trong
tương lai có thể tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chi tiết và sâu hơn liên quan đến
chiến lược phát triển của ngân hàng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu sử dụng các mô hình lý thuyết
về xây dựng chiến lược phát triển của một tổ chức và ứng dụng cụ thể vào việc xây
dựng chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế đến năm 2015. Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng cơ sở lý luận của các môn học : quản trị marketing, quản trị ngân
hàng, quản trị nhân sự và kết hợp kiến thức thực tế của tác giả.
Phương pháp thu thập thông tin bao gồm :
- Thông tin thứ cấp bao gồm các số liệu về môi trường, thông tin xã hội và các
số liệu tài chính của ngành cũng như của các ngân hàng được thu thập thông qua các
tạp chí thống kê, tạp chí ngành và các báo cáo thường niên của các ngân hàng.
- Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua những cuộc phỏng vấn, thảo luận và
tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, các nhà quản trị của các ngân hàng thương
mại.
Việc phân tích và xử lý số liệu sử dụng các phương pháp so sánh và tổng hợp
số liệu, phân tích thống kê mô tả,…
6. Bố cục của luận văn :
Bố cục của luận văn bao gồm các nội dung chính sau :
Lời mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển của một tổ chức
Chương 2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Ngân
hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank)
Chương 3. Xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
đến năm 2015
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT TỔ CHỨC
1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược
1.1.1. Khái niệm :
Khái quát : Chiến lược phát triển là chiến lược đòi hỏi đạt được các mục tiêu phát
triển cụ thể bằng cách tăng mức độ hoạt động của tổ chức, tổ chức muốn đạt được các
mục tiêu phát triển nào? Các mục tiêu thường gặp đối với các tổ chức kinh doanh bao
gồm : sự tăng doanh số, tăng lợi nhuận, tăng thị phần hoặc các tài sản khác. Thậm chí,
các tổ chức phi lợi nhuận cũng có các mục tiêu phát triển : tăng số lượng khách hàng
được phục vụ hoặc thu hút thêm các nhà bảo trợ hoặc tăng số lượng các chương trình
hoạt động.
Chúng ta có thể sơ lược qua một số định nghĩa về chiến lược của các nhà nghiên cứu
kinh tế trên thế giới để có thể hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò của chiến lược đối với
một tổ chức có tầm quan trọng như thế nào?
* Khái niệm Chiến lược của Michael E. Porter (Nguồn M.E.Porter “What is
strategy ?”, Havard Business Review, Nov-Dec, 1996).
“Chiến lược là :
- Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị bao gồm các hoạt động khác biệt. - Sự chọn lựa, đánh
đổi trong cạnh tranh.
- Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty”.
* Theo Alfred Chandler thuộc Đại học Havard “ Chiến lược bao hàm việc ấn định
các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến
trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
* Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng đến mục tiêu chung
của tổ chức để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và
thách thức bên ngoài.
Chúng ta hãy xem xét một số điểm chính của định nghĩa này : Trước hết, chiến lược
liên quan đến các mục tiêu của một tổ chức, các chiến lược đề ra cần giúp tổ chức đạt
được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc xây dựng và quyết định chiến lược hướng
mục tiêu là chưa đủ, chiến lược còn đưa ra các hành động hướng mục tiêu, những hoạt
động để thực hiện chiến lược. Nói cách khác, chiến lược của tổ chức bao gồm không
chỉ những gì tổ chức muốn thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện những việc đó.
Một hành động riêng lẽ, đơn giản không phải là chiến lược. Chiến lược phải là một
loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau. Vậy, cái gì phối hợp
những hành động này ? Như chúng ta đã nêu, đó là mục tiêu của tổ chức. Cuối cùng,
chiến lược của tổ chức cần được xây
1
dựng sao cho phải tính đến các điểm mạnh của mình (các nguồn lực và năng lực) và
những cơ hội, thách thức của môi trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Nhìn chung, những định nghĩa về chiến lược bao hàm các nội dung chính sau : -
Xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của tổ chức.
- Đề ra và chọn lựa các giải pháp hỗ trợ để đạt mục tiêu.
- Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.
1.1.2. Tầm quan trọng của chiến lược
- Chiến lược giúp doanh nghiệp bảo đảm rằng những quyết định trong hoạt
động hàng ngày phù hợp với những lơi ích lâu dài của tổ chức. Nếu không có
chiến lược, những quyết định của ngày hôm nay có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực đến kết quả tương lai.
- Chiến lược khuyến khích mọi người trong tổ chức cùng làm việc để đạt được
những mục tiêu chung. Chiến lược phối hợp các chức năng trong một tổ chức
một cách tốt nhất trên cơ sở đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Hầu hết các
tổ chức đều có một kế hoạch chiến lược ở cấp độ cao nhất, nhưng lại có một số tổ
chức lại không truyền đạt chiến lược xuống các cấp dưới. Chiến lược có vai trò
quan trọng như nhau đối với mọi vị trí công việc trong tổ chức.
- Chiến lược giúp định hướng đến tương lai : môi trường kinh doanh ngày nay
tạo áp lực phải hoàn thành những nhiệm vụ khẩn cấp, đáp ứng những mục
tiêu trong hoạt động hàng ngày, và vượt qua các vấn đề phát sinh trong ngắn
hạn. Những áp lực này chỉ mang tính chất tác nghiệp, ngắn hạn- nhưng chúng lại
thường có khuynh hướng lấn át việc hoạch định dài hạn trong tương lai. Chiến
lược quan tâm những gì ở phía trước, mục tiêu của tổ chức là gì, và cách thức đạt
được mục tiêu đó. Thậm chí khi tổ chức đã xác định sản phẩm nào và dịch vụ nào
phục vụ cho thị trường nào thì tổ chức vẫn cần một chiến lược để hiện thực hoá
những dự định đó.
- Chiến lược giúp các nhà quản lý thấy rõ những cơ hội và thuận lợi, tận dụng
chúng để đưa ra các chiến lược, chính sách phát triển phù hợp nhằm đạt mục
tiêu đã đề ra.
- Chiến lược giúp các nhà quản trị dự báo được các bất trắc, rủi ro sẽ xảy ra ở
hiện tại cũng như trong tương lai. Từ đó, các nhà quản trị dựa trên tiềm lực
của tổ chức hiện tại có thể chủ động đối phó với những tình huống rủi ro này.
- Chiến lược giúp các nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực
hiện có và phân bổ chúng một cách hiệu quả nhất.
- Chiến lược giúp các tổ chức đương đầu linh hoạt với sự thay đổi quá nhanh
của môi trường ( bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.)
2
- Chiến lược là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cụ
thể và đo lường những kết quả đó.
- Chiến lược giúp công ty cải thiện tình hình thông tin nội bộ qua việc theo dõi,
kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược.
1.1.3. Các yêu cầu của chiến lược
- Chiến lược phải có khả năng nhận dạng các cưỡng chế xảy ra trong quá trình
hoạt động.
- Có khả năng đáp ứng với sự thay đổi tình thế bên ngoài, đặc biệt với tình hình
thị trường.
- Phải bao gồm phân tích rủi ro.
- Được truyền đạt và thông suốt trong toàn bộ tổ chức.
- Có khả năng diễn dịch được chính xác môi trường.
- Điều hoà được tài nguyên với các cơ hội kinh doanh.
- Có khả năng thừa nhận phong cách văn hoá của tổ chức.
- Được sự hỗ trợ hoàn toàn của tổ chức.
- Phải có tính khả thi.
- Thành công của chiến lược phải được xác định bằng kết quả tài chính hay sự
hoàn hảo của dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
1.1.4. Một số đặc điểm của chiến lược
- Tính hiệu năng, tức là làm sao tối thiểu hoá nhu cầu sử dụng tài nguyên.
- Gây sự ngạc nhiên, bất ngờ cho đối thủ cạnh tranh.
- Tập trung đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Tính linh hoạt của chiến lược.
- Tính chủ động.
- Phải đề ra những mục tiêu chính xác có khả năng thực hiện được.
3
1.2. Quy trình xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản trị chiến lược gồm
ba giai đoạn : Xây dựng chiến lược, thực hiện và đánh giá chiến lược. Xây dựng
chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ, sứ mạng kinh doanh, thực hiện điều tra
nghiên cứu để xác định các mặt mạnh, mặt yếu bên trong cũng như các cơ hội,
nguy cơ bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lược
thay thế.
1.2.1. Các giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược
Có ba giai đoạn trong quá trình xây dựng chiến lược : Phân tích, hoạch định và triển
khai.
a. Trong giai đoạn phân tích cần thu thập được nhiều thông tin cơ bản để
tạo cơ sở cho giai đoạn ra quyết định. Giai đoạn này vô cùng quan trọng vì
những dữ kiện thu thập được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng ra
quyết định. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần phải tìm hiểu nhu cầu khách
hàng, cách thức hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các xu hướng nghiên cứu và
phát triển trong ngành. Mục đích nhằm lập một bảng tổng hợp những điểm
mạnh, điểm yếu, về vị thế của tổ chức, đồng thời liệt kê những cơ hội cho
tương lai.
b. Giai đoạn hoạch định chiến lược : Sau khi thu thập tất cả các dữ kiện
cần thiết, giai đoạn tiếp theo là hoạch định chiến lược nhằm giúp tổ chức
tiến gần hơn đến mục tiêu tổng thể. Trong giai đoạn này, tổ chức cần phải
xác định được lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh và thiết lập ranh giới
họat động. Đầu tiên là cần liệt kê các sản phẩm và dịch vụ có khả năng có nhu
cầu trong tương lai, và những thị trường có thể khai thác. Sau đó chọn những
thị trường muốn phát triển, xem xét những khả năng sử dụng những sản phẩm
và dịch vụ hiện hữu, hay cần phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như cần
chọn xem thị trường nào cần bỏ qua. Những quyết định này sẽ giúp tổ chức
xác định được nguồn tài chính tương lai và hình thành nguồn ngân sách thực
tế.
c. Giai đoạn triển khai chiến lược : Đây là giai đoạn cuối của quá trình xây
dựng chiến lược. Trên cơ sở phân tích đã thực hiện, tổ chức cần quyết
định những điều cần làm và phương thức thực hiện. Tổ chức không nên
phạm sai lầm khi đầu tư quá nhiều vào giai đoạn phân tích, lại rồi dành quá ít
nỗ lực tổng thể cho giai đoạn hoạch định và triển khai. Điều này dẫn đến
những chiến lược kém hiệu quả, cũng như quá trình triển khai không hoàn
chỉnh. Tổ chức cũng cần phải truyền đạt chiến lược cho tất cả những người cần
biết và điều chỉnh chiến lược nếu cần tuỳ theo từng bối cảnh và trong mối quan
hệ với những hoạt động khác của tổ chức nhằm ứng phó với bất kỳ thay đổi
nào.
4
Tóm lại, xây dựng chiến lược bao gồm 03 giai đoạn : phân tích tạo cơ sở
cho việc lực chọn, hoạch định giúp định hướng và triển khai mang lại kết
quả mong muốn.
1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược
Quy trình xây dựng chiến lược gồm 03 bước : Xác định nhiệm vụ kinh
doanh, phân tích môi trường (bao gồm môi trường bên trong và môi trường
bên ngoài), phân tích và lựa chọn chiến lược.
1.2.2.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh
Mọi tổ chức đều có mục đích và lý do để tồn tại. Mục đích và lý do này được
phản ánh trong bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh của một tổ chức. Các yếu
tố hợp thành một bản báo cáo nhiệm vụ thường bao gồm :
1. Khách hàng : Ai là người tiêu thụ của doanh nghiệp?
2. Sản phẩm hoặc dịch vụ : Dịch vụ hay sản phẩm chính của doanh nghiệp là
gì?
3. Thị trường : Doanh nghiệp cạnh tranh tại đâu ?
4. Công nghệ : Công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp
hay không?
5. Sự quan tâm đối với các vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi :
Doanh nghiệp có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không ?
6. Triết lý : Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết
lý của doanh nghiệp?
7. Tự đánh giá về mình : Năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu
của doanh nghiệp là gì ?
8. Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng : Hình ảnh cộng đồng có mối
quan tâm chủ yếu đối với doanh nghiệp hay không ?
9. Mối quan tâm đối với nhân viên : Thái độ của doanh nghiệp đối với nhân
viên như thế nào ?
5
Vì sao tổ chức cần phải thiết lập bản báo cáo nhiệm vụ?
1. Đảm bảo sự nhất trì về mục đích bên trong của tổ chức.
2. Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn tài nguyên của tổ
chức.
3. Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của tổ chức.
4. Phục vụ như là một trung tâm điểm cho các cá nhân để họ đồng cảm với
mục đích lẫn phương hướng của tổ chức và để ngăn chặn những người
không có khả năng thôi tham gia thêm nữa vào hoạt động của tổ chức.
5. Tạo sự thuận lợi cho việc đưa các mục tiêu vào cơ cấu công việc liên quan
đến việc phân bổ các nhiệm vụ cho các yếu tố trách nhiệm bên trong tổ
chức.
6. Định rõ các mục đích của tổ chức và chuyển dịch các mục đích này vào
bên trong các mục tiêu theo các cách thức mà chi phí, thời gian và các
tham số thực hiện có thể được đánh giá và quản lý.
1.2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài
Hầu hết hoạt động của tất cả các tổ chức đều chịu sự tác động của môi trường bên
ngoài. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược của một tổ chức cần phải phân tích đến các
yếu tố môi trường bên ngoài sẽ tác động đến hoạt động của tổ chức.
Môi trường bên ngoài của một tổ chức bao gồm : môi trường vĩ mô (môi trường
tổng quát) và môi trường vi mô (môi trường đặc thù). Phân tích môi trường vĩ mô
và môi trường vi mô giúp tổ chức nhận diện và đánh giá : Cơ hội (O) của môi
trường mà tổ chức có thể tận dụng và nguy cơ (T) mà tổ chức có thể phải đương
đầu. Từ đó, cho phép tổ chức xây dựng được nhiệm vụ kinh doanh rõ ràng, xác
định mục tiêu dài hạn khả thi và thiết kế được chiến lược phù hợp với mục tiêu
kinh doanh.
Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường bao gồm : (1) các yếu tố kinh tế; (2) các yếu
tố chính phủ và chính trị; (3) văn hóa, xã hội, địa lý, nhân khẩu, các yếu tố tự nhiên;
(4) yếu tố công nghệ. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức
một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với
tổ chức, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Cụ thể,
môi trường vi mô có 5 yếu tố cơ bản : đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp,
các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
6
Trong quản trị chiến lược, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai công cụ cho phép doanh
nghiệp định lượng hoá các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động của
doanh nghiệp. Đó là : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận hình
ảnh cạnh tranh.
a. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và
đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, luật pháp, công nghệ và
cạnh tranh. Có 05 bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài :
1. Lập danh mục các yếu tố môi trường bên ngoài có vai trò quyết định
đến sự thành công của doanh nghiệp.
2. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho
các nhân tố này phải bằng 1,0.
3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố thể hiện mức độ phản ứng của
doanh nghiệp đối với các yếu tố này. Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là
phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít.
4. Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số
điểm về tầm quan trọng.
5. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số
điểm quan trọng cho tổ chức.
Bất kể số các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao gồm trong ma trận đánh
giá các nhân tố bên ngoài, tổng số điểm cao nhất mà một tổ chức có thể có là
4,0 và thấp nhất là 1,0.
b. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp tổ chức nhận diện các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
cùng những ưu thế và khuyết điểm của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng
của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng,
phân loại và tổng điểm quan trọng có cùng ý nghĩa.
Tổng số điểm được đánh giá của các đối thủ cạnh tranh được so sánh với doanh
nghiệp mẫu. Các yếu tố được liệt kê trong ma trận này bao gồm : thị phần, khả năng
cạnh tranh, vị trí tài chính, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng,…
7
Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó các chiến lược của doanh nghiệp
ứng phó với mỗi nhân tố của các đối thủ cạnh tranh : mức độ quan trọng với 4 là tốt
nhất, 3 là trên mức trung bình, 2 là trung bình, 1 là kém.
1.2.2.3. Phân tích môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một tổ chức bao gồm các yếu tố nội tại mà một tổ chức có
thể kiểm soát được. Việc phân tích môi trường nội bộ đòi hỏi phải thu thập và xử lý
những thông tin về tài chính, nhân sự, nghiên cứu và phát triển, tiếp thị, và tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá các yếu tố bên trong của một tổ chức thường được đánh giá thông qua
các bộ phận kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, như : quản trị, marketing,
tài chính kế toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông
tin.
Việc phân tích môi trường bên trong nhằm giúp doanh nghiệp nhận diện được
điểm mạnh (S) cũng như điểm yếu (W) của mình. Từ đó, các chiến lược được lựa
chọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của doanh
nghiệp.
Bước cuối cùng trong việc phân tích nội bộ là xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ
(IFE). Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và
những điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung
cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Việc phát triển
ma trận các yếu tố nội bộ bao gồm 5 bước :
1. Liệt kê các yếu tố bên trong như đã được xác định trong quy trình
phân tích nội bộ bao gồm cả những điểm mạnh và những điểm yếu.
2. Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan
trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tổng cộng của tất
cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1.
3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất
(phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm
mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại
bằng 4). Như vậy, sự phân lọai này dựa trên cơ sở công ty trong khi
mức độ quan trọng ở bước 2 dựa trên cơ sở ngành.
4. Nhân mỗi mức độ của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số
điểm quan trọng của mỗi biến số.
5. Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số
điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.
8
Số điểm quan trọng tổng cộng có được trong ma trận các yếu tố nội bộ
được phân loại thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và số điểm trung
bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy doanh
nghiệp yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp mạnh
về nội bộ.
1.2.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược
a. Thiết lập mục tiêu của tổ chức :
Mục tiêu của tổ chức là những đối tượng riêng biệt hay những kết quả kinh doanh
mà tổ chức muốn đạt đến tại một thời điểm nhất định.
Có hai loại mục tiêu nếu phân loại theo thời gian: mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.
Mục tiêu ngắn hạn thường phải được hoàn thành trong một năm, còn dài hơn sẽ là
mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, việc phân loại mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn phải
tùy thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh.
Tất cả các mục tiêu tốt phải đạt các tiêu chuẩn : chuyên biệt, tính linh hoạt, khả
năng có thể đo lường được, khả năng đạt tới được, tính thống nhất, khả năng chấp
nhận được.
b. Quy trình hình thành chiến lược tổng quát : gồm 03 giai đoạn
Giai đoạn nhập vào : là giai đoạn tóm tắt các thông tin cơ bản đã
được nhập vào để hình thành nên các chiến lược. Giai đoạn này sử
dụng 03 công cụ : ma trận EFE, ma trận IFE và ma trận hình ảnh
cạnh tranh.
Giai đoạn kết hợp : Giai đoạn này lựa chọn, sắp xếp và kết hợp
các cơ hội và nguy cơ bên ngoài với những điểm mạnh và những
điểm yếu bên trong để hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa
chọn.
Có năm công cụ được sử dụng trong giai đoạn này : Ma trận SWOT, ma trận
TAXIS, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma trận chiến lược chính.
Tuy nhiên, theo mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu việc
hình thành ma trận SWOT.
9
Bảng1.1 : Ma trận SWOT
O : Cơ hội T : Nguy cơ
- -
- -
- Liệt kê những cơ hội - Liệt kê những nguy cơ
- -
- -
………………………..
S : Điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST
- - -
- - -
- Liệt kê những điểm mạnh - Sử dụng các điểm mạnh - Vượt qua những bất trắc
- để tận dụng cơ hội để tận dụng các điểm
- - mạnh
- -
………………………..
W : Điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT
- - -
- - -
- Liệt kê những điểm yếu - Hạn chế các mặt yếu để - Tối thiểu hoá các điểm
- tận dụng những cơ hội yếu và tránh khỏi các mối
- - đe dọa
- -
………………………….
Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất
của việc phát triển ma trận SWOT. Nó đòi hỏi phải có một sự phán đoán và lựa chọn
tối ưu.
Giai đoạn quyết định
Sau khi phân tích ma trận SWOT, xác định các chiến lược khả thi có thể thay thế.
Công cụ ma trận hoạch định chiến lược QSPM (Quatitative Strategic Planning
Matrix) được sử dụng trong giai đoạn này. Công cụ này sẽ cho thấy một cách khách
quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Cá._.c chiến lược được lựa chọn đưa vào ma
trận QSPM không phải là tất cả các chiến lược được tìm ở giai đoạn 2.
Xây dựng ma trận QSPM được thực hiện qua 6 bước :
- Bước 1 : Liệt kê các yếu tố S, W, O,T được lấy từ ma trận EFE, IFE. -
Bước 2 : Phân loại cho mỗi yếu tố phù hợp với ma trận EFE, IFE.
10
- Bước 3 : Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2 và xác định các chiến lược có
thể thay thế cần xem xét.
- Bước 4 : Xác định số điểm hấp dẫn (TAS) theo từng yếu tố : điểm được đánh
giá từ 1 đến 4; với 1 là không hấp dẫn, 2 là hấp dẫn ít, 3 là hấp dẫn và 4 là rất
hấp dẫn.
- Bước 5 : Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS) theo từng hàng bằng cách nhân số
điểm phân loại ở bước 2 với số điểm AS ở bước 4.
- Bước 6 : Tính tổng cộng số điểm hấp dẫn của từng chiến lược. Chiến lược
hấp dẫn nhất là chiến lược có tổng cộng số điểm ở bước 6 là cao nhất.
Bảng 1.2. Ma trận QSPM
Các yếu tố Các chiến lược có thể thay thế Cơ sở số
chính Phân Chiến lược 1 Chiến lược 2 điểm hấp
loại SA TAS SA TAS dẫn
Các yếu tố bên
trong
Các yếu tố bên
ngoài
Cộng tổng số
điểm hấp dẫn
c. Lựa chọn chiến lược
Việc lưa chọn chiến lược nhằm giúp tổ chức chọn ra các chiến lược phù hợp nhằm
hoàn thành những mục tiêu phát triển của tổ chức đã đề ra. Các loại chiến lược của tổ
chức gồm có :
* Chiến lược cấp công ty : Mỗi một tổ chức có những chiến lược khác nhau trong
từng giai đoạn phát triển nhằm thực hiện mục tiêu của mình.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung : là những chiến lược chủ yếu nhằm cải
thiện những sản phẩm thông thường hay những thị trường mà không thay đổi
yếu tố nào.
Ba chiến lược để chọn lựa tăng trưởng tập trung gồm có : Chiến lược xâm
nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản
phẩm.
- Chiến lược tăng trưởng đa dạng : Loại chiến lược này thích hợp cho những
doanh nghiệp không thể hoàn thành những mục tiêu tăng trưởng của mình
trong ngành sản xuất hiện nay với những sản phẩm, thị trường hiện tại.
11
Loại chiến lược này gồm có : Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm, chiến lược đa
dạng hoá hàng ngang, chiến lược đa dạng hoá kết hợp.
- Chiến lược phát triển hội nhập : những chiến lược này thích hợp cho những
tổ chức nằm trong ngành sản xuất mạnh nhưng e ngại hoặc không thể triển
khai một trong những chiến lược tăng trưởng tập trung có thể vì những thị
trường đã bão hoà.
Hai chiến lược cấp công ty cho sự tăng trưởng hội nhập gồm có : Chiến lược hội
nhập về phía trước và chiến lược hội nhập về phía sau.
- Chiến lược suy giảm : Loại chiến lược này thích hợp khi doanh nghiệp cần
tập hợp lại để cải thiện hiệu suất sau một thời gian phát triển nhanh, khi
những cơ hội và phát triển dài hạn không sẵn có trong một thời kỳ, những cơ
hội khác hấp dẫn hơn những cơ hội đang theo đuổi.
Có bốn hình thức cho loại chiến lược này : Chiến lược chỉnh đốn đơn giản, chiến
lược rút bớt vốn, thu hoạch và thanh toán.
* Chiến lược cấp kinh doanh : được hình thành từ sự kết hợp về sản phẩm, thị
trường và năng lực phân biệt của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh
trước đối thủ.
Các loại chiến lược ở các đơn vị kinh doanh gồm có :
- Các chiến lược cạnh tranh theo quan điểm của M.Porter : Các nhà quản trị
có thể căn cứ vào mục tiêu và nguồn lực của các đơn vị kinh doanh cụ thể để
quyết định lựa chọn chiến lược thích hợp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Các loại chiến lược cạnh tranh bao gồm 04 loại : chiến lược dẫn đầu chi phí thấp,
chiến lược khác biệt hoá, chiến lược chi phí thấp hợp lý kết hợp với khác biệt hoá
các yếu tố đầu ra.
- Các chiến lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh theo vị trí thị
phần trên thị trường : Trong nhiều trường hợp, một công ty đa ngành có đơn
vị kinh doanh có thị phần lớn , nhưng những đơn vị kinh doanh khác chiếm
thị phần nhỏ hơn theo các mức độ và đằng sau các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, tuy
cùng một công ty nhưng mỗi đơn vị kinh doanh cần có chiến lược cạnh tranh khác
nhau theo vị trí thị phần của mình trên thị trường.
Các loại chiến lược này gồm có :Chiến lược dành cho các đơn vị kinh doanh dẫn
đầu thị trường, chiến lược dành cho các đơn vị kinh doanh thách thức thị trường,
chiến lược dành cho các đơn vị kinh doanh theo sau thị trường, chiến lược dành
cho các đơn vị kinh doanh ẩn náu thị trường.
12
* Chiến lược cấp chức năng : Để có thể tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị
hướng đến khách hàng. Các nhà quản trị cần biết rõ các chức năng liên quan với chiến
lược cấp đơn vị kinh doanh và đề xuất các chiến lược chức năng thích hợp.
Các chiến lựơc cấp chức năng : Chiến lược tài chính, Chiến lược sản xuất và tác
nghiệp, Chiến lược mua hàng, Chiến lược nghiên cứu và phát triển, Chiến lược quản
trị nguồn nhân lực, chiến lược quản trị hệ thống thông tin, chiến lược marketing.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Xây dựng chiến lược phát triển của một tổ chức là một kế hoạch và định hướng dài
hạn, quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào trong môi
trường kinh doanh đầy biến đổi, vừa là thách thức, vừa là cơ hội hiện nay.
Dựa trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ của tổ chức, nhà
quản trị sẽ xây dựng các chiến lược để phát huy những điểm mạnh, hạn chế những
điểm yếu bên trong của tổ chức, cũng như tận dụng những cơ hội và né tránh những
đe dọa của môi trường bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.
13
Chương 2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam ( tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank)
được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân
hàng Việt Nam chuẩn y. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng
Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam,
các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
Sau 9 năm hoạt động, đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, vốn điều lệ của Ngân hàng
Quốc Tế là 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 113%. Tổng tài sản có đạt
trên 8.967 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm là 177%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với
năm 2004. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia
cho các cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. Đến thời điểm hiện nay, vốn điều lệ của Ngân
hàng Quốc tế là 1.000 tỷ đồng.
Nguồn lực quản lý và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc bổ nhiệm
nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và đội ngũ
nhân viên kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết. Với số nhân sự 23 thành viên khi mới thành
lập ngân hàng vào năm 1996, đến nay số nhân viên của ngân hàng đã lên đến hơn
1.500 người.
Đến cuối năm 2005, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc tế có 30 chi nhánh,
Phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố lớn: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Quảng ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và Cần
Thơ. Ngân hàng Quốc Tế sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế
mới và nhiều tiềm năng khác trên phạm vi cả nước với tổng số đơn vị kinh doanh dự
kiến lên đến 60 đơn vị. Mạng lưới đại lý cũng không ngừng được mở rộng với 2.000
ngân hàng đại lý trên 65 quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mạng của Ngân hàng Quốc Tế
Trong đề án tái cơ cấu ngân hàng vào tháng 08/2004, Ngân hàng Quốc Tế đã đưa ra
cụ thể Tầm nhìn và Sứ mạng hoạt động của ngân hàng nhằm định hướng rõ mục tiêu
hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quốc Tế với nội dung như sau :
14
Tầm nhìn
“… Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank) trở thành ngân hàng thương mại cổ phần
dẫn đầu trên thị trường, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, trọn
gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm tại các vùng kinh tế phát triển của Việt
nam…”
Sứ mạng
Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vươn lên,
Sáng tạo và đa dạng hóa dịch vụ cho các cá nhân có thu nhập ổn định và
kinh doanh năng động, an tòan,
Dịch vụ tài chính ngân hàng tòan diện cho doanh nghiệp lớn,
Liên minh, đối tác chiến lược với các định chế, tổ chức tài chính.
Thông qua Tầm nhìn và Sứ mạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế nêu
trên, chúng ta có thể thấy rõ mục tiêu dài hạn, thị trường kinh doanh và chiến lược
kinh doanh cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng. Trong đó :
- Mục tiêu dài hạn của Ngân hàng Quốc Tế : Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank)
trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trên thị trường.
- Thị trường kinh doanh mà VIB Bank quan tâm là các vùng kinh tế trọng
điểm, phát triển của Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ thông qua mạng
lưới các điểm kinh doanh của VIB Bank được mở tại các tỉnh, thành phố Việt
Nam có sự phát triển tốt về kinh tế như : Hà Nội, Hải phòng, Thành Phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Vũng Tàu, An Giang,…
- Chiến lược kinh doanh cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng được xác
định rõ ràng trong sứ mạng của ngân hàng Quốc Tế:
Ngân hàng Quốc Tế xác định rõ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối
tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng sẽ có
chính sách đầu tư phát triển cùng đối tượng khách hàng này, đáp
ứng mọi nhu cầu của đối tượng khách hàng này nếu có thể.
Đối với hách hàng cá nhân : ngân hàng xác định rõ đó là những
người có thu nhập ổn định, kinh doanh năng động và an toàn, chứ
không phải luôn chú trọng vào người có thu nhập cao. Đối với đối
tượng khách hàng này, ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm cá nhân nhằm đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu của khách hàng.
15
Doanh nghiệp lớn : cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện, các sản
phẩm trọn gói.
Các định chế tài chính, tổ chức tài chính : áp dụng chiến lược liên
minh, liên kết.
Qua việc phân tích trên, chúng ta thấy rõ tầm nhìn và sứ mạng của Ngân hàng Quốc
Tế đã định hướng rõ phương hướng hoạt động của ngân hàng, như là kim chỉ nam
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng :
Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Quốc Tế được thiết lập, phân nhóm theo định
hướng phân loại đối tượng khách hàng : Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá
nhân, khách hàng các tổ chức định chế.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp : Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho doanh
nghiệp bao gồm : dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh ngiệp trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ mua bán ngoại tệ,..
Dịch vụ khách hàng cá nhân : Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho các cá nhân
bao gồm : dịch vụ tiết kiệm , dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ
xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.
Dịch vụ khách hàng định chế : Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho các ngân
hàng, tổ chức tài chính và các tổ chức phi tài chính bao gồm : dịch vụ tiền gửi, dịch vụ
quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ,…
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế từ năm 2001 - 2005
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế từ năm 2001 - 2005 được thể hiện qua
một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu thông qua các biểu đồ sau :
16
Biểu đồ 1 : Tốc độ tăng trưởng Biểu đồ 2 : Tốc độ tăng trưởng
tổng tài sản từ năm 2001-2005 vốn huy động từ năm 2001-2005
Biểu đồ 3 : Tốc độ tăng trưởng Biểu đồ 4 : Tốc độ tăng trưởng
tổng dư nợ từ năm 2001-2005 lợi nhuận trước thuế từ năm 2001-2005
( Nguồn Báo cáo thường niên năm 2005 - Ngân hàng Quốc Tế)
17
Thông qua các số liệu tài chính về tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng Quốc Tế từ năm
2001 - 2005 ở các biểu đồ trên. Chúng ta thấy Ngân hàng Quốc Tế có những bước
tăng trưởng qua từng năm, đặc biệt năm 2005 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc
của ngân hàng. Trong năm 2005, tổng tài sản của Ngân hàng Quốc Tế đạt mức tăng
trưởng kỷ lục. Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2005 đạt
8.967 tỷ đồng, tăng 117% so với năm trước và vượt 49,6% kế hoạch năm. Vốn huy
động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong năm 2005 đạt 5.268,617 tỷ đồng, bằng
163% so với đầu năm và chiếm 58% tổng nguồn vốn. Đây là một kết quả đáng ghi
nhận trong điều kiện ngân hàng Quốc Tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2005
đạt 5.255 tỷ đồng, tăng 236% so với đầu năm và vượt 24,3% so với kế hoạch năm.
Tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Quốc Tế năm 2005 là 95.364 triệu đồng,
bằng 231% so với năm 2004. Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc Tế là một trong
những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao gấp nhiều lần so với
mức tăng trưởng chung 45% của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động
đầu tư sinh lợi của Ngân hàng Quốc Tế vẫn là hoạt động tín dụng, đóng góp đến
96,56% tổng lợi nhuận, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chỉ đạt 3.317 triệu đồng.
Bước tăng trưởng đột phá năm 2005 của Ngân hàng Quốc Tế so với những năm trước
là do công cuộc tái cơ cấu triệt để của Ngân hàng vào tháng 08/2004, chứng tỏ việc tái
cơ cấu ngân hàng là một chiến lược đúng đắn, đã đem đến hiệu quả kinh doanh vượt
bậc.
2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Ngân hàng Quốc
Tế
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh nói chung và thực tiễn hoạt
động của Ngân hàng Quốc Tế. Tác giả tiến hành phân tích môi trường vĩ mô và vi mô
cũng như môi trường nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
nhằm đưa ra các đánh giá về cơ hôi, mối đe dọa cũng như những điểm mạnh, điểm
yếu của Ngân hàng Quốc Tế.
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Quốc Tế
2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a. Đánh giá cơ hội (O)
¤ Sự tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao của nền kinh tế Việt Nam :
Hoạt động của ngân hàng thương mại luôn gắn bó chặt chẽ với sự vận hành của nền
kinh tế. Trong 05 năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam
không ngừng tăng cao qua các năm (xem bảng số 2.1)
18
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2001-2005
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 6.84% 7.04% 7.24% 7.70% 8.40%
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP từ năm 2001-2005 là 7.5%. Trong năm 2005, khu
vực dịch vụ tăng trưởng 8.5%, cao hơn hẳn hai năm trước. Tổng đầu tư toàn xã hội
tăng nhanh, đạt 38,5% GDP. Nguồn vốn hỗ trợ cấp nhà nước (ODA) với mức cam kết
lên đến 3,75 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 1,7 tỷ USD. Lượng vốn đầu tư
trực tíêp (FDI) khoảng 6tỷ USD. Dự trữ ngoại hối quốc gia vào khỏang 10 tuần nhập
khẩu. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 8.4%, thấp hơn mức
9.5% của năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 32.23 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu
đạt 36,88tỷ USD. Tỷ giá ngoại tệ cả năm chỉ tăng 0.9%, thấp hơn mức dự đoán đầu
năm là 1%.
Thông qua các chỉ số nền kinh tế Việt nam trong năm 2005, chúng ta thấy một bức
tranh kinh tế phát triển khả quan. Kinh tế tăng trưởng tốt mang đến cơ hội phát triển
hoạt động kinh doanh cho ngành ngân hàng Việt nam nói chung và Ngân hàng Quốc
Tế nói riêng. Ngoài ra, đó cũng là nền tảng vững chắc cho triển vọng phát triển thị
trường ngân hàng vốn và tín dụng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
¤ Ngành ngân hàng Việt nam có nhiều cơ hội hội nhập với kinh tế thế
giới
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực. Để bắt kịp xu thế hội nhập này, Việt Nam đã chủ động tham gia vào
quá trình hội nhập quốc tế và các cam kết về lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đã được ký
kết thông qua, như :
- Ký kết Hiệp định thương mại dịch vụ AFAS của ASEAN được ký kết năm
1995.
- Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) ký vào năm 2001.
- Vào ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là một bước ngoặc quan
trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng
nói riêng
- Song song đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế
cũng như ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ song phương khác.
Có thể nói, ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa
gần như hoàn toàn theo các lộ trình cam kết với các tổ chức quốc tế hoặc theo các
hiệp định song phương đã ký kết. Nhằm chủ động trong quá trình hội
19
nhập, các ngân hàng thương mại cần nhận thức đầy đủ những lợi thế, cơ hội để có thể
phát huy. Các cơ hội đó là :
- Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt
Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực.
- Hội nhập quốc tế tạo động lực cho các ngân hàng thương mại nâng cao năng
lực quản lý điều hành nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, và các biện pháp
phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế.
- Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài
chính, tiền tệ giữa các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước
trong các lĩnh vực về vốn, công nghệ, năng lực quản lý, tư vấn đào tạo, các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thông qua các hình thức liên doanh, liên kết
với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho các ngân hàng thương mại đa dạng
hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và chuyên môn hoá nghiệp vụ nhằm tạo
ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây
cũng là cơ hội các ngân hàng thương mại nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ
ngân hàng mới, hiện đại trên thế giới, mở rộng thị phần trong nước.
- Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài
chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn
sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các ngân
hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo
tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu
rủi ro.
Như vậy, hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hợi cũng như động lực cho các ngân
hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Quốc Tế nói riêng phát triển thành một
ngân hàng hiện đại, hoạt động phù hợp với các thông lệ quốc tế.
¤ Ngành tài chính ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển trong
khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện
Hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ trong những năm qua đạt nhiều kết quả khả
quan. Năm 2005 được xem là năm có sự phát triển vượt bậc về nguồn vốn, mạng lưới,
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và quy mô kinh doanh của các ngân hàng.
- Về nguồn vốn : Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
được tăng cường cả về chất và lượng. Về lượng, năm 2005, chứng kiến sự
tăng vốn của hàng loạt ngân hàng, cả NHTM nhà nước và NHTM cổ
phần.Trong đó, đã có NHTM cổ phần có vốn điều lệ vượt mốc 1.000 tỷ đồng
như : Ngân hàng Á châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,.. Về chất, hàng
20
loạt ngân hàng nước ngoài có tiềm lực, có danh tiếng trên thị trường tài chính
quốc tế thể hiện sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam : Ngân hàng
ANZ trở thành cổ đông chính thức của Sacombank; các cổ đông nước ngoài chiến
lược của ACB là : Standard Chartered Bank, Công ty Tài chính quốc tế (IFC),
Công ty quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital; Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải
mua cổ phần của Techcombank,…
- Về mạng lưới :Việc phát triển mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam nhằm tăng lợi thế cạnh tranh là một trong những mục tiêu hàng
đầu của các ngân hàng. Vì thế, số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch của
các ngân hàng thương mại hiện nay được mở ra liên tục, tốc độ phát triển khá
nhanh, ở khắp các tỉnh, thành phố. Không khi nào thị trường tài chính ngân hàng
lại có nhiều địa điểm kinh doanh của ngân hàng như hiện nay. Trong năm 2005,
trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh đã có hơn 100 chi nhánh các loại và phòng
giao dịch được mở ở tất cả các quận thành, khu công nghiệp,..Tương tự ở Hà Nội
cũng có thêm gần 30 chi nhánh và phòng giao dịch…Đặc biệt, các ngân hàng
TMCP mở chi nhánh tại các khu vực đang phát triển năng động, như : Bắc Ninh,
Bình Dương, Hưng Yên,…
- Về công nghệ : Trong những năm gần đây, các NHTM với nội lực của mình
đã cố gắng tâp trung đầu tư trang thiết bị, phần cứng, phần mềm, các sản
phẩm ứng dụng kỹ thuật mới, hiện đại và đầu tư nâng cao trình độ của đội
ngũ cán bộ nhân viên CNTT. Trình độ ứng dụng CNTT của ngành ngân hàng đạt
tỷ lệ hơn 80%, đứng hàng thứ 03 trong các ngành ứng dụng CNTT hàng đầu tại
Việt Nam.
Nhiều ngân hàng TMCP đạt mức tăng trưởng tổng tài sản từ 20% - 70% so với
năm 2004. Một vài ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cổ phần hoá như : Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu
Long, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viêt Nam.
Môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã được hình
thành và đang ngày càng hoàn thiện. Luật NHNN và Luật các TCTD được bổ sung và
sửa đổi có hiệu lực từ 1/8/2003 và 1/10/2004. Một loạt các hệ thống văn bản dưới
Luật đối với từng lĩnh vực được ban hành như NĐ số 64/2001/CP về qui chế thanh
toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; QĐ số 1627/2001/NHNN về qui
chế cho vay của TCTD…Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn
2006-2010 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt ngày 19/8/2005 đã góp phần hoàn
thiện khuôn khổ thể chế về dịch vụ ngân hàng, nhằm định hướng phát triển dịch vụ
ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia trên thị
trường Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt.
Về lãi suất, bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, NHNN đã 03 lần điều chỉnh tăng
lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm lên 6.5%/năm, lãi suất chiết khấu từ 3%/năm lên
4.5%/năm (sau 03 lần điều chỉnh) và lãi suất cơ bản Việt Nam từ
21
7.8%/năm lên 8.25%/năm (sau 02 lần điều chỉnh). Tỷ giá đã được NHNN điều chỉnh
linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát và khuyến khích xuất khẩu. Cả năm
2005, tỷ giá chỉ tăng 0.9% so năm 2004. Nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ
yếu để bơm tiền ra và thu tiền về từ lưu thông.
NHNN cũng tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống
thanh toán. Cơ chế, chính sách tiếp tục được NHNN hoàn thiện theo sát với chuẩn
mực và thông lệ quốc tế, tạo cơ sở cho việc thực hiện lành mạnh hoá tài chính và nâng
cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.
¤ Tiềm lực của yếu tố dân số Việt Nam đối với ngành ngân hàng
Việt Nam với dân số hiện nay trên 83 triệu người, phần lớn trong độ tuổi lao động.
Đây thật sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày một nâng cao, nguồn lực vốn trong
dân chưa được khai thác hết, tâm lý tiếp cận ngân hàng của người dân đã cởi mở hơn
nhiều. Đây là các yếu tố xã hội tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển. Bên
cạnh đó, nhu cầu của người tiêu dùng về các hoạt động giao dịch thông qua ngân hàng
như mua bán hàng hoá, chi trả lương, thanh toán tiền điện, nước,..ngày càng tăng đã
tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đối tượng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế được mở
rộng hơn, bên cạnh các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế đã
xuất hiện rất nhiều khách hàng là các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một trong những tiềm lực lớn cho sự
phát triển của các NHTM.
¤ Môi trường công nghệ Việt Nam đang phát triển
Công nghệ thông tin tại Việt nam hiện nay phát triển với tốc độ cao. Các ứng dụng
của công nghệ thông tin trong đời sống và kinh doanh bắt đầu trở nên phổ biến, như :
thông tin, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm trên các trang web, giao dịch qua thư điện tử,
gửi hình ảnh qua đường truyền ADSL,… Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành ngân hàng phát triển các sản phẩm có tính công nghệ cao : mobile banking,
internet banking, home banking,..Việc tiếp cận, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngành
ngân hàng đến với người dân cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Có thể nói, trình độ
công nghệ của ngành ngân hàng thuộc nhóm hiện đại và dẫn đầu của nền kinh tế.
22
b. Đánh giá nguy cơ (T)
¤ Thách thức đối với ngành ngân hàngViệt Nam trong tiến trình hội nhập
quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu Việt Nam phải mở cửa dần thị trường tài
chính ngân hàng theo lộ trình cam kết song phương và đa phương quốc tế. Điều này
tất yếu sẽ dẫn đến việc nới lỏng tiếp cận thị trường và thực hiện đối xử quốc gia bình
đẳng đối với các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình cam kết
Đối với NHNN, quá trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng tạo ra
thách thức đối với NHNN trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền
tệ, rủi ro thị trường tăng lên, nhiều nghiệp vụ ngân hàng hiện đại được đưa
vào áp dụng. Điều này đòi hỏi NHNN phải đổi mới và học hỏi để nắm vững và
quản lý có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu ổn định hệ thống và tạo môi trường
kinh doanh lành mạnh.
Đối với các NHTM, áp lực cạnh tranh khi tham gia hội nhập : cùng với các
NHTM là những chủ thể chính trong cung cấp dịch vụ ngân hàng, đã xuất
hiện thêm nhiều trung gian tài chính của các chủ thể nước ngoài tham gia
cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các yêu cầu về hội nhập trong lĩnh
vực ngân hàng, làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng nước
ngoài có ưu thế về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, bề
dày kinh nghiệm và trình độ quản trị kinh doanh cao hơn nhiều so với các ngân
hàng Việt nam còn non trẻ.
Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động
từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường
trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng
hoảng. Trong khi đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân
hàng phải chịu thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây ra.
¤ Áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại ngày càng
cao
Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại diễn ra rất sôi động trong thời điểm
hiện nay, ngành ngân hàng được xem là ngành tạo ra lợi nhuận khá cao so với các
ngành kinh tế khác. Số lượng ngân hàng mới tham gia thị trường ngân hàng khá
nhiều với sự xuất hiện của các ngân hàng đô thị mới được chuyển đổi từ ngân
hàng nông thôn như: ngân hàng An Bình, ngân hàng Navibank, Ngân hàng Sài
gòn - Hà Nội,… Xu hướng cạnh tranh hiện nay của các ngân hàng thương mại chủ
yếu trên các lĩnh vực : mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ
thẻ; mở rộng mạng lưới; mở rộng cho vay tiêu dùng,… Để tăng năng lực cạnh
tranh, các ngân hàng đều có chiến lược nâng cao năng lực tài chính bằng cách tăng
vốn điều lệ khá nhanh.
23
Xu hướng cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hiện nay về dịch vụ
ngân hàng thiên về dịch vụ ngân hàng bán lẻ : dịch vụ tài khoản, sec, thẻ,
quản lý tài sản, cầm cố,.. Trong đó, thị trường thẻ là sôi động nhất với nhiều
hình thức nghiệp vụ thẻ : thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng
quốc tế,..
Cũng với xu hướng đa dạng hoá dịch vụ mới, các ngân hàng mở ra dịch vụ bảo
hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá hàng xuất khẩu bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng
với sản phẩm tài chính quyền chọn Option.
Cạnh tranh cho vay tiêu dùng là một hướng giúp các NHTM phân tán rủi ro.
Nếu như các năm trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu là
cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ , thì thời gian gần đây, các ngân
hàng chú trọng mở rộng cho vay tiêu dùng. Các đối tượng khách hàng chủ
yếu là những người có thu nhập ổn định : giáo viên, cán bộ nhân viên, chủ
doanh nghiệp, cán bộ điều hành,..Với các sản phẩm cho vay là : mua sắm ôtô,
căn hộ, sửa chữa nhà, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị khác trong gia
đình,…
¤ Sự cạnh tranh gay gắt giữa ngành ngân hàng và các tổ chức tài chính
phi ngân hàng khác
Hiện nay, nếu không kể các Quỹ Tín dụng Trung ương và địa phương, các
định chế tài chính phi ngân hàng trong cả nước gồm có 05 công ty tài chính,
09 công ty cho thuê tài chính, hơn 60 công ty chứng khóan, 24 công ty bảo
hiểm. Ngoài ra, còn có các công ty đầu tư tài chính và các quỹ đầu tư, quỹ tiết
kiệm bưu điện với lợi thế mạng lưới dày đặc khắp cả nước. Các định chế tài
chính này cạnh tranh trực tiếp với ngành ngân hàng về huy động vốn và đầu
tư.
Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán đã phần
nào ảnh hưởng lớn đến kênh huy động vốn của các ngân hàng. Trung tâm chứng
khoán ra đời đã tạo ra một hình thức đầu tư vốn trực tiếp. Với sự ra đời của
phương thức đầu tư này đã ảnh hưởng lớn đến quy mô đầu vào cũng như quy mô
đầu ra của các tổ chức trung gian tài chính. Thị trường chứng khóan Việt Nam
năm 2005 đã đạt những bước phát triển khá vững chắc. Tổng gía trị trái phiếu
niêm yết và giao dịch là 38.122 tỷ đồng, bằng 4,9% GDP năm 2005. tổng giá trị cổ
phiếu niêm yết và giao dịch là 9.356 tỷ đồng, bằng 1.25GDP cả năm 2005. tổng
khối lượng giao dịch cả năm kể cả cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ là 26.878 tỷ
đồng. Thị trường chứng khoán Việt Nam càng trở nên sôi động hơn sau Quyết
định số 238/2005/QĐ-TTg của chính phủ cho phép các nhà đầu tư mước ngoài
được sở hữu đến 49% các công ty niêm yết. Ngoài ra, thị trường OTC diễn ra cũng
rất sôi độn._.Tp.HCM.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (2003), “ Chiến
lược và Chính sách kinh doanh”, Nxb Thống kê, Tp.HCM.
3. PGS.TS Phạm Văn Năng (2003), “Tự do hoá tài chính và hội nhập quốc
tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
4. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Don Taylor & Jeanne Smalling Archer (2004), “ Để cạnh tranh với
những người khổng lồ”, Nxb Thống kê, Tp.HCM.
6. Fred R David (2003), “Khái luận về quản trị chiến lược”, Nxb Thống kê,
Tp.HCM.
7. Prahalad, Yves Doz , Tiêu Vệ (2004), “ Chiến lược thành công của các
công ty lớn”, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
8. Rowan Gibson (2005), “ Tư duy lại tương lai”, Nxb Trẻ, Tp.HCM.
9. Báo cáo thường niên 2004, 2005 của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam ,
Ngân hàng Á Châu , Ngân hàng Sài Gòn thương Tín, Ngân hàng Đông Á.
10. Tạp chí ngân hàng 2004, 2005.
11. Thời báo ngân hàng 2004, 2005.
12. Website : www.mof.gov.vn, www.sbv.gov.vn, www.vib.com.vn,
www.acb.com.vn, www.sacombank.com.vn, www.eabbank.com.vn.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VN (VIB Bank)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
Ban Kieåm Soaùt Hoäi Ñoàng Quaûn
T ò
Uûy Ban Quaûn
Lyù Taøi Saûn
Nợ-Coù
Ban Toång
Giaùm Ñoác
Uûy Ban Tín
Duïng
Khoái
Hoã Trôï
& Giao
Dòch
Taïi Hoäi
Sôû
Khoái
Quaûn Lyù
Tín Duïng
Khoái Khaùch
Haøng Doanh
Nghieäp&Ñònh
Cheá
Khoái
Khaùch
Haøng Caù
Nhaân
Khoái Chi
Nhaùnh &
Dòch Vuï
Phoøng
quaûn
lyù
h
Phoøng
giaùm saùt
tín dụng
Phoønh thanh
toaùn quoác
teá.
Phoøng kinh
doanh khaùch
haøng caù
nhaân.
Quaûn lyù
maïng
löôùi & chi
nhaùnh
Khoái
Nguoàn Voán
& Kinh
Doanh Ngoaïi
Hoái
Phoøng
quan hệ
công
h
Phoøng
haønh
chính &
taùi thaåm
ñònh
Phoøng
coâng
Phoøng phaùt
trieån saûn
phaåm
khaùch haøng
caù nhaân
Phoøng phaùt
trieån saûn
phaåm
khaùch haøng
Phoøng
dòch vuï
khaùch
haøng
Phoøng
kinh doanh
ngoaïi hoái
Phoøng
thanh toaùn
quoác teá
PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
Ngày 31/12/2005
Đơn vị tính : VND
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2004
TÀI SẢN
Tiền, kim loại quý và đá quý 531.010.415.960 387.403.241.255
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 408.185.903.934 188.633.096.872
Tiền gửi tại các Ngân hàng nước ngoài 487.915.830.692 564.202.085.286
Tiền gửi tại các TCTD trong nước 124.682.483.343 149.077.102.248
Cho vay khách hàng 5.960.047.757.821 4.562.382.289.327
Trừ : Dự phòng rủi ro tín dụng (12.279.958.198) (7.704.717.128)
Đầu tư 178.992.804.623 131.654.405.553
TSCĐ hữu hình 151.353.665.797 115.780.090.270
XDCB dở dang và mua sắm TSCĐ 58.789.514.978 39.189.389.867
Tài sản khác 486.847.545.702 205.565.016.089
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.515.912.694.996 6.444.662.999.640
NGUỒN VỐN
Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 21.121.883.300
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước 622.900.255.296 620.812.844.040
Vốn nhận của chính phủ, các TCQT và tổ chức khác 183.812.385.000 207.190.755.000
Tiền gửi của khách hàng 6.513.795.334.524 4.679.909.083.297
Nợ khác 483.647.433.520 382.724.514.421
Tổng nợ 7.804.155.408.340 5.911.759.080.058
Vốn và các quỹ
Vốn của TCTD 500.475.842.623 350.471.953.553
Các quỹ dự trữ 70.652.539.505 81.734.309.241
Lợi nhuận chưa phân phối. 140.628.904.528 100.697.656.786
Tổng vốn và các quỹ 711.757.286.656 532.903.919.580
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 8.515.912.694.996 6.444.662.999.640
( Nguồn : Báo báo thường niên năm 2005 của Ngân hàng Đông Á)
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÂN HÀNG SACOMBANK
Ngày 31/12/2005
Đơn vị tính : 1.000.000VND
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2004
TÀI SẢN
Tiền, kim loại quý và đá quý 1.370.108 826.786
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 408.685 299.113
Tiền gửi tại các Ngân hàng nước ngoài 162.307 180.713
Tiền gửi tại các TCTD trong nước 1.284.904 899.047
Cho vay các TCTD trong nước 99
Chứng khoán kinh doanh 96.602 65.488
Cho vay khách hàng 8.379.335 5.958.444
Đầu tư chứng khoán nợ đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 1.514.919 1.431.492
Đầu tư vào các đơn vị khác 325.211 160.485
TSCĐ hữu hình 328.985 258.323
TSCĐ vô hình 60.014 50.276
XDCB dở dang và mua sắm TSCĐ 231.732 88.307
Tài sản khác 293.380 176.308
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.456.182 10.394.881
NGUỒN VỐN
Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 170.370
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước 502.400 495.556
Tiền gửi của khách hàng 10.478.959 7.794.897
Chứng chỉ tiền gửi. 956.546 758.357
Vốn nhận của chính phủ, các tổ chức 163.630 127.517
Nợ khác 287.847 252.795
Thuế TNDN phải nộp 14.789 819
Tổng nợ 12.574.541 9.429.941
Vốn của TCTD 1.250.948 740.948
Các quỹ dự trữ 459.891 118.247
Lợi nhuận chưa phân phối. 174.926 105.745
Tổng vốn và các quỹ 1.881.641 964.940
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14.456.182 10.394.881
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2005 của Sacombank)
PHỤ LỤC 4
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Á CHÂU
Ngày 31/12/2005
Đơn vị tính : 1.000.000VND
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2004
TÀI SẢN
Tiền, kim loại quý và đá quý 1.532.492 553.659
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 988.784 727.117
Tiền gửi tại các Ngân hàng nước ngoài 427.153 161.821
Tiền gửi tại các TCTD trong nước 5.926.745 3.846.155
Cho vay các TCTD trong nước 181.407 61.238
Chứng khoán kinh doanh 39.218 6.999
Cho vay khách hàng 9.381.517 6.698.437
(20.825) (26.027)
Đầu tư chứng khoán nợ
-Sẳn sàng để bán 456.515 157.287
-Giữ đến ngày đáo hạn 4.367.252 2.734.463
Đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh 11.713 611
Đầu tư vào các đơn vị khác 125.003 50.662
TSCĐ hữu hình 257.88 104.532
TSCĐ vô hình 12.47 14.467
XDCB dở dang và mua sắm TSCĐ 224.128 152.847
Tài sản khác 361.412 175.266
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 24.272.864 15.419.534
NGUỒN VỐN
Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 967.312 68.67
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước 1.123.576 1.000.806
Vốn nhận của chính phủ, các TCQT và tổ chức khác 265.428 243.95
Tiền gửi của khách hàng 19.984.920 13.040.340
Nợ khác 630.026 345.212
Thuế TNDN phải nộp 18.396 10.558
Tổng nợ 22.989.658 14.709.536
Vốn và các quỹ
Vốn của TCTD 948.316 481.138
Các quỹ dự trữ 138.973 197.845
Lợi nhuận chưa phân phối. 195.917 31.015
Tổng vốn và các quỹ 1.283.206 709.998
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 24.272.864 15.419.534
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2005 của ACB)
PHỤ LỤC 5
NỘI DUNG LỘ TRÌNH CAM KẾT BTA VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Hiệp định thương mại Việt Mỹ BTA yêu cầu Việt nam phải hạn chế sự bảo
hộ đối với các doanh nghiệp trong nước, bỏ ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ
nội địa hoá, bỏ chế độ phụ thu và chênh lệch giá đối với tất cả các mặt hàng
nhập khẩu. Trong lĩnh vực ngân hàng , lộ trình thực hiện BTA được quy
định cụ thể như sau:
- Trong vòng 03 năm kể từ BTA có hiệu lực, tức đến tháng 12/2004 : các
ngân hàng Hoa Kỳ chỉ có thể cung cấp các dịch vụ thông qua hình thức pháp
lý duy nhất là liên doanh với đối tác Việt nam. Sau tháng 12/2004, hạn chế
này sẽ được bãi bỏ.
- Trong vòng 09 năm kể từ BTA có hiệu lực, tức đến tháng 12/2010, các
ngân hàng Hoa Kỳ có thể liên doanh với các ngân hàng Việt nam, với phần
góp vốn không lớn hơn 49% và không nhỏ hơn 30%.
- Sau 09 năm kể từ BTA có hiệu lực, tức sau tháng 12/2010, các ngân hàng
Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% tại Việt nam.
- Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ được phép cung cấp 12 phân
ngành dịch vụ ngân hàng theo lộ trình 7 mốc. Lộ trình này xác định rõ mức
độ tham gia các lọai hình dịch vụ ngân hàng và hình thức tổ chức pháp lý.
Đồng thời, đây cũng là lộ trình cắt giảm dần các mức bảo hộ (hạn chế nhận
tiền gửi VNĐ, phát hành Thẻ tín dụng, mạng lưới ATM,..) đối với hệ thống
ngân hàng trong nước.
PHỤ LỤC 6
NỘI DUNG LỘ TRÌNH CAM KẾT WTO VỀ DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG
Các cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác được thực
hiện phù hợp với các luật lệ và các qui định liên quan được ban hành bởi các
cơ quan có thẩm quyền của Việt nam để đảm bảo sự phù hợp với Điều VI
của GATS và Đoạn 2 (a) của Phụ lục về các Dịch vụ Tài chính.
Theo nguyên tắc chung và trên cơ sở không phân biệt đối xử, việc cung cấp
các sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng và tài chính khác phải tuân theo các
yêu cầu về hình thức pháp lý và thể chế liên quan.
(a) Nhận tiền gửi và các khoản
phải trả khác từ công
chúng
(b) Cho vay dưới tất cả các
hình thức, bao gồm tín
dụng tiêu dùng, tín dụng
cầm cố thế chấp, bao thanh
toán và tài trợ giao dịch
thương mại
(c) Thuê mua tài chính
(d) Mọi dịch vụ thanh toán và
chuyển tiền, bao gồm thẻ
tín dụng, thẻ thanh toán và
thẻ nợ, séc du lịch và hối
phiếu ngân hàng
(e) Bảo lãnh và cam kết
(f) Kinh doanh trên tài khoản
của mình hoặc của khách
hàng, tại sở giao dịch, trên
thị trường giao dịch thoả
thuận hoặc bằng cách
khác, như dưới đây:
- Công cụ thị trường tiền tệ
(bao gồm séc, hối phiếu,
chứng chỉ tiền gửi);
- Ngoại hối;
- Các công cụ tỷ giá và lãi
suất, bao gồm các sản
phẩm như hợp đồng hoán
đổi, hợp đồng kỳ hạn;
- Vàng nén
(h) Môi giới tiền tệ
(1) Chưa cam kết, ngoại trừ B(k) và B(l)
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế, ngoại trừ:
(a) Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ
được phép thiết lập hiện diện thương
mại tại Việt nam dưới các hình thức
sau:
(i) Đối với các ngân hàng thương mại
nước ngoài: văn phòng đại diện, chi
nhánh ngân hàng thương mại nước
ngoài, ngân hàng thương mại liên
doanh trong đó tỷ lệ góp vốn của bên
nước ngoài không vượt quá 50% vốn
điều lệ của ngân hàng liên doanh,
công ty cho thuê tài chính liên doanh,
công ty cho thuê tài chính 100% vốn
nước ngoài, công ty tài chính liên
doanh và công ty tài chính 100% vốn
nước ngoài, và, kể từ ngày 1 tháng 4
năm 2007, ngân hàng 100% vốn nước
ngoài được phép thành lập.
(ii) Đối với các công ty tài chính nước
ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài
chính liên doanh, công ty tài chính
100% vốn nước ngoài, công ty cho
thuê tài chính liên doanh và công ty
cho thuê tài chính 100% vốn nước
ngoài.
(iii) Đối với các công ty cho thuê tài
chính nước ngoài: văn phòng đại
diện, công ty cho thuê tài chính liên
doanh và công ty cho thuê tài chính
100% vốn nước ngoài.
(b) Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập,
Việt nam có thể hạn chế quyền của một
(1) Chưa cam kết, ngoại trừ B(k) và
B(l)
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế, ngoại trừ:
(a) Các điều kiện để thành lập một chi
nhánh của một ngân hàng thương
mại nước ngoài tại Việt nam:
- Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có
trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm
trước thời điểm nộp đơn.
(b) Các điều kiện để thành lập một
ngân hàng liên doanh hoặc một
ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
- Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có
trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm
trước thời điểm nộp đơn.
(c) Các điều kiện để thành lập một
công ty tài chính 100% vốn nước
ngoài hoặc một công ty tài chính
liên doanh, một công ty cho thuê
tài chính 100% vốn nước ngoài
hoặc một công ty cho thuê tài
chính liên doanh:
- Tổ chức tín dụng nước ngoài có
tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ
vào cuối năm trước thời điểm nộp
đơn.
(i) Quản lý tài sản, như quản
lý tiền mặt hoặc danh mục
đầu tư, mọi hình thức quản
lý đầu tư tập thể, quản lý
quỹ hưu trí, các dịch vụ
lưu ký và tín thác
(j) Các dịch vụ thanh toán và
bù trừ tài sản tài chính, bao
gồm chứng khoán, các sản
phẩm phái sinh, và các
công cụ chuyển nhượng
khác
(k) Cung cấp và chuyển giao
thông tin tài chính, và xử
lý dữ liệu tài chính và phần
mềm liên quan của các nhà
cung cấp dịch vụ tài chính
khác
(l) Các dịch vụ tư vấn, trung
gian môi giới và các dịch
vụ tài chính phụ trợ khác
đối với tất cả các hoạt
động được nêu từ các tiểu
mục (a) đến (k), kể cả
tham chiếu và phân tích tín
dụng, nghiên cứu và tư vấn
đầu tư và danh mục đầu tư,
tư vấn về mua lại và về tái
cơ cấu và chiến lược doanh
nghiệp
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
nhận tiền gửi bằng Đồng Việt nam từ các
thể nhân Việt nam mà ngân hàng không
có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức
vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với
lộ trình sau:
Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp
định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp
định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp
định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn
pháp định được cấp
Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia
đủ
(c) Tham gia cổ phần
(i) Việt nam có thể hạn
chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức
tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng
thương mại quốc doanh của Việt nam được
cổ phần hoá như mức tham gia cổ phần của
các ngân hàng Việt nam.
(ii) Đối với việc góp vốn dưới
hình thức mua cổ phần, tổng số cổ
phần được phép nắm giữ bởi các thể
nhân và pháp nhân nước ngoài tại
mỗi ngân hàng thương mại cổ phần
của Việt nam không được vượt quá
30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ
khi luật pháp của Việt nam có qui
định khác hoặc được sự cho phép
của cơ quan có thẩm quyền của Việt
nam.
(d) Một chi nhánh ngân hàng thương mại
nước ngoài:
- không được phép mở các điểm giao
dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của
mình.
(e) Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín
dụng nước ngoài được phép phát
hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử
quốc gia.
(4) Chưa cam kết, ngoại trừ các cam kết
trong phần cam kết nền.
(4) Chưa cam kết, ngoại trừ các cam
kết trong phần cam kết nền.
PHỤ LỤC 7
BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA
I. GIỚI THIỆU
Nhằm thu thập thêm thông tin để xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng
TMCP Quốc Tế (VIB Bank) đến năm 2015, Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến đánh
giá của CÁC Anh/chị về các thông tin dưới đây.
II. NỘI DUNG
1. Anh/chị hãy cho biết ý kiến đánh giá của mình về tầm quan trọng của các yếu tố
dưới đây ảnh hưởng đến sự thành công của ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay và
mức độ phản ứng của VIB Bank đối với các yếu tố đó.
STT Các yếu tố bên ngòai chủ yếu Điểm
quan trọng
Mức độ
phản ứng
1 Sự tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao của
nền kinh tế Việt Nam
2 Ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều cơ hội
hội nhập với kinh tế thế giới
3 Ngành tài chính ngân hàng hoạt động ổn định
và phát triển trong khuôn khổ pháp lý ngày
càng được hoàn thiện
4 Tiềm lực của yếu tố dân số Việt nam đối với
ngành ngân hàng
5 Môi trường công nghệ Việt Nam đang phát
triển
6 Thách thức đối với ngành ngân hàng Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
7 Áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng
thương mại ngày càng cao
8 Sự cạnh tranh gay gắt giữa ngành ngân hàng
với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác
8 Yếu tố văn hoá, xã hội của Việt Nam
9 Môi trường pháp lý nói chung và chính sách
cho ngành ngân hàng nói riêng còn nhiều bất
cập, chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ
10 Xuất phát điểm của ngành ngân hàng Việt
Nam còn thấp so với các nước trong khu vực
và trên thế giới
Tổng cộng 10 ---
Hướng dẫn:
(a) Để đánh giá tầm quan trọng các yếu tố đối với sự thành công của ngành ngân
hàng Việt Nam, Anh/chị cho điểm đối với mỗi yếu tố theo thang đểm từ 0-10 vào cột
“ Điểm quan trọng” sao cho tổng điểm của tất cả các yếu tố bằng 10. Trong đó: 0:
không quan trọng; 10: rất quan trọng.
(b) Để đánh giá mức độ phản ứng của VIB Bank đối với mỗi yếu tố, Anh/chị cho
điểm từ 1-4 vào cột “mức độ phản ứng”, trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng
trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít.
2. Anh/chị hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố dưới đây đối với sự thành
công cho một ngân hàng và ý kiến của anh chị về tình hình thực tế hiện nay của VIB
Bank đối với các yếu tố đó.
STT Các yếu tố bên trong chủ yếu Điểm
quan
trọng
Mức độ
phản
ứng
1 Cấu trúc quản trị tập trung, quản lý rủi ro và
hướng đến khách hàng
2 Môi trường làm việc dân chủ, minh bạch
3 Nguồn nhân lực trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết
với trình độ học vấn cao
4 Văn hóa tổ chức được hình thành và phát triển
5 Hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, luôn
được chú trọng đầu tư
6 Họat đông nghiên cứu và phát triển được chú
trọng
7 Thương hiệu chưa mạnh
8 Năng lực tài chính còn thấp
9 Mạng lưới kênh phân phối chưa rộng và đa dạng
10 Chính sách phát triển và quản lý nguồn nhân lực
chưa theo kịp sự tăng trưởng nguồn nhân lực của
ngân hàng
11 Thị phần kinh doanh còn nhỏ, cơ sở khách hàng
chưa bền vững
12 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng
nhiều cho nhu cầu của khách hàng, chất lượng
dịch vụ chưa cao.
13 Chi phí đầu vào cao, tỷ trọng thu dịch vụ còn thấp
Tổng cộng 1.00
Hướng dẫn:
(a) Để đánh giá tầm quan trọng các yếu tố đối với sự thành công của một ngân hàng,
Anh/chị cho mức điểm đối với mỗi yếu tố theo thang đểm từ 0-10 vào cột “ Điểm
quan trọng” sao cho tổng điểm của tất cả các yếu tố bằng 10. Trong đó: 0: không
quan trọng; 10: rất quan trọng.
(b) Để đánh giá thực trạng của VIB Bank đối với mỗi yếu tố, Anh/chị cho điểm từ
1-4 vào cột “Thực trạng” , trong đó: 1: Còn yếu, 2: Trung bình , 3: Khá tốt , 4: Rất
tốt.
3. Anh/chị vui lòng cho biết họ tên và chức vụ/cấp bậc của anh/chị.
Họ và tên:_____________________________________
Chức vụ/cấp bậc:________________________________
Xin cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị.
PHỤ LỤC 8
KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN
PHẨM, DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB Bank)
Thời gian khảo sát : Từ 25/11/06 - 05/12/06
Đối tượng khảo sát : Khách hàng giao dịch tại quầy
1. KHÁCH HÀNG ĐO LƯỜNG
Địa bàn Hà Nội Miền Nam
Hải
Phòng Đà Nẵng Tổng số
Tổng số phiếu 339 384 130 29 882
2. PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG
2.1. Lĩnh vực công tác: Khách hàng giao dịch với VIB Bank chủ yếu đến từ
Công ty cổ phần/tư nhân (chiếm 50,78%); Thành phần đến từ doanh nghiệp
nước ngoài/liên doanh chiếm một tỉ trọng nhỏ (chiếm 5,64%)
Lĩnh vực công tác Nhà nước
Cổ
phần
Nước
ngoài Tự do Khác Tổng
Số phiếu 146 423 47 148 69 833
2.2. Độ tuổi: Độ tuổi giao dịch chủ yếu là từ 25-35 tuổi (khoảng 41,32%). Nhìn
chung, khách hàng đến giao dịch tại quầy đa số nằm trong độ tuổi lao động chính
của xã hội. Khách hàng là người nhiều tuổi (lớn hơn 55 tuổi) chiếm tỉ lệ rất nhỏ
6,12%.
Độ tuổi < 25 tuổi
25 -
35
tuổi
35 - 55
tuổi
> 55
tuổi
Không
ý kiến Tổng
Số phiếu 187 364 221 51 58 881
2.3. Tổng thu nhập: Đa số khách hàng đến giao dịch với VIB Bank có mức thu nhập từ
2-5 triệu đồng (xấp xỉ 48,27%), đối tượng có thu nhập cao (lớn hơn 10 triệu) chiếm tỉ lệ
rất thấp 5,41%, số khách hàng không muốn tiết lộ thu nhập chiếm 17,05%.
Tổng thu nhập < 2 triệu
2 - 5
triệu
5 - 10
triệu
> 10
triệu
Không
ý kiến Tổng
Số phiếu 165 419 89 47 148 868
2.4. Mức độ giao dịch: Khách hàng thường xuyên giao dịch với VIB Bank phổ biến nhất là
từ 1-3 lần/tháng (tương đương 26,88%). Các mức độ giao dịch khác nhau cho thấy mức độ
giao dịch của khách hàng với VIB Bankk là khá thường xuyên.
Mức độ giao dịch
(w = tuần, m = tháng) > 3 lần
1-3
lần/w
1-3
lần/m
< 1
lần/m
Không
ý kiến Tổng
Số phiếu 108 158 232 172 193 863
2.5. Thời gian giao dịch: Số lượng khách hàng đến với VIB Bank chủ yếu từ 3 năm trở lại
đây, trong đó lượng khách hàng đến giao dịch dưới 1 năm là lớn nhất (39,56% phiếu). Số
lượng khách hàng lâu năm chiếm tỉ lệ nhỏ 6,03%.
Thời gian giao dịch < 1 năm
1-3
năm
3-5
năm
>
5 năm
Không
ý kiến Tổng
Số phiếu 341 232 48 52 189 862
Nhận xét chung:
− Đối tượng khách hàng của VIB Bank là mới, chủ yếu đến từ các Công ty cổ phần/tư
nhân, có thu nhập từ 2-5 triệu, mức giao dịch phổ biến từ 1-3 lần/tháng.
− Đối tượng khách hàng đến từ các doanh nghiệp liên doanh/nước ngoài; đối tượng có
mức thu nhập cao, đối tượng là người già chiếm tỉ lệ nhỏ.
− Số lượng khách hàng lâu năm của VIB Bank không nhiều (6.03%)
3. SỰ THOẢ MÃN VỀ SẢN PHẨM
3.1. Tình trạng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Khách hàng đến giao dịch với VIB Bank hiện tại chủ yếu sử dụng 02 dịch vụ là dịch vụ tài
khoản (45,68%) và các sản phẩm tiết kiệm (35,11%), khách hàng mới chỉ sử dụng các sản
phẩm thông thường của ngân hàng.
Số lượng khách hàng chưa sử dụng/chưa biết đến dịch vụ cao: Chuyển tiền trong nước
(45,00%), dịch vụ chuyển tiền quốc tế 55,45%; dịch vụ kiều hối 57,84% và dịch vụ Ngân
quỹ 40,80% -> nhận thức về sản phẩm dịch vụ còn thấp.
Tình trạng sử dụng
Sản phẩm dịch vụ
Đã Đang Chưa Không ý kiến
Dịch vụ tài khoản 252 402 94 136
Sản phẩm thẻ (Value) 178 296 207 200
Sản phẩm tiết kiệm 252 309 177 146
Chuyển tiền trong nước 218 178 264 220
Chuyển tiền quốc tế 49 38 488 305
Dịch vụ kiều hối 28 21 509 323
Dịch vụ ngân quỹ 96 108 359 316
3.2. Mức độ hài lòng
Đa số khách hàng rất hài lòng và hài lòng với dịch vụ tài khoản và các sản phẩm tiết kiệm
của VIB Bank – tỉ lệ hài lòng dịch vụ tài khoản là 84,10%, của sản phẩm tiết kiệm là
88,06%.
Sản phẩm thẻ (Values) cho thấy tỉ lệ hài lòng của khách hàng là không cao 57,80%, sản
phẩm thẻ cũng là dịch vụ nhận được nhiều ý kiến không hài lòng nhất (82 phiếu). Dịch vụ
chuyển tiền quốc tế, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân quỹ, do tỉ lệ sử dụng không nhiều, nên
phần lớn chưa cho ý kiến về những dịch vụ này.
Mức độ hài lòng
Sản phẩm dịch vụ Rất hài
lòng
Hài
lòng
Bình
thường
Không
hài
lòng
Hoàn
toàn
không
Không
ý kiến
Dịch vụ tài khoản 275 275 108 8 13 202
Sản phẩm thẻ (Value) 123 151 184 64 18 339
Sản phẩm tiết kiệm 238 256 89 7 10 277
Chuyển tiền trong
nước 194 180 86 4 5 413
Chuyển tiền quốc tế 92 81 63 8 4 632
Dịch vụ kiều hối 59 62 72 5 3 680
Dịch vụ ngân quỹ 118 105 74 7 5 571
3.3. Khả năng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Khoảng 1/3 số khách hàng đang sử dụng dịch vụ tài khoản, sản phẩm thẻ (Values), sản
phẩm tiết kiệm khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ, còn lại đa số khách hàng không bày
tỏ ý kiến về khả năng sẽ sử dụng các dịch vụ này của VIB Bank.
Số khách hàng đang sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân
quỹ của VIB Bank không nhiều, tuy nhiên số liệu cho thấy khả năng sử dụng những dịch
vụ này sẽ tăng lên, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền quốc tế và dịch vụ kiều hối.
Khả năng sẽ sử dụng
Sản phẩm dịch vụ
Sẽ sử dụng Không biết Không sử dụng
Không ý
kiến
Dịch vụ tài khoản 245 65 6 567
Sản phẩm thẻ (Value) 246 84 27 522
Sản phẩm tiết kiệm 297 69 9 506
Chuyển tiền trong nước 258 116 11 484
Chuyển tiền quốc tế 134 268 39 440
Dịch vụ kiều hối 109 279 45 445
Dịch vụ ngân quỹ 141 209 33 499
Nhận xét chung:
− Khách hàng của VIB mới chỉ sử dụng 2 sản phẩm thông thường của ngân hàng là dịch
vụ tài khoản và tiết kiệm, nhận thức về các sản phẩm khác còn yếu.
− Khách hàng hài lòng với sản phẩm tài khoản và tiết kiệm, không hài lòng với sản phẩm
thẻ.
− Khả năng sẽ sử dụng các sản phẩm khác là rất tốt, VIB cần chú trọng việc giới thiệu,
bán chéo sản phẩm tại quầy.
4. SỰ THOẢ MÃN VỀ DỊCH VỤ
4.1. Mức độ quan trọng
Yếu tố dịch vụ luôn được đánh giá là quan trọng và rất quan trọng, khách hàng quan tâm
nhất đến: Kỹ năng, nghiệp vụ của các nhân viên (70,29%); Thái độ phục vụ của các nhân
viên (68,93%) ; Việc đón tiếp hướng dẫn chu đáo (69,85%); Sự chính xác về giấy tờ giao
dịch (66,29%)
Mức độ quan trọng
Tiêu chí dịch vụ Rất quan
trọng Quan trọng
Không
quan
trọng
Không ý kiến
Đón tiếp hướng dẫn
chu đáo 600 226 0 33
Kỹ năng, nghiệp vụ của
các nhân viên 620 214 0 48
Thái độ phục vụ của các
nhân viên 608 225 0 49
Thời gian chờ đợi để
được phục vụ 419 388 8 67
Thời gian chờ đợi để
hoàn thành thủ tục 386 417 12 69
Những yêu cầu về văn
bản giấy tờ 353 413 20 96
Sự chính xác về giấy tờ
giao dịch 586 217 4 77
Phương pháp tiếp thị
của VIBank 379 385 22 97
4.2. Mức độ hài lòng
Nhìn chung, đa số khách hàng đều hài lòng với chất lượng dịch vụ của VIB Bank như:
Đón tiếp hướng dẫn chu đáo; Kỹ năng, nghiệp vụ của các nhân viên; và Thái độ phục vụ
của các nhân viên.
Tuy nhiên, một số vấn đề chưa được khách hàng hài lòng như: Phương pháp tiếp thị của
VIB (được khách hàng đề cập nhiều nhất); Thời gian chờ đợi để hoàn thành thủ tục; Và
những yêu cầu về văn bản giấy tờ.
Mức độ hài lòng
Tiêu chí dịch vụ Rất hài
lòng
Hài
lòng
Bình
thường
Không
hài
lòng
Hoàn
toàn
không
Không
ý kiến
Đón tiếp hướng dẫn
chu đáo 391 332 74 7 7 82
Kỹ năng, nghiệp vụ
của các nhân viên 302 366 103 9 6 98
Thái độ phục vụ của
các nhân viên 388 332 60 7 10 85
Thời gian chờ đợi để
được phục vụ 216 345 187 27 8 106
Thời gian chờ đợi để
hoàn thành thủ tục 209 326 199 31 3 116
Những yêu cầu về
văn bản giấy tờ 213 324 174 18 8 146
Sự chính xác về giấy
tờ giao dịch 299 334 102 8 9 129
Phương pháp tiếp thị
của VIBank
221
284 190 36 8 144
Nhận xét chung:
− Khách hàng của VIB đều cho rằng mọi tiêu chí về dịch vụ đều rất quan trọng đối với
khách hàng.
− Khách hàng hài lòng về: Việc đón tiếp chu đáo của VIB, Kỹ năng nghiệp vụ của nhân
viên và Thái độ phục vụ của nhân viên.
− Khách hàng không hài lòng về: Cách tiếp thị của VIB, Thời gian chờ đợi để hoàn
thành thủ tục và Những yêu cầu về văn bản giấy tờ.
5. SỰ HÀI LÒNG VỀ ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH
5.1. Mức độ quan trọng
Khách hàng đánh giá cao về mức độ quan trọng của địa điểm giao dịch (ở hầu hết các
tiêu chí). Hai tiêu chí được khách hàng đặc biệt coi trọng là: Địa điểm giao dịch thuận
tiện (59,91%) và địa điểm giao dịch sạch sẽ gọn gàng (47,00%).
Mức độ quan trọng
Tiêu chí đánh giá Rất quan
trọng Quan trọng
Không
quan trọng
Không ý
kiến
Địa điểm giao dịch thuận
tiện 529 309 3 42
Địa điểm giao dịch sạch
sẽ gọn gàng 415 404 3 60
Tiện nghi tại các điểm
giao dịch 334 450 22 76
Ngồi chời thấy thoải mái 323 467 19 72
Điểm đỗ xe thuận lợi
360 427 17 78
Giờ mở cửa giao dịch phù
hợp 372 424 14 72
5.2. Mức độ hài lòng
Nhìn chung, khách hàng hài lòng với địa điểm giao dịch của VIB Bank, các tiêu chí như:
Địa điểm giao dịch thuận lợi, Địa điểm giao dịch sạch sẽ gọn gàng và giờ mở cửa giao
dịch phù hợp.
Tuy nhiên, một số các tiêu chí không được khách hàng hài lòng như: Điểm đỗ xe không
thuận lợi (được khách hàng nhắc nhiều nhất), ngồi chờ thấy thoải mái và tiện nghi tại các
điểm giao dịch.
Mức độ hài lòng
Tiêu chí đánh giá Rất hài
lòng
Hài
lòng
Bình
thường
Không
hài
lòng
Hoàn
toàn
không
Không
ý kiến
Địa điểm giao dịch
thuận tiện 316 312 138 23 10 83
Địa điểm giao dịch
sạch sẽ gọn gàng 328 353 86 10 7 99
Tiện nghi tại các
điểm giao dịch 241 325 171 17 6 121
Ngồi chời thây thoải
mái 224 318 183 18 9 113
Điểm đỗ xe thuận lợi
198 299 185 59 19 119
Giờ mở cửa giao dịch
phù hợp 269 355 120 10 13 116
Nhận xét chung:
− Khách hàng của VIB đều quan tâm đến Địa điểm giao dịch thuận lợi và Điểm giao
dịch sạch sẽ gọn gàng.
− Khách hàng hài lòng về: Địa điểm giao dịch thuận lợi, Điểm giao dịch sạch sẽ gọn
gàng và Giờ mở cửa phù hợp.
− Khách hàng không hài lòng về: Điểm đỗ xe không thuận lợi, Ngồi chờ thấy thoải mái
và Tiện nghi tại các điểm giao dịch.
6. NHỮNG VIỆC VIB Bank CẦN LÀM (để đạt 5 điểm)
Có thể nhận thấy 8 điểm nổi bật mà khách hàng mong muốn VIB sẽ làm là: 1. Cải tiến
hệ thống công nghệ, 2. Nâng cao tiện nghi tại các điểm giao dịch, 3. Cải tiến thời gian
chờ đợi để được phục vụ, 4. Cải tiến thao tác nghiệp vụ của nhân viên, 5. Tạo chỗ để
thuận lợi, 6. Giảm bớt số lượng/nội dung điền vào giấy tờ thủ tục, 7. Phát triển nhiều
sản phẩm mới và 8. Nâng cao nghiệp vụ (sự chuyên nghiệp) của nhân viên.
Ngoài ra, khách hàng còn mong muốn VIB xem xét lại phí hàng tháng ATM và chuyển
tiền còn cao, hay việc tiếp cận đến những thông tin và sản phẩm dịch vụ của VIB Bank
còn hạn chế… và các dịch vụ liên quan đến chăm sóc khách hàng.
.
STT TIẾNG NÓI KHÁCH HÀNG SỐ LẦN NÓI
1. Hệ thống mạng không tốt 65
2. Tiện nghi tại các điểm giao dịch kém 61
3. Thời gian chờ để được phục vụ lâu 60
4. Thời gian thao tác nghiệp vụ chậm 38
5. Điểm đỗ xe không thuận tiện 35
6. Giấy tờ thủ tục nhiều, ký nhiều 33
7. Sản phẩm dịch vụ ít 32
8. Nhân viên không chuyên nghiệp (Nghiệp vụ, kiến thức) 31
9. Giảm phí hàng tháng ATM, chuyển tiền 28
10. Tăng lãi suất huy động 28
11. Cách tiếp thị của VIB còn hạn chế 25
12. Địa điểm giao dịch chưa thuận tiện 24
13. Tặng quà, khuyến mại nhiều hơn 22
14. Dịch vụ gia tăng ATM còn hạn chế 19
15. Thái độ phục vụ của nhân viên chưa thân thiện 17
16. Điểm ATM còn hạn chế 16
17. Hệ thống ATM chưa ổn định 15
18. Nhân viên chưa nhiệt tình 15
19. Cần có địa điểm giao dịch ngoài giờ 13
20. Giờ mở cửa chưa phù hợp 10
21. Lỗi chứng từ 9
22. Cần quan tâm, chăm sóc khách hàng hơn nữa 7
23. Địa điểm chưa sạch sẽ, gọn gàng 4
24. Tác nghiệp giữa các bộ phận còn rời rạc 3
25. Nới lỏng các điều kiện vay vốn 3
26. Nên có máy bấm số thứ tự phục vụ KH 3
27. Cần cập nhật sổ phụ hàng ngày 3
28. Tăng thêm điểm giao dịch 3
29. Phân biệt đối xử với khách hàng 2
30. Thông tin chưa bảo mật 2
31. Điều chỉnh thời gian LV 2
32. Phòng VIP thiếu tiêu chuẩn 1
33. Cần ghi tên khách hàng trong DV Mobile/Internet
banking 1
KẾT LUẬN
Khách hàng hài lòng: Dịch vụ tài khoản và Sản phẩm tiết kiệm; Hài lòng về Việc đón
tiếp chu đáo, Kỹ năng nghiệp vụ và Thái độ phục vụ của nhân viên; Hài lòng về Địa
điểm giao dịch thuận lợi, Điểm giao dịch sạch sẽ gọn gàng và Giờ mở cửa phù hợp.
Khách hàng không hài lòng: Không hài lòng về Sản phẩm thẻ; Không hài lòng về Cách
tiếp thị của VIB, Thời gian chờ đợi để hoàn thành thủ tục và những yêu cầu về văn bản
giấy tờ; Không hài lòng về Điểm đỗ xe không thuận lợi, Ngồi chờ thấy thoải mái và
Tiện nghi tại các điểm giao dịch.
Những điều khách hàng không nói: Khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm khác
của VIB, tuy nhiên việc tiếp thị tại chỗ hay giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng tới khách hàng còn chưa tốt.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1215.pdf