Lời nói đầu
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta ngày càng được đổi mới Ngay từ sau Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: " Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp" và đồng thời đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống rõ rệt, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, tạo cho nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở t
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Xuyên - Huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xã phường, thị trấn là cơ sở phát triển kinh tế là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các loại sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong điều kiện nước ta phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế
Do vậy các đơn vị sản xuất kinh doanh nhất là các đơn vị sản xuất nông nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải xây dựng được cho mình chiến lược kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của địa phương, đi sâu nắm vững tím hiểu thị hiếu của khách hàng để từ đó căn cứ vào điều kiện sản xuất, tiềm năng của mình quyết định sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào để đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm để từ đó đem lại lợi nhuận cao.
Để đạt được những yêu cầu, nhiệm vụ đó thì các đơn vị sản xuất nông nghiệp buộc phải quan tâm đến các khâu của quá trình sản xuất và tổ chức sản xuất như: phân bón - tiền vốn - giống, nguồn nhân lực - đất đai và khí hậu, nhằm đem lại hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích. Muốn vậy phải mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá phát huy được thế mạnh của từng vùng. Để từ đó nâng cao được thu nhập cho người dân góp phần xoá đói giảm nghèo. Điều đó cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn mới ở nước ta.
Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi.
Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã thu hoạch, gặt hái được những thành tích, kết quả đáng phấn khởi, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn và nền kinh tế của đất nước đang đà phát triển. Do vậy trong quá trình nghiên cứu thực tập tại xã Thái Xuyên - Thái Thụy em đã chọn chuyên để tốt nghiệp với đề tài:
" Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Xuyên - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình."
Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề sau:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi.
- Chuyển vùng sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề gắn liền giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã Thái Xuyên với số liệu phát triển kinh tế của địa phương trong những năm từ 2003 đến 2006.
Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.
Phần II: Thực trạng về chủ đề nghiên cứu:
* Giới thiệu về địa phương.
1- Điều kiện tự nhiên.
2- Điều kiện kinh tế - xã hội.
3- Thuận lợi và khó khăn.
Phần III: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương và một số giải pháp:
- Kiến nghị đề xuất.
- Kết luận.
- Tình huống kinh tế.
- Xử lý tình huống.
Phần I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.
I- Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại đánh dấu một bước ngoặt lịch sử chuyển nước ta sang một thời kỳ mới đó là thời kỳ; " Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt Nam hướng tới xã hội chủ nghĩa vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với tất cả các nước trên thế giới".
Nước ta là một nước nông nghiệp do đó trong những năm qua Đảng ta luôn luôn khẳng định được tầm quan trọng trong vấn đề phát triển nông nghiệp trong nông thôn. Công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, lấy nền nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Các Nghị quyết của Đảng đã khẳng định đưa nền kinh tế nông nghiệp tiến tới những thành công lớn, sản xuất nông nghiệp đã được giải phóng, tiềm năng của nhân dân được phát huy, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp đã được tăng cường làm cho việc sản xuất nông nghiệp đạt tới mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Đã giải quyết được lương thực và đã có một số lượng lương thực xuất khẩu hàng năm. Cùng với các sản phẩm được sản xuất trong nông nghiệp thì kết quả sản xuất từ cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp đều có bước tăng trưởng khá và rõ rệt chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đi sâu vào cuộc sống của nhân dân khơi dậy nguồn nhân lực làm cho sản xuất phát triển nông nghiệp năng động hơn mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang trang trại, gia trại hơn.
Những thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp đã đưa kinh tế phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo bộ mặt nông thôn được khởi sắc gặt hái được những thắng lợi to lớn và đạt được những kết quả đó là: do đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Đảng đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của toàn xã hội. Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân với sự ưu ái của Nhà nước và cùng với sự phát triển đầu tư của nước ngoài kết hợp ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất thâm canh, sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng con vật nuôi đã đưa nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác bước đầu đã đi vào cuộc sống và được nhân dân tích cực đồng tình hưởng ứng, đã đem lại kết quả đáng phấn khởi và đã gây được niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Chính vì những lý do trên em đã quyết định đi đến chọn chuyên đề tốt nghiệp với chuyên đề: " Xây dựng chiến lược kinh doanh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Xuyên - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình" nhằm góp phần đưa nông nghiệp của xã Thái Xuyên thực sự phát triển lớn mạnh cùng với các địa phương khác trong huyện, trong tỉnh. Thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết mà Đại hội Đảng lần thứ IX đưa ra: " Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
Đặc trưng của cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là quá trình các môi trường hiện tại cũng như lâu dài trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra và thực hiện các Nghị quyết nhằm đạt được các mục tiêu đó. Do xu hướng của quốc tế hoá cùng với sự khan hiếm các nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng với sự phát triển nhanh của nền khoa học - kỹ thuật với sự thay đổi tiêu dùng của xã hội làm môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, phức tạp hơn và thường xuyên biến động. Với một điều hiện môi trường kinh doanh như thế đòi hỏi các đơn vị sản xuất phải phân tích được và nắm rõ xu thế biến động của môi trường kinh doanh tìm ra nhân tố then chốt khai thác các thế mạnh, hạn chế, mặt yếu, đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh để đề ra và thực hiện những chiến lược kinh doanh đúng đắn thì mới có khả năng nắm bắt cơ hội tránh được nguy cơ đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của địa phương.
Có thể nói ngày nay xây dựng chiến lược kinh doanh thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và nó cũng là một nội dung, chức năng quan trọng được áp dụng rộng rãi.
Chiến lược kinh doanh là phát định ngành nghề kinh doanh cơ bản công bố các mục tiêu phát triển chủ đạo của đơn vị, nó nêu ra các triết lý tôn chỉ hoạt động của đơn vị. Để xác định được vấn đề này thì đơn vị cần phải xác định rõ sản phẩm cơ bản của đơn vị, loại hình dịch vụ chính của đơn vị là gì? Những nhóm khách hàng cần được ưu tiên phải xem xét những nhóm khách hàng chúng ta cần phải thoả mãn với nhu cầu nào của khách hàng để được đáp ứng. Muốn đáp ứng được nhu cầu đó thì phải bằng cách nào và cũng có thể đáp ứng bằng những sản phẩm mới với nguồn nhân lực mới về công nghiệp đặc biệt.
Nếu đơn vị chỉ định hướng vào những sản phẩm sẽ làm lu mờ các chức năng chính của nó tức là thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm chỉ được áp dụng một nhu cầu cụ thể nào đó của một nhóm khách hàng, nếu định hướng vào khách hàng nó sẽ giúp cho đơn vị nắm bắt được sự chuyển dịch của nhu cầu dự toán được những phát triển trong tương lai và hạn chế những rủi ro. Các mục tiêu phát triển chủ đạo của địa phương nó thể hiện được tầm nhìn và mục đích của địa phương sẽ hướng cho việc hoặch định chiến lược kinh doanh của đơn vị thể hiện sự tham vọng nỗ lực của địa phương. Các mục tiêu có tác động đến chiến lược tuỳ theo từng mục đích theo đuổi thâm nhập trên thị trường hoặc bổ xung tự cấp phát tài chính.
Chính sự khác nhau của sự tác động đó là cơ sở của những hoạt động chiến lược khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược. Cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược cũng như mục tiêu chung của dự đoán, một dự đoán là một chỉ dẫn cái có thể hoạt động đạt được trong tương lại có tính đến hoạt động quá khứ của địa phương. Dự đoán dựa trên sự tính toán, nhưng nhìn chung nó biểu hiện một xu hướng chẳng hạn dự đoán bán hàng để ước tính doanh số cụ thể hơn là dựa vào mức bán của quá khứ và giả định môi trường ổn định nghĩa là không có đối thủ nào trên thị trường có giá cả ổn định trong khi đó mục tiêu đưa ra địa phương năng động hơn, tự nguyện hơn và có tổ chức hơn.
Để làm được điều đó cần xác định hệ thống mục tiêu chiến lược đối với một địa phương có rất nhiều mục tiêu chiến lược được xác định trong từng thời kỳ tương ứng tạo thành một hệ thống cho mục tiêu chiến lược. Đó là những mục tiêu về lợi nhuận, về doanh thu, về vị thế cạnh tranh và năng suất thâm nhập thị trường mới, phải có sự đổi mới an toàn tính độc lập.
Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết hỗ trợ lẫn nhau mục tiêu này tuyệt đối không cản trở mục tiêu khác. Chẳng hạn, không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa làm ảnh hưởng đến mục tiêu thâm nhập thị trường phải kết hợp, hợp lý các mục tiểu của các cổ đông, cổ phiếu, các nhà lãnh đạo hay của tổ chức công đoàn, cũng như bộ khung quản lý của địa phương.
Phải xác định rõ các mục tiêu ưu tiên điều đó thể hiện tính mục tiêu cần được ưu tiên như vậy mục tiêu ưu tiên đã được xác định và nhất trí thì trong qúa trình lựa chọn và cung cấp các nguồn lực cũng sẽ được đảm bảo tương ứng.
Cuối cùng mục tiêu phải được những người thực hiện chấp nhận và thấu hiểu đầy đủ sự tham gia của những người thực hiện vào qúa trình hình thành và quyết định các mục tiêu giúp cho họ có những hiểu biết cặn kẽ và sẽ là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện về sau. Tuy theo phạm vi bao quát, các mục tiêu chiến lược kinh doanh của địa phương được xếp theo thứ bậc. Trên hết là mục tiêu tổng quản hay mục tiêu bao trùm của địa phương. Mục tiêu này liên quan đến hướng phát triển chủ yếu của địa phương. Mục tiêu này cũng giúp hướng phác thảo đến các chiến lược cơ bản của địa phương.
Tiếp theo nó là mục tiêu hiệu quả tổng hợp ( tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lợi nhuận....) các mục tiêu và nguồn lực như:
+ Nguồn lực vật chất.
+ Nguồn nhân lực.
+ Nguồn vật chất.
Đó là tất cả hệ thống được nối giữa chiến lược và thực hành liên doanh.
Thông qua các hệ thống kế hoạch, chương trình ngắn hạn, các mục tiêu chiến lược về hiệu quả và nguồn lực, được cụ thể hoá cho các chức danh đứng đầu của các bộ phận chức năng và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh hay các mục tiêu riêng biệt theo chức năng và lĩnh vực được dùng để thiết lập các kế hoạch thực thi và chiến lược ở mỗi lĩnh vực kinh doanh.
Hệ thống chiến lược có vai trò quan trọng trong các mặt sau:
+ Định hướng sự phát triển dài hạn.
+ Căn cứ để phân bổ các nguồn lực thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
+ Căn cứ để xác định lựa chọn các phương án kế hoạch kinh doanh.
+ Căn cứ để xác định và thực hiện các hướng chiến lược về dài hạn như: nghiên cứu, triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo cán bộ, liên doanh, liên kết kinh tế.
Tuy vậy, Ban quản trị hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc đưa ra các mục tiêu của địa phương thông thường khi xác định mục tiêu chung của địa phương phải tính đến các yếu tố như các đối tượng hữu quan đã được đề cấp ở các phần trên và mối tương tác giữa các yếu tố có một ý nghĩa rất quan trọng như:
Một là: các yếu tố của môi trường thường ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của địa phương vì vậy để đề ra mục tiêu chiến lược kinh doanh là một phần của quá trình thiết lập tương quan lực lượng giữa một bên là đơn vị kinh doanh và một bên là yếu tố môi trường bên ngoài.
Hai là: Các nguồn lực của địa phương có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ của mục tốt hơn để đối phó với các tác động của môi trường cơ sở nguồn lực càng lớn thì càng cho phép địa phương xác định quy mô của mục tiêu càng lớn hơn.
Ba là: Mối quan hệ giữa quyền lực và chính sách đối nội của địa phương cũng ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu chiến lực của địa phương. Nếu địa phương được nhân dân và các thành viên trong Ban quản trị, các đồng chí lãnh đạo cùng các ban ngành đoàn thể thống nhất đồng tình ủng hộ toàn diện thì việc đề ra mục tiêu với quy mô lớn hơn và khả năng thực hiện cũng vững hơn.
Bốn là: phẩm chất và quan điểm của Chủ nhiệm Hợp tác xã cũng có ảnh hưởng đến việc xác định và lựa chọn mục tiêu.
II- Mục tiêu chuyển đổi diện tích năng suất thấp sang mô hình trang trại - gia trại.
* Sự cần thiết phải chuyển đổi.
Thái Xuyên có cánh đồng kênh, đồng 80, đồng bái đế nằm trên đất xã Thái Hồng cách trung tâm xã là 9km có diện tích canh tác là 72.5336 ha được phân đều cho 4 thôn: (Lũng Đầu, Lục Bắc, Lục Nam, Kim Bàng) là vùng có địa hình thấp thường xuyên bị úng lụt.
Trong qúa trình trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn, vì đồng trũng, đồng xa và lại xen cư với xã bạn, không bảo vệ, được chăm bón chủ yếu bằng phân vô cơ do đó dẫn đến năng suất lúa thấp nhiều năm bị mất trắng nhất là vụ mùa.
Với hiện trạng địa hình, hệ thống giao thông thuỷ lợi và trình độ thâm canh như hiện nay nhiều hộ gia đình không mặn mà với đồng ruộng, có hộ cho thuê lấy sản thấp hoặc cho người xã ngoài cấy không lấy sản để ruộng đỡ bị bỏ hoang nhưng vẫn còn có những hộ gặp phải diện tích sấu không chăm bón cũng không thuê được đành phải bỏ hoang.
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thái Thụy lần thứ 13 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thái Xuyên lần thứ 43 nhiệm kỳ 2005 - 2010. Từ thực tế khó khăn trên của đồng kênh - 80 - bái đế trồng lúa là quá khó khăn. UBND huyện Thái Thụy đã quyết định lập dự án quy hoạch chuyển đổi cánh đồng trồng lúa năng suất thấp của 6 xã (gọi tắt là ba đạc 80) gồm xã Thái Xuyên - Thái Thuần - Thái Tân - Thái An - Thái Hưng và Thái Hồng. Đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt và cho phép chuyển đổi từ vùng trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh sang quy mô trang trại - gia trại. theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Dự án thực hiện là nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế tăng trưởng kinh tế là mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể về các yếu tố, thuỷ lợi, nước sạch, điện, giao thông và vệ sinh môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, làm tiền đề cơ sở thúc đẩy chính, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để giại đoạn 2010 - 2020 ngành chăn nuôi đạt tỷ trọng trong nông nghiệp từ 40 - 50% trở lên.
So sánh hiệu quả từ 1 sào chuyển đổi.
Chỉ tiêu
ĐVT
Lúa
Cá
Lúa
Năng suất
kg/sào
500
100
400
Giá bán
đồng
2.500
17.000
2.500
Giá trị
đồng
1.250.000
1.700.000
1.000.000
Chi phí
đồng
500.000
850.000
400.000
Thực thu
đồng
725.000
850.000
600.000
Tổng thực thu
đồng
725.000
1.450.000
Giá trị tăng lên
Lần
2 lần
Số DT có thể chuyển đổi
60 ha
Qua biểu so sánh trên cho ta thấy hiệu quả chuyển đổi từ 1 sào có giá trị kinh tế cao hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi từ cấy lúa sang nuôi cá sẽ có thu nhập gấp 2 lần.
Phần II: Thực trạng về sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
I- Khái quát về điều kiện, kinh tế - xã hội của xã Thái Xuyên - huyện Thái Thụy.
1- Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
Thái Xuyên là một xã thuần nông nằm ở vùng cát cao phía đông nam huyện Thái Thụy cách trung tâm huyện 8km. Có trục đường 39 B và đường 47 đi qua có bến xe khách chạy liên tỉnh và có chợ lục để giao lưu buôn bán cùng với các địa phương khác. Đất đai của xã Thái Xuyên có độ cao thấp khác nhau sản xuất chuyên canh cây lúa, cây hoa mà đất canh tác chủ yếu là đất cát nhẹ. Địa bàn xa trung tâm huyện nên việc buôn bán giao lưu tiêu thụ sản phẩm cũng còn không ít khó khăn.
Xã Thái Xuyên:
Phía đông giáp với xã Thái Hoà.
Phía tây giáp với xã Thái Tân.
Phía nam giáp với xã Mỹ Lộc.
Phía bắc giáp với xã Thái An.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã có 464 ha.
Trong đó:
Đất nông nghiệp : 282 ha
Đất trồng cây hàng năm : 37 ha
Đất trồng lúa : 245 ha
Đất trồng cây lâu năm : 5 ha
Đất nuôi trồng thuỷ sản : 27 ha
Đất phí nông nghiệp : 114 ha
Đất ở : 38 ha
Đất chưa sử dụng : 3 ha
Diện tích bình quân đầu người: 630 m2
Hệ số sử dụng đất: 2,3 lần.
Với những đặc điểm trên là một xã thuần nông độc canh cây lúa nên trong quá trình sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên như:
Tính chất đất đai - điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình, khoảng cách và mức độ đầu tư sản xuất kinh doanh.
Từ những thuận lợi và khó khăn đó để thực hiện trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đảng bộ và nhân dân xã Thái Xuyên đã chú trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm được đầu tư hoàn thiện các phương tiện phục vụ sản xuất ngày càng tăng và góp phần không nhỏ tăng năng suất lao động.
2- Điều kiện kinh tế -xã hội.
2.1. Cơ cấu dân số lao động.
Dân số lao động và biến động nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng.
Biểu: Dân số qua các năm từ 2003 - 2005.
Năm
Dân số
Tỷ lệ sinh %
2003
4.388
1,11%
2004
4.533
1,25%
2005
4.580
0,75%
2.2. Cơ cấu lao động.
Toàn xã có 1.235 hộ và 4.545 khẩu trong đó:
Số khẩu trong độ tuổi lao động là: 52%
Số khẩu dưới độ tuổi lao động là : 26%
Số khẩu ngoài độ tuổi lao động là: 22%
Điều đó nói lên rằng với dân số ở xã Thái Xuyên là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Đó là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế cũng như trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên hệ số gia tăng dân số vẫn còn cao, mặt dù đã làm tốt công tác KHHGĐ. Tuy nhiên, việc đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những năm gần đây số hộ thuần nông chuyển sang hộ phi nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tăng nhanh. Trong đó có khoảng gần 800 lao động tham gia làm nghề móc sợi và mây tre đan xuất khẩu. Điều đó cho thấy hộ phi nông nghiệp tăng lên, số hộ độc canh cây lúa giảm có nghĩa là sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang được hình thành trong các hộ, đồng nghĩa với việc thu nhập của các hộ ngày càng được tăng lên đời sống được cải thiện. Nguyên nhân của sự biến động đó là xã có bến xe khách chạy liên tỉnh có chợ lục nằm ở ngay ngã tư là trung tâm giao dịch trao đổi hàng hoá với các xã bạn và huyện ngoài do đó các hộ phi nông nghiệp chủ yếu ở đây là buôn bán kinh doanh dịch vụ.
Nhìn chung sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ phi nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là một xu hướng tốt, nó thể hiện cơ cấu hợp lý, tạo lên một sức bật mới trong đời sống xã hội nông thôn.
3- Cơ sở hạ tầng.
- Cơ sở hạ tầng toàn xã có 9km đường nhựa, đường liên thôn, liên xã, liên huyện, ngõ của nhân dân và nhiều đường xương cá của các thôn vẫn còn đường đất chưa được bê tông hoá.
- Về điện: hệ thống điện được xây dựng từ năm 1993 với 4 trạm biến áp và hệ thống cao thế đáp ứng đầy đủ về điện trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
- Giao thông thuỷ lợi: hiện nay việc cứng hoá kênh mương còn chậm, toàn xã mới xây dựng được 1.200m máng cứng. Do vậy việc tưới, tiêu gặp rất nhiều khó khăn, nó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Năm 2001 thực hiện Quyết định 948 và năm 2002 thực hiện sang Quyết định 07 về dồn điền đổi thửa. Ruộng đất được gọn hơn đã manh mún, bờ mương, bờ đạc được tu sửa đắp lại to và thẳng hơn nên đã thuận lợi rất nhiều cho nhân dân trong việc đi lại chăm sóc cũng như thu hoạch được dễ dàng. Toàn xã có một trạm bơm công suất 1.800m3/giờ.
Trong các thôn đã phát triển nhanh máy cày để làm đất cho kịp thời vụ và công nông, máy tuốt để phục vụ nhanh trong việc thu hoạch mùa vụ trong nhân dân.
Như vậy cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất khá đầy đủ đảm bảo phục vụ cho sản xuất, mở mang ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
4- Công tác cán bộ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhất là Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết 10 của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về công tác cán bộ trong yêu cầu nhiệm vụ mới. Đảng bộ xã Thái Xuyên đã thường xuyên quan tâm chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ quản lý trong cán bộ xã và là tạo nguồn kế cận. Trong những năm qua địa phương đã gửi đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn với từng chức danh chuyên môn để đáp ứng và phù hợp với từng nhiệm vụ của địa phương đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay địa phương có 100% cán bộ hết cấp III, trong đó có 13 người có trình độ trung cấp và 12 người đang theo học ở các trường chính trị và cao đẳng KT - KT Thái Bình.
Về tổ chức bộ máy hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:
+ Chủ nhiệm: đang học Cao đẳng quản trị kinh doanh.
+ Phó chủ nhiệm: đang học đại học nông nghiệp.
+ Trưởng ban kiểm soát.
+ Kế toán: trung cấp kế toán.
+ Thủ quỹ: đang học Cao đẳng quản trị kinh doanh.
5- Về công tác giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục được các cấp các ngành quan tâm đúng mức, đã được đầu tư xây dựng cơ bản đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Trong những năm qua các ngành học trong xã đã tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền chủ động xây dựng kế hoạch, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục dạy tốt, học tốt.
Kết quả qua tổng kết của huyện thì ba bậc học của xã đều đạt tiên tiến cấp huyện và riêng trường THCS đạt cấp tỉnh và là trường đạt tiêu chuẩn với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.
6- Công tác Đảng, chính quyền.
- Công tác Đảng: Đảng bộ xã Thái Xuyên có 235 đảng viên sinh hoạt ở 7 chi bộ trong đó có 4 chi bộ thôn, 2 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ quỹ tín dụng. Những năm qua Đảng bộ đã làm tốt công tác bồi dưỡng kết nạp Đảng viên trẻ để kế tục sự nghiệp sau này và đồng thời cũng là nguồn cán bộ trong tương lai của xã.
Đảng bộ xã Thái Xuyên luôn xác định mục tiêu lãnh đạo, phát triển kinh tế là trọng tâm, là vấn đề then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Do vậy, công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thực hiện Nghị quyết 16 của tỉnh Đảng bộ, 04 về chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng con vật nuôi, 07 về dồn điền đổi thửa, 08 về xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao 50 triệu/ha/năm. Nghị quyết 16,17 về phát triển chăn nuôi của huyện Đảng bộ Thái Thụy, Đảng bộ xã Thái Xuyên đã quan tâm chỉ đạo sát sao.
- Hoạt động chính quyền: UBND xã với chức năng là cơ quan chấp hành các Nghị quyết của Đảng, HĐND - UBND cấp trên đồng thời với nhiệm vụ là cơ quan tổ chức và xây dựng các phong trào và nhiệm vụ của địa phương, do đó đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương thực sự đã có ý thức kỷ luật nghiêm túc trong làm việc theo sự đoàn kết, thống nhất, khắc phục hậu quả, khó khăn để cùng vươn lên các trưởng ban ngành, đoàn thể, cán bộ chuyên môn có đủ về đạo đức, lối sống trong sạch và lành mạnh, nhiệt tình công tác, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Thực hiện theo quy chế hoạt động của UBND làm việc tập trung dân chủ, phân công nhiệm vụ, các ban ngành đoàn thể đều hoạt động có hiệu quả làm việc nghiêm túc vận động hội viên, đoàn viên hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội và chỉ đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết 04 của tỉnh.
- Tổ chức đoàn thể: Tập trung bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương thường xuyên đổi mới nội dung hoạt động và phương thức vận động hội viên, đoàn viên tham gia tốt phong trào kinh tế - xã hội địa phương, các tổ chức hội như hội làm vườn, hội khuyến học, hội hưu trí, hội chữ thập đỏ đã tích cực tham gia và xây dựng phong trào hội, tích cực vận động hội viên tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng vật chất và tinh thần để cùng góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Do đó từ năm 2003 - 2005 kinh tế địa phương đã đạt được những kết quả sau.
stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Tổng giá trị sản xuất
17.064,3
100
13.113,6
100
28.328,2
100
1
Sản xuất nông nghiệp
10.384,7
57,4
3.734,8
52,0
16.388,1
50
Trồng trọt và nuôi trồng TS
8.577
1.033,2
14.190,6
Chăn nuôi
1.771,2
2.701,6
2.197,5
2
TM - DV
3.500,0
15,8
4.300
20,0
4.800
25
3
Ngành nghề
4.815,6
26,7
7.378,8
28
9.760
25
4
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)
3,8
4,3
7,5
5
Nhân khẩu
4.388
4.533
4.580
(Nguồn văn phòng thống kê)
II- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
1- Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Sau khi thực hiện Quyết định 948 nhất là sau khi thực hiện xong Nghị quyết 27 của tỉnh uỷ và Quyết định sô 18 của UBNd tỉnh Thái Bình về việc dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyết sử dụng đất cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Xã Thái Xuyên đã và đang tiến hành làm và hoàn tất thủ tục giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân. Nhìn chung đại bộ phận quần chúng nhân dân đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp. Từ đó các hộ đã có ý thức thực, tập trung đầu tư cải tạo đất làm cho tăng độ phì của đất để có kết quả năng suất trong thu hoạch năm sau cao hơn năm trước. Cũng nhờ đó mà công tác thuỷ lợi, ruộng đồng được nhân dân nhiệt tỉnh tham gia toàn bộ bờ mương, bờ thửa đã được làm mới cải tạo rộng rãi. Đây là điều kiện tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giống cây trồng con vật nuôi.
Trong những năm qua Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Thái Xuyên đã có những chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng có giá trị năng suất cao như các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc.
Trong thời kỳ đổi mới để phát triển kinh tế đất nước, thực hiện Nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng chuyển mạnh nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nhằm đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong xã. Bằng sự nỗ lực và sức sáng tạo của nhân dân trong xã và của Đảng bộ, chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng con vật nuôi phấn khởi được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế thế giới với sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Trước yêu cầu nhiệm vụ cấp bách đó phải nhanh chóng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong nhân dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị nông thôn tạo cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Song Thái Xuyên là một xã thuần nông, đất đai hạn chế do đó mục tiêu phấn đấu đạt giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác phải đỏi hỏi thuật khách quan trong quá trình phát triển. Với tinh thần đó xã Thái Xuyên đã chủ động phong trào chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng con vật nuôi. Cùng với chủ trương khuyến khích ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được cấp uỷ chính quyền xác định đó là trọng tâm, là nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.
Giá trị sản xuất - giá trị hàng hoá.
(Giai đoạn 2003 - 2005)
Loại sản phẩm
Sản lượng
Giá trị
sản lượng
Giá trị
hàng hoá
So sánh
giá trị hàng hoá và giá trị sản lượng (%)
Thị trường
tiêu thụ
Lúa gạo
9.299,0
23.249,0
7.749,0
30
Nhà máy chế biến thức ăn gia súc
Lợn thịt
2.143,1
3.214,5
3.214,5
100
Trong tỉnh
Lợn sữa
2.185,0
3.279,0
3.279,0
100
Xuất khẩu
Cá
411,3
4.935,0
4.935,0
100
Trong huyện
1.1 - Về trồng trọt.
Việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế năng suất rõ rệt. Chủ trương tiến tới loại bỏ giống dài ngày năng suất thấp, chất lượng kém, tăng nhanh các giống ngắn ngày như lúa lai, lúa thuần Trung Quốc năng suất cao, chất lượng tốt, các giống lúa ngắn ngày có thời hạn, thời gian chiếm đất ngắn, chi phí sản xuất thấp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc tăng cường vụ đông phát triển. Trong thời kỳ từ năm 1993 - 2000 giống lúa dài ngày như Mộc tuyền, xi 23, 8865 chiếm trên 70% trong vụ xuân và 50% trong vụ mùa, mà năng suất chỉ đạo 120 tạ/ha/năm. Nhưng từ năm 2000 đến 2005 cơ cấu trà xuân muộn đã tăng từ 35% - 75% các giống lúa ngắn ngày trong vụ từ 7% lên đến 70% giống lúa lai từ 15% - 25% năng suất lúa tăng nhanh và đạt bình quân 130 tạ/ha/năm. Do vậy năng xuất lúa bình quân hàng năm của xã đã không ngừng tăng lên cả về chất lượng và giá trị.
Năm
2003
2004
2005
Năng suất
(tạ/ha/năm)
125
128
133
Do đó nền kinh tế phát triển của xã Thái Xuyên được bố trí diện tích đất canh tác qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ: 1
Bố trí diện tích canh tác.
Stt
Loại đất
Tổng DT (ha)
Hai lúa (ha)
Một lúa (ha)
Tổng diện tích đất canh tác
245
1
Diện tích đất 2 lúa
235
2
Diện tích đất 1 lúa
10
3
Diện tích ao, hồ
27
4
Diện tích bình quân /người
632m2
Biểu số: 2
Bố trí diện tích đất cây trồng.
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất canh tác
245
100
245
100
245
100
1
Diện tích đất 2 lúa
235
707
240
80
225
78
2
Diện tích đất 1 lúa
45
10
35
8
40
10
3
Diện tích ao hồ
27
20
30
12
40
22
Biểu số 3:
Bố trí giống lúa.
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích
245
100
280
100
260
100
1
Giống lúa ngắn ngày
200
70
215
85
40
60
2
Giống lúa dài ngày
35
20
40
8
20
25
3
Giống lúa hàng hoá
10
10
25
7
15
15
(Nguồn Hợp tác xã DV - NN)
Với nền đất canh tác một số cánh đồng là đất thịt nặng còn lại chủ yếu là đất cát và cát pha. Với diện tích đất nông nghiệp chủ yếu cho cấu cây lúa, cây hoa màu. Vì vậy hợp tác xã Thái Xuyên xác định phương hướng tập trung chuyển._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7708.doc