Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương `Cơ học vật rắn` trong chương trình Vật lí đại cương

Tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương `Cơ học vật rắn` trong chương trình Vật lí đại cương: ... Ebook Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương `Cơ học vật rắn` trong chương trình Vật lí đại cương

pdf247 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương `Cơ học vật rắn` trong chương trình Vật lí đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Niên khóa: 2006-2010 TP.HỒ CHÍ MINH - 2010 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương LÔØI CAÛM ÔN Ñeå coù th eå h oa øn tha ønh t oát luaän vaên na øy, beân caïnh söï noå löïc cu ûa baûn t haân thì chính tha ày coâ vaø baïn beø laø ngöôøi ña õ höôùn g da ãn vaø giu ùp ñôõ em raát nhieàu trong su oát ti eán trì nh thöïc hieän ñ eà taøi naøy. Em xin gôûi lôøi caûm ôn cha ân th aønh vaø sa âu sa éc nha át ñeán:  BGH nhaø tr öôøn g vaø ban chu û nhieäm k hoa Va ät ly ù ñaõ taïo ñieàu ki eän cho em thöïc hie än ñeà taøi naøy.  Caùc th aày coâ ñaõ truyeàn ña ït k ieán thöùc cho em trong suoát kh oùa hoï c 200 6- 2010  Th aày Döôn g Ñ a øo Tuøng ñaõ taän tình höôùn g da ãn em tron g su oát qua ù trình la øm ñ eà ta øi.  Th aày Lí Minh Tie ân – khoa Taâm ly ù gi a ùo d uïc tröôøn g Ñ HS P TP HCM ñaõ cu ng caáp phaàn m eàm test, hoã trôï em th öïc h ieän ñeà taøi na øy.  Th aày Nguyeãn Th anh Tuù ñ aõ nhieä t tình h öôùng daãn söû d uïn g phaàn meàm test va ø phaàn meàm ña ûo ñ eà.  Ta äp th eå si nh vieân Lyù 1 ñ aõ tí ch cöïc th am gia ñôït k ha ûo s a ùt.  Hoäi ñ oän g x eùt duy eät luaä n vaên khoa Vaät lyù tr öôøn g ñaïi h oïc Sö ph aïm TP HCM.  Cuoái cuøng em xin göûi lôøi caûm ôn ñeán gia ñìn h vaø baïn beø, n höõng ngöôøi ñaõ luoân ñoäng vi eân va ø gi u ùp ñôõ em tron g th ôøi g ian hoï c taäp , nghieân cöùu vaø hoa øn th aønh luaän va ên. Moät laàn nöõa em xin chaân tha ønh caûm ôn ! TP .HCM, thaùng 5 na êm 201 0 Si nh vieân Huyønh Thò Höông Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT Biết Hiểu Kiểm tra - đánh giá Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Vận dụng B H KT – ĐG SV TPHCM TNKQ TNKQNLC VD Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Một vấn đề sôi động trong thực tiễn lý luận dạy học và quản lý giáo dục hiện nay là vấn đề nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp KT – ĐG quá trình và kết quả dạy học, quá trình quản lý giáo dục một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng. Trong hoạt động dạy học, việc KT – ĐG không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh mà còn có vai trò to lớn hơn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của người học, hoàn thiện quá trình dạy học và kiểm chứng chất lượng, hiệu quả giờ học và trình độ nghề nghiệp của giáo viên. Trong hoạt động quản lý KT – ĐG cũng không chỉ đơn thuần hướng vào đánh giá kết quả công việc mà còn có tác động thúc đẩy, hỗ trợ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức và công tác quản lý của tổ chức. Các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống trong hoạt động dạy học nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà người dạy truyền thụ như kiểm tra vấn đáp bài học cũ, kiểm tra viết trong thời gian ngắn hoặc dài theo chương, mục, bài giảng .. đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế nâng cao tính tích cực học tập và khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng của người học trong các tình huống thực tế đa dạng. Để khắc phục các hạn chế trên, ở nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và vận dụng các phương pháp đánh giá bằng các trắc nghiệm (test) khách quan. Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đã bắt đầu hòa nhập theo xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh trên thế giới. Đã có nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục áp dụng việc KT – ĐG đối tượng của mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đang được phổ biến rộng rãi từ các bậc học đến cả các bộ môn. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình thức KT – ĐG bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu nghiêm túc để sử dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường. Do đó mỗi SV sư phạm cần có kiến thức và những kĩ năng trắc nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy trong tương lai. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Trong trường Đại học Sư phạm nói chung và khoa Vật lý nói riêng, việc kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm chưa phổ biến, chỉ áp dụng một số môn, chủ yếu là áp dụng trong đợt kiểm tra giữa học phần nên kinh nghiệm về việc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm còn hạn chế. Do vậy việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan một cách rộng rãi là vấn đề hết sức cần thiết. Trong quá trình học môn vật lý đại cương thì em đặc biệt thích môn cơ học. Những tri thức về cơ học sẽ được vận dụng để nghiên cứu các hiện tượng nhiệt, điện, quang…nhiều tri thức về cơ học sẽ được mở rộng nâng cao hơn khi được vận dụng vào các lĩnh vực khác của vật lý học. Trong cơ học thì Cơ học vật rắn là chương khá hay, có nhiều kiến thức trọng tâm, cung cấp cho sinh viên những tri thức về ứng dụng trong kĩ thuật. Với mong muốn thúc đẩy việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan, kiểm tra kiến thức nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau khi học xong chương Cơ học vật rắn của sinh viên, em đã quyết định chọn đề tài: Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Cơ học vật rắn trong chương trình vật lí đại cương. Qua đề tài này, em hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin, số liệu bổ ích và đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm trong việc soạn thảo trắc nghiệm khách quan. Hy vọng đề tài sẽ là cơ sở để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau chương cơ học vật rắn, qua đó giúp giảng viên có những giải pháp và bước đi thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, cung cấp những tư liệu bổ ích về trắc nghiệm khách quan, làm hành trang cho sinh viên khi bước vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông sau này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài  Nghiên cứu về lý luận kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.  Nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.  Thực nghiệm sư phạm đánh giá bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương Cơ học vật rắn, qua đó đánh giá kết quả học tập của sinh viên. III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài  Phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.  Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.  Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương cơ học vật rắn IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu cơ sở lí luận và kĩ thuật soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Từ đó vận dụng soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan của chương “Cơ học vật rắn” trong chương trình Vật lý đại cương.  Đối tượng khảo sát là các sinh viên khóa 35 khoa Vật lý trường ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh. V. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu lí luận  Phương pháp điều tra phỏng vấn  Phương pháp thực nghiệm sư phạm  Phương pháp thống kê toán học  Phương pháp phân tích đánh giá Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về đo lường và đánh giá I. Nhu cầu đo lường, đánh giá trong giáo dục  Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu đo lường đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến.  Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước. Không có số đo thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích.  Trong giáo dục, việc đo lường đánh giá cũng hết sức quan trọng. Nhờ đo lường đánh giá mà giáo viên biết được trình độ học sinh từ đó có phương pháp hình thức dạy học hợp lí, hiệu quả. II. Một số khái niệm cơ bản dùng trong đo lường và đánh giá 1. Đo lường Đo lường là quá trình mô tả bằng một chỉ số, mức độ cá nhân đạt được (hay đã có) một đặc điểm nào đó (như khả năng, thái độ...). Đo lường thành quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuối cùng hay tiêu chí trong một khóa học, một giai đoạn học. 2. Kiểm tra Kiểm tra là việc xem xét tra cứu lại nhằm xác định xem sự lĩnh hội tri thức của học sinh có phù hợp với mục tiêu dạy học đã quy định hay không. Việc kiểm tra các hoạt động của học sinh giữ vai trò quan trọng đối với kết quả dạy học và giáo dục học sinh, nó nhằm cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.  Các hình thức kiểm tra  Kiểm tra thường xuyên: được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của cả lớp nói chung và của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương thường xuyên giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh cách dạy, trò kịp thời điều chỉnh cách học tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển sang một bước mới.  Kiểm tra định kỳ: được thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một phần của chương trình học hoặc sau một học kỳ. Nó giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kỳ hạn nhất định, đánh giá trình độ học sinh nắm một lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tương đối lớn, củng cố, mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới.  Kiểm tra tổng kết: được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố, mở rộng chương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều kiện để học chương trình của năm sau. Trong quá trình dạy học giáo viên phải vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra trên để phát hiện những nguyên nhân, những thiếu sót để có những biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời. 3. Lượng giá Là đưa ra những thông tin ước lượng về trình độ, phẩm chất của một cá nhân, một sản phẩm, dựa trên các số đo. Trong dạy học dựa vào các điểm số một học sinh đạt được, giáo viên có thể ước lượng trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh đó. Từ đó có thể biết được trình độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của một tập thể lớp (lượng giá theo tiêu chuẩn) hay so với yêu cầu của chương trình học tập (lượng giá theo tiêu chí). 4. Đánh giá Là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng , điều chỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.  Các khâu của quá trình đánh giá trong dạy học  Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy một chương trình hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương thức liên quan đã có trong học sinh, những điểm học sinh đã nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết… để quyết định cách dạy thích hợp.  Đánh giá từng phần: được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.  Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khoá học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.  Ra quyết định: đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá, giáo viên dựa vào những định hướng để quyết định những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ học sinh hoặc giúp đỡ chung cho cả lớp về những thiếu sót phổ biến hoặc có những sai sót đặc biệt. Như vậy, đánh giá là một quá trình phức tạp và công phu. Đánh giá phải đảm bảo tính vừa sức và bám sát yêu cầu của chương trình.  Mục đích của việc đánh giá trong dạy học  Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với những yêu cầu của chương trình, phát hiện những nguyên nhân sai sót nhằm giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập.  Công khai hoá các hoạt động về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp cho học sinh nhận ra sự tiến bộ của bản thân từ đó khuyến khích, động viên, thúc đẩy việc học tập.  Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.  Như vậy, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động học của học sinh mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên. 5. Trắc nghiệm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Trắc nghiệm là một phép thử (kiểm tra) để nhận dạng, xác định, thu nhận những thông tin phản hồi về những khả năng, thuộc tính, đặc tính, tính chất của một sự vật hay hiện tượng nào đó. Ví dụ: trắc nghiệm đo chỉ số thông minh (IQ); trắc nghiệm đo thị lực mắt; trắc nghiệm đo nồng độ cồn ở người lái xe... Trắc nghiệm trong giảng dạy cũng là là một phép thử (một phương pháp kiểm tra đánh giá) nhằm đánh giá khách quan trình độ, năng lực cũng như kết quả học tập của người học trước, trong quá trình và khi kết thúc một giai đoạn học tập nhất định (phần hoặc bài giảng lý thuyết hoặc thực hành); một chương hoặc một chương trình đào tạo... Trắc nghiệm thường có các dạng thức sau: trắc nghiệm thành quả (achievement) để đo lường kết quả, thành quả học tập của người học; trắc nghiệm năng khiếu hoặc năng lực (aptitude) để đo lường khả năng và dự báo tương lai. Phương pháp trắc nghiệm có thể là khách quan (objective) hoặc chủ quan (subjective). III. Khái quát về phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục hiện nay Trong giáo dục các dụng cụ đo lường chính là các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, gọi chung là trắc nghiệm. 1. Khái niệm về phương pháp trắc nghiệm Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.  Trắc nghiệm có những đặc điểm sau:  Tính khách quan: kết quả trắc nghiệm không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nghiệm viên và nghiệm thể.  Tính tiêu chuẩn hoá: cách thức, thủ tục tiến hành trắc nghiệm, cách cho điểm, cách đánh giá đều được tiêu chuẩn hoá.  Tính đối chiếu của kết quả trắc nghiệm trên cá nhân hay nhóm với kết quả Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương chuẩn mực. 2. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm trong giáo dục Có thể phân chia phương pháp trắc nghiệm làm ba loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết. Hình 1.1: Sơ đồ các phương pháp trắc nghiệm trong giáo dục  Loại quan sát: giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức  Loại vấn đáp: thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn…  Loại viết: thường được dùng nhiều nhất vì có những ưu điểm sau:  Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc.  Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.  Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.  Cung cấp bảng ghi rõ ràng các câu hỏi trả lời của thí sinh để dùng khi chấm bài.  Người ra đề không nhất thiết phải chấm bài.  Trắc nghiệm viết được chia ra hai nhóm chính:  Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm Quan sát Viết Vấn đáp Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận Câu hai lựa chọn Câu điền khuyết Câu nhiều lựa chọn Câu ghép đôi Câu hỏi đáp ngắn Tiểu luận Báo cáo khoa học Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Bài TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời có sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại trắc nghiệm này còn được gọi là câu hỏi đóng và được xem là TNKQ vì chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm. Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần mà người trắc nghiệm đã chọn được câu trả lời đúng trong những câu trả lời được cung cấp, có thể coi kết quả chấm sẽ như nhau không phụ thuộc vào việc người chấm bài trắc nghiệm. Thông thường một bài TNKQ có nhiều câu hỏi và mỗi câu hỏi thường có thể trả lời bằng một ký hiệu đơn giản. Nội dung bài TNKQ cũng có phần chủ quan theo nghĩa nó đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó về bài thi. Chỉ có chấm điểm là khách quan.  Trắc nghiệm tự luận (luận đề) Loại trắc nghiệm này được xem là trắc nghiệm chủ quan vì nó phụ thuộc vào suy nghĩ và nhận thức chủ quan của người chấm. Trắc nghiệm tự luận dùng những câu hỏi mở đòi hỏi học sinh tự xây dựng câu trả lời. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, một bài tóm tắt hoặc một bài tự luận, một bài tính…. 3. Trắc nghiệm khách quan và luận đề 3.1. Sự giống nhau giữa luận đề và TNKQ Cả hai loại này được dùng để:  Đo lường mọi thành quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo lường được.  Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý.  Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán.  Khảo sát khả năng giải quyết các vấn đề mới.  Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức. 3.2. Sự khác nhau giữa luận đề và TNKQ Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa luận đề và TNKQ Luận đề TNKQ - Thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. - Số câu hỏi trong một bài tương đối ít, tính tổng quát không cao. - Thí sinh bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. - Điểm số phụ thuộc chủ quan vào người chấm bài. - Chất lượng bài không những phụ thuộc vào bài làm của thí sinh mà còn phụ thuộc vào kĩ năng của người chấm bài. - Bài thi tương đối dễ soạn, khó chấm, khó cho điểm chính xác. - Người chấm thấy được lối tư duy, khả năng diễn đạt của thí sinh. - Người chấm có thể kiểm soát sự phân bố điểm số. - Thí sinh chỉ cần lựa chọn câu trả lời đúng trong số những câu cho sẵn. - Số câu hỏi nhiều nên khảo sát được nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề. - Thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. - Điểm số không phụ thuộc chủ quan vào người chấm bài. - Chất lượng bài phần lớn do kĩ năng người soạn thảo bài trắc nghiệm. - Bài thi khó soạn nhưng dễ chấm, điểm số chính xác. - Hạn chế khả năng diễn đạt tổng hợp vấn đề một cách logic của thí sinh. - Sự phân bố điểm số hầu như hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm. 3.3. Các trường hợp sử dụng luận đề và trắc nghiệm Bảng 1.2: Các trường hợp sử dụng luận đề và trắc nghiệm khách quan Luận đề TNKQ - Khi nhóm thí sinh dự thi hay kiểm tra không quá đông và đề thi chỉ được sử dụng một lần, không dùng lại nữa. - Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn bài có thể sử dụng lại vào một lúc khác. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương - Khi thầy giáo cố gắng tìm mọi cách có thể được khuyến khích sự phát triển kĩ năng diễn tả bằng văn viết của thí sinh. - Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của thí sinh về một vấn đề nào đó hơn là khảo sát thành quả học tập của họ. - Khi thầy giáo tin tưởng vào tài năng phê phán và chấm bài một cách vô tư và chính xác hơn là khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm tốt. - Khi không có nhiều thời gian soạn thảo và khảo sát nhưng lại có thời gian chấm bài. - Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc chủ quan vào người chấm bài. - Khi các yếu tố công bằng vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử. - Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả. - Khi muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử. IV. Một số hình thức TNKQ thông dụng 1. Câu đúng sai Loại trắc nghiệm này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách chọn Đúng (Đ) hoặc Sai (S).  Ưu điểm:  Đây là loại câu đơn giản để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện.  Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian cho trước; điều này làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm nếu như câu trắc nghiệm Đ – S được soạn thảo theo đúng quy cách.  Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm Đ-S vì người soạn trắc nghiệm không cần phải tìm ra phần trả lời cho học sinh lựa chọn.  Nhược điểm:  Độ may rủi cao (50%), do đó dễ khuyến khích người trả lời đoán mò. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Nhiều giáo viên dùng loại câu hỏi này thường có thói quen, khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách, điều này gây cho học sinh tâm lí học thuộc lòng, học vẹt mà không chịu khó tìm hiểu hay suy nghĩ.  Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm Đ-S:  Chỉ sử dụng một cách dè dặt vì học sinh có đến 50% chọn đúng câu trả lời hoàn toàn bằng lối đoán mò.  Những câu xác định phải dựa trên những ý niệm cơ bản mà tính chất Đ – S của nó phải chắc chắn, không phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng người.  Lựa chọn những câu xác định nào mà một người có khả năng trung bình không có khả năng nhận ra ngay là đúng hay sai nếu không có đôi chút suy nghĩ.  Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nêu, diễn tả một ý nghĩa độc nhất, tránh những câu phức tạp.  Không nên trích nguyên văn những câu trích trong sách giáo khoa.  Tránh lập những câu phủ định.  Tránh dùng các từ: thường thường, đôi khi, một số người…, vì thường là câu phát biểu đúng.  Tránh số lượng câu Đ – S ngang bằng nhau trong một bài trắc nghiệm.  Vị trí những câu đúng sai được sắp xếp ngẫu nhiên. 2. Câu ghép đôi Cấu trúc gồm 3 phần:  Phần chỉ dẫn cách trả lời.  Phần gốc (cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn chữ,…  Phần lựa chọn (cột 2): cũng gồm những câu ngắn, chữ, số,…  Ưu điểm:  Dùng để kiểm tra kiến thức về ngày, tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức, dụng cụ.  Một câu trắc nghiệm ghép đôi khi được soạn tốt thì mỗi cột sẽ gồm nhiều phần tử, do đó yếu tố đoán mò sẽ giảm, học sinh phải dùng kiến thức đã học mới có thể làm tốt câu trắc nghiệm này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Có thể cùng lúc khảo sát được nhiều kiến thức khác nhau.  Nhược điểm:  Không thích hợp với việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và áp dụng các kiến thức, nguyên lý.  Khi biên soạn loại câu trắc nghiệm ghép đôi cần chú ý:  Không nên đặt số lựa chọn ở hai cột bằng nhau vì như vậy làm cho học sinh dự đoán được sau khi biết một số trường hợp.  Không nên soạn các lựa chọn quá dài làm mất thì giờ của học sinh. 3. Câu điền khuyết Cấu trúc: có hai dạng  Dạng 1: gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn.  Dạng 2: gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà người trả lời phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn.  Ưu điểm:  Học sinh không có cơ hội đoán mò câu trả lời như trong trường hợp các loại TNKQ khác.  Dùng để kiểm tra về tính toán, cân bằng phương trình hóa học, nhận biết các vùng trên bản đồ, đánh giá mức hiểu biết các nguyên lí, giải thích dữ kiện.  Nhược điểm:  Giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn trong sách giáo khoa.  Giáo viên có thể hiểu sai hoặc đánh giá thấp các câu trả lời sáng tạo của học sinh mà khác ý giáo viên nhưng vẫn hợp lí.  Khi biên soạn câu hỏi điền khuyết cần chú ý:  Đảm bảo sao cho mỗi chỗ trống chỉ có thể điền một từ hoặc một cụm từ thích hợp.  Từ cần điền nên là từ có ý nghĩa nhất trong câu.  Các khoảng trống phải bằng nhau để cho học sinh khó đoán từ điền vào là dài hay ngắn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 4. Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Cấu trúc gồm hai phần: phần gốc và phần lựa chọn.  Phần gốc: là một câu hỏi hay câu bỏ lửng. Trong phần gốc, người soạn trắc nghiệm đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.  Phần lựa chọn: có thể có 3,4,5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là câu trả lời (cho câu có dấu hỏi) hay câu bổ túc (cho phần còn bỏ lửng). Trong tất các lựa chọn chỉ có một lựa chọn được xác định là đúng nhất. Những lựa chọn còn lại phải là sai, thường gọi là các “mồi nhử”, “câu nhiễu”.  Ưu điểm  Độ may rủi thấp (25% đối với câu 4 lựa chọn và 20 % đối với câu 5 lựa chọn), giảm bớt yếu tố đoán mò.  Có thể kiểm tra đánh giá những mục tiêu giảng dạy và học tập khác nhau.  Kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao.  Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi, xác định được câu nào là quá dễ, quá khó hay không có giá trị.  Tính chất giá trị tốt hơn, có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, suy diễn, tổng quát hoá… của học sinh rất tốt.  Tính khách quan khi chấm bài.  Nhược điểm:  Khó soạn câu hỏi, cần nhiều thời gian khi ra đề.  Ít phát huy được khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tư duy cao bằng loại câu hỏi soạn kĩ.  Tốn nhiều giấy in và tốn thời gian cho học sinh khi đọc câu trả lời.  Quy tắc soạn thảo loại TNKQNLC  Phần gốc phải diễn đạt rõ ràng ngắn gọn, không gây khó hiểu cho học sinh khi đọc đề.  Các chi tiết cần thiết nên xếp vào phần gốc để các câu trả lời ngắn gọn nhằm tiết kiệm giấy in và thời gian đọc của học sinh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Nên có 4 hoặc 5 phương án lựa chọn mỗi câu. Nếu chỉ có 3 thì yếu tố may rủi tăng lên. Nếu quá nhiều thì học sinh khó tìm câu trả lời và mất thời gian đọc.  Các mồi nhử phải có vẻ hợp lí, hấp dẫn nhau.  Trong các lựa chọn phải chắc chắn rằng chỉ có một đáp án.  Độ dài các câu trả lời phải gần bằng nhau, tránh diễn tả câu trả lời đúng một cách dài dòng, kĩ càng làm cho học sinh nhận ra được đáp án đúng.  Không nên đặt các vấn đề không xảy ra trong thực tế làm nội dung câu hỏi.  Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, khả năng vận dụng, suy luận nên được trình bày dưới hình thức mới. Nếu câu hỏi cho giống như ví dụ trong sách giáo khoa hay học sinh đã được học ở lớp thì học sinh có thể trả lời đúng câu hỏi này nhờ vào khả năng vận dụng trí nhớ chứ không phải nhờ vào khả năng phân tích câu hỏi và sử dụng các kĩ năng của học sinh.  Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong một câu hỏi có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau. Vì đôi khi điều này làm cho học sinh chú ý đến hai câu đó, kết quả là thay vì câu hỏi có nhiều lựa chọn ta sẽ có câu hỏi hai lựa chọn.  Không nên sử dụng “tất cả đều đúng” hay “tất cả đều sai” làm lựa chọn cuối cùng. Chẳng hạn nếu học sinh biết chắc hai trong các câu trả lời là đúng thì sẽ chọn đáp án “tất cả đều đúng” làm câu trả lời.  Vị trí các câu trả lời nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên.  Khi dùng một từ có ý nghĩa phủ định ta nên gạch dưới hay in đậm để học sinh chú ý hơn. Nên tránh hai thể phủ định trong một câu hỏi.  Tuy tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm nhưng những nhược điểm trên có thể khắc phục và chấp nhận được. Luận văn đã sử dụng phương pháp TNKQ mà cụ thể là phương pháp TNKQNLC với bốn phương án trả lời do có nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến trong các kì thi hiện nay. V. Quy trình soạn thảo một bài TNKQNLC 1. Xác định mục đích bài trắc nghiệm Việc xác định mục đích của bài trắc nghiệm là công việc hết sức quan trọng vì nó chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm, số câu của bài trắc nghiệm... Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Một bài trắc nghiệm chỉ có hiệu quả khi nó soạn thảo nhằm mục đích chuyên biệt nào đó. Bài trắc nghiệm có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: + Thăm dò khả năng, năng lực riêng biệt của từng học sinh trong một nhóm. + Xác định những mặt mạnh, mặt yếu trong một nhóm học sinh ở một lĩnh vực học tập nhất định. + Đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh đạt được trong một phần xác định của chương trình học tập. Với những mục đích trên, giáo viên quy hoạch việc giảng dạy cần thiết sao cho có hiệu quả hơn. Với loại này, các câu hỏi phải được soạn thảo làm sao tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm có thể có về môn học nếu chưa đọc kỹ. Tùy từng mục đích mà bài trắc nghiệm sẽ có nội dung, mức độ khó, dễ của bài, số lượng câu và thời gian làm bài khác nhau. 2. Phân tích nội dung và lập bảng phân tích nội dung Gồm các bước sau:  Tìm ra những ý tưởng chính yếu của môn học.  Lựa chọn những từ, những nhóm chữ và cả những kí hiệu mà học sinh sẽ phải giải nghĩa được. Công việc của người soạn thảo là tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm.  Phân loại hai hạng thông tin được trình bày trong môn học:  Những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa  Những khái luận quan trọng của môn học. Người soạn thảo phải phân biệt hai loại thông tin ấy để lựa chọn những gì quan trọng mà học sinh cần nhớ.  Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới. 3. Xác định mục tiêu cần đạt được ứng với từng loại kiến thức Dù trắc nghiệm được sử dụng cho mục đích nào thì việc đo lường thành quả học tập cần được hiểu là đo lường mức độ đạt đến mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, một bài Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH:._. Huỳnh Thị Hương trắc nghiệm không thể đo lường hết mọi mục tiêu, do đó ta cần đề cập đến mục tiêu có thể đo được. Nghĩa là người giáo viên phải xác định được những mục tiêu nhận thức ứng với từng nội dung mà học sinh cần đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo và xây dựng quy trình, công cụ đánh giá nhằm đo lường xem học sinh đó có đạt được những mục tiêu đó hay không.  Những lợi điểm khi xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt + Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng. + Mục đích của môn học, nội dung môn học và quy trình đánh giá vừa nhất quán vừa quan hệ chặt chẽ với nhau. + Mục tiêu cho phép người đánh giá xác định hoạt động giảng dạy và tài liệu học tập nào có hiệu quả. + Cho thấy rõ ràng sự đối chiếu kết quả đào tạo giữa nội dung giáo viên truyền đạt và nội dung học sinh tiếp thu và có thể thực hành được. + Mô hình giảng dạy hợp lí phải xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội dung, nghĩa là học sinh phải làm được A trước khi làm được B. + Khuyến khích sự tự đánh giá của học sinh vì học sinh biết mình phải đạt cái gì. + Hỗ trợ hiệu quả việc học của học sinh và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn và xác định rõ các tri thức ưu tiên trong giảng dạy. + Học sinh hiểu rõ các môn học có liên thông với nhau và gắn với mục đích đào tạo.  Các đặc điểm của mục tiêu + Mục tiêu cần phải cụ thể: phải nêu ra kết quả mà nó nhằm đạt được. Các mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc làm sáng tỏ các mục đích, định hướng hoạt động, hướng dẫn thu thập số liệu và các phương tiện đo đạc, cung cấp cơ sở cho việc kiểm tra tính hiệu quả của đánh giá. + Mục tiêu phải có thể đo được: các mục tiêu cần nhằm vào kết quả có thể quan sát được và thể hiện được. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương + Mục tiêu phải có thể đạt được: tránh nêu ra các mục tiêu xa, mơ hồ, không thể đạt được cho dù đó là rất cần. Ví dụ: phát triển óc sáng tạo của học sinh (rất cần nhưng không thể đạt được sau một số giờ học) + Mục tiêu phải hướng vào kết quả: mục tiêu chính là các kết quả mà học sinh đạt được. + Mục tiêu cần phải giới hạn thời gian: xác định đó là các mục tiêu sau vài tiết học, sau một hay nhiều chương hoặc cuối một học kì. Những mục tiêu sau khoảng thời gian dài thì bao quát được nhiều tri thức hơn.  Phân loại mục tiêu giảng dạy Theo Bloom mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức có sáu mức độ từ thấp đến cao như sau: Biết, Thông hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá. Mỗi mức độ này được định nghĩa cụ thể bằng những tiêu chí cần đạt được.  Mức biết Bao gồm việc có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, nhớ lại các phương pháp và quá trình, nhớ lại một dạng thức, một cấu trúc, một mô hình mà học viên đã có lần gặp trong quá khứ ở lớp học, trong sách vở hoặc ngoài thực tế.  Mức hiểu Học sinh biết được giáo viên đang nói gì khi giảng hay một bài viết có ý nghĩa gì. Ở mức trí lực này, không những học sinh có thể nhớ lại và phát biểu lại nguyên vẹn vấn đề đã học mà còn có thể thay đổi vấn đề đã học sang một dạng khác tương tự nhưng có ý nghĩa hơn đối với mình. Trong giáo dục học người ta còn phân biệt ra ba loại: + Khả năng diễn dịch: học viên có thể diễn đạt lại những điều đã học bằng lời lẽ riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa ban đầu. + Khả năng giải thích: học viên có thể giải thích hay tóm tắt vấn đề đã học theo cách nhìn mới. + Khả năng ngoại suy: học viên có thể suy đoán kết quả, chiều hướng có thể có ngoài phạm vi đã cho.  Mức áp dụng Học viên ứng dụng những điều trừu tượng đã học vào các trường hợp đặc Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương biệt, cụ thể.  Mức phân tích Học viên phân tích những điều đã học thành nhiều phần, nhiều yếu tố, tìm mối liên hệ giữa chúng.  Mức tổng hợp Học viên sắp xếp, tổng hợp những điều riêng lẻ thành một cấu trúc, một dạng thức nhằm gắn các phần ấy với nhau.  Mức thẩm định Học viên có thể phán đoán các giá trị của tài liệu, các phương pháp đối với những mục đích nhất định của tiêu chí đề ra. Dưới đây là các động từ hành động ứng với sáu mức độ nhận thức  KIẾN THỨC Định nghĩa nhận biết thuật lại viết Nhận biết nhớ lại gọi tên kể ra Lựa chọn tìm kiếm tìm ra cái phù hợp kể lại Chỉ rõ vị trí chỉ ra phát biểu tóm lược  THÔNG HIỂU Giải thích cắt nghĩa so sánh đối chiếu Chỉ ra minh họa suy luận đánh giá Cho ví dụ chỉ rõ phân biệt tóm tắt Trình bày đọc  ÁP DỤNG Sử dụng tính toán thiết kế vận dụng Giải quyết ghi lại chứng minh hoàn thiện Dự đoán tìm ra thay đổi làm Ước tính sắp xếp thứ tự điều khiển  PHÂN TÍCH Phân tích phân loại so sánh tìm ra Phân biệt phân các đối chiếu lập giả thuyết Lập sơ đồ tách bạch phân chia chọn lọc Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  TỔNG HỢP Tạo nên soạn đặt kế hoạch kết luận Kết hợp đề xuất giảng giải tổ chức Thực hiện làm ra thiết kế kể lại  ĐÁNH GIÁ Chọn quyết định đánh giá so sánh Thảo luận phán đoán tranh luận cân nhắc Phê phán ủng hộ xác định bảo vệ (Theo Kevin Barvey và Len King – tạp chí khoa học xã hội – Úc) 4. Xác định số câu trắc nghiệm Đối với việc xác định số câu cho bài trắc nghiệm cần lưu ý những điều sau: Số câu của một bài trắc nghiệm phụ thuộc vào lượng thời gian dành cho kiểm tra. Thời gian càng dài thì số câu càng nhiều, độ tin cậy của bài trắc nghiệm càng cao. Tuy nhiên thời gian làm trắc nghiệm không nên quá dài vì sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, khả năng tư duy giảm sút. Theo chuyên gia trắc nghiệm, tính bình quân 1 phút cho một câu nhiều lựa chọn, nửa phút cho một câu loại đúng sai. Số câu trắc nghiệm còn phụ thuộc vào loại câu trắc nghiệm và mức độ phức tạp của quá trình tư duy đòi hỏi để trả lời câu hỏi và thói quen làm việc của học sinh. Vì lí do đó ta khó xác định chính xác số câu hỏi cần có ứng với thời gian được ấn định trước. Ngoài vấn đề thời gian còn có một vấn đề quan trọng hơn là phải làm sao cho số câu hỏi trong một bài trắc nghiệm bao quát toàn bộ kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh qua cả môn học, một chương trình hay một bài học. Nếu số câu quá ít thì sẽ không bao quát được nội dung môn học, nhưng nếu quá nhiều thì sẽ bị hạn chế bởi thời gian. Vì vậy người soạn trắc nghiệm phải thiết lập dàn bài trắc nghiệm một cách kĩ càng và căn cứ vào thời gian quy định mà phân bố số câu hỏi hợp lí cho từng phần của nội dung và mục tiêu giảng dạy. 5. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Dàn bài trắc nghiệm là thành quả học tập là bảng dự kiến phân bố hợp lí các câu hỏi của bài trắc nghiệm theo mục tiêu (hay quá trình tư duy) và nội dung của môn học sao cho có thể đo lường chính xác các khả năng mà ta muốn đo. Để làm công việc này một cách hiệu quả người soạn trắc nghiệm cần phải đưa ra một số quyết định trước khi đặt bút viết các câu hỏi trắc nghiệm: + Cần phải khảo sát những gì ở học sinh? + Tầm quan trọng thuộc phần nào của môn học, ứng với những mục tiêu nào? + Cần phải trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất? + Mức độ khó hay dễ của bài trắc nghiệm... Thông thường khi muốn thiết kế một dàn bài trắc nghiệm, người ta lập một ma trận hai chiều còn gọi là bảng quy định hai chiều: một chiều là nội dung, một chiều là mục tiêu. Tuy nhiên những mục tiêu này không buộc phải theo sát các nguyên tắc phân loại đã được nêu mà có thể được cụ thể hóa cho phù hợp với từng môn học khác nhau. Bảng 1.3 là một ví dụ về bảng cấu trúc hai chiều. Bảng 1.3: Bảng cấu trúc hai chiều Nội dung Mục tiêu Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Tỉ lệ Biết 3 5 6 28% Hiểu 5 8 12 50% Vận dụng 1 4 5 22% Tổng cộng 10 17 23 100% 6. Tiến hành viết các câu hỏi trắc nghiệm Trước khi tiến hành viết, người soạn phải xác định được những sai lầm mà học sinh có thể gặp khi học. Với mục đích kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc xác định các kiến thức mà học sinh dễ mắc sai lầm là điều rất quan trọng. Trong quá trình viết câu trắc nghiệm, người viết phải chú ý đến những quy tắc soạn trắc nghiệm đối với từng loại câu trắc nghiệm. 7. Thẩm định lại các câu trắc nghiệm đã viết Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Về mặt khoa học: câu trắc nghiệm sau khi soạn phải được thẩm định lại xem về mặt kiến thức có bị sai sót gì không. Để làm được điều này, người soạn câu trắc nghiệm nên nhờ các đồng nghiệp hay những nhà chuyên môn góp ý, để sửa những chỗ thiếu chính xác hay tối nghĩa. Về mặt văn phạm: phải xem câu trắc nghiệm đã đúng ngữ pháp hay chưa, cách dùng từ đã hợp lí chưa hay cần bổ sung sửa chữa. 8. Khảo sát bài trắc nghiệm đã viết Trong bước này người soạn phải xác định được:  Mục đích của việc soạn thảo.  Đối tượng khảo sát.  Phương pháp tiến hành khảo sát: Người soạn trắc nghiệm phải xác định cách thức trình bày đề thi trắc nghiệm và phiếu trả lời.  Chấm bài thi. 9. Xử lí và đánh giá kết quả bài trắc nghiệm theo phương pháp thống kê Dựa vào kết quả của bài trắc nghiệm thu được sau khi khảo sát, người soạn trắc nghiệm sẽ phải xác định điểm trung bình, độ khó, hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm; sai số tiêu chuẩn đo lường; độ khó và độ phân cách câu trắc nghiệm. 10. Hoàn chỉnh câu trắc nghiệm Dựa vào kết quả thu được sau khi xử lí thống kê, người soạn thảo có thể rút ra một số kết luận về độ tin cậy của bài trắc nghiêm, xác định được câu nào có độ phân cách kém, mồi nhử nào chưa đạt yêu cầu, câu nào quá khó hoặc quá dễ...từ đó có thể loại bỏ hoặc sửa chữa những câu chưa đạt yêu cầu, giữ lại những câu trắc nghiệm tốt.  Một số tiêu chuẩn để lựa chọn câu trắc nghiệm tốt:  Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách âm hoặc quá thấp, là những câu kém cần phải xét lại để loại đi hay sửa chữa cho tốt hơn.  Với đáp án trong câu trắc nghiệm, số người trả lời đúng trong nhóm cao phải nhiều hơn số người trả lời đúng trong nhóm thấp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Với các mồi nhử, số người trong nhóm cao lựa chọn câu này phải ít hơn nhóm thấp. Tuy nhiên việc lựa chọn câu trắc nghiệm nào cần giữ lại câu nào cần loại bỏ còn phụ thuộc vào mục đích của bài trắc nghiệm:  Nếu mục tiêu của bài trắc nghiệm nhằm lựa ra hay tuyển chọn những học sinh có năng khiếu xuất sắc thì ta có thể lựa chọn những câu khó hoặc rất khó.  Nếu chỉ khảo sát năng lực học sinh ở mức độ thông thường thì nên chọn các câu khó vừa phải hoặc có sự phân phối các câu khó như sau:  Hoặc toàn bộ các câu đều có độ khó xấp xỉ độ khó vừa phải.  Hoặc đa số các câu có độ khó vừa phải còn các câu từ khó đến rất khó hay các câu dễ thì ít. Dựa vào các tiêu chuẩn trên, người soạn có thể sửa chữa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi của mình, từ đó đưa ra hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh hơn. VI. Đánh giá kết quả bài trắc nghiệm theo phương pháp thống kê 1. Các thông số đánh giá bài trắc nghiệm 1.1. Đánh giá bài trắc nghiệm dựa vào điểm số trung bình Để đánh giá bài trắc nghiệm là dễ, vừa sức hày khó so với trình độ hiện tại của học sinh ta đối chiếu điểm trung bình bài làm của học sinh với điểm trung bình lí thuyết.  Điểm trung bình của bài trắc nghiệm (Mean) Gọi Xi là điểm của một học sinh, N là số học sinh làm bài thì Mean của bài trắc nghiệm được tính như sau: i i X Mean N    Điểm trung bình lí thuyết của bài trắc nghiệm (MeanLT) K T MeanLT 2   Với: K là điểm tối đa của bài trắc nghiệm. (Mỗi câu được tính 1 điểm). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương T là điểm số do may rủi mà có. Tùy thuộc vào số lựa chọn của câu hỏi mà T khác nhau. Ví dụ: Nếu bài trắc nghiệm có 40 câu, mỗi câu có 4 lựa chọn thì T = 40.25%=10  Đánh giá độ khó bài trắc nghiệm căn cứ trên điểm trung bình (Mean) Ta sẽ đi xác định hai giá trị nằm ở hai bên giá trị Mean được gọi là giá trị biên trên và biên dưới. Giá trị biên trên = Z.S Mean N  Giá trị biên dưới = Z.S Mean N  Trong đó: Mean là điểm trung bình của bài trắc nghiệm S là độ lệch tiêu chuẩn N là số học sinh. Z là trị số tùy thuộc vào xác suất tin cậy định trước. Ví dụ: chọn xác suất tin cậy 95% thì Z = 1,96; nếu xác suất tin cậy là 99% thì Z = 2,58. Như vậy giá trị biên trên và biên dưới sẽ tạo thành một khoảng chứa Mean. Ta sẽ so sánh vị trí của MeanLT với khoảng này.  Nếu MeanLT rơi vào trong khoảng này: bài trắc nghiệm được coi là vừa sức học sinh.  Nếu MeanLT nằm ở phía dưới (hoặc ở bên trái khoảng tìm được), bài trắc nghiệm là dễ (vì trình độ học sinh cao hơn).  Nếu MeanLT nằm ở phía trên (hoặc bên phải khoảng tìm được), bài trắc nghiệm là khó (vì trình độ học sinh thấp hơn). Minh họa bằng trục số: Biên dưới Biên trên Dễ Vừa sức Khó Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 1.2. Độ khó bài trắc nghiệm Là tỉ số giữa điểm trung bình bài trắc nghiệm với tổng số câu trắc nghiệm (mỗi câu được tính một điểm). Độ khó bài trắc nghiệm = Mean 100% K Trong đó: Mean là điểm trung bình bài trắc nghiệm. K là tổng số câu trắc nghiệm (điểm số tối đa của bài trắc nghiệm). Độ khó của bài trắc nghiệm có giá trị càng nhỏ thì bài trắc nghiệm càng khó và ngược lại. Độ khó bài trắc nghiệm tùy thuộc vào trình độ học sinh. 1.3. Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm Là tỉ số giữa điểm trung bình lí thuyết với điểm tối đa của bài trắc nghiệm. Công thức tính độ khó vừa phải của toàn bài là: ĐKVP = MeanLT 100% K Trong đó: K là tổng số câu trắc nghiệm. 1.4. Sai số tiêu chuẩn đo lường Bất cứ phép đo nào cũng có sai số, sai số tiêu chuẩn đo lường là loại sai số có liên quan chặt chẽ với hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm. Nó cho biết mức độ biến thiên mà ta có thể kì vọng ở một điểm số trắc nghiệm của một người nào đó nếu người ấy được khảo sát nhiều lần với cùng một bài trắc nghiệm. Sai số tiêu chuẩn đo lường là một cách biểu thị độ tin cậy theo ý nghĩa tuyệt đối, mức độ chính xác của nó có thể được ước tính qua số thực. Công thức tính là: M tcSE 1 r   Trong đó: MSE là sai số tiêu chuẩn đo lường.  là độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm. tcr là hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm. 1.5. Độ lệch tiêu chuẩn Công thức tính: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 2 2 i i i N X ( X ) SD N(N 1)        Trong đó: iX : Tổng số bài trắc nghiệm câu i. N: Tổng số người làm bài trắc nghiệm. Ý nghĩa của độ lệch tiêu chuẩn: Độ lệch tiêu chuẩn cho biết các điểm số trong một phân bố đã lệch đi so với trung bình là bao nhiêu.  Nếu  là nhỏ: các điểm số tập trung quanh trung bình.  Nếu  là lớn: các điểm sô lệch xa trung bình. 1.6. Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm Hệ số tin cậy của tập hợp điểm số lấy từ một nhóm thí sinh là hệ số tương quan giữa tập hợp điểm số ấy và tập hợp điểm số khác về một bài trắc nghiệm tương đương, được lấy ra một cách độc lập từ nhóm học sinh ấy. Trong trường hợp chỉ số một bài trắc nghiệm duy nhất thì bài trắc nghiệm này sẽ được phân thành hai nửa tương đương nhau, hai nửa này xem như hai bài trắc nghiệm phụ và các điểm số của chúng là những biến cố độc lập cần thiết để phỏng đoán hệ số tin cậy, nhưng đó là hệ số tương quan giữa hai bài trắc nghiệm được rút ngắn. Công thức Spearman-Brown sử dụng để điều chỉnh hệ số tương quan bài trắc nghiệm dài như cũ. Hiện nay phương pháp để phỏng đoán hệ số tin cậy là dùng công thức Kuder- Richarson cơ bản: 2 i 2 k r 1 k 1          Trong đó: r là hệ số tin cậy k là tổng số bài trắc nghiệm. 2 là biến lượng (độ lệch tiêu chuẩn bình phương) của bài trắc nghiệm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 2i là biến lượng của mỗi câu trắc nghiệm. Hoặc tính bằng công thức Kuder-Richarson 20, Kuder-Richarson 21, trong trường hợp các câu hỏi có độ khó gần bằng nhau. Trong khi nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phần mềm test tính hệ số tin cậy theo công thức Kuder-Richarson cơ bản.  Đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm dựa vào hệ số tin cậy  Nếu r 0,80 thì độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao.  Nếu 0,70 r 0,79  thì độ tin cậy của bài trắc nghiệm tạm chấp nhận được.  Nếu 0,50 r 0,69  thì độ tin cậy của bài trắc nghiệm không cao, chắc chắn có nhiều câu cần phải chỉnh sửa.  Nếu r 0,49 thì độ tin cậy của bài trắc nghiệm thấp, bài trắc nghiệm có nhiều câu cần chỉnh sửa hoặc bỏ đi. 2. Phân tích câu trắc nghiệm 2.1. Mục đích của việc phân tích câu  Biết được độ khó của câu từ đó biết được những câu quá khó và những câu quá dễ.  Lựa ra các câu có độ phân cách cao vì những câu này có khả năng phân biệt được học sinh giỏi và kém.  Biết được giá trị của đáp án và mồi nhử, từ đó có thể dự đoán được vì sao câu trắc nghiệm không đạt hiệu quả như mong muốn.  Đánh giá câu trắc nghiệm và ra quyết định chọn, sửa hay bỏ câu trắc nghiệm.  Làm gia tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm Đối với giáo viên giảng dạy, ngoài những mục đích trên thì việc phân tích câu trắc nghiệm còn nhằm:  Đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy  Sửa đổi các câu hỏi để đo lường thành quả học tập một cách hiệu quả hơn. 2.2. Các bước phân tích câu trắc nghiệm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Thẩm định độ khó của từng câu trắc nghiệm  Xác đinh độ phân cách của từng câu trắc nghiệm  Phân tích đáp án và mồi nhử, từ đó đưa ra quyết định giữ lại, sửa chữa hay loại bỏ câu trắc nghiệm. 2.3. Độ khó của câu trắc nghiệm 2.4. Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm Mỗi câu trắc nghiệm có tỉ lệ % may rủi khác nhau do đó độ khó vừa phải của mỗi loại câu trắc nghiệm cũng khác nhau. Ví dụ: Loại câu đúng sai tỉ lệ may rủi là 50% Loại câu 5 lựa chọn tỉ lệ may rủi là 20% Loại câu 4 lựa chọn tỉ lệ may rủi là 25% Đối với câu 4 lựa chọn ĐKVP = 100% 25% 62,5% 0,625 2     Đánh giá câu trắc nghiệm dựa vào độ khó Để đánh giá câu trắc nghiệm ta so sánh độ khó câu (ĐK) với độ khó vừa phải (ĐKVP).  ĐK > ĐKVP: câu trắc nghiệm dễ đối với trình độ học sinh.  ĐK < ĐKVP: câu trắc nghiệm khó đối với trình độ học sinh  ĐK  ĐKVP: câu trắc nghiệm vừa sức đối với trình độ học sinh Tổng số người làm bài trắc nghiệm Số người trả lời đúng câu i Độ khó câu trắc nghiệm i = 100% + % may rủi 2 ĐKVP = Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 2.5. Độ phân cách câu trắc nghiệm Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp ta phân biệt được học sinh giỏi và kém. Một bài trắc nghiệm toàn những câu có độ phân cách tốt trở lên sẽ là một dụng cụ đo lường có tính tin cậy cao. Công thức tính: C T D n   Trong đó: D là độ phân cách. C là số học sinh trong nhóm cao (27% học sinh có điểm cao nhất) làm đúng câu trắc nghiệm. T là số học sinh trong nhóm thấp (27% học sinh có điểm thấp nhất) làm đúng câu trắc nghiệm. n là số học sinh trong một nhóm (tổng số người trong nhóm cao hoặc nhóm thấp). Độ phân cách thường giới hạn từ mức -1,00 đến 1,00. Nếu trong một câu mà tất cả ở nhóm cao đều làm đúng còn tất cả ở nhóm thấp đều làm sai thì D = 1,00 hoặc tất cả ở nhóm cao làm sai và tất cả ở nhóm thấp làm đúng thì D = - 1,00. Câu như vậy có độ phân cách tuyệt đối. Ý nghĩa độ phân cách:  Nếu D 0,40 : câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt.  Nếu 0,30 D 0,39  câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt nhưng có thể làm cho tốt hơn. Câu trắc nghiệm khó Câu trắc nghiệm dễ Câu trắc nghiệm vừa ĐKVP ĐKVP - 5% ĐKVP + 5% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương  Nếu 0, 20 D 0,29  câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh.  Nếu D 0,19 câu trắc nghiệm có độ phân cách kém, cần phải loại bỏ hay cần phải gia công sửa chữa nhiều. Trong luận văn, khi tính độ phân cách đã sử dụng hệ số tương quan điểm nhị phân (R.point-biseria correlation, viết tắt là Rpbis) như là hệ số tương quan cặp Pearson giữ điểm câu trắc nghiệm và tổng điểm trên toàn bài trắc nghiệm, đây là phương pháp tính chỉ số độ phân cách phổ biến nhất hiện nay với máy tính. Mp Mq Rpbis pq    Trong đó: Mp là trung bình tổng điểm các bài trắc nghiệm làm đúng câu i. Mq là trung bình tổng điểm các bài trắc nghiệm làm sai câu i. p là tỉ lệ học sinh làm đúng câu i. q là tỉ lệ học sinh làm sai câu i.  độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm. 3. Các loại điểm số bài trắc nghiệm 3.1. Điểm thô Điểm số trên một bài thi (bài tự luận, bài trắc nghiệm lớp học hay bài trắc nghiệm được tiêu chuẩn hóa) thường được xác định bởi điểm của mỗi câu. Bài tự luận, điểm số của mỗi câu có thể lớn hơn 1, trong đó một số ý đặc trưng trong câu trả lời được cho theo thang điểm đã định trước. Với bài trắc nghiệm mỗi câu có thể quy về đúng hay sai. Câu trả lời đúng được tính 1 điểm. Tổng cộng các điểm số từng câu trắc nghiệm được gọi là điểm thô. Tuy nhiên khi dùng điểm thô không giúp ta so sánh được trình độ học sinh ứng với các bài trắc nghiệm có độ khó khác nhau. Chẳng hạn điểm thô của một học sinh làm bài kiểm tra toán là 7 điểm và bài kiểm tra anh văn là 5 điểm thì ta không thể nào dựa vào điểm thô để kết luận học sinh đó giỏi môn toán hơn môn anh văn được. Vì vậy người ta thường đổi điểm thô ra thành các loại điểm khác phù hợp với việc nghiên cứu. Mặt khác trong hệ thống giáo dục cho phép sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương khác nhau, nên điểm số trắc nghiệm phải được xử lí đưa về hệ thống theo quy định chung, hiện nay nước ta áp dụng thang điểm từ 0 đến 10 điểm. 3.2. Điểm tiêu chuẩn  Điểm phần trăm đúng Điểm số này được tính bằng tỉ lệ phần trăm theo công thức: D X 100 T  Trong đó: X là điểm tính theo tỉ lệ phần trăm. D là số câu học sinh làm đúng T là tổng số câu của bài trắc nghiệm. Ý nghĩa: điểm phần trăm đúng so sánh điểm của học sinh này với điểm số tối đa có thể đạt được. Đây là một loại điểm tuyệt đối.  Điểm tiêu chuẩn  Điểm Z: liên hệ đến phân bố bình thường tiêu chuẩn với trung bình bằng 0 và độ lệch tiêu chuẩn bằng 1. Công thức chuyển đổi: X X Z s   Trong đó: X là điểm thô. X là điểm thô trung bình của nhóm làm trắc nghiệm. s là độ lệch tiêu chuẩn của nhóm. Ý nghĩa: điểm Z cho biết vị trí của một học sinh có điểm thô so với trung bình của một nhóm học sinh cùng làm bài trắc nghiệm.  Điểm V: ngày nay để phù hợp với hệ thống điểm từ 0 đến 10 ta có thể dùng điểm tiêu chuẩn V mới với trung bình bằng 5 và độ lệch tiêu chuẩn là 2. Để đổi điểm thô X sang điểm tiêu chuẩn ta dùng công thức sau: V 2Z 5  Hạn chế của việc dùng điểm chuẩn khi so sánh điểm học sinh trên hai bài trắc nghiệm là dạng hai đường phân bố điểm phải gần giống nhau cũng như có cùng hệ số trung bình và độ lệch tiêu chuẩn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Chương 2: Nội dung chương cơ học vật rắn  Cấu trúc chương Phần một Động học vật rắn Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay Chuyển động bất kì Phần hai Động lực học vật rắn Khối tâm Phương trình chuyển động của vật rắn Định luật bảo toàn mômen động lượng Moment quán tính Ma sát trong chuyển động lăn Năng lượng chuyển động của vật rắn Con quay Phần ba Tĩnh học vật rắn Hợp lực Ngẫu lực Hệ lực cân bằng Các dạng cân bằng  Nhận xét về chương Cơ học vật rắn là chương khá hay và quan trọng trong chương trình cơ học đại cương. Chương này nghiên cứu về các tính chất và chuyển động của vật rắn. Do vật rắn có những tính chất và nhiều ứng dụng trong kĩ thuật nên cơ học vật rắn được trình bày theo một chương riêng. Chương này được chia ra làm 3 phần riêng biệt: động học, động lực học vật rắn và tĩnh học vật rắn. Phần động học vật rắn sẽ khảo sát về các chuyển động của vật rắn: chuyển động tịnh tiến, quay, chuyển động song phẳng và trường hợp tổng quát là chuyển động bất kì. Bài tập ở phần này không khó đối với sinh viên. Một số khái niệm về gia tốc hướng tâm, gia tốc tiếp tuyến, vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc góc…sinh viên đã được làm quen ở phần trước, đây là dịp để sinh viên nhớ lại và khắc sâu thêm. Trong phần này, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương sinh viên cần nắm vững cách tính vận tốc của vật rắn trong chuyển động bất kì, biết cách quy chuyển động bất kì của vật rắn về hai chuyển động thành phần. Phần động lực học vật rắn là phần quan trọng nhất của chương, chiếm nhiều số tiết lẫn số lượng bài tập. Để nắm vững lí thuyết phần này sinh viên cần ôn lại một số khái niệm cũ như: khối tâm, moment lực, moment động lượng, quán tính… Kiến thức trong phần này có liên hệ nhiều đến các phần trước, sinh viên cần nắm được sự tương tự giữa các khái niệm để dễ nhớ và khắc sâu hơn, chẳng hạn moment lực đóng vài trò của lực, moment động lượng đóng vai trò của động lượng, phương trình chuyển động quay có dạng tương tự như phương trình dạng tổng quát của định luật II Newton, sự tương tự giữa moment quán tính và khối lượng quán tính… Kiến thức về định luật bảo toàn moment động lượng rất hay và liên hệ rất nhiều trong thực tế. Sinh viên cần nắm kĩ kiến thức này để có thể giải thích được các hiện tượng có liên quan, nắm được điều kiện bảo toàn moment động lượng để giải được bài tập. Bài tập trong phần này phần lớn là viết phương trình chuyển động của vật rắn, từ đó tìm một số đại lượng khác. Để giải được phương trình chuyển động thì cần phải biết cách xác định moment lực, moment quán tính của một số vật rắn có dạng đặc biệt, và phải xác định đầy đủ các lực tác dụng, phương và chiều của các lực này. Bài tập trong phần này là tổng hợp nhiều bài tập nhỏ như phân tích lực, xác định đúng moment quán tính của các vật rắn có dạng đặc biệt đối với trục đi qua khối tâm hay với một trục bất kì, vận dụng được công thức moment lực và chiều của nó, một số bài tập còn liên quan đến ma sát lăn, moment của ma sát lăn. Như vậy các kiến thức trong phần này không tách rời nhau mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, không xác định được một trong các đại lượng kể trên thì không thể giải được phương trình chuyển động quay của vật rắn. Ngoài việc giải bằng phương pháp động lực học, sinh viên có thể dùng phương pháp năng lượng để giải các bài tập phức tạp. Phần tĩnh học vật rắn cũng là phần khá hay của chương, phần này nghiên cứu về điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của các lực. Các bài tập trong phần này không quá khó đối với sinh viên, chủ yếu là bài tập xác định điều kiện cân bằng của Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương vật rắn. Để giải được bài tập trong phần này đòi hỏi sinh viên phải vận dụng các kĩ năng như phân tích, xác định đúng moment các lực. NỘI DUNG CHƯƠNG CƠ HỌC VẬT RẮN A. Động học vật rắn Vật rắn là tập hợp những chất điểm mà khoảng cách giữa hai chất điểm bất kì không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động. Nói cách khác vật rắn không biến dạng trong quá trình chuyển động. Cũng như chất điểm, mô hình vật rắn là một mô hình lí tưởng. Trong thực tế mọi vật thực đều bị biến dạng ít nhiều vì chịu tác dụng của các vật chung quanh trong quá trình chuyển động, nhưng để đơn giản hóa việc nghiên cứu chuyển động ta có thể coi những vật rất ít bị biến dạng gần đúng là vật rắn. Chuyển động của vật rắn thường phức tạp nhưng bất cứ dạng chuyển động nào của vật rắn cũng có thể quy về hai chuyển động cơ bản: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. I. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay 1. Chuyển động tịnh tiến Chuyển động tịnh tiến: là chuyển động trong đó một đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó. Một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì các điểm của vật rắn luôn có cùng một vectơ vận tốc và vạch nên những quỹ đạo có hình dạng như nhau, quỹ đạo này chỉ dịch đi so với quỹ đạo khác. Giữa các vectơ tia 1 2r , r   của hai điểm bất kì của vật rắn luôn có hệ thức: 2 1r r c     Do đó vận tốc của hai điểm bất kì ở mỗi thời điểm là như nhau: 1 2dr drV dt dt     O c  c  1r  2r  Hình 2.1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Từ đó ta suy ra được gia tốc của mọi điểm của vật rắn trong chuyển động tịnh tiến là như nhau. Chuyển động của pit-tông trong xilanh, của kim địa bàn khi ta di chuyển nhẹ nhàng địa bàn trong mặt phẳng nằm ngang có thể coi là chuyển động tịnh tiến. Khi nghiên cứu chuyển động tịnh tiến của vật rắn, chỉ cần xét chuyển động của một điểm bất kì của nó là đủ. Về phương diện động học ta có thể qui chuyển động tịnh tiến của vật rắn về chuyển động của một chất điểm để xét. Điều kiện để xem chuyển động của một vật là chuyển động của chất điểm là: - Kích thước của vật có thể bỏ qua trước những khoảng cách và quãng đường chuyển động được xét. - Vật là vật rắn chuyển động tịnh tiến. Vì chuyển động của một chất điểm có 3 bậc tự do nên chuyển động tịnh tiến của vật rắn cũng có 3 bậc tự do. 2. Chuyển động quay của vật rắn Chuyển động quay: là chuyển động trong đó mọi điểm của vật rắn vẽ nên những quỹ đạo tròn có tâm nằm trên cùng một đường thẳng gọi là trục quay. Trục quay có thể nằm ở trong hay ngoài của vật rắn. Chuyển động của cái vô-lăng, bánh xe đồng hồ…là những chuyển động quay xung quanh một trục cố định. 2.1. Chuyển động quay quanh một trục Trong chuyển động quay quanh một trục  , các điểm M khác nhau của vật rắn vạch nên những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với trục quay và có tâm trên trục quay. Khi vật quay qua._. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Lua chon A B C D* Missing Tan so : 6 10 9 34 0 Ti le % : 10.2 16.9 15.3 57.6 Pt-biserial : -0.02 -0.25 -0.16 0.34 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 41 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 10 5 18 0 Ti le % : 44.1 16.9 8.5 30.5 Pt-biserial : 0.36 -0.13 -0.27 -0.12 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 42 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 19 9 17 14 0 Ti le % : 32.2 15.3 28.8 23.7 Pt-biserial : 0.55 -0.12 -0.29 -0.19 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 43 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 13 22 17 7 0 Ti le % : 22.0 37.3 28.8 11.9 Pt-biserial : -0.17 0.08 0.15 -0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 44 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 13 16 13 17 0 Ti le % : 22.0 27.1 22.0 28.8 Pt-biserial : -0.09 -0.04 -0.01 0.22 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 45 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 6 45 2 0 Ti le % : 10.2 10.2 76.3 3.4 Pt-biserial : 0.00 -0.05 0.13 -0.01 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 46 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 8 16 30 5 0 Ti le % : 13.6 27.1 50.8 8.5 Pt-biserial : -0.27 -0.06 0.32 -0.15 Muc xacsuat : <.05 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 47 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 16 14 6 23 0 Ti le % : 27.1 23.7 10.2 39.0 Pt-biserial : -0.22 -0.10 -0.12 0.36 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 48 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 4 40 9 6 0 Ti le % : 6.8 67.8 15.3 10.2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Pt-biserial : -0.07 0.37 -0.14 -0.35 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 49 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 10 28 13 8 0 Ti le % : 16.9 47.5 22.0 13.6 Pt-biserial : 0.18 0.27 -0.29 -0.25 Muc xacsuat : NS <.05 <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 50 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 17 6 33 3 0 Ti le % : 28.8 10.2 55.9 5.1 Pt-biserial : 0.02 -0.10 0.28 -0.14 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 51 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 19 25 9 0 Ti le % : 10.2 32.2 42.4 15.3 Pt-biserial : -0.17 -0.17 0.44 -0.24 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 52 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 16 4 15 24 0 Ti le % : 27.1 6.8 25.4 40.7 Pt-biserial : -0.22 -0.10 0.02 0.23 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 53 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 21 3 9 0 Ti le % : 44.1 35.6 5.1 15.2 Pt-biserial : 0.21 -0.13 -0.01 -0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 54 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 10 9 4 36 0 Ti le % : 16.9 15.3 6.8 61.0 Pt-biserial : -0.19 0.03 -0.17 0.22 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 55 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 8 12 27 12 0 Ti le % : 13.6 20.3 45.8 20.3 Pt-biserial : 0.08 0.17 -0.11 -0.11 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** HET **** Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương PHỤ LỤC 2 CÁC KẾT QUẢ THU ĐƯỢC Ở LẦN KHẢO SÁT THỨ HAI PHỤ LỤC 2.1 ĐÁP ÁN VÀ LỰA CHỌN CỦA SV KEY ABADDCDDBCABBBABCDBAAAAABBAACACCAABDAACDCDBBCCDADB T1 ADBDBCADACABCBDDDDDAABCBBBAABACCAABBAABABBBCADABDA T2 ABBDCBADBCBBCBBBCDAAAAABBBDAAACCAABDCBBDCABBDAAADC T3 CDACAADDCBACBDDDBBACBBBDBADCACDBCBADCBBDADCAAADDCD T4 ABBDDDDDACBDBCACDDBDAAABBBCADACDAAADCADBAABADACBDD T5 BB DDCDDBCADCBABBAAAADBBBBBDDBCCADBDACCABDADCCADAB T6 ABDDCCACBBABADAADDBABCABCBDDDBCBAADBADBBBDDBADBBAD T7 ADCDCCDDCCABABDBCBDCABADBBAABCCCAABDAABBDDBBCCDDDB T8 AADBCBCDACABBCDDAAABABAACBBAAACCACBDCABCBABADBDDDB T9 ADDCDACDCCABDBADACAAADBCDBDDCDCAABCDBCABCABADBCDDD T10 ABADDCDDBCABBBDBCDBAAAAAABAACCACAABDDCCABBBBCBCCDC T11 ABABDCBDACDAACBBDDCAADAC BCACCCCACCDDABBBDABCCDBDC T12 ADABCACDBCCABCCBADAAADDBCBDBAACCAABADCAACADBDDCBDC T13 BDBDCAADDCABBBDBCDAAACDBBCCADACDBCBBDCBCDDBBCBDBDC T14 CDDBCCCABCBBBBCBBDCDAABADBABCACCAABAACADCDABCCACDB T15 ABAADBADCCBACBDBCCAAACBBCBDDDACCACBDABBCCCBCCBDBDC T16 ABBDCCDDBCABBCABABBBABABACDABACCCCBBDBDCDABBCCDBDC T17 ABCACCADBCABBBCBCDDAABABBBCACACDAABDAACACDBBCCDBDD T18 ACCABCCDBCDBBBBADDAAADACBBBADCCCAABDACDDBABBCDDDBB T19 ABCDDCDDCCABBBDACDDAADCBBBBDDCCCBDBBBDCDBDBDCDADDC T20 ABDDCCADACABBBCBCDBDAAACABBDDCCCABBDCAABCDBAAABBAD T21 ABAADBBDDCDDBCDCDCAADADAABCDDDCCCDBDAABCBDBCABDBDC T22 ABBBDCDDBCBBABDBCBCAAABABDDADADAAABDBAADCDCCCCDDDA T23 DBAABCCDACABABDACBCAABCABBAADACAAABDDBADBAABCCACDC T24 ADBDDDADACAACBDBCDDAACCBBBAADACDAABDAABBBDBBCCDCDC T25 ABBDCCDDDCABBBDBCBBCABADBBDADCCCAABDBACDDDBBCBDDDB T26 ACA BAADACBCBBDDCBCAAABCABADCDCABCADBBADBDD AB ADC T27 ACAADCCDBCCCBCDBCDDAACDAABCDDCCAACBDBDCDBDBDBDADDC T28 ABCADCCDBCABBBBBCDBAAACBABBADACAAACDAAABCBBBDCDDDB T29 ADCCDCCDACABBBDBDABCABDBBBBACBDCAABAABBACDBAACABDA T30 ABADACDDBBADBBDBCAADAABABBCACACCABBDDCBBCABBCCDDD T31 ADADDDCDACCDBBACADADAAAABBBABACDAAADABBDBCCCABCBDD T32 ACADDCBDCCAABCBCCDAAACBABBBDDBCCADBDADBDCABBABDDDB T33 ABDDACBDDCABBBBBCDBAAAAAABCACDCCAABDACCDCDCBCCDDDB T34 ADDAACADCCBDBBBDCCDCADAABBCABADCACBDAABAAABDCDDDCB T35 ABABDBBDACCBBCDDAACBABDBBBAAAACCACBDCBBABDBDDDDBDC T36 AACADCBDACAACCDBDDDAABBCBBDACCCCABBDDCADCDABABCBBC T37 ABADDCBDDCABBBDBCDAAAACABBCDDACCCDBDDAAABABCACDBDC T38 ABADDCDDBCABBBABCDCDABABBBCACDCCDABDADADCACBCCCBDC T39 ADCADCDDCBACBCDACCADACABBBBDCCCBADBDCCCCCADBCBABDC T40 CBADDCDDACAABBABBDBAAAAABBCACACCCABDDAACCDBBCCDBBA T41 ACDDDDADBCADDBCBBAAAAACDDBADDACCABBDCABBBABBCCDDDC T42 ACAADCCDBCCCBCDBCDDAACBABBCDDBCAACBDBDCDBDBBBDADDC T43 ACAACCDDBADDBCDBCDDBBDDABBCDCADAACBDBDCACDBBADADBB T44 ABBADCCDACABBBABCDDAAACABBDABACDAABDBACBCBABCBCBBA T45 ADBBCCADBCABBBABCDAAACCBBBCDBACDAABBACBBDDBBCCDDDC T46 ABCACCCDBCABBBDBCDCAABCCBBADCACCAAADDAAABADBCBADDA T47 ABAAACDDBCADBBBBCACDAAADBBCACAAAABBBACBABABBCCDDDB Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương T48 ACAAACDDDCACBBDCABCAAADDBBDACACCDCBDACBABAABCDDDDB T49 ADDACDACDCCDBBADCADAADBADDAABDCCBDBBDBBCCDDBCBDDDD T50 CDDDACDDACABABDABDAAABABCBAABDCAADBBADACBDBBCCDDDB T51 CBADCCADACABBBBDCDBBAABABBDACACCACBDACDACABBCBCBBB T52 CDBDCCDDCCCBABDBCDACACADBBBDDCCCAABDAD CDDBBCCDDDB T53 ADBDCCBDCCBABBBDDDBAACCABBBDDBCAAABDABAABCBCCBCDDC T54 ABAADACCDCCAABDDDDAABBABBBDAACDACABDCDADCDDBABCDBA T55 BDBADABDACCBDADCCDBCBDAABBABCACAAABBDAADBBCDBBCDDC T56 DADDDDCDABABABDBBBCACAABBBAADACCABBDADADCDBBCACADB T57 AAADDCCDACABCCDACDBAABAABBAADACAAABDAACDBAABACDCDC T58 ACAACCDDDCBCDCDACDDBAADCBBADABBCADBCBDAACDBCADCDBB T59 ADBDDCBDACBDDBACCCBDABCCDBDADACDACADDCACCDCAC BCAC Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương PHỤ LỤC 2.2 KẾT QUẢ ĐIỂM THÔ CỦA SINH VIÊN T1 10010101011101000101100011110111111011000010000010 25 T2 11010001110101011101111011010111111100011011000110 31 T3 00100011001010000000000010000000000100010100001000 10 T4 11011011010010100110111011010110110101000010000010 25 T5 01011111111001110001100011000011101110100100110001 27 T6 11010100101100100111001001000010110010000101000000 19 T7 10010111011101011000101011110011111111000111111011 33 T8 10000001011110000000101101010111101101000010001011 22 T9 10001001011101100001100001001010100100001010000010 18 T1 11111111111111011111111101111001111100100011100010 37 T11 11101101010000010101101001011011100101000101111010 26 T12 10100001110010010101100001000111111000001001000010 20 T13 00010001011111011101100010010110001000000111101010 23 T14 00000100110111010100110101101111111010011101110011 29 T15 11101001010001011001100001000111101110001010101010 24 T16 11010111111110110010101000010111001000000011111010 27 T17 11000101111111011101101011011110111111101111111010 37 T18 10000101110111000101101011010011111110010011101001 28 T19 11011111011111001101100011000011001000110110100010 27 T20 11010101011111011110111001000011101101001110000000 27 T21 11101001010010000001010101000011001111000110001010 21 T22 11001111110101011001110110010100111101011100111010 31 T23 01100101011101001001100111110110111100010001110010 27 T24 10011001011001011101100011110110111111000111111010 31 T25 11010111011111011010101011010011111101110111101011 35 T26 10100001010011001001110001101010000100010100000110 19 T27 10101101110010011101100101000010101100110110000010 24 T28 11001101111111011111110001010110110111001011011011 34 T29 10001101011111010010100011011001111010001110010010 26 T30 11110111101011011000110111011111101100001011111011 34 T31 10111001010011100100111111010110110110010000000010 25 T32 10111101011010001101100111000011101110011011001011 29 T33 11010101011111011111111101011011111110111101111011 39 T34 10000101010011001000101111010101101111000010101001 24 T35 11101001010110000000100011110111101100000110001010 23 T36 10001101011000010101100011011011101100011101000000 23 T37 11111101011111011101110111000111001101000010011010 31 T38 11111111111111111100101011011011011110011001110010 36 T39 10001111001010001000101011001010101100101001100010 22 T40 01111111011011110111111111011111011101001111111000 38 T41 10011001111001010001110001100111101101000011111010 27 T42 10101101110010011101100111000010101100110111000010 26 T43 10100111100010011100000111001100101100101111000001 24 T44 11001101011111111101110111010110111101101001100000 32 T45 10000101111111111101100011000110111010000111111010 30 T46 11000101111111011101100011101111110101000001100010 29 T47 11100111111011011000111011011100101010000011111011 31 T48 10100111011011000001110011011111001110000001101011 27 T49 10000000010011101001100100110011001000001101101010 20 T50 00010111011101000101101001110010101010000111111011 27 T51 01110101011111001110110111011111101110001011100001 32 T52 00010111010101011100101011000011111110000111111011 29 T53 10010101010011000111100111000010111110000010100010 23 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương T54 11101000010001000101001011010000011100011101000000 19 T55 00001001010100001110001111101110111001010000000010 21 T56 00011001001101010001011011110111101110011111100111 30 T57 10111101011100001111101111110110111111110001011010 34 T58 10100111010000001100110011100001101000001110000001 20 T59 10011101010001101010100001010110100100001100100000 20 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương PHỤ LỤC 2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BÀI TRẮC NGHIỆM ================================================= KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM # Trac nghiem : # Ten nhom : * So cau TN = 50 * So bai TN = 59 Thuc hien xu ly luc 22g35ph Ngay 22/ 4/2010 ================================================= * CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM Trung Binh = 26.576 Do lech TC = 5.963 Do Kho bai TEST = 53.2% Trung binh LT = 31.250 Do Kho Vua Phai = 62.5% --------------------------------------------------------------------------- * HE SO TIN CAY cua BAI TEST (Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban) He so tin cay = 0.718 * Sai so tieu chuan cua do luong : SEM = 3.166 --------------------------------------------------------------------------- * BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM *** Mean(cau) = DO KHO(cau) *** Rpbis = DO PHAN CACH(cau) Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis 1 47 0.797 0.406 | 26.830 25.583 0.084 2 26 0.441 0.501 | 29.423 24.333 0.424 ** 3 23 0.390 0.492 | 26.217 26.806 -0.048 4 27 0.458 0.502 | 29.148 24.406 0.396 ** 5 30 0.508 0.504 | 26.700 26.448 0.221 6 40 0.678 0.471 | 28.625 22.263 0.498 ** 7 18 0.305 0.464 | 28.111 25.902 0.231 8 55 0.932 0.254 | 26.927 21.750 0.218 9 19 0.322 0.471 | 28.789 25.525 0.302 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 10 53 0.898 0.305 | 27.340 19.833 0.380 ** 11 35 0.593 0.495 | 28.629 23.583 0.416 ** 12 32 0.542 0.502 | 29.031 23.667 0.448 ** 13 37 0.627 0.488 | 27.351 25.273 0.212 14 39 0.661 0.464 | 28.098 23.111 0.385 ** 15 12 0.203 0.406 | 26.417 26.617 -0.014 16 32 0.542 0.502 | 29.594 23.000 0.551 ** 17 34 0.576 0.498 | 28.500 23.960 0.376 ** 18 36 0.610 0.492 | 28.056 24.261 0.310 * 19 15 0.254 0.439 | 29.133 25.705 0.250 20 38 0.644 0.483 | 27.026 25.762 0.102 21 51 0.864 0.345 | 27.647 19.750 0.453 ** 22 21 0.356 0.483 | 28.571 25.474 0.249 23 26 0.441 0.501 | 28.308 25.212 0.310 * 24 21 0.356 0.483 | 28.048 25.763 0.322 25 39 0.661 0.477 | 27.538 24.700 0.225 26 54 0.915 0.281 | 26.981 22.200 0.332 27 16 0.271 0.448 | 27.000 26.419 0.043 28 34 0.576 0.498 | 28.765 23.600 0.428 ** 29 18 0.305 0.464 | 28.556 25.707 0.220 30 31 0.525 0.504 | 27.871 25.143 0.228 31 49 0.831 0.378 | 27.184 23.600 0.225 32 34 0.576 0.498 | 27.529 25.280 0.221 33 46 0.780 0.418 | 27.304 24.000 0.230 34 29 0.492 0.504 | 28.862 24.367 0.377 ** 35 49 0.831 0.378 | 27.408 22.500 0.309 * 36 44 0.746 0.439 | 27.477 23.933 0.313 * 37 26 0.441 0.501 | 28.846 24.788 0.338 ** 38 20 0.339 0.477 | 29.150 25.256 0.309 * 39 13 0.220 0.418 | 29.077 25.870 0.223 40 20 0.339 0.477 | 27.150 26.282 0.069 41 24 0.407 0.495 | 27.542 25.914 0.134 42 31 0.525 0.504 | 26.226 26.964 -0.062 43 36 0.610 0.492 | 27.750 24.739 0.312 44 37 0.627 0.488 | 28.514 23.318 0.421 ** 45 33 0.559 0.501 | 29.030 23.462 0.464 ** 46 22 0.373 0.488 | 30.182 24.432 0.466 ** 47 28 0.475 0.504 | 28.250 25.065 0.323 * 48 3 0.051 0.222 | 26.667 26.571 0.005 49 45 0.763 0.429 | 27.222 24.500 0.212 50 18 0.305 0.464 | 28.889 25.561 0.257 --------------------------------------------------------------------------- ----- Ghi chu: 1.Y nghia cua he so Rpbis Cac tri so co dau (*) la co y nghia muc xac suat =.05 Cac tri so co dau (**) la co y nghia muc xac suat =.01 2.TDcau(i) = tong diem cau i = so nguoi lam dung cau nay 3.Mp = trung binh tong diem nhung nguoi lam dung cau i Mq = trung binh tong diem nhung nguoi lam sai cau i * BANG DOI DIEM THO RA DIEM TIEU CHUAN RawScores Z-Scores Dtc-11bac Diemlop DTC-5bac Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương 10 -2.780 0.000 0 F 11 -2.612 0.000 0 F 12 -2.444 0.111 0 F 13 -2.277 0.447 0 F 14 -2.109 0.782 1 F 15 -1.941 1.117 1 F 16 -1.774 1.453 1 F 17 -1.606 1.788 2 F 18 -1.438 2.124 2 D 19 -1.271 2.459 2 D 20 -1.103 2.794 3 D 21 -0.935 3.130 3 D 22 -0.767 3.465 3 D 23 -0.600 3.801 4 D 24 -0.432 4.136 4 C 25 -0.264 4.471 4 C 26 -0.097 4.807 5 C 27 0.071 5.142 5 C 28 0.239 5.478 5 C 29 0.406 5.813 6 C 30 0.574 6.148 6 B 31 0.742 6.484 6 B 32 0.910 6.819 7 B 33 1.077 7.154 7 B 34 1.245 7.490 7 B 35 1.413 7.825 8 B 36 1.580 8.161 8 A 37 1.748 8.496 8 A 38 1.916 8.831 9 A 39 2.083 9.167 9 A --------------------------------------------------------------------------- *** HET *** Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương PHỤ LỤC 2.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU (Item Analysis Results for Observed Responses) =========================================== Trac nghiem : * Ten nhom lam TN : * So cau : 50 * So nguoi : 59 * Xu ly luc 22g38ph * Ngay 22/ 4/2010 =========================================== ........................................................................... *** Cau so : 1 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 47 3 6 2 1 Ti le % : 81.0 5.2 10.3 3.4 Pt-biserial : 0.08 -0.11 0.05 0.06 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 2 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 5 26 9 19 0 Ti le % : 8.5 44.1 15.3 32.2 Pt-biserial : -0.10 0.42 -0.12 -0.30 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 3 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 23 15 9 11 1 Ti le % : 39.7 25.9 15.5 19.0 Pt-biserial : -0.05 -0.01 0.16 -0.08 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 4 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 21 7 3 27 1 Ti le % : 36.2 12.1 5.2 46.6 Pt-biserial : -0.18 -0.04 -0.33 0.40 Muc xacsuat : NS NS <.05 <.01 ........................................................................... *** Cau so : 5 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 6 4 19 30 0 Ti le % : 10.2 6.8 32.2 50.8 Pt-biserial : -0.01 -0.08 0.03 0.22 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 6 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 9 5 39 6 0 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Ti le % : 15.3 8.5 66.1 10.2 Pt-biserial : -0.57 -0.12 0.50 -0.01 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 7 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 14 10 17 18 0 Ti le % : 23.7 16.9 28.8 30.5 Pt-biserial : -0.02 -0.07 -0.09 0.17 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 8 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 1 0 3 55 0 Ti le % : 1.7 0.0 5.1 93.2 Pt-biserial : 0.05 NA -0.28 0.22 Muc xacsuat : NS NA <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 9 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 20 19 10 10 0 Ti le % : 33.9 32.2 16.9 16.9 Pt-biserial : 0.01 0.30 -0.20 -0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 10 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 1 5 53 0 0 Ti le % : 1.7 8.5 89.8 0.0 Pt-biserial : -0.06 -0.39 0.38 NA Muc xacsuat : NS <.01 <.01 NA ........................................................................... *** Cau so : 11 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 35 11 9 4 0 Ti le % : 59.3 18.6 15.3 6.8 Pt-biserial : 0.42 -0.24 -0.25 -0.08 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 12 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 10 32 7 10 0 Ti le % : 16.9 54.2 11.9 16.9 Pt-biserial : -0.14 0.45 -0.33 -0.16 Muc xacsuat : NS <.01 <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 13 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 37 7 6 0 Ti le % : 15.3 62.7 11.9 10.2 Pt-biserial : 0.01 0.21 0.08 -0.37 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 14 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 1 39 17 2 0 Ti le % : 1.7 66.1 28.8 3.4 Pt-biserial : -0.12 0.39 -0.21 -0.38 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương ........................................................................... *** Cau so : 15 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 12 11 5 31 0 Ti le % : 20.3 18.6 8.5 52.5 Pt-biserial : -0.01 0.14 0.07 -0.14 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 16 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 8 32 7 12 0 Ti le % : 13.6 54.2 11.9 20.3 Pt-biserial : -0.07 0.55 -0.16 -0.49 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 ........................................................................... *** Cau so : 17 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 8 34 10 0 Ti le % : 11.9 13.6 57.6 16.9 Pt-biserial : -0.21 -0.09 0.38 -0.23 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 18 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 7 9 7 36 0 Ti le % : 11.9 15.3 11.9 61.0 Pt-biserial : -0.09 -0.00 -0.38 0.31 Muc xacsuat : NS NS <.01 <.05 ........................................................................... *** Cau so : 19 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 20 15 11 13 0 Ti le % : 33.9 25.4 18.6 22.0 Pt-biserial : -0.33 0.25 0.11 0.00 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 20 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 38 6 7 8 0 Ti le % : 64.4 10.2 11.9 13.6 Pt-biserial : 0.10 -0.11 -0.07 0.02 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 21 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 51 5 1 2 0 Ti le % : 86.4 8.5 1.7 3.4 Pt-biserial : 0.45 -0.41 0.08 -0.29 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 22 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 21 17 11 10 0 Ti le % : 35.6 28.8 18.6 16.9 Pt-biserial : 0.25 0.01 -0.09 -0.23 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 23 Lua chon A* B C D Missing Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Tan so : 26 12 12 9 0 Ti le % : 44.1 20.3 20.3 15.3 Pt-biserial : 0.31 -0.22 0.12 -0.25 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 24 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 21 22 9 7 0 Ti le % : 35.6 37.3 15.3 11.9 Pt-biserial : 0.32 -0.05 -0.23 0.05 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 25 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 39 5 5 1 Ti le % : 15.5 67.2 8.6 8.6 Pt-biserial : 0.02 0.33 -0.21 -0.19 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 26 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 1 54 2 2 0 Ti le % : 1.7 91.5 3.4 3.4 Pt-biserial : -0.37 0.33 -0.05 -0.03 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 27 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 16 13 15 15 0 Ti le % : 27.1 22.0 25.4 25.4 Pt-biserial : 0.04 -0.09 0.24 -0.20 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 28 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 34 3 2 20 0 Ti le % : 57.6 5.1 3.4 33.9 Pt-biserial : 0.43 -0.13 -0.46 -0.21 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 29 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 8 9 18 24 0 Ti le % : 13.6 15.3 30.5 40.7 Pt-biserial : -0.45 0.03 0.22 0.08 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 30 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 31 7 14 7 0 Ti le % : 52.5 11.9 23.7 11.9 Pt-biserial : 0.23 -0.14 -0.12 -0.05 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 31 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 3 1 49 6 0 Ti le % : 5.1 1.7 83.1 10.2 Pt-biserial : 0.03 -0.14 0.23 -0.24 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 32 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 14 3 34 8 0 Ti le % : 23.7 5.1 57.6 13.6 Pt-biserial : -0.09 -0.37 0.22 0.09 Muc xacsuat : NS <.01 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 33 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 46 4 7 2 0 Ti le % : 78.0 6.8 11.9 3.4 Pt-biserial : 0.23 -0.20 -0.23 0.15 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 34 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 29 7 14 9 0 Ti le % : 49.2 11.9 23.7 15.3 Pt-biserial : 0.38 -0.18 -0.21 -0.12 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 35 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 6 49 3 1 0 Ti le % : 10.2 83.1 5.1 1.7 Pt-biserial : -0.30 0.31 -0.02 -0.17 Muc xacsuat : <.05 <.05 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 36 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 3 11 1 44 0 Ti le % : 5.1 18.6 1.7 74.6 Pt-biserial : -0.06 -0.21 -0.14 0.31 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 37 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 10 9 14 0 Ti le % : 44.1 16.9 15.3 23.7 Pt-biserial : 0.34 -0.07 -0.26 -0.11 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 38 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 20 11 15 13 0 Ti le % : 33.9 18.6 25.4 22.0 Pt-biserial : 0.31 -0.27 0.05 -0.15 Muc xacsuat : <.05 <.05 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 39 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 20 21 13 4 1 Ti le % : 34.5 36.2 22.4 6.9 Pt-biserial : -0.06 -0.18 0.22 0.06 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 40 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Lua chon A B C D* Missing Tan so : 16 12 11 20 0 Ti le % : 27.1 20.3 18.6 33.9 Pt-biserial : 0.07 -0.02 -0.14 0.07 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 41 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 3 26 24 6 0 Ti le % : 5.1 44.1 40.7 10.2 Pt-biserial : -0.27 -0.11 0.13 0.16 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 42 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 19 5 4 31 0 Ti le % : 32.2 8.5 6.8 52.5 Pt-biserial : 0.09 0.16 -0.23 -0.06 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 43 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 36 7 7 0 Ti le % : 15.3 61.0 11.9 11.9 Pt-biserial : -0.00 0.31 -0.04 -0.33 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 44 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 37 8 6 1 Ti le % : 12.1 63.8 13.8 10.3 Pt-biserial : -0.33 0.42 -0.10 -0.13 Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NS ........................................................................... *** Cau so : 45 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 15 4 33 7 0 Ti le % : 25.4 6.8 55.9 11.9 Pt-biserial : -0.30 -0.24 0.46 -0.11 Muc xacsuat : <.05 NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 46 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 5 19 22 12 1 Ti le % : 8.6 32.8 37.9 20.7 Pt-biserial : -0.10 -0.19 0.47 -0.23 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS ........................................................................... *** Cau so : 47 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 12 3 15 28 1 Ti le % : 20.7 5.2 25.9 48.3 Pt-biserial : -0.01 -0.18 -0.15 0.32 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 ........................................................................... *** Cau so : 48 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 3 21 6 29 0 Ti le % : 5.1 35.6 10.2 49.2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Huỳnh Thị Hương Pt-biserial : 0.01 0.02 0.17 -0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... *** Cau so : 49 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 4 8 2 45 0 Ti le % : 6.8 13.6 3.4 76.3 Pt-biserial : -0.15 0.03 -0.30 0.21 Muc xacsuat : NS NS <.05 NS ........................................................................... *** Cau so : 50 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 18 25 9 0 Ti le % : 11.9 30.5 42.4 15.3 Pt-biserial : 0.12 0.26 -0.07 -0.35 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 ........................................................................... *** HET **** ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5266.pdf
Tài liệu liên quan