LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận được được hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Lê Công Hoa – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế quốc dân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn và giúp đỡ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Viện quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân đã chỉ bảo và hướng dẫn để tôi có được những kiến thức như ngày hôm nay và cụ thể là những kết quả mà luận văn này phầ
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xác lập căn cứ và phương án hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu Đức Giang của Textaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nào thể hiện.
Đặc biệt tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên và giúp đỡ to lớn về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2008
Học viên
Phạm Phương Thảo
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1- Tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
16
Bảng 2. 2 – Tổng kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
16
Bảng 2.3 – Năng lực cung ứng NPL của ngành dệt may năm 2007
17
Bảng 2.4 – Kim ngạch nhập khẩu một số nguyên liệu dệt may
22
Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu chiến lược ngành dệt may đến 2015, định hướng đến 2020
30
Bảng 3.6: Quy mô và các hạng mục- Phương án 1
46
Bảng 3.7: Chi đầu tư các tài sản cố định khác – Phương án 1
47
Bảng 3.8: Chi phí khấu hao hằng năm – Phương án 1
49
Bảng 3.9 : Dự kiến chi lương
50
Bảng 3.10: Dự kiến chi phí hoạt động hằng năm – Phương án 1
52
Bảng 3.11: Cơ cấu vốn đầu tư – Phương án 1
53
Bảng 3.12: Lãi trong thời gian xây dựng – Phương án 1
54
Bảng 3.13: Kế hoạch trả lãi – Phương án1
55
Bảng 3.14: Doanh thu dự kiến- Phương án 1
56
Bảng 3.15 : Dự trù kết quả kinh doanh dự kiến – Phưong án1
57
Bảng 3.16 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính:– Phương án1
58
Bảng 3.17: Chi phí đầu tư xây dựng – Phương án 2
60
Bảng 3.18: Chi phí khấu hao 1 năm- Phương án 2
62
Bảng 3.19: Cơ cấu vốn đầu tư- Phương án 2
63
Bảng 3.20: Lãi trong thời gian xây dựng – Phương án 2
64
Bảng 3.21: Kế hoạch trả lãi và vốn vay – Phương án 2
64
Bảng 3.22: Chi phí hoạt động – Phương án 2
65
Bảng 3.23: Doanh thu dự kiến năm -Phương án 2
66
Bảng 3.24: Kết quả kinh doanh phương án 2
67
Bảng 3.25: Chỉ tiêu đánh giá tài chính – Phương án 2
68
Bảng 3.26: Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu của 2 phương án kinh doanh
69
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Biểu đồ 2.1- Năng lực đáp ứng về xơ bông giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
18
Biểu đồ 2.2 – Năng lực đáp ứng về xơ sợi tổng hợp giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
18
Biểu đồ 2.3 – Năng lực đáp ứng về xơ sợi ngắn giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
18
Biểu đồ 2.4 – Năng lực đáp ứng về vải dệt kim giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
19
Biểu đồ 2.5 – Năng lực đáp ứng về vải dệt thoi giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
19
Hình 3.1 – Sơ đồ cấu trúc mặt bằng của Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang
39
Hình 3.2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang
42
Hình 3.3 – Sơ đồ cấu trúc mặt bằng Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang theo phương án 1
44
Hình 3.4 – Sơ đồ cấu trúc mặt bằng Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang theo phương án 2
57
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EBT : Thu nhập trước thuế
IRR : Hệ số hoàn vốn nội bộ
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NPL : nguyên phụ liệu
NPV : Giá trị thu nhập ròng hiện tại
TSCĐ : Tài sản cố định
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Công nghiệp dệt may Việt Nam là một ngành xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước www.vinatex.com
. Tuy nhiên, theo các số liệu điều tra năm 2007 ngành thì có đến 70% nguồn nguyên liệu cho ngành này hiện nay đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công, làm theo dạng mua đứt bán đoạn (FOB) vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính điều nay làm giảm giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta chưa tự chủ được về nguyên phụ liệu sản xuất. Nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất ra nguyên liệu cho ngành dệt may nước ta rất dồi dào, nhưng ngành sản xuất nguyên phụ liệu còn chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng được các yêu cầu rất cao về chất lượng thành phẩm của khách hàng nước ngoài.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may đến năm 2020 đáp ứng được 80% nhu cầu nguyên phụ liệu may mặc nội địa và tiến tới xuất khẩu sau 2020 www.vneconomy.vn
. Để thực hiện được mục tiêu trên thì một trong những việc cần phải làm ngay đối với ngành dệt may hiện nay là xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu tại chỗ cho các doanh nghiệp dệt may.
Nắm bắt được nhu cầu đó của các nhà sản xuất dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc đang dự kiến xây dựng một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may tại khu vực Đức Giang và sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2011.
Vì vậy việc nghiên cứu, xác lập các căn cứ và phương án cho việc hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu này là rất cần thiết.
Tình hình các nghiên cứu liên quan
Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu ở góc độ kỹ thuật của ngành hoặc vấn đề thị trường của hàng dệt may Việt Nam. Có một số nghiên cứu thực tế về kinh doanh nguyên phụ liệu dệt may đáng chú ý là:
Dự án xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Sanding TAM của Công ty cổ phần may Sài Gòn 2. Dự án này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2005.
Dự án xây dựng Trung tâm nguyên phụ liệu da giày và dệt may của Công ty TNHH Liên Anh tại Cụm công nghiệp Trung Thành, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương. Hiện dự án này đã bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 5/2007 và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ 2010
Các dự án này sẽ là những tài liệu tham khảo để xây dựng đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu “Xác lập căn cứ và phương án hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu Đức Giang của Textaco” là:
Xác lập các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang của Textaco
Xây dựng và lựa chọn phương án tổ chức tối ưu cho Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang của Textaco.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Các căn cứ khoa học và thực tiễn để hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang
Một số phương án tổ chức một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu và phương án hình án tổ chức Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang.
Các số liệu của Textaco từ năm 2005 đến nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số khía cạnh sau:
Một số mô hình trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may tiêu biểu của Trung Quốc và Việt Nam trên các khía cạnh:
+ Phương thức tổ chức kinh doanh; bộ máy quản lý, hình thức kinh doanh;
+ Chức năng và các hoạt động chính;
Các số liệu liên quan của ngành dệt may trong thời gian từ 2005 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cưú sau:
Phương pháp thu thập và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho việc phân tích hiện trạng của ngành dệt may nói chung cũng như của ngành sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) và phương pháp quan sát để nghiên cứu một số mô hình trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu của Trung Quốc và Việt Nam
Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa một số lý luận khoa học và thực tiễn cho việc hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang
Tạo lập cơ sở quan trọng cho dự án xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang của Textaco trong những năm tới.
Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 phần chính sau:
Chương 1- Nguyên phụ liệu dệt may và sự cần thiết hình thành các trung tâm
giao dịch nguyên phụ liệu dệt may
Chương 2 – Xác lập các căn cứ chủ yếu để xây dựng Trung tâm giao dịch
nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang
Chương 3 – Xây dựng và lựa chọn phương án tổ chức Trung tâm giao dịch
nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang
CHƯƠNG 1
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY VÀ SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM GIAO DỊCH NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY
Nguyên phụ liệu dệt may và vai trò của nó trong ngành công nghiệp dệt may
Nguyên phụ liệu dệt may
Nguyên phụ liệu của các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và nguyên phụ liệu của ngành dệt may nói riêng là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may rất phong phú nhưng được phân thành 2 loại chính sau:
Ngành dệt
Nguyên liệu chính để sản xuất ra vải là các loại sợi. Nguyên liệu chính để làm ra sợi là bông, xơ các loại. Những nguyên liệu này được cung cấp chủ yếu từ các vùng trồng bông, xơ. Ngoài nguyên liệu chính là sợ, để sản xuất ra vải thì ngành dệt còn cần rất nhiều các nguyên phụ liệu khác như: hóa chất để nhuộm, mực để in, thiết bị công nghệ dệt.... Đối với ngành dệt thì công nghệ sản xuất chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định chủng loại và chất lượng vải.
Sợi gồm có rất nhiều loại: sợi để làm chỉ, sợi đặc biệt, sợi bông, sợi len, sợi tơ (có kết cấu hoặc không có kết cấu, sợi làm từ xơ staple (tổng hợp hoặc nhân tạo), sợi phi-la-măng, sợi làm từ hỗn hợp tơ và thực vật ngoài bông.
Sản phẩm của ngành dệt là các loại vải. Tùy thuộc vào chủng loại và công nghệ sản xuất mà ngành dệt sẽ cho ra rất nhiều các loại vải khác nhau. Hiện có một số cách phân loại như sau:
Theo nguồn gốc của sợi thì gồm có vải làm từ sợi tự nhiên (vải cotton, vải len,..) và vải làm từ sợi nhân tạo (vải polyester, vải acetate, vải sợi thủy tinh, vải sợi carbon,…). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất vải thì ngày nay trên thị trường còn có nhiều loại vải được làm từ cả sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
Theo công dụng thì gồm có vải dùng trong công nghiệp (hay còn gọi là vải kỹ thuật, như vải dùng làm cốt lốp ô tô, xe đạp, xe máy; vải làm cốt băng chuyền, vải lọc, vải dù,…) và vải may mặc. Vải may mặc chính là nguyên liệu chính của ngành may.
Theo công nghệ thì có vải dệt (là chế phẩm sản xuất của máy dệt có thoi hoặc không dùng thoi gồm hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang liên kết với nhau theo nhiều kiểu dệt khác nhau, có độ dày 0,1 - 5 mm, chiều rộng khổ hẹp 0,90 m, khổ rộng 1,60 - 1,80 m và lớn hơn Từ điển bách khoa toàn thư
. Ví dụ: vải bông, vải len, vải sợi tơ tằm, vải lụa, ….) và vải không dệt (vải sản xuất theo phương pháp liên kết các xơ sợi bằng kĩ thuật khâu đan, xuyên kim, nén ép lớp xơ hoặc dính kết bằng chất keo; không dùng phương pháp dệt cổ điển; nguyên liệu bông, bông phế, len, len phế, xơ hoá học. Vải không dệt dùng để may quần áo mặc ngoài, làm mền xơ lót áo, làm chăn và có nhiều công dụng khác trong kĩ thuật; khối lượng 175 - 600 g/m2 Từ điển bách khoa toàn thư
).
Một số nơi sản xuất vải nổi tiếng trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,...
Ngành may
Nguyên liệu chính của ngành may là vải các loại. Ngoài vải thì phụ liệu của ngành là dựng, khóa, cúc, dây, chỉ...Những phụ liệu này tuy không chiếm tỷ trọng lớn về giá trị như vải nhưng lại chính là những yếu tố không thể thiếu được đối với một sản phẩm may mặc.
Cũng như vải, phụ liệu của ngành may không chỉ phong phú về chủng loại mà còn về chất lượng, kiểu dáng.
Sản phẩm của ngành may là quần áo, túi cặp, rèm cửa....Mỗi dòng sản phẩm đó lại yêu cầu về chủng loại nguyên phụ liệu khác nhau. Ngay trong một dòng sản phẩm đã có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, tương ứng với nguyên phụ liệu khác nhau. Ví dụ như dòng sản phẩm quần áo bao gồm rất nhiều loại sản phẩm: áo sơ-mi, quần âu, áo jacket, quần áo bơi, quần áo thể thao,...Sản phẩm áo sơ-mi thì nguyên phụ liệu chính là vải, cúc, chỉ trong khi áo jacket thì cần ít nhất là 2 đến 3 loại vải, khóa, cúc, .....
Vai trò của nguyên phụ liệu trong ngành công nghiệp dệt may
Chất lượng và giá trị của sản phẩm dệt may được quyết định bởi các yếu tố chính sau:
Thiết kế
Nguyên phụ liệu đầu vào
Công nghệ sản xuất
Tay nghề của người lao động
Trong các yếu tố đó thì nguyên phụ liệu đầu vào thường là yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng từ 30%-70%về giá trị trong một sản phẩm dệt may tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may luôn gắn liến với khái niệm thời trang. Có thể nói trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và thời trang là 2 trong số những ngành có tốc độ thay đổi nhanh nhất. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội và nhu cầu con người, các sản phẩm dệt may luôn thay đổi theo hướng ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, chất lượng (của nguyên phụ liệu, kỹ thuật may) ngày càng đòi hỏi phải cao hơi, sản phẩm phải đến được với người tiêu dùng một cách nhanh nhất với giá hợp lý nhất.
Do đó, bên cạnh việc không ngừng phải đưa ra những thiết kế mới, công nghệ sản xuất không ngừng được đổi mới, tay nghề của người lao động không ngừng nâng cao thì yêu cầu về nguyên phụ liệu cũng không ngừng thay đổi theo hướng: số lượng nhiều hơn, phong phú hơn, chất lượng phải cao hơn, việc cung ứng phải kịp thời hơn. Chính điều này là động lực quan trọng thúc đẩy hệ thống cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may ngày càng phát triển.
Sự cần thiết hình thành các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu trong ngành dệt may
Trung tâm giao dịch là nơi tập trung hàng hóa, trưng bày sản phẩm của nhiều nhà sản xuất, nhà cung ứng khác nhau, chủ yếu phục vụ cho các đối tượng mua/bán với số lượng lớn. Không những thế, một vai trò rất quan trọng khác của một trung tâm giao dịch là đầu mối tập trung các thông tin cần thiết về hàng hóa/ dịch vụ cũng như thông tin về người bán cũng như người mua.
Vai trò của một trung tâm giao dịch thể hiện:
Trung tâm giao dịch là nơi trao đổi hàng hóa từ nhiều vùng, miền, quốc gia để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng.
Trung tâm giao dịch còn đầu mối tập trung nhiều thông tin về hàng hóa và các nhà cung cấp, từ đó khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Trung tâm giao dịch chính là một đầu mối trong kênh phân phối hàng hóa, giúp cho các nhà sản xuất giảm chi phí về phân phối, tập trung nhiều nguồn lực hơn cho sản xuất để nâng cao giá trị hàng hóa.
Trung tâm giao dịch còn là đầu mối liên kết các đầu mối chuyên cung ứng hàng hóa nhỏ, từ đó nó không chỉ giúp các nhà cung ứng này mở rộng thị trường mà còn giúp khách hàng (bên mua) tiếp cận với nhiều nguồn cung ứng hơn.
Trung tâm giao dịch còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về sản xuất và kinh doanh của cả bên mua và bên bán.
Xét về hình thức, trung tâm giao dịch thường là một tòa nhà có kiến trúc kiện đại (building) hoặc một khu chợ đầu mối (kiểu truyền thống). Tuy nhiên, trong thời đại thông tin hiện nay thì trung tâm giao dịch còn là một sàn giao dịch điện tử hoặc một website mua bán trên đó không chỉ có nội dung thông tin từ người bán đến người mua mà còn thực hiện các giao dịch (mua bán, trao đổi,..) giữa người bán và người mua. Một trung tâm giao dịch có thể tồn tại dưới một trong hai hình thức trên hoặc cả hai.
Xét trong chuỗi giá trị thì trung tâm giao dịch có vai trò như một đầu mối trong kênh phân phối, giữ vai trò cầu nối giữa người mua và người bán.
Một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may là nơi tập trung các mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may trong và ngoài nước, là đầu mối thông tin giữa các nhà cung cấp và các nhà sản xuất trong ngành, cung cấp các dịch vụ tư vấn (về hàng hóa, khách hàng,…). Vai trò của trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may còn thể hiện ở chỗ:
Đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu một cách nhanh chóng nhất cho ngành dệt may trong nước nhờ có kho quan ngoại, nhất là ở những nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam.
Cung cấp thông tin của rất nhiều nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới, nhất là từ những nước có ngành dệt may phát triển, từ đó các nhà sản xuất dệt may trong nước có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các nhà cung ứng mà không phải qua các trung gian. Do đó mà các nhà sản xuất có thêm nhiều lựa chọn về sản xuất, chủ động về đầu vào, góp phần hạn chế được tỷ lệ gia công trong ngành dệt may, tăng giá trị hàng xuất khẩu. Ngoài ra, điều này còn đáp ứng được xu thế tiêu dùng trên thế giới hiện nay khi bên cạnh chất lượng, mẫu mã và giá cả, thì thông tin về nguyên phụ liệu và nhà sản xuất đang ngày càng được yêu cầu phải rõ ràng, đầy đủ.
Một số mô hình trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và bài học kinh nghiệm
Một số mô hình trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may trên thế giới và Việt Nam
China Textile City thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Vào giữa những năm 1980 đây chỉ là khu chợ chuyên bán vải, sau đó đến năm 1988 chính quyền tỉnh Chiết Giang đã phê duyệt dự án phát triển khu vực này thành khu vực chuyên kinh doanh vải phục vụ thị trường nội địa. Đến năm 1992 khu vực này được đổi tên thành China Textile City và nằm dưới sự quản lý của một công ty niêm yết đại chúng, Zhejiang China Textile City Company.
Vị trí: China Textile City nằm trong Vùng phát triển kinh tế Keqiao (Keqiao Economic Development Zone), gần vành đai kinh tế Thượng Hải – Hàng Châu – Ninh Bồ, cách trung tâm thành phố Thiệu Hưng 12 km về phía Tây.
Quy mô: Sau 15 năm phát triển China Textile City đã phát triển thành một trung tâm phân phối vải lớn nhất Châu Á với diện tích 492 000 m2, diện tích sàn là 605 000 m2, được chia thành 4 khu vực chính:
+ Chợ vải (phía Bắc),
+ Chợ NPL (phía Nam)
+ Khu thương mại quốc tế (trung tâm)
+ Chợ nguyên liệu thô (phía Đông)
Khu vực rộng nhất là khu dành cho hàng hóa nội địa Trung Quốc. Ở đây có 19 cầu thang điện và 6 thang chở hàng phục vụ cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa, với 15 000 gian hàng của 8500 doanh nghiệp, tập trung khoảng 9000 chủng loại hàng hóa với khoảng 40000 lao động.
Các họat động chính được cung cấp:
Các khu chợ vải, chợ NPL và nguyên liệu thô: là mô hình chọ truyền thống nên các hoạt động chính của các khu chợ này là cho thuê diện tích làm gian bán hàng. Các khu chợ này hiện đang trong giai đoạn chuyển sang mô hình các trung tâm giao dịch hiện đại
Khu thương mại quốc tế: là mô hinh trung tâm giao dịch hiện đại mà nhiều trung tâm giao dịch NPL trên thế giới đang hướng đến. Khu này gồm 7 tòa nhà với các dịch vụ chính:
+ Cho thuê các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm hàng dệt may
+ Cho thuê kho chứa nguyên phụ liệu
Ngoài ra, tại đây còn cung cấp các loại dịch vụ khác từ đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thuế, cấp giấy phép, ngân hàng, vận chuyển, hải quan, bệnh viện, khách sạn...đến các dịch vụ vui chơi giải trí (rạp chiếu phim, bowling,…).
Mỗi ngày China Textile City đón khoảng 70 000 khách đến thăm quan và giao dịch, với khoảng 2 triệu mét vải được bán ra, doanh thu 1 ngày vào khoảng 60 triệu nhân dân tệ. Riêng năm 2006, tổng giá trị giao dịch của toàn China Textile City vào khoảng 50 tỷ nhân dân tệ (trong đó xuất khẩu là 4 tỷ nhân dân tệ), doanh thu vào khoảng 22.6 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, China Textile City cũng quy tụ được rất nhiều các nhà cung cấp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,… Các giao dịch không chỉ được thực hiện trực tiếp mà còn đựoc thực hiện bằng hình thức điện tử thông qua website www.chinatextilecity.com.
Hiện China Textile City cung cấp nguyên phụ liệu cho toàn Trung Quốc và các nước lận cận và là nơi cung cấp vải lớn thứ 2 của Trung Quốc.
Trung Quốc còn có một số trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu nổi tiếng khác có mô hình hoạt động tương tụ như:
Beijing Fabric Textile Trading Center: thành lập năm 2001, chuyên kinh doanh các loại vải (cotton, polyester, soybean protein,..). Trụ sở đặt tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
The International Textile and Fashion Mega-mall (ITFM): là một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu lớn nhất thế giới, quy tụ hơn 10 000 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. Tổng diện tích của trung tâm này lên đến 650 000 m2, trong đó diện tích dành cho giao dịch dệt may lên đến 390 000 m2. Các doanh nghiệp dệt may quy tụ ở đây là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may (chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc) như vải, phụ liệu, máy móc,… đến các nhà sản xuất hàng dệt may từ khắp nơi trên thế giới.
Jintai Textile Trading Co.,Ltd.: là trung tâm mua và phân phối nguyên phụ liệu dệt may lớn nhất châu Á, chuyên cung cấp các loại vải và các dịch vụ kỹ thuật của ngành như dệt, nhuộm, in, …. Trụ sở đặt tại khu B, Trung tâm thương mại, tỉnh Thiệu Hưng, Trung Quốc
Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may và da giày Liên Anh của Công ty TNHH Liên Anh.
Vị trí: Trung tâm nằm tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2008
Quy mô: tổng diện tích sử dụng là trên 160 000m2, trong đó gồm:
- Một khu chợ đầu mối nguyên phụ liệu gồm 1386 gian hàng.- Một khu Văn phòng, showroom rộng 4500m2.- Một kho ngoại quan rộng hơn 42000m2
Các dịch vụ cung cấp:
+ Cho thuê gian hàng, văn phòng, showroom tại khu chợ đầu mối nguyên phụ liệu dệt may và da giầy.+ Cho thuê kho bãi, kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận chuyển, bốc xếp.
+ Kinh doanh bách hóa và vật liệu xây dựng.+ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống, giải khát.+ Sản xuất, gia công giày da, may mặc các loại.+ Sản xuất nguyên phụ liệu ngành giày.
Mục tiêu của Trung tâm là trở thành nơi tập trung các nhà cung cấp sỉ nguyên phụ liệu dệt may đầu tiên tại Việt Nam.
Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Sanding (Sanding TAM) của Công ty cổ phần may Sài Gòn 2.
Vị trí: Trung tâm tọa lạc tại 50-70 Ba Gia, phường 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cách sân bay Tân Sơn Nhất 1km và gần chợ Tân Bình và các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu dệt may và may mặc. Trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2007. Đây là một trung tâm với thiết kế và các tiện ích hiện đại.
Quy mô: Tổng diện tích sử dụng là hơn 4000 m2 gồm 4 tầng trong đó có hơn 150 gian hàng, mỗi gian có diện tích từ 12.5m2 đến 40 m2.
Các dịch vụ cung cấp:
+ Cho thuê các gian hàng, văn phòng, giới thiệu sản phẩm (nguyên phụ liệu, may mặc, may móc, thiết bị,…)
+ Kinh doanh nhà hàng, phòng họp, hội nghị, tư vấn,…
+ Dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa, tư vấn nguyên phụ liệu thời trang.
Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu và quan sát, mô hình các trung tâm giao dịch NPL tuy quy mô và phương án tổ chức hoạt động có sự khác biệt nhưng nhìn chung các trung tâm này đều có một số điểm chung như sau:
Về vị trí: Các trung tâm trên đều được xây dựng gần các trục đường quốc lộ chính, gần hoặc nằm trong các khu vực tập trung nhiều các nhà máy sản xuất hàng dệt may, nguyên phụ liệu dệt may. Mục đích là tận dụng lợi thế về giao thông trong vận chuyển và giao dịch.
Về quy mô và cách thức tổ chức: Các trung tâm này đều có mô hình của một trung tâm giao dịch hiện đại. Các trung tâm thường tổ chức thành các khu vực riêng cho từng dịch vụ. Ví dụ như khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm và khu vực để chứa hàng (kho). Khu để trưng bày và giới thiệu sản phẩm thường được tổ chức theo từng mặt hàng: vải dệt kim, vải dệt thoi, vải công nghiệp, phụ liệu...
Các trung tâm này đều là nơi quy tụ được rất nhiều các nhà cung cấp NPL với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, có uy tín trong và ngoài nước
Các họat động giao dịch không chỉ được tiến hành một cách trực tiếp mà còn được thông qua hình thức điện tử bằng website riêng của trung tâm.
Các dịch vụ cung cấp: Với mục đích là cung cấp các dịch vụ tiện hiện đại nhất, đáp ứng được tối đa các nhu cầu giao dịch của khách hàng, nên hoạt động chính của các trung tâm giao dịch này là:
Cho thuê diện tích dùng làm kho chứa hàng, gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
Cho thuê diện tích để kinh doanh hoặc tự tổ chức kinh doanh các dịch vụ: ngân hàng, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tư vấn.... Đây là những dịch vụ có tính bổ trợ cho các giao dịch mua – bán NPL của các khách hàng.
Ngoài ra, trung tâm không chỉ phục vụ các họat động mua bán, trao đổi mà còn có các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uông phục vụ khách thăm quan.
Quản lý: Các trung tâm này thường do 1 công ty quản lý và có các phòng chức năng như: kế hoạch, hành chính, kế toán...
Khách hàng: Khách hàng của các trung tâm giao dịch này là các nhà sản xuất cung cấp NPL và dịch vụ trong và ngoài nước. Với các trung tâm giao dịch ở Việt Nam thì đối tượng khách hàng chủ yếu là các nhà cung cấp nước ngoài.
Đơn vị hợp tác: Các trung tâm này thường phối hợp với các hiệp hội của ngành để mở rộng khách hàng và tổ chức các sự kiện liên quan đến thời trang và dệt may hằng năm. Ở Việt Nam, các trung tâm giao dịch đang có phối hợp rất chặt chẽ với Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas).
Tuy nhiên đối với một trung tâm mới thì việc thiết kế và lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể (về doanh nghiệp, quy mô trung tâm về vốn và mặt bằng, hoạt động, mục tiêu...) và thông qua một số chỉ tiêu (tài chính, xã hội) chủ yếu.
Một số chỉ tiêu nhằm đánh giá và lựa chọn phương án hình thành trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may
Một trung tâm giao dịch nói chung và trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may rói riêng được hình thành dựa trên cơ sở lựa chọn một phương án tối ưu. Việc lựa chọn một phương án tổ chức thường được dựa trên một số chỉ tiêu sau:
Gía trị hiện tại ròng (NPV): là giá trị của một dòng tiền phát sinh đều trong một thời gian nhất định được triết khấu về một thời điểm ở hiện tại. NPV là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái niệm giá trị hiện tại thuần đựơc sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư (capital budgeting), phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư, hay cả trong tính toán giá cổ phiếu.
Công thức tính NPV:
Trong đó:
t - thời gian tính dòng tiền
n - tổng thời gian thực hiện dự án
r - tỉ lệ chiết khấu
Ct - dòng tiền thuần tại thời gian t
C0 - chi phí ban đầu để thực hiện dự án
Việc tính toán NPV sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá xem liệu tổng giá trị hiện tại của dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có đủ bù đắp được chi phí ban đầu hay không. Dự án/phương án có NPV> 0 là dự án/phương án khả thi. Phương án có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR): là tỷ lệ triết khấu làm cho NPV của dự án/phương án bằng 0. Nó thể hiện khả năng sinh lợi của phương án/dự án mà không phụ thuộc vào tỷ lệ triết khấu trước.
IRR được tính theo công thức:
Trong đó:
r1 là tỷ lệ triết khấu nhỏ hơn
r2 là tỷ lệ triết khấu lớn hơn
NPV1 là giá trị hiện tại ròng dương tiệm cận 0 tính theo r1
NPV2 là giá trị hiện tại ròng dương tiệm cận 0 tính theo r2
Dự án/phương án có IRR > tỷ suất chiết khấu của dự án/phương án có nghĩa là dự án/phương án đó khả thi. IRR càng cao thì khả năng thực thi của dự án/phương án càng cao
Thời gian hoàn vốn: là số thời kỳ, thường được tính bằng năm, để cho lợi ích cộng dồn của phương án bằng với tổng chi phí ban đầu của phương án. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu thô vì không tính đến giá trị của tiền theo thời gian.
Một dự án đầu tư thường sẽ sử dụng cả 3 chỉ tiêu trên để phân tích và lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Ngoài ra, một dự án đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu còn phải tính đến một số chỉ tiêu khác như vốn đầu tư ban đầu, mức độ đáp ứng nhu cầu, hiệu quả sử dụng mặt bằng
CHƯƠNG 2
XÁC LẬP CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG
TRUNG TÂM GIAO DỊCH NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY ĐỨC GIANG
Nhu cầu thực tế về trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may
Ngành dệt may Việt Nam được coi là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau dầu khí. Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may qua các năm luôn đứng vị trí nhất, nhì trong số các ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất:
Bảng 2.1- Tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
32.23
39.8
48.56
Kim ngạch xuất khẩu dệt may (tỷ USD)
4.85
5.8
7.8
Tỷ trọng
15.1%
14.6%
16.1%
Nguồn: Bộ Công Thương
Qua bảng trên có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2007 với tổng giá trị xuất khẩu 7.8 tỷ USD ngành dệt may trở thành ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu của ngành vẫn rất lớn:
Bảng 2.2 – Tổng kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
ĐVT: tỷ USD
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)
36.9
44.9
62.7
Kim ngạch nhập khẩu NPL dệt may (tỷ USD)
2.4
4.91
7.12
Tỷ trọng
6.5%
10.9%
11.4%
Nguồn: Bộ Công Thương
Bảng 2.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
So sánh kim ngạch xuất khẩu và kim nhập khẩu có thể thấy: kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may bằng 91.3 % kim ngạch xuất khẩu. Trong đó phần lớn là vải 3.96 tỷ USD, nguyên phụ liệu là 2.15 tỷ USD, bông là 267 triệu USD (210 nghìn tấn), sợi 741 triệu USD (424 nghìn tấn) Thông tin xuất nhập khẩu tháng 12 và năm 2007, www.custom.gov.vn
. Điều đó có nghĩa giá trị xuất khẩu ròng của ngành dệt may chưa đến 10%. Nguyên nhân là do:
Ngòai nguyên nhân nhập khẩu luôn là một nhu cầu thường trực đối với ngành dệt may do tính chất đặc thù của ngành là luôn thay đổi thì nguyên nhân chính là nước ta chưa tự chủ được về nguồn nguyên phụ liệu.
Số liệu thống kê năm 2007 từ Tổng cục hải quan Việt Nam về năng lực cung ứng một số nguyên phụ liệu dệt may chính:
Bảng 2.3 – Năng lực cung ứng NPL của ngành dệt may Việt Nam năm 2007
Nguyên liệu
Số lượng
Tỷ trọng đáp ứng nhu cầu sản xuất
SX trong nước
Nhập khẩu
SX trong nước
Nhập khẩu
Xơ bông
10000 tấn
190000 tấn
5%
95%
Xơ sợi tổng hợp
50000 tấn
117000 tấn
30%
70%
Xơ sợi nngắn
260000 tấn
173000 tấn
60%
40%
Vải dệt kim
150000 tấn
100000 tấn
60%
40%
Vải dệt thoi
680 triệu m2
1590 triệu m2
30%
70%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Các biểu đồ 2.1-2.5 thể hiện tỷ lệ giữa năng lực đáp ứng NPL của sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Biểu đồ 2.1- Năng lực đáp ứng về xơ bông giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
Biểu đồ 2.2 – Năng lực đáp ứng về xơ sợi tổng hợp giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
Biểu đồ 2.3 – Năng lực đáp ứng về xơ sợi ngắn giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
Biểu đồ 2.4 – Năng lực đáp ứng về vải dệt kim giữa sả._.n xuất trong nước và nhập khẩu
Biểu đồ 2.5 – Năng lực đáp ứng về vải dệt thoi giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu
Qua các số liệu và biểu đồ trên cho thấy năng lực sản xuất một số nguyên phụ liệu chính trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu sản xuất của ngành dệt may. Sự không chủ động được về nguồn nguyên liệu trong nước và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhập khẩu đã góp phần làm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may vẫn còn trong tình trạng chủ yếu sản xuất hàng gia công dưới nhiều hình thức.
Để chuyển được từ hình thức sản xuất gia công sang hình thức sản xuất FOB (mua đứt bán đoạn) thì điều kiện quan trọng là nhà sản xuất phải có nguyên phụ liệu trong tay hoặc phải có đầy đủ thông tin về nguồn nguyên phụ liệu cần mua để thiết kế mẫu chào hàng, chào giá cho khách.
Trong khi để cải thiện và nâng cao năng lực của sản xuất trong nước thì cần một thời gian tương đối dài, điều các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước cần trước mắt cũng như lâu dài là được tiếp cận gần hơn với các nhà cung ứng nguyên phụ liệu trong và ngoài nước. Do đó việc hình thành một trung tâm làm đầu mối giao dịch nguyên phụ liệu dệt may là một trong những giải pháp cho vấn đề này vì:
Nó đáp ứng được yêu cầu tức thời về nguyên phụ liệu cho các nhà máy sản xuất trong nước thông qua việc liên hệ đặt hàng ngay được với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu của trong nước và nước ngoài mà tiết kiệm được thời gian, chi phí do rút ngắn được khoảng cách địa lý.
Trung tâm này là tơi tập trung giao dịch giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất. Do đó nó cho cả hai phía có thêm nhiều lựa chọn để có nguồn hàng tốt nhất.
Giúp nhà sản xuất kịp thời nắm bắt được những thay đổi về thị trường trên thế giới, giúp cho các nhà cung cấp nắm bắt được các yêu cầu của sản xuất để từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
Thực trạng ngành kinh doanh cung ứng nguyên phụ liệu dệt may
Ngành kinh doanh cung ứng nguyên phụ liệu dệt may trên thế giới
Tại các nước được coi trung tâm may mặc trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan… việc cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may được thực hiện dưới các hình thức sau:
Các vùng chuyên kinh doanh, sản xuất nguyên phụ liệu may mặc. Tại các vùng đó chính quyền địa phương có các biện pháp quy hoạch tổng thể, các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển việc sản xuất, kinh doanh nguyên phụ liệu dệt may như cơ sở hạ tầng, xây dựng hoặc hỗ trợ (về mặt bằng, thuế,…) cho tư nhân xây dựng, kinh doanh các chợ nguyên phụ liệu, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại (các hội chợ quốc tế hằng năm về nguyên phụ liệu, thiết bị máy móc, hàng may mặc).
Nhập khẩu: Các trung tâm dệt may lớn trên thế giới hiện nay đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài nhưng với tỷ lệ không nhiều. Như Trung Quốc, nguồn nguyên phụ liệu trong nước sản xuất hàng máy mặc đáp ứng được gần 100% nhu cầu sản xuất. Một số mặt hàng mà Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu là sợi cotton, nguyên liệu thô, hóa chất và thuốc nhuộm.
Ngành kinh doanh cung ứng nguyên phụ liệu Việt Nam
Việt Nam chưa có có một số khu vực chuyên về sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may của nước ta hiện nay được đáp ứng bởi 2 nguồn sau:
Trong nước
Nước ta chưa có các trung tâm/vùng được quy hoạch để kinh doanh nguyên phụ liệu dệt may. Nguồn nguyên liệu đang nằm rải rác tại khắp các vùng trên cả nước:
Nguyên liệu thô (như bông, xơ, sợi… là nguyên liệu chính để sản xuất vải, sợi các loại): Hiện nay nước ta có một số vùng trồng bông nhưng rải rác từ Tây Bắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ,…Nhưng sản lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất sợi. Phần lớn nhu cầu bông xơ dùng để sản xuất vải, sợi hiện nay được đáp ứng được khảng 2% nhu cầu của ngành dệt trong nước.
Vải, sợi các loại: được tập trung tại một số khu vực như: Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), khu công nghiệp dệt may Bình An (tình Bình Dương), Khu công nghiệp dệt may Vinatex Tân Tạo (tình Đồng Nai) và rải rác tại các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Phụ liệu: Công ty liên doanh sản xuất phụ liệu may mặc (tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore), Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang, Công ty dệt Phong Phú (sản xuất chỉ, sợi các loại). Ngoài ra có một số khu vực cũng chuyên cung cấp phụ liệu may trên khắp cả nước nhưng chỉ ở quy mô nhỏ lẻ.
Nhập khẩu
Ngành dệt may của nước ta đang phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Các số liệu thống kê đều cho thấy kim ngạch nhập khẩu NPL dệt may của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng mạnh.
Theo thống kê của Trung tâm thông tin thương mại, số liệu về nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu năm 2007 như sau:
Bảng 2.4 – Kim ngạch nhập khẩu một số nguyên liệu dệt may
Mặt hàng
Lượng (tấn)
Trị giá (triệu USD)
Năm 2007
Năm 2006
So năm 07/06 (%)
Năm 2007
Năm 2006
So năm 07/06 (%)
Vải
3.98
2.98
33.6
Bông
212 000
181 196
17.0
0.268
0.219
22.4
Sợi
425 000
347 200
22.4
0.744
0.544
36.8
Nguồn: Trung tâm thông tin Thương mại
Theo thông tin từ Cục xúc tiến Thương mại, riêng 7 tháng đầu năm 2008 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của cả nước đạt 1.3 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong thời gian này, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 4.23 tỷ USD của Việt Nam thì chi phí về vải, bông, sợi đã chiếm đến gần 70%.
Thực trạng ngành kinh doanh nguyên phụ liệu Việt Nam chưa phát triển như vậy có mối liên hệ với thực trạng hệ thống cung ứng nguyên phụ liệu dệt may của nước ta gồm sản xuất trong nước và hệ thống phân phối.
Hệ thống cung ứng nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam hiện nay
Sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam
Bông, vải các loại: Ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam đã có từ lâu đời, chủ yếu là sản xuất sợi và vải. Hiện nay, Việt Nam đã có một số vùng chuyên sản xuất bông vải, nguyên liệu chính để sản xuất sợi dùng để sản xuất vải như Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Tuy nhiên năng suất của các vùng này không cao do công tác quy hoạch còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ, chịu tác động nhiều của thiên tai. Năng suất bông năm 2007-2008 của Việt Nam là khoảng 2600 tấn, trong khi nhu cầu lên đến 200 000 tấn/ năm Nguồn: Vinanet (27/12/2007)
, chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu của ngành dệt do diện tích trồng bông ngày càng giảm, đặc biệt là do ảnh hưởng của hạn hán năm 2006-2007 dẫn đến mất mùa.
Một số vùng nổi tiếng về sản xuất sợi, vải như Nam Định, Hà Nam, và rải rác tại nhiều làng nghề trên khắp cả nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, ngành dệt may đã có nhiều dự án đầu tư cả trong nước và đầu tư nước ngoài.
Theo thống kê của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) thì tính đến cuối năm 1999, ngành dệt có 68 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.523,7 triệu USD. Trong đó 30 dự án sản xuất sợi, dệt vải, dệt kim, 10 dự án dệt vải lớn được đầu tư đồng bộ từ sản xuất sợi tới in nhuộm, hoàn tất, 3 dự án dệt lụa tơ tằm, 3 dự án nhuộm, 3 dự án dệt khăn bông và 11 dự án dệt len thảm. Đến năm 2005 thì tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt và sản xuất phụ liệu may mặc là 424 dự án, trong đó, đầu tư ngành dệt là 378 dự án, đầu tư sản xuất phụ liệu là 46, với tổng vốn đăng ký là 3,2 tỷ USD. Trong đó nổi bật có dự án sản xuất xơ sợ tổng hợp, với số vốn khá lớn 450 triệu đô la do Tập đoàn Formosa - Tập đoàn Hoá dầu và Dệt lớn nhất Đài Loan, đầu tư tại tỉnh Đồng Nai (năm 2004)
.
Giai đoạn 2001-2005, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã phê duyệt 220 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 8373 tỷ đồng. Giai đoạn 2006-2010, tập đoàn dệt may Việt Nam đã và đang triển khai 15 dự án với tổng mức đầu tư là 16155 tỷ đồng trong đó 3 dự án sản xuất xơ, 2 dự án sợi cao cấp, 4 dự án dệt vải cao cấp, 4-6 dự án cho khâu nhuộm, hoàn tất.
Các dự án trọng điểm của Vinatex trong giai đoạn này là:
+ Dự án Nhà máy Nhuộm Yên Mỹ liên doanh với Teachang (Hàn Quốc), năng lực nhuộn màu đạt 42 triệu m2/năm.
+ Dự án di dời và nâng cấp Nhà máy Nhuộm Công ty Dệt Nam Định sản xuất vải áo và vải quần từ vải bông và bông pha, năng lực 42 triệu m2/năm.
+ Dự án liên doanh giữa Tổng công ty Phong Phú và Tập đoàn ITG (Mỹ) sản xuất vải Denim tại Khu công nghiệp Hoà Khánh Đà Nẵng, năng lực 75 triệu m2/năm.
+ Dự án Nhà máy Nhuộm Bình An, trên cơ sở nâng cấp Nhà máy Nhuộm Việt Thắng và liên doanh với Tập đoàn Tencate (Hà Lan), năng lực 40 triệu m2/năm.
+ Dự án di dời Công ty Dệt 8-3, năng lực 40 triệu m2/năm.
Đầu năm 2007, tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), Vinatex đã đưa vào hoạt động 3 dự án sản xuất nguyên phụ liệu lớn.
+ Dự án sản xuất chỉ khâu của Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội thuộc Tổng công ty Phong Phú;
+ Trung tâm Dệt kim Phố Nối của Vinatex giao cho Tổng công ty Dệt May Hà Nội;
+ Nhà máy nhuộm liên kết giữa Vinatex - Công ty TNHH Thiên Nam và Tập đoàn Teachang (Hàn Quốc).
Năm 2007, hàng loạt các dự án khác cũng đã được khởi công:
+ Công ty Cổ phần Việt Tiến Đông á đã khởi công xây dựng cụm nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Vinatex - Tân Tạo tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
+ Công ty TNHH ITG-Phong Phu, Công ty liên doanh giữa Tổng công ty Phong Phú và Tập đoàn ITG (International Textile Group) của Mỹ đã khởi công xây dựng khu liên hợp dệt nhuộm và sản xuất hàng cotton cao cấp, với tên gọi “Burlington Solution Supply Chain City” tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng), tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD.
+ Dự án Dệt nhuộm, hoàn tất, Dự án liên doanh giữa Công ty cổ phần Yên Mỹ và Tập đoàn Teachang (Hàn Quốc), với tên giao dịch TCEVINA, tổng mức vốn đầu tư 400 tỷ đồng, năng lực 42 triệu m2/năm.
Về phụ liệu: hiện nay chưa có nhiều dự án đầu tư vào việc sản xuất phụ liệu như khóa, cúc, phụ kiện,… ngoài Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang, nhà máy sản xuất khóa YKK Việt Nam, Công ty liên doanh Coast Phong Phú, Công ty Việt Thuận và các nhà sản xuất tư nhân với quy mô nhỏ chỉ đáp ứng được 25%-30% nhu cầu sản xuất của ngành may. Còn lại phần lớn phụ liệu, kể cả các hóa chất và thiết bị sản xuất vẫn đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Hệ thống phân phối nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam
Việc phân phối nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua các kênh sau:
Nhà sản xuất NPL - nhà sản xuất hàng may mặc: theo kênh này, các nhà sản xuât hàng may mặc sẽ trực tiếp đặt hàng tại nơi sản xuất NPL. Đây là kênh phân phối đang phổ biến do những ưu điểm của nó.
Ưu điểm của kênh phân phối này là nhà sản xuất có thể mua nguyên liệu với giá tận gốc, chất lượng được bảo đảm theo yêu cầu.
Nhược điểm của kênh phân phối này là khoảng cách về địa lý giữa nhà sản xuất NPL và nhà sản xuất may mặc, nhất là trong tình trạng nguyên phụ liệu chủ yếu phải đặt hàng ở nước ngoài.
Nhà sản xuất NPL – đại lý – nhà sản xuất may mặc: theo kênh này thì đại lý là các công ty thu mua NPL từ các nhà sản xuất và bán lại cho nhà sản xuất may mặc hoặc là đầu mối cung cấp thông tin và hưởng chênh lệch/hoa hồng.
Ưu điểm của kênh này là các bên mua và bán không mất nhiều thời gian để có được hàng. Nhất là đối với nhà sản xuất NPL ở nước ngoài thì đại lý sẽ là nơi tiến hành các thủ tục nhập khẩu và nhà sản xuất hàng may mặc sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho họat động này.
Nhược điểm: nhà sản xuất NPL sẽ phải trích một phần lợi nhuận để trả cho đại lý và nhà sản xuất may mặc sẽ phải mua NPL với giá cao hơn giá gốc.
Nhà sản xuất NPL –chợ giao dịch –nhà sản xuất may mặc: Các nhà sản xuất, cung ứng NPL có thể được tập trung tại một địa điểm như các khu phố (như Hàng Bồ, Hà Nội), khu chợ (chợ Đồng Xuân – Hà Nội, Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bảy Hiền – Bình Dương).
Ưu điểm lớn nhất của kênh này là nhà sản xuất hàng may mặc có thể đến một địa điểm mà tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn, do đó tiết kiệm thời gia và chi phí cho việc tìm kiếm nhà cung cấp, chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.
Nhược điểm của kênh này là mới chỉ chủ yếu tập trung được các lái buôn, chưa quy tụ được nhiều nhà sản xuất/cung ứng NPL nước ngoài, phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Mặt hàng chủ yếu tại các chợ này chủ yếu là vải, phụ liệu rất ít cả về số lượng và chủng loại so với yêu cầu sản xuất của các nhà máy. Đặc biệt thông tin về NPL và nhà cung ứng rất ít hoặc không rõ ràng. Trong khi sản xuất hàng xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc nguyên phụ liệu.
Trung tâm giao dịch NPL dệt may hiện đại với nhiều tiện ích đang và sẽ là một kênh cung ứng NPL phát triển do những ưu thế:
Quy tụ được nhiều nhà sản xuất, cung ứng NPL có uy tín trong và ngoài nước với nhiều thông tin liên quan.
Tích hợp được nhiều tiện ích phục vụ cho các họat động giao dịch hiện đại
Năng lực cung ứng tại chỗ lớn do có các kho chứa hàng và kho quan ngoại.
Thích hợp với việc quảng bá thương hiệu của các nhà cung ứng, sản xuất.
Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu Liên Anh và Sanding Tam là 2 trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu theo mô hình này. Năm 2005, Tập đoàn dệt May Việt Nam đã phê duyệt dự án đầu tư trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu tại qưận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) tuy nhiên đến năm 2007 dự án này vẫn chưa khởi động được do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.
Đây cung là mô hình cho Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu Đức Giang của Textaco.
Với điều kiện của ngành kinh doanh NPL và hệ thống cung ứng NPL như vậy, trong khi nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ khi đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam
Năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO thì cũng là thời điểm mà ngành dệt may Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức mới.
Cơ hội:
Việc dỡ bỏ hàng rào hạn ngạch đối với các thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam mở ra cơ hội to lớn với các nhà sản xuất trong nước trong việc chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt thị trường Mỹ hiện vẫn là thị trường chính với tỷ trọng khoảng 50% hàng dệt may xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Khi đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì cũng có nghĩa hệ thống hạn ngạch dệt may vào thị trường rộng lớn này được dỡ bỏ.
Một số thị trường đang có đối xử phân biệt đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam bằng hàng rào thuế nhập khẩu (như thị trường Melcosure) thì sẽ phải hạ thuế nhập khẩu này xuống mức bình thường (thấp hoặc bằng 0%). Khi đó, cơ hội cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam là bình đẳng với các sản phẩm của các nước khác.
Gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh này tức là chúng ta đã bước vào và là một phần của một sân chơi lớn với những luật chơi chung. Luật chơi này đòi hỏi mỗi nước thành viên phải tạo ra môi trường đầu tư (kinh tế, xã hội) đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các nhà đầu tư, không kể trong hay ngoài nước. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống luật pháp của Việt Nam phải được cải thiện để phù hợp với các quy định của WTO.
Các rào cản thuế quan được rỡ bỏ, môi trường đầu tư được cải thiện thì các dòng đầu tư vào nước ta trong đó có dòng đầu tư vào ngành dệt may sẽ tăng lên. , cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện, đặc biệt trong ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may còn đang rất yếu hiện nay của nước ta.
Thách thức
Hàng rào bảo hộ thị trường nội địa sẽ không còn. Toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay (đối với sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Như vậy, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa.
Quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam thì cũng là lúc họ áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường này. Nếu phía Mỹ chứng minh được là hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam được bán phá giá thì áp thuế chống bán phá. Thời gian thực hiện cơ chế giám sát đặc biệt này là hết năm 2008 nhưng nguy cơ mất thị trường Mỹ là rõ ràng vì các nhà nhập khẩu Mỹ không thể lường được là khi nào sẽ bị tăng thuế và họ sẽ quay lưng lại với thị trường Việt Nam để tìm kiếm đối tác ít rủi ro hơn. Điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành, buộc các nhà sản xuất Việt Nam phải chuyển hướng sang tìm kiếm những thị trường mới.
Ngành dệt may là ngành đòi hỏi nhiều lao động trong khi thu nhập bình quân của người lao động lại thấp hơn so với các ngành khác, năng suất của người lao động chưa cao sơ với lao động các nước như Trung Quốc, Ấn Độ,... Khi dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, sự dịch chuyển lo động cũng diễn ra mạnh hơn, thì cũng có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc thu hút lực lượng lao động.
Đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng có những thách thức không nhỏ đó, con đường tất yếu của ngành dệt may Việt Nam là phải nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ, xây dựng thương hiệu và chú trọng đến thiết kế thời trang. Tất cả các giải pháp đó đã được đưa ra trong chiến lược phát triển đến 2015 của ngành dệt may Việt Nam.
Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam và chiến lược phát triển của Textaco
Chiến lược phát triển đến 2015 của ngành dệt may Việt Nam
Với mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới, ngày 10 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg về phê chuẩn chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2020. Trong đó nêu rõ các mục tiêu:
Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008-2010 là 16%-18%/ năm, giai đoạn 2011-2015 là 12%-14%/năm, tăng trưởng xuất khẩu tương ứng với các giai đoạn trên là 20% và 15%. Các chỉ tiêu chiến lược đến năm 2015, định hướng đến 2020 như sau:
Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu chiến lược ngành dệt may đến 2015, định hướng đến 2020
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 2006
Mục tiêu toàn ngành đến
2010
2015
2020
1. Doanh thu
Triệu USD
7.800
14.800
22.500
31.000
2. Xuất khẩu
Triệu USD
5.834
12.000
18.000
25.000
3. Sử dụng lao động
Nghìn người
2.150
2.500
2.750
3.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa
%
32
50
60
70
5. Sản phẩm chính:
- Bông xơ
- Xơ, Sợi tổng hợp
- Sợi các loại
- Vải
- Sản phẩm may
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
Triệu m2
Triệu SP
8
-
265
575
1.212
20
120
350
1.000
1.800
40
210
500
1.500
2.850
60
300
650
2.000
4.000
Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg
Định hướng phát triển của ngành là:
Đối với sản phẩm thì phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng công tác thiết kê thời trang. Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất sơ sợi tổng hợp, phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ. Thực hiện Chương trình Vải để xuất khẩu so Tập đoàn dệt may Việt Nam đóng vai trò nòng cốt thực hiện; xây dựng chương trình phát triển cây bông.
Đối với sản xuất:
+ Di dời từng bước các cơ sở sản xuất về các địa phương để tận dụng nguồn lao động và hệ thống giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các viện thiết kế mẫu, các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.
+ Xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may và các vùng chuyên canh cây bông có tưới.
Đồng thời phát triển ngành công nghiệp dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường.
Các biện pháp được đưa ra là:
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành dệt may; xây dựng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu (như dêt, nhuộm, sơ, sợi…); xây dựng các khu công nghiệp dệt may và các vùng chuyên canh cây bong.
Triển khai các chương trình nhằm phát triển và nâng cao chất lượng lao động cho công nghiệp dệt may.
Tổ chức các viện nghiên cứu dệt may chuyên nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, các cơ sở dữ liệu chuyên về dệt may có chất lượng cao.
Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung.
Để giải quyết nhu cầu về vốn cho ngành, ngành dệt may cần huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, khuyến khích huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và các hình thức vay thương mại. Nhà nước hỗ trợ vốn cho các viện, trung tâm nghiên cứu về dệt may để phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Nhà nước cho doanh nghiệp Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.
Như vậy chiến lược và các giải pháp đều rất toàn diện. Đặc biệt, việc xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu đã được xác định là một biện pháp quan trọng để giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung ứng nguyên phụ liệu của ngành.
Chiến lược phát triển đến 2015 của Textaco
Sơ lược về Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc
Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc, tên giao dịch là Northern Textiles and Garments Joint Stock Company (Textaco) tọa lạc tại địa chỉ: 79 Lạc Trung – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội được thành lập từ năm 1957.
Xuất phát là một công ty hàng đầu về cung cấp vải và sợi cho khu vực miền Bắc và , đến nay Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc đang là một trong những công ty hàng đầu của khu vực miền bắc về hàng xuất khẩu may mặc với những sản phẩm chất lượng cao. Doanh thu hằng năm của toàn công ty vào khoảng 20 tỷ đồng chủ yếu từ sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh bông, sợi và dịch vụ.
Tính đến nay, sau gần 3 năm cổ phần hóa, Công ty vẫn đang tiếp tục thực hiện những mục tiêu đã đề ra: duy trì sự phát triển ổn định của toàn công ty, nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tiếp tục cải thiện môi trường làm việc và đời sống cho người lao động, nâng cao năng suất lao động bằng cách không ngừng hợp lý hóa sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ công nhân viên; nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng. Tiến tới phát triển thành một công ty kinh doanh thương mại đa ngành nghề theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh 2010 - 2015 của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc
Chiến lược về kinh doanh xuất nhập khẩu
Tiếp tục tập trung phát triển hàng may mặc xuất khẩu theo hướng: chuyển hướng từ sản xuất hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức mua đứt bán đoạn nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Hợp lý hóa sản xuất để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng may mặc có giá trị xuất khẩu cao, từng bước xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chiến lược.
Chiến lược về kinh doanh nội địa
Đối với dịch vụ: Nâng cao chất lượng mặt bằng và hiệu quả quản lý hoạt động cho thuê kho.
Đối với sản phẩm may mặc: Phát triển hệ thống kinh doanh mẫu thời trang mang thương hiệu TEXTACO và tiến tới đưa các sản phẩm thời trang này vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thời trang.
Hoàn thiện phương thức kinh doanh từ khâu nhập khẩu nguyên liệu kết nối với các đơn vị sản xuất để tạo ra các sản phẩm tiêu thụ trong nước.
Xây dựng Trung tâm thương mại Đức Giang trở thành đầu mối cung cấp nguyên phụ liệu hàng đầu của khu vực phía Bắc, đáp ứng 80% nhu cầu về nguyên phụ liệu may mặc của Textaco và một phần nhu cầu của các nhà máy sản xuất hàng dệt may khu vực phía Bắc.
Môi trường cạnh tranh của Textaco về trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu
Tính đến hết năm 2007, Việt Nam có khoảng 2500 doanh nghiệp dệt may, trong đó khu vực miền Nam có khoảng 1500 doanh nghiệp, khu vực phía Bắc và miền Trung có khoảng 1000 doanh nghiệp. Phân tích môi trường cạnh tranh theo mô hình SWOT sẽ cho thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức đối với Textaco trong lĩnh vực kinh doanh trung tâm giao dịch NPL dệt may.
Môi trường bên trong:
Điểm mạnh (Strengths)
Textaco là một doanh nghiệp có truyền thống về ngành sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và có truyền thống trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên liệu thô (như xơ, sợi các loại) từ nhiều thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ,.... Do đó Textaco sẽ có nhiều thuận lợi trong việc có các đầu mối về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu này.
Textaco đang được sử dụng một diện tích rất rộng (25 500 m2) nằm trên trục đường quốc lộ lớn. Trong điều kiện khan hiếm mặt bằng có diện tích lơn, địa thế đẹp như hiện nay thì đây là một lợi thế rất lớn Textaco tiến hành xây dựng một trung tâm giao dịch hiện đại.
Bên cạnh mảng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và xuất nhập khẩu NPL thô thì Textaco còn họat động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho thuê kho, văn phòng. Với gần 10 năm họat động trong lĩnh vực này, Textaco đã có nhiều kinh nghiệm trong thị trường.
Điểm yếu (Weaknesses)
Textaco chưa có nhiều đầu mối về thị trường NPL khác của ngành dệt may, nhất là về các thị trường cung cấp vải và các loại phụ liệu khác.
Mô hình về trung tâm giao dịch NPL dệt may là một mô hình với trọng tâm là cung cấp NPL dệt may với nhiều dịch vụ hiện đại phát triển xung quanh và là một mô hình mới ở Việt Nam. Do đó Ban lãnh đạo công ty sẽ chưa có những bài học kinh nghiệm thị trường trong việc quản lý và phát triển một trung tâm gao dịch NPL hàng đầu.
Môi trường bên ngoài
Cơ hội (Oppotunities)
Xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may đã được xác định là một trong những biện pháp của ngành dệt may để nâng cao giá trị của sản phẩm dệt may xuất khẩu. Do đó các trung tâm này khi đi vào họat động sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Trung khi khu vực miền Nam đã có ít nhất 2 trung tâm giao dịch NPL dệt may (Trung tâm NPL dệt may và da giày Liên Anh) đi vào họat động thì khu vực miền Trung và miền Bắc hiện chưa có trung tâm nào. Hiệp hội dệt may Việt Nam đang có một dự án đầu tư một trung tâm giao dịch NPL tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội với diện tích khoảng 2 héc-ta của đến cuối năm 2008 mới được chính quyền Hà Nội giao đât. Do đó Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang của Textaco là một trong 2 người đi tiên phong trong khu vực miền Bắc.
Với thị trường cung cấp NPL ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, các chợ đầu mối truyền thống kinh doanh NPL có quy mô lớn, có truyền thống cung cấp vải cho phần lớn thị trường các nước đó và có thể cạnh tranh ở một số mặt với các trung tâm giao dịch NPL hiện đại. Ở Việt Nam các chợ truyền thống đó có nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, chủ yếu chuyên cung cấp vải, không có ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp dệt may. Do đó khi các trung tâm giao dịch NPL hiện đại đi vào họat động, với những ưu điểm nổi trội, sẽ nhanh có cơ hội ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất dệt may.
Thách thức (Threats)
Đa số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn sản xuất dưới hình thức gia công, trong đó NPL là do khách hàng cung cấp. Việc chuyển từ hình thức sản xuất gia công này sang hình thức FOB sẽ cần có thời gian và do đó trong gia đoạn đầu trung tâm giao dịch NPL có thể chưa phát huy được hiệu quả như đã đặt ra.
Các trung tâm giao dịch ở khu vực miền Nam cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang trong việc thu hút các nhà cung cấp của Trung Quốc. Tuy nhiên nguy cơ này là không quá lớn vì các nhà cung cấp sẽ có những khách hàng khác nhau ở cả hai miền Nam, Bắc.
Trong điều kiện giá cả thế giới và Việt Nam đang và sẽ có những biến động khó lường thì một trung tâm giao dịch NPL như Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và vận hành đảm bảo cả hiệu quả tài chính và các mục tiêu phi tài chính đã đặt ra.
Trong điều kiện môi trường như vậy, việc hình thành Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang của Textaco sẽ có được nhiều cơ hội cũng như sẽ gặp không ít những thách thức. Do đó, việc xây dựng và lựa chọn phương án hình thành tối ưu cho Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang phải đảm bảo phát huy được những điểm mạnh của Textaco, hạn chế những điểm yếu trong bản thân công ty để có thể tận dụng được những cơ hội và ngăn ngừa được những thách thức từ môi trường bên ngoài.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC TRUNG TÂM GIAO DỊCH NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY ĐỨC GIANG
Mô hình chung về Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang
Diện tích và vị trí
Trung tâm thương mại Đức Giang sẽ nằm trên khu đất có diện tích 25 513, 40 m2 (= 2,5 ha), tọa lạc tại thị trấn Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.
Phía Đông Bắc: giáp Trung Tâm may Đức Giang
Phía Đông Nam: ngõ 53 – Phố Đức Giang
Phía Tây Bắc: giáp Trung tâm may Đức Giang
Phía Tây Nam: giáp VINATEX.
Vị trí này có những thuận lợi:
Giao thông: nằm gần thành phố Hà Nội, các điều kiện về giao thông cho việc vận chuyển hàng hóa đều rất thuận lợi. Trong quy hoạch sắp tới, khu vực này nằm trên trục đường quốc lộ nối các tỉnh Bắc Ninh – Vĩnh Phúc – Cảng Hải Phòng và nối với sân bay Nội Bài qua đoạn quốc lộ 8 và cầu Đông Trù.
Nằm ở khu vực tập trung nhiều nhà máy may mặc lớn (Công ty may Đức Giang, Vinatex..) nên rất thuận tiện cho việc giao dịch nguyên phụ liệu.
Với những thuận lợi đó, việc xây dựng một trung tâm giao dịch bán buôn nguyên phụ liệu về dệt may là rất hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu cả về mặt hàng và giao thông.
Các dịch vụ của Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang:
Trên cơ sở tham khảo một số mô hình trung tâm giao dịch NPL dệt may của Trung Quốc và Việt Nam, Trung tâm giao dịch NPL dệt may Đức Giang (sau đây sẽ gọi là Trung tâm ) sẽ là một trung tâm giao dịch NPL với trọng tâm là trở thành điểm quy tụ các nhà cung cấp NPL có uy tín trong và ngoài nước với các dịch vụ hiện đại đáp ứng được các nhu cầu giao dịch đa dạng của khách hàng. Trung tâm sẽ tổ chức các hoạt động chính sau:
Cho thuê văn phòng giao dịch, gian hàng, showroom, kho chứa hàng…Đây sẽ là các hoạt động chính của Trung tâm.
Ngoài ra Trung tâm sẽ kết hợp với một số tổ chức, hiệp hội ngành hàng để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: các cuộc hội thảo chuyên đề, biểu diễn thời trang, hội chợ triển lãm ngành hàng, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tổ chức các đoàn tham gia hội chợ tri._.ung tâm cần có chiến lược thu hút các nhà cung cấp các dịch vụ như ngân hàng, vận tải, logicstic,…đến và đặt các văn phòng giao dịch tại Trung tâm.
Để đảm bảo Trung tâm phát huy được vai trò của mình là tạo điều kiện để doanh nghiệp dệt may chủ động hơn về nguyên phụ liệu, Trung tâm nên kết hợp với các đơn vị hợp tác trên để tiến hành điều tra về mức độ ảnh hưởng và tác dụng của Trung tâm đối với sản xuất của các doanh nghiệp này. Từ đó Trung tâm sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong các họat động.
Vì đây là một dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, huy động từ nhiều nguồn, trong khi lãi suất huy động vốn trên thị trường đang có những biến động khó lường. Do đó để đảm bảo dự án đi vào họat động từ đầu 2012 thì ban lãnh đạo Công ty cần có lộ trình huy động vốn thật chặt chẽ để đảm bảo có đủ lượng vốn đầu tư như dự kiến ở trên.
Việc quản lý, giám sát quá trình xây dựng để đảm bảo đưa công trình vào khai thác đúng kế hoạch là rất quan trọng. Việc kéo dài thời gian thi công sẽ là tăng thêm chi phí ngoài dự kiến.
Các hiệu quả của dự án được dự kiến trong một thời gian dài (10 năm) trong khi môi trường kinh tế và xã hội biến động không ngừng và rất khó lường. Do đó để đảm bảo hạn chế được một cách tối đa những tác động xấu trong thời gian Trung tâm đi vào khai thác thì Ban lãnh đạo của Trung tâm cũng như ban lãnh đạo của Textaco cần theo dõi sát sao thị trường và có những phương án dự phòng thích hợp.
Khách quan:
Để Trung tâm hoạt động có hiệu quả thì sự hỗ trợ và xúc tiến từ phía Bộ Công thương, Hiệp hội dệt may Việt Nam với Ủy ban quản lý và xây dựng thành phố dệt may Trung Quốc để tạo lập các mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp của Trung Quốc là rất cần thiết.
Trong những năm đầu Trung tâm đi vào họat động chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về tài chính do đó rất cần những hỗ trợ từ phía Nhà nước như: giảm giá thuê đất trong 3-5 năm, miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 1-2 năm đầu,…
KẾT LUẬN
Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang ra đời và đi vào hoạt động sẽ tạo một bước đột phá trong hoạt động của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc. Đó là niềm tự hào của Công ty thể hiện tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo đối với sự phát triển của công ty trong sự phát triển của ngành, đánh dấu sự tham gia của công ty với tư cách là người tiên phong trong lĩnh vực mới là cung cấp nguyên phụ liệu dệt may trước mắt là cho khu vực phía Bắc, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy phương thức sản xuất dệt may theo hình thức FOB, một mục tiêu chiến lược của ngành dệt may hiện nay như trong Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010 và chiến lược sản xuất kinh doanh 2010 – 2015 của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền bắc đã đề ra.
Không dừng lại ở đó, việc hình thành các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may như Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang là một trong những giải pháp cho hệ thống phân phối nguyên phụ liệu dệt may hiện còn rất yếu ở Việt Nam. Từ đó chúng sẽ tạo ra các hiệu ứng tích cực là kích thích ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong vùng nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã,… để cung cấp cho thị trường sản xuất trong nước, từ đó tăng giá trị nội địa cho sản phẩm dệt may xuất khẩu.
Tuy nhiên đây vẫn là một mô hình mới đối với Việt Nam nên trong quá trình vận hành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang đòi hỏi ban lãnh đạo Textaco và ban giám đốc Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang cần có những điều chỉnh thích hợp để đảm bảo họat động có hiệu quả và phát huy được vai trò của nó trong việc góp phần thúc đẩy chuyển dịch phương thức sản xuất từ gia công sang FOB trong ngành dệt may, nâng cao giá trị hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Công Thương (6/3/2008), Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của ngành Công thương”,
Lê Mạnh Hùng (2007), Một số cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển sản xuất phụ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, Báo cáo đề tài khoa học cấp bộ, Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội.
Kioshiro Ichikawa (2004), Báo cáo điều tra Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, Cục xúc tiến ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội.
Hoàng Lan (23/6/2005), Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may – Hiện trạng và giải pháp, www.vietnamnet.com
Minh Quang (21/12/2004), Khi nào Việt Nam có ngành công nghiệp hỗ trợ, www.vietnamnet.com.
Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 36/2008/QĐ-TTG ngày 10/3/2008 phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2020.
Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch Đak Lăk (24/12//2007), Ngành sản xuất bông Việt Nam: Chọn hướng nào?
Trung tâm xúc tiến thương mại thành phố Hồ Chí Minh (2007), Ngành dệt may Việt Nam: Xuất khẩu -nhập khẩu, khó khăn và thách thức, các biện pháp phát triển ngành
Viện Quản trị kinh doanh (2001), Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
www.saigontiepthionline.com (16/8/2007), Chuyện kinh doanh: Mở chợ nguyên phụ liệu
www.vietnamnews24.com (18/7/2008), Nguyên phụ liệu dệt may cần có các trung tâm.
Tiếng Anh
Al Coke (2002), Seven steps to a successful business plan, Amacom, New York.
Ma Hongwei, Regional Dialogue on Restrictive policies on the Textiles and Clothing Trade in Asia and the Pacific, Department of Foreign trade, Ministry of Commerce, China.
Virkram Utamsingh (2003) , SWOT analysis of the Indian Textile Industry, KPMG India Pvt. Ltd.,
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thị trường nhập khẩu vải năm 2007
Thị trường
Năm 2007
Năm 2006
So 07/06(%)
Trung Quốc
1.359.535.122
895.608.475
51,8
Hàn Quốc
817.620.382
620.717.035
31,7
Đài Loan
730.380.270
617.675.595
18,2
Hồng Kông
392.728.475
277.710.800
41,4
Nhật Bản
331.691.033
300.292.366
10,5
Thái Lan
68.665.906
55.343.305
24,1
Italia
38.925.235
27.318.468
42,5
Malaixia
37.871.933
28.816.998
31,4
Inđônêxia
33.290.868
30.830.970
8,0
Đức
32.875.839
28.590.103
15,0
Mỹ
17.553.694
13.138.665
33,6
Pháp
16.532.932
8.608.605
92,1
Singapore
13.925.788
11.981.394
16,2
ấn Độ
10.715.012
8.237.678
30,1
Đan Mạch
10.384.980
6.367.824
63,1
Thổ Nhĩ Kỳ
8.257.670
3.208.479
157,4
Bồ Đào Nha
6.073.847
5.938.453
2,3
Anh
5.337.804
4.447.371
20,0
Latvia
3.519.328
340.659
933,1
Philippin
2.442.654
3.190.542
-23,4
Thuỵ Điển
2.317.138
727.846
218,4
Canađa
1.890.416
716.742
163,8
Braxin
1.645.441
1.152.385
42,8
Hà Lan
1.640.175
810.984
102,2
Campuchia
1.593.831
1.444.296
10,4
Australia
1.599.141
2.237.850
-28,5
Tây Ban Nha
1.392.776
2.532.772
-45,0
Áo
1.529.023
674.978
126,5
Bỉ
1.310.075
1.314.322
-0,3
Thuỵ sĩ
1.397.068
1.886.223
-25,9
Litva
819.710
0
*
Niu Zi Lân
522.887
234.310
123,2
(nguồn: Tin Thương mại)
Phụ lục 2: Thị trường nhập khẩu bông năm 2007
Thị trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Năm 2007
Năm 2006
So 07/06(%)
Năm 2007
Năm 2006
So 07/06(%)
Mỹ
63.952
39.757
60,9
81.090.320
47.371.742
71,2
ấn Độ
32.777
32.051
2,3
40.171.585
37.317.523
7,6
Đài Loan
15.439
3.997
286,3
18.822.026
4.331.030
334,6
Thuỵ Sĩ
14.044
11.031
27,3
18.410.110
13.711.144
34,3
Anh
6.291
8.702
-27,7
8.081.731
10.767.119
-24,9
Braxin
5.102
2.804
82,0
6.977.794
3.758.641
85,6
Singapore
3.481
6.246
-44,3
4.535.965
7.896.454
-42,6
Trung Quốc
3.430
450
662,1
3.776.360
746.457
405,9
Pháp
3.016
11.191
-73,0
3.729.740
13.437.818
-72,2
Hàn Quốc
2.328
1.130
106,0
3.568.988
1.627.056
119,4
úc
2.047
3.190
-35,8
2.843.234
4.555.320
-37,6
Đức
1.515
1.104
37,2
1.570.854
898.990
74,7
Nhật Bản
1.223
571
114,2
1.585.534
612.567
158,8
Bỉ
1.217
3.730
-67,4
1.541.597
4.634.635
-66,7
Nam Phi
1.188
1.176
1,0
1.663.707
1.518.280
9,6
Italia
953
709
34,4
843.329
696.078
21,2
Thổ Nhĩ Kỳ
726
824
-11,9
529.954
817.603
-35,2
Canađa
660
374
76,5
480.613
232.588
106,6
(Nguồn: Tin Thương mại)
Phụ lục 3: Thị trường nhập khẩu sợi năm 2007
Thị
trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Năm 2007
Năm 2006
So 07/06(%)
Năm 2007
Năm 2006
So 07/06(%)
Đài loan
198.692
171.197
16,1
312.505.238
247.806.712
26,1
Thái Lan
63.156
38.371
64,6
98.490.282
54.765.277
79,8
Trung Quốc
47.113
33.331
41,3
100.436.348
71.970.947
39,6
Hàn Quốc
31.198
29.482
5,8
73.504.892
54.298.665
35,4
Malaixia
33.376
33.280
0,3
52.317.211
43.798.698
19,4
Inđônêxia
24.710
18.583
33,0
42.741.386
31.348.434
36,3
ấn Độ
7.197
4.726
52,3
14.142.129
9.899.486
42,9
Hồng Kông
6.811
3.622
88,0
13.499.383
13.748.852
-1,8
Nhật
3.226
1.692
90,6
11.878.389
5.220.159
127,5
Nam Phi
796
400
99,0
3.360.397
1.330.162
152,6
Singapore
1.061
447
137,4
2.784.212
1.186.713
134,6
Italia
333
117
184,7
1.695.007
856.900
97,8
Pháp
73
61
18,9
1.141.003
1.132.194
0,8
Mỹ
583
319
82,7
576.480
380.639
51,5
Đức
99
0
*
254.947
0
*
(Nguồn: Tin Thương mại)
Đơn giá:
Năm 2007, giá sợi nhập khẩu trung bình đạt 1.751 USD/tấn, tăng 10% so với năm 2006. Giá nhập khẩu sợi từ Thái Lan đạt 1.563 USD/tấn, tăng 7,6% so với năm 2006; từ Đài Loan đạt 1.587 USD/tấn, tăng 8,9%; từ Hàn Quốc đạt 2.352 USD/tấn, tăng 25% so với năm 2006. Giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng nhẹ, đạt 2.167 USD/tấn.
(Tin thương mại)
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
Công nghiệp dệt may Việt Nam là một ngành xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước www.vinatex.com
. Tuy nhiên, theo các số liệu điều tra năm 2007 ngành thì có đến 70% nguồn nguyên liệu cho ngành này hiện nay đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công, làm theo dạng mua đứt bán đoạn (FOB) vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính điều nay làm giảm giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta chưa tự chủ được về nguyên phụ liệu sản xuất. Nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất ra nguyên liệu cho ngành dệt may nước ta rất dồi dào, nhưng ngành sản xuất nguyên phụ liệu còn chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng được các yêu cầu rất cao về chất lượng thành phẩm của khách hàng nước ngoài.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may đến năm 2020 đáp ứng được 80% nhu cầu nguyên phụ liệu may mặc nội địa và tiến tới xuất khẩu sau 2020 www.vneconomy.vn
. Để thực hiện được mục tiêu trên thì một trong những việc cần phải làm ngay đối với ngành dệt may hiện nay là xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu tại chỗ cho các doanh nghiệp dệt may.
Nắm bắt được nhu cầu đó của các nhà sản xuất dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc đang dự kiến xây dựng một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may tại khu vực Đức Giang và sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2011.
Vì vậy việc nghiên cứu, xác lập các căn cứ và phương án cho việc hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu này là rất cần thiết.
Mục tiêu của đề tài “Xác lập căn cứ và phương án hình thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu Đức Giang của Textaco” là nhằm:
Xác lập các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang của Textaco
Lựa chọn phương án tổ chức tối ưu cho Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang của Textaco
Đề tài này sẽ giúp hệ thống hóa một số lý luận khoa học và thực tiễn trong việc hình thành Trung tâm giao dịch NPL dệt may Đức Giang của Textaco, đồng thời tạo cơ sở quan trọng cho việc lập dự án xây dựng trung tâm này.
CHƯƠNG 1
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY VÀ SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM GIAO DỊCH NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY
Cũng như nhiều ngành sản xuất công nghiệp khác, nguyên phụ liệu (NPL) là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với sản xuất hàng dệt may, nhất là khi sản phẩm của ngành này luôn gắn với tính thời trang nên thường xuyên thay đổi về cả chủng loại, chất lượng. Cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất và yêu cầu của đời sống và sản xuất, hiện nay nguyên phụ liệu ngành may có vô vàn các chủng loại khác nhau nhưng có thể phân chia thành 2 loại chính: nguyên liệu và phụ liệu.
Cùng với xu hướng và yêu cầu phát triển rất nhanh của ngành về thiết kế, công nghệ sản xuất, tay nghề lao động, chất lượng và chủng loại NPL thì việc cung ứng nguyên phụ liệu cũng đòi hỏi phải kịp thời hơn. Do đó hệ thống cung ứng NPL cho ngành cũng đòi hỏi ngày càng phát triển.
Việc hình thành các trung tâm giao dịch NPL cho ngành dệt may là rất cần thiết , nhất là trong điều kiện ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Các trung này do quy tụ được nhiều nhà cung ứng NPL trong và ngoài nước do đó nó sẽ giúp giúp giải quyết nhu cầu về NPL của các nhà sản xuất dệt may trong nước một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, tại đây còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác liên quan đến ngành dệt may trong và ngoài nước, đáp ứng được các yêu cầu giao dịch hiện đại nhất.
Trên cơ sở tham khảo một số mô hình trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may của Trung Quốc (China Textile City) và Việt Nam (Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may và da giày Liên Anh, Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Sanding – Sanding TAM), đề tài đã đưa ra một số những điểm chung quan trọng nhất của các mô hình đó về vị trí, quy mô và cách thức tổ chức, các dịch vụ mà trung tâm cung cấp, cách thức quản lý của đơn vị sở hữu trung tâm đó, khách hàng mà các trung tâm hướng đến cũng như các đơn vị mà trung tâm cần phối hợp trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, đối với một trung tâm mới hình thành thì ngoài việc tham khảo các yếu tố trên thì đơn vị quản lý trung tâm đó còn phải tính toán đến mặt hiệu quả tài chính dựa trên việc tính toán một số chỉ tiêu tài chính quan trọng như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, hiệu quả sử dụng mặt bằng,...
CHƯƠNG 2
XÁC LẬP CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG
TRUNG TÂM GIAO DỊCH NGUYÊN PHỤ LIỆU ĐỨC GIANG
Một nghịch lý của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là: trong khi kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn đứng nhất nhì trong số mặt hàng xuất khẩu (như bảng 2.1 thể hiện) và Việt Nam được xếp vào một trong những nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới thì có đến 70% nguyên phụ liệu của ngành lại là phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Bảng 2.2 – Tổng kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
ĐVT: tỷ USD
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)
36.9
44.9
62.7
Kim ngạch nhập khẩu NPL dệt may (tỷ USD)
2.4
4.91
7.12
Tỷ trọng
6.5%
10.9%
11.4%
Nguồn: Bộ Công Thương
Điều đó có nghĩa là một cường quốc dệt may như nước ta đang phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Những nguyên liệu phải nhập khẩu hầu hết là những nguyên liệu chính như bông, xơ, vải các loại và phụ liệu.
Nguyên nhân chính được xác định là sản xuất NPL trong nước hiện không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất sản phẩm dệt may. Bảng 2.3 thể hiện năng lực cung ứng NPL của ngành dệt may Việt Nam năm 2007.
Bảng 2.3 – Năng lực cung ứng NPL của ngành dệt may Việt Nam năm 2007
Nguyên liệu
Số lượng
Tỷ trọng đáp ứng nhu cầu sx
SX trong nước
Nhập khẩu
SX trong nước
Nhập khẩu
Xơ bông
10000 tấn
190000 tấn
5%
95%
Xơ sợi tổng hợp
50000 tấn
117000 tấn
30%
70%
Xơ sợi nngắn
260000 tấn
173000 tấn
60%
40%
Vải dệt kim
150000 tấn
100000 tấn
60%
40%
Vải dệt thoi
680 triệu m2
1590 triệu m2
30%
70%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Bảng trên cho thấy sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu về xơ bông, 30% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 60% nhu cầu xơ sợi ngắn, 60% nhu cầu vải dệt kim và 30% nhu cầu vải dệt thoi. Sự phụ thuộc này là một trong những nguyên nhân khiến cho hình thức sản xuất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay vẫn là gia công, giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may chưa đến 10%.
Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là từ hệ thống cung ứng nguyên phụ liệu của Việt Nam. Trong khi các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ NPL được đáp ứng từ 2 nguồn: Các vùng kinh doanh, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may (thường được gọi là các textile city) và nhập khẩu. Tuy nhiên, ở các nước này nguồn cung ứng trong nước vẫn chiếm ưu thế và hầu hết các nước sản xuất hàng dệt may khác trên thế giới đều phải nhập khẩu NPL từ các nước này.
Ở Việt Nam, NPL cho ngành dệt may cũng được đáp ứng bằng 2 nguồn là trong nước và nhập khẩu. Nước ta chưa có quy hoạch vùng chuyên kinh doanh, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may. Nguồn nhập khẩu hiện vẫn đang là nguồn chủ yếu phục vụ cho sản xuất trong nước.
Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hệ thống cung ứng NPL dệt may của Việt Nam, một số vấn đề được đặt ra:
Sản xuất NPL: sản xuất của Việt Nam chủ yếu là bông, sợi và vải. Các vùng trồng bông như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thì diện tích đang ngày càng bị thu hẹp, quy mô nhỏ, chịu tác động nhiều của thiên tai nên năng suất không cao. Năng suất bông năm 2007-2008 của Việt Nam là khoảng 2600 tấn, trong khi nhu cầu lên đến 200 000 tấn/ năm Nguồn: Vinanet (27/12/2007)
, chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu của ngành dệt do diện tích trồng bông ngày càng giảm, đặc biệt là do ảnh hưởng của hạn hán năm 2006-2007 dẫn đến mất mùa.
Các nhà máy sản xuất vải phân bố rải rác trên khắp cả nước. Hiện ngành dệt may đã có nhiều dự án đầu tư vào sản xuất vải nhưng tất cả mới chỉ ở giai đoạn mở đầu. Tuy nhiên lại chưa co nhiều nhà máy và dự án đầu tư vào sản xuất phụ liệu. Sản xuất phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 25%-30% nhu cầu sản xuất. Số lượng còn lại đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Hệ thống phân phối NPL: với nền sản xuất NPL như vậy đã tác đông đến hệ thống phân phối NPL. Hiện việc phân phối NPL cho ngành dệt may trong nước được thực hiện chủ yếu qua các kênh sau:
+ Nhà sản xuất NPL – nhà sản xuất hàng may mặc. Ưu điểm của kênh này là nhà sản xuất có thể mua nguyên liệu với giá tận gốc, chất lượng được bảo đảm theo yêu cầu. Nhưng nhược điểm của kênh này là khoảng cách về địa lý giữa nhà sản xuất NPL và nhà sản xuất may mặc, nhất là trong tình trạng nguyên phụ liệu chủ yếu phải đặt hàng ở nước ngoài.
+ Nhà sản xuất NPL – đại lý – nhà sản xuất hàng may mặc. Ưu điểm của kênh này là các bên mua và bán không mất nhiều thời gian để có được hàng , nhưng nhược điểm của kênh phân phối này là lợi nhuận của các nhà sản xuất hàng may mặc sẽ bị giảm. Đây đang là kênh phân phối chủ yếu bởi đa phần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa số đang sản xuất theo hình thức gia công.
+ Nhà sản xuất NPL – chợ giao dịch (truyền thống) – nhà sản xuất may mặc: Ưu điểm của kênh phân phối này là cung cấp đa dạng các chủng loại NPL với chi phí thấp. Tuy nhiên kênh phân phối này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn, yêu cầu cao về chất lượng và nhất là thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất NPL ở những chợ này là thường không rõ ràng hoặc không có.
+ Trung tâm giao dịch NPL dệt may hiện đại với nhiều tiện ích đang và sẽ là một kênh cung ứng NPL phát triển do những ưu thế:
Quy tụ được nhiều nhà sản xuất, cung ứng NPL có uy tín trong và ngoài nước với nhiều thông tin liên quan.
Tích hợp được nhiều tiện ích phục vụ cho các họat động giao dịch hiện đại
Năng lực cung ứng tại chỗ lớn do có các kho chứa hàng và kho quan ngoại.
Thích hợp với việc quảng bá thương hiệu của các nhà cung ứng, sản xuất.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ngành dệt may đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi hệ thống hạn ngạch bảo hộ nền sản xuất trong nước được dỡ bỏ. Trong điều kiện đó, yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam đang đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết .
Nhận thức được điều đó, chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2020 đã vạch ra những mục tiêu rất cụ thể trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của ngành là từ 60% đến 70%, nâng cao năng lực đáp ứng NPL của sản xuất trong nước phấn đấu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 80% nhu cầu sản xuát của ngành và sau năm sẽ xuất khẩu NPL.
Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu chiến lược ngành dệt may đến 2015, định hướng đến 2020
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 2006
Mục tiêu toàn ngành đến
2010
2015
2020
1. Doanh thu
Triệu USD
7.800
14.800
22.500
31.000
2. Xuất khẩu
Triệu USD
5.834
12.000
18.000
25.000
3. Sử dụng lao động
Nghìn người
2.150
2.500
2.750
3.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa
%
32
50
60
70
5. Sản phẩm chính:
- Bông xơ
- Xơ, Sợi tổng hợp
- Sợi các loại
- Vải
- Sản phẩm may
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
Triệu m2
Triệu SP
8
-
265
575
1.212
20
120
350
1.000
1.800
40
210
500
1.500
2.850
60
300
650
2.000
4.000
Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg
Để thực hiện được các mục tiêu đó, một loạt các biện pháp đồng bộ đã được vạch ra từ khâu trồng nguyên liệu đến khâu sản xuất. Trong đó, xây dựng các trung tâm giao dịch NPL tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu NPL tại chỗ của các doanh nghiệp.
Đứng trước những cơ hội mà thị trường đang mang lại, Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc (Textaco) với những thế mạnh về kinh nghiệm và thị trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu NPL dệt may và mặt bằng, trong chiến lược phát triển đến 2015 sẽ xây dựng Trung tâm giao dịch NPL dệt may Đức Giang. Đây sẽ là một trong 2 trung tâm giao dịch NPL đầu tiên ở khu vực phía Bắc và sẽ được phát triển thành một trong những đầu mối cung ứng NPL hàng đầu ở khu vực này, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và còn đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may trong khu vực.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC TRUNG TÂM GIAO DỊCH NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY ĐỨC GIANG
Mô hình chung về Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang:
Về vị trí: Trung tâm thương mại Đức Giang sẽ nằm trên khu đất có diện tích 25 513, 40 m2 (= 2,5 ha), tọa lạc tại thị trấn Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.
Phía Đông Bắc: giáp Trung Tâm may Đức Giang
Phía Đông Nam: ngõ 53 – Phố Đức Giang
Phía Tây Bắc: giáp Trung tâm may Đức Giang
Phía Tây Nam: giáp VINATEX.
Vị trí này có những thuận lợi:
Giao thông: nằm gần thành phố Hà Nội, các điều kiện về giao thông cho việc vận chuyển hàng hóa đều rất thuận lợi. Trong quy hoạch sắp tới, khu vực này nằm trên trục đường quốc lộ nối các tỉnh Bắc Ninh – Vĩnh Phúc – Cảng Hải Phòng và nối với sân bay Nội Bài qua đoạn quốc lộ 8 và cầu Đông Trù.
Nằm ở khu vực tập trung nhiều nhà máy may mặc lớn (Công ty may Đức Giang, Vinatex..) nên rất thuận tiện cho việc giao dịch nguyên phụ liệu
Với những thuận lợi đó, việc xây dựng một trung tâm giao dịch bán buôn nguyên phụ liệu về dệt may là rất hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu cả về mặt hàng và giao thông
Về hoạt động dịch vụ: Trên cơ sở tham khảo mô hình của các trung tâm giao dịch của Trung Quốc và Việt Nam, Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang (sau đây sẽ gọi là Trung tâm) cung cấp một số dịch vụ:
Cho thuê văn phòng giao dịch, gian hàng, showroom, kho chứa hàng…Đây sẽ là các hoạt động chính của Trung tâm.
Ngoài ra Trung tâm sẽ kết hợp với một số tổ chức, hiệp hội ngành hàng để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: các cuộc hội thảo chuyên đề, biểu diễn thời trang, hội chợ triển lãm ngành hàng, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tổ chức các đoàn tham gia hội chợ triễn lãm theo ngành hàng.
Để đáp ứng được các nhu cầu giao dịch diễn ra tại Trung tâm được thuận tiện nhất, Trung tâm sẽ tổ chức hoặc cho các đơn vị kinh doanh cung cấp các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển...thuê một phần diện tích thích hợp.
Về quy mô và cách thức tổ chức: Trung tâm sẽ gồm 3 khối nhà như hình 3.1
KHU A
(7 tầng)
KHU B (2 tầng)
Cổng
Cổng
Cổng
Cổng
KHU C(2 tầng)
Hình 3.1 – Sơ đồ cấu trúc mặt bằng của Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang
Trong đó:
+ Khu Acó diện tích mặt bằng là khu văn phòng, showroom, gian hàng giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, giải trí. 7 tầng của khu này được sử dụng là m gian trưng bày , giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ phục vụ giao dịch . Khu này ngoài các trang bị về điện thoại, máy lạnh, hệ thống phòng cháy chữa cháy, khu vực vệ sinh chung còn có hệ thống Internet không dây (Wifi).
+ Khu B và khu C (được xây dựng trên diện tích của 2 khu kho cho thuê) sẽ là khu vực kho chứa hàng và khu vực dành cho các gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm.
Khách hàng của Trung tâm sẽ là
+ Các nhà sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu đến từ các trung tâm dệt may của + Trung Quốc và các nước trong khu vực.
+ Các nhà sản xuất và buôn bán nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam.
+ Các nhà máy sản xuất hàng dệt may lân cận
+ Một số ngân hàng có uy tín tại Việt Nam (Vietcombank, Agribank,…)
+ Một số nhà cung ứng các dịch vụ về vận chuyển, xuất nhập khẩu, tư vấn về NPL…
Về đơn vị hợp tác: Trung tâm cần một số đơn vị phối hợp trong hoạt động như: Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex), Ủy ban quản lý và xây dựng thành phố dệt may Trung Quốc (China Textile City Construction and Management Committee).
Về quản lý: Trung tâm là đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc sự quản lý của Textaco. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm như hình 3.2.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TEXTACO
BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
TRUNG TÂM GIAO DỊCH NPL ĐỨC GIANG
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng Marketing
Phòng
kinh doanh
Phòng
Thông tin
Với cấu trúc mặt bằng dự kiến như trên, khu A sẽ là khối nhà 7 tầng là hòan toàn hợp lý. Riêng việc sử dụng 2 khối nhà B và khối nhà C sẽ có 2 phương án sử dụng với hiệu quả kinh doanh sẽ khác nhau.
Tổ chức Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang theo phương án 1:
Theo phương án này, khu B sẽ phát triển thành trung tâm thương mại số 1 và khu C sẽ phát triển thành Trung tâm thương mại số 2. Trong đó:
Tầng 1 của các khu này sẽ dùng để làm kho chứa nguyên phụ liệu nên sẽ thiết kế 4 sảnh chính bao quanh bám theo các mặt đường chính, có cầu thang bộ và thang trượt hàng và thang tời để vận chuyển hàng từ tầng 1 lên tầng 2.
Tầng 2 sẽ dùng cho các gian hàng giao dịch nguyên phụ liệu và hàng may sẵn nên sẽ dùng hệ thống cửa kính rộng để tạo cho công trình vẻ sang trọng và hiện đại. Nội thất sẽ dùng các tấm trần nhẹ để chống nóng và tạo không gian phong phú cho công trình.
Theo phương án này, dựa trên tham khảo giá xây dựng và các chi phí khác trên thị trường dự kiến một số chi phí sẽ như sau:
Vốn đầu tư xây dựng là: 45 675 581 000 đồng
Chi đầu tư các tài sản cố định khác: 9 673 075 000 đồng
Khấu hao mỗi năm: 3 481 993 000 đồng
Cơ cấu vốn đầu tư: Vốn cố định: 55,348,656 đồng, chiếm 95.3% tổng vốn đầu tư.
Vốn lưu động: 2,687,587 đồng, chiếm 4.7% tổng vốn đầu tư.
Nguồn tài trợ: vốn tự có 30%, vốn huy động từ các thành viên 30% và vay tín dụng 40%. Lãi suất dự tính là 18%
Tiến độ: thời gian chuẩn bị và xây dựng là từ 2009 đến 2011. Thời gian đi vào khai thác từ 2012. Việc trả nợ sẽ diễn ra trong 10 năm kể từ khi công trình đi vào khai thác.
Doanh thu dự kiến: 25 878 000 000 đồng/năm. Tuy nhiên trong những năm đầu hiệu suất khai thác công trình dự tính chỉ là 80%, các năm tiếp theo mỗi năm tăng 10%.
Hiệu quả tài chính: NPV = 15 940 652 000 đồng; IRR = 29.04%; thời gian hoàn vốn: 5.2 năm
Tổ chức Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may Đức Giang theo phương án 2:
Theo phương án này, khu B sẽ xây dựng thành khu chuyên cung cấp các showroom , trong đó:
Tầng 1: Showroom dành cho nguyên phụ liệu dệt may vì rất tiện cho việc vận chuyển hàng từ các kho sang cũng như giao hàng cho khách.
Tầng 2: Showroom dành cho hàng thời trang may sẵn và cao cấp.
Khu C sẽ xây dựng thành khối nhà chuyên cung cấp các dịch vụ kho để chứa nguyên phụ liệu dệt may và sản phẩm dệt may.
Theo phương án này, dựa trên tham khảo giá xây dựng và các chi phí khác trên thị trường dự kiến một số chi phí sẽ như sau:
Vốn đầu tư xây dựng là: 50 103 851 000 đồng
Chi đầu tư các tài sản cố định khác: 9 673 075 000 đồng
Khấu hao mỗi năm: 3 683 278 000 đồng
Cơ cấu vốn đầu tư: Vốn cố định: 59 776 926 đồng, chiếm 95.7% tổng vốn đầu tư.
Vốn lưu động: 2,687,587 đồng, chiếm 4.3% tổng vốn đầu tư.
Nguồn tài trợ: vốn tự có 30%, vốn huy động từ các thành viên 30% và vay tín dụng 40%. Lãi suất dự tính là 18%
Tiến độ: thời gian chuẩn bị và xây dựng là từ 2009 đến 2011. Thời gian đi vào khai thác từ 2012. Việc trả nợ sẽ diễn ra trong 10 năm kể từ khi công trình đi vào khai thác.
Doanh thu dự kiến: 26 730 000 000 đồng/năm. Trong những năm đầu hiệu suất khai thác công trình dự tính chỉ là 80%, các năm tiếp theo mỗi năm tăng 10%.
Hiệu quả tài chính: NPV = 14 410 930 000 đồng; IRR = 26.5%; thời gian hoàn vốn: 5.5 năm.
So sánh và lựa chọn phương án tổ chức
Bảng 3.26: Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu 2 phương án kinh doanh
Các chỉ tiêu
Phương án 1
Phương án 2
So sánh
NPV
15 940652 000 đồng
14 410 930 000 đồng
NPV1 > NPV 2
IRR
29.04%
26.5%
IRR1 > IRR2
Vốn đầu tư ban đầu
58 036 243 000đồng
62 464 513 đồng
Vốn đầu tư ban đầu của phương án 1< của phương án 2
Thời gian hoàn vốn
5.2 năm
5.5 năm
Thời gian hoàn vốn của phương án 1 < của phương án 2
Hiệu quả sử dụng mặt bằng
Phát huy được tối đa sự thuận tiện của tầng 1 của cả 2 khu nhà B và C trong việc vận chuyển và giao hàng
Tách biệt khu vực chứa hàng và khu vực giao dịch
Hiệu quả sử dung mặt bằng của phương án 1 > phương án 2
Nguồn: tác giả tổng hợp
Phân tích trên cho thấy phương án 1 hội tụ nhiều ưu điểm hơn phương án 2 nên phương án 1 là phương án tối ưu, và là phương án được lựa chọn.
Để đưa Trung tâm giao dịch NPL Đức Giang đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trò của mình trong giúp doanh nghiệp chủ động hơn vè nguồn hàng, chuyển dịch từ phương thức sản xuất gia công sang phương thức FOB nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam thì cần có một số điều kiện cả về chủ quan (Trung tâm) và khách quan (từ sự hỗ trợ của ngành và nhà nước).
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-67.doc