Xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề tinh bột sắn Minh Hồng

LỜI MỞ ĐẦU Kinh doanh tại các làng nghề là một trong những hoạt động kinh tế mang lại lợi ích lớn, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân. Hiện tại và trong tương lai nó có tác động lớn đến phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội nói chung của một quốc gia. Các quốc gia khác trên thế giới cũng giữ gìn và mở rộng làng nghề của mình như ở Nhật Bản, Hàn Quốc,… tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của làng nghề mà mỗi vùng mang một nét đặc trưng khác nhau. Làng nghề ở Việt Nam phát triển tương đối

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề tinh bột sắn Minh Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sớm có tuổi đời từ 30 đến hàng trăm năm nên gắn bó với cuộc sống của hầu hết người dân trong làng không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần, hơn nữa nó còn là một nét văn hoá truyền thống cần phải giữ gìn và phát huy. Tương ứng với quy mô phát triển kinh tế, lợi nhuận ngày càng tăng thì ô nhiễm ngày càng trầm trọng, làng nghề đang dóng lên những hồi chuông báo động đòi hỏi người dân và chính quyền địa phương phải lựa chọn hoặc kinh tế hoặc môi trường để trả lời câu hỏi có nên tiếp tục phát triển nó hay không. Trả lời được câu hỏi lớn này ta cần phải xác định được thiệt hại môi trưòng do các làng nghề gây ra, từ đó các nhà hoạch định chính sách sẽ tính được chi phí khắc phục - dự phòng và đề ra được các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm đưa nó đi theo con đường phát triển bền vững. Để có thể tinh toán được chúng ta phải dựa vào sự trợ giúp đắc lực của môn kinh tế tài nguyên môi trường và một số công cụ khác.Vì vậy nắm vững và hiểu biết về môn học này là một điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Có lẽ ở vị trí đó mà ngành học này đã được phát triển tương đối sớm từ những năm 1960, từ đó nhận thức về môi trưòng của con người ngày càng được nâng cao. Trong tương lai đây là một ngành học thú vị, không hề khô khan và hết sức cần thiết cho không chỉ những nhà lập chính sách, cho sinh viên những chủ nhân trong tương lai gần của đất nước mà còn cho tất cả mọi người yêu môi trường. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và thầy Đinh Đức Trường đã giúp em hoàn thành đề án này! Phần 1: Lý do chọn đề tài Sự cần thiết phải xác định thiệt hại ô nhiễm ở môi trường làng nghề: Làng nghề nói chung, làng nghề chế biến nông sản nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 1450 làng nghề, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (57,9%) trong đó số làng nghề nông sản chiếm 13,6% tổng số làng nghề. Sản xuất làng nghề thu hút khoảng 29% lực lượng lao động nông thôn, tạo ra một lượng hàng hóa rất lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thu nhập của các hộ có ngành nghề trung bình cao hơn 1,3 lần so với các hộ thuần nông. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề ở nước ta vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá thiếu đồng bộ, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn thấp,.... Vì vậy ở các làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tói sức khỏe cộng đồng. Theo kết quả xét nghiệm của viện khoa học và công nghệ môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm, không khí đều có dấu hiệu ô nhiễm, vì vậy cần phải xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề để có thể đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp cho việc phát triển làng nghề một cách bền vững. 1.2. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 1.2.1. Giới thiệu về làng nghề Minh Hồng Minh Hồng thuộc xã Minh Quang huyện Ba Vì - Hà Nội là một làng nằm cách trung tâm Hà nội hơn 70 km, trên vùng núi cao giữa đỉnh Ba vì, thuộc bãi bồi ven sông Đà – nơi hội tụ nhiều dạng địa hình khác nhau ( triền núi dốc, vùng đồi gò,….) Từ năm 2006, Minh Hồng đã chuyển đổi toàn bộ cơ cấu cây trồng từ lúa sang sắn để tận dụng thế mạnh của vùng đồng thời phát triển nghề truyển thống là chế biến tinh bột. Minh hồng có tất cả 235 hộ gia đình với 1245 nhân khẩu. Diện tích làng: 5056 km2 Diện tích đất trồng lúa: 2995 km2 Diện tích đất trồng sắn, dong: 4205 km2 Còn lại là đất trồng chè và rau Chăn nuôi: chủ yếu là bò, lợn. Theo thống kê của HTX, năm 2007 xã gieo trồng được 921.9 ha cây lương thực, rau màu; 10ha chè; 760 con bò; 400ha cây đót (dong riềng). 1.2.2. Tình hình sản xuất tinh bột Nghề chế biến tinh bột ở Minh Hồng có từ năm 1971 do một người thợ trong làng nghề Sấu giá ( Hoài Đức) về dạy cho các hộ xã viên. Sau khi chế biến củ dong riềng thành tinh bột sẽ được bán cho các làng nghề làm miến ở Hoài Đức. Năm 2001, Minh Hồng được chính thức công nhận là một làng nghề với quy mô lớn, máy móc thiết bị tiên tiến ( máy nghiền, máy xay vỏ,... ) đã được đưa vào sử dụng phổ biến. Hoạt động sản xuất chế biến tinh bột trong hầu hết các hộ gia đình diễn ra từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Có 203/235 hộ trong làng làm nghề chế biến tinh bột sắn, hầu hết các hộ có thâm niên làm nghề từ 25 – 30 năm, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, thô sơ. Một hộ gia đình chế biến tinh bột TB/ngày từ 2 – 3 tấn nguyên liệu, thu được 1,2 – 1,5 tấn tinh bột, vào dịp Tết thì nhộn nhịp hơn với trung bình 5 – 6 tấn/ 1 hộ. Nguồn nước cho quá trình sản xuất tinh bột được lấy từ sông Đà và toàn bộ nước thải cũng được xả thẳng ra đó mà không qua xử lý. Đó là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm, sát bờ sông Đà có các ống nước xả thải đen ngòm, bọt trắng xóa cả một khúc sông, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc. Chất thải của quá trình chế biến tồn dư qua thời gian dài, có màu trắng đục, đóng thành từng mảng bám vào rêu và đá dưới lòng sông, suối dày tới 50 cm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người dân trong vùng. Nghề chế biến tinh bột đem lại hiệu quả gấp 2 – 2,5 lần so với trồng lúa và rau màu khác, hầu hết các gia đình trong xã đã xây được nhà tầng, mua xe máy và thuê thêm nhân công để mở rộng sản xuất. Từ đây đã tạo được công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong làng và các xã lân cận. Nguồn thu nhập của từng gia đình lớn và ổn định nên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chỉ còn 9% ( trước đây là 1 xã vùng núi nghèo nhất của huyện Ba Vì ). 1.2.3. Lý do chọn điều tra tại làng nghề Minh Hồng Hiện nay nhu cầu về bún, miến ngày càng gia tăng do đó nghề chế biến tinh bột sắn dong cũng phát triển theo. Hiện cả nước chỉ có một số làng nghề chuyên về sản xuất tinh bột Dương Liễu – Hà Tây; Kỳ Sơn - Kỳ Anh,…). Làng nghề Minh Hồng với những điều kiện tự nhiên có sẵn ( nguồn nước cho sản xuất là nước sông Đà dồi dào, đất phù hợp với cây đót ) thích hợp cho việc sản xuất tinh bột, nghề làm bún miến ở Minh Hồng đã phát triển rất mạnh trong mấy năm trở lại đây, tuy nhiên đi cùng với sự phát triển nhanh chóng đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Người dân Minh Hồng hầu như chỉ quan tâm đến vấn đề năng suất, sản lượng mà bỏ qua môi trường bị ô nhiễm đang đe dọa từng ngày đến sức khỏe của dân cư trong vùng và các khu vực lân cận. Vì vậy tính toán được thiệt hại ô nhiễm do làng nghề này gây ra cho môi trường địa phương là cần thiết, dựa vào đó, các nhà chính sách có cơ sở để ra quyết định tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề này theo hướng quản lý nào để đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo sức khỏe của người dân đồng thời để người dân nhận thức rõ được thiệt hại môi trường gây ra cho chính bản thân mình, từ đó tự quản lý việc sản xuất của mình, giảm bớt ô nhiễm. Hơn nữa, trong tương lai có thể phát triển được làng nghề mà không phải đóng cửa nó, giữ lại nghề gắn bó với người dân gần 40 năm qua, giải quyết việc làm cho hầu hết người dân trong làng. Phần II: các phương pháp nghiên cứu Làng nghề tinh bột sắn Minh Hồng trong quá trình chế biến thải ra một lượng nước thải tương đối lớn, chủ yếu từ các quá trình rửa nguyên liệu, lọc tinh bột, tẩy rửa. Lượng nước này được đổ trực tiếp ra ao hồ, qua hệ thống kênh mương đổ ra sông Đà gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mặt, nước nầm. Các hóa chất lắng động lại thấm dần xuống đất phá hủy hệ sinh thái cân bằng của đất, gây ô nhiễm đất. Hóa chất và khói bụi phát sinh trong quá trình sản xuất cũng làm cho không khí bị ô nhiễm. Để tính toán được các thiệt hại gây ra trên, ta sẽ sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp chi phí thay thế Phương pháp đáp ứng liều lượng Phương pháp phòng ngừa Phương pháp chi tiêu trong bảo vệ Phương pháp chi phí sức khỏe Sau đây chúng ta sẽ hiểu thêm về 1 vài phương pháp chính: Phương pháp chi phí thay thế Là phương pháp dựa trên cơ sở tính toán xem xét các chi phí để chi phí hoặc phục hồi môi trường bị thiệt hại đưa về mức nguyên trạng của nó. Tổng giá trị chi phí này có thể được coi là giá trị của chất lượng môi trường. Bước1: Để tính toán được chi phí thay thế trước hết ta phải xác định cho được những loại chi phí nào chi cho môi trưòng, trên cơ sở xác lập các chi phí đó người ta bóc tách trong tổng chi phí. Bước 2: Xác định mức giá cho từng loại chi phí bởi lẽ trong thực tế chi phí thay thế để phục hồi môi trường có thể có nhiều loại khác nhau và mỗi loại có một mức giá. Bước 3: Tổng hợp chi phí và nó phản ánh chất lượng môi trường được đánh giá. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp này: + Ưu điểm: Về mặt nhận thức thì dễ được chấp nhận, các chi phí trong phương pháp này hoàn toàn có thể sử dụng giá thị trường để tính toán gồm giá vật liệu và giá nhân công. + Nhược điểm: Đối với người làm đánh giá nếu không hiểu về bản chất không thể bóc tách đâu là chi phí môi trường. Trong tính toán chúng ta thường gặp phải những yếu tố chi phí thay thế trực tiếp thì có thể xác lập được nhưng với yếu tố dài hạn có tính gián tiếp thường không xác định được. . Phương pháp đáp ứng liều lượng Là phương pháp người ta dựa trên nguyên lý về sức chịu tải của môi trường. Mỗi mức độ tăng lên của những tác động tới môi trường thì có một phản ứng hay đáp ứng của hệ sinh thái và nếu vượt quá ngưỡng cho phép của sức chịu tải thì môi trường bắt đầu ô nhiễm. Trên cơ sở nguyên lý đó người ta xây dựng một mô hình trong mối quan hệ giữa lượng thải ra của môi trường của hoạt động sản xuất sẽ có một thiệt hại hoặc tổn thất mà thiệt hại tổn thất ấy người ta có thể tính được bằng giá trị. Nội dung tiến hành: Bước 1: Phải xác lập mối quan hệ giữa khả năng chịu tải của môi trường và tương ứng với nó một lượng vật chất hàng hoá môi trường biến đổi với mức độ liều lượng thải ra của hoạt động sản xuất hay tiêu dung. Đây là xác định về lượng thông qua mối quan hệ hàm số. Bước 2: Trên cơ sở mô hình người ta xây dựng hàm biến thiên nhưng quy ra giá trị lượng và tiền. Số tiền xác lập chính là mối quan hệ với lượng gây ra phản ứng thì sẽ xác định được giá trị tiền tệ bị mất hoặc thu nhận về giá trị này, phản ánh giá trị của chất lượng môi trường. Ưu điểm và hạn chế: + Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ thuyết phục các nhà ra chính sách việc tính toán để xác định ra giá trị bằng tiền đơn giản và người ta có thể dựa vào giá thị trường để xác lập. + Hạn chế: Nó mới phản ánh một mặt của vấn đề mà chưa phản ánh một cách toàn diện quan điểm của TAV. Phải sử dụng nhiều kỹ thuật của công nghệ môi trường để đo đếm xác định liều lượng, số lượng cũng như mức độ ô nhiễm nếu không khi đưa vào mô hình sẽ bị sai lệch trong khi điều kiện kĩ thuật môi trường ở nước ta chưa phát triển. 2.3. Phương pháp chi phí sức khỏe: Là phương pháp tính toán thiệt hại dựa trên những ảnh hưởng mà ô nhiễm gây ra cho sức khỏe. 2.4. Phương pháp chi tiêu bảo vệ: Do nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề nên các hộ gia đình trong khu vực phải bỏ chi phí để lắp đặt hệ thống sử lý nước. Phần 3: Quy trình tính toán thiệt hại ô nhiễm của làng nghề 3.1. Các tác động của ô nhiễm tới khu vực Nguồn gây ô nhiễm Thiệt hại sức khoẻ và năng suất cây trồng 1. Ô nhiễm nước 2. Ô nhiễm đất - Người dân bị nhiễm các loại bệnh gây ra do sinh hoạt và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. - Năng suất thủy sản giảm. - Không đủ nước sạch phục vụ cho nông nghiệp. - Một phần sông Đà bị ô nhiễm trầm trọng. Năng suất lúa và các cây hoa màu bị giảm. 3.2. Xác định thiệt hại ô nhiễm nước: Bảng số liệu về khối lượng tinh bột chế biến của các hộ Quy mô hộ Trung bình số hộ Khối lượng sản phẩm chế biến/ngày (kg) Quy mô nhỏ 54.4(26.86%) 1105 Quy mô trung bình 101.9(50.2%) 1534 Quy mô lớn 46.69(23%) 3078 Bình quân chung 1905.66/hộ/ngày Bảng mức sử dụng nước trong quá trình sản xuất Công đoạn Đầu vào Đầu ra Chất thải Rửa, bóc vỏ 1000kg 0.8 – 1.2m3 nước 950kg sắn bóc vỏ 0.8 – 1.2m3 nước thải 50kg vỏ đất cát Ngâm 950kg sắn bóc vỏ 0.5m3 nước 950kg sắn bóc vỏ 0.5m3 nước thải Xay nghiền 950kg sắn bóc vỏ 950kg sắn bóc vỏ Lọc, tách bã 950kg bột nhão 4.2 – 5.32m3 nước Sữa bột 3.8m3 – 4.8m3 nước thải Tổng lượng nước thải cho 1 tấn nguyên liệu: 5,1m3→ 6,5 m3. Tổng lượng nước thải của toàn vùng trong một ngày: A = Nước thải/tấn x Khối lượng hộ/ngày x Số hộ = (5.1 x 1905.66 x 203) , (6.5 x 1905.66 x 203) = 1972929.798 , 2514518.37 Tổng lượng nước thải toàn vùng trong thời kỳ sản xuất (7tháng = 210 ngày) B = A x 210 = 400504.749 , 510447.929 + Theo kết quả, cứ 1 tấn sắn củ sẽ tạo ra 450 kg bã sắn, 50 kg vỏ sắn và đất cát. 1 tấn dong sẽ tạo ra 550 kg bã, 100 kg vỏ và đất cát. + Chế biến 1 tấn sắn nguyên liệu cần 5,5 – 6,7 m3 và thải ra môi trường 5,1 – 6,5 m3 nước thải. + Chế biến 1 tấn tinh bột dong nguyên liệu cần 10 – 12 m3 nước và thải ra môi trường 9,5 – 10 m3 nước thải. + Chất thải rắn của hoạt động chế biến (bã sắn) được giữ lại làm thức ăn cho cá hoặc làm nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi. Bã dong có hàm lượng chất sơ cao, có giá trị về kinh tế nhưng bị nghiền nhỏ trong quá trình chế biến nên khó thu gom, rồi được thải trực tiếp ra môi trường. + Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải từ các công đoạn chế biến ở mức cao đặc biệt là công đoạn lọc và tách bã. Hàm lượng COD, BOD trong nước thải vượt quá mức cho phép 8 – 100 lần. Thiệt hại do nước gây ra cho chăn nuôi: + Bò: Từ 2001-2006 trung bình một năm có 10 con bò chết do uống phải nước bị ô nhiễm. Tổng số tiền thiệt hại = 5năm x 10con x giá/con = 50 x 7tr/con = 350tr + Cá: Ở một số hộ gia đình có xây dựng mô hình VAC thả cá hàng trăm ha nhưng do nguồn nước bị ô nhiễm làm cá bị chết trắng hàng loạt. Nước trong ao có màu vàng vẩn đục bốc mùi khó chịu. (sử dụng phương pháp chi phí thay thế) Tiến hành điều tra sản lượng cá ở làng Minh Hồng và ở làng Minh Quang (2 làng có diện tích và mật độ dân số tương đương nhau). Minh Hồng Đá Chông Giá Sản lượng/năm 350kg 1000kg 14.000đ/kg ∑Thiệt hại = giá x chênh lệch sản lượng Ngoài ra, ước tính có 42,85% số ao hồ trong vùng không thả được cá do hồ có tới 10 rãnh nước thải đổ xuống hiện tại chỉ có một số loài thủy sinh rêu và bèo tây là sống được trong các hồ này. Như vậy chi phí để khắc phục những hồ ao này về dạng nguyên trạng là: - Chi phí đào sâu. - Chi phí sử lý bằng hóa chất. - Chi phí đưa một số giống loài thủy sinh về gây giống lại. Ô nhiễm nước mặt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân: - Nước dùng phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đều bị ảnh hưởng. ∙ 195/235 hộ sử dụng nước giếng khoan (82,97%) ∙ 40 hộ còn lại sử dụng nước giếng khơi. ∙ Chưa có hộ nào sử dụng nước máy. - Nước giếng khoan có hiện tượng bị tanh và có váng - Nước giếng khơi bốc mùi khó chịu do nước thải ngấm vào mạch nước giếng, giếng đào sâu tới 20m nhưng vẫn không dùng được, nhiều hộ đào 2 giếng nhưng đều phải bỏ không. - Chi phí để khắc phục ô nhiễm nước giếng bao gồm: + Chi phí đào giếng (những giếng mới đào nhưng không sử dụng được) =4 giếng x 3,5 triệu đồng/1 giếng = 14 triệu đồng + Chi phí mua nước: 25/235 hộ phải đi mua nước của các hộ khác ở vùng lân cận. 1 hộ sử dụng 80l/ngày 25 hộ 1 ngày sử dụng: 25x80=2.000l Chi phí = 2.000x8.500 = 1.700.000 đồng + 227/235 hộ mua các dụng cụ lọc nước. giá thị trường của 1 bình lọc nước là 1.325.000 đ Chi phí = 227 x 1.325.000 = 300.775.000 đ Ngoài ra còn có các chi phí mua thùng phuy, xây bể chứa nước mưa… Do nguồn nước mặt + nước ngầm bị ô nhiễm khiến người dân trong vùng bị các loại bệnh về mắt, các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,.…Các đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là trẻ em và người già. Hầu hết trẻ em và người già đều bị đau mắt hột và bệnh đường ruột. ∑Chi phí = số người bị bệnh x số tiền khám chữa bệnh (Chưa có số liệu để tính toán) Những chất gây ô nhiễm có trong nước thải ngấm vào đất gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước ngầm. Đất bị giảm nguồn dinh dưỡng, hệ sinh thải của đất bị phá vỡ dẫn đến hiệu quả sản lượng cây trồng và chăn nuôi giảm rõ rệt. Thiệt hại gây ra cho sông Đà – nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho toàn vùng và có giá trị thủy điện to lớn.Bên bờ hữu sông Đà, nước thải trắng cả một khu vực làm cá và một số loài động vật thủy sinh bị chết hàng loạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. 3.3. Ô nhiễm đất: Đất bị thoái hóa do hóa chất, nước thải,… làm giảm sản lượng cây trồng. Sử dụng phương pháp chi phí thay thế. Số liệu điều tra được ở 2 làng: (chưa có số liệu cụ thể ) Minh Hồng Đá Chông Giá Lúa Ngô Khoai Sắn 6500đ/kg 3500đ/kg 7000đ/kg 6300đ/kg ∑Thiệt hại = ∑(Chênh lệch sản lượng i x giá i) 3.4.Chi phí để khắc phục một phần hậu quả: Xây dựng hệ thống hầm bio-gas để xử lý nước thải chế biến nông sản. - UBND xã Minh Quang và trung tâm nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn và trung tâm tư vấn khoa học công nghệ và môi trường của Hà Tây (cũ) đã tiến hành khảo sát thiết kế báo cáo cây dụng hệ thống hầm bio-gas: Xây dựng 203 hầm tại các hộ gia đình với công suất 3m3/ngày/hộ. Với dự án này, sẽ phần nào khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường. ∑chi phí = 15 x 203 hầm = 3.045 triệu đồng. Phần 4: Kiến nghị và giải pháp 4.1.Kiến nghị: Giải quyết ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hiện đang là vấn đề nan giải tức là phải cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các chuyên gia cho rằng nhà nước cần có chính sách đồng bộ từ quy hoạch, đầu tư xây dựng nhà xưởng đến bảo vệ môi trường. Sau khi đi đánh giá và tìm hiểu những thiệt hại do ô nhiễm gây ra ở làng nghề chế biến tinh bột Minh Hồng em có một số kiến nghị sau: - Phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực làng nghề cũng như toàn xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng( báo chí, truyền hình,…). - Phải xây dựng các hầm bioga để xử lý chất thải của quá trình xử lý tinh bột đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi lợn,trâu bò,cá,... để tận dụng bã của bột sắn dong riềng. - Cải tạo hệ thống kênh mương ao hồ ở trong làng, xây dựng hệ thống rãnh thải đổ cùng ra một nơi để xử lý trước khi đổ thẳng vào sông Đà. - Do phát triển làng nghề truyền thống hầu hết ở quy mô hộ gia đình có đặc tính nhỏ lẻ thiếu vốn cơ sở vật chất nghèo nàn chắp vá thiếu đồng bộ nên cần phải có sự phối hợp giữa từng hộ gia đình với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. - Chính quyền địa phương chưa có những biện pháp xử lý thích đáng với những hộ gây ô nhiễm chung . 4.2.Giải pháp: + Cần xây dựng thêm hệ thống hầm bioga tại mỗi hộ gia đình để xử lý chất thải trước khi đổ ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu gồm chi phí xây dựng và lắp đặt trang thiết bị là rất lớn vượt quá khả năng của người dân nên cần có sự hỗ trợ tài chính từ các cấp chính quyền, từ các dự án trong và ngoài nước cho việc triển khai phương án. + Cần phải lắp đặt những hệ thống xử lý ô nhiễm chung. + Nâng cao ý thức của người dân và cải tiến công nghệ + Cần thành lập trung tâm lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại cho từng khu vực. + Nâng cao việc quản lý(kiểm tra và xử lý hành vi gây ô nhiễm) của chính quyền đối với các làng. + Đối với các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng cần phải đưa những cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư. + Các hộ sản xuất phải có đăng ký kinh doanh và cam kết bảo vệ môi trường; khi xây dựng cụm, điểm công nghiệp làng nghề cần chú trọng đến việc thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn, nước sinh hoạt hợp vệ sinh; các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xét nghiệm mẫu nước thải để cảnh báo và xử lý vi phạm. KẾT LUẬN Minh Hồng là một làng nghề chế biến nông sản với các hoạt động chủ yếu là chế biến tinh bột sắn dong riềng. Hoạt động chế biến nông sản và các dịch vụ liên quan đã tạo cơ hội việc làm cho đa số người dân trong xã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của các hộ gia đình. Tuy nhiên môi trường ở làng nghề đang bị ô nhiễm trầm trọng do lượng chất thải khổng lồ từ hoạt động chế biến nông sản gây ra. Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thì xử lý nước thải là một biện pháp hết sức cần thiết. Có 3 phương án xử lý nước thải gồm xử lý ở quy mô hộ gia đình, từng nhóm hộ, toàn vùng. Qua phân tích xem xét chi phí lợi ích thì phương án xử lý ở quy mô hộ gia đình có chi phí xử lý thấp nhất nhưng hiệu quả nhất tiếp đến là xử lý chung cho toàn vùng. Nhưng chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn vượt quá khả năng đóng góp của người dân địa phương nên cần có sự hỗ trợ tài chính từ các cấp chính quyền từ các dự án trong và ngoài nước. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và Ths. Đinh Đức Trường đã giúp em hoàn thành đề án này! TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Kinh tế môi trường Giáo trình kinh tế môi trường Trang web www.langngheviet.net www.thiennhien.net 4. Niên giám thống kê Hà Tây 5. Tạp chí Kinh tế môi trường 6. Báo điện tử Vietnam.net MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6007.doc
Tài liệu liên quan