Bộ giáo dục và đào tạo
Tr−
Xác định m
kỹ thuật ch
đậu t−ơng ở
Luậ
Ng−ời h−
ờng đại học nông nghiệp I
Nguyễn Trọng trang
ột số dòng, giống và biện pháp
ính góp phần nâng cao năng suất
huyện hoằng hoá, tỉnh Thanh Hóa
n văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
ớng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Chính
Hà Nội, 2005 1
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và ch−a đ−ợc sử dụng để bảo v
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xác định một số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu tương ở huyện Hoàng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ−ợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Trọng Trang
2
Lời cám ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Vũ Đình Chính,
ng−ời đã tận tình giúp đỡ, h−ớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài, cũng nh− trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo khoa Sau Đại học,
Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Cây công
nghiệp - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội; phòng Trồng trọt và
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hoá; bà con nông dân,
UBND các xã Hoằng Vinh, Hoằng Đức và phòng Nông Nghiệp huyện
Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá; các bạn bè, đồng nghiệp và ng−ời thân
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Trọng Trang
3
Danh mục các chữ viết tắt
DT Diện tích
NS Năng suất
SL Sản l−ợng
TB Trung bình
CN Công nguyên
Đ/C Đối chứng
NXB Nhà xuất bản
TSKH Tiến sĩ khoa học
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
NCKHNN Nghiên cứu khoa học nông nghiệp
KHKTNN Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
4
Danh mục các Bảng, đồ thị
Trang
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng đậu t−ơng trên thế giới 11
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản l−ợng đậu t−ơng
một số n−ớc chủ yếu trên thế giới, thời kỳ 2001 - 2004 ............ 13
Bảng 1.3: Nhu cầu về giống đậu t−ơng giai đoạn 2003 - 2005 ................... 16
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản l−ợng đậu t−ơng
của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2004.................................. 17
Bảng 3.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu trong thời gian
làm thí nghiệm (vụ xuân 2005) .................................................. 47
Đồ thị 1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Hoằng Hoá ................. 48
Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình của vụ xuân một số năm (oC) ..................... 48
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản l−ợng đậu t−ơng
của Thanh Hoá từ năm 2000 đến năm 2004 .............................. 49
Bảng 3.4: ý kiến của nông dân về các yếu tố hạn chế
sản xuất đậu t−ơng trong vùng .................................................. 53
Bảng 3.5: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống đậu t−ơng ..... 54
Bảng 3.6: Thời gian sinh tr−ởng của các dòng, giống đậu t−ơng (ngày) .... 56
Bảng 3.7: Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu t−ơng ..................... 57
Bảng 3.8: Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng ....... 59
Bảng 3.9: Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu t−ơng .... 60
Bảng 3.10: Thời gian ra hoa và tổng số hoa nở
của các dòng, giống đậu t−ơng.................................................. 62
Bảng 3.11: Chiều cao đóng quả, số cành và số đốt hữu hiệu
trên thân chính của các dòng, giống đậu t−ơng......................... 63
Bảng 3.12: Khả năng chống đổ của các dòng giống đậu t−ơng .................. 65
Bảng 3.13: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng giống đậu t−ơng........... 66
5
Bảng 3.14: Các yếu tố cấu thành năng suất
của các dòng, giống đậu t−ơng................................................. 67
Bảng 3.15: Năng suất của các dòng, giống đậu t−ơng (tạ/ha)..................... 69
Đồ thị 2: Năng suất của các dòng, giống đậu t−ơng ................................... 70
Bảng 3.16: Hàm l−ợng protein và lipit của các dòng, giống đậu t−ơng (%)...... 71
Đồ thị 3: Hàm l−ợng protein và lipit của các dòng giống đậu t−ơng .......... 71
Bảng 3.17: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm .. 72
Bảng 3.18: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến thời gian sinh tr−ởng............. 73
Bảng 3.19: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến
chiều cao cây và đ−ờng kính thân ..................................................... 74
Bảng 3.20: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến chỉ số diện tích lá.................. 75
Bảng 3.21: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến khả năng tích lũy chất khô.... 76
Bảng 3.22: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến
khả năng hình thành nốt sần..................................................... 77
Bảng 3.23: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến mức độ nhiễm sâu bệnh........ 78
Bảng 3.24: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến
các yếu tố cấu thành năng suất .................................................... 78
Bảng 3.25: ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến năng suất
của giống ĐT2000 (tạ/ha) ........................................................ 79
Đồ thị 4: Năng suất của giống đậu t−ơng ĐT2000
ở các thời vụ gieo khác nhau ....................................................... 80
Bảng 3.26: ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến tỷ lệ mọc mầm (%)
và thời gian sinh tr−ởng (ngày) ................................................. 81
Bảng 3.27: ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến chỉ số diện tích lá........ 82
Bảng 3.28: ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân
đến khả năng tích lũy chất khô.................................................. 83
6
Bảng 3.29: ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến
khả năng hình thành nốt sần....................................................... 84
Bảng 3.30: ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống đậu t−ơng ĐT2000.............. 87
Bảng 3.31: Thu nhập thuần của các liều l−ợng bón lân khác nhau............. 88
Đồ thị 5: Năng suất và thu nhập thuần của giống đậu t−ơng ĐT2000
ở các liều l−ợng bón lân khác nhau............................................. 89
Bảng 3.32: Hiệu quả sử dụng lân ở các liều l−ợng bón khác nhau ............. 90
Đồ thị 6: Hiệu quả sử dụng lân ở các liều l−ợng bón khác nhau ................ 90
7
Mục lục
Trang
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu ..................................................................................... 3
3. ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 3
4. Giới hạn của đề tài..................................................................................... 4
ch−ơng I
cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................... 9
1.3. Tình hình sản xuất đậu t−ơng trên thế giới và ở Việt Nam .................. 11
1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 19
1.5. Các yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu t−ơng ở Việt Nam........ 33
1.6. Nhận xét chung .................................................................................... 36
ch−ơng II
vật liệu - nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 38
2.2. Nội dung, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................ 38
2.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 39
2.4. Quy trình kỹ thuật ................................................................................ 41
2.5. Các chỉ tiêu và ph−ơng pháp theo dõi .................................................. 42
2.5.1. Các đặc tr−ng hình thái ..................................................................... 42
2.5.2. Các chỉ tiêu sinh tr−ởng, phát triển ................................................... 42
8
2.5.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................... 43
2.5.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng
với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận ............................................... 44
ch−ơng iII
kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Khái quát đặc điểm khí hậu, thời tiết của khu vực nghiên cứu .......................45
3.2. Hiện trạng sản xuất đậu t−ơng ở Thanh Hóa........................................ 48
3.3. Một số yếu tố hạn chế sản xuất đậu t−ơng ở huyện Hoằng Hóa.......... 50
3.4. Kết quả thí nghiệm đồng ruộng về một số biện pháp
kỹ thuật nâng cao năng suất đậu t−ơng ............................................ 54
3.4.1. Kết quả so sánh một số dòng, giống đậu t−ơng trong điều kiện
vụ xuân tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa............................... 54
3.4.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống đậu t−ơng......... 54
3.4.1.2. Thời gian sinh tr−ởng của các dòng giống đậu t−ơng .................... 55
3.4.1.3. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu t−ơng......................... 57
3.4.1.4. Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng .......... 58
3.4.1.5. Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu t−ơng........ 60
3.4.1.6. Thời gian ra hoa và tổng số hoa nở
của các dòng, giống đậu t−ơng..........................................................61
3.4.1.7. Chiều cao đóng quả, số cành và số đốt hữu hiệu
trên thân chính của các dòng, giống đậu t−ơng.............................. 62
3.4.1.8. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh
của các dòng, giống đậu t−ơng...................................................... 64
3.4.1.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng giống đậu t−ơng..... 66
3.4.1.10. Năng suất của các dòng giống đậu t−ơng..................................... 68
3.4.1.11. Hàm l−ợng protein và lipit của các dòng, giống đậu t−ơng ......... 70
9
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến sinh tr−ởng,
phát triển và năng suất của giống đậu t−ơng ĐT2000....................... 72
3.4.2.1. ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm
của giống đậu t−ơng ĐT2000........................................................... 72
3.4.2.2. ảnh h−ởng của thời vụ đến thời gian sinh tr−ởng
của giống đậu t−ơng ĐT2000......................................................... 73
3.4.2.3. ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến chiều cao cây và
đ−ờng kính thân của giống đậu t−ơng ĐT2000.............................. 73
3.4.2.4. ảnh h−ởng của thời vụ đến chỉ số diện tích lá
của giống đậu t−ơng ĐT2000......................................................... 74
3.4.2.5. ảnh h−ởng của thời vụ đến khả năng tích lũy
chất khô của giống đậu t−ơng ĐT2000 .......................................... 75
3.4.2.6. ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến khả năng hình thành
nốt sần của giống đậu t−ơng ĐT2000 ............................................ 76
3.4.2.7. ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến khả năng nhiễm sâu bệnh
của giống đậu t−ơng ĐT2000......................................................... 77
3.4.2.8. ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống đậu t−ơng ĐT2000......................................... 78
3.4.2.9. ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến năng suất của giống ĐT2000 ..... 79
3.4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân
đến sinh tr−ởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế
của giống đậu t−ơng ĐT2000............................................................ 80
3.4.3.1. ảnh h−ởng của l−ợng lân bón đến tỷ lệ mọc mầm
và thời gian sinh tr−ởng của giống đậu t−ơng ĐT2000.................. 80
3.4.3.2. ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến chỉ số diện tích
lá của giống đậu t−ơng ĐT2000..................................................... 82
10
3.4.3.3. ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến khả năng
tích lũy chất khô của giống đậu t−ơng ĐT2000............................. 82
3.4.3.4. ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến khả năng
hình thành nốt sần của giống ĐT2000 ........................................... 83
3.4.3.5. ảnh h−ởng của liều l−ợng bón lân đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống đậu t−ơng ĐT2000.................... 85
3.4.3.6. Hiệu quả kinh tế của các liều l−ợng bón lân khác nhau................. 87
3.4.3.7. Hiệu quả sử dụng lân ở các liều l−ợng bón khác nhau................... 89
kết luận và đề nghị
1. Kết luận ................................................................................................... 91
2. Đề nghị .................................................................................................... 92
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
11
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu t−ơng [Glycine max (L.)Merrill.] là cây công nghiệp ngắn ngày,
chiếm vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa
các sản phẩm nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá và phát triển nông
nghiệp bền vững.
Từ xa x−a, cây đậu t−ơng đã đ−ợc trồng phổ biến ở nhiều n−ớc trên thế
giới và ở hầu hết các tỉnh của n−ớc Việt Nam. Sở dĩ nh− vậy vì cây đậu t−ơng
là loại cây trồng có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ khả năng cải tạo đất,
làm tăng độ phì của đất và là nguồn cung cấp nhiều chất dinh d−ỡng có giá trị
cho cơ thể ng−ời và động vật nuôi.
Cây đậu t−ơng có khả năng cải tạo đất nhờ việc cố định nitơ tự do thông
qua hoạt động của vi khuẩn Rhizobium japonicum cộng sinh với rễ cây đậu
t−ơng và tồn tại ở các nốt sần. Ng−ời ta đã xác định đ−ợc sau mỗi vụ trồng,
cây đậu t−ơng đã cố định và bổ sung vào đất từ 60 đến 80 kg N/ha, t−ơng
đ−ơng 300 - 400 kg đạm sulfat [29].
Hạt đậu t−ơng là sản phẩm chính của cây đậu t−ơng có chứa đầy đủ các
chất dinh d−ỡng quan trọng nh− protein (40 - 50%), lipit (12 - 24%),
hydratcacbon và các chất khoáng, trong đó protein và lipit là 2 thành phần
quan trọng nhất [5]. Protein đậu t−ơng có giá trị không những về hàm l−ợng
lớn mà còn có đầy đủ và cân đối các loại axit amin cần thiết, đặc biệt là giàu
Lizin và Triptophan, đây là 2 loại axit amin không thay thế có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ và gia súc.
Đối với công nghiệp chế biến, đậu t−ơng là nguyên liệu quan trọng để
chế biến ra các sản phẩm có giá trị nh− dầu ăn, bánh kẹo, sữa đậu t−ơng, thịt
nhân tạo, cà phê đậu t−ơng, sôcôla đậu t−ơng; khô dầu đậu t−ơng; thức ăn
chăn nuôi, nhất là thức ăn cao đạm…
12
Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của cây đậu t−ơng trong hệ thống
nông nghiệp ở vùng nhiệt đới ngày càng đ−ợc khẳng định; có thể trồng nh− cây
trồng chính ở vùng đất cao hạn, trồng lúa thì cao, trồng ngô thì úng mà năng
suất thấp; cũng nh− ở các vùng đất đồi thấp, ít dốc có m−a đều quanh năm, đậu
t−ơng có thể trồng từ 1 đến 2 vụ trong năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỉnh Thanh Hóa có điều kiện sinh thái, đất đai thuận lợi cho cây đậu
t−ơng sinh tr−ởng, phát triển và cho năng suất cao. Trong những năm qua,
diện tích, sản l−ợng đậu t−ơng của tỉnh đã có sự gia tăng đáng kể: năm 2000,
diện tích là 2.686 ha, sản l−ợng đạt 3.428 tấn; năm 2001 diện tích 4.686 ha,
sản l−ợng 6.271 tấn; năm 2002, diện tích 6.697 ha, sản l−ợng 8.851 tấn; năm
2003, diện tích 6.722 ha, sản l−ợng 8.592 tấn và năm 2004, diện tích 6.151 ha,
sản l−ợng 8.611 tấn (Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá).
Tuy nhiên, thực tế sản xuất trong tỉnh cho thấy tình hình phát triển đậu
t−ơng đang còn nhiều hạn chế, ch−a t−ơng xứng với tiềm năng về đất đai, điều
kiện sinh thái và mức độ quan tâm của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, đặc biệt là
năng suất đậu t−ơng còn thấp và không ổn định so với các tỉnh khác trong cả
n−ớc: năng suất đậu t−ơng năm 2000 là 12,8 tạ/ha; năm 2001 là 13,4 tạ/ha;
năm 2002 là 13,2 tạ/ha; năm 2003 là 12,8 tạ/ha và năm 2004 là 14 tạ/ha
(Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất
đậu t−ơng của tỉnh thấp và không ổn định, trong đó nguyên nhân cơ bản là
giống và kỹ thuật canh tác. Do đó, việc tìm ra đ−ợc một số giải pháp về giống
và kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng suất đậu t−ơng đang là một yêu
cầu cần thiết đối với sản xuất đậu t−ơng của Việt Nam nói chung và tỉnh
Thanh Hóa nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đ−ợc sự nhất trí của Bộ môn Cây công nghiệp
- Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Xác định một
số dòng, giống và biện pháp kỹ thuật chính góp phần nâng cao năng suất đậu
t−ơng ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa".
13
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định bộ giống, biện pháp kỹ thuật chính để nâng cao năng suất đậu
t−ơng ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đ−ợc hiện trạng sản xuất đậu t−ơng, xác định đ−ợc các yếu
tố hạn chế sản xuất đậu t−ơng ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định đ−ợc một số giống đậu t−ơng có năng suất cao, phù hợp với
điều kiện sinh thái của huyện Hoằng Hóa.
- Nghiên cứu xác định thời vụ gieo trồng thích hợp trong vụ xuân đối
với giống đậu t−ơng ĐT2000.
- Xác định liều l−ợng bón lân hợp lý cho giống đậu t−ơng ĐT2000.
3. ý nghĩa của đề tài
3.1. ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh tr−ởng, phát triển; các chỉ tiêu
sinh lý, sinh hoá; các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng,
giống đậu t−ơng là cơ sở khoa học khi đề xuất các dòng, giống làm vật liệu
chọn, tạo giống cũng nh− đề xuất các dòng, giống có triển vọng phát triển
trong sản xuất đại trà.
- Đóng góp thêm phần cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình thâm
canh đậu t−ơng mới có năng suất cao.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài
liệu khoa học về cây đậu t−ơng phục vụ cho công tác giảng dạy.
3.2. ý nghĩa thực tiễn
Xác định đ−ợc các giống và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất đậu
t−ơng sẽ mở ra triển vọng mở rộng diện tích đậu t−ơng, sản xuất tập trung theo
h−ớng hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh
14
tác, đồng thời góp phần xây dựng thành công cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm,
hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm ở tỉnh Thanh Hóa.
4. Giới hạn của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh tr−ởng, phát triển và năng suất của
các giống đậu t−ơng DT84, D912, D140, VX93, ĐT2000, ĐT2003, ĐT2004
và dòng 64 trong điều kiện vụ xuân năm 2005 ở vùng đất cát pha của huyện
Hoằng Hóa.
- Về các biện pháp kỹ thuật thì đề tài chỉ nghiên cứu ảnh h−ởng của thời
vụ và liều l−ợng bón lân đến khả năng sinh tr−ởng, phát triển và năng suất của
giống đậu t−ơng ĐT2000 trong điều kiện vụ xuân năm 2005 ở vùng đất cát
pha của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
15
ch−ơng I
cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Yêu cầu về các yếu tố khí hậu
- Địa lý: Đậu t−ơng đ−ợc trồng từ xích đạo đến vĩ độ 55o Bắc và 55o
Nam, từ vùng thấp hơn mực n−ớc biển đến vùng cao trên 2.000 m so với mặt
n−ớc biển (Whigham, 1983)[51].
- Nhiệt độ: Đậu t−ơng có nguồn gốc ôn đới, nh−ng không phải là cây
trồng chịu rét mà cần nhiệt độ ôn hoà để sinh tr−ởng, phát triển. Tùy theo giống
chín sớm hay chín muộn mà tổng tích ôn biến động từ 1.600 - 3.600oC. Nhiệt
độ ảnh h−ởng sâu sắc đến sinh tr−ởng, phát triển và các quá trình sinh lý khác
của cây đậu t−ơng. Nhiệt độ tối thiểu và tối đa để hạt nảy mầm là 5oC và 40oC,
nhiệt độ tối −u cho hạt nảy mầm là 30oC (Brown, 1960) [37]. ở nhiệt độ thấp 2
- 3oC, sự vận chuyển các chất trong cây ngừng lại (Lê Song Dự, 1988) [8].
Đồng thời nhiệt độ ảnh h−ởng rõ rệt đến sự cố định nitơ của đậu t−ơng. Vi
khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum bị hạn chế bởi nhiệt độ trên 33oC, nhiệt
độ 25 - 27oC hoạt động của vi khuẩn nốt sần tốt nhất. Nhiệt độ thích hợp cho
quang hợp từ 25 - 30 oC (Whigham, 1983) [51].
- ẩm độ: Đậu t−ơng là cây −a ẩm, nhu cầu n−ớc của cây đậu t−ơng thay
đổi tùy thuộc điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh tr−ởng.
Thiếu n−ớc vào thời kỳ ra hoa làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạn vào thời kỳ quả
mẩy làm giảm năng suất lớn nhất. Vào thời kỳ cao điểm l−ợng n−ớc cần dùng
là 7,6 mm/ngày. Hệ số sử dụng n−ớc từ 1.500 - 3.500 m3 cho việc hình thành
1 tấn hạt (Vũ Thế Hùng, 1981) [15].
Trong cả vụ, nhu cầu l−ợng m−a đối với cây đậu t−ơng biến động từ 330
đến 766 mm. Trong suốt thời gian sinh tr−ởng, nhu cầu n−ớc của cây đậu
16
t−ơng không đồng đều qua các giai đoạn. Giai đoạn nảy mầm và cây con, tỷ lệ
sử dụng n−ớc thấp do tán cây còn nhỏ và phần lớn l−ợng n−ớc mất đi do bay
hơi trên mặt đất (Ngô Thế Dân, Trần Văn Lài và cộng sự, 1999) [7].
- ánh sáng: Đậu t−ơng là cây ngày ngắn điển hình, có phản ứng chặt
chẽ với độ dài ngày và là cây quang hợp theo chu trình C3. Để có thể ra hoa
kết quả, yêu cầu phải có ngày ngắn, tuy nhiên các giống khác nhau phản ứng
với độ dài ngày khác nhau. Thời kỳ cây con mẫm cảm nhất đối với ánh sáng
ngày ngắn, giảm dần ở giai đoạn nụ và ngừng ở giai đoạn ra hoa. Giai đoạn từ
ra hoa đến chín không thấy có sự khác nhau giữa các nhóm chín.
ánh sáng là yếu tố ảnh h−ởng sâu sắc đến hình thái cây đậu t−ơng, vì
nó làm thay đổi thời gian nở hoa và chín, do đó ảnh h−ởng đến nhiều đặc tính
khác của cây nh− chiều cao, diện tích lá. Mức độ bão hoà ánh sáng đối với
quang hợp của cây đậu t−ơng tuỳ thuộc vào môi tr−ờng trồng trọt, trong nhà
kính là 20.000 lux, ngoài đồng là 150.000 lux. Chất l−ợng ánh sáng ảnh h−ởng
đến sinh tr−ởng, phát triển của cây. C−ờng độ ánh sáng yếu lóng v−ơn dài, cây
có xu h−ớng leo và năng suất hạt thấp; c−ờng độ ánh sáng giảm 50% so với
bình th−ờng làm giảm số cành, đốt mang quả và năng suất có thể giảm 50%;
c−ờng độ ánh sáng mạnh cây sinh tr−ởng, phát triển tốt, cho năng suất cao (Lê
Song Dự, 1988) [8].
1.1.2. Yêu cầu về đất đai
Đậu t−ơng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nh−ng thích hợp
nhất là trên đất cát pha hoặc thịt nhẹ. Đất có pH từ 6 - 7 thích hợp cho đậu
t−ơng sinh tr−ởng và hình thành nốt sần. Nói chung, đất chuyên màu hoặc đất
2 lúa tiêu, thoát n−ớc chủ động có thể trồng đ−ợc đậu t−ơng tốt; đất đỏ bazan,
đất nâu xám, đất n−ơng rẫy vùng đồi núi vẫn trồng đ−ợc đậu t−ơng. Trên đất
thịt nặng đậu t−ơng khó mọc, nh−ng khi mọc lại thích ứng tốt hơn so với các
cây trồng hoa màu khác. Trên đất cát đậu t−ơng th−ờng cho năng suất không
ổn định (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [23].
17
1.1.3. Yêu cầu dinh d−ỡng
Các nguyên tố N, P, K cần thiết cho cây đậu t−ơng trong suốt quá trình
sinh tr−ởng, phát triển. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một nguyên tố
nào đều ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, phát triển của cây.
- Đạm: Đạm trong đất, phân đạm bón vào đất và đạm do vi khuẩn nốt
sần cố định đều thích hợp cho sinh tr−ởng của cây đậu t−ơng, nh−ng yêu cầu
về đạm của cây đậu t−ơng không cao.
- Lân: Cây đậu t−ơng đ−ợc bón lân đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng
hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt. Lân làm tăng hoạt động cố
định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tùy theo năng suất đậu t−ơng cao hay thấp và
thành phần lân có sẵn trong đất để xác định mức bón lân cho hợp lý. L−ợng
lân th−ờng đ−ợc bón 250 - 300 kg super lân/ha, bón lót cùng với phân hữu cơ.
- Kali: Kali đối với đậu t−ơng rất quan trọng, nó cần một l−ợng lớn hơn
cả đạm và lân. Tỷ lệ sử dụng kali cao nhất ở giai đoạn sinh tr−ởng thân lá
(tr−ớc lúc ra hoa), sau đó thấp dần cho đến bắt đầu hình thành hạt và ngừng sử
dụng kali vào 2 đến 3 tuần tr−ớc khi hạt chín. Kali cần đ−ợc bón sớm với
l−ợng bón thích hợp là 80 - 150 kg KCl hoặc K2SO4.
- Vôi: Bón vôi cho đất chua để tạo pH khoảng 6 - 6,5 là yếu tố quan
trọng để sản xuất đậu t−ơng có hiệu quả, bón vôi để trung hoà độ chua đất, vôi
tạo môi tr−ờng trung tính cho vi khuẩn nốt sần hoạt động.
Ngoài các yếu tố đa l−ợng, cây đậu t−ơng cũng rất cần các nguyên tố vi
l−ợng nh− Mo, Mn, Cu, Bo, Fe… để sinh tr−ởng, phát triển bình th−ờng (Ngô
Thế Dân, Trần Văn Lài và cộng sự, 1999) [7].
Từ yêu cầu về điều kiện sinh thái, đất đai, dinh d−ỡng của cây đậu
t−ơng; xét trong điều kiện khí hậu, thời tiết; đất đai, thổ nh−ỡng; mùa vụ ở
Việt Nam thì cây đậu t−ơng có thể trồng đ−ợc cả 3 vụ (vụ xuân, vụ hè thu và
vụ đông) trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất chuyên màu đến đất 2 lúa thoát
n−ớc tốt hay ở đất s−ờn đồi có độ dốc thấp.
18
Mặc dù trong từng vụ cũng có những yếu tố bất lợi nh− vụ xuân, giai
đoạn nảy mầm th−ờng nhiệt độ còn thấp ảnh h−ởng đến tỷ lệ nảy mầm, hoặc
vụ hè có thể có m−a to kéo dài kết hợp với gió bão gây ngập úng làm thối hạt.
ở miền Bắc Việt Nam, mùa đông có nhiệt độ thấp vào tháng 12 và tháng 1,
nh−ng một vài năm gần đây mùa đông có xu h−ớng ấm lên; điển hình nh−
mùa đông năm 2003, nhiệt độ bình quân tháng 12 và tháng 1 là 19,0 và 17,4oC
do vậy đậu t−ơng vụ đông cho năng suất không thua kém vụ hè thu. Tuy
nhiên, l−ợng m−a chỉ đạt khoảng 200 - 255 mm nên không đáp ứng đ−ợc nhu
cầu của cây đậu t−ơng, do đó cần phải t−ới n−ớc bổ sung vào những thời kỳ
cần thiết.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bố trí thời vụ trồng
Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý là một trong những biện pháp kỹ thuật
quan trọng để né tránh điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh hại và làm tăng
năng suất đậu t−ơng.
Việc bố trí thời vụ quá sớm hoặc quá muộn, hay nói cách khác là bố trí
thời vụ không hợp lý sẽ làm cho cây đậu t−ơng sinh tr−ởng, phát triển trong
điều kiện không thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ (l−ợng m−a), ánh sáng, dinh
d−ỡng; đồng thời giai đoạn xung yếu của cây đậu t−ơng trùng với giai đoạn
phát triển mạnh của dịch hại làm giảm năng suất đậu t−ơng, thậm chí thất thu.
Do vậy, cần phải nghiên cứu, xác định thời vụ gieo trồng đậu t−ơng hợp
lý để đảm bảo đ−ợc các mục tiêu sau [20]:
- Thuận lợi cho việc gieo trồng mà vẫn đảm bảo cho cây đậu t−ơng sinh
tr−ởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
- Tạo ra sự lệch pha giữa giai đoạn xung yếu của cây đậu t−ơng và giai
đoạn phát triển của dịch hại.
1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón lân
Lân là một trong những yếu tố dinh d−ỡng đặc biệt quan trọng đối với
cây đậu t−ơng, nhất là đối với sự hình thành và hoạt động của nốt sần, tỷ lệ
19
rụng nụ, rụng hoa, tỷ lệ quả chắc, khối l−ợng hạt… và từ đó ảnh h−ởng đến
năng suất đậu t−ơng [23].
Tuy nhiên, không phải bất kỳ một loại đất trồng nào cũng cần bón
nhiều lân thì cây đậu t−ơng mới cho năng suất cao. Tuỳ theo từng loại đất
trồng mà quyết định nên bón lân hay không bón lân cho cây đậu t−ơng và nếu
bón thì bón với liều l−ợng là bao nhiêu kg/ha là hợp lý. Đối với đất nghèo lân
(hàm l−ợng lân dễ tiêu d−ới 5mg/100g đất), nếu bón nhiều lân sẽ cho hiệu lực
cao; đối với đất có hàm l−ợng lân dễ tiêu trung bình (5 - 10 mg/100 g đất) thì
nên bón lân để nâng cao năng suất đậu t−ơng; đối với đất giàu lân (hàm l−ợng
lân dễ tiêu trên 10 mg/100g đất) thì nên bón ít lân, vì nếu bón nhiều hiệu lực
của lân sẽ không cao [14].
Nh− vậy, cần phải xác định đ−ợc l−ợng lân cần bón vào đất để cây đậu
t−ơng sử dụng có hiệu quả nhằm phát huy đ−ợc tiềm năng năng suất cao nhất
và thu đ−ợc hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thực tiễn sản xuất cho thấy, hiện nay cây đậu t−ơng là cây trồng cạn
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cây đậu t−ơng đ−ợc đ−a vào các công
thức luân canh, xen canh; trong các hệ thống nông nghiệp khép kín, bền vững
của hầu hết các tỉnh trong cả n−ớc nhằm nâng cao giá trị sản l−ợng/đơn vị
diện tích đất canh tác, đồng thời duy trì và bảo vệ đ−ợc đất trồng. Theo nhận
xét của nhiều địa ph−ơng, luân canh cây đậu t−ơng với lúa, ngô hoặc trồng
xen đậu t−ơng với ngô đều làm tăng năng suất lúa và ngô, đồng thời nâng cao
giá trị sản l−ợng/đơn vị diện tích canh tác.
Từ cuối những năm 1980, phong trào sản xuất đậu t−ơng đông ở miền
Bắc đ−ợc triển khai và ngày càng phát triển. Vụ đông năm 1980, toàn miền
Bắc trồng đ−ợc 3.000 ha đậu t−ơng, năm 1981 diện tích tăng lên 9.000 ha [9].
Từ đó đến nay diện tích đậu t−ơng đông ngày càng đ−ợc mở rộng; vụ đông
2004 chỉ tính riêng tỉnh Hà Tây, diện tích đậu t−ơng đông là 23.705 ha
20
(Nguồn: Cục Nông nghiệp, 2005). Nh− vậy, điều kiện khí hậu miền Bắc cho
phép mở rộng diện tích và tăng năng suất đậu t−ơng bằng cách trồng 3 vụ đậu
t−ơng trong năm, đ−a cây đậu t−ơng vào hệ thống luân canh với cây lúa n−ớc
(lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu t−ơng đông) vừa góp phần cải tạo đất vừa tăng
thêm thu nhập cho ng−ời nông dân
Năm 2003, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT về
việc "Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản l−ợng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ
nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm". Nhiều tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc
Trung bộ đã xây dựng mô hình cánh đồng "50 triệu" trong đó cây đậu t−ơng
đ−ợc coi là cây trồng quan trọng trong các mô hình này.
Một số công thức luân canh, xen canh có đ−a cây đậu t−ơng vào đạt
hiệu quả cao ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ nh−:
+ Đậu t−ơng xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông.
+ Lúa xuân - đậu t−ơng hè - cây vụ đông.
+ Lạc xuân - đậu t−ơng hè - cây vụ đông.
+ Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu t−ơng đông.
+ Mía - trồng xen đậu t−ơng, lạc và chăn nuôi bò thịt. Đây là mô hình
(hệ thống) sản xuất nông nghiệp khép kín hiện đang đ−ợc thử nghiệm tại Công
ty đ−ờng Lam Sơn và Nông Cống - Thanh Hóa (công thức 2 cây 1 con), b−ớc
đầu cho kết quả khả quan, đ−ợc cán bộ và nhân dân trong vùng đánh giá cao.
Cũng nh− các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, cây đậu t−ơng ở
Thanh Hoá ngày càng khẳng định đ−ợc vị trí quan trọng trong hệ thống nông
nghiệp, do vậy đ−ợc chú ý phát triển và mở rộng diện tích ở cả 3 vụ. Tuy
nhiên, trong thực tế sản xuất ở nhiều nơi ng−ời dân còn sử dụng các giống đậu
t−ơng có tiềm năng năng suất thấp, gieo ch−a đúng thời vụ, bón ít phân, nhất
là phân hữu cơ và phân lân dẫn đến năng suất đậu t−ơng thấp, sản xuất ch−a
có hiệu quả. Do vậy, việc xác định đ−ợc bộ giống đậu t−ơng có tiềm năng
năng suất cao, xây dựng đ−ợc quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc đậu
21
t−ơng, khuyến cáo cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế
trong sản xuất đậu t−ơng, góp phần nâng cao giá trị sản l−ợng/đơn vị diện tích
canh tác vừa là nhu cầu của cán bộ và nông dân tỉnh Thanh Hoá vừa là xu thế
tất yếu của sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá và bền vững trong giai
đoạn hiện nay.
1.3. Tình hình sản xuất đậu t−ơng trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sả._.n xuất đậu t−ơng trên thế giới
Đậu t−ơng là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh d−ỡng và giá trị kinh
tế cao, đồng thời có phạm vi thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất.
Do vậy, hiện nay đậu t−ơng đ−ợc trồng ở hầu hết các n−ớc trên thế giới nh−ng
tập trung nhiều nhất là ở các n−ớc khu vực châu Mỹ, chiếm 73,03%; tiếp đến
là các n−ớc thuộc khu vực châu á, chiếm 23,15% (Lê Hoàng Độ và cộng sự,
1977) [10].
Theo số liệu thống kê của Tổ chức nông l−ơng thế giới (FAO) năm
2005, diện tích đậu t−ơng trên toàn thế giới năm 2004 là 91,61 triệu ha, tăng
29,65 triệu ha so với năm 1995 và 16,56 triệu ha so với năm 2000 (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng đậu t−ơng trên thế giới
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản l−ợng
(triệu tấn)
1995 61,96 20,26 125,53
1996 63,18 20,84 131,67
1997 69,39 21,99 152,59
1998 71,66 22,30 159,80
1999 72,19 21,80 157,37
2000 75,05 22,30 167,36
2001 76,13 23,21 176,70
2002 77,35 23,34 180,53
2004 91,61 22,53 206,41
(Nguồn: FAOSTAT, 2005)
22
Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất đậu t−ơng trên thế giới cũng
không ngừng đ−ợc nâng cao; năng suất đậu t−ơng bình quân của toàn thế giới
năm 2004 là 22,53 tạ/ha, tăng so với năm 1995 gần 2 tạ/ha.
Do việc mở rộng diện tích và không ngừng nâng cao năng suất nên sản
l−ợng đậu t−ơng trên toàn thế giới tăng lên một cách nhanh chóng, năm 2004
sản l−ợng đậu t−ơng đạt 206,41 triệu tấn, tăng hơn 1,6 lần so với năm 1995 và
1,2 lần so với năm 2000.
Nhìn chung, diện tích trồng đậu t−ơng hàng năm trên thế giới tăng lên
bình quân trên d−ới 1 triệu ha; năng suất có tăng nh−ng chậm, trung bình
khoảng 1 tạ/ha/năm. Sản l−ợng đậu t−ơng toàn thế giới giai đoạn 1995 - 2004
đạt cao nhất là 206,41 triệu tấn vào năm 2004.
Hiện nay, đậu t−ơng đã đ−ợc trồng ở hầu hết các n−ớc trên thế giới,
trong đó 4 n−ớc sản xuất đậu t−ơng lớn nhất thế giới là Mỹ, Brazil, Argentina
và Trung Quốc; các n−ớc này chiếm khoảng 90 - 95% tổng sản l−ợng đậu
t−ơng của thế giới.
Quê h−ơng của cây đậu t−ơng là Đông Nam châu á, nh−ng 45% diện
tích và 55% sản l−ợng đậu t−ơng của thế giới lại nằm ở Mỹ. Mỹ là n−ớc sản
xuất đậu t−ơng đứng đầu thế giới cả về diện tích, năng suất và sản l−ợng; năm
2004 diện tích là 29,94 triệu ha, năng suất 28,6 tạ/ha (bảng 1.2). Diện tích đậu
t−ơng ở Mỹ đứng thứ 3 sau cây lúa mỳ và cây ngô, nh−ng về giá trị kinh tế thì
cây đậu t−ơng xếp thứ 2. Sản l−ợng đậu t−ơng của Mỹ năm 2004 đạt 85,74
triệu tấn; trong đó xuất khẩu đạt 27,49 triệu tấn, tăng 24,09 triệu tấn so với
năm 2003 (Nguồn: Sản xuất thị tr−ờng nông nghiệp và PTNT số 52/2004 và
FAOSTAT, 2005).
N−ớc sản xuất đậu t−ơng lớn thứ 2 sau Mỹ là Brazil, tiếp theo là
Argentina và Trung Quốc. Mặc dù đứng thứ t− trên thế giới, nh−ng Trung Quốc
vẫn là n−ớc đứng đầu châu á về sản xuất đậu t−ơng. Tuy nhiên, so với các n−ớc
Mỹ, Brazil, Argentina năng suất đậu t−ơng của Trung Quốc đang còn rất thấp,
23
năng suất đậu t−ơng năm 2004 là 16,8 tạ/ha; thấp hơn gần 12 tạ/ha so với Mỹ
và trên 6 tạ/ha so với Brazil và Argentina.
ở Trung Quốc đậu t−ơng đ−ợc trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc, với
52% về diện tích và sản l−ợng của cả n−ớc. Tr−ớc đại chiến thế giới lần thứ 2,
Trung Quốc là n−ớc đứng đầu thế giới về sản l−ợng đậu t−ơng (chiếm 63%
diện tích và 90% sản l−ợng trên thế giới).
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản l−ợng đậu t−ơng
một số n−ớc chủ yếu trên thế giới, thời kỳ 2001 - 2004
Đơn vị tính: Diện tích (triệu ha), năng suất (tạ/ha), sản l−ợng (triệu tấn)
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004
TT
Tên
n−ớc DT NS SL DT NS SL DT NS SL
1 Mỹ 29,30 26,5 77,65 29,54 26,6 78,58 29,94 28,6 85,74
2 Brazil 13,97 27,9 38,98 15,90 27,4 43,57 21,47 22,9 49,21
3 Argentina 10,40 26,7 27,77 11,30 26,1 29,49 13,95 22,9 32,00
4 T. Quốc 9,20 16,7 15,36 9,10 17,0 15,47 10,58 16,8 17,75
(Nguồn: FAOSTAT, 2005)
Ngoài 4 n−ớc trên thì Pháp, Nhật Bản, ấn độ cũng là những n−ớc sản
xuất đậu t−ơng lâu đời trên thế giới.
Tại Pháp đậu t−ơng đ−ợc trồng lần đầu tiên vào năm 1740 ở v−ờn thực
vật Pari. Sau một thời gian chậm phát triển, đến năm 1860 Chính phủ Pháp đã
quyết định đ−a cây đậu t−ơng sản xuất trên diện rộng và đã đạt đ−ợc những
kết quả khả quan, nhiều vùng đã đạt năng suất v−ợt trội (50 tạ/ha) và cũng từ
đó cây đậu t−ơng đ−ợc đ−a vào ch−ơng trình phát triển nông nghiệp của quốc
gia. Năm 1990, diện tích trồng đậu t−ơng tại Pháp đạt 135.000 ha, năng suất
bình quân 36,5 tạ/ha, sản l−ợng 492.750 tấn [33].
Theo Nagata (2000)[46] cây đậu t−ơng đ−ợc đ−a vào Nhật Bản khoảng
năm thứ 50 sau CN, nh−ng mãi đến năm 1960, cây đậu t−ơng mới đ−ợc chú ý
24
phát triển ở Nhật Bản. Diện tích đậu t−ơng năm 1966 là 340.000 ha, năng suất
bình quân 78,5 tạ/ha (cao nhất thế giới), các giống chủ yếu là Miyagi và
Shironma.
Số liệu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu á
(AVRDC) cho biết, ở ấn Độ đậu t−ơng là một những cây trồng đ−ợc chú ý
phát triển khá mạnh. Năm 1997 diện tích đậu t−ơng là 5,1 triệu ha, chiếm
7,59% tổng diện tích thế giới; năng suất 10,5 tạ/ha; sản l−ợng 5,35 triệu tấn,
chiếm 3,38% sản l−ợng đậu t−ơng thế giới. Thời gian gần đây diện tích đậu
t−ơng của ấn Độ có tăng nh−ng chậm, tuy nhiên năng suất bình quân toàn
quốc đã tăng lên đáng kể, năng suất năm 2002 đạt 26,7 tạ/ha (cao nhất từ
tr−ớc đến nay ở ấn Độ) [48].
Châu á mới sản xuất ra một nửa số l−ợng đậu t−ơng cần dùng, hàng
năm châu á phải nhập 8 triệu tấn đậu t−ơng, 1,5 triệu tấn dầu và 1,8 triệu tấn
sữa đậu nành. Các n−ớc nhập khẩu đậu t−ơng nhiều nhất là Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Indonesia, Malyasia, Philippin. Một số n−ớc Đông
Âu cũng có nhu cầu nhập đậu t−ơng lớn, các n−ớc ở khu vực này chủ tr−ơng
đẩy mạnh công nghiệp chế biến trong n−ớc và nhập khẩu đậu t−ơng nguyên
liệu chủ yếu từ Mỹ và Brazil (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7].
Hiện nay, xu h−ớng sản xuất đậu t−ơng của một số n−ớc trên thế giới là
sản xuất các giống "Đậu t−ơng công nghệ sinh học" (Biotech Soybean) nh−
đậu t−ơng chống chịu chất diệt cỏ, đậu t−ơng Oleic axit, đậu t−ơng có hàm
l−ợng Linoleic thấp…. Đậu t−ơng chống chịu chất diệt cỏ cho phép khống chế
cỏ dại tốt hơn và làm giảm thiệt hại do cỏ dại gây ra; giống đậu t−ơng này
hoàn toàn giống các loại đậu t−ơng khác về dinh d−ỡng, cấu tạo và ph−ơng
thức chế biến thành thực phẩm và thức ăn gia súc. Giống đậu t−ơng này đã
đ−ợc trồng ở một số n−ớc nh− Argentina, Australia, Brazil, Canada, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Thụy Điển, Mexico và Uruguay.
25
Đậu t−ơng Oleic axit là giống đậu t−ơng chuyển gen có hàm l−ợng
axit oleic cao, đây là một loại axit béo không no có tác dụng rất tốt cho sức
khỏe của con ng−ời. Đậu t−ơng thông th−ờng có thành phần axit oleic là
24%, trong khi đó giống đậu t−ơng mới này có thành phần axit oleic lên tới
trên 80% và hiện đang đ−ợc trồng nhiều ở Mỹ và Canada. Dầu chế biến từ
giống đậu t−ơng này có giá trị nh− dầu lạc và dầu oliu (Nguồn: Website
1.3.2. Tình hình sản xuất đậu t−ơng ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng đậu t−ơng lâu đời hơn các n−ớc châu Âu và
châu Mỹ, cách dùng hạt đậu t−ơng để chế biến thành thức ăn đã thành tập
quán của nhân dân đến mức đ−ợc đ−a vào các câu cao dao dân gian nh− “Còn
ao rau muống còn đầy chum t−ơng”, song trong một thời gian dài cây đậu
t−ơng vẫn chiếm một vị trí khiêm tốn trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi
thống nhất đất n−ớc (năm 1975) cây đậu t−ơng mới đ−ợc chú ý phát triển,
khoảng 60% diện tích đ−ợc trồng ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Bắc Giang,
Đắc Lắc, một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Cho đến
nay cây đậu t−ơng đã trở nên quen thuộc và đ−ợc coi là cây trồng quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp ở n−ớc ta.
- Về giống đậu t−ơng: Trong sản xuất hiện nay ở n−ớc ta, giống đậu
t−ơng đang đ−ợc sử dụng khá phong phú, bao gồm các giống nhập nội, giống
lai tạo, giống đột biến. Tuỳ theo mùa vụ, điều kiện đất đai hay cơ cấu cây
trồng của từng địa ph−ơng mà sử dụng các giống đậu t−ơng thích hợp. Theo
Cục Nông nghiệp (2004) các giống đậu t−ơng đang sản xuất ở Việt Nam có
thể phân ra các nhóm chính nh− sau:
+ Các giống thích hợp cho vụ xuân: XV92, TL57, AK06, D140, ĐT2000…
+ Các giống thích hợp cho vụ hè: DT84, M103, ĐT93, ĐT12…
+ Các giống thích hợp cho vụ thu đông và vụ đông: VX93, AK05,
DT95, D96-02, ĐT21…
26
+ Bộ giống của các tỉnh phía Nam: MTĐ176, HL92, HL-2…
Cũng theo Cục Nông nghiệp (2005), nhu cầu về giống đậu t−ơng còn rất
lớn. Hiện nay diện tích trồng các giống mới chỉ chiếm khoảng 30 - 40% tổng
diện tích trồng đậu t−ơng toàn quốc nên ch−a tạo b−ớc nhảy vọt về năng suất,
sản l−ợng (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Nhu cầu về giống đậu t−ơng giai đoạn 2003 - 2005
Năm Danh mục Số l−ợng
Diện tích sản xuất hàng năm (nghìn ha) 140 - 200
Nhu cầu giống (nghìn tấn) 8,4 - 12,0
Nhu cầu giống mới cho 50% diện tích trồng (nghìn tấn) 4,2 - 6,0
Nhu cầu sản xuất giống mới nguyên chủng (nghìn tấn) 300 - 500
2003
Nhu cầu sản xuất giống mới siêu nguyên chủng ( tấn) 20 - 30
Diện tích sản xuất hàng năm (nghìn ha) 250
Nhu cầu giống (nghìn tấn) 15
Nhu cầu giống mới cho 70% diện tích trồng (nghìn tấn) 10,5
Nhu cầu sản xuất giống mới nguyên chủng (nghìn tấn) 840
2005
Nhu cầu sản xuất giống mới siêu nguyên chủng ( tấn) 56
(Nguồn: Website
Kết quả điều tra, đánh giá của các tác giả Bùi Chí Bửu, Phạm Đồng
Quảng, Nguyễn Thiên L−ơng, Trịnh Khắc Quang cho thấy, năm 2003 cả n−ớc
có 87 giống đậu t−ơng đang đ−ợc gieo trồng trong sản xuất; trong đó có 13
giống chủ lực với diện tích gieo trồng mỗi giống trên 1000 ha, đ−ợc phân bố
nh− sau: DT84, Bông Trắng (trên 10.000 ha). MTD176, DT99, 17A (5.000 -
10.000 ha), AK03, ĐT12, Nam Vang, ĐH4, V74, AK05, VX93 (1.000 - 5.000
ha). Đối với đậu t−ơng, định l−ợng đóng góp của các giống mới cho sản xuất
có vẻ còn khiêm tốn hơn các giống khác. Tuy vậy, 7 giống đ−ợc công nhận
chính thức giai đoạn 2001 - 2004 đ−ợc gieo trồng trên diện tích 7.097 ha, làm
27
tăng sản l−ợng 944 lần, làm lợi cho sản xuất khoảng 4,8 tỷ đồng (Nguồn:
Website
- Về diện tích, năng suất và sản l−ợng:
Hiện nay, cây đậu t−ơng đ−ợc quan tâm và đ−a vào vị trí xứng đáng
trong cơ cấu cây trồng ở các địa ph−ơng trong cả n−ớc. Theo Nguyễn Sinh
Cúc (1995) [6] năm 1998, diện tích đậu t−ơng cả n−ớc là 40.000 ha, năng suất
bình quân 7 tạ/ha; năm 1990 diện tích tăng lên 110.000 ha, năng suất bình
quân từ 8,5 - 9 tạ/ha. Nh− vậy, sau 10 năm diện tích gieo trồng đậu t−ơng của
cả n−ớc tăng lên gấp 3 lần và năng suất tăng gần 30%.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản l−ợng đậu t−ơng
của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2004
Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản l−ợng (1.000 tấn)
1998 129,4 11,3 146,2
1999 129,1 11,4 147,2
2000 122,3 11,6 141,9
2001 140,3 12,6 176,8
2002 158,5 12,7 201,4
2003 165,6 13,3 220,2
2004 182,6 13,3 242,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê và Cục Nông nghiệp năm 2005)
Theo Tổng cục Thống kê (bảng 1.4) thì tình hình sản xuất đậu t−ơng
của Việt Nam trong 3 năm từ 1998 đến 2000 ít có sự thay đổi lớn; diện tích
biến động từ 122,3 - 129,4 nghìn ha, năng suất 11,3 - 11,6 tạ/ha, sản l−ợng
141,9 - 147,2 ngàn tấn. Tuy nhiên, từ năm 2001 - 2004 diện tích, năng suất và
sản l−ợng đậu t−ơng của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể, năm sau cao hơn
năm tr−ớc. Năm 2001, diện tích đậu t−ơng của cả n−ớc là 140,3 nghìn ha, tăng
18 nghìn ha so với năm 2000; năng suất 12,6 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so với năm
28
2000; sản l−ợng đạt 176,8 nghìn tấn. Năm 2003, diện tích 165,6 nghìn ha, tăng
43,3 nghìn ha so với năm 2000 và 25,3 nghìn ha so với năm 2001, sản l−ợng đạt
220,2 nghìn tấn tăng 78,3 nghìn tấn so với năm 2000 và 43,4 nghìn tấn so với
năm 2001. Năm 2004, diện tích 182,6 nghìn ha, tăng 17 nghìn ha so với năm
2003, sản l−ợng đạt 242,9 nghìn tấn, tăng 22,7 nghìn tấn so với năm 2003.
Nh− vậy, chỉ tính trong 5 năm (2000 - 2004) sản l−ợng đậu t−ơng của
cả n−ớc đã tăng lên một cách nhanh chóng, điều này chứng tỏ cây đậu t−ơng
đang đ−ợc chú ý phát triển, diện tích đ−ợc mở rộng, nông dân đầu t− thâm
canh tăng năng suất từ đó tăng sản l−ợng đậu t−ơng.
Hiện nay, một số tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, để tranh
thủ thời vụ sau khi thu hoạch lúa mùa sớm, nông dân đã trồng đậu t−ơng đông
theo ph−ơng thức gieo vãi mà không cần làm đất hoặc làm đất tối thiểu. Điển
hình nh− tỉnh Hà Tây và huyện Yên Định (Thanh Hoá). Vụ đông năm 2004,
tỉnh Hà Tây trồng 24.000 ha đậu t−ơng, thì có gần 10.000 ha đậu t−ơng gieo
vãi, năng suất bình quân đạt 15 tạ/ha (Nguồn: Cục Nông nghiệp năm 2005);
huyện Yên Định (Thanh Hoá) giao vãi 150 ha đậu t−ơng đông, năng suất bình
quân đạt 17 tạ/ha (Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa).
- Về thời vụ trồng đậu t−ơng: Nhìn chung, ở miền Bắc và Bắc Trung bộ
có 3 vụ đậu t−ơng trong một năm:
Vụ xuân: Gieo từ 10/2 - 10/3, thu hoạch tháng 5, tháng 6.
Vụ hè: Gieo từ 20/5 - 15/6, thu hoạch tháng 9, tháng 10.
Vụ đông: Gieo từ 5/9 - 5/10, thu hoạch tháng 12, tháng 1.
Các tỉnh thuộc khu IV cũ (Thanh Hoá, Nghệ An…) vụ đậu t−ơng xuân
th−ờng gieo sớm hơn, từ cuối tháng 1 để tránh gió Tây Nam xuất hiện từ cuối
tháng 4. Các tỉnh phía Nam chỉ có 2 vụ đậu t−ơng trong một năm và tuỳ từng
vùng cụ thể có thời vụ gieo trồng thích hợp.
Vùng Tây Nguyên vụ 1 gieo tháng 4 tháng 5 và thu hoạch tháng 8, 9;
vụ 2 gieo tháng 8, 9 thu hoạch tháng 12, 1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
29
vụ 1 gieo tháng 12, thu hoạch tháng 2, 3; vụ 2 gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3
thu hoạch vào cuối tháng 5, tháng 6 (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [23].
1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.4.1.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên cây đậu t−ơng
Sự ra đời của phân bón hoá học đã có tác động mạnh mẽ trong việc
nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây đậu t−ơng nói riêng, cho đến
nay trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phân bón trên cây đậu
t−ơng.
Đậu t−ơng là cây họ đậu có khả năng cố định đạm tự do để cung cấp
cho cây. Do vậy, tuy đậu t−ơng cần nhiều N để tạo một l−ợng protein cao,
nh−ng ng−ời ta th−ờng bón ít phân đạm cho đậu t−ơng mà sử dụng khả năng
cố định đạm của vi khuẩn nốt sần để đáp ứng nhu cầu đạm của cây đậu t−ơng.
Khả năng cố định N của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper
(1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng nitrat (NO3
-) có tầm quan trọng
để thu đ−ợc năng suất tối đa. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu d− thừa nitrat thì sẽ
ảnh h−ởng đến năng suất. Cũng về vấn đề này, theo Porter và cộng sự (1981)
thì trên đất giàu dinh d−ỡng, đáp ứng đủ nhu cầu NO3
- cho cây đậu t−ơng thì
việc bón đạm không có tác dụng làm tăng năng suất [7].
Khi bón lân để tăng năng suất đậu t−ơng, thì các đòi hỏi về kali của cây
cũng tăng lên. ở Brazil ng−ời ta th−ờng thấy xuất hiện những triệu trứng suy
giảm kali tiếp sau 1 hay 2 năm đạt sản l−ợng cao do điều chỉnh pH của đất và
bón thêm phân lân. Trên những đất đó mức kali ban đầu th−ờng đ−ợc đánh giá
là đủ, nh−ng l−ợng kali vốn có đã hao hụt nhanh do những vụ đậu t−ơng cao
sản gây ra (Hinson K. và E. E. Hartwig, 1990) [12].
ở Australia, Dickson và cộng sự (1987) [39] khi tiến hành những thí
nghiệm về l−ợng lân đ−ợc bón tại 27 cánh đồng ở vùng Queensland đã chỉ ra
rằng, năng suất đậu t−ơng tăng lên đáng kể khi đ−ợc bón phân lân, sự mẫn
30
cảm của đậu t−ơng đối với lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàm l−ợng chất
hữu cơ và thành phần cơ giới đất.
ở Indonesia bón phân lân cho đất có hàm l−ợng lân dễ tiêu d−ới 18 ppm
đã làm tăng năng suất đậu t−ơng lên đáng kể. Thiếu lân dễ tiêu th−ờng gắn
liền với đất chua, hàm l−ợng Fe, Al, Mn cao gây trở ngại lớn cho sinh tr−ởng,
phát triển, hình thành năng suất đậu t−ơng (Johnson, 1995) [43] .
Nhiều tác giả còn cho rằng đất nhiệt đới giàu Fe, Al thì super lân sẽ bị
cố định thành phosphat sắt, phosphat nhôm khó hoà tan nên cây trồng không
sử dụng đ−ợc.
Nh− vậy, trong đất chua khả năng giữ chặt lân th−ờng cao, gây thiếu lân
nghiêm trọng làm cho khả năng hấp thu các yếu tố dinh d−ỡng của cây đậu
t−ơng bị hạn chế. Chính vì vậy việc nâng cao pH bằng cách bón vôi sẽ nâng
cao hàm l−ợng lân dễ tiêu đối với cây trồng nói chung và cây đậu t−ơng nói
riêng. Bên cạnh việc bón lân cũng cần bón thêm các loại phân khác nh−: đạm,
phân chuồng mới nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân. Borkert và Sfredo
(1994) [36] cho rằng mặc dù các giống đậu t−ơng có phản ứng khác nhau với
độ chua và hàm l−ợng nhôm trao đổi của đất, song nhìn chung năng suất đậu
t−ơng đều thấp trong điều kiện đất chua. Tuy nhiên, không phải bất cứ việc
bón vôi nào để nâng cao độ pH của đất cũng đều có lợi cho sinh tr−ởng, phát
triển của cây đậu t−ơng. Bón vôi với hàm l−ợng quá cao có thể gây hại cho
đậu t−ơng ở vùng nhiệt đới, pH thích hợp cho đậu t−ơng là 5,5 - 6 với đất có
thành phần cơ giới nặng và 5 - 5,5 với đất có thành phần cơ giới nhẹ. Bón vôi
quá liều l−ợng sẽ làm giảm khả năng dễ tan của một số nguyên tố dinh d−ỡng
và làm tăng sự rửa trôi của các cation kiềm, ngoài ra còn gây hại cho kết cấu
và phức hệ của đất.
1.4.1.2. Kết quả nghiên cứu về giống đậu t−ơng
Theo Norman (1967)[47] để tạo ra giống đậu t−ơng ng−ời ta đã ứng
dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau nh− lai hữu tính, gây đột biến, đa bội…
31
tạo ra các kiểu gen mới có nhiều −u điểm hơn bố mẹ và thông qua các ph−ơng
pháp chọn lọc khác nhau để chọn tạo ra giống mới.
Bằng ph−ơng pháp gây đột biến, từ năm 1961 Viện khoa học Nông
nghiệp Đài Loan đã bắt đầu ch−ơng trình chọn tạo giống và đã đ−a vào sản
xuất các giống Kaohsiung 3, Tainung 3, Tainung 4…, các giống đ−ợc xử lý
bằng nơtron và tia X, cho các giống đột biến Tainung. Tainung 1 và Tainung 2
có năng suất cao hơn giống khởi đầu và quả không bị nứt. Các giống này, nhất
là các giống Tainung 4 đã đ−ợc dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các
ch−ơng trình lai tạo ở các cơ sở khác nhau nh− Trạm thí nghiệm Majio (Thái
Lan), Tr−ờng Đại học Philippin [13].
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa t−ơng quan di truyền và kiểu hình
của tất cả các dạng kết hợp có thể có của 7 tính trạng trong 3 quần thể đậu
t−ơng ở thế hệ F2, Weber và Moorthy (1952) [50] cho biết năng suất hạt có
mối t−ơng quan thuận với ngày chín, chiều cao cây và trọng l−ợng hạt. Nh−ng
Kwon và cộng sự (1972) [45] khi nghiên cứu tập đoàn giống đậu t−ơng lại cho
rằng năng suất hạt có t−ơng quan nghịch với thời gian sinh tr−ởng và giai đoạn
từ gieo đến ra hoa. Cùng thời gian đó, Kaw và Menon (1972) [44] vẫn khẳng
định về mối t−ơng quan chặt giữa năng suất hạt với số quả trên cây, chiều cao
cây, thời gian 50% ra hoa và thời gian sinh tr−ởng.
Hiện nay nguồn gen đậu t−ơng trên thế giới đ−ợc l−u giữ chủ yếu ở 14
n−ớc: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigieria, ấn Độ, Indonesia,
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô
với tổng số 45.038 mẫu giống [21].
Mỹ và Canada là những n−ớc chú ý đến việc chọn tạo giống đậu t−ơng,
ở 2 n−ớc này có khoảng 10.000 mẫu giống, đ−a vào sản xuất hơn 100 dòng có
khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytophthora và thích ứng rộng nh− Amsoy
71, Lec 36, Clark 63. H−ớng chủ yếu trong công tác nghiên cứu của các nhà di
truyền, chọn giống Mỹ là sử dụng các tổ hợp lai phức tạp, cũng nh− nhập nội
32
thuần hoá trở thành giống thích nghi với vùng sinh thái, đặc biệt nhập nội để
bổ sung vào quỹ gen. Đồng thời công tác chọn giống ở Mỹ là h−ớng mục tiêu
vào việc chọn ra những giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với
quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, hàm l−ợng protein cao,
dễ bảo quản và chế biến (Johnson H.W., Bernard, 1976) [42].
Brazil là n−ớc sản xuất đậu t−ơng đứng thứ 2 trên thế giới, từ 1976 gần
1.500 dòng đậu t−ơng đã đ−ợc trung tâm nghiên cứu quốc gia chọn và tạo ra
các giống Doko, Numbaira, IAC-8, Cristalina là những giống thích hợp cho
vùng đất thấp ở trung tâm Brazil. Năng suất cao nhất là giống Cristalina đạt
3,8 tấn/ha. H−ớng nghiên cứu trong thời gian tới của Brazil cho vùng đất này
là chọn ra những giống đậu t−ơng có thời gian từ trồng đến ra hoa là 40 - 50
ngày, đến chín là 107 - 120 ngày, có năng suất cao, chất l−ợng hạt tốt và
kháng sâu bệnh nh− BR79-1098, BR-10…[49]
Châu á đ−ợc coi là khu vực sản xuất đậu t−ơng quan trọng của thế giới,
ở đây có các khu thí nghiệm chọn tạo giống hiện đại do sự tài trợ của nhiều cơ
quan và tổ chức quốc tế nh−: Viện Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (IITA),
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu á (AVRDC), Viện nghiên
cứu lúa quốc tế (IRRI), Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp vùng
Đông Nam á, Ch−ơng trình đậu t−ơng quốc tế (INTSOY và ISVES). Các cơ
quan, tổ chức này đ−ợc thành lập với mục tiêu là tập hợp, phân phối các bộ
giống đậu t−ơng tiến bộ cho các điểm tham gia thí nghiệm nhằm xác định và
phổ biến các giống có khả năng thích ứng rộng rãi với điều kiện các n−ớc
trong khu vực.
Đặc biệt từ những năm 1970 đến nay, Trung tâm nghiên cứu và phát
triển rau màu châu á đã thành công trong việc tạo ra giống đậu t−ơng G2120
bán hữu hạn, hạt nhỏ đã đánh dấu một b−ớc mới trong việc tạo giống có tiềm
năng năng suất cao (70 tạ/ha). Giống đậu t−ơng có năng suất cao nhất thế giới
33
trong những năm 70 là giống Miyakishrome ở Nhật với năng suất tiềm năng là
78 tạ/ha. Những kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng vùng nhiệt đới hoàn
toàn có thể có những giống đậu t−ơng đạt năng suất rất cao [35].
Trung Quốc và ấn Độ là 2 quốc gia đi đầu trong việc sản xuất và chọn
tạo giống đậu t−ơng ở châu á. Mấy năm gần đây, Trung Quốc đã thu thập
đ−ợc nguồn vật liệu di truyền khá phong phú ở nhiều quốc gia và các vùng
sinh thái khác nhau; đồng thời không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật để cải tiến các giống cũ, nhờ vậy họ đã tạo ra các dạng giống mới có
năng suất, chất l−ợng, chống chịu tốt với sâu bệnh và cỏ dại, phù hợp với điều
kiện sinh thái. Các giống điển hình là CN001, CN002, YAT12, HTF 18… đều
cho năng suất bình quân 34 - 42 tạ/ha trên diện tích sản xuất rộng tại nhiều
tỉnh (FAO, 2003) [40].
Ngay từ năm 1963, ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa
ph−ơng và nhập nội tại Tr−ờng Đại học tổng hợp Pathaga. Năm 1967, ấn Độ
thành lập tổ chức AICRPS (The all India Convidinated research project on
soybean) và NRCS (National Research Centre for Soybean) đã tập trung
nghiên cứu về genotype và phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với điều kiện khí
hậu nhiệt đới, đồng thời phát triển giống có sức chống chịu cao với bệnh khảm
virus, tạo ra đ−ợc một số giống mới có triển vọng nh− Birsasoil, ĐS74-24-2…
Năm 1985, hai tác giả là Gingh và Chaudhary đã xác định đ−ợc 6 giống trong
32 giống đậu t−ơng triển vọng có năng suất cao và ổn định nh− HM93, PK73-
92, PK73-94, PK321, Bragg và SH1 [40].
Các công trình nghiên cứu về cây đậu t−ơng ở Indonesia trong nhiều
năm gần đây đều nhằm mục đích cải tiến giống, hoàn chỉnh bộ giống có năng
suất cao, ổn định trong nhiều năm, có khả năng trồng ở những chân ruộng sau
khi thu hoạch lúa, thời gian sinh tr−ởng 70 - 80 ngày, chống chịu đ−ợc bệnh gỉ
sắt. Nhiều giống tốt đã đ−ợc các cơ quan khuyến cáo và đ−a vào sản xuất trên
34
diện rộng ở nhiều vùng sinh thái; trong đó phải kể đến giống Willi, Kerinci và
Rinjani có nhiều −u điểm mong muốn, năng suất phổ biến ở các vùng sinh
thái biến động từ 25,2 - 38,4 tạ/ha, đặc biệt là giống Lomphatang trồng trên
đất −ớt 2 vụ lúa năng suất đạt 24,7 - 26,8 tạ/ha và chỉ đầu t− ở mức tối thiểu
(FAO, 2002) [11].
Các nghiên cứu về đậu t−ơng ở các quốc gia và các cơ quan khoa học
quốc tế hiện nay tập trung vào các b−ớc sau:
- Thu thập các tài liệu di truyền sau đó tiến hành lai tạo, chọn lọc, tuyển
chọn các giống phù hợp với các tiêu chuẩn của một giống tốt.
- Tạo biến dị bằng lai hữu tính và các tác nhân gây đột biến để tạo ra
giống mới có nhiều đặc tính quý.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật tiên tiến thâm canh đậu t−ơng đạt
năng suất cao, chất l−ợng tốt.
- Khảo nghiệm các giống đậu t−ơng ở các vùng sinh thái khác nhau để
tìm khả năng thích ứng cao cho mỗi vùng sinh thái.
- Xác định vùng sinh thái địa lý và thời vụ trồng đậu t−ơng thích hợp để
đạt năng suất cao.
1.4.1.3. Kết quả nghiên cứu về xác định thời vụ gieo trồng
Tác giả Hinson K. và E. E. Hartwig (1990) [12] cho rằng, ở vùng nhiệt
đới thời vụ gieo trồng đậu t−ơng phần lớn do mùa m−a quyết định. Thời gian
gieo trồng thay đổi trong năm, có nghĩa là cây đậu t−ơng sẽ mọc d−ới điều
kiện thời gian chiếu sáng khác nhau của quang chu kỳ. Thời gian chiếu sáng
có thể ảnh h−ởng rõ rệt đến sinh tr−ởng, phát triển và năng suất đậu t−ơng.
Trong thực tế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hiệu quả của quang chu kỳ
đối với sự sinh tr−ởng và phát triển của đậu t−ơng phụ thuộc vào các giống và
thời gian kéo dài của mùa vụ gieo trồng. Các giống thích nghi với mùa vụ gieo
trồng ngắn thì ít có phản ứng với những thay đổi về độ dài ngày. Điều đó
không có nghĩa là chúng không nhạy cảm với chu kỳ ánh sáng mà là chu kỳ
35
sáng khá ngắn cũng đủ để kích thích sự ra hoa sớm vào bất cứ thời điểm gieo
trồng nào trong năm. ở những nơi mùa m−a kéo dài hoặc nơi xa xích đạo, các
giống gieo trồng có phản ứng rõ hơn đối với những biến đổi về chu kỳ sáng.
Với độ ẩm thích hợp thì thời gian sinh tr−ởng của cây khoảng 110 - 130 ngày
th−ờng đi đôi với năng suất tối đa. Vì thời gian sinh tr−ởng dài của giống biến
thiên theo thời điểm gieo trồng, nên muốn đạt đ−ợc năng suất mong muốn đòi
hỏi phải có sự đồng bộ chặt chẽ giữa thời điểm gieo trồng và giống.
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nh− trên đã nói, ở n−ớc ta cây đậu t−ơng đ−ợc biết đến từ rất sớm, "Từ
thời Hùng V−ơng dân c− n−ớc Văn Lang đã biết trồng khoai và trồng đậu
nành". Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây đậu t−ơng (giống, kỹ thuật canh
tác…) ch−a nhiều. Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1990 công tác nghiên
cứu mới đ−ợc các tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học tập trung phát triển.
1.4.2.1. Nghiên cứu về phân bón trên cây đậu t−ơng
Khác với các cây trồng khác, cây đậu t−ơng có khả năng cố định đạm tự
do để cung cấp cho cây và làm giàu cho đất thông qua hoạt động của vi khuẩn
Rhizobium japonicum. Sau khi có 2 - 3 lá thật cây đậu t−ơng có khả năng cố định
đạm để cung cấp cho hoạt động sống của mình, do đó lân và kali là 2 yếu tố dinh
d−ỡng quan trọng hơn cả đối với cây đậu t−ơng, đặc biệt là lân. ở n−ớc ta phân
lân dùng bón cho đậu t−ơng đ−ợc sử dụng từ lâu, những kết quả nghiên cứu và
thực nghiệm hiệu quả bón lân cho đậu t−ơng đã đ−a ra nhiều kết luận khả quan.
Các yếu tố đa l−ợng (đạm, lân, kali) có tác dụng thúc đẩy nhau, hỗ trợ
cho nhau trong việc cung cấp dinh d−ỡng cho cây đậu t−ơng, thiếu một trong
các yếu tố này đều làm cho cây sinh tr−ởng, phát triển không bình th−ờng. Lê
Đình Sơn (1988) [26] cho rằng lân và đạm có tác dụng thúc đẩy nhau trong
việc làm tăng số cành cho quả, số quả trên cây. Việc bón lân trên nhiều loại
đất đều có tác dụng nâng cao năng suất đậu t−ơng, trong đó bón lân có hiệu
quả nhất là bón cho đất phèn (Phan Thị Lãng, 1990) [19].
36
Theo TS. Vũ Đình Chính (1998) [4] việc bón kết hợp N, P, K trên đất
bạc màu, ngèo dinh d−ỡng, bón lân cho đậu t−ơng với mức 90 kg P2O5 trên
nền có 40 kg N đã làm tăng số l−ợng nốt sần, số quả chắc trên cây và năng
suất hạt. Cũng theo tác giả thì công thức bón phân khoáng thích hợp nhất cho
giống đậu t−ơng xanh lơ (Hà Bắc) trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu Hiệp
Hòa - Bắc Giang là 20 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.
Tác giả Trần Văn Điền (2001) [9] khi nghiên cứu ảnh h−ởng của liều
l−ợng phân lân đến năng suất và khả năng cố định đạm của đậu t−ơng trên đất
đồi núi trung du phía Bắc Việt Nam đã cho thấy, trên đất đồi dốc miền núi phía
Bắc khi l−ợng phân lân bón cho đậu t−ơng tăng lên đã có tác dụng tăng năng
suất hạt và thân lá cho những giống đậu t−ơng có nốt sần, trong khi đó giống
đậu t−ơng không có nốt sần thì hầu nh− không có phản ứng với l−ợng lân bón.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001) [2] ở Việt Nam trên đất phèn nếu không
bón phân lân cây trồng chỉ hút đ−ợc 40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân cây trồng có
thể hút đ−ợc 120 - 130 kg N/ha.
Để đánh giá khả năng cung cấp lân trong đất cho cây trồng màu nói
chung và cây đậu t−ơng nói riêng ng−ời ta th−ờng dựa vào hàm l−ợng lân dễ
tiêu. Theo Hội khoa học đất Việt Nam (2000) [14] thì hàm l−ợng lân dễ tiêu
trong đất có thể phân ra nh− sau:
- Đất có hàm l−ợng P2O5 dễ tiêu d−ới 5 mg/100g đất là đất nghèo lân,
nếu bón lân sẽ có hiệu lực cao.
- Đất có hàm l−ợng P2O5 dễ tiêu từ 5 - 10 mg/100g đất là trung bình,
nên bón lân để nâng cao năng suất cây trồng.
- Đất có hàm l−ợng P2O5 dễ tiêu trên 10 mg/100g đất là giàu lân, không
nên bón lân vì nếu bón thì th−ờng không có hiệu lực.
Nh− vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu trên, ng−ời ta có thể xác định
đ−ợc l−ợng lân cần bón vào đất để cây đậu t−ơng sử dụng có hiệu quả nhằm
phát huy đ−ợc tiềm năng năng suất cao nhất và thu đ−ợc hiệu quả kinh tế cao.
37
Sự sinh tr−ởng, phát triển và năng suất đậu t−ơng không chỉ chịu ảnh
h−ởng của l−ợng lân mà còn chịu sự tác động các yếu tố dinh d−ỡng khác,
nhất là đạm và kali.
Theo Võ Minh Kha (1996) [17] thì trên đất đồi chua hàm l−ợng Fe và
Al cao, bón phân lân và đạm có tác dụng nâng cao năng suất đậu t−ơng rõ rệt.
Cũng theo tác giả, trên đất t−ơng đối giàu dinh d−ỡng, bón đạm làm tăng năng
suất đậu t−ơng lên 10 - 20%; trong khi đó trên đất nghèo dinh d−ỡng, bón đạm
năng suất đậu t−ơng tăng tới 40 - 50%.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2000) [2] nếu bón riêng đạm chỉ cho năng suất
14 tạ/ha, trong khi đó cũng với l−ợng đạm nh− vậy sẽ cho bội thu 23 tạ/ha khi
trên nền có bón lân. Lân chỉ phát huy hết tác dụng khi bón thêm đạm và kali
trong đất có hàm l−ợng lân thấp.
TS. Trần Danh Thìn (2001) [27] sau khi nghiên cứu vai trò của cây đậu
t−ơng, cây l._.n 90 kg P2O5/ha thì sản xuất đậu t−ơng
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
2. Đề nghị
- Khuyến cáo mở rộng diện tích gieo trồng các giống đậu t−ơng
ĐT2000, D912, D140 và ĐT2003. Tuy nhiên, cần tiếp tục khảo nghiệm thêm
các giống mới (D912, ĐT2003) ở các vùng sinh thái cụ thể để có đủ cơ sở
tr−ớc khi đ−a ra sản xuất đại trà.
- Giống D912 và ĐT2003 là những giống có khả năng sinh tr−ởng, phát
triển và thích ứng tốt, có tiềm năng năng suất cao. Đề nghị sớm đ−ợc Bộ Nông
nghiệp & PTNT công nhận tạm thời, tiến tới công nhận giống quốc gia để kịp
thời bổ sung vào cơ cấu giống trong sản xuất đại trà.
103
tài liệu tham khảo
I. Tiếng việt
1. Nhữ Thị Ngọc Anh (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ
yếu góp phần nâng cao năng suất đậu t−ơng trên đất lúa cao hạn tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I,
Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bộ (2001), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Vũ Đình Chính (1995), Nghiên cứu tập đoàn giống để chọn giống
đậu t−ơng thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, Luận án Tiến
sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
4. Vũ Đình Chính (1998), "Tìm hiểu ảnh h−ởng của N, P, K đến sinh
tr−ởng, phát triển và năng suất của đậu t−ơng hè trên đất bạc màu Hiệp Hòa -
Bắc Giang", Thông tin KHKTNN, ĐHNNI - Hà Nội, (2), tr.1 - 5.
5. Nguyễn Thế Côn (2004), “Cây họ đậu”, Bài giảng dùng cho cao học
và nghiên cứu sinh, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1955, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm
Thị Đào (1999), Cây đậu t−ơng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Song Dự (1988), Cơ cấu mùa vụ đậu t−ơng ở đồng bằng và trung
du Bắc bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Trần Văn Điền (2001), "ảnh h−ởng của liều l−ợng phân lân đến năng
suất và khả năng cố định đạm của cây đậu t−ơng trên đất đồi trung du miền núi
phía bắc Việt Nam", Hội thảo quốc tế về đậu t−ơng, 22-23/3/2001, Hà Nội.
10. Lê Hoàng Độ và cộng sự (1977), T− liệu về đậu t−ơng, NXB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
104
11. FAO (2002), Sản xuất đậu t−ơng ở vùng nhiệt đới. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Hinson K. và E. E. Hartwig (1990), Sản xuất đậu t−ơng ở vùng nhiệt
đới, (Tr−ơng Cam Bảo dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Vũ Tuyên Hoàng, Trần Minh Nam, Từ Bích Thuỷ (1995), Thành
tựu của ph−ơng pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới, Tập
san tổng kết KHKT Nông lâm nghiệp số 2, NXB TP. Hồ Chí Minh.
14. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
15. Vũ Thế Hùng (1981), "ảnh h−ởng của độ ẩm đất, hạn, úng đến
năng suất đậu t−ơng". Kết quả NCKHNN 1976 - 1978, Viện KHKTNN Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Thu Huyền (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
tr−ởng và thời vụ gieo trồng của một số dòng, giống đậu t−ơng trong điều kiện
vụ hè thu và vụ xuân trên đất Gia Lâm - Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Nông
nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
17. Võ Minh Kha (1996), “Điều kiện địa lý, thổ nh−ỡng Việt Nam và
vấn đề phân bón cho cây đậu t−ơng”, Hôi thảo quốc tế đậu nành, 29-
31/01/1996, Biên Hoà.
18. Trần Văn Lài, Đào Thế Tuấn, Nguyễn Thị Chinh (1987), “Giống
đậu t−ơng ngắn ngày AK02”, Tạp chí KHKTNN, tháng 12.
19. Phan Thị Lãng (1990), Tìm hiểu một số đặc điểm nông hoá liên
quan đến tính chịu thiếu lân của một số giống lúa, Luận án Tiến sỹ khoa học
Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Phạm Văn Lầm (1999), Biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh
và cỏ dại trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
105
21. Trần Đình Long (1991), “Những nghiên cứu mới về chọn tạo giống
đậu đỗ”, Tiến bộ về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Trần Đình Long, Andrew Jame và cộng sự (2003), ‘Nghiên cứu ảnh
h−ởng của giống và thời vụ gieo trồng đến sinh tr−ởng, phát triển và năng suất
đậu t−ơng vụ hè 2002, vùng núi Xuân Mai - Hà Tây”, Hội thảo đậu t−ơng
quốc gia ngày 25 - 26/2/2003, Hà Nội.
23. Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên) (1996), Giáo trình cây công
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Trần Tú Ngà (1994), “Kết quả ứng dụng đột biến thực nghiệm trong
công tác chọn tạo giống đậu t−ơng”, kết quả nghiên cứu khoa học năm 1986 -
1991, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Ninh Thị Phíp (2001), Nghiên cứu một số dòng, giống đậu t−ơng và
mật độ thích hợp cho giống D140 trồng 3 vụ trong năm ở vùng đồng bằng
sông Hồng, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội.
26. Lê Đình Sơn (1988), “Tình hình dinh d−ỡng của đất Bazan”, Tuyển
tập công trình nghiên cứu cây công nghiệp và cây ăn quả 1968-1988, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Trần Danh Thìn (2001), Vai trò của cây đậu t−ơng, cây lạc và một
số biện pháp kỹ thuật thâm canh ở một số tỉnh trung du, miền núi phía bắc,
Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội.
28. Hà Hữu Tiến, Trần Hữu Yết, Trần Đình Long (2001), “Kết quả 2
năm nghiên cứu các bộ giống đậu nành nhập nội từ AVRCD”, Hội thảo đậu
nành quốc tế, 22-23/3/2001, Hà Nội.
29. Chu Văn Tiệp (1981), "phát triển sản xuất đậu t−ơng thành cây
trồng có vị trí sau cây lúa", Thông tin chuyên đề khoa học kỹ thuật Hà Nội.
30. Đào Thế Tuấn, Trần Văn Lài (1989), "Mô hình toán của ruộng đỗ
t−ơng năng suất cao", Tạp chí Nông nghiệp và CNTP, tháng 4.
106
31. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1995), Kết quả
nghiên cứu cây đậu đỗ 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2001), Kết quả
nghiên cứu khoa học nông nghiệp năm 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2002), Kinh tế cây
có dầu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Mai Quang Vinh, Ngô Ph−ơng Thịnh (1996),"Giống đậu t−ơng cao
sản thích ứng rộng DT84", Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp 1986 -
1991, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
I. Tiếng anh
35. AVRDC (2003), Soybean in Asia, pp.173 - 218.
36. Borkert, C.M. and Sfredo, G.J. (1994), “Fertilizing tropical soils for
soybean”, Tropical soybean improvement and production. pp.175-197
37. Brown, D.M. (1960), "Soybean ecology. I. Development temperature
relationships from controlled environment studies", Agronomic Journal, (52),
pp. 493 - 496.
38. Delouche, J.C. (1953). "Influence of moisture and temperature
levels on germination of corn, soybean and watermelons", Ass Offic. Seed
Annals Proc.,(43), pp.117-126.
39. Dickson, T.P.; W. Moody and G.F. Haydon (1987), “ Soil tests for
Predicting Soybean phosphorus and potasium requirement”, Soybean in tropical
and subtropical cropping systems, pp. 309 - 311.
40. FAO (2003), Regional expert consultation on the Asia soybean
network, Bangkok and ChangMai, Thailand, 20 - 26 February 2003.
41. Hartwig, E.E. and C.J. Ewards (1970), "Effect of morfological
characteristics upon seed yield in Soybean", Agronomic Journal, (62), pp.64-65.
107
42. Jonhson, H.W.; R.L. Bernard (1967), “Genetics and breeding
soybean”, The soybean genetics, breeding physiology nutrition, manegement,
New York - London.
43. Johnson, H.W.; H.F. Robinson and R.E. Comstock (1995), "Genotype
and phenotypic correlations in soybean and their implications in selection",
Agronomic Journal, (57), pp.477- 483.
44. Kaw, R.N. and P. Menon (1972), association between yield and
components in soybean, India.
45. Kwon, S.H; K.H. Im; J.R. Kim and H.S. Song (1972), Variances for
several agronomic traits and interrelationships among characters of Korean
soyben landraces (Glycine max (L.) Merr.), Korean.
46. Nagata (2000), Soybean in Japan, pp. 34 - 59.
47. Norman, A.G (1967), The soybean Genetics breeding physology,
nutrition management Academics press, New York - London.
48. Saleh, N. and Sumarno (2002), Soybean in Asia, AVRDC, pp 173-218.
49. Soybean in tropical and subtropical cropping systems, Proceedings
of a symposium Tsukuba, Japan 26 September – October, 1983.
50. Weber, C.R. and B.R. Moorthy (1952), Heritable and nonheritable
relationships and variability of oil content and agronomic characters in the
F2 generation of soybean crosses, Agron.
51. Whigham, D.K (1983), Potential productivity of field crops under
different environment, IRRI Philippine.
108
Phụ lục 1: Diễn biến của một số yếu tố khí hậu, thời tiết
4 năm gần đây (từ 2002 - 2005)
Tháng
Các
Năm yếu tố
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ttb(0C) 18,4 17,7 20,7 24,2 26,5 28,3 28,7 27,7 27,0 25,2 20,2 17,7
Utb(%) 89,0 88,0 93,0 92,0 89,0 87,0 87,0 91,0 90,0 88,0 82,0 87,0
R(mm) 15,6 13,0 107,2 12,8 254,3 147,5 170,5 252,6 146,7 231,9 57,9 67.3
2002
S(giờ) 58,1 32,6 76,0 90,4 138,0 162,4 174,1 153,3 141,7 103,2 174,6 68,3
Ttb(0C) 17,4 19,3 21,9 24,8 27,0 28,7 28,4 27,2 26,4 24,7 20,8 19,0
Utb(%) 85,0 89,0 90,0 91,0 88,0 85,0 88,0 90,0 87,0 87,0 86,0 90,0
R(mm) 11,1 1,0 13,5 20,1 121,7 176,3 302,5 257,5 115,0 110,4 24,3 56,1
2003
S(giờ) 90,3 46,9 59,8 131,1 167,8 165,2 122,0 162,7 130,4 144,4 89,5 61,1
Ttb(0C) 16,6 20,6 21,2 25,1 28,2 29,7 29,2 28,2 26,7 24,7 22,4 19,3
Utb(%) 85,0 91,0 89,0 90,0 84,0 77,0 85,0 90,0 90,0 80,0 81,0 79,0
R(mm) 14,8 4,9 23,2 36,0 100,4 7,2 120,2 145,6 98,7 37,0 29,0 10,2
2004
S(giờ) 123,8 73,4 77,1 137,9 194,8 163,4 174,9 187,9 198,7 122,0 156,0 157,0
Ttb(0C) 16,9 18,1 18,8 23,1 28,4 - - - - - - -
Utb(%) 83,0 91,0 88,0 91,0 85,0 - - - - - - -
R(mm) 5,0 10,0 19,0 25,0 115 - - - - - - -
2005
S(giờ) 59,0 33,0 51,0 100 228 - - - - - - -
(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí t−ợng Thủy văn Thanh Hóa)
Ghi chú:
Ttb: Nhiệt độ trung bình tháng (0C)
Utb: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)
R: Tổng l−ợng m−a tháng (mm)
S: Tổng số giờ nắng tháng (giờ)
109
Phụ lục 2: Đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu t−ơng
tham gia thí nghiệm
Dòng,
giống
Màu sắc
thân
Hình dạng
thân cây
Hình dạng
lá
Màu sắc
hoa
Màu sắc
hạt
Màu sắc
rốn hạt
ĐT2003 Xanh Đứng Hình trứng Trắng Vàng sáng Nâu sáng
VX93 Xanh Đứng Mũi mác Trắng Vàng thẫm Đen
D912 Tím Đứng Elip tròn Tím Vàng sáng Nâu đậm
D140 Tím Đứng Hình Elip Tím Vàng sáng Nâu sáng
DT84 Tím Đứng Hình trứng Tím Vàng sáng Nâu sáng
ĐT2000 Tím Đứng Hình trứng Tím Vàng thẫm Đen
ĐT2004 Xanh Đứng Elip tròn Trắng Vàng thẫm Nâu đậm
Dòng 64 Tím Đứng Hình Elip Tím Vàng thẫm Đen
110
Phụ lục 3: Kết quả xử lý số liệu các thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm 1: So sánh một số dòng, giống đậu t−ơng trong điều kiện vụ
xuân tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
The SAS System 1.1
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Chỉ số diện tích lá
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 9 13.01377083 1.44597454 180.71 0.0001
Error 14 0.11202500 0.00800179
Corrected Total 23 13.12579583
R-Square C.V. Root MSE DTL Mean
0.991465 1.768568 0.089453 5.057917
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.00050833 0.00025417 0.03 0.9688
DG 7 13.01326250 1.85903750 232.33 0.0001
T tests (LSD) for variable: Chỉ sô diện tích lá
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 14 MSE= 0.008002
Critical Value of T= 2.14
Least Significant Difference (LSD) = 0.1567
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL DG
A 5.91667 3 ĐT2000
A 5.83667 3 D912
A 5.76667 3 D140
B 5.60333 3 ĐT2003
C 4.50667 3 DT84
C 4.48333 3 VX93
D 4.19667 3 ĐT2004
D 4.15333 3 Dòng 64
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 1.2
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Khả năng tích luỹ chất khô
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
111
Model 9 96.13291667 10.68143519 31.02 0.0001
Error 14 4.82146667 0.34439048
Corrected Total 23 100.95438333
R-Square C.V. Root MSE CK Mean
0.952241 3.329791 0.586848 17.62417
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.33853333 0.16926667 0.49 0.6219
DG 7 95.79438333 13.68491190 39.74 0.0001
T tests (LSD) for variable: Khả năng tích luỹ chất khô
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 14 MSE= 0.34439
Critical Value of T= 2.14
Least Significant Difference (LSD) = 1.0277
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL DG
A 19.8767 3 ĐT2003
A 19.7533 3 D912
A 19.6867 3 ĐT2000
A 18.9933 3 D140
B 16.1000 3 DT84
B 15.9967 3 Dòng 64
C B 15.7167 3 VX93
C 14.8700 3 ĐT2004
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 1.3
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Nốt sần
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 9 707.7241417 78.6360157 14.83 0.0001
Error 14 74.2261917 5.3018708
Corrected Total 23 781.9503333
R-Square C.V. Root MSE NOTSAN Mean
0.905076 4.621951 2.302579 49.81833
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 17.8924083 8.9462042 1.69 0.2205
DG 7 689.8317333 98.5473905 18.59 0.0001
T tests (LSD) for variable: Nốt sần
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 14 MSE= 5.301871
Critical Value of T= 2.14
112
Least Significant Difference (LSD) = 4.0323
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL DG
A 58.330 3 Dòng 64
B 54.220 3 D912
C B 52.447 3 ĐT2000
C B 50.667 3 ĐT2003
C B 50.333 3 D140
C 48.887 3 ĐT2004
D 42.777 3 DT84
D 40.887 3 VX93
----------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 1.4
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Tổng số quả/cây
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 9 489.1637500 54.3515278 13.44 0.0001
Error 14 56.6258333 4.0447024
Corrected Total 23 545.7895833
R-Square C.V. Root MSE TSQUA Mean
0.896250 4.594714 2.011145 43.77083
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 22.9408333 11.4704167 2.84 0.0925
DG 7 466.2229167 66.6032738 16.47 0.0001
T tests (LSD) for variable: Tổng số quả/cây
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 14 MSE= 4.044702
Critical Value of T= 2.14
Least Significant Difference (LSD) = 3.5219
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL DG
A 49.267 3 D912
A 48.467 3 D140
A 47.833 3 ĐT2000
A 46.667 3 ĐT2003
B 40.133 3 Dòng64
B 40.133 3 VX93
B 40.067 3 DT84
B 37.600 3 ĐT2004
----------------------------------------------------------------------------------------------
113
The SAS System 1.5
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Tổng số đốt hữu hiệu/thân chính
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 9 14.10083333 1.56675926 11.71 0.0001
Error 14 1.87250000 0.13375000
Corrected Total 23 15.97333333
R-Square C.V. Root MSE TSDHH Mean
0.882773 4.698738 0.365718 7.783333
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.14083333 0.07041667 0.53 0.6019
DG 7 13.96000000 1.99428571 14.91 0.0001
T tests (LSD) for variable: Tổng số đốt hữu hiệu/thân chính
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 14 MSE= 0.13375
Critical Value of T= 2.14
Least Significant Difference (LSD) = 0.6405
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL DG
A 8.9000 3 ĐT2004
A 8.9000 3 Dòng 64
B 7.8667 3 ĐT2003
B 7.7333 3 D140
B 7.7333 3 ĐT2000
B 7.4000 3 D912
B 7.2667 3 DT84
C 6.4667 3 VX93
----------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 1.6
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Năng suất thực thu
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 9 164.9362500 18.3262500 126.39 0.0001
Error 14 2.0300000 0.1450000
Corrected Total 23 166.9662500
R-Square C.V. Root MSE NSTT Mean
0.987842 2.048628 0.380789 18.58750
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 1.1100000 0.5550000 3.83 0.0472
114
DG 7 163.8262500 23.4037500 161.41 0.0001
T tests (LSD) for variable: Năng suất thực thu
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 14 MSE= 0.145
Critical Value of T= 2.14
Least Significant Difference (LSD) = 0.6668
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL DG
A 22.0000 3 ĐT2000
A 21.7000 3 D912
B 20.5000 3 D140
B 20.0000 3 ĐT2003
C 17.3000 3 Dòng 64
C 16.7000 3 DT84
D 15.5000 3 ĐT2004
D 15.0000 3 VX93
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh h−ởng của thời vụ gieo đến sinh tr−ởng,
phát triển và năng suất của giống đậu t−ơng ĐT 2000
The SAS System 2.1
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Chỉ số diện tích lá
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 5 1.08360000 0.21672000 41.06 0.0001
Error 6 0.03166667 0.00527778
Corrected Total 11 1.11526667
R-Square C.V. Root MSE DTL2 Mean
0.971606 1.288852 0.072648 5.636667
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.02526667 0.01263333 2.39 0.1721
VU 3 1.05833333 0.35277778 66.84 0.0001
T tests (LSD) for variable: Chỉ số diện tích lá
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.005278
Critical Value of T= 2.45
115
Least Significant Difference (LSD) = 0.1451
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL VU
A 5.93333 3 30/1
A 5.83000 3 10/2
B 5.62333 3 20/2
C 5.16000 3 20/1
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 2.2
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Khả năng tích luỹ chất khô
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 5 2.02288333 0.40457667 8.72 0.0101
Error 6 0.27828333 0.04638056
Corrected Total 11 2.30116667
R-Square C.V. Root MSE CK2 Mean
0.879069 1.107162 0.215361 19.45167
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.01451667 0.00725833 0.16 0.8585
VU 3 2.00836667 0.66945556 14.43 0.0038
T tests (LSD) for variable: Khả năng tích luỹ chất khô
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.046381
Critical Value of T= 2.45
Least Significant Difference (LSD) = 0.4303
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL VU
A 19.8733 3 10/2
A 19.8400 3 30/1
B 19.1267 3 20/2
B 18.9667 3 20/1
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 2.3
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Nốt sần
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 5 655.0968917 131.0193783 51.07 0.0001
Error 6 15.3930000 2.5655000
Corrected Total 11 670.4898917
R-Square C.V. Root MSE NOTSAN2 Mean
116
0.977042 3.919934 1.601718 40.86083
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 13.0092667 6.5046333 2.54 0.1592
VU 3 642.0876250 214.0292083 83.43 0.0001
T tests (LSD) for variable: Nốt sần
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 2.5655
Critical Value of T= 2.45
Least Significant Difference (LSD) = 3.2001
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL VU
A 50.220 3 30/1
B 45.780 3 10/2
C 34.110 3 20/2
C 33.333 3 20/1
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 2.4
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Tổng số quả/cây
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 5 136.4683333 27.2936667 70.64 0.0001
Error 6 2.3183333 0.3863889
Corrected Total 11 138.7866667
R-Square C.V. Root MSE TSQUA2 Mean
0.983296 1.368163 0.621602 45.43333
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 106.6216667 53.3108333 137.97 0.0001
VU 3 29.8466667 9.9488889 25.75 0.0008
T tests (LSD) for variable: Tổng số quả/cây
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.386389
Critical Value of T= 2.45
Least Significant Difference (LSD) = 1.2419
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL VU
A 47.6667 3 30/1
B 45.8333 3 10/2
B 44.9333 3 20/1
C 43.3000 3 20/2
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
117
The SAS System 2.5
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Tỷ lệ quả 3 hạt
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 5 24.67055000 4.93411000 30.99 0.0003
Error 6 0.95545000 0.15924167
Corrected Total 11 25.62600000
R-Square C.V. Root MSE Q3HAT2 Mean
0.962716 1.357778 0.399051 29.39000
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 20.62035000 10.31017500 64.75 0.0001
VU 3 4.05020000 1.35006667 8.48 0.0141
T tests (LSD) for variable: Tỷ lệ quả 3 hạt
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.159242
Critical Value of T= 2.45
Least Significant Difference (LSD) = 0.7973
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL VU
A 30.0233 3 30/1
B A 29.8100 3 10/2
B C 29.1933 3 20/2
C 28.5333 3 20/1
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 2.6
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Năng suất thực thu
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 5 74.87750000 14.97550000 131.17 0.0001
Error 6 0.68500000 0.11416667
Corrected Total 11 75.56250000
R-Square C.V. Root MSE NSTT2 Mean
0.990935 1.809294 0.337886 18.67500
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.33500000 0.16750000 1.47 0.3029
VU 3 74.54250000 24.84750000 217.64 0.0001
T tests (LSD) for variable: Năng suất thực thu
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
118
Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.114167
Critical Value of T= 2.45
Least Significant Difference (LSD) = 0.6751
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL VU
A 22.3000 3 30/1
B 19.5000 3 10/2
C 17.2000 3 20/1
D 15.7000 3 20/2
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh h−ởng của l−ợng lân bón đến sinh tr−ởng,
phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống đậu t−ơng ĐT 2000
The SAS System 3.1
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Chỉ số diện tích lá
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 6 3.50134667 0.58355778 33.55 0.0001
Error 8 0.13914667 0.01739333
Corrected Total 14 3.64049333
R-Square C.V. Root MSE DTL3 Mean
0.961778 2.388911 0.131884 5.520667
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.03425333 0.01712667 0.98 0.4147
LLAN 4 3.46709333 0.86677333 49.83 0.0001
T tests (LSD) for variable: Chỉ số diện tích lá
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 0.017393
Critical Value of T= 2.31
Least Significant Difference (LSD) = 0.2483
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL LLAN
A 5.9667 3 90
A 5.9133 3 60
A 5.8333 3 120
B 5.0900 3 30
C 4.8000 3 0
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
119
The SAS System 3.2
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Khả năng tích luỹ chất khô
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 6 49.76185333 8.29364222 95.71 0.0001
Error 8 0.69324000 0.08665500
Corrected Total 14 50.45509333
R-Square C.V. Root MSE CK3 Mean
0.986260 1.574969 0.294372 18.69067
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.18629333 0.09314667 1.07 0.3859
LLAN 4 49.57556000 12.39389000 143.03 0.0001
T tests (LSD) for variable: Khả năng tích luỹ chất khô
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 0.086655
Critical Value of T= 2.31
Least Significant Difference (LSD) = 0.5543
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL LLAN
A 20.1600 3 90
A 20.1000 3 120
A 19.8800 3 60
B 17.8167 3 30
C 15.4967 3 0
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 3.3
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Nốt sần
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 6 2104.127587 350.687931 100.56 0.0001
Error 8 27.900187 3.487523
Corrected Total 14 2132.027773
R-Square C.V. Root MSE NOTSAN3 Mean
0.986914 4.099451 1.867491 45.55467
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 8.466813 4.233407 1.21 0.3464
LLAN 4 2095.660773 523.915193 150.23 0.0001
120
T tests (LSD) for variable: Nốt sần
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 3.487523
Critical Value of T= 2.31
Least Significant Difference (LSD) = 3.5162
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL LLAN
A 56.667 3 90
B A 55.443 3 120
B 52.330 3 60
C 36.443 3 30
D 26.890 3 0
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 3.4
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Tổng số quả/cây
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 6 208.8986667 34.8164444 28.86 0.0001
Error 8 9.6506667 1.2063333
Corrected Total 14 218.5493333
R-Square C.V. Root MSE TSQUA3 Mean
0.955842 2.412503 1.098332 45.52667
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 26.3293333 13.1646667 10.91 0.0052
LLAN 4 182.5693333 45.6423333 37.84 0.0001
T tests (LSD) for variable: Tổng số quả/cây
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 1.206333
Critical Value of T= 2.31
Least Significant Difference (LSD) = 2.068
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL LLAN
A 48.7333 3 90
A 48.5000 3 120
A 47.5000 3 60
B 42.9667 3 30
C 39.9333 3 0
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
121
The SAS System 3.5
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Tỷ lệ quả 3 hạt
Sum of Mean
Source DF Squares Square F Value Pr > F
Model 6 49.95786667 8.32631111 10.97 0.0017
Error 8 6.07202667 0.75900333
Corrected Total 14 56.02989333
R-Square C.V. Root MSE Q3HAT3 Mean
0.891629 3.033384 0.871208 28.72067
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 23.16217333 11.58108667 15.26 0.0019
LLAN 4 26.79569333 6.69892333 8.83 0.0050
T tests (LSD) for variable: Tỷ lệ quả 3 hạt
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 0.759003
Critical Value of T= 2.31
Least Significant Difference (LSD) = 1.6403
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL LLAN
A 30.1100 3 90
A 29.9167 3 120
B A 29.2100 3 60
B C 27.7333 3 30
C 26.6333 3 0
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The SAS System 3.6
06:53 Monday, July 16, 2001
Analysis of Variance Procedure
Dependent Variable: Năng suất thực thu
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 120.26800000 20.04466667 45.92 0.0001
Error 8 3.49200000 0.43650000
Corrected Total 14 123.76000000
R-Square C.V. Root MSE NSTT3 Mean
0.971784 3.191698 0.6606814 20.70000000
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
NL 2 0.86800000 0.43400000 0.99 0.4115
LLAN 4 119.40000000 29.85000000 68.38 0.0001
122
T tests (LSD) for variable: Năng suất thực thu
NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not
the experimentwise error rate.
Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 0.4365
Critical Value of T = 2.31
Least Significant Difference (LSD) = 1.244
Means with the same letter are not significantly different.
T Grouping Mean NL LLAN
A 23.0000 3 120
A 23.0000 3 90
A 22.0000 3 60
B 20.0000 3 30
C 15.5000 3 0
123
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2999.pdf