Contents
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không những là thước đo phản ánh trình độ quản lý mà còn là sự sống còn, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình phải có những bước đi thích hợp, có tầm nhìn chiến lược từ việc tổ chức từ việc quản lý tới việc tiếp cận thị trường
Cũng như các doanh nghiệp khác t
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xác định kết quả tại Công ty TNHH thương mại và sản Xuất Đại Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất là một doanh nghiệp mà việc hạch toán kinh tế là cực kỳ quan trọng để lấy thu bù đắp chi phí sao cho có lãi. Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy, với sự phát triển của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất làm ăn có hiệu quả, mở rộng và không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài thì vẫn tồn tại không ít những doanh nghiệp sản xuất hoạt động kém hiệu quả, thu nhập không bù đắp được chi phí và có nguy cơ đứng trước sự phá sản, giải thể. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều song nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát khách quan thì nguyên nhân của sự đổ vỡ, phá sản trong các doanh nghiệp là do sự yếu kém trong khâu tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý tiêu thụ của mình... Vì vậy với mục tiêu cao nhất của mình là lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải áp dụng rất nhiều những biện pháp khác nhau như tổ chức tốt bộ máy quản lý, áp dụng công nghệ hợp lý, tổ chức tốt công tác marketing... Trong số những biện pháp đó, kế toán với chức năng theo dõi, giám đốc và phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng đã trở thành một biện pháp, một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Xuất phát từ sự cần thiết và tầm quan trọng cũng như yêu cầu đặt ra với xác định kết quả tiêu thụ, qua thực tế công tác tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô em đã mạnh dạn đi sâu và nghiên cứu về đề tài "Xác định kết quả tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú" với mục tiêu tìm hiểu kỹ về xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Công ty thương mại và sản xuất Đại Phú nói riêng, trên cơ sở đó đề ra một số phương pháp hoàn thiện công tác hạch toán.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Phần I: Đặc điểm tình hình công ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú
Phần II: Kế toán xác định kết quả tiêu tụ sản phẩm của công ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ thành phẩm tại công ty thương mại và sản xuất Đại Phú.
Do sự hạn chế của bản thân cũng như một số nguyên nhân khách quan khác nên mặc dù đã rất cố gắng, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và các học viên cùng lớp, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện bài viết này!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Vũ Ngọc Bích
III. kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
1.Kế toán chi phí bán hàng
1.1.Nội dung và phân loại chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền tất cả các khoản chi phí lao động sống, lao động vật hoá và tất cả các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá.
Chi phí bán hàng bao gồm :
- Chi phí nhân viên bán hàng : bao gồm tiền lương trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên bảo quản hàng hoá, nhân viên tiếp thị...các khoản bảo hiểm xã hội(BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) trích theo lương.
- Chi phí vật liệu, bao bì : phản ánh giá trị vật liệu bao bì xuất dùng cho bảo quản, tiêu thụ hàng hoá, nhiên liệu dùng cho vận chuyển hàng hoá đi bán.
- Chi phí công cụ, dụng cụ để phục vụ bán hàng
- Chi phí khấu hao phục vụ bán hàng: của hàng, nhà kho, phương tiện vận chuyển...
- Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : tiền thuê kho, bến bãi, thuê người vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá thành phẩm, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, hoa hồng trả cho đại lý..
- Chi phí bằng tiền khác phục vụ bán hàng bao gồm chi phí liên quan đến bán hàng ngoài các chi phí kể trên..
1.2.Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng:
Kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ sau
Bảng thanh toán lương, bảng tính và trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Bảng phân bổ vật liệu, công cụ- dụng cụ phục vụ bán hàng.
Bảng tính và trích khấu hao TSCĐ.
Các chứng từ chi tiền mặt, chứng từ Ngân hàng...
Tài khoản sử dụng trong hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
Kế toán chi phí bán hàng sử dụng tài khoản 641- Chi phí bán hàng. TK này phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Bên nợ : Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có : - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh hoặc vào bên nợ TK 142 - Chi phí trả trước
TK 641 không có số dư cuối kỳ
TK 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo dõi ở các tài khoản cấp 2 như sau :
- TK 6411 - Chi phí nhân viên : Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả, phải tính cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm hàng hoá đi bán.
- TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì : Phản ánh chi phí vật liệu bao bì, đóng gói sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm hàng hoá mang đi tiêu thụ, vật liệu dùng cho bảo quản, sửa chữa TSCĐ.
- Tk 6413 - chi phí dụng cụ đồ dùng : Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc.
- TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ : Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản bán hàng như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ vận chuyển.
- TK 6415 - Chi phí bảo hành : Phản ánh chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá trong quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp.
- TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Tính tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp phải trả nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm hàng hoá đi tiêu thụ:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (6411)
ó TK 334- Phải trả công nhân viên.
- Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả nhân viên phụ vụ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tính vào chi phí.
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng(6412)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(3382, 3383, 3384).
- Giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, dùng sửa chữa TSCĐ, nhiên liệu dùng vận chuyển sản phẩm tiêu thụ.
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Giá trị công cụ, dụng cụ, đồ dùng tính vào chi phí bán hàng trong kì
Nợ TK 641- chi phí bán hàng (6413)
Có TK153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 142- Chi phí trả trước(1421)
-Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng.
Nợ TK 641- chi phí bán hàng(6414)
Có TK 214- hao mòn TSCĐ
Đồng thời ghi Nợ TK 009
- Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm
Trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập.
Nếu doanh nghiệp trích trước chi phí bảo hành sản phẩmtính vào chi phí trong kì.
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng(6415)
CóTK 335- chi phí phải trả.
Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, khi sửa chữa bảo hành sản phẩm hoàn toàn bàn giao sản phẩm cho khách ghi:
Nợ TK 641- chi phí bán hàng(6415)
CóTK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trường hợp doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lập:
Nếu doanh nghiệp trích trước chi phí bảo hành sản phẩm ghi:
Nợ TK 641- chi phí bán hàng(6415)
Có TK 335- chi phí phải trả.
Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, phản ánh chi phí bảo hành sản phẩm phát sinh thực tế đối với sản phẩm nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:
Nơ TK 641- Chi phí bán hàng(6415)(giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ(1331)
Có TK 111 - Tiền mặt
CóTK 112 - Tiền gửi ngân hàng
CóTK 336 - Phải thu nội bộ
Đối với sản phẩm nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hạch toán vào chi phí bán hàng theo tổng giá thanh toán.
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng(6415)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
Trường hợp sản phẩm bảo hành không thể sửa chữa được, doanh nghiệp phải xuất sản phẩm khác giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng(6415)
Có TK 155 - Thành phẩm
- Chi phí điện nước, điện thoại, tiền công thuê ngoài bốc vác, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, sửa chữa TSCĐ có giá trị lhông lớn, chi phí thông tin quảng cáo giới thiệu thiệu sản phẩm...
Sản phẩm dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi :
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng(6417,6418)( Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 - ( Tổng giá thanh toán )
Sản phẩm dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, hạch toán vào chi phí bán hàng theo tổng giá thanh toán (đã có thuế), ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6417,6418).
Có TK 111,112,331..
- Khi dùng sản phẩm hàng hoá biếu tặng đại biểu dự hội nghị khách hàng tính vào chi phí bán hàng :
Nếu sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Biếu tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế :
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (Giá đã có thuế GTGT)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (3331)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế )
Biếu tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT :
Nợ TK 641
Có TK 512
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp được khấu trừ :
Nợ TK 133
Có TK 3331
Nếu sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT
Nợ TK 641
Có TK 512
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bàn hàng, ghi :
Nợ TK 111,112
Có TK 641
- Cuối kỳ hạch toán, phân bổ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳcho sản phẩm đã tiêu thụ và kết chuyển vào TK xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
- Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ, thì cuối kỳ kết chuyển chi phí kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 142- Chi phí trả trước, ghi :
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước (1422)
Có TK 641 -Chi phí bán hàng
- Sang kỳ hạch toán sau, khi có sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàngđã được kết chuyển sang TK 142 (1422) sẽ được kết chuyển toàn bộ vào TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911
Có TK 142(1422)
Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng
TK 334 TK 641 TK 111,112
TK338
TK 152 TK 911
TK153,142 TK 142
TK 214
TK 335,154,155
TK 335, 142
TK 333
TK 512
TK 111,112,331,333
TK 133
2.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1. Nội dung và phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý hành chính, chi phí kinh doanh, quản lý chung...
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm :
- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp : bao gồm các khoản lương phải trả, tiền phụ cấp...
Chi phí vật liệu phục vụ quản lý doanh nghiệp
Chi phí đồ dùng văn phòng
Chi phí khấu hao phục vụ quản lý doanh nghiệp
Thuế phí và các khoản lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất, lệ phi cầu phà, đường, thuế GTGT tại các đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý doanh nghiệp
Chi phi bằng tiền khác
2.2. Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Hạch toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong quá trình hạch toán, chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí trên sổ kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Tài khoản sử dụng trong hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng TK 642- Chi phí
quản lý doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản này như sau :
Bên Nợ : Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có : - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Số chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển vào TK 911 - Xácđịnh kết quả kinh doanh hoặc TK 142 - Chi phí trả trước
TK 642 không có số dư cuối kỳ
TK 642 có các TK cấp 2 sau
- TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý : phản ánh chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của doanh nghiệp.
- TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý : Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy,bút, mực...Vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ, công cụ dụng cụ.
- TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng : Phản ánh giá trị dụng cụ , đồ dùng cho công tác quản lý.
- TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ : Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho toàn doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị dùng trong văn phòng .
- TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí
- TK 6426 - Chi phí dự phòng : Phản ánh các khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như : tiền điện, nước, điện thoại, điện báo, thuê nhà, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ thuộc văn phòng doanh nghiệp...
- TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác : Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe đi phép, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ...
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Tính tiền lương, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp (nếu có) phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi :
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.(6421)
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả nhân viên quản lý doanh nghiệp, tính vào ci phí trong kỳ, ghi :
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383,3384)
Giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp như xăng, dầu mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sữa chữa TSCĐ chung cho doang nghiệp, ghi :
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Có 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Gía trị công cụ, dụng cụ đồ dùng văn phòng xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp :
Nếu xuất dùng một lần, có giá trị nhỏ, ghi :
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp(6423)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
Nếu xuất dùng một lần, có giá trị lớn, kế toán sử dụng phương pháp phân bổ dần :
Khi xuất dùng, ghi :
Nợ TK 142 - Chi phí trả trứơc(1421)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi :
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp(6423)
Có TK 142 - Chi phí trả trứơc(1421)
Trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như khấu hao nhà cửa làm việc của các phòng ban, vật kiến trúc, kho tàng...ghi :
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Đồng thời ghi Có 009.
Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp ngân sách Nhà nước, ghi :
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp(6425)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp ghi:
Nợ TK 642 - (6425)
Có TK 111,112
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 642(6426)
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tiền điện, nước, điện thoại, điện báo... mua ngoài dùng cho quản lý doanh nghiệp
Nếu sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi :
Nợ Tk 642 (6427)- (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ(1331)
Có TK 111,112,331
Nếu sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp theo tổng giá thanh toán :
Nợ TK 642(6427)
Có TK 111,112,331.
Khi phát sinh chi phí về hội nghị, tiếp khách, công tác phí,tàu xe đi phép....
Nợ TK642(6428)
(Nợ TK 133 : nếu được khấu trừ thuế )
Có TK 111,112, 331,141..
Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi :
Nợ TK 111,112,338,152
Có TK 642
Cuối kỳ tính toán phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911
Có TK 642
Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ, cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp :
Nợ TK 142
Có TK 642
Khi có sản phẩm đi tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp đã được kết chuyển sang TK 142 sẽ được kết chuyển toàn bộ vào TK 911 :
Nợ TK 911
Có TK 142(1422)
Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 334 TK 642 TK 11,112,152,338
TK 338
TK 152
TK 153,142
TK 911
TK 214
TK 333
TK 139,159
TK 335,142
TK 142
TK 131,138
TK 336
TK 111,112
TK 331 TK 133
3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, và kết quả bất thường
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, và chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ.
Doanh thu thuần và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định như sau :
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó các khoản giảm trừ bao gồm :
Doanh thu của hàng bán bị trả lại
Doanh thu bị giảm do giảm giá hàng bán
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ (nếu có)
Thuế GTGT đối với doanh nghiệp tính thuế thep phương pháp trực tiếp
Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ gồm : giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ (Giá vốn hàng bán), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm dịch vụ tiêu thụ.
Kết quả của Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí
hoat động = bán hàng - hàng bán - bán hàng - quản lý
SXKD thuần doanh nghiệp
Nếu kết quả tính ra số dương(+), đó là lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, còn nếu kết quả tính ra số âm (-), đó là lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp :
Kết quả của Thu nhập Chi phí
hoạt động = hoạt động - hoạt động
tài chính tài chính tài chính
Nếu kết quả tính ra số dương(+), đó là lợi nhuận hoạt động tài chính, còn nếu kết quả tính ra số âm (-), đó là lỗ của hoạt động tài chính
Kết qủa bất thường là số chênh lệch giũa các khoản thu nhập avf chi phí bất thường của doanh nghiệp
Kết quả hoạt Các khoản thu Các khoản chi phí
động bất thường = nhập bất thường - bất thường
Nếu kết quả tính ra số dương(+), đó là lãi hoạt động bất thường, còn nếu kết quả tính ra số âm (-), đó là lỗ của hoạt động bất thường.
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. TK này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
Kết cấu TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Bên nợ :
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ.
Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
Số lãi trước thuế về hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên có :
Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường
Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
TK 911 được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.
Phương pháp hạch toán
- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần ghi :
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ :
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Cuối kỳ hạch toán kết quả thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt tài chính
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, các khoản chi phí bất thường
Nợ TK 911
Có TK 811 - Chi phí khác
Có TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính
- Cuối kỳ hạch toán, phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và kết chuyển
Nợ TK 911
Có TK 641,642
- Tính và kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại kỳ trước trừ vào kết quả kỳ này :
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 142- Chi phí trả trứoc(1422)
- Tính và kết chuyển số lãi trong kỳ
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết chuyển số lỗ kinh doanh(nếu doanh nghiệp bị lỗ)
Nợ TK 421
Có TK 911
Sơ đồ kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
TK 632 TK 911 TK 511,512
TK 811, 635
TK 711,515
TK 641
TK642 TK 421
TK 142
VI. hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán quá trình xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành có bốn hình thức tổ chức sổ kế toán. Tuy nhiên tuỳ theo phạm vi và đặc điểm của mình mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất.
1.Hình thức Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Các loại sổ kế toán chủ yếu trong hình thức Nhật ký chung sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ :
Sổ Nhật ký chung
Một số sỏ Nhật ký đặc biệt : Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền, Sổ nhật ký mua hàng, Sổ nhật ký bán hàng.
Sổ Cái các TK : 155,157,632,511,512,641,642,911...
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết về TK 131, 333, 211, 152,112...
Ưu điểm của hình thức này là thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra với chứng từ gốc, tiện lợi cho việc sử dụng máy tính..
Nhược điểm của hình thức này là các số liệu bị ghi sổ trùng lắp. Do đó cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng lắp rồi mới được ghi vào sổ Cái.
2.Hình thức Nhật ký -Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thứcc Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký - Sổ Cái.
Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, hình thức Nhật ký - Sổ Cái sử dụng các loại sổ sách kế toán sau :
Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiếtTK 155,157,131,511,33...
Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, áp dụng thích hợp ở đơn vị kế toán nhỏ, số người làm kế toán ít.
Nhược điểm là không áp dụng ở các đơn vị kinh tế quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản và có nhiều người làm công tác kế toán vì kết cấu sổ không tiện.
3. Hình thức Chứng từ - Ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là mọi nhiệm vụ kinh tế phát sinh phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập " Chứng từ ghi sổ ". Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoậc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh thứ tự trong từng tháng,năm ( theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ) phải có đính kèm chứng từ gốc và phải được kế toản trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Các loại sổ kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ :
- Sổ đăng ký Chứng từ - ghi sổ
Sổ Cái các tài khoản 155,157,632,642,641,911...
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các khoản đối ứng.
Hình thức Nhật ký - Chứng từ sử dụng các loại sổ sách kế toán sau trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ:
Nhật ký chứng từ số 8 và các Nhật ký chứng từ khác có liên quan.
Các Bảng kê : Bảng kê số 5, Bảng kê số 8, Bảng kê số 9,10,11 và các Bảng kê khác có liên quan.
Sổ Cái các TK 155,157,632,911,641,642...
Sổ hặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Ưu điểm :
Giảm đáng kể công việc ghi chép hàng ngày do đó tránh được trùng lặp và nâng cao năng suất lao động của nhân viên kế toán (Trong điều kiện kế toán thủ công)
Thuận tiện cho việc lập Báo cáo tài chính, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho quản lý.
Nhược điểm :
Không tiện cho việc sử dụng kế toán trên máy.
Không phù hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế
Không áp dụng cho những đơn vị mà trình độ nhân viên kế toán còn yếu và không đồng đều.
IV. kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH thương mại và sản xuất đại phú
1. Hạch toán chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của Công ty thương mại và sản xuất Đại Phú bao gồm:
Chi phí nhân viên bán hàng
Chi phí vật liệu bao bì
Chi phí dụng cụ đồ dùng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các chi phí bằng tiền khác..
Chi phí bán hàng được tập hợp và phản ánh toàn bộ thông qua tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Và cuối kỳ được kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung bởi định khoản sau đây:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có các TK có liên quan
Sau đó hàng tháng lập Sổ Cái tài khoản này để theo dõi tổng hợp chi phí bán hàng.
Việc theo dõi chi tiết chi phí bán hàng, kế toán sử dụng sổ Tài khoản 641 để tập hợp chi phí bán hàng và cơ sở để lập sổ này là:
- Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ghi vào cột phát sinh nợ của tiẻu khoản 6411
- Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi vào cột phát sinh nợ TK 6412
- Căn cứ vào các chi phí dịch vụ mua ngoài tập hợp trên TK 6417 trên sổ nhật ký chung bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí in cataloge, chi chí mua bảo hiểm tàu hàng...
- Các chi phí bán hàng khác bằng tiền được tập hợp trên TK 6418
Cuối kỳ tổng chi phí bán hàng phát sinh được đưa hết vào chi phí trong kỳ kết chuyển sang TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641- Chi phí bán hàng.
Công ty thương mại và sản xuất Đại Phú Sổ Cái Tài khoản
Văn phòng Hà Nội Tháng 08 năm 2002
641- Chi phí bán hàng
Số dư đầu kỳ: 2.084.811.760
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư
PC644
03/08/2002
03/08/2002
Đỗ Tiến Hoan- Thanh toán vé xe đi B. Ninh
1111
80.000
2.084.891.760
PC645
05/08/2002
05/08/2002
Trần Anh Tuấn –Thanh toán tiền nghỉ, vé xe đi công tác Việt Trì- Hưng Yên
1111
306.000
2.085.197.760
PC647
05/08/2002
05/08/2002
Phạm Anh Châu- Thanh toán chi phí thử mẫu tại Bắc Ninh
1111
140.000
2.085.337.760
......
....
....
....
...
...
...
...
CT826
13/08/2002
13/08/2002
Trả tiền quảng cáo cho công ty Tam Sơn
1121
39.735.000
2.138.152.760
...
...
...
...
..
...
...
...
PC769
31/08/2002
31/08/2002
Đặng Tuấn Thanh-Thanh toán tiền mua bạt che
1111
768000
2.434.596.171
............. ............. ... .......... ..............
Tổng phát sinh 454.243.766 30.000.000 Số dư cuối kỳ: 2.509.055.526
Ngưòi lập biểu Kế toán trưởng
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú
Văn phòng Hà Nội sổ Tài khoản 641- Chi phí bán hàng
Tháng 8 năm 2002
Số hiệu
Tên tài khoản
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Luỹ kế
Có
Luỹ kế
Nợ
Có
6411
6412
6413
6414
6417
6418
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu, bao bì
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí quảng cáo
- Chi phí in Cataloge
- CP vận chuyển cẩu hạ phôi
.....
Chi phí bằng tiền khác
- Công tác phí
- Chi phí bằng tiền khác
- ...
Tổng Cộng
9.212.102
1.038.233
1.329.685
882.312.742
290.902.728
34.330.500
71.233.712
...
1.190.918.998
61.768.299
72.236.924
...
2.084.811.760
3.072.000
1.369.355
419.375.986
70.735.000
305.666.082
30.426.425
8.132.565
1.002.000
....
454.243.766
30.000.000
30.000.000
...
30.000.000
9.212.102
4.110.233
2.699.040
1.301.688.728
361.637.728
34.330.500
376.899.796
...
1.220.391.563
69.900.864
73.238.924
...
2.509.055.526
2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý (6421)
Chi phí vật liệu dùng cho quản lý (6422)
Chi phí đồ dùng văn phòng (6423)
Chi phí khấu hao TSCĐ (6424)
Thuế phí và lệ phí (6425)
Chi phí dịch vụ mua ngoài (6427)
Chi phí bằng tiền khác (6428)
Chi phí quản lý doanh gnhiệp được tập hợp và phản ánh toàn bộ thông qua tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Và cuối kỳ được kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi vào Sổ Nhật ký ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT446.doc