Xác định giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước Vân Long-Gia Viễn-Ninh Bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên

Lời nói đầu Đất ngập nước bao gồm nhiều sinh cảnh khác nhau trên đất liền, ven biển và biển. Đất ngập nước vô cùng phong phú và rất quan trọng đối với môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững. Không chỉ là nơi cư ngụ , cung cấp thức ăn cho con người và nhiều loài động thực vật sống trên đó, Đất ngập nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường. Trải qua một giai đoạn chiến tranh lâu dài, nhiều vùng đất ngập nước của nước ta như các hồ

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xác định giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước Vân Long-Gia Viễn-Ninh Bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứa nước, các vùng rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1997 đến nay Nhà nước đã công nhận nhiều khu rừng đặc dụng Đất ngập nước và nhiều khu rừng đặc dụng khác có chứa diện tích đất ngập nước. Một số tỉnh cũng ra quyết định thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước cấp tỉnh. Tuy vậy, cho đến nay một số vùng Đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao chưa được đưa vào hệ thống các khu rừng đặc dụng của nước ta như: một số ao, đầm của vùng chiêm trũng của Đồng Bằng Bắc Bộ, các đầm phá ven biển miền Trung. Bên cạnh đó một số khu rừng đặc dụng có diện tích đất ngập nước nhưng chưa được qui hoạch nhiệm vụ bảo vệ hệ sinh thái Đất ngập nước một cách cân đối. Trong bối cảnh này cục môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với Viện Điều tra Qui hoạch Rừng thực hiện đề tài " Xây dựng cơ sở khoa học cho việc qui hoạch các khu bảo tồn Đất ngập nước của Việt Nam", Với mục đích lâu dài là xây dựng những cơ sở khoa học cho việc qui hoạch và quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên Đất ngập nước. Một trong những kết quả của đề tài là đã phát hiện được một số khu vực Đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, có những giá trị cao về đa dạng sinh học nhưng chưa được đưa vào bảo tồn. Một trong số đó là khu Đất ngập nước Vân Long thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Từ những kết quả điều tra cơ bản ban đầu, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho xây dựng vùng Đất ngập nước Vân Long thành khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. KBT Vân Long là một vùng ĐNN, là rốn thu nước của 7 xã: Gia Vân, Gia Hoà, Gia Thanh, Gia Tân, Gia Lập, Liên Sơn, Gia Hưng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2643ha. Trong vùng không có sông lớn, chỉ có sông nhỏ và suối được bắt nguồn từ sông lớn và các dãy núi xung quanh. Vào mùa khô các suối bị cạn, nhưng vùng có khoảng 341ha ĐNN quanh năm. Vùng ĐNN Vân Long có nguồn lợi đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong những năm gần đây do khai thác sử dụng chưa hợp lý nên có nguy cơ dẫn đến suy giảm nguồn lợi. Vì vậy, cần phải điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, môi trường, xác định giá trị nguồn lợi KBT- ĐNN Vân Long nhằm khai thác và sử dụng hợp lý vùng đất có nhiều tiềm năng này. Là một sinh viên được theo học chuyên ngành kinh tế và quản lý môi trường. Em nhận thức được là giữa môi trường và phát triển luôn có những mối quan hệ sâu sắc. Cho nên nhiệm vụ của nhà phát triển và nhà môi trường là phải đưa ra được những quyết định để làm cho mối quan hệ đó trở nên hài hoà hơn. Nội dung nghiên cứu KBT - ĐNN Vân Long: Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương II: Những nét khái quát về đặc trưng của vùng ĐNN Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình. Chương III: Bước đầu xác định giá trị kinh tế của Vùng ĐNN Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo LÊ THU HOA và các Bác trong Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Ninh Bình đã hướng dẫn chỉ bảo cho em hoàn thành chuyên đề này. chương i cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu I. Đất ngập nước và sự phát triển bền vững. 1. Giá trị của Đất ngập nước. Theo công ước Ramsar ( tháng 2/1971) thuật ngữ " Đất ngập nước" bao gồm những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 m khi triều thấp. Trong lịch sử xa xưa những vùng Đất ngập nước thường là nuôi dưỡng các nền văn minh vĩ đại của Mesopotani và Ai Cập. Các vùng nước thực hiện một số chức năng như điều tiết nước ngầm, khống chế lũ lụt, giữ lại chất dinh dưỡng, chất cặn và các độc tố, chống sóng, chắn gió, ổn định bờ biển, phục vụ giao thông thuỷ , du lịch... Tạo ra các sản phẩm như tài nguyên rừng, các động vật hoang dã, tôm cá, cung cấp các chất dinh dưỡng và là môi trường trú ngụ cho cá đẻ trứng, nơi ươm cá con hoặc nơi sinh sống cho cá trưởng thành. Ngoài ra chúng còn có các thuộc tính về hệ sinh thái như tính đa dạng sinh học và sự độc đáo di sản thiên nhiên. Vì vậy Đất ngập nước tại một số nơi đến nay vẫn hết sức quan trọng cho phúc lợi và sự bình yên của những người dân sống ở các vùng phụ cận. 2. Bảo vệ phát triển bền vững Đất ngập nước. Có một thời trong lịch sử Đất ngập nước được xem như là vùng đất có năng suất thấp, thậm chí bẩn thỉu chứa đầy bệnh tật, côn trùng và cá sấu, vì vậy con người đã cố gắng chuyển hoá chúng thành đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất thổ cư và đất xây dựng, tập chung các nguồn kinh phí vào việc tát cạn và cải tạo chúng, đem lại sự phồn thịnh cho một số nước như Hà Lan, làm tăng đáng kể mức sản xuất nông nghiệp như ở các nước Đông Nam á. Thời gian thay đổi, khi nhiều vùng Đất ngập nước bị thu hẹp diện tích, một số bị suy thoái nghiêm trọng, việc tranh chấp về sử dụng tài nguyên Đất ngập nước ở một số vùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sung đột mang sắc thái dân tộc dữ dội như ở thung lũng Senegal, thì con người càng hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của nguồn tài nguyên, những loại hàng hoá và dịch vụ đa dạng do Đất ngập nước mang lại. Từ đó hình thành quan niệm mới về Đất ngập nước như là những hệ sinh thái có năng suất và giữ vai trò chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững, đối lập hẳn với ý niệm cổ điển nói trên. Ngày nay vấn đề bảo vệ Đất ngập nước càng được coi trọng theo quan điểm môi trường và phát triển bền vững. Hội nghi lần thứ ba các nước thành viên công ước Ramsar tháng 7/1978 đã kiến nghị mỗi nước phải xây dựng một chính sách quốc gia về sử dụng khôn khéo tài nguyên Đất ngập nước của mình. ở Việt Nam một số vùng Đất ngập nước ở Nam Định, Đồng Tháp đã được quy định thành khu bảo vệ nghiêm ngặt theo công ước Ramsar. II. Vấn đề định giá môi trường. 1. Tại sao cần phải định giá tài nguyên? Nếu vài thập kỷ trước đây người ta cho rằng, nước là một nguồn tài nguyên vô tận. thì ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nước. ở một số nơi đã xẩy ra chanh chấp các nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt. Không những chỉ nguồn nước bị lâm vào tình trạng như vậy, một số các nguồn tài nguyên khác cũng đang có nguy cơ đe doạ sự sống trên Trái Đất như: rừng, không khí, dầu mỏ, các nguồng lợi thuỷ hải sản... Đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị bởi vì chúng cung cấp các lợi ích và dịch vụ cho con người. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ nó cũng là động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng đến môi trường. Bởi vì, để đạt được mục tiêu kinh tế thì bất cứ một quốc gia nào cũng phải có chính sách, các cá nhân hay công ty đều phải tiến hành các hoạt động từ đó nó làm thay đổi các nguồn lợi tự nhiên, làm phát sinh cả lợi ích lẫn chi phí. Do vấn đề ngoại ứng, nên tài nguyên thiên nhiên và hàng hoá công cộng, chúng ta không thể dựa và các thuộc tính của thị trường (Giá cả của thị trường) để hướng tới sử dụng có hiệu quả nhất cũng như không thể đưa ra phạm trù giá cả cụ thể để phản ánh giá trị của chúng. Ví dụ, giá trị 1 tấn than năm 1990 xấp xỉ 45 USD. Tuy nhiên, giá cả này chủ yếu dựa vào một loạt các hoạt động khai thác quặng khoáng từ lòng đất, tách chất khoáng ra khỏi quặng, vận chuyển đến nơi tiêu dùng phù hợp. Nếu chúng ta tính đến cả các yếu tố liên quan khác như là số lượng cây đã bị phá huỷ, các loài vật hoang dã đã bị tiêu diệt hoặc đã bị thay thế, và sự ô nhiễm nguồn nước bởi việc thải chất axit. Vậy là, giá một tấn than có thể cao hơn nhiều so với giá 45 USD. Đó là do vấn đề ngoại ứng, có nghĩa là chúng là một loạt các tác động không được định giá mà tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người khai thác và những người khác trong xã hội. Giá trị kinh tế của một nguồn tài nguyên hay của hệ sinh thái có thể được xác định như là tổng của các giá trị đã triết khấu về thời điểm hiện tại của toàn bộ dịch vụ mà chúng cung cấp. Quan niệm kinh tế về giá trị được đề cập ở đây dựa trên nền tảng lý thuyết về kinh tế phúc lợi tân cổ điển. Tiền đề cơ bản của kinh tế phúc lợi thể hiện ở chỗ mục đích của các hoạt động kinh tế là nhằm tăng mức sống của các thành viên trong xã hội. Phúc lợi của từng cá nhân không chỉ dựa trên việc tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ cho chính bản thân mình, mà còn dựa trên số lượng và chất lượng của các hàng hoá phi thị trường. Vì vậy, nếu như chúng ta có được các phương thức đánh giá những hàng hoá môi trường này và đưa chúng vào hình thành chính sách, thì chúng ta có thể đề ra những quyết định sáng suốt về môi trường so với những quyết định về môi trường hiện hành. Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản để hình thành những chính sách quản lý có hiệu lực, nếu như chúng ta có thể đánh giá các hàng hoá môi trường khác nhau bằng tiền. Chúng ta cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi việc đánh giá hàng hoá môi trường có thể vẫn là lĩnh vực thách thức đối với kinh tế học môi trường. Mặc dù các phương pháp định giá môi trường đựơc phát triển và hoàn thiện trong quá trình lâu dài. Chúng được phân thành các kỹ thuật trực tiếp và gián tiếp. Các kỹ thuật trực tiếp quan tâm đến các lợi ích môi trường và chúng thường hướng tới việc đo đếm trực tiếp giá trị bằng tiền của những lợi ích này. Quá trình định giá này có thể được thực hiện thông qua thị trường gián tiếp thay thế hay qua các kỹ thuật thực nghiệm. Trên thị trường thay thế này, hàng hoá hay các yếu tố sản xuất được mua và bán, các phí tổn và lợi ích môi trường là các thuộc tính thường xuyên của các hàng hoá. Các kỹ thuật thực nghiệm lại gắn chủ yếu với các thị trường giả định trong đó các cá nhân có thể đặt giá cho các hàng hoá môi trường thông qua mức độ sẵn sàng trả hay chấp nhận mức giá của chúng. Trong nhóm phương pháp trực tiếp sử dụng thị trường thay thế, phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên là phương pháp được áp dụng trong đó nhu cầu về các tiện ích môi trường được xác định thông qua tìm hiểu các chi phí mà khách du lịch phải bỏ ra để được hưởng lợi từ môi trường và nhân dân trong vùng được hưởng các lợi ích này. Đây là phương pháp phù hợp với nội dung đề tài. 2. Một số khái niệm liên quan tới định giá tài nguyên. Để có thể áp dụng phương pháp chi phí du lịch (TCM) và điều tra ngẫu nhiên (CĐM) trong đề tài này thì một số khái niệm cở bản có liên quan cần phải làm rõ. a) Tổng giá trị kinh tế. Tổng gia trị kinh tế là khái niệm được sử dụng trong kinh tế, nhưng khi nhìn nhận trên quan điểm môi trường thì đây là một khái niện có tính bao quát. Được các nhà kinh tế học môi trường gắn cho công thức khi đánh giá hệ sinh thái là. TEV = UV + NUV (1.1) TEV: Tổng giá trị kinh tế. UV: Giá trị sử dụng. NUV: Giá trị không sử dụng. Tổng giá trị kinh tế (TEV) Giá trị sử dụng (UV) Giá trị không sử dụng (NUV) Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị tuỳ Giá trị tồn trực tiếp (DUV) gián tiếp (IUV) thuộc (BV) tại (EXV) - DUV: Là những giá trị được con người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu con người. - IUV: Thường liên quan đến chức năng về môi trường, trong đánh giá kinh tế người ta phải phát hiện được chức năng đó. - BV: Được hiểu là giới hạn có thể sử dụng và không sử dụng, phụ thuộc mục đích của con người. - EXV: Muốn diễn giải chức năng tồn tại nguồn tài nguyên môi trường, do đó giá trị này nó thiên lệch về tính chất đặc thù, tính chất giá trị quí hiếm mà khả năng bảo tồn được đề cao hơn thông thường đánh giá dựa trên nhận thức của xã hội hoặc sự bằng lòng chi trả (WTP). b) Sự bằng lòng chi trả. Sự bằng lòng chi trả phản ánh sở thích tiêu dùng của khách hàng. thông thường người tiêu dùng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ thông qua giá thi trường. Nhưng cũng có những trường hợp người tiêu dùng tự nguyện hay chấp nhận trả cao hơn giá thị trường và mức tự nguyện trả cũng khác nhau được gọi là thặng dư tiêu dùng. WTP = MP + CS (1.2) 1 2 Pa p* 0 Hình 1 Khối lượng Giá WTP: Sự bằng lòng chi trả. MP: Giá thị trường. CS: Thặng dư tiêu dùng. Qua hình 1 ta thấy, giá cân bằng của thị trường là p*. Tuy nhiên cá nhân A vẫn có thể chấp nhận trả ở mức giá pa. Tại mức giá p* lợi ích mà cá nhân A nhận được là phần gạch chéo. Phần gạch chéo 1 chính là phần chi phí mà người tiêu dùng phải trả cho hàng hoá cụ thể. Còn phần gạch chéo 2 là giá tri thặng dư mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu thụ hàng hoá đó trên thị trường. III. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nội dung trên, đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp chi phí du lịch Như phần trên đã nói, WTP hay nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó là một sự thể hiện về lợi ích mà người tiêu dùng đạt được bằng cách mua hàng hoá đó. Khoảng dưới đường cong cầu của một hàng hoá là thước đo những lợi ích mà hàng hoá đó cung cấp. Nếu như bằng cách nào đó chúng ta có thể đưa ra được đường cong cầu cho các hàng hoá môi trường thì chúng ta có thể tính được số lợi ích mà hàng hoá đó đem lại. Tuy nhiên, điều khó khăn là ở chỗ nhu cầu về hàng hoá môi trường không thể đưa ra trực tiếp như đối với hàng hoá mà ta có thể sử dụng thông tin thị trường. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã thử đưa ra những câu hỏi trực tiếp như điều tra mẫu một số người xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho các hàng hoá môi trường như không khí trong lành và khu cư trú liên hợp, nhưng phương pháp này cũng không thu được kết quả khả quan lắm. Lý do chính là ở chỗ, trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều có xu hướng giảm bớt WTP của mình, bởi họ biết rằng, họ có thể có được hầu hết các hàng hoá môi trường, mà không cần phải trả tiền. Tuy nhiên với một số phương pháp gián tiếp người ta cũng có thể thu được một số thành công ở mức độ nào đó. Trường hợp phổ biến nhất trong những phương pháp này chính là chi phí du lịch. Phương pháp chi phí du lịch được sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lượng của các khu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi người thường lui tới để tổ chức các hoạt động giải trí như picnic, đi dạo. Đặc biệt nó cũng được sử dụng để trả lời câu hỏi: " Giá trị do các hệ sinh thái tự nhiên cung cấp được xác định và đo lường như thế nào?". Chúng ta giả thiết là chất lượng của môi trường được thể hiện ở chất lượng các dịch vụ giải trí môi trường cung cấp. Để trả lời câu hỏi trên, trong thực tế chúng ta cho rằng mỗi cá nhân đến thăm quan khu vực giải trí đều tiến hành một giao dịch ẩn trong đó chi phí đến đó được dùng để đổi lấy quyền sử dụng. Các cá nhân khác nhau sẽ có những chi phí không giống nhau để đến địa điểm giải trí. thông tin phản hồi từ những khách du lịch này dưới dạng các giá ẩn là cơ sở để ước tính giá trị của các khu giải trí. Để có thể tiến hành phương pháp TCM, chúng ta sẽ thể hiện lợi ích mà nguồn tài nguyên mang lại về mặt giải trí dưới dạng nhu cầu cho giải trí. Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực thiên nhiên. Với giả thiết tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là tài nguyên được nhận biết trong phạm vi một khu vực. Lập luận sẽ rõ hơn nếu ở đây chỉ có một khu vực giải trí. Đặt v = f(Tc,w) (1.3) Trong đó: v- Nhu cầu giải trí dưới dạng số lần viếng thăm. Tc- Chi phí toàn bộ. Tc = c + f + pw(t1 + t2) c- Chi phí trên đường đi. f- Giá vé đi thuyền. pw- Đơn giá tiền lương. t1- Thời gian trên đường tới điểm thăm quan. t2- Thời gian lưu lại Khu bảo tồn. w- Là véctơ của biến số ngoại vi. w = w(M,q,S, HDI). M- Mức thu nhập. q- chất lượng môi trường tại Khu bảo tồn diễn ra các hoạt động du lịch. S- Cự ly. HDI- trình độ học vấn. Tuy nhiên do không đủ khả năng về nguồn lực cũng như thời gian cần thiết cho nên biến q chúng ta xẽ không đưa vào mô hình. Như vậy, hàm cầu chỉ phụ thuộc vào chi phí toàn bộ chuyến đi: Giá vé thuyền, chi phí bằng tiền trên đường đi, chi phí cơ hội trên đường đi và chi phí cơ hội tại điểm diễn ra thăm quan. Phụ thuộc vào mức thu nhập, trình độ học vấn, cự ly. Giả thiết rằng khu vực xung quanh điểm giải trí được chia ra làm m vùng (i = 1,,2,3...m) các vùng khác nhau bởi các thông số như cự ly tới điểm giải trí, thành phần dân cư, và các cơ hội khác mà khách có thể gặp. Nhu cầu cho mỗi cá nhân vùng i là: vi =f(Tci, wi) (1.4) Và toàn bộ nhu cầu của vùng là: ni vi = nif(Tci, wi) (1.5) ni - Số người từ vùng i đến thăm quan. Tổng lợi ích mà người thăm quan từ hoạt động giải trí đem lại có thể được tính bằng diện tích nằm dưới đường cầu cá nhân, tính gộp cho toàn bộ các vùng Nghĩa là: B = ni vid(Tci) (1.6) Trong đó Tci là chi phí đến thăm KBT từ vùng i, Tci* là giá hạn chế [f(Tci*,wi) = 0) đối với vùng i. Để có thể xác định được lợi ích của Khu bảo tồn bằng phương pháp chi phí du lịch, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được đường cầu du khách cho khu bảo tồn. Muốn vậy, chúng ta cần các loại thông tin như sau: 1) Tổng số khách viếng thăm. 2) Số lần viếng thăm của mỗi cá nhân. 3) Số lần viếng thăm của mỗi cá nhân thay đổi ra sao khi chi phí tăng lên hoặc các biến ngoại vi thay đổi. 4) Giá hạn chế. Để có thể sử dụng phương pháp chi phí du lịch vào xây dựng đường cầu tại khu vực diễn ra thăm quan, nhằm xác định lợi ích của khu bảo tồn đòi hỏi người sử dụng phương pháp chi phí du lịch phải chú ý trong quá trình đánh giá. Do có một số yếu tố nó ảnh hưởng đến giá trị làm cho thông tin của chúng ta không được đầy đủ, đó là những yếu tố sau: 1) Chi phí về thời gian: Trong thời gian mà người đi du lịch, chấp nhận đến vị trí du lịch họ phải từ bỏ thời gian đó để làm các công việc khác. Nghĩa là bản thân giá trị không tạo ra cùng với chi phí họ bỏ ra chấp nhận có thể được gọi là tổng chi phí mà họ đã trả cho đánh giá. 2) Trong hành trình du lịch được giành cho nhiều vị trí thăm quan. Trong trường hợp cá nhân thăm quan nhiều nơi khác nhau. Mà chúng ta chỉ phỏng vấn tại một địa điểm chắc chắn chi phí du lịch nói ra phải hết sức thận trọng bởi lẽ chi phí họ trả lời có thể được chia ra cùng với các vị trí khác. Vậy để đảm bảo tính chính xác thì chúng ta phải phân loại. 3) Cảnh quan thay thế: Có những trường hợp trong cùng một vị chí du lịch, khách đến thăm với lý do họ ưa thích môi trường tự nhiên ở nơi đó. Ngược lại, có những trường hợp chưa hẳn là như vậy họ cho rằng không có chỗ nào tốt hơn buộc họ phải tới đó. Như vậy, đặt cho chúng ta vấn đề là thực sự kiểm tra lượng khách. Nếu có vị trí tự nhiên thay thế khác liệu họ có đến vị trí này không mục đích là thực sự kiểm tra chính xác giá trị thực. 4) Du khách không mất chi phí: trong thực tế có những trường hợp đi tới điểm thăm là đi bộ nhưng họ vẫn đánh giá cao cảnh vật tự nhiên. 5) Có những người họ muốn gân gũi thiên nhiên hơn, họ quyết định mua nhà ở gần khu cảnh quan đó để được đến thường xuyên hơn. thay vì hàng năm người ta phải bỏ tiền ở vị trí xa đến điểm thăm quan đó. Nếu như chúng ta chỉ đơn thuần gặp và phỏng vấn chi phí đi lại của người đó là không chính xác. bởi vì giá trị mua nhà nó đã phản ánh giá môi trường. Như vậy, ngoài các bước chúng ta đã nêu để đi đến một kết quả mong muốn xây dựng đường cầu trong việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch. Năm yếu tố trên là điều kiện xem xét mà chúng ta cần phải tính tới khi sử dụng phương pháp này. Để có được thông tin phục vụ cho việc xây dựng đường cầu, phân tích lợi ích. Mẫu câu hỏi phỏng vấn được thiết kế như sau. Phần A: Thông tin về khách du lịch. -nghề nghiệp - Độ tuổi. - Trình độ chuyên môn. - Thu nhập hàng tháng. - Mục đích thăm quan. Phần B: Thông tin liên quan tới chi phí và thời gian. - Loại phương tiện. - Địa bàn nơi khách đang sinh sống. - Cự ly đi lại. - Thời gian đi lại. - Thời gian lưu lại Khu bảo tồn. - Mức lương. - Số lần viếng thăm. Phần C: Thông tin liên quan tới đặc điểm KBTTN. - Giá vé đi thuyền. - Chất lượng của Khu bảo tồn với vai trò là điểm du lịch. - ý kiến của khách du lịch. Toàn bộ thông tin sẽ được sử dụng phân tích ở chương III. Việc phỏng vấn được tiến hành tại trạm bơm Đầm Vân Long. Đó là điểm du khách lên xuống thuyền đi thăm quan. - Phương pháp điều tra ngẫu nhiên: Do Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là nơi mới bắt đầu hình thành các tuyến du lịch, nên sử dụng phương pháp TCM chắc chắn không lượng hoá hết được các giá trị lợi ích của Khu bảo tồn. Vì vậy, trong đề tài này em đã kết hợp với phương pháp điều tra ngẫu nhiên (CĐM) để bổ xung thêm các dẫn liệu về đa dạng sinh học cho Khu bảo tồn. Nhằm đề ra các mục tiêu cho KBT và xác định giá trị lợi ích. + Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái. + Lợi ích có thể đem lại cho dân cư địa phương. +Bảo tồn và phát triển bền vững khu Đất ngập nước Vân Long. Để có được dẫn liệu, em đã làm phiếu điều tra và phỏng vấn một số người dân ở giáp danh với KBT. Với các thông tin như sau: - Đánh giá hiện trạng. +Lý do nào đã khiến KBTTN này được hình thành. + Các tài nguyên còn nguyên vẹn hay đang bị đe doạ? lý do? + Trong KBT có các loài sinh vật nào nổi bật? phân bố tại đâu? + Địa điểm/ động vật hoang dã nào trong KBTTN hấp dẫn khách du lịch nhất? Tại sao chúng lại là những hấp dẫn du khách. + Có địa điểm nào trong KBTTN dễ bị tác động không? có những loài động vật nào trong số này có nguy cơ tuyệt chủng hay bị đe doạ? giải thích. - Di tích văn hoá lịch sử. + Trong KBT có những di tích văn hoá lịch sử nào? Được phân bố ở đâu? + Những di tích hấp dẫn, có giá trị về mặt phát triển văn hoá và du lịch. (Các bảng mẫu điều tra đính kèm phụ lục). chương ii những nét khái quát về đặc trưng của vùng đất ngập nước vân long- gia viễn- ninh bình I. Đặc điểm tự nhiên. 1. Vị trí địa lý. Khu Vân Long nằm về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, nằm trên địa phận của các xã Gia hưng, Liên sơn, Gia hoà, Gia vân, Gia lập, Gia tân và Gia thanh huyện Gia Viễn. Toạ độ địa lý: Từ 20020' đến 20025' vĩ độ Bắc. Từ 105048' đến 105054' kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình và sông Đáy. Phía Nam giới hạn bởi con đê Đầm Cút, kéo dài từ thôn Mai Phương xã Gia hưng tới đồi sỏi xã Gia thanh. Phía Tây giới hạn bởi Núi Một( Tả nạn sông Bôi ) thuộc xã Gia hưng. Phía Đông được giới hạn bởi chân núi Đồng Quyển đến núi Mây xã Gia thanh. Trung tâm khu bảo tồn cách huyện lỵ Gia Viễn 5 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Ninh Bình gần 20 km về phía Bắc và cách Hà Nội 80 km về phía Nam. Diện tích khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình là: 2.643 ha. 2. Địa hình Khu Bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long có địa hình rất bằng phẳng, độ chênh lệch cao không quá 0,5 km trên vài km. Trong ô trũng vẫn có sông nhỏ những dòng sông rất ngoằn nghèo và không có tác dụng xâm thực hai bên bờ và đáy sông đầy bùn. Vào mùa mưa, mực nước có thể dâng lên vài mét, những quả đồi và dãy núi đá vôi như những hòn đảo nhỏ nổi trên mặt nước mênh mông, trông như vịnh Hạ Long thu nhỏ. Các dãy núi đá vôi (có xen một ít đồi cát kết ) khá đồ sộ chiếm gần 3/4 diện tích khu bảo tồn, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Hoà Bình qua Lạc Thuỷ về Gia Viễn và dừng lại ở gần cầu Khuất (bắc qua sông Đáy). Trên dãy núi nổi lên một loạt đỉnh: Núi Súm (233 m), núi Mào Gà (308 m), núi Ba Chon (428 m) là đỉnh cao nhất của Khu bảo tồn. Tiếp đến là các đỉnh Cô Tiên (116 m), Mèo Cào (206 m), núi Đồng Quyển (328 m), núi Mây (138m), núi Lương (128 m). Núi đá vôi ở đây có độ cao sàn sàn dưới 300 m, các đỉnh nhô cao cá biệt cũng không quá 500 m, bề mặt bị chia cắt mạnh, với dạng địa hình tiêu biểu là các sườn núi dốc đứng nối tiếp, các đỉnh lởm chởm đá tai mèo sắc, nhọn. ít thấy các thung lũng và các cánh đồng Karst lớn, mà thường thấy các thung dạng lòng chảo nhỏ dưới 10 ha như thung Tranh, thung Mâm Xôi, thung Đầm Bái đều có dạng hình chữ U. Dưới chân núi đá vôi thường có nhiều hàm ếch và các hang động ngập nước. Nhiều lăng tẩm và đền chùa, miếu mạo đã làm tôn thêm vẻ cổ kính và trang nghiêm phong cảnh ở đây. Ranh giới giữa chân các dẫy núi đá vôi và vùng Đất ngập nước còn xen kẽ một số đồi đá phiến thấp, thoải nằm rải rác trong khu vực với độ cao không quá 50 m. 3. Địa chất và thổ nhưỡng. * Địa chất. Trong các dãy núi đá vôi, quá trình Karst đã diễn ra khá mạnh. Trên mặt hiếm thấy xuất hiện các dòng chảy. Những hố sụt và phễu Karst khá lớn chúng phát triển và ngăn cách nhau bằng các sống đá sắc nhọn. Tuy các thung lũng và cánh đồng Karst chưa được hình thành, nhưng đã thấy xuất hiện các hẻm hẹp và thung tròn khá sâu, phân bổ rải rác trong khu vực. Chân các núi đá vôi này còn dấu vết của sóng biển cũ rất rõ. Đá vôi ở đây được các nhà địa chất phát hiện thuộc hệ Tầng Đồng Giao tuổi Triat. Các đồi núi sỏi được cấu tạo bằng đá phiến và cát kết có diện tích ít, phân bố rải rác trong khu vực có độ cao không quá 50 m và độ dốc khá thoải ( dưới 10 độ). * Thổ nhưỡng. Qua công tác khảo sát thực địa và tham khảo bản đồ thổ nhưỡng, cho thấy trong khu vực có các loại đất chính như sau: Đất lầy thụt: Diện tích 576 ha, chiếm 21,45% tổng diện tích toàn khu vực. Đặc trưng cơ bản là: Thành phần cơ giới nặng > 60% sét. Ngập quanh năm, nên quá trình khử oxy xảy ra mạnh (fe++, Mg++, H2S...). Tỷ lệ hữu cơ cao, lân nghèo, kali cao, có độ phì tiềm tàng cao. Đất dốc tụ và phù xa sông suối: Diện tích 236 ha, chiếm 8,93% tổng diện tích toàn khu vực. Đặc trưng cơ bản là: đất có màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, pH trung bình , đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Phân bố bên bờ sông Đáy, Sông Bôi và các suối Đá Bàn, Ngọc Lâm. Đất Feralit điển hình vùng đồi: Diện tích 56 ha, chiếm 2,12% tổng diện tích toàn khu vực và chia làm hai loại là Fv và Fq. trong đó: Fv có đặc trưng cơ bản là: Đất Feralit phát triển trên đá vôi có màu đỏ nâu hoặc đỏ vàng, thành phần cơ giới nặng ( 60% sét ) tầng mỏng, trong thung có tầng dày, khá tơi xốp, kết cấu viên, phẫu diện đồng nhất. Đây là loại đất tốt nhưng hay thiếu nước, phân bố trên vùng núi đá vôi phía Bắc và Đông Bắc Khu bảo tồn thiên nhiên. Fq có đặc trưng cơ bản là: Đất Feralit phát triển trên sa thạch có màu vàng nhạt, tầng mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, khả năng giữ màu kém, nhiều nơi bị xói mòn trơ sỏi đá, đất sấu, phân bố ở đồi Ngô, Gọng Vó và vùng đá Bàn. Núi đá: Diện tích 1784 ha, chiếm 67,50% diện tích toàn khu vực, Đặc trưng cơ bản là núi đá dốc đứng và phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc Khu bảo tồn thiên nhiên. 4. Khí hậu. Khu vực Đất ngập nước Vân Long là vùng núi đá vôi và đồng chiêm trũng chưa có trạm khí tượng riêng, vì thế phải lấy số liệu của các trạm khí tượng gần nhất để tham khảo. Qua các tài liệu của các trạm khí tượng này bảng1, có một số nhận xét sau: Nhiệt độ trung bình năm khá cao và tương đối đồng đều ( 23,3 0c- 23,40c). Mùa lạnh tới sớm vào tháng 11 và kết thúc muộn vào tháng 3 (số ngày lạnh trung bình từ 50 - 60 ngày) chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng lạnh nhất là tháng 1, song cũng có năm là tháng 12. Nhiệt độ tối thấp có thể xuống tới 50C- 60C và mỗi đợt có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày. Nhiệt độ tối thấp có thể xuống dưới 2,40C. Nhìn chung, các tháng mùa lạnh đều có nhiệt độ trên 100C. Hiện tượng sương muối không có khả năng xảy ra. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3. Nhiệt độ trung bình lớn nhất vào tháng 7 (>=290c). Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió lào, mà phần lớn là ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối quan sát được ở Nho Quan là 41.30c. Lượng mưa ở mức độ trung bình (1800 - 1900 mm) phân bố không đều giữa các mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 10, chiếm tới 88- 90% tổng lượng mưa năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có ngày mưa tới 451 mm. Tháng 7, 8, 9 cũng là những tháng có nhiều trận bão lớn xuất hiện làm ảnh hưởng đến mùa màng. Bảng 1. Các yếu tố khí tượng gần khu bảo tồn Các yếu tố khí tượng Đơn vị Trạm Phủ Lý Trạm Nho Quan Trạm Ninh Bình Nhiệt độ trung bình năm Độ 23.3 23.3 23.4 Nhiệt độ cực đại tuyệt đối và thời gian xuất hiện oC/tháng 39.4/7 41.3/5 39.3/7 Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối và thời gian xuất hiện oC/tháng 5.2/1 2.4/12 5.7/1 Lượng mưa năm mm/năm 1889 1909 1829 Lượng mưa ngày lớn nhất mm/năm 333 298 451 Số ngày mưa TB năm Ngày 161 157 136 Số ngày mưa phùn Ngày 35 16 31 Số ngày có sương mù Ngày 10 6 10 Lượng bốc hơi năm mm 845 999 852 Độ ẩm tương đối TB năm % 84 84 85 Độ ẩm tương đối thấp TB % 68 66 69 Độ ẩm tương đối thấp cực tiểu %/tháng 11/2 16/1 18/1 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau. Từ tháng 1 đến tháng 4 là thời kỳ có mưa nhỏ, mưa phùn, lượng mưa tuy ít (10% tổng lượng mưa năm) nhưng cũng có năm có thể xảy ra hàng tháng không có mưa, gây hạn nặng cho vụ đông xuân. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình (84 - 85%), mùa khô cũng còn tới 80% (vì có mưa phùn), thỉnh thoảng có ngày hanh khô, độ ẩm xuống tới mức kỷ lục: 10 - 20%. Lượng bốc hơi chưa vượt quá 1000 mm/năm. Bốc hơi mạnh vào những ngày nắng nóng và mùa hanh khô. 5. Thuỷ văn. Trong vùng có 3 hệ thống sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong Khu bảo tồn thiên nhiên, đó là sông Đáy, sông Bôi và sông Hoàng Long với nhiều nhánh sông suối nhỏ như sông Lãng, sông Canh. Ngoài ra trong Khu bảo tồn còn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép, suối Cút và một loạt hang động trong núi đá vôi cung cấp nước thường xuyên cho đầm Cút và đầm Vân Long. Đặc điểm của các sông lớn là có độ dốc nhỏ, nhiều khúc uốn quanh co, lại có nhiều sông nhỏ nối các sông lớn tạo lên một mạng lưới khá dày đặc. Ngoài hệ thống sông Đáy, sông Bôi, sông Hoàng Long. Ngay từ những năm 1960 -1970 nhân dân Gia Viễn đã đắp con đê dài hơn 10 km suốt từ thôn Mai Phương (Gia hưng) qua đồi sỏi đến sông Đáy thuộc xã Gia thanh, tạo nên hai vùng ngoài đê và trong đê có chế độ thuỷ văn khác nhau. Chế độ thuỷ văn vẫn chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa trong vùng. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, cực đại vào tháng 8, 9 và cũng trong các tháng đó ghi được những ngày mưa lớn nhất. Vào thời kỳ này, các sông lớn đang vào giai đoạn lũ cường. các sông nội đồng không tiêu được nước mưa gây ra úng, làm ảnh hưởng đến mùa màng. Mực nước trong kênh nội đồng bằng mực nước trong đồng ruộng. Mặt khác nước từ các nơi cao tập trung vào vùng trũng (giữa núi và chân đê) làm cho mực nước đầm có thể dâ._.ng lên đến hơn 3m làm cho mặt nước sông và mặt nước đồng không còn phân biệt được. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa ít (chỉ chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng mưa năm). ít mưa nhất vào các tháng 12, 1, 2. Lượng mưa bốc hơi trong mùa này tuy nhỏ hơn mùa hè, nhưng tổng lượng bốc hơi lại lớn hơn lượng mưa tới gần 200mm. Đồng ruộng thiếu nước, các con kênh, mương, hồ, đầm cùng các con sông nhỏ chảy từ núi ra cũng cạn gần tới đáy. 6. Các loại đất đai và thảm thực vật. Bảng 2. Thảm thực vật rừng và các loại đất đai ở Vân Long. Thảm thực vật và các loại đất đai Tổng % 1. Thảm thực vật 1.1. Rừng thứ sinh trên núi đá vôi 404 15 1.2. Rừng trồng: - Bạch đàn 29 1 -Keo 49 2 1.3. Trảng cỏ và cây bụi trên núi đá vôi 952 36 1.4. Trảng cỏ sau nương dãy 335 13 2. Đất nông nghiệp 2.1. Đất nông nghiệp cấy lúa 79 3 2.2. Đất nông nghiệp trồng màu 169 6 2.3. Đất nông nghiệp nương dãy 38 1 3. Thổ cư 33 1 4. Đất ngập nước quanh năm 341 13 5. Đất núi đá không cây 214 8 Tổng 2643 100 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. * Vùng đất ngập nước quanh năm. Phân bố dọc sông Đá Hàn và vùng đầm Cút, là vùng ngập nước sâu có thời gian ngập nước quanh năm. Diện tích 341 ha, chiếm 13% tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu tính cả vùng Đất ngập nước từng thời kỳ thì diện tích rộng tới 988 ha, chiếm tới 32% tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên. Vì là vùng đầm lầy, ngập nước nông sâu khác nhau trong năm, mùa mưa có thể sâu đến 2 - 3 m, mùa cạn chỉ còn 0,5 - 1 m nên hệ thực vật thuỷ sinh cũng đa dạng và phong phú vô cùng. Cụ thể là đã lập ô đo đếm các loài thực vật thuỷ sinh trong vùng, các loài thường gặp là: Cỏ Lác, Cỏ Bợ, Rong vải, cỏ Lăn, Bèo ong, Rong cưa, Cỏ Bấc Đốt, Bèo vẩy, Rong sáp, Cỏ sậy, Bèo tây, Sen, Súng, Rau ngổ... Đây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cũng như tạo nơi ẩn nấp tốt cho các loài động vật thuỷ sinh tồn tại và phát triển. * Vùng núi đá không cây. Tổng diện tích là 214 ha, chiếm 8% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung nhiều nhất vẫn là phía Đông Nam Khu bảo tồn thiên nhiên. Bao gồm toàn bộ núi Miên, núi Lương, núi Mây, sườn và chân núi Đồng Quyển, núi Mèo Cào và một phần núi Hàm Rồng của Gia hưng. Trước kia, vùng núi này cũng có nhiều cây gỗ, bằng chứng là trong thung và các hốc đá vẫn còn nhiều gốc cây khá lớn có dễ bám chặt vào đá. nhưng vì các núi này gần khu dân cư nên bị tác động thường xuyên. Núi đá trở nên trơ trọi, khả năng phục hồi rừng là rất lâu dài, rất khó khăn và tốn kém. ii. Đa dạng sinh học của Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long - Gia Viễn- Tỉnh Ninh Bình. 1. Khu hệ thực vật. 1.1. Hệ thực vật rừng. Điều tra bước đầu đã ghi nhận được 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi 127 họ. So sánh hệ thực vật Vân Long với hệ thực vật vườn Quốc Gia Cúc Phương và Khu văn hoá lịch sử Hoa Lư - hai khu rừng đặc dụng trên núi đá vôi gần Vân Long nhất, Nhận thấy khu hệ thực vật Vân Long gần giống với Hoa Lư, và nghèo hơn nhiều so với Cúc Phương. Nguyên nhân do diện tích hai khu Vân Long và Hoa Lư nhỏ hơn so với Cúc Phương, đặc biệt ở Vân Long và Hoa Lư rừng đã bị tác động mạnh không còn rừng nguyên sinh - yếu tố quyết định tính phong phú của hệ thực vật (số liệu bảng 3). Bảng 3. Bảng so sánh thành phần thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với Khu văn hoá lịch sử Hoa Lư và Vườn Quốc Gia Cúc Phương Khu bảo tồn Diện tích ha Số họ Số chi Số loài Vân Long 3100 127 327 457 Hoa Lư 5600 134 384 577 Cúc Phương 22200 182 835 1807 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. * Dạng sống Kết quả điều tra cho thấy thực vật Vân Long chủ yếu thuộc vào nhóm cây thảo, cây bụi và cây dây leo. Các loài cây gỗ chiếm số lượng ít, đặc biệt đối với nhóm cây gỗ lớn chỉ có 16 loài. Đây là hậu quả khai thác và sử dụng đất bất hợp lý trong một quá trình lâu dài từ trước đến nay. Đặc biệt là với điều kiện khắc nghiệt của khu vực núi đá vôi, khi bị mất rừng thì việc phục hồi lại chúng là rất khó hkăn và đòi hỏi một thời gian dài. Những cây gỗ còn lại chủ yếu là dạng nhỏ và giống cây bụi. Tuy nhiên ở một số khu vực như núi Cô Tiên, Ba Chon khi được khoanh nuôi bảo vệ, Rừng đang phục hồi tương đối tốt với các loài cây gỗ mọc nhanh như: Đa, Thừng Mực, Dẻ... * Giá trị khoa học Trong số các loài thống kê được có 7 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) cần được bảo vệ. Trong số đó có một loài được xếp hạng ở mức đang nguy cấp E, 2 loài thuộc cấp hiếm R, 1 loài thuộc cấp sẽ nguy cấp V, 3 loài thuộc cấp sẽ bị đe doạ T, 2 loài thuộc cấp biết không chính xác Trong số các loài gỗ đã ghi nhận được có 2 loài đặc hữu của Việt Nam là Nghiến và Lim xẹt. Ngoài ra, Có 3 loài lần đầu tiên ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam đó là: Sữa hoa vàng, Mã đậu linh hải nam và tầm cốt phong. Như vậy, hệ thực vật Vân Long tuy không phong phú bằng các khu hệ thực vật khác nhưng có giá trị cao về mặt khoa học. Bảng 4. Danh sách các loài trong sách đỏ Việt Nam Tên Việt Nam Sách đỏ Kiêng, Nghiến R Tuế lá rộng R Cốt toái bổ T Sắng K Bách bộ E Mã tiền hoa tán V Bò cạp núi T * Tài nguyên thực vật. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên thực vật rừng Vân Long - Ninh Bình rất đa dạng và phong phú bao gồm các loại như sau: - Cây gỗ: Đại bộ phận có đường kính nhỏ, ở dạng cây bụi. - Cây thuốc: Đã phát hiện có 226 loài thực vật bậc cao, có mạch có thể dùng làm thuốc. So với tổng số 457 loài thực vật bậc cao đã phát hiện được ở đây thì các cây làm thuốc chiếm 58,2%, đặc biệt có hai loài Nam mộc hương là Mã đậu linh hải nam và Tầm cốt phong đều là những loài lần đầu tiên ghi nhận cho hệ thực vật rừng Việt Nam. - Cây cảnh: Bước đầu đã thống kê được có 59 loài cây có thể làm cây cảnh, chiếm12.9 % tổng số loài. Có giá tri nhất là loài Tuế và Lan. - Cây làm thực phẩm: ở Vân Long Có tới 95 loài thực vật ăn được, chiếm 20,8% tổng số loài. Đặc biệt có loài rau Sắng cho rau ăn rất ngon, nổi tiếng được ghi trong sách đỏ Việt Nam. - Cây cho nguyên liệu đan lát, thủ công mỹ nghệ và làm giấy: Qua điều tra thống kê được có 22 loài, chiếm 4,8% số loài của cả khu vực. Chủ yếu là loài Cói (6 loài), họ Cỏ ( 5 loài), họ Cau dừa (3 loài), còn các họ khác chỉ có 1 - 2 loài. Nhìn chung, phần lớn các loài này chỉ có khả năng cung cấp nguyên liệu sợi dùng trong đan lát thông thường ở phạm vi gia đình, chưa trở thành hàng hoá. - Cây cho dầu béo và tinh dầu: Loại tài nguyên này ở Vân Long không nhiều. Bước đầu thống kê được 11 loài, chiếm 2,4% tổng số loài. Hầu hết các loài này tập trung trong họ Re và một số họ khác. 1.2 Thực vật thuỷ sinh. a) Thực vật bậc cao. Đã xác định được 39 loài thực vật bậc cao có trong hồ và các thuỷ vực xung quanh. Như Rong mái chèo, Rong đuôi chó, Rong hẹ, Năn, Súng, Trang, Dừa nước...có giá trị làm thức ăn cho gia súc như các loại Rong, Bèo, Dừa nước (chăn nuôi Lợn, Nuôi cá Chắm cỏ). b) Thực vật nổi. Kết quả phân tích đã xác định được 96 loài thực vật nổi thuộc 5 ngành tảo là Tảo lam, Tảo silic, Tảo lục, Tảo vàng ánh và Tảo mắt. Bảng 5: Danh mục các loài thực vật ở vùng ĐNN Vân Long Tên loài Họ Loài 1)Khuyết thực vật 14 19 2)Thực vật hạt trần 2 4 3)Thực vật hạt kín 3.1)Thực vật hai lá mầm 87 335 3.2)Thực vật một lá mầm 24 99 Tổng 127 457 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. 2. Khu hệ động vật. 2.1. Lớp thú, chim. 2.1.1. Khu hệ. a) Thành phần loài. Đã thống kê được có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú; 62 loài, 32 họ, 12 bộ chim. Trong số đó có: 15 loài có mẫu, 75 loài quan sát, 11 loài phỏng vấn thợ săn địa phương. Nếu so với các khu bảo tồn ở gần kề như Thượng Tiến (Hoà Bình), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây) thì khu hệ chim thú Vân Long tương đối nghèo. Điều này dễ hiểu vì: Vân Long có diện tích nhỏ, rừng bị tàn phá mạnh và có lẽ là kết quả khảo sát chưa cao, thiếu hẳn dẫn liệu về chim nước chú đông; các dẫn liệu về thú nhỏ như Dơi, gặm nhấm cũng bị hạn chế. Yếu tố đặc hữu của khu hệ chim thú Vân Long không cao, chỉ có một loài phụ. Tuy vậy, loài phụ đăc hữu này lại phân bố rất hẹp và đang có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam, đó là vooc quần đùi. b)Đặc tính phân bố theo sinh cảnh. ở Vân Long có 4 kiểu sinh cảnh chủ yếu: Rừng núi đá, Đất ngập nước, Rừng trồng, Ruộng lúa và Thôn làng. Sinh cảnh rừng núi đá ở Thung Giếng, phía Tây Bắc của Khu bảo tồn. Đây là sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao của Khu bảo tồn. Đã thống kê được 31 loài thú, 50 loài chim ở Miền Bắc Việt Nam, khu hệ thú rừng núi đá vôi có tới 69 loài (Đỗ Tước, 2000), ở vân long đã tìm thấy 31 loài sinh sống trong rừng núi đá vôi, chiếm 45%. Khỉ vàng, Vooc quần đùi, Sóc đen, Sơn dương, các loài Dơi, các loài Sáo, các loài Hoét, Don là những cư dân điển hình cho khu hệ chim thú núi đá Vân Long. Sinh cảnh Đất ngập nước bao quanh dưới chân núi đá vôi, chiếm diện tích lớn ở khu bảo tồn Vân Long. Hệ chim nước như Sâm cầm chú đông, các loài Le le, các loài Cò, Gà đồng, các loài Rái cá chiếm ưu thế ở sinh cảnh này. Sinh cảnh rừng trồng, chủ yếu là Keo lá tràm, Bạch đàn có diện tích nhỏ, vả lại chim thú rừng ở đây nghèo cả về thành phần loài cũng như trữ lượng nên chưa có vai trò rõ rệt cho Khu bảo tồn này. Sinh cảnh ruộng lúa nước, làng bản cũng nghèo cả về thành phần loài cũng như trữ lượng. Loài thường thấy ở đây là một số thú sống gần người như một vài loài Dơi, Chuột, vài loài chim Sâu trong vườn, Di đá, Vành khuyên đã phát hiện ở sinh cảnh này. Các loài Cò, chủ yếu là Cò bợ, Cò ruồi, Cò trắng cũng kiếm ăn ở đồng ruộng song chưa thấy chúng chú ngụ ở thôn làng. Nguyên nhân chủ yếu cho hiện tượng này là do Vân Long là một vùng chiêm trũng, thổ cư chật chội, thiếu luỹ tre và cây xanh nên chim không có đủ điều kiện chú ngụ và làm tổ. c) Phân bố theo lãnh thổ. Như ở trên đã mô tả, rừng núi đá và Đất ngập nước ven chân núi là 2 kiểu sinh cảnh đa dạng hơn về thành phần loài cũng như các loài ưu thế. Vì vậy, nhìn chung chim thú rừng đều tập trung hơn ở vùng Thung Giếng phía Tây Bắc của Khu bảo tồn Vân Long và khu vực Đất ngập nước thuộc địa phận xã Vân Long, phía Nam của Khu bảo tồn. 2.1.2. Chim thú quí hiếm. Như ở danh mục chim và thú, Vân Long có 11 loài chim, thú quí hiếm (Bảng 7), trong số đó nhóm nguy cấp có 3 loài thú. Đó là Vooc quần đùi, Gấu ngựa và Báo hoa mai. Nhóm sẽ nguy cấp có 5 loài là: Cu li lớn, Khỉ mặt đỏ, Triết bụng vàng, Báo gấm, Sơn dương. Nhóm hiếm chỉ có một loài là Cầy vằn, một loài đặc hữu cho Bắc Việt Nam và Bắc Lào. Bảng 6. Số loài chim, thú quí hiếm ở Vân Long. Lớp thú E V R T Cộng Thú 3 5 1 1 10 Chim - - - 1 1 Cộng 3 5 1 2 11 Ghi chú: E: Loài nguy cấp R:Loài hiếm V: Loài sẽ nguy cấp T: Loài bị đe doạ Vooc quần đùi: Đây là loài đặc hữu hẹp ở Việt Nam, chỉ giới hạn ở một số điểm thuộc tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hoá. Số lượng khoảng 150 cá thể. ở Vân Long, theo các thợ săn có khoảng 4 đàn gồm 26 - 32 cá thể. Bảng 7. Số lượng Vooc quần đúi ở Vân Long Địa điểm Số lượng Núi Mâm xôi 12 -16 Núi Ba chon 7 - 10 Núi tây hồ Vân Long 7 Thung Giếng 7 Tổng 33 - 40 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. Như vậy, ở khu vực Vân Long có khoảng 33 - 40 cá thể Vooc quần đùi và nếu so với các điểm hiện có Vooc quần đùi khác thì Vân Long có số lượng cao nhất, đặc biệt lại dễ dàng quan sát thấy, như đàn vooc ở khu núi Mâm xôi. Sơn dương: Loài được xếp vào dạng sẽ nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, ở Vân Long đã phát hiện được dấu chân Sơn dương ở khu vực Thung Giếng. Theo các thợ săn, Sơn dương còn phổ biến ở khu vực núi đá còn rừng hay núi đá cây bụi. Báo gấm: Có thể còn tồn tại trong vùng, đã quan sát thấy 3 mẫu ra trong nhà thợ săn. Báo hoa mai: Qua phỏng vấn thợ săn địa phương thì Báo hoa mai vẫn còn ở Vân Long. 2.2. Lớp bò sát, ếch nhái. Bước đầu xác định được ở khu vực Vân Long có 26 loài bò sát và 6 loài ếch nhái. So với thành phần phân loại học bò sát ếch nhái Việt Nam thì thành phần loài ở khu vực Vân Long thấp: có 33 loài (Chiếm 9,41% tổng số loài) nhưng lại phân bố ở nhiều họ (14 họ chiếm 37,8% tổng số họ) và bộ (4 bộ chiếm 57,14% tổng số bộ). Bảng 8: Danh mục các loài động vật vùng ĐNN Vân Long. Tên loài Bộ Họ Loài Thú 8 19 39 Chim 13 32 62 Bò sát, ếch nhái 4 14 32 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. III. Đặc điểm kinh tế xã hội. 1. Dân cư và lao động. Bảng 9: Dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm. STT Xã Đơn vị Gia hưng Liên sơn Gia hoà Gia vân Gia lập Gia tân Gia thanh Tổng cộng 1 Dân tộc Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh 2 Số hộ Hộ 1663 1358 1865 1339 1705 1802 1473 11205 3 Số hộ khẩu Người 6493 5432 7848 5465 7021 8109 5889 46257 - Nam - 3089 2553 3721 2542 3313 3811 2709 21738 - Nữ - 3404 2879 4127 2923 3708 4298 3180 24519 4 Số lao động - 2995 2472 3538 2335 3050 3568 2542 20460 - Nam - 1439 1211 1724 1140 1488 1748 1240 9990 -Nữ - 1516 1261 1814 1195 1562 1820 1320 10470 5 Mật độ dân số Ng/km 417 810 293 479 779 1021 663 530 Nguồn: Phòng kế hoạch hoá Huyện Gia Viễn. 1.1. Dân số và mật độ dân số. Theo số liệu của phòng thống kê huyện Gia Viễn năm1999 cho thấy toàn bộ 7 xã vùng đệm của Khu bảo tồn Vân Long có 11205 hộ với 46257 khẩu. Thực tế số người trong một hộ gia đình khá thấp, bình quân là 4 người/ hộ. Chỉ trừ vài xóm kinh tế mới của Gia hoà là khá đông (bình quân là 5-6 người /hộ). trong mỗi hộ thường là 2 - 3 thế hệ, ít có gia đình đông tới 9 -10 người và từ 3 -4 thế hệ cùng chung sống. Trong những năm gần đây, dân số trong vùng tăng khá nhanh và các làng bản không còn thưa thớt như trước nữa. Tuy đã tách một số hộ vào sâu trong thung lũng vỡ đất khai hoang, nhưng mật độ dân số trong khu vực vẫn còn rất cao, bình quân 530 người/km2, song sự phân bố dân cư cũng không được đều theo địa bàn các xã. Tại các xã có ít đất ruộng thì mật độ dân số khá cao, nhưng các xã có nhiều đất ruộng và nhất là đất chưa sử dụng ( như vùng núi đá và đầm lầy) thì mật độ có giảm nhiều so với mật độ trung bình toàn vùng. 1.2. Lao động và sự phân bố lao động trong khu vực. Toàn khu vực có 20460 lao động, chiếm 44% dân số. Trong đó nam có 9990 người, chiếm 49% số lao động, nữ có 10470 lao động, chiếm 51% lực lượng lao động. Trong mấy năm trở lại đây, nhờ có chính sách đổi mới, lại có lợi thế nằm cạnh các đường quốc lộ lớn, thông thương thuận lợi với các đô thị lớn, nên nền kinh tế của khu vực đã có sự phát triển phong phú. Đây cũng là bước phát triển ban đầu của nền kinh tế khu vực, dẫu sao cũng còn nhiều hạn chế. Vì sự thích ứng của người dân với cơ chế mới còn chậm, sự phân công lao động trong khu vực còn giản đơn, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp. Nếu đem cân đối với số lao động trong nông nghiệp thì còn dôi ra tới 30 -25% số lao động hiện có. Đây là nguồn lao động dồi dào có thể huy động vào sản xuất các ngành nghề khác: Lao động trang trại, lâm nghiệp xã hội, chăn nuôi, thả cá các ngành nghề thủ công nghiệp địa phương và dịch vụ du lịch... Mặc dù có các ngành nghề hoạt động khác nhau, nhưng có quy mô nhỏ, phân tán, sự phân công lao động đơn giản, chủ yếu tập trung ở khối sản xuất nông nghiệp. Còn các ngành nghề khác chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. 2. Tình hình cơ sở hạ tầng. 2.1. Giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông trong khu vực khá thuận tiện và đồng đều, do nằm gần các trục đường lớn như quốc lộ 1, đường tỉnh lộ... Trong nhiều năm qua, Nhà nước và địa phương đầu tư khá cao để duy tu và bảo dưỡng và làm mới những con đường giao thông nông thôn, liên xã. 2.3. Thuỷ lợi. Trên địa bàn khu vực đã xây dựng được hơn 20 km đê đầm Cút rất vững chắc. Xây dựng được hai trạm bơm điện Gia vân và Gia hoà với công xuất lớn, đảm bảo tưới tiêu cho hàng ngàn ha ruộng, hai vụ ăn chắc của các xã trong đê. Ngoài ra các xã còn có hàng chục km hệ thống mương máng nhỏ tưới tiêu nội đồng khá kiên cố. Giúp cho địa phương chủ động vấn đề nước cho cấy lúa và hoa màu. Góp phần tăng năng xuất cây trồng địa phương ngày một cao hơn. 3. Công tác giáo dục. Theo số liệu thống kê huyện Gia Viễn, trong 6 xã của khu vùng đệm của Khu bảo tồn thì: - Tổng số học sinh là: 9652 em, học sinh tiểu học là 5479 em, học sinh trung học cơ sở là 4173 em. - Tổng số giáo viên là 302 người, số trường học là 12 trường, có 206 lớp học. Trong mấy năm trở lại đây, đời sống của đồng bào trong khu vực đã được cải thiện và nâng lên từng bước. Nhận thức của người dân về giáo dục đào tạo các thế hệ con em họ đã có nhiều thay đổi. Số lượng học sinh đến tuổi đi học tới trường ngày càng đông, chiếm tỷ lệ 98 - 99% độ tuổi đi học. 4. Cảnh quan và di tích văn hoá. Vân Long là một khu vực có cảnh quan đẹp. Qua khảo sát ban đầu đã xác định được 32 hang động, có nhiều hang động lớn có giá trị phát triển du lịch như: Hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Không những là khu có giá trị đa dạng sinh học cao và có cảnh quan đẹp, khu Vân Long còn có rất nhiều các di tích lịch sử và văn hoá nổi tiếng đã được công nhận. Vân Long còn nằm trên 7 xã của huyện Gia Viễn, dân cư tồn tại lâu đời và có rất nhiều di tích văn hoá lịch sử, với nhiều lễ hội nó gắn liền với các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Tóm lại, đặc điểm nổi bật của khu bảo tồn này là chỉ có một dân tộc người kinh sinh sống. Là nơi có nguồn lao động dồi dào, lao động nông nghiệp là chính và có tính truyền thống cao, sự phân công lao động đơn giản. Bước đầu đã phổ cập được tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp. Cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển hoặc quy mô nhỏ bé, phân tán. Dịch vụ thương nghiệp chủ yếu là mặt hàng ăn uống nhưng chỉ tập chung ở thị trấn và ven trục đường giao thông lớn. Đường giao thông vận tải rất thuận tiện nhưng chất lượng đường còn xấu. Đời sống của nhân dân lao động đã được nâng cao, song chưa đồng đều và còn nhiều khó khăn. Các hoạt động ảnh hưởng đến sinh thái môi trường: Những năm trước, đồng bào vào núi vẫn chặt cây lấy gỗ, lấy củi, săn bắn động vật hoang dã... Về mùa cạn, đồng bào còn tranh thủ vào vùng đất cao vỡ đất làm ruộng cấy chiêm ảnh hưởng đến tự nhiên trong khu đầm lầy đất ngập nước. Mặt khác nguồn thuỷ sản cũng bị đánh bắt vô tội vạ, kể cả dùng bình điện để bắt tôm và cá trong đầm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật thuỷ sinh trong đầm nước. Việc xây dựng Vân Long thành khu bảo tồn thiên nhiên sẽ tăng giá trị về cảnh quan du lịch và sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình trong tương lai. IV. Vai trò của vùng Đất ngập nước Vân Long- Gia Viễn- Ninh Bình trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái. 1. Mục tiêu và nhiệm vụ. a) Mục tiêu. Bảo vệ toàn vẹn những giá trị đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm, xây dựng và phát triển các dự án và đề tài trong Khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm một cách hài hoà, nhằm mang lại lợi ích cao cho công tác bảo tồn và người dân sống trong Khu bảo tồn. b) Nhiệm vụ. Bảo vệ được hệ sinh thái Đất ngập nước nội đồng điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ cùng các hệ sinh thái và hệ thực vật vùng núi đá vôi trong Khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ 12 loài chim thú, 9 loài bò sát ếch, Nhái và nhiều loài động vật quý hiếm khác, đặc biệt là bảo vệ được quần thể loài vooc quần đùi, quần thể lớn nhất của loài linh trưởng này ở Việt Nam. Bảo vệ 8 loài thực vật quý hiếm đại diện cho núi đá vôi phía Bắc Việt Nam. Bảo vệ được tất cả các cảnh quan với hơn 32 hang động và 10 di tích lịch sử văn hoá hiện có trong Khu bảo tồn làm cơ sở để phát triển du lịch sinh thái trong khu vực. Nâng cao đời sống và nhận thức về công tác bảo vệ thiên nhiên của nhân dân quanh vùng, giúp đỡ và hướng dẫn người dân tham gia vào công tác bảo vệ Khu bảo tồn. 2. Phân khu chức năng. Mỗi phân khu có chức năng và phương thức quản lý khác nhau. Lấy mục tiêu vừa bảo vệ tài nguyên vừa duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định của dân cư vùng đệm. Vùng đệm bao gồm diện tích của 7 xã bao quanh Khu bảo tồn với tổng diện tích 5627 ha. 2.1. Phân khu bảo vệ nghiên ngặt. - Phía Đông từ tiếp giáp 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Hà Nam xuống tới núi Cửa Luồn trên đường đi Chi Nê (Hoà Bình) đến trạm bơm xã Gia hoà. - Phía Tây từ điểm tiếp giáp ( chân núi Cận) đến đê mai phương- xích thổ chạy dọc ven núi cận tới đường đất và động Hoa Lư, theo đường đê Đầm Cút chạy tới làng Yên Nội. - Phía Bắc là dang giới 2 tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình. - Phía Nam là đê Đầm Cút từ xã Gia hưng tới trạm bơm xã Gia hoà. Diện tích: 1866 ha. Chức năng: Bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái và các loài động thực vật sống trong đó. Đặc biệt chú ý đến hệ sinh thái núi đá vôi và Đất ngập nước, nơi sống của loài vooc quần đùi. Cấm các hoạt động khai thác gỗ, săn bắn hoặc những hoạt động khác gây nhiễu loạn, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực. Phương thức quản lý: Cấm mọi hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và sự cân bằng của các quần lạc sinh vật. 2.2. Phân khu phục hồi sinh thái. - Phía Bắc và phía Đông: Từ chân núi Chi Động cắt dọc xuống phía Nam gặp chân núi Đồng Quyển chạy dọc chân núi Chi Động chiếu đường đất làng Vân nội. - Phía Tây: Chân núi Chi Động đến cầu nhỏ trên đê Gia hoà. - Phía Nam : Từ trạm bơm Gia hoà đến xã Gia thanh. Diện tích: 777 ha. Chức năng: Phục hồi rừng để nâng cao độ che phủ của Khu bảo tồn, phương thức trồng mới các cây bản địa, nhằm mở rộng môi trường sống của các loài động vật hoang dã. Tiến hành khoanh nuôi ở những chỗ rừng có khả năng tái sinh tự nhiên. Phương thức quản lý: Trồng rừng hoặc khoanh nuôi rừng đã có, cấm chăn thả Dê, Trâu và Bò. 2.3. Phân khu dịch vụ, hành chính, sản xuất, vui chơi giải trí. Phạm vi: Khu vực trạm bơm xã Gia vân. Diện tích: 2 ha. Chức năng: Nhằm thu hút thêm lực lượng lao động trong các khâu dịch vụ, hướng dẫn du lịch, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường cũng như giới thiệu cảnh quan tài nguyên của Khu bảo tồn. Phương thức quản lý: Tạo cơ sở vật chất, dịch vụ, để sớm phát triển du lịch sinh thái, có thể tổ chức những tuyến du lịch sinh thái kết hợp với quan sát Vooc quần đùi và chim nước chú đông như Sâm cầm. 2.4. Vùng đệm. Diện tích: 5627 ha, Bao gồm 7 xã. Cần tiến hành các hoạt động nông - lâm nghiệp nhằm hạn chế việc vào rừng khai thác tài nguyên. Bảng 10. Diện tích các xã vùng đệm Khu bảo tồn Vân Long. Tên xã Tổng diện tích (ha) Gia Hưng Liên sơn Gia Hoà Gia Vân Gia Lập Gia Tân Gia Thanh Diện tích tự nhiên 8727 1611 671 2783 1087 898 794 883 Diện tích vùng đệm 5627 658 627 1258 774 800 775 735 Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng. 3. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Khu Đất ngập nước Vân Long nằm trên quốc lộ nội tỉnh, với sự đa dạng về các loài động thực vật và có nhiều danh lam thắng cảnh. Vì vậy, cần phải xây dựng một kế hoạch quản lý để phát triển du lịch sinh thái trong khu vực, có thể kết hợp với một số khu du lịch khác như Cúc Phương, Hoa Lư, Bích Động, Kim Sơn... Mặt khác để phát triển du lịch sinh thái hơn nữa, cần phải tiến hành điều tra các di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội trong vùng. Việc điều tra các di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội ở Vân Long và các vùng lân cận, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các cuộc du lịch đảm bảo tính chất du lịch sinh thái, nhân văn và tôn giáo. Điều này chắc chắn sẽ thu hút được khách du lịch và các dịch vụ sẽ tăng lên. Mức sống của nhân dân địa phương cũng được tăng lên, áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được giảm xuống. Phân bổ hợp lý các tuyến du lịch và các điểm sẽ góp phần vào quản lý du lịch và bảo tồn môi trường thiên nhiên. chương iii Bước đầu xác định giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước vân long- gia viễn- ninh bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên I) thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên du lịch Ninh Bình từ 1995-2000. 1) Khái quát về tài nguyên du lịch Ninh Bình. Ninh Bình là một tỉnh nằm về phía Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 90km, có diện tích 1,420,77 km2, dân số trên 90 vạn người, có đường sắt, đường bộ xuyên việt chạy qua. Ninh Bình có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá, lịch sử, với 47 di tích đã được xếp hạng, có trên dưới 20 điểm du lịch và hàng trăm hang động, hàng trục hồ nước ngọt có thể khai thác phục vụ du lịch. Nhiều khu du lịch đã nổi tiếng không những ở trong nước mà đang thu hút khách quốc tế ngày một tăng như: Cố đô Hoa Lư lịch sử, thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, rừng Quốc Gia Cúc Phương... Các khu du lịch ở gần trung tâm thị xã Ninh Bình, đường bộ, đường thuỷ đi lại rất thuận tiện, chúng ta có thể tổ chức các loại hình du lịch phong phú và đa dạng như: - Du lịch văn hoá, lịch sử - Du lịch lễ hội, truyền thống. - Du lịch sinh thái, leo núi, làng nghề. - Du lịch nghỉ cuối tuần, giải trí, câu cá. Các hình thức du lịch nào cũng có thể thu hút khách và có thể bố trí liên hoàn, tạo cho du khách lưu trú dài ngày ở Ninh Bình. 2) Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ở Ninh Bình. 2.1) Những kết quả đã đạt được. Trong những năn qua Ninh Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, bước đầu đã đạt được một số kết quả sau: - Đã lập quy hoạch tổng thể về du lịch của tỉnh, quy hoạch chi tiết một số khu du lịch. - Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo nhà nước về du lịch bước đầu hoạt động đã mang lại một số hiệu quả. - Cơ sở vật chất của ngành từng bước được tăng cường. - Trong địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp kinh doanh du lịch với 500 phòng nghỉ, trong đó có 150 phòng nghỉ có đủ điều kiện đón khách quốc tế. - Hiệu quả du lịch được nâng cao, hàng năm lượt khách đến Ninh Bình tăng: năm 1995 có 180500 lượt người, trong đó có 58000 lượt khách quốc tế, năm 2001 ước có 510000 lượt khách, trong đó có 160000 lượt khách quốc tế. Doanh thu về du lịch năm 1995 đạt 8550 triệu, đến năm 2001 ước đạt 30500 triệu. 2.2) Những tồn tại và nguyên nhân. Tuy đã đạt được một số kết quả trên song so với tiềm năng và thế mạnh về du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập mà tập trung ở các điểm chính sau: - Tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, chưa thống nhất về mặt quản lý nhà nước còn phân tán trồng chéo. - Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới chỉ bắt đầu, phần lớn còn khai thác tự nhiên, các sản phẩm đơn điệu, chưa tạo ra các sản phẩm du lịch mới độc đáo có sức hút du khách, có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm tự nhiên, môi trường và cảnh quan bị sâm hại. - Cơ sở lưu trú và hệ thống phục vụ dịch vụ du lịch kém, chưa thu hút khách du lịch, nên phần đông khách đến và đi trong ngày. - Công tác tuyên truyền quảng bá làm nhiều nhưng không cơ bản, còn chắp vá do đó không thu hút được khách trong và ngoài nước. Việc giáo dục cho cộng đồng về du lịch nhất là nhân dân ở những điểm và khu du lịch còn rất hạn chế, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài - Đội ngũ những người làm công tác quản lý và phục vụ kinh doanh du lịch còn ít, lại không được đào tạo có hệ thống và cơ bản, nên trình độ còn chắp vá không có hướng lâu dài do đó công tác phục vụ còn kém chất lượng, hiệu quả thấp, không đáp ứng với yêu cầu công tác đổi mới, đặc biệt là phấn đấu để kinh tế du lịch thành ngành kinh tế tổng hợp và mũi nhọn. - Việc thu hút đầu tư vào du lịch chưa huy động mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh du lịch, chưa đa dạng hoá chủ đầu tư, còn trông chờ dựa vào nguồn vốn cấp của Nhà nước . Ii) Phân tích kết quả điều tra từ du khách. Quá trình phỏng vấn được tiến hành trong khoảng thời gian 2 tháng ( Từ cuối tháng 2 cho đến cuối tháng 4 năm 2002). Tổng số khách được điều tra là 49 người với các thông tin như sau. 1) Thông tin về khách du lịch. 1.1) Thông tin về độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập. Độ tuổi Số lượng khách Tỷ lệ % <25 12 24.5 25 - 35 17 34.7 35 - 45 9 18.3 45- 55 7 14.3 55 - 60 2 4.1 > 60 2 4.1 Tổng cộng 49 100 Mức thu nhập (1000đ) < 400 13 26.5 400 - 700 23 46.9 700 - 1000 9 18.4 > 1000 4 8.2 Tổng cộng 49 100 Trình độ học vấn Số lượng khách Tỷ lệ % Cử nhân, kỹ sư 31 63.3 Cao đẳng 5 10.2 Trung cấp 13 26.5 Tổng cộng 49 100 1.2) Thông tin nơi đến, cự ly. Bảng 11: Nơi đến, cự ly STT Đến từ Cự ly Số lượng khách Tỷ lệ (%) 1 Hà Nội 88 12 25 2 Hà Nam 36 9 18 3 Ninh Bình 23 14 30 4 Thanh Hoá 68 7 14 5 Nam Định 42 7 14 Tổng 49 100 1.3) Mục đích đến thăm. Bảng 12: Mục đích đến thăm STT Mục đích đến thăm Số lượng khách Tỷ lệ (%) 1 Thăm quan và giải trí 28 57.14 2 Nghiên cứu học tập 6 12.24 3 Gần gũi với thiên nhiên 11 22.45 4 Nhân tiện ghé thăm 4 8.16 Tổng 49 100 Bảng trên cho thấy đa phần khách du đến khu bảo tồn với mục đích thăm quan giải trí và gần gũi với thiên nhiên. 2) Chất lượng của vườn. Bảng 13: Đánh giá chất lượng của vườn. STT Đánh giá chất lượng của KBT ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Kém --- --- 2 Trung bình 14 28.57 3 Khá 30 61.22 4 Tốt 5 10.21 Tổng 49 100 Qua bảng trên chúng ta thấy đa phần khách du lịch cho rằng chất lượng của KBT-ĐNN Vân Long là khá chiến 61,22%, trung bình 28,57% điều này có nghĩa là KBT có những tài nguyên hấp dẫn khách du lịch. 3) Phân tích cách tính các loại chi phí. 3.1) Giá vé đi thuyền hay lệ phí thăm quan. Đây là một lệ phí mà khách du lịch phải trả để đến được các nơi thăm quan trong KBT. Đồng thời, hiện nay lệ phí này hỗ trợ cho chi phí quản lý KBT, công tác bảo tồn và một phần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Lệ phí này được thu trực tiếp tại phòng hướng dẫn du lịch của KBT Vân Long, với mức lệ phí như sau: - Người lớn: 7500đ/ 1giờ. - Người nước ngoài: 12500đ/ 1giờ. Hiện tại KBT chưa đưa ra được mức giá vé cho học sinh, sinh viên. 3.2) Tính chi phí đi lại. Là loại chi phí du khách phải bỏ ra để đến được KBT Vân Long - Ninh Bình. Thông qua quá trình phỏng vấn được biết du khách đến đây với các loại phương tiện chủ yếu sau. - Xe máy. - Xe ô tô thuê. - Xe ô tô riêng. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp, biết được chi phí đi lại hay tiền vé đối với các du khách đi bằng ô tô thuê và chi phí này được tính theo 2 chiều (đi- về). Hà Nội: - Xe 24 chỗ ngồi: 950000đ,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29773.doc
Tài liệu liên quan