BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TẠ THỊ BÍCH NGỌC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TẠ THỊ BÍCH NGỌC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS TS Trương Quốc Chính
2. PGS TS Đặng Khắc Ánh
HÀ NỘI, 202
194 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số
liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Tạ Thị Bích Ngọc
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 6
6. Điểm mới của Luận án................................................................................................... 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án .................................................................... 8
8. Cấu trúc của Luận án ..................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ XÃ
HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ............................................................................................................ 10
1.1. Các công trình ngoài nước ........................................................................................ 10
1.2. Các công trình trong nước ......................................................................................... 15
1.3. Nhận xét kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và vấn đề đặt ra đối với
luận án ............................................................................................................................ 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ............................................... 34
ĐẠI HỌC ....................................................................................................................................................... 34
2.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 34
2.1.1. Khái niệm “xã hội hóa” .................................................................................... 34
2.1.2. Khái niệm “giáo dục đại học” ........................................................................... 40
2.1.3. Khái niệm “xã hội hóa giáo dục đại học” ......................................................... 41
2.2. Nội dung, đặc điểm và vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học .................................. 42
2.2.1. Nội dung của xã hội hóa giáo dục đại học ......................................................... 42
2.2.2. Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục đại học ........................................................ 50
2.2.3. Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học ............................................................ 56
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học ............................................. 59
2.3.1. Truyền thống văn hóa về giáo dục ..................................................................... 59
2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 59
2.3.3. Chính sách và pháp luật của nhà nước về xã hội hóa giáo dục đại học .............. 60
2.3.4. Nhận thức, sự đồng thuận và năng lực thực hiện xã hội hóa của các cơ sở giáo
dục đại học và cộng đồng ........................................................................................... 61
2.3.5. Thực tiễn hội nhập quốc tế sâu rộng và sự tham gia đầu tư vào giáo dục đại học
của đối tác ngoài nước ................................................................................................ 63
2.3.6. Thực trạng giáo dục đại học và kết quả triển khai xã hội hóa giáo dục đại học
giai đoạn đầu .............................................................................................................. 63
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về xã hội hóa giáo dục đại học và bài học cho Việt Nam ......... 64
2.4.1. Chia sẻ chi phí giáo dục đại học ........................................................................ 65
2.4.2. Mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học ...................................... 67
2.4.3. Phát triển mô hình đại học doanh nghiệp .......................................................... 69
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .................... 72
3.1. Khái quát về giáo dục đại học Việt Nam ................................................................... 72
3.1.1. Về mạng lưới ..................................................................................................... 72
3.1.2. Về quy mô ......................................................................................................... 73
3.1.3. Về giảng viên .................................................................................................... 74
ii
3.2. Cơ sở chính trị và pháp lý của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam .................... 75
3.2.1. Cơ sở chính trị của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ............................. 75
3.2.2. Pháp luật về xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ........................................ 79
3.3. Phân tích và đánh giá kết quả xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ..................... 85
3.3.1. Về phát triển giáo dục đại học ngoài công lập ................................................... 85
3.3.2. Về thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học................................ 90
3.3.3. Về tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học .......................... 99
3.3.4. Về thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học............................... 108
3.3.5. Về hợp tác quốc tế về giáo dục đại học ............................................................ 113
3.3.6. Đánh giá chung về kết quả xã hội hóa giáo dục đại học .................................. 116
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................................. 120
4.1. Bối cảnh và xu hướng xã hội hóa giáo dục đại học hiện nay .................................... 120
4.1.1. Bối cảnh đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học hiện nay ................................ 120
4.1.2. Xu hướng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay ............................ 123
4.2. Quan điểm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ................................ 128
4.2.1. Xã hội hóa giáo dục đại học là nhằm hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả
của giáo dục đại học ................................................................................................. 128
4.2.2. Tăng cường xã hội hóa giáo dục đại học không tách rời việc nâng cao hiệu lực và
hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đại học ......................................................... 129
4.2.3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xã
hội ............................................................................................................................ 129
4.2.4. Mở rộng và đa dạng hóa toàn hệ thống giáo dục đại học song hành với đầu tư
trọng điểm một số lĩnh vực mũi nhọn trong các trường đại học nghiên cứu ............... 130
4.2.5. Quyền tự chủ luôn gắn liền với trách nhiệm giải trình và năng lực tự chủ của
trường đại học .......................................................................................................... 130
4.3. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam .................................. 131
4.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục đại học ......... 131
4.3.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật xã hội hóa giáo dục đại học ........................ 134
4.3.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục đại học ............................. 140
4.3.4. Bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ......................... 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 152
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................... 163
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ Cao đẳng
CL Công lập
CP Chính phủ
ĐH Đại học
GD Giáo dục
GV Giảng viên
ĐT Đào tạo
GDĐH Giáo dục đại học
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCL Ngoài công lập
NN Nhà nước
Nxb. Nhà xuất bản
QL Quản lý
QLNN Quản lý nhà nước
SV Sinh viên
TTCP Thủ tướng chính phủ
UBND Ủy ban nhân dân
XH Xã hội
XHH Xã hội hóa
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục các hình vẽ
Hình 3.1: Các văn bản quan trọng về XHH GDĐH ở Việt Nam
2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Số lượng cơ sở GDĐH từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019
Biểu đồ 3.2: Số lượng và phân bố các trường ĐH trên toàn quốc năm học 2016-
2017
Biểu đồ 3.3: Số lượng SV từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019
Biểu đồ 3.4: Số lượng SV CL và NCL từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-
2019
Biểu đồ 3.5: Số lượng GV từ năm học 1999-2000 đến năm học 2018-2019
Biểu đồ 3.6: Số lượng GV đạt trình độ Tiến sỹ và Thạc sỹ từ năm học 1999-2000
đến năm học 2018-2019
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc độ quản lý công, xã hội hóa được hiểu là một phương thức đa dạng
hóa chủ thể cung ứng dịch vụ công. Trong các học thuyết kinh tế phương Tây, xã
hội hóa được xem là một giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết các thất bại
của thị trường. Với vai trò điều hành xã hội, Nhà nước trực tiếp tiến hành cung ứng
một số dịch vụ công thông qua các tổ chức của mình để xử lý tình trạng thiếu hụt
những dịch vụ công mà tư nhân không muốn hoặc không thể cung ứng. Như vậy, xã
hội hóa dịch vụ công trong quan niệm của phương Tây là việc Nhà nước cung cấp
dịch vụ công dựa trên việc sử dụng các nguồn lực công. Tại Việt Nam, xã hội hóa
dịch vụ công lại được hiểu theo nghĩa hoàn toàn trái ngược. Do đặc thù của mô hình
quản lý và thực tiễn lịch sử xây dựng đất nước, các dịch vụ công ở Việt Nam đều
được cung cấp bởi Nhà nước. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, giữa bối cảnh
các nguồn lực công ngày càng bị thu hẹp nhưng yêu cầu của xã hội về số lượng và
chất lượng dịch vụ công ngày càng tăng cao, Nhà nước phải giảm dần hoạt động
trực tiếp cung ứng. Thay vì tự cung ứng, Nhà nước chuyển giao một số nhiệm vụ
cho các chủ thể ngoài Nhà nước nhưng vẫn giữ quyền quản lý tổng thể. Việc huy
động và tổ chức cho các thành phần trong xã hội tham gia vào cung ứng dịch vụ
công được gọi là xã hội hóa. Như thế, hoạt động xã hội hóa dịch vụ công tại Việt
Nam là hoàn toàn khác với hoạt động xã hội hóa dịch vụ công ở phương Tây.
Tuy khác biệt về nội hàm khái niệm, song từ góc độ quản lý công, có thể
khẳng định sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm
vụ công là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại. Thay vì trực tiếp thực hiện mọi
nhiệm vụ công, Nhà nước tập trung giữ vai trò quản lý và trao quyền thực hiện một
số nhiệm vụ cụ thể cho các chủ thể ngoài Nhà nước. Cách làm này đang ngày càng
cho thấy nhiều ưu điểm, bởi nó vừa phát huy được tính hiệu quả và năng động của
khu vực ngoài Nhà nước, vừa hạn chế được sự chậm chạp và kém thích ứng của bộ
máy công quyền. Hiện nay, khu vực tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và
bộc lộ rõ rệt năng lực vượt trội trong thực thi các mục tiêu định sẵn. Trong khi đó,
hàng loạt những vấn đề xã hội có tính toàn cầu xuất hiện đã đặt ra những thách thức
2
không nhỏ đối với hoạt động quản lý và điều hành của các quốc gia. Sự tăng thêm
cả về lượng và về chất của nhu cầu xã hội đang đặt ra những thách thức không nhỏ
đối với Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng cai trị cũng như chức năng
phục vụ. Tiếp cận từ góc độ quản lý công, việc tận dụng năng lực của khu vực ngoài
Nhà nước trong thực thi các nhiệm vụ công là hướng đi thích hợp để giải quyết đòi
hỏi này. Từ giữa những năm 1990, ở Việt Nam, sự tham gia của các thành phần
ngoài Nhà nước vào việc cung ứng một số loại hình dịch vụ công cộng đã được thể
chế hoá. Theo Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: “Xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi
của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước
nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và
tinh thần của nhân dân”.
Giáo dục đại học là hoạt động giáo dục sau trung học phổ thông nhằm cung
cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học về một ngành, lĩnh vực cụ thể.
Trong xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới, để phát huy tối đa
vai trò của giáo dục đại học trong công cuộc phát triển đất nước, xã hội hóa giáo
dục đại học là một việc làm mang tính tất yếu. Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đại
học đang phải đối mặt với những thách thức lớn về hiệu quả đào tạo so với nhu cầu;
về tính linh hoạt và liên thông trong các quá trình và phương thức đào tạo; về kỹ
năng nghề nghiệp và đạo đức làm việc của nhân lực được đào tạo; về khả năng thích
ứng của chương trình đào tạo đối với thực tiễn xã hội; về sự thiết gắn kết giữa
nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; về
sự lạc hậu trong phương pháp giáo dục; sự kém thực chất trong việc thi, kiểm tra và
đánh giá; về những yếu kém trong quản lý giáo dục; về chất lượng, số lượng và cơ
cấu của đội ngũ nhà giáo Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu bức thiết của sự phát triển, cần:
“Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá, trước hết là các cơ sở giáo dục
đại học” như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban
chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
3
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã
nêu, đồng thời “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và
đào tạo đúng hướng, hiệu quả” [15, 139] như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII đã xác định. Xã hội hóa giáo dục đại học, với bản chất là việc Nhà nước
huy động và quản lý sự tham gia bằng nhiều hình thức của toàn xã hội vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục, là phương thức hữu hiệu để thực hiện đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục. Cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để phát huy những ý
nghĩa xã hội của hoạt động này, đồng thời nhân rộng những tác động tích cực của
nó đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua, các hoạt động chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại
học ở Việt Nam đã diễn ra rất sôi nổi. Giáo dục đại học ngoài công lập được trao cơ
hội, song phát triển chưa đồng đều và cho thấy không ít hạn chế. Các hoạt động thu
hút tài chính ngoài ngân sách được thực hiện dè dặt, thiếu chiến lược. Việc tiếp
nhận các nguồn lực phi tài chính đang bị thả nổi tùy vào năng lực tự thân của từng
cơ sở giáo dục đại học. Việc thực hiện quyền tự chủ đang được triển khai mạnh mẽ,
song còn thiếu cơ chế và động lực để trở nên phổ biến. Hợp tác quốc tế về giáo dục
đại học đã được thực hiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng Với mong
muốn khắc họa hiện trạng xã hội hóa giáo dục đại học, chỉ rõ nguyên nhân của hiện
trạng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt
Nam dưới góc độ quản lý công, phát huy tối đa đóng góp của bậc học này đối với
công cuộc phát triển đất nước, tôi chọn “Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực
trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở nước ta, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về xã hội hóa giáo dục đại học
4
- Đánh giá thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam, chỉ ra những
kết quả, hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại
học ở Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu năm hoạt động
chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm: phát triển giáo dục
đại học ngoài công lập; thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học; tiếp
nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; thực hiện quyền tự chủ của
các cơ sở giáo dục đại học; và hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiếp cận các văn bản thể hiện chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục đại học từ năm 1986 đến
năm 2020 và đề xuất quan điểm, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học
giai đoạn 2021-2030.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiếp cận 06 trường đại học được lựa chọn
trên cơ sở đảm bảo tính đại diện về vị trí địa lý, loại hình trường và việc áp dụng thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP (gọi tắt là thí điểm tự
chủ), gồm: Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, Đại học Nội vụ, Đại học Thương Mại và Đại học Phương Đông.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý Nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo
dục đại học nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
5
Nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã xác định, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án tập trung phân tích các sách
chuyên khảo, các bài nghiên cứu để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu
(chương 1) và cơ sở khoa học của đề tài (chương 2). Các văn kiện và nghị quyết của
Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách hiện hành về xã hội hóa giáo
dục và xã hội hóa giáo dục đại học được sử dụng làm cơ sở để phân tích cơ sở chính
trị và pháp lý của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam (tiết 3.2 chương 3). Dữ
liệu thống kê thường niên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đăng tải trên trang thông tin
điện tử www.moet.gov.vn) được sử dụng để khái quát về giáo dục đại học Việt Nam
(tiết 3.1 chương 3) và một phần của thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học (tiết 3.3
chương 3). Các bài viết trên các trang thông tin điện tử về các vấn đề liên quan tới xã
hội hóa giáo dục đại học được sử dụng để phân tích và đánh giá kết quả xã hội hóa
giáo dục đại học ở Việt Nam (tiết 3.3 chương 3).
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để thu thập thông tin nhằm đánh giá
thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam (tiết 3.3 chương 3). Bảng hỏi
được phát tới giảng viên và sinh viên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với
mục tiêu thu về 50 phiếu trả lời của sinh viên và 10 phiếu trả lời của giảng viên. Đối
với các trường sử dụng khảo sát trực tiếp, kết quả thu về cơ bản đạt đúng mục tiêu.
Đối với các trường sử dụng bảng hỏi trực tuyến, số lượng phiếu thu về đều đạt vượt
dự kiến. Để đảm bảo tính xác thực của nghiên cứu, số phiếu thu về được giữ nguyên
và được xử lý theo hướng đánh giá tương quan chéo giữa các cặp tiêu chí. Các số
liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences
(IBM SPSS Statistics Version 20).
- Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin từ các đối
tượng liên quan nhằm đánh giá hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay và góp phần xây dựng các giải pháp tăng cường hoạt động này trong thời
gian tới. Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành trên hai
nhóm đối tượng. Thứ nhất là cán bộ quản lý trong các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo có chức năng quản lý các vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu, gồm:
6
Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Trưởng Phòng kiểm định
chất lượng giáo dục (Cục quản lý chất lượng), và Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại
học. Thứ hai là cán bộ quản lý đương nhiệm cấp trường/khoa/bộ môn tại sáu trường
đại học đã lựa chọn làm mẫu khảo sát, gồm: Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện và
Trưởng Khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Phó trưởng Khoa Quản trị trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó trưởng Phòng Đào tạo và Phó trưởng Phòng Quản
lý Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nội vụ, Trưởng Khoa Công nghệ thông tin và
Truyền thông và Trưởng Khoa Điện-Cơ điện tử trường Đại học Phương Đông, Phó
trưởng bộ môn Quản trị chiến lược và Phó trưởng bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh
doanh trường Đại học Thương Mại.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam là gì?
- Tại sao phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam?
- Thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam đang như thế nào?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại
học ở Việt Nam?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam là quá trình huy động sự tham gia
của toàn xã hội vào việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học dưới sự quản lý
của Nhà nước.
- Cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam vì xã hội hóa giáo
dục đại học làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách đồng thời đảm bảo nguồn cung đào
tạo nhân lực trình độ đại học; tạo ra nhiều cơ hội học tập, góp phần xây dựng xã hội
học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời; tạo nên động lực cạnh tranh trong toàn
hệ thống và đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về giáo dục đại
học; và làm phát huy các tiềm lực của xã hội, khích lệ tính chủ động của các bên
liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
7
- Các phương diện biểu hiện chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt
Nam đều đang được triển khai ở các mức độ khác nhau, trong đó: Phát triển giáo
dục đại học ngoài công lập là hoạt động được triển khai sớm nhất, có tốc độ phát
triển nhanh nhất, song hiệu quả thu được chưa đạt tới mục tiêu đã đề ra; Tiếp nhận
các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học là hoạt động được diễn ra thường
xuyên và rộng khắp, tuy nhiên các bên liên quan vẫn đang đóng vai trò thiếu chủ
động và chưa phát huy hết tiềm lực của mình trong quá trình thực hiện; Hoạt động
thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học đã từng bước được thí điểm ở
phạm vi nhỏ và song mới ở giai đoạn đầu áp dụng nên hiệu quả chưa rõ rệt; Hoạt
động thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học và hoạt động hợp tác
quốc tế về giáo dục đại học chưa được triển khai tương xứng với tiềm năng.
- Để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam, cần nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục đại học; hoàn thiện chính sách,
pháp luật xã hội hóa giáo dục đại học; tổ chức thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo
dục đại học; bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học. Mặc dù
còn một số hạn chế, vướng mắc, song nếu thực hiện tốt các giải pháp này, xã hội
hóa giáo dục đại học sẽ phát huy được tốt vai trò của mình đối với xã hội.
6. Điểm mới của Luận án
Thứ nhất, luận án sử dụng cách tiếp cận của quản lý công để nghiên cứu xã
hội hóa giáo dục đại học với tư cách một hoạt động xã hội hóa đối với một dịch vụ
công cụ thể. Xã hội hóa giáo dục đại học được xem xét một cách hệ thống thông
qua biểu hiện cụ thể trên các phương diện: phát triển giáo dục đại học ngoài công
lập, thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học, tiếp nhận các nguồn lực
phi tài chính cho giáo dục đại học, thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục
đại học, và hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. Điều này góp phần hình thành cách
tiếp cận hệ thống về xã hội hóa giáo dục đại học, khác biệt với các nghiên cứu hiện
có đang chủ yếu xem xét từng hoạt động kể trên một cách riêng lẻ.
Thứ hai, về mặt lý luận, trên cơ sở phân tích và biện luận, luận án đã xây
dựng định nghĩa xã hội hóa giáo dục đại học, xác định nội dung, phân tích đặc
điểm, đánh giá vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học và chỉ ra các yếu tố ảnh
8
hưởng tới hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học. Điều này góp phần hình thành lý
thuyết về xã hội hóa giáo dục đại học.
Thứ ba, về mặt thực tiễn, căn cứ vào kết quả tiến hành các phương pháp
nghiên cứu đã xác định, luận án đưa ra đánh giá cụ thể về thực trạng xã hội hóa giáo
dục đại học ở Việt Nam. Đây là những kết luận nghiêm túc, có căn cứ xác thực, góp
phần mô tả diện mạo hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam và nguyên
nhân dẫn tới hiện trạng đó. Từ góc độ quản lý công, luận án xây dựng quan điểm và
đề ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam. Các
giải pháp được đề xuất trên cơ sở các nguyên nhân của thực trạng nên đảm bảo tính
cụ thể, có căn cứ và có khác biệt so với các nghiên cứu đã có trên từng phương diện
của xã hội hóa giáo dục đại học.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án vận dụng hệ thống lý thuyết của quản lý công về xã hội hóa dịch vụ
công để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung
thêm những bằng chứng về xã hội hóa một loại hình dịch vụ công cụ thể, từ đó tiếp
tục khẳng định và phát triển thêm các luận điểm về xã hội hóa dịch vụ công, xã hội
hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học. Luận án góp thêm cái nhìn tổng quan
về xã hội hóa giáo dục đại học ở trong nước và quốc tế, làm cơ sở nghiên cứu cho
luận án, đồng thời có thể hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề xã hội
hóa, xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục đại học.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm một góc nhìn về thực trạng xã
hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trên năm nội dung chủ đạo gồm: Phát triển
giáo dục đại học ngoài công lập; Thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại
học; Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; Thực hiện quyền
tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. Luận
án cũng khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội hóa giáo dục đại
học ở Việt Nam nói chung, cũng như thúc đẩy sự chủ động của các cơ sở giáo dục
đại học trong việc tiến hành xã hội hóa giáo dục đại học tại mỗi nhà trường.
9
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án được tổ chức thành 04 chương và 13 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục và xã hội
hóa giáo dục đại học
Chương 2. Cơ sở khoa học của xã hội hóa giáo dục đại học
Chương 3. Thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
Chương 4. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở
Việt Nam
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO
DỤC VÀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Các công trình ngoài nước
Giáo dục theo gốc Latinh (educare) là nuôi nấng, dạy dỗ; theo gốc Hán Việt là
chỉ bảo, dạy dỗ, chăm sóc. Trong ngôn ngữ hiện đại ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới, GD được dùng để chỉ hệ thống GD từ phổ thông tới ĐH với ý nghĩa là sự bồi
dưỡng của thế hệ trước đối với thế hệ sau nhằm duy trì và phát triển XH. Trình độ
của nền GD có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, nhất là
trong các bối cảnh biến động và khủng hoảng. Điều này lý giải vì sao hầu hết các
công cuộc cải cách và đổi mới GD đều gắn với những biến đổi lớn về kinh tế-XH
trong các thời kỳ. Với vai trò là một phương thức hữu hiệu để đổi mới GDĐH, XHH
GDĐH và các nội dung của nó đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, dẫn theo bài viết “Market in higher education: Can we still
learm from economics’ founding fathers?” của Pedro NunoTeixeira (2006), tác giả
Vũ Thị Phương Anh khẳng định ...học phí cho các đối tượng khác
nhau. Tác giả đã hoàn thiện những quan điểm này trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Hoàn thiện cơ chế QL tài chính nhằm thúc đẩy XHH GD ở Việt Nam (2007, Luận
án, Học viện Tài chính, Hà Nội) với những lý luận cơ bản về XHH GD và cơ chế
quản lí tài chính XHH GD cũng như mục tiêu, quan điểm định hướng XHH GD và
giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lí tài chính. Cho phép các trường lập cơ sở sản
xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề ĐT cũng là một cách để thúc đẩy
việc tự tăng nguồn thu cho các trường. Tuy không nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa việc
làm này với XHH GD, nhưng tác giả Nguyễn Thị Tơ (2001) trong Hoàn thiện chính
sách và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động lao động sản xuất trong các trường ĐH
Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) đã chỉ ra những
vấn đề cơ bản về chính sách hoạt động sản xuất trong trường ĐH, thực trạng và giải
pháp hoàn thiện chính sách đó. Cũng nghiên cứu về giải pháp, song nhiều tác giả lại
tiếp cận từ kinh nghiệm thực tiễn việc QL tài chính tại một số cơ sở GDĐH cụ thể
như Đỗ Văn Nhân (2012), “QL tài chính ở ĐH Đà Nẵng”, LATS Kinh tế; Nguyễn
Thị Hương (2015), “QL tài chính tại ĐH quốc gia trong bối cảnh đổi mới”, LATS
Kinh tế; Ngô Văn Hiền (2017), “QL tài chính ĐH tại Ấn Độ, châu Âu và gợi ý
chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Tháng 8, Số 663, tr. 47-49.
Trực tiếp chỉ ra các giải pháp nhằm thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ
sở GDĐH là hướng nghiên cứu được rất nhiều tác giả sử dụng. Cho rằng tài chính
là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên thực trạng GDĐH còn nhiều
bất cập, tác giả Nguyễn Hữu Hiểu (2015) đã nêu “Năm giải pháp tài chính đối với
GDĐH Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tháng 11, Số 22 (606), tr. 9-11.
24
Cùng nghiên cứu về giải pháp tài chính song tập trung vào đối tượng nghiên cứu là
các trường CL, tác giả Lê Thị Minh Ngọc (2016) đã nêu các “Giải pháp tự chủ tài
chính tại các trường ĐH CL”, Tạp chí Tài chính, Tháng 12, Số 647, tr. 36-38. Cũng
tập trung vào các trường ĐH CL, tác giả Phạm Ngọc Trường (2016) đã phân tích
những vấn đề mấu chốt trong bài viết “Tự chủ tài chính đối với GDĐH CL: Những
vấn đề cần tháo gỡ”, Tạp chí Tài Chính, Số 639, tr. 7-9. Chung mối quan tâm về tài
chính của GDĐH CL còn có các bài viết Lê Hồng Việt (2014), “Chính sách tăng
cường nguồn tài chính ngoài ngân sách NN ở các trường ĐH CL - Kinh nghiệm
quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tháng 2, Số 200,
tr. 88-93; Lê Thị Mai Liên (2017), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GDĐH
CL”, Tạp chí Tài chính, Tháng 5 (656), tr. 36-39. Nghiên cứu cơ sở GDĐH với tư
cách của đơn vị sự nghiệp CL, tác giả Nguyễn Thị Hồng Mến (2016) đã gắn kết vấn
đề nghiên cứu với việc răng cường tự chủ ĐH trong bài viết “Quản lí tài chính trong
cơ sở GDĐH và đơn vị sự nghiệp GD theo định hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và trách nhiệm đối với XH”, Tạp chí GD, Số 373 , tr. 21-23. Tác giả
Phạm Thị Vân Anh (2017) trong bài viết “Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính với
GDĐH và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, Tháng 5 (656), tr. 10-13 đã mô
tả cơ sở pháp lý của tự chủ tài chính trong GDĐH, chỉ ra những hạn chế do sự chưa
hoàn thiện của cơ sở pháp lý tạo ra và đề xuất các giải pháp về giảm bớt rào cản,
tăng quyền tự quyết nguồn thu của cơ sở GDĐH, chuyển cấp phát ngân sách sang
đặt hàng, giao nhiệm vụ
Tập trung nghiên cứu về các nguồn tài chính ngoài ngân sách cho GDĐH,
tác giả Đoàn Thị Thu Hà (2014) trong bài viết “Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài
chính ngoài ngân sách của các trường ĐH”, Tạp chí Tài chính, Số 5 (595), tr. 102-
104 đã chỉ ra những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đẩy mạnh các nguồn thu
này. Cũng nghiên cứu về tài chính ngoài ngân sách nhưng cụ thể với các trường ĐH
CL, tác giả Trần Trọng Hưng (2015) trong luận án tiến sĩ Kinh tế “Huy động nguồn
tài chính ngoài ngân sách NN cho GDĐH CL ở Việt Nam” đã kiến giải sâu sắc về
hiện trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu. Cùng vấn đề này nhưng tập trung
vào phân tích và đánh giá chính sách là tác giả Lê Hồng Việt (2018) trong luận án
25
tiến sĩ Kinh tế “Chính sách thu hút nguồn tài chính ngoài ngân sách NN cho các
trường ĐH CL tại Việt Nam (Nghiên cứu tại các trường thuộc Bộ GD&ĐT).
c/ Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học
Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho GDĐH là việc gắn kết toàn bộ quá
trình ĐT của nhà trường với sự tham gia của các bên có quyền và lợi ích liên quan,
từ xây dựng chương trình, tổ chức ĐT, trực tiếp đứng lớp và đánh giá kết quả ĐT.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chuỗi các hoạt động này là mối quan hệ giữa
trường ĐH với các viện nghiên cứu trong các hoạt động khoa học và công nghệ.
Tác giả Thanh Hà (2005) trong bài viết “Quan hệ giữa Viện Nghiên cứu, Trường
ĐH và Doanh nghiệp: vẫn chỉ để hài lòng nhau” (Tạp chí Tia sáng, (4), tr.17-19) đã
chỉ rõ những bất cập trong quá trình liên kết giữa hai hệ thống khoa học này ở nước
ta trên cơ sở tổng lược các ý kiến tham luận tại hội thảo khoa học “Gắn kết NCKH
với ĐT và sản xuất” 3/2005 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tác giả Hoàng
Văn Hoa (2009) trong bài viết “Đổi mới cơ chế QL hoạt động khoa học-công nghệ
trong các trường ĐH” (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (143), tr.44-48) đã nêu lên một
số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế QL hoạt động khoa học công nghệ trong các
trường ĐH như: tiếp tục đổi mới nhận thức về vai trò của hoạt động khoa học trong
các trường ĐH, đổi mới chính sách khoa học-công nghệ đối với các trường ĐH, đổi
mới và hoàn thiện cơ chế QL khoa học trong các trường ĐH, và đổi mới cơ chế QL,
phân bổ kinh phí và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính đối với hoạt động khoa
học các trường ĐH. Cùng quan tâm tới vấn đề này còn phải kết tới: Nguyễn Minh
Hiển, Nguyễn Hoàng Lan (2014), “Liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt
Nam: thực trạng và giải pháp phá rỡ các rào cản”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số
202 tháng 4/2014, tr. 75-84; Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học – doanh
nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 69-80; Lê Hiếu Học (2017), “Những
vấn đề đặt ra trong hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp”, Tạp chí Tài
chính, Tháng 5 (657), tr. 64-66 Đáng chú ý là tác giả Nguyễn Ngọc Trung (2018)
trong bài viết “Về hiệu quả mối liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở GDĐH”,
Tạp chí Tài chính, Tháng 5, Số 681, tr. 99-101 đã giới thiệu mô hình liên kết của
26
các trường ĐH thuộc Bộ Công Thương gồm ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Điện lực
Hà Nội, ĐH Sao Đỏ về đề xuất các giải pháp đối với NN, nhà trường và doanh
nghiệp. Cũng nghiên cứu trường hợp, tác giả Lê Công Cơ (chủ biên) (2018) trong
cuốn sách “Mô hình gắn kết giữa trường ĐH với doanh nghiệp trong ĐT ĐH tại khu
vực miền Trung - Việt Nam”, Nxb. Thông tin và Truyền thông đã trình bày cơ sở lý
luận về hoạt động gắn kết, kinh nghiệm trong và ngoài nước, thực trạng hoạt động
gắn kết và đề xuất mô hình gắn kết giữa các trường ĐH với doanh nghiệp trong đạo
tạo ĐH tại khu vực miền Trung Việt Nam. Trong luận án tiến sỹ QL công nghiệp
“Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh nghiệp
tại Việt Nam” (2018), tác giả Nguyễn Đức Trọng đã định danh và phân tích rất cụ
thể về các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết này ở nước ta hiện nay. Từ thực tiễn,
cuốn sách “Mô hình giáo dục đại học liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập” (Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2020)
đã tổng hợp thực tiễn và chỉ ra mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp tại
Việt Nam.
Nhìn ra thế giới để tham khảo và học hỏi, tác giả Vũ Anh Tuấn (2006) trong
bài viết “Hoạt động của Viện nghiên cứu trong các trường ĐH của Đức” (Tạp chí
Tia sáng, (10), tr.48-50) đã khẳng định trong cơ cấu của các trường ĐH Đức đều có
các viện nghiên cứu với chức năng chính là nghiên cứu và giảng dạy. Bằng việc sơ
đồ hoá cơ cấu tổ chức của trường và viện, bài viết đã giúp người đọc hiểu về hoạt
động của các viện này, cách phân bố hai nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy của các
viện, cũng như các xu hướng nghiên cứu mới đang được các viện quan tâm. Cũng
với tiếp cận này, Trung Dũng (lược dịch) (2006) trong bài viết “Nghiên cứu tại các
trường ĐH Hoa Kỳ” (Tạp chí Tia sáng, (12), tr.30-33) đã giới thiệu lịch sử phân
tách giữa giảng dạy và nghiên cứu trong nội bộ các trường, đồng thời khẳng định
vai trò to lớn của CP trong việc hỗ trợ phát triển nghiên cứu song song với đưa các
nghiên cứu vào nền công nghiệp mà không tổn hại tới tính hàn lâm của khoa học.
Đề cập riêng tới vấn đề phát triển doanh nghiệp trong trường ĐH phải kể tới cuốn
chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học: Từ kinh
nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam” do Đinh Văn Toàn chủ biên (Nxb. Đại học
27
Quốc gia Hà Nội, 2019). Cuốn sách xuất phát từ khung lý thuyết về doanh nhân,
doanh nghiệp và nền tảng phát triển kinh doanh, để kết nối với các yêu cầu của quản
trị đại học và xu hướng đổi mới tổ chức quản lý, và giới thiệu một số kinh nghiệm
thực tiễn về phát triển doanh nghiệp trong các trường ĐH ở một số quốc gia trên thế
giới. Từ đó, các tác giả mô tả thực tiễn hình thành và phát triển doanh nghiệp trong
các cơ sở GDĐH ở Việt Nam, đồng thời đề xuất chính sách để phát triển các doanh
nghiệp này trên thực tế. Đây là một tài liệu tổng quan, mang tính hệ thống, xuất
phát từ lý thuyết và hàm chứa nhiều thông tin thực tiễn đa dạng, phong phú.
d/ Thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học
Trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH là một trong những nội dung được
rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, tác giả Vương
Thanh Hương (2005) trong bài viết “Quyền tự chủ của các trường ĐH trong bối
cảnh toàn cầu hoá” (Tạp chí GD, (117), tr.48,22) cho rằng “Quyền tự chủ của các
trường ĐH được hiểu đơn giản là “quyền tự QL” và “hoạt động độc lập” của các
cơ sở GDĐH mà không có sự can thiệp từ bên ngoài”. Bài viết đã cho nhiều hiểu
biết về thực trạng tự chủ ĐH tại nhiều quốc gia trên thế giới và xu hướng mở rộng
trao quyền tự chủ trong bối cảnh hiện nay.
Nói riêng về quyền tự chủ của các trường NCL, tác giả Ngô Xuân Hà (2005)
trong bài viết “Một số vấn đề về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường
ĐH Tư thục” (Tạp chí Phát triển GD, (4), tr.26-27,40) đã chỉ ra ba vấn đề về đầu tư
và chế độ tài chính, về tổ chức nhân sự, và về công tác ĐT. Từ những phân tích cụ
thể, tác giả khẳng định “giao quyền tự chủ kèm theo đó là đề cao trách nhiệm XH
cho các trường ĐH sẽ tác động lớn đến hệ thống GD cả nước”. Tác giả Vũ Ngọc
Hải (2007) trong bài viết “Về quyền tự chủ và tính trách nhiệm XH của các trường
ĐH ở nước ta” (Tạp chí Cộng sản, (781), tr.91-94) xác định trao quyền tự chủ là
biểu hiện cơ bản của phân cấp QLNN về GDĐH. Từ đây, tác giả chỉ ra ba yếu tố cơ
bản ảnh hưởng tới quyền tự chủ và tính trách nhiệm XH của các trường ĐH bao
gồm: vai trò của NN, vai trò của thị trường định hướng XH chủ nghĩa, và vai trò
của XHH GD. Đây là bài viết hiếm hoi chỉ ra mối quan hệ giữa trao quyền tự chủ và
XHH GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Coi trao quyền tự chủ và trách nhiệm XH là
28
“khoán 10” đối với phát triển GDĐH, tác giả nhận định: “ các trường ĐH nước ta
sẽ nhanh chóng chuyển mình tự mình tạo ra cơ hội và đường đi ngắn nhất, hiệu quả
nhất trong ĐT nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao”. Tác giả Đỗ Thiết
Thạch (2008) trong bài viết “Vài suy nghĩ về vấn đề dân chủ hoá và thực hiện
quyền tự chủ trong trường học” (Tạp chí GD, (191), tr.8-10) xác định “Muốn thực
hiện chất lượng GD, biện pháp chiến lược là đổi mới QLGD; để nâng cao chất
lượng QLGD, con đường tối ưu là dân chủ hoá QL nhà trường, tăng cường quyền
tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường”. Bài viết đi theo lối tư duy lý luận,
xuất phát từ những cơ sở để định hướng tư duy về dân chủ hoá và thực hiện quyền
tự chủ trong nhà trường, rồi chỉ ra điều kiện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho nhà trường thành công.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của mình, tác giả Nguyễn Hải Long (2008)
trong bài viết “Trao quyền tự chủ về nhân sự cho trường học một cách thức để nâng
cao hiệu quả quản lí GD” (Tạp chí GD, (191), Tr.5-7) đã đi sâu phân tích riêng khía
cạnh tự chủ về nhân sự trong trường học nói chung. Từ những phân tích thực tế về
những bất cập trong QL nhân sự tại các trường học hiện nay, tác giả cho rằng
“Quyền quyết định nhân sự được trao cho các trường phải gắn với quyền quyết
định về số lượng học sinh, SV được tuyển hàng năm Nếu không có những quyền
đó, quyền tự chủ về nhân sự thực sự không đem lại kết quả mong muốn”. Bài viết
“Tự chủ, dân chủ và phân cấp trong đổi mới QLNN về GDĐH” (Tạp chí QLGD,
(56), tr.1-4, 40) của nhóm tác giả Đặng Ứng Vận, Nguyễn Thị Huyền Trang, Đào
Thị Hoà (2014) phân tích cơ hội và thách thức đối với đổi mới GDĐH, từ đó đề
xuất “nên trao quyền tự chủ cho các trường ĐH kể cả tự chủ về tài chính và nhân
sự, đồng thời đòi hỏi trường ĐH phải có nghĩa vụ báo cáo giải trình công khai
minh bạch về các hành động và quyết định của họ, phải chịu trách nhiệm cuối cùng
về các hành động và quyết định đó ”.
Để có được cái nhìn bao quát về vấn đề trao quyền tự chủ, bên cạnh các bài
viết về thực tiễn trong nước, nhiều tác giả đã giới thiệu kinh nghiệm của hoạt động
này ở các quốc gia trên thế giới. Đó là các bài viết: Tác giả Vương Thanh Hương
(2005) trong bài viết “Tìm hiểu về công ty ĐH quốc gia Nhật Bản trong xu thế đổi
29
mới GDĐH” (Tạp chí Phát triển GD, (1), tr.38-40) đã tìm hiểu về mô hình Công ty
ĐH quốc gia và một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn khi chuyển từ ĐH quốc gia
sang Công ty ĐH quốc gia của Nhật Bản. “Cấu trúc QL của mô hình Công ty ĐH
quốc gia Nhật Bản khác với mô hình trường tư thục cũng khác với mô hình các
trường ĐHCL ở Hoa Kỳ Trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ GDĐH Việt Nam theo
xu hướng hội nhập, nâng cao chất lượng, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm đây
là những thông tin cần thiết có thể tham khảo”; Tác giả Lương Xuân Hà (2007)
trong bài viết “ĐH Pháp đối diện trước quyền tự chủ” (Tạp chí Tia sáng, (22), tr.22-
23,66) đã giới thiệu sự bất đồng thuận giữa nhà cầm quyền và giới SV Pháp trong
quá trình điều chỉnh quyền tự chủ bởi đạo luật Valéry Pécresse; Tác giả Nguyễn
Xuân Hải (2009) trong bài viết “Vấn đề tự chủ, tham gia và trách nhiệm trong QL
dựa vào nhà trường ở các nước trên thế giới” (Tạp chí Khoa học GD, (51), tr.49-53)
đã “khái quát các vấn đề về sự tự chủ, sự tham gia và trách nhiệm của các liên đới
trong xu hướng QL dựa vào nhà trường hiện nay trên thế giới”, từ đó đặt mục tiêu
“giúp cho quá trình phân cấp QLGD ở nước ta có được bài học lý luận và thực tiễn
quý báu, tận dụng được những thành tựu và tránh những bước đi không cần thiết
nhằm đẩy nhanh tiến trình tất yếu này”; Các tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ
Bích Hiền (2009) trong bài viết “GD Phần Lan và mô hình nhà trường tự chủ” (Tạp
chí GD, (211), tr.55-57, 40) đã giới thiệu những nét căn bản nhất của hệ thống GD
và mô hình nhà trường tự chủ tại Phần Lan với rất nhiều khác biệt về triết lý GD,
các thức QLGD và những thành tựu đáng kể có được từ hệ thống đó; Tác giả Võ
Thành Đạt (2014) trong bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề tự chủ ở các
trường ĐH” (Tạp chí GD và XH, (4), tr.55-58) đã khái lược các vấn đề về tự chủ
ĐH ở Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc; đồng thời chỉ ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về các vấn đề như:
tăng cường mối quan hệ giữa CP và GDĐH; tăng cường liên minh giữa công nghiệp
và học thuật; sử dụng hiệu quả các quỹ nghiên cứu từ CP; và mô hình tập đoàn ĐH
Quốc gia Như vậy, trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH là vấn đề lớn không
chỉ đối với Việt Nam. Mặc dù đặc thù văn hoá và lịch sử XH khiến cho việc trao
quyền tự chủ tại Việt Nam sẽ có nhiều khác biệt, song, việc nghiên cứu kinh nghiệm
30
quốc tế để xây dựng một lộ trình thích hợp là hết sức cần thiết để thực sự phát huy
được tác dụng của tự chủ ĐH tại Việt Nam. Các bài viết này là nguồn tham khảo
cần thiết cho những người nghiên cứu tiếp sau.
đ/ Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học
Hợp tác quốc tế về GDĐH bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như: ĐT nước
ngoài bằng các nguồn trong và ngoài ngân sách NN; các hoạt động trao đổi nghiên
cứu, ĐT; các hoạt động QL lưu học sinh Các bài nghiên cứu hiện có chưa phủ hết
các hoạt động này, mà chủ yếu được viết theo hướng giới thiệu kinh nghiệm hợp tác
quốc tế của một cơ sở GDĐH cụ thể. Đó là: Hoàng Long (2006), “Trường ĐH Giao
thông vận tải TP.Hồ Chí Minh chủ động hợp tác quốc tế”, Tạp chí Giao thông vận
tải, (11), tr.14, 7; Trần Đức Thanh (2006), “Hợp tác trong ĐT ĐH du lịch”, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, (11), tr.14-15; Nguyễn Tương Lai (2007), “Về mối quan hệ và
hợp tác giảng dạy giữa trường ĐH Khoa học XH và nhân văn với các trường ĐH ở
Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (3), tr.74-77; Đặng Văn Uy (2008),
“Trường ĐH hàng hải Việt Nam đi đầu trong công tác quan hệ hợp tác quốc tế nâng
cao chất lượng ĐT nhân lực”, Tạp chí Giao thông vận tải, (5), tr.15-18,28; Phan
Thuỷ Chi (2008), “ĐT và phát triển nguồn nhân lực trong các trường ĐH khối kinh
tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác ĐT quốc tế”, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội; Phùng Hồ Hải (2009), “Một số yêu cầu đối
với hợp tác quốc tế trong GDĐH”, Tạp chí Tia sáng, Số 19, tr. 23-24; Phùng Thị
Thu Trang (2013), “Quốc tế hoá GDĐH tại Việt Nam- từ góc nhìn toàn cầu hóa”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 11 (547), tr. 33-35; Trần Thị Bảo Khanh (2014),
“Phát triển GDĐH ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học XH Việt
Nam, Số 10 (83), tr. 76-83; Phạm Công Nhất (2014), “Đổi mới GDĐH theo hướng
hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 10, tr. 53-57; Hoàng Thị Hương
(2014), “Một số vấn đề lí luận, thực tiễn về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác
quốc tế GD&ĐT ở các trường ĐH nước ta hiện nay”, Tạp chí GD, Số 339. - tr. 9-12
Về các nội dung còn lại của hoạt động này, số lượng bài nghiên cứu là rất ít.
Cá biệt có tác giả Nguyễn Lộc (2009) trong bài viết “Phân loại và QL các trường có
yếu tố quốc tế” (Tạp chí Khoa học GD, (46), tr.17-21) đã đưa ra các quan điểm cá
31
nhân về cách phân loại các trường có yếu tố quốc tế, từ đó đề xuất các biện pháp
QL thích hợp đối với loại hình này. Tác giả Phùng Hồ Hải (2009) trong bài viết
“Một số yêu cầu đối với hợp tác quốc tế trong GDĐH” (Tạp chí Tia sáng, (19),
tr.23-24) thì tập trung làm rõ các yêu cầu căn bản của hợp tác quốc tế về GDĐH.
Tổng hợp về chính sách nhưng chỉ nói về ĐT sau ĐH, Luận án Tiến sĩ Quản lí GD
“Chính sách hợp tác với nước ngoài về ĐT sau ĐH của Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế” của tác giả Chu Trí Thắng (2011) đã nghiên cứu chính sách hợp tác
với nước ngoài về ĐT sau ĐH của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp
phần hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế về ĐT nhân lực sau ĐH, xây dựng đội
ngũ nhân lực trình độ cao
1.3. Nhận xét kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và vấn đề đặt ra
đối với luận án
Qua nghiên cứu tổng quan về các công trình khoa học trong và ngoài nước
có liên quan tới XHH GD, có thể thấy các công trình chủ yếu được công bố dưới
dạng bài báo khoa học, sách tham khảo và Luận án tiến sỹ, chủ yếu nghiên cứu về
XHH GD nói chung. Các nghiên cứu lý luận về XHH GD chủ yếu giới thiệu thể chế
NN về XHH và chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế NN về XHH GD nói
chung và XHH GD đối với GD mầm non và GD phổ thông, chưa có nghiên cứu nào
tập trung xem xét và làm rõ các vấn đề lý luận và phân tích thực tiễn về XHH GD
đối với bậc ĐH. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay.
Các nghiên cứu được giới thiệu trong tổng quan được nhìn nhận dưới góc độ
các nghiên cứu về từng biểu hiện cụ thể của XHH GDĐH theo quan điểm lý thuyết
của luận án gồm: phát triển GDĐH NCL; thu hút tài chính ngoài ngân sách cho
GDĐH; tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho GDĐH; thực hiện quyền tự chủ
của các cơ sở GDĐH; và hợp tác quốc tế về GDĐH. Các nghiên cứu về GDĐH
NCL đã làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển, phân tích những ưu điểm và
hạn chế của GDĐH NCL ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra các giải pháp từ
thực tiễn QL. Các nghiên cứu về thu hút tài chính ngoài ngân sách cho GDĐH chủ
yếu tiến hành trên đối tượng nghiên cứu là các trường ĐH CL và được xem xét
trong vai trò của yếu tố tiên quyết giúp thực hiện tự chủ ĐH. Các nghiên cứu về tiếp
32
nhận nguồn lực phi tài chính cho GDĐH chủ yếu tập trung vào vấn đề “nóng” và
“khó” do lịch sử để lại là mối quan hệ giữa viện nghiên cứu và trường ĐH và bước
đầu đề cập tới vai trò của các doanh nghiệp đối với trường ĐH, còn nhiều bên liên
quan khác chưa được làm rõ khả năng đóng góp cho GDĐH. Các nghiên cứu về tự
chủ ĐH chủ yếu thiên về nghiên cứu lý luận nhằm chỉ ra nội hàm khái niệm và
phạm vi của tự chủ cần trao cho các nhà trường trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ
các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu về hợp tác quốc tế về GDĐH còn ít về số
lượng và chủ yếu là những nghiên cứu trường hợp với các khuyến nghị có tính cụ
thể trong phạm vi nghiên cứu. Về cơ bản, các nghiên cứu này thực hiện mục đích
phân tích từng vấn đề cụ thể của GDĐH với tư cách từng vấn đề độc lập, từng nội
dung riêng rẽ, chưa có nghiên cứu nào phân tích và luận giải các khía cạnh này với
tư cách là các phương diện biểu hiện của hoạt động XHH GDĐH. Đây là khoảng
trống để luận án tiến hành nghiên cứu tổng thể hoạt động XHH GDĐH trên cơ sở
kết nối các phương diện biểu hiện cụ thể này.
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu, có thể khẳng định hiện đang tồn tại khoảng
trống trong nghiên cứu về XHH GDĐH ở Việt Nam. Luận án được thực hiện với
mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của XHH GDĐH, đánh giá thực
trạng XHH GDĐH ở nước ta, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hiện
trạng, từ đó xây dựng quan điểm và giải pháp đẩy mạnh XHH GDĐH ở Việt Nam
trong thời gian tới. Sử dụng tiếp cận từ góc độ QL công để nghiên cứu về XHH
GDĐH ở Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu năm hoạt động chủ yếu của XHH
GDĐH bao gồm: phát triển GDĐH NCL; thu hút tài chính ngoài ngân sách cho
GDĐH; tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho GDĐH; thực hiện quyền tự chủ
của các cơ sở GDĐH; và hợp tác quốc tế về GDĐH. Thực tiễn của năm hoạt động
này được nghiên cứu với tư cách các nội dung biểu hiện của thực tế XHH GDĐH ở
Việt Nam.
Kết luận chương
Tổng quan tình hình nghiên cứu là nội dung triển khai nghiên cứu đầu tiên
của luận án, giữ vai trò khai phát ý tưởng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có.
Từ việc đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan tới
33
XHH GD, có thể thấy rằng việc huy động sự tham gia của XH vào việc nâng cao
chất lượng và sức cạnh tranh của GD là một xu thế tất yếu và phổ biến trên thế giới.
Tại Việt Nam, XHH GD đã sớm được nghiên cứu lý luận và được triển khai trên
thực tế ở bậc học mầm non và các bậc học phổ thông, song chưa có nghiên cứu nào
tập trung vào vấn đề XHH đối với các cơ sở GDĐH. Mặc dù đã có nhiều nghiên
cứu tiếp cận từng phương diện của XHH GDĐH với tư cách từng nội dung riêng lẻ,
song việc xem xét tổng thể hoạt động XHH GDĐH ở Việt Nam vẫn còn đang bị bỏ
ngỏ. Để góp phần khỏa lấp khoảng trống này, luận án được thực hiện trên cơ sở kết
nối các thực tiễn trên từng phương diện của XHH GDĐH gồm phát triển GDĐH
NCL, thu hút tài chính ngoài ngân sách cho GDĐH, tiếp nhận các nguồn lực phi tài
chính cho GDĐH, thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH và hợp tác quốc tế
về GDĐH, để hoàn thiện lý luận về XHH GDĐH, và đề ra giải pháp nhằm đẩy
mạnh XHH GDĐH ở Việt Nam.
34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm “xã hội hóa”
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật XH chung và đặc thù
của sự phát triển và vận hành của các hệ thống XH được xác định về mặt lịch sử; là
khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó
trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm XH, các giai cấp và các dân tộc [57,
tr.8]. XHH là một trong những thuật ngữ trung tâm của XH học. XHH được hiểu là
quá trình con người hình thành nhân cách thông qua học hỏi các ứng xử của XH.
XHH không chỉ có vai trò to lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân, mà còn giúp
kinh nghiệm, tri thức và văn hóa của con người vượt qua đời sống của một cá nhân
và duy trì liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các tác nhân chủ yếu của XHH
bao gồm gia đình, nhà trường, các nhóm XH, truyền thông đại chúng.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của tinh
thần và tâm trí con người. Tâm lý học quan tâm tới XHH dưới góc độ quá trình phát
triển nhân cách và nhận thức của “cái tôi” trong mỗi cá nhân, và được hiểu là quá
trình phát triển nhân cách và nhận thức của con người trên cơ sở mối quan hệ giữa
tác nhân sinh học và tác nhân XH. Tâm lý học XH (một chuyên ngành của tâm lý
học) nghiên cứu quá trình XHH cá nhân trên hai phương diện: các giai đoạn phát
triển tâm lý lứa tuổi hình thành và hoàn thiện các phẩm chất tâm lý cá nhân; và quá
trình tham gia các nhóm XH cụ thể và vai trò của cá nhân trong các nhóm XH.
Trong triết học Mác-Lênin, XHH được đề cập trong hai trường hợp. Một là
tính chất XHH trong mô tả về mâu thuẫn giữa tính chất XHH ngày càng cao của lực
lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong XH tư bản.
Tại Việt Nam, năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa XH của Đại hội Đảng khóa VII cũng vẫn nhắc tới điều này: “Mâu thuẫn
cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất XHH ngày càng cao của lực
lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc”
[10, tr.226] như một đặc điểm quan trọng của bối cảnh quá độ lên chủ nghĩa XH ở
35
nước ta thập niên cuối của thế kỷ XX. Hai là hoạt động XHH trong thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa XH ở các quốc gia. Năm 1918, tại Liên Xô, “XHH ruộng đất” và
“XHH sản xuất” được Lênin nhắc tới khi bàn về “Những nhiệm vụ trước mắt của
chính quyền Xô Viết”. Trong cả hai trường hợp trên, yếu tố then chốt trong khái
niệm XHH được xác định là tính tập thể, tính cộng đồng, tính chung trong đối sánh
với tính riêng, tính cá nhân, tính cá thể.
Dưới góc độ QL công, XHH được hiểu là một phương thức đa dạng hóa chủ
thể cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, do khác biệt về ý thức hệ và những đặc thù
lịch sử, Việt Nam sử dụng thuật ngữ XHH theo cách tiếp cận hoàn toàn khác, thậm
chí trái ngược với thuật ngữ XHH mà người phương Tây sử dụng.
Theo các học thuyết kinh tế của phương Tây, mọi nhu cầu của con người và
XH đều sẽ được chính XH thỏa mãn bằng việc tạo ra và cung ứng các dịch vụ đáp
ứng những nhu cầu đó. Bằng cách theo đuổi lợi ích thu được từ việc cung ứng các
dịch vụ, thị trường sẽ tự thúc đẩy việc cung ứng trở nên tiến bộ và chất lượng hơn
(“bàn tay vô hình”-Adam Smith). Tuy nhiên, thực tế là “bàn tay vô hình” của kinh
tế thị trường không phải luôn thành công trong vận hành nền kinh tế. Một trong bốn
trường hợp thất bại của thị trường chính là việc thiếu hụt các dịch vụ công. Lý do là
thị trường không muốn hoặc không thể cung cấp một số dịch vụ công vì không đủ
điều kiện hoặc gặp khó khăn trong việc tạo doanh thu bù đắp chi phí... Trước thất
bại này, với vai trò điều hành XH, NN sử dụng “bàn tay hữu hình” tác động vào thị
trường để can thiệp nhằm bảo đảm cung ứng dịch vụ công. Cách can thiệp chủ đạo
mà các quốc gia phương Tây sử dụng là trực tiếp thực hiện cung ứng một số dịch vụ
công thông qua các cơ quan, tổ chức của mình lập ra. Điển hình cho cách can thiệp
này là hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh CL ở Anh, Phần Lan, Tây Ban
Nha Trước những thiếu hụt về cơ hội tiếp cận y tế của người dân, đặc biệt là
người có thu nhập thấp, thay vì chỉ để thị trường tự cung ứng dịch vụ khám chữa
bệnh, các quốc gia này đã sử dụng nguồn lực công để mở ra các cơ sở cung cấp các
dịch vụ y tế và khám chữa bệnh. Việc thu hẹp hay mở rộng các cơ sở y tế công cũng
luôn là nội dung tranh cãi lớn trong các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, giữa một bên cho
rằng việc thiếu đi cơ chế thị trường sẽ làm cho y học chậm đổi mới, và một bên cho
36
rằng công dân có quyền được hưởng dịch vụ y tế công trên cơ sở tiền nộp thuế của
mình. “Socialized medicin” (XHH y tế) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạt động
này. Như vậy, XHH trong quan niệm của phương Tây là việc cung cấp dịch vụ công
dựa trên việc sử dụng nguồn lực công.
Do đặc thù của mô hình QL và thực tiễn lịch sử xây dựng đất nước, các dịch
vụ công ở Việt Nam đều được cung cấp bởi NN. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
trong QL XH, XHH được hiểu là sự chuyển hóa từ tính tư nhân/cá nhân thành tính
XH/tập thể/cộng đồng. Với cách hiểu này, chủ trương hợp tác hóa hay tập thể hóa
trong nông nghiệp (giai đoạn 1958-1965) là một biểu hiện của XHH, bởi về bản
chất, đây là quá trình tập thể hóa tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Ở giai đoạn
hoàn thiện của chủ trương này, người nông dân không chỉ tham gia đóng góp ruộng
đất và nông cụ, mà còn thực hiện quá trình sản xuất, thu hoạch và phân phối theo
chế độ tập thể. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, cuối những năm 1980, XHH
xuất hiện trở lại với nhiều biến đổi. Giới nghiên cứu ngày càng làm rõ mối quan hệ
giữa XH và NN với tư cách hai thực thể độc lập nhưng có mối liên hệ hữu cơ với
nhau, trong đó, NN đóng vai trò chủ thể thực hiện hai chức năng căn bản là QL XH
và phục vụ XH. Giữa bối cảnh các nguồn lực ngày c... viên, cán bộ quản lý và người học
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng, trao đổi giảng
viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học đại học hiện nay? Theo Ông/Bà, cần
quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian tới?
5.3. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế trong liên kết thư viện, trao đổi
thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu hiện nay? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về
hoạt động này trong thời gian tới?
6. Ngoài những vấn đề trên, Ông/ Bà có ý kiến gì về biểu hiện của các phương diện xã hội
hóa giáo dục đại học trên thực tế?
7. Ông/ Bà có mong muốn/sáng kiến gì nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học?
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của Ông/ Bà!
171
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Về thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
(Mẫu dành cho CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG CÔNG LẬP)
Kính chào Ông/ Bà!
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm tạo điều kiện phù hợp để tiếp tục nâng
cao hiệu quả cho công tác, chúng tôi, nhóm nghiên cứu đến từ Học viện Hành chính Quốc
gia thực hiện nghiên cứu này. Rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/ Bà bằng cách trao
đổi các nội dung được đưa ra dưới đây. Mọi thông tin trao đổi của Ông/ Bà được cam kết
bảo đảm tính khuyết danh và chỉ thống kê, tổng hợp phục vụ mục tiêu khoa học. Xin chân
thành cảm ơn Ông/ Bà!
A-Quan điểm của Ông/ Bà về ý kiến cho rằng “xã hội hóa giáo dục đại học” bao gồm các
phương diện: Phát triển giáo dục đại học ngoài công lập; Thu hút tài chính ngoài ngân sách
cho giáo dục đại học; Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; Thực
hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.
B-Các vấn đề cụ thể:
1. Thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học
a. Học phí
Theo quan điểm của Ông/Bà, việc trao quyền chủ động xây dựng và quyết định mức học
phí và các khoản thu dịch vụ khác của cơ sở giáo dục đại học có khả thi không? Có được
sự đồng thuận của xã hội không? Vấn đề này cần quy định thế nào trong thời gian tới?
b. Các hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của cơ sở giáo dục đại học? Theo Ông/Bà, trong thời gian tới, cần làm gì
để thúc đẩy hoạt động này?
c. Tài trợ, viện trợ, hiến tặng
Có ý kiến cho rằng hiện nay, hoạt động tài trợ, viện trợ, hiến tặng của các cá nhân, tổ chức
trong nước và nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục đại học là rất ít ỏi. Xin Ông/Bà cho
biết đánh giá của mình về vấn đề này, và những giải pháp để thúc đẩy hoạt động này trong
thời gia tới?
2. Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học
a. Gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các viện nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các viện
nghiên cứu? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian tới?
b. Gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các đơn vị
sử dụng lao động? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian
tới?
c. Tăng cường vai trò của người học trong kiểm định chất lượng và giám sát hoạt
động của cơ sở giáo dục đại học
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng người học tham gia kiểm định chất lượng và giám
sát hoạt động của cơ sở giáo dục đại học? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt động
này trong thời gian tới?
3. Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
a. Phân định quản lý nhà nước về giáo dục đại học và hoạt động quản lý (nội bộ) của
cơ sở giáo dục đại học
172
Có ý kiến cho rằng: “Việc phân định giữa quản lý nhà nước về giáo dục đại học và hoạt
động quản lý (nội bộ) của cơ sở giáo dục đại học là chưa rõ ràng”. Quan điểm của Ông/Bà
về vấn đề này thế nào?
b. Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ đối với một số cơ sở giáo dục
đại học công lập
Ông/Bà đánh giá thế nào về việc thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng
tự chủ đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết 77/NQ-CP năm
2014? Theo Ông/Bà, cần có điều chỉnh gì về chính sách trong thời gian tới?
4. Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học
a. Liên kết đào tạo và hợp tác nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế về liên kết đào tạo và hợp tác
nghiên cứu trong giáo dục đại học hiện nay? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt
động này trong thời gian tới?
b. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng, trao đổi giảng
viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học đại học hiện nay? Theo Ông/Bà, cần
quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian tới?
c. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế trong liên kết thư viện, trao đổi
thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu hiện nay? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về
hoạt động này trong thời gian tới?
5. Ngoài những vấn đề trên, Ông/ Bà có ý kiến gì về biểu hiện của các phương diện xã hội
hóa giáo dục đại học trên thực tế?
6. Ông/ Bà có mong muốn/sáng kiến gì nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học?
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của Ông/ Bà!
173
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Về thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
(Mẫu dành cho CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP)
Kính chào Ông/ Bà!
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm tạo điều kiện phù hợp để tiếp tục nâng
cao hiệu quả cho công tác, chúng tôi, nhóm nghiên cứu đến từ Học viện Hành chính Quốc
gia thực hiện nghiên cứu này. Rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/ Bà bằng cách trao
đổi các nội dung được đưa ra dưới đây. Mọi thông tin trao đổi của Ông/ Bà được cam kết
bảo đảm tính khuyết danh và chỉ thống kê, tổng hợp phục vụ mục tiêu khoa học. Xin chân
thành cảm ơn Ông/ Bà!
A-Quan điểm của Ông/ Bà về ý kiến cho rằng “xã hội hóa giáo dục đại học” bao gồm các
phương diện: Phát triển giáo dục đại học ngoài công lập; Thu hút tài chính ngoài ngân sách
cho giáo dục đại học; Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; Thực
hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.
B-Các vấn đề cụ thể:
1. Phát triển giáo dục đại học ngoài công lập
a. Khuyến khích xây dựng cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập
Ông/Bà đánh giá thế nào về chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở giáo dục đại học
ngoài công lập hiện nay? Theo Ông/Bà, cần có những biện pháp chính sách nào trong thời
gian tới?
b. Xác lập vị thế ngang bằng và đối xử không phân biệt giữa cơ sở giáo dục đại học
công lập và cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập
Có ý kiến cho rằng trong các quy định hiện hành, có sự phân biệt đối xử đối với các cơ sở
giáo dục đại học ngoài công lập. Quan điểm của Ông/Bà về vấn đề này thế nào? Theo
Ông/Bà, cần có những tác động chính sách nào trong thời gian tới?
c. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học
ngoài công lập? Theo Ông/Bà, cần làm gì để tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ
sở giáo dục đại học ngoài công lập?
2. Thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáo dục đại học
a. Học phí
Theo quan điểm của Ông/Bà, việc trao quyền chủ động xây dựng và quyết định mức học
phí và các khoản thu dịch vụ khác của cơ sở giáo dục đại học có khả thi không? Có được
sự đồng thuận của xã hội không? Vấn đề này cần quy định thế nào trong thời gian tới?
Chuyển kinh phí cấp trường công sang hỗ trợ người học, để người học tự chọn cơ sở đào
tạo? Có tạo nên công bằng?
b. Các hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của cơ sở giáo dục đại học? Theo Ông/Bà, trong thời gian tới, cần làm gì
để thúc đẩy hoạt động này?
c. Tài trợ, viện trợ, hiến tặng
Có ý kiến cho rằng hiện nay, hoạt động tài trợ, viện trợ, hiến tặng của các cá nhân, tổ chức
trong nước và nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục đại học là rất ít ỏi. Xin Ông/Bà cho
biết đánh giá của mình về vấn đề này, và những giải pháp để thúc đẩy hoạt động này trong
thời gia tới?
3. Tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học
174
a. Gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các viện nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các viện
nghiên cứu? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian tới?
b. Gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng gắn kết hoạt động của cơ sở đào tạo với các đơn vị
sử dụng lao động? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian
tới?
c. Tăng cường vai trò của người học trong kiểm định chất lượng và giám sát hoạt
động của cơ sở giáo dục đại học
Ông/Bà đánh giá thế nào về hiện trạng người học tham gia kiểm định chất lượng và giám
sát hoạt động của cơ sở giáo dục đại học? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt động
này trong thời gian tới?
4. Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học
a. Liên kết đào tạo và hợp tác nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế về liên kết đào tạo và hợp tác
nghiên cứu trong giáo dục đại học hiện nay? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về hoạt
động này trong thời gian tới?
b. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng, trao đổi giảng
viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học đại học hiện nay? Theo Ông/Bà, cần
quy định thế nào về hoạt động này trong thời gian tới?
c. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu
Ông/Bà đánh giá thế nào về hoạt động hợp tác quốc tế trong liên kết thư viện, trao đổi
thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu hiện nay? Theo Ông/Bà, cần quy định thế nào về
hoạt động này trong thời gian tới?
5. Ngoài những vấn đề trên, Ông/ Bà có ý kiến gì về biểu hiện của các phương diện xã hội
hóa giáo dục đại học trên thực tế?
6. Ông/ Bà có mong muốn/sáng kiến gì nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học?
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của Ông/ Bà!
175
CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV về vị thế của
cơ sở GDĐH NCL trong tương quan với cơ sở GDĐH CL
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên Sinh viên
CL NCL CL NCL
2.1/2.1 Trong quản lý nhà nước, vị thế của trường đại học ngoài công
lập được xác lập ngang bằng với trường đại học công lập
3.71 4.23 3.14 4.13
2.2/2.2 Trong quan niệm xã hội, vị thế của trường đại học ngoài công
lập được xác lập ngang bằng với trường đại học công lập
3.07 4.10 3.05 4.19
2.5/2.3 Thị trường lao động không phân biệt đối xử giữa người tốt
nghiệp trường đại học ngoài công lập với người tốt nghiệp trường đại
học công lập
3.24 4.20 3.59 4.08
Bảng 3.2: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về vị thế của GV cơ
sở GDĐH NCL trong tương quan với GV cơ sở GDĐH CL
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
CL NCL
2.3 Nhà nước không phân biệt đối xử giữa giảng viên đại học ngoài công lập và giảng
viên đại học công lập
3.71 4.43
2.4 Giảng viên đại học ngoài công lập có cơ hội ngang bằng với giảng viên đại học
công lập trong đào tạo, bồi dưỡng, công nhận danh hiệu, các chế độ
3.80 4.27
Bảng 3.3: Mức trần học phí đối với các chương trình ĐT đại trà trình độ ĐH
tại các cơ sở GD CL tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng
theo các khối ngành, chuyên ngành ĐT từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-
2021 (kể cả các cơ sở GDĐH thí điểm tự chủ) (Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/SV)
Khối ngành, chuyên ngành ĐT
Từ năm học 2015-
2016 đến năm học
2017-2018
Từ năm học 2018-
2019 đến năm học
2019-2020
Năm học 2020-
2021
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;
nông, lâm, thủy sản
1.750 1.850 2.050
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,
công nghệ; thể dục thể thao, nghệ
thuật; khách sạn, du lịch
2.050 2.200 2.400
3. Y dược 4.400 4.600 5.050
Bảng 3.4: Mức trần học phí đối với các chương trình ĐT đại trà trình độ ĐH
tại các cơ sở GD CL chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp
dụng theo các khối ngành, chuyên ngành ĐT từ năm học 2015-2016 đến năm học
2020-2021 (Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/SV)
Khối ngành, chuyên ngành ĐT
Năm
học
2015-
Năm
học
2016-
Năm
học
2017-
Năm
học
2018-
Năm
học
2019-
Năm
học
2020-
176
2016 2017 2018 2019 2020 2021
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;
nông, lâm, thủy sản
610 670 740 810 890 980
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,
công nghệ; thể dục thể thao, nghệ
thuật; khách sạn, du lịch
720 790 870 960 1.060 1.170
3. Y dược 880 970 1.070 1.180 1.300 1.430
Bảng 3.5: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV về học phí
NỘI DUNG HỎI
Sinh viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
2.4 Người học trường công lập ủng hộ chủ trương
giao quyền tự quyết học phí cho trường đại học công
lập theo hướng chuyển sang quy định về giá dịch vụ
đào tạo
3.36 4.17 3.48 3.71 3.28 3.83
2.5 Người học trường công lập sẵn sàng đóng học phí
theo giá dịch vụ đào tạo mà trường tự xây dựng và
quyết định (khi quy định này có hiệu lực)
3.27 4.09 3.37 3.64 3.33 3.65
2.6 Việc áp dụng quyền tự quyết giá dịch vụ đào tạo
đối với trường đại học công lập sẽ làm tăng cường sự
bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các trường
công lập và ngoài công lập
3.40 4.18 3.41 3.82 3.43 3.78
2.7 Việc áp dụng quyền tự quyết giá dịch vụ đào tạo
đối với trường đại học công lập sẽ khiến người học
lựa chọn ngành và trường một cách nghiêm túc và
đúng đắn hơn
3.70 4.14 3.62 4.01 3.71 3.91
Bảng 3.6: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về học phí
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
2.6 Giảng viên trường công lập ủng hộ chủ trương giao
quyền tự quyết học phí cho trường đại học công lập
theo hướng chuyển sang quy định về giá dịch vụ đào
tạo
3.96 4.17 3.61 4.38 3.95 4.08
2.7 Việc áp dụng quyền tự quyết giá dịch vụ đào tạo
đối với trường đại học công lập sẽ làm tăng cường sự
bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các trường
công lập và ngoài công lập
3.93 4.43 3.79 4.40 4.00 4.19
2.8 Việc áp dụng quyền tự quyết giá dịch vụ đào tạo
đối với trường đại học công lập sẽ khiến người học lựa
chọn ngành và trường một cách nghiêm túc và đúng
đắn hơn
3.91 4.43 3.76 4.40 3.86 4.22
177
Bảng 3.7: Tương quan chéo giữa GV theo thí điểm tự chủ câu 2.6; 2.7; 2.8
Nội dung đánh giá Thang đánh giá
Thí điểm tự
chủ
Có Không
2.6 Giảng viên trường công lập ủng hộ chủ trương giao
quyền tự quyết học phí cho trường đại học công lập
theo hướng chuyển sang quy định về giá dịch vụ đào
tạo
(1) Hoàn toàn không đồng
ý
0.0% 5.7%
(2) Không đồng ý lắm 0.0% 0.0%
(3) Bình thường 31.8% 18.9%
(4) Đồng ý một phần 40.9% 32.1%
(5) Hoàn toàn đồng ý 27.3% 43.4%
2.7 Việc áp dụng quyền tự quyết giá dịch vụ đào tạo
đối với trường đại học công lập sẽ làm tăng cường sự
bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các trường
công lập và ngoài công lập
(1) Hoàn toàn không đồng
ý
0.0% 1.9%
(2) Không đồng ý lắm 4.5% 1.9%
(3) Bình thường 22.7% 13.2%
(4) Đồng ý một phần 40.9% 41.5%
(5) Hoàn toàn đồng ý 31.8% 41.5%
2.8 Việc áp dụng quyền tự quyết giá dịch vụ đào tạo
đối với trường đại học công lập sẽ khiến người học lựa
chọn ngành và trường một cách nghiêm túc và đúng
đắn hơn
(1) Hoàn toàn không đồng
ý
0.0% 1.9%
(2) Không đồng ý lắm 4.5% 0.0%
(3) Bình thường 27.3% 18.9%
(4) Đồng ý một phần 45.5% 32.1%
(5) Hoàn toàn đồng ý 22.7% 47.2%
Bảng 3.8: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về gắn kết trong
nghiên cứu và chuyển giao giữa cơ sở GDĐH và các viện nghiên cứu ngoài trường
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
3.1 Nhà trường có nhiều hoạt động gắn kết trong nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các viện
nghiên cứu ngoài trường
4.04 4.50 4.21 4.24 4.05 4.30
3.2 Việc gắn kết trong nghiên cứu với các viện nghiên
cứu ngoài trường đem lại nhiều lợi ích về tri thức và kỹ
năng chuyên môn cho giảng viên
4.18 4.57 4.21 4.43 3.86 4.53
3.3 Việc gắn kết trong nghiên cứu với các viện nghiên
cứu ngoài trường đem lại nhiều lợi ích về thu nhập cho
giảng viên
3.98 4.37 3.91 4.31 3.72 4.30
3.4 Nhà trường cần tăng cường gắn kết trong nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ với các viện nghiên
cứu ngoài trường
4.13 4.70 4.21 4.48 3.91 4.55
Bảng 3.9: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV theo loại hình
về GV thỉnh giảng từ các viện nghiên cứu ngoài trường
NỘI DUNG HỎI
Loại hình
CL NCL
178
GV SV GV SV
3.5/3.1 Nhiều học phần của trường được giảng dạy bởi giảng viên mời
ngoài là người đang công tác tại các viện nghiên cứu bên ngoài
3.49 3.63 4.67 4.08
3.6/3.2 So với giảng viên cơ hữu, giảng viên mời ngoài ngoài đem lại cho
người học nhiều tri thức thực tiễn hơn
3.38 3.25 4.40 3.95
3.7/3.3 So với giảng viên cơ hữu, phương pháp giảng dạy của giảng viên
mời ngoài ít hấp dẫn hơn
2.96 2.56 3.83 4.02
3.8/3.4 Nên tăng cường mời giảng đối với những người đang công tác tại
các viện nghiên cứu bên ngoài
3.44 3.70 4.13 4.11
Bảng 3.10: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV theo khu
vực về GV thỉnh giảng từ các viện nghiên cứu ngoài trường
NỘI DUNG HỎI
Khu vực
Bắc Nam
GV SV GV SV
3.5/3.1 Nhiều học phần của trường được giảng dạy bởi giảng viên mời
ngoài là người đang công tác tại các viện nghiên cứu bên ngoài
3.63 3.65 4.21 3.87
3.6/3.2 So với giảng viên cơ hữu, giảng viên mời ngoài ngoài đem lại cho
người học nhiều tri thức thực tiễn hơn
3.27 3.41 4.19 3.51
3.7/3.3 So với giảng viên cơ hữu, phương pháp giảng dạy của giảng viên
mời ngoài ít hấp dẫn hơn
2.82 2.92 3.69 3.07
3.8/3.4 Nên tăng cường mời giảng đối với những người đang công tác tại
các viện nghiên cứu bên ngoài
3.21 3.71 4.12 3.92
Bảng 3.11: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV theo thí điểm
tự chủ về GV thỉnh giảng từ các viện nghiên cứu ngoài trường
NỘI DUNG HỎI
Thí điểm tự chủ
Có Không
GV SV GV SV
3.5/3.1 Nhiều học phần của trường được giảng dạy bởi giảng viên mời
ngoài là người đang công tác tại các viện nghiên cứu bên ngoài
3.18 3.66 4.28 3.85
3.6/3.2 So với giảng viên cơ hữu, giảng viên mời ngoài ngoài đem lại cho
người học nhiều tri thức thực tiễn hơn
3.27 3.35 4.00 3.54
3.7/3.3 So với giảng viên cơ hữu, phương pháp giảng dạy của giảng viên
mời ngoài ít hấp dẫn hơn
2.86 2.63 3.49 3.25
3.8/3.4 Nên tăng cường mời giảng đối với những người đang công tác tại
các viện nghiên cứu bên ngoài
3.36 3.68 3.87 3.92
Bảng 3.12: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về gắn kết giữa
trường ĐH và các đơn vị sử dụng lao động
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
Loại hình Khu vực Thí điểm tự
179
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
3.9 Có nhiều hoạt động gắn kết giữa trường đại học và
các đơn vị sử dụng lao động tốt nghiệp từ trường
3.96 4.43 3.88 4.36 4.05 4.19
3.10 Nhiều học phần của trường được giảng dạy bởi
giảng viên mời ngoài là người đang công tác tại các đơn
vị sử dụng lao động tốt nghiệp từ trường
3.56 4.13 3.15 4.29 3.41 3.94
3.11 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường thường xuyên tham gia rà soát và thiết kế chương
trình đào tạo của trường
3.38 4.33 3.39 4.05 3.23 3.98
3.12 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường thường xuyên tham gia kiểm định chất lượng nhà
trường
3.40 4.23 3.30 4.07 3.27 3.92
3.13 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường thường xuyên tiếp nhận sinh viên đang học tới
thực tập, thực tế
3.96 4.43 3.70 4.50 4.00 4.21
3.14 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường có đủ khả năng tham gia đánh giá người học
3.89 4.13 3.64 4.26 3.72 4.09
3.15 Nhà trường cần công khai nội dung và kết quả hợp
tác với từng đối tác để tăng cường tính cam kết của các
bên
4.18 4.40 4.06 4.43 3.91 4.42
Bảng 3.13: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV về gắn kết giữa
trường ĐH và các đơn vị sử dụng lao động
NỘI DUNG HỎI
Sinh viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
3.5 Có nhiều hoạt động gắn kết giữa trường đại học và
các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ trường
3.98 4.37 3.98 4.19 4.07 4.12
3.6 Nhiều học phần của trường được giảng dạy bởi giảng
viên mời ngoài là người đang công tác tại các đơn vị sử
dụng lao động là người tốt nghiệp từ trường
3.52 4.05 3.39 3.92 3.55 3.77
3.7 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường thường xuyên tham gia rà soát và thiết kế chương
trình đào tạo của trường
3.46 4.13 3.44 3.85 3.43 3.83
3.8 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường thường xuyên tham gia kiểm định chất lượng nhà
trường
3.42 4.20 3.36 3.89 3.34 3.87
3.9 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường thường xuyên tiếp nhận sinh viên đang học tới
thực tập, thực tế
3.79 4.22 3.67 4.13 3.81 4.00
3.10 Các đơn vị sử dụng lao động là người tốt nghiệp từ
trường có đủ khả năng tham gia đánh giá người học
3.45 4.17 3.50 3.81 3.48 3.80
3.11 Nhà trường cần công khai nội dung và kết quả hợp
tác với từng đối tác để tăng cường tính cam kết của các
bên
4.08 4.32 4.04 4.24 4.14 4.16
180
Bảng 3.14: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV về vai trò của
người học trong kiểm định chất lượng
NỘI DUNG HỎI
Sinh viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
4.1 Người học biết rõ vai trò của mình trong việc tham
gia kiểm định chất lượng của trường đại học
3.78 4.03 3.69 3.99 3.83 3.87
4.2 Người học chủ động tham gia công tác kiểm định
chất lượng của nhà trường
3.72 4.08 3.63 3.99 3.79 3.86
4.3 Trong khuôn khổ hoạt động kiểm định, người học
không chịu bất kỳ sức ép nào về nội dung câu trả lời
3.55 4.04 3.46 3.89 3.60 3.76
Bảng 3.15: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về vai trò của
người học trong kiểm định chất lượng
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
4.1 Người học biết rõ vai trò của mình trong việc tham
gia kiểm định chất lượng của trường đại học
3.24 4.23 3.39 3.83 3.18 3.83
4.2 Người học chủ động tham gia công tác kiểm định
chất lượng của nhà trường
3.27 4.10 3.18 3.93 3.09 3.81
4.3 Trong khuôn khổ hoạt động kiểm định, người học
không chịu bất kỳ sức ép nào về nội dung câu trả lời
3.69 4.47 3.82 4.14 3.64 4.15
Bảng 3.16: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV về vai trò của
người học trong giám sát hoạt động của cơ sở GDĐH
NỘI DUNG HỎI
Sinh viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
4.4 Người học hiểu rõ quyền đóng góp ý kiến, tham gia
quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện
bảo đảm chất lượng giáo dục
3.91 4.14 3.80 4.13 3.97 3.99
4.5 Nhà trường khuyến khích người học tham gia quản lý
và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm
chất lượng giáo dục được diễn ra thường xuyên
3.88 3.99 3.69 4.09 3.94 3.89
4.6 Nhà trường có quy định về chế độ thực hiện quyền
đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động
giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
3.79 4.21 3.73 4.07 3.92 3.91
4.7 Việc đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát
hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng
giáo dục được diễn ra thường xuyên
3.82 4.26 3.81 4.07 3.86 4.01
181
Bảng 3.17: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về vai trò của
người học trong giám sát hoạt động của cơ sở GDĐH
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
4.4 Người học hiểu rõ quyền đóng góp ý kiến, tham gia
quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện
bảo đảm chất lượng giáo dục
3.64 4.07 3.80 3.80 3.50 3.94
4.5 Nhà trường khuyến khích người học tham gia quản lý
và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm
chất lượng giáo dục được diễn ra thường xuyên
3.80 4.27 3.88 4.07 3.41 4.23
4.6 Nhà trường có quy định về chế độ thực hiện quyền
đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động
giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
3.80 4.23 3.85 4.07 3.55 4.15
4.7 Việc đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát
hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng
giáo dục được diễn ra thường xuyên
3.69 4.30 3.64 4.17 3.73 4.02
Bảng 3.18: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV về tự chủ ĐH
NỘI DUNG HỎI
Giảng viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
2.9 Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ
đối với cơ sở giáo dục đại học công lập là việc làm cần
thiết
4.09 4.53 4.03 4.45 4.05 4.36
2.10 Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự
chủ đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập đặt ra
nhiều thách thức với các trường này
4.11 4.20 3.79 4.43 3.95 4.23
2.11 Giảng viên trường công lập rất ủng hộ việc đổi mới
cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ
4.04 4.07 3.58 4.43 4.09 4.03
2.12 Đổi mới cơ chế hoạt động của các trường đại học
công lập theo hướng tự chủ góp phần tăng cường bình
đẳng giữa đại học công lập và ngoài công lập
4.04 4.43 3.91 4.43 4.09 4.25
2.13 Cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế hoạt
động của các trường đại học công lập theo hướng tự chủ
4.22 4.57 4.15 4.52 4.27 4.40
Bảng 3.19: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV về tự chủ ĐH
NỘI DUNG HỎI
Sinh viên
Loại hình Khu vực
Thí điểm tự
chủ
CL NCL Bắc Nam Có Không
2.8 Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ 3.66 4.25 3.68 3.97 3.70 3.93
182
đối với cơ sở giáo dục đại học công lập là việc làm cần
thiết
2.9 Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ
đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập đặt ra
nhiều thách thức với các trường này
3.71 4.17 3.64 4.02 3.86 3.85
2.10 Người học trường công lập rất ủng hộ việc đổi mới
cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ
3.27 4.20 3.48 3.62 3.18 3.80
2.11 Đổi mới cơ chế hoạt động của các trường đại học
công lập theo hướng tự chủ góp phần tăng cường bình
đẳng giữa đại học công lập và ngoài công lập
3.58 4.23 3.71 3.83 3.54 3.93
2.12 Cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế hoạt
động của các trường đại học công lập theo hướng tự chủ
3.50 4.29 3.69 3.79 3.45 3.94
Bảng 3.20: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV theo loại
hình về hợp tác quốc tế về GDĐH
NỘI DUNG HỎI
Loại hình
CL NCL
GV SV GV SV
5.1 Liên kết đào tạo giữa nhà trường với các đối tác nước ngoài 4.27 3.83 4.40 4.01
5.2 Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với đối tác
nước ngoài
4.02 3.71 4.37 4.11
5.3 Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học với đối tác nước ngoài 4.27 3.61 4.27 4.15
Bảng 3.21: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV theo khu
vực về hợp tác quốc tế về GDĐH
NỘI DUNG HỎI
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam
GV SV GV SV
5.1 Liên kết đào tạo giữa nhà trường với các đối tác nước ngoài 4.06 3.54 4.52 4.16
5.2 Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với đối tác
nước ngoài
3.81 3.49 4.43 4.11
5.3 Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học với đối tác nước ngoài 3.88 3.34 4.57 4.13
Bảng 3.22: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV theo thí
điểm tự chủ về hợp tác quốc tế về GDĐH
NỘI DUNG HỎI
Thí điểm tự chủ
Có Không
GV SV GV SV
5.1 Liên kết đào tạo giữa nhà trường với các đối tác nước ngoài 4.27 3.90 4.34 3.87
5.2 Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với đối tác
nước ngoài
3.95 3.70 4.25 3.92
5.3 Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học với đối tác nước ngoài 4.41 3.65 4.21 3.86
183
CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các cơ sở GDĐH NCL từ năm học 1999-2000 đến 2018-2019
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ GV tại các cơ sở GDĐH từ năm học 1999-2000 đến 2018-2019
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ người học tại các cơ sở GDĐH từ năm học 1999-2000 học 2018-2019
184
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ tuyển sinh của các cơ sở GDĐH giai đoạn 2013-2019
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ tốt nghiệp các cơ sở GDĐH giai đoạn 2013-2019
Biểu đồ 3.12: Xu thế biến động giá trị trung bình câu trả lời của SV về vai trò của người
học trong kiểm định chất lượng
185
Biểu đồ 3.13: Xu thế biến động giá trị trung bình trả lời câu 4.5 của GV và SV
Biểu đồ 3.14: Tương quan chéo giữa GV theo khu vực với câu hỏi 2.10
Biểu đồ 3.15: Tương quan chéo giữa GV theo thí điểm tự chủ với câu hỏi 2.10
186
Biểu đồ 3.16: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV theo loại hình trường và câu
hỏi từ 2.8 đến câu hỏi 2.12
Biểu đồ 3.17: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của SV theo thí điểm tự chủ và câu hỏi
từ 2.8 đến câu hỏi 2.12
Biểu đồ 3.18: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV trường thí điểm tự chủ
về câu hỏi từ 2.8 đến câu hỏi 2.12
187
Biểu đồ 3.19: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV câu 5.4
Biểu đồ 3.20: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV câu 5.5
Biểu đồ 3.21: Đối sánh giá trị trung bình câu trả lời của GV và SV câu 5.6