Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành

Tài liệu Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ------*****------ & CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành” Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Đức Thọ Sinh viên thực hiện : Đào Thị Huyền Trang Lớp : Kinh tế & Quản lý Công Khóa : 46 Hà Nội, 06 - 2008 MỤC LỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT……………….………………………………………...1 DANH MỤC TÀI LIẸU THAM KHẢO……………………………………….59 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VR PTGTĐB PTGTCGĐB NQ QĐ CP GTV... Ebook Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T BGTVT TTg XCG ĐKVN Cục đăng kiểm Việt Nam. Phương tiện giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Nghị quyết. Quyết định. Chính phủ. Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải. Thủ tướng. Xe cơ giới Đăng kiểm Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ là sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của các phương tiện giao thông nói chung và phương tiện giao thông đường bộ nói riêng. Nhưng không phải tất cả các phương tiện khi được sản xuất ra đều đạt được các tiêu chuẩn được đặt ra, vì vậy mà trong những năm gần đây số lượng các vụ tai nạn do nguyên nhân kỹ thuật của các phương tiện tham gia giao thông tăng lên đáng kể, cho nên kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện tham gia giao thông ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Cục đăng kiểm Việt Nam là một tổ chức trực thuộc Bộ giao thông vận tải , thực hiện chức năng quản lý về đăng kiểm đối với các phương tiện giao thông và phương tiện thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước. Tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm an tòan kỹ thuật các loại phương tiện thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật. Tuy vậy sự quá tải ở các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới dẫn tới một số hiện tượng tiêu cực trong ngành đăng kiểm. Trước tình hình Cục đăng kiểm đã xây dựng đề án xã hội hóa công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhằm huy động tiềm năng nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện, nâng cao chất lượng kiểm định, tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện, giảm bớt chi ngân sách nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Nhận thức được vấn đề đó, sau một khoảng thời gian thực tập tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn của TS Bùi Đức Thọ em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành” để làm báo cáo chuyên đề thực tập. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng những lý luận và phân tích thực trạng của công tác xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành từ đó đề xuất ra những giải pháp, phương hướng nhằm hòan thiện hơn đề án để đề án có thể nhân rộng trong cả nước. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về xã hội hóa công tác đăng kiểm. Đồng thời phân tích thực trạng công tác xã hội hóa đăng kiểm và đề xuất ra phương hướng và giải pháp. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic. Đồng thời trong bài còn sử dụng phương pháp thống kê so sánh để nghiên cứu. Nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung Chương 2: Thực trạng xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm. Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 1.1. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ. 1.1.1. Định nghĩa. Phương tiện giao thông đường bộ (PTGTĐB) bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ còn gọi là xe thô sơ gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi là xe cơ giới gồm các loại xe ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật như vậy xe cơ giới là xe di chuyển nhờ sức của động cơ. PTGTCGĐB đang lưu hành là xe cơ giới có đầy đủ tiêu chuẩn, giấy tờ được phép tham gia giao thông đường bộ. 1.1.2. Phân loại PTGTCGĐB. Có rất nhiều tiêu thức để phân loại PTGTCGĐB, với mỗi tiêu thức khác nhau ta lại có những loại PTGTCGĐB khác nhau. Phân loại dựa vào công dụng: Xe ôtô . Máy kéo. Xe môtô 2 bánh. Xe gắn máy… Phân loại theo nguồn gốc: Xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Xe cơ giới được nhập khẩu. Phân loại theo tuổi của xe: Xe từ 10 năm trở xuống. Xe 10 năm tới 15 năm. Xe 15 năm tới 20 năm. Xe lớn hơn 20 năm. Phân loại theo tình trạng sử dụng: Xe cơ giới mới chưa sử dụng. Xe cơ giới đang lưu hành. Xe cơ giới không đủ tiêu chuẩn được phép lưu hành. 1.1.3. Tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của PTGTCGĐB. Qua trên ta đã hiểu được thế nào là xe cơ giới nhưng không phải bất kỳ xe nào khi được sản xuất ra nó đều được tham gia giao thông. Khi muốn tham gia giao thông thì các loại xe này phải tuân thủ những quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau: 1.1.3.1. Nhận dạng, tổng quát. Biển số đăng ký và biểu trưng: đủ số lượng, đúng quy cách, rõ nét, không nứt gẫy, lắp chặt, đúng vị trí. Số động cơ, số khung: đúng ký hiệu và chữ số ghi trong giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện. Hình dáng, bố trí chung, kích thước giới hạn: hình dáng, kích thước phải đúng với hồ sơ kỹ thuật. Kích thước không vượt quá quy định cho phép hiện hành. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng. - Không được thủng rách, lắp ghép chắc chắn với khung xe, khung xương không có biến dạng. - Dầm ngang và dầm dọc đầy đủ, đúng quy cách. Đối với các dầm bằng kim loại không biến dạng, nứt, gỉ thùng. Đối với các dầm bằng gỗ không mục, vỡ, gẫy. - Cửa xe phải đóng mở nhẹ nhàng, không tự mở. - Các cơ cấu khoá (cabin, thùng hàng, khoang hành lý…) khoá mở nhẹ nhàng, không tự mở. - Các thiết bị chuyên dùng phục vụ vận chuyển hàng hoá đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép chắc chắn, hoạt động bình thường. - Chắn bùn đầy đủ theo thiết kế, đúng quy cách, lắp ghép chắc chắn. - Tay vịn, cột chống đầy đủ, đúng quy cách, lắp ghép chắc chắn. - Giá để hàng, khoang hành lý đầy đủ, đúng quy cách, lắp ghép chắc chắn. Khung xe. Không có vết nứt, không mọt gi, không cong vênh ở mức nhận biết bằng mắt được. Móc kéo. Không rạn nứt, không biến dạng, lắp ghép chắc chắn. Cóc và chốt hãm không được tự mở. Xích hoặc cáp bảo hiểm ( nếu có) phải chắc chắn. Mâm kéo và chốt kéo. - Mâm kéo ( yên ngựa) của ôtô đầu kéo định vị đúng, lắp ghép chắc chắn.Các gối đỡ không có vết nứt, thanh hãm không mòn vẹt, cơ cấu khoá và mở chốt kéo hoạt động bình thường. - Chốt kéo của sơ mi rơ moóc không cong vênh, không biến dạng, rạn nứt, mòn vẹt. Chốt hãm container Hoạt động bình thường, không tự mở, không mòn vẹt. Kính chắn gió, kính cửa. Là loại kính an toàn, đúng quy cách, không rạn nứt, đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. Kính chắn gió phía trước phải trong suốt. Gạt nước, phun nước rửa kính: Theo đúng hồ sơ kỹ thuật, hoạt động tốt. Diện tích quét của gạt nước đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. Gương quan sát phía sau. Đầy đủ, đúng quy cách, không có vết nứt, cho hình ảnh rõ ràng, ít nhất quan sát được chiều rộng 4m cho mỗi gương ở vị trí cách gương 20 m về phía sau. Ghế người lái và ghế hành khách. Đầy đủ, đúng quy cách, lắp đặt đúng vị trí, lắp ghép chắc chắn, có kích thước đạt tiêu chuẩn hiện hành; dây đại an toàn của người điều khiển và người ngồi hàng ghế phía trước đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, hoạt động tốt, cơ cấu khoá của dây đai an toàn khoá mở nhẹ nhàng và không tự mở. Cơ cấu điều chỉnh ghế ( nếu có) phải hoạt động tốt. Thiết bị phòng cháy chữa cháy Đầy đủ và còn thời hạn sử dụng theo quy định hiện hành. 1.1.3.2. Động cơ và các hệ thống bảo đảm hoạt động của động cơ. Kiểu loại động cơ và các hệ thống đảm bảo hoạt động của động cơ đúng theo hồ sơ kỹ thuật. Động cơ phải hoạt động ổn định ở chế độ vòng quya không tải nhỏ nhất, không có tiếng gõ lạ. Hệ thống khởi động động cơ hoạt động bình thường. Chất lỏng không rò rỉ thành giọt. Các hệ thống lắp gép đúng và chắc chăn. Bầu giảm âm và đường ống dẫn khí thải phải kín. Dây cu roa đúng chủng loại, lắp ghép đúng, không được chùng lỏng, hoặc hư hỏng. Thùng nhiên liệu lắp đúng, chắc chắn, không rò rỉ, nắp kín khít. Các đồng hồ, đèn tín hiệu của động cơ và các hệ thống bảo đảm hoạt động của động cơ hoạt động bình thường. 1.1.3.3. Hệ thống truyền lực. Các tổng thành đúng với hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, không rò rỉ chất lỏng thành giọt và không rò rỉ khí nén. Ly hợp đóng nhẹ nhàng, cắt dứt khoát. Bàn đạp ly hợp phải có hành trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. Hộp số không nhảy số, không biến dạng, không nứt. Trục các đăng không biến dạng, không nứt. Độ rơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép. Cầu xe không biến dạng, không nứt. 1.1.3.4. Bánh xe. Các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng đầy đủ, đúng quy cách. Vành, đĩa, vòng hãm đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt, không cong vênh, không có biểu hiện hư hỏng. Vòng hãm phải khít vào vành bánh xe. Moay ơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính. Lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cau từng loại xe, đủ số lượng, đủ áp suấ, không phồng rộp, không nứt vỡ và không mòn tới sợi mảnh. Lốp của bánh xe dẫn hướng không sử dụng lốp đắp, cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp phải đồng đều và có trị số như sau: Stt Loại xe Chiều cao hoa lốp (mm) 1 Ôtô con đến 09 chỗ ( kể cả chỗ người lái), ôtô con chuyên dùng. Không nhỏ hơn 1.6 2 Ôtô khách trên 09 chỗ ( kể cả chỗ người lái). Không nhỏ hơn 2.0 3 Ôtô tải, ôtô chuyên dùng. Không nhỏ hơn 1.6 1.1.3.5. Hệ thống treo. Đầy đủ, đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, không nứt gẫy, không rò rỉ dầu và khí nén, đảm bảo cân bằng thân xe. 1.1.3.6. Hệ thống lái. Các cụm, chi tiết đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, các chi tiết được bôi trơn theo quy định. Vô lăng lái. Đúng kiểu loại, không nứt vỡ, định vị đúng và bắt chặt vào trục lái. Trục lái. Đúng kiểu loại, lắp ghép đúng, và chắc chắn, không rơ dọc trục và rơ ngang. Cơ cấu lái. Đúng kiểu loại, không rò rỉ dầu thành giọt, lắp ghép đúng và chắc chắn, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Thanh và cần dẫn động lái. Đúng kiểu loại, không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, lắp ghép đúng và chắc chắn. Các khớp cầu và khớp chuyển hướng. Đúng kiểu loại, lắp ghép đúng và chắn chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không rơ, không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái, không có vết nứt. Vỏ bọc chắn bụi không được thùng rách. Ngông quay lái. Đúng kiểu loại, không biến dạng, không có vết nứt, không rơ giữa bạc và trục, không rơ khớp cầu. Lắp ghép đúng và chắc chắn. Độ rơ góc của vô lăng lái. Độ rơ góc của vô lăng lái không lớn hơn: - 100 đối với ôtô con (kể cả ôtô con chuyên dùng), ôtô khách đến 12 chỗ kể cả chỗ người lái, ôtô tải có tải trọng đến 1.500kg. - 200 đối với ôtô khách trên 12 chỗ kể cả chỗ người lái. - 250 đối với ôtô tải có tải trọng trên 1.500 kg. - Giới hạn độ rơ góc vô lăng lái của các loại ôtô chuyên dùng tương ứng với giới hạn của ôtô cơ sở hoặc theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. Trợ lực lái. Lắp ghép đúng và chắc chán, đảm bảo hoạt động bình thường và có hiệu quả, không rò rỉ khí nén, không được có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải. Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng. Ở vị trí tay lái thẳng độ trượt ngang không lớn ơn 5mm/m khi thử trên băng thử. Phương tiện 3 bánh có 1 bánh dẫn hướng. Càng lái cân đối, không có vết nứt, không biến dạng, điều khiển lái nhẹ nhàng. Càng lái phả được bát chặt với trục lái. Giảm chắn của càng lái hoạt động tốt . Trục lái không có độ rơ dọc trục và độ rơ hướng kính. 1.1.3.7. Hệ thống phanh. Các cụm, chi tiết đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn. Đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Không được rò rỉ đầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống, các ống dẫn dầu khí hoặc khí không được rạn nứt. Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh đỗ xe linh hoạt, nhẹ nhàng, không biến dạng, rạn nứt, hoạt động tốt. Bàn đạp phanh phải có hành trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. Cáp phanh đỗ (nếu có) không hư hỏng, không chùng lỏng khi phanh. Đối với hệ thống phanh dẫn động khí nén ( phanh hơi), áp suất của hệ thống phanh hơi phải đạt áp suất quy định theo tài liệu kỹ thuật. Bình chứa khí nén đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật không rạn nứt. Các van đầy đủ, hoạt động bình thường. Trợ lực phanh đúng theo hồ sơ kỹ thuật, kín khít, hoạt động tốt. Hiệu quả của phanh chính và phanh đỗ xe. Hiệu quả phanh chính khi thử trên đường: Thử trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhở hơn 0.6. Hiệu quả phanh được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần lớn nhấ khi phanh Jpmax ( m/s2) với chế độ phương tiện không tai ở tốc độ 30 km/h và được quy định như sau: Phân nhóm Quãng đường phanh Sp(m) Gia tốc phanh Jpmax ( m/s2) Nhóm 1: ôtô con, kể cả ôtô con chuyên dùng đến 09 chỗ ( kể cả người lái) Không lớn hơn 7,2 Không nhỏ hơn 5,8 Nhóm 2: ôtô tải có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 8.000kg, ôtô khách trên 09 chỗ ngồi ( kể cả người lái ) có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m. Không lớn hơn 9,5 Không nhỏ hơn 5,0 Nhóm 3: Ôtô hoặc đoàn ôtô có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000kg, ôtô khách trên 09 chỗ ngồi ( kể cả người lái có tổng chiều dài lớn hơn 7,5m. Không lớn hơn 11,0 Không lớn hơn 4,2 Nhóm 4: Môtô ba bánh, xe lam và xích lô máy Không lớn hơn 8,2 Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của phương tiện không lệch quá 80 so với phương chuyển động ban đầu và không lệhc khỏi hành lang 3,50. Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử: Chế độ thử: Phương tiện không tải. Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện khôg tải G0 đối với tất cả các loại xe. Sai lệch lực phnh trên một trục ( giữa bánh bên phai và bên trái) : KSL = (PF lớn - PF nhỏ) * 100% / PF lớn KSL không được lớn hơn hơn 25%. Phanh đỗ xe (Điều khiển bằng tay hoặc chân ) Chế độ thử : phương tiện không tải. Dừng lại ở độ dốc 20% đối với tất cả các loại xe khi thử trên dốc hoặc tổng lực phanh PFT không nhỏ hơn 16% trọng lượng phương tiện không tải G0 khi thử trên băng thử. Quãng đường phanh không lớn hơn 6m khi thử phanh trên đường với vận tốc xe chạy 15km/h. 1.1.3.8. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu. Đủ số lượng, đúng với hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, không nứt vỡ. Đèn chiếu sáng phía trước. - Đồng bộ, đủ dải sáng xa và gần. - Khi kiểm tra bằng thiết bị: Cường độ sáng của một đèn chiếu xa ( pha ) không nhỏ hơn 10.000 cd. Theo phương thẳng đứng chùm sáng không được hướng lên trên và không được hướng xuống dưới quá 2%. Theo phương ngang chùm sáng cua đèn bên phải không được lệch trái quá 2% không được lệch phải quá 1% ; chùm sáng của đèn bên trái không được lệch phải hoặc trại quá 2%. - Khi kiểm tra bằng quan sát: dải sáng xa ( pha ) không nhỏ hơn 100m với chiều rộng 4m, dải sáng gần không nhỏ hơn 50m. Ánh sáng trắng. Các đèn tín hiệu. Đồng bộ, đủ số lượng, đúng vị trí, lắp ghép chắc chắn. Riêng đèn xin đường phải có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút và thời gian khởi động từ lúc bật công tắc đến khi đèn sáng không quá 3 giây. - Khi kiểm tra bằng thiết bị, tiêu chuẩn như sau: Loại đèn Vị trí Màu Cường độ sáng (cd) Đèn tín hiệu xin đường Trước Vàng 80 đến 700 Sau Vàng 40 đến 400 Đèn tín hiệu kích thước Trước Trắng 2 đến 60 Sau Đỏ 1 đến 12 Đèn tín hiệu phanh Sau Đỏ 20 đến 100 Đèn soi biển Sau Trắng 2 đến 60 Còi điện. Âm lượng đo ở khoảng cách m tính từ đầu xe, cao 1,2 m không nhỏ hơn 90dB (A), không lớn hơn 115 dB (A). 1.2. ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐANG LƯU HÀNH. 1.2.1. Đăng kiểm, đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành. 1.2.1.1. Đăng kiểm. Đăng kiểm được ghép từ 2 từ đăng và kiểm. Đăng có nghĩa là đăng ký, đăng ký một việc một vật gì đó, nó thường có tính chất để quản lý, kiểm tra kiểm soát. Ví dụ như hiện nay chúng ta phải đăng ký thuê bao điện thoại di động trả trước nhằm giúp cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý tốt hơn người sử dụng để tránh một số hiện tượng tiêu cực như: khủng bố điện thoại, … Kiểm có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát. Vậy ta có thể hiểu đăng kiểm có nghĩa là kiểm tra kiểm soát một sự vật sự việc nào đó giúp cho quá trình quản lý được tốt hơn. Đăng kiểm thường mang tính chất định kỳ. 1.2.1.2. Đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành. Đối với bất kỳ loại phương tiện giao thông nói chung và PTGTCGĐB nói riêng đều phải kiểm định. Những PTGTCGĐB mới khi được sản xuất hoặc khi được nhập khẩu về đều được kiểm định và chỉ được phép tham gia giao thông khi đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như đã quy định. Còn đối với những PTGTCGĐB đang lưu hành thì sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định được gọi là chu kỳ kiểm định phải được đưa đến các trung tâm đăng kiểm để kiểm tra lại. Nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục được lưu hành. Ngược lại thì chủ các phương tiện này phải sửa chữa hoặc không được phép lưu hành nữa. Chu kỳ kiểm định được quy định cụ thể, nó tuỳ vào từng loại xe và vào thời gian đã sử dụng phương tiện này. Nếu xe có thời gian sử dụng càng lâu thì chu kỳ kiểm định càng ngắn. Vậy đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành là việc kiểm tra định kỳ các PTGTCGĐB đang lưu hành. 1.2.2. Mục tiêu của Đăng kiểm PTGTCGĐB. Như chúng ta thấy với sự bùng nổ của khoa học công nghệ ngày càng nhiều các nguyên vật liệu,máy móc hiện đại được sáng chế ra đi cùng với nó là ngày càng nhiều những phương tiện giao thông nói chung và phương tiện giao thông đường bộ nói riêng không ngừng phát triển, nhưng không phải bất kỳ phương tiện nào khi được sản xuất ra đều đảm bảo những chỉ số an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Chính những phương tiện này là nguyên nhân vô cùng quan trọng gây ra sự tăng nhanh chóng của các vụ tai nạn giao thông và sự huỷ hoại môi trường nghiêm trọng ngày nay. Chính vì vậy đăng kiểm một giai đoạn, quá trình nào đó để loại bỏ những phương tiện gây ra những tác hại to lớn này. Vậy mục tiêu bao quát của công tác đăng kiểm chính là bảo vệ sinh mạng con người và bảo vệ môi trường. 1.2.3. Một số quy định về đăng kiểm. 1.2.3.1. Quy trình đăng kiểm PTGTCGĐB. Quy trình đăng kiểm PTGTCGĐB là quy trình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các PTGTCGĐB, bao gồm 4 bước: Thực hiện thủ tục kiểm định. Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thông báo kết quả kiểm định. Lưu trữ hồ sơ kiểm định. Bước 1: Thực hiện thủ tục kiểm định. Nhận và kiểm tra hồ sơ kiểm định. Xe cơ giới vào kiểm định có đủ các giấy tờ hợp lệ như sau: - Giấy chứng nhận đăng ký biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. - Giấy chứng nhận đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. - Sổ chứng nhận kiểm định cùng giấy chứng nhận và tem kiểm định còn hiệu lực. - Các giấy tờ có liên qua khác phù hợp với nội dung yêu cầu kiểm định ( giấy chứng nhận tạm ngừng lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải, giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng sản xuất, lắp ráp, cải tạo xe cơ giới…). Vào sổ, lập phiếu theo dõi hồ sơ kiểm định. Thu giá, phí và lệ phí kiểm định. Nhập các dữ liệu của phương tiện. In phiếu kiểm định: cấp tờ khai lập Sổ chứng nhận kiểm định (nếu có). Bước 2: Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Gồm 3 công đoạn kiểm tra. Hạng mục kiểm tra công đoạn 1: Biển số đăng ký và biển trưng. Số khung. Số động cơ. Động cơ và hệ thống liên quan. Màu sơn và chất lượng lớp sơn. Hình dáng, bố trí chung, kích thước giới hạn. Bánh xe. Các cơ cấu chuyên dùng. Các cơ cấu khoá. Đèn chiếu phía trước (đèn pha, cốt) Các đèn tín hiệu, đèn lùi. Những thay đổi kết cấu tổng thành. Hạng mục kiểm tra công đoạn 2: Kính xe. Gạt nước và phun nước rửa kính (nếu có). Gương quan sát phía sau. Áp suất khí nén đồng hồ, đèn chỉ báo. Vô lăng lái, càng lái, độ dơ góc. Trục lái. Hiệu quả hệ trợ lực lái. Các bàn điều khiển, ly hợp, phanh, ga. Cơ cấu sang số. Cơ cấu điều khiển phanh đỗ xe. Tay vịn, cột chống, giá và khoang hành lý. Ghế người lái, ghế hành khách, dây an toàn (nếu có). Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, chắn bùn. Sàn bệ, khung xương. Cửa xe. Dây dẫn diện phần trên. Hạng mục kiểm tra công đoạn 3: Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng. Hiệu quả phanh chính. Sai lệch lực phanh trên một trục. Hiệu quả phanh đỗ. Hạng mục kiểm tra công đoạn 4: Độ ồn. Còi điện. Nồng độ C0. Nồng độ HC. Độ khói động cơ diesel. Hạng mục kiểm tra công đoạn 5: Khung xe, móc kéo. Dẫn động phanh chính. Dẫn động phanh đỗ xe. Dẫn động ly hợp. Cơ cấu lái, các đòn dẫn động lái. Các khớp cầu, khớp chuyển hướng. Ngõng quay lái. Moay ơ bánh xe. Nhíp, lò xo, thanh xoắn, hạn chế, hành trình. Thanh đẩy, thanh ổn định. Giảm chấn. Các đăng. Hộp số. Cầu xe. Hệ thống dẫn khí thải, bầu giảm âm. Bình chứa khí, bình chân không. Bình chứa khí nén, bình chân không. Dây dẫn điện phần dưới. Bước 3: Thông báo kết quả kiểm định: Xem xét kết quả kiểm định đã được Đăng kiểm viên xác nhận trong phiếu kiểm định. Phụ trách dây chuyền kiểm định kiểm tra tổng thể, xác định chu kỳ kiểm định, các giá trị cho phép được ghi trên giấy chứng nhận ATKT và BVMT và ký xác nhận trong phiếu kiểm định. Thông báo kết quả kiểm định. - Xe cơ giới không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, yêu cầu khắc phục các hạng mục không đạt. - Xe cơ giới đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, được cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định. Bước 4: Lưu trữ hồ sơ kiểm định. 1.2.3.2. Mức phí đăng kiểm PTGTCGĐB. Mức phí cơ bản: Stt Loại xe cơ giới Mức phí 1 Ôtô tải, đoàn ôtô ( ôtô đầu kéo + sơ mi rơ mooc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại ôtô chuyên dùng, máy kéo. 300 2 Ôtô tải, đoàn ôtô ( ôtô đầu kéo + sơ mi rơ mooc), có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại ôtô chuyên dùng, máy kéo. 200 3 Ôtô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn. 180 4 Ôtô có trọng tải dưới 2 tấn. 150 5 Máy kéo bông sen, công nông và các loại phương tiện vận chuyển tương tự. 100 6 Rơ mooc, sơ mi rơ mooc. 100 7 Ôtô khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt. 200 8 Ôtô khách từ 25 ghế đến 40 ghế ( kể cả lái xe). 180 9 Ôtô khách 10 ghế đến 24 ghế ( kể cả lái xe). 150 10 Ôtô từ 9 ghế ( kể cả lái xe) trở xuống. Ôtô cứu thương. 120 11 Xe lam, xích lô máy loại 3 bánh. 50 Những xe cơ giới kiểm định không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào bảo vệ môi trường phải bảo dưỡng sửa chữa để kiểm định lại những hạng mục không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật thì các lần kiểm định tiếp theo được thu như sau: Nếu kiểm định lại được tiến hành trong 01 ngày ( theo giờ làm việc) với số lần kiểm định lại không quá 02 lần thì không thu. Những xe kiểm định lại trước khi kết thúc giờ làm việc buổi sáng ngày hôm sau thì được tính như kiểm định làm trong 01 ngày. Những xe kiểm định lại từ lần thứ 3 trở đi, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức phí quy định. Nếu việc kiểm định lại được tiến hành trong thời hạn 07 ngày ( không kể ngày nghỉ theo chế độ), tính từ ngày kiểm định lần đầu, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức phí quy định. Kiểm đinh xe cơ giới để cấp giấy chứng nhận an tòan kỹ thuật và bảo vệ môi trường tạm thời (có thời hạn không quá 15 ngày) thu bằng 50% mức phí quy định. Kiểm định mang tính giám định kỹ thuật, đánh giá chất lượng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thu với mức phí thỏa thuận nhưng không vượt quá 3 lần mức phí quy định. 1.2.3.3. Chu kỳ đăng kiểm PTGTCGĐB . Chu kỳ kiểm định là khoảng thời gian giữa hai lần kiểm định, tính theo đơn vị tháng. Chu kỳ kiểm định có 2 loại chu kỳ đầu và chu kỳ định kỳ. Chu kỳ đầu : Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với phương tiện mới 100%, đó là khoảng thời gian giữa thời điểm xe chưa qua sử dụng được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu bắt đầu được đưa vào lưu hành và lần kiểm định đầu tiên. Chu kỳ định kỳ: áp dụng với phương tiện hoán cải, cải tạo có sử dụng tổng thành đã qua sử dụng và phương tiện đã qua sử dụng, đó là khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm định. Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ Ô tô tải (chở hàng hoá) - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. - Xe hoán cải, cải tạo. 24 12 12 6 Ô tô con (kể cả ô tô chuyên dùng) đến 09 chỗ (kể cả người lái): - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam: + Có kinh doanh vận tải. + Không kinh doanh vận tải. - Xe hoán cải, cải tạo. + Có kinh doanh vận tải + Không kinh doanh vận tải. 24 30 18 24 12 18 06 12 Ô tô khách trên 09 chỗ (kể cả người lái). - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam: + Có kinh doanh vận tải. + Không kinh doanh vận tải. - Xe hoán cải, cải tạo. + Có kinh doanh vận tải + Không kinh doanh vận tải. 18 24 12 18 06 12 06 12 Phương tiện ba bánh có động cơ. - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam: + Có kinh doanh vận tải. + Không kinh doanh vận tải. - Xe hoán cải, cải tạo. + Có kinh doanh vận tải + Không kinh doanh vận tải. 24 30 18 24 12 24 06 12 Tất cả các loại phương tiện đã sản xuất hơn 7 năm. 06 1.3. XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM PTGTCGĐB ĐANG LƯU HÀNH. 1.3.1. Khái niệm xã hội hoá. Xã hội hoá là một quá trình huy động, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động của nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. (1) Xã hội hóa thường mang đem lại hiệu quả cao hơn so với sự cung ứng ao cấp của Nhà nước. 1.3.2. Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành. Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành là cho phép người dân thành lập các trung tâm đăng kiểm PTGTCGĐB tham gia vào việc kiểm định các PTGTCGĐB. 1.3.3. Mục tiêu của xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành. Mục tiêu của công tác xã hội hoá dịch vụ này chính là để khắc phục những tồn tại hạn chế trong ngành đăng kiểm trong thời gian qua: Huy động tiềm năng nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định. Đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện. Nâng cao chất lượng kiểm định. Tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện. Giảm bớt chi ngân sách nhà nước. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh. (1) Giáo trình cải cách dịch vụ công ở Việt Nam. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ. 2.1. CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM – HƠN 4O NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 2.1.1. Giới thiệu chung về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục Ðăng kiểm Việt Nam (VR) là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải có chức năng tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng, an toàn cho các phương tiện và trang thiết bị giao thông vận tải bao gồm: tàu thuỷ, ô tô, phương tiện đường sắt, các sản phẩm công nghiệp và công trình biển. Ðồng thời VR là một Tổ chức Phân cấp tàu thủy. Hoạt động của Ðăng kiểm Việt Nam vì mục đích đảm bảo an toàn sinh mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, không vì lợi nhuận. Ðăng kiểm Việt Nam có trụ sở Văn phòng Trung ương đặt tại số 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Ðăng kiểm Việt Nam có 25 chi cục, chi nhánh đăng kiểm tàu thuỷ, công trình biển và sản phẩm công nghiệp; có 18 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ cho 77 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ của các sở giao thông vận tải. Ðăng kiểm Việt Nam có khoảng 1018 cán bộ, công nhân viên, trong đó có hơn 869 cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và đại học, khoảng 45 cán bộ có trình độ trên đại học. Mục tiêu Mục tiêu Chất lượng của Ðăng kiểm Việt Nam là phục vụ lợi ích công cộng và nhu cầu của khách hàng, góp phần bảo đảm an toàn sinh mạng con người, tài sản và môi trường, thông qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và giám sát kỹ thuật khi thiết kế, đóng mới, cũng như trong suốt quá trình khai thác các phương tiện sắt, thủy, bộ và công trình biển. Chính sách chất lượng Chính sách chất lượng của Ðăng kiểm Việt Nam (VR) là cung cấp các dịch vụ có chất lượng để thực hiện những mục tiêu đề ra. Các hoạt động giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn của VR luôn bảo đảm được tính trung thực, tin cậy, nhanh chóng, rõ ràng và không ngừng hoàn thiện. Chính sách này được hiểu, thi hành và duy trì ở mọi cấp của Ðăng kiểm Việt Nam. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. Lịch sử phát triển của Cục đăng kiểm Việt Nam chia làm 6 giai đoạn chính: Giai đoạn tiền hình thành Đăng kiểm. Giai đoạn thành lập Ty Đăng kiểm Giai đoạn xây dựng Ty Đăng kiểm và phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (1964- 1974). Giai đoạn thống nhất hoạt động Đăng kiểm trong cả nước ( 1975- 1979). Giai đoạn củng cố, xây dựng và phát triển Đăng kiểm phương tiện thuỷ (1979- 1995). Giai đoạn mở rộng lĩnh vực hoạt động Đăng kiểm và hội nhập quốc tế (1995- nay) Giai đoạn tiền hình thành Đăng kiểm. So với các tổ chức Đăng kiểm lớn trên thế giới – xuất hiện từ những năm của thế kỷ 18 thì Đăng kiểm Việt Nam hình thành khá muộn. Trong những năm đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ việc khai thác nguồn tài nguyên của nước ta tạo tiền đề cho ngành hàng hải Việt Nam phát triển. Hoạt động giám sát an toàn kỹ thuật và đăng ký tàu thuyền là yêu cầu tất yếu và danh từ "Đăng kiểm" đã xuất hiện ở Việt Nam thời kỳ đó. Hình thức hoạt động đầu tiên của tổ chức Đăng kiểm ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20 mang tính chất hành chính. Ở miền Bắc có "Hội đồng kiểm soát máy tàu " thuộc Phủ thư hiến Bắc Kỳ. Ở thuộc địa Nam Kỳ có đại diện của Đăng kiểm Pháp "Bureau Veritas", đặt trụ sở tại Vũng Tàu, chỉ có 2 người để kiểm tra tàu chạy tuyến quốc tế. Tàu trong nước do các Sở , Nha Giao thông công chính đăng kiểm. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngành Giao thông vận tải thuỷ bắt đầu được hình thành. Hệ thống kiểm tra kỹ thuật mang tính chất lẻ tẻ, chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ở Hà nội, Sở Giao thông Công chính thành phố thành lập "Ban Kiểm soát hàng giang" theo dõi đăng ký phương tiện vận tải thuỷ thay cho "Ban Giang ngạn" của Sở "H._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20373.doc
Tài liệu liên quan