Tài liệu Website giới thiệu và bán máy tính PC - Linh kiện máy tính qua mạng: ... Ebook Website giới thiệu và bán máy tính PC - Linh kiện máy tính qua mạng
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Website giới thiệu và bán máy tính PC - Linh kiện máy tính qua mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU.
Trong môi trường kinh tế đang phát triển mạnh, cạnh tranh gay gắt, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì công nghệ thông tin và thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực nổi cộm, có nhiều đóng góp thiết thực nhất cho nền kinh tế. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống và trở thành một công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong công tác quản lý, kinh doanh. Ngày nay, “ Thương mại điện tử “ đem lại rất nhiều lợi ích không những cho các doanh nghiệp mà người tiêu dùng cũng có những lợi ích như tích kiệm thời gian và chi phí trông việc mua sắm và tiêu dùng. Việc bán hàng qua mạng không còn là hình thức xa lạ đối với người tiêu dùng nữa, bán hàng qua mạng là hình thức làm việc rất phổ biến, hình thức này bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đều lựa chọn. Vì vậy, việc đi sâu vào thương mại điện tử là rất điều cần thiết và phù hợp với sinh viên tin học ngành kinh tế như chúng em. Chính vì lý do đó em đã chọn cho mình đề tài luận văn:
“Website giới thiệu và bán máy tính PC - linh kiện máy tính qua mạng”
Để thực hiện được đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn GS: TRẦN ANH BẢO. Tuy em đã cố gắng hết sức tìm hiểu nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của quí thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy và ban chủ nhiệm khoa đã giúp đỡ em để em hoàn thành tốt bài luận văn của mình.
CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG.
I. Phân tích yêu cầu đề bài
1) Mục đích lựa chọn đề tài.
Tìm hiểu ngôn ngữ, kỹ thuật lập trình ASP với cơ sở dữ liệu thông qua đó để triển khai ứng dụng và vận dụng các ứng dụng đó để xây dựng chương trình với thương mại điện tử.
Xây dựng Website giới thiệu và bán máy tinh PC – linh kiện máy tính qua mạng.
2) Chức năng.
Đây là một Website nhằm bán hàng , giới thiệu rộng rãi các sản phẩm máy tính và linh kiện máy tính đến cho người tiêu dùng với các chi tiết cũng như giá cả của các mặt hàng một cách chính xác.
Trang Website có các chức năng sau:
- Cho phép cập nhật hàng vào CSDL.
- Hiển thị danh sách các mặt hàng theo từng loại bao gồm: tên hàng, mô tả chi tiết về hàng, giá cả, hình ảnh
- Hiển thị bộ sản phẩm nhằm giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của công ty.
- Hiển thị đơn đặt hàng của khách hàng.
- Cung cấp công cụ tìm kiếm để khách hàng nhanh chóng tìm kiếm sản phẩm mà họ cần mua.
- Cho phép quản lý đơn đặt hàng.
- Cho phép quản lý hàng hoá : nhập hàng, xác định hàng tồn
- Cung cấp tin tức thời sự .
3) Yêu cầu đặt ra cho hệ thống.
Hệ thống gồm hai phần:
a) Phần 1: dành cho khách hàng
- Hiển thị danh sách các mặt hàng một cách hợp lý nhất để cho khách hàng có thể xem và lựa chọn.
- Cung cấp chức năng tìm kiếm mặt hàng. Với nhu cầu của người sử dụng khi bước vào trang Web thương mại là tìm kiếm các mặt hàng mà họ cần và mua. Đôi khi có những khách hàng vào Website không có ý định mua hay không biết mua gì thì yêu cầu đặt ra của hệ thồng là làm thế nào để khách hàng có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả .
- Sau khi khách hàng lựa chọn xong những mặt hàng cần mua thì hệ thống phải có chức năng hiển thị đơn đặt hàng để khách hàng nhập vào những thông tin cần thiết, tránh những đòi hỏi, yêu cầu quá nhiều từ phía khách hàng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi muốn lưan chọn hàng.
Ngoài ra, còn có một số chức năng như đăng nhập, đăng kí…..
b) Phần 2: dành cho nhà quản lý.
- Chức năng cập nhật thông tin : tnhà quản lý có thể thêm, sửa, xoá các mặt hàng, các dữ liệu trên trang Web, việc này đòi hỏi sự hiểu biết và độ chính xác.
- Tiếp nhận và kiểm tra đơn đặt hàng của khách hàng
- Thống kê các mặt hàng, khách hàng, nhà cung cấp.
Ngoài ra Website còn cung cấp các thông tin trong và ngoài nước cho khách hàng.
Website phải đảm bảo an toàn tuyệt đối những thông tin liên quan đến người dùng trong quá trình đặt mua hay thanh toán.
Website phải dễ năng cấp. Sửa chữa khi cần bổ sung, cập nhật những tính năng mới.
II. Phân tích thiết kế hệ thống.
1) Phân tích bài toán.
Sau khi khảo sát thực tế em nắm bắt được những thông tin sau: hệ thống được chia làm 3 bộ phận chính.
a) Quy trình lựa chọn hàng.
Khách hàng là những người có nhu cầu mua sắm hàng hoá. Khác với việc đặt hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc công ty, khách hàng phải hoàn toàn thao tác thông qua từng bước cụ thể để có thể mua được hàng. Trên mạng, các mặt hàng được sắp xếp và phân loại theo từng loại mặt hàng giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Trong hoạt động này, khách hàng chỉ cần chọn một mặt hàng nào đó từ danh mục các mặt hàng thì thông tin về mặt hàng đó sẽ hiển thị lên. Đây là giỏ hàng điện tử mà trong đó chứa các thông tin về hàng hoá lẫn số lượng khách hàng mua.
Khi khách hàng muốn đặt hàng, trước hết khách hàng phải đăng nhập hệ thống nếu đúng thì hệ thống sẽ kiểm tra xem mặt hàng đó có trong kho hay không nếu không sẽ hiển thị thông báo cho khách hàng, nếu có thì hệ thống sẽ hiể thị trang xác lập hoá đơn. Cuối cùng là do khách hàng chọn đặt hàng hay không .
b) Quy trình xử lý đơn đặt hàng.
Khi đơn đặt hàng đã được lập, hệ thống sẽ phát sinh hoá đơn bán hàng và yêu cầu khách hàng lập đơn bán hàng. Sau đó sẽ giao hàng đến tận tay khách hàng, khách hàng nhận hàng và hoá đơn.
c) Quy trình quản lý bán hàng.
Hàng ngày nhân viên kho hàng sẽ kiểm tra hàng hoá trong kho và đề xuất việc cập nhật hàng. Nhà Quản lý sẽ quyết định loại hàng, số lượng hàng cần đặt, nhà cung cấp hàng hoá. Việc đặt hàng với nhà cung cấp được thực hiện thông qua địa chỉ trên mạng hay qua điện thoại, Fax. Sau khi nhận được yêu cầu, nhà cung cấp sẽ làm thủ tục giao hàng và kèm theo hoá đơn. Thủ kho tiến hành kiểm tra lô hàng nếu kém chất lượng sẽ yêu cầu nhà cung cấp giao lại những mặt hàng kém chất lượng đó. Ngược lại, nếu đạt yêu cầu đặt ra thì hàng hoá sẽ được nhập kho.
2) Sơ đồ phân rã chức năng.
Tìm kiếm
HỆ THỐNG BÁN HÀNG
Quản lý bán hàng
Lựa chọn hàng
Xử lý hoá đơn
Quản lý kho hàng
Y/c lập HĐ
KT hoá đơn
Đăng nhập
Y/c nhập
Y/c HĐ
Nhập hàng
Kiểm
hàng
tồn
Bán hàng
3) Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh.
Cung cấp
Y/C cung cấp handphone
Yêu cầu nhập
TB nhận or không nhận
Kết quả hàng tồn
Yêu cầu kiểm kê
Hàng và hoá đơn
Yêu cầu xuất hàng hoá
Đặt hàng
Hoá đơn được lập
Yêu cầu lập hoá đơn ủụn
Khách hàng
Quản lý
Quản lý kho hàng
Cung cấp hàng hoá
4) Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
Một biểu đồ luồng dữ liệu được cấu tạo bởi các thành phần sau :
+ Chức năng xử lý : Ký hiệu
+ Luồng dữ liệu: Ký hiệu
+ Kho dữ liệu: Ký hiệu
+ Tác nhân ngoài : Ký hiệu
Yêu cau kiểm hàng
Xuất hàng cũ
Xuất hàng mới
Chấp nhận
Yêu cầu nhập kho
Tồn cũ
Tồn mới
Hàng cũ
Hàng mới
Cháp nhận
Yêu cầu
Yêu cầu mua
Chấp nhận or không
Hoá đơn được lập
Y/cyêu cầu hoá đơn
Hoá đơn cũ
Hoá đơn mới
Kết quả
Nhận or từ chối
Yêu cầu nhập
Yêu cầu xuất
Hàng và hoá đơn
Cập nhật
Thông tin KH
Yêu cầu cập nhật
Cập nhật
Chấp nhận or không
Yêu cầu nhập hàng
Dữ liệu hàng mới mụựi
Dữ liệu hàng cũ
Yêu cầu thông tin
C.cấp thông tin
Chấp nhận c.cấp
Yêu cầu cung cấp
Hoá đơn được lập
Yêu cầu lập hoá đơn
Nhà ccấp
Quản lý
Cung cấp hàng
Xử lý hoá đơn
Khách hàng
Cập nhật KH
Cập nhật hàng
Xuất hàng
Nhập hàng
Thống .kê lượng hàng tồn
Hàng
Hoá đơn
Lập phiếu
Phiếu ĐH
Kho hàng
Danh mục KH
KH Mới
KH Cũ
5) Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
5.1)Chức năng quản lý bán hàng
a) Chức năng nhập hàng.
DS mặt hàng nhập
Báo cáo nhập hàng
Nhà cung cấp
Số hiệu mặt hàng mua
Yêu cầu c.cấp
Nhà cung cấp
Hàng
Danh sách mặt hàng nhập
Lập báo cáo nhập
Quản lý
Giao hàng
- Mô tả: Quản lý thông tin về hàng hoá.
- Thông tin vào: Các thông tin cơ bản về mặt hàng cần mua: Mã hàng, Tên hàng, Giá cả, Số lượng, Nhà cung cấp.
- Thông tin ra: Hoá đơn nhập hàng (Dùng để lưu thông tin nhập hàng), báo cáo nhập.
+Danh sách nhà cung cấp:
- Mô tả: Cung cấp thông tin về nhà cung cấp hàng hoá.
- Thông tin vào: Các thông tin về loại hàng hoá.
- Thông tin ra: Thông tin về nhà cung cấp.
- Các sự kiện: Thay đổi về địa chỉ, số điện thoại...
+ Danh sách mặt hàng nhập:
- Mô tả: Thông tin chung về mặt hàng cần mua.
- Thông tin vào: Các thông tin chủng loại hàng, tên hàng.
- Thông tin ra: Thông tin về chất lượng, hãng sản xuất.
-Các sự kiện: Thay đổi về số lượng, hãng sản xuất, giá cả, có thể bổ sung các mặt hàng vào.
+Báo cáo nhập:
- Mô tả: Cung cấp thông tin về nhà cung cấp hàng hoá.
- Thông tin vào: Các thông tin về loại hàng hoá.
- Thông tin ra: In báo cáo về nhập hàng hoá.
Khách hàng
Yêu cầu mua hàng
Ghi danh sách hàng tiêu thụ
Báo cáo
Lập báo cáo xuất
Mặt hàng tiêu thụ
Chấp nhận xuất or không
Quản lý
b) Chức năng bán hàng.
- Mô tả: Quản lý thông tin về việc bán hàng của doanh nghiệp.
- Thông tin vào: Các thông tin cơ bản về yêu cầu của khách hàng.
- Thông tin ra: In hoá đơn cho khách, lập báo cáo hàng xuất kho.
+ Danh sách khách hàng mua:
- Mô tả: Cung cấp thông tin về các mặt hàng đã mua.
- Thông tin vào: Thông tin về hàng hoá mua của khách.
- Thông tin ra: Thông tin về hàng hoá mua của khách.
- Các sự kiện: Thay đổi về địa chỉ, số điện thoại.
+ Danh sách mặt hàng tiêu thụ:
- Mô tả: Liệt kê chung về các mặt hàng đã bán.
- Thông tin vào: Các thông tin cơ bản: tên hàng, chủng loại, số lượng.
- Thông tin ra: In báo cáo về các mặt hàng đã xuất.
+Báo cáo xuất:
-Mô tả: Cung cấp thông tin về nhà cung cấp hàng hoá.
-Thông tin vào: Các thông tin về loại hàng hoá.
-Thông tin ra: In báo cáo về xuất hàng hoá.
5.2) Chức năng quản lý kho.
Yêu cầu
Phiếu y/c xuất kho
Nhập hàng
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Ghi phiếu nhập
Ghi phiếu xuất
Khách
Xuất hàng
DS hàng nhập
Nhận hàng
Hàng khách
DS hàng xuất
Báo cáo tồn kho
Kiểm kê tồn kho
Hàng Tồn
Lập báo cáo
-Mô tả: Phiếu nhập và xuất kho khi có yêu cầu của phòng kinh doanh.
- Thông tin vào: Các mặt hàng đã nhập kho.
- Thông tin ra: Các mặt hàng đã xuất kho.
- Các sự kiện: Thay đổi về địa chỉ, số điện thoại..
+ Phiếu nhập kho:
- Mô tả: Quản lý việc hàng hoá của Công ty.
- Thông tin vào: Các thông tin về mua hàng, nhập hàng.
- Thông tin ra: Phiếu nhập hàng gồm các thông tin tên hàng, số lượng, giá hàng
Các sự kiện: Thay đổi mã hàng.
+ Phiếu xuất kho:
-Mô tả: Quản lý việc bán, xuất hàng hoá của Công ty cho khách.
-Thông tin vào: Các thông tin về xuất hàng.
-Thông tin ra: Phiếu xuất hàng
+ Kiểm kê kho:
-Mô tả: Quản lý việc xuất, nhập, tính tồn hàng hoá của Công ty.
-Thông tin vào: Tình hình nhập, xuất.
-Thông tin ra: báo cáo lượng tồn
+Báo cáo nhập:
-Mô tả: Cung cấp thông tin về nhà cung cấp hàng hoá.
-Thông tin vào: Các thông tin về loại hàng hoá.
-Thông tin ra: In báo cáo
5.3) Chức năng xử lý hoá đơn.
HĐ được lập
Y/c lập HĐ
Yêu cầu t. tin
C. cấp thông tin
Xử lý hoá đơn
HĐ cũ
HĐ mới
Hoá đơn được lập
Yêu cầu lập hoá đơn
Quản lý
Nhà cung cấp
Hoá đơn
Hàng
Mô tả: Quản lý việc thu nợ ,trả nợ
- Thông tin vào: Các thông tin về hàng hoá do phòng kinh doanh và kho đưa tới.
- Thông tin ra: các hoá đơn
+ Phải thu khách hàng:
-Mô tả: Quản lý việc thu tiền của khách.
-Thông tin vào: Khách mua hàng.
-Thông tin ra: Ghi hoá đơn cho khách
+ Phải trả người bán:
- Mô tả: Quản lý việc trả tiền cho nhà cung cấp
- Thông tin vào: hàng mua và so nơ
-Thông tin ra: hoá đơn thanh toán
5.4) Chức năng lựa chọn hàng.
Đăng nhập
Khách hàng
Ghi nhận KH
Tìm kiếm mặt hàng
KH
Kiểm tra
Xử lý MH
Đặt Hàng
Khách hàng
Hàng
Hàng
6) Mô hình quan hệ liên kết.
LINH KIỆN
IDLK
LMH
Tên linh kiện
Đơn giá
Hình ảnh
Mô tả
ĐV tính
Số lượng tồn
ĐƠN ĐẶT HÀNG
Mã ĐĐH
Thông tin KH
Tên linh kiện
Số lượng
Giá bán
Ngày đặt hàng
Tình trạng ĐĐH
KHÁCH HÀNG
Mã KH
Username
Password
Fullname
Địa chỉ
Điện thoại
Email
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Serial number
Mã ĐĐH
IDLK
Số lượng
Giá bán
Tổng tiền
LOẠI MH
Loại MH
Tên LK
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
I. Tổng Quan Về Ngôn Ngữ, công cụ Lập trình WEB.
1. Giới thiệu WEB, một số công nghệ và ngôn ngữ lập trình WEB.
Trang Web là một trang mà thông tin được đưa lên mạng để các máy khách (Client) có thể truy cập thông tin, lấy thông tin nhưng đồng thời cũng chứa đựng các trang có khả năng xử lý tự động các yêu cầu mua, bán, do các Client gửi đến. Sau đó trả kết qủa động tùy thuộc vào nội dung yêu cầu mà Client gửi đến. Có nghĩa là các trang Web được xây dựng ở đây là các trang Web động.
1.1) Các công nghệ trong lập trình Web: CGI, PERL, ISAPI, ASP, Servlet, JSP
a) Công nghệ CGI (Common Gateway Interface).
CGI là một phương thức giao tiếp giữa Web Server và chương trình ứng dụng. Một chương trình CGI thực chất là một chương trình có đuôi .Exe (Với Windows) hoặc một chương trình thực thi (Với Unix).
- Ưu điểm của CGI : hiệu qủa trong các ứng dụng truy xuất Web trên Internet.
- Nhược điểm của CGI : tiêu tốn tài nguyên và hạn chế tốc độ thực thi.
b) Công nghệ PERL (Practical Extraction and Report Language).
PERL là một ngôn ngữ lập trình dùng cho CGI do Larry Wall sáng lập ra được dùng khá nhiều trong Unix và Linux.
PERLcó tính chất xử lý văn bản Text rất mạnh do có nhiều toán tử cũng như hàm để hỗ trợ riêng cho xử lý Text. Nó có thể xử lý dễ dàng các tác vụ mà C và Unix Shell thường làm trong việc viết một Script nhưng đơn giản và ngắn gọn hơn vì PERL có đầy đủ các công cụ hỗ trợ như các ngôn ngữ lập trình khác như: Biến, Mảng, Danh sách, Các cấu trúc điều khiển ...
c) Công nghệ Client/ Server.
Công nghệ Client/ Server thực hiện việc phân tán xử lý giữa các máy tính. Về bản chất, một công nghệ được chia ra và xử lý bởi nhiều máy tính. Các máy tính được xem là Server thường để lưu trữ tài nguyên để nhiều nơi truy xuất vào. Các Server sẽ thụ động chờ để giải quyết các yêu cầu từ các Client truy xuất đến chúng. Một Client đưa ra yêu cầu về thông tin hoặc về tài nguyên cho Server. Server sẽ lấy thông tin và gửi đến cho các Client và Client hiển thị thông tin cho người dùng. Chỉ có máy tính nào thực hiện tác vụ Công nghệ Client/ Server mới được gọi là máy Client hay Server và chương trình chạy trên máy này được gọi là chương trình Client hay Server.
d, Các công nghệ ISAPI, Servlet, ASP, JSP.
Mỗi lần thực thi CGI thì Web Server phải nạp và giải phóng chương trình CGI ra khỏi bộ nhớ. Chính vì thế các công nghệ Web đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm này. Windows cung cấp cách thức xây dựng các chương trình CGI dưới dạng các thư viện liên kết động DLL, ứng dụng này có tên gọi là ISAPI. Chương trình ISAPI chỉ phải nạp một lần vào bộ nhớ khi lần đầu tiên Web Server gọi nó. Do không phải nạp nhiều lần nên tốc độ thực thi được cải thiện đáng kể hiệu qủa và ít tiêu tốn tài nguyên hơn các chương trình CGI thông thường.
JAVA cũng đưa ra một công cụ tương ứng ISAPI của Windows đó là Servlet. Servlet là các chương trình viết bằng Java chỉ cần nạp một lần vào máy ảo. Chức năng của nó cũng tương tự như CGI hay ISAPI của Windows.
Có thể nói, nếu xét về mặt ứng dụng xây dựng Web động thì các công nghệ ASP, JSP, Servlet hay ISAPI có sức mạnh ngang nhau. Tuy nhiên, trong đề tài này em chọn công nghệ ASP với ngôn ngữ kịch bản JVScript, CSS, HTML… là ngôn ngữ mà em sử dụng.
1.2) Ngôn ngữ trong lập trình Web.
a) Ngôn ngữ ActiveX Controls.
ActiveX Controls: được biết như là một công cụ và được viết dưới dạng ngôn ngữ C++ hay Visual Basic. Khi thêm vào trang Web chúng cung cấp những hàm đặc biệt như: bar charts (thanh đô thị ), graphs (đồ hoạ), hay truy cập xử lý dữ.
ActiveX controls được thêm vào trang HTML bơỉ tag đây là chuẩn của HTML. ếo có thể thực thi bởi trình Browser hay Server khi chúng chạy trên trang Web.
b) Ngôn ngữ Java.
Java(công cụ pháy triển là Visual J++) là một tiêu chuẩn riêng , là ngôn ngữ nền tảng cho việc phát triển ứng dụng. Java dễ dàng học hơn ngôn ngữ C++ nhưng nó không có tốc độ nhanh cũng như hỗ trợ như các hàm C++.
c) Ngôn ngữ Scripting Language.
Nó cung cấp nhiều cổng truy cập vào chương trình. Việc dùng trang Web client-side scripting phát triển để cung cấp từ trang HTML động đến trang HTML tĩnh.
JavaScript là ngôn ngữ kịch bản đầu tiên. VBScript do Microsoft phát triển và dựa vào ngôn ngữ Visual Basic. Scripting chạy trên chương trình duyêt Internet Explorer 3.0 và trong chương trình Netscape Navigator/ Communication 2.0.
d) Ngôn ngữ JavaScript.
Tìm hiểu một ngôn ngữ dùng để hỗ trợ cho ASP đó là ngôn ngữ JavaScript do hãng Netscape giới thiệu. Trước hết ta tìm hiểu ngôn ngữ Javascript là một trong những ngôn ngữ chính thức sử dụng cho trang Web, dùng mở rộng khả năng của trang HTML thích hợp cho việc phát triển Internet và Intranet vì nó là ngôn ngữ kịch bản.
Đặc điểm của ngôn ngữ Javacript:
- Là ngôn ngữ đơn giản.
- Là ngôn ngữ động.
- Là ngôn ngữ nền tảng đối tượng.
e) Ngôn ngữ HTML ( Hypertext Markup Language )
- HTML là một ngôn ngữ đơn giản và khá mạnh, cho phép chúng ta tạo ra các trang WEB. Ngôn ngữ này dùng các tag hoặc mã cho phép người dùng chèn văn bản để tạo các thành phần của trang và được hiển thị bằng tình duyệt WEB
- Nói về WEB chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ : Web Page chỉ là một tài liệu HTML. Web Site là một số trang liên kết với nhau và được quản lý bởi những cá nhân hay một tổ chức nào đó.
Cấu trúc của một tài liệu HTML
Tiêu đề
Nội dung
2. Công cụ lập trình WEB.
Dreamweaver là một chương trình Visual Editor chuyên nghiệp để tạo và quản lý các trang WEB. Dreamweaver cung cấp các công cụ phác thảo các trang WEB cao cấp, hỗ trợ các tính năng DHTML (Dynamic HTML) mà không cần viết các dòng lệnh giúp các bạn không biết lập trình WEB cũng có thể thiết kế được các trang WEB động một cách dễ dàng , trực quan. Với Dreamweaver có thể dễ dàng nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế WEB khác như Flash, Fireworks, Shockwave, Generator, Authorwave vv... Với Dreamweaver ta có thể quản lý các Local và Remote site giúp cho việc quản lý các trang WEB trong các site cục bộ và các website điều khiển từ xa có thể đồng bộ.
Ngoài ra Dreamweaver còn cho phép chỉnh sửa trực tiếp HTML.Với Quick Tag Editor bạn có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xoá bỏ một HTML mà không cần thoát khỏi cửa sổ tài liệu chế độ soạn thảo trang WEB bằng HTML giúp các bạn có thể thiết kế trang WEB trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML.
Dreamweaver còn hỗ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet giúp bạn định dạng trang WEB nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt trang WEB này.
3. Công nghệ ASP
3.1) Sơ lược về ASP.
ASP được viết tắt từ Active Server Page.
MicroSoft đã phát triển Active Server Page như một kiến trúc Server - Side dùng để xây dựng các ứng dụng Web động.
ASP là một môi trường kịch bản trên máy Server ( Server-side scripting environment ) dùng để tạo và chạy cacs ứng dụng trong trang Web. Nhờ các tập đối tượng có sẵn ( Build - In object ) với các tính năng phong phú, khả năng hỗ trợ cho VBScript, JavaScript, cùng một số thành phần ActiveX khác kèm theo.
ASP cung cấp một cách thức để tạo một trang Web động. ASP không phải là một kỹ thuật mới nhưng nó sử dụng dễ dàng và nhanh chóng.
ASP sẽ tham vấn trực tiếp vào Brower gửi dữ liệu tới Web Server và từ đó đưa lên mạng.
Trong khi ASP rhực thi trên máy mà nó hỗ trợ dùng, thì ta có thể xem ASP từ bất kỳ máy nào và bất cứ Browser nào.
ASP cung cấp giao diện lập trình nhanh dễ dàng triển khai ứng dụng.
ASP chạy trên môi trường Internet Information Server 4.0 ( IIS ) và Personal Web Server 4.0. Nó cho phép ta quản lý việc truyền nối giữa một Browser; Web Server , hình thức động của trang Web và phản hồi cho người dùng.
3.2) Khái niệm về ASP.
ASP không là một ngôn ngữ và cũng không là một ứng dụng, nó giống như : Fontpage 98 hay Work 97. Ta có thể gọi ASP là một kỹ thuật dùng cho việc xây dựng trang Web động và tương tác đến trng Web.
ASP đơn giản chỉ là tập tin *.asp bên ngoài được lưu trú dưới dạng text, html, xml. Khi một Browser yêu cầu một tập tin có đuôi là .asp thì lập tức IIS sẽ đưa yêu cầu này đến cho ASP.
Ta dùng bất cứ loại văn bản nào cũng có thể soạn thảo một tập tin có đuôi .asp, nhưng việc sử dụng cộng cụ thiết kế như : Fontpage, Visual Interdev sẽ đưa ra kết quả tốt nhất.
Fontpage cho phép ta thêm ASP vào trang Web dùng lệnh insert script.
Visual InterDev là một môi trường đặc biệt được thiết kế riêng cho ASP dựa vào Web site và cung cấp môi trường dùng để thiết kế và kiểm tra lỗi.
3.3) Đối tượng của ASP.
SERVER
CLIENT
Mô hình đối tượng
Server Object
Request object
Application Object
Response
Seesion Object
Object context Object
Trong đó :
+ Application : dùng để chia sẻ thông tin giữa các user trong cùng một ứng dụng. Mỗi Application bao gồm nhiều phiên làm việc của các user khác nhau mà đại diện cho mỗi phiên làm việc là một Session.
+Session : với từng Session được dùng trong trường hợp cần chia sẻ dữ liệu giữa các trường hợp cần chia sẻ client khác nhau. Mỗi client yêu cầu một trang ứng dụng sẽ được gắn bởi Session object. Vậy một phiên làm việc với (session) được tạo ra khi client lần đầu tiên yêu cầu dữ liệu và mặc định sau 20 phút mà client không yêu cầu nữa thì mất.
+ Object Context : được xây dụng nhằm quản lý các giao dịnh dựa trên lệnh gọi ASP script đến Microsoft Transaction Server (MTS). Object Context dùng để chấp thuận hoặc huỷ bỏ transaction được khởi tạo bởi một ASP script
+ Request: phải được tạo trong hình thức nhập từ một trang HTML. Request cung cấp những thông tin được chuyền đến cùng với các yêu cầu HTTP. Những thông tin này gồm có các tham số của Form khi được submit dùng phương thức POST hoặc GET .
Dùng đối tượng Request có thể chia sẻ thông tin qua lại giữa các trang ASP trong một ứng dụng và đẻ dự trữ cổng cookie lưu trữ trên máy client.
+ Response: dùng để trả lời kết quả từ Server cho Browser. Trong hệ thống các đối tượng xây dung sẵn của ASP thì đối tượng Response đóng vai trò quan trọng. Khi mà đối tượng Request bao gồm những thông tin gửi đến Web Server từ trình duyệt tới trình duyệt thì đối tượng Response nắm giữ những gì mà Web Server phải gửi trả lại cho trình duyệt. Tóm lại, ta dùng đối tượng Response đển gửi thông tin ra user, gồm có thông tin trực tiếp ra Browser, chuyền Browser đến chỗ URL khác hay để thiết lập các cổng hay để thiết lập các cổng cookie trên máy client.
+ Server : cung cấp những thuộc tính và các phuơng thức cơ bản trên server được dùng trong hầu hết các trang ASP.
3.4) Cấu trúc của một trang ASP thông thường và thẻ định dạng.
Ta có thể soạn thảo một trang ASP bằng Notepad, WordPad của Windows hay WinWord của Microsoft Office sau đó lưu trang văn bản này vào File có đuôi .asp. Một trang ASP thường có 2 phần chính đó là:
- Mã HTML (Hypertext Markup Language).
- Mã Script ASP (Được viết bằng ngôn ngữ kịch bản VBScript hoặc JavaScript).
Các đoạn mã Script ASP được phân tách với các đoạn mã HTML bằng cặp ký tự .
Ví dụ : một trang ASP đơn giản sau:
Trang mở đầu
Hôm nay là ngày:
Các thẻ định dạng của ASP : các đoạn mã của chương trình đều chưa trong cặp thẻ .
Ví dụ:
<%
x=x+1
y=y-1
%>
3.5) Phương thức hoạt động của ASP:
ASP chứa đựng các tập tin có đuôi là *.asp. Trong script có chứa đựng các lệnh của các ngôn ngữ script nào đó khi ta nhập đuôi địa chỉ có phần là *.asp trên Web Browser thì lập tức nó gửi yêu cầu đến cho ASP. Khi Client gửi một Request đến Web Server yêu cầu một trang ASP. Web Server nhận được Request này nó sẽ đọc toàn bộ tập tin ASP và thực hiện các Script trong trang ASP tương ứng với các giá trị của các tham số nhận được từ 000Request. Sau khi xử lý xong nó sẽ trả kết qủa trở lại cho Client dưới dạng các File HTML.
Mô hình hoạt động của trang ASP được mô tả như hình dưới đây:
Mã HTML
Xử lý trang ASP
Mã HTML
Client
HTTP Request (Qua Web Server), trang ASP
Trang HTML trả lời từ Server
Hình : Phương thức hoạt động của trang ASP
3.6) Tầm quan trọng của ASP.
Những người sử dụng Internet hay các mạng cục bộ Intranet thường phải đánh địa chỉ của trang Web (URL). Vaọy Web Server là gì?
Đơn giản đó chỉ là một máy tính dùng để cung cấp các dịch vụ Web trên Internet or Intranet. Web Server chủ được thiết kế vị trí, địa chỉ và gửi đến trang HTML. Web Server tạo ra trang Web hiển thị lên tất cả cho người dùng và có thể dùng truy cập đến trang này.
3.7) Lợi ích của việc sử dụng ASP.
Tập trung tại Browser: tất cả các ứng dụng đều có thể thực thi trên Server với phần điều khiển hoàn tất những gì được gửi đến cho Browser.
ASP không phải là ngôn ngữ mới: ASP có thể được ghi vào trong ngôn ngữ VBscript, Jscript.
ASP không phải là công cụ phức tạp: mặc dù tồn tại những công cụ phát triển mạnh, ASP vẫn có thể được tạo và sử dụng cho phần thiết kế trang HTML.
Kiểm tra lỗi: Script debugging hỗ trợ tương tác (interactive) cho việc kiểm tra lỗi của cả hai loại Client và Server.
Độ tin cậy: Không như Client-side scripting và các thành phần khác (components), ASP không thay đổi và chỉ chạy trên Server.
Không thể xem ASP trên trình duyệt Browser mà chỉ có thể xem trên tran HTML.
Tính ổn định : mỗi ứng dụng ASP có thể bị tách ra khỏi phần không gian vùng nhớ riêng tư Web Server. Nếu một ứng dụng Web lỗi thì những ứng dụng khác vẫn tiếp tục chạy.
3.8) Ưu điểm – khuyết điểm ASP.
a, Ưu điểm
ASP bổ sung cho các công nghệ từ trước như CGI ( Common Gateway Interface ), giúp người dùng xây dựng các ứng dụng Web với những tính năng sinh động.
Dễ dàng tương thích với các công nghệ của MicroSoft. ASP sử dụng ActiveX data object ( ADO ) để thao tác với cơ sở dữ liệu hết sức tiện lợi.
Với những gì ASP cung cấp, các nhà phát triển ứng dụng Web dễ dàng tiếp cận công nghệ này và nhanh chóng tạo ra sản phẩm có giá trị.
ASP có tính năng. Nó cho phép các nhà lập trình xây dựng các component và đăng ký sử dụng dễ dàng. Hay nói cách khác ASP có tính năng COM ( Component Object Model )
b, Khuyết điểm.
ASP chỉ chạy và tương thích trên môi trường Window điều này làm cho ASP bị hạn chế khá nhiều.
Dùng ASP chúng ta gặp không ít khó khăn trong việc can thiệp sâu vào hệ thống như các ứng dụng CGI.
ASP không được hỗ trợ nhiều từ các hãng thứ ba.
Các ứng dụng ASP chạy chậm hơn công nghệ Java servlet.
Tính bảo mật thấp không giống như CGI hay Java servlet, các mã ASP đều có thể đọc được nếu người dùng có thể truy cập vào Web Server.
II. Thương mại điện tử.
1. Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử ( E - Commerce ): là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi “ Thông tin ” kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử . Là một quá trình mua bán hàng hoá hay dịch vụ thông qua mạng điện tử viễn thông. Phương tiện phổ biến dùng trong E-Commerce là Internet.
“ E-commerce “ là một hệ thống không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hoá, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu của khách hàng cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Hay nói cách khác :
E-commerce nghĩa là kinh doanh bằng cách đưa người bán và người mua xích lại gần nhau mà không phải trực tiếp gặp gỡ trao đổi, thương lượng. Tất cả những công việc đó chỉ cần thông qua các thao tác đơn giản là đọc thông tin và kích chuột.
Thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh đa dạng bằng các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính ( trong đó có Internet ). Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video.
Các phương tiện điện tử trong Thương mại điện tử:
+ Điện thoại
+ Máy FAX
+ Truyền hình
+ Hệ thống thanh toán điện tử
+ Intranet / Extranet
+ Mạng toàn cầu Internet / World Wide Web
Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử:
+ Thư tín điện tử (E-mail)
+ Thanh toán điện tử
+ Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
+ Trao đổi số hoá các dung liệu
+ Mua bán hàng hoá hữu hình
2. Các loại hình giao dịch trong E-Commerce.
Có 3 loại hình giao dịch : giữa doanh nghiệp và kháh hàng ( B – 2 – C ); giữa khách hàng và khách hàng ( C – 2 – C ); giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ( B – 2 – B ) .
B – 2 - C : là loại hình giao dịch phổ biến được người ta nghĩ đến ngay khi đề cập đến E - Commerce. Ở loại hình này thì doanh nghiệp là người bán, khách hàng là người mua.
C – 2 – C : loại hình này khá phổ biến 1 vài năm trở lại đây. Phổ biến nhất là đấu giá qua mạng. Ở đó khách hàng vừa đóng vai trò là người mua mà cũng có thể là người bán.
B – 2 – B : loại hình này các doanh nghiệp liên lạc với nhau qua trung gian Internet để tổ chức mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
3. Thương mại điện tử và tầm quan trọng của nó.
Ngày nay Thương mại điện tử đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên thế giới và đã xuất hiện nhiều trung tâm thương mại và thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet mà không cần quan tâm đến vị trí địa lý. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới được mọi người chấp nhận trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể lựa chọn kỹ càng theo ý thích, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong kinh doanh kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp.
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó cũng là một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh doanh điện tử.
Theo Andrew Grove - Intel thì trong vòng 5 năm, tất cả các công ty._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33439.doc