Vụ xuất nhập khẩu

Phần 1 TỔNG QUAN VỀ VỤ XUẤT NHẬP KHẨU Tên gọi đầy đủ : Vụ Xuất nhập khẩu Địa chỉ : Số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (04) 22 205 222 Fax: (04) 22 205 445 Email: VXNK@moit.gov.vn Vị trí : Là cơ quan trực thuộc Bộ Công thương. Thứ trưởng chỉ đạo công tác xuất nhập khẩu:  Nguyễn Thành Biên 22.202.210  - 0913 204 052 -   Email: biennt@moit.gov.vn Thư ký Thứ trưởng: Dương Duy Hưng Điện thoại Thư ký: (04) 22 202 204 Email: HungDD@moit.gov.vn I.Giới thiệu về Bộ Công thương 1.Khái quát về

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vụ xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Công Thương Ngày thành lập: Bộ Công thương Việt Nam của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Bộ mới được thành lập từ khoá XII của Quốc hội trên cơ sở sát nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này là ông Vũ Huy Hoàng. Các thứ trưởng : Nguyễn Thành Biên (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại) Đỗ Hữu Hào (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp) Bùi Xuân Khu (Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp) Lê Dương Quang (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp) Châu Huệ Cẩm (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp) Lê Danh Vĩnh (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại) Nguyễn Cẩm Tú (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại) 2.Vị trí và chức năng của Bộ Công thương Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác ; lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lí thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dung; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước. 3.Các đơn vị trực thuộc  Vụ Kế hoạch Vụ Tài chính Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Pháp chế Vụ Hợp tác quốc tế Thanh tra Bộ Văn phòng Bộ Vụ Khoa học và Công nghệ Vụ Công nghiệp nặng Vụ Năng lượng Vụ Công nghiệp nhẹ Vụ Xuất nhập khẩu Vụ Thị trường trong nước Vụ Thương mại miền núi Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương Vụ Thị trường châu Âu Vụ Thị trường châu Mỹ Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á Vụ Chính sách thương mại đa biên Vụ Thi đua - Khen thưởng Cục Điều tiết điện lực Cục Quản lý cạnh tranh Cục Quản lý thị trường Cục Xúc tiến thương mại Cục Công nghiệp địa phương Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp Viện Nghiên cứu Thương mại Báo Công thương Tạp chí Công nghiệp Tạp chí Thương mại Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương II.Vị trí và chức năng của Vụ Xuất Nhập khẩu 1.Vị trí Vụ xuất nhập khẩu là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, các cơ chế, chính sách về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hoá với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi ban hành. 2. Tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hoá. Chủ trì đàm phán với các nước có liên quan có xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương. Tổ chức cấp và kiểm tra các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. 3. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hành rào kỹ thuật thương mại trong WTO (gọi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ Công Thương.  4. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của Bộ Công Thương. 5. Tổ chức cấp các loại giấy chứng nhận xuất nhập khẩu hàng hoá, miễn thuế, phân chỉ tiêu hạn mức, hạn ngạch; các loại giấy chứng nhận về hàng hoá và hạn ngạch thuế quan. 6. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam. 7. Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật. 8. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về kiểm soát xuất khẩu theo các Nghị quyết của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế và các thỏa thuận mà Việt Nam là bên tham gia hoặc ký kết. 9. Tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 10. Tham mưu giúp Bộ trưởng về cơ chế hoạt động của các khu thương mại tự do, khu bảo thuế, khu phi thuế trong các khu kinh tế. 11. Giúp Bộ trưởng tham gia đàm phán ký kết các hiệp định song biên về mở cửa thị trường, các thoả thuận công nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn, tham gia xây dựng hàng rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo điều kiện cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với từng quốc gia, từng khu vực và từng vùng lãnh thổ phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 12. Chủ trì tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá. 13. Chủ trì hoặc tham gia với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội có liên quan trong việc xây dựng các đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 14. Tham gia tổ chức các hoạt động thông tin thị trường; tham gia các hoạt động về xúc tiến thương mại, đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng hoá, về cân đối tiền hàng, cán cân thương mại, về ghi nhãn hàng hoá, thương hiệu và quảng bá sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam. 15. Chủ trì tham gia với các Bộ, ngành liên quan về cửa khẩu thông quan hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. 16. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá tình hình hoạt động về xuất và nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương. 17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao 3.Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc 3.1. Lãnh đạo các đơn vị Vụ Xuất nhập khẩu do Vụ trưởng phụ trách và có các Phó Vụ trưởng, trưởng phòng, công chức giúp việc theo sự phân công của Vụ trưởng. Vụ trưởng Phạm Thế Dũng Điện thoại: (04) 22 205 431 Email: DungPTh@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: Phụ trách chung, tổ chức, kế hoạch, cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, cải cách hành chính, chống tiêu cực - tham nhũng Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của Bộ Công Thương Phó vụ trưởng Phan Văn Chinh Điện thoại: (04) 22 205 433 Email: ChinhPV@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: Tổng hợp chung kế hoạch xuất nhập khẩu; Cơ chế chung về xuất nhập khẩu; Cơ chế quản lý nhập khẩu (trừ xăng dầu); Chương trình kiểm soát xuất khẩu; Dịch vụ và các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ (tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh hàng hoá); Hạn ngạch thuế quan; Cửa khẩu, biên giới, chính sách, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá; Hải quan một cửa; Thuận lợi hoá thương mại; Tổ điều hành thị trường trong nước; Các Bộ, ngành liên quan đến phần cơ chế xuất nhập khẩu, địa phương có Khu kinh tế; Địa phương: Khu vực Trung bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận (trừ khu vực Tây Nguyên); Thị trường: Châu Mỹ (trừ Canada); Phụ trách công việc thay Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Lương Ánh Quỳnh khi đi vắng. Phó Vụ trưởng Nguyễn Đăng Chi Điện thoại: (04) 22 205 435 Email: ChiND@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: Mặt hàng: Gạo, thuỷ sản, phân bón, thủ công mỹ nghệ, làng nghề; Xúc tiến thương mại; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội ngành hàng những mặt hàng được phân công; Địa phương: Các tỉnh Tây Nam Bộ; Thị trường: Các nước Đông Nam Á và Châu Phi; Phụ trách công việc thay đ/c Phan Thị Thanh Minh khi đi vắng. Phó Vụ trưởng Hồ Quang Trung Điện thoại: (04) 22 202 368 Email: TrungHQ@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: Xuất xứ hàng hoá; Mặt hàng: Kim cương thô, vàng bạc, đá quý, cơ khí, đóng tàu, sắt thép, điện tử và linh kiện, dây cáp điện; Chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Nhãn hiệu và thương hiệu; Hợp tác quốc tế, các vấn đề đa biên; Cạnh tranh, tự vệ, chống bán phá giá và trợ cấp; Các vấn đề liên quan đến Tham tán Thương mại; Bộ Ngoại giao, Bưu chính Viễn thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Địa phương: Khu vực Bắc bộ (trừ Hà Nội); Thị trường: Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, các nước Tây Nam Á; Phụ trách công việc thay Phó Vụ trưởng Phan Thị Diệu Hà khi đi vắng. Phó Vụ trưởng Lương Ánh Quỳnh Điện thoại: (04) 22 205 434 Email: QuynhLgA@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật thương mại trong WTO (gọi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ Công Thương; Quản lý xuất nhập khẩu xăng dầu (Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, xuất khẩu, phân chỉ tiêu hạn mức nhập khẩu xăng dầu...); Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật; Tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu...; Hàng tiêu dùng xuất khẩu, nhập khẩu; Nhóm hàng phế liệu, phế thải xuất nhập khẩu; Buôn bán biên giới với Lào - Campuchia; Khoa học kỹ thuật; Bộ Khoa học Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước, Liên hiệp xã, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội ngành nghề nông thôn; Địa phương: Các tỉnh miền Đông Nam bộ; Thị trường: Lào, Campuchia, Nga, các nước châu Âu (ngoài EU); Phụ trách công việc thay Phó Vụ trưởng Phan Văn Chinh khi đi vắng. Phó Vụ trưởng Phan Thị Thanh Minh Điện thoại: (04) 22 205 436 Email: MinhPTT@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: Mặt hàng: Xe gắn máy, gỗ, cà phê, cao su, điều, tiêu, lạc, than, thiếc và khoáng sản khác, hàng tiểu thủ công nghiệp, dừa, rau, hoa quả, chè, nông lâm súc sản; Ngân hàng Phát triển và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định WTO; Buôn bán biên giới với Trung Quốc; Khu kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam; Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, thương hiệu quốc gia; Công tác hành chính, quản trị, đối ngoại với Văn phòng Bộ; Địa phương: Khu vực Tây Nguyên; Thị trường: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Triều Tiên, Mông Cổ; Phụ trách công việc thay Phó Vụ trưởng Nguyễn Đăng Chi khi đi vắng. Phó Vụ trưởng Phan Thị Diệu Hà Điện thoại: (04) 22 205 437 Email: HaPTD@moit.gov.vn Chức năng nhiệm vụ: - Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam;  - Mặt hàng: Dệt may, da giày, nhựa, các sản phẩm nhựa xuất khẩu, hoá chất, dược phẩm;  - Phụ trách các Phòng Quản lý XNK khu vực;  - Công tác thi đua khen thưởng, thanh tra, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng;  - Địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương;  - Bộ Y tế;  - Thị trường: EU, Canada;  - Phụ trách công việc thay đ/c Hồ Quang Trung khi đi vắng. 3.2. Bộ máy giúp việc Vụ trưởng a) Phòng Tổng hợp: Ông Lương Đại Thắng, Trưởng phòng Tổng hợp   ThangLD@moit.gov.vn b) Phòng Chất lượng hàng hóa xuất khẩu và xuất xứ hàng hoá: Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng Chất lượng Hàng hoá xuất khẩu và xuất xứ hàng hoá   CuongTB@moit.gov.vn c) Phòng Dệt - May và Da – Giày: Bà Ngô Thu Hương, Trưởng phòng Dệt may và Da giày   HuongNT@moit.gov.vn d) Văn phòng TBT: Bà Đỗ Thị Thu Hương, Trưởng Văn phòng TBT     HuongDT@moit.gov.vn đ) Văn phòng SPS: Ông Phạm Quang Minh, Trưởng phòng SPS    MinhPQ@moit.gov.vn e) Phòng Quản lý các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu: Ông Ngô Thành Rũa, Trưởng phòng Quản lý các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu  RuaNT@moit.gov.vn g) Phòng Nông - Lâm - Thuỷ sản và Thủ công mỹ nghệ: Bà Dương Phương Thảo, Trưởng phòng Nông - Lâm - Thuỷ sản và Thủ công mỹ nghệ ThaoDP@moit.gov.vn    0904.153543 3.3. Các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Các phòng quản lý xuất - nhập khẩu có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công thương. Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Hà Nội; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Hải Phòng; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Lạng Sơn; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Quảng Ninh; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Đà Nẵng; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Đồng Nai; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu khu vực Vũng Tàu; Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu Bình Dương. 3.4. Vụ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng; Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại điều 2 và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây: a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt của Vụ; b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của vụ Phó Vụ trưỏng, Trưởng phòng và Công chức của Vụ; c) Thừa lênh Bộ trưởng lý một số văn bản để trả lời; giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ. d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ; đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ; e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản đước giao theo phân cấp của Bộ. 3.5. Nội quy của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Vụ a. Thực hiện nếp sống văn minh, phong cách giao tiếp lịch sự, hòa nhã; Phải đeo thẻ công chức khi ra, vào cơ quan Bộ và trong giờ làm việc. b. Giữ gìn vệ sinh cơ quan, bảo đảm môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. c. Đi làm đúng giờ theo quy định của Nhà nước. Trường hợp càn làm việc muộn ngoài giờ hành chính phải thông báo cho bộ phận bảo vệ. d. Sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm, chống lãng phí; không được mang tài sản công ra ngoài Bộ nếu chưa được sự đồng ý của Lãnh đạo Văn phòng và chưa báo cho bộ phận bảo vệ biết để vào Sổ nhật ký thường trực. e. Trong giờ làm việc người cuối cùng ra khỏi phòng phải tắt điện chiếu sáng và khóa cửa; hết giờ làm việc phải kiểm tra, tắt nguồn điện của tất cả các thiết bị điện và khóa cửa phòng làm việc. 4. Các hoạt động và thành tích đã đạt được trong năm 2008 Năm 2008, Văn phòng Bộ tiếp tục hoàn thiện và ổn định về tổ chức nhân sự các tổ chức Đảng, Công đoàn cũng như các Phòng, Ban thuộc Văn phòng. Văn phòng Bộ cũng đã chủ trì xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quyết định của Bộ nhằm đưa các hoạt động của Bộ đi vào nề nếp. Trụ sở làm việc cơ quan Bộ tại 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã nhanh chóng được hoàn thiện để sắp xếp ổn định chỗ làm việc cho các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ. Đây là một công việc rất lớn của Văn phòng Bộ trong năm 2008. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và sự biến động về tổ chức, nhân sự từ cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, Văn phòng Bộ Công Thương đã nhanh chóng ổn định tổ chức và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành công chung của Bộ Công Thương. Công tác tổng hợp, tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Bộ đã có những chuyển biến tích cực, hỗ trợ ngày càng tốt hơn trong việc tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Bộ cũng như trong việc đôn đốc, thực hiện chương trình công tác của Bộ và xử lý công việc chung của Văn phòng. Công tác cải cách hành chính đã bám sát tình hình thực tế và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc rà soát thủ tục hành chính, niêm yết thủ tục hành chính, triển khai đề án "một cửa" được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổ Công tác Trung ương (Đề án 30), góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong những năm tới. Việc đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng ISO là cơ sở cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa bộ máy hành chính nhà nước, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ và nề nếp làm việc của Cơ quan Bộ. Việc triển khai xây dựng trang web về cải cách hành chính có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề để triển khai quy chế cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong năm 2009. Công tác báo chí của Bộ đã cố gắng bám sát mục tiêu của Bộ, phản ánh thông tin kịp thời hoạt động của Bộ, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ trong từng thời kỳ. Công tác văn thư, lưu trữ được thực hiện tốt, hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị thực hiện tốt công tác chuyên môn. Việc áp dụng tin học hóa trong công tác quản lý văn bản đến, văn bản đi và văn bản lưu trữ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống văn bản của Văn phòng Bộ. Công tác Lễ tân đã có sự phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Bộ từ việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài vào làm việc và đàm phán, ký kết và tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn. Các công việc được thực hiện theo đúng quy trình. Các nghi lễ đối ngoại khác trong các ngày lễ, tết, kỷ niệm quốc khánh đối với các nước có quan hệ ngoại giao và hợp tác với Bộ được thực hiện đúng quy định. Công tác quản trị, bảo vệ, xây dựng trụ sở Bộ và quản lý sử dụng ô tô đã có chuyển biến tích cực. Cán bộ Văn phòng tham gia công tác phục vụ và lái xe luôn có thái độ nhiệt tình, trách nhiệm, đảm bảo văn hóa công sở. An ninh trật tự Cơ quan Bộ được bảo đảm, nhiệm vụ xây dựng trụ sở được hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp chặt chẽ của các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, của Đảng ủy, Công đoàn Công Thương, Công đoàn Cơ quan Bộ và của chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể trong Văn phòng. Tập thể Lãnh đạo Văn phòng luôn quán triệt và bám sát các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trong quá trình thực hiện công việc, đồng thời tuân thủ triệt để các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục các nhiệm vụ được giao. Với những kết quả đã đạt được trong năm 2008, Văn phòng Bộ đã được Lãnh đạo Bộ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho Văn phòng Bộ. Nhiều tập thể, cá nhân của Văn phòng Bộ được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, Tập thể xuất sắc, Tập thể tiên tiến, Lao động tiên tiến. Phần 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU Trong quá trình thực tập ở Vụ xuất nhập khẩu, được làm việc trong môi truờng quản lý nhà nước đã giúp em có thêm những hiểu biết về các mặt ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đó là hàng nông sản. Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng không ngừng mở rộng, đến nay nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang 4 thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng EU cũng là thị trường tiêu dùng cực kỳ khó tính với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật rất ngặt nghèo nhiều khi trở thành những rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Bởi vậy, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU vẫn chỉ ở mức độ khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng thị trường và lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên EU là thị trường rộng lớn và còn là một cộng đồng kinh tế mạnh, một trung tâm văn hoá lâu đời của nhân loại. Do vậy khả năng tiêu thụ nông sản ở thị trường này là rất lớn. Xuất phát từ những vấn đề trên, em xin đi vào nghiên cứu vấn đề : “ Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU”. Chương I: Thị trường nông sản thế giới và tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam *Khái niệm về hàng nông sản của FAO Theo phân loại của FAO, hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng khác nhau, như nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm thịt, nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm,…Trong mỗi nhóm hàng lại bao gồm nhiều mặt hàng và những tên hàng cụ thể: Nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, bao gồm các sản phẩm chủ yếu như: cà phê, ca cao, chè, đường, chuối, các loại hoa quả có múi, hạt tiêu, … Nhóm hàng ngũ cốc và sắn, bao gồm: lúa mì, lúa gạo, các loại ngũ cốc hạt thô (ngô, bo bo, kê,…) và sắn. Nhóm hàng thịt, bao gồm các sản phẩm chủ yếu như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gia cầm và các loại thịt khác. Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, bao gồm các sản phẩm chủ yếu như: các loại hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng dương,…),các loại dầu thực vật cà chất béo (dầu đỗ tương, dầu cọ, dầu cải, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu dùa, dầu hạt bong, dầu lanh, …, và các loại dầu từ sinh vật biển (gồm cả các sản phẩm cá), các sản phẩm từ dầu ( khô dầu đậu tương, khô dầu hướng dương, khô dầu cải, khô dầu cọ, bột đậu tương,bột cá,…) Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa, bao gồm: bơ, pho mát và các sản phẩm làm pho mát, sữa đặc, sữa bột và các sản phẩm khác. Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô, bao gồm: bong, đay, sợi sisal, cao su thiên nhiên, các loại da thú… I/ Tình hình thị trường nông sản thế giới trong những năm gần đây 1.Tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến theo chiều hướng khác nhau: kinh tế thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận, giá dầu thô, giá vàng tăng cao; đồng USD mất giá mạnh so với đồng EURO, đồng bảng Anh, yên Nhật; kinh tế Mỹ suy thoái mạnh do tác động thị trường nhà đất và thị trường cho vay thế chấp kéo theo sự chao đảo trên thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ, GDP của Mỹ trong cả năm 2007 chỉ tăng khoảng 2%; Bên cạnh đó, thiên tai và bất ổn chính trị cục bộ ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã gây ra thiệt hại lớn đối với nhiều nền kinh tế. Theo ông Nehru - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á - bộ mặt kinh tế thế giới trong thời gian gần đây có 4 điểm nổi bật, cần lưu ý như sau: - Tốc độ tăng trưởng chậm lại của các quốc gia có thu nhập cao sẽ khiến tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển bị chậm lại, song vẫn ở mức cao- ngay cả khi kinh tế Mỹ bị suy thoái. - Biến động của thị trường tài chính đã dẫn đến việc thắt chặt hơn các điều kiện cho vay tín dụng. Hoạt động tín dụng sẽ nằm trong tầm kiểm soát, song không thể không tính đến trường hợp xấu nhất. - Giá lương thực có khả năng vẫn giữ ở mức cao. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến những người nghèo không làm nông nghiệp và lạm phát ở các nước đang phát triển. Ông Nehru cho rằng đây là một tình huống “bất bình thường”: Giá năng lượng, phân bón và xu hướng sử dụng năng lượng sinh học ở Mỹ - Latin tăng nhanh; trong khi đó, cung lương thực không tăng đáng kể đã đẩy giá lương thực tăng cao: từ năm 2002 – 2008, giá ngũ cốc đã tăng gần 200%. Theo ông Nehru, để bình ổn giá lương thực, phải duy trì nguồn cung ổn định và ứng dụng kỹ thuật canh tác mới để tăng năng suất, song việc này có thể mất nhiều năm. - Theo dự báo, hầu hết các nước đang phát triển đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, một số nước dễ bị ảnh hưởng bởi dòng vốn ngược hoặc chịu tác động của việc giá lương thực tăng cao. Về vấn đề này, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý Việt Nam khi thu hút các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài cần phải hướng đến dòng vốn dài hạn hơn là ngắn hạn để giảm thiểu tác động của dòng vốn ngược. 2.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới với thị trường nông sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Thị trường nông sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố căn bản của cung cầu như sản xuất, dự trữ, tiêu dùng và các yếu tố nhạy cảm khác như tỷ giá, chính sách, giá dầu, diễn biến thời tiết… Khủng hoảng của thị trường tài chính, tín dụng đã lan sang các thị trường khác trong đó có thị trường nông sản dẫn đến suy giảm giá khác nhau tùy từng ngành hàng. Đối với ngành hàng cây công nghiệp thì giá cả biến động khá nhạy cảm phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là có nhân tố đầu cơ của các quỹ đầu tư.  Như vậy, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính mạnh nhất đến các mặt hàng cây công nghiệp, như cao su, cà phê. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sản thế giới. Tháng 10/2008 so với tháng 5/2008, đồng USD lên giá đến 23% so với đồng Euro. Do Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn, và các nước xuất khẩu nông sản khác chủ yếu cũng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế, và thị trường EU là một thị trường nông sản quan trọng do đó giá hàng nông sản khi vào EU trở nên đắt tương đối, làm giảm cầu gây sức ép làm giảm giá nông sản. Mức giảm hiện nay của một vài mặt hàng so với những tháng giữa năm 2008 như sau, giá cao su thế giới giảm đến 31%-39% tùy chủng loại, cà phê giảm 15% đối với Arabica và 27% đối với Robusta… Nhìn chung, ảnh hưởng của khủng hoảng đến thị trường hàng nông sản thế giới không lớn đối với hầu hết các mặt hàng. Các mặt hàng chịu tác động lớn hơn như ngô, đậu tương, thịt bò, quả ôn đới, hoa quả nhiệt đới, cao su, bông.Tuy nhiên,mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào các vấn đề như tỷ giá hối đoái, chính sách của các chính phủ và khả năng giải puyết các vấn đề tín dụng cho nhu cầu nhập khẩu. Rất nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam chịu tác động từ hiệu ứng domino của cơn khủng hoảng tài chính thế giới như cao su, cà phê, điều, hạt tiêu, gạo. Song, sự giảm giá này còn là do nhiều yếu tố khác, như một số sản phẩm chuẩn bị bước vào thời kỳ thu hoạch (cà phê), hoặc hết hàng do đã cuối vụ (hạt tiêu) hay mức giá giảm đã kéo dài từ trước đó (gạo).  Năm 2008,nông nghiệp Việt Nam chịu tác động của rất nhiều yếu tố bất lợi: thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh hoành hành; giá đầu vào tăng cao khiến nhiều mặt hàng xuống dưới mức giá thành như lúa gạo, cá tra, ba sa, sản phẩm chăn nuôi...Trong quý IV năm 2008, giá nông sản thế giới đã giảm đột biến, so với quý III giá cà phê giảm 32%, lúa mì 30%, bông 27%, đường 15%, cao su 50%, ca cao 29%.Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tháng 10 giảm 7,4% so với tháng 9, tháng 11 chỉ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12% so với tháng 10. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 giảm gần 32% so với tháng 7 - tháng kim ngạch xuất khẩu nước ta đạt mức kỷ lục 1,75 tỷ USD. Điều này làm cho thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam bị co hẹp, gây nên tình trạng ứ đọng, không kích thích nông dân sản xuất, nhất là trong vụ đông xuân và vụ xuân sắp tới. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, xuất khẩu giảm do sức cầu tại các thị trường lớn suy giảm. Cụ thể, các thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là những nước có nền kinh tế phát triển, có sức tiêu thụ lớn nhất hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nhưng kinh tế lại đang lâm vào khủng hoảng và suy thoái nên nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu hàng hoá bị sụt giảm. Thứ hai, xuất khẩu giảm do khả năng thanh toán bị hạn chế. Xuất khẩu nông sản đang gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến việc thanh toán quốc tế gặp khó khăn. Hệ thống ngân hàng ở các nước Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…đều đang có vấn đề về khả năng thanh khoản nên việc cho vay và bảo lãnh tín dụng cho các nhà nhập khẩu bị thu hẹp. Thậm chí, nhiều ngân hàng chưa đến mức khó khăn, nhưng do niềm tin bị suy giảm hoặc vì mục tiêu thu hồi bớt các khoản vay nên cũng đã hạn chế cho vay hoặc bảo lãnh nhập khẩu. Từ tháng 9/2008, nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên thế giới rơi vào tình trạng khan hiếm về nguồn vốn và giảm khả năng thanh toán, dẫn đến việc khách hàng trì hoãn thực hiện các hợp đồng đã ký, chậm trả tiền hàng các hợp đồng đã ký và yêu cầu giảm giá trong các hợp đồng xuất khẩu nông sản năm 2009. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, chè, thủy sản, cà phê. Thứ ba, xuất khẩu giảm do suy giảm đầu cơ của các quỹ. Thị trường giao dịch nông sản quốc tế đã có sự thay đổi về cơ cấu, các quỹ đầu tư đã tham gia ngày càng sâu với quy mô lớn vào thị trường. Luồng tài chính từ các quỹ cũng tăng dần và đến mức có thể chi phối cung, cầu trong từng thời điểm nhất định. Sự đầu tư của các quỹ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, kinh tế suy thoái làm các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư nông sản và có xu hướng chuyển đầu tư sang thị trường tiền tệ, dẫn đến giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn, làm giá giảm đột ngột. Thứ tư, xuất khẩu giảm do tác động của tỷ giá. Đa số các nước xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam đều thu về bằng USD nên giảm giá nông sản tính theo USD đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập xuất khẩu. Mặt khác, trong thời gian vừa qua, các nước xuất khẩu nông sản lớn trên thị trường thế giới có các mặt hàng nông sản mũi nhọn như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Brazil, Colombia…đều đã giảm mạnh. II.Thực trang sản xuất nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây 1.Đánh giá chung tình hình sản xuất nông sản và xuất khẩu nông sản của Việt Nam: Việt Nam là một đất nước có nhiều đồng bằng, sông suối khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp. Khi đánh giá về thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất khẳng định thành công lớn nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong quá trình đổi mới về kinh tế, nông nghiệp là lĩnh vực đạt được những thành tựu hết sức to lớn.Liên tục trong nhiều năm, sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 4,5%/năm. Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng. Bên cạnh việc coi trọng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản được coi là một trong những định hướng chiến lược của phát triển nông nghi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5707.doc