Lời giới thiệu
B- Phần nội dung
I-Hợp đồng mua bán hànghoá với thương nhân nước ngoài
1/Khái niệm và đặc điểm
2/Các điều kiện để hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài có hiệu lực
3/Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương
4/Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương
II- Vụ kiện về việc người nhập khẩu chậm trả tiền hàng
1/ Tóm tắt vụ kiện
2/Phân tích quyết định của trọng tài
3/ Bình luận và luư ý
C-tài liệu tham khảo
Luật kinh tế của trườn ĐHQL&KD
Tìm hiểu luật thương mại V
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vụ kiện kinh tế giữa Công ty Kasumi (Nhật Bản) văn phòng đặt tại Việt Nam với Công ty TNHH Mai Hoa & Công ty Cổ phần Thành Kính về việc chậm trả iền hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam
Một số trang web
Lời giới thiệu
Các hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.Với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên quy mô toàn thế giới diễn ra ngày càng sâu sắc, xuất hiện ngày càng nhiều những hình thức hợp tác quốc tế mới lạ và phức tạp.Trao đổi hàng hoá là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất trong các hoạt động kinh tế đói ngoại và để dánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và chỗ đứng của quốc gia đó trên thị trường quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng trong buôn bán ngoại thương nên em đã chon đề tài về vụ kiện kinh tế giữa” Công ty Kasumi(Nhật Bản) có văn phòng đặt tại Việt Namvới công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính về việc chậm trả tiền hàng”. Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi con nhiều sai sót mong thày giáo và các bạn góp ý thêm để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần nội dung
I-Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
1/Khái niệm và đặc điểm:
Theo điều 80 luật thương mại khái niệm khái quát hợp đồng mua bán ngoại thương: là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương:
+ Chủ thể tham gia:là những thương nhân mang các quốc tịch khác nhau, quy chế thương nhân nước ngoài được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch,nếu thương nhân đó là một tổ chức(có hoặc không có tư cách pháp nhân)thì nó mang quốc tịch của quốc gia mà trên lãnh thổ của quốc gia đó nó đã được thành lập.
+ Đối tượng hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá,hàng hoá này phải tồn tại thực tế và có thể xác định được cũng như có thể di chuyển được từ nước này sang nước khác hoặc từ khu chế xuất vào thị trường nội địa.
+ Đồng tiền thanh toán:tuỳ theo toả thuận có thể đồng tiền của nước xuất khẩu,nhập khẩu hoặc nước thứ ba
+ Luật áp dụng: được điều chỉnh bằng:
Điều ước quốc tế: là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế mà trước hết và chủ yếu là giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý bắt buộc để xác định, thay đổi hoặc huỷ bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau
Khi không có điều ước quốc tế hoặc có những điều ước quốc tế song không quy định hoặc quy định không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, các chủ thể của hợp đồng buộc phải dựa vào luật pháp của một quốc gia nhất định để giải quyết những vấn đề phát sinh
+ Tập quán thương mại quốc tế: là những thói quen thương mại được lặp di lặp lại trong một thời gian dài được nhiều nước công nhận và áp dụng rộng dãi trong những hoạt động thương mại nhất định. Thông thừơng thói quen thương mại được công nhận là tập quán thương mại quốc tế khi đáp ứng được 3 yêu cầu sau:
* Thói quen phổ biến, được áp dụng thường xuyên và có tính ổn định
* Thói quen duy nhất về từng vấn đề, ở từng địa phương,từng quốc gia hay từng khu vực
* Thói quen có nội dung cụ thể, rõ ràng, dựa vào đó có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên
Tóm lại các bên có thể thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ hợp đồng nếu tập quán đó không trái với những nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam.
2/ Các điều kịên để hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài có hiệu lực.
Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài sau khi được ký kết hợp pháp có hiệu lực bắt bựôc đối với các bên.Nói cách khác các bên phải thực hiện mọi cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng,nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật.
Điều 81 Luật thương mại quy định những điều kiện sau đây để hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực:
1.Chủ thể của hợp đồng phải đủ tư cách pháp lý.
2.Đối tượng mua bán hợp đồng phải là hàng hoá được phép mau bán theo pháp luật của nước bên mau và nước bên bán.
3.Hợp đồng mua bán ngoại thương phải có những nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật Việt Nam
4.Hợp đồng mua bán ngoại thương phải được lập thành văn bản.
3.Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương có thể được giao kết thông qua nhiều hình thức:giao kết bằng lời, bằng hành vi cụ thể hoặc bàng văn bản.Song theo pháp luật Việt Nam hợp đồng mua bán ngoại thương bắt buộc phải được thành lập bằng văn bản thì mới có hiệu lực pháp lý,Điều 81 khoản 4 Luật thương mại.Mọi giao kết thông thường qua lời nói hay hành vi cụ thể không làm cho hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia.
4.Nội dung của hợp đông mua bán với thương nhân nước ngoài
Gồm các điều khoản sau:
Tên hàng hoá:cần được thể hiện chính xác trong hợp đồng nhằm tránh những hiểu lầm do sụ khác biệt về ngôn ngữ hoặc tập quán của bên mua và bên bán
Số lượng: định lượng theo thoả thuận của các bên phù hợp với đặc trưng của hàng hoá.
Chất lượng hàng hoá:thường bao gồm các thoả thuận của bên mua và bên bán liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá,bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên khi hành hoá không đảm bảo yêu cầu chất lượng đã thoả thuận.Những thoả thuận này phải phù hợp với các quy định của cả nước bên mua và bên bán về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính quốc gia và những tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà sản xuất hàng hoá đã đăng ký với cơ quan và nhà nước có thẩm quyền.Có nhiều cách xác định chất lượng chất lượng hàng hoá:
+ Dựa vào mẫu hàng hoá
+ Dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp hàng hoá
+ Dựa vào quy cách hàng hoá
+ Dựa vào tài liệu kỹ thuật
+ Dựa vào hàm lượng của các chất chủ yếu trong hàng hoá
Giá cả:người bán có trách nhiệm chuyển giao sở hũư hàng hoá đúng thời gian, địa điểm, đúng số lượng, chất lượng cho người mua và người mua có nghĩa vụ tương đương thanh toán giá cả cho người bán.Đồng tiền tính giá có thể được tính bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc một nước thứ ba do hai bên thoả thuận.
Thời gian,địa điểm, và điều kiện cơ sở giao nhận hàng:
+ Địa điểm giao hàng:thương là một địa điểm cụ thể do hai bên thoả thuận: nơi sản xuất chế tạo ra hàng hoá,trụ sở,ga tầu,cảng biển..
+ Thời gian giao hàng:là một thời điểm hoặc một thời hạn mà trong thời gian đó việc giao nhận hàng phải được hoàn tất
+ Điều kiện cơ sở giao hàng:do các bên tham gia hợp đồng tự do thoả thuận:giao hàng tại xưởng, giao hàng dọc mạn tàu, giao hàng lên tàu..khi xuất khẩu người ta thường dùng FOB, khi nhập khẩu người ta thường dùng giá CIF
Phương thức và chứng từ thanh toán: bên mua và bên bán nên lựa
chọn những phương thức thanh toán thích hợp:thanh toán bằng trao đổi hàng hoá, thanh toán bằng tiền mặt,thanh toán trước..hiện nay hình thức được áp dụng rỗng rãi nhất trong mau bán hàng hoá quốc tế là thanh toán bằng thư tín dụng(L/C).
II- Vụ kiện ngừi nhập khẩu chậm trả tiền hàng
Vụ kiện:công ty Kasumi(Nhật Bản) có văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam (bên nguyên đơn) kiện hai doanh nghiệp Việt Nam là công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ phần Thành Kính (bên bị đơn) về việc chậm trả tiền hàng
1/Tóm tắt sự việc:
Công ty Kasumi (Nhật Bản) ký hợp đồng xuất khẩu hàng cho công ty TNHH Mai Hoa Việt Nam, thanh toán sau khi bán được hàng thu được tiền tại Việt Nam. Công ty TNHH Mai Hoa nhập uỷ thác hàng đó cho công ty Cổ Phần Thành Kính. Sau khi bán hàng trong một thời hạn,do hợp đồng uỷ thác nhập khẩu quy định,công ty Cổ Phần Thành Kính trả tiền cho công ty TNHH Mai Hoa để công ty TNHH Mai Hoa thanh toán cho công ty Kasumi (Nhật Bản).
Công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính đã bán gần hết số lượng hàng nhập khẩu nhưng không thanh toán tiền cho công ty Kasumi (Nhật Bản). Ngày 05-12-1997, văn phòng đại diện của công ty Kasumi (Nhật Bản) đặt tại Việt Nam cùng với công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính ký biên bản thoả thuận ba bên với nội dung như sau:
Số tiền đã thu được sau khi bán hàng công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính Việt Nam phải trả cho công ty Kasumi(Nhật Bản) 10 lần trong vòng 10 tháng, mỗi tháng 35.466,00 USD bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1998.
Số tiền hàng bán chịu sau khi thu hồi được từ khách hàng địa phương thì công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính Việt Nam pảhi chuyển tiền ngay lập tức cho công ty Kasumi (Nhật Bản). Việc thu nợ và chuyển trả nợ cho công ty Kasumi (Nhật Bản) sẽ được công ty Kasumi (Nhật Bản) giám sát chặt chẽ.
Ba bên cam kết nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản của biên bản thoả thuận. Bất kỳ sự trì hoãn nào trong việc thực hiện không đúng bởi công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính Việt Nam thì công ty Kasumi (Nhật Bản) có quyền sử dụng các hình thức pháp luật để bảo vệ. Tranh chấp sẽ được gải quyết tại trọng tài Việt Nam.
Đến ngày 04-06-1998, công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính Việt Nam không thực hiện được các quy định của biên bản thoả thuậnba bên ngày 05-12-1997. Văn phòng đại diện của công ty Kasumi (Nhật Bản) đã khởi kiện ra trọng tài Việt Nam đòi công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính trả toàn bộ tiền hàng là 434.604.00 USD.
Nhận được hồ sơ kiện,công ty TNHH Mai Hoa (đồng bị đơn) giải trình như sau:
Công ty Cổ Phần Thành Kính là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu về các khoản nợ với công ty Kasumi (Nhật Bản), còn công ty TNHH Mai Hoa chỉ là nhà nhập khẩu, chỉ giúp làm thủ tục thanh toán đối ngoại.Công ty Kasumi(Nhật Bản) đã tham gia trực tiếp bán hàng trong nội địa Việt Nam cùng với công ty Cổ Phần Thành Kính, công ty TNHH Mai Hoa không tham gia bán hàng nên chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong vai trò của một nhà nhập khẩu uỷ thác. Công ty Cổ Phần Thành Kính có liên quan đến vụ án hình sự, giám đốc công ty Cổ Phần Thành Kính đã tham ô hàng chục tỷ đồng của công ty và bỏ trốn nên đề nghị trọng tài tạm đình chỉ thụ lý giải quyết vụ kiện.
Trong số tiền đòi nợ công ty Kasumi(Nhật Bản) chưa trừ đi số tiền hàng đã bán nhưng chưa thu được là 47.368.00 USD và trị giá hàng tồn kho là 32.576.00 USD.
Công ty Cổ Phần Thành Kính (đồng bị đơn) lập luận:
Giám đốc công ty Cổ Phần Thành Kính bị khởi tố với tội danh lùa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa đã bỏ trốn,tài sản của công ty Cổ Phần Thành Kính đã bị cơ quan có thẩm quyền kê biên nên đề nghị trọng tài tạm hoãn giải quyết vụ kiện.
Căn cứ vào hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với công ty TNHH Mai Hoa thì công ty Cổ Phần Thành Kính nhận thấy không có căn cứ để giám đốc nhân danh công ty Cổ Phần Thành Kính ký biên bản thoả thuận ba bên ngày 05-12-1997.
Tạo phiên họp xét xử của trọng tài, trưởng văn phòng đại diện của công ty Kasumi(Nhật Bản)đã xuất trình cho trọng tài Giấy uỷ quyền của công ty Kasumi, uỷ quyền cho ông giả quyết mọi vấn đề và yêu cầu trọng tài điều chỉnh thẩm quyền của ông tại phiên họp.
Cũng tại phiên họp xét xử công ty TNHH Mai Hoa trình bày bổ sung như sau:
+ Công ty TNHH Mai Hoa chỉ làm nhiệm cụ giao dịch đối ngoại,thu phí uỷ thác thì chấm dứt nghĩ vụ.
+ Văn phòng đại diện của công ty Kasumi(Nhật Bản) tại Việt Nam không có tư cách ký kết hợp đồng theo quy đinh của pháp luật Việt Nam, nhưng đã trực tiếp ký kết với công ty Cổ Phần Thành Kính - người không được giao ký kết hợp đòng với các tổ chức nước ngoài, nên công ty TNHH Mai Hoa không chịu trách nhiệm trả nợ tiền hàng mà người chịu trách nhiệm là công ty Cổ Phần Thành Kính.
2/ Phận tích và quyết định của trọng tài
a)Bản chất của sự việc và nghĩa vụ trả tiền hàng cho người xuất khẩu:
Trên thực tế công ty Cổ Phần Thành Kính Việt Nam muốn nhập hàng của công ty Kasumi(Nhật Bản) để bán trên thị trường Việt Nam, nhưng công ty Cổ Phần Thành Kính khi đó không có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho nên đã uỷ thác nhập khẩu cho công ty TNHH Mai hoa Việt Nam. Công ty TNHH Mai Hoa đã ký kết hợp đồng nhập khẩu với công ty Kasumi(Nhật Bản). Hàng về Việt Nam công ty TNHH Mai Hoa đã nhận hàng và giao hàng đó cho công ty Cổ Phần Thành Kính. Như vậy, công ty Kasumi(Nhật Bản) đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng cho nên có quyền đòi công ty TNHH Mai Hoa trả tiền hàng.Công ty TNHH Mai Hoa là người trực tiếp ký hợp đồng nhập khẩu với công ty Kasumi (Nhật Bản) nên phải có nghĩa vụ thánh toán tiền hàng cho công ty Kasumi. Còn công ty Cổ Phần Thành Kính người ký hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với công ty TNHH Mai Hoa thì công ty Cổ Phần Thành Kính phải trả tiền hàng cho công ty TNHH Mai Hoa. Công ty Cổ Phần Thành Kính không có nghĩa vụ thánh toán tiền hàng trực tiếp cho công ty Kasumi(Nhật Bản), trừ khi có thoả thuận hợp pháp khác .
Trọng tài không chấp nhận ý kiến giải trình của công ty TNHH Mai Hoa rằng công ty TNHH Mai Hoa chỉ làm giúp thủ tục thanh toán đối ngoại, còn công ty Cổ Phần Thành Kính là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc trả tiền hàng cho công ty Kasumi (Nhật Bản),và rằng công ty TNHH Mai Hoa chỉ làm nhiệm vụ giao dịch đối ngoại , thu phí uỷ thác xong thì chấm dứt nghĩa vụ bởi vì không có bằng chứng hợp pháp nào chứng minh cho những điều giải trình này.
b/ Giá trị pháp lý của biên bản thoả thuận ba bên ngày 05-12-1997
Biên bản thảo thuận ký ngày 05-12- 1997 giữa văn phòng đại diện của công ty Kasumi(Nhật Bản) đặt tại Việt Nam với công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính theo pháp luật Việt Nam là không có hiệu lực vì các lý do sau:
Văn phòng đại diện của công ty Kasummi(Nhật Bản) đặt tại Việt Nam không có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại cũng như các thoả thuận nhằm thực hiện hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam( điều 18 Thông tư 03/TDNH-PC ngày 10- 02-1994,điều 42 Luật Thương mại Việt Nam 1997). Từ đó, văn phòng đại diện của công ty Kasumi (Nhật Bản) không được làm chủ thể để ký kết biên bản thoả thuận nhằm thực hiện hợp đồng xuất khẩu do chính công ty Kasumi(Nhật Bản) đã ký. Chỉ có công ty Kasumi(Nhật Bản)mới là chủ thể hợp pháp ký kết các văn bản bổ sung hoặc các biên bản nhằm thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký với công ty TNHH Mai Hoa.Thay mặt cho công ty Kasumi(Nhật Bản) là giám đốc hoăch người được giám đốc uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền.Trọng tài đã xem xét giấy uỷ quyền của giám đốc công ty Kasumi(Nhật Bản) uỷ quyền cho trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng không có sự uỷ quyền nào liên quan tới việc ký kết biên bản thoả thuận với công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính.
Công ty Cổ Phần Thành Kính Việt Nam không có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nên đã phải uỷ thác nhập khẩu cho công ty TNHH Mai Hoa Việt Nam, vì vậy công ty Cổ Phần Thành Kính không có thẩm quyền nhân danh mình ký kết biên bản thảo thuận nhằm thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu do công ty TNHH Mai Hoa đã ký.Từ đó, công ty Cổ Phần Thành Kính nhân danh mình ký biên bản thoả thuận ngày 05-12-1997 là không hợp pháp.
Nguyên đơn căn cứ vào biên bản thoả thuận ba bên ngày 05-12-1997 để khởi kiện công ty TNHH Mai Hoa và công ty Cổ Phần Thành Kính ra trọng tài đòi hai doanh nghiệp này trả tiền hàng,nhưng trọng tài kết luạn biên bản thoả thuận này không có hiệu lực, cho nên trọng tài không thể thoả mãn đơn kiện cho bên nguyên đơn.
3/ Bình luận và học rút ra
- Trong vụ kiện này, nguyên đơn căn cứ vào biên bản thoả thuận ba bên ngày 05-12-1997 để khởi kiện nên trọng tài ra quyết định như trên là đúng đắn.Tuy nhiên, nếu đứng tên nguyên đơn là công ty Kasumi(Nhật Bản) chứ không phải là văn phòng đại diện của công ty Kasumi(Nhật Bản) còn đơn khởi kiện căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu ký với công ty TNHH Mai Hoa (chứ không phải là căn cứ vào biên bản thảo thuận ngày 05-12-1997) thì trọng tài phải quyết định theo cách khác.Thiết nghĩ rằng, công ty Kasumi(Nhật Bản)khởi kiện trước hết căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu nên đây là nguyên đơn hợp pháp.Biên bản thoả thuận ngày 05-12-1997 là không có hiệu lực nên chỉ còn lại một căn cứ là hợp đồng xuất nhập khẩu giữa công ty Kasumi(Nhật Bản) và công ty TNHH Hoa Mai. Từ đó công ty Cổ Phần Thành Kính bị loại khỏi danh sách bị đơn , bên bị đơn còn lại chỉ còn công ty TNHH Mai Hoa, cho nên công ty TNHH Mai Hoa buộc phải chịu trách nhiệm trả tiền hàng cho công ty Kasumi(Nhật Bản).Từ đây rút ra rằng công ty nào ký hợp đồng và sau đó nhân danh mình khởi kiện thì nguyên đơn mới được coi là hợp pháp.Còn công ty đứng ra ký hợp đồng nhưng sau đó văn phòng đại diện cuả công ty này đứng ra khởi kiện thì nguyên đơn trong vụ kiện này sẽ không hợp pháp, tức văn phòng đại diện không có tư cách dứng tên nguyên đơn.
- Dù ngưòi uỷ thác nhập khẩu trực tiếp đàm phán thương lượng nội dung hợp đồng nhập khẩu với người xuất khẩu nước ngoài nhưng khi người nhận uỷ thác nhập khẩu đã ký hợp đồng với người xuất khẩu đó với tư cách là người nhập khẩu thì người nhận uỷ thác nhâph khẩu phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng nhập khẩu.nếu vi pham phải tự mình chịu trách nhiệm trước người xuất khẩu nước ngoài chứ không thể bổ trách nhiệm cho người uỷ thác được vì không có bằng chứng.
kết luận
Qua vụ kiện trên đã cho em hiểu biết thêm về việc mua bán với thương nhân nước ngoài.Người ký hợp đồng trực tiếp phải có trách nhiệm với phia đối tác nước ngoài chứ không thể giao trách nhiệm đó cho người uỷ thác nhập khẩu được và phải lam đúng theo những cam kết mà các bên đã đưa ra.
Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không khỏi còn nhiều sơ sót mong thầy cô và các bạn góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0167.doc