Lời mở đầu
Quan hệ thương mại Việt Nam-EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách đổi mới mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng trong đó giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU nhiều nhất. Giày mũ da là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành da giày và EU c
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005 - 2006 & ảnh hưởng của nó đến các Doanh nghiệp…, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng là thị trường chủ lực của mặt hàng này.
Nhưng xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với kiện tụng tăng. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức vào WTO, đã hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp Việt Nam càng phải đối mặt với các tranh chấp thương mại. Có rất nhiều vụ kiện xảy ra cáo buộc hàng hoá Việt Nam bán phá giá như vụ kiện Việt Nam bán phá giá tôm, cá ba sa…và kết thúc thường là thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bị áp thuế chống bán phá giá.
Nhiều thị trường đang trở nên khó khăn bởi hàng rào kỹ thuật thương mại, trong đó có việc áp thuế bán phá giá đối với giày da có mũ da xuất khẩu từ Việt Nam vào EU. Vụ kiện chống phá giá của EU đã đến hồi kết thúc. Nhưng hết vụ kiện này không có nghĩa là không có vụ khác…Chính vụ kiện này đã tiêu biểu cho những chính sách cản trở tự do hoá thương mại, bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, đi ngược lại với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
Như vậy các vụ kiện chống bán phá giá đã trở thành một phần của thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu cũng như tìm cách phòng tránh, ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá hiện nay là vô cùng quan trọng. Nhận thấy tính cấp thiết của việc này, sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu em đã quyết định chọn đề tài:
“Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005-2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Việt Nam”
Đề án của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương:
Chương I: Diễn biến vụ kiện của EU với giày mũ da Việt Nam và động cơ đằng sau vụ kiện
Chương II: Phản ứng của các nước đối với vụ kiện và tác động của vụ kiện tới các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam
Chương III: Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Do thời gian nghiên cứu chưa được lâu và kiến thức còn hạn chế nên đề án của em không tránh khỏi những sai sót mong các thày cô góp ý để đề án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thày cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đặc biệt là Tiến sĩ Bùi Huy Nhượng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đề án này.
Chương I: Diễn biến vụ kiện của EU với giày mũ da Việt Nam và động cơ đằng sau vụ kiện
i. Diễn biến vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam
Vụ kiện do Liên minh Sản xuất giày da Châu Âu đứng đơn kiện 62 doanh nghiệp Việt Nam về việc bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da xuất khẩu sang EU.
Theo thống kê của Liên minh Châu Âu (EU), so với năm 2003, lượng giày sản xuất của EU năm 2004 giảm 10%, trong khi lượng giày xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng nhưng giá bán lại giảm khoảng 30% và bị cho là đã gây thiệt hại cho nghành công nghiệp da giày của EU.
Ngày 07/07/2005, Uỷ ban Châu Âu (EC) đã tuyên bố khởi kiện Việt Nam về việc bán phá giá các sản phẩm giầy dép được làm bằng da tự nhiên vào EU. Việc khởi kiện này do Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Châu Âu thực hiện. Con số bị kiện lên tới 121,7 triệu đôi, xấp xỉ 40% tổng số giày xuất khẩu từ Việt Nam, và chiếm 65% kim nghạch xuất khẩu sang EU.
Vụ kiện sẽ được điều tra trong vòng 15 tháng kể từ ngày thông báo và các biện pháp áp dụng tạm thời có thể được áp dụng không quá 09 tháng kể từ ngày thông báo. Trong thời hạn 06 tháng kể từ khi có kết luận và biện pháp tạm thời, các doanh nghiệp được quyền khiếu nại trước khi hội đồng ra quyết định cuối cùng.
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc đối mặt với vụ kiện này là EU chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Ngày 14/05/2005 do Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường nên EC đã quyết định chọn Brazil là nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính toán. Đại diện Hiệp hội da giày Việt Nam đã có ý kiến đến các chuyên gia của Tổng vụ Thương mại Châu Âu về việc chọn Brazil làm nước thay thế là không hợp lý. Bởi vì các điều kiện sản xuất của Brazil khác xa Việt Nam, các chi phí thường cao hơn rất nhiều. Theo các doanh nghiệp da giày Việt Nam , việc chọn Indonesia-một nước trong khu vực Đông Nam á, có các điều kiện sản xuất gần giống với Việt Nam là phù hợp hơn Brazil. Tuy vậy các doanh nghiệp Indonesia từ chối cộng tác với Hiệp hội da giày Việt Nam. May mắn là 05 doanh nghiệp giày của Thái Lan nhận lời làm tham chiếu trong vụ kiện này. Nhưng EU lại dội một gáo nước lạnh khi phớt lờ ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam chọn Thái Lan là nước tham chiếu.
Ngày 18/07/2005 EU đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam khai thông tin cần thiết về doanh nghiệp như: địa chỉ, doanh số, các hoạt động của doanh nghiệp trong việc sản xuất các sản phẩm có liên quan...Việc cung cấp thông tin là rất cần thiết vì nó cho thấy doanh nghiệp đồng ý về việc có thể được lựa chọn để điều tra mẫu. Nếu không, EC sẽ dựa vào thông tin có sẵn do nguyên đơn cung cấp để điều tra, điều này sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Tính đến ngày 1/8/2005, đã có 115 doanh nghiệp Việt Nam khai và gửi mẫu điều tra thông tin sang EU.
Tiếp đó, Uỷ ban Châu Âu (EC) thông báo sẽ cử 02 nhóm chuyên gia gồm 04 người vào Việt Nam để điều tra trực tiếp các doanh nghiệp được lựa chọn trong vụ kiện. Theo cách làm việc của EU, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đưa danh sách các công ty vào nhóm mẫu điều tra. Tuy nhiên, bày tỏ thái độ tôn trọng nước xuất khẩu, EU đã để cho Việt Nam giới thiệu danh sách những doanh nghiệp trong nhóm mẫu để kiểm tra.
Từ ngày 19/09/2005 đến ngày 14/10/2005, các chuyên gia EU tiến hành điều tra tại chỗ 08 công ty đã được lựa chọn trong vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng giầy mũ da vào thị trường Châu Âu. Các công ty thuộc diện điều tra của EC bao gồm: Công ty Pou Yuen Việt Nam, Công ty Pou Chen Việt Nam, Công ty Taekưang Vina, Công ty liên doanh Kainan, Công ty giày 32, Công ty Dona Biti’s, Công ty xuất khẩu Bình Tiên, Công ty giày da Hải Phòng. Trong thời gian này các doanh nghiệp phải có số liệu chứng minh rằng đã đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường, để chứng minh không bán phá giá. Trong giai đoạn đầu của vụ kiện này các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự hợp tác rất tốt đối với EU.
Trong quá trình điều tra, đoàn công tác yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh được tất cả các khoản chi tiêu của công ty từ việc xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất, trả lương công nhân, thực hiện chính sách đối với lao động đến chi phí sản xất trong kinh doanh...Sau khi xác định được giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải chứng minh là không bán phá giá vào thị trường EU. Hầu hết các doanh nghiệp đã chứng minh rằng họ chỉ chủ yếu tham gia gia công cho nước ngoài, không thể quyết định được giá bán sản phẩm, do vậy không thể coi là có hành vi bán phá giá vào EU.
Sau gần hai tháng kiểm tra trực tiếp 08 doanh nghiệp da giày Việt Nam, EC đã không công nhận 08 doanh nghiệp này đạt được các tiêu chí liên quan đến nền kinh tế thị trường. Đại diện lâm thời của EC tại Việt Nam cho biết qua cuộc điều tra này cho thấy những bằng chứng về sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất dày gia ở Việt Nam, ví dụ như thuê đất không theo giá thị trường, giảm thuế hoặc miễn thuế, ưu đãi tín dụng...EU cho rằng các can thiệp của nhà nước như vậy là không hợp với luật lệ của WTO.
Lúc này đã có nguồn tin EU sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam lên đến 20%, tức là tăng gấp 3 lần mức thuế hiện được áp dụng.
Ngày 17/03/2006, sau cuộc bỏ phiếu của giới chức thương mại 25 nước EU, trưởng cao uỷ thương mại EU, ông Madelson tuyên bố vẫn tiếp tục áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với giày mũ da Việt Nam như đã đề xuất. Ông cho biết sẽ kiên quyết theo đuổi kế hoạch đánh thuế, và sẽ yêu cầu Cao uỷ bỏ phiếu ủng hộ trong phiên họp tiếp theo. Kết quả bỏ phiếu cho thấy quan điểm trong chuyện này là rất khác nhau.
Lúc này, có hai khả năng có thể xảy ra: hoặc EU sẽ giữ nguyên quyết định như đã công bố tăng thuế lên 16,8%, hoặc sẽ bị áp hạn ngạch dựa trên kim ngạch xuất khẩu của năn 2004 và tăng thêm 15% mỗi năm.
Ngày 24/03/2006, bất chấp những quan điểm chia rẽ, sự phản đối từ một số nước thành viên, Liên minh Châu Âu cuối cùng tuyên bố chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày da nhập khẩu từ Việt Nam, giáng một đòn chí tử vào ngành giày Việt Nam. Mức thuế khởi đầu chỉ có 4,2%, nhưng giới hạn sau lên đến 16,8%, trước khi có một mức thuế cuối cùng được ban hành. Mức thuế này sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 7/4/2006.
Ngày03/06/2006, Cục quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại thông báo, Liên minh Châu Âu đã chính thức áp dụng mức thuế mới đối với giày da Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.
Ngày 05/07/2006, EC đề xuất EU áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam. Đây được xem như một giải pháp cho những bất đồng giữa EU và Việt Nam xung quanh vấn đề bán phá giá giày da. Theo đề xuất, EU sẽ áp dụng mức thuế bình thường 7,5% đối với 95 triệu đôi giày nhập khẩu từ Việt Nam. Mức thuế sẽ được xem xét điều chỉnh theo từng năm. Tuy nhiên, một khi vượt qua hạn ngạch này, da giày Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế phạt lên đến 29,5%. Đề suất này cần được thảo luận và được bộ trưởng thương mại các nước thông qua. Tuy nhiên nó không nhận được sự đồng tình từ các nước thành viên.
Lúc này Việt Nam vẫn phủ nhận việc giày da trong nước bán phá giá vào thị trường EU.
Trước tình hình đó đề xuất về hệ thống thuế trả chậm đã được đưa ra nhưng cũng không thành công vì gặp khó khăn về mặt pháp lý cũng như không được các nước thành viên EU ủng hộ.
Ngày 27/07/2006, Uỷ ban Châu Âu đưa ra kế hoạch mới về biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày sản xuất tại Việt Nam sau khi kế hoạch cũ không được các nước thành viên thông qua. Đề xuất mới, có tính tới nhu cầu về giày dép nhiều khi trái ngược nhau giữa các nước thành viên, yêu cầu đánh thuế chống bán phá giá là 10% với giày mũ da của Việt Nam. Mức thuế này sẽ được áp dụng trong 05 năm, thấp hơn khá nhiều so với mức sơ khởi 16,8% đưa ra hồi đầu năm.
Ngày 04/10/2006, với tỷ lệ đa số (13/12), Uỷ ban đại diện thường trực của 25 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua biểu thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó EU sẽ áp mức thuế đối với các sản phẩm giày da của Việt Nam là 10% thay cho mức tạm thời trước đó là 16,8%. Biện pháp này có hiệu lực từ 07/10/2006 và chỉ áp dụng trong vòng 02 năm, sau đó được xem xét lại, chứ không phải 05 năm như đề nghị ban đầu.
II. Động cơ đằng sau vụ kiện
Việc EU biểu quyết thuế chống bán phá giá lên giày mũ da của Việt Nam không nói lên nhiều về những vấn đề của nước ta, nhưng lại bộc lộ những điểm yếu nghiêm trọng về chính trị của EU: trì trệ, mâu thuẫn, bế tắc và mất cân bằng.
Thứ nhất nó đã thể hiện sự trì trệ của Châu Âu:
Ai cũng biết giày là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nếu như một công nhân ngành giày ở Trung Quốc hay Việt nam chỉ cần lương không đến 100USD/tháng, thì một công nhân ở Pháp hay ý lại có thể đòi ít nhất mỗi tháng 2000 USD. Nhưng năng suất thì chẳng có gì chênh lệch, thậm chí công nhân Trung Quốc hay Việt Nam còn làm ra nhiều sản phẩm hơn trong một thời gian. Hiển nhiên thấy rõ sự yếu kém về khả năng cạnh tranh của giày Châu Âu.
Vậy tại sao công nhân Châu Âu không chuyển sang những ngành khác mà thế giới vẫn phải mua của Châu Âu, ví dụ như công nghệ cao hay các ngành sử dụng nhiều vốn?
Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu, nhưng vẫn có những người không theo kịp sự chuyển đổi. Những công nhân của Pháp hay ý với hàng chục năm trong nghề giày cảm thấy khó khăn khi phải chuyển đổi sang nghề khác.
Thay vì dùng các biện pháp đào tạo và khuyến khích để nền kinh tế chuyển đổi sang những ngành có sức cạnh tranh cao hơn, thì nhiều chính phủ lại dùng bảo hộ để cố duy trì những ngành có sức cạnh tranh yếu kém. Một có gắng lội ngược dòng thời đại.
Thứ hai là đã xuất hiện những mâu thuẫn trong nội bộ EU:
Đầu tiên là giữa các quốc gia thành viên. Trong quá trình biểu quyết của 25 nước trong EU, có 12 nước (chủ yếu ở Bắc Âu) phản đối việc áp thuế, chỉ có 09 nước (chủ yếu là Nam Âu) như Tây Ban Nha, ý, Pháp hay Hungary biểu quyết áp thuế. Có 04 nước bỏ phiếu trắng, nhưng được EU tính là đồng ý áp thuế. Tiếp đến phải kể tới là mâu thuẫn giữa các tổ chức ngành nghề. Liên đoàn công nghiệp hàng thể thao Châu Âu (FESI) và Hiệp hội Ngoại thương Châu Âu (FTA) cực lực phản đối việc áp thuế. Các phân tích của FESI cho thấy áp thuế có thể làm tăng đến 25% giá giày ở Châu Âu và thậm chí các ngành công nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng xấu. Trong khi đó, Liên đoàn Công nghiệp giày Châu Âu (CEC) cố gắng trấn an dư luận là thuế sẽ không làm tăng giá giày, không làm giảm việc làm, và không ảnh hưởng đến quyền lựa chọn của người tiêu dùng.
Một mâu thuẫn nữa cũng phải kể đến là chính sách của Eu. Khi bắt đầu đề cập thuế chống phá giá, Cao uỷ Thương mại Châu Âu đã tuyên bố không áp dụng thuế lên giày của trẻ em để trẻ em không phải chịu giá giày tăng(chính ông đã công nhận là thuế sẽ làm tăng giá). Nhưng kết quả là tháng 10 EU đã quyết định áp thuế lên cả giày trẻ em.
Thứ ba, nó cũng thể hiện một sự bế tắc trong dài hạn:
Bế tắc thứ nhất đã thể hiện ở trên: Châu Âu không đủ năng động để chuyển đổi những ngành sản xuất kém khả năng cạnh tranh. Ngành giày Châu Âu không phải là ngành duy nhất kém khả năng cạnh tranh. Từ việc ngành giày thành công trong việc đòi hỏi được bảo hộ, đến lượt các ngành khác cũng nối bước đòi hỏi được bảo hộ.
Sự đổ vỡ của vòng đàm phán Doha là sự bế tắc chung của WTO, trong đó phải kể đến đóng góp của sự bế tắc trong những ngành cụ thể: không có khả năng cạnh tranh mà cũng không chấp nhận chuyển đổi.
Bế tắc thứ hai: việc áp thuế không thể giúp bảo hộ trong dài hạn. Giày của Trung Quốc và Việt Nam sẽ chuyển hướng sang các thị trường mà họ không bị áp thuế phá giá, ví dụ như Nhật và Mỹ. Trước tình hình đó, giày của Indonesia và vài nước khác sẽ rút bớt ra khỏi các thị trường trên để nhảy vào Châu Âu lấp chỗ trống do Trung Quốc và Việt Nam để lại. Liệu EU có thể diễn mãi màn "thuế chống phá giá" với các nước tiếp theo?
Trong các vòng luẩn quẩn này, tất cả đều thiệt. Người tiêu dùng mất đi những sản phẩm quen thuộc và giá thấp. Người sản xuất mất thêm chi phí để điều chỉnh và tiếp thị sản phẩm vào thị trường mới. Ai được lợi: những chính trị gia đại diện cho các nhóm lợi ích, đã thành công trong việc đưa ra một chính sách có lợi cho riêng nhóm mình.
Thứ tư, các quyết định đó cũng thể hiện sự mất cân bằng về chính trị:
Điều này thể hiện ở việc lợi ích của đông đảo người tiêu dùng ở Châu Âu bị hy sinh, do những tổ chức đại diện cho họ không mạnh bằng những tổ chức đại diện cho một nhóm thiểu số, đó là những người bị tụt lại phía sau trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới.
Khi những tổ chức đại diện cho thiểu số lại thắng thế, đó là bằng chứng hiển nhiên về sự mất căn bằng về chính trị của EU.
Những nước Bắc âu biết rõ áp thuế chống phá giá lên giày không những không công bằng cho công nhân Trung Quốc và Việt Nam, mà còn có hại cho người tiêu dùng của họ. Khi họ vẫn phải chấp nhận một quyết định như vậy, đo cũng là sự mất cân bằng về chính trị của EU.
Đó là chưa tính trường hợp nếu Trung Quốc áp dụng biện pháp trả đũa, cả những nước trong Eu đã bỏ phiếu phản đối thuế giày da cũng bị trả đũa lây. Trung Quốc đã là cường quốc thứ nhì thế giới, Trung Quốc có thể xâm nhập mọi thị trường, nhưng EU không dễ gì tìm được một thị trường nào khác hấp dẫn hơn Trung Quốc.
Đến thời điểm trước khi có nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì EU vẫn còn cơ hội để quyết định bãi bỏ thuế chống phá giá lên giày mũ da, để thúc đẩy việc khắc phục các yếu kém của chính mình. Đây là một quyết định chính trị khá khó khăn, nhưng có lợi cho EU nhiều hơn là cho Trung Quốc và Việt Nam.
Đã có quá nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nước đang phát triển. Người ta đã không ngần ngại gọi đích danh đó là những vụ kiện nhằm mục đích bảo hộ các ngành sản xuất ở các nước phát triển đã mất hẳn tính cạnh tranh. Vì thế sẽ khó có được sự công bằng trong phân xử các vụ kiện chống bán phá giá vì mục tiêu cuối cùng của nó không phải là sự công bằng mà là bảo hộ. Khối liên minh Châu Âu lo ngại cho rằng hàng hoá giá rẻ nhập khẩu từ Việt Nam tràn lan trên thị trường có thể đẩy các nhà sản xuất nội khối đến bờ vực phá sản.
EU biện hộ rằng không có ý định lợi dụng công cụ bảo vệ thương mại để bảo hộ cho các nhà sản xuất Châu Âu. Tuy nhiên họ cho rằng cần phải phân biệt rạch ròi cái gì là cạnh tranh gắt gao và cái gì là cạnh tranh không bình đẳng. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy mục đích của EU là muốn nâng thuế giầy nhập khẩu lên. Quyết định của EU hoàn toàn mang tính chất chính trị và chống lại những người tiêu dùng. Giày dép Việt Nam xuất khẩu có đến 80% là các công ty nước ngoài gia công tại đây. Mà công ty nước ngoài thì rõ ràng không được chính phủ Việt Nam bảo hộ về giá cả.
Trong quá trình điều tra EU tiến hành rất nhiều việc gây bất lợi cho Việt Nam. Khi đã xác định được đối tượng quyết định giá da giày xuất sang EU là thương lái (trader) thì Ec lại kiện nhà sản xuất. Có doanh nghiệp chưa bao giờ làm giày hoặc không xuất khẩu vào EU cũng bị kiện. EC áp dụng các luật lệ của WTO vào vụ kiện này trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Khi cho rằng các nước bị kiện trợ cấp cho ngành da giày họ không nghĩ rằng ngay ở EU một con bò cũng được trợ cấp 07 euro. Nghĩa là một tổ chức vẫn tồn tại sự bảo hộ lại đi kiện một nước mà không chắc chắn có sự bảo hộ. Không phải ngẫu nhiên mà EU chọn Brazil như là nước thay thế để tính giá trị thông thường. Sự lựa chọn này bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi điều kiện kinh tế của Brazil cao hơn nhiều so với Việt Nam. Điều này là có lợi cho EU.
Một bất lợi lớn của Việt Nam trong vụ kiện này là cùng bị kiện với Trung Quốc. EU chủ yếu nhằm đến hàng giày dép rẻ tiền của Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam. Kể từ khi xoá hạn ngạch, số lượng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên tới 700%. Vị trí thị phần của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Việt Nam và do đó đích ngắm của EU đối với trung Quốc cũng lớn hơn.
Chương II: Phản ứng của các nước đối với vụ kiện và tác động của vụ kiện tới các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam
I.Phản ứng từ các nước đối với vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam
1.Phản ứng của Việt Nam
Trước đây EU dành chế độ ưu đãi hàng hoá cho Việt Nam xuất khẩu sang với mức thế giày dép là 4,4%(trong khi của Trung Quốc là 8,5%), nhưng nay EU lại kiện, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng.
Ngay từ khi có thông tin về vụ kiện phía Việt Nam đã khẳng định không bán phá giá giày da vào thị trường EU.
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết có nên theo đuổi vụ kiện hay không. Có doanh nghiệp cho rằng, những điều khoản EC đưa ra là rất vô lý, nên họ không theo đuổi vụ kiện. Các doanh nghiệp không theo đuổi vụ kiện này dự định sẽ mở thị trường sang hướng khác.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vụ kiện để bảo vệ quyền lợi của cá nhân doanh nghiệp và cả ngành da giày nói chung. Thậm chí, như ông Vũ Văn Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vina Giày, thành viên Hội da giày Thành phố Hồ Chí Minh (S.L.A), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), thì các doanh nghiệp không có tên trong danh sách bị kiện, cũng nên liên hệ với EC để tham gia vụ kiện, bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngay từ khi EC bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã có tinh thần hợp tác tốt với EC. Nhưng gáo nước lạnh đầu tiên đã dội thẳng vào tinh thần hợp tác ấy khi 08 doanh nghiệp nằm trong danh sách điều tra mẫu của EC đã không được công nhận là hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Vẫn không nản lòng, một chiến dịch “hợp tác toàn diện” của các doanh nghiệp đã được thực hiện nhằm minh oan cho ngành da giày trong nước. Những doanh nghiệp tâm huyết cũng cố gắng chứng minh họ tự bươn chải kinh doanh chẳng được ai hỗ trợ.
Liên tục trong gần một tháng ròng rã giữa trời Tây giá rét (tháng 12/2005), đoàn doanh nghiệp đi đến từng nước thành viên chủ chốt của EU chỉ để nói chúng ta sản xuất theo cơ chế nào, vì sao giá cả của chúng ta cạnh tranh, ngành da giày không được nhà nước trợ giá mà hầu hết là tự thân vận động. Tuy nhiên kết quả không vẫn hoàn không.
Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định không can thiệp và không trợ giá cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp da giày. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là do chi phí lao động thấp và công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, họ được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Việc miễn giảm tiền thuê đất nếu có cũng chỉ là sự khuyến khích đầu tư mà không nên xem là sự bóp méo chi phí sản xuất.
ActionAid Việt Nam và Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO) đã tiến hành khảo sát và đánh giá những tác động tiêu cực của vụ kiện đối với đời sống và việc làm của công nhân tại 21 doanh nghiệp sản xuất giày mũ da xuất khẩu vào thị trường EU ở 07 tỉnh thành trong cả nước. Báo cáo nghiên cứu này cùng với lá thư tập thể với 2000 chữ kí của của các công nhân da giày đã được gửi tới phiên điều trần tai EC về vụ kiện tại Brussels (Bỉ) vào ngày 02/06/2006. ActionAid (AAV) đã lên tiếng kêu gọi EC xem xét lại quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam một cách thấu tình đạt lý, trên cơ sở thương mại công bằng, bình đẳng và nhân đạo.
Ngày 06/10, Bộ Thương mại cũng chính thức có phản ứng trước việc EC áp thuế 10% đối với giày mũ da Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh đã đề nghị EC không áp dụng biện pháp này. Theo ông mức thuế này là quá cao. Một lần nữa ông khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá giày có mũ da vào EU, xuất khẩu giày có mũ da của Việt Nam không phải là nguyên nhân gây thiệt hại và đe doạ gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp giày da của EU, mọi quyết định áp thuế chống bán phá giá với giày da Việt Nam đều không công bằng, không phản ứng đúng thực tế sản xuất và xuất khẩu giày da ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã cho rằng: việc các nhà sản xuất Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá là đi ngược với tinh thần tự do hoá thượng mại cộng đồng Châu Âu khởi xướng và thúc đẩy. Điều này cũng trái với mục tiêu của các trương trình trợ giúp xoá đói giảm nghèo mà Uỷ ban Châu Âu và các nước dành cho Việt Nam.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, Bộ thương mại ngay sau khi có phán quyết áp thuế đã khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá. Theo bà thì việc áp thuế chống bán phá giá sơ bộ của EC là không phản ánh thực tế.
Đại diện Hiệp hội da giày Việt nam, ông Nguyễn Gia Thảo- Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cũng đã có ý kiến phản đối việc EU áp mức thuế 10% đối với giày mũ da nhập từ Việt Nam và cho đây là biện pháp bảo hộ mâụ dịch.
Ngày 10/8/2006, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Dũng khẳng định các doanh nghiệp sản xuất giày daViệt Nam không bán phá giá vào thị trường EU và cho rằng đề xuất của EC về áp thuế chống bán phá giá đối vơí Việt Nam đi ngược với chủ trương tự do hoá thương mại.
Việc áp thuế này cũng bị các công ty đến từ Châu Âu đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam phản đối.
2.Phản ứng của các nước thành viên EU
2.1.Các ý kiến ủng hộ Việt Nam
Khi EU đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam thì đã có những bất đồng sâu sắc giữa các nước Bắc Âu và Nam Âu. 13 nước, chủ yếu là các nước Bắc Âu, đứng đầu là Thuỵ Điển, cũng như giới nhập khẩu và bán lẻ da giày EU phản đối việc áp thuế này vì cho rằng đây là hành động bảo hộ và làm ảnh hưởng đến tiêu dùng Châu Âu do giá tăng. Thuỵ Điển đã đưa ra đề nghị chỉ áp thuế chống bán phá giá khi số lượng nhập khẩu vượt quá Quotas.
Các quốc gia thành viên khác như Anh, Ireland, Pháp, Hà Lan phản đối quyết định này vì thuế này có thể đẩy giá lên cao và khiến cho các nhà bán lẻ chịu thiệt hại. Trong đó, 06 nước gồm Ireland, Bỉ, Anh, Pháp, Đanh Mạch, Hà Lan quyết định thành lập Liên minh giày trẻ em để chống lại việc EU áp thuế chống bán phá giá từ giày da tới giày trẻ em.
Chính phủ các nước thành viên EU đã nhiều lần bác bỏ đề nghị của EC về việc áp dụng các mức áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm giày da cuả Việt Nam.
Phát biểu trước báo giới tại Brusels ( Bỉ), ngày 04/08, người phát ngôn của EU, ông Peter Power cho biết Uỷ ban cố vấn chống phá giá không tán thành đề xuất ngày 26/07 của EC, theo đó áp dụng mức thuế 10% đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam. Ông Power thừa nhận rằng nội bộ EU đang bị chia rẽ trong vấn đề này. Một số nước ủng hộ tự do thương mại trong khi một số khác lại yêu cầu phải bảo hộ ngành giày da của châu Âu trước làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ.
Trước đó, các nước EU cũng đã nói “không” với một đề nghị khác của EC về áp dụng một hệ thống thuế quy định mức hạn ngạch đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu và bán lẻ giày dép Châu Âu (FAIR) Paul Verrips cho rằng hệ thống thương mại của EU còn tồn tại nhiều sai lầm mang tính thủ tục và cần được điều tra tổng thể. Quyết định áp thuế chống bán phá giá này là một trong những sai lầm như vậy. Ông cho biết FAIR quyết tâm làm rõ vấn đề này.
Liên minh ngành hàng thể thao châu Âu (FESI), với các thành viên lớn và nổi tiếng thế giới như Nike và Adidas, đã lên tiếng cảnh báo Uỷ ban Châu Âu rằng việc đánh thuế nhập khẩu chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày thể thao sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam có thể khiến ngành hàng này cuả Châu Âu mất đi 640000 việc làm thu nhập cao đặc biệt là trong các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu cần.
Các công ty Châu Âu đã tính tới khả năng khởi kiện EU về quyết định áp thuế chống bán phá giá với giày da nhập từ Việt Nam.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh (BRC) nêu rõ việc áp thuế chống phá giá này chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một số nhà sản xuất kém khả năng cạnh tranh ở Châu Âu, trong khi lại gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các nhà phân phối lẻ.
Tán đồng quan điểm này, Liên đoàn ngành sản xuất đồ thể thao Châu Âu khẳng định áp thuế chống phá giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ EU- Việt Nam.
Hãng sản xuất giày Clarks, nhà bán lẻ lớn nhất của Anh, đã chỉ trích quyết định của Uỷ ban Thương mại của EU về áp đặt mức thuế chống bán phá giá với giày da xuất khẩu của Việt Nam. Giám đốc tài chính của hãng, ông Martin Salisbury cho rằng quyết định này đang đe doạ đến hoạt động của họ tại Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội da giày Đức cũng khẳng định quyết định này của EU là một sai lầm. Theo ông, biện pháp EU đưa ra là nhằm bảo vệ ngành da giày cuả EU trước nguồn hàng rẻ từ Việt Nam. Báo Thương mại của Đức cũng có bài viết chỉ trích quyết định của EU và cảnh báo quyết định đó có thể làm 10000 công nhân ở các nước EU mất việc.
2.2.Các ý kiến ủng hộ việc đánh thuế
Khi EU đưa ra biện pháp áp thuế thì đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các nước như Italia và Bồ Đào Nha, những nước muốn bảo vệ ngành sản xuất giày nội địa. Họ kiên quyết đòi áp thuế với Việt Nam với lý do mặt hàng da giày của chúng ta đã bán phá giá làm giảm mức cạnh tranh trong nước. Thậm chí khi EU đưa ra yêu cầu đánh thuế 10% với giày da Việt Nam, đề xuất này đã vấp phải những sự phản đối từ một số nước sản xuất giày tại Châu Âu, ví như Italia. Nước này cho rằng mức thuế trên là thấp và đề nghị nâng lên nữa.
Có một số nước trước đây phản đối quyết định áp thuế cũng đã tỏ ý thỏa hiệp, như nước Aó. Họ đề xuất áp dụng mức thuế 10% trong vòng một năm sau đó sẽ xem xét điều chỉnh lại. Đề nghị của Aó đã tác động mạnh đến liên minh các nước ủng hộ thương mại tự do.
3.Phản ứng của các tổ chức quốc tế và các nước khác
Hiệp hội dệt may da giày Mỹ (AAFA) đã kêu gọi thành viên của Liên minh Châu Âu cùng sát cánh với Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển để phản đối việc áp thuế chống phá giá giày xuất xứ từ Việt Nam vì cho rằng điều này tiềm ẩn nhiều tác hại.
AAFA cảnh báo việc áp thuế này có thể sẽ mang lại những thiệt hại cho người tiêu dùng Châu Âu, họ sẽ phải mua giày dép với giá rất cao, hơn nữa những lựa chọn ưa thích của họ lại bị thu hẹp. Thêm vào đó, việc áp thuế này cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến hàng trăm ngàn người lao động của các công ty giày dép ở Châu Âu.
Các tổ chức tiêu dùng, nhà bán lẻ và chế tạo sản xuất hàng hoá ở Châu á chỉ trích EU tìm cách đạt mục tiêu của riêng mình bằng cách trừng phạt các nước, nơi châu Âu có hoạt động sản xuất ngày càng tăng.
Trung Quốc-quốc gia cùng bị khởi kiện với Việt Nam đã khởi kiện EU về mức thuế chống bán phá giá với nước này.
Tuy vậy, cũng có quốc gia lợi dụng việc áp thuế này một cách triệt để. Bộ thương mại ấn Độ đã chuẩn bị một chương trình hành động cho ngành sản xuất và xuất khẩu của nước này nhằm tận dụng lợi thế từ quyết định của EU. Ông Joosim Ramesh, Quốc vụ khanh Bộ thương mại và Công nghiệp ấn Độ cho rằng việc áp thuế này tạo cơ hội cho ngành da giày của ấn Độ. Bởi gần 63% các sản phẩm giày da xuất khẩu của nước này là sang thị trường EU. Ông đã khuyến cáo các nhà sản xuất và xuất khẩu giày da của ấn Độ tranh thủ cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
II.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng
1.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam
Thứ nhất, vụ kiện đã tác động tiêu cực đến việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam.
Việc áp thuế gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu giày dép vào thị trường Châu Âu dưới hình thức gia công, lợi nhuận thấp. Hơn thế nữa mức thuế chống bán phá giá 10% cộng với mức thuế hiện hành thì các sản phẩm giày mũ da Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế tổng cộng trung bình trên 14%. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trên cả hai phương diện: cạnh tranh trên thị trường Cộng Đồng Châu Âu và lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp giày dép vốn đã thấp.
Ngay khi có tin khả năng xảy ra vụ kiện, các doanh nghiệp da giày đã bị mất hàng loạt hợp đồng, bởi khách hàng lo lắng sẽ bị áp thuế chống bán phá giá nên không dám đặt hàng- đó là ý kiến c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0132.doc