Vốn ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Tài liệu Vốn ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam: ... Ebook Vốn ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vốn ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-LỜI MỞ ĐẦU ODA hay “hỗ trợ phát triển chính thức”là một dòng vốn chảy từ các nước đang phát triển hay các tổ chức đa phương đến các nước đang phát triển.Trong quá trình phát triển của ODA đã cho thấy sự phát triển của cả về quy mô cũng như tính hiệu quả trong hoạt động chuyển giao và tiếp nhận ODA.Mục tiêu của ODA là phát triển kinh tế-xã hội.Cùng với mục tiêu này ODA đã đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu tiếp nhận ODA đến nay,Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam nâng cao cơ sở hạ tầng, đạt được tăng trưởng kinh tế cao,giúp xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Để hiểu được vai trò của nguồn vốn này đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua và hiểu được những thách thức đặt ra cũng như qua đó đề ra giải pháp phù hợp chúng tôi đã thực hiện bài thảo luận này. B-NỘI DUNG I-Khái niệm: Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Offical Devolopment Assitance) là một hình thức đầu tư nước ngoài.Gọi là hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ.Gọi là phát triển vì mục đích của các khoản này là phát triển kinh tế và nầng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.Gọi là chính thức vì nó thường là các khoản cho Chính Phủ vay. II-Vai trò của vốn ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 1.Tình hình chung về ODA trên thế giới Số liệu về vốn năm 2004 của OECD cho biết lượng vốn được cung cấp bởi một số nước phát triển như sau: Nước Vốn (triệu USD) % thay đổi hàng năm % thay đổi GNI Hoa Kỳ 19000 16,4 0,16 Nhật Bản 8900 -0,2 0,19 Pháp 8500 16,8 0,42 Anh 7800 24,7 0,36 Đức 7500 10,5 0,28 Hà Lan 4200 6,4 0,74 Thuỵ Điển 2700 12,7 0,77 Tổng số vốn ODA trên thế giới năm 2004 là 76, 8 tỷ USD trong đó Mỹ là nước có khối lượng vốn hỗ trợ phát triển nhiều nhất với số lượng là 19 tỷ USD.Tuy nhiên nếu xét về tổng nguồn vốn hỗ trợ thì toàn châu Âu mới có nguồn vốn hỗ trợ cao nhất với khối lượng là 42, 9 tỷ USD vượt qua cả Mỹ. Một trong những nguồn vốn quan trọng đối để các nước phát triển kinh tế là ODA, nhất là một nước đang phát triển kinh tế như Việt Nam.Khái niệm ODA được nhắc đến sau chiến tranh thế giới thứ II, trên nhiều phương diện có thể là song phương hay đa phương.Nội dung của viện trợ có thể là: Viện trợ không hoàn lại (thường chiếm 25% tổng số vốn ODA), Viện trợ hỗn hợp, viện trợ có hoàn lại. Theo thống kê “Chỉ số trợ giúp sự phát triển” năm 2006 của Trung tâm vì sự phát triển toàn cầu (CGP) từ năm 2003 đến nay, tổng kinh phí ODA của các nước giàu dành cho nước nghèo đã tăng lên, song vẫn chưa đạt mức cam kết tại Hội nghị cấp cao G-8 ở Xcốt -len ghi nhận cam kết của các nước giàu xoá 40 tỷ USD tiền nợ của 18 quốc gia nghèo, đồng thời tăng viện trợ cho châu Phi lên tới 25 tỷ USD/năm cho đến năm 2010, tiếp đó là 50 tỷ USD/năm cho đến năm 2015.Tuy nhiên các nước đang phát triển công nhận rằng chưa thực hiện được những cam kết chính của Hội nghị Xcốt -len.Mặt khác một báo cáo của Uỷ ban kinh tế -xã hội châu á-Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (ESCAP) cho biết các nhà tài trợ đang “bỏ quên” châu á, trong khi quá tập trung vào châu Phi.Bộ tài chính.Châu á nhận số lượng viện trợ ít hơn rất nhiều so với các khu vực khác nếu tính theo quy mô dân số, mức thu nhập của dân cư và tỉ lệ người nghèo.Gần 3/4 tỉ lệ số dân nông thôn ở ấn độ và trung quốc sống trong điều kiện vệ sinh kém,38% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trên toàn cầu là ở ấn độ, gấp 1, 5 lần toàn bộ trẻ em suy dinh dưỡng của khu vực tiểu Sahara châu Phi.ấn độ cũng là nước có số phụ nữ trong độ tuổi 15-24 mù chữ nhiều gấp 2 lần bất kì một khu vực nào trên thế giới.Trong khi đó, hiện đang có tình trạng mất cân đối giữa ngân sách dành cho quân sự và ngân sách để hợp tác phát triển trên toàn cầu.Theo số liệu của Trung tâm chuyển đổi quốc tế, một cơ quan nghiên cứu độc lập, kể từ năm 2001, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng trung bình 18% và đã lên tới mức kỉ lục hơn một nghìn tỷ USD trong năm 2004, tăng hơn 50 tỷ USD so với năm 2003.Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác vầ phát triển kinh tế(OECD) các nước phát triển chỉ có thể thực hiện được cam kết ODA 130 tỷ USD vào cuối thập kỷ này nếu tăng gấp hai lần tốc độ tăng ODA hiện nay bắt đầu từ năm 2007.OECD nhận định nếu các nước phát triển phải tăng ODA 10%/năm sau khi các cam kết xoá hoặc giảm nợ cho các nước nghèo nhất được thực hiện.Các nước phát triển cần thay đổi cơ cấu ODA, theo hướng tăng ODA cho các dự án và các chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin và năng lượng ở các nước đang phát triển.OECD kêu gọi các nước phát triển từ bỏ các điều kiện gắn kèm ODA và dành quyền chủ động cho các nước nhận viện trợ trong việc thuê chuyên gia quốc tế và mua thiết bị ...để các nguồn viện trợ này sử dụng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với Tuyên bố Paris kí năm 2005 giữa các nước viện trợ và các nước nhận vịên trợ về hiệu quả viện trợ. Qua tổng kế đánh giá các nước tiếp nhận ODA chỉ đóng vai trò quan trọng cho các nước vươn lên chứ không có vai trò quyết định cho sự thành công của một quốc gia trên con đườg phát triển.Đồng thời cũng nhận thức rằng nguồn vốn ODA là nguồn gây nợ, vì vậy trong quá trình sử dụng nguồn vốn này cần phải quán triệt tinh thần tự lực cánh sinh và tính toán kỹ để ODA được sử dụng hợp lý nhất. 2 ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 2.1 Lý luận Qua phân tích trên, chúng ta cũng thấy ODA là một nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. . Hiện nay, nguồn lực trong nước của chúng ta chưa phát huy hiệu quả cao nên ODA là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vón tư bản của nước ta. Đây là nguồn vốn được vay trong thời gian dài, có lãi suất tương đối thấp nên là một yếu tố giúp Việt Nam giảm thiểu được chi phí về sử dụng vốn. Từ sau khi tiến hành đổi mới, Việt Nam là một nước còn lại rất nhiều hậu quả của mô hình kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp. Nền kinh tế thì thấp kém, một màu xám bao trùm lên toàn nước. Người dân bị đói thường xuyên, tỉ lệ tiết kiệm gần như là bằng 0. Các điều kiện cơ sở hạ tầng để phục vụ cho đời sống của người dân và cho quá trình phát triển kinh tế chưa có. Nhờ đâu mà chúng ta có thể xây dựng được các yếu tố đó. Bên cạnh việc huy động nguồn vốn trong nước, ODA là một nguồn vốn vô cùng quan trọng để thực hiện các dự án đó. ODA đã giúp cho người dân trong nước có cơ hội tiếp xúc tiến bộ khoa học công nghệ, có kinh phí để đưa các ứng dụng có lợi vào trong sản xuất. Từ một nền kinh tế nông nghiệp thuần nông lạc hậu, nay nông nghiệp nước ta đã có những điều kiện ứng dụng cơ giới vào sản xuất như: máy cấy, máy gặt, máy vò… Thông qua các chương trình khuyến khích của Nhà nước với ODA mà người dân đã tưng bước thay đổi cuộc sống của mình sao cho cao hơn trước. Các chương trình, dự án như xoá đói giảm nghèo, nước sạch cho nông thôn… đã góp phần cai thiện đời sống của họ. Từ đây, các chỉ tiêu về phát triển con người đã được cải thiện. Tỉ lệ người đến trường tăng trong 20 năm trở lại đây, đã tăng cao hơn nhièu . Tỉ lệ người nghèo đói đã giảm xuống còn 19% trong năm 2006. Chất lượng người lao động đã qua đào tạo đã tăng lên, phong cách làm việc đang thay đổi. Hiện nay nước ta đang thựchiện quá trình CNH - HĐH, một quá trình cần nhiều nguồn vốn đề tiến hành thực hiện. Công việc đầu tiên mà chúng ta cần tiến hành thực hiện là xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cần nhiều nguồn vốn. Nhờ ODA mà chúng ta đã tiến hành được nhiều công trình giao thông quan trọng, nhiều công trinh trường, trạm đáp ứng được nhu cầu của người dân. Năng lực sản xuất trong nước cũng dần được cải thiện, diều đó là mọt yếu tố ảnh hưởng đến GDP của Việt Nam . Thu nhập của người dân đã được cải thiện, nhu cầu về hàng hoá ngày càng cao dẫn đến sự phát triển của các ngành trong nền kinhtế. Do ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm, dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam: Tỉ trọng của Nôngnghiệp giảm và tỉ lệ của Công nghiệp, dịch vụ thì tăng trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Vốn vay ODA làm tăng tổng vốn đầu tư của các nước tiếp nhận, do đó làm tăng năng lực sản xuất, dẫn đến tăng GDP so với trường hợp không có nguồn vốn bổ sung này.Tác động của vốn vay lên tăng trưởng GDP của các quốc gia dao độnh từ 0.1% đến gần 1.7%.Mặt khác việc tăng năng lực sản xuất còn làm giảm lạm phát.Từ đó sẽ cải thiện tính cạnh tranh của hành hoá xuất khẩu của nhứng nước tiếp nhận này, và do đó làm tăng khối lượng xuất khẩu của họ. Khi nền kinh tế có những bước chuyển mình theo hướng tích cực thì một nguồn vốn quan trọng khác cũng được thu hut nhiều hơn., đó là FDI. Không chỉ có việc thu hút nguồn vốn trong nước, tăng ODA, mà FDI cũng chảy vào nước ta đang ngày càng nhiều hơn. Do vậy, sản xuất trong nước đã được mở rộng không chỉ về chiều rộng mà còn về cả chiều sâu. Từ đó, việclàm tăng lên làm cho tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống, đời sống nâng cao hơn. Đây là cơ sở để thực hiện các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. 2.2 Thực trạng của ODA tại Việt Nam Với vai trò quan trọng như vậy, tnì việc thu hút ODA là một nhiệm vụ quan trợng được đặt ra đối với nước ta trong những năm gần đây. A Thực trạng chung Năm 1993, được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận ODA từ các nguồn tài trợ song phương, đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ.Đa phần vốn vay ODA đều dành cho xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao thônh vận tải và thông tin liên lạc.Lãi suất vốn vay ODA tương đối thấp, 0,7-0,7%/năm chỉ bằng 1/10 lãi suất vốn vay thông thường, thời gian trả nợ kéo dài từ 40-50 năm. Thông qua các hội nghị CG thưòng niên các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước và dự kiến tổng lượng đạt được 14, 7 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2005.Số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm viện trợ không hoàn lại khoảng 15-20%,phần còn lại là vốn vay ưu đãi.Số vốn ODA cam kết này được sử dụng trong nhiều năm tuỳ thuộc vào các chương trình và dự án cụ thể. Nguồn vốn ODA đã được ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải, phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối điện, phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm thuỷ lợi thuỷ sản, lâm nghiệp kết hợp xoá đói giảm nghèo, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chế… Công tác quản lý nhà nước về ODA đã được tăng cường tạo môi trường chính sách thuận lợi và minh bạch trong quá trình sử dụng nguồn vốn này.Hiện nay nhiều loại luật và nghị định như: Luật đầu t ư, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp đã được ban hành, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và tương đối đồng bộ đối với công tác quản lý Nhà nước về ODA.Tình hình về vốn ODA trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau: Năm Cam kết ODA (tỷ USD) Thực hiện ODA (tỷ USD) 1993 1,81 0.413 1994 1,94 0,4725 1995 2,26 0,737 1996 2,43 0,9 1997 2,4 1 1998 2,2 1,242 1999 2,21 1,35 2000 2,4 1,65 2001-2004 11 7,84 2005 3,44 1,7 2006 3,73 1,8 Chúng ta còn có những con số cụ thể về ODA ở Việt Nam như sau: -Với khoảng 8,5% trong tổng số khoảng 20 tỷ USD tổng vốn đầu tư tại Việt Nam, nguồn vốn ODA đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. -Tính trung bình với mức dân số hiện nay, trong năm 2005, mức ký kết ODA đạt khoảng 36 USD/người và mức giải ngân đạt 22 USD /người. -Nguồn vốn vay chiếm khoảng 80% vốn ODA ký kết và khoảng 64%vốn ODA tổng mức giải ngân trong năm 2005. -Nhật Bản, WB,ADB, Pháp, Đan Mạch, EC, Anh, Đức, úc và Thuỵ Điển là 10 nhà tài trợ lớn nhất tại Việt Nam xét cả về giá trị ký kết và giải ngân trong năm. Liên hợp quốc đứng thứ 12 về giá trị ký kết và thứ 13 về giá trị giải ngân trong năm. -Tổng giá trị ký kết của nhà tài trợ trong năm 2005 đạt khoảng gần 3 tỷ USD và tổng vốn giải ngân là hơn 1, 7 tỷ USD. -Tổng số vốn cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2007 đã đạt con số 4, 44 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.Cao hơn 700 triệu USD so với mức cam kết năm 2006.ADB trở thành nhà tài trợ lớn nhất với mức cam kết 1, 14 tỷ USD và tiếp theo là Nhật Bản với mức cam kết 890, 3 triệu USD và WB với mức cam kết 890 triệu USD và cuối cùng là EU với 720 triệu USD. Nhật Bản là một trong những nước có ngừôn viện trợ chính thức cho Việt Nam nhiều nhất và có thời gian dài.Vì thế chúng ta cần tìm hiểu thêm về ODA Nhật Bản tại Việt Nam. N -Nhật Bản là nước hỗ trợ nhiều nhất cho nước ta vào năm 2005. Hỗ trợ ODA của Nhật vào Việt Nam qua 3 con đường chính là: +Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cấp tín dụng. +Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): hỗ trợ về kĩ thuật +Đại sứ quán Nhật Bản: quản lý các khoản viện trợ không hoàn lại và các dự án không hoàn lại với quy mô nhỏ. Một phần lớn ODA cuả Nhật Bản được dành cho những dự án có tác động trên quy mô toàn quốc như nâng cấp cải tạo hệ thống đường quốc lộM, cầu giao thông và cảng biển quốc gia. Khu vực sông Hồng là nơi nhận được mức viện trợ cao nhất từ Nhật BảnK, vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải mìên Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là 3 vùng kế tiếp trong việc thu hút vốn ODA của Nhật Bản trong năm 2005. III-Vấn đề đặt ra và các giải pháp kèm theo 1. Hạn chế Vốn ODA là một nguồn vốn quý góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.Nguồn vốn này không phải là khoản cho không của nước ngoài mà đây là một khoản vayV, có vay ắt có trả.Do đó bên cạnh thu hút được nhiều thì còn cần phải sử dụng có hiệu qu ả, hợp lý vốn ODA. 1.1. Giải ngân chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ODA và lòng tin của các nhà tài trợ. Hậu quả: Một nghiên cứu của tổ công tác ODA cũng chỉ rõ việc giải ngân chậm cũng đang hình thành một vòng “luẩn quẩn”.Khi các dự án ODA chậm trễ, mức độ giải ngân thấp hơn.Điều này nảy sinh hai vấn đề, thứ nhất là vốn đầu tư cho phát triển giảm xuống không được như dự kiến; thứ hai khi nguồn vốn hiện tại không được thực hiện như cam kết thì các nhà tài trợ sẽ cam kết thấp hơn cho các kì tiếp theo.Cả hai yếu tố này tất yếu sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng không đat được như kế hoạch và có thể bị giảm sút.Một điều đáng lưu ý là trong khi số vốn tiếp tục tăng lên thì tốc độ và tỉ lệ giải ngân có xu hướng đi xuống.Hầu hết các dự án ở Việt Nam đều khởi động rất chậm, nhiều dự án được yêu cầu gia hạn…khiến cho dự án ODA hiệu quả sụt giảm do tăng đầu vào, tăng chi phí đầu tư và quản lí.Có nhiều khuyến cáo đã được đưa ra nhưng một tính toán mới đây đủ cho thấy những thiệt hại từ việc giải ngân chậm và những lợi ích có được khi tốc độ giải ngân tăng lên.Theo tổ công tác ODA của Chính Phủ, chỉ cần tăng 1% của nhóm 5 ngân hàng phát triển là sẽ có thêm 500 triệu USD vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2010, mỗi năm có thêm 100 triệu USD cho các dự án phát triển, nhất là các dự án xoá đói giảm nghèo.Trong khi dó nghiên cứu của WB cho thấy một dự án đầu tư 100 triệu USD đưa vào đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ có 210 ngàn người được đưa ra khỏi danh sách những người nghèo.Nếu giải ngân tăng từ 10-20% có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng lên 0,3% mỗi năm trong vòng 5 năm.Như thế cũng đủ thấy, việc chậm trễ các dự án ODA có hậu quả ra sao và việc tăng tốc độ giải ngân có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển.Chính vì vậy cũng dễ hiểu sự nóng ruột của các nhà tài trợ.Từ những phân tích này chúng ta đưa ra những giải pháp sau: Để tiếp tục thu hút được nhiều nguồn vốn ODA và sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn vốn này, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ triệt để những bất cập hạn chế hiện nay. -Một quy hoạch tổng thể làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đang được coi là yếu tố quyết định để khắc phục vấn đề chậm giải ngân và sử dụng hiệu quả thấp nguồn vốn ODA như trong thời gian qua. -Những khuyến nghị cụ thể được đưa ra như: +Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp lý cho việc vận động, thực hiện nguồn vốn ODA; +Hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát thực hiện nguồn vốn ODA; +Thu hút vốn ODA theo định hướng tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể, tránh dàn trải theo lối tư duy “ hoa thơm mọi người cùng ngửi”, xây dựng quy hoạch phải có sự đánh giá chi tiết việc vận động và sử dụng ODA trên cả bình diện tổng thể nền kinh tế và của từng ngành, từng vùng; +Xây dựng hệ thống tiêu chí ưu tiên vận động và sử dụng ODA một cách thống nhất. 1.2. Mới chú trọng đến thu hút ODA còn buông lỏng trong việc quản lý đánh giấ các dự án ODA. Theo tinh thần chung, công việc thẩm định, đánh giá dự án phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ ở tất cả các tổ chức quản lý Nhà nước về ODA đều có trách nhiệm tham gia nhằm phân tích làm rõ tương quan giữa kết quả đạt được trên thực tế so với mục tiêu cần đạt được, đồng thời phát hiên những khó khăn, vướng mắc nhằm tìm ra biện pháp khắc phục, hướng giải quyết. Quy định là vậy nhưng theo bộ Kế hoạch -Đầu tư, hiện nay ở Việt Namm có rất ít kinh nghiệm về thẩm định và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình dự án ở cấp chủ dự án và ban quản lý dự án.Công tác theo dõi chương trình, dự án ODA hầu như mới tập trung vào báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện và giải ngân dự án chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của cấp trên, của nhà tài trợ để được giải ngân vốn.Chúng ta rút ra các giải pháp sau đây: -Cần đưa ra một hành lang chặt chẽ hơn cho việc qủan lý và việc đánh giá các dự án.Đồng thời việc xây dựng và ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các Ban quản lý dự án (PMU) theo hưóng đưa công tác quản lý dự án theo hướng công nghiệp hoá và ổn định cũng là một nội dung trọng tâm cho thời gian tới.Mặt khác cần kiện toàn sắp xếp các PMU theo đúng các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp, thay đổi các PMU không đủ năng lực, thành lập các PMU chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình quản lý dự án. -Bên cạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra thườn xuyên để phát hiện những cán bộ không đủ năng lực thiếu trách nhiệm chúng ta phải thực hịên vấn đề kiểm toán kịp thời để phát hiện các sai phạm. -Hoạt động thanh tra vốn ODA sử dụng cho các công trình giao thông, trước hết phải bám sát và phục vụ yêu cầu quản lý Nhà Nước về đầu tư xay dựng. Để thực hiện điều này, các cơ quan thanh tra đặc biệt là thanh tra Bộ Tài chính, thanh tra Bộ Kế hoạch &Đầu tư cần kết hơp với các cơ quan hữu quan tiến hành ngay việc rà soát kiểm tra các danh mục dự án đầu tư không hiệu quả, đầu tư dàn trải, phân loại nợ tồn động…để kiến nghị với Nhà Nước các biện pháp tháo gỡ như đình, hoãn dự án đầu tư không có hiệu quả hoặc dàn trải, xử lý dứt điểm nợ đọng vốn đầu tư xây dựng…Nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo ra một điểm nhấn không chỉ có tác động tích cực đối với công tác quản lý đầu tự xây dựng sử dụng vốn ODA mà còn hỗ trợ thực hiện công tác giám sát từ xa, tạo điều kiện cho việc lựa chọn đối tượng, dự án cần di tiếp thanh tra trong những năm tiếp theo. 1.3. Thiếu quy hoạch vận động và sử dụng dự án, các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán minh bạch. Vấn đề các nhà tài trợ và các doanh nghiệp Việt Nam phản ánh nhiều nhất vẫn là sự kém phát triển của hệ thống pháp luật sự thiếu rõ ràng của cơ chế vận hành, thực thi các văn bản pháp luật đó.Việt Nam vẫn còn bị động trong công tác xây dựng Luật.Các quy định pháp lý về ODA hiện nay chưa đồng bộ, tản mạn, tính pháp lý chưa cao.Báo cáo của Bộ Tư Pháp cho biết từ năm 2002 đến nay Việt Nam đã 5 lần phải bổ sung với 37 văn bản Luật bao gồm 24 Luật, 13 Pháp lệnh và 1 Nghị quyết điều chỉnh nâng pháp lệnh thành Luận (15 văn bản).Doanh nghiệp và nhà tài trợ phản ánh thực trạng đáng lo ngại là khi Luật đã được ban hành, các bên liên quan vẫn phải chờ nghị định thông tư hướng dẫn.Điều này khiến cơ quan chức năng lúng túng còn doanh nghiệp gặp khó khăn phải chờ đợi đến nản lòng.Vì thế chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây: -Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo hướng công khai minh bạch, xây dựng một nền hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Trong đó thể chế của nền hành chịnh được hoàn thiện về tổ chức và trách nhiệm, các thủ tục được đơn giản hoá để thuận tiện cho người dân.Đặc biệt chúng ta cần sử triển khai thống nhất hệ thống một cửa tại các cơ quan hành chính Nhà nước.Ngoài ra việc thực hiện một chương trình về chống tham nhũng cũng là một giải pháp quan trọng.Chúng ta cần cải thiện hệ thống pháp lý và các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng. 1.4 Năng lực cán bộ còn nhiều bất cập Trong quá trình tiếp nhận ODA thì một vấn đề đặt ra là nguồn nhân lực đảm bảo cho viêc tiếp nhận nó.Một vấn đề đặt ra ở Việt Nam là năng lực còn hạn chế từ các khâu: quản lý, tiếp nhận, rà soát …Vấn đề này đã đem lại nhiều bất cập cho việc thu hút nguồn vốn này.Đến nay ở Việt Nam có rất ít hay nói cách khác là chưa có kinh nghiệm về thẩm định và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA ở cấp Chủ dự án và Ban quản lí dự án.Công tác theo dõi các dự án ODA hầu như mới chỉ tập trung vào việc báo cáo tiến độ và tình hình thực hiện, mức độ giải ngân dự án, …chủ yếu nhằm đáp ứng “yêu cầu” của cấp trên, của nhà tài trợ để được giải ngân vốn đối ứng và vốn ODA.ở giác độ nào đó, người làm báo cáo, đơn vị làm báo cáo chưa thấy hết lợi ích, tác dụng của việc báo cáo đầy đủ, kịp thời và hiệu quả cho đơn vị đã gửi báo cáo, còn thiếu một chế tài thích hợp đối với chế độ báo cáo.Cũng như vậy công tác đánh giá các chương trình, dự án ODA cũng mới chủ yếu tập trung đánh giá vào giai đoạn hình thành, chuẩn bị văn kiện dự án (đánh giá bằng việc thẩm định dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) hoăc đánh giá thực hiện đêt đưa ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các hoạt động, vốn đầu tư của dự án, hoặc gia hạn hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án.Các cơ quan quản lí ODA, cơ quan chủ quản cũng chưa tiến hành đánh giá độc lập các dự án ODA theo qui định của nghị định 17/2001/NĐ-CP.Tuy vậy cũng đã có sự phối hợp tham gia cùng với các cán bộ, tư vấn của nhà tài trợ đánh giá một số chương trình, dự án ODA (đánh giá định kì theo văn kiện dự án, hoặc đánh giá dự án theo kết quả thủ tục, quy trình và bằng ngân sách của nhà tài trợ). Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và đánh giá các chương trình, dự án ở các cấp, đặc biệt là ở các Ban quản lí dự án cũng còn nhiều bất cập.Các mô hình tổ chức đơn vị thực hiện thẩm định và đánh giá ODA còn chưa thể hiện được những ưu điểm nổi trội; cán bộ làm thẩm định và đánh giá hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về kĩ năng thẩm định và đánh giá ODA.Các nguồn lực danh cho công tác thẩm định và đánh giá còn hạn hẹp và chưa được thể chế hoá cụ thể.Từ những bất cập này chúng ta cần có những giải pháp sau: Đào tạo một đội ngũ cán bộ làm các công tác liên quan đến tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA một cách chuyên nghiệp.Để thực hiện được điều này buộc chúng ta phải từng bước loại bỏ đội ngũ cán bộ không đủ năng lực và tiến hành đào tạo đội ngũ kế cận. Ngoài ra chúng ta còn phải cho cán bộ của chúng ta đi sang các nước đã tiếp nhận và sử dụng ODA một cách hiệu quả.Và từ những thực tế mà các nước đi trước đã gặp phải cũng là một bài học quý giá cho chúng ta học tập.Đó chính là kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Ba Lan, Malaysia.ở Trung Quốc đó chính là việc quản lý tập trung và thực hiện phi tập trung còn ở Ba Lan thì Chính phủ nước này lại thực hiện giám sát chặt chẽ cả đối với những khoản vốn vay không hoàn lại… 1.5 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ODA và FDI để phát huy tối đa sức mạnh của nguồn vốn này. Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cơ bản cải thiện một bước cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông, điện góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đới sống nhân dân.Tuy nhiên ở Việt Nam thi việc phối hợp đồng bộ hai nguồn vốn này chưa được chú trọng nhiều vì thế mà chưa đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng nguồn vốn này.Từ đây chúng ta có những yêu cầu đặt ra như sau: Đối với các cơ quan chủ dự án và các cơ quan quản lí phải có chính sách hợp lí trong việc phối hợp sử dung hai nguồn vốn này.Chúng ta cần phải tạo ra một cơ chế hợp lí cho việc liên kết hoạt động của các nhà tổ chức chương trình, dự án qua đó mà nắm băt được những gì các nhà tài trợ đang cần. C. KẾT LUẬN Quau những nội dung mà chúng ta vừa phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được vai trò to lớn của ODA đối với các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc phát triển kinh tế là như thế nào.Nguồn vốn này đã tạo nên một động lực cho quá trình phát triển và nó đã tác động tích cực lên nhiều mặt của nền kinh tế.Vì thế Việt Nam cần có những chính sách đồng bộ để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút vốn từ các nhà tài trợ song phương hay đa phương.Để thực hiện được điều này trước hết cần có sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước trong việc sử dụng ODA.Nhưng qua việc kêu gọi, tiếp nhận và triển khai thực hiện các dự án thì quan trọng hơn phải là sử dụng thế nào cho hiệu quả, đừng để ODA trở thành một gánh nặng nợ nần một cách vô ích.Do thời gian có hạn, việc thu thập tài liệu còn nhiều khó khăn và lượng kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều chỗ thiếu sót.Rất mong ®­îc sù sù gãp ý cña c« gi¸o vµ c¸c b¹n.Xin ch©n thµnh c¶m ¬n. MỤC LỤC D- Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 1. Gi¸o tr×nh Kinh tÕ ph¸t triÓn 2. V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng Céng S¶n ViÖt Nam lÇn thø IX, X. 3. http:www.mpi.gov.vn 4. http:www.mof.gov.vn 5. http.www.moi.gov.vn 6. http:www.gso.gov.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0261.doc
Tài liệu liên quan