Lời mở đầu
Vốn lưu động là một trong những nguồn vốn quan trọng của sản xuất kinh doanh. Một mặt, vốn vốn lưu động được sử dụng đúng đắn uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp với những điều kiện, tình hình phát triển của mỗi doanh nghiệp thì sẽ có tác động tích cực tới các mục tiêu kinh tế và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn đưa doanh nghiệp tiến xa trở thành những doanh nghiệp hàng đầu. Mặt khác, vốn lưu động nếu không được sử dụng một cách thích hợp thì sẽ trở thành vật cản cho sự phát triể
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của toàn doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường hiện nay vốn có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam đa số là những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trên thương trường quốc tế trong khi đó trình độ quản lý còn yếu kém, công nghệ lạc hậu cho nên vấn đề bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề nan giải cần được tất cả các doanh nghiệp chú trọng nắm vững và phát huy sức mạnh của nó.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động vì vậy sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài: “Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương II: Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Chương III: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Do trình độ nhận thức về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên trong bài luận văn này không thể tránh nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS – Trần Trọng Khoái cùng toàn thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Chương I
Một số vấn đề chung về vốn lưu động và
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
I. Nội dung và cách phân loại vốn lưu động
Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động.
Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động (bán thành phẩm, nguyên nhiên, vật liệu…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa. Những đối tượng lao động trên xét về hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động, còn xét về hình thái giá trị gọi là vốn lưu động(VLĐ) của doanh nghiệp.
Căn cứ vào giai đoạn sản xuất người ta chia tài sản lưu động thành hai loại: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất kinh doanh: Gồm tất cả những vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, sản phẩm đang chế tạo dở dang, bán thành phẩm…
- Tài sản lưu động lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất kinh doanh và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động đan xen và chuyển hoá cho nhau, chính đặc điểm này đã làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
Để hình thành nên tài sản lưu động các doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích hợp ứng trước để đầu tư vào các tài sản. Số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp.
Do đặc điểm vận động của tài sản lưu động, VLĐ của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn VLĐ.
Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Sự vận động trình tự lần lượt từ hình thái này sang hình thái khác cho đến khi quay trở về hình thái ban đầu của VLĐ là vốn tiền tệ. Quá trình đó được mô tả như sau:
TLLĐ + ĐTLĐ
T – H …SX – H’ – T’
Sức LĐ
T’ = T + t
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển:
- Khởi đầu vóng tuần hoàn, tiền được dùng để mua sắm ĐTLĐ trong khâu sản xuất, ở giai đoạn này vốn đã thay đổi hình thái từ vốn tiền tệ sang vốn vật tư hàng hoá.
- Tiếp theo là giai đoạn sản xuất, qua công nghệ sản xuất các vật tư dự trữ được chế tạo thành bán thành phẩm.
- Kết thúc vòng tuần hoàn, sản phẩm sau khi được tiêu thụ, hình thái hiện vật lại được chuyển sang hình thái tiền tệ như điểm ban đầu.
Như vậy ta có thể định nghĩa vốn lưu động như sau: Vốn lưu động ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động được chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả người ta phải phân loại VLĐ. Có nhiều cách phân loại, mỗi loại có những tác dụng riêng nhưng đều giúp cho nhà quản lý nắm bắt và đánh giá tình hình sử dụng VLĐ từ đó có những quyết định quản trị tốt VLĐ.
Căn cứ theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước…
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…
Qua cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của VLĐ trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó đề ra những biện pháp tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ hợp lý sao cho có hiệu quả cao nhất.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn
Vốn vật tư hàng hoá: bao gồm nguyên vật liệu chung, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, phí tổn chờ phân bổ, vốn thành phẩm
Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu nội bộ…
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có thể tìm ra biện pháp phát huy các chức năng của các thành phần VLĐ, từ đó xác định nhu cầu VLĐ.
Căn cứ theo nguồn hình thành vốn lưu động
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có lượng vốn cần thiết đủ để duy trì sản xuất. Vốn kinh doanh gồm vốn lưu động và vốn cố định, trong đó VLĐ được hình thành từ những nguồn sau:
▪ Nguồn vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra từ đầu khi thành lập doanh nghiệp. Phần vốn này doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
Nguồn vốn trên của doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước cấp, của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp bỏ ra, Công ty Cổ phần do các cổ đông đóng góp.
▪ Các khoản nợ phải trả
Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ. Dựa vào tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ được chia thành :
- > Nợ ngắn hạn: Là những khoản nợ dưới một năm như là các khoản vay ngắn hạn, lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên…
- > Nợ dài hạn: Là các khoản nợ trên một năm như các khoản vay dài hạn nợ dài hạn…
- > Nợ khác: Là các khoản tài sản chờ xử lý, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
Ngoài các nguồn vốn trên doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn liên doanh…
Phân loại theo thời gian huy động vốn
- > Nguồn VLĐ thường xuyên: Doanh nghiệp muốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh nhất định thì doanh nghiệp thường phải có một lượng tài sản lưu thông nhất nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản lưu động này gọi là tài sản lưu động thường cuyên.
Nguồn VLĐ thường xuyên : Là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên tài sản cố định.
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Hoặc:
Nguồn VLĐ = Tổng nguồn vốn - Giá trị còn lại
thường xuyên thường xuyên của TSCĐ
Trong đó:
Tổng nguồn vốn = Nguồn vốn + Nợ dài hạn
thường xuyên chủ sở hữu
Giá trị còn lại = Nguyên giá _ Giá trị hao
của TSCĐ TSCĐ mòn luỹ kế
Chính nguồn vốn thường xuyên này cho phép các doanh nghiệp chủ động cung cấp vật tư kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.
- > Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới một nắm chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hang và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Theo như phân tích trên, thì ta có thể xác định nguồn VLĐ và TSLĐ của doanh nghiệp như sau:
Nguồn VLĐ = Nguồn VLĐ thường xuyên - Nguồn VLĐ tạm thời
Hoặc:
TSLĐ = Nguồn VLĐ thường xuyên – Nguồn VLĐ tạm thời
Mối quan hệ này được biểu hiện như sau
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên
Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp nhà quản lý xem xét huy động nguồn vốn một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà quản lý lập ra những kế hoạch tài chính hình thành nên các dự định về tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn VLĐ trong tương lai.
Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc phân loại VLĐ để quản lý, còn phải xác định nhu cầu VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn.
Nhu cầu = Mức dự trữ + Khoản phải thu – Khoản phải trả
VLĐ hàng tồn kho từ khách hàng người cung cấp
Trong doanh nghiệp nhu cầu VLĐ thường chia làm 2 loại:
- Nhu cầu VLĐ thường xuyên
- Nhu cầu VLĐ tạm thời
Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
*Phương pháp trực tiếp
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này có thể theo trình tự sau:
- Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng
- Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp
*Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. ở đây có thể chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Có thể thực hiện phương pháp này theo trình tự sau:
- Xác định số dư bình quân các khoản trong năm bao gồm: số hàng tồn kho bình quân, số phả thu từ khách hàng bình quân, số nợ phải trả bình quân.
- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong cả năm. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ với doanh thu.
- Xác định nhu cầu VLĐ của thời kỳ sau
Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác nhau thuộc những ngành nghề khác nhau, có những đặc điểm sản xuất khác nhau dẫn đến sự khác nhau về kết cấu nguồn VLĐ. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
Thứ nhất, các nhân tố về mặt dự trữ vật tư phụ thuộc vào khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, chủng loại vật tư cung cấp.
Thứ hai, các nhân tố về mặt sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm sản xuất chế tạo, chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý.
Thứ ba, các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp…
II. sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn là yếu tố rất quan trọng để giúp các nhà doanh nghiệp đạt tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là cơ sở để mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động.
Tổ chức quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng sản phẩm cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tăng uy tín trên thương trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục do đó việc đảm bảo lượng VLĐ thường xuyên là rất cần thiết đối với tất cả các Công ty bằng cách là phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Quản lý và bảo toàn vốn lưu động
Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp nên chú trọng đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm để góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán các khoản công nợ kịp thời.
Vì trong nền kinh tế thị trường, VLĐ thường chịu nhiều tác động bởi nhiều nhân tố khiến cho VLĐ bị giảm sút dần cho nên bảo toàn VLĐ là một vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất, mất phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu thị trường, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá thấp.
- Những rủi ro trong kinh doanh.
- Kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thiếu hụt dần do doanh nghiệp thu bán hàng không bù đắp VLĐ.
- Lạm phát làm cho giá cả tăng nhanh sau mỗi vòng luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp mất dần do trượt giá.
- Vốn bị chiếm dụng lớn trong thanh toán.
Chính các nhân tố trên sẽ làm VLĐ giảm sút dần, vì vậy nếu doanh nghiệp sử dụng không tốt VLĐ, không đảm bảo được vốn làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chậm luân chuyển, qui mô vốn bị thu hẹp lại, hiệu quả sử dụng vốn thấp và tất yếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp có thể sử dụng một số các chỉ tiêu sau:
Tốc độ luân chuyển VLĐ
Là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng của công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt của công tác mua sắm, dự trữ, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không tốt, các khoản chi phí trong quá trình sản xuất cao hay thấy, tiết kiệm hay lãng phí.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển vốn(số vòng quay vốn/năm) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).
Doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết nếu vòng quay tăng so với kỳ trước thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.
360 ngày
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Kỳ luân chyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Từ sự phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ ta có thể xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí VLĐ sử dụng trong kỳ kinh doanh.
Mức lãng phí (+) Doanh thu thuần Kỳ luân Kỳ luân
hoặc tiết kiệm(-) VLĐ = x chuyển VLĐ - chuyển VLĐ
do ảnh hưởng của 360 ngày kỳ này kỳ trước
tốc độ luân chuyển VLĐ
3.2 Mức đảm nhiệm VLĐ
VLĐ bình quân
Mức đảm nhiệm VLĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải có bao nhiêu đồng VLĐ bỏ ra. Nếu Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ VLĐ được sử dụng tiết kiệm và ngược lại.
3.3 Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng lưu kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh càng được đánh giá tốt, ngược lại số vòng quay hàng tồn kho thấp thì việc kinh doanh kém hiệu quả, hàng hoá tiêu thụ chậm.
3.4 Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
3.5Kỳ thu tiền trung bình
Số dư bình quân của các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình = x 360
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết kỳ thu tiền từ khi bán hàng đến khi thu được tiền về hết bao nhiêu ngày. Kỳ thu tiền trung bình càng dài chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
3.6 Các hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Thanh toán =
hiện thời Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng TSLĐ - Hàng tồn kho
Thanh toán =
nhanh Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trong thời gian ngắn mà không cần phải tiêu thụ vật tư, hàng hoá.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng Tiền + Tương đương tiền
Thanh toán =
tức thời Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn trả của doanh nghiệp.
Hệ số sinh lời VLĐ
Lợi nhuận thuần
Mức sinh lời VLĐ =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đống VLĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VLĐ càng có hiệu quả.
ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tài sản lưu động chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
Vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ giúp nhà quản lý doanh nghiệp rút ra những vấn đề then chốt để từ đó đề ra những quyết định đúng đắn phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Chương II
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Lịch sử hình thành và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Pin Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Công ty Pin Hà Nội là một doanh nghiệp cổ phần hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam – Bộ Công Nghiệp.
Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Tên viết tắt : HABACO
Trụ sở chính : Đường quốc lộ 70 – Thị trấn Văn Điển – Huyện Thanh Trì - Hà Nội
Điện thoại : (04)8615365, (04)8615364
Fax : (04)8612549
Email : Habaco@fpt.vn
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội ( trước đây là nhà máy Pin Văn Điển ) được xây dựng từ năm 1958 đến tháng 1/1/1960 thì chính thức đi vào hoạt động. Công ty được xây dựng với diện tích 3ha tại Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì - Hà Nội.
Nhà máy do Trung Quốc thiết kế xây dựng và viện trợ thiết bị toàn bộ, sản lượng thiết kế ban đầu là 5 triệu chiếc Pin/năm. Sản phẩm là các loại Pin thuộc thế hệ Mn02/NH4CI/Zn. Dây chuyền thiết bị thủ công, nguyên vật liệu vật tư ban đầu do Trung Quốc cung cấp 100%.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch thì toàn bộ đầu vào, đầu ra đều do nhà nước cung cấp và tiêu thụ( chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế và quốc phòng. Để chủ động trong sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nhà máy tích cực thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bằng nguyên liệu có sẵn trong nước. Năm 1962 được nhà nước cho phép, nhà máy đã mở mỏ khai thác quặng Măng gan thiên nhiên tại Hà Tuyên.
Năm 1983 Tổng cục Hoá chất Việt Nam quyết định sáp nhập nhà máy Pin Văn Điển và nhà máy Pin Xuân Hoà thành nhà máy Pin Hà Nội. Việc sáp nhập này nhằm mục đích là tập trung hoá sản xuất để nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp Pin Miền Bắc.
Tháng 7/1996 nhà máy được đổi tên thành Công ty Pin Hà Nội.
Trong những năm gần đây Công ty đã rất chú trọng về việc đầu tư những dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
Tháng 10/2002 toàn bộ dây chuyền sản xuất Pin hoá hồ được thay thế bằng dây chuyền thiết bị sản xuất Pin tẩm hồ tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc và môi trường cho người lao động.
Năm 2004 với hơn 500 cán bộ công nhân viên đã sản xuất và tiêu thụ đạt trên 100 triệu chiếc/năm thay vì những năm trước đây Công ty có tới 1200 lao động nhưng sản phẩm chỉ đạt 5 triệu chiếc/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao.
Năm 2002 sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO – 9001.
Một số sản phẩm chính của công ty: Pin R20(pin đèn), Pin R6P(pin tiểu), Pin R40(pin chuyên dùng), Pin R14(Pin chuyên dùng), Pin BTO(Pin chuyên dùng), Pin PO2 (Pin chuyên dùng).
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội được thành lập theo quyết định số 207/2002/QĐ - BCN ngày 03/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2003 với nhiệm vụ chính là:
Sản xuất kinh doanh các loại Pin phục vụ sản xuất.
Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu chuyên dùng
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Công ty Cổ phần Pin Hà Nội đã có một cơ cấu tổ chức phù hợp với và nhiệm vụ kinh doanh của mình.
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Phó Giám Đốc
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng KT - CN
Phòng TT - TT
Phòng KT - CN
Phòng
TC - KT
Phòng
KH - VT
Phòng
TC - HC
Các phân xưởng
Nhiệm vụ chính của các phòng như sau:
Giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất, quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và tương lai. Chịu trách nhiệm trước nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng tổ chức – hành chính
Quản lý về nhân sự, hồ sơ, con người, đào tạo cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ tay nghề, an toàn lao động đồng thời là nơi tiếp nhận giấy tờ, công văn, lưu trữ tài liệu, quản lý cơ sở vật chất để phục vụ các phòng ban, phân xưởng như bàn ghế, văn phòng phẩm…
Phòng kế hoạch – vật tư
Cung cấp vật tư, bán thành phẩm, hàng gia công, bảo hộ lao động… phục vụ quá trình sản xuất của nhà máy.
Phòng kỹ thuật công nghệ
Có nhiệm vụ quản lý về công nghệ sản xuất Pin, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho sản phẩm ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Phòng kỹ thuật cơ điện
Quản lý về công nghệ của máy móc thiết bị sản xuất Pin, tìm tòi cải tiến máy móc sao cho phục vụ sản xuất tốt nhất.
Phòng thị trường tiêu thụ
Có các nhiệm vụ như marketing tiếp thị sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, đưa ra các chính sách khuyến mại hợp lý… để có thể tiêu thụ được nhanh và nhiều sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh không để bị ứ đọng trong khâu thành phẩm, tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty.
Phòng tài chính – kế toán
Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính đúng chế độ, tài chính của nhà nước để phân tích tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng
(Kế toán giá thành, tiêu thụ tổng hợp)
Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, kiêm tiền lương
Kế toán TSCĐ, kiêm thủ quỹ
Kế toán tiền mặt, kiêm KT ngân hàng
Kế toán trưởng
Là người giúp việc giám đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán và quản lý tài chính ở công ty như: thông tin kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, giá cả và hạch toán kinh doanh theo pháp luật hiện hành.
Kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng
Kế toán tiền mặt có nhiệm vụ theo dõi thu chi về tiền mặt phát sinh hàng ngày ở công ty và theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi tại ngân hàng, thanh toán công nợ với ngân hàng, chuyển séc, mở LC.
Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu kiêm kế toán tiền lương
Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng ngày nhận từ kho các phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo định mức, hoá đơn…để tập hợp vào các đối tượng sử dụng. Đồng thời thực hiện tính lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo tiền lương cho toàn bộ công nhân viên trong Công ty.
Kế toán TSCĐ kiêm thủ quỹ
Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc tiến hành lập phiếu thu chi tiền mặt để thanh toán cho CBCNV của công ty, cũng như khách hàng ngoài Công ty đến giao dịch. Theo dõi toàn bộ tài sản, hiện vật thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của Công ty.
Kế toán tổng hợp giá thành, tiêu thụ
Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sẽ phát sinh trong kỳ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, thu nhận các chứng từ về tiêu thụ sản phẩm để tiến hành ghi sổ và thanh toán các khoản nợ với khách hàng.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Trong nhiều năm qua Công ty Cổ phần Pin Hà Nội đã không ngừng cố gắng vươn lên, công ty luôn luôn tự đổi mới và phát triển sản xuất kinh doanh đạt được những thành tựu rực rỡ. Hiện nay việc kinh doanh của đang có những thuận lợi, các chỉ tiêu kế hoạch đều hoàn thành vượt mức, đặc biệt từ năm 2003 là năm công ty bắt đầu cổ phần hoá doanh nghiệp. Điều đó thể hiện qua kết quả kinh doanh:
Biểu số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2004/2003
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
89.549
96.891
7.342
8.2
1
Doanh thu thuần
89.549
96.891
7.342
8.2
2
Giá vốn hàng bán
82.275
88.183
5.908
7.18
3
Lợi nhuận gộp
7.274
8.708
1.434
19.71
4
Chi phí bán hàng
2.900
2.895
-5
-0.17
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.000
2.961
-39
-1.3
6
Doanh thu hoạt động TC
512
617
105
20.51
7
Chi phí tài chính
460
504
44
9.57
8
Lợi tức từ hoạt động KD
1.426
2.965
1.539
107.92
9
Các khoản thu nhập khác
20
22
2
10
10
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.446
2.987
1.541
106.57
11
Lợi nhuận sau thuế
1.446
2.987
1.541
106.57
Nhận xét: Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội ta thấy:
Giá vốn hàng bán năm 2004 là 88.183 triệu đồng tăng 7.18% so với năm 2003 có tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2004 là 8.708 triệu đồng tăng 19.71 % so với năm 2003.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2004 là 617 triệu đồng tăng 20.51% so với năm 2003.
Chi phí bán hàng năm 2004 là 2.895 triệu đồng giảm 0.17 % so với năm 2003. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 là 2.961 triệu giảm 1.3%so với năm 2003.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 là 2.965 triệu đồng tăng 107.92% so với năm 2003, chủ yếu được hình thành từ lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thu nhập khác năm 2004 là 22 triệu tăng 10 % so với năm 2003.
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2004 là 2.987 triệu đồng tăng 106.57% so với năm 2003. Theo luật thuế TNDN sau khi cổ phần hoá thì Công ty Cổ phần Pin Hà Nội thì được miễn thuế TNDN từ 2 đến 4 năm. Do đó Công ty không phải nộp thuế TNDN.
Doanh thu thuần năm 2004 đạt 96.891 triệu đồng tăng 8.2% tương ứng với 7.342 triệu đồng so với năm 2003. Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu của Công ty năm 2004 chiếm 2% tổng doanh thu tương ứng với số tiền 1.982 triệu đồng, tăng 46% so với năm 2003.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội.
Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Tình hình vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện trên biểu số 2
Biểu số 2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng số VKD
29.028
100
34.672
100
5.644
19.4
1. Vốn lưu động
18.106
62.4
25.626
73.9
7.52
41.5
2. Vốn cố định
10.922
37.6
9.046
26.1
-1.876
-17.2
Nhận xét:
Qua biểu số 2 ta thấy, vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội đang sử dụng và quản lý đến cuối năm 2004 là 34.672 triệu đồng tăng 19.4% tương ứng với số tiền là 5.644 triệu đồng so với năm 2003. Trong đó vốn lưu động là 25.629 triệu đồng tăng 41.5% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng cao và tăng từ 62.4% năm 2003 lên 73.9% năm 2004; vốn cố định là 9.046 triệu đồng giảm 17.2% tương ứng với số tiền là 1.876 tỷ đồng so với năm 2003, tỷ trọng từ 37.6% năm 2003 giảm xuống còn 26.1% năm 2004. Từ phân tích trên ta thấy VLĐ là thành phần chủ yếu và chiếm vị trí quan trọng trong vốn kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Biểu số 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng số nguồn vốn
29.028
100
34.672
100
5.644
19.4
1. Nợ phải trả
13.1
45.1
16.9
48.7
3.8
29
- Ngắn hạn
8.500
64.9
15.200
89.9
6.700
78.8
- Dài hạn
4.600
35.1
1.700
10.1
-2.900
-63
2. Vốn CSH
15.928
54.9
17.772
51.3
1.844
11.6
Nhận xét:
Qua biểu số 3 ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2004 là34.672 triệu đồng tăng 19.4% tương ứng với số tiền là 5.644 triệu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29424.doc