Vốn lưu động và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty XNK Dệt May

Lời nói đầu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng; vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy với bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó mang lại. Trong các doanh nghiệp Vốn lưu động là một bộ

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vốn lưu động và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty XNK Dệt May, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phận quan trọng và việc sử dụng nó là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do ở một vị trí then chốt như vậy nên việc quản lý sử dụng Vốn lưu động được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, cùng với đó nhà nước không còn bao cấp về vốn đối với các DNNN. Mặt khác trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý hiện nay, các doanh nghiệp thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tìm đầu vào và đầu ra của sản xuất, tự chủ về vốn. Ngoài số vốn điều lệ ban đầu do nhà nước cấp phát thì doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, do vậy để tồn tại phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng Vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được vai trò quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động đối với Công ty Xuất nhập khẩu dệt may cũng như bất kỳ một doanh nghiệp, công ty nào khác. Qua thời gian thực tập Công ty Xuất nhập khẩu dệt may được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các chị trong phòng ban của Công ty và cô giáo hướng dẫn thực tập em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài " Vốn lưu động và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu dệt may ". Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương 1: Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doang nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu dệt may. Do thời gian thực tập có hạn trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn TS: Lê Thị Kim Nhung cùng toàn thể các cô chú trong phòng Kế hoạch -Tài chính đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: vốn lưu động và các giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương mại I. vốn lưu động: Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động: 1.1.1. Khái niệm: Trong nền kinh tế quốc dân mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động. Để hình thành nên tài sản lưu động doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. 1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động: Qua phân tích về khái niệm vốn lưu động ở trên, trong nền kinh tế thị trường vốn lưu động có một số đặc điểm sau: Vốn lưu động biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tàI sản được sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh. Mục đích sử dụng vốn lưu động là phải sinh lời, trong quá trình vận động vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuát phát và điểm cuối cùng của vóng tuần hoàn là giá trị tiền và đồng thời quay trở về với điểm xuát phát với giá trị lớn hơn. Vốn lưu động có giá trị về mặt thời gian Bất kỳ một đồng vốn lưu động nào cũng gắn với một chủ sỡ hữu. Vốn lưu động là một hàng hóa đặc biệt, giá cả của vốn chính là chi phí của việc sử dụng vốn. Đặc điểm nổi bật nhất của vốn lưu động là tham gia trực tiếp và vận động không ngừng, luôn luôn thay đổi hình thái giá trị. Giá trị của nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị hàng hóa và hoàn thành một vòng tuần hoấnu mỗi chu kỳ kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, thường xuyên do vậy vốn lưu động cũng liên tục trải qua các giao đoạn và thay đổi hình thái biểu hiện tiền tệ (T) và hiện vật (H) khác nhau. Quá trình thay đổi hình tháI biểu hiện của vốn lưu động gắn liền với mua bán hàng hóa và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và do đớ tạo nên quá trình vận động của vốn trong kinh doanh. Trong các doang nghiệp khác nhau sự vận động của vốn lưu động là khác nhau. Sự khác nhau đó do đặc đIểm sản xuất kinh doanh của từng doang nghiệp quy định. Các doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn sau: T H T’ Vốn lưu động ban đầu ở dưới hình thái tiền chuyển sang hình thái hiện vật qua lưu thông quay trở lại hình thái ban đầu là tiền . Vốn lưu động đã hoàn thành một vòng chu chuyển. Từ đặc điểm trên, cho ta thấy công tác quản lý vốn lưu động phải được đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp và đời sống của người lao động. 1.2. Vai trò của vốn lưu động: Vốn lưu động được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp, vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu đối với sự ra đời và phát triển của doang nghiệp. Trước hết vốn là diều kiện đầu tiên để doanh nghiệp làm thủ tục pháp lý thành lập. Tiếp theo khi bắt đầu sản xuất kinh doanh phải có vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vai trò của tài chính doanh nghiệp nói chung, của vốn lưu động nói riêng trở nên tích cực hay thụ động Ithậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình dộ của người quản lý, sau nữa nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, sự can thiệp và phương thức can thiệp bằng bàn tay hữu hình của Nhà nươc. Trong đIều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn lưu động ngày càng được đề cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó có một số vai trò sau: Một là; vốn lưu động là nguồn tài chính chủ yếu nhằm đảm bảo hu cầu đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Vấn đề là ở chỗ người quản lý phải định mức chính xác nhu cầu vốn, cân nhắc lựa chọn những phương án đầu tư có hiệu quả cao. Hai là: việc đảm bảo, tổ chức vốn lưu động một cách tiết kiểm hiệu quả được coi là đIều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trước những đồi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường, đồi hỏi người quản lý phải sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiểm, hiệu quả, một mặt phảI bảo toàn được vốn, mặt khác phải sử dụngcác biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn. Ba là: Vốn lưu động có vai trò đòn bãy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, vốn lưu động một yêú không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy để tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bình thường mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hộp với tính chất và quy mô kinh doanh. Vai trò trên đây của vốn lưu động sẽ trở nên tích cực, có tác dụng kích thích người sản xuất khi người quan lý biết sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động. Ngược lại nó cũng có thể trở nên tiêu cực, kìm hãm khi người quản lý phạm phảI nhữnh sai làm tron việc sử dụng vốn lưu động. Với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn nói chung và của vốn lưu động nói riêng trong hoạt động kinh doanh thì việc nghiên cứu vốn và hiệu quả sử dụng nó trong doanh nghiệp là điều thực sự cần thiết. 1.3.Phân loại vốn lưu động. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây: * Phân loại theo vai trò từng bộ phận vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vôn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...), các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. * Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách nay vốn lưu động có thể chia thành hai loại: - Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.... - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.... Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. * Phân loại theo quan hệ sở hữu. Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp..... - Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Phân loại theo nguồn hình thành. Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau: - Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá....theo thoả thuận của các bên liên doanh. - Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình. * Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên. - Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết. Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 1.4. Kết cấu vốn lưu động, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động: Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn. Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phân loại giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý kỳ này để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau cho nên tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động cũng khác nhau vì vậy kết cấu vốn lưu động của từng doanh nghiệp cũng khác. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Phân tích kết cấu vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động từ đó xác định điểm quan trọng của quản lý vốn và tìm biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. * Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp, có thể chia ra thành 3 nhóm chính sau: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. - Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất. - Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hanh kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. II. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phảI thường xuyên năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bở vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, vạch ra được các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các đồng vốn đó chính là sự tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuúât kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tàI vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung. Trong đIều kiện kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh tranh ngày càng được mở rộng với trình độ cao đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phảI nâng cao hoàn thiện trình độ sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Hiệu quả kinh tế chính là điều kiện sống của doanh nghiệp, hiệu quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhìn chung nó phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả với số vốn lưu động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Kết quả Vốn LĐ bình quân trong kỳ Sử dụng hiệu quả vốn lưu động mang tính cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tổng nguồn vốn, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nhất là trong doanh nghiệp thương mại. Việc sử dụng vốn lưu động không tốt có thể không bảo toàn được vốn, quy mô bị thu hẹp, ảnh hưởng tơí quá trình tái sản xuất và như vậy ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Vốn lưu động luôn vận động không ngừng trong các giai đoạn cùng với hình thái biểu hiện phức tạp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải có những biện pháp quản lý hợp lý và hiệu quả. 2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh của mình các doanh nghiệp đã sử dụng VLĐ để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được bình thường và liên tục. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả từng đồng vốn lưu động. Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả VLĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 2.2.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ. Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn). Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau: M L = VLĐ L : số lần luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ M doanh thu của doanh nghiệp ở trong kỳ (tính theo giá vốn) . VLĐ: số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ. + Kỳ luân chuyển của vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. K = N hoặc K = N * Vlđ L M Trong đó : - K : kỳ luân chuyển vốn lưu động - N : số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày. - M , Vlđ : số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ . Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải xem xét mức sinh lời của đồng vốn Lợi nhuận thực hiện trong kỳ Mức sinh lợi VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao, nó chứng tỏ được hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao . Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: hệ số này cho biết để có một đồng vốn luân chuyển thì cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Doanh thu thuần Sức sản xuất của vốn lưu động: phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng Giá trị tổng sản lượng Sức sản xuất của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Hệ số thanh toán nhanh của vốn lưu động chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán nhanh cuả doanh nghiệp càng tốt Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét và nêu ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vốn cho kỳ tiếp theo. 2.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. VLĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong hợp đồng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cùng một lúc, VLĐ được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ VLĐ vào các hình thái đó, để cho hình thái đó có được mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhau nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Do sự chu chuyển của VLĐ diễn ra không ngừng nên thiếu vốn thì việc chuyển hoá hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình sản xuất do đó bị gián đoạn. Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công ty quản lý tài chính doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng chính là nâng cao hiệu quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh. Quản lý VLĐ không những đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời. Do đặc điểm của VLĐ là luân chuyển nhanh, sử dụng linh hoạt nên nó góp phần quan trọng đẩm bảo sản xuất và luân chuyển một khối lượng lớn sản phẩm. Vì vậy kết quả hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu phần lớn là do chất lượng của công tác quản lý VLĐ quyết định. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Như đã phân tích ở trên, sử dụng hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuát kinh donh của doanh nghiệp. Do đó, không thể phủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trên thực tế những năm vừa qua, hiệu qủa sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa bắt kịp với cơ chế thị trường nên còn nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kĩ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác để khả năng vốn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hỉệu quả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó, vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn có ý nghĩa quan trong trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra tối thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm VLĐ lưu chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái VLĐ thường xuyên biến đổi vì vậy vấn đề bảo toàn VLĐ chỉ xét trên mặt giá trị . Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cương quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp cho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ thuật được cải tiến. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt khi khai thác được các nguồn vốn, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay. Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. 2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp * Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý vốn lưu động. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Do đó việc tổ chức quản lý vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng của hai nguồn này. Nguồn vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Nguồn vốn này có lợi thế rất lớn vì donh nghiệp được quyền chủ động sử dụng một cách linh hoạt và không chịu chi phí sử dụng vốn. Vì thế, nếu doanh nghiệp tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn này sẽ vừa tạo ra được một lượng vốn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, lại vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết do phải đi vay từ bên ngoài, đồng thời nâng cao được hiệu quả đồng vốn hiện có. Nợ phải trả: là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn chủ sở hữu doanh nghiệp còn huy động các khoản nợ phải trả để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của mình. Việc huy động các khoản nợ phải trả không những đáp ứng kịp thời VLĐ cho sản xuất kinh doanh mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt. Tuy nhiên, việc cân nhắc lựa chọn hình thức thu hút VLĐ tích cực lại là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức VLĐ. Nếu doanh nghiệp xác định chính xác nhu cầu VLĐ, lựa chọn phương án đầu tư vốn có hiệu quả, tìm được nguồn tài trợ thích ứng sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp. Ngược lại nợ vay sẽ trở thành gánh nặng rủi ro đối với doanh nghiệp. * Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động được vận động chuyển hoá không ngừng. Trong quá trình vận động đó, vốn lưu động chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. * Các nhân tố khách quan: hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố: + Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. + Rủi ro: do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được. + Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư...vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. + Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. * Các nhân tố chủ quan: Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhâ._.n tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại. + Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. + Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất thoát VLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lại là cao nhất. 2.5. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Trong cơ chế rthị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau: -Thứ nhất, phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. tránh xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Nếu thiếu vốn thì doanh nghiệp phải huy động thêm, còn thừa vốn thì cần có biện pháp xử lý kịp thời không để vốn chết không phát huy được hiệu quả kinh tế, xác định chính xác nhu cầu VLĐ trong từng thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường liên tục. -Thứ hai, lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách phù hợp, tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu VLD của doanh nghiệp. Có thể huy động vốn bên ngoài nhưng nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì phải trả chi phí sử dụng vốn, chịu sự giám sát của chủ nợ làm hiệu quả SXKD giảm. -Thứ ba, trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung ứng nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. -Thứ tư, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm cần phải thực hiện tốt những biện pháp về tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người mua và người bán hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ ở tất cả các khâu. -Thứ năm, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. -Thứ sáu, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động của mình. chương II: Thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động của công ty xuất nhập khẩu dệt may I. Tổng quan về tình hình tổ chức hoạt động của công ty Xuất nhập khẩu Dệt may. 1.1 Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may là doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt nam hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Công ty được thành lập theo quyết định số 37/2000/QĐ-BCN ngày 08/06/2000 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp trên cơ sở tổ chức lại ban cơ sở xuất nhập khẩu của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng và các tài khoản tại ngân hàng Thương mại. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: Vinatex Import- Export, viết tắt là: VINATEX-IMEX. Trụ sở tại 57B Phan Chu Trinh, Quận Hoàn kiếm, Hà Nội. Chức năng - Nhiệm vụ của Công ty: - Chức năng: Thông qua hoạt động kinh doanh nội địa xuất nhập khẩu công ty thực hiện kinh doanh các ngành nghề: Theo đăng ký kinh doanh ngày 14/07/2000: kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩuc các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu và các thiết bị phụ tùng. Đến ngày 21/08/2000 bổ sung ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu hoá chất, thuốc nhuộm, hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, ô tô, xe máy, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác, trang thiết bị văn phòng , thiết bị tạo mẫu thời trang, phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su, kinh doanh kho vận, uỷ thác mua bán xăng dầu (có quyết định số 448/QĐ - HĐQT ngày 10/08/2000 của Tổng công ty Dệt may Việt nam). Công ty ký bổ sung ngành nghề lần thứ hai: nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh (có quyết định số 0167/QĐ - KHĐT ngày 18/01/2001 của Bộ Công nghiệp) ngày 20/01/2001. Ngày 15/08/2003 Công ty đã đăng ký bổ sung ngành nghề lần thứ ba: thiết bị y tế , thiết bị chiếu sáng, âm thanh, thiết bị bảo vệ (có quyết định số1883/QĐ - TCCB ngày 06/08/2003 của Bộ công nghiệp). Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may đã từng bước đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực may mặc mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như y tế, máy móc… - Nhiệm vụ: Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn trên cơ sở phân cấp tài chính của Công ty. Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước. Cung ứng và tiêu thụ vật tư hàng hoá cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty dệt may Việt nam, đây là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Với thị trường nước ngoài, Công ty chủ động tổ chức tìm kiếm khách hàng sau đó mới ký kế hợp đồng mua hàng với các công ty trong nước để thực hiện hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Đối với thị trường trong nước, Công ty vừa cung cấp hàng tiêu dùng vừa cung cấp thiết bị, phụ liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty xuất nhập khẩu Dệt May. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong Công ty, chịư trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình quản lý. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về những công việc được giao. Dưới Giám đốc và Phó giám đốc là các phòng ban chuyên môn, các phòng ban này có chức năng tham mưu , giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu Dệt - May Phòng Tổ chức Hành chính Ban Giám đốc Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế hoạch thị trường Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu dệt Phòng Kinh doanh xuất nhập may Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng Kinh doanh vật tư Phòng Xúc tiến và Phát triển dự án + Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện các chức năng trên lĩnh vực như: sắp xếp và quản lý lao động, đào tạo cán bộ, hành chính, bảo vệ... + Phòng Kế hoạch thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng... + Phòng xuất nhập khẩu dệt và phòng xuất nhập may: trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, phối hợp chặt chẽ với phòng ké hoạch thị trường, tìm kiếm mọi khả năng khai thác nguồn hàng xuât nhập khẩu hoặc bằng các hình thức tự doanh, xuất nhập khẩu uỷ thác cả hàng dệt và hàng may mặc... bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch của Công ty. + Phòng tài chính kế toán: Thuộc ban tài chính kế toán trên Tổng công ty chuyển về, Tổng công ty chỉ còn lại tổ quản lý này. Phòng chịu trách nhiệm hoạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên toàn bộ hệ thống hoá đơn, chứng từ do các phòng liên quan nộp lại. Xây dựng quy chế tài chính, tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính, các chiến lược kinh doanh. + Phòng kinh doanh tổng hợp: Có chức năng chuyên kinh doanh máy móc thiết bị nhập khẩu như: Máy bay, thiết bị và các máy móc khác, mua bán quần áo trong nước và các hàng hoá khác cho ngành dệt may. + Phòng kinh doanh vật tư: Có chức năng kinh doanh các loại hàng hoá để xuất nhập khẩu như bông, sợi, tơ, hoá chất, thuốc nhuộm. + Phòng xúc tiến và phát triển dự án: Có nhiệm vụ tìm tòi, dự thầu để tìm những khách hàng mới cho Công ty, uỷ thác các công việc do Tổng công ty giao. 1.3.Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may. Phòng Tài chính kế toán quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc kiểm tra , giám sát, hạch toán các hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, huy động sử dụng vốn có hiệu quả. Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung. Mỗi nhân viên kế toán đảm nhận các chức năng nhiệm vụ kế toán tài chính khác nhau. Phòng kế toán được trang bị máy vi tính để thực hiện kế toán trên máy theo hình thức kế toán nhật ký chung. Sơ dồ Phòng tài chính kế toán của công ty xuất nhập khẩu dệt may Trưởng Phòng Tài chính Kế toán Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán tín dụng Kế toán mua hàng Kế toán bán hàng Kế toán kho hàng Kế toán sử dụng TSCĐ, công cụ, dụng cụ Kế toán Thuế và chi phí Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung, trực tiếp đảm nhận công tác tài chính. Bao gồm: + Lập kế hoach tài chính, tín dụng của công ty. + Giải quyết các vấn đề quan hệ về tài chính tín dụng với các cơ quan tài chính ngân hàng. + Theo dõi các hoạt động liên doanh, cho thuê nhà. Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm : + Lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm. + Kế toán công nợ nội bộ và các khoản công nợ khác (ngoài các khoản công nợ trong mua bán). + Tổng hợp kiêm kiểm kê tài sản. + Thay mặt trưởng phòng phụ trách công tác chung của phòng khi Trưởng phòng đi công tác. Kế toán vốn bằng tiền: + Thực hiện kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng (đồng Việt nam). + Thực hiện thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các thanh toán khác. + Lưu trữ chúng từ thu chi và sổ phụ ngân hàng. Kế toán thanh toán - tín dụng: + Kiểm tra, theo dõi, làm thủ tục thanh toán với ngân hàng toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu, giải quyết điều chỉnh, khiếu nại, bồi thường. + Làm thủ tục vay, hoàn vốn kinh doanh (đồng Việt nam và ngoại tệ). + Xây dựng tỷ giá hạch toán hàng quý. Kế toán chi phí: + Tổng hợp chi phí, phân loại hạch toán và phân bổ chi phí theo khoản mục mặt hàng, trích lập tiền lương và các khoản trích theo lương. + Hạch toán chia tách chi phí theo dõi từng phòng. + Lên báo cáo chi phí chi tiết tháng, quý, năm. Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động: + Hạch toán tăng, giảm TSCĐ, công cụ lao động + Hạch toán khấu hao hàng tháng + Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tính chất hàng hoá. + Kiểm kê TS và công cụ lao động định kỳ theo quy định của nhà nước. Thủ quỹ: + Quản lý thu và chi tiền mặt hàng ngày. + Hàng tháng lập báo cáo kIểm kê quỹ Kế toán mua hàng: + Theo dõi hạch toán ké toán mua hàng và công nợ phải trả cho người bán trong và ngoài nước. + Lưu hợp đồng, bộ chứng từ, hoá đơn mua hàng, phIếu nhập kho. + Báo cáo công nợ phải trả định ký… Kế toán bán hàng: + Theo dõi hạch toán kế toán bán hàng và các khoản thu của người mua trong và ngoài nước. + lưu phương án kinh doanh, hợp đồng.. + Báo cáo công nợ phải thu theo định kỳ. Kế toán kho hàng: + Theo dõi toàn bộ hàng nhập, xuất, tồn, lưu phIếu nhập kho, xuất kho + hàng tháng lên báo cáo tồn kho, phân loại hàng hoá ứ đọng, cung cấp Iá vốn đã tiêu thụ cho bộ phận bán hàng. + Thực hiện công việc kiểm kê và lập báo cáo theo quy định của Nhà nước. Kế toán Thuế: + Theo dõi hạch toán các khoản thuế và làm thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu. + Lập báo cáo thuế hàng tháng Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua. Mặc dù những năm gần đây công ty gặp không ít những khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty ta xem xét bảng sau: Bảng 1: Kết quả kinh doanh hai năm 2003 và 2004: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng, gảm Số tiền Só tiền Số tiền Tỷ lệ% 1. Doanh thu thuần 360,258,369,427 361,258,927,135 1,000,557,708 0.28 2.Giá vốn hàng bán 346,258,123,251 346,648,265,148 390,141,897 0.11 3. lợi nhuận gộp 15,236,584,189 15,963,525,148 726,940,959 4.77 4. DT HĐ TC 525,321,209 1,105,365,846 580,044,637 110.42 5. Chi phí HĐ TC 4,253,624,187 2,756,324,182 -1,497,300,005 -35.20 Trong đó:lãi vay phải trả 4,253,624,187 2,732,415,682 -1,521,208,505 -35.76 6. Chi phí bán hàng 7,256,314,258 8,256,321,458 1,000,007,200 13.78 7. Chi phí qun lý DN 6,338,245,156 3,561,482,478 -2,776,762,678 -43.81 8. LN từ HĐ KD -3,981,203,564 956,234,125 4,937,437,689 124.02 9.Thu nhập khác 325,684,158 56,824,513 -268,859,645 -82.55 10. Chi phí khác 256,324,150 203,265,147 -53,059,003 -20.70 11. Lợi nhuận khác 4,852,365,147 -125,346,258 -4,977,711,405 102.58 12. Tổng LN trước thuế 821,354,627 925,357,156 104,002,529 12.66 Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2004 cao hơn so với 2003 cả về số tiền và tỷ lệ cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2003 lõ 3,9 tỷ đồng nhưng sang năm 2004 lãi 956 triệu đồng tăng 124,02% cho thấy Công ty đã hoàn thành tốt chức năng thương mại của mình. Có được kết quả đó là do Công ty đã tiết kiểm được chi phí trả lãi vay từ 4,253,624,187 VNĐ năm 2003 xuống 2,732,415,682 VNĐ năm 2004 tỷ lệ giảm 35.76% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,776,762,678 VNĐtỷ lệ giảm 43.81% đồng thời tốc độ tăng giá vốn hàng hoá tiêu thụ tăng chậm hơn mức độ tăng của doanh thu (0,11% so với 0,28%), ngoài ra doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng lên 580,044,637 VNĐ , chi phí khác giảm xuống với tỷ lệ giảm 20.71%. Tuy nhiên Công ty đã quản lý chi phí bán hàng chưa tốt để tốc độ tăng của khoản này khá lớn (13,78%) II. Thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt may. 2.1. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty. Với việc xác định vốn là vấn đề sống còn của Công ty, vì nếu không bảo toàn về vốn công ty không thể tiếp tục hoạt động và tồn tại. Do vậy để nắm bắt thêm các thông tin về lĩnh vực này, ta đi vào phân tích khái quát kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty: Bảng 2: Cơ cấu TS của công ty qua 2 năm Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng (+), giảm (-) Số tiền TT(%) Số Tiền TT(%) Số tiền Tỷ lệ TT% Tài sản A. Tài sản lưu động 173,064,927,890 96.60 175,732,981,020 97.14 2,668,053,130 1.54 0.54 I. Vốn bằng tiền 9,624,638,207 5.37 19,256,342,158 10.64 9,631,703,951 100.07 5.27 1. Tiền mặt 725,338,426 0.40 736,254,821 0.41 10,916,395 1.51 0.00 2. Tiền gửi ngân hàng 9,862,725,681 5.51 18,772,358,256 10.38 8,909,632,575 90.34 4.87 III. Các khoản phải thu 132,241,618,461 73.82 98,254,312,524 54.31 -33,987,305,937 -25.70 -19.50 IV. Hàng tồn kho 19,856,247,832 11.08 38,254,786,125 21.15 18,398,538,293 92.66 10.06 V. Tài sẩn LĐ khác 754,359,283 0.42 458,927,136 0.25 -295,432,147 -39.16 -0.17 B. Tài sản cố định 6,084,932,962 3.40 5,175,722,154 2.86 -909,210,808 -14.94 -0.54 I. TàI sản cố định HH 6,084,932,962 3.40 5,088,422,154 2.81 -996,510,808 -16.38 -0.58 - Nguyên giá 8,936,547,289 4.99 9,023,568,412 4.99 87,021,123 0.97 0.00 - Giá trị hao mòn luỹ kế -2,851,614,327 -3,935,146,258 -2.18 -1,083,531,931 38.00 -2.18 III. XDCB Dở dang 75,000,000 0.04 75,000,000 100.00 0.04 V.Chi phí trả trước DH 12,300,000 0.01 12,300,000 100.00 0.01 Tổng tài sản 179,149,860,852 100.00 180,908,703,174 100.00 1,758,842,322 0.98 0.00 * Tài sản: Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may là doanh nghiệp thương mại nên cơ cấu tài sản trong đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn 97.14 % năm 2004 trong tổng tài sản và đây là điều hợp lý của công ty. Trong tài sản lưu động: các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất 73.82 % năm 2003 giảm xuống 54.31% của năm 2004, qua đấy cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn lớn nhưng đến năm 2004 tỷ trọng các khoản phải thu giảm 19,50% nhưng vấn chiếm tỷ trọng cao (54,31%). Hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng khá lớn qua các năm cụ thể: năm 2003 chiếm tỷ trọng 11.08% tổng VLĐ, năm 2004 chiếm tỷ trọng 21.15% tổngVLĐ. Lượng hàng tồn kho năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là (ngđ) 18,398,538,293 tỷ lệ tăng tương ứng là 92.66%. Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty là quá nhiều dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Lượng vốn bằng tiền của công ty năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2003 Như vậy vốn lưu động năm 2004 có xu hướng tăng so với năm 2003 đây là một tốc độ tăng khá lớn. Việc tăng vốn tiền mặt, cũng như việc giảm các khoản phảI thu là một biểu hiện tốt. Công ty cần phát huy điểm mạnh này. Song lượng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng VLĐ lại có xu hướng tăng với tốc độ lớn. Điều này là một hạn chế của công ty, bởi vậy công ty cần xem xét cụ thể và có biện pháp thích hợp trong việc tiêu thụ tránh hàng tồn kho quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nguồn vốn: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 2 năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng (+), Giảm (-) Số tiền TT(%) Số Tiền TT% Số tiền Tỷ lệ TT% A. Nguồn vốn A. Nợ phải trả 122,921,371,494 82.74 128,988,144,035 83.03 6,066,772,541 4.94 0.29 I. Nợ ngắn hạn 121,780,830,213 81.98 128,658,325,148 82.82 6,877,494,935 5.65 0.84 1. Vay ngắn hạn 72,139,286,125 48.56 31,254,885,248 20.12 40,884,400,877 -56.67 -28.44 2.Nợ dài hạn đến hạntrả 885,414,275 0.60 895,368,147 0.58 9,953,872 1.12 -0.02 3. Phải trả cho ngườbán 37,356,249,182 25.15 81,582,398,192 52.52 44,226,149,010 118.39 27.37 4. Ng mua trả trước 2,821,954,217 1.90 2,635,812,423 1.70 -186,141,794 -6.60 -0.20 5. Thuế, khoản phải nộp 143,324,287 0.10 293,548,624 0.19 150,224,337 104.81 0.09 6. Phải trả CNV 896,215,321 0.60 465,872,351 0.30 -430,342,970 -48.02 -0.30 7. Phải trả nội bộ 380,217,459 0.26 -380,217,459 -100.00 -0.26 8 Phải trả,phải nộp khác 7,158,169,347 4.82 12,356,847,924 7.95 5,198,678,577 72.63 3.14 II.Nợ dài hạn 1,106,285,123 0.74 254,136,528 0.16 -852,148,595 -77.03 -0.58 III. Nợ khác 34,256,158 0.02 75,682,359 0.05 41,426,201 120.93 0.03 B. Nguồn vốn chủ SH 25,635,068,246 17.26 26,358,194,247 16.97 723,126,001 2.82 -0.29 I. Nguồn vốn - Quỹ 25,635,068,246 17.26 26,358,194,247 16.97 723,126,001 2.82 -0.29 1. Nguồn vốn KD 23,658,214,312 15.93 23,658,214,312 15.23 0 0.00 -0.70 3. Chênh lệch tỷ giá 1,635,280,121 1.10 908,351,247 0.58 -726,928,874 -44.45 -0.52 7. Lãi chưa phân phối 562,412,354 0.36 562,412,354 0.36 8.Quỹ khen thưởng,plợi 418,682,254 0.28 1,135,486,214 0.73 716,803,960 171.20 0.45 Tổng nguồn vốn 148,556,439,740 100.00 155,346,338,282 100.00 6,789,898,542 4.57 0.00 Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May là doanh nghiệp Nhà nước nên được cấp vốn Ngân sách nhưng do vốn được cấp chiếm tỷ trọng thấp khoảng 17% trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó do đặc điểm kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu nên số lượng vốn lưu động cần cho một làn xuất, nhập là rất lớn chính vì vậy Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là vay ngân hàng và mua chịu của nhà cung cấp do tận dụng mói quan hệ có uy tín cao như luôn trả nợ đúng hạn.. Năm 2004 nguồn vốn vay phải trả của Công ty đã được giảm mạnh cả về số tiền (40 tỷ), tỷ trọng giảm 28,44% và tỷ lệ giảm 56,67%. Nguồn vốn không phải trả lãi từ các nhà cung cấp và các bạn hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua Công ty tăng mạnh cả về số tiền (gần 50 tỷ), tỷ trọng tăng 30,51% và tỷ lệ khoản phải trả người bán tăng 118,39%, tỷ lệ các khoản phải trả khác tăng 72,63%. Nếu trong năm Công ty sử dụng tiền gửi trả nợ Ngân hàng kịp thời thì số nợ vay ngắn hạn sẽ còn giảm mạnh hơn. 2.2.Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty. Trong hoạt động kinh doanh vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong“đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được triết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt phải luôn luôn chủ động và linh hoạt. Vốn bằng tiền năm 2004 là 19,256,342,158 VNĐ chiếm tỷ trọng 10.64% tổng vốn lưu động, năm 2003 9,624,638,207 VNĐ chiểm tỷ trọng là 5.37% tổng vốn lưu động. Như vậy vốn bằng tiền năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9,631,703,951VNĐ đây là đIều không hợp lý đối với công ty Xuát nhập khẩu dệt may. Vốn tiền mặt tăng là do: Tiền mặt tại quỹ năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 10,916,395 (ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 1.51%. Song tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn tiền mặt. Trong khi đó TGNH lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn tiền mặt. Cụ thể năm 2003 là: 9,862,725,681 (ngđ) chiếm tỷ trọng 5.51% tổng vốn tiền mặt. Năm 2004 là: 18,772,358,256 (ngđ) chiếm tỷ trọng 10.38 % tổng vốn tiền mặt. Như vậy TGNH năm 2004 tăng so với năm 2003 là: 8,909,632,575 (ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng 90.34%. Việc tăng TGNH là một diều có lợi cho công ty vì khi đó ta không chỉ được hưởng lãi mà việc dùng chúng để thanh toán cũng khá thuận tiện, nhanh gọn, chống thất thoát nhờ hệ thống thanh toán của ngân hàng. Nó đặc biệt quan trọng đối với một công ty hoạt động xuất nhập khẩu . Lý do TGNH tăng do trong kỳ những khoản chưa dùng đến công ty đem gửi vào ngân hàng như: quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc do khách hàng thanh toán cho công ty qua ngân hàng. Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp công ty tăng được các tài sản lưu động sinh lãi giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Mặt trái của nó là công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải khoản chi phát sinh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao hơn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Như vậy ta thấy công ty dự trữ một lượng khá lớn vốn tiền mặt trong tổng vốn lưu động. Điều này cho phép công ty có thể đáp ứng nhanh các khoản chi khi cần thiết, cũng như chớp cơ hội kinh doanh. Song công ty luôn phải xem xét để có một tỷ trọng hợp lý sao cho hiệu quả sử dụng vốn tiền mặt là hiệu quả và hợp lý nhất. Khả năng thanh toán của công ty Xuất nhập khẩu dệt may Việc dự trữ một lượng vốn tiền mặt nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét và đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với doanh nghiệp. Đối với công ty Xuất nhập khẩu dệt may việc xem xét khả năng thanh toán còn có ý nghĩa trong việc đánh giá và điều chỉnh lại tình hình tài chính của mình sao cho đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn cũng như đảm bảo về sự lành mạnh tài chính của công ty. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Năm 2003 = 173,064,927,890 121,780,830,213 = 1.42 lần Năm 2004 = 175,732,981,020 128,658,325,148 = 1.37 lần Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2004 giảm không đáng kể so với năm 2003 nhưng nhìn chung khả năng thanh toán vẫn có thể coi là an toàn.Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động, không sinh lời. Nhưng đây là doanh nghiệp thương mại do đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, thì hệ số này lớn và ngược lại. Khi đó lại có được sự hợp lý trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xuất nhập khẩu dệt may. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tốc độ luân chuyển vốn, hệ số sinh lời vốn lưu động, hệ số vòng quay các khoản phải thu.. Bảng 4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua 2 năm của công ty Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Doanh thu thuần 360,258,369,427 361,258,927,135 1,000,557,708 0.28 Vốn lưu động bq 173,064,927,890 175,732,981,020 2,668,053,130 1.54 Số vòng quay VLĐ 2.07 2.05 -0.02 Số ngày luân chuyển VLĐ 171.32 173.92 2.6 Lợi nhuận trước thuế 821,354,62 9253,57,156 104,002,529 12.66 Hệ số sinh lời VLĐ 0.0012 0.0013 0.0001 3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu tốc độ lưu chuyển VLĐ. Trong năm 2004 do gặp phải một số khó khăn nên tốc độ tiêu thụ hàng hóa có phần chững lại do vậy vòng quay của vốn lưu động đã giảm từ 2.07 xuống 2.05 vòng. Mặt khác tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên đã làm giảm đi tốc độ luân chuyển vốn, tức là vốn luân chuyển chậm hơn. Chính vì vậy đã làm kéo dài thời gian lưu thông hàng hóa, không tiết kiểm được vốn và chi phí, làm giảm thu thập của doanh nghiệp. Do giảm vòng quay của vốn lưu động nên công ty đã không rút ngắn được số ngày chu chuyển. Số ngày chu chuyển vốn trong năm 2004 là 173.92 ngày tăng 2.6 ngày so với năm 2003. Việc giảm vòng quay của vốn lưu động đã làm cho công ty không tiết kiểm được vốn lưu động. Nếu số vòng quay vốn lưu động ở năm 2004 là không đổi so với năm 2003 thì để có được 361,258,927,135 VNĐ doanh thu thì lượng vốn lưu động cần dùng trong năm 2004 là: 361,258,927,135 /2.07 =174,521,220,838 VNĐ. Trong khi đó lượng vốn lưu động công ty đã dùng trong năm 2004 là 175,732,981,020 VNĐ, công ty đã lãng phí một khoản vốn lưu động là 1,211,760,182 VNĐ Tóm lại xét về tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì tình hình sử dụng vốn lưu động năm 2003 tốt hơn năm 2004. Tốc độ luân chuyển vốn phụ thuộc rất nhiều vào vòng quay của hàng hóa trong kỳ. Điều này đòi hỏi công ty có những giải pháp nhằm tăng vòng quay vốn lưu độn, hạ thấp số ngày kuân chuyển, tạo đIều kiện cho việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động: Hệ số sinh lời là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn lưu động, phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với vốn lưu động bình quân được đưa vào hoạt động kinh doanh. Hệ số sinh lời là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lau động một cách sát thực nhất, nó cho thấy khi bỏ ra một đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động BQ trong kỳ Qua bảng 4 ta thấy tỷ lệ tăng của vốn lưu động bình quân là 1.54% trong khi đó tỷ lệ tăng của tổng lợi nhuận là 12.66%. Chính vì vậy hệ số sinh lời năm 2004 tăng lên từ 0.0012 năm 2003 lên 0.0013 năm 2004. Diều này cho thấy cứ một đồng vốn bỏ ra năm 2004 thu lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 0.0013 đồng, cao hơn 0.0001 đồng so với năm 2003. Nhìn chung trong đIều kiện cạnh tranh quyết liệt như hiện nay việc quản lý vốn lưu động trong năm 2004 của công ty là tương đối tốt tuy nhiên tốc độ tăng của hệ số sinh lời chưa cao, vẫn ở mức thấp. * Xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Doanh thu Hiệu quả sử dụng VLĐ = VLĐ bình quân Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2003 = 360,258,369,427 (172,431,268,705 +173,064,927,890)/2 =2.09 Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 = 361,258,927,135 (173,064,927,890 +175,732,981,020)/2 = 2,07 Ta thấy năm 2003 cứ 1 đồng VLĐ có thể làm ra 2,09 đồng doanh thu. Năm 2004 cứ 1 đồng VLĐ chỉ có thể làm ra 2,07 đồng doanh thu. Như vậy hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 đã giảm đi so với năm 2003 là 0,02 đồng . Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xuất nhập khẩu dệt may. I.Đánh giá chung về công tác quản lý VLĐ và phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới. 1.1. Đánh giá chung: 1.1.1. Những thành công: Đảng và Nhà nước thực hiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại, tạo quan hệ hữu nghị với các nươc trên thế giới cũng như việc thúc đẩy gia nhập WTO… nên các mặt hàng may mặc được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất khẩu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tất cả điều đó đã tạo một môi trường quốc tế hết sức thuận lợi cho các ngành kinh tế nói chung và dệt may nói riêng. Trước tình hình cạnh tranh quyết liệt của ngành may ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32367.doc