lời mở đầu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng; vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy với bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó mang lại. Trong các doanh nghiệp Vốn lưu độn
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vốn lưu động & các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty Giầy Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất nói chung, quy mô của Vốn lưu động trình độ quản lý, sử dụng Vốn lưu động là một nhân tốảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do ở một vị trí then chốt như vậy nên việc quản lý sử dụng Vốn lưu động được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, cùng với đó nhà nước không còn bao cấp về vốn đối với các DNNN. Mặt khác trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý hiện nay, các doanh nghiệp thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tìm đầu vào và đầu ra của sản xuất, tự chủ về vốn. Ngoài số vốn điều lệ ban đầu do nhà nước cấp phát thì doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, do vậy để tồn tại phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được vai trò quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động đối với Công ty giầy Ngọc Hà cũng như bất kỳ một doanh nghiệp, công ty nào khác. Qua thời gian thực tập Công ty giầy Ngọc Hà được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các chị trong phòng ban của Công ty và cô giáo hướng dẫn thực tập em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài " Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà ".
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà .
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà.
Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã nắm bắt và xâm nhập thực tế, củng cố kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường. Với tư cách là một sinh viên thực tập em đã mạnh dạn nêu những nhận xét chung và một vài ý kiến đánh giá về công tác quản lý sử dụng Vốn lưu động của Công ty giầy Ngọc Hà, từ đó đưa ra những phương hướng biện pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.
Do thời gian thực tập có hạn trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin cám chân thành cám ơn cô giáo Thạc sỹ Vũ Thị Yến và các cô chú, các chị phòng tài vụ của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương i
Vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệU quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
I. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp .
1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và đặc điểm Vốn lưu động
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành SXKD, ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của ĐTLĐ sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể sảm phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất, ĐTLĐ chỉ có thể tham gia một chu kì sản xuất đến chu kì sau lại phải dùng loại ĐTLĐ khác. Cũng do những đặc điểm trên nên toàn bộ giá trị của ĐTLĐ được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện .
ĐTLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện trong hai bộ phận: một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục(nguyên nhiên vật liệu…); một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm …). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là VLĐ của doanh nghiệp .
Trong doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành hai loại: TSLĐ trong sản xuất và TSLĐ trong lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm dở dang… đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển..,TSLĐ nằm trong quá trình sản xuất và TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi .
Như vậy, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số vốn thích đáng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. VLĐ luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và cuối cùng lại trở thành hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, cho nên VLĐ cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn .
-Khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ được dùng để mua sắm các ĐTLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, ở giai đoan này vốn đã thay đổi hình thái từ vốn tiền tệ sang vật tư (T H).
-Tiếp theo là giai đoạn sản xuất, các vật tư dự trữ được chế tạo thành bán thành phẩm và thành phẩm (H…H’).
-Kết thúc vòng tuần hoàn, sản phẩm được tiêu thụ lại chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu (H’…T’).
Do sự chu chuyển không ngừng nên VLĐ thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Tóm lại, VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ trong sản xuất và TSLĐ trong lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất, VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất .
VLĐ còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư cũng chính là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn là phản ánh sự vận động của vật tư, nhìn chung VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hoá dự trữ ở các khâu ít hay nhiều; mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lưuợng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển VLĐ còn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ và tiêu thụ của doanh nghiệp .
1.2. Thành phần và kết cấu vốn lưu động
Trong các doanh nghệp vấn đề tổ chức và quản lý VLĐ có một vai trò quan trọng, doanh nghiệp sử dụng VLĐ càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm. Để quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có các cách phân loại sau :
* Phân loại theo vai trò từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành ba loại :
-VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ…
-VLĐ trong khâu sản xuất bao gồm: các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển …
-VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm: các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…) các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…)
Qua cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của VLĐ trong từng khâu của quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ sao cho có hiệu quả.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này VLĐ có thể chia thành hai loại :
- Vốn vật tư hàng hoá là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm
- Vốn bằng tiền bao gồm: các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn
Qua cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm tra kết cấu tối ưu của VLĐ để có quyết định về tận dụng số VLĐ đã bỏ ra.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này người ta chia VLĐ thành hai loại :
- Vốn chủ sở hữu là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, định đoạt. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như vốn đầu tư từ NSNN; vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra; vốn góp cổ phần...
- Các khoản nợ là khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ, từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ hợp lý.
* Phân loại theo nguồn hình thành
VLĐ của doanh nghiệp được chia thành các nguồn sau:
- Nguồn vốn điều lệ là số vốn VLĐ được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau.
- Nguồn vốn tự bổ sung là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết là số VLĐ được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật như vật tư hàng hoá …
- Nguồn vốn đi vay là vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn vay bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Việc phân loại VLĐ theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó, do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn
Từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu VLĐ theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ mà mình đang quản lý, sử dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực và hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ của từng doanh nghiệp .
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ, có thể quy thành ba loại là:
+ Những nhân tố về mặt sản xuất: Các doanh nghiệp có qui mô sản xuất khác nhau, tính chất sản xuất khác nhau, trình độ sản xuất khác nhau, chu kỳ sản xuất khác nhau, trình độ phức tạp của sản phẩm và những yêu cầu đặc biệt về nguyên vật liệu, điều kiện sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng VLĐ bỏ vào khâu dự trữ sản xuất và khâu sản xuất .
+ Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp..
+ Những nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn theo hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán…
1.3 Phương pháp xác định nhu cầu Vốn lưu động của doanh nghiệp
Một nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho doanh nghiệp là với khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch được dự tính theo nhu cầu thị trường làm thế nào để có được một tỷ lệ đúng đắn giữa số VLĐ so với kết quả sản xuất. Điều đó có nghĩa là làm thế nào để tăng cường được hiệu quả của số VLĐ bỏ ra, muốn vậy doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu VLĐ một cách đúng đắn hợp lý.
Nhu cầu VLĐ tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm hợp lý. Có như vậy mới thúc đẩy doanh nghiệp ra sức cải tiến hoạt động SXKD, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ, củng cố chế độ hạch toán kinh doanh mới đảm bảo được việc quản lý chặt chẽ số vốn đã bỏ ra.
Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích hợp
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiếu thụ sản phẩm để xácđịnh nhu cầu của từng khoản VLĐ trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp .
Vnc =
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh, tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là việc tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian
Công thức tính tổng quát như sau:
Trong đó :Vnc : nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
M : mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn được tính toán
N : số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán
i- : số khâu kinh doanh (i=1,k)
j : loại vốn sử dụng (j=1,n)
Mức tiêu hao bình quân một ngày (M) được tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ (theo dự toán chi phí ) chia cho số ngày trong kỳ (360)
Số ngày luân chuyển một loại vốn (N) được xác định căn cứ vào các nhân tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong từng khâu tương ứng .
- Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất .
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm giá trị các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ lao động nhỏ.
+ Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính : Vnl = Fnl* Nnl
Trong đó Vnl : nhu cầu vốn nguyên liệu chính năm kế hoạch
Fnl : chi phí tiêu hao bình quân ngàyvềnguyên liệu chính kì kế hoạch
Nnl: số ngày dự trũ hợp lý về nguyên vật liệu chính
Mnl: được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sử dụng nguyên vật liệu chính trong năm kế hoạch chia cho số ngày trong năm .
Nnl : Là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất. Bao gồm số ngày hàng đi trên đường, số ngày nhập kho cách nhau sau khi đã nhân với hệ số xen kẽ vốn, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị sử dụng và số ngày bảo hiểm.
+ Đối với các khoản vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất như vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế…Nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương pháp tính toán như đối với nguyên vật liệu chính. Ngược lại, đối với các khoản vốn sử dụng không nhiều, không thường xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ với tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất. Công thức tính Vnk= Mlc*T%
Trong đó: Vnk: nhu cầu vốn trong khâu dự trữ của các loại vốn khác
Mlc: tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ
T%: tỷ lệ phần trăm của loại vốn đó so với tổng mức luân chuyển
- Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu sản xuất .
Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm vốn sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dở dang), vốn chi phí chờ kết chuyển.
+ Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo (Vđc).
Để xác định nhu cầu vốn này phải căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản là: Mức phí tổn sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạch (Pn); độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck) và hệ số sản phẩm đang chế taọ(Hs). Công thức xác định : Vđc=Pn*Ck*Hs
Trong đó: Vđc : nhu cầu vốn sản phẩm đang chế
Pn : mức chi phí bình quân một ngày
Ck : chu kỳ sản xuất sản phẩm
Hs : hệ số sản phẩm đang chế
Pn: được tính bằng mức tổng mức chi phí chi ra chia cho số ngày trong kỳ.
Ck: là khoảng thơì gian kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong và kiểm tra nhập kho
Hs: là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo và giá thành sản xuất sản phẩm .
+ Xác định nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển(chi phí phân bổ dần )(Vpb)
Chi phí chờ kết chuyển là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phán ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây đến biến động lớn đến giá thành sản phẩm, gồm chi phí sửa chữa lớn, chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử sản phẩm…Để xác định vốn phân bổ phải căn cứ vào số dư chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ, số chi phí chờ kết chuyển dự kiến phát sinh trong kỳ và số chi phí chờ kết chuyển dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ .
Công thức tính Vpb = Vpđ + Vpt - Vpg
Trong đó : Vpb: vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch
Vpđ: vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kì kế hoạch
Vpt: vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ
Vpg: vốn chi phí chờ kết chuyển vào giá thành trong kỳ
- Xác định nhu cầu VLĐ trong khâu lưu thông
Là nhu cầu VLĐ để lưu giữ bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho với quy mô cần thiết trước khi xuất giao cho khách hàng. Công thức tính Vtp= Ztp*Ntp
Trong đó Vtp: vốn thành phẩm kì kế hoạch
Ztp: giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá bình quân một ngày
Ntp: Số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm
Ztp: được xác định bằng tổng giá thành sản xuất sản phẩm cả năm chia cho 360 ngày.
Ntp: là khoảng thời gian từ khi sản phẩm, thành phẩm được nhập kho đến khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về, gồm số ngày dự trữ ở kho thành phẩm, số ngày xuất kho và vận chuyển, số ngày thanh toán.
Sau khi xác định nhu cầu VLĐ cho từng loại vốn trong từng khâu tổng hợp kết quả 3 khâu cho ta kết quả toàn bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp trong kỳ.
b. Phương pháp gián tiếp.
Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về VLĐ bình quân năm báo cáo,nhiệm vụ SXKD năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. Công thức tính như sau :
Trong đó: Vnc :nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
M1, Mo : tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và báo cáo
VLĐo : Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo
t%; tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyểnVLĐ năm kế hoạch so
với năm báo cáo
Trong đó: t% tỷ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyển VLĐ
Ko: kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
K1: kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, để xác định nhu cầu VLĐ cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh (dự trữ sản xuất, sản xuất, lưu thông) theo phương pháp tính toán gián tiếp trên doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỷ trọng VLĐ được phân bổ hợp lý trên các khâu kinh doanh theo thống kê kinh nghiệm ở các năm trước bằng cách :
Khâu dự trữ sản xuất : Vdt = %DT*Vnc
Khâu sản xuất : Vsx = %SX*Vnc
Khâu lưu thông : Vlt = %LT*VNc
Ngoài 2 phương pháp trên còn một số phương pháp khác như :
Dự đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau :
Trong đó : M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
L1: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
2.Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
Biểu hiện dưới dạng vật chất của VLĐ chính là các TSLĐ. Trong doanh nghiệp giữa VLĐ (là TSLĐ) và nguồn VLĐ luôn có một mối quan hệ cân đối tổng thể. Vốn lưu động (TSLĐ) và nguồn VLĐ chính là hai mặt biểu hiện khác nhau của trị giá TSLĐ hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại khác nhau
* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: nguồn VLĐ gồm
- Vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghịêp. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ NSNN, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại…Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao.
- Các khoản nợ: là các khoản VLĐ được hình thành từ các khoản vay của các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán..
* Phân loại căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: nguồn vốn VLĐ của doanh nghiệp chia thành hai loại :
- Nguồn VLĐ thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng TSLĐ – Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn…,được dùng để đáp ứng nhu cầu VLĐ có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn VLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp
* Phân loại theo phạm vi huy động vốn: VLĐ được hình thành từ hai nguồn
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản..sử dụng triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp tức là doanh nghiệp đã phát huy được tính chủ động trong quản lý và sử dụng VLĐ của mình.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài, gồm: vốn của bên liên doanh, vốn vay các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp, nợ khách hàng và các khoản nợ khác.., qua việc vay vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu tài chính linh hoạt, mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu nhanh nếu mức doanh lợi tổng vốn đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn .
II. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
2.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Điểm xuất phát của quá trình SXKD của mỗi doanh nghiệp là phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có vốn sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Song việc sử dụng vốn nh thế nào cho có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.Với ý nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là một nội dung rất quan trọng của công tác quản lý tài chính. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trên hai khía cạnh :
Một là Với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn
Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng Vốn kinh doanh nói chung và Vốn lưu động nói riêng .
Trong thời kỳ bao cấp, mọi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được nhà nước cấp phát hoặc cấp tín dụng ưu đãi khiến các doanh nghiệp không đặt vấn đề khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả lên hàng đầu. Từ khi nền kinh tế có sự chuyển đổi về cơ chế, các doanh nghiệp nhà nước cùng tồn tại song song với các thành phần kinh tế khác trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, buộc các DNNN phải năng động hơn, tìm kiếm thị trường và mở rộng sản xuất. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn của các doanh nghiệp có hiệu quả, nếu không tổ chức quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm trả được tiền vay cả gốc và lãi thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị ăn mòn vốn, việc kinh doanh bị phá sản.
Trên thực tế trong những năm vừa qua, hiệu quả sử dụng vốn chung và vốn lưu động nói riêng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN đạt thấp. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa bắt kịp với kinh tế thị trường nên còn nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Tiêu biểu như ngành mía đường trong các năm qua, ngoại trừ một vài nhà máy đường như Lam sơn, Quảng ngãi…làm ăn có hiệu quả còn lại hầu hết các nhà máy đường khác đều bị lỗ; nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do doanh nghiệp làm chưa tốt công tác quản lý và sử dụng VLĐ doanh nghiệp chưa dự đoán đúng nhu cầu vốn lưu động, nguyên vật liệu lúc thừa, lúc thiếu gây nên ứ đọng vốn, gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh…việc tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là khâu quan trọng của công tác quản lý tài chính, là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Việc sử dụng hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả HĐSXKD của doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp
2.2.Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo VLĐ cho sản xuất kinh doanh
Tình hình tổ chức quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ cao hay thấp đều có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ; để có những đánh giá sâu hơn về hiệu quả VLĐ của doanh nghiệp người ta xem xét trên một số chỉ tiêu .
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, các nhà cung cấp… Họ luôn dặt ra câu hỏi liệu doanh nghiệp có đủ khả năng năng trả các món nợ đến hạn không.
+ Hệ số nợ: Là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn vay nợ.
Hệ số nợ =
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ nợ cao không tốt cho doanh nghiệp, hệ số nợ hợp lý là tốt nhất còn hệ số nợ thấp thể hiện tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
+ Hệ số vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: là mối quan hệ giữa tài sản ngắn với các khoản nợ ngắn hạn, nó thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thành toán hiện thời
=
TSLĐ và ĐTNH
Tổng nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá, và được xác định theo công thức:
Hệ số khả năng thành toán nhanh
=
TSLĐ - Vốn vật tư hàng hoá
Tổng nợ ngắn hạn
* Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh .
+ Số vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng kho bình quân luân chuyển trong kỳ, số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt.
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
Số dư hàng tồn kho bình quân trong kỳ
ịSố ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho nhanh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và ngược lại.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
=
360
Số vòng quay hàng tồn kho
+ Vòng quay các khoản phải thu : Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp
Vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh. Đó là biểu hiện tốt đối với tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp .
ịKỳ thu tiền trung bình (số ngày của một vòng quay khoản phải thu): Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.
Kỳ thu tiền trung bình
=
360
Vòng quay các khoản phải thu
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn vào sản xuất nói chung và VLĐ nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả mang lại. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a. Tốc độ luân chuyển VLĐ
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp là nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại .
Tốc độ luân chuyển VLĐ được đo bằng hai chỉ tiêu đó là: số lần luân chuỷên (số vòng quay VLĐ) và kỳ luân ._.chuyển vốn (số ngày của một vòng quay VLĐ).
Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm dơng lịch)
Công thức tính được xác định :
L
=
M
VLĐ
Trong đó : L : Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong kỳ
M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ
Công thức xác định nh sau :
K =
360
L
Hay K =
VLĐ*360
M
Trong đó K : Kỳ luân chuyển VLĐ
Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả.
b.Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển
- Mức tiết kiệm vốn lưu động là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô VLĐ. Theo quan điểm đó thì điều kiện để có mức tiết kiệm tương đối cho một doanh nghiệp là
:
Công thức xác định :
Vtk =
M1
360
* (K1 – K0)
Trong đó : Vtk : Vốn lưu động tiết kiệm
M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
Ko ,K1 :Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo, năm kế hoạch
c.Hiệu suất sử dụng VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần .
Hiệu suất sử dụng VLĐ
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Số doanh thu được tạo ra trên một đồng VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao
d.Hàm lượng VLĐ (hay mức đảm nhận VLĐ)
Là số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ và được tính bằng cách lấy số VLĐ bình quân trong kỳ chia cho tổng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ.
Mức dùng VLĐ
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
e. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
Phản ánh một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập ) .
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
=
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập)
Vốn lưu động bình quân
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao .
Như vậy, thông qua các chỉ tiêu trên cho phép ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và sử dụng VLĐ tiết kiệm hơn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho phép doanh nghiệp có thể giảm bớt số VLĐ cần thiết từ đó góp phần giảm chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm , làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp .
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ và một số phương hướng biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
VLĐ của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động VLĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLD
+ Về mặt khách quan: hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố
- Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát hoặc thiểu phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá...Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bị mất theo tốc độ trượt giá của tiền tệ
- Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt… mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
- Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống luật pháp, thuế…cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Về mặt chủ quan: Ngoài các nhân tố khách quan còn có rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tới hiệu quả VLĐ, cũng như tới toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp như :
- Xác định nhu cầu VLĐ: Do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD, ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Việc lựa chọn các phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanhh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ, dịch vụ chất lượng cao mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời hạ giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
- Do trình độ quản lý: trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất để có hiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ đồng bộ và nhịp nhàng với nhau, ngược lại trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất .
3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, DNNN cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất nói chung và VLĐ nói riêng là vấn đề quan trọng cần thiết. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hoạt động SXKD và nâng cao hiệu quả VLĐ các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Trước hết, phải xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD, tránh xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Nếu thiếu vốn thì doanh nghiệp phải huy động thêm, còn thừa vốn thì cần có biện pháp xử lý kịp thời không để vốn chết không phát huy được hiệu quả kinh tế, xác định chính xác nhu cầu VLĐ trong từng thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường liên tục.
+ Bên cạnh đó, lựa chọn hình thức huy động VLĐ, tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu VLD của doanh nghiệp. Có thể huy động vốn bên ngoài nhưng nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì phải trả chi phí sử dụng vốn, chịu sự giám sát của chủ nợ làm hiệu quả SXKD giảm.
+ Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm cùng với các bộ phận sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tiết kiệm được nguyên vật liệu, tăng cường công tác tiếp thị ,…
+ Ngoài ra, doanh nghiệp phải chú ý làm tốt công tác thanh toán công nợ, tránh tình trạng bán hàng không thu được tiền vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ. Để đề phòng rủi ro, doanh nghiệp nên mua bảo hiểm và lập quỹ dự phòng tài chính…
+ Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng VLĐ, thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng vốn ở tất cả các khâu như dự trữ hàng tồn kho đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra việc chi trả cho người bán, thanh toán với người mua…
+Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ tài chính phải năng động, nhạy bén với thị trường, mặt hàng, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất để phục vụ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp. Thực tế, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau ( trong từng ngành, từng nghề và trong toàn bộ nền kinh tế) nên doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của mình, phục vụ cho mục đích SXKD. Sau đây là những nghiên cứu cụ thể về việc thực hiện tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty giầy Ngọc Hà.
Chương II
Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà.
I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty giầy Ngọc Hà.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Công ty giầy Ngọc Hà có tên giao dịch là Công ty giầy Ngọc Hà địa chỉ K12 - Đốc Ngữ - Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội, là một doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước cấp vốn lần đầu, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản độc lập và có con dấu riêng. Ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm sản xuất các loại giầy, găng tay, mũ …phục vụ trong nước và xuất khẩu, nhận gia công giầy vải, giầy da cho các nước Đài Loan, Hàn Quốc. Tiền thân của Công ty giầy Ngọc Hà là cơ sở II của xí nghiệp giầy da Hà Nội, được tách ra thành một xí nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập theo quyết định số 618/QĐ/UB ngày 12/4/1991 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Tuy mới thành lập, Công ty giầy Ngọc Hà đã từng bước khắc phục những khó khăn, thiếu thốn ban đầu đưa sản xuất đi vào ổn định; đồng thời không ngừng vươn lên và tự hoàn thiện về mọi mặt, sản phẩm do Công ty sản xuất ra luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về số lượng chất lượng và thời gian với giá cả hợp lý. Khi mới thành lập Công ty gặp rất nhiều khó khăn, số công nhân viên có 400 người, nữ chiếm 85% với mặt bằng rộng 9800m2, trong đó 4937m2 là nhà xưởng, kho tàng và 1067m2 là nhà làm việc của khu vực gián tiếp và phục vụ sản xuất; máy móc thiết bị được trang bị chủ yếu là máy khâu công nghiệp và một số máy chuyên dùng. Tổng vốn kinh doanh ban đầu của công ty được bàn giao từ xí nghiệp giầy da Hà Nội là 1733 triệu đồng : cụ thể : Vốn cố định : 1426 triệu đồng
Vốn lưu động : 307 triệu đồng
Bên cạnh đó, mặt bằng của Công ty chưa được hoàn chỉnh, tay nghề của công nhân còn hạn chế, số cán bộ có bằng cấp chưa nhiều nên còn khó khăn trong việc tiếp cận với sản xuất công nghiệp hiện đại, nhưng với sự nỗ lực vươn lên của mình, Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn ban đầu; Công ty vừa thực hiện công tác bàn giao vừa tìm kiếm việc làm vừa đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
Năm 1991, Công ty trang bị thêm 45 máy chủ yếu là máy may công nghiệp đã sản xuất được những sản phẩm xuất khẩu với chất lượng tốt như: găng tay da xuất khẩu cho Tây Đức, các loại dép trẻ em và phụ nữ xuất khẩu cho Angiêri…nhiều mẫu giầy thể thao hoàn chỉnh gửi đi chào hàng ở các nước Đông Âu. Đến năm 1992 sản xuất của Công ty đã dần đi vào ổn định tay nghề của công nhân được nâng cao, Công ty đã nhận gia công cho Hàn Quốc và Đài Loan sản xuất giầy vải, túi sách, cặp da, va li, mũ vải…
Từ khi đất nước thực hiện nền kinh tế mở, các doanh nghiệp phải tự khẳng định vị trí trong thương trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Để có thể tồn tại phát triển, cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, các đơn vị sản xuất khác Công ty giầy Ngọc Hà đã vạch ra chiến lược đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, đạt lợi nhuận tối đa. Công ty đã phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, thực hiện phương châm kinh doanh có hiệu quả để tích luỹ sản xuất và nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo đời sống cho CBCNV của Công ty. Hiện nay toàn Công ty có 1153 công nhân viên với 6 phòng ban và 3 phân xưởng sản xuất. Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là duy trì ngành giầy da với đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến thiết bị, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty giầy Ngọc Hà là một đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng thiết bị chính của Công ty chủ yếu là các máy may bao gồm nhiều loại chuyên dùng có chức năng khác nhau. Công ty có 3 phân xưởng riêng biệt theo dây chuyền sản xuất, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ khác nhau kết hợp với nhau trong việc chế tạo sản phẩm. Mỗi phân xưởng được chia ra làm nhiều tổ sản xuất tuỳ theo các bước chế tạo sản phẩm.
-Phân xưởng may I: Có 9 tổ sản xuất, chuyên sản xuất các loại cặp, túi sách, vali gia công xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
-Phân xưởng may II: Có 6 tổ sản xuất chuyên sản xuất các loại mũ găng tay.
-Phân xưởng giầy: Có 11 tổ sản xuất, chuyên sản xuất các loại giầy vải thể thao, giầy da nữ gia công và tiêu dùng trong nước.
Về đặc điểm tổ chức quản lý, Công ty giầy Ngọc Hà có quy mô quản lý gọn nhẹ, bộ máy gián tiếp được sắp xếp phù hợp với khả năng và có thể kiêm nhiệm nhiều việc. Công ty thực hiện tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng, đứng đầu Công ty là giám đốc; giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý có 2 phó giám đốc (PGĐ Phụ trách kinh doanh và PGĐ phụ trách sản xuất). Ban quản lý sản xuất của Công ty bao gồm 6 phòng chính với chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng kế hoạch vật tư.
- Phòng tài vụ.
- Phòng kỹ thuật cơ điện
- Phòng đời sống
- Phòng bảo vệ.
Sơ đồ bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ở Công ty giầy Ngọc Hà
Giám đốc
PGĐ phụ trách SX
PGĐ phụ trách KD
P. Bảo vệ
P.Tổ chức HC
P.KT Cơ điện
P.KH vật tư
P. Tài vụ
P.Đời sống
PX giấy
PX May I
PX May II
Tổ1
Tổ2
Tổ...
Tổ1
Tổ2
Tổ…
Tổ1
Tổ2
Tổ…
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty.
Công ty giầy Ngọc Hà có quy mô vừa, địa bàn hoạt động tổ chức kinh doanh tập trung tại một địa điểm. Công ty thức hiện tổ chức Kế toán tập trung và áp dụng hình thức Kế toán nhật ký chứng từ, phòng tài vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty, kế toán hàng tồn kho của Công ty được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên, ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ chuyển chứng từ cùng các báo cáo đó về phòng tài vụ để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
- Tại các kho (kho vật tư, hoá chất, thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi vào thẻ kho, cuối tháng báo cáo lên phòng kế toán.
Nhân viên thống kê ở các phân xưởng theo dõi từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm, cuối tháng lập báo cáo lên phòng tài vụ.
Tại phòng kế toán có 6 nhân viên với chức năng và nhiệm vụ cụ thể
+ Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán, là kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí sản xuất tính giá sản phẩm
+ Kế toán tiền lương và BHXH có trách nhiệm tổng hợp tính toán, phân bổ tiền lương và tiến hành trả lương, BHXH cho CBCNV toàn công ty.
+ Kế toán vật liệu theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn các loại vật liệu.
+ Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ.
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ theo dõi tình hình xuất kho và tiêu thụ thành phẩm.
+ Thủ quỹ theo dõi tình hình thu chi và bảo quản tiền mặt của Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng kiêm kế toán chi phí tính giá thánh
Thủ quỹ
KT Vật liệu
KT Tiền lương
KT TSCĐ
KT TP Tiêu thụ
1.4 Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua
Trong những năm qua, cùng với uy tín và chất lượng sản phẩm công ty đã giữ được mối quan hệ tốt với các bạn hàng nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan…. Chính vì vậy mà công ty liên tục ký kết được các hợp đồng hợp tác sản xuất với các nước, điều đó khẳng định sự năng động của công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế như hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường, công ty không ngừng cải tiến mẫu mã, công nghệ cùng với chủ trương đó công ty đã đầu tư mới hai dây chuyền sản xuất giầy da nữ xuất khẩu mua sắm mới các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Sản phẩm chính của công ty giày nghọc hà là các loại giầy, cặp, túi xách, vali, mũ… chủ yếu là sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của các nước Đài Loan, Hàn Quốc và Đông Âu.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay để duy trì sản xuất làm ăn có lãi là điều mong muốn của tất cả các doanh nghiệp, công ty giầy Ngọc Hà là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả từ nhiều năm qua điều nằy đựơc thể hiện qua một số chỉ tiêu.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tổng doanh thu
Doanh thu thuần
VKD bình quân
VLĐ bình quân
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Hiệu suất VKD
Tỷ suất lợi nhuận VKD
Hệ số nợ
Hệ số vốn chủ sở hữu
46.801.850
46.783.671
18.100.983
5.225.534
51.955
35.330
2,58
0,29
56,37
43,63
60.727.683
60.694.789
17.647.715
4.911.913
192.058
130.599
3,44
1,09
56,58
43,42
Vốn sản xuất kinh doanh đựơc sử dụng khá hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2000 1đ VKD tạo ra 2,5đ doanh thu thuần trong kỳ, sang năm 2001 1đ VKD đã tạo ra 3,44đ doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận VKD cũng tăng thêm lên trong năm 2001 1đ VKD trong năm 2000 tạo ra 0,29đ lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2001 1 đVKD tạo ra 1,09đ lợi nhuận trước thuế.
Sau đây chúng ta cùng đi sâu xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động của công ty để tìm ra những hạn chế, phát huy những thuận lợi, tìm ra giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động nói riêng, vốn sản xuất nói chung.
II. Thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của Công ty giầy Ngọc Hà.
2.1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của Công ty trong việc sử dụng VLĐ
Để công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thức tế của đơn vị mình, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải để nhằm tận dụng những nhân tố thuận lợi, hạn chế những nhân tố khó khăn. Qua nghiên cứu tình hình thực tế của Công ty giầy Ngọc Hà có thể khái quát một số thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty như sau:
a. Những thuận lợi.
- Công ty giầy Ngọc Hà là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm giầy vải, cặp, túi sách, vali, mũ… là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân và sản phẩm của Công ty đã tạo được uy tín đối với người tiêu dùng.
- Công ty có đội ngũ CBCNV trẻ năng động, yêu công việc; với đội ngũ kỹ thuật tương đối mạnh và được đào tạo tại các trường dạy nghề, trường kỹ thuật; đội ngũ cán bộ và người quản lý có trình độ, có chuyên môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc tổ chức HĐSXKD.
- Quy trình sản xuất khép kín với nguồn cung cấp nguyên vật liệu có tính chất ổn định, phong phú, chất lượng cao giá cả vừa phải tạo điều kiện để Công ty chủ động trong sản xuất giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận.
- Về mặt pháp lý, Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, Công ty mở tài khoản tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, nhờ ngân hàng này làm trung gian giao dịch thanh toán thu chi nội ngoại tệ với khách hàng, người mua, người bán, ký kết các đơn đặt hàng… Bên cạnh đó công ty còn được nhà nước hỗ trợ về vốn, được sự giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng cơ sở SXKD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng mở rộng thị trường.
b. Những khó khăn
Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh; chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các DNNN khác, Công ty giầy Ngọc Hà không còn được bao cấp về vốn phải tự chủ trong SXKD và đảm bảo có lãi. Nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, không đủ đáp ứng do đó công ty phải đi vay một lượng vốn khá lớn, việc trả lãi cho các khoản đi vay dẫn tới làm giảm lợi nhuận. HĐSXKD ngày càng mở rộng trong khi nguồn vốn có hạn, chính vì thế công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức nguồn vốn nói chung,VLĐ nói riêng để đem lại hiệu quả cao.
Mặt khác công ty cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm vì sự cạnh tranh của các công ty khác nh giầy Thượng Đình, giầy Thuỵ Khuê, giầy da Hà Nội và hàng nhập lậu, hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn.
Hơn nữa, người tiêu dùng việt nam và những người luôn ưa dìng hàng ngoại nên để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng cũng không thực sự dễ dàng.
2.2. Thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ ở Công ty năm2000, 2001.
2.2.1. Nguồn tài trợ VLĐ của Công ty.
Vốn là nhân tố cơ bản đối với mọi hoạt động kinh doanh, tương ứng với mỗi quy mô sản xuất đòi hỏi phải có một lượng VLĐ thường xuyên ở mức độ nhất định. Lượng vốn này thể hiện nhu cầu VLĐ thường xuyên mỗi doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các thời điểm.
Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
I. tài sản
1. Tài sản lưu động
2. Tài sản cố định
II. nguồn vốn
1. Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
- Nợ khác
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
17557548
5201334
12356214
17557548
9897282
1375647
2078996
6442639
7660266
17737881
4622492
13115389
17737881
10036093
1693220
4097114
4245759
7701788
180330
-578842
759175
180333
138811
317573
2018118
-2196886
41522
Xét về tài sản: Qua số liệu trong bảng, cho thấy cơ cấu tài sản của công ty trong 2 năm 2000 - 2001 có sự thay đổi đáng kể. Tổng tài sản năm 2001 đã tăng thêm 180.333 nđ với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,02% (đơng nhiên mức tăng và tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn cũng đạt tương tự). Số tăng nói trên phản ánh số tăng về quy mô tài sản của doanh nghiệp, dựa vào số liệu chi tiết việc tăng quy mô của tài sản chủ yếu là tăng về TSCĐ với mức tăng là 759.175nđ, với tỷ lệ tăng 6,14% việc tăng này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp đã tăng mức đầu tư vào TSCĐ cụ thể là năm 2001 Công ty đã đầu tư mua mới máy móc thiết bị (6.964.027 nđ) nhằm trang bị thêm cho dây chuyền sản xuất giầy nữ xuất khẩu với mục đích đa dạng hoá sản phẩm và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, TSLĐ của doanh nghiệp lại có chiều hướng giảm mức giảm 578.842nđ với tỷ lệ giảm 11,12% chủ yếu là do giảm hàng tồn kho và TSLĐ khác.
Về nguồn vốn: So với năm 2000 tổng nguồn vốn năm 2001 đã tăng thêm 180.333nđ với tỷ lệ tăng 1,02%, trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 138.811nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 1,4% chiếm tới 76,97% tổng số tăng của nguồn vốn trong đó đặc biệt là nợ dài hạn tăng với tỷ lệ 97,07% là mức tăng khá lớn, việc tăng khoản vay dài hạn chủ yêu là để đầu tư vào dài hạn ( mua sắm TSCĐ, đầu tư tài chính) nhưng đối chiếu với mức tăng thêm của TSCĐ thì mức tăng của vay dài hạn lớn hơn nhiều 2.018.118 nđ so với 759.175 nđ như vậy số chênh lệch 1.258.94 nđ của khoản vay dài hạn được sử dụng vào mục đích khác. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 đã tăng thêm 41.522nđ trong đó chủ yếu là tăng của nguồn vốn quỹ.
Trên đây là một vài nét tổng quan về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trước khi xem xét sâu hơn về công tác quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty.
Công ty giầy Ngọc Hà có tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 17.737.881 Nđ. Trong đó:TSLĐvà ĐTNH: 4.622.492 nđ chiếm 26,06% tổng vốn
TSCĐvà ĐTDH: 13.115.389 nđ chiếm 73,94%
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn tài trợ VLĐ của công ty được chia thành
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Nguồn VLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + vốn chiếm dụng hợp pháp.
Ta có thể xem xét cụ thể nguồn VLĐ của Công ty được sắp xếp bằng số liệu:
Nguồn tài trợ vốn lưu động của công ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
%
Số tiền
%
Tài sản lưu động
Nguồn VLĐ
Nguồn VLĐ tạm thời
Nguồn VLĐ thường xuyên
5.201.334
5.201.334
1375647
3825.687
100
100
26,45
73,55
4.622.492
4.622.492
1693.220
2929272
100
100
36,63
63,37
Vào thời điểm 31/12/2000, nguồn VLĐ thường xuyên chiếm tỷ trọng 73,55% trong tổng VLĐ, tuy nhiên đến 31/12/2001 nguồn VLĐ thường xuyên chỉ còn chiếm 63,73%, ở Công ty giày Ngọc Hà, các khoản nợ của Công ty chiếm 56,58% chủ yếu là nợ dài hạn và nợ khác. Nguồn VLĐ thường xuyên cần thiết của Công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn, và nguồn VLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là mô hình tài trợ cho VLĐ khá phổ biến ở các doanh nghiệp vì có ưu điểm là xác lập được sự cân bằng về thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn hạn chế bớt các chi phí sử dụng phát sinh thêm trong kinh doanh, mô hình tài trợ này còn phù hợp và đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu của Công ty.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Nợ dài hạn
Vay dài hạn
Nợ dài hạn
Nợ khác
Nguồn vốn chủ sở hữu
TSCĐ
Nguồn VLĐ thường xuyên (1+2+3-4)
2.078.996
1.730.892
348.104
6.442.639
7.660.266
12.356.214
3.825.687
4.097.114
3.701.300
395.814
4.245.759
7.701.788
13.115.389
2.929.272
2.018.118
1.970.408
47.710
-2.196.880
41.522
759.175
-896.415
Trong năm 2000 công ty chưa khai thác hết khả năng vay ngắn hạn mà tập trung vay dài hạn điều này thể hiện ở khoản vay dài hạn nhiều hơn 4 lần khoản vay ngắn hạn. Như vậy, công ty phải chịu khoản chi phí trả lãi tiền vay lớn hơn do lãi tiền vay dài hạn thường cao hơn lãi tiền vay ngắn hạn. Cũng như vậy năm 2001 nguồn VLĐ của công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn thường xuyên (chiếm 63,37% tổng số VLĐ). Nợ dài hạn năm 2001 có xu hướng tăng thêm cũng làm tăng thêm một phần chi phí cho các khoản vay dài hạn bên cạnh đó việc giảm các khoản nợ khác do giảm bớt các chi phí về đầu tư máy móc thiết bị và sửa chữa nhà xưởng.
Trong quá trình hoạt động SXKD, các doanh nghiệp ngoài số vốn tự có, phải huy động thêm nguồn vốn khác nữa vay nợ là một hình thức tài trợ về vốn khá phổ biến. Đối với Công ty Giầy Ngọc Hà để đảm bảo đủ lượng VLĐ cho sản xuất, Công ty phải huy động thêm vốn từ các nguồn có thể khai thác được. Đến ngày 31/12/2001 số nợ ngắn hạn của Công ty là 1.643.220 nđ tăng 317.573nđ chiếm một phần đáng kể trong nguồn vốn tài trợ VLĐ của Công ty, nên cần phải xem xét kỹ từng khoản, số tiền và tỷ trọng trong tổng số để qua đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của từng loại đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nguồn vốn lưu động tạm thời
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Vay ngắn hạn
Phải trả người bán
Người mua trả trước
Thuế và khoản phải nộp
Phải trả CNV
Phải trả, nộp khác
Cộng
493.842
12.505
124.081
(450.819)
819.115
376.933
1.375.647
35,9
0,91
9,02
(32,77)
59,54
27,40
100
394.450
242.259
112.015
(301.594)
895.144
350.946
1.693.220
23,4
14,31
6,62
17,82
52,87
20,73
100
-99.392
299.754
-12.056
(-149.225)
76.029
-25.987
+317.573
Năm 2001 nợ ngắn hạn là 1693220 nđ so với năm 2000 là 1375.647 nđ đã tăng 317.573nđ chủ yếu là do tăng nợ phải trả nguời bán và phải trả công nhân viên. Công ty vay ngắn hạn Ngân hàng là 394450 nđ chiếm tỷ trọng 23,4% trong tổng nợ ngắn hạn, trong năm 2000 là 493.842 nđ chiếm 35,9%, như vậy khoản vay ngắn hạn năm 2001 đã giảm đi 99.392 nđ, việc giảm khoản vay này sẽ giảm bớt được chi phí vay và trả lãi.
Khoản phải trả người bán ở năm 2000 là 12.505 nđ chiếm tỷ trọng 0,91% đến năm 2001, đã đạt tới 242.259 nđ chiếm tỷ trọng 14,31%, số tăng thêm là do trong năm Công ty nhận được hình thức tín dụng thương mại của các đối tác làm ăn, của người cung cấp song chưa phải thanh toán ngay.
Khoản người mua trả tiền trước tại thời điểm 31/12/2000 là 124.081 nđ chiếm 9,02% đã giảm xuống còn 112.015 nđ vào năm 2001, nguyên nhân là do các đơn đặt hàng của Công ty đã giảm xuống công ty không còn nhận gia công các sản phẩm mũ, túi sách…mà chỉ nhận các đơn đặt hàng về giầy da nữ và giầy vải.
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, Công ty đã có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, tại thời điểm năm 2000, Công ty đã nộp cho Nhà nước 450.819 nđ và sang năm 2001 là 301.594 nđ.
VLĐ của Công ty được tài trợ đáng kể từ khoản nợ phải trả công nhân viên, năm 2000 là 819.115nđ đến năm 2001 tăng thêm lên 76.029 nđ. Đây là nguồn tài trợ không phải trả lãi, tuy nhiên nếu Công ty trì hoãn việc trả lương sẽ giảm tinh thần làm việc của công nhân.
Tóm lại, việc huy động nguồn tài trợ cho VLĐ của Công ty Giầy Ngọc Hà có chiều hướng tốt hơn, nhưng Công ty nên khai thác thêm các nguồn tài trợ có chi phí thấp và cân đối cơ cấu vốn hợp lý hơn giữa nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên.
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty năm 2000,2001
Cơ cấu VLĐ của công ty năm 2000 và 2001
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
S T
%
ST
%
STĐ
STgĐ
%
I. Tiền
145.882
2,8
367.498
7,95
221.616
151,9
5,15
1. Tiền mặt
2. TGNH
II. Các khoản phải thu
1.Phải thu của khách hàng
2Thuế VAT được khấu trừ
3. Phải thu khác
III. Hàng tồn kho
1. NVL tồn kho
2. CCDC
3. CPSXKDD
4 .Thành phẩm
IV. TSLĐ khác
Tạm ứng
2. Chi phí trả trước
Cộng
119.034
26.848
1.184.602
1.130.545
54.057
-
2.137.608
266.476
2.385
306.285
1.562.462
1.733.242
890.178
843.064
5.201.334
81,6
18,4
22,77
95,44
4,56
-
41,11
12,47
0,11
14,33
73,09
33,32
51,36
48,64
100
98862
268636
1.654.275
1.329.914
319.223
5.138
1.877.023
181.222
2.385
397.172
1.296.244
723.696
128.210
595.486
4.622492
26,9
73,1
35,79
80,39
19,3
0,31
40,61
9,65
0,13
21,16
69,06
15,65
17,72
82,28
100
-20172
241788
469.673
199.369
265.166
5.138
-260.585
-85.254
-
90.887
-266.218
-1.009.546
-761.968
-246.578
-578.842
-16,95
900,58
39,65
17,63
490,53
100
-12,19
-31,99
-
29,67
-17,04
-58,25
-85,6
-29,67
-11,13
-54,7
54,7
13,02-15,05
14,74
0,31
-0,5
-2,82
0,02
6,83
-4,03
-17,67
-33,64
33,64
-
Theo số liệu ở bảng cho thấy, toàn bộ VLĐ c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0046.doc