Vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ Doanh nghiệp

mở đầu Trong điều kện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay việc kinh doanh sao cho có hiệu quả là một vấn đề rất khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết kết hợp cùng lúc nhiều khâu, nhiều biện pháp...Để đạt được những thành công đó ta không thể không kể đến vốn đặc biệt là vốn kinh doanh. Bởi vốn nói chung và vốn kinh doanh nói riêng là tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu qu

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào "Trường vốn" có lợi thế về vốn thì có lợi thế kinh doanh. Khả năng có vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp dành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện để mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Nhận thấy tầm quan trọng của vốn kinh doanh em đã chọn đề tài “vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp ”. Trong phạm vi bài này em có đề cập đến một số nguồn vốn nội bộ trong doanh nghiệp và cách thức khai thác chúng. Do trình độ và thời gian làm bài có hạn, cơ hội tiếp xúc ít, hầu hết là qua tài liệu, sách báo nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót.Kính mong sự giúp đỡ bổ xung của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. nội dung: phần I: lý luận chung về vốn kinh doanh: khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh khái niệm về vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và các nguồn lực dùng trong kinh doanh. Như đội ngũ lãnh đạo, nguồn nhân lực, vị trí đại lý thuận lợi của doanh nghiệp, cửa hàng, nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp trên thi trường...Những tài sản vô hình này là những cái không thể thiếu, chúng cùng với tài sản hữu hình tạo ra sức mạnh, tiềm lực cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động Vốn lưu động : có hai hình thái (hiện vật – giá trị ), biểu hiện dưới dạng hiện vật là hàng hoá dự trữ và các loại vật tư nội bộ như vật liệu đóng gói, bao bì, nhiên liệu dụng cụ và các thứ khác. Vốn lưu động được chia làm hai loại: vốn định mức và không định mức. Vốn lưu động định mức là vốn lưu động doanh nghiệp có thể xác định cụ thể ở mức tối thiểu cần thiết cho hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp trong kì. Tuy nhiên mốt số thành phần khác trong vốn lưu động là không thể xác định được vì nó không có căn cứ cụ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau do đó mà được gọi là vốn lưu động không định mức. các loại tiền gửi ngân hàng, tiền thanh toán tạm ứng và các khoản có kết toán khác đều thuộc loại vốn này. Để đảm bảo lượng tiền cần thiết cho nghiệp vụ tạo nguồn. Mua hàng hay giảm căng thẳng giả tạo trên doanh nghiệp cấn có mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức cá nhân khác cá thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định hay biểu hiện bằng hình thái tài sản cố định đó là những tài sản có giá trị lớn, cụ thể ở thời điểm này luật qui định giá trị đó phải lớn hơn 5 triệu VNĐ, và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Vì mối quan hệ trên đây nên đặc điểm của vốn cố định phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản cố định. Tài sản cố định thường giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu trong một thời gian dài nếu như nó không bị hư hỏng hoặc cải tiến mới. Tài sản cố định hao mòn dần sau quá tình sử dụng nên vốn cố định được chuyển dần vào giá trị hàng hoá. Để xác định được chi phí vốn cố định vào giá trị hàng háo ta phải lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định. Hao mòn tài sản cố định có hai loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giống như vốn lưu động, vốn cố địng cũng biểu hiện dưới hai hình thái: hiện vật và giá trị. Vai trò của vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng vì nó cần được quan tâm đầu tiên ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Nó là một trong những yếu tố quyết định sự ra đời của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành lập phải có đủ mức vốn cần thiết, đồng thời vốn kinh doanh cũng ảnh hưởng tới việc hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. Vốn lớn sẽ dễ dàng trong việc thu mua hàng hoá, lưu thông cũng như mua sắm, trang bị các thiết bị cần thiết vào các cửa hàng, quầy hàng... là những nền tảng chính cho việc mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tuỳ theo nguồn vốn kinh doanh và phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp sẽ có tên là Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào mức vốn kinh doanh doanh nghiệp sẽ lựa chọn mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với mức tiềm lực sẵn có của mình. Dựa vào vốn kinh doanh doanh nghiệp cũng quyết định những cách thức phân phối cho phù hợp: bán sỉ hay bán lẻ, qui mô thị trường cung cấp lớn hay bé... Trong nền kinh tế thị trường, với kinh doanh là tính cạnh tranh, cạnh tranh muốn thắng lợi ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hoá còn cần phải có một hệ thống của hàng, quầy hàng rộng khắp, trang thiết bị hiện đại có sự hấp dẫn đối với khách hàng và có đội ngũ bán hàng tốt. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng có được hệ thống phân phối cung cấp hàon thiện. Do đó vốn kinh doanh là vô cùng cần thiết. phần II: Cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nhiệp Một số nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp 1.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước(NSNN) Vốn NSNN được cấp cho các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, lúc mới hình thành doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải bổ xung vốn bằng nhiều nguồn khác. 1.2. Nguồn vốn tự có Là nguồn vốn do chủ đầu tư tự bỏ ra. Nguồn vốn của vốn tự có là từ tiền để dành, tích luỹ được từ lợi nhuận hàng năm hoặc từ tiền khấu hao tài sản cố định. Trong một số trường hợp những khoản ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế, tài trợ của của nhà nước cũng trở thành vốn tự có. theo luật doanh nghiệp, để được kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, vốn tự có của doanh nghiệp phải đạt đến một qui mô nhất định. Nhà nước qui định bắt buộc khi doanh nghiệp ra đời phải có vốn pháp định ở mức mà pháp luật qui định cho từng nghành nghề; đồng thời phải có vốn điều lệ để hoạt động với yêu cầu là vốn pháp định không được nhỏ hơn vốn điều lệ. Chỉ khi đạt được mức đó, chủ đầu tư mới được phép vay ngân hàng hoặc huy động từ những ngành khác để bổ xung. Nguồn vốn liên doanh Liên doanh là một hình thức liên kết kinh tế mà khi doanh nghiệp thực hiện một dự án sản xuất doanh nhgiệp không đủ vốn đầu tư, phải “gọi” các doanh nghiệp, cá nhân khác cùng bỏ vốn đầu tư và cùng chia lợi nhuận theo phần vốn đã góp. Các bên liên doanh có thể góp vốn bằng tiền (VNĐ,ngoại tệ), bằng hiện vật (nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...) và bằng giá trị của những tài sản vô hình (bằng sáng chế bí quyết kỹ thuật...) Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu Một trong những phương thức để huy động nguồn tài chính để hình thành vốn ban đầu hoặc tăng thêm vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là phát hành cổ phiếu. 1.4. nguồn vốn tín dụng: Gồm tiền vay ngắn hạn, tiền vay dài hạn ngân hàng hoặc vay các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước. 2. Cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp Đối với nguồn vốn tự có cách thức khai thác tốt nhất đó là doanh nghiệp đó phải “ăn lên làm gia”, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tự tích tụ được vốn, lấy một phần trong lợi nhuận tạo ra để tích luỹ và tạo lập vốn mới. Đây là con đường cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước nên chuyển thành công ty cổ phần bởi như vậy có thể huy động vốn toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đó cũng là cách tốt để tăng thêm nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu cũng như nguồn vốn liên doanh liên kết. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì mỗi doanh nghiệp nhà nước khi mới thành lập đã được cấp một số vốn cơ bản ban đầu . Cũng có thể vay vốn ngắn hạn, dài hạn từ các ngân hàng. 3. Sự quản lý vốn trong nội bộ doanh nghiệp 3.1. Tình hình vốn ở các doanh nghiệp Giờ đây các phương thức huy động vốn đã được đa dạng hoá với nhiều phương thức khác nhau. Doanh nghiệp không chỉ ngồi chờ vốn nhà nước ngân sách cấp hoặc vốn vay của các ngân hàng trong nước mà họ đã tìm ra các tiềm năng mới về vốn có thể huy động được. Vốn trong nước: vốn của khu vưc kinh tế nhà nước của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và các tầng lớp nhân dân. Trước đây nền kinh tế đất nước đang là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp các doanh nhiệp nhà nước chiếm tỷ lệ chính trong các doanh nghiệp thương mại, khoảng 70%. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với sự đa dạng hoá các thành phần kinh doanh các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều thay thế bớt, lượng vốn do nhà nước cấp vì thế đã giảm xuống. Vốn nước ngoài: bao gồm viện trợ phát triển, vốn đầu tư trực tiếp của các công ty tư nhân nước ngoài và viện trợ nhân đạo. Đặc biệt nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có những thời cơ thuận lợi khác để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài (Mỹ đầu tư vào Việt Nam ở mọi ngành kinh tế từ 1988 đến 1993 là 3,3 triệu$, năm 1994 là 266triệu$) gấp 80 lần 6 năm trước và vẫn còn nhiều hơn thế nữa. Nhưng để huy động được nhiều hơn các nhà lập chính sách Việt nam tiếp tục tạo ra môi trường đầu tư trong nước thuận lợi và hấp dẫn. 3.2. Tình hình quản lý vốn ở các doanh nghiệp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu bước ngoặt đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế. Cần thiết lập cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định phù hợp với ngành hàng và phương thức kinh doanh. Xác định tầm quan trọng của từng thành phần trong từng loại vốn để có sự phân bổ hợp lý, vốn đáp ứng đủ mọi khâu trong kinh doanh nhưng đồng thời không để nó ngưng đọng quá nhiều ở bất kì một khâu nào. Ngoài ra các doanh nghiệp còn áp dụng một số biện pháp khuyến khích lợi chất vật chất đối với người lao động giúp họ ý thức hơn trong quá trình sử dụng vốn. Phần III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác vốn kinh doanh của doanh nghiệp Để tăng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp sau: + Về phía nhà nước cần điều chỉnh tăng vốn pháp định của các loại doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay như một giải pháp bắt buộc để tăng vốn tự có của doanh nghiệp. + Về phía các doanh nghiệp - Các công ty cổ phần: kêu gọi tăng vốn bằng cách tăng cổ phần hoặc tăng cổ đông bằng cách phát hành các chứng khoán. - Các công ty TNHH và tư nhân tăng vốn điều lệ từ vốn góp của các thành viên hoặc cổ phẩn hoá các công ty loại này. Để tăng nguồn vốn từ NSNN: Đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn từ NSNN không chiếm tỷ trọng lớn nhưng nó là phần quan trọng tạo ra vật chất cần thiết cho doanh nghiệp có vốn đầu tư kinh doanh. Nhà nước cần cấp đủ vốn cho doanh nghiệp nhà nước ngay khi thành lập giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện về vốn để có thể tiến hành tốt các hoạt động kinh doanh. Nhà nước cần cấp bổ xung đủ 30% vốn lưu động định mức. Nhà nước cũng cần nới lỏng cơ chế khi cấp phát vốn. Nói chung nhà nước cũng cần có sự linh hoạt để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, giúp họ có sự ổn định trong quá trình hoạch định kinh doanh. Để tăng nguồn vốn tín dụng: Nguồn này luôn được các doanh nghiệp quan tâm nhất là các doanh nghiệp quốc doanh. Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để ngân hàng là cầu nối cung tiền tệ cho các doanh nghiệp và ngược lại, ngân hàng tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, vừa hạn chế thủ tục phiền hà chồng chéo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải có một cơ sở vững trắc đủ độ tin cậy cũng như các phương án phát triển hợp lý như vậy khả năng vay vốn của doanh nghiệp sẽ cao. Một số biện pháp khác để tăng cường vốn kinh doanh Ngoài những nguồn vốn trên, các doanh nghiệp phải năng động tìm ra những phương pháp huy động khác. Nhưng phải tuân theo các qui định của pháp luật hiện hành. Phải tích cực huy động vốn từ các cổ đông, từ cổ phiếu, trái phiếu, từ vốn góp của các thành viên. Ngoài ra phải liên kết để tranh thủ nguồn vốn từ FDI. Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần áp dụng nguyên tắc: sử dụng hợp lý có hiệu quả các loại tài sản trong phạm vi công ty, xí nghiệp, không để xảy ra tổn thất hư hỏng...phải xây dựng cơ chế quả lý, bảo quản sử dụng tài sản của doanh nghiệp; qui định rõ trách nhiệm của từng bộ phận cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng mất tài sản. Một số kiến nghị nhằm tăng cường vốn kinh doanh Nhà nước phải giúp các doanh nghiệp cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế tiến hành. Vốn huy động chỉ được sử dụng vào đúng mục đích kinh doanh. Phải có chế độ huy động vốn chặt chẽ nhằm kinh doanh có hiệu quả và doanh nghiệp phải trả cả gốc và lãi theo đúng cam kết huy động vốn. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường cách thức khai thác vốn kinh doanh. Qua đây mong rằng các doanh nghiệp tìm ra được các giải pháp riêng cho mình để vốn kinh doanh ngày càng được tăng cường. kết luận Có thể nói, tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế đất nước nói chung của doanh nghiệp nói riêng tuỳ thuộc vào tốc độ tích luỹ vốn. Điều quan trọng hơn là chiến lược sử dụng vốn phải được xây dựng trên cơ sở khả năng của nguồn vốn. Sau một quá trình tìm hiểu nghiên cứu thông qua các tài liệu sách báo em đã có cơ hội tiếp xúc sâu hơn về vấn đề vốn kinh doanh và hiểu rõ hơn về cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp. Bài viết của em đã phần nào nêu được một số cách thức khai thác và biện pháp tăng cường khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một đề tài không đơn giản nên việc thiếu sót cần bổ sung là rất cần thiết. Sự góp ý bổ sung của thầy sẽ giúp bài viết này được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. tài liệu tham khảo sách PGS. Lê Thế Tường - giáo trình tài chính – trường đại học Quản Lý Kinh Doanh Hà Nội. Th.s Đàm Văn Liệm – kinh tế phát triển – Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh Báo Đầu tư – năm 2000 Vietnamnet mục lục trang Mở đầu............................................................................................................1 Nội dung.........................................................................................................2 PhầnI: Lý luận chúng về vốn kinh doanh.......................................................2 Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh.........................................2 Vai trò của vốn kinh doanh...................................................................3 PhầnII: Cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp........4 Một số nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp.......................................4 Cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp.........5 Sự quản lý vốn trong nội bộ doanh nghiệp............................................6 Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp...............................................................................7 Kết luận........................................................................................................10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28405.doc
Tài liệu liên quan