Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng Hàng không quốc gia Việt Nam

Lời nói đầu Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất định. Dựa trên số vốn đó các doanh nghiệp luôn muốn tiến hành hoạt động sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp là phải tìm ra cách thức sử dụng vốn đúng đắn nhằm phát huy được mọi tiềm lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có ý nghĩa hết

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức quan trọng và là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết được Nhà nước tài trợ qua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay vốn lãi suất ưu đãi. Do đó các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng vốn mà trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tình trạng lãi giả, lỗ thật, ăn mòn vào vốn xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp quốc doanh. Trong tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp quốc doanh đã thích nghi kịp thời, tự chú trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sáng tạo trong việc sử dụng vốn đảm bảo cho việc kinh doanh ổn định. Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn có thua lỗ kéo dài, doanh thu không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Thực tế này do nguyên nhân, mặt trong những nguyên nhân quan trọng là do việc sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó đẩy mạnh việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết, nó quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng, sau một tháng thực tập tại Hãng em quyết định chọn đề tài: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày với nội dung như sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụngv ốn cố định trong các doanh nghiệp. Chương II: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Chương III: Các giải pháp quản lý, nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Với khả năng suy luận tổng hợp cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn. Qua đây em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Minh Hạnh và các cô chú cán bộ Ban kế hoạch đầu tư - Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Lê Hoà Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 1. Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm vốn cố định của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là kinh doanh lưu chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, ngoài hoạt động kinh doanh thương mại, doanh nghiệp thương mại còn có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm như sản xuất, xây dựng, vận tải, khách sạn, du lịch,… nhằm đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và nâng cao hiệu quả tổng vốn. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại phải có được các yếu tố cần thiết như kho tàng, cửa hàng, văn phòng, máy móc thiết bị phương tiện vận tải, tiền mặt… Dưới góc độ hiện vật, các yếu tố này được gọi là những tài sản. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại phải sử dụng một lượng vốn nhất định và thôgn qua các phương thức nhất định như đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê mướn để hình thành các yếu tố tài sản cần thiết kể trên. Đồng thời các doanh nghiệp thương mại phải thường xuyên duy trì một lượng vốn nhất định để đảm bảo quy mô tài sản thích hợp phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất tiền đề không thể thiếu được để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh. Với lượng vốn cần thiết ban đầu, các doanh nghiệp thương mại sử dụng để hình thành nên các loại tài sản thích hợp bao gồm các tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính ngắn hạn và những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính dài hạn. Bộ phận vốn của doanh nghiệp được dùng để hình thành nên những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính dài hạn được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Nói cách khác những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc qua nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Vốn cố định là bộ phận của doanh nghiệp được sử dụng để hình thành những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm hay chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp trở lên. Nói cách khác vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản sử dụng mang tính dài hạn phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp. Do đó, sự vận động và luân chuyển của vốn cố định phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các tài sản dài hạn và mục đích khai thác sử dụng của doanh nghiệp. Có thể khái quát những đặc điểm cơ quản về sự vận động của vốn cố định trong quá trình SXKD của doanh nghiệp như sau: Một là, vốn cố định có tốc độ luân chuyển chậm do TSCĐ và các tài sản khác được đầu tư bằng vốn cố định tồn tại và sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, vốn cố định đầu tư vào TSCĐ được luân chuyển từng bộ phận qua các chu kỳ SXKD dưới hình thức giá trị của TSCĐ bị giảm dần và dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Bộ phận vốn này chỉ hoàn thành một chu kỳ luân chuyển TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá. Ba là, bộ phận vốn cố định đầu tư hình thành nên các khoản đầu tư dài hạn sẽ thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc hoạt động đầu tư. Còn bộ phận vốn cố định nằm trong chi phí XDCB dở dang sẽ chuyển hoá một lần và toàn bộ thành nguyên giá TSCĐ khi công trình XDCB hoàn thành. 2. Tài sản cố định của doanh nghiệp 2.1. Khái niệm TSCĐ Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các thương mại cần phải có được các yếu tố cần thiết bao gồm tư liệu lao động và sức doanh nghiệp lao động. Bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài (như nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) được gọi là những TSCĐ. Đây là những tư liệu lao động chủ yếu phục vụ cho các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Nói cách khác, đây là bộ phận tài sản quan trọng biểu hienẹ quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, các TSCĐ chủ yếu là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh lưu chuyển hàng hoá như hệ thống cửa hàng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Thông thường một tài sản được coi là TSCĐ nếu thoả mãn đồng thời ba điều kiện: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động. - Có thời gian sử dụng dài, thường từ một năm trở lên. - Có giá trị lớn đạt đến một giá trị nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Những tài sản không hội đủ các tiêu chuẩn kể trên được coi là những tài sản lưu động của doanh nghiệp, bao gồm những tài sản là đối tượng lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. Việc nhận biết và phân biệt TSCĐ và tài sản lưu động của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong công tác nghiên cứu mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng tài sản một cách tốt nhất. Trong thực tế, việc nhận biết TSCĐ dựa trên những tiêu chuẩn kể trên có thể gặp những khó khăn sau đây: Một là, việc phân biệt giữa đối tượng lao động với những tư liệu lao động là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp nếu chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật thì có thể dẫn đến ngộ nhận về TSCĐ. Bởi vì có thể xảy ra cùng một TSCĐ ở trường hợp này được coi là TSCĐ nhưng ở trường hợp khác chỉ được coi là tài sản lưu động. Chẳng hạn, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng… nếu được sử dụng để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì coi là TSCĐ, song nếu các tài sản này là các sản phẩm mới hoàn thành quá trình sản xuất của doanh nghiệp đang được bảo quản, chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao, thì đó chỉ coi là đối tượng lao động thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp. Do đó, để nhận biết chính xác tài sản cố định trong các doanh nghiệp, ngoài đặc tính hiện vật, còn phải dựa vào tính chất, công dụng hay vai trò của TSCĐ đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, việc vận dụng máy móc các tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ kể trên có thể dẫn đến việc bỏ sót TSCĐ của doanh nghiệp. Bởi vì trong thực tế có một số tài sản là các tư liệu lao động, nếu xét riêng lẻ thì không đủ các tiêu chuẩn kể trên song tổ hợp các tài sản riêng lẻ này nếu câú thành nên một hệ thống và hệ thống đó đáp ứng đủ ba điều kiện ở trên thì vẫn được coi là TSCĐ. Chẳng hạn như, tổ hợp hay hệ thống các trang thiết bị cho một văn phòng, một phòng ở khách sạn, một phòng thí nghiệm… được coi là các TSCĐ. 2.2. Đặc điểm TSCD khác với đối tượng lao động đặc điểm cơ bản của TSCD - những tư liệu lao động chủ yếu là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặc dầu TSCĐ bị hao mòn, song chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu chỉ khi nào chúng bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới được thay thế đổi mới. Như vậy tiêu thức để phân biệt giữa đối tượng lao động với TSCĐ là không chỉ đơn thuần dựa vào thuộc tính vật chất của chúng, mà phải chủ yếu dựa vào tính chất tham gia và tác dụng của chúng trong sản xuất, kinh doanh, điều này nó được coi là TSCĐ, còn ở trường hợp khác nó lại được coi là đối tượng lao động, chẳng hạn như súc vật trong nông nghiệp nếu lấy sữa, sinh sản cày kéo thì chúng là TSCĐ, còn nếu nuôi béo để lấy thịt thì chúng lại là các công trình chưa bàn giao… không phải là TSCĐ nếu như chúng đang còn ở trong kho, đang chờ tiêu thụ, chờ thủ tục bàn giao thanh toán hoặc khi chúng là đối tượng để nghiên cứu thí nghiệm. Bên cạnh đặc điểm nêu trên, một tư liệu lao động được coi là TSCĐ khi nó là sản phẩm của lao động, do đó TSCĐ không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị. Nói một cách khác, TSCĐ phải là một hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường khác, thông qua mua bán trao đổi, nó có thể được chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác trên thị trường tư liệu sản xuất. Trong lý luận, việc nhận thức tính hàng hoá của TSCĐ được xem như một vấn đề đơn giản tất yếu. Song trên thực tế ở nước ta, đã có một thời tính hàng hoá của TSCĐ bị xem nhẹ, TSCĐ được coi là một "hàng hoá đặc biệt" hàng hoá trên danh nghĩa, vì thế nó chỉ được phân phối cung cấp trong nội bộ khu vực kinh tế quốc doanh mà không được mua bán, trao đổi rộng rãi trên thị trường, điều này đã đưa đến hậu quả kìm hãm sức sản xuất xã hội nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng. Trong nền kinh tế hàng hoá, xây dựng hoặc lắp đặt những tư liệu lao động được coi là vốn cố định của doanh nghiệp, khác với đối tượng lao động, đặc điểm cơ bản của TSCĐ - những tư liệu lao động chủ yếu là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặt dầu TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới được thay thế đổi mới. Việc quản lý vốn cố định và TSCĐ trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ. Thông thường một tư liệu lao động phải được đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ. - Phải có thời gian sử dụng tối thiểu (thường là 1 năm trở lên) - Phải có giá trị tối thiểu đến một mức quy định (hiện nay quy định là có giá trị từ 10 triệu đồng Việt Nam). Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì tư liệu lao động được coi là công cụ lao động và do nguồn vốn lưu động tài trợ. Tuy nhiên do yêu cầu của công tác quản lý trong một số trường hợp đặc biệt dù giá trị đơn vị và thời gain sử dụng không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn được coi là TSCĐ như tổ hợp các đồ dùng trong phòng làm việc, phòng họp, phòng khách, khách sạn… Mặt khác trong doanh nghiệp có một số khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh về tính chất luân chuyển giá trị cũng tương tự như TSCĐ vì vậy được coi là các TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình) như các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá những TSCĐ đó không chỉ được biểu hiện dưới hình thái vật chất nên còn được biểu hiện dưới hình thái giá trị để đầu tư mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền tệ nhất định. Vì vậy số tiền tệ ứng trước đó dùng cho việc xây dựng mua sắm TSCĐ đó được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Để quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả cần phải nghiên cứu các phương pháp phân loại về kết cấu của TSCĐ. 2.3. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất ddịnh nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của đơn vị. * Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo phương pháp này, tổng thể TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp sẽ được chia thành hai loại như sau: + TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, chẳng hạn như văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,… Theo chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành, một tài sản được coi là TSCĐ hữu hình nếu thoả mãn ba điều kiện sau: - Là tư liệu lao động hữu hình, có kết cấu độc lập hoặc là 1 hệ thống bao gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện 1 hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống sẽ không thể hoạt động được, nếu toả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ. a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên d. Có giá trị từ 10.000.000đồng (mười triệu đồng) trở lên. Trong thực tế có những hệ thống được cấu thành bởi nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính. Nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng đòi hỏi phải theo dõi riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận đó vẫn được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Chẳng hạn như ghế ngồi, khung và động cơ… trong một máy bay. + TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị lớn đã đầu tư có liên quan và phát huy tác dụng trong nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Theo chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành, các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra nếu thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau thì được coi là TSCĐ vô hình: - Có thời gian sử dụng hay phát huy tác dụng tối thiểu là một năm. - Có giá trị tối thiểu là 10.000.000đồng. Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức kể trên sẽ giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư, sử dụng TSCĐ hay điều chỉnh cơ cấu này sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. * Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại sau: + TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: Đây là các tài sản do doanh nghiệp sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh. Chẳng hạn như kho tàng, cửa hàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. + TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đây là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà ăn tập thể, nhà ở tập thể, câu lạc bộ, trạm y tế, phòng học,… được coi là những TSCĐ phúc lợi, sự nghiệp. + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: Là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, giữ hộ cho Nhà nước hay cho doanh nghiệp khác. Phân loại theo sử dụng sẽ giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản, nắm được trình độ trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài sản và tính khấu hap chính xác. Tuy nhiên phương pháp phân loại này chưa phản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Vì vậy, người ta còn sử dụng phương pháp phân loại tiếp theo. * Phân loại TSCĐ căn cứ vào công dụng kinh tế. Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dược chia thành các loại sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc: đây là các TSCĐ được hình thành qua quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống… + Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy công tác, thiết bị chuyên dùng, dây truyền công nghệ… + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống nước, đường khí đốt, băng tải… + Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử phục vụ quản lý, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi… + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm là các vườn cây kinh doanh lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn trâu, đàn nhựa,… Phương pháp phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp, quản lý khai thác sử dụng và trích khấu hao thích hợp. * Phân loại tài sản theo tình hình sử dụng. Theo tiêu thức này, tổng thể TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: + TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: Đây là những TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp. + TSCĐ cho thuê. + TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá trình dự trữ, cất trữ để sử dụng sau này. + TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán, thanh lý: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần được nhượng bán, thanh lý để giải phóng mặt bằng, thu hồi vốn đầu tư. Cách phân loại này cho thấy tình hình khai thác sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. * Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu. Tổng thể TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: + TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là các loại TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu và sử dụng chúng. Các TSCĐ này được đăng ký đứng tên doanh nghiệp. + TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ của đơn vị khác nhưng doanh nghiệp được quyền quản lý, sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Thuộc nhóm TSCĐ này bao gồm ba loại: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh, TSCĐ thuê ngoài và TSCĐ nhận giữ hộ, quản lý hộ. TSCĐ nhận của đỗi tác liên doanh sẽ được doanh nghiệp quản lý và sử dụng theo đúng hợp đồng liên doanh đã ký kết và khi kết thúc hợp đồng, việc xử lý tài sản này cũng sẽ được tiến hành theo hợp đồng hay theo thoả thuận giữa các bên. TSCĐ thuê ngoài được hình thành theo hai phương thức: thuê tài chính và thuê hoạt động: Thuê tài chính là hình thức thuê tài sản khi hợp đồng thuê thoả mãn một trong bốn điều kiện sau: - Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, tài sản thuê sẽ được chuyển quyền sở hữu cho bên đi thuê hoặc bên đi thuê được tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên. - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản với giá danh nghĩa nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. - Thời hạn thuê tối thiểu bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. - Giá trị hiện tại của tổng số tiền thuê một loại tài sản theo quy định trong hợp đồng ít nhất tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu các hợp đồng thuê tài sản không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong bốn điều kiện kể trên thì hình thức thuê đó được gọi là thuê hoạt đôngj. Cách phân loại này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình và cơ cấu TSCĐ theo quyền sở hữu, từ đó có thể đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng và trích khấu hao thích hợp. 3.2. Kết cấu tài sản cố định Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết cấu TSCĐ giữa các ngành sản xuất không giống nhau, thậm chí giữa các doanh nghiệp trong một ngành nào đó cũng không giống nhau, sự khác nhau hay sự biến động về kết cấu của mỗi doanh nghiệp trong các thời kỳ phụ thuộc vào các nhân tố như khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất. Việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu của chúng là một căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như việc giúp cho việc tính toán chính xác khấu hao TSCĐ. Một trong những nhiệm vụ của công tác quản lý vốn cố định ở một doanh nghiệp. II. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và sự cần thiết phải thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cảu các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh: Đối với các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn. Trình độ quản lý vốn cố định ảnh hưởng rất lớn đến kết quản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để vốn cố định đạt hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình tham gia vào sản xuất và mang lại lợi nhuận tối đa. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình đầu tư, khai thác sử dụng vốn cố định vào sản xuất và số vốn cố định đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Nó thể hiện lượng giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ sản xuất ra trên 100 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất, hay mức vốn cố định cần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để đặt một lượng giá trị sản phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định phải được hiểu cả trên hai khía cạnh: + Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn. Để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả vốn sử dụng vốn cố định của một doanh nghiệp, người ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp các chỉ tiêu phân tích. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định: 1.2.1. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn (1) Hệ số phục vụ vốn cố định Hệ số phục vụ VCĐ = Doanh thu thực hiện trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ Trong đó: Nếu số liệu vốn cố định được cung cấp vào cuối các quý: VCĐ bình quân trong năm = VCĐ đầu quý 1/2 + VCĐ cuối quý I + VCĐ cuối quý II + VCĐ cuối quý III + VCĐ cuối quý IV/2 4 Nếu số liệu vốn cố định được cung cấp vào cuối các năm VCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) = Vốn cố định đầu năm + Vốn cố định cuối năm 2 VCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ (cuối kỳ) - Số khấu hao lũy kế đầu kỳ (cuối kỳ) + Các khoản đầu tư dài hạn và chi phí XDCB đầu (cuối kỳ) - ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện trong kỳ. (2) Hàm lượng VCĐ: Là đại lượng nghịch đảo của hệ phục vụ vốn cố định. Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thực hiện trong kỳ - ý nghĩa: Để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định. (3) Hệ số sinh lời của vốn cố định (tỷ lệ lợi nhuận vốn cố định) - ý nghĩa: Trong kỳ một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. (4) Hệ số phục vụ bộ phận vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư TSCĐ = Doanh thu thực hiện trong kỳ VCĐ đầu tư TSCĐ bình quân trong kỳ - ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện. (5) Hệ số sinh lợi của bộ phận vốn cố định đầu tư vào tài sản cố định. Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trong kỳ VCĐ đầu tư TSCĐ bình quân trong kỳ - ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn bỏ ra để đầu tư dài hạn tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. (6) Hệ số thu nhập rên vốn đầu tư dài hạn Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư dài hạn = Thu nhập đầu tư dài hạn Vốn đầu tư dài hạn bình quân - ý nghĩa: Chỉ tiêu nàu cho biết trong một đồng vốn bỏ ra đầu tư dài hạn thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được từ hoạt động đó. (7) Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn Hệ số thu nhập của vốn đầu tư dài hạn = Thu nhập đầu tư dài hạn Vốn đầu tư dài hạn bình quân - ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốnbỏ ra để đầu tưdài hạn thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được từ hoạt động đó. (1.2.2) Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp nhằm đạt đựoc các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh đạt đựoc trong kỳ với chi phí đầu tư để có được tài sản cố định trong kỳ. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định bao gồm: (2.1) Hệ số sử dụng tài sản cố định Hệ số sử dụng TSCĐ = Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân đang sử dụng trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân hiện có trong kỳ - ý nghĩa: Trong một đồng nguyên giá tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp thì bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định được sử dụng. Do đó chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ huy động các tài sản cố định vào sử dụng kinh doanh. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng khai thác tài sản cố định vào sử dụng càng triệt để hay doanh nghiệp đầu tư mua sắm hợp lý. (2.2) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hệ số sử dụng TSCĐ = Tổng công suất sử dụng thực tế bình quân trong kỳcủa TSCĐ Tổng công suất thiết kế bình quân trong kỳ của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tận dụng công suất thiết kế của các tài sản cố định đang sử dụng. (2.3) Hệ số phục vụ tài sản cố định trong doanh nghiệp Hệ số phục vụ TSCĐ = Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ - ý nghĩa: + Với số tài sản cố định hiện có trong kỳ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả là bao nhiêu. + Một đơn vị chi phí đã đầu tư vào tài sản cố định trong kỳ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu trong kỳ đó. Do đó số đơn vị doanh thu trong kỳ càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngày càng cao. (2.4) Hệ số lợi nhuận của tài sản cố định Hệ số lợi nhuận của TSCĐ = Lợi nhuận đạt đựoc trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ - ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. (2.5) Hệ số sinh lời của chi phí sử dụng tài sản cố định Hệ số sinh lợi của chi phí sử dụng TSCĐ = Lợi nhuận đạt đựoc trong kỳ Tổng chi phí sử dụng TSCĐ trong kỳ Trong đó tổng chi phí sử dụng trong kỳ gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí thuê tài sản cố định phát sinh trong kỳ - ý nghĩa: Trong kỳ một đồng chi phí sử dụng tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận doanh nghiệp. 2. Sự cần thiết phải thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là rất cần thiết. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ những lý do chủ yếu sau: Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là đảm bảo với số vốn hiện có tham gia vào sản xuất, thông qua sự tác động của các biện pháp tổ chức và quản lý thích hợp, khai thác một cách triệt để khả năng vốn có của nó để nhanh chóng thu được lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa thúc đẩy vòng quay của vốn và đẩy nhanh nhịp độ đổi mới tài sản cố định theo kịp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất mà không cần phải bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng mới tài sản cố định, vừa tiết kiệm được sản xuất, vừa làm hạ giá thành sản phẩm, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp: Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu cần phải đạt được của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không đều quyết là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là một điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính cuả doanh nghiệp được vững chắ._.c. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức thực hiện việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn nói chung và vốn cố định nói riêng, từ đó mới có thể đạt được lợi nhuận như mong đợi. Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên. Đây chính là mục tiêu cần đạt được của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ đối với các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay: Nếu như nguyên tắc hạch toán kinh doanh được áp dụng trong cơ chế bao cấp chỉ là một yếu tố mang tính hình thức thì nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc này thì mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Yêu cầu của nguyên tắc này là kinh doanh phải lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp không đạt được những yêu cầu này thì doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản cho dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. III. giải pháp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1. Các nhân tố ảnh hưởng Vì vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng đến vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, mang lại kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định như sau: 1.1. Các nhân tố khách quan: * Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở hành lang pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô như: các quy định về thuế đối với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh được Nhà nước khuyến khích hay hạn chế, chính sách thuế đối với các máy móc thiết bị vì đa số những TSCĐ của các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, các quy định khác của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định như: quy định về việc đánh giá, đánh giá lại TSCĐ, quy định trích lập quỹ khấu hao… Nhân tố này là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. * Thị trường và cạnh tranh: Trong điều kiện hiện nay, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một kế hoạch quản lý và tổ chức tốt hiệu quả sử dụng vốn cố định (TSCĐ) nhằm đạt được mục tiêu trên. * Các nhân tố khác: Các nhân tố này có thể coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ… cũng có tác động trực tiếp lên công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Mức độ tổn thất về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi. 1.2. Các nhân tố chủ quan. * Nhân tố con người: Người lao động có trình độ tay nghề cao, ý thức trách nhiệm công việc tốt thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hay nói cách khác là đạt được năng suất lao động cao, tiết kiệm thời gian, vật liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Người lãnh đạo phải có năng lực trình độ, bao quát được hết công việc, sử dụng được hết khả nưng, năng lực của công nhân cũng như trong sản xuất kinh doanh phải có đầu óc tinh tường năng động mới đáp ứng được nhanh chóng với những biến động của thị trường. * Nguyên vật liệu hàng hoá: Nguyên vật liệu hàng hoá là yếu tố quan trọng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số lượng nhiều thì quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lá lớn và ngược lại, chất lượng của nó ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá bán ra, cơ cấu chủng loại nguyên liệu hàng hoá sẽ tác động đến chủng loại sản phẩm… tất cả những yếu tố đó có tác động tới mức lưu chuyển vốn nên nó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vốn kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải biết dự trữ nguyên liệu hàng hoá sao cho hợp lý vì nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây nên ứ đọng vốn còn nếu ít quá thì đang sản xuất sẽ bị gián đoạn ngưng trệ để chờ cung ứng thêm. * Trình độ quản lý và sử dụng vốn: Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ đúng mức với tư cách một chủ thể sản xuất hàng hoá đến việc khai thác sử dụng vốn có hiệu quả. Trong thực tế nhiều nơi vốn đọng, mất vốn vòng quay và hệ số sinh lời của đồng vốn thấp. Do vậy ngay từ đầu doanh nghiệp phải chú trọng đến việc hoạch địch nhu cầu vốn kinh doanh làm cơ sở cho việc chọn lựa, huy động hợp lý các nguồn vốn trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình, tổ chức chu chuyển vốn, tái tạo lại nguồn vốn ban đầu, bảo toàn và phát triển vốn. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. * Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhân tố này cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại không ngừng đổi mới tăng năng suất lao động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng tăng theo và ngược lại. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp. 2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là vấn đề luôn đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường luôn phải cạnh tranh với nhau gay gắt, muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được đồng vốn của mình. Muốn thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà các doanh nghiệp thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản xuất và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một thực trạng khá phổ biến trong thời gian vừa qua ở các doanh nghiệp nước ta là việc quản lý và sử dụng vốn cố định còn rất kém, hiệu quả thấp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn điều lệ, doanh nghiệp tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay ngắn hạn, dài hạn của các tổ chức kinh tế như tín dụng, ngân hàng… Trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, việc bổ sung vốn cố định bằng quỹ của doanh nghiệp còn hạn chế và việc huy động vốn góp liên doanh cũng trở nên khó khăn hơn, điều này dẫn đến nguồn vốn cố định của doanh nghiệp chủ yếu là do nguồn ngân sách cấp. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp này phải trích khấu hao những TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách cấp để trả lại cho Nhà nước do đó không tránh khỏi tình trạng trích khấu hai nhỏ giọt, hơn nữa vốn cố định có vòng quay ra chậm, đối với máy móc thiết bị trung bình từ 15 đến 20năm nên dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp ít quan tâm đến hiệu quả đầu tư vốn cố định, làm cho tình trạng TSCĐ được trang bị một cách chắp vá, không đồng bộ và theo một cơ cấu bất hợp lý, việc quản lý và sử dụng TSCĐ còn nhiều thiếu xót, việc phân loại và tính toán còn chưa hợp lý, chưa quan tâm đầu tư đúng hướng TSCĐ, việc phân cấp TSCĐ cho từng bộ phận, cá nhân còn chưa chặt chẽ, việc sử dụng, sửa chữa và mua sắm TSCĐ chưa đúng quy chế, chế độ bảo dưỡng. Việc lập kế hoạch, trích khấu hao không hợp lý nên không tránh khỏi hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Bên cạnh đó, tinh thần làm chủ và ý thức tự giác của người lao động ở nước ta còn thấp nên hiệu quả sử dụng vốn cố định ở các doanh nghiệp còn thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và qua thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong thời gian qua, các cơ quan chức năng Nhà nước đã kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp với điều kiện thực tế như: Quyết định 1062/1996 của Bộ tài chính đã giúp phần nào cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn vốn cố định và TSCĐ của doanh nghiệp mình. Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 hoàn thiện hơn nữa chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ càng giúp cho các doanh nghiệp tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh và sử dụng TSCĐ cũng như vốn cố định có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định và TSCĐ luôn là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp do đó vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp khắc phục những tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.2. Những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thông thường vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn. Quy mô và trình độ trang bị máy móc thiết bị là một nhân tố quyết định khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng vốn cố định để giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có thể áp dụng như sau: * Làm tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ: Hiệu quả sử dụng vốn cố định trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ. Trước khi đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra về điều kiện, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình, điều kiện cung ứng vật tư, khả năng tận dụng thời gian làm việc và tận dụng công suất của TSCĐ. Dựa trên cơ sở phân tích đó đi đến quyết định sử dụng loại TSCĐ nào là hợp lý, sau đó tiến hành lựa chọn các đối tác đầu tư. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì phải xác định được khâu chủ yếu để đầu tư, cơ cấu đầu tư và việc đầu tư đó phải tính toán được một cách chính xác hiệu quả kinh tế mang lại. Trong thực tế nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là lớn thì việc đầu tư sẽ phải chú trọng đến các TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả của đồng vốn và hiệu quả mà TSCĐ mang lại. Đối với việc mua sắm, trang bị TSCĐ cần được lựa chọn phương án đầu tư thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất, nghiên cứu thị trường cẩn thận, nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều tra, xem xét phân tích khả năng tiêu thụ của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, điều kiện cung cấp vật tư, điều kiện khả năng tận dụng thời gian làm việc và công suất của TSCĐ. Chỉ tiến hành đầu tư, mua sắm những máy móc thiết bị thực sự cần thiết, phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, yêu cầu và khả năng khai thác của doanh nghiệp, tránh dự trữ quá mức thiết bị gây ứ đọng vốn. Chủ động đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng của những TSCĐ đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng các loại TSCĐ không phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh xuống. Cùng với việc chủ động mua sắm TSCĐ, để tăng năng lực sản xuất doanh nghiệp cần phải tổ chức sắp xếp hợp lý cơ cấu TSCĐ theo yêu cầu sản xuất chính trên cơ sở thực trạng TSCĐ hiện có, vì năng lực sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất sản phẩm cao nhất trong năm trong điều kiện sử dụng các mức lao động, công nghệ tiên tiến và tổ chức quản lý sản xuất phù hợp. Trên cơ sở việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các máy móc thiết bị, giữa các khâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có, lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu và kế hoạch đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có cải tạo thiết bị cũ, thanh lý và nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, có kế hoạch đầu tư, mua sắm mới, thay thế từng phần hay toàn bộ TSCĐ. * Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ TSCĐ từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Thực hiện việc phân loại cũng như phân cấp quản lý TSCĐ, tiến hành giao TSCĐ cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách rõ ràng, thực hiện những chế độ khuyến khích vật chất, chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khai thác triệt để công suất thiết kế của máy móc thiết bị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cả theo chiều sâu lẫn chiều rộng, tiết kiệm tới mức tối đa vốn cố định, tăng nhanh vòng quay của vốn. Tăng cường cân đối về công suất, sản xuất, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ để tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ hoặc tăng số lượng và tỷ trọng TSCĐ đang hoạt động trong tổng số TSCĐ hiện có. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ theo chiều sâu được tiến hành chủ yếu bằng việc hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ. Đối với nền kinh tế nước ta, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ theo chiều sâu là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa, cụ thể như: tăng công suất máy móc thiết bị, nâng cao thông số kỹ thuật cơ bản của máy móc thiết bị như tốc độ, cơ giới hoá, tự động hoá,… hoàn thiện quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất dây chuyền trên cơ sở tập trung đối ưu, sản xuất những sản phẩm đồng loạt, chọn nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu của quy trình công nghệ, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới TSCĐ, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống cho người lao động trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ trong doanh nghiệp. * Tổ chức và thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng khấu hao: Trích khấu hao cơ bản là một hình thức để thu hồi vốn cố định, phục vụ cho việc tái sản xuất TSCĐ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn bỏ ra. Cùng với sự phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì TSCĐ càng phải chịu ảnh hưởng này càng lớn của hao mòn vô hình. Do đó, việc làm thế nào để thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, tính đúng và tính đủ hao mòn hữu hình lẫn hao mòn vô hình để đảm bảo thu hồi đầy đủ và kịp thời vốn cố định, khắc phục được tình trạng phải thanh lý trước thời hạn sử dụng làm lãng phí vốn và tránh được hao mòn vô hình là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 đã giải quyết được những vấn đề cơ bản giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt và tự tin hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo quyết định này, các doanh nghiệp được sử dụng hoàn toàn số khấu hao luỹ kế của TSCĐ thuộc vốn đầu tư ngân sách Nhà nước để tái sản xuất đổi mới TSCĐ, song khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình, thời gian khấu hao doanh nghiệp được lựa chọn trong khung quy định để tránh hao mòn vô hình. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác khấu hao TSCĐ, tính khấu hao một cách chính xác và có khoa học để đảm bảo đúng mục đích là tái tạo TSCĐ. * Tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính toán từ khâu lập kế hoạch sử dụng vốn đến quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vốn cố định luôn gắn với những mục đích cụ thể do đó việc hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc hạch toán kinh tế nội bộ có thể được thực hiện từ phân xưởng, tổ, đội sản xuất bằng cách giao một số quyền hạn nhất định trong công tác quản lý và sử dụng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của người lao động trong quá trình sản xuất. * Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của nền kinh tế, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định và TSCĐ cũng luôn có sự biến động. Do đó, các cơ quan chức năng của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền luôn phải bám sát và theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này từ đó kịp thời đưa ra những chính sách thích hợp với những điều kiện thực tế. Cụ thể quyết định 166/199QĐ-BTC ngày 30/12/1999 đã phát huy được những ưu điểm của mình giúp cho các doanh nghiệp tự do và chủ động hơn trong công việc kinh doanh, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ và vốn cố định. Đối với chính sách về nhập khẩu máy móc thiết bị, Nhà nước cần phải có những chính sách hợp lý về thuế và quy định những mặt hàng nhập khẩu phù hợp với tình hình phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay. Hoàn thiện và phát huy hơn nữa vai trò của những uỷ ban tư vấn về khoa học công nghệ, máy móc thiết bị giúp tư vấn cho các doanh nghiệp về vấn đề nhập khẩu máy móc thiết bị. Hoàn thiện hơn nữa việc giao vốn, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Chương II: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định ở hãng hàng không quốc gia việt nam I - Tình hình tổng quát của hãng hàng không quốc gia việt nam 1. Quá trình hình thành và phát triển của Hãng Quá trình hình thành và phát triển của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Hơn 40 năm phát triển kể từ ngày 15/01/1956, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với mô hình tổ chức quản lý đã từng bước thay đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong từng giai đoạn, phù hợp với ưu thế phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hãng Hàng không Việt Nam được thành lập đầu tiên theo quyết định số 225/CT ngày 22/8/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tài sản của Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Do yêu cầu của Nhà nước thành lập hãng 91, ngày 27/5/1995 theo quyết định số 328/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của hãng do Chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996. Hãng là một đơn vị kinh tế quốc doanh, được tổ chức theo điều lệ xí nghiệp trực thuộc Chính phủ, một lúc thực hiện cả hai chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường một cách linh hoạt, nhạy bén, cơ chế ra quyết định kịp thời, sau nhiều lần thay đổi về mặt nhân sự cũng như tổ chức, các doanh nghiệp đã tập hợp thành hãng. Hãng lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) làm nòng cốt và bao gồm với các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong ngành hàng không và hoạt động theo điều lệ tổ chức của hãng do Chính phủ phê chuẩn tại nghị định 04/CP ngày 27/01/1996. Việc thành lập Hãng Hàng không dân dụng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo điều kiện để xây dựng một hãng hàng không lớn mạnh vươn lên ngang tầm các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới. 2. Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và ngành nghề kinh doanh 2.1. Mô hình tổ chức Hiện nay, Việt Nam Airlines là đơn vị nòng cốt của Hãng. Hãng có 28 đơn vị thành viên bao gồm 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc (về thực chất là Vietnam Airlines) 12 đơn vị hạch toán độc lập và 1 đơn vị sự nghiệp là Viện khoa hcọ hàng không theo như sơ đồ trang bên. Ngoài ra, Hãng còn có vốn góp tại công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines và 5 công ty liên doanh là: 1. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VN/CX Catering Service) 2. Công ty liên doanh TNHH dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất 3. Công ty liên doanh phân phối toàn cầu ABACUS - VN 4. Công ty khách sạn Hàng không Việt Nam (VNA Hotel) 5. Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hoá VINAKO. 2.2. Cơ chế quản lý của Việt Nam Airlines * HĐQT và ban kiểm soát: HĐQT là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại hãng, có quyền phân bổ, điều hoà vốn Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mọi hoạt động của hãng. HĐQT được họp theo phiên và chịu trách nhiệm tập thể. * Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc: Tổng giám đốc điều hành và giám sát hoạt động hàng ngày của hãng và chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân trước HĐQT. * Các tổ chức của hãng: 1. Khối chức năng tổng hợp: - Văn phòng đối ngoại - Ban kế hoạch đầu tư - Ban tài chính kế toán - Ban tổ chức cán bộ lao động tiền lương - Ban công nghệ thông tin 2. Khối sản xuất kinh doanh: + Khai thác bay: Ban điều hành khai thác bay, ban đảo bảo chất lượng khai thác bay, Đoàn bay 919, Đoàn tiếp viên, Trung tâm huấn luyện. + Kỹ thuật: Ban kỹ thuật, Ban đảm bảo chất lượng kỹ thuật, Xí nghiệp A75, A76, công ty xuất nhập khẩu hàng không, Ban quản lý vật tư. + Thương mại: Ban kế hoạch thị trường, Ban tiếp thị hành khách, Ban tiếp thị hàng hoá, Văn phòng khu vực, Ban dịch vụ thị trường. + Khai thác mặt đất: Ban dịch vụ thị trường, các trung tâm kiểm soát khai thác (OCC), 3 xí nghiệp kỹ thuật mặt đất, công ty chế biến xuất ăn Nội Bài. + Ngoài ra: Công ty tin học hàng không (là công ty hạch toán phụ thuộc). Trong các khối trên, trừ khối chức năng tổng hợp làm các nhiệm vụ liên quan đến cả hãng lẫn Vietnam Airlines, các khối còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ của Vietnam Airlines. 2.3. Ngành nghề kinh doanh Hãng hoạt động sản xuất kinh doanh theo các nhóm ngành nghề: - Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá, hưu kiện trong nước và quốc tế. - Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay do khối tập trung đảm nhận, - Cho thuê máy bay, nhân viên hàng không (tổ lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật) và các trang thiết bị hàng không dân dụng. - Xuất nhập khẩu máy bay và các trang thiết bị hàng không dân dụng. - Cung ứng dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không sân bay: NASCO, MASCO, SASCO. - Kinh doanh nhiên liệu hàng không: VINAPCO - Các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ khác; + Kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành: AIRIMEX. + Kinh doanh xây dựng chuyên ngành dân dụng + Kinh doanh tổng hợp: Công ty cung ứng dịch vụ hàng không + Kinh doanh các sản phẩm bổ trợ: Công ty in, công ty nhựa. + Lĩnh vực khác: sản xuất ăn Hãng có đầy đủ tư cách của một hãng hàng không điển hình: - Là vận chuyển được cấp thương quyền khai thác vận chuyển trong nước và quốc tế. - Là khai thác được cấp chứng chỉ khai thác và bảo dưỡng. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Do tính đặc thù của ngành hàng không Việt Nam - vận tải hàng không có mặt trên mọi miều đất nước và trên nhiều quốc gia trên thế giới và do nó bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố. Đó là phương pháp chia doanh thu vận tải hàng không và phạm vi hoạt động của vận tải hàng không. Phạm vi hoạt động của Vietnam Airlines chi phí phát sinh cho hoạt động tại khắp mọi nơi trên thế giới nơi có điểm đến của Vietnam Airlines. Nếu như tập trung thì công tác tổ chức thu thập chứng từ quá lớn, đường vận chuyển lại xa, dễ thất lạc. Chính vì những lý do trên mà Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tiến hành hạch toán theo cách hạch toán doanh thu tập trung, còng hạch toán chi phí phân tán. Vì những lý do trên mà tổng công ty đã pân cấp bộ máy kế tóan như sau: Mô hình tổ hức kế toán của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Vietnam Airlines BT CH VP ĐN CN TT 3 văn phòng thương mại Đội bay 18 văn phòng chi nhánh Trụ sở tổng công ty XN chế biến suất ăn 2 XN sửa chữa máy bay 3 XN thương mại mặt đất Khối vận tải hàng không Quan hệ chỉ đạo Kế toán trưởng Phòng Kế toán Phòng Đầu tư tài chính Phòng Quỹ két Phòng Hạch toán quốc tế Phòng Doanh thu vận tải Phòng Thống kê và quản lý dữ liệu Phòng Chế độ Phòng Bảo hiểm Cơ cấu Ban tài chính kế toán tại hãng Quan hệ chỉ đạo Nhiệm vụ một số phòng ban chủ yếu của Ban Tài chính kế toán của Hãng - Phòng kế toán: Hạch toán tổng hợp mọi nghiẹp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Hãng, cung cấp thông tin kinh tế, số lượng kế toán theo yêu cầu, quản lý, lưu trữ chứng từ theo chế độ Nhà nước quy định, tổ chức công tác kế toán chi tiết, ghi chép phản ánh của nghiệp vụ kinh tế trong quan hệ cấp phát, thanh toán ngân sách và vốn giữa tổng công ty và Hãng, tổ chức công tác thu bán doanh thu vận tải. - Phòng Bảo hiểm: Nghiên cứu chế độ và tổ chức bảo hiểm hàng không và phi hàng không, tham mưu lãnh đạo trong việc tổ chức bảo hiểm. - Phòng Quỹ két: Trực tiếp quản lý ngân quỹ của hãng, thực hiện công tác cấp phát ngân sách, tổ chức xây dựn quỹ của Hãng, thực hiện kế hoạch luân chuyển và quản lý tiền tệ. - Phòng chế độ: Tập hợp, nghiên cứu các chính sách vụ thể của Nhà nước về tài chính, kế toán, tổ chức đào tạo, huấn luyện các nghiệp vụ tài chính - kế toán - thống kê cho cán bộ công nhân viên của Hãng - Phòng Doanh thu vận tải: Tính toán doanh thu vận tải hàng không của hãng và của Tổng công ty, tổ chức và thực hiện kế hoạch doanh thu vận tải. - Phòng Thống kê và quản lý dữ liệu: Tập hợp chứng từ toàn công ty, xử lý và thống kê chứng từ - Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán với các Hãng hàng không quốc tế và các tổ chức nước ngoài khác - Phòng đầu tư tài chính: Quản lý tài sản và cốn quản lý điều hành ngân sách, huy động vốn, thuế … các nghiệp vụ liên quan đến tài chính của công ty Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán: Trưởng phòng Phó trưởng phòng Phó trưởng phòng Tổ trường Tổ Tổng hợp Tổ trưởng Tổ lưu trữ chứng từ Tổ trưởng Tổ chi phí Quan hệ chỉ đạo 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hãng Dưới đây là tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của hãng trong 2 năm 2001 và 2002 Biểu 1: Kết quả kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2001 - 2001 Đơn vị tính: 1000 đồng Số TT Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 6.594.447.996 7994.155683 1.3999.707.687 21,2 2 Các khoản giảm trừ 26.552.034 30.345.284 3.793.250 14,3 3 Doanh thu thuần 6.567.895.961 7.963810.399 1.395.914.438 21,3 4 Chi phí SXKD 6.41284.073 7.531.281851 1.118.897.778 17,4 5 LN thuần từ hoạt động SXKD 345.571.819 661970.330 361.398.484 91,5 6 TNHĐ tài chính 185.330.853 218.810.330 33.479.477 18 Chi phí HĐTC 321.768.920 142.008.882 179.760.038 -55,9 LN HĐ tài chính (136.438.067) 76.801.448 7 TN bất thường 67.259.798 96.768.637 23.606.7490 44 Chi phí bất thường 4.729.077 10.631.426 340.004.976 124,8 LN bất thường 62.530.721 86.137.211 103.061.408 37,8 8 Tổng LN thực hiện (trước thuế) 408.102.539 748.107.515 236.943.567 83,3 9 Thuế TNDN 101.778.150 204.839.558 800 101,3 10 Lợi nhuân sau TTN 306.324.389 43.267.965 77,4 11 Thu nhập bình quân người lao động/tháng 3.500 4.300 23 Nhận xét: Qua biểu 1 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) năm 2002 là 748.107.515 nghìn đồng, tăng so với năm 2001 là 340.004.976 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 83,3%. Đây thực sự là một điều đáng mứng đốivới hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Đi sâu phân tích ta thấy: Lợi nhuận từ hợt động sản xuất kinh doanh ăm 2002 tăng 361.398.484 nghìn đồng so năm 2001, tương ứng với tỷ lệ tăng là 91,5%. Qua biểu 1 ta cũng thấy được tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1.399.707.687 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 21,2%. Các khoản giảm trừ cũng tăng lên 14,3% năm 2002 so với năm 2001, với số tuyệt đối là 3.793.250 nghìn đồng. Điều này cũng có chút ít ảnh hưởng đứng sự tăng của doanh thu thuần. Doanh thu thuần tăng lên 21,3%, tức là 1.395.914.438. 21,3% là một con số chứng tỏ sự tăng lên của doanh thu thuần, tuy nhiên đây cũng chưa phải là sự gia tăng lớn. Doanh thu của năm 2002 tăng hơn sơ với năm 2001 là do những nguyên nhân cơ bản sau: + Do năm 2002 giá vé đường bay nội địa tăng so với năm 2001 nên có ảnh hướng tới doanh thu (chỉ tính các vé bán và bay trong nội địa). + Do sản lượng khách tăng, đây là nhân tố tích cực làm tăng doanh thu của năm 2002. + Do hệ số sử dụng ghế tăng, hệ số sử dụng ghế năm 2002 là 8,1%, hệ số sử dụng ghế của năm 2001 là 22,8%. Điều này chứng tỏ trong năm 2002 việc điều hành sản xuất kinh doanh đã được thực hiện khá tốt, các chính sách nhằm tăng khả năng bán, chất lượng dịch vụ, trang thiết bị, kỹ thuật,quảng cá cũng như các chính sách quản lý khác đã tiếp tục hoàn thiện, nâng cao, thu hút khách hàng bay trên máy bay của Hãng HKVN. Doanh thu tăng lên làm cho chi phí kinh doanh cũng tăng lên. Điều đáng mừng ở đây là trong khi tổng doanh thu tăng lên với tỷ lệ 21,2% chi phí tăng 14,3%, tỷ lệ tăng của chi phí thấp hơn tỷ lệ tưang doanh thu. Trong đó chi phí bán hàng tăng nhiều hơn so với năm 2001. Chi phí bán hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, tăng chi phí bán hàng cũng là điều cần thiết đối với Hãng, bởi đó là một biện pháp để kích thích doanh thu. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 của Hãng hàng không quốc gia so với năm 2001 là một bước tiến lớn, chứng tỏ sự lớn mạnh ngày càng vững chắc của Hãng. Hãng đã tiến bộ trong từng bước đi, từng kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Hãng không những giảm được lỗ năm 2001 là 136.438.067 nghìn đồng mà còn tăng lên 76.801.448 nghìn đồng năm 2002. Lợi nhuận từ hoạt động khác của Hãng năm 2002 cũng tăng 37,8% so với năm 2001, với số tuyệt đối là 23.606.490 nghìn đồng. Cũng qua biểu thức 1 cho ta thấy các chỉ tieu về doanh thu, lợi nhuận tăng lên. Điều đó có ảnh hưởng tốt đến thu nhập bình quân nhân viên của Hãng. Cụ thể năm 2002 thu nhập bình quân nhân viên là 4.300 nghìn đồng, năm 2001 là 3.500 nghìn đồng. Vậy năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 800 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 23%. Sang năm 2003 Hãng phấn đấu để suy trì và phát triển mức tăng doanh thu và lợi nhuận này đẻcó thể tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao hơn nữa đời số._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28703.doc
Tài liệu liên quan