Lời nói đầu
Chúng ta bước vào thế kỷ 21 trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra trên toàn thế giới, với những cơ hội và thách thức to lớn , đặc biệt là đối với các nước nghèo và chậm phát triển như nước ta.Nhận thức được vấn đề trên, Đảng đã chỉ rõ cần phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2010.
Pháp huy tinh thần ấy,những năm
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vốn cố định và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần Lắp Máy và Xây Dựng 10 - Lilama 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua các doanh nghiệp nhà nước đã được trao quyền tự chủ rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước thích ứng với cơ chế thị trường ,thực sự trở thành “con chim đầu đàn của nền kinh tế ”. Tuy nhiên cùng với việc tự chủ trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả nói chung và VCĐ nói riêng,điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó là điều kiện tiên quyết cho các doanh nghiệp,khẳng định được mình trong cơ chế mới. Đây cũng là các bài toán nan giải đối với hầu hết các doanh nghiệp mà cần phải tìm phương pháp tối ưu.
Công ty cổ phần LILAMA 10 trực thuộc Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam, trong những năm qua đã liên tục tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong sản xuất kinh doanh. Không chỉ dừng lại ơ đó công ty đang thực hiện chiến lược pháp triển kinh tế nhằm mục đích khuyếch trường thị trường trong khu vực. Đặc biệt chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang được ban lãnh đạo quan tâm hàng đầu. Để góp phần vào xu hướng chung đó với mong muốn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, trong quá trình thực tập tại công ty LILAMA 10 em chọn đề tài nghiên cứu:
“Vốn cố định và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Lắp Máy và Xây Dựng 10”
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm ra một số giải pháp quản lý và sử dụng mới đối với VCĐ của công ty. Tuy nhiên để nghiên cứu hết VCĐ của công ty là rất dài và tốn nhiều thòi gian, mà thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài này chủ yếu đi sâu về VCĐ của công ty trong những năm gần đây(2007-2008).Phương pháp luận nghiên cứu: Đi tìm những lý luận chung đã học ở trường, tham khảo tài liệu liên quan để nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng VCĐ của công ty nhằm ra những biện pháp khắc phục những khó khănn còn tồn tại của công ty.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần LILAMA 10.
Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cỏ phần LILAMA 10.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần LILAMA 10.
Do thời gian thực tập chưa nhiều;trình độ còn hạn chế vì vậy trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài này em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô trong khoa Kinh Tế và đặc biệt là Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Lilama 10.
1.1. Khái quát nội dung và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần LILAMA 10, tiền thân là xí nghiệp liên hiệp Lắp máy số 10 thuộc liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy được thành lập năm 1983. Công ty đã thành lập theo quyết định số 004/BXD_TCLD ngày 12/2/1996, tên giao dịch quốc tế là: “MACHINERY ELECTION AND CONTRUCTION COMPANY – N.0” viết tắt là ECC. Đây là công ty cổ phần trực thuộc công ty cổ phần Lắp máy Việt Nam (LILAMA) hoặch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân.
Trụ sở chính: Số 989 đường Giải Phóng_Hai Bà Trưng_Hà Nội
Điện thoại: 04.8649584
Fax: 04.8649681
Email: LILAMA.ECC.10@NETNAM.VN
Với quá trình hoạt động và trưởng thành, LILAMA 10 đã đạt được những bước đáng kể. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ công nhân, phương tiện, trang bị kỹ thuật phục vụ thi công. Hiện nay Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân đa nghành nghề với trình độ khoa học tiên tiến, tay nghề giỏi, đã từng trực tiếp làm việc với các chuyên gia của các nước tiến trên thế giới, hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép, lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng trên mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng cải tiến nâng cấp, trang bị thêm nhiều phương tiện máy móc, thiết bị thi công hiện đại đủ sức phục vụ các công trình có yêu cầu thi công kỹ thuật cao. Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động.
+ Tháng 4/1990 Thành lập xí nghiệp Lắp máy & Xây xựng 10.1 tại Thanh Xuân Bắc – Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Tháng 1/1991 Thành lập xí nghiệp Lắp máy & Xây dung số 10.2 tại công trình thủy điên YALY – Gia Lai.
+ Tháng 5/1997 Thành lập xí nghiệp Lắp máy & Xây dung số 10.3 tại thị xã Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam.
+ Tháng 10/1997, Công ty đã tiếp nhận nhà máy cơ khí nông nghiệp và thủy bộ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đổi tên thành: “ Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép” tại Tỉnh Hà Nam.
(Hiện nay xí nghiệp Lắp máy & Xây dung số 10.3 đã sáp nhập với nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép )
Có thể nhận thấy đây là một công ty lớn về quy mô, mạnh về khả năng, là một công ty chủ đạo của Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Các công trình của công ty đã và đang thi công xây dựng rất đa dạng từ công trình công nghiệp thỷ điện, thủy lợi, chế tạo, gia công Lắp máy và Xây dựng số lắp đặt thiết bị, đến các công trình dân dụng khác. Giá trị xây dựng chế tạo, gia công lắp máy và xây dựng số lắp đặt lên đến hàng choc tỷ đồng như: trạm phân phối điện 220kv của nhà máy thủy điện Hòa Bình, công trình thủy điện Yaly, nhà máy lọc dầu Dung Quất, công trình thủy điện Na Dương, dự án cải tạo điện hóa nhà máy xi măng Bỉm Sơn…
Trong những năm qua với những thành tích mà cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được có tính chất quan trọng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước. Công ty liên tục nhận được 19 huy chương của Bộ xây dung về “ Công trình sản phẩm chất lượng cao” và nhiều huy chương, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ xây dung, UBND các tỉnh cũng như các cấp trên địa bàn Công ty đang thi công.
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty.
- Căn cứ vào quy chế và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 500 BXD_CSXD ngày19/9/1996 của Bộ trưởng bộ Xây Dựng.
- Căn cứ vào giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh số 104346 ngày 28/02/1996.
Quy định công ty cổ phần LILAMA 10 được phép kinh doanh rong lĩnh vực sau:
+ Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp, lắp ráp máy móc cho các công trình.
+ Săn xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, oxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Gia công chế tạo lắp đặt, sữa chữa thiết bị nâng, thiết bị áp lực (bình, bể, đường ống chịu lực), thiết bị cơ, thiế bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiế bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng.
+ Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện, nhiệt, điều khiển tự động, kiểm tra chất lượng mối hàn kim loại.
+ Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, nhà ở, ttrang trí nội thất.
+ Nghành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Đặc điểm quy trình SXKD và sản phẩm của doanh nghiệp:
Tổng công ty lắp máy và xây dựng Việt Nam với vị thế là một trong những đơn vị mạnh về lĩnh vực xây dựng và lắp máy tiếp tục được nhận thầu, tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án xây dựng lớn trên phạm vi cả nước cũng như quốc tế. Là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Công ty CP LILAMA 10 có nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, chế tạo, gia công lắp máy và xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng khác…
Đặc điẻm của hoạt động xây lắp có ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng, đó là đặc điểm về sản phẩm trong xây dựng quy định. Sản phẩm xây dựng là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sử dụng lâu dài, với quy mô lớn đòi hỏi một khối lương có quy mô và chủng loại các yếu tố và nhân tố đầu vào. Với thời gian sản xuất lâu dài, sản phẩm xây lắp đòi hỏi phải có hệ thống các kế hoặch năm ( như kế hoặch kỹ thuật, kế hoặch sản xuất, kế hoặch về tài chính…), đồng thời phải có kế hoặch chi iết tùy theo yêu cầu của sản phẩm, đơn đặt hàng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức và quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty LILAMA 10 nói riêng khác với doanh nghiệp khác. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp cần phải lập dự toán ( dự toán thiết kế, dự toán thi công), quá trình xây lắp phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo. Sản phẩm xây lắp được tiêu thj giá dự toán ( giá thanh toán với chủ bên đầu tư ) hoặc giá thỏa thuận với bên chủ đầu tư ( giá thỏa thuận này phải được xác định trên dự toán công trình…)
Thứ đến, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất nên chịu nhiều ảnh hưởng của địa phương nơi đặt sản phẩm ( địa hình, địa chất thủy văn, thời tiết, khí hậu, đường và các yếu tố đàu vào…)
Mặt khác, các điều kiện sản xuất ( như xe máy, thiết bị, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác tổ chức và quản lý và sử dụng thiết bị gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, Đây là những công trình lớn đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rât cao, vì vậy các công trình này muốn xây dựng cần phải luôn đầu tư đổi mới TSCĐ một cách hợp lý và đội ngũ công nhân viên có tay nghề kỹ thuật vững vàng, nhằm đảm bảo cho tiến độ thi công và chất lượng công trình đúng theo hợp đồng.
Cuối cùng, với điều kiện Công ty CP LILAMA 10 khi thi công nhiều công trình ở xa trụ sở công ty, một số nằm trên địa bàn các tỉnh miền núi. Vì thí việc quản lý gặp nhiều khó khăn hơn các đơn vị khác.
Ngoài những đặc điểm trên, việc tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty còn chịu nhiều ảnh hương của quy trình xây lắp. Có thể khái quát quy trình đó theo bản đồ sau:
Khảo
Sát
Hoàn
Thiện
Bàn giao thanh toán quyêt toán
Thiết kế
Lập dự án
Lập dự toán
Thi công
Sơ đồ 1.1: khái quát quy trình xây lắp ở Công ty LILAMA 10
1.2. Đặc điểm tổ chức và bộ máy kế toán của công ty.
1.2.2. Đặc điểm của bộ máy tổ chức.
Do mới cổ phần hóa năm 2007 và chuẩn bị lên sàn giao dịch trong thời gian tới nên Công ty có những thay đổi trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cụ thể như sau:
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất Công ty.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các qyền và nghĩa vụ Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông và toàn Công ty.
- Tổng giám đốc Công ty: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông cũng như trước pháp luật.
- Các phó tổng giám đốc: Là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công và thực hiện. Có 3 phó tổng giám đốc là: phá tổng giám đốc phụ trách kỷ thuật, phó tổng giám đốc phụ trách nhiệt điện, phó tổng giám đốc phụ trách thủy điện.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lanh đạo của công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh tế kỹ thuật:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao ở từng công trình, phòng kỹ thuật lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi công cho các hạng mục công trình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và thi công của công ty kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nhiệm vụ bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn. Tổng hợp báo cao khối lượng công việc của tưng hạng mục theo từng tháng quý năm.
- Phòng Đầu tư dự án:
Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình các luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoặch đầu tư và hiệ quả đầu tư các dự án của công ty trong năm kế hoặch. Thu thập, phân tích và xử lý phân tiến các thông tin nhận được các dự án, thiết kế các khu lám trị tạm phân trợ. Trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc. Cùng với các bên có liên quan đến công trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình thủy điện. Tham mưu với ban giám đốc quan hệ với đơn vị bạn hình thành các hợp đồng liên doanh, nắm bắt được các thông tin về các dự án đầu tư, báo cáo với ban giám đốc để có kế hoặch dự thầu. Nắm bắt tình hình biến động của thị trường xây dựng trong từng thời kỳ, đồng thời đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn.
- Phòng tài chính kế toán:
Là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác Tài chính_Kế toán, thống kê theo chế độ hiện hành của nhà nước và của tông Công ty.
Về lĩnh vực tài chính phòng Tài chính_Kế toán có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn đất đai, các tài nguyên khác do nhà nước giao, giúp ban giám đốc bảo quản điều tiiét vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tìm kiếm vận dụng và phát huy mọi nguồn vốn, kểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm hoặch định chiến lược tài chinh của công ty và lựa chọn phương án tối ưu về mặt tài chính.
Về lĩnh vực kế toán Tài chính_Kế toán có nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng quy định của nhà nước, ghi chép chứng từ đầy đủ, cấp nhật sổ sách kế toán, phản ánh các hoạt động của công ty một cách trung thực, chính xác khách quan.
+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo công khai tài chính theo chế độ hiện hành, thường xuyên báo cáo với Ban giám đốc tình hình tài chính của công ty.
+ Kết hợp với các phòng ban trong công ty nhằm nắm vững tiến độ, khối lượng thi công các công trình, theo dõi khấu hao máy móc trang thiết bị thi công, thanh quyết toán với chủ đàu tư, lập kế hoặch thức hiện nhĩa vuh với ngân sách nhà nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của nhà nước.
- Phòng tổ chức lao động:
Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy, tham gia viết và thông qua phân cấp quản lý, quy mô của các tổ chức trong công ty dể trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua, làm thủ tục về phân hạng công ty, xí nghiệp nhà máy, quy hoặch và đào tạo người cán bộ, kiểm tra việc thực hiện biên chế chế bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc, quản lý hồ sơ của các cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng Hành chính_Y tế:
Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện đúng chức năng và quyền hạn của mỗi người trong một lĩnh vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sốn nơi ăn chốn ở, nhà cửa đất đai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khỏe, mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng.
- Phòng vật tư thiết bị:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu, phương tiện và dụng cụ công cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình.
Nhà máy chể tạo thiết bị và kết cấu thép, Xí nghiệp 10-1, 10-2, 10-3:
Có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hánh sản xuất kinh doanh tương tự các phòng ban của công ty nhưng số lượng cán bộ công nhan viên ít hơn, riêng đối với các công trình được tổ chức thành các tiểu ban nhỏ có chức năng nhiệm vụ giống như các phòng ban thu nhỏ của Công ty.
Sơ đồ 1.2 : bộ máy tổ chức quản lý Công ty cổ phần LILAMA 10
1.2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty.
Công ty CP LILAMA 10 thực hiện việc tập trung quản lý vốn, tài sản của Công ty và giao tr ách nhiệm quản lý cho từng đơn vị sử dụng. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng là sổ nhật ký chung, xác định giá trị hàng tồn kho theo giá trị tực tế, hoặch toán hàng tôn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tinh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và mô hình sản xuất kinh doanh của công ty gồm nhiều đơn vị xí nghiệp thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên cả nước, cho đến bộ máy kế toán của công ty được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán nhờ đó mà công ty phát huy đầy đủ khả năng trình độ của các cán bộ tài chính kế toán, sử dụng hợp lý đảm bảo hiệu quả và chất lượng công tác tài chính công ty.
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương BHXH, BHYT
Kế toán vật tư hàng hóa
Kế toán tiền gửi, tiền vay, tiền theo dõi công trình
Kế toán tiền mặt, tiền tạm ứng thanh toán
Kế toán doanh thu, thuế GTGT
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ, nguồn vốn
Các tổ, bộ phận ở đơn vị, xí nghiệp
Kế toán các phần hành khác
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Kế toán TSCĐ
Kế toán vật tư
* Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho giám đốc công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty, về chính sách huy động vốn,… chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng tài chính kế toán cung cấp, thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẫn nhân viên cảu mình thực hiện ghi sổ sách, thực hiện công việc kế toán.
- Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hang hóa như:
+ Phản ánh tình hình Nhập-Xuất-tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do công ty quản lý.
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiên đúng quy định của nhà nước.
+ Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
+ Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp.
+ Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết đinh kiểm kê.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương gồm:
+ Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chem. Công và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Tính số tiền lương, số tiền BHXH, HBYT, KPCĐ theo đúng quy định của nhà nước.
+ Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối lượng gián tiếp của công ty kế toán tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Kế toán tiền mặt, tạm ứng:
+ Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với quỹ của từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng.
+ Theo dõi chi tiết số tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh.
+ Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của đơn vị trực thuộc.
+ Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng.
- Kế toán gửi ngân hàng, tiền vay:
+ Có kế hoặch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu.
+ Theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty.
+ Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty cới trưởng phòng và giám đốc.
+ Báo cáo với trưởng phòng kế hoặch trả nợ vay đối với từng ngân hàng.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót.
- Kế toán TSCĐ:
+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoặch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty.
+ Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn TSCĐ.
+ Mở thẻ theo dõi đối với từng TSCĐ.
+ Kiểm kê TSCĐ khi có quyết định.
- Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí…
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do phần hành kế toán khác cung cấp.
- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
- Tại các xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Tài chính kê toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ.
CHương 2 : Thực trạng quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty Cổ Phần LILAMA 10.
2.1 Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần lilama 10.
Bảng 2.1: cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 10
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
So sánh năm 2008 với 2007
Số tiền
Tỷ Trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền ( ± )
Tỷ lệ
%
%
( ± %)
A. Tổng Tài sản
146,237,724,054
100
204,179,543,452
100
57,941,819,389
39.62
I. Tài sản cố định và đầu t dài hạn
27,407,966,085
18,74
26,349,843,159
12,91
-1,058,122,926
3.86
II.Tài sản ngắn hạn và đầu t dài hạn
118,829,757,969
81,26
177,829,700,293
87,09
58,999,942,324
49.65
B.Tổng nguồn vốn kinh doanh
146,237,724,054
100
204,179,543,452
100
57,941,819,398
39.62
I. Chia theo nguồn hình thành
1. Nguồn vốn chủ sở hữu
29,937,724,354
20,47
31,461,111,292
15,41
1,523,386,938
5.09
- Vốn góp của chủ sở hữu
24,892,763,155
83,15
21,477,659,722
68,27
-3,415,103,433
-13.72
- Tự bổ sung
5,044,961,200
16,85
9,983,451,570
31,73
4,938,490,370
97.89
2. Nợ phải trả
116,299,999,700
79,53
172,718,432,160
84,59
56,418,432,460
48.51
- Nợ ngắn hạn
110,413,212,719
94,94
168,478,629,341
97,55
58,065,416,622
52.59
- Nợi dài hạn
5,886,786,981
5,06
4,239,802,819
2,25
-1,646,984,162
-27.98
- Nợ khác
II. Chia theo thợi gian huy động
và sử dụng vốn
1. Nguồn vốn tạm thời
110,413,212,719
75,5
168,478,629,341
82,5
5,806,516,622
52.6
2. Nguồn vốn thờng xuyên
35,824,511,335
24,5
35,700,914,111
17,5
-123,597,224
-0.35
2.1.1. Tình hình vốn kinh doanh.
Qua số liệu ở bảng 01 cho thấy tình hình vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007-2008:
Như vậy, tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2008 tăng 39.62% với năm 2007 về số tuyệt đối là 57,941,819 ngàn đồng. Nhìn chung, tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn. Điều này tạo thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty
Xét về cơ cấu thì vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh. Vốn cố đinh năm 2008 là 26,349,843,159 đồng, giảm 3,86 so với năm 2007 về số tuyệt đối là 1,058,122,926 đồng. Tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn của công ty ngày càng lớn, với nghành xây dựng các công trình xây dựng và lắp máy thì thường vốn cố định phải chiếm một tỷ trong tương đội lớn so với tổng vốn kinh doanh. Tuy đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi một lượng vốn lưu động khá lớn, nhưng tỷ trọng VCĐ của công ry rất thấp, điều này buộc công ty còn phải đầu tư nhiều hơn nữa cho TSCĐ, nâng cao tỷ trọng vốn cố định nhằm phát huy nội lực vốn có của công ty.
2.1.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Với vị thế là một công ty cổ phần chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà song ngay cả khi chưa chuyển đổi thì trong nền kinh tế thị trường ngày nay, yêu cầu doanh nghiệp phải tự chủ trong mọi vấn đề vốn sản xuất kinh doanh, do đó việc thực hiện tốt công tác huy động và tổ chức vốn sản xuất kinh mdoanh sẽ là một trong những điều kiện để công ty có thể tồn tại, đứng vững và phát triển.
Dựa vào bảng ta thấy, vốn kinh doanh của công ty đa số là vốn vay ( 79.53% năm 2007 và 84,59% năm 2008 ). Vốn chủ sở hưu chiếm tỷ trọng thấp ( 20,47% năm 2007 và 15,41% năm 2008 ). Trong khi vốn vay năm 2008 tăng 48,51% so với năm 2007 thì vốn chủ sở hữu giảm chỉ tăng 5,09%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng cường đi chiếm dụng vốn, dẫn đến tính tự chủ trong kinh doanh ít nhiều bị hạn chế. Đó là do vốn cả công ty bị khách hàng chiếm dụng, để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty buộc phải vay vốn ngân hàng và huy động thêm từ nguồn khác.
Bảng 2.2: Kết cấu tài sản cố định
chỉ tiêu
31/13/2007
31/12/2008
so sánh năm 2008với 2007
Nguyên giá
Tỷ trọng (%)
Nguyên giá
Tỷ trọng (%)
Nguyên giá tăng, giảm (± )
Tỷ lệ tăng, giảm (± %)
A. TSCĐ đang dùng
77,733,240
100
71,086,973
100
-6,646,267
-8.55
I. TSCĐ đang dùng trong sản xuất
77,579,078
99.8
70,932,811.00
99.78
-6,646,267
-5.57
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
17,891,318
23.06
8,295,642
11.7
-9,595,676
-53.63
2. Máy móc thiết bị
22,295,918
28.74
23,459,563
33.07
1,163,645
5.22
3. Phơng tiện vận tải
32,058,544
41.32
33,844,308
47.71
1,785,764
5.57
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý
1,285,988
1.66
1,285,988
1.81
0
0
5. Quyền sử dụng đất
4,047,300
5.22
4,047,300
5.71
0
0
II. Tài sản cố định khác
154,162
0.2
154,162
0.22
0
0
B. TSCĐ cha cần dùng
0
0
0
0
C. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý
0
0
0
0
Tổng cộng
77,733,240
100
71,086,973
100
-6,646,267
-8.55
2.1.3. Cơ cấu tài sản cố định.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy xây dựng, lại tổ chức theo các đơn vị thi công TSCĐ tại công ty CP LILAMA 10 được phân loại theo nguồn hình thành kết hợp với đăc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này khá phù hợp với đặc điểm vận động, tính chất và yêu cầu quản lý TSCĐ, giúp cho việc hoặch toán chi tiết, cụ thể từng loại, nhóm TSCĐ và có kế hoặch sử dụng quỹ khấu hao theo nguồn vốn đã hình thành nên TSCĐ theo chế độ quy định.
Qua bảng số liệu ta thấy, công ty đã sử dụng một lượng vốn cố định tương đối lớn. Năm 2007 lượng vốn sử dụng của công ty là 77,733,240 ngàn đồng và năm 2008 là 71,086,973 ngàn đồng. Như vậy, so sánh giữa năm 2007 và 2008 ta thấy lượng vốn giảm là 6,646,267 đồng, tương ứng là 8,55%.
Phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng nguyên giá năm 2008 là 33,844.308 ngàn đồng, tăng 5,57% so với năm 2007. Như ta đã biết phương tiện vận tải chiếm một vị trí quan trọng trong công ty, địa bàn hoạt đọng rộng, công trình thi công phân tán ở khắp mọi miền đát nước, cùng lúc ấy công ty không thể thi công nhiều công trình khác nhau nên phương tiện vận tải rất cần cho việc di chuyển các máy móc thiết bị, nếu thiếu sẽ gây ra nhiều khó khăn như việc di chuyển máy móc không kịp thời làm gián đoạn thi công, làm chậm tiến độ hoàn thành công trình.
Máy móc thiết bị thi công chiếm 28,74% năm 2007 và năm 2008 chiếm 33,07% tăng thêm 5,22%, do đặc thù của nghành nên máy móc thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó TSCĐ như nhà cửa, TSCĐ khác chỉ cần chiếm một tỷ trọng hợp lý với sự phát triển của doanh nghiệp, có tác dụng bổ trợ cho sản xuất kinh doanh.
2.1.4. Tình hình huy động năng lực sản xuất của TSCĐ.
Trong quá trình hoạt động, toàn bộ TSCĐ của công ty đã được huy động hết phục vụ sản xuất kinh doanh, số TSCĐ chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý là hoàn toàn không có. Điều này có ý nghĩa to lớn, khi tất cả các TSCĐ được trang bị hay mua sắm mới đều tham gia vào sản xuất, giúp công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản bảo dưỡng. Bởi vì, việc bảo quản máy móc thiết bị do bản thân quá trình lao động thực hiện là một cống hiến tự nhiên, không mất tiền của. Ngoài ra, những TSCĐ không cần dùng được công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn và tái đầu tư TSCĐ.
Mặt khác, việc huy động toàn bộ TSCĐ vào sản xuất, điều này chứng tỏ định hướng đúng đắn của công ty ngay từ khi lập kế hoặch mua sắm TSCĐ, nhằm tránh trình trạng TSCĐ mua về mà chưa có nhu cầu sử dụng, gây ứ đọng, lãng phí vốn. Để có thể huy dộng tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ, nhất là máy móc thiết bị, kế hoặch thi công của từng công trình phải được lập và theo dõi chặt chẽ, đảm bảo điều động kị thời máy móc thiết bị phục vụ thi công trên các công trình, không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công, và han chế thời gian chết của máy.
Hiện nay, có một số máy móc thiết bị có giá trị đầu tư lớn, công ty dùng nguồn vốn huy động khác để đầu tư, nhưng số lần sử dụng trong năm không nhiều, số giờ chết của máy cao, gây nên tình trạng lãng phí. Do vậy, công ty nên tính toán xem nên đầu tư mua sắm mới hay sử dụng hình thức đi thuê TSCĐ.
Ngoài ra, công ty có những máy cẩu chuyên dụng với công suất cao, ngoài thời gian phục vụ thi công, công ty có thể cho thuê để tận dụng hết công suất của máy, góp phần nâng cao hiệu quả san xuất kinh doanh.
2.2. Phân tích tình quản lý và sử dụng VCĐ của LILAMA 10
2.2.1. Tình hình đầu tư TSCĐ năm 2008
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tăng cường đổi mới trang thiết bị được coi là một lợi thế để chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp trong nghành xây lắp cũng nằm trong số đó. Một hệ thống trang bị máy móc hiện đại đồng bộ và lợi thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đê tồn tại và phát triển. Nắm bắt được tình hình này LILAMA 10 đã nỗ lực cố gắn không ngừng để đổi mới trang thiết bị.
Qua biểu trên ta thấy giá trị TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của LILAMA 10 năm 2007 la 77,733,240 ngàn đồng, năm 2008 giảm xuống 71,086,973 ngàn đồng. Toàn bộ nguyên giá TSCĐ năm 2008 giảm 6,646,267 ngàn đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm là 8,55%.
- Nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc năm 2008 giảm 9,595,676 ngàn đồng, giảm -53,63% so với năm 2007.
- Nguyên giá máy móc thiết bị của công ty năm 2008 tăng 1,163,645 ngàn đồng tăng 5,22%._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31646.doc