LờI Mở ĐầU
Sự nghiệp đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã đưa nước ta từ nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp với cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đang đặt ra cho các Công Ty nhiều thách thức bởi lĩnh vực kinh doanh đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế. Sự cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đó trở thành động lực thôi thúc các Công Ty tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư v
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43 (nhật ký chứng từ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào những ngành, nghề mới và chiếm lĩnh thị trường. Để quản lý tốt, có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một Công Ty nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần sử dụng các công cụ quản lý khác nhau, và một trong những công cụ quản lý đó không thể thiếu kế toán.
Từ những yêu cầu cơ bản đó, sau khi học xong phần lý thuyết về chuyên đề kế toán, lãnh đạo nhà trường đã cho sinh viên thâm nhập vào thực tế nhằm củng cố, vận dụng những lý thuyết chuyên ngành kế toán vào sản xuất, vừa nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn, vừa làm chủ được công việc sau khi tốt nghiệp.
Công tác kế toán trong Công Ty chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao. Thông tin kinh tế có tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình, và kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán cũng vậy. Do đó, việc hạch toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán là đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng nguồn vốn, các khoản thu – chi, công nợ của Công Ty trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời những thông tin kinh tế cần thiết để đưa ra quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai.
Qua thời gian thực tập tại Công Ty Vật Liệu Và Thiết Bị Viễn Thông 43, sau khi tìm hiểu và nhận thấy tầm quan trọng của Vốn bằng tiền trong Công Ty, trên cơ sở những kiến thức có được từ học tập, từ nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài “Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán” tại Công Ty làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm tình hình chung của Công Ty
Chương II: Nghiệp vụ chuyên môn
Chương III: Chuyên đề tốt nghiệp
Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị ở phòng kế toán trong Công Ty và sự hướng dẫn của cô giáo NGUYễN THị HUYềN TRANG – giảng viên khoa kinh tế trường CĐCN Việt – Hung, nhưng thời gian thực tập và lượng kiến thức tích lũy có hạn, quá trình tiếp cận những vấn đề mới mặc dù rất cố gắng. Song, báo cáo của em khó tránh khỏi những sai xót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị ở phòng kế toán trong Công Ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức để bài báo cáo được hoàn thiện tốt nhất và phục vụ cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên:
Đoàn ánh Hồng Giang
Chương 1.
ĐặC ĐIểM TìNH CHUNG CủA CÔNG TY VậT LIệU Và THIếT Bị VIễN THÔNG 43.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43.
Sự ra đời và phát triển của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 là một doanh nghiệp quân đội thuộc bộ Quốc phòng nên Công Ty có tên gọi ban đầu là V143, được tách ra từ một phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử của nhà máy Z119 Tổng Cục Hậu Cần. Quyết định 1987/QĐ ngày 23/9/1972 của chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần. Năm 1993 Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên nhà máy V143 thành Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43. Tên quân sự là nhà máy Z143 ngày 16/05/2007 theo quyết định số 83 của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đổi tên giao dịch dân sự của nhà máy thành Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43. Do vậy mà Công Ty có hai tên
Tên quân sự: Nhà máy Z143
Tên giao dịch: Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Địa chỉ giao dịch: Xã Thụy An – Ba Vì - Hà Nội.
Số ĐT: 0433965390
Fax: 0433965840
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 được thành lập ngày 23/09/1972 theo quyết định 1987 của Tổng Cục Hậu Cần cơ quan trực thuộc của Công Ty là tổng công nghiệp quốc phòng. Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 có tổng diện tích 12,5 ha hiện có 390 người năm 2010. Là doanh nghiệp nhà nước độc lập, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ trong phạm vị số vốn, tài sản nhà nước giao, chủ động sản xuất kinh doanh, tự khai thác đầu vào, đầu ra trong hoạt động đầu tư. Công Ty có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Sơn Tây và ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Tây. Định hướng sản xuất kinh doanh được thể hiện thông qua các chương trình kế hoạch dài hạn, ngắn hạn. Điều này có nghĩa là Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 có tổ chức công tác kế toán độc lập không phụ thuộc vào công tác kế toán Tổng Công Nghiệp Quốc Phòng.
* Sự Phát triển qua các thời kỳ của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Sau khi được thành lập công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, để đạt được kết quả như ngày hôm nay Công Ty đã trải qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ 1972 – 1976.
Do điều kiện nước ta lúc này còn nhiều khó khăn, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu. Song, thời kỳ này Công Ty ổn định công tác tổ chức bộ máy quản lý để khẩn trương bắt tay vào sản xuất mở rộng và xây dựng thêm nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Nhiệm vụ sản xuất chính của Công Ty trong thời gian này là sản xuất các linh kiện điện tử như: Chiết áp, các tụ điện và điện tử các loại phục vụ cho quân đội, sửa chữa trang thiết bị khí tài quân sự..…
Trong thời gian này Công Ty đặc biệt quan tâm đến việc đưa các công nhân, cán bộ đi đào tạo trong nước và nước ngoài đạt trình độ năng lực nghiệp vụ phục vụ cho Công Ty đạt hiệu quả tốt.
+ Giai đoạn 2: 1976 – 1986.
Năm 1976, Công Ty đã đẩy mạnh sản xuất, khôi phục, chuyển hướng và mở rộng chiến lược kinh tế. Công Ty bắt tay vào chế tạo thử nhiều mặt hàng mới như: cầu giao, bánh răng, trục cán cho các loại xe bước đầu đã thành công.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 1986 đến nay.
Do các mặt hàng quân sự – Quốc phòng chỉ sản xuất theo quân lệnh nên những năm 1986 trở đi Công Ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng kinh tế như: cầu dao, công tắc, ổ cắm, cầu chì, dụng cụ điện gia đình (chiếm 60%) của Công Ty.
Năm 1990, Công Ty đã đi vào sản xuất day thông tin theo đơn đặt hàng của bộ tư lệnh thông tin.
Năm 1991, Công Ty bắt đầu xây dựng các dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại đưa vào sản xuất các loại mặt hàng như: Dây điện dân dụng, nhựa PVC, bọc dây, cáp điện động lực.
Năm 1992, Công Ty đã bắt đầu sản xuất dây thông tin dã chiến phục vụ quốc phòng. Đồng thời nghiên cứu sản xuất dây cáp thông tin từ 1 đôi cho đến 10 đôi phục vụ quân đội.
Năm 1994 – 2005, Công Ty đã được đầu tư chiều sâu nghị quyết 05 của bộ chính trị đầu tư hệ thống dây truyền thiết bị điện tiên tiến hiện đại để sản xuất các loại dây điện thoại một và dây cáp thông tin 1 đôi cho đến 100 đôi có dây treo. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng tăng thêm nhà xưởng để phát triển sản xuất cơ cấu tại Công Ty, sắp xếp lại nhân lực lao động, nghiên cứu mở rộng thị trường đưa ra những sản phẩm mới với mẫu mã hình thức phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
Trong năm 2006, Công Ty đã đầu tư xây dựng mở rộng phân xưởng sản xuất, với dây truyền máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến để nâng cao về số lượng, chất lượng sản phẩm.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ và tác dụng của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 đối với nền kinh tế địa phương và đất nước:
Công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43 có các nhiệm vụ và chức năng sau:
- Sản xuất cáp đồng trục các loại.
- Sản xuất dây và cáp thông tin kinh tế các loại.
- Sản xuất dây và cáp dẫn các loại.
- Sản xuất sản phẩm khí cụ điện, các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm bằng nhựa và gỗ.
- Dây và cáp dẫn điện các loại
- Kinh doanh vật tư thiết bị chậm luân chuyển và hàng thanh lý.
1.1.3. Một số kết quả đạt được của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Trong năm 2008 – 2009 là hai năm đất nước có nhiều thay đổi về thị trường hàng hoá, có nhiều Công Ty gặp khó khăn về nguồn vốn sản xuât và nơi tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, nhiều Công Ty có xu hướng cổ phần hóa. Mặc dù vậy, Công Ty vẫn đứng vững và vượt qua đạt kết quả tốt.
Tình hình tài chính chung của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu dưới đây:
Bảng 1: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43 năm 2008 – 2009
chỉ tiêu
Đvt
2008
2009
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1. Vốn
Trđ
31.542
33.084
1.542
105
- cố định
Trđ
26.849
28.082
1.233
104,6
- lưu động
Trđ
4.693
5.002
309
106,6
2.Số lao động
Người
350
380
30
108,6
3.Doanh thu
Trđ
51.000
59.532
8532
116,7
4.Lợi nhuận
Trđ
1.500
1.580
80
105,3
5.Lợi nhuận BQ
Trđ
0,0475
0,0478
0,0003
100,6
( Phòng kế toán cung cấp số liệu)
Như vậy, nhìn vào bảng chỉ tiêu trên ta thấy được trong năm 2009 Công Ty đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước. Do nhu cầu của thị trường cùng với sự sáng tạo của ban lãnh đạo, hoạt động không ngừng đổi mới và phát triển quy mô sản xuất được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:
* Vốn: Do nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Công Ty đã đầu tư thêm vốn vào sản xuất, vốn trong năm 2009 đó tăng 105% tương ứng với 1,542 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó vốn cố định tăng 104,6% tương ứng với 1,233 triệu đồng, vốn lưu động tăng 106,6% tương ứng với 309 triệu đồng.
* Doanh thu: Doanh thu Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 116,78% tương ứng với chênh lệch 8.532 triệu đồng. Công Ty có được kết quả như vậy là nhờ vào kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc, sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công Ty đã làm việc hết mình. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa cao.
* Lợi nhuận:
Trong kinh doanh, bất cứ Công Ty nào cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu, đó cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà các nhà đầu tư quan tâm. Năm 2009, lợi nhuận của Công Ty Vât Liệu và Thiết Bị Viễn Thông tăng 105,3% tương ứng với chênh lệch là 80 triệu đồng so với năm 20008. Như vậy, mức tăng chỉ tiêu lợi nhuận là bình thường không có nhiều biến đổi so với năm trước.
* Lợi nhuận bình quân:
Nhìn chung lợi nhuận bình quân của Công Ty là tăng đều đều không có gì nổi bật, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 100,6%.
* Số lượng lao động:
Công Ty mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu về nhân lực trong Công Ty cũng tăng lên. Tỷ lệ lao động năm 2009 tăng 108,6% tương ứng với 30 lao động so với năm 2008. Trên đà phát triển của Công Ty thì số lao động của Công Ty trong các năm tới sẽ cũng tăng thêm nữa.
1.2. Tổ chức quản lý và sản xuất của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
1.2.1. Tổ chức quản lý tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công Ty tương đối gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, được bố trí theo hình thức trực tuyến.
SƠ Đồ 1: SƠ Đồ Bộ MáY QUảN Lý CủA CÔNG TY VậT LIệU Và THIếT Bị VIễN THÔNG 43.
Chính ủy kiêm PGĐ hành chính
Giám Đốc
Công Ty
PGĐ Kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
Phòng kiểm nghiệm
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính
Phòng chính trị
Phòng hành chính
PX sản xuất hàng quốc phòng
PX sản xuất hàng kinh tế
PX cơ khí
PX khí cụ điện
Phòng kế hoạch vật tư kinh doanh
Ghi chú:
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 là một doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn. Do vậy, cơ cấu tổ chức của Công Ty được thiết kế trên cơ sở các quy định của luật doanh nghiệp nhà nước và thực tế hoạt động kinh doanh của Công Ty cụ thể cơ cấu hoạt động bao gồm:
Ban Giám Đốc, các phòng chức năng, các phân xưởng sản xuất.
Ban Giám Đốc có chức năng nhiệm vụ:
* Giám Đốc Công Ty:
Là người đại diện pháp nhân của Công Ty có quyền hành cao nhất trong Công Ty. Tổ chức điều hành hoạt động của Công Ty theo đúng đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công Ty, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định đã ban hành.
* Chính ủy kiêm phó Giám Đốc hành chính:
Là người chịu trách nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn Công Ty. Là người trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực hành chính, hậu cần, nhà trẻ, quân y.
* Phó Giám đốc kỹ thuật:
Là người giúp việc cho Giám đốc có nhiệm vụ quyết định xây dựng báo cáo, điều hành sản xuất, Chủ tịch hội đồng nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên. Công Ty gồm 7 phòng với chức năng nhiệm vụ tổ chức khác nhau:
- Phòng hành chính hậu cần: Là bộ máy giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác hành chính. Có chức năng nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng, nhà ở, đất đai. Lập kế hoạch chăm lo đời sống cho toàn đơn vị, tổ chức tuần tra, canh gác đảm bảo an toàn trong đơn vị……
- phòng kế hoạch vật tư kinh doanh : Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, cung ứng vật tư cho các tổ đội sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng số lượng để sản xuất đúng tiến độ, đúng kỹ thuật. Quan hệ với các đối tác để tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho Ban Giám Đốc về việc đề ra quy chế, đảm bảo vật tư từ khi mua về đến khi đưa vào sản xuất, chống thất thoát hao hụt.
- Phòng tổ chức lao động : Có chức năng nhiêm vụ : xác định nhu cầu nhân lực cơ cấu biên chế, các bộ phận quản lý sản xuất để trả lương thưởng phạt kỷ luật. Giải quyết các chế độ chính sách, các nguyên tắc thủ tục việc tăng , giảm nhân sự, các chế độ chính sách mà nhà nước quy định như : Lao động, bảo hiểm, phúc lợi. Quản lý lực lượng lao động cũng có hồ sơ lý lịch, sổ BHXH điều phối lao động kịp thời theo yêu cầu sản xuất.
- Phòng tài chính: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công Ty . Tổng hợp tính toán từng mục cho phí theo cấu tạo giá thành. Tiết kiệm chi phí đúng quy định phân bổ vốn, đúng đối tưởng. Nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cung cấp số liệu kịp thời giúp Ban Giám Đốc đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch, sử dụng kỹ thuật máy móc trong sản xuất, thiết kế chế thử sản phẩm. Nghiên cứu phát minh những sản phẩm mới của Công Ty , đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn lao động.
- Phòng kiểm nghiệm: Có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượng những sản phẩm đã hoàn thành để đưa vào đóng gói, phát hiện ra các lỗi của sản phẩm chưa đạt yêu cầu, phân loại sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm tham mưu cho Ban Giám Đốc về kế hoạch phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm tiết kiệm đạt hiệu quả cao.
- Phòng chính trị: Có chức năng nhiệm vụ cập nhật thông tin, các chế độ chính sách của Đảng, Nhà Nước, các bảo mật thông tin quốc phòng, tham mưu cho Ban Giám Đốc Công Ty thực hiện đượng lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ban hành.
Bộ phận sản xuất gồm 4 phân xưởng:
- Phân xưởng sản xuất khí cụ điện: Chủ yếu là sản xuất các sản phẩm đồ điện phục vụ nhu cầu thị trường, các đơn vị đặt hàng.
- Phân xưởng sản xuất hàng quốc phòng: Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cục công nghiệp quốc phòng.
- Phân xưởng sản cơ khí: Chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm cơ khí cho Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43, khách hàng đặt.
- Phân xưởng sản xuất hàng kinh tế: Chuyên sản xuất các hàng đồ điện dân dụng, các loại dây điện…
1.2.2: Tổ chức sản xuất tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 là một Công Ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, được nhà nước giao vốn, giao tài sản chủ động sản xuất phục vụ cho quốc phòng, cho sản xuất kinh doanh. Tất cả các mặt hàng sản xuất ra đều được tiêu thụ trên thị trường và các đơn vị đặt hàng theo kế hoạch.
Sơ đồ 2: QUY TRìNH CôNG NGHệ SảN XUấT CÁP THôNG TIN KIM LOạI
Vật tư
Kéo ủ dây đồng
Bọc nhựa dây ruột
Đánh chéo dây đôi
Thu dây sản phẩm
Bọc nhựa vỏ ngoài cáp, vuốt nhôm, bọc nhựa dây treo
Bó sợi, bôi dầu cuốn màng chịu nhiệt
KCS bao gói, nhập kho
11
12
13
15
16
17
14
Vật liệu chuẩn bị là đồng đỏ, thiết bị chuẩn bị là máy kéo đơn và một số vật liệu và thiết bị phụ khác.
Dùng máy vuốt dây đồng để luồn dây qua các khuôn và puli bộ phận ủ mềm thu vào lô dây thu.
Giá lắp lô dây vào đầu giá lắp ra dây, điều chỉnh ra dây cho máy hoạt động, kiểm tra độ căng của đôi dây để điều chỉnh đầu thu.
Bọc nhựa đổ từ từ vào phễu nạp liệu, khi thấy nhựa điện ra đầu vuốt thì kiểm tra bề mặt nhựa, khi thấy nhựa có độ bóng mịn kiểm tra độ đồng tâm của dây, nếu đạt yêu cầu thì đổ nhựa vào phễu tiến hành chạy liên tục.
Thao tác: Bó sợi PP có nhóm dây thứ nhất, thứ hai và bó cho 2 tổ dây cuốn lại và nhồi đầu bện màng cho 4 tổ dây.
Luồn dây thép qua hệ thống puli, nắm dây vào đầu bọc nhựa luồn lõi dây cho nilon qua puli màng vuốt nhôm. kéo luôn cả phần chân vào đầu bọc nhựa.
Thu dây sản phẩm hoàn thành vào ô dây
Đem nhập kho sản phẩm.
1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Tổ chức bộ máy kế toán trong Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Do đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công Ty, trình độ quản lý tổ chức bộ máy hạch toán kế toán theo mô hình tập trung, được tổ chức phân nhiệm vụ từng chức danh rõ ràng. Kế toán tập trung, tổng hợp các số liệu, thu thập chứng từ ghi chép vào sổ sách và lập báo cáo từng tháng, quý, năm. Công tác kế toán được lập và triền khai do trưởng phòng tài chính thực hiện dưới sự chỉ đạo của Công Ty. Phòng kế toán có 3 thành viên, mỗi thành viên có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng thống nhất về bộ máy kế toán.
Sơ đồ 3: SƠ Đồ Tổ CHứC Bộ MáY Kế TOáN
Trưởng phòng kế toán
Kế toán vốn bằng tiền,kế toán thanh toán, thuế, tổng hợp chi phí tính giá thành…
Kế toán vật liệu, TSCĐ, tiền lương, BHXH kiêm thủ quỹ…
Ghi chú:
Quan hệ trực tiếp chỉ đạo
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Trưởng phòng kế toán: Là người điều hành mọi công tác kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán, quản lý mọi chi phí được hàch toán lên báo cáo tài chính ban giám đốc kí duyệt
Kế toán viên:
- Kế toán vật liệu, TSCĐ, lương, BHXH kiêm thủ quỹ có nhiệm vụ ghi phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất. Tính toán lương, tính tổng hợp tính giá thành sản phẩm, quản lý tiền mặt.
- Kế toán viên vốn bằng tiền, kế toán thanh toán, thuế, quỹ doanh nghiệp tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả tiêu thụ, có nhiệm vụ ghi sổ số vốn Công Ty có, số vốn đi vay, số thành phẩm gửi bán, đã bán. Theo dõi nguồn vốn tăng giảm, doanh thu, giảm trừ để làm báo cáo.
Hình thức kế toán và các chế độ kế toán áp dụng tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43
* Hình thức ghi sổ kế toán tại Công Ty.
Để phản ánh đầy đủ kịp thời, Công Ty sử dụng sổ sách kế toán là nhật ký chứng từ. Hình thức này yêu cầu nhân viên có trình độ chuyên môn cao so với các hình thức khác. Hình thức này giúp cho công việc phát triển hệ thống kế toán quản trị của Công Ty được xác định chi tiết, chính xác nhất.
Sơ đồ 4: SƠ Đồ LUÂN CHUYểN CủA HìNH THứC Kế TOÁN NHậT Kí CHứNG Từ
Chứng từ gốc:
Phiếu thu - chi
Giấy báo Nợ - Có
Hoá đơn GTGT
………….
Bảng kê số 1,2,11
NKCT số 1,2,5,8
Sổ chi tiết các TK 111,112,131,331
Sổ cái TK 111,112,131,331
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các chứng từ, bảng kê, sổ (thẻ) kế toán chi tiết có liên quan.
+ Đối với các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết phải được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu, kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.
+ Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ (thẻ) kế toán chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ (thẻ) kế toán chi tiết cuối tháng chuyển số liệu vào nhật lý chứng từ.
Cuối tháng, cộng số liệu trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết để vào bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời tổng cộng các số liệu từ bảng kê và sổ (thẻ) kế toán chi tiết để vào các sổ nhật ký chứng từ, từ đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký chứng từ làm căn cứ để vào sổ cái các tài khoản. Sau khi vào sổ cái xong, kế toán cộng tổng số liệu chi tiết theo từng tài khoản trên sổ cái để đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết.
Số liệu trên sổ cái, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết của các tài khoản được dùng làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.
* Chế độ kế toán đang áp dụng tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43
+ Niên độ kế toán và đồng tiền sử dụng trong ghi sổ kế toán của Công Ty:
Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi sổ kế toán tại Công Ty là: Đồng Việt Nam(VNĐ)
+ Phương pháp hạch toán thuế GTGT tại Công Ty :
Công Ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vì khi mua vật tư hàng hoá số thuế phản ánh vào tài khoản 133 và TK 511 là giá chưa thuế.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty:
Là doanh nghiệp sản xuất nên Công Ty tiến hành phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Việc áp dụng phương pháp này giúp Công Ty giám sát chặt chẽ khả năng biến động hàng hoá trên thị trường, cũng như việc hàng hoá xuất bán cho nên công tác kế toán, hệ thống tài khoản được áp dụng hợp lý chi tiết. Các tài khoản liên quan đến chi phí, doanh thu, giá vốn, hàng tồn kho, phòng kế toán tiếp tục phân nhỏ theo mặt hàng, giúp cho kế toán theo dõi số liệu, số phát sinh và tổng hộ viết báo cáo.
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại Công Ty:
Công Ty sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo quyết định số 206 ngày 12/12/2006 của Bộ tài chính,đó là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp đơn giản nhất khá phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tính khấu hao TSCĐ.
Chương II:
CáC NGHIệP Vụ CHUYÊN MÔN TạI CÔNG TY VậT LIệU Và THIếT Bị VIễN THÔNG 43
2.1/ Kế TOáN VốN BằNG TIềN Và CáC KHOảN THANH TOáN TạI CôNG TY VậT LIệU Và THIếT Bị VIễN THôNG 43.
2.1.1/ Tổ chức quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
* Nội dung Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong Công Ty, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và các quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền trong Công Ty bao gồm Tiền Mặt tồn quỹ và Tiền gửi ngân hàng. Đây là hai hình thức sử dụng tiền chủ yếu mà Công Ty đang sử dụng, Công Ty không sử dụng vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
Hai ngân hàng chủ yếu để Công Ty gửi và rút tiền khi cần thiết là:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Tây
Công tác quản lý của vốn bằng tiền trong Công Ty được quản lý hết sức chặt chẽ và chi tiết thông qua các nguyên tắc sau:
+ Đơn vị tiền tệ thống nhất để ghi sổ kê toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
+ Tiền mặt thuộc một bộ phận của tài sản lưu động nên nó rất dễ bị hao hụt, mất mát, dễ cháy, do đó luôn được bảo quản trong két sắt do thủ quỹ chịu trách nhiệm cất giữ.
+ Mọi khoản thu – chi hàng ngày đều phải có phiếu thu, phiếu chi và xác nhận của kế toán trưởng.
+ Công Ty hạch toán chi tiết tiền gửi tại hai ngân hàng và khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng tuyệt đối tuân thủ những quy định và hướng dẫn của ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số tiền gửi tại ngân hàng và sổ sách tại Công Ty.
+ Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản của ngân hàng và khách hàng thi phải có giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng. Khi nhận được các chứng từ này kế toán căn cứ vào đó để hạch toán và kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo.
* Nội dung các khoản thanh toán
Các khoản thanh toán trong Công Ty bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả.
+ Khoản phải thu:
Các khoản phải thu trong Công Ty bao gồm: Các khoản phải thu của khách hàng về bán sản phẩm, hàng hóa, thu tiền hoàn ứng, thu tiền từ cấp trên chuyển xuống……..
+ Các khoản phải trả:
Các khoản phải trả bao gồm: Phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, chi trả lương, BHXH và các chế độ của người lao động, chi trả tạm ứng, công tác phí…..
Việc hạch toán các khoản thanh toán cũng được Công Ty quản lý chặt chẽ và chi tiết.
+ Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu, phải trả, từng khoản nợ và từng lần thanh toán nợ của các đối tượng.
+ Định kỳ, tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ đối với từng đối tượng.
2.1.2: Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu thu ( Mẫu số 01 – TT/BB)
- Phiếu chi ( Mẫu số 02 – TT/BB)
- Biên lai thu tiền( Mẫu số 06 – TT/HD)
- Bảng kiểm kê quỹ( Mẫu số 07 – TT/HD)
- Giấy báo nợ
- Giấy báo Có
- Uỷ nhiệm thu
- Uỷ nhiệm chi
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng ( Mẫu số 03 – TT)
- Bảng sao kê của ngân hàng
- Giấy thanh toán tạm ứng ( Mẫu số 04 – TT)
- Hóa đơn bán hàng ( Mẫu số 02 – GTGT – 3LL)
- Hóa đơn GTGT ( Mẫu số 01 – GTGT – 3LL)
- Bảng kê chi tiền ( Mẫu số 09 – TT)
Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ liên quan khác
b/ Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt ( Mẫu số S07 – DN)
- Bảng kê số 1 (Mẫu số S04b1 – DN)
- Bảng kê số 2 (Mẫu số S04b2 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 1( Mẫu số S04a1 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 2 (Mẫu số S04a2 – DN)
- Sổ cái TK 111,112,131,331 ( Mẫu số S05 – DN)
- Sổ chi tiết TK 131,331 ( Mẫu số S31 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 8 (Mẫu số S04a8 – DN)
- Bảng kê số 11 (Mẫu số S04b11 - DN)
- Sổ tiền gửi ngân hàng ( Mẫu số S08 – DN)
c/ Tài khoản kế toán sử dụng, nội dung, kết cấu.
- TK 111: Tiền mặt
- TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
- TK 131: Phải thu khách hàng
- TK 331: Phải trả người bán
* TK 111: Tiền mặt
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu- chi - tồn quỹ tiền mặt của Công Ty.
Nội dung – Kết cấu:
Nợ TK 111 Có
Các khoản tiền mặt nhập quỹ.
Số tiền mặt phát hiện thừa khi kiểm kê
Số tiền mặt giảm khi xuất quỹ
Số tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê
SD: Số tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ
* TK 112: Tiền gửi ngân hàng:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Nội dung- kết cấu:
Nợ TK 112 Có
- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng
- Các khoản tiền rút ra khỏi ngân hàng
SD: Số tiền hiện còn gửi tại ngân hàng
* TK 131: Phải thu của khách hàng
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh nợ phảI thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu với khách hàng.
Nội dung – Kết cấu
Nợ TK 131 Có
+Số tiền phải thu của khách hàng
+Số tiền thừa cho khách hàng trả lại
+Số tiền do khách hàng trả nợ
+Số tiền nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
+Số tiền giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
SD: Số tiền còn phải thu của khách hàng
SD: Số tiền đã thu > Số phải thu hoặc số tiền ứng trước của khách hàng
* TK 331: Phải trả người bán
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của Công Ty cho người bán, nhà cung cấp theo hợp đồng kinh tế đã kí kết.
Nội dung kết cấu:
Nợ TK 331 Có
+ Số tiền đã trả cho người bán kể cả số tiền ứng trước.
+ Khoản giảm gía hàng bán, CKTM, CKTT, giá trị vật tư trả lại người bán
+ Số còn phải trả cho người bán
+ Điều chỉnh chênh lệch giữa giá tạm tính< giá thực tế( Trong trường hợp hoá đơn về trước hàng về sau)
SD: Phản ánh số đã trả > Số phải trả
SD: Số còn phải trả người bán
d/ Quy trình kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 được luân chuyển theo trình tự sau:
Sơ đồ 5: SƠ Đồ LUÂN CHUYểN CHứNG Từ Kế TOáN VốN BằNG TIềN Và CáC KHOảN THANH TOáN TạI CÔNG TY VậT LIệU Và THIếT Bị VIễN THÔNG 43
Chứng từ gốc:
Phiếu thu - chi
Giấy báo Nợ – Có
……………..
Hoá đơn GTGT
………….
Bảng kê số 1,2,11
NKCT số 1,2,5,8
Sổ chi tiết các TK 111,112,131,331
Sổ cái TK 111,112,131,331
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày từ chứng từ gốc (phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có….) kế toán vào sổ quỹ, bảng kê số 1,2,11, vào nhật ký chứng từ số 1,2,5,8, sổ chi tiết các tài khoản.
Nếu các nghiệp vụ căn cứ trực tiếp Từ bảng kê 1,2,11 thi cuối tháng kế tóan cộng tổng số liệu vào nhật ký chứng từ.
+ Cuối tháng từ nhật kí chứng từ số 1,2,5,8 kế toán vào sổ cái TK 111,112,131,331 và từ sổ chi tiết TK 111,112,131,331 vào bảng tổng hợp chi tiết. Kế toán đối chiếu kiểm tra giữa sổ cái TTK 111,112,131,331 và bảng tổng hợp chi tiết để kiểm tra tính chính xác.
Sau đó từ bảng kê số 1,2,11, bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái TK 111, 112, 131, 331 vào báo cáo tài chính.
2.2/ Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43.
2.2.1/ Giới thiệu chung về Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công Ty.
Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là những yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, nó tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất để hình thành nên thực thể của sản phẩm.
Quản lý tốt nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ khâu thu mua, bảo quản đến sử dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý tài sản của Công Ty.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kinh doanh của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 chia ra các loại như sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như: Dây đồng, nhựa PEHD…
+ Nguyên vật liệu phụ: Nhôm, chỉ, hạt màu…
+ Công cụ dụng cụ: Dầu mỡ….
+ Vật liệu khác: Bao bì đóng gói,….
+ Phụ tùng thay thế:Là những phụ tùng Công Ty mua về để thay thế bộ phận máy móc, phương tiện vận tải: Xăm, lốp, vòng bi….
Do đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thể coi là nền tảng vững chắc bước vào sản xuất, nhờ có nguyên vật liệu mà tạo ra được sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
* Nguồn nhập nguyên vật liệu:
+ Công ty cổ phần Trần Phú
+ Công ty TNHH Thành An
+ Công ty TNHH Kim Quang
+ Công ty cổ phần thiết bị Mai Anh
2.2.2/ Thủ tục quản lý, cấp phát nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43
a/ Thủ tục quản lý:
Kế toán trưởng thường xuyên tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về số lượng nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kiểm tra chặt chẽ số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày 1 cách chính xác về số lượng công cụ dụng cụ xuất ra.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi._. hỏi phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ nhà nước. Phải lập báo cáo cần thiết và cung cấp thông tin về vật liệu công cụ dụng cụ ở mỗi khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
Định kỳ phải kiểm kê đánh giá vật liệu công cụ dụng cụ theo chế độ quy định, cung cấp thông tin về vật liệu, công cụ dụng cụ tham gia vào việc phân tích tình hình kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sử dụng theo yêu cầu cảu công việc một cách chi tiết, tiết kiệm và hiệu quả.
b/ Thủ tục cấp phát nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Thủ tục nhập kho: Căn cứ vào giấy nhập hàng, khi hàng về đến nơi thì lập bảng kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thu nhận cả về mặt số lượng và quy cách. Căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào biên bàn kiểm nhận sau đó bộ phận bán hàng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hoá đơn giấy giao nhận và biê bản giao nhận. Sau đó giao cho kế toán nguyên vật liệu ghi sổ vật liệu thực nhập vào phiếu để làm căn cứ ghi sổ.
Thủ tục xuất kho: Khi có tờ trình hay giấy phép, đơn xin cấp phát nguyên vật liệu công cụ dụng cụ hay quyết định xin cấp phát nguyên vật liệu của cấp trên. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào đó lập và viết phiếu xuất kho, ký và đóng dấu xuất kho.
c/ Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
==
Hiện nay Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 đang áp dụng tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền( bình quân cả kỳ dự trữ)
Đơn giá bình quân cho cả kỳ dự trữ
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
- Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính theo công thức:
Trị giá của vật liệu, công cụ dụng cụ = Số lượng xuất kho x đơn giá bình quân
- Trị giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho:
--
++
++
==
Trị giá NVL-CCDC nhập kho
=
Giá mua trên hóa đơn
+
Chi phí mua
+
Các khoản thuế không được khấu trừ
-
Các khoản giảm trừ
2.2.3/ Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Hiện nay Công Ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là phương pháp thẻ song song.
SƠ Đồ 6: SƠ Đồ Kế TOáN CHI TIếT NGUYÊN VậT LIệU CÔNG Cụ DụNG Cụ TạI CÔNG TY VậT LIệU Và THIếT Bị VIễN THÔNG 43:
Thẻ kho
Chứng từ nhập xuất
Sổ chi tiết NVL , CCDC
Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất vào thẻ kho, song thủ kho phải chuyển chứng từ nhập – xuất - tồn cho phòng kế toán kèm theo sổ chứng từ giao nhận cho thủ kho lập và vào sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
+ Cuối tháng từ sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ kế toán vào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
+ Kế toán đối chiếu giữa thẻ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ để kiểm tra tính chính xác.
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa (Mẫu số 05 – VT)
- biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 08 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 – VT)
- Thẻ kho (Mẫu số S12 – DN)
- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
b/ Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ( Mẫu số S10 – DN)
- Nhật kí chứng từ số 7 ( Mẫu số s04a7 – DN)
- Bảng kê số 4 ( Mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 5 ( Mẫu số S04b5 – DN)
- Bảng tổng hợp chi tiết NVL - CCDC (Mẫu số S11- DN)
- Sổ cái TK 152,153 (Mẫu số S05 – DN)
c/ Tài khoản kế toán sử dụng, nội dung, kết cấu
* TK 152 – Nguyên vật liệu
* TK 153 – Công cụ dụng cụ
Tác dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, cụng cụ dụng cụ và tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong Công Ty.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 152,153 Có
+ Nhập kho NVL, CCDC
+ Kiểm kê phát hiện thừa NVL, CCDC
+ Đánh giá lại NVL, CCDC
+ Xuất kho NVL, CCDC
+ Kiểm kê phát hiện thiếu NVL, CCDC
+ Đánh giá lại NVL, CCDC
SD: Phản ánh NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ
d/ Quy trình kế toán:
Sơ đồ 7: SƠ Đồ LUÂN CHUYểN CHứNG Từ Kế TOáN NGUYÊN VậT LIệU – CôNG Cụ DụNG Cụ
Sổ chi tiết NVL – CCDC
Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.
……………
………….
Bảng kê số 3,4,5
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 152,153
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết TK 152, 153
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán vào nhật ký chứng từ số 7, đồng thời vào sổ chi tiết tài khoản 152, 153, vào bảng kê 3, 4, 5.
Đối với các nghiệp vụ căn cứ trực tiếp vào bảng kê thì ghi vào bảng kê, cuối tháng cộng sổ để vào nhật ký chứng từ số 7.
Cuối tháng, từ nhât ký chứng từ số 7, tổng hợp số liệu để vào sổ cái tài khoản 152, 153, đồng thời cộng số liệu trên sổ chi tiết TK 152, 153 để vào bảng tổng hợp chi tiết.
Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cỏi TK 152, 153
Số liệu trên các bảng kê, nhật ký chứng từ, bảng tổng hợp chi tiết là căn cứ để lập báo cáo tài chính.
2.3/ Kế toán tài sản cố định tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43:
2.3.1/ Giới thiệu chung về tài sản cố định tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43:
Trong các doanh nghiệp, tài sản cố định là yếu tố cơ bản chiếm vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định là điều kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.
Tài sản cố định là những tư liệu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, Tài sản cố định của Công Ty là những tài sản cố định hữu hình, tiêu chuẩn của tài sản cố định được áp dụng là: Trước khi đưa vào sử dụng hoạt động kinh doanh phải xác đinh rõ vai trò đưa ra hiệu quả sản xuất đúng tiêu chuẩn, để được như vậy Công Ty phải dựa vào 4 điều kiện sau:
+ Tài sản cố định của Công Ty phải chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai.
+ Nguyên giá của tài sản cố định được xác đinh 1 cách chắc chắn
+ Tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 1 năm
+ Tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Bảng 2: MộT Số TàI SảN Số ĐịNH TRONG CÔNG TY
ĐVT: Triệu đồng
Tên tài sản
SL
Đơn vị tính
Năm SX
Năm SD
Nước SX
NG
K.hao
GTCL
Nhà cửa, phân xưởng
7
Cái
1970
1972
VN
750
280
470
Bàn, ghế, tủ
8
Bộ
1971
1972
VN
25
7
18
Máy tiện cáp
4
Chiếc
1987
1990
TQ
7500
3600
3900
Máy bọ nhựa
5
Chiếc
1999
2002
TQ
9600
4200
5400
Máy tính
5
Bộ
2001
2002
VN
25
5
20
Máy sx cáp
2
Chiếc
2005
2008
TQ
4500
2200
2300
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
31
22.400
10.292
12.100
* Phân loại tài sản cố định:
+ Tài sản cố định hữu hình: Nhà kho, phân xưởng, ôtô tải……
+ Tài sản cố định vô hình: Quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính……
+ Thiết bị văn phòng: Bàn, ghế, máy vi tính…….
+ Tài sản cố định khác: Máy bọc nhựa, máy kéo dây,….
2.3.2/ Thủ tục quản lý, nhượng bán, mua sắm TSCĐ tại Công Ty.
Do Công Ty sử dụng khá nhiều tài sản cố định ở các bộ phận khác nhau, vì vậy việc theo dõi, quản lý, đảm bảo chặt chẽ tình hình sử dụng, sửa chữa tài sản, đòi hỏi kế toán phải có trình độ quản lý, đảm bảo chặt chẽ, tránh hao hụt trong quá trình sử dụng.
Vì vậy, kế toán phải tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ về số lượng hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong Công Ty, kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng sao cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả.
Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh khi sửa chữa tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đối tượng sử dụng tài sản cố định, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Hướng dẫ và kiểm tra các bộ phận, thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các loại sổ cần thiết và hạch toán tài sản cố định theo đúng chế độ và kiểm tra giám sát tình hình tăng giảm tài sản cố định.
Tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định theo đúng chế độ quy định của nhà nước và lập báo cáo về tài sản cố định. Phân tích tình trạng bị huy động, sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
2.3.3/ Phương pháp khấu hao tài sản cố định tại Công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43.
Hiện nay Công Ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng quy định cho tất cả các loại tài sản cố định được đưa sản xuất đều phải tính khấu hao, tài sản cố định nào chưa sử dụng và bảo quản trong nhà kho thì không phải tính khấu hao. Nguyên tắc tính khấu hao được dựa theo nguyên tắc tròn tháng. Tức là, tài sản cố định được đưa vào sử dụng trong tháng này thì tháng sau bắt đầu tính khấu hao cho tài sản cố định đó. Tài sản cố định nào hư hỏng trước thời hạn không còn khả năng sản xuất nữa thì Công Ty xin thanh lý để đảm bảo nguồn vốn.
+ Mức khấu hao( Mkh) được tính theo công thức:
= =
Mkh
=
NG
T
Trong đó:
NG: Nguyên giá của tài sản cố định
T: Số năm sử dụng dự kiến của tài sản cố định
+ Tỷ lệ khấu hao ( Tkh) được tính theo công thức:
Tkh
==
=
Mkh
NG
+ Mức trích khấu hao tháng được tính như sau:
= =
Mức trích khấu hao tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12 tháng
2.3.4/ Kế toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43:
a./ Chứng tài sản cố định kế toán sử dụng.
- Biên bản giao nhận tài sản cố định( Mẫu số 01 – TSCĐ)
- Biên bản thanh lý tài sản cố định.( Mẫu số 03 – TSCĐ)
- Thẻ tài sản cố định.( Mẫu số 02 – TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.( Mẫu số 04 – TSCĐ)
- Bảng phân bổ số 2( Mẫu số 06 – TSCĐ)
- Bảng kê số 4 (Mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 5 (Mẫu số S04b5 – DN)
b./ Sổ sách kế toán sử dụng
- Nhật ký chứng từ số 9 (Mẫu số S04a9 – DN)
- Sổ chi tiết tài khoản 211 (Mẫu số S31 – DN)
- Sổ cái TK 211(Mẫu số S05 – DN)
- Sổ tài sản cố định (Mẫu số S21 – DN)
- Sổ theo dõi TSCĐ, CCDC tại nơi đang sử dụng (Mẫu số S22 – DN)
c/ Tài khoản kế toán sử dụng, nội dung, kết cấu
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 214 : Hao mòn tài sản cố định
TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
* TK 211: Tài sản cố định hữu hình
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động nguyên giá của tài sản cố định hữu hình
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 212 Có
- Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình
- Ghi giảm nguyên giá tài sản cố định hữu hình
SD: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình - Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình.
* TK 214: Hao mòn tài sản cố định
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định tại Công Ty.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 214 Có
Giá trị hao mòn tài sản cố định giảm trong kỳ
Giá trị hao mòn tài sản cố định tăng trong kỳ
SD: Giá trị hao mòn tài sản cố định hiện có cuối kỳ
* TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang.
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm chi phí xây dựng cơ bản phát sinh trong kỳ và số phát sinh đã kết chuyển vào tài khoản liên quan khi công trình hoàn thành.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 241 Có
Chi phí xây dựng cơ bản tăng trong kỳ.
Chi phí xây dựng cơ bản kết chuyển vào tài khoản liên quan khi công trình hình thành.
Trị giá xây dựng bản dở dang cuối kỳ.
d/ quy trình kế toán:
Sơ đồ 8: SƠ Đồ LUÂN CHUYểN CHứNG Từ Kế TOáN TàI SảN Cố ĐịNH
Bảng kê số 4,5
Sổ(thẻ) chi tiết 211,214, 241
Nhật ký chứng từ số 9
Sổ cái TK 211, 214, 241
Báo cáo tài chính
Thẻ TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ TSCĐ
Biên bản giao nhận, thanh lý TSCĐ…….
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (biên bản giao nhận, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định) kế toán vào thẻ tài sản cố định, từ thẻ tài sản cố định vào, nhật ký chứng từ số 9, sổ chi tiết TK211, vào bảng kờ số 4, 5
+ Cuối tháng cộng số liệu trên Nhật ký chứng từ số 9 vào sổ cái TK 211, đồng thời cộng số liệu trên sổ chi tiết TK 211 để vào bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Số liệu tổng trên bảng kê, sổ cái và bảng tổng hợp TSCĐ là căn cứ lập báo cáo tài chính.
2.4/ Kế toán lao động tiền lương tại Công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43:
2.4.1/Giới thiệu chung về lao động tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43:
Hiện nay việc tạo ra của cải vật chất là một vấn đề nhằm thoả mãn nhu cầu của con người cả về vật chất, điều kiện sinh hoạt và sự tồn tại của xã hội đều phải do lao động tạo ra.
Để bù đắp xứng đáng sức lao động mà con người bỏ ra thì tiền lương đóng vai trò rất quan trọng. Nó là phần cung cấp của xã hội trả cho người lao động đã tái tạo ra sức lao động đã hao phí nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Hơn nữa, trong điều kiện tồn tại của nền kinh tế hàng hoá thì tiền lương là bộ phận cấu thành nên gía trị sản phẩm tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương được sử dụng như một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh.
Bởi vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, tiền lương được sử dụng như một bộ phận quan trọng để kích thích động viên người lao động tham gia sản xuất tăng thêm sự quan tâm của người lao động với việc sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng 3: cơ cấu lao động của công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
11
- Tổng số lao động
350
380
22
- Giới tính:
+ Nam
+ Nữ
186
164
205
175
33
- Tính chất lao động:
+ Trực tiếp
+ Gián tiếp
248
102
284
96
44
- Trình độ:
+ Đại học
+ Cao đẳng
+ Trung cấp
+ Sơ cấp
60
46
133
111
70
55
190
163
2.4.2/Phương pháp tính lương và các khoản phải trả người lao động trong Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43:
Lựa chọn hình thức trả lương đúng đắn có tác dụng khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất, giúp tiết kiệm chi phí nhân công hạ giá thành. Hiện nay, Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 đang sử dụng 2 hình thức trả lương là:
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo sản phẩm
* Hình thức trả lương theo thời gian:
Theo hình thức này Công Ty chỉ áp dụng trả lương thời gian cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong Công Ty đối với những ngày đi học, nghỉ phép hoặc nghỉ lễ tết,… và được tính theo công thức:
==
Lương thời gian
=
Hệ số lương mỗi x Lương tối thiểu
cán bộ công công ty quy định
24
x
Số công nghỉ thực tế trong tháng
* Hình thức trả lương theo sản phẩm
Theo hình thức này Công Ty sẽ trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất dừa trên số lượng hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách và chất lượng.
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 áp dụng trả lương sản phẩm cho cả khối cơ quan quản lý và công nhân lao động trực tiếp.
Hình thức này được áp dụng theo công thức sau:
Lương sản phẩm
=
Nsp
x
ĐG
Trong đó:
Nsp : Số lượng sản phẩm hoặc khối lượng làm ra đạt yêu cầu
ĐG: Đơn giá 1 sản phẩm hoặc 1 khối lượng công việc
+ Đối với lao động tại các phòng ban:
Lương sản phẩm bằng lương bình quân của toàn khối xưởng chia cho số người thực tế đi làm nhân với hệ số chức danh, nhân với số ngày công đi làm chia cho công chế độ.
Công thức:
Lspi
=
L
N
x
Hcdi
x
n
24
Trong đó:
Lspi : Lương sản phẩm của lao động quản lý thứ i
L: Lương sản phẩm toàn khối xưởng
N: Số người trực tiếp sản xuất trong tháng ( trừ ngày nghỉ ốm, phép, đi học dài ngày, nghỉ việc không hưởng lương)
Hcdi: Hệ số chức danh của lao động quản lý thứ i
n: Số ngày công đi làm
24 : Công chế độ
+ Đối với khối gián tiếp xưởng( văn phòng xưởng )
Quỹ tiền lương văn phòng xưởng = 16% lương sản phẩm do khối trực tiếp làm ra
Tiền lương của 1 đồng chí tổ văn phòng:
Tiền lương 1 đ/c tổ văn phòng
=
HSLCĐ x TLBQ1HS
24
x
CLVTT
Trong đó:
HSLCĐ: Hệ số lương chức danh của từng đ/c tổ văn phòng
TLBQ1HS: Tiền lương bình quân 1 hệ số tổ văn phòng
CLVTT: Công làm việc thực tế từng đ/c
Ngoài ra còn có phụ cấp chức vụ,lương cấp bậc, tiền ăn ca và phụ cấp an ninh quốc phòng.
Phụ cấp chức vụ = Lương tối thiểu của doanh nghiệp x hệ số phụ cấp
- Lương cấp bậc = Hệ số lương doanh nghiệp x hệ số phụ cấp
ăn ca: 7000đ/người/ngày
Phụ cấp an ninh quốc phòng
=
Lương tối thiểu công ty quy định
x
30,5%
x
Ngày thực tế đi làm
+
Ngày nghỉ phép
24
+
Đi học do công ty cử đi
b/ Các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp)
Tiền lương phải trả cho người lao động và cán bộ công nhân viên ở nước ta hiện nay, ngoài việc trả lương theo chế độ còn có các khoản trích theo lương như: BHXH,BHYT, KPCĐ và bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ trích:
- Bảo hiểm xã hội: là tổng số tiền trả cho người lao động khi họ ốm đau, hay bị tai nạn, nghỉ thai sản....
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi ốm đau, con ốm
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi thai sản
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tai nạn giao thông
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị mất sức lao động
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tiền tử tuất
BHXH được thiết lập để tạo nguồn vốn chi trả cho người lao động thay lương, theo chế độ hiện hành BHXH được trích theo tỷ lệ 22%
Trong đó: - 16% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công Ty
- 6% Trừ vào lương của người lao động phải nộp
Bảo hiểm xã hội được áp dụng với quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng và hợp đồng lao động.
- Bảo hiểm y tế: Được sử dụng nhằm mục đích như bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên như thanh toán tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh....
Với tỷ lệ trích BHYT là 4.5% tổng quỹ lương:
Trong đó : - 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- 1.5% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên
Bảo hiểm y tế không áp dụng với quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan mà chỉ áp dụng với công nhân viên quốc phòng và hợp đồng lao động.
- Kinh phí công đoàn: Được dùng để phục vụ chi tiêu cho hoạt động tổ chức của người lao động.
KPCĐ được hình thành do việc trích lập quản lý trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công Ty. Hàng tháng, tỷ lệ KPCĐ trích trên tổng số tiền lương của người lao động.
KPCĐ do Công Ty trích lập cũng được phân cấp, quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định, 1 phần nộp cho cơ quan cấp trên và 1 phần để chi tiêu cho công đoàn tại Công Ty. Tỷ lệ trích 2% theo mức lương của người lao động
Trong đó: - 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- 1% trừ vào lương của người lao động và Công Ty phải chịu toàn bộ.
Kinh phí công đoàn áp dụng cho quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng và hợp đồng lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm được sử dụng cho những người làm hợp đồng lao động được trích theo tỷ lệ 2%
Trong đó: - 1% trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công Ty.
- 1% trừ vào lương của người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng với hợp đồng lao động trong Công Ty.
* Phương pháp thanh toán các khoản trợ cấp BHXH.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản... của cán bộ, sau đó đối chiếu với bảng chấm công của từng phòng ban để tính tiền trợ cấp BHXH tại Công Ty cho từng người. Sau khi tính xong phải gửi lên cơ quan cấp trên để lập bảng tổng hợp ngày nghỉ và số thực tế chi bảo hiểm tại Công Ty. Công Ty lĩnh tiền BHXH từ cấp trên về nhập quỹ đồng thời xuất quỹ tiền mặt để chi trả cho cán bộ được hưởng BHXH.
2.4.3/ Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
a./ Chứng từ kế toán sử dụng.
- Bảng chấm công ( mẫu số 01a –LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương phân xưởng và công nhân viên ( mẫu số 02 – LĐTL).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( mẫu số 11 – LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( mẫu số 05 – LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( Mẫu số 10 – LĐTL)
b/Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 338 (3382,3383,3384) ( Mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 4 ( Mẫu số S04b4 – DN)
- Nhật kí chứng từ số 7 ( Mẫu số S04a7 - DN)
- Sổ cái TK 334,338 ( Mẫu số S05 - DN)
c/ Nội dung, kết cấu, TK sử sụng
* TK 334: Phải trả người lao động
Tác dụng: Tài khoản này dùng đẻ phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thu nhập khác của công nhân viên.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 334 Có
+ Các khoản tiền lương và các khoản khác đã trả công nhân viên
+ Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên……..
+ Các khoản thiền lương và các khoản khác còn phải trả công nhân viên
SD: Số tiền trả thừa cho công nhân viên
SD: Số tiền và các khoản khác phải trả công nhân viên
* TK 338: Phải trả, phải nộp khác:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khảon phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản cho vay mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 338 Có
+ Các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý
+ BHXH phải trả công nhân viên
+ KPCĐ phải trả tại đơn vị
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
+ BHXH, BHYT vượt chi được cấp bù.
+ Các khoản phải trả, phải nộp khác
SD: Số đã trả,đã nộp > Số phải trả, phải nộp
SD: Số còn phải trả, phải nộp khác
* TK 335: Chi phí phải trả
Tác dụng: Taì khoản này dùng để phản ánh các khoản đã được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh trong kỳ này.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 335 Có
+ Chi phí phải trả dự tính được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
SD: chi phí phải trả đã ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh
+ Các khoản chi trả thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả
+ chênh lệch giữa chi phí phải trả > Chi phí thực tế phát sinh được ghi giảm chi phí
d/ quy trình kế toán
Sơ đồ 9: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chứng từ gốc:
+Bảng chấm công
+Bảng thanh toán tiền lương…..
……
Bảng kê số 4,
Bảng phân bổ tiền lương BHXH
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cáI TK 334,335,338
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết TK 334,335,338
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày dựa vào chứng từ gốc như bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương ….kế toán vào bảng phân bổ tiền lương,
Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán vào nhật ký chứng từ số 7, bảng kê số 4 và sổ chi tiết TK 334,335,338
+ Cuối tháng căn cứ từ sổ kế toán chi tiết TK 334,338 kế toán vào bảng tổng hợp chi tiết. Từ bảng kê số 4 và sổ kế toán chi tiết vào nhât ký chứng từ số 7.
Từ nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái TK 334,338 và cuối cùng từ sổ cái TK 334,338, bảng tổng hợp chi tiết và bảng kê số 4 vào báo cáo tài chính.
+ Kế toán đối chiếu sổ cái TK 334,338 với bảng tổng hợp chi tiết để kiểm tra tính chính xác của số liệu chứng từ.
2.5/ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành thành phẩm tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43.
2.5.1/ Giới thiệu chung về chi phí sản xuất và công tác tính giá thành thành phẩm tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 có các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính
Chi phí nguyên vật liệu phụ
Chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ theo định mức khấu hao, còn chi phí nguyên vât liệu phụ phân bổ theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
Đây là khoản chi phí mà Công Ty phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả khoản đóng góp cho BHXH,BHYT, KPCĐ do Công Ty chịu tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định của nhà nước.
+ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phục vụ cho công tác quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Chi phí này tập hợp phát sinh chung cho nhiều đối tượng, do đó mà cuối tháng kế toán cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan.
2.5.2/ Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành thành phẩm và phương pháp tập hợp chi phí tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
* Đối tượng tập hợp chi phí:
Do Công Ty có đặc điểm là hoạt động sản xuất được tiến hành ở nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng lại chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau. Để phù hợp với đặc điểm quy trình, công nghệ và sản xuất đồng thời đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và tính giá thành được thuận lợi nên đối tượng tập hợp chi phí của Công Ty là các phân xưởng.
* Đối tượng tính giá thành thành phẩm:
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 áp dụng hình thức tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn xen kẽ liên tục, kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối mỗi tháng.
Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo từ đó có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế, làm căn cứ tính toán ghi chép thành phẩm nhập kho hoặc giao bán trực tiếp cho khách hàng.
Đối tượng tính giá thành của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 là các sản phẩm hoàn thành đúng quy cách và chất lượng nhập kho như: dây cáp, lô gỗ phi,…với quy cách đóng bao làm hoặc cái…
* Phương pháp tập hợp chi phí:
Tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 với những chi phí có thể tập hợp trực tiếp như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì tiến hành tập hợp trực tiếp khi phát sinh. Còn những chi phí phát sinh chung không thể tập hợp trực tiếp như chi phí sản xuất chung thì tiến hành tập hợp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng. Khi có các chi phí phát sinh chung không thể tập hợp trực tiếp thì kế toán tiến hành ghi chép ban đầu các chi phí phát sinh chung cần phân bổ sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp. sau đó xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Công thức tính hệ số phân bổ: ( H)
H
=
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
Cuối cùng tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng theo công thức sau:
Ci
=
Ti
x
H
Trong đó:
Ci: Chi phí cho từng đối tượng phân bổ i
Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng
H: Hệ số phân bổ
* Phương pháp tính giá thành thực tế đang áp dụng tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Do Công Ty không đánh giá sản phẩm dở dang nên giá thành của sản phẩm dở dang là chi phí sản xuất:
Công thức:
Z = C
Trong đó:
Z: Là tổng giá thành
C: Là tổng chi phí sản xuất
Để tính giá thành sản phẩm kế toán Công Ty áp dụng phương pháp giản đơn, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ trên cơ sở đó tính giá thành.
Công thức tính giá thành đơn vị:
z
=
Z
Q
Trong đó:
Z: Tổng giá thành
z
:
z: Giá thành đơn vị
Q : Số lượng
2.5.2/ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính gía thành tại Công Ty.
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ( mẫu số 07 –VT)
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
( mẫu số 10 – LĐTL)
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ( mẫu số 06 – TSCĐ)
- Bảng tính gía thành
b/ Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.( mẫu số S36 – DN)
- Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
- Bảng kê số 3( mẫu số S04b3 –DN)
- Bảng kê số 4( mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 5( mẫu số S04b5 – DN)
- Bảng kê 6 ( mẫu số S04b6 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 7( mẫu số S04a7 – DN)
- Sổ cái TK 154,155,621,622,627 ( mẫu số S05 – DN)
c/ Nội dung, kết cấu, tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
* TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành của các bộ phận sản xuất.
Nội dung kết cấu:
Nợ TK 154 Có
+ Kết chuyển chi phí nguyên vât liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
+ Giá trị sản phẩm. dịch vụ hoàn thành
+ giá trị phế liệu thu hồi,khoản xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng
SD: chi phí sản xuất của sản phẩm còn dở dang cuối kỳ
* TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên vât liệu dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.
Nội dung kết cấu:
Nợ TK 621 Có
+ Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm.
+ Kết chuển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành.
+ Giá trị nguyên vật liẹu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Giá trị phế liệu thu hồi + Giá trị nguyên vật liệu sử dụng vượt mức bình thường kết chuyển sang TK 632
* TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các công việc.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 622 Có
+ Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
+ Kết chuyển sang tài khoản 154, 631 để tính giá thành
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sử dụng vượt mức bình thường kết chuyển sang TK 632
* Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng sản xuất.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 627 Có
+ Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
+ Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
+ Các chi phí sản xuất chung được phân bổ kết chuyển cho các đối tượng chịu chi phí.
+ chi phí sản xuất chung không được phân bổ kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
d/ Quy trình kế toán:
Sơ đồ 10: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm
Chứng từ gốc:
+ Bảng phân bổ NVL-CCDC
+ Bảng phân bổ khấu hao
…..
Bảng kê số 3,4,5,6
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng tính gía thành
Sổ cái TK 154, 621,622,627
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng phân bổ khấu hao….) kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7, vào sổ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26839.doc