Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc NOMAFSI

Khảo sát nhanh 40 Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc NOMAFSI (28/9 - 6/10/2006) PGS Đỗ Ngọc Quỹ Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Viện đã tạo điều kiện thuận lợi chu đáo về sinh hoạt đi lại và khảo sát cho đợt khảo sát nhanh này. Đặc biệt TS Lê Quốc Doanh Viện trưởng, TS Đỗ Văn Ngọc Phó Viện trưởng, THS Nguyễn Hữu La Phó Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu và phát triển chè và các Trưởng Bộ môn đã nhiệt tình tiếp

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc NOMAFSI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đón và hướng dẫn tại thực địa, mặc dầu bận rất nhiều công việc điều hành hàng ngày. Dưới đây là một vài ý kiến ban đầu đề nghị lãnh đạo Viện tham khảo. Những cảm xúc ban đầu 1/ Bước qua cổng Viện giương cao ba cột cờ đỏ thắm, hiện lên một cảnh quan sơn thủy hữu tình, xanh sạch đẹp, phong quang, tĩnh lặng, hấp dẫn, gợi cảm với điểm nhấn hai ao hồ kè đá, gợn nước long lanh, bốn bờ trồng vải, cọ dầu, long não, nụ bứa, cau cảnh xanh tươi, đang phủ dưới tán cây lạc dại hoa bướm vàng tươi. Bản chất của nước chính là biểu tượng nền văn hoá nông nghiệp lúa nước đông nam á của cư dân Bách Việt - mà các Viện nghiên cứu chè Trung Quốc, Liên Xô, Srilanka tôi đã tham quan khảo sát - không có. Con đường bê tông uốn lượn quanh các sườn đồi, phủ một thảm chè xanh mơn mởn, búp tua tủa, đang đợi bàn tay con người thu hái đã gợi lên trong ký ức tôi bài thơ Tiếng hát hái chè của cố nữ thi sỹ Anh Thơ (Vương Kiều Anh) … Nhưng còn vắng bóng “ rừng cọ, đồi chè “, “ cà phê Phú Hộ, đồi chè Thái Ninh “, “ trám bùi để rụng, măng mai để già” mà cố thi sỹ Tố Hữu nhớ da diết trong tập thơ Việt Bắc khi chào tạm biệt Phú Thọ anh hùng, trở về với Thủ Đô khói lửa năm xưa, trong khí thế tưng bừng của năm cửa ô đón mừng đoàn quân chiến thắng. Tiếng hát hái chè (Tặng những nàng dâu Nam Bộ) Tôi đứng ngắm nương đồi xanh thoai thoải Xanh xanh, tít tắp màu xanh trải Những búp tơ non óng mượt mà Những búp chè xuân chát ngọt, thơm hoa. Tiếng hát đã lên nương, nhịp nhàng ngân vút Bàn tay ai đang nẩy phím dương cầm ? Không những bàn tay nhanh nhanh bắt búp Hay bắt về ánh biếc của mùa xuân. (Tại Nông trường Cửu Long - Hà Tây) Cảnh quan sơn thủy hữu tình Gò Rọc - Đồi chè Lai 1, Lai 2 Vít đồi đắp đập tích nước – một biểu tượng của văn hoá lúa nước Đông nam á Niệm, Ngọc, Quỹ, La 2/ Hạ tầng cơ sở xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân cũ và mới nâng cao rõ rệt . Nổi bật là rẫy nhà gạch 2 – 3 tầng san sát, mặt sàn 70-80 m2, giá thi công 150 triệu của cán bộ công nhân, tại gò Trại cũ dọc quốc lộ 2 được gọi là - phố chè cành Phú Hộ - cùng với tiện nghi sinh hoạt và làm việc tại nhà, như TV màu màn hình phẳng, máy giặt, xe máy, máy tính để bàn và sách tay, nối mạng Internet, đĩa mềm và USB, điện thoại cố định và di động … Cá biệt có ngôi nhà 4 tầng với giá thi công 1 tỷ đồng và một trang trại 15 ha trồng chè giống ô long, đông đặc đồng đều, đã bước vào giai đoạn sản xuât tuổi 4. Một số gia đình công nhân cũ từ thời Pháp thuộc, đã có con cháu đỗ đại học, trung cấp dang công tác ở Trung Tâm và Viện, tiếp nối sự nghiệp cha ông – con hơn cha là nhà có phúc; 3/ Trụ sở văn phòng xây trên Gò Lai năm xưa, được nâng cấp khoác áo mới màu vàng công sở, mà vẫn giữ vóc dáng ban xưa, với hai bậc thang và bốn cây cọ dầu phát phơ trước gió, một dấu ấn của mối tình hữu nghị thắm thiết Việt – Trung “ núi liền núi, sông liền sông “ cùng với hàng cây khế, cây roi tố nữ rợp bóng mát rượi vào mùa hè chói chang nóng bức chính là nơi tiếp đón các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, tỉnh huyện xã, các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Tiệp Khắc, Thụy Điển, UNDP ... , các thày trò sinh viên đại học, trung cấp nông nghiệp đến thực tập, các Giám Đốc cán bộ và công nhân Nông trường chè quốc doanh, các chủ nhiệm xã viên HTX nông nghiệp đến tham quan tập huấn những năm xưa. Trang thiết bị văn phòng và tin học đổi mới, đầy đủ, hiện đại và cập nhật chẳng thua kém văn phòng thủ đô Thăng Long. Bộ đã cấp cho Viện 30 tỷ để xây dựng Trụ sở mới hướng về phương nam trên địa điểm Hội trường cũ đã củng cố niềm tin của đội ngũ CBCNV mới và hưu trí đối với Bộ và Viện. 4/ Hình như có một niềm hân hoan mới an cư lạc nghiệp phảng phất đó đây đang thổi vào tâm thức đội ngũ CBCNV một luồng gió mới về niềm tin vào tương lai phát triển của Viện NOMAFSI, trên mảnh đất đồi Phú Hộ phía đông bắc huyện Phong Châu – ngã ba đất tổ đền Hùng này. Riêng Công ty tư vấn đầu tư phát triển chè và cây nông lâm nghiệp có vui mừng đan xen lo lắng về thời cơ và thách thức mới mẻ chưa tiếp cận và băn khoăn của Phòng sinh hoá - sản phảm mới cần quan tâm. I/ viện nomafsi Ts pvt Đỗ văn Ngọc A/ Giới thiệu Viện được thành lập theo QĐ của Bộ NN-PTNT ngày 9/9/2005, nằm trong 10 Viện của Viện Hàn lâm khoa học Trung Ương tại Văn Điển, Hà Nội, có 14 đơn vị gồm 4 Trung Tâm nghiên cứu, 6 Bộ môn, 3 Phòng quản lý (Tổ chức hành chính, Khoa học – Hợp tác quốc tế – Kế toán có kiểm toán), 1 Công ty tư vấn - đầu tư phát triẻn chè và cây nông lâm nghiệp. Biên chế 381, trong đó có 9 Tiến sỹ, 10 Thạc sỹ, … kỹ sư, … trung cấp và … công nhân kỹ thuật; Phạm vi hoạt động 15 tỉnh tại vùng Trung du và MNPB Việt Nam, chiếm diện tích 30 %, dân số 15 % của cả nước; Hợp tác quốc tế với vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 : Giống chè pha 2 của Dự án phát triển chè CĂQ-ADB - 40 tỷ, gồm 30 tỷ xây dựng Viện mới ở Phú Hộ (nhà 3 tầng tại địa điểm sân bóng của Hội trường cũ có các Phòng làm việc, Hội trường lớn, Bảo tàng, nhà khách, nhà ăn; trong đó có 3 tỷ xây dựng 1 xưởng chế bién chè ô long, và bảo quản mẫu) và 10 tỷ xây dựng 1 Trung Tâm nghiên cứu và phát triển cây ôn đới (đã có vốn nhưng chưa giải ngân); Chương trình tạo chọn giống chè (14 tỷ VNĐ), nghiên cứu lúa IRRI (300.000 USD), phát triển bền vững của Pháp (1 triệu USD), Phát triển chè ở Lào; Hai đoàn chuyên gia tỉnh Quảng Tây và Vân Nam sang Viện theo đường tiểu ngạch song phương, đã trình diễn và huấn luyện Bộ môn chất lượng sản phẩm chế biến chè ô long, chè Kim Ngân, chè Mao Tiêm, chè vàng và chè Phổ Nhĩ cho Bộ môn chất lượng sản phẩm; Nhật Bản cử 1 tình nguyện viên nữ trẻ 24 tuổi về công nghệ sinh học; Quý 1/2006 chủ yếu là ổn đinh sắp xếp tổ chức, đào tạo, CBCNV đều phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương của Bộ về thành lập Viện mới; Viện sẽ triển khai các Dự án sơn tại Phú Thọ, cà phê chè – coffea arabica - và cao su tại các tỉnh trung du MNPB; Khó nhất vẫn là khâu đánh giá giống mới, chế biến và chè đen; B/ Một vài góp ý Đánh giá giống mới chính thức là Hội Đồng Khoa học Bộ, nhưng xét đến cùng là người tiêu dùng, thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Viện chưa có cán bộ kinh tế để điều tra xã hội học về tiêu dùng chè và đánh giá hiệu quả kinh của các kết quả nghiên cứu – triển khai. Tham khảo cách làm trong Báo cáo Phân tích cơ hội và hệ thống phân phối chè xanh Việt Nam của tổ chức CECI – VIET NAM, hỗ trợ tài chính cho Trung Tâm RTCCD – LHCH KHKT VN - 10/1988. Nên dành một phần nguồn lực tài chính và cán bộ để “ Kết hợp nghiên cứu phát triển với văn hoá “ không những trong lĩnh vực chè mà cả cây nông lâm nghiệp MNPB trong khi chưa có Dự án của Bộ, với nội dung cụ thể là : a/ Xây dựng Phòng truyền thống tiến tới thành lập Bảo tàng vân hóa chè và cây nông lâm nghiệp MNPB (gồm giống cây trồng, sản phẩm chế biến, công cụ, tư liệu, thư tịch cổ, con người, ca dao tục ngữ, ca múa nhạc …) b/ Tổ chức các Hội thảo chuyên đề về Văn hóa chè Việt Nam kết hợp với HHCVN, Câu lạc bộ ẩm thực Việt Nam, có mời các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá và ẩm thực. Thu thập tư liệu và tổ chức tham quan, khảo sát tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Korea, Nga … c/ Xây dựng quỹ xuất bản sách KHKT, văn hóa chè và cây nông lâm nghiệp MNPB. d/ Xây dựng một nền văn hoá kinh doanh và doanh nhân chè để phát triển hiệu quả và bền vững. Xây dựng gia đình văn hoá mới để chống lại với tệ nạn xã hội - mặt trái của quá trình đô thị hoá- đang rình mò xâm nhập vào CBCNV. Sơn là cây bản địa truyền thống nhưng đầu ra hạn hẹp (mỹ thuật, mỹ nghệ), chỉ xuất khẩu cho khách hàng độc nhất Nhật Bản nên phát triển đúng mức; liên hệ với ĐH Bách Khoa để sử dụng trong công nghiệp điện và đóng tàu thuỷ. Cà phê chè đã được các nhà nghiên cứu Pháp kết luận địa bàn là MNPB – Du Pasquier, đã trồng ở gò số 1 hiện nay. Năm 1961, Phú Hộ đã chuyển toàn bộ tập đoàn cà phê vào Tây Hiếu, do đồng chí Đoàn Triệu Nhạn thu thập đem về Phủ Quỳ. Cao su trồng đầu tiên tại Phú Hộ là một loại dây leo cao su của Brazil – liane à caouchouc - tại địa điểm Viện CCN – CĂQ – CLT cũ ở rặng trám; còn Hevea brasiliensis đã trồng đại trà ở NTQD Phú Sơn; còn Trung Quốc tại châu Hồng Hà - Quảng Tây và đảo Hải Nam đã trồng bạt ngàn như cao su vùng đồi của Srilanka. Nên đưa khảo nghiệm sản xuất; người Pháp kết luận cao su chỉ trồng dưới vĩ tuyến Phủ Quỳ vì họ sử dụng vùng đất đỏ miền nam bao la, có độ phì và địa hình phẳng hơn, năng suất cao hơn và giá thành rẻ hơn; Trà đen nên sử dụng các giống ấn Độ (kết luận của các chuyên gia chè Hà Lan, Pháp và Anh); đề nghị kết hợp với Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An đã chế biến trà đen CTC bằng giống PH 1 xuất khẩu được cả sang Tây Âu khó tính; Chưa thấy Viện đề xuất Quy hoạch vùng chè gắn với thị trường nội tiêu, xuất khẩu và vùng sinh thái ? Hiện nay các tỉnh, huyện trồng chè tự phát không có quy hoạch cả nước, sẽ dẫn đến lộn sộn không sửa chữa được như các thành phố phải giải toả đền bù rất tốn kém khi muốn phát triển thành phố. II/ Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè Bộ môn giống TBM KS Trần thị Lư, Biên chế 36 gồm 12 đại học, 5 trung cấp, 13 công nhân; nội dung gồm điều tra sản xuất, chọn tạo, nhân giống chè lai tạo, đột biến, giám định, khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm sản xuất, lập hồ sơ giống chè thông qua Bộ… Vườn quỹ gien 2006 đã có 151 giống, tăng 54 giống so với năm 2000 gồm : dạng Trung Quốc lá nhỏ 62, Trung Quốc lá to 28, A ssam 35, Shan 26 ; Tham quan lô giám định các giống PT 95, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích; giống LDP 1, LĐP 2, Trung Du Thái Nguyên; Tham quan lô chè giống các cập chọn tạo, lai tạo và đột bién phóng xạ số 26, 32, 7, 9, 14, 17, 777, lai Kim Tuyên x 777; Đã đưa ra diện sản xuất rộng các giống chè ô long Kim Tuyên, Thuý Ngọc tại Cao Bằng. Lục Yên (Yên Bái); Trà an toàn tại Tân Cương, Thái Nguyên, Công ty chè Mộc Châu, công ty chè Sông Cầu (Nguyễn văn Toàn); Ngoài giống chè quốc gia đầu tiên PH 1 (1976) đã được Bộ công nhận thêm các giống LDP 1(2003); thông qua tạm thời 4 giống Trung Quốc, 3 giống Đài Loan, 2 giống Shan và 13 cây đầu dòng Shan; Đang chuẩn bị thông qua Bộ các giống Kim Tuyên, Chất Tiền, Phúc Vân Tiên, LDP 2 làm giống chè quốc gia; TBKT : Kỹ thuật nhân giống giâm cành hom ngắn nghiên cứu từ 1959 – 1965 giới thiệu trong cuốn cách Kỹ thuật giâm cành chè – NXB Nông Nghiệp, 1978 đã được Viện xã hội hoá “ toàn dân bán giống “ làm giàu cho công nhân và nông dân vùng Phú Hộ và tăng diện tích chè trồng mới giâm cành đã chiếm 40 %, còn chè hạt Trung Du và Shan cũ chiếm 60 % diện tích trồng chè cả nước (THS Nguyễn Hữu La – Giới thiệu giống chè mới - 2006); KS Nguyễn thị Minh Phương Nghiên cứu tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn của 8 giống chè PH 1, TD, ĐBT, Long Vân 2000, Bát Tiên, 1A, Chất Tiền, 777, khả năng giâm cành của các dòng chọn lọc mới 8, 9, 26, 32, 36, Tiền Phong, sinh trưởng của các dòng chè chọn lọc mới 9. 26. 32, 36, Ô long thanh Tâm, Tiền Phong, Trung Du, LDP 1, sinh trưởng của các dòng chọn lọc tuổi 3, đánh giá các chỉ tiêu sinh hoá của các dòng 9, 26, 32, 36, Tiền Phong, Kim Tuyên, thu quả gieo hạt các cập lai 2003, lai 1.992 hoa trên 17 cặp, trồng các cá thể chọn lọc, chọn lọc và giâm cành, trong đó 64 cá thể mới sẽ trồng giám định năm 2005; Tham quan thực địa các dòng số 1, 2, Tiên Phong (gò mõm bò); Đang giám định các giống chè Shan Chất Tiền, Nậm Ngật, Cù Dề Phùng chuẩn bị đưa ra khảo nghiệm sản xuất với mong muốn góp phần “ bảo tồn bản sắc trà Việt “ bên cạnh các giống chè Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản … mới xuất hiện ồ ạt trên đồi chè Việt Nam; THS Nguyễn Hữu La, Phó Giám Đốc Trung Tâm. Chọn lọc chè Shan để phát huy giống chè bản địa, chọn lọc, nhân giống tại chỗ, đưa vào sản xuất, kết hợp với nhà kinh doanh thu mua chế biến tiêu thụ tại Công ty chè TNHH Thành Sơn ở xã Thượng Sơn – Vị Xuyên, Hà Giang là một mô hình triển vọng. Cách làm mới Quản lý cây trồng tổng hợp này (chọn cây Shan đầu dòng à nhân giống tại chỗ à khảo nghiệm sản xuất à sản xuất nguyên liệu à xưởng chế biến thành phẩm à tiêu thụ sản phẩm) đã rút ngắn được thời gian chọn lọc giống mới được địa phương hoan nghênh, không dài dằng dặc hàng 20 năm như PH 1 và LĐP 1 và 2. Kết hợp được 4 nhà : nhà nông, nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ tăng nhanh tốc độ và hiệu quả chọn tạo giống chè mới. Ưu điểm lớn là đã rút ngắn thời gian chọn lọc và lai tạo giống chè qua hai kinh nghiệm sau đây (Lư, La) : a/ “ tiến hành xen kẽ các bước, vừa chạy vừa xếp hàng “, không tuần tự xong bước này mới triển khai bước tiếp theo như giai đoạn chọn lọc lai tạo PH 1, Lai LDP 1 và 2 (Lư); b/ chọn lọc tại chỗ - in situ - kết hợp 4 nhà : nông dân, khoa học, đầu tư và quản lý Nhà Nước (La - Đề tài Chọn lọc giống chè Shan MNPB – trong hai giai đoạn 1994-1996 và 2000-2005 tại Hà Giang (La). Góp ý : a/ Khi đưa giống mới vào sản xuất phải có trọng tâm trọng điểm, có căn cứ khoa học và thực tiễn, không đưa tràn lan quá nhiều giống, gây lãng phí công sức của quá trình nghiên cứu và cơ sở tiếp nhận giống, bảo đảm thành công trên 90 %. Điều này phụ thuộc vào sự nhậy bén nghề nghiệp tuy nhiên không tránh khỏi may rủi; b/ Chỉ tiêu đánh giá cuối cùng là giá trị hàng hoá của sản phẩm mới là thị trường nội địa và xuất khẩu; về mặt này chưa thấy Viện đề xuất biện pháp bổ sung, và còn có may rủi mà cán bộ kỹ thuật không hoàn toàn chủ động được; c/ Viện nên tổ chức hội thảo khoa học nội bộ với chủ đề “ Phương pháp rút ngắn thời gian chọn tạo, phổ cập ra sản xuất và tăng hiệu quả công tác chọn tạo giống chè ”. Cán bộ bộ môn giống, kỹ thuật canh tác, chế biến chè, thị trường tiêu thụ và đưa TBKT vào sản xuất có tham luận được Hội Đồng khoa học Viện chủ trì kết luận; Hệ thống canh tác – TBM Đinh thị Ngọ, kS Nguyễn văn Biên. Tiếp tục xác định kỹ thuật cho giống mới Phúc Vân Tiên, Keo am Tích sẽ đưa ra khảo nghiệm sản xuất như mật độ, bón phân, tạo nguồn phân bón hữu cơ, đốn, tủ gốc + tưới nước, phâm hữu cơ Sông gianh, hái chè, nâng cao độ phì đát chè, theo dõi mô hình Thái Nguyên và Mộc Châu ... ; Cơ giới hoa hái chè bằng máy nhằm tăng năng suất lao động giải quyết thiếu lao động hái chè bằng máy hái chè cầm tay Kobayashi của Nhạt Bản; Nguồn chất hữu cơ để tủ gốc và bón cho chè cỏ Ghi nê có chất xanh 100 tấn/ha; một đề tài triển vọng giải quyết về nguồn chất hữu cơ trên đồi chè; đã thực nghiệm ở Hoàng Su Phì, Hà Giang; Sản xuất thực nghiệm 11,5 ha đồi chè quản lý tốt đồng đều sạch cỏ ít sâu bệnh thu 93 tấn búp đạt 116,8 % kế hoạch; Bô môn chất lượng sản phẩm giống chè – TBM KS Nguyễn thị Phúc Đây là một tiến bộ mới trong nghiên cứu chế biến mẫu nhỏ để xác định tính thích ứng làm chè. Kiến nghị tiếp tục trang bị loại cối vò và máy sấy thí nghiệm nhỏ thay vò tay như của TRI - Srilanka để tăng độ đồng đều chế biến mẫu nhỏ; Tranh thủ được chuyên gia Trung quốc đã chế biến thí nghiệm chè o long, Mao Tiêm, Kim Ngân, Phổ Nhĩ và chè vàng cho miền núi phía bắc qua con đường “ tiểu ngạch song phương”. Loại chè vàng phải chăng là chè mạn hảo của giới sỹ phu Thăng Long xưa “ Uống chè mạn hảo, ngâm nôm Thuý Kiều ” ? Chè Phổ Nhĩ xuất xứ từ Vân Nam nổi tiéng về bảo vệ sưc khoẻ con người chế biến bằng nguyên liệu chè Shan, xuất khẩu bán rất đắt của Trung Quốc. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ ham học hỏi, tìm tư liệu, có hòm thư điện tử riêng, thạo tin học văn phòng; Bộ môn Công nghệ sinh học và nhân giống TBM ths nguyễn văn thiệp Có nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc tạo giống cây trồng có 1 Thạc sỹ Trưởng bộ môn, 6 nghiên cứu viên, 1 nữ thanh niên tình nguyện viên Nhật Bản. - Kết quả 2001 - 2005 thật đáng khuyến khích gồm Nghiên cứu nuôi cấy một số giống chè Shan, LDP 1, Phúc Vân Tiên, KAT bằng hoa, quả, hạt, búp chè và môi trường phù hợp; - Đào tạo cán bộ học lớp ngắn hạn tại Trường Đại học tổng hợp, hiện nay từ giai đoan 1 mơ ước (dreaming) đã sang giai đoạn 2 học tập (learning); Kinh phí 35 triệu rất hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu đầu tư không đủ tiền mua máy móc, đã quan hệ tốt với các đối tác Nhật Bản tài trợ dụng cụ thiết bị trị giá 8.000 USD; Đã tạo ra được phôi vô tính cây chè trong ống nghiệm, hoa ly ly, hoa đồng tiền. chuối, dứa, bạch đàn, mía, cúc … trong đó chè là khó nhất; Vườn ươm đã có 8 loại hoa đồng tiền màu khác nhau, chè đắng, hoa ly ly, hoa cúc, cà chua con ăn sống …; Khó khăn chính là kịnh phí, trình độ còn mới, chưa liên kết được với các Bộ môn để tiêu thụ những sản phẩm cây con làm ra; Tuy rất mới mẻ sinh sau đẻ muộn nhưng cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình đã chạy vạy trong 3 năm qua về thiết bị, học tập nên đã thành công bước đầu và đang phấn đấu sang giai đoạn 3 hành động (action) và chặng cuối cùng là giai đoạn 4 sản xuất (prodction). Kế hoạch 2006. Nghiên cứu nhân giống in vitro một số loại cây hoa, cây ăn quả và cây rừng ( Hồng ngâm Gia Thanh, Hoa đồng tiền nhập nội, Chè đắng, Bạch đàn giống mới). Hoàn thiện quy trình tái sinh cây chè bằng phôi vô tính phục vụ công tác cải tạo giống chè. III/ Công ty Tư vấn - Đầu tư phát triển Chè và cây nông lâm nghiệp Gđ ths lê đìng giang Diện tích sản xuất chè 90 ha sạch cỏ ít sâu bệnh, 6 tháng đầu năm thu được 195 tấn búp đạt 31,5 % kế hoạch năm; chế biến được 44,53 tấn khô. Khuyến cáo nên mở rộng diện tích đồi chè tủ cỏ ghinê vì có tới 100 tấn/ha chất xanh; Đã làm tốt vai trò thực nghiệm và khảo nghiệm các kết quả nghiên cứu giống PH 1, Lai 1, Lai 2, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, PT 95 ... trước khi đưa ra sản xuất rộng; Tham gia các đề tài sản xuất chè an toàn chất lượng cao tại Phú thọ, Sơn La, Thái Nguyên; đề tài Dự án cây ăn quả; Tập huấn theo chương trình khuýen nông, tư vấn xây dựng mô hình Thuận lợi:Tổ chức của Công Ty hoạt động theo luật, lãnh đạo được bổ sung, đồi chè ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên cải thiện (nhà ở, tiện nghi và việc làm...). Các TBKT mới được triển khai sớm. Viện có kế hoạch xây dựng 1 xưởng chế bién chè ô long trị giá 3 tỷ VNĐ, đã có tiền nhưng chưa triển khai giải ngân; Khó khăn: Diện tích hẹp quá nhiều giống, vì đã trồng thực nghiệm cho các bộ môn, không đủ để tạo ra sản phẩm lớn ở quy mô kinh doanh, nhà máy chè với thiết bị cũ kỹ lạc hậu chắp vá, chế biến tại Thanh Ba cách xa Phú Hộ nên tăng chi phí vận chuyển. Vốn ít nhưng chủ yếu là vốn cố định mà thiếu vốn lưu động trong kinh doanh, cán bộ công nhân đông còn khó khăn. Làm thế nào đảm bảo kinh doanh có lãi và phát triển trong cơ chế cạnh tranh mới, để thực hiện nhiệm vụ mới là khong dễ dàng đơn giản. IV/ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau Hoa Quả GĐ THS Nguyễn Đình Tuệ Biên chế 40 gồm lãnh đạo 3, kế hoạch 5, Bộ môn Quả 18, Bôk môn Rau 5, Bộ môn Hoa 4, tổ vườn ươm 5. A/ Kết quả 2005 Bảo tồn, đánh giá tập đoàn quỹ gen tại Phú Hộ 12 loài CAQ gồm 266 mẫu giống chuối (85 mẫu), dứa (34 mẫu), vải (36 mẫu). đã tuyển chọn được 3 giống dứa, 3 giống chuối, 4 giống hồng, 3 giống vải, 3 giống bưởi, 1 giống lạc tiên tự thụ Đài Loan. Mô hình trồng thâm canh 2 giống bưởi đặc sản Đoan Hùng với quy mô 300 ha và chọn tạo, khảo nghiệm giống dứa. Thâm canh bưởi, dứa, hồng, chuối, vải, tổng hợp phòng trừ dịch hại cây ăn quả. TBKT: thâm canh vải chín sớm Hùng Long, nhân giống dứa Cayen không gai tại Kỳ Anh - Nghệ An, Văn Yên - Yên Bái, giống lạc tiên tự thụ cho Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty chế biến xuất khẩu thực phẩm Quảng Ngãi. Hợp tác quốc tế và đào tạo: Hợp tác với Viện tài nguyên cây trồng quốc tế (IRPGI) và tổ chức cải thiện và phát triển giống chuối (INIBAP), trao đổi thông tin. Đào tạo được cao học: 1 kỹ sư: 2 NCS 3 cao học: 2 đang học đại học. Xây dựng cơ bản: Hệ thống tưới cây tại Trung tâm Đầu tư trang thiết bị nghiên cứu 1,8 tỷ B/ Kế hoạch 2006 Nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất một số cây ăn quả đặc sản ở một số vùng trung du miền núi phía bắc. Nghiên cứu khảo nghiệm và phát triển một số giống rau ở trung du miền núi phía bắc. Bảo tồn, chăm sóc và đánh giá tập đoàn giống rau (Viện nghiên cứu rau quả). Thu thập, đánh giá giống hoa có triển vọng (Viện Di truyền). Nghiên cứu ứng dụng phòng trừ tổng hợp nhện lông nhung và sâu đục quả trên vải chín sớm Hùng Long (Sở KHCN tỉnh Phú Thọ). Nghiên cứu ứng dụng phòng trừ tổng hợp nhện hại trên bưởi Bằng Luân (Viện nghiên cứu rau quả). Bảo tồn, lưu giữ tập đoàn cây ăn quả ( Trung tâm tài nguyên thực vật). C/ Tham quan Ngoài nhiệm vụ cây ăn quả cũ, còn thêm rau và hoa. Đã có chiến lược xây dựng nghiên cứu, đưa TBKT vào sản xuất đầy đủ về nội dung, nguồn lực cán bộ, vốn đầu tư ... có bài bản. Đã tham quan các vườn sưu tập, tập đoàn bưởi, hồng, vải, nhãn, cam, bơ ... nhà lưới trồng hoa và rau là hai cây mới. Đáng ghi nhớ là mới có cây lạc dại phủ đất, chống xói mòn, tạo chất xanh, nhiều hoa như những con bướm vàng để tăng độ phì và thẩm mỹ vườn cây ăn quả. Nên trồng lại các rặng trám đen, trám trắng bảo tồn những cây bản địa như cọ, chò chỉ, chò nâu, lim, sến, vàng tâm, trẩu, lai, đen, dọc, sở, hồi, quế, sả V/ Bộ môn Cây lương thực và Cây thực phẩm Tbm TS Nguyễn văn Niên Biên chế 9 gồm 1 Tiến sỹ, 2 Thạc sỹ, 5 kỹ sư, 1 công nhân. A/ Hoạt động 2006 2 Đề tài cấp Bộ về lúa tẻ, lúa nếp, đậu tương, lạc tại Mù Cang chải, Nà Hang; 2 Đề tài cấp cơ sở về bón phân tại Phú Hộ; 2 Đề tài cuả Sở Khoa học – Iôi trường về cơ cấu cây trồng ở Mường Lò; 5 Đề tài phối hợp với các đơn vị của VAAS về lúa, đậu đỗ, cây có củ và ngô; 5 Đề tài tự đễ xuất về lúa, lạc, dậu tương, và canh tác đậu tương không làm đất tại Phú Thọ; B/ Góp ý Đây là một Bộ iôn mới rất cần thiết để đải bảo an ninh lương thực vùng sâu, vùng xa mới thành lập ià đã có ruộng dộc thí nghiệm trồng đậu tương đông có triển vọng. Đội ngũ cán bộ trẻ, có khả năng vi tính, sức khoẻ, chịu đựng gian khổ, nhiệt tình đã có kinh nghiệm hoạt động miền núi. Về phương pháp công tác nên sử dụng 3 nguồn : Tổng kết thực tiễn (điều tra cơ bản, thu thập giống, kinh nghiệm canh tác, nông cụ, sản phẩm) – Nghiên cứu tại Bộ iôn – Thông tin các Viện chuyên ngành trong nước và quốc tế, trong đó tổng kết thực tiễn làm điểm xuất phát. Nên phát triển nông lâi nghiệp miền núi dựa trên các tiểu vùng khí hậu và văn hoá phong tục tập quán dân tộc làm gốc, đồng thời vận dụng thích hợp những thành tựu của nông nghiệp hiện đại ià không áp đặt nguyen si máy móc. Về kế hoạch 2006, nên lựa chọn đề tài nghiên cứu xuất phát từ điều tra thực tiễn sản xuất, nhằm giải đáp cái cần cái khó của dân, mà không nên từ suy luận chủ quan tại Viện. Sắp xếp đề tài theo thứ tự ưu tiên dựa trên các tiêu chí : mới mẻ, hiệu quả, thực tiễn, khả thi, có triển vọng trong sản xuất; Đào tạo thông thạo về tập huấn PRA và điêu tra RRA cho nông dân vùng núi. VI/ Phòng Khoa học – Quan hệ quốc tế TP TS nguyễn văn toàn Nguồn lực khoa học kỹ thuật - Đội ngũ cán bộ công nghệ trẻ, còn mới vào nghề chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu cao và nhanh của phát triển Nông nghiệp miền núi Việt Nam đến 2010 cần đặc biệt quan tâm đào tạo về mọi mặt... cần gắn bó lâu dài và có tâm huyết với Viện. - Cần có ngoại ngữ Anh, Trung, Pháp để giao dịch với những đối tác tiềm năng về nghiên cứu khoa học. - Đào tạo đội ngũ đồng bộ cán bộ, công nhân mà Viện đang thiếu và yếu về chế biến, có năng lực và tâm huyết gắn bó với Trung Tâm. Thư viện Còn ít tư liệu mới nên đặt mua các tờ Abstract của Trung Quốc, Hà Lan và Anh về cây công nghiệp nhiệt đới, để cập nhật thông tin cho cán bộ nghiên cứu. Tư liệu hồ sơ cũ phải bảo quản, kiểm kê, đánh giá, phân loại, lập danh mục, và lưu trữ khai thác vốn truyền thống. Mỗi khi muốn huỷ bỏ tư liệu cần theo thủ tục lưu trữ hồ sơ của Cụa Lưu trữ vì đã bỏ là không phục hồi được nữa. Rất cần xây dựng nội quy phòng đọc và quản lý hồ sơ khoa học kỹ thuật để lưu trữ những đề tài đã hoàn thành. Quan hệ quốc tế : nối lại những quan hệ cũ bị bỏ dở của Pháp, Trung Quốc, Srilanka … nhằm thu hút đầu tư và chất xám, bằng tổ chức Kỷ niệm 90 năm thành lập Viện (1918-2008), có mời lãnh đạo, cơ quan chức năng của Bộ và sứ quán các nước đối tác tiềm năng có liên quan . III/ Kiến nghị Viện cần tạo ra những danh trà xanh nổi tiếng như các Công ty chè Mộc Châu, Thái Bình, Cầu tre và những trà truyền thống như trà thái Tân Cương vùng trung du và chè vàng miền núi phía Bắc. Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO và HACCP (Hazard analysis and Critical Point = Hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) trong xưởng chè của Công Ty ĐTPTC-CNLN của Viện, nhằm nâng cao độ đồng đều và giá trị sản phẩm trong tiến độ giao hàng cho khách trong và ngoài nước (tham khảo Báo cáo Tham gia giải thưởng Chất lượng chè Việt Nam 2006 của Công ty cổ phần chè Thái Bình - KSN 39 đã sao sang máy vi tính văn phòng Trung Tâm - La). Kết hợp văn hoá với nghiên cứu phát triển chè và cây nông lâm nghiệp MNPB Việt Nam nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc mà không hoà tan trong bối cảnh hội nhập, song song với tiếp thu tinh hoa của thế giới. Đây là một lĩnh vực mới mẻ nhiều triển vọng và hiệu quả lâu dài bền vững chưa khai thác. Sưu tập giống chè, cây nông lâm nghiệp MNPB, sản phẩm, trà cụ, nông cụ, tư liệu cổ, bảo tồn và trồng bổ sung tập đoàn các cây bản địa. Tổ chức các hội thảo văn hoá chè đặt nền móng cho Bảo tàng văn hoá chè Việt Nam. Nghiên cứu giá trị của chè tươi, chè mạn dân tộc miền núi. Tìm nguồn tài trợ văn hoá quốc tế của Ford Foundation, Korea, Trung Quốc, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển. Công Đoàn, Phụ nữ, Thanh Niên, Hội người cao tuổi nên phát động phong trào “ Xây dựng gia đình văn hoá mới “ để chống lại những tệ nạn xã hội đang rình mò xâm nhập vào Viện mặt trái của quá trình đô thị hoá. Tham khảo 2 báo cáo KS N 37 – Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An và KS N 39 – Công ty cổ phần Chè Thái Bình tại Lạng Sơn. Đề nghị nghiên cứu vận dụng những kinh nghiệm sản xuất lớn của hai cơ sở này đã tiếp thu và phát triển sản xuất thành công kết quả nghiên cứu của Viện (2001 – 2005). IV/ Đề nghị thảo luận đề xuất với Ngành chè Việt Nam Phương châm phát triển chè Việt Nam là “ Quy hoạch sáu vùng chè, cơ cấu giống tối ưu, chế biến nhiều mặt hàng, giá trị hàng hoá cao, thị trường đa dạng đa phương, phục vụ khách hàng nhiều loại, bảo tồn bản sắc trà Việt “ bằng xác định tỷ lệ tối ưu giữa giống chè nhập nội và chè bản địa Trung Du và Shan với kỹ thuật canh tác và cơ cấu sản phẩm tối ưu cho xuất khẩu và nội tiêu của 6 vùng sản xuất chủ yếu (Trung du, Miền núi, Tây bắc, Đông bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên). Về trà nội tiêu phải dựa vào thị hiếu, lứa tuổi, thành thị, nông thôn, thu nhập người tiêu dùng. Quy hoạch các vùng chè phải dựa trên điều kiện sinh thái, nhu cầu người tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và giống chè. Phải kết hợp được 5 nhà : quy hoạch, kinh doanh thị trường, nông học và quản lý. Cần xây dựng những mô hình vùng sản xuất danh trà xanh, đen và đặc sản, an toàn có chất lượng cao quy mô lớn 100 – 1000 tấn xuất khẩu năm, để cung cấp cho các khách hàng lớn, lâu dài và ổn định, không phải thu gom lẻ tẻ, manh mún, chất lượng khó đồng đều, không đảm bảo thời gian giao hàng. Lựa chọn và phát huy những điểm tiếp nhận giống mới thành công của Viện, như Lục Yên, Hà Giang, Thái Nguyên ... rồi phát triển quy mô theo kiểu vết dầu loang, tầm ăn dỗi. Làm thế nào để nâng cao độ đồng đều trong sản xuất nguyên liệu – chế biến trà bằng xây dựng và áp dụng ISO để quản lý chất lượng theo HCCP như Công ty chè Thái Bình. Mục tiêu lâu dài là tăng giá trị xuất khẩu, chất lượng, xoá bỏ hình ảnh “ Việt Nam là nước xuất khẩu trà giá rẻ nhất thế giới “ để nâng cao vị thế và uy tín của Ngành chè Việt Nam trong thế giới và khu vực, được Nhà Nước xếp vào hàng ngũ những cây xuất khẩu chủ lực, vì Việt Nam nằm trong khu vực nguyên sản cây chè thế giới, lại có nhân dân dũng cảm, cần cù và sáng tạo. v/ kết luận Qua chuyến khảo sát nhanh này, sau khi quan sát thực địa và tiếp xúc với đội ngũ cán bộ công nhân viên cũ mới, thanh niên, trưởng thành trong bối cảnh nước nhà hội nhập vào khu vực và thế giới nhiều cơ hội và đầy thử thách mới, nhưng tôi rất : - Tin tưởng vào tổ chức mới, sự lãnh đạo đoàn kết sáng tạo của Đảng Bộ, các đồng chí Giám Đốc, chuyên viên, đội ngũ cán bộ và công nhân viên có năng lực, sức khoẻ và gắn bó tâm huyết với Viện nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năng nề của Bộ NN-PTNT và Viện Trung Ương giao cho. - Sẵn sàng đóng góp những thông tin mà tôi thu thập được trong các chuyến khảo sát thực tiễn và thông tin qua mạng.(Trong đợt này đã cung cấp trên 300 trang thông tin về các Công ty chè tại các vùng chủ yếu, trà ô long, Quản lý chất lượng trà, Quản lý danh trà và kinh doanh trà Long Tỉnh, Nguồn gốc cây chè thế giới, Lịch sử Trạm nông lâm nghiệp Phú Thọ) Cuối cùng xin chúc Viện đạt nhiều thành tích mới trong xây dựng và triển khai kế hoạch 2006 – 2010 về nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của CBCNV. Phú Hộ, ngày 6 tháng 9 năm 2006 PGS Đỗ Ngọc Quỹ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV521.doc