Việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử vào các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

LỜI MỞ ĐẦU: Trong thời đại ngày nay ,việc toàn cầu hóa nên kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Thông tin là một công cụ chiến lược của mọi nhà kinh doanh khắp nơi trên thế giới, nhà kinh doanh cần phải có các thông tin như: thông tin thị trường, thông tin về giá cả các yếu tố sản xuất, về cước phí vận tải, các phương tiện bảo hiểm hàng hóa, khả năng về vốn, những yêu cầu của hải quan, các loại thuế suất...Để nhà kinh doanh có quyết định đúng đắn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ở Việt nam, đặc biệt

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử vào các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn không có khả năng tiếp cận các thông tin trên thế giới có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình hoặc giới thiệu sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng ở nước ngoài bởi vì họ không có khả năng đầu tư cho việc thu thập thông tin và quảng bá sản phẩm trên qui mô thị trường quốc tế. Thương mại điện tử (electronic-commerce) chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu nhập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Với Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới-những nơi mà có thể kết nối Internet. Khi đó với chi phí đầu tư thấp và nhiều tiện ích khác, các doanh nghiệp có thu được nhiều lợi ích như: Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác; Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian ảo rộng lớn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay biên giới quốc gia và tất cả những người , những doanh nghiệp kết nối Internet có thể xem được thông tin này vào bất cứ lúc nào. Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn, nhiều hơn với chi phí thấp hơn nhiều lần so với các phương pháp truyền thống. Ở Việt nam , Thương mại điện tử đã được bàn đến rất nhiều trong đời sống kinh tế xã hội. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt nam đi đầu trong việc khai thác các lợi thế của Thương mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng......... Trong quá trình hội nhập WTO, AFTA quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thì vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy vậy, các điều kiện để có thể phát triển Thương mại điện tử ở nước ta vẫn chưa thực sự sẵn sàng với nhiều lí do khác nhau, như hạ tầng cơ sở kĩ thuật yếu kém, thiếu nguồn nhân lực có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nghiêm trọng, chưa có hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế số... đó chính là những rào cản cho chúng ta bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số với Thương mại điện tử là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhảy vọt, hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần vào việc đẩy nhanh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức-một xu hướng tất yếu của thời đại. Như vậy với những đòi hỏi cấp thiết trên, việc ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu của đề án. Nêu một số ứng dụng Internet , Thương mại điện tử , sơ lược các mô hình ứng dụng Thương mại điện tử trên thế giới. Nghiên cứu và tổng quát hóa việc ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Đề xuất và cụ thể hóa một quy trình ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp có tính khả thi cao cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp để thấy được sự cấp thiết của việc đưa ứng dụng của Thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay thúc đẩy tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới . Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề án. Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề án sẽ trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản về việc sử dụng Internet , một số mô hình ứng dụng Thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên thế giới và ứng dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mạng Internet với các doanh nghiệp. Internet: Là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin. Internet là một phương pháp nối các mạng máy tính hiện hành, phát triển một cách rộng rãi tầm hoạt động của từng hệ thống thành viên. Theo số liệu thống kê của trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam – Bộ Bưu Chính Viễn Thông ta có số liệu như bảng sau: (Bảng 1) Tình hình phát triển Internet trên thế giới và trong khu vực tính đến tháng 6 năm 2003 Quốc Gia Dân số Số người sử dụng Internet Phần trăm % Singapore 4,225,000 2,300,000 54.44% Malaysia 24,000,000  8,000,000 33.33% Brunei 362,000 35,000 9.67% Thailand 63,300,000 6,000,000 9.48% Philippines 81,500,000 3,000,000 3.68% Vietnam 81,000,000 1,903,160 2.35% Indonesia 231,340,000 5,500,000 2.38% Lao 5,921,000 15,000 0.25% Cambodia 13,124,000 30,000 0.23% Myanmar 51,000,000 12,000 0.02% ASEAN 555,772,000 26,795,160 4.82% Quốc Gia Khác China 1,287,000,000 68,000,000 5.28% Brazil 176,509,000 14,323,000 8.11% France 60,180,000 18,000,000 29.91% Australia 19,930,000 10,965,000 55.02% UK 64,500,200 34,300,000 53.18% Japan 127,300,000 57,564,000 45.22% Netherlands 16,150,000 10,351,000 64.09% South Korea 48,400,000 26,270,000 54.28% Switzerland 7,785,000 4,265,000 54.78% Sweden 8,878,000 6,600,000 74.34% US 292,300,000 177,550,000 60.74% Hong Kong 7,390,000 4,571,000 61.85% Các Châu lục và thế giới Châu Úc 31,500,000 10,500,400 33.33% Châu Mỹ 847,980,000 205,658,500 24.25% Châu Âu 729,950,000 166,386,500 22.79% Châu Á 3,808,790,000 201,079,000 5.28% Châu Phi 897,600,000 7,950,000 0.89% Thế Giới 6,315,820,000 591,574,400 9.37% Từ bảng trên chúng ta thấy rõ rằng Internet càng được nhiều người quan tâm, sử dụng và khai thác. Rõ ràng đây là một xu hướng không tránh khỏi đối với bất cứ một quốc gia nào, do đó việc tìm hiểu, nâng cao kiến thức và khai thác Internet có hiệu quả chính là ở mỗi người, mỗi doanh nghiệp và của mọi cấp chính quyền. Internet với các doanh nghiệp . Để tạo ra cảm giác an toàn khi sử dụng Internet để liên lạc với các nhà cung cấp và các khách hàng, một doanh nghiệp cần phải chắc chắn trong việc nhận dạng đối tác ở phía bên kia của giao dịch và ràng buộc về mặt pháp lý bằng bất kỳ một thoả thuận nào đó bằng điện tử. Người ta vẫn đang thảo luận để tìm kiếm các phương thức bảo mật tốt hơn trên Internet và các chủ đề trong các cuộc thảo luận này là: mã hoá, chữ ký số hoá và chứng chỉ số hoá. Mã hoá: là một công nghệ ghi lại thành mật mã một thông điệp trước khi nó được gửi đi và giải mã khi người ta nhận được nó. Mã hoá dùng để bảo vệ một thông điệp không bị xem và thay đổi trái phép. Chữ ký số hoá: là một dạng của chữ ký điện tử, sử dụng kĩ thuật mật mã để kiểm tra người gửi thông điệp có đúng là người gửi thật không và có nội dung chưa bị thay đổi từ khi bức thông điệp được gửi đi. Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận chữ ký điện tử. Chứng chỉ số hoá: là một dạng bảo đảm bằng điện tử xác nhận một thông điệp là xác thực. Điều này cũng như khái niệm về các chứng chỉ bằng giấy như giấy khai sinh, hộ chiếu và bằng lái xe. Giấy chứng chỉ (như bằng lái xe) được một bên thứ ba đáng tin cậy (như nhà nước) chỉ ra bằng những thông tin trong thông điệp (tên, địa chỉ, ...) là đáng tin cậy. Hiện nay các doanh nghiệp cũng lo lắng về việc Chính Phủ có thể đánh thuế quá mức trên Internet và có thể có những qui định quá mức hoặc kiểm duyệt Internet, hạn chế nội dung hoặc làm phức tạp quá trình. Ví dụ như quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Văn Hoá Thông Tin có thể làm cản trở sự phát triển của Internet và thương mại điện tử. Một số doanh nghiệp khác còn lo ngại khả năng hoạt động và độ tin cậy của Internet. Các doanh nghiệp đã từng sử dụng các giao dịch EDI trên các mạng riêng giá trị gia tăng đã biết rằng các thông tin quan trọng sẽ được chuyển tới đích của nó theo lịch, không bị xâm phạm trái phép mà nhà cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm về việc này. Nhưng Internet thì không có sự bảo đảm đó bởi Internet là một mạng công cộng của các mạng và các nhà cung cấp kết nối với nhau, không có một chủ thể nào đảm bảo cho việc một thông điệp được chuyển từ một điểm này tới một điểm khác mà không bị xâm phạm trái phép. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã từng bị lộ các thông tin về thẻ tín dụng, bị kẻ xấu mua hàng hoá, dịch vụ trên mạng Internet mà tiền lại là của mình..... Thương mại điện tử. Định nghĩa: Thương mại điện tử là một sự kết hợp giữa các công nghệ và dịch vụ tạo điều kiện cho quá trình tự động hoá của các giao dịch thương mại và các thông tin liên quan trong một công ty và giữa công ty với khách hàng và nhà cung cấp của mình. Định nghĩa về thương mại điện tử cũng được nhiều tổ chức quốc tế khác nhau đưa ra. Theo nghĩa rộng rãi nhất thì thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại; nói chính xác hơn, thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Thông tin trong định nghĩa này có thể là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kĩ thuật điện tử như thư từ, tệp tin văn bản, các cơ sở dữ liệu, bản vẽ thiết kế, hình vẽ, đơn hàng, hoá đơn, biểu giá, hợp đồng...... Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế đã thảo ra Đạo luật mẫu về thương mại điện tử và đã được Liên Hợp Quốc thông qua: Thuật ngữ “thương mại”(Commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính chất thương mại (Commercial) bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: “bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình; tư vấn;kĩ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hay đường bộ.” Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin được số hoá thông qua mạng Internet. Do vậy thương mại trong thương mại điện tử không chỉ buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều, và do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết các hoạt động kinh tế. Theo ước tính, đến nay có tới trên 1300 lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực; Thương mại điện tử mở ra các hoạt động hiệu quả cho kết quả trong những khoảng thời gian ngắn hơn, cải thiện sự phản hồi với khách hàng và làm giảm chi phí điều hành. Hầu hết các công ty đang đầu tư vào thương mại điện tử ngày nay mong muốn có một hệ thống quản lý được các giao dịch thương mại nội bộ và qua các kênh phân phối. Một kênh phân phối có thể bao gồm các tổ chức bán hàng và marketing, các nhà sản xuất, các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, những người bán lẻ, các nhà sản xuất thiết bị đầu tiên và những người tiêu dùng. Trong kênh phân phối còn có các cơ quan Chính Phủ để kiểm soát thuế quan và các nhu cầu an ninh, các công ty bảo hiểm để bảo vệ hàng tồn kho, các công ty phân phối và hậu cần để vận chuyển hàng hoá và cuối cùng là các ngân hàng để cho quá trình thanh toán. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử . Thư điện tử (Electronic mail hay E-mail) Trao đổi dữ liệu điện tử EDI-(Electronic Data Interchange) Thanh toán điện tử (Electronic-Payment) Trao đổi các sản phẩm số hoá Bán lẻ hàng hoá hữu hình Các đặc điểm của thương mại điện tử . Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp không phải là mới mẻ, từ cuối những năm 1970, các doanh nghiệp đã bắt đầu gửi, nhận các đơn hàng, hoá đơn và các thông báo chuyển hàng bằng điện tử thông qua EDI (trao đổi dữ liệu điện tử ). Mặc dù đã có khoảng 100.000 công ty trên khắp thế giới sử dụng EDI nhưng đa số những đối tượng được EDI hỗ trợ là những tập đoàn lớn, chính phủ.... Nguyên nhân là do tính phức tạp, kém khả năng phổ biến, chi phí lắp đặt và quản lý quá cao . Ngày nay, với các ứng dụng của Internet, các doanh nghiệp dù ở qui mô nào cũng có thể liên hệ với nhau bằng điện tử thông qua web, một thế giới các mạng liên kết bao gồm: mạng toàn cầu (Internet ), mạng nội bộ (Intranet), mạng ngoại bộ(Extranet) và các mạng giá trị gia tăng (VAN- Value Added Network). Các mạng thương mại điện tử quản lý sự trao đổi các giao dịch, nó quản lý các đơn đặt hàng, thông báo chuyển hàng, các hoá đơn bán hàng và tất cả các tài liệu cần thiết cho công việc kinh doanh. Trong thương mại điện tử, các giao dịch chuyển đi giữa các ứng dụng 24 giờ một ngày, bảy ngày trong một tuần tuỳ theo các sự việc hoặc các lịch hẹn trước. Ta có thể thấy rằng thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau: Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi qui mô doanh nghiệp, sử dụng kĩ thuật số trong toàn bộ quá trình giao dịch, Giao dịch diễn ra liên tục, không có thời gian trễ, Thông tin chính xác do luôn cập nhật, Tự động hoá trong các giao dịch người – máy, Quá trình thanh toán thực hiện bằng điện tử thông qua các ứng dụng của thương mại điện tử, Quá trình giao hàng thực hiện bằng điện tử với các mặt hàng số hoá, Để thấy rõ hơn đặc điểm của thương mại điện tử, ta có thể xem xét một quá trình mua hàng cho một doanh nghiệp trong hai điều kiện có thể ứng dụng thương mại điện tử và truyền thống (xem bảng 2). Ta có thể thấy nhiều bước trong hai hình thức này giống nhau, nhưng phương pháp nhận và truyền thông tin trong cả hai chu trình lại rất khác nhau. Rất nhiều phương tiện truyền tin được sử dụng trong hình thức thương mại truyền thống làm cho sự phối hợp trở nên khó khăn hơn và làm tăng thời gian cần thiết cho cả quá trình. Nhưng khi ứng dụng thương mại điện tử, các bước đều sử dụng đến kĩ thuật số, chỉ có các ứng dụng khác nhau để chuyển và xử lý dữ liệu trong suốt quá trình. Hiệu quả trong quá trình tăng hơn hẳn do ta có thể có toàn bộ các thông tin ngay lập tức và cũng có thể mua hàng ngay với chỉ một loại phương tiện truyền tin. Đây chính là lợi ích mà thương mại điện tử sẽ mang lại. Tuy hàng hoá thông thường thì không thể chuyển qua Internet, nhưng ngày càng có nhiều hàng hoá và dịch vụ (như: phần mềm chương trình máy tính, trò chơi, thông tin ...) cho phép ta truyển tải bằng điện tử làm cho thương mại điện tử thực sự trở nên mạnh mẽ và cần thiết hơn bao giờ hết. Bảng 2. So sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống Các bước Thương mại truyền thống (sử dụng nhiều phương tiện truyền tin) Thương mại điện tử (sử dụng một phương tiện truyền tin duy nhất) Ưu điểm của thương mại điện tử Thu thập thông tin về sản phẩm Tạp chí, tờ rơi, quyển catalog sản phẩm Các trang Web Thông tin sản phẩm luôn được cập nhật hơn Yêu cầu một loại hàng Mẫu yêu cầu, thư yêu cầu Thư điện tử Phản hồi nhanh hơn Nhận thông tin Bưu chính, trực tiếp Thư điện tử, trang Web Thu nhận thông tin nhanh hơn Xem chi tiết sản phẩm, giá cả Các quyển catalog Các catalog điện tử trực tuyến Thông tin chi tiết, hình ảnh phong phú hơn Kiểm tra khả năng cung cấp và giá cả Điện thoại, FAX Thư điện tử Cho kết quả nhanh hơn Lập đơn đặt hàng Mẫu in sẵn Thư điện tử, Web Không phải in ấn Giử đơn hàng (mua) Nhận đơn hàng (bán Fax, bưu điện Thư điện tử, EDI Nhanh, chính xác Kiểm tra kho hàng Mẫu in sẵn, Điện Thoại, Fax Cơ sở dữ liệu trực tuyến Số liệu chính xác do luôn cập nhật Lập lịch giao hàng Mẫu in sẵn Thư điện tử, Cơ sở dữ liệu trực tuyến Có khả năng tự động hoá Viết hoá đơn Mẫu in sẵn Cơ sở dữ liệu trực tuyến Tự động Chuyển hàng Người chuyển hàng Người chuyển hàng Internet Gần như tức thời đối với SP số hoá Giấy báo đã nhận hàng Mẫu in sẵn Thư điện tử Nhanh Gửi hoá đơn (bán) Nhận hoá đơn (mua) Bưu điện Thư điện tử, EDI Nhanh Lập lịch thanh toán Mẫu in sẵn EDI, Cơ sở dữ liệu trực tuyến Có khả năng tự động hoá Trả tiền (người mua) Nhận tiền (người bán) Tiền mặt, chuyển khoản Trao đổi dữ liệu điện tử Có khả năng tự động hoá Lợi ích kinh tế của thương mại điện tử Thương mại điện tử là yếu tố hợp thành của nền kinh tế tri thức; thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do lâu nay có rất ít cơ hội giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác. Thương mại điện tử sẽ đẩy nhanh hơn tiến độ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Vì vậy các nước đang phát triển như Việt Nam nếu biết tận dụng tốt những lợi ích của thương mại điện tử sẽ có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước phát triển trên thế giới. Mặc dù đạt được những hiệu quả nhất định, nhưng thương mại điện tử mới chỉ là khởi đầu, điểm xuất phát của một sự khởi đầu trong những năm tới. Phần lớn các trang Web hiện nay chưa sinh lời nhiều, nhưng các doanh nghiệp đều hy vọng chỉ trong một vài tháng các văn phòng này sẽ tạo ra những khoản lợi nhuận lớn cho họ. Rõ ràng có những cơ hội lớn chưa từng có cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào cuộc cách mạng thương mại điện tử. Tuy nhiên, cần phải xử lý một số vấn đề về chính sách và kỹ thuật ở cấp quốc gia để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia đầy đủ vào thương mại điện tử Sự lớn mạnh nhanh chóng của thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp thực hiện được là nhờ: Chi phí mua hàng thấp hơn Giảm chi phí tồn kho Chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị thấp hơn Tận dụng được các cơ hội kinh doanh Vận tải hậu cần có hiệu quả hơn Dịch vụ khách hàng phong phú hơn Chu kỳ kinh doanh ngắn hơn Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM Con đường tiếp cận thương mại điện tử của mỗi quốc gia thường gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị – chấp nhận – ứng dụng và các giai đoạn này cũng thường đan xen vào nhau. Giai đoạn chuẩn bị gồm các hoạt động từ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, xác định mức độ sẵn sàng đối với thương mại điện tử để biết những yếu tố cần thay đổi hoặc hiệu chỉnh, nhằm đảm bảo thích ứng trên mọi bình diện. Nước ta đang tiến hành những bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất, nhưng cũng đã xuất hiện bóng dáng của giai đoạn sau. Một mặt, nhận thức về thương mại điện tử được khơi dậy và nâng cao dần, kiến thức về thương mại điện tử đang từng bước được phổ biến trên toàn quốc; mặt khác, chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử đã và đang được một số cơ quan và doanh nghiệp triển khai. Trên thực tế, sau gần 5 năm hoà mạng Internet, trình độ ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn thấp là do các nguyên nhân sau: Một là, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và viễn thông còn yếu kém: số lượng điện thoại và thuê bao Internet tính trên đầu người còn thấp: 1.903.160 thuê bao chiếm 2.35% dân số (tính đến tháng 6 năm 2003), chất lượng và tốc độ đường truyền còn thấp, chi phí liên quan còn cao. Về viễn thông, Việt Nam có 3 cổng đi quốc tế và 8 trạm mặt đất có khả năng liên lạc trực tiếp tới gần 30 nước và gián tiếp tới trên 300 nước. Mạng điện thoại đã được số hoá và tỷ lệ thuê bao trung bình toàn quốc đạt 4 máy/100 dân. Việt Nam chính thức tham gia vào mạng Internet toàn cầu ngày 19 tháng 11 năm 1997. Ngày 1 tháng 12 năm 1997, các nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam chính thức cung cấp cho khách hàng trong toàn quốc các dịch vụ cơ bản của Internet như: dịch vụ Web toàn cầu (WWW), dịch vụ thư điện tử (POP and SMTP) và dịch vụ truyền tệp tin (FPT) Cho tới nay Việt Nam có 3 nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet là VDC, FPT, Vietel; nhưng chỉ có công ty VDC đã và đang cung cấp dịch vụ này. Còn về nhà cung cấp dịch vụ Internet thì có 13 công ty nhưng chỉ có 6 công ty đang cung cấp dịch vụ : Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, ( Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, ( Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn SPT, ( Công ty NetNam – viện công nghệ thông tin IOIT, ( Công ty điện tử Viễn thông quân đội Vietel Công ty Việt Khang Ngoài ra, còn có 7 công ty đã được cấp phép từ đầu năm 2003 là công ty Viễn thông Điện lực (ETC), công ty cổ phần công nghệ mạng (QTNet), công ty Hà nội Telecom, công ty Điện tử hoá chất Quân đội (Elinco), công ty One Connection, Công ty điện tử thông tin Sài Gòn (SEI) và công ty đầu tư phát triển công nghệ (TDI) vẫn chưa khai triển dịch vụ. Hiện nay thị phần cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam vẫn thuộc về hai nhà cung cấp chính là VDC và FPT, trong đó VDC chiếm khoảng 59.39% và FPT khoảng 29.34%. Phần còn lại thuộc về Netnam là 5.56% à SaiGonnet là 5.68%. Cước truy cập Internet của Việt Nam (chưa bao gồm VAT) Dịch vụ VNN 1260 (Đơn vị tính: Đồng /phút) Thời gian Từ 7h đến 19h trong ngày(trừ ngày lễ, thứ 7, CN) Từ sau 19h đến 24h hàng ngày và từ 7h đến 19h ngày lễ, thứ 7, CN Từ 0h đến 7h trong ngày và từ sau 19h đến 7h sáng ngày hôm sau, đối với các ngày lễ, thứ 7, CN Mức cước 180 100 40 Dịch vụ VNN 1269(Đơn vị tính: Đồng /phút) Thời gian sử dụng trong tháng Đến 10h Từ 10h đến 20h Từ trên 20h đến 30h Từ trên 30h đến 50h Trên 50h Mức cước 150 130 100 70 40 Hai là, công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện đang tăng trưởng với tốc độ thấp, 13% năm (bằng ½ tốc độ của giai đoạn 1996 -2001) và mất cân đối nghiêm trọng: Phần cứng chiếm tỷ lệ gấp 4 lần phần mềm và dịch vụ. Số chuyên viên tham gia ngành công nghiệp phần mềm hiện chỉ khoảng 20.000 chuyên gia. Ba là, nguồn nhân lực còn rất mỏng về cả số lượng đến chất lượng. Bốn là, cơ sở hạ tầng pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ: chúng ta còn đang chuẩn bị xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử, vì vậy chưa có cơ sở để công nhận các hoạt động thương mại điện tử về mặt pháp lý. Năm là, hệ thống thanh toán điện tử chưa được hình thành đầy đủ và phổ cập rộng rãi. Nhìn chung các ngân hàng trong nước mới đang trong quá trình phấn đấu để chuyển đổi từ mô hình hoạt động cũ sang mô hình ngân hàng hiện đại để có thể phục vụ hoạt động thương mại điện tử. Thêm vào đó, thẻ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt chưa trở thành thói quen của đa số doanh nghiệp và dân chúng. Sáu là, chỉ mới có3% tổng số doanh nghiệp trong cả nước( khoảng hơn 4000 doanh nghiệp) có Website riêng, khoảng 8% bắt đầu nghiên cứu sử dụng Internet, gần 90% số doanh nghiệp đang “đứng ngoài cuộc”. Trong giao dịch thử thông qua thương mại điện tử 33% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 55% chưa thành công , 58% găp khó khăn về thiết bị, khoảng 40% thiếu nguồn nhân lực. Trong số các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp sản xuất chiếm khoảng 20%, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chiếm khoảng 55.8% và các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh chiếm khoảng 21.7%: Loại hình doanh nghiệp Bảy là, các nhân tố khác như hạn chế về trình độ ngoại ngữ trong nhân dân và lề lối làm việc, cũng như cách mua bán hàng hoá nói riêng, vẫn còn theo tập quán cũ( giao dịch vẫn trên giấy tờ, hợp đồng phải có văn bản gốc, mua hàng hoá phải trông thấy, sờ vào hàng hoá, nếm thử, mặc thử, đi thử, trả tiền mặt, đếm tiền mặt….) nghĩa là khác biệt một cách căn bản so với khái niệm thương mại điện tử và nhìn chung, đều là những thói quen không thể nhanh chóng thay đổi, cũng là những nguyên nhân cơ bản hạn chế ứng dụng và phát triển thương mại điện tử . Tám là, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là trong việc khai thác và sử dụng các công cụ trên Internet trong sản xuất kinh doanh như diễn giả Nguyễn Văn Thảo – phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: “Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp chưa đồng bộ, hiệu quả; Một số doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin với hoạt động kinh doanh nhưng chưa tìm được hướng tiếp cận hiệu quả…” Nhìn chung, ở nước ta hiện nay đã có áp dụng thương mại điện tử, nhưng mới chỉ dừng lại ở con số công đoạn như trao đổi thông tin về hàng hoá, dịch vụ mua bán lẻ… mà chưa thực hiện đầy đủ các quy trình thương mại trong thương mại điện tử. Một số loạt vấn đề về hạ tầng cơ sở liên quan đến thương mại điện tử như pháp lý, công nghệ, trong đó có công nghệ bảo mật, an ninh an toàn, tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại, thanh toán điện tử, bảo vệ người tiêu dùng … vẫn đang trong quá trình nghiên cứu đề xuất xây dựng, đòi hỏi phải có sự quan tâm và đầu tư lớn của Nhà nước và các ngành các cấp, cùng với sự hợp tác của cả khu vực tư nhân, mới có thể nhanh chóng giải quyết được. Như vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử phù hợp trong điều kiện Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong việc tiếp cận với nền kinh tế tri thức và các công nghệ mới. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đây là thời điểm cần thiết để bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vì không chỉ thị trường xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin và kém giao tiếp với thị trường thế giới mà thị trường trong nước cũng rất dễ bị mất khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ trong khu vực ASEAN mấy năm tới và làn sóng toàn cầu hoá ngày càng trở nên mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới. Chương 3. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM 3.1 Mô hình tổng quát ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp . Các quá trình trong doanh nghiệp đều có khả năng thay đổi để ứng dụng thương mại điện tử. Ví du như: Cải thiện doanh số bán hàng bằng cách thêm các hình ảnh đa phương tiện vào các trang Web và đưa ra nhiều thông tin chi tiết hơn về các website; hoăc thiết kế một trang web và dịch vụ thư điện tử để thu thập thông tin của từng khách hàng; hoặc thiết lập Internet như là mộ kênh bán hàng mới, bằng cách sử dụng một Catalog điện tử và các mẫu đặt hàng; hoặc sử dụng Internet như một phương tiện truyền thông để thực hiện các đơn mua hàng đối với các nhà cung cấp. Cách này có thể giảm được chi phí trực tiếp cho việc kinh doanh. Như vậy, ta thấy rằng các mô hình phổ biến trên Internet đều bao gồm các đối tượng và các quá trình như hình vẽ : KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Hệ thống thương mại điện tử 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 Các quá trình 1. Quá trình chia sẻ thông tin 4. Quá trình giao hàng 2. Quá trình đặt hàng 5. Quá trình hỗ trợ sau bán hàng 3. Quá trình thanh toán Trong mô hình này Hệ thống thương mại điện tử chính là một hệ thống các chương trình ứng dụng được cài đặt trên các máy chủ Internet, cho phép các doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác gián tiếp với nhau thông qua các trình duyệt trên các máy trạm. Hệ thống này có khả năng thực hiện các chức năng của 5 quá trình trên. Giải pháp hệ thống mua bán hàng trên mạng Internet -- VNeshop. ( Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của Internet, thương mại điện tử cũng đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU... thương mại điện tử đã được áp dụng rất rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho cả người sử dụng cũng như các nhà cung cấp. Đề án trình bày mô hình hệ thống, quy trình làm việc, thiết kế hệ thống và kết quả cài đặt thử nghiệm hệ thống mua bán hàng qua mạng Internet – VNeshop. Hiện nay hệ thống đang được triển khai tại Trung tâm thông tin Bộ Thương mại ( Tổng quan. Thương mại điện tử chính là việc sử dụng Internet trợ giúp cho công việc kinh doanh. Các ứng dụng kinh doanh trên Internet được chia làm 4 mức độ khác nhau: +. Brochureware: Quảng cáo trên Internet +. eCommerce: Thương mại điện tử +. eBusiness: Kinh doanh điện tử +. eEnterprise: Doanh nghiệp điện tử Theo nghĩa đơn giản, hệ thống thương mại điện tử là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoàn toàn trên mạng. -- Hệ thống thương mại điện tử có thể được xây dựng theo các mô hình: (B2B) Doanh nghiệp (B2C ) (G2B) Chính quyền Người tiêu dùng (C2G) +. Doanh nghiệp – Người tiêu dùng (Business to Consumer – B2C): mua bán giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, mô hình thường được áp dụng trong các siêu thị, các site bán lẻ hàng; +. Doanh nghiệp – Doanh nghiệp (Business to Business –B2B): mua bán giữa các tổ chức hay doanh nghiệp (bán buôn); +. Chính quyền – Doanh nghiệp ( Government to Business –G2B): Chính quyền mua các dịch vụ của doanh nghiệp; +. Người tiêu dùng – Chính quyền (Consumer to Government – C2G): phúc lợi xã hội, các khoản thu về thuế, chất lượng sản phẩm ... Hệ thống mua bán hàng qua mạng VNeshop. Hệ thống VNeshop được thiết kế và xây dựng theo mô hình B2C – Doanh nghiệp –- Người tiêu dùng. Việc xây dựng hệ thống bao gồm các công việc xây dựng hệ thống thực hiện việc đăng ký, giới thiệu, quảng bá các hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp, quản lý việc kinh doanh hàng hoá và thực hiện mua bán hàng hoá sản phẩm. *. Hệ thống. Máy chủ của doanh nghiệp (siêu thị) (Thông báo về thanh toán giao hàng) (Đơn hàng, yêu cầu, dữ liệu) (Tìm kiếm, chọn hàng, mua hàng, hỏi thông tin) (Thông tin xác nhận đơn hàng, cách thức giao hàng, cập nhật) Trao đổi thêm các thông tin khác Máy tính khách Máy chủ tại Trung tâm thông tin Bộ Thương mại (Mô hình hệ thống mua bán hàng qua mạng) Trung tâm thông tin Bộ thương mại (Trung tâm) đóng vai trò trung tâm giao dịch. Tại đây sẽ xây dựng một Website mua bán hàng hoá. Các doanh nghiệp sẽ cung cấp danh mục hàng, thông tin về doanh nghiệp, cùng các thông tin liên quan. Thông qua Website khách hàng sẽ tìm kiếm, chọn hàng, đặt mua hàng.... các thông tin này sẽ được kiểm tra và xây dựng thành các đơn hàng và được chuyển về cho các siêu thị tương ứng. Khi nhận được đơn hàng Trung tâm gửi đến, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24287.doc
Tài liệu liên quan