Việc tổ chức quản lí, sản xuất và hạch toán chi phí tại Công ty

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và kinh doanh có hiệu qủa. Vấn đề hiệu quả trong kinh doanh đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng chấn chỉnh công tác quản lí mà trọng tâm là công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải b

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Việc tổ chức quản lí, sản xuất và hạch toán chi phí tại Công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ ra các khoản chi phí trong đó, chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc quản lí, sử dụng các khoản chi phí này sẽ quyết định không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng một quy trình tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là một việc cần thiết. Chính vì lí do đó cùng với thực tế kiến tập tại công ty khoá Minh Khai, em đã quyết định báo cáo việc tổ chức quản lí, sản xuất và hạch toán chi phí tại công ty. Đồng thời, một số ý kiến đóng góp được đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác quản lí, sản xuất và hạch toán chi phí của mình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nội dung báo các thực tập gồm 3 phần: Phần I. Đặc điểm tổ chức quản lí, sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại công ty khoá Minh Khai. Phần II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán CPSX tại công ty khoá Minh Khai. Phần III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX tại công ty khoá Minh Khai. Do kinh nghiệm cũng như thời lượng kiến tập có hạn nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những hạn chế. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày 20/6/2001. Phần I Đặc điểm tổ chức quản lí, sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại công ty khoá Minh Khai. Chương 1. Đặc điểm tổ chức quản lí và sản xuất tại công ty khoá Minh Khai I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty khoá Minh Khai. Công ty khoá Minh Khai (trước đây là nhà máy khoá Minh Khai) là một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng- Bộ xây dựng( BXD). Tên giao dịch: Công ty khoá Minh Khai. Trụ sở giao dịch: 125D- Minh Khai- Hai Bà Trưng- Hà nội. Số điện thoại: 8632128- 8633035. Fax: 8632128. Nhà máy khoá Minh Khai được thành lập theo quyết định số 562/BKT ngày 05/05/1972 của Bộ trưởng Bộ Kiến Trúc (nay là BXD) với toàn bộ dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị do Ba Lan giúp. Do chiến tranh tàn phá nên mãi đến năm 1973 nhà máy mới đi vào sản xuất thử, đầu năm 1974 mới đi vào sản xuất hàng loạt. Do quy trình nhập ngoại nên sản phẩm của công ty sản xuất ra không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vì thế, giai đoạn đầu, việc tiêu thụ rất khó khăn. Từ năm 1975 nhà máy đã tiến hành nghiên cứu thiết kế lại mẫu mã sản phẩm và đã thành công bước đầu. Năm 1989, nhà máy đã bố trí, cải tiến, hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lí và tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ, hợp lí hơn theo Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987. Ngày 05/05/1993 Bộ trưởng BXD kí Quyết định số 163A/ BXD- TCLĐ chuyển nhà máy khoá Minh Khai sang trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng- BXD. Để phù hợp với sự thay đổi cơ chế quản lí trong nội bộ các ngành, căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 04/03/1994 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BXD, ngày 20/11/1995 BXD ra Quyết định số 993/ BXD- TCLĐ về việc thành lập Tổng công ty cơ khí xây dựng và ngày 02/01/1996 Bộ xây dựng ra quyết định số 6/ BXD- TCCB đổi tên các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (trước đây là Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng) trong đó nhà máy khoá Minh Khai được đổi tên là công ty khoá Minh Khai. Trải qua quá trình gần 30 năm xây dựng, phấn đấu, trưởng thành, công ty khoá Minh Khai đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, liên tục phát triển cả về quy mô sản xuất, chất lượng, chủng loại sản phẩm và quy trình công nghệ. Sản phẩm công ty sản xuất ra rất đa dạng nhưng sản phẩm chính vẫn là khoá các loại. Cụ thể: Công ty đang bán ra thị trường khoảng 48 loại khoá, 09 loại ke, 08 loại bản lề, 04 loại chốt, 07 loại cụm Crêmôn...Ngoài ra, công ty còn sản xuất theo đơn đặt hàng cho các đơn vị khác theo yêu cầu. Năm 1994, công ty đã đạt 4 huy chương vàng tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp VN, đó là các sản phẩm: Khoá MK10N, khóa treo MK10, bản lề 100, Crêmôn23A. Một số các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác công ty đạt được trong 3 năm trở lại đây: Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của công ty khoá MK. (Đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Nguồn vốn kinh doanh 4.001.579.440 4.039.079.440 4.039.079.440 2 Tài sản cố định _ Nguyên giá _ Giá trị hao mòn luỹ kế 4.700.243.123 8.294.417.339 3.594.174.216 4.870.036.026 9.083.025.385 4.212.989.359 4.365.175.357 9.187.830.068 4.822.654.711 3 Tổng doanh thu thuần 15.298.736.878 14.044.882.888 16.038.752.355 4 Tổng thuế phải nộp NS 141.917.477 175.162.938 161.074.759 5 Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN 191.930.152 63.842.869 60.011.680 6 Số cán bộ, công nhân viên BQ 340 340 347 7 Tiền lương BQ 622.665 618.345 622.259 Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển, nâng cao mức sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách NN. Tuy nhiên, khi xem xét các chỉ tiêu trên của công ty thấy rằng: công ty vẫn chưa thực hiện tốt được các mục tiêu của mình. Cụ thể là, tổng lợi nhuận sau thuế TNDN còn thấp và giảm nhiều, tiền lương BQ của người lao động chưa cao và hầu như không thay đổi gì qua 3 năm. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần có những chính sách quản lí và sản xuất có hiệu quả hơn để nâng cao các chỉ tiêu này. II. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá Minh Khai. Theo đăng kí kinh doanh số 108903, công ty đã đăng kí sản xuất kinh doanh những lĩnh vực sau: . Sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ ngành xây dựng. . Sản xuất phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại. . Kinh doanh các sản phẩm cơ khí xây dựng. Hiện nay, sản phẩm của công ty bán chủ yếu ở thị trường trong nước với 02 phương thức tiêu thụ là xuất bán trực tiếp ( cho người tiêu dùng hoặc đại lí mua đứt bán đoạn) và xuất gửi bán (cho đại lí kí gửi, cửa hàng giới thiệu sản phẩm). Quy mô thị trường nhỏ hẹp, mạng lưới đại lí mới chỉ tập trung chủ yếu ở HN, sản phẩm tiêu thụ lại chủ yếu thông qua các đại lí. Vì vậy, công ty khá khó khăn trong nắm bắt kịp thời những thay đổi về nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng cũng như khả năng mở rộng thị trường. III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức sản xuất ở công ty khoá Minh Khai. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí ở công ty khoá Minh Khai. Bộ máy quản lí của công ty khoá Minh Khai sau nhiều lần tinh giảm đến nay đã tương đối gọn nhẹ và hiệu quả ( 70/347 = 20,3%) với chế độ quản lí một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là giám đốc- người có quyền cao nhất, có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty trước Nhà nước và cán bộ công nhân viên. Giúp việc cho giám đốc có 01 phó giám đốc kĩ thuật, 01 phó giám đốc kinh doanh, 01trợ lí giám đốc. Phó giám đốc kĩ thuật có nhiệm vụ giúp giám đốc về mặt kĩ thuật như thiết kế, xây dựng các định mức kinh tế, kĩ thuật. Phó giám đốc kinh doanh có trách nhiệm giúp giám đốc trong công việc kinh doanh trên thương trường. Trợ lí giám đốc giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất trong công ty. Bên dưới là các phòng ban, có chức năng cụ thể theo sự phân công lao động. Ngoài ra, ở các phân xưởng còn có các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng tổ đội sản xuất, trực tiếp quản lí công nhân ở phân xưởng sản xuất của mình.Các phòng ban có chức năng cụ thể, thống nhất chặt chẽ, các phân xưởng được bố trí liên hoàn, hợp lí đảm bảo nhanh gọn từ khâu đưa vật liệu vào sản xuất đến khâu cuối cùng đưa ra sản phẩm. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của các phòng ban như sau: * Phòng tài vụ: có nhiệm vụ thu thập, xử lí, đưa ra các thông tin tài chính, kế toán giúp cho việc quản lí, giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống như tình hình tài sản, nguồn vốn, các khoản phải thu, phải trả... * Phòng tổ chức lao động tiền lương: có nhiệm vụ sắp xếp nhân sự về số lượng, trình độ nghề vụ chuyên môn kĩ thuật phù hợp với sản xuất kinh doanh trong từng thời kì và lâu dài. Tập hợp các định mức lao động, kế hoạch quỹ lương, các quy chế quản lí, sử dụng lao động, tổ chức kí kết các hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương, BHXH theo quy định của NN. * Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ thiết kế các hệ thống khuôn mẫu, xây dựng và quản lí các định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách các mặt hàng. Tổ chức quản lí, đánh giá các sáng kiến cải tiến kĩ thuật, đào tạo chuyên môn kĩ thuật cho công nhân và kĩ thuật cao. Kiểm tra xác định trình độ tay nghề của công nhân trong công ty. Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị của công ty. * Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi nhập kho thành phẩm. * Phòng thiết kế sản phẩm: có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm cũ cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. * Phòng hành chính quản trị: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về việc lập các dự toán về xây dựng mới, sửa chữa văn phòng, phân xưởng đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ công nhân viên như phụ trách việc đảm bảo vệ sinh, cảnh quan môi trường trong công ty được xanh, sạch, đẹp, phụ trách công tác văn thư lưu trữ, đảm bảo công tác giấy tờ thông tin được nhanh chóng, chính xác, kịp thời phục vụ quản lí và kinh doanh. * Phòng marketting: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình thị trường, giá cả vật tư, sản phẩm. Phản ánh nhu cầu thị trường về các sản phẩm mà công ty có khả năng sản xuất, đề xuất các phương án tiêu thụ sản phẩm. * Phòng cung ứng: có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ,kịp thời vật tư đúng số lượng, chất lượng, chủng loại phục vụ sản xuất. Chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, đề xuất các phương án quản lí vật tư từ khâu mua vào, bảo quản, cấp phát... nhằm tiết kiệm, sử dụng hiệu quả vật tư trong sản xuất. Khai thác tìm kiếm các nguồn vật tư chất lượng cao, giá cả hợp lí. * Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn, dài hạn, điều độ sản xuất, thu thập thông tin trong và ngoài công ty để kịp thời kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch sản xuất. * Trạm y tế: có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ cho người lao động. * Ban bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho sản xuất, theo dõi kỉ luật lao động, tổ chức công tác dân quân tự vệ, quân sự và phòng cháy chữa cháy trong công ty. Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty khoá Minh Khai, ta thấy có một số điểm bất hợp lí trong việc bố trí các phòng ban trực thuộc và tên gọi các chức danh. Cụ thể là: Phòng hành chính quản trị lại trực thuộc phó giám đốc kĩ thuật, trạm y tế và ban bảo vệ lại trực thuộc phó giám đốc kinh doanh và chức danh trợ lí giám đốc lại quản lí việc sản xuất các phân xưởng. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quản lí, công ty nên có những thay đổi nhỏ trong tên gọi cũng như vị trí trực thuộc của một số phòng ban. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí tại công ty khoá Minh Khai. Giám đốc Phó giám đốc kĩ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phòng Market- ting Phòng tài vụ Phòng tổ chức lao động tiền lương Trợ lí giám đốc Ban bảo vệ Trạm y tế Phòng kế hoạch Phòng cung ứng Phòng hành chính quản trị Phòng thiết kế sản phẩm Phòng KCS Phòng kĩ thuật Phòng QL sản xuất Chú thích: : Quan hệ hướng dẫn chức năng. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của công ty khoá Minh Khai. Việc tổ chức sản xuất ở công ty khoá Minh Khai được diễn ra ở các phân xưởng và xí nghiệp cơ khí I với tổng số công nhân hiện nay là 277 người (chiếm 79.7% tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty). Sơ đồ tổ chức sản xuất ở công ty như sau: Sơ đồ tổ chức sản xuất ở công ty khoá Minh Khai. Phòng quản lí sản xuất Xí nghiệp cơ khí I Phân xưởng cơ khí Phân xưởng cơ điện Phân xưởng lắp ráp Phân xưởng bóng mạ sơn ... Tổ rèn Tổ khuôn Tổ điện Tổ gia công cơ ... Tổ lắp 1-4 Tổ gia công 1-2 ... Tổ bóng Tổ mạ Tổ sơn Chú thích: : Quan hệ quản lí trực tiếp. : Quan hệ sản xuất. Các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Cụ thể là: * Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập, định hình các khuân mẫu như phôi, ke... Một số sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể tự hoàn chỉnh như bản lề, then cài chốt cửa...Hiện nay, công ty đang thực hiện mô hình thử nghiệm nâng một phần phân xưởng cơ khí trước đây lên thành xí nghiệp cơ khí I tiến hành hạch toán kinh tế độc lập. * Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên, trung đại tu máy móc, thiết bị về phần cơ và phần điện. Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác được hoạt động liên tục, không bị gián đoạn vì các sự cố về điện. Ngoài ra, phân xưởng còn tạo các khuân mẫu như đúc ke, bản lề khoá... * Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết,...thành sản phẩm hoàn chỉnh. * Phân xưởng bóng mạ sơn: có nhiệm vụ mạ quai khoá, bản lề...Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh nên quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Công ty khoá Minh Khai sản xuất rất đa dạng mặt hàng trong đó khoá là sản phẩm chính. Đặc điểm sản phẩm của công ty là có kĩ thuật phức tạp và đòi hỏi kĩ thuật cao, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều phân xưởng, nhiều công đoạn sản xuất, thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học các chi tiết nhỏ, đòi hỏi sự khéo léo cao. Quy trình công nghệ sản xuất chung cho các loại sản phẩm của công ty là từ chế tạo phôi đến gia công , bóng mạ sơn rồi lắp ráp hoàn chỉnh. Quy trình như sau: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty khoá Minh Khai. Nguyên vật liệu Phân xưởng cơ khí Phân xưởng cơ điện Phân xưởng bóng mạ sơn Phân xưởng lắp ráp Thành phẩm nhập kho Với một quy trình sản xuất phức tạp như vậy nên việc lập chứng từ ban đầu để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty khoá Minh Khai là rất khó khăn. Và thực tế hiện nay, công ty vẫn chưa tính được chính xác giá thành của các loại sản phẩm hoàn thành trong kì. Chương 2: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty khoá Minh Khai. I. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh mang tính chất đặc thù nên bộ máy kế toán của công ty khoá Minh Khai được tổ chức theo mô hình tập trung, quản lí theo kiểu vừa tham mưu vừa trực tuyến. Với 7 người, bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thu thập, xử lí, cung cấp thông tin trong và ngoài đơn vị đồng thời lên các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị hỗ trợ cho việc ra các quyết định của Ban giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ của các kế toán viên như sau: * Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty trước Ban giám đốc, đồng thời là người theo dõi và quản lí trực tiếp phòng tài vụ của công ty. * Kế toán vật tư: là người chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật tư, công nợ với khách hàng, nhà cung cấp đồng thời kiêm nhiệm tạm thời quản đốc xí nghiệp cơ khí I. * Kế toán tiền lương kiêm theo dõi bán thành phẩm: là người chịu trách nhiệm tính lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hàng tháng có nhiệm vụ tạm ứng, thanh toán tiền lương cho họ...Đồng thời còn theo dõi kho bán thành phẩm về tình hình nhập, xuất, tồn. * Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành kiêm theo dõi thành phẩm: là người có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, tính giá thành cho từng loại thành phẩm, tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán công nợ với khách hàng đồng thời lập các báo cáo kế toán định kì hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo. * Kế toán thanh toán: là người có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở đó mở sổ theo dõi thu, chi bằng tiền phát sinh hằng ngày. * Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: là người có nhiệm vụ thu, chi quỹ đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích lập khấu hao tháng, quý, năm. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai. Kế toán trưởng Thủ quỹ kiêm kế toán tài sản cố định. Kế toán thanh toán. Kế toán vật tư kiêm theo dõi công nợ với khách hàng, người bán. Kế toán tiền lương kiêm theo dõi bán thành phẩm, SPDD. Kế toán tập hợp CP, tính giá thành, theo dõi kho thành phẩm, công nợ với khách hàng, lập các báo cáo kế toán. Chú thích: : Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ tham mưu. Thực tế xem xét tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai cho thấy: yêu cầu khách quan của hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể là: kế toán vật tư kiêm nhiệm theo dõi công nợ với nhà cung cấp đồng thời là kế toán( duy nhất) và quản đốc xí nghiệp cơ khí I, kế toán tiêu thụ kiêm theo dõi công nợ với khách hàng. Để đáp ứng được yêu cầu khách quan của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty, phòng tài vụ của công ty nên có những thay đổi nhỏ trong trách nhiệm công việc của 02 kế toán viên này. II. Hình thức sổ kế toán áp dụng. Kể từ quý I năm 1996, công ty bắt đầu áp dụng hình thức kế toán Nhật Kí Chung theo đăng kí với Bộ Tài Chính. Song do vẫn quen với cách hạch toán của hình thức kế toán cũ( Nhật kí- Chứng từ) nên các phần hành kế toán đã áp dụng đan xen cả 02 hình thức kế toán đó. Ví dụ: * Kế toán vật tư sử dụng bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2, sổ chi tiết TK 131, 331, NKC, SC tài khoản 152, 153,... * Kế toán tiền lương sử dụng bảng phân bổ số 1, NKC, SC tài khoản 334, 338... * Kế toán TSCĐ sử dụng bảng phân bổ số 3, NKC, SC tài khoản 211, 214,... Như vậy hiện nay, công ty không áp dụng thống nhất một hình thức sổ kế toán nào mà đan xen giữa hình thức sổ NKC và NK-CT. Tuy nhiên, công ty áp dụng kế toán máy để xử lí và lên báo cáo theo hình thức sổ NKC đồng thời có đối chiếu với kế toán thủ công chủ yếu theo hình thức NK-CT. Chứng từ gốc Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKC. Máy tính Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Các sổ NK đặc biệt. Nhật kí chung. Sổ tổng hợp chi tiết. Sổ cái. Bảng cân đối số phát sinh. Ghi chú: : Ghi hằng ngày. Báo cáo : Ghi cuối tháng. : Quan hệ đối chiếu. III. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán của công ty khoá Minh Khai. * Những yếu tố thuận lợi: Công ty khoá Minh Khai có đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có bề dầy kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc. Bên cạnh đó, hệ thống quản lí sản xuất dưới sự chỉ đạo của trợ lí giám đốc được bố trí một cách tương đối khoa học và hợp lí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã ổn định. Tất cả những nhân tố trên kết hợp với đặc điểm sản phẩm của công ty gồm những chủng loại mặt hàng đều đã là những sản phẩm truyền thống đã giúp cho công ty có những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. * Những yếu tố khó khăn: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rất phức tạp, qua nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều phân xưởng, có nhiều loại sản phẩm được tạo ra trên các công đoạn khác nhau của dây chuyền nên việc phân bổ chi phí cũng như tính giá thành sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, sản phẩm hỏng và sản phẩm kém chất lượng chiếm tỷ trọng không phải là nhỏ đòi hỏi đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Thực tế tại công ty khoá Minh Khai cho thấy: công ty cũng đã đáp ứng được một phần việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao do việc hạch toán của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các định mức kinh tế kĩ thuật nhưng các định mức này được xây dựng còn chưa sát với thực tế. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, em chỉ xin được trình bày những nguyên tắc chung nhất trong việc tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất của một số sản phẩm điển hình của công ty khoá Minh Khai. Phần II Đặc điểm tổ chức công tác kế toán CPSX tại công ty khoá Minh Khai. I. Đặc điểm tổ chức kế toán CPSX và phân loại CPSX ở công ty khoá Minh Khai. CPSX ở công ty khoá Minh Khai phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nhưng để thuận lợi cho công tác quản lí và hạch toán, CPSX được tính toán, tập hợp theo từng tháng. Chỉ những CP mà công ty thực sự bỏ ra phục vụ cho quá trình sản xuất mới tính vào CPSX trong kì. Sau đó, tuỳ thuộc vào các tiêu thức phân bổ khác nhau công ty tiến hành phân bổ các CPSX cho các đối tượng tập hợp chi phí (các loại sản phẩm). CPSX gồm: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm và được chia thành nhiều loại khác nhau. Ví dụ: Gang, đồng nhôm, các loại thép (thép lá, thép tấm, ống thép,...) Các bán thành phẩm mua ngoài: thân khoá, lõi khoá, phôi chìa để gia công lắp ráp. - Vật liệu phụ: gồm nhiều loại, tuy không cấu thành nên sản phẩm nhưng có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như: dầu mỡ các loại (dầu AC, dầu pha sơn...), giẻ lau, sơn... Nhiên liệu: như xăng, dầu ma dút, gaz, ôxy, khí CO2... Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ: lưỡi cưa máy, găng tay sợi... * Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) bao gồm: - tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - các khoản trích theo lương( KPCĐ, BHYT, BHXH) của CNTTSX. * Chi phí sản xuất chung( CPSXC): Là chi phí phục vụ và quản lí sản xuất trong phạm vi phân xưởng bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng ( bao gồm lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng), chí phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. II. Sơ đồ tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá Minh Khai. Các CPSX (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) ở công ty khoá Minh Khai được tập hợp hằng ngày. Cuối tháng, các chi phí này được kết chuyển về tài khoản 154 và phân bổ cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng còn việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo quý. Cụ thể việc tập hợp và phân bổ CPSX được tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá MK. TK 152, 153,... TK 621(Chi tiết) TK 154 Xuất NVL cho sản xuất trực tiếp TK 1388 Kết chuyển Xuất NVL cho CPNVLTT xí nghiệp CK I TK 334, 338 TK 622(Chi tiết) CP lương của CNSXTT TK 1388 Kết chuyển CP lương của CPNCTT CN xí nghệp CK I TK 152, 334, 338, 111... TK 627(Chi tiết) Tập hợp CPSXC TK 1388 Kết chuyển Tập hợp CPSXC CPSXC của xí nghiệp CK I III. Phương pháp tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá MK. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty khoá Minh Khai trong quá trình sản xuất đã phải bỏ ra một lượng chi phí khá lớn mà lúc đâù được biểu hiện dưới dạng yếu tố chi phí sau đó được kế toán phân thành các khoản mục và tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng loại sản phẩm. Cụ thể: Đối với CPNVLTT kế toán tập hợp ngay cho từng loại sản phẩm. Đối với CPNCTT thì tập hợp cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất rồi phân bổ gián tiếp cho từng loại sản phẩm. Còn đối với CPSXC thì tập hợp cho toàn bộ các phân xưởng rồi sau đó mới phân bổ gián tiếp cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là CPNVLTT. Việc tiến hành tập hợp và phân bổ CP được tiến hành như sau: 1. Kế toán tập hợp và phân bổ CPNVLTT. Ở công ty khoá Minh Khai, CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (70- 75%) với đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm dựa trên định mức tiêu hao NVL định trước. Phương pháp tập hợp CPNVLTT được tiến hành như sau: Trước hết căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng tháng, quý, năm, phòng kế hoạch lên kế hoạch cung ứng vật tư. Nghiệp vụ xuất kho phát sinh khi tổ trưởng tổ đội sản xuất viết phiếu yêu cầu về từng loại vật liệu gửi lên phòng cung ứng để làm căn cứ viết phiếu xuất vật tư theo yêu cầu. Tổ trưởng hoặc công nhân sản xuất của tổ đội sản xuất mang phiếu xuất xuống kho lĩnh vật tư. Thủ kho ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho. Ở công ty, khi xuất vật tư cho sản xuất thì loại vật tư nào, số lượng bao nhiêu được theo dõi trên thẻ kho. Cuối tháng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp theo từng loại NVL và từng đối tượng tập hợp CPSX (loại sản phẩm) vào bảng kê xuất vật tư (chi tiết cho các TK 1521, 1522, 1523, 1524, 1528, 153 và cho các loại sản phẩm). Số liệu tổng cộng ở cuối mỗi bảng là tổng trị giá của từng loại NVL xuất dùng cho từng loại sản phẩm trong tháng. Toàn bộ trị giá NVL xuất kho trong phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư là giá hạch toán do phòng kế hoạch xây dựng và được giám đốc xét duyệt. Cơ sở xây dựng giá hạch toán cho từng loại NVL là dựa vào một trong những giá thực tế của các loại vật tư mua vào trong tháng trước. Giá hạch toán của NVL được kế toán vật tư sử dụng để hạch toán chi tiết hàng ngày nhằm theo dõi thường xuyên, kịp thời và dễ dàng tình hình N-X-T kho NVL. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ giá trị của NVL tồn kho đầu kì và nhập kho trong kì theo 2 loại giá thực tế và hạch toán cũng như trị giá của NVL xuất kho theo giá hạch toán, kế toán xác định được trị giá NVL xuất kho thực tế trong kì cũng như giá trị tồn kho thực tế cuối kì đồng thời tiến hành điều chỉnh trị giá NVL xuất kho trong tháng từ giá hạch toán về giá thực tế. Giá thực tế của NVL xuất kho trong kì được tính như sau: Giá TTNVL xuất kho trong tháng = Hệ số giá * Giá HTNVL xuất kho trong tháng Trong đó: Giá TTNVL tồn đầu tháng + Giá TTNVL nhập kho trong tháng Hệ số giá = Gía HTNVL tồn đầu tháng + Giá HTNVL nhập kho trong tháng Toàn bộ công tác tính giá thực tế NVL xuất dùng trong tháng tại công ty được thực hiện trên bảng kê số 3- Bảng tính giá thực tế NVL và công cụ, dụng cụ nhỏ. Kết cấu của bảng như sau: I. Dư đầu tháng: Lấy số liệu từ dòng tồn kho cuối tháng trước của bảng kê số 3 II. Số phát sinh trong tháng: lấy số liệu tổng cộng của bảng kê nhập vật tư chi tiết cho các đối tượng. III. Cộng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng( I + II). IV. Hệ số giá: Lâý số liệu trên cột giá thực tế chia cho cột giá hạch toán ở mục III V. NVL xuất dùng trong tháng. + Phần giá hạch toán: lấy số liệu tổng cộng của mỗi nhóm vật liệu (1521, 1522, 1523, 1524, 1528, 153) của bảng phân bổ số 2. + Phần giá thực tế = Giá hạch toán * Hệ số giá. VI. Tồn kho cuối tháng = Mục III - Mục V. Để tính toán, phân bổ CPNVLTT cho các đối tượng tập hợp chi phí, công ty đã dùng bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ với cơ sở và phương pháp lập như sau: * Cơ sở lập: các chứng từ xuất kho vật liệu (theo giá hạch toán) và hệ số giá lấy từ bảng kê số 3 * Phương pháp lập: + Các cột phản ánh các loại NVL xuất dùng trong tháng theo 2 loại giá hạch toán và thực tế. + Các dòng phản ánh các đối tượng tập hợp chi phí. Ví dụ: về tập hợp và phân bổ CPNVLTT tại công ty vào tháng 5 năm 2001. Tháng 4/ 2001, CPNVLTT được tập hợp vào TK 621như sau: Nợ TK 621 (Chi tiết) : 465 840 988 Có TK 153 : 1 306 170 Có TK 152 : 464 534 818 (Chi tiết: TK 1521: 434 106 916 TK 1522: 20 150 184 TK 1523: 424 769 TK 1528: 9 852 949) CPNVLTT lại được tập hợp cho từng loại sản phẩm. Ví dụ: với sản phẩm khoá MK10 như sau: Nợ TK 621 (MK10): 717 810 Có TK 153 : 0 Có TK 152 : 717 810 (Chi tiết: TK 1521: 665 330 TK 1522: 29 820 TK 1528: 32 660) Việc phân bổ CPNVLTT cho các loại sản phẩm khác tương tự. Cuối tháng, CPNVLTT được kết chuyển về TK 154 như sau: Nợ TK 154 : 465 840 980 Có TK 621 : 465 840 980 Biểu số 2: Đơn vị: Công ty khoá Minh Khai. Mẫu số: 02- VT. Địa chỉ: 125D- Minh Khai. Ban hành theo QĐ số 1141- TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995. PHIẾU XUẤT KHO Ngày 6 tháng 4 năm 2001 Số : 185 Nợ: 621 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Hoa .Bộ phận: Lắp 1. Lí do xuất kho: Lắp khoá. Xuất tại kho: Kho công ty. Số Tên, nhãn hiệu Mã số Đơn Số lượng Đơn Thành tiền thứ quy cách, phẩm vị giá tự chất vật tư( sản tính Yêu Thực phẩm, hàng hoá) cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Lò so MK10 kg 0.0284 0.0284 82.000 2329 2 Lõi đồng MK10 cái 142 142 780 110.760 Cộng 113.089 Cộng thành tiền( bằng chữ): .......... Xuất, ngày ...tháng... năm... Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Biểu số 3: Đơn vị: Công ty khoá Minh Khai Bảng kê xuât vật tư Tháng 4 năm 2001 Ghi nợ các TK: 621, 6272, 154, 1388 Ghi có TK : 1521 TK 621 TK 6272 TK 154 TK 1388 Tổng MK10 MK10S MK10N MK10NS ... PX Tiền PX Tiền PX Tiền PX TIền ... PX Tiền PX Tiền PX Tiền 185 113 089 313 300 000 168 600 000 313 1 200 000 ... 167 180 000 193 390 000 11877 1 492 200 196 54 368 353 15 230 202 39 000 325 1 350 000 ... 173 150 000 211 1 440 000 11893 1 791 900 197 34 567 357 25 613 204 23 495 000 349 1 200 000 ... 198 22 500 217 27 869 000 ... ... 243 52 096 358 21 492 207 20 793 000 356 7 250 000 ... 236 37 500 289 4 125 800 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 670 071 Cộng 2 179 400 Cộng 75 934 000 Cộng 25 643 000   ... Cộng 10 194 410 Cộng 92 161 200 Cộng 3 221 120 551 594 446 Biểu số 4: Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ lao động nhỏ (Bảng kê số 3) Tháng 4 năm 2001 Nội dung TK 152- NVL TK 153 1521 1522 1523 1524 1528 Công cụ, dụng cụ HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I. Số dư ĐT 927 786 111 937 332 314 112 026 955 119 352 946 2 169 900 2 357 180 30 319 190 29 876 512 155 801 101 154 286 525 67 636 200 70 212 313 II. Số PS 846 960 450 798 435 333 50 338 144 58 281 756 1791 780 1 908 640 20 826 800 20 385 457 10 562 250 10 261 750 8 385 000 8 516 014 Có 331 69 907 880 63 864 708 39 868 000 48 940 480 794 990 912 459 156 000 264 000 10 562 250 10 261 750 1 775 000 2 472 000 Có 111 16 622 170 16 34._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8432.doc
Tài liệu liên quan