Lời mở đầu
Thực tế đã chứng minh một điều là: “ Các quốc gia càng phát triển thì tỷ lệ người thất nghiệp càng tăng”. Đó là một sự thật mà không ai trong chúng ta phủ nhận được và chính điều đó cúng luôn là mối quan tâm của xã hội, giới cầm quyền, mỗi công ty, tổ chức và mỗi chúng ta. Do đó việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề quan tâm lớn của mỗi quốc gia, nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế - văn hoá - xã hội của quốc gia đó. Trong những
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Việc làm, thất nghiệp - Thực trạng & Giải pháp tạo việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 30 thế giới đã phải gánh chịu nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên toàn thế giới làm thiệt hại của cải vật chất của toàn xã hội. Vào những năm cuối thế kỷ thứ XX đã xảy ra thêm một cuộc khủng hoảng trầm trọng ở Châu á (Thái Lan) khiến một lần nữa thế giới lại đứng trước thử thách về nạn thất nghiệp cao xảy ra khắp nơi. Hiện nay các quốc gia đều đặt vấn đề phát triển bền vững lên hàng đầu, làm phương hướng phát triển của nước mình. Để làm được điều đó thì có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ trong đó vấn đề thất nghiệp, việc là một vấn đề có ảnh hưởng lớn cần phải lưu tâm.
Việt nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc quan tâm, giải quyết tình trạng thất nghiệp tạo việc làm là cần thiết. Sau ĐH Đảng VII Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước để đưa đất nước ta qua thời kỳ quá độ lên chế độ XHCN. Muốn như vậy thì trước mắt phải giải quyết nạn thất nghiệp, tạo việc làm cho từng người lao động để giảm thất nghiệp, tăng sản lượng của cả nước lên cao hơn. Gần đây hơn nữa là ĐH Đảng IX, một lần nữa Nhà nước ta lại xem xét lại vấn đề này.
Là một sinh viên Kinh tế, là một công dân nên tôi muốn đóng góp tiếng nói một phần nhỏ bé của mình cho việc phát triển đất nước do đó tôi đã chọn đề tài “Việc làm, thất nghiệp – thực trạng và giải pháp tạo việc làm” để ngiên cứu.
Nội dung đề án gồm 3 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận về việc làm và thất nghiệp
Chương2: Phân tích thực trạng việc làm
Chương3: Những giải pháp tạo việc làm
Để có thể hoàn thành đề tài ngoài sự nỗ lực học, hỏi tìm tòi của bản thân thì phải kể đến phần kiến thức mà các thầy đã trang bị cho trong đó em đặc biệt cảm ơn cô Đỗ Thị Hải Hà - người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong việc hoàn tất đề án này. một lần nữ em xin chân thành cảm ơn!
Chương I:
Cơ sở lý luận về việc làm thất nghiệp
I-Việc làm:
Khái niệm việc làm:
- Theo bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. (Điều 13- bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam).
- Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Theo khái niệm của giáo trình kinh tế lao động: Người có việc làm là người làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.
Trước hết ta phải phân loại việc làm ra thành những việc làm cơ bản để có thể hiểu được việc làm, và tìm cách giải quyết việc làm.
- Phân loại việc làm:
- Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiện dàng nhiều thời gian nhất so với công việc khác.
- Việc làm phụ: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
Nếu công việc chính và công việc phụ có thời gian làm việc bằng nhau thì công việc nào có thu nhập cao hơn sẽ là công việc chính.
-Sơ đồ lực lượng lao động:
+ Người có việc làm ổn định: Những người trong 12 tháng làm việc từ 6 tháng trở lên. Hoặc những người làm dưới 6 tháng trong 12 tháng sẽ tiếp tục làm việc ổn định.
+Người có việc làm tạm thời: Những người làm việc dưới 6 tháng trong 12 tháng trước thời điểm điều tra và tại thời điểm điều tra đang làm một công việc tạm thời hoặc không có việc làm dưới 1 tháng.
+Người không có việc làm: Những người từ 15 tuổi trở lên trong 7 ngày không làm bất cứ việc gì trong ba loại việc đã được nêu ở trên. Hoặc trong 7 ngày có đi tìm việc làm. Hoặc trong 7 ngày không tìm việc làm do ốn đau tạm thời, chờ nhận việc làm mới, nghỉ phép hoặc tạm nghỉ.
+Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm trong 7 ngày.
Dân số trong tuổi lao động quy định (a)
Có việc làm tạm thời
Không có việc làm (c)
Muốn làm việc
Không muốn làm việc
- Chủ động tìm việc
- Sẵn sàng tìm việc
Không chủ động tìm việc
Không thuộc lực lượng lao động
Lực lượng lao động
E
N
N
U
E: người có việc làm
U: người thất nghiệp
N: người không tham gia hoạt động kinh tế
Những lý luận về việc làm
Để hiểu và giải quyết tình hình thất nghiệp và việc làm thì chúng ta phải biết cách tiếp cận, phải có phương pháp luận về những lý luận chung về việc làm. Phải có hệ thống lý luận và phương pháp luận phù hợp trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay.
- Tính kế thừa và sáng tạo: Kế thừa tức là chọn lọc và giữ lại những yếu tố còn phù hợp với điều kiện mới. Trên cơ sở kế thừa, cộng với những yếu tố mới phát sinh mà chúng ta nhận thức được, sẽ giúp chúng ta sáng tạo ra cái mới. Để hình thành hệ thống lý luận và phương pháp luận thuộc lĩnh vực việc làm, đòi hỏi chúng ta phải kế thừa những tri thức hợp lý trước đây, đồng thời phải sáng tạo ra tri thức mới.
Việc làm liên quan đến nhu cầu sống của con người. Nó là một yếu tố đảm bảo cuộc sống và phát triển của con người, do đó chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết vấn đề xã hội vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách trước tình hình hiện nay.
- Mối quan hệ giữa chính sách việc làm và chính sách xã hội: chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hoá bằng luật pháp của Nhà nước, một hệ thống các quan điểm, chủ trương phương hướng và biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
- Mục đích của chính sách việc làm:
+ Những chính sách chung có tính vĩ mô, quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động toàn xã hội. (chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thuế..).
+ Các chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và cùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường. (chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu, di dân đến vùng kinh tế mới..)
+ Chính sách việc làm cho đối tượng đặc biệt. (chính sách việc làm cho người tàn tật, cho đối tượng tệ nạn xã hội..)
Nguyên nhân hạn chế việc giải quyết việc làm:
- Nước ta là nước chậm phát triển, có điểm xuất quá thấp, nền kinh tế còn bị mất cân đối nghiêm trọng và chưa ổn định; thiếu những tiền đề và điều kiện vật chất cần thiết để thay đổi nhanh chóng toàn bộ cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hạ tầng cơ sở, vốn và công nghệ thích hợp; việc tăng dân số chưa được kìm chế và kiểm soát chặt chẽ, nên tỷ lệ gia tăng dân số và lao động vẫn còn ở mức cao; quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển còn hạn hẹp. Đó là nguyên nhân bao trùm và cơ bản nhất hạn chế đến khả năng phát triển việc làm và chưa khuyến khích được người có vốn (cả trong và ngoài nước) bỏ ra đầu tư phát triển sản xuất, tạo mở việc làm.
- Trong cơ chế cũ, chúng ta đã xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích người lao động tìm việc làm trong khu vực nhà nước là chủ yếu và bao cấp rất nặng nề. Nhà nước bố trí công ăn việc làm đến tận người lao động, điều đó đã kìm hãm tiềm năng lao động, triệt tiêu động lực cuả họ trong phát triển việc làm và tự chịu trách nhiệm về đời sống của chính bản thân mình. Nay chuyển sang nền kinh tế thị trường đã mở ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động toàn xã hội, song nhà nước chưa có chính sách đồng bộ tạo ra những tiền đề, điều kiện và môi trường đảm bảo giải phóng triệt để tiềm năng lao động (trước hết là những chính sách vĩ mô như thuế, đất đai, tín dụng, thị trường..), chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, các ngành nghề và hình thức thu hút được nhiều lao động theo yêu cầu của thị trường lao động; chưa có hệ thống đào tạo, đào tạo lai và phổ cập nghề phù hợp với cơ chế thị trường.
- Về tổ chức, chưa có một hệ thống sự nghiệp hoàn chỉnh giải quyết việc làm (đặc là các văn phòng dịch vụ việc làm, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động..). Chương trình quốc gia về việc làm cũng chưa được tập trung chỉ đạo, còn rất phân tán. Quỹ quốc gia về việc làm còn nhỏ bé và chưa được đầu tư đúng mức.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, chúng ta còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm. Vì vậy, vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của xã hội trong việc giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, việc chuyển dịch cơ cấu và chất lượng lao động còn chậm.
II-Thất nghiệp.
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của toàn cầu nói chung và của Việt nam nói riêng. Các số liệu về công ăn việc làm và thất nghiệp là những số liệu kinh tế toàn diện đánh giá một quốc gia có phát triển hay không. Vì khi thất nghiệp cao sẽ dẫn đến tình trạng tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của nhân dân bị giảm, khó khăn kinh tế ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống gia đình người lao động. Và một thiệt hại nữa do thất nghiệp đưa lại chính là sự thiệt hại về sản lượng, là những khoản lãng phí to lớn của xã hội hiện đại.
Khái niệm:
Một người thất nghiệp nếu người đó không có việc làm và đang cố gắng tìm việc (hoặc đợi gọi lại hoặc đi làm trong tháng tới). Những người thất nghiệp và những người có việc làm đều nằm trong lực lượng lao động. Còn những người không có việc làm nhưng không đi tìm việc là những người ở ngoài lực lượng lao động.
Phân loại thất nghiệp:
Trong xã hội ngày nay, nền kinh tế hiện đại, năng động khác nhau (mức lương thống nhất trong cả nước). Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người lao động, cho nên người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm chỗ nào lương thấp thì nghỉ. Vì thế xảy ra hiện tượng thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
- Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự động nghỉ việc, không đi làm nữa trong lúc xã hội đang cần.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp mà người lao động buộc phải thôi việc mặc dù họ không muốn. Loại thất nghiệp không tự nguyện này thường xuất hiện khi nền kinh tế suy thoái.
Phân loại theo cơ cấu thị trường hiện nay:
- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh là do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có sự chuyển động đó. (vấn đề này đang là nhức nhối của nước ta..)
- Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân. Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một lao động khác giảm đi, trong đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng.
- Thất nghiệp chu kỳ phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp. Khi tổng mức chi và sản lượng giảm, chúng ta thấy thất nghiệp tăng lên hầu như ở khắp nơi.
Phân biệt giữa thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp khác là chủ yếu để phán đoán về tình hình chung của thị trường lao động. Mức độ cao của thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp có tính cơ cấu có thể diễn ra dù cho thị trường lao động nói chung đang cân bằng.
Tầm quan trọng phải giải quyết vấn đề thất nghiệp: Để thấy được ý nghĩa về mặt kinh tế của thất nghiệp, chúng ta phải gắn thất nghiệp với sản lượng và cần biết được định luật Ôkun, định luật này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ sự thay đổi sản lượng và nạn thất nghiệp. Cụ thể, theo Định luật Ôkun thì “khi tổng sản phẩm quốc dân thực tế giảm 2% so với tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%”. Như vậy, khi tỉ lệ thất nghiệp tăng thì cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế suy thoái.
Hiện trạng thất nghiệp ở thành thị: Dân số và lao động thành thị nước ta không lớn. Song tình trạng việc làm ở khu vực thành thị luôn luôn diễn ra căng thẳng và cấp bách, do tính chất và quy mô số người chưa có việc làm rất lớn và nghiêm trọng. Hiện trạng thất nghiệp trong giới có học ngày càng phát triển ở khu vực thành thị, đó là hiện tượng số học sinh tốt nghiệp đại học không muốn xa lánh thành phố hoặc không chấp nhận việc làm có thu nhập thấp. Số người chưa có việc làm phần lớn (80%) tập trung vào lứa tuổi thanh niên. Đó là lực lượng lao động trẻ, mới bước vào tuổi lao động, đại bộ phận chưa lập thân mà sống dựa vào gia đình là chủ yếu. Trong đó, cơ bản là chưa có nghề mặc dù trình độ văn hoá thường là cấp II hoặc cấp III cao hơn ở các vùng nông thôn, họ rất thụ động tìm việc làm và tâm lý kén chọn nghề khá phổ biến, nếu như nghề đó có lương thấp, tính chất lao động nặng nhọc, phổ thông không được “thanh cao” .. ..thì thanh niên thành thị thà chịu thất nghiệp không muốn làm, nhường việc đó cho lao động nông thôn tràn ra làm. Tài thất nghiệp ở thành thị cũng là hiện tượng đáng lưu ý. Bởi vì, trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước), buộc phải thay đổi công nghệ từ đó dẫn đến tình trạng phải sa thải công nhân dư thừa gây ra tình trạng thất nghiệp. Số người này muốn có việc làm nhất thiết phải đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ tay nghề. Một số người sắp đến tuổi nghỉ hưu họ sẽ không muốn phải đi đào tạo tiếp nữa nên xảy ra tình trạng thất nghiệp. Trong khi khu vực thành thị đang rất dư thừa lao động phổ thông thì lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật cao cấp, lao động chất xám để cung cấp cho các doanh nghiệp, khu chế xuất...nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đang rất bức bách và ngày càng lớn. Còn một vấn đề nhức nhối nữa là cần phải giải quyết việc làm cho số người mắc phải các tệ nạn xã hội (cờ bạc, số đề, nghiện hút, mại dâm..). Đây là hiện tượng xã hội rất phức tạp cần phải có chính sách và biện pháp giải quyết có hiệu quả để đảm bảo văn minh, mĩ quan đô thị và an toàn xã hội, nhất là với tệ nạn nghiện hút ngày càng gia tăng trên khắp các tỉnh thành.. Trong tình hình hiện nay, còn vấn đề tạo việc làm cho những người xuất nhập cảnh hồi hương có cơ hội tìm kiếm việc làm, song rất khó đối với thành thị. Trong tương lai chúng ta còn phải tiếp nhận rất nhiều người tự nguyện hồi hương, xuất nhập cảnh trái phép, cho nên đây là một gánh nặng của cả nước nói chung và thành thị nói riêng.
Hiện trạng thất nghiệp ở Nông thôn: lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên, bị chèn chặt trong diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm dần. Cùng với quá trình tăng lao động nông thôn quá trình đô thị hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, làm cho đất nông nghiệp bị giảm dần. Cơ cấu nông thôn rất lạc hậu và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp. Về cơ bản nông nghiệp nước ta vẫn là sản xuất tự cung tự cấp, hệ số sử dụng đất bình quân còn rất thấp. Cũng có những vùng chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng cũng chiếm một phần nhỏ và hình thức chuyển dịch chủ yếu là chuyển lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ, chưa chuyển mạnh sang làm phi nông nghiệp và chưa tách hộ chuyển ra khỏi hộ nông nghiệp. Thậm chí có nhiều hộ phát triển ngành nghề khá nhưng vẫn để đất canh tác nông nghiệp, xu hướng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế rất nhiều. Do quá trình phân bố lao động không đều, việc di dân đến vùng kinh tế mới còn gặp nhiều khó khăn... Việc sử dụng đất trong các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước cũng còn nhiều lãng phí.
Nguyên nhân thất nghiệp.
Khi nghiên cứu qua hệ cung cầu trong thị trường lao động chúng ta nhận thấy rằng cung lao động liên tục tăng do dân số ở các nước tăng không ngừng trong đó có Việt Nam. Trong lúc đó, nền kinh tế thường phát triển không liên tục, có tính chu kỳ, do đó lúc thì thu hút, lúc thí giãn thải người lao động. Sự thu hút và giãn thải đó dẫn đến nhu cầu lao động lúc tăng lúc giảm. Chừng nào cầu lao động còn nằm dưới mức cung thì chừng đó còn dư thừa lao động. Do đó, khi cầu lao động tăng lên đến mức gặp cung thì tình trạng thừa lao động sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào lao động cũng được sử dụng hết (hay còn gọi là toàn dụng lao động). Điểm cung gặp cầu là điểm lý tưởng mong muốn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay còn tồn tại lý thuyết thất nghiệp, theo đó để kích thích nền kinh tế phát triển cần duy trì một tỉ lệ thất nghiệp hợp lý và các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ đó là từ 3% đến 5%. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật như hiện nay, sự tụt hậu về trình độ đào tạo và am hiểu ngành nghề của người lao động so với yêu cầu phát triển của nó và yêu cầu của thị trường cũng dẫn đến một số người không thể tìm kiếm được việc làm thích hợp. Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, đời sống của một số người trong tuổi lao động được đảm bảo mà không cần phải đi làm, dẫn đến họ không có nhu cầu làm việc...
Như vậy, nguyên nhân thất nghiệp có thể và khác nhau. Việc nghiên cứu nguyên nhân hay các yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp là cần thiết để đề ra các giải pháp nhằm giảm bớt thất nghiệp. Việc giảm bớt thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với phát triển kinh tế-xã hội. Đối lập với thất nghiệp là có việc làm (hay còn gọi là mức hữu nghiệp). Mức hữu nghiệp càng cao thì mức thất nghiệp càng giảm.
Chương II:
Phân tích thực trạng việc làm
I. Thực trạng việc làm ở việt nam
Thực trạng nguồn lao động:
- Việt nam là nước có số dân đông thứ 12 trên thế giới, có tỷ lệ tăng dân số rất cao. Có tốc độ tăng tự nhiên hằng năm vẫn cao, trên 2,2%. Năm 1990 có: 66233300 người. Năm 1994 có:73000000 người.
- Dân số Việt nam vào loại dân số trẻ, số người bước vào độ tuổi lao động trong một năm là rất lớn.Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm khoảng 45%. Điều đó chứng tỏ dân số Việt nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nên về mặt kinh tế sẽ bất lợi vì bình quân đầu người ăn theo cao hơn.
- Trình độ văn hoá tăng so với những năm trước kia rất nhiều, nhưng nước ta thiếu một đội ngũ tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi, thiếu đội ngũ thợ lành nghề bậc cao trong một số ngành và lĩnh vực kinh tế.
- Tình trạng phân bố nguồn nhân lực không đồng đều xảy ra tình trạng thừa, thiếu việc làm một cách cục bộ
Hiện trạng việc làm ở nước ta:
- Đánh giá khái quát tình hình phát triển việc làm: theo tài liệu điều tra kinh tế hộ gia đình cho thấy tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tiếp tục làm công việc thường chiếm từ 10-12% tổng số lực lượng lao động xã hội. Tốc độ tăng việc làm bình quân năm trong thời kỳ 1981-1985 do kinh tế phát triển tăng 3,68%. Thời kỳ 1986-1989 do thay đổi cơ chế quản lý, sắp xếp lại lao động, tốc độ tăng chỉ còn 2,7%, tốc độ tăng việc làm năm 1998 là 1,67%, năm 1992-1993 tăng lên 3,34%. Việc làm trong khu vực nhà nước vẫn còn đang trong quá trình ổn định. Tốc độ thu hút lao động vào trong khu vực kinh tế quốc doanh những năm gần đây không tăng mà còn có chiều hướng giảm. Trong 3 năm 1986-1989 do sắp xếp lại sản xuất và lao động khu vực quốc doanh, đã đưa ra ngoài khoảng 70-80 vạn lao động tham gia vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông và sức khoẻ yếu. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh từ những năm 1986 trở lại đây, dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, đã tạo việc làm khá hơn. Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, do khó khăn về vốn, công nghệ và sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường thời kỳ mở cửa... nên nhiều cơ sở sản xuất phải giải thể... vì thế quy mô của ngành công nghiệp chững lại và phát triển chậm. Việc làm trong ngành nông nghiệp tăng từ 3,54% thời kỳ 1976-1980, lên 4,32% thời kỳ 1981-1985, nhưng về số tuyệt đối tăng không nhiều. Riêng diện tích canh tác 1980-1988 tăng 20 vạn ha/năm, tốc độ tăng bình quân chưa đầy 0-4%/năm. Lao động thương nghiệp đã bắt đầu khôi phục lại từ năm 1986 và đang phát triển rất mạnh cho đến nay. Việc làm trong khu vực phi sản xuất vật chất, do đổi mới chính sách kinh tế-xã hội, mạng lưới các cơ sở dịch vụ tiền tệ, văn hoá, dịch vụ phụ vụ sản xuất được mở rộng, có nhiều hình thức mới ra đời..
- Hiện trạng việc làm và thất nghiệp ở khu vực thành thị: tình hình việc làm ở khu vực thành thị luôn luôn diễn ra căng thẳng và cấp bách, do tính chất và quy mô số người chưa có việc làm rất lớn và nghiêm trọng. Trong số những người nằm trong tầng lớp tệ nạn xã hội cần đào tạo trong thời gian gần đây rất được quan tâm giải quyết việc làm cho họ. Những người xuất nhập cảnh cũng được giải quyết rất nhiều..
- Tình trạng việc làm ở khu vực nông thôn: thành tựu nổi bật trong những năm vừa qua là đã từng bước giải phóng tiềm năng lao động, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn là vấn đề nhức nhối trong khu vực nông thôn.
- Tình hình lao động nữ: Trong tổng số lao động làm việc thuộc các ngành kết cấu của nền kinh tế quốc dân, phụ nữ chiếm gần 52%, còn trong lĩnh vực phi kết cấu phụ nữ chiếm khoảng 70%. Trong nông thôn, nơi tập trung 80% dân số và 70% lao động, nếu kể cả kinh tế phụ của gia đình, phụ nữ làm ra 60% sản phẩm và chiếm 70% trong tổng số lao động nông thôn. Những ngành phụ nữ chiếm tỷ lệ cao là giáo dục,y tế, thương nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, lao động nữ chiếm khoảng 43%, gần 1/3 lao động nữ tham gia các cơ quan quản lý nhà nước, còn trong nghiên cứu khoa học phụ nữ chiếm khoảng 37,5%. Phụ nữ không chỉ là lực lượng tạo ra cái nền ổn định xã hội, mà còn là yếu tố của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Trong cơ chế thị trường, về mặt lao động, tất yếu hình thành và phát triển thị trường lao động. Trong thị trường lao động, người lao động có việc làm hoặc thất nghiệp là do quan hệ cung cầu lao động, thì người lao động bao giờ cũng yếu thế hơn người sử dụng lao động. Cho nên người phụ nữ phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Trong cơ chế thị trường người sử dụng lao động là người quyết định việc tuyển dụng lao động và theo cơ chế hợp đồng, thì người sử dụng lao động không muốn nhận phụ nữ vào làm việc vì chi phí xã hội cho phụ nữ cao hơn so với đàn ông (bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội.). Lao động nữ tính năng động không cao, việc đào tạo lại, di chuyển nghề khó khăn hơn nam giới. Có thể nói trong cơ chế thị trường khả năng tìm việc của người phụ nữ khó khăn hơn, khả năng mất việc lại lớn hơn, do đó phụ nữ thường phải chấp nhận công việc giản đơn với mức lương thấp. Trong quá trình sắp xếp lại lao động trong khu vực nhà nước, một lực lượng lớn lao động trở nên dư thừa trong đó có hơn 1/2 là phụ nữ phải chuyển ra ngoài. Trong đó chủ yếu là lao động nữ phổ thông và do sức khoẻ do điều kiện làm việc không đảm bảo. Đó là những tình hình việc làm cơ bản của phụ nữ trong tình hình hiện nay.
II-Nguyên nhân chủ yếu
- Nguyên nhân khách quan: trong khu vực thành thị thì do lối sống cao hơn ở nông thôn nên họ không chấp nhận làm những công việc giản đơn, còn những công việc mà họ được đào tạo thì cũng khó có việc làm nếu ngành nghề đó không phù hợp nhiều với điều kiện thực tế. Trước sự cạnh tranh gay gắt như tình hình ở các đô thị thì hiện trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan do thay đổi công nghệ, do tính chất cạnh tranh phải thay đổi theo cả lao động để có thể phù hợp với công nghệ hiện đại. Còn trong khu vực nông thôn thì do lao động nông thôn có phần đang tăng lên còn diện tích đất canh tác thì bị thu hẹp dần, cơ cấu lao động rất lạc hậu, trình độ dân trí thấp.. nước ta thì đi lên sau thời kỳ chiến tranh giành độc lập rất lâu, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế-xã hội.
- Nguyên nhân chủ quan: trong khu vực thành thị thì do sự di dân tạo áp lực mạnh mẽ lên quá trình phát triển đô thị và tạo việc làm. Do trong quá trình đào tạo, không có những chính sách để người lao động sau khi học xong nghề nghiệp trở về quê nhà làm việc, họ chỉ muốn được ở lại đô thị kiếm sống, do đó gây tình trạng thừa thiếu lao động tràn lan, ở những nơi rất thừa lao động nhưgn cũng có những nơi đang thiểu lao động cục bộ, nhất là những công nhân kỹ thuật cao. Trong tình hình hiện nay, do không tính toán trong việc đào tạo cho nên xảy ra nhiều thực trạng đáng lưu ý là thầy nhiều hơn thợ, khong ai chịu chấp nhận làm thợ trong khi xã hội đang rất cần
III-Thực trang việc làm ở Hà nội:
(qua số liệu thống kê năm 1999-nhà xuất bản thống kê)
Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố trực thuộc trung ương, có tổng số dân rất cao, tình hình việc làm và thất nghiệp ở đó rất đa dạng, cho nên có thể dùng hai thành phố đó để đánh giá tình hình việc làm, thất nghiệp cho nước ta. Riêng ở Hà nội, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, và cũng là trung tâm việc làm của cả miền Bắc cho nên ta có thể xem xét thực trạng việc làm ở Hà nội và đưa ra nhận xét để thấy được những ưu, nhược điểm của tình hình hiện nay. Tình hình dân số ở Hà nội biến động rất phức tạp, lượng di dân tự do thay đổi liên tục khiến cho dân số Hà nội tăng rất cao vào những năm gần đây. Trước hết, ta hãy xét tổng dân số của Hà nội
- Nhân khẩu thực tế thường trú trong hộ gia đình dựa theo nhóm tuổi của tổng số nói chung ở Hà nội năm 1999:
đơn vị: người
Tổng số
<6
6-10
11-14
15-24
25-34
35-44
2672122
220624
235959
144445
516131
376886
466983
45-54
55-59
>=60
301053
166849
303192
Qua biểu bảng ta thấy lượng dân số ở độ tuổi 15-54 là rất cao chiếm 62% số dân của cả thành phố, do đó có thể nói số người trong độ tuổi lao động là rất cao, đây là tiềm năng phát triển kinh tế của Hà nội.
- Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng của năm 1999 ở Hà nội:
đơn vị: người
Tổng số
15-24
25-34
35-44
45-54
55-59
>=60
1336396
200093
358060
439648
237433
51913
49249
Cũng giống như phân tích tổng dân số của Hà nội cho ta thấy: lượng dân số hoạt động kinh tế cao nhất vào độ tuổi từ 15-54, có những độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế tới 0.95%, đó là một tỷ lệ khá cao và có thể thấy được rằng thị trường lao động ở Hà nội khá rộng lớn.
- Dân số trên 15 tuổi hoạt động kinh tế chia theo:
+ Trình độ văn hoá của tổng số nói chung
+ Trình độ văn hoá của nữ khu vực nông thôn
đơn vị: người
Tổng số
Chưa biết chữ
Chưa TN cấp I
Đã TN cấp I
Đã TN cấp II
Đã TN cấp III
Lớp học cao nhất đã qua bình quân cho 1người (lớp/12)
1336396
9148
57813
162793
531422
575220
9.5
290835
5031
31849
56993
139131
57831
7.4
Để thấy được chất lượng việc làm thì ta phải xét đến trình độ văn hoá chung của tổng số dân Hà nội. Qua biểu bảng ta thấy tỷ lệ nữ khu vực nông thôn chưa biết chữ còn rất cao (2%) so với tỷ lệ chưa biết chữ của tổng số nói chung (1%). Như vậy, có thể nói rằng trình độ văn hoá của nữ khu vực nông thôn là rất thấp, khiến việc giải quyết việc làm cho nữ ở nông thôn là rất khó.
- Dân số trên 15 tuổi hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của:
+ Tổng số nói chung
+ Nữ nói chung
+ Của tổng số khu vực thành thị
+ Của nữ thành thị
+ Của tổng số khu vực nông thôn
+ Của nữ nông thôn
đơn vị: người
Tổng số
Không chuyên môn kĩ thuật
Sơ cấp
CNKT có bằng
CNKT không có bằng
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng và đại học
Trên đại học
1336396
785700
41628
104446
84541
112109
204464
3508
632710
407987
23396
23456
24114
65808
86836
1113
734976
320110
33513
68566
47380
76656
185670
3081
341875
160833
20044
16332
14476
48627
80550
1113
601402
465590
8115
35880
37161
35453
18794
427
290835
247257
3352
7124
9638
17181
6286
0
Nhìn chung, tình hình việc làm ở Hà nội không được phân chia ổn định, lượng công nhân có kỹ thuật được đào tạo qua trung học chuyên nghiệp còn thấp hơn rất nhiều so với cao đẳng và đại học, như vậy cho ta thấy phần nào sự sai lệch trong khâu đào tạo của nước ta. Thực chất lượng công nhân chuyên nghiệp cần rất nhiều nhưng lại không có vì tỷ lệ trường trung học chuyên nghiệp còn ít, lượng đào tạo không đúng và không đủ gây nên tình trạng trên. Và đặc biệt tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế không có chuyên môn kỹ thuật còn quá cao, đặc biệt là ở khu vực nữ nông thôn, do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo tình trạng việc làm trong 12 tháng năm 1999:
+ Của tổng số nói chung
+ Của khu vực thành thị
+ Của khu vực nông thôn
đơn vị: người
Có việc làm thường xuyên
Không có việc làm thường xuyên
Từ 15 tuổi trở lên
Trong tuổi lđ
Từ 15 tuổi trở lên
Trong tuổi lđ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
1247643
599829
1181339
559274
88755
51385
87085
31670
675269
317375
648689
303641
59707
37401
59321
24127
572374
282454
532650
255633
29046
13984
27764
7543
Nhìn vào biểu bảng này ta thấy được tỷ lệ có việc làm thường xuyên ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn, nhưng tỷ lệ không có việc làm thường xuyên ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều rất cao, đặc biệt ở nông thôn. Đó cũng là sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như văn hoá, chuyên môn hay do mùa vụ.. Tỷ lệ không có việc làm thường xuyên so với có việc làm thường xuyên còn khá cao (7%), đây cũng là một yếu tố đặc biệt cuẩ Việt nam cần quan tâm và có cách giải quyết việc làm thường xuyên cho những người đó.
- Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên trong 12 tháng năm 1999 chia theo nhóm ngành loại công việc chính:
+ Của tổng số nói chung
+ Của khu vực thành thị
+ Của khu vực nông thôn đơn vị: người
Tổng số
Chia theo nhóm ngành kinh tế
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1247643
340263
332253
575127
675269
21186
200693
453390
572374
319077
131560
121737
Với biểu đồ này ta có thể thấy tỷ lệ dân số làm trong ngành dịch vụ ở thành thị thành phố là khá cao so với 2 nhóm ngành còn lai, tuy rằng tỷ lệ dân số làm trong nông lâm nghiệp vẫn còn cao so với trong công nghiệp. Còn đối với khu vực nông thôn thì tỷ lệ dân số làm trong công nghiệp và dịch vụ còn quá thấp, hầu như ở nông thôn vẫn chú trọng nhiều đến nông lâm, cho nên không có điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển khiến ngành dịch vụ ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 21% so với tổng số. Như vậy có thể thấy phần nào cơ cấu ngành của nước ta sau nhiều năm đổi mới, cũng có sự đổi khác nhưng trong đó vẫn chưa xoá được nện kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
- Số người trên 15 tuổi có việc làm thường xuyên trong 12 tháng năm 1999 chia theo khu vực thành phần kinh tế:
+ Của tổng số nói chung
+ Của nữ nói chung
+ Của khu vực thành thị nói chung
+ Của nữ khu vực thành thị nói chung
+ Của khu vực nông thôn nói chung
+ Của nữ khu vực nông thôn nói chung
đơn vị: ngườ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0171.doc