Việc làm ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

lời nói đầu Trong thời kỳ hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế của thị trường đồng thời có sự quản lý của nhà nước. Chúng ta đã đem lại cho chúng ta những bước thay đổi đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời trong quá trình hội nhập đã đem lại ho chúng ta những tiến bộ đáng kể về mặt khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý sản xuất trong sản xuất hàng hoá. Nhưng bên cạnh những thành tựu, những bước phát triển những ưu thế của

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Việc làm ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế thị trường vốn còn nhiều những tồn tại, điển hình đó là thất nghiệp gia tăng, hố ngăn cách giầu nghèo ngày càng lớn và sự gia tăng của các tệ nạn xã hội và tội phạm xã hội . . . Do đó, để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta phải có những chính sách và những hướng phát triển thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội và hạn chếnhững mặt trái của nền kinh tế thị trường. Mà trong đó việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc và nhạy cảm nhất ở nước ta vì nó đã gõ cửa đến từng gia đình, là yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế và là nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa gây ra những tiêu cực về mặt xã hội. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “việc làm ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” để phân tích và đưa ra những giải quyết vấn đề này. Trong quá trình hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cản ơn GS.TS Đỗ Hoàng Toàn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Đề tài gồm 3 phần : Chương : Lý luận chung về việc làm. Chương II : Thực trạng việc làm hiện nay ở nước ta. Chương III : Một số giải pháp tạo việc làm trong các năm tới. Chương I: lý luận chung về việc làm Hệ thống các quan điểm về việc làm Quan niệm cơ bản của thế giới về lao động và việc làm Cơ cấu lực lượng lao động Để làm rõ hệ thống khái niệm về lao động và việc làm. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra quan niệm về lực lượng lao động và mô tả nó bằng sơ đồ có tính chất chung như sau: sơ đồ cơ cấu về lực lượng lao động: Dân số trong tuổi lao động quy định không có việc làm có việc làm Không muốn làm việc Muốn làm việc Không chủ động tìm việc Chủ động tìm việc Sẵn sàng tìm việc E N N U Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động E : Người có việc làm U : Người thất nghiệp N : Người không tham gia hoạt động kinh tế Nội dung các khái niệm trong sơ đồ về cơ cấu lực lượng lao động và mối quan hệ giữa chúng. Lực lượng lao động : Là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Về cơ bản, khái niệm lực lượng lao động nêu trên được thống nhất ở nhiều nước và cũng là khái niệm mà tổ chức lao động quốc tế (ILO) chính thức đưa ra. Điều khác nhau ở mỗi nước chủ yếu là độ tuổi quy định. ở đây có hai sự khác biệt. Khác biệt thứ nhất trong quy định về giới hạn tuổi tối thiểu. ở Ai cập tuổi tối thiểu là 6 tuổi, Braxin :10 tuổi, Australia : 15 tuổi, Mỹ : 16 tuổi, phần lớn các nước quy định tuổi này từ 14 hoặc 15 tuổi.Khác biệt thứ hai là sự khác biệt về quy định tuổi tối đa của lực lượng lao động.ở một vài nước công nghiệp như Đan mạch, Thuỵ Sĩ, Nauy, Phần lan lấy tuổi này là 74 tuổi. Còn ở một số nước đang phát triển như: Ai cập, Malaixia, Mêhicô quy định là 65 tuổi. Cơ sở thực tế để xác định tuổi tối đa và tuổi tối thiểu là : các nước thường dựa vào tuổi học sinh rời khỏi trường phổ thông để xác định tuổi tối thiểu và tuổi cao nhất quy định cho người được nghỉ hưu để xác định tuổi tối đa. Nên khoảng tuổi để tính cho một bộ phận dân số là lực lượng lao động từ 15 đến 64 tuổi (có thể từ 15 đến 59 ở một số nước hoặc từ 10 đến 59 tuổi ở một số nước khác). Song hiện nay ở nhiều quốc gia và ngay cả tổ chức lao động quốc tế đã không quy định giới hạn tuổi tối đa và để mở ở độ tuổi này. Người có việc làm : Là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Khái niệm trên đã được chính thức nêu ra ở Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của nhà thống kê lao động (ILO.1983) và được áp dụng ở nhiều nước khi tiến hành các cuộc điều tra thống kê lao động và việc làm. Khái niệm này được cụ thể hoá thêm bằng một số tiêu thức khác tuỳ thuộc vào mỗi nước đặt ra. Trong các tiêu thức bổ xung có thể phân làm 2 nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người làm bất kỳ công việc gì được trả công hoặc vì lợi ích hoặc làm việc không có tiền công trong các trang trại hay kinh doanh của gia đình. Nhóm thứ hai là người có việc làm hiện không làm việc, là những người không làm việc nhưng vẫn có việc làm , hiện tạm nghỉ vì đang là kỳ nghỉ (nghỉ hè , nghỉ đông , nghỉ phép ...) ốm do thời tiết xấu hoặc do các lý do cá nhân. Để làm rõ thêm đặc điểm về việc làm, người ta còn phân ra việc làm ổn định và việc làm tạm thời căn cứ vào số tháng có việc làm trong một năm hoặc phân ra việc làm đầy đủ hay thiếu việc làm căn cứ vào số giờ trong một ngày. Sự phân chia trên sẽ giúp cho việc đánh giá sâu sắc và đầy đủ hơn tình trạng việc làm trên một địa bàn ứng với một thời điểm nào đó . Người thất nghiệp : là những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc. Để xác định rõ ngưòi thất nghiệp, tổ chức ILO đưa ra các tiêu thức sau : xét trong một khoảng thời gian nhất định những người thất nghiệp là những người không có việc làm, có khả năng làm việc và đang tích cực tìm việc làm. Trong việc tính số người thất nghiệp các nước cũng có tính một bộ phận lao động không có việc làm, song đang chờ được gọi trở lại làm việc mà công việc đó họ phải tạm nghỉ không ăn lương vì một lý do nào đó. Một điểm cũng cần đề cập đến ở đây, đó là việc phân loại thất nghiệp. Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp phân ra 3 loại khác nhau : Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu. Thất nghiệp tạm thời : Phát sinh là do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của công việc hoặc là nền kinh tế có đầy đủ việc làm của cuộc sống. Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm, vẫn luôn có một số các chuyển động nào đó do người ta tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường hoặc chuyển đến một thành phố mới : phụ nữ có thể lại lực lượng lao động sau khi có con. Do những công việc hoặc tìm những công việc tốt hơn, cho nên người ta thường cho tìm những công việc tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “tự nguyện”. Thất nghiệp có tính cơ cấu, xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân . Sự mất cân đối này có thể diễn ra do mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy, trong thực tế có xảy ra những sự mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trên các thị trường lao động sẽ mất cân đối trên các thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương hạ xuống trong những khu vực có nguồn cung cao. Nhưng như chúng ta đã nhấn mạnh, mức lương trong thực tế hoàn toàn ổn định. Thất nghiệp chu kỳ : Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp. Khi tổng mức chi và sản lượng giảm, chúng ta thấy thất nghiệp tăng lên hầu như ở khắp nơi. Việc thất nghiệp tăng ở hầu hết các vùng là dấu hiệu cho thấy thâta nghiệp phần lớn là theo chu kỳ. Tóm lại, phân biệt giữa thất nghiệp chu kỳ và các loại thất nghiệp khác là chủ yếu để phán đoán về tình hình chung của thị trường lao động. Mức độ sau của thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp có tính cơ cấu có thể diễn ra dù cho khi nhịp độ di chuyển lao động nói chung đang cân bằng. Ví dụ khi nhịp độ di chuyển lao động cao hoặc sự mất cân đối về địa lý lớn. Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi sụ mất cân đối chung cảu các thị trường lao động bị khủng hoảng. Những người không thuộc lực lượng lao động. Là một bộ phận dân số mà ở bộ phận này họ là những người không có việc làm và cũng không phải là người thất nghiệp, bao gồm các đối tượng là học sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người thuộc tình trạng khác. Quan niệm trên về cơ bản được thống nhất trong nhiều nước, song cũng có những ý kiến khác nhau về việc lực lượng quân đội có thuộc lượng lao đọng hay không thuộc lực lượng lao động, hoặc phân biệt giưã nhóm người nội trợ và bộ phận giúp việc gia đình, đối tượng nào đó có thể được xếp vào lực lượng lao động. Tóm lại, với việc tổng kết nhiều cuộc điều tra thống kê lao động và việc làm ở nhiều nước. Tổ chức lao động quốc tế cho rằng : Các số liệu thống kê trong các điều tra về lực lượng lao động, việc làm và thất nghiệp mang ý nghĩa tương đối và có tính chất thời điểm , bởi lẽ thị trường lao động luôn biến động theo thời gian và không gian, song những kết quả thu được của mỗi cuộc điều tra sẽ là nguồn thông tin có giá trị thực sự cần thiết cho việc hoạch định chính sách của mỗi nước , trước hết trong lĩnh vực lao động và việc làm. Các khái niệm về lao động việc làm không nhất thiết áp dụng cứng nhắc, dập khuôn cho mỗi nước mà tuỳ điều kiện cụ thể , yêu cầu và khả năng sử dụng lao động của mỗi nước mà có thể đưa ra khái niệm phù hợp có ý nghĩa thực tế cho nước mình . Đương nhiên nó không thể thoát ly tòan bộ nội dung cơ bản mà ILO đã nêu ra . Khó có thể đưa ra thước đo chung cho mỗi quốc qia về vấn đề lao động việc làm song cần phải lưu ý hệ thống số liệu thu được từ thống kê hoặc điều tra của mỗi nước cũng phải tính tới khả năng có thể so sánh với các nước khác nhau , trước hết với các nước có trình độ phát triển tương đương. 2. Hệ thống khái niệm cơ bản về lao động việc làm được vận dụng của nước ta. 2.1 Khái niệm việc làm. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu , bao cấp , người lao động được coi là người có việc làm và được xã hội thừa nhận , trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó nhà nước bố trí việc làm cho người lao động từ A đến Z. Do đó, trong xã hội không thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm không đầy đủ.... Nay chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan niệm về lao động việc làm thay đổi một cách cơ bản. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của ILO và nghiên cứu điều kiện cụ thể của việt nam, chúng tôi đã đưa ra khái niệm mới được nhiều người đồng tình về người có việc làm như sau: Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề dạng hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời đóng góp một phần cho xã hội . Với khái niệm nêu trên sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và taọ ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người .Điều này được thể hiện trên 2 góc độ sau đây: Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn bao gồm tất cả các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và tư nhân ), trong mọi hình thức cấp độ của hình thức sản xuất kinh doanh (kinh tế hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác tự nguyện, doanh nghiệp....) và sự đan xen giữa chúng. Nó cũng không bị hạn chế về mặt không gian(vùng , trong và ngoài nước....) Người lao động được tự do hành nghề liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động. Chính từ khái niệm trên về việc làm trong cơ chế thị trường, trong bộ luật lao động của Việt Nam được quốc hội khoá IX vừa qua phê duyệt đã khẳng định : “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Từ khái niệm cơ bản trên ,chúng ta có thể làm rõ một số khái niệm dẫn xuất như : thất nghiệp , thiếu việc làm.... Theo kinh nghiệm của thế giới, để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động mỗi quốc gia phải lập sơ đồ lao động riêng của mình. Việt Nam có thể vận dụng sơ đồ lực lượng lao động của ILO và một số nước khác, nhưng có thể lấy giới hạn từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ và 15 đến 60 tuổi đối với nam. Theo sơ đồ lực lượng lao động chúng ta có thể biểu hiện các khái niệm trên như sau: - Thất nghiệp la người trong độ tuổi lao động, có sức lao động , chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Trong khái niệm thất nghiệp cũng cần lưu ý có những loại đối tượng chưa làm việc bao giờ (thanh niên mới bước vào tuổi lao động nhưng chưa có việc làm ) và mất việc, chờ lao động, lao động dư thừa.... -Thiếu việc làm có thể hiểu là trạng thái trung gian của có việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm, nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động họ phải làm việc không hết thời gian theo luật định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống muốn tìm việc làm bổ sung . Cũng cần chú ý rằng, khi phân tích việc làm thất nghiệp và thiếu việc làm chúng ta mới chỉ tính đến đối tượng nằm trong độ tuổi lao động song do đặc điểm của việt nam, ngưòi có nhu cầu ngoài độ tuổi lao động rất lớn để đảm bảo nhu cầu của bản thân và gia đình, vì vậy hoạch định chính sách về việc làm cần phải nghiên cứu đối tượng này (hưu trí , lao động vị thành niên , ngưòi già , người tàn tật.....) Để phân biệt các đối tượng trong lực lượng lao động đang ở trạng thái việc làm như thế nào, có thể tham khảo sơ đồ phỏng vấn dưới đây : có anh (có việc làm chưa) Anh (chị) có muốn tìm việc bổ sung không? Không Người có việc làm Người thiếu việc làm Có chưa có Không Người thất nghiệp tích cực anh (có muốn làm việc ko?) Anh (có) đang tìm việc làm không Không có Người thất nghiệp thụ động Hệ thống khái niệm này phải được thể chế hoá thành các chỉ tiêu quản lý nhà nước về việc làm và thống nhất trong cả nước. Trong các cuộc điều tra khái niệm trên có nội dung cụ thể như sau: 2.1.1 Việc làm Việc làm là hoạt động lao động được thể hiện ở một trong ba dạng sau: - Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó. - Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng. - Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý. 2.1.2 Việc làm chính, việc làm phụ. Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác. Việc làm phụ: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. Nếu công việc chính và công việc phụ có thời gian bằng nhau thì công việc có thu nhập cao hơn sẽ là công việc chính. 2.2 Lực lượng lao động. 2.2.1 Người có việc làm. Những người đủ 15 tuổi trở lên trong 7 ngày có làm ít nhất một trong ba loại việc làm được nêu ở nội dung mục 2.1.1 Người có việc làm ổn định : Những người trong 12 tháng làm việc từ 6 tháng trở lên hoặc những người làm dưới 6 tháng trong 12 tháng và sẽ tiếp tục làm việc đó ổn định . Người có việc làm tạm thời : Những người làm việc dưới 6 tháng trong 12 tháng trước thời điểm điều tra và tại thời điểm điều tra đang làm một công việc tạm thời hoặc không có việc làm dưới một tháng . 2.2.2 Người không có việc làm. Người từ 15 tuổi trở lên trong 7 ngày không làm bất kỳ việc gì trong 3 loại việc đã được nêu ở nội dung 2.1.1 Trong 7 ngày có đi tìm việc làm. Trong 7 ngày không đi tìm việc làm do bị ốm đau tạm thời , chờ nhận việc làm mới , nghỉ phép hoặc tạm nghỉ . 2.3 Dân số không phải lực lượng lao động. Nhứng người đủ tử 15 tuổi trở lên trong 7 ngày không làm bất kỳ việc gì trong 3 loại công việc kể trên trong mục 2.1.1 và trong 7 ngày qua không đi tìm việc, không tính những người không đi tìm việc do ốm đau tạm thời, chờ nhận việc làm mới, nghỉ phép hoặc tạm nghỉ . II .Vị trí của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam. 1Khái niệm về chính sách việc làm. Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm mới cho lực lượng lao động đó . Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động . Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển cho lực lượng lao động của toàn xã hội, như các chính sách : Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những nghành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho nhữngđối tượng đặc biệt... 2. Vị trí của chính sách việc làm. Mấy chục năm qua cùng với chính sách phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội nhân bản, hướng vào phục vụ lợi ích của con người và phát triển con ngưòi toàn diện, đặc biệt là chính sách phát triển dân trí, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo công ăn việc làm, an toàn xã hội, tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các dân tộc....Chính vì vậy chỉ số phát triển con người ở Việt Nam (HDI) theo cách tính mới của liên hợp quốc đã được xếp vào hàng thứ 115 trong số 173 nước trên thế giơí, đứng trên Hondurat, ấn độ, Nêpan, và một số nước khác (Theo báo cáo về phát triển con người, năm 1993 của UNDP). Mặt khác điều đó cũng chứng tỏ nước ta còn ở trình độ thấp về kinh tế, song nếu chúng ta coi trọng mặt xã hội, có chính sách xã hội đúng đắn sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, vấn đề cơ bản, gốc rễ nhất là chính sách việc làm, đảm bảo mọi người có việc làm đầy đủ và có thu nhập . Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, mà nội dung cơ bản của nó là : Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tiếp tục xây dựng nền kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từng bước dân chủ hoá đời sống xã hội trên cơ sở một nhà nước pháp quyền. Mở cửa ra bên ngoài, tăng cường giao lưu hợp tác, hội nhập vào cộng đồng thế giới và dân tộc . Để thực hiện đường lối trên , chúng ta đã từng bước điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và khung cảnh chung của thế giới nhằm đạt nhanh mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Thực chất đó là cuộc cách mạng về cấu trúc kinh tế –xã hội để đưa Việt Nam bước vào thời kỳ cất cánh và phát triển. Nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thận lợi và bước phát triển mới cho Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó nhiều vấn đề về xã hội cũng nổi lên gay gắt cần phải giải quyết. Điều này thể hiện rất rõ ở sự xuống cấp hoặc nguy cơ tụt hậu ngiêm trọng trong một số mặt của đời sống xã hội, nếu không giải quyết sẽ trở thành mầm mống gây nên “Những điểm nóng”, có thể dẫn đến mất ổn định xã hội. Đó là các vấn đề: Người chưa có việc làm và thiếu việc làm tăng nghiêm trọng, phân hoá giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội và tội phạm xã hội phát triển ...Trong đó việc làm đang là vấn đề xã hội bức xúc và nhạy cảm nhất ở nước ta vì nó đã gõ cửa đến từng gia đình, là yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa gây ra những tiêu cực về mặt xã hội . Trên thực tế để đảm bảo quyền có việc làm cho người lao động còn là vấn đề thách thức, là bài toán phức tạp và khó khăn ở nước ta, đặc biệt là trong điều kiện và quá trình chuyển đổi nền kinh tế xã hội . Phấn đấu để đảm bảo quyền có việc làm của người lao động là một quá trình, nó chỉ được thực hiện đầy đủ từng bước thông qua chính sách của nhà nước phù hợp với từng thời kỳ nhất định . Chính sách này trong hệ thống chính sách xã hội của nhà nước Việt Nam. Các vấn đề xã hội có nội dung rất rộng và bao giờ cũng gắn với con người . Vì vậy chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của đời sống con ngưòi như: Việc làm và thu nhập, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc, quan hệ tôn giáo. Chính sách xã hội với các yêu cầu của mình, là yếu tố của sự phát triển và nằm trong yếu tố phát triển. Vì vậy đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển và tạo ra ổn định xã hội. Trong hệ thống chính sách xã hội , vấn đề cốt lõi và bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ hội để người lao động có việc làm, có thu nhập bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Đó là nội dung cơ bản của chính sách việc làm, là một trong những tiều chí cơ bản về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, chính sách việc làm là một trong những chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội. Kết quả của điều tra xã hội học đều cho thấy vấn đề xã hội lớn nhất ở nước ta hiện nay là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nguyện vọng và nhu cầu lớn nhất của thanh niên nhất là thanh niên thành thị, hiện nay trước tiên vẫn là vấn đề việc làm. Khi đặt câu hỏi : “Vấn đề gì quan trọng nhất được phụ nữ quan tâm ” thì câu trả lời ở hầu hết các phiếu điều tra là : “Việc làm có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình” sau đó mới là “có con, nuôi con và xây dựng gia đình hạnh phúc” tiếp đó là “tham gia các hoạt động hữu ích của xã hội”. Tuy nhiên, nhận thức về việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế thị trường cũng đã có những thay đổi căn bản mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu. Phần II : thực trạng việc làm hiện nay ở nước ta. I. Vài nét về tình hình lao động ở nước ta hiện nay. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta không thừa nhận có thất nghiệp. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quan niệm về việc làm và thất nghiệp đã có những thay đổi căn bản . Có rất nhiều khái niệm khác nhau về việc làm, song đểu thống nhất ở những điểm cơ bản, việc làm là hoạt động lao động của con người, tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm. Bộ luật lao động của nước ta khẳng định: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Xét ở góc độ kinh tế vĩ mô, việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng. Lao động, việc làm luôn là bài toán hóc búa cho các quốc gia, dù phát triển cao, hay còn ở trình độ lạc hậu. Trạng thái của một nền kinh tế có thể được đánh giá qua khẳ năng tạo và giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.Tạo được nhiều việc làm tốt và ổn định, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp là 2 nội dung của mục tiêu việc làm. Đối với nước ta giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế, xã hội được đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Sau đây là vài nét về tình hình lao động ở nước ta hiện nay. 1 Về số lượng và cơ cấu lao động . Về số lượng lao động . Tính đến ngày 1.7.2000 tổng số nhân khẩu đủ từ 15 tuôỉ trở lên thực tế thường trú trong toàn quốc là 54.269.789 người, chiếm 69,85% dân số thường trú của cả nước. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 16 đến 60 tuổi , nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi ) là 46.249.428 người , chiếm 59, 53% Năm 2000, khu vực thành thị số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm 73,59% dân số thường trú thực tế trong khu vực, nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm 64,41% ở khu vực nông thôn, các con số này là 68,15% và 58,03% Về cơ cấu lao động. Lao động ở thành thị có xu hướng tăng. Năm 1996, lực lượng lao động ở thành thị chiếm 19.06%, năm 1997 tăng lên 20,20%, năm 1999 là 22,28%, năm 2000 là 22,56%. Lực lượng lao động ở nông thôn vận động theo xu hướng ngược lại – tỷ lệ giảm hàng năm là 0,7%; năm 1996 tỷ lệ lực lượng lao động ở nông thôn là 80,94% và năm 2000 là 77,44%. Lao động trong các nghành nông lâm và ngư nghiệp, từ 67% năm 1996 giảm xuống còn 61% năm 2000, tăng tỷ lệ lao động trong các nghành công nghiệp, xây dựng, từ 13% năm 1996 lên 17,6% năm 2000 ; Dịch vụ từ 19,5% năm 1996 lên 23% năm 2000 . Tuy nhiên số lao động tuyệt đối trong khu vực nông –lâm –ngư nghiệp vẫn tiếp tục tăng , làm tăng sức ép việc làm ở nông thôn ,trong khi khu vực công nghiệp chưa có khả năng thu hút mạnh lao động nông nghiệp . Lao động trẻ chiếm bộ phận lớn trong lực lượng lao động trong cả nước . Đây là bộ phận lao động năng động , sáng tạo , có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất . Năm 2000, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ đủ 15 tuổi đến 34 tuổi ), chiếm 50.04% năm 1998 là 52,58% ;Năm 1996 là 55,82%. Nhóm lực lượng lao động trung niên (từ đủ 35 đến 54 tuổi ) chiếm 43,26% ; năm 1998 là 40.31% , năm 1996 là 35,60% .Nhóm lực lượng lao động cao tuổi (từ đủ 55 tuổi trở lên) chiếm 6,70% năm 1998 là 7,10% ; năm 1996 là 8,58% . Tính bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2000 lực lượng lao động trẻ của cả nước giảm gần 1,4% ; lực lượng lao động cao tuổi giảm gần 4,92% và lực lượng lao động trung niên tăng xấp xỉ 7,7% .Về chất lượng lao động . Trình độ học vấn của lực lượng lao động ở nước ta ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I giảm từ 26,67% năm 1996 xuống còn 22,1% năm 1999. Số người tốt nghiệp cấp II, cấp III tăng lên không ngừng.trong đó tăng nhanh nhất là số người tốt nghiệp cấp III, bình quân hàng năm số người đã tốt nghiệp cấp III trong tỏng lực lượng lao động tăng 10,4% với mức tang tuyệt đối là 541,5 ngàn người. trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nước ta cũng tăng lên. Cả nước tính đến ngày 1/7/2000 số lao động đã qua đào tạo có 5.996.007 người, chiếm 15,52% so với tổng số. Vùng Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất (21,00%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (9,56%); Đồng bằng Sông Cửu Long (10,03%); Đồng Bằng Sông Hồng (20,9%), các vùng còn lại tỷ lệ đều thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước và dao động trong khoảng tù 13- 15%. Đối với khu vực thành thị, Hà nội có tỷ lệ này cao nhất(44,28%) tiếp theo là thành phố Hồ chí minh (28,7%) Hải phòng( 28,8%) Đà nẵng(23,7%). Túnh riêng hai khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng tăng lên, song tốc độ tăng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu vực thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Lực lượng lao động đã qua đào tạo phân bổ không đồng đều trên cả nước, tập chung chủ yếu ở khu vực đô thị, dẫn đến tình trạng nơi thừa nơi thiếu lao động. Cơ cấu lao động có đào tạo vẫn tiếp tục bị mất cân đối . Tình trạng “thừa thầy , thiếu thợ ” (đặc biệt là thợ có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động) luôn diễn ra Về tình hình giải quyết việc làm Hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động đang là vấn đề nan giải ở nước ta . Chính phủ đã xác định giải quyết việc làm là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế –xã hội .Năm 2000, đã giải quyết được việc làm cho khoảng 1,3 triệu lao động cụ thể như sau: Giải quyết việc làm trong nước 1,27 triệu; xuất khẩu lao động 3 vạn người Giải quyết việc làm theo các khu vực: công nghiệp và xây dựng 33-35 vạn; nông –lâm –ngư nghiệp (kể cả dịch vụ trong nông lâm ngư nghiệp ) 55-60 vạn lao động Khu vực đô thị tạo được khoảng 28 vạn chỗ làm việc mới , khu vực nông thôn tạo ra gần 1 triệu chỗ làm việc mới Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thu hút 32 vạn lao động (Tạo việc làm mới là 14 vạn, có thêm việc làm là 18 vạn) Tuy vậy, tình hình thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở nước ta vẫn còn gay gắt. Trong 61 tỉnh , thành phố vẫn còn tới 11 tỉnh , thành phố có tỷ lệ thất nghiệp từ 6,5% đến 7% , 14 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp từ 6% đến 6,5% , chỉ có 27 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp dưới 6%. Trong hoàn cảnh hiện nay sức ép về việc làm ở khu vực thành thị , nhất là ở các thành phố lớn sẽ có chiều hướng gia tăng , do nhiều nguyên nhân trong đó cơ bản là : -thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế , cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước , số lao động trong khu vực hành chính thời gian tới sẽ giảm -số lao động chưa có việc làm dồn lại từ các năm trước , thêm vào đó là số học sinh , sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm -Việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị tìm việc , đặc biệt trong thời kỳ nông nhàn ngày càng tăng , tạo sức ép về việc làm, tăng tỷ lệ thất nghiệp đối với khu vực thành thị. Tình hình việc làm ở khu vực nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra ngày 1/7/2000 của bộ lao động thương binh và xã hội, tỷ lệ thời gian lao động cho hoạt động lao động của dân số trong độ tuổi lao động ở nông thôn đạt 74,2% , tăng 1% so với năm 1999 nhưng vẫn thấp hơn so với dự kiến mà đại hội VIII đã đề ra là trên 75% vào năm 2000. Việc làm nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu phụ thuộc vào đất canh tác. Đất canh tác bình quân đầu người thấp gây ra tình trạng thiếu việc làm tương đối của khu vực nông thôn . Hiện nay, trung bình mỗi lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ sử dụng hết 26 ngày công trên diện tích 1 sào đất 1 vụ(1 vụ trong sản xuất nông nghiệp thường kéo dài từ 3-4 tháng).đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng di dân của một bộ phận lớn lao động nông thôn ra thành thị để tìm việc làm tăng thu nhập ngày càng tăng. Để đạt được mục tiêu đến năm 2005 : tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 6% , tỷ lệ quỹ sử dụng thời gian lao động nông thôn :80% (chỉ tiêu này được Bộ lao động thương binh và xã hội nêu ra trong “Báo cáo tổng kết công tác năm 2000” của ngành )đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của đảng và nhà nước , sự cố gắng nâng cao trình độ văn hoá , tay nghề của người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời gian tơí . II Thực trạng về việc làm ở nước ta trong thời gian qua Xu hướng tăng trưởng việc làm hàng năm Từ năm 1991 đến năm 2000 số người có việc làm từ 30,9 triệu lên 40,6 triệu ,tăng 31,0% (trung bình mỗi năm tăn gần 3,1 %). Nhìn chung , việc mới được tạo ra hàng năm có xu hướng gia tăn trong suốt cả thời kỳ . Nếu như trong thời kỳ 1991-1995, số việc làm tăng thêm bình quân hàng năm là 863 ngàn ngưòi thì thời kỳ 1996-2000 là 1,2 triệu người (tăng 39% so với thời kỳ 1991-1995). Như vậy tốc độ tăng hàng năm về việc làm bình quân luôn theo kịp tốc độ tăng hàng năm của lực lượng lao động ; Suất đầu tư trung bình hàng năm cho một chỗ làm việc mới khoảng 393 triệu đồng trong đó công nghiệp quốc doanh khoảng từ 42 triệu đến 50 triệu , tiểu thủ công nghiệp khoảng 10 triệu đồng, nông lâm ngư nghiệp khoảng 15 triệu đồng , dịch vụ từ 27 triệu đến 30 triệu đồng , đầu tư nước ngoài 400 triệu (._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29533.doc
Tài liệu liên quan