Văn phòng làm việc Sở Tài Chính TP.Cần Thơ

PHẦN III THI CÔNG I. Phần ngầm: 1.Thi công cọc : 1.1.Chọn máy ép cọc: Phương pháp chọn thi công cọc là phương pháp ép cọc,nguyên lý là dùng đối trọng làm đoàn bẩy,thường thì dùng đối trọng là các mẫu bêtông đúc sẵn ,thường thì đối trọng có khối lượng bằng 1.5 lần tải trọng thiết kế móng. Ta chọn máy ép EBT 150 ,Pmin= 150 T có những thông số kỹ thuật: +Kích thước máy: -Chiều cao lồng ép: 10m -Chiều dài sát xi(giá ép): 10¸12m -Chiều rộng sát xi : 3.2m -Tổng diện tích đáy pistông é

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Văn phòng làm việc Sở Tài Chính TP.Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p:830cm2. -Bơm dầu có Pmax =250 kg/cm2 -Hành trình ép : 1000mm -Năng suất ép : 100m/ca +Khả năng ép và kích thước cọc: - Loại cọc : gỗ ,thép ,bêtông cốt thép. -Chiều dài cọc Lmax : 9 m/1 đôn cọc -Tiết diện cọc Smax : 30x30cm -Lực ép P :150 T/1 đoạn cọc -Có khả năng ép đuợc cọc tại vị trí cách 0.5m với chướng ngại vật bên cạnh (hàng rào,tường nhà…) -Đoạn nối cọc phải bố trí nối đôn cọc bằng thép để nối cọc và giữ nguyên được đôn cọc khi ép. +Nguồn động lực và thiết bị kèm theo: -Động cơ điện 14.5 kw,nguồn điện 220/380 V-3 pha. -Côn cẩu 16 tấn. -Máy hàn 24 KVA để dùng khi hàn nối cọc. 1.2.Các bước thi công cọc: Trước hết ta chuẩn bị mặt bằng:cẩu lắp khung đúng vị trí hố móng thiết kế,cẩu đối trọng vào khung đế ,cẩu lắp khung cố định và khung ép. Bước 1: -Cẩu dựng cọc bêtông cốt thép khug ép. -Vào đúng vị trí thiết kế , kiểm tra bằng máy kinh vỉ. Bước 2: -Tiến hành ép các đoạn cọc đến độ sâu thiết kế. -Nối các đoạn cọc với nhau bằng các thiết bị hộp nối. -ép từ từ,vừa ép vừa kiểm tra. Bước 3: -cẩu dựng đoạn cọc giá. -ép cọc giá để đầu cọc bêtông cốt thép đến cao trình thiết kế. -nhổ cọc giá và tiến hành lại bước 1 đối với các cọc còn lại. 2.Thi công cừ: Do địa điểm công trình trong thành phố nền cần có giải pháp đóng cừ trước khi đào đất để không gây chấn động,ảnh hưởng cho công trình lây cận. Chuẩn bị cừ thép trên mặt bằng thi công,dùng cần trục tháp XMG-10 để đóng cừ. Đưa cừ thép vào vị trí đóng ,trên giá sát xi có khung cố định,kiểm tra độ thẳng trước khi đóng .Tiến hành đóng.hướng di chuyển xung quanh công trình. 3.Thi công đào đất: 3.1.Tính khối lượng đào đất: Sau khi thi công cọc,thi công cừ mới thi công đào đất.Do đặt điểm công trình không có tầng hầm nên khối lượng đất tính toán chủ yếu là khối lượng đất đào của móng. Đất được đào từ mặt tự nhiên đến cao trình đáy móng bằng máy đào EO-2621A ,phần đất bị vướng vào đầu cọc thì đào thủ công. Để đảm bảo phạm vi thi công móng và tạo rãnh thu nước,cần đào rộng ra mỗi bên 3m.Như vậy kích thước thực tế mặt bằng cần đào: Bề rộng: b = 19.5+2x3 = 25.5m. Chiều dài: a = 37+ 2x3 = 43 m. Cao trình đáy móng –2 m,kể thêm 10 cm lớp bêtông lót ,thì độ sâu cần đào h = 2 + 0.1 = 2.1(m). Khối lượng đất cần đào bằng máy: V1 = (2-0.1)x25.5x43 = 2083.4 m3. Khối lượng đất đào bằng thủ công ,tính gần đúng: V2 = 0.2x17x(1.2+2x0.2)x(1.2+2x0.2)+0.2x17x(3.4+2x0.2)x(2.5+2x0.2) = 46.2m3. Với n: số móng,n = 34 móng. Khối lượng bêtông móng: V3 = 17 x1x1.2x1.2+17x1x2.5x3.4 = 169m3. Khối lượng đất cần vận chuyển đi xa: Vvc= V1 +V2 – V3 = 2083.4 + 46.2 – 169 = 1960.6 m3. 3.2.Chọn máy đào: Chọn máy đào loại gầu nghịch,dẫn động bằng thủy lực,theo điều kiện có thể đổ lên xe Oâtô tải. Chọn máy đào mã hiệu:EO-2621A( Sổ tay chọn máy _Nguyễn Tiến Thu). Những thông số kỹ thuật của máy đào: +Dung tích gầu:q = 0.25m3 +Bán kính đào lớn nhất:Rmax = 5 m. +Chiều cao đổ đất lớn nhất: h = 2.2 m. +Độ sâu đào đất lớn nhất: H = 3.3 m. +Trọng lượng máy:Q = 5.1 T +Thời gian một chu kỳ đào tck = 20s Năng suất mát đào: N = q x nck x Ktg xKd/Kt Trong đó: Kd = 1.2 hệ số đầy gầu. Kt = 1.2 hệ số tơi của đất . Ktg = 0.7 hệ số sử dụng thời gian. nck = 3600/Tck Tck = tck x Kvt x Kquay :Thời gian một chu kỳ. Kvt = 1.1 hệ số điều kiện đổ đất. Kquay = 1 hệ số góc quay. Þ Tck = 20x 1.1x 1 = 22(s). Þnck = 3600/22 = 163.6 (chu kỳ) Vậy năng suất máy đào: N = 0.25x 163.6x 0.7x 1.2/1.2 = 28.63 m3/h Một ngày đào được: 8x28.63 = 229 m3 Thời gian đào đất của máy: T = 2083.4/229 = 9 ngày 3.3 Bố trí hướng đi của máy đào: Cho máy đào chạy dọc theo trục ngang công trình,đào từng hố móng cũng như rãnh thoát nước.Căn cứ vào năng suất và tầm hoạt động của máy ta có thể chia công trình khoảng 12 khoang đào:2 khoang có kích thước 26x6.5(mxm) ,10 khoang có kích thước 26x8.3 (mxm). Thể tích một khoang đào: V1 = 1.9x 25.5x 2.9 = 140.5m3 3.4.Thoát nước: Trong quá trình đào đất ,ta đào thêm các rãnh thu nước với độ dốc 2% để đưa nước về các hố thu ,dùng máy bơm để đưa nước ra các hố ga vào hệ thống thoát nước của thành phố. 3.5.Vận chuyển đất : Khối lượng đất cần vận chuyển V = 1960.6 m3 Chọn ôtô tải có dung tích 7.0m3 Vận tốc trung bình: v = 20 km/h =5.6 m/s. Thời gian một chuyến xe: Tch = tđào + tđổ + tvđ + L/vđ + L/vv Trong đó: tđào = (7/0.5)x19 = 266 s tđổ = 60 s thời gian xe đổ đất tvđ = 120 s L/vđ = L/vv = 1000/5.6 = 180 s L =1000 m chiều dài đoạn đường vận chuyển đất. Þ Tch = 266 +60 +120+ 180 +180 = 806 s = 0.224 h. Số chuyến xe trong một ca: n = 8/0.224 = 36 chuyến. Số xe cần trong một ca: nxe = 229/ (36x7) = 0.91 xe. Chọn 1 xe chở đất dung tích 7 m3. 4.Thi công móng: Sau khi đào đất hố móng,xác định lại các cao trình cần thiết, cố định các mốc chuẩn bằng các cọc bêtông.Trình tự thi công gồm các bước sau: +Xác định lại một cách chính xác tim móng bằng thiết bị hỗ trợ như máy kinh vĩ +Phá đầu cọc BTCT: Trước tiên đục một lớp bêtông bảo vệ ở ngoài khung thép,sau đó ở phía trên đục thành nhiều lổ hình phểu cho rời khỏi cốt thép,tiếp theo dùng máy đục 2-3 lổ sao cho khoảng cách đến cao độ thiết kế 5-10 cm .Sau đó đóng nêm hoặc dùng máy phá chạy bằng áp lực dầu để phá thành những mảng bêtông lớn.Đục phá đầu cọc đến cao độ thiết kế thì dừng lại,rửa sạch đầu cọc. +Bêtông lót móng: Dùng bêtông đá 4x6 mac 100, đổ dày 10 cm +Ván khuôn móng: Chọn những tấm ván khuôn tiêu chuẩn bằng thép. -Móng M1 kích thước:1.2 x 1.2 x 1.0 (m). Cạnh dài chọn mỗi bên 3 tấm 400 x 1000. Cạnh ngắn chọn mỗi bên 3 tấm 400 x 1000 -Móng M2 kích thước 3.4 x 2.5 x 1.0 (m). Cạnh dài chọn 1 tấm 400 x 1000 và 6 tấm 500 x 1000(m). Cạnh ngắn chọn 5 tấm 500 x1000(m). Các tấm liên kết với nhau bằng các nêm ,ống ngang ,ống dọc.Oáng dọc liên kết với nhau bằng các móc sắt,tại các góc dùng các tấm thép góc để liên kết. Dùng các tăngđơ thanh chống xiên tì xuống nền để cố định cả hệ. Dùng các thanh văng để cố định thành khuôn. Kiểm tra kích thước các lổ. +Cốt thép: cốt thép được cắt, uốn trước và được đưa xuống móng bằng cần trục . Các thanh thép trên cao được đỡ bỡi các giá thép.Thép cột chờ được kéo dài một đoạn 0.8m. +Bêtông: Tiến hành sau khi kiểm tra cốt thép ,coffa. Dùng bêtông của trạm trộn tại hiện trường hoặc bêtông tươi được bơm trực tiếp từ máy bơm bêtông.Trong quá trình thi công đúc bêtông cần lấy mẫu bêtông để kiểm tra cường độ.Sử dụng đầm dùi để đầm bêtông,bêtông được đổ từng lớp dày 30 cm, đổ đến đâu đầm đến đó. II.Phần thân : 1.Chọn máy thi công: a.Chọn cần trục tháp: Độ với nhỏ nhất của tay cần: L= a+b = 4.5+19.5 = 24 m. Với a:khoảng cách từ tim cần trục đến mép ngôi nhà. b:bề rộng ngôi nhà. Độ cao nhỏ nhất của cần trục tháp H = h0 +aat+ e+ g H = 37 + 2 +2+1 = 42m Với: h0 = 37m chiều cao của ng6i nhà. aat = 2m khoảng cách an toàn. e = 2 m chiều cao trung bình của các cấu kiện vận chuyển g = 1 m chiều cao thiết bị treo buộc. Þ Chọn cần trục tháp có mã hiệu:KB.308. Thông số kỹ thuật: trọng lượng nâng:Q = 3.2 T,bán kính hoạt động R = 25m, chiều cao nâng tối đa H = 42 m. b.Chọn máy thăng tải: Chọn máy có mã hiệu:TP_5(X_953). Trọng tải Q = 0.5 T,chiều cao nâng tối đa H = 50m,vận tốc nâng v = 7 m/s,điện áp sử dụng 380V. c.Chọn xe trộn bêtông: Chọn xe có dung tích 6m3,mã hiệu SB-92B,có thông số kỹ thuật: công suất động cơ 40kw,tốc độ quay thùng 9- 14.5 vòng/phút,thời gian đổ bêtông ra 10 phút,trọng lượng có bêtông 21.85T. d.Chọn xe bơm bêtông: Có mã hiệu CPTM 40,tính năng kỹ thuật :bơm cao cực đại 40m,bơm xa cực đại 48m,năng suất bơm 20 m3/h. e.Chọn đầm dùi: Mã hiệu PHV-28 có thông số kỹ thuật:đường kính 28mm, chiều dài 345mm , biên độ rung 2.2mm, trọng lượng 1.2 kg. 2.Khối lượng các công tác dầm sàn 2.1.Cột: Tầng 9: *Với tiết diện 35x35(16 cột) : +Diện tích coffa:4.8(m2/cột) +Khối lượng bêtông:0.343(m3/cột) *Với tiết diện 40x40(16 cột) : +Diện tích coffa:4.8(m2/cột) +Khối lượng bêtông:0.448(m3/cột) =>Tổng diện tích coffa:153.6(m2/tầng) =>Tổng khối lượng bêtông:12.656(m3/tầng) 2.2.Dầm: * Dầm 1:Tiết diện 25x40 +Diện tích coffa:5.88(m2/dầm) +Khối lượng bêtông:0.4(m3/dầm) * Dầm 2:Tiết diện 25x50 +Diện tích coffa:9.6(m2/dầm) +Khối lượng bêtông:0.6875(m3/dầm) *Dầm 3:Tiết diện 35x50 +Diện tích coffa:11.88(m2/dầm) +Khối lượng bêtông:0.8125(m3/dầm) =>Tổng diện tích coffa:729.48(m2/tầng) =>Tổng khối lượng bêtông:51.175(m3/tầng) 2.3.Sàn: Tổng diện tích coffa:723.6(m2/tầng) Tổng khối lượng bêtông:577.2(m3/tầng) (Dùng 620 tấm 0.6x1.8 + 44 tấm 0.5x1.8 + 20 tấm 0.4x1.8) 2. Thi công cột: 2.1. Công tác định vị cột: Các điểm khoó«ng chế mặt bằng và cao độ được bố trí xung quanh khu vực xây dựng và được đánh dấu rõ ràng tại những vị trí nhất định. Để khống chế trục đứng của công trình :dùng máy chiếu đứng quang học. Các điểm này được đặt tại vị trí như góc nhà ,cầu thang. Các đường tim trục được vạch ra bằng dây mực trên sàn,từ đó xác định chân cột và vị trí đặt coffa.Đo thẳng đứng coffa được kiểm tra bằng dây dọi. 2.2. Cốt thép cột: Cốt thép được uốn ,cắt sẵn theo thiết kế và được đưa lên sàn bằng cần trục tháp. Công tác hàn buộc cốt thép được tiến hành ngay tại vị trí cột.Đoạn nối bảo đảm một đoạn không nhỏ hơn 35 lần đường kính cốt thép. Kiểm tra cự ly, kích thước cốt thép ,cốt thép đảm bảo không bị gỉ sét,… 2.3. Coffa cột: Dùng coffa thép tiêu chuẩn ,kích thước đều có sẵng.Dùng các gông bằng thép hoặc go,ã được đặt để gia công,để gông coffa cột.Những cột có chiều cao lớn khi lắp coffa cần chừa lổ trống để có thể đưa ống vòi voi vào bên trong để đổ bêtông khỏi bị phân tầng. Dùng các tấm góc liên kết chèn vào bốn góc.Thanh chống xiên bằng thép được chống đều bốn bên cột.Dưới chân cột dùng gông định vị bằng gỗ để tiện xê dịch trong quá trình kiểm tra tim,vị trí coffa,…. 2.4. Bêtông cột: Bêtông được trộn tại công trường bằng máy trộn và được vận chuyển đến nơi đổ bằng xe trộn và cần trục. Cột cao hơn 1.5m nên khi đổ bêtông không phân tầng cần dùng ống vòi voi, ống vòi voi được đặt tại cao trình giữa cột,phần trên được đổ trực tiếp bằng thùng. Đầm bêtông : dùng đầm dùi để đầm,cứ đổ 30cm, thì dừng lại để đầm,dùng búa gõ xung quanh coffa cột. Các yêu cầu về bêtông:TCVN-4453 -Bêtông được đổ liên tục để hoàn thành một cấu kiện. -Thời gian vận chuyển vữa bêtông không quá 45 phút. -Hỗn hợp bêtông đổ vào thùng không vượt quá 90% dung tích của thùng -Lấy mẫu thí nghiệm đối với từng xe trộn,độ sụt cho phép 50-80 mm. 2.5.Tính năng suất đổ bêtông bằng cần trục: Thời gian một lần cẩu: T = tm+ h/vn + h/vha +2x i/w = 2+ 37/35 +37/35 +2x0.5/0.4 =4.36 phút Trong đó tm =2 phút thời gian ổn định cần trục,mở và đóng thùng. h=37 m chiều cao lớn nhất phải cẩu thùng vữa. i = 0.5 vòng quay tay cần để đổ bêtông. vl = vha = 35 m/phút vận tốc lên xuống. w = 0.4 vòng/ phút vận tốc quay quanh trục Năng suất cần trục : N=1,1x0.8x 60x8/4.36 = 96.88 T/ca = 96.88/2.5 m3/ca = 38.752 m3 /ca. 3. Thi công dầm sàn: 3.1.Các yêu cầu về lắp dựng coffa: Các trình tự lắp đặt phải hợp lý,không gây bất biến hình hệ coffa trong khi thi công.Lắp dựng đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn bêtông. Trụ chống của đà giáo phải được vững chắn trên nền cứng,không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công. Cần có mốc trắc đạc để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của kết cấu. Tạo một số lổ trống để thoát nước và dọn vệ sinh bề mặt coffa,các lổ này được bịt kín trước khi đổ bêtông. 3.2.Cốt thép: Cốt thép phải đảm bảo yêu cầu thiết kế ,đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN về các nội dung như: chủng loại ,yêu cầu về cắt uốn cốt thép, hàn ,buộc cốt thép,thay đổi cốt thép trên công trường, vận chuyển và lắp dựng cốt thép. 3.3.Bêtông dầm sàn: Bêtông được bơm trực tiếp từ xe trộn đến sàn,ống dẩn bêtông được tựa vào mép nhà,những nơi máy bơm bơm không tới có thể dùng máy bơm trung gian hoặc dùng thùng đổ bỡi cần trục. Dùng đầm dùi để đầm bêtông, đối với sàn bêtông phải được bảo dưỡng kỹ. Phải tuân thủ các qui định về vận chuyển bêtông,cách thức đổ , vị trí bố trí mạch ngừng,đầm bêtông, bảo dưỡng bêtông … (Theo TCVN-4453). Bảng liệt kê các máy thi công cơ bản. Stt Tên máy Số lượng Tính năng kỹ thuật 1 Máy ép EBT150 2 Chiều cao lồng ép 10 m. Chiều dài sát xi10¸12m. Lực ép Pmax=150 T 2 Cần trục tháp KB308 1 Bán kính R=25m, chiều cao nâng tối đa H=42m. Năng suất N= 25.6m3/ca 3 Xe bơm bêtông CPTM-40 1 Bơm xa :48 m Bơm cao:40m 4 Xe trộn bêtông SB-92B 2 Dung tích 6 m3 Thời gian đổ bêtông ra : 10ph 5 Máy thăng tải TP_5(X_953) 1 Trọng tải:0.5 T Vận tốc : 0.7 m/s Chiều cao H = 50m. 6 Máy đào đất EO-2621B1 1 Dung tích 0.25 m3 Độ sâu đào lớn nhất:3.3 m. Chiều cao đổ đất : 2.2m. 7 ÔTÔ chở đất 1 Dung tích thùng 7 m3 8 Thăng tải vận chuyển người 1 H = 40m Trọng tải : 0.3T 9 Máy cắt thép 2 10 Máy uốn thép 2 11 Đầm dùi PH-V28 2 Đường kính:28 mm. Chiều dài 345mm. Trọng lượng 6.5 kg. Ngoài ra còn sử dụng một số máy:máy hàn khi ép cọc,máy phát điện ,máy bơm nước ngầm,máy nén khí, máy phá bêtông ,… TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG TRƯỜNG. I.Khái quát : Tổng bình đồ công trường hay còn gọi tổng mặt bằng xây dựng. Đối với các công trường xây dựng lớn ,thời gian thi công kéo dài, phải thiết kế Tổng mặt bằng xây dựng cho gai đoạn thi công,thường thì giai đoạn thi công chính;đó là giai đoạn xây dựng phần kết cấu công trình,hay còn gọi là giai đoạn xây dựng phần thân và phần mái. Tổng quát nội dung thiết kế Tổng mặt bằng xây dựng bao gồm các vấn đề sau: -Xác định vị trí cụ thể các công trình đã được qui hoạch,cạnh khu đất được cấp để xây dựng. -Bố trí cần trục, máy móc,thiết bị xây dựng. -Thiết kế hệ thống giao thông tạm để phục vụ cho công trường. -Thiết kế các kho bãi vật liệu ,cấu kiện. -Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng. -Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ -Thiết kế nhà tạm trên công trường . -Thiết kế mạng lưới cấp nước-thoát nước. -Thiết kế mạng lưới điện cung cấp công trường. -Thiết kế hệ thống an toàn - bảo vệ và vệ sinh môi trường. II.Tổng bình đồ: Tổng bình đồ công trường gồm các khu vực: +Khu vực xây dựng công trường vĩnh cửu. +Khu vực các xưởng gia công và phụ trợ. +Khu vực kho bãi chứa vật liệu và cấu kiện. +Khu vực hành chánh. +Khu vực lán trại công nhân. +Khu vực trạm ytế. +Khu vực nhà vệ sinh. +Khu vực nhà để xe. Nguyên tắc bố trí:tạo điều kiện phục vụ các địa điểm xây dựng một cách thuận lợi.Cự ly vận chuyển vật liệu,giàn dáo …ngắn nhất. Thoả mãn các điều kiện liên quan kỹ thuật,các yêu cầu về an toàn lao động,điều kiện vệ sinh,cứu hỏa… AN TOÀN LAO ĐỘNG *Các yêu cầu chung về an toàn lao động: công trường phải có hàng rào,phòng bảo vệ. Trên tầng cao phải có lưới bảo vệ,có rào cản. Công nhân phải d0ược trang bị đầy đù các thiết bị an toàn lao động. Người vào công trường phải được phép cùa ban quản lý. Lắp bản báo nơi nguy hiểm. Phải có bản nội quy đối với cán bộ công nhân. Dàn giáo ,sàn công tác phải có đủ độ chắc chắn và ổn định. Cần trục phải được giằng vào khung nhà. Thực hiện phòng cháy chữa cháy. Nếu phát hiện máy móc hư hỏng phải kịp thì thời cấp báo. Trong mùa mưa phải coi trọng công tác chuẩn bị phòng chống mưa. Ngoài ra còn có biện pháp đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho công nhân. *Nhận định và đánh giá riêng của bản thân: Dùng cần trục tháp làm máy thi công chính là phương pháp phổ biến,được sử dụng rộng rải nhiều nơi trên nước ta,mức độ cao nghệ trung bình.lực lượng công nhân có thể đáp ứng được các yêu cầu xây dựng, vì vậy có thể hoàn thành công trình đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng đã đề ra. Riêng đối với bản thân em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này em được tích luỹ nhiều kiến thức về thi công xây dựngcông trình.Nhưng đâychỉ là những vấn đề cơ sở cho sau này,với công trình có qui mô lớn hơn ,công nghệ kỹ thuật cao hơn thì chúng em cần cố gắng học hỏi điều ,nhiều vấn đề. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHI-CONG.doc
  • dwgkhung3-6.dwg
  • dwgkhung 6-10.dwg
  • dockhung+mongep.doc
  • docLOICAMON.doc
  • docMKNHOI.doc
  • xlsnut1.xls
  • docsan+cthn.doc
  • dwgtao.dwg
  • dwgthicongkhung(16).dwg
  • dwgthicongmong(15).dwg
  • dwgbanvediachat.dwg
  • dwgchihau.dwg
  • dwgCOCEP.DWG
  • dwgCOCKHNHOI.DWG
  • dwgCTHN_5_.DWG
  • dwgDAMDOC.DWG
  • docgioithieu.doc
  • dwgHONUOC.dwg
  • dwghteo.dwg
  • dwgkhung1-3.dwg