Văn hoá & vai trò của văn hoá trong kinh doanh

A. phần mở đầu Văn hoá là một phức hợp hoá bao gồm nhiều vấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một hoạt động của đời sống tinh thần thì nó mới có vị trí độc lập , còn với các ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện, vừa đan xen vào các biểu hiện khác của xã hội loài người. Đã có không ít những doanh nghiệp và cá nhân do thiếu hiểu biết mà cho rằng văn hoá đứng ngoài, không ảnh hưởng gì tới lĩnh vực kinh doanh và cho rằng văn hoá là do kinh tế trợ cấp. Như vậy họ sẽ không thấy được vai trò của văn hoá đối vớ

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Văn hoá & vai trò của văn hoá trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kinh doanh. Với họ, văn hoá không đem lại lợi nhuận và giữa văn hoá với kinh doanh không có gì liên hệ với nhau. Ngoài ra, cũng có những người nhận thức được vai trò của văn hoá trong kinh doanh, nhưng lại không biết vận dụng nó vào kinh doanh như thế nào cho hợp lý. Chính vì vậy tiểu luận của em được viết với đề tài: Vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào để có hiệu quả . Bài tiểu luận này được triển khai theo các phần chính như sau: I. Văn hóa và vai trò của văn hoá trong kinh doanh . II. Vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả . Do tài liệu tìm được không nhiều, cũng như vốn kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo góp ý và bổ xung để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. b. nội dung I. Văn hoá và vai trò của văn hoá trong kinh doanh . Khái niệm về văn hoá . Hiện nay người ta thống kê được khoảng trên 360 định nghĩa về văn hoá. ở Việt Nam thì văn hoá (culture) được định nghĩa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra trong lịch sử (từ điển tiếng việt thông dụng – NXB Giáo dục). Vào năm 1871 Ed Ward Burnett Tylor đã đưa ra một định nghĩa cổ điển, theo đó văn hoá bao gồm mọi năng lực(capabilities) và thói quen, tập quán(habits) của con người với tư cách là thành viên của xã hội. Có thể nói văn hoá là mẫu hình nhất thể hoá về tri thức, tín ngưỡng và hành vi của con người. Với định nghĩa đó, văn hoá bao gồm ngôn ngữ tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và các yếu tố khác có liên quan đến con người . Văn hoá mang tính chất động, là một quá trình, có sự tích luỹ, làm giàu cho trí tuệ đó cũng là quá trình chọn lọc một cách tự nhiên về tri thức và những điều còn lại trong trí tuệ, trong tư duy, trong phong cách sống. Các yếu tố văn hoá tồn tại trong một doanh nghiệp vừa là sự phản ánh các giá trị văn hoá chung của một xã hội vừa được cấu thành từ các nhóm người khác nhau về nguồn gốc văn hoá cùng hoạt động với nhau trong một tổ chức. Trong kinh doanh hiện đại, môi trường văn hoá được đặc biệt quan tâm và đề cao. Môi trường văn hoá càng trở nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp liên danh, bởi vì ở đó có sự kết hợp văn hoá của các dân tộc, các nước khác nhau. Mỗi doanh nghiệp thường có những văn hoá riêng. Những doanh nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo môi trường văn hoá riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác(trang 25-Giáo trình triết học Mác- Lenin). 2. Vai trò của văn hoá trong kinh doanh . `Khi mục tiêu về tăng trưởng kinh tế đặt ra mà tách rời với môi trường văn hoá thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Điều đó cho thấy rằng kinh tế không thể phát triển lành mạnh và lâu bền nếu thiếu nền tảng văn hoá. Chính văn hoá đã là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế(sách thực hành triết học). Nếu lợi nhuận chia cắt con người phân hoá xã hội thì văn hoá lại đóng vai trò kết nối con người với nhau. Bản thân hoạt động kinh doanh, dưới mọi hình thức là một hoạt động văn hoá, bởi nó đáp ứng nhu cầu cần hưởng thụ hay thưởng thức của con người . Yếu tố văn hoá trong kinh doanh chính là hoạt động đem lại cái đẹp cái tiện nghi tới mọi người. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các vùng của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác(Giáo trình thực hành triết học ). Văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau. Không thể có văn hoá suy đồi mà kinh tế phát triển. Văn hoá bao giờ cũng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế; mặt khác kinh tế phát triển là mảnh đất màu mỡ đầy thuận lợi cho sự phát triển văn hoá. Để có thể thấy được phần nào về vai trò của văn hoá với kinh doanh ta lấy ví dụ, nếu ta kinh doanh về bảo hiểm nhân thọ thì ta không thể thu được lời lãi gì nếu kinh doanh ở đất nước A Rập Xêut vì ở nước này không được bảo hiểm nhân thọ trừ trường hợp đặc biệt đối với ngành dầu khí có nhiều rủi ro. Người Hồi giáo có bộ luật Sharia, bộ luật này không cho phép đưa các tượng vào các mẫu quảng cáo hay hình phụ nữ khêu gợi (trang 68-Văn hoá kinh doanh của GS. TSKH Phạm Văn Nghiên- NXB Lao động). Ngoài ra, tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá. Nét văn hoá trong doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp, to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách; đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp (trang 25 – Giáo trình triết học Mác- Lenin). II. Vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả. 1. Thực trạng văn hoá trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng làm hàng giả và thiếu trung thực trong kinh doanh ở các doanh nghiệp của chúng còn rất nhiều.Vào tháng 5 năm 2001 thị trường gas ở Thành phố Hồ Chí Minh do giá gas cao nên để kiếm lời, nhiều cửa hàng bán lẻ đã tìm mua loại bình gas lớn từ 40kg đến 50kg với mức giá rẻ hơn khoảng 200đ/kg, rồi chiết sang các bình nhỏ loại 12kg và 13kg. Mỗi bình khi chiết sang đều bị thiếu khoảng 1kg(Tiền & hàng –TBKT-số 57,ngày 11-5-2001).Với cách kinh doanh như vậy thử hỏi là có văn hoá trong kinh doanh hay không, liệu rằng có thể kinh doanh lâu dài được không? Hay như cách kinh doanh của một nhà hàng bán ốc luộc ở Hà nội.Thay vì ốc nhồi luộc thì lại là ốc bươu vàng luộc vừa hôi vừa không an toàn về sức khẻo của khách hàng (Tiền& hàng-TBKT số 13ra ngày 30-1-2002). Một điều rất rõ ràng là ở Việt nam còn không ít những nhà kinh doanh chưa biết vận dụng phạm trù văn hoá vào kinh doanh để thu được lợi nhuận lâu dài, chứ không phải là lợi nhuận trước mắt . Lấy ví dụ như sản phẩm xe máy Wavea do Việt Nam sản xuất được quảng cáo với giá bán là 10.990.000VNĐ nhưng khi nhận thấy hàng bán chạy thì các chủ đại lý lại bán với giá13.000.000VNĐ. “Đó là cách làm ăn không trung thực. Bao giờ sản phẩm “Made in Vietnam” mới thật sự gây được lòng tin tuyệt đối với khách hàngViệt Nam và quốc tế? ”(trang 65-Văn hoá kinh doanh của GS. TSKH Phạm Văn Nghiên- NXB Lao động). Nguyên nhân của thực trạng trên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song chủ yếu là do các doanh nghiệp của chúng ta chưa quan tâm đến phạm trù văn hoá trong kinh doanh nhất là phạm trù văn hoá kinh doanh. Ngoài ra, có những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà bỏ rơi tính văn hoá trong kinh doanh. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp nhận thức được nhưng lại không biết cách vận dụng phạm trù văn hoá vào doanh nghiệp mình như thế nào . Đặc biệt là từng thành viên trong doanh nghiệp chưa được giáo dục nhiều về vấn đề văn hoá trong kinh doanh nhất là văn hoá kinh doanh. Vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả. Mỗi cá nhân trong mỗi doanh nghiệp cần phải nhận thức và được giáo dục về văn hoá nhất là văn hoá kinh doanh vì văn hoá kinh doanh, là việc sử dụng các yếu tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là thứ văn hoá mà chủ thể tạo ra trong quá trình kinh doanh và hình thành lên văn hoá kinh doanh . Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp là sự tổng hoà nét văn hoá của từng thành viên trong doanh nghiệp . Mỗi doanh nghiệp cần tạo riêng cho mình một nét văn hoá kinh doanh, phải coi đó như là tấm thẻ căn cước để khách hàng nhận ra doanh nghiệp mình . Biết kết hợp hài hoà nét văn hoá tồn tại trong mỗi thành viên với môi trường văn hoá nơi mình kinh doanh . Phải chọn lựa những tiêu chí để hình thành lên văn hoá kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Những tiêu chí này phải phù hợp với doanh nghiệp mà mình kinh doanh. Khi muốn kinh doanh có hiệu quả ta cần nghiên cứu kĩ về văn hoá nơi ta kinh doanh. Khi kinh doanh với người nước ngoài cũng cần phải tìm hiểu những nét cơ bản về văn hoá của nước đó . Để đọng lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, ta không chỉ biết tạo ra uy tín mà còn phải biết cách giữ uy tín đối với khách hàng Cần phải cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành là con đường đi tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, tạo uy tín sâu rộng cho hàng hoá của mình trên thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. c. kết luận Văn hoá trong kinh doanh là một vấn đề không còn mới lạ nữa. Tuy vậy, nó cũng không phải là đã cũ vì nó luôn phát sinh ra những ảnh hưởng tới kinh doanh. Giữa văn hoá và kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng bổ xung và hỗ trợ cho nhau. Là sinh viên năm đầu của trường Đại học Quản Lý & Kinh Doanh Hà nội, với vốn kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận này chưa phải là hoàn hảo. Mặc dù vậy qua bài này em hy vọng sẽ có nhiều người hiểu hơn về vai trò của văn hoá trong kinh doanh cũng như một số cách vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào cho có hiệu quả. Và theo như em dự đoán rằng, trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay với môi trường cạnh tranh giữa tất cả các doanh nghiệp là rất lớn. Nếu bất cứ một doanh nghiệp nào dù có quy mô nhỏ hay lớn mà không biết vận dụng phạm trù văn hoá vào kinh doanh thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đó không thể có được thành công lâu dài . tài liệu tham khảo Văn hoá kinh doanh- NXB Lao động Giáo trình triết học Mac-Lenin Thực hành triết học Thời báo kinh tế Việt Nam Và một số tài liệu khác... mục lục A. Phần mở đầu B. Phần nội dung chính Văn hoá và vai trò của văn hoá trong kinh doanh Khái niệm về văn hoá . Vai trò của văn hoá trong kinh doanh Vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả. Thực trạng văn hoá trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay Vận dụng văn hoá vào kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả. C. Phần kết luận D. Phần tài liệu tham khảo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0084.doc
Tài liệu liên quan