Văn hóa và con người miền Trung trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 80

Tài liệu Văn hóa và con người miền Trung trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 80: ... Ebook Văn hóa và con người miền Trung trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 80

pdf107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Văn hóa và con người miền Trung trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 80, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------------------------------------- THÁI THỊ PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI MIỀN TRUNG TRONG TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU NHỮNG NĂM 80 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN KHA Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m hiÖu, tËp thÓ ThÇy c« khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Thµnh phè Hå ChÝ Minh, Phßng Khoa häc vµ C«ng nghÖ Sau §¹i häc ®· tËn t×nh gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu T«i xin ®Æc biÖt bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi TS.NguyÔn V¨n Kha, ng­êi ThÇy ®· tËn t©m, chu ®¸o h­íng dÉn t«i hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ nµy. T«i còng xin ®­îc c¶m ¬n Th­ viÖn Quèc gia, Th­ viÖn Khoa häc X· héi, Th­ viÖn tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Thµnh phè Hå ChÝ Minh ®· cung cÊp cho t«i nhiÒu t­ liÖu quý gi¸. Xin c¶m ¬n nh÷ng ng­êi th©n, b¹n bÌ, ®ång nghiÖp ®· khÝch lÖ, gióp ®ì, ®éng viªn t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu Thµnh phè Hå ChÝ Minh, th¸ng 7 n¨m 2010 Ng­êi thùc hiÖn luËn v¨n Th¸i ThÞ Ph­¬ng Th¶o PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Ba mươi năm miệt mài trên con đường sáng tạo văn học, Nguyễn Minh Châu đã để lại số lượng lớn những sáng tác vừa mang giá trị nhân văn cao cả vừa độc đáo về bút pháp thể hiện. Đặc biệt, trong thời kì văn học đổi mới, với những tác phẩm không chỉ đánh dấu cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã được công luận trân trọng ghi nhận là “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh”(Nguyên Ngọc). Ông trở thành đại diện tiêu biểu cho phong trào đổi mới văn học thời kì sau chiến tranh với những sáng tác gây chú ý, hấp dẫn người đọc. Tác phẩm Nguyễn Minh Châu sau 1975 phản ánh rất nhiều nội dung, một trong những nội dung mà ông dồn nhiều tâm huyết là phản ánh văn hóa và con người miền Trung. Vấn đề văn hóa và con người ở từng địa phương, từng vùng văn hoá đang là mũi nhọn nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội trong giai đoạn Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà ở lĩnh vực văn chương, tìm hiểu “Văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam hiện nay. Hơn thế nữa, qua việc nghiên cứu văn hóa và con người miền Trung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở thời kì lịch sử đầy biến động của đất nước, giúp hiểu sâu hơn về tầm nhìn, tầm cảm, tầm nhận thức, lí giải cuộc sống, con người của nhà văn. Những trang viết sâu sắc về lẽ đời, nặng lòng với vùng đất và con người quê hương của nhà văn đem lại cho người đọc sự khám phá đầy lí thú, một cách nhìn chân thực, sinh động, giúp soi tỏ một phương diện của đời sống hiện thực mà Nguyễn Minh Châu đã dồn tâm huyết và tài năng đóng góp cho văn học nước nhà những năm 80 thế kỷ XX. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu được đưa vào chương trình giảng dạy văn học ở lớp 12 phổ thông trung học. Vì vậy, đề tài ngoài việc tìm hiểu những nét nổi bật thể hiện văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80, còn có tác dụng đào sâu để nâng cao chất lượng giáo án khi giảng dạy tác phẩm của nhà văn ở trường trung học phổ thông. Những điểm đã nói trên đây, chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” làm luận văn thạc sĩ. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 2.1 Nhận xét chung. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn mà sự nghiệp sáng tác phản ánh tương đối trung thành quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông cũng là một trong số không nhiều những tác giả đương đại mà mỗi sáng tác ra đời thường được bạn đọc chú ý và có sức hấp dẫn với các cây bút phê bình. Theo trình tự thời gian, cùng với sự già giặn và tinh tế của ngòi bút tác giả, số bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng ngày một phong phú, đa diện, sâu sắc. Khảo sát trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu từ trước tới nay, chúng tôi thấy rằng Nguyễn Minh Châu là một nhà văn được tiếp cận khá kĩ lưỡng: Ở góc độ tác giả, đó là một nhà văn có tư chất nghệ sĩ, có trách nhiệm với ngòi bút, luôn khao khát đổi mới tư duy nghệ thuật; Ở góc độ tác phẩm, đó là những sáng tác ghi đậm tài năng và tâm huyết của nhà văn, đặc biệt càng những sáng tác về sau càng gây được sức hấp dẫn đối với công chúng độc giả và giới phê bình. Để thấy được sự diễn tiến của ngòi bút tác giả qua sự tiếp nhận của công chúng độc giả và giới phê bình, chúng tôi tạm chia thành các mốc sau: 2.1.1 Thời kỳ ban đầu từ Cửa sông (1967) đến Dấu chân người lính (1972) có hơn 17 bài phê bình đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương (theo Tôn Phương Lan). Mặc dù thời kì này Nguyễn Minh Châu chưa thực sự là một gương mặt nổi bật, có sức hấp dẫn lớn đối với giới phê bình nhưng số lượng đáng kể các bài phê bình ít nhiều cho thấy đã có một gương mặt nhà văn Nguyễn Minh Châu khá ấn tượng trong đời sống văn học bấy giờ. Đánh giá về ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết đầu tay Cửa sông, nhà nghiên cứu Phong Lê nhận xét: “Nguyễn Minh Châu tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống. anh biết chọn lựa những tình huống, những hoàn cảnh điển hình để có thể qua việc miêu tả hình ảnh cuộc sống ở một nơi mà cho ta hiểu nhiều nơi. Anh biết thu gọn những vấn đề lớn của xã hội vào trong khuôn khổ câu chuyện” [59, tr.122-123]. Nguyễn Đăng Mạnh – Trần Hữu Tá khẳng định “hướng đi và triển vọng của Nguyễn Minh Châu” “nói chung là chắc chắn” [59, tr.125]. Song Thành nhận ra dấu hiệu về “những suy nghĩ và trăn trở trong ngòi bút” [59, tr.130] Nguyễn Minh Châu thời kỳ này. Nhìn chung, các ý kiến phê bình thời kì này dù chưa có sự đánh giá cao tài năng Nguyễn Minh Châu nhưng đều thống nhất ở sự khẳng định một cây bút có tiềm năng, có tâm huyết, đã ghi được dấu ấn đáng kể trong đời sống văn học bấy giờ, đang “tiến những bước vững chắc và hứa hẹn” (Phan Cự Đệ) [59, tr.137]. 2.1.2 Thời kì từ 1975 đến 1985, với sự trăn trở và mạnh dạn trong đổi mới tư duy nghệ thuật, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã trở thành một hiện tượng văn học được dư luận đặc biệt chú ý với những ý kiến đa chiều. Xung quanh những tác phẩm truyện ngắn như Bức tranh (1976), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1982), Khách ở quê ra (1984)…đã có hẳn một cuộc trao đổi về “Truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985. Đánh giá về “ hiện tượng Nguyễn Minh Châu” thời kì này, cuộc trao đổi đã nổi lên hai luồng ý kiến: một bên tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của ông; một bên khác lại khẳng định sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu và xem những tìm tòi đó là cần thiết và có hiệu quả tích cực. Ở luồng ý kiến thứ nhất, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã được đẩy theo “một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn” (Bùi Hiển). Cũng chính vì thế đã có không ít những “băn khoăn”, những hoài nghi về “những con người lạ lẫm quá” (Đào Vũ), “những nhân vật dị thường” (Nguyễn Kiên) trên trang viết của anh. “Một số nhân vật được xây dựng có tính chất khiên cưỡng”, “độc đáo nhưng hơi cá biệt”, “cảm hứng của tác giả hơi gán ghép” (Phan Cự Đệ). Có ý kiến lại cho rằng nhà văn đã “thiếu đi cái nhìn đẹp đẽ, hợp lí”, “không ít khi rơi vào tự nhiên chủ nghĩa”…(Triều Dương). Đáng nói là, ngay trong các ý kiến xem ra còn nghi ngại và dè dặt này, hầu như ai cũng đều thừa nhận nét mới của ông không chỉ so với mọi người mà còn so với chính ông trong thời kì trước đó. Luồng ý kiến thứ hai đã đánh giá cao sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Lê Lựu ngoài sự khẳng định khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”, còn thấy ở Nguyễn Minh Châu điều đáng kể “anh là một trong những nhà văn duy trì sự tìm tòi, góp phần làm cho văn học không nhạt, giúp cho văn học có cái để bàn”. Đặc biệt, Lê Lựu khẳng định Nguyễn Minh Châu đã “thành công” trong “những thể nghiệm” của mình. Phong Lê nhìn ra “cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã vào tác phẩm” và do nhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên “Nguyễn Minh Châu đã dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật của riêng mình”. Với “đối tượng mới”, văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạt” hẳn lên, “tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình”, một sự “thật sự hết mình trong lao động nghệ thuật” (Lê Thành Nghị). Có thể nói những ý kiến trên đây là tương đối tập trung, tiêu biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu đối với sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu. 2.1.3 Từ sau cuộc thảo luận, tin vào tấm lòng của chính mình, trung thành với con đường đã chọn, Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục gửi tới cuộc đời những thông điệp mới, những tác phẩm đã đạt tới độ chín về nghệ thuật, có sức cảm thông sâu sắc và sự hiểu biết tinh tế về con người, cuộc đời. Xu hướng đổi mới văn học trong thập kỉ 80 cùng giá trị đích thực của các tác phẩm khiến dư luận dần đi tới một đánh giá thống nhất: coi những sáng tác của Nguyễn Minh Châu là bước khởi đầu của thời kì đổi mới, đồng thời khẳng định vị trí tiên phong của nhà văn. Trần Đình Sử xác định: “cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã mang lại những đề tài và chủ đề mới, có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống hiện nay” [59, tr.212]. “Thành công của ông trong những năm gần đây là sự gặp gỡ kì diệu giữa thời đại và cảm quan nghệ thuật nhạy bén của nghệ sĩ với những tìm kiếm chân lí kiên trì, những suy ngẫm trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn tài năng và tâm huyết” (Lã Nguyên) [59, tr.288]. 2.1.4 Từ 1992 cho đến nay, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu ngày càng phong phú, đa diện, sâu sắc. Những ý kiến phê bình, luận văn, luận án đã tiếp cận khá kĩ lưỡng trên nhiều bình diện về tác giả cũng như tác phẩm,có thể kể tới những công trình tiêu biểu như việc phân tích tác phẩm bằng việc giải mã các hình tượng ám ảnh ngay trong văn bản tác phẩm của ông (Đỗ Đức Hiểu, Chu Văn Sơn), tìm hiểu cấu trúc và tình huống của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Bùi Việt Thắng), tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975 (Trịnh Thu Tuyết – Nguyễn Văn Long)… Nhìn chung, Nguyễn Minh Châu đã được xem xét khá kĩ lưỡng ở từng tác phẩm cụ thể, ở từng giai đoạn sáng tác, ở chân dung con người và cả ở khu vực phê bình tiểu luận. Cũng như mọi nhà văn lớn, lịch sử sáng tác của ông sẽ còn ngắn hơn nhiều lịch sử quá trình nghiên cứu về ông. 2.2 Những ý kiến bàn về văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu. Trong cái trăn trở đầy trách nhiệm, Nguyễn Minh Châu đã dành tình cảm sâu nặng đối với quê hương mảnh đất miền Trung – nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Tác phẩm đầu tiên ông viết về những con người Cửa sông quê hương, tác phẩm cuối cùng - Phiên chợ Giát – ông cũng dành phần lớn công sức và tâm huyết để khám phá thể hiện con người miền Trung. Ngay từ những năm 70, theo dõi bước đi ban đầu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên đã tinh tế nhận ra “vùng khám phá” trong sáng tác truyện của ông: “anh đặc biệt rung động trước những số phận gắn bó với mảnh đất miền Trung khắc khổ, thi vị, anh hùng. Ở đây có những kỉ niệm quê hương của bản thân anh. Anh tựa vào đó, tựa vào cái thân thiết riêng tư của số phận từng người để nâng lên thành mối quan hệ giữa chiến sĩ, quân đội với nhân dân và đất nước” [59, tr.124]. Có thể nói đó là một nhận xét hết sức tinh tế, đã nắm được cái hồn, cái cốt trong sự trăn trở của Nguyễn Minh Châu ngay từ những ngày đầu. Năm 1982, khi viết lời tựa cho tiểu thuyết Miền cháy được dịch và in ở Liên Xô, Nguyễn Đình Thi đã phân tích kĩ lưỡng vùng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: “cái giải đất nơi chính khúc giữa nước Việt Nam! Cái vùng đất từ bao đời con người đánh vật với cát sỏi, gió bão mà dành lấy từng tấc đất trồng trọt, cái nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ấy!- những con người ở đây gan góc, bền bỉ thông minh dưới cái bề ngoài lam lũ, nghèo nàn…Trong cuốn tiểu thuyết Miền cháy, Nguyễn Minh Châu đã viết về tất cả những chuyện ấy” [47, tr.105]. Rõ ràng, sự khái quát của Nguyễn Đình Thi về cuốn tiểu thuyết đã định hướng dòng nhận thức của người đọc, người ta nhận ra sự tiếp nối cũng như nét riêng không thể lẫn trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu ở cuốn tiểu thuyết này nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung: đó là sự say sưa, trân trọng viết về vùng đất và những con người quê hương. Năm 1989, trong “Những ngày cuối cùng gặp Nguyễn Minh Châu”, GS.Nguyễn Đăng Mạnh trong dòng cảm xúc chân thành của mình đã bày tỏ: “tôi rất thích Cửa sông. Thích hơn Dấu chân người lính. Không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ Tĩnh của anh. Những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi nhờ sóng gió, bão táp mà luyện thành xương sắt da đồng. Những con người như thuộc vào thế giới hoang sơ nào” [59, tr.94]. Trong bài viết này, hình ảnh những con người miền Trung, đặc biệt là người nông dân đã được GS ghi nhận như một điểm nhấn đặc sắc trên trang viết Nguyễn Minh Châu. Có thể xem đây là tài liệu có sức khái quát khá cao về con người miền Trung, đủ thấy sự đánh giá trân trọng của GS dành cho Nguyễn Minh Châu cũng như cho những nhân vật trên trang viết của ông. Năm 1990, Nguyễn Trung Thu trong bài viết “Nguyễn Minh Châu với mảnh đất và con người Quảng Trị” đã có sự tổng kết khái quát về sự gắn bó của Nguyễn Minh Châu đối với vùng đất vốn được mệnh danh là “cái rốn” của chiến tranh, ôm chứa biết bao đau thương, mất mát này: “Anh Nguyễn Minh Châu để lại bảy cuốn tiểu thuyết thì bốn cuốn anh viết về con người và mảnh đất Quảng Trị: Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu. Truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cùng rất nhiều truyện ngắn đặc sắc khác, và gần nhất là truyện vừa Cỏ lau – thiên truyện vào loại hay nhất của Nguyễn Minh Châu hoàn thành trước khi anh lâm bệnh vài tháng, đều là chuyện về con người và về vùng đất này” [59, tr.84]. Cũng trong bài viết này, trên cơ sở sự thâu tóm khái quát về vùng đất và con người Quảng Trị được Nguyễn Minh Châu thể hiện trong một loạt tác phẩm, Nguyễn Trung Thu đã có sự đánh giá xác đáng: “Thực là rất rõ anh Nguyễn Minh Châu muốn mượn mảnh đất nhọc nhằn của miền Trung ấy, mảnh đất mà nhà thơ Chế Lan Viên đã ngùi ngùi nói về quê hương mình: Nơi những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng. để thể hiện những vấn đề da diết nhất của số phận dân tộc mình” [59, tr.87]. Năm 1995, nhân “Kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu” do hội văn nghệ Nghệ An tổ chức, Nguyễn Tường Lân đã đi tìm “cốt cách xứ Nghệ quê hương” trong con người và trên trang viết Nguyễn Minh Châu. Điều đặc biệt được tác giả chỉ rõ, cái cốt cách ấy không chỉ thấm đẫm sắc nét trên những trang viết về quê hương mà “ngay những tác phẩm anh viết về những vùng trời khác, những miền đất khác, cái tâm hồn và cốt cách xứ Nghệ của người viết vẫn lồ lộ in đậm lên mỗi trang văn” [47, tr.497]. Đây là một nhận xét rất đáng quý để khi khai triển đề tài, chúng tôi không chỉ chú trọng những tác phẩm viết về miền Trung mà còn phải luôn đặt vấn đề nghiên cứu trong hệ thống là toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Năm 2004, TS.Nguyễn Văn Kha trong bài viết “Con người miền Trung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” trên cơ sở sự phân tích khá kĩ lưỡng và thấu đáo đã đưa ra những nhận xét tiêu biểu về con người miền Trung trên trang viết Nguyễn Minh Châu ở ba phương diện:1. Cái nhìn sâu rộng có tính lịch sử về con người và xứ sở mảnh đất miền Trung. 2. Viết về con người miền Trung, Nguyễn Minh Châu tập trung chú ý vào thân phận con người và tính cách nhân vật. 3. Khám phá và phát hiện phẩm chất con người là cảm hứng chủ đạo trong những trang viết về con người miền Trung. Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu cho vùng đất quê hương nói riêng, cho dân tộc nói chung được tác giả khẳng định đầy trân trọng: “Mảng truyện viết về xứ sở và con người miền Trung của Nguyễn Minh Châu là bài ca về đất nước, về năng lực người. Cùng với thời gian, mảng truyện này góp phần khẳng định tư tưởng nhân văn của Nguyễn Minh Châu chứng tỏ sự lịch lãm, am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người Việt Nam” [54, tr.86]. Đây có thể xem là những định hướng quan trọng trong quá trình khai triển đề tài của chúng tôi. Nhìn chung, những ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá về tư tưởng, nghệ thuật, về tài năng, phong cách …của Nguyễn Minh Châu có thể nói khá phong phú, đa dạng và sâu sắc. Tuy nhiên, những ý kiến liên quan đến vấn đề “văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” lại không nhiều. Dù vậy, những tài liệu đã tiếp cận ít nhiều cũng chạm đến những vấn đề mà luận văn đặt ra. Chúng tôi xin ghi nhận tất cả những ý kiến trên và xem đó là những gợi ý quý báu để nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về đề tài luận văn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Từ hướng tiếp cận văn hóa, luận văn nghiên cứu một phương diện được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là văn hoá và con người miền Trung. Khái niệm “miền Trung” trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu được giới hạn trong phạm vi vùng đất xứ Nghệ – mảnh đất quê hương của nhà văn, và vùng đất Quảng Trị – mảnh đất Nguyễn Minh Châu đã dồn nhiều tâm huyết và trăn trở trong sự nghiệp sáng tác của mình. Do tính chất và phạm vi của đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu, bao gồm truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết sáng tác những năm 80 (của thế kỉ XX). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nội dung của đề tài, để vấn đề có hệ thống, chúng tôi cũng mở rộng sang các sáng tác thời kì trước những năm 80; bên cạnh đó các bút ký, tiểu luận của nhà văn cũng sẽ được tham khảo để thấy rõ hơn vấn đề trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Cách tiếp cận văn hóa học được vận dụng như cách tiếp cận chính để giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài. Từ góc độ văn hóa, lấy tiêu chí văn hóa để phân chia và soi sáng các giá trị văn học. Từ cách tiếp cận này chúng tôi nhận thức được các vấn đề sau: Đúng như nhận định của M.Bakhtin: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa” [7, tr.361]. Tìm hiểu văn hóa và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80 ta thấy được mối quan hệ nội tại của văn học và văn hóa. Văn học vừa là một thành tố quan trọng của văn hóa vừa tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc. Với tư cách chủ thể tiếp nhận văn hóa đồng thời là chủ thể sáng tạo, nhà văn chính là người lưu giữ qua văn chương mình những đặc trưng của văn hóa dân tộc, đối với Nguyễn Minh Châu còn là văn hóa vùng miền. Người nghiên cứu, người đọc muốn tìm hiểu văn hóa và con người miền Trung sẽ đọc Nguyễn Minh Châu, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân; cũng như muốn biết văn hóa Nam Bộ phải đọc Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc; muốn thưởng thức văn hóa ẩm thực miền Bắc phải đọc Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam…Thể hiện bằng hình tượng và thông qua hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, những nét riêng của văn hóa được người đọc cảm nhận sống động, tươi nguyên và cụ thể hơn. Ngược lại, tiếp cận cuộc sống từ góc nhìn lịch sử văn hóa, nhà văn cũng đem đến những cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực. Dĩ nhiên không thể đánh giá văn học bằng các tiêu chí và nội dung của văn hóa nhưng xét văn học từ góc độ này sẽ nhận ra thêm những giá trị rộng hơn và bền vững hơn của nghệ thuật ngôn từ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử cũng là phương pháp được vận dụng cùng với hướng tiếp cận văn hóa học. Yếu tố văn hóa giúp nhà văn miêu tả và lý giải, hay nói cách khác, tầm văn hóa giúp nhà văn thể hiện về lối sống, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, v.v…của cá nhân, của một cộng đồng thì lịch sử cũng chi phối đời sống của cá nhân, của cộng đồng và điều này cần được nhận thức, thể hiện. Hiểu như thế thì văn hóa và con người là sản phẩm của lịch sử. Môi trường chiến tranh chuyển sang hòa bình, biến động về kinh tế, phong trào xã hội qua các thời kỳ, qua lăng kính của nhà văn đều để lại dấu ấn trong tác phẩm và nhân vật. Vì vậy khi tiến hành khảo sát văn hóa và con người miền Trung trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu không thể không vận dụng quan điểm lịch sử để xem xét. 4.3. Phương pháp nghiên cứu loại hình, kiến thức về thi pháp học được vận dụng để mổ xẻ, phân tích tác phẩm gắn với chiều sâu nhận thức về con người của tác giả; soi sáng thêm những đặc điểm về văn hóa và con người miền Trung trong truyện của Nguyễn Minh Châu gắn với đặc trưng thể loại tiểu thuyết. 4.4. Phối hợp giữa các phương pháp có tính công cụ, phát huy tối đa tác dụng của chúng trong quá trình nghiên cứu để làm nổi bật vấn đề, cụ thể là: 4.4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp: được dùng để làm sáng tỏ các vấn đề văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80, đi đến kết luận tính đặc trưng miền Trung trong hệ thống chỉnh thể văn hoá Việt Nam được Nguyễn Minh Châu thể hiện bằng tư duy nghệ thuật trong sáng tác của mình. 4.4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này được dùng để so sánh sáng tác của Nguyễn Minh Châu với sáng tác của một số nhà văn theo hướng đồng đại cũng như lịch đại, nhất là với các nhà văn cùng viết về văn hóa và con người miền Trung như Nguyễn Minh Châu. 4.4.3 Phương pháp hệ thống: người viết khảo sát các sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu về văn hóa và con người miền Trung, đặc biệt những sáng tác ra đời vào những năm 80, trên tinh thần kết hợp các yếu tố tương đồng về đặc trưng văn hoá và con người miền Trung từ đó rút ra nhận định, đánh giá khái quát. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN. - Về mặt lí luận: Luận văn góp phần khẳng định hiệu quả của hướng nghiên cứu: tiếp cận, tìm hiểu, đánh giá văn học từ các giá trị văn hóa, trong mối liên hệ với văn hóa. - Về mặt thực tiễn: + Tìm hiểu văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu sẽ thấy rõ tài năng của Nguyễn Minh Châu, bằng tác phẩm văn học, ông đã góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu bản sắc văn hoá và con người của vùng đất nổi tiếng là “địa linh nhân kiệt” này. + Thấy được “dấu ấn riêng” của Nguyễn Minh Châu: bằng hình tượng nghệ thuật, nhà văn đã thể hiện văn hoá và con người miền Trung một cách sinh động và độc đáo. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN. Luận văn gồm các phần sau đây: MỞ ĐẦU Chương 1: Văn hóa miền Trung trong truyện của Nguyễn Minh Châu. Chương 2: Con người miền Trung trong truyện của Nguyễn Minh Châu. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa và con người miền Trung trong truyện của Nguyễn Minh Châu. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG I: VĂN HOÁ MIỀN TRUNG TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.1. Khái niệm văn hoá Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Văn hoá là một khái niệm rất rộng. Nói như Từ Chi: “Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn hoá” (dẫn theo 110, tr.23). Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống hoặc theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn,…Trong khi đó, theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động,…Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu theo nghĩa rộng này, trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Năm 1952, hai nhà nghiên cứu văn hoá người Mĩ là A.Kroeber và C.Kluckhohn đã thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, số lượng các định nghĩa về văn hoá đã vượt qua con số 400. Đúng như F.Mayor đã nói: “Ai nấy đều biết rất khó định nghĩa văn hoá, có lẽ vì văn hoá định nghĩa chúng ta nhiều hơn là chúng ta định nghĩa văn hoá” [dẫn theo 68, tr.35]. Trong phạm vi của luận văn, để làm công cụ cho việc triển khai vấn đề, chúng tôi đồng ý với cách hiểu về văn hoá theo định nghĩa của PGS. Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [93, tr.10]. Trong định nghĩa về văn hóa, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến quan niệm giá trị của chủ thể văn hóa. Nhìn từ góc độ văn hóa, con người là giá trị cao nhất của đời sống. Con người với tư cách là một thực thể của văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ căn bản: quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình. Trong tiến trình phát triển, con người không ngừng tìm kiếm xác lập nguyên tắc cho các ứng xử với ba mối quan hệ này. Sáng tạo của nhà văn nhìn từ góc độ văn hóa là sự lắng đọng của các tầng sâu văn hóa được nhà văn tìm cách thể hiện bằng tư duy nghệ thuật. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, đọc tác phẩm theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Mặt khác cũng phải thấy rằng, con người là thực thể văn hóa. Tính cách con người (cá nhân, cộng đồng người) là sản phẩm của môi trường địa lý, hoàn cảnh lịch sử, gắn với hệ thống tôn giáo, đạo đức, gắn với phong tục, tập quán, ngôn ngữ , v.v…trong sinh hoạt cá nhân, cộng đồng. Vì vậy, những nét bản sắc nằm trong hệ giá trị của văn hóa cộng đồng, dân tộc được biểu hiện trong đời sống cá nhân và cộng đồng người cụ thể. Chính vì vậy, đi tìm hiểu văn hóa của từng vùng miền, những giá trị con người gắn với từng vùng văn hóa làm phong phú, đa dạng hệ giá trị của văn hóa cộng đồng, dân tộc. Theo cách hiểu này, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu văn hóa và con người miền Trung qua sáng tạo nghệ thuật trong truyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu là để làm sáng tỏ thêm những giá trị văn hóa và con người miền Trung. Qua đó, khẳng định sức sống, sự phong phú của văn hóa Việt Nam từ con người của vùng đất thân yêu của Tổ quốc: con người miền Trung. 1.2 Vài nét về vùng văn hoá miền Trung 1.2.1 Vùng văn hoá miền Trung Vùng văn hoá là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, trên đó các cộng đồng cư dân có những nét tương đồng về văn hoá hình thành do những tương đồng về môi trường tự nhiên cũng như về lịch sử - xã hội. Từ nhiều chục năm nay, các nhà nghiên cứu đã đi đến nhận thức ngày càng rõ rằng trên đất nước ta, trên cơ sở một nền văn hoá Việt Nam thống nhất quả thật có tồn tại những “vùng văn hoá” khác nhau, mỗi vùng mang những sắc thái riêng, được hình thành do hoạt động của con người trong những điều kiện tự nhiên và lịch sử riêng biệt lâu dài. Vùng văn hoá miền Trung (hay còn gọi là Trung Bộ) là một vùng đất rộng lớn, có nhiều nét khác biệt về địa hình và lịch sử, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Phan Rang, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay. Nói đến miền Trung người ta thường nhắc đến hình ảnh đất nước ta như một người gánh thóc, mà hai đầu là hai thúng thóc đầy, còn ở giữa là chiếc đòn gánh. Miền Trung là chiếc đòn gánh oằn vai tảo tần một nắng hai sương của đất nước. Địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông - Tây, nếu quay mặt về Đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn. Địa hình miền Trung chia cắt theo chiều dọc Bắc - Nam bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Đây có thể xem như một điểm độc đáo về địa hình của miền Trung, đúng như lời thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương “một đèo, một đèo, lại một đèo”. Những tên đèo như đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, v.v…đã đi vào lịch sử, đi vào tâm hồn mỗi người dân đất Việt. Suốt dải đất Trung Bộ, đường bờ biển Việt Nam “ưỡn cong”, “lồi” ra phía sau biển Đông, đối mặt với hướng gió bão và sóng thần. Chính với đặc điểm này, miền Trung thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt nặng nề. Sát bờ biển, từ Quảng Bình trở vô Nam, Ngãi, Bình, Phú có các dải cồn cát chạy dọc dài Bắc - Nam ghi dấu những đường biển cũ. Ở giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nổi, phân bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay. Chân cồn là những bàu nước ngọt. Khí hậu miền Trung cực kì khắc nghiệt: gió Lào khô nóng, nắng thì chói gắt như đổ lửa…Ám ảnh bởi những cơn gió Tây khô rang, bỏng rát, nhà thơ Chế Lan Viên từng thốt lên chua xót: Ôi gió Lào ơi, Ngươi đừng thổi nữa Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người. Trên trang thơ Hàn Mặc Tử, trong nguồn cảm xúc dạt dào, da diết của kẻ tha hương, nỗi nhớ quê được đong đầy bởi hình ảnh khó nhọc, lam lũ: Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. Có thể nói, địa hình và khí hậu miền Trung được xem như những dấu hiệu khu biệt miền Trung với các vùng miền khác. Về lịch sử, miền Trung cũng trải qua không ít thăng trầm. Năm 1059, vùng Quảng Bình thuộc về nhà Lí. Năm 1336, Châu Ô, Châu Lí (tức vùng Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế ngày nay) thuộc về nhà Trần. Năm 1470, vùng đất từ núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên) trở ra thuộc nhà Lê. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn phủ xứ Thuận Hoá. Từ đó, sự nghiệp khai phá miền Trung được đẩy lên một bước mới. Rồi 200 năm chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, miền Trung trở thành lãnh địa được các chúa Nguyễn tạo ra với ý thức đối kháng với Đàng Ngoài. Kinh đô của vương triều này là vùng Phú Xuân. Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII làm lung lay chế độ phong kiến. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân, đất nước được thống nhất trên cơ bản. Năm 1802, dựa vào thế lực của phương Tây, Nguyễn Ánh chiến thắng vương triều Tây Sơn, cai quản một đất nước thống nhất. Từ 1802 đến 1945, nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế. Như vậy là miền Trung đã có một thời ít nhất với ba vương triều: các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, có xứ Huế là thủ._. phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, miền Trung Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm. Do Trung Bộ trong một thời kì dài là vùng đất của vương quốc Champa, nên đây là một vùng văn hoá chứa nhiều dấu tích văn hoá Champa. Đó là các tháp Chàm như tháp Bình An, tháp Khương Mĩ, các tháp ở khu di tích Mĩ Sơn, khu di tích Đồng Dương (Quảng Nam – Đà Nẵng), tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên ( Bình Định), tháp Hưng Thạnh (Qui Nhơn), tháp Nhạn (Phú Yên), tháp Pônagar (Khánh Hoà), cụm tháp Hoà Lai, cụm tháp Núi Trầu (Ninh Thuận), tháp Phú Hài (Bình Thuận)…Đó là các tượng Chàm như tượng bà Pônagar, các tượng Linga, Yoni, các phù điêu, các trụ đá, bia đá…Đó là các địa danh Việt mà gốc tích chắc hẳn là các địa danh Chăm như Cồn Ràng, Cồn Lồi, Cồn Mọi… Truyền thống văn hoá của cư dân vương quốc Champa cổ vẫn còn tồn tại một cách sống động trong đời sống cư dân miền Trung. Đó là những truyền thống văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước khai thác vùng đồng bằng ven biển và các thung lũng chân núi ở miền Trung. Các yếu tố núi, đồng bằng và biển đều có mặt trong văn hoá Chăm. Yếu tố đồng bằng thể hiện rõ trong các nghi lễ nông nghiệp như các nghi lễ gắn với chu kì sinh trưởng của cây lúa, các nghi lễ có liên quan đến hoạt động thuỷ lợi như lễ khai mương đắp đập, lễ chặn đầu nguồn nước. Yếu tố núi hiện còn được thể hiện trong tục thờ cúng tổ tiên dòng Núi là dòng cổ xưa nhất của người Chăm. Yếu tố biển thể hiện trong truyền thống đánh bắt hải sản, trong tục thờ cúng tổ tiên theo dòng biển, trong tín ngưỡng thờ cá voi, thờ thần Biển, trong một số kiến trúc có motip hình thuyền. Chất biển trong văn hoá Chăm ngày trước, văn hoá các vùng Trung bộ Việt Nam ngày nay rất mặn mòi, như chượp, mắm nêm, mắm ruốc, nước mắm, các loại đặc sản miền Trung. Khi người Việt đến sinh sống ở vùng đất này, họ đã tiếp nhận những di sản văn hoá Chăm và Việt hoá nhiều yếu tố văn hoá Chăm. Một thí dụ tiêu biểu là hiện tượng chuyển hoá các nữ thần Chăm thành các nữ thần Việt, như nữ thần Mưjưc của người Chăm chuyển hoá thành Bà Chúa Ngọc. Tục thờ cá voi (cá Ông) của người Việt ở vùng duyên hải kết hợp tín ngưỡng của người Việt với tín ngưỡng của người Chăm. Trong văn hoá của cư dân Việt ở vùng đất đồng bằng và ven biển Trung Bộ có những yếu tố nằm trong cội nguồn văn hoá Bắc Bộ, như tục thờ thần thành hoàng, những nghi lễ nông nghiệp như lễ động thổ, tục cúng thổ công, thổ địa…Nhưng cũng lại có những yếu tố văn hoá mới nảy sinh trong những điều kiện tự nhiên và xã hội mới. Như bên cạnh làng nông nghiệp có sự tồn tại đan xen các làng của ngư dân, bên cạnh lễ hội đình của làng nông nghiệp có lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông của các làng làm nghề đánh cá; như lễ cúng đất ở Khánh Hoà, lễ tá thổ ở Phú Yên mà đối tượng là các vị thần Đất của Champa xưa kia, phản ánh một khía cạnh tâm linh trong cách ứng xử của người Việt di cư đến lập nghiệp tại một vùng đất khách, quê người. Văn hoá miền Trung như đã trình bày là một vùng văn hoá vừa có tính thống nhất vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng khiến liền một dải “khúc ruột miền Trung” có thể được phân vùng thành vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế), vùng văn hóa duyên hải Trung Bộ (từ Quảng Nam đến Bình Thuận) [dẫn theo77, tr.352]. Như ở phần giới hạn đề tài đã trình bày, khái niệm miền Trung trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu chủ yếu được giới hạn trong vùng văn hoá Bắc Trung Bộ với tâm điểm là văn hoá xứ Nghệ nên ở đây chúng tôi chú ý trình bày về vùng văn hoá xứ Nghệ. 1.2.2. Văn hoá xứ Nghệ Nằm trong tổng thể văn hoá miền Trung, xứ Nghệ hay còn gọi là Nghệ Tĩnh, vừa có dấu ấn chung của văn hoá vùng, vừa có nét riêng đầy ấn tượng. Đây là một vùng đất cổ, một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ thuộc khu vực phía Nam nhà nước Văn Lang và Âu Lạc xưa. Xa hơn, Nghệ Tĩnh thuộc đất Việt Thường thời cổ. Vùng đất này có những đặc điểm riêng về thiên nhiên, lịch sử, tiếng nói, con người, về sinh hoạt văn hoá rất dễ dàng phân biệt với những vùng văn hoá khác trên đất nước. Những điều kiện địa lí, lịch sử, những thăng trầm đau thương và anh dũng đã hun đúc cho người xứ Nghệ những tính cách riêng biệt. Là một phần máu thịt của Việt Nam, Nghệ Tĩnh gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với 16 ngàn cây số vuông diện tích, cùng chung một dải đất liền với các địa phương khác. Trước hết, về địa hình, địa mạo, Nghệ Tĩnh có núi rừng trùng điệp, mênh mông, chiếm ngót hai phần ba diện tích. Núi trải dài và dày đặc ở phía tây, bốn mùa mây phủ, được nhân dân quen gọi là dãy Trường Sơn, núi đâm thẳng ra biển gọi là Đèo Ngang (hay Hoành Sơn). Sách Đại Nam nhất thống chí gọi Nghệ An là “đất tứ đắc” ý nói bốn bề hiểm trở, có lẽ cũng vì thế. Gần như đây là một vùng chỉ choáng ngợp những núi và biển, nhiều sông ngòi. Trong đó có dòng sông Lam (hay sông Cả) vừa dài vừa sâu, vắt ngang từ thượng nguồn trên đất nước Lào anh em xuôi theo hướng đông nam, qua nhiều núi đá hiểm trở có trên 130 ghềnh thác lớn. Núi sông như thế vừa tạo nên nét đẹp nên thơ vừa tạo nên cái vẻ gân guốc rắn rỏi cho Nghệ Tĩnh, đồng thời nó cũng chia cắt mảnh đất này thành nhiều khu vực. Thiên nhiên Nghệ Tĩnh hiểm trở gập ghềnh nhưng không đến nỗi hỗn độn. Đối với việc trồng trọt, thiên nhiên quả thực không có sự hào phóng, buộc con người phải vất vả nhiều, nhưng cũng luyện cho con người chí phấn đấu cao. Nghệ Tĩnh là khu vực có khí hậu khá đặc biệt. Mùa nóng phải chịu những đợt gió Lào khô rang cùng lượng bụi khô thu góp từ đại lục xa xôi trút về. Đây cũng là nơi phải chịu những trận bão xuất phát từ Thái Bình Dương mang theo những cơn gió xoáy hoặc một khối lượng nước lớn tạo thành những trận lụt, gây ra không ít thiệt hại về người và của. Nghệ Tĩnh là vùng vừa lạnh vừa khô, kiểu khí hậu hết sức khắc nghiệt với sinh vật, trước hết là con người và cây lương thực. Hết nạn này đến nạn khác, tình trạng oái oăm thường gặp là nhiều khi lo chống hạn chưa xong thì bão lụt đã bất ngờ ập tới. Cuộc vật lộn giữa con người và thiên nhiên diễn ra khá liên tục, từng tấc đất ở đây đều thấm máu và mồ hôi của cha ông. Hạnh phúc dường như luôn bị đe doạ nếu không nói là bị lãng quên. Có thể nói thiên nhiên đã phần nào qui định nếp sống cũng như cảm nghĩ, nói chung là tính cách riêng, là cá tính của con người ở đây. Không phải ngẫu nhiên mà có ý kiến cho rằng: “Không có miền nào lại có bản ngã rõ rệt bằng miền này…có thể nói có một tinh thần Nghệ Tĩnh…Tinh thần đó làm lộ một cách rõ rệt lòng phụng thờ, sự cố gắng cùng những tính nhẫn nại, kiên quyết của một dân tộc nông nghiệp chật vật tranh giành lấy một chỗ sống dưới mặt trời” [36]. Người Nghệ Tĩnh quen nhìn thẳng vào sự hiểm nghèo, quen sống trong sự hồi hộp lúc nào cũng cần tự vệ, họ có tiếng là gân guốc, khô khan, rắn rỏi; tư duy thường cứng nhắc rạch ròi, ngay cách nói cũng nặng nề, thiếu uyển chuyển. Trong sách Văn thơ Phan Bội Châu có viết: “Các nhà viết phong thổ ngày xưa cho rằng con người xứ Nghệ can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến …cá gỗ”[chuyển dẫn từ 52, tr.142]. Từ tính cách này con người Nghệ Tĩnh đã góp phần làm nên lịch sử của Tổ quốc, mở ra những trang sử vẻ vang cho xứ Nghệ. Vùng đất này đã nhiều phen là bức thành ngăn chặn hoặc là mũi tiên phong làm tan rã nhiều đội quân xâm lược của các quốc gia, các tộc người. Nghệ Tĩnh là nơi có nhiều người con nổi tiếng gan góc, mưu trí, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh thiên nhiên cũng như trong đấu tranh xã hội. Nhiều tài năng xuất chúng, nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã được sinh ra và nuôi dưỡng từ mảnh đất nhọc nhằn nhưng nổi tiếng là “địa linh nhân kiệt” này. Những lãnh tụ kiệt xuất như Quang Trung, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh, v.v…là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ, là những sao sáng của nước Việt. Đúng như câu phương ngôn cổ: Ngàn Hống chon von Biển ngư bát ngát Thịnh trị gặp thời Nhân tài đua phát Nổi bật của người xứ Nghệ là hành động, hành động đấu tranh đến quên mình. Thế nên, tính tình người xứ Nghệ cũng có phần hơi khác: chịu gian khổ chứ nhất quyết không chịu nhục, gan góc có phần bướng bỉnh, mưu trí đến liều lĩnh. Nhưng nổi bật hơn hết đó là khẳng khái, thẳng thắn, biết quên mình vì nghĩa lớn, ý thức cộng đồng mạnh mẽ, tha thiết yêu quê hương đất nước. Nơi đây còn tự hào là vùng đất học. Sự học ở đây không chỉ cho hiểu biết mà còn để “đổi đời”, học để “lấy chữ làm sang”. Thời đại nào cũng vậy, học trò xứ Nghệ thường đỗ đạt cao, đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học. Nhắc đến con người xứ Nghệ, người ta hay nhắc đến “ông đồ xứ Nghệ” với biệt danh “ông đồ gàn”. Gàn của ông đồ Nghệ là bắt nguồn từ ý thức buộc thiên nhiên, buộc hiện thực phải theo lí trí; bắt nguồn từ tính cách của một cộng đồng bất chấp cái khắc nghiệt của vùng đất khô cằn, sỏi đá nhằm “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” để tạo nên sự sống; bắt nguồn từ ý thức biết vượt qua hoàn cảnh bằng lòng quyết tâm nhiều khi đậm màu…duy ý chí của người xứ Nghệ. Có thể nói tính gàn, tính cương trực, rắn rỏi, bất chấp là nét chung của người dân xứ Nghệ. Miền đất xứ Nghệ hùng vĩ, hữu tình, con người xứ Nghệ thông minh quả cảm. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên xã, những phong tục tập quán, con người xứ Nghệ đã bước vào trang viết Nguyễn Minh Châu vừa như một lẽ giản dị, vừa như niềm trăn trở thao thức khôn nguôi. Điều đặc biệt, dấu ấn của con người và vùng đất xứ Nghệ hằn trên trang viết Nguyễn Minh Châu không chỉ khi ông viết về vùng đất và con người quê hương mà “ngay những tác phẩm anh viết về những vùng trời khác, những miền đất khác, cái tâm hồn và cốt cách xứ Nghệ của người viết vẫn lồ lộ in đậm lên mỗi trang văn” [47, tr.497]. 1.3. Nguyễn Minh Châu với mảnh đất và con người miền Trung Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930 trong một gia đình nông dân ở thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, huyện Quỳnh Lưu. Quê hương nhà văn là mảnh đất cửa ngõ xứ Nghệ, nằm ven biển miền Trung. Cũng như bao làng quê miền Trung, làng Kẻ Thơi của Nguyễn Minh Châu là một vùng đất sơn thuỷ hữu tình nhưng cũng rất khắc nghiệt và dữ dội. Thật khó có một vùng quê nào có cấu trúc cảnh quan vừa hài hoà vừa tương phản như nơi đây. Dưới bầu trời miền Trung lồng lộng là những xóm duyên hải chen chúc trên những cánh đồng nhỏ hẹp. Biển Đông bao la và những dòng sông oằn mình uốn lượn như đang cố thoát ra bể khơi. Màu đất gan gà đỏ quạch của các sườn núi trọc hằn lên màu xanh ngắt của núi, biển, trời… Nằm kẹp giữa Lạch Thơi và Lạch Quèn, phía Tây là đồi núi ăn lan ra tận biển như Hòn Rồng, Hòn Kiến, làng Thơi là một vùng đất dữ dội mà hiền hoà, với thiên nhiên nước biếc non xanh, với tiếng sóng biển rì rào và những ngọn gió nồm mát rượi. Nhưng Kẻ Thơi cũng là vùng đất của những cơn gió Lào bỏng rát về mùa hè và những trận cuồng phong chao đảo cả đất trời vào mùa mưa lũ. Có lẽ sự hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, đất đai đã in dấu lên con người của làng quê ông. Bằng niềm yêu đau đáu, da diết, Nguyễn Minh Châu đã kể về con người Kẻ Thơi – làng quê của nhà văn, như sau: “Quê tôi là Quỳnh Hải, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, Lạch Quèn. Dữ dội lắm. Dân Lạch Thơi nhiều nơi sợ vì chỉ có uống rượu và đánh nhau. Rượu say, ngủ luôn ở bãi biển. Mỗi đêm, những người đàn bà phải đi “nhặt” chồng về. Cả làng làm nghề chài lưới, chẳng học hành gì cả. Tôi còn nhớ ông Điềm mỗi khi say rượu, cởi truồng nồng nỗng, quần vắt lên vai, đi vào trong xóm, lấy quần đánh chó. Gặp ai cũng chửi tuốt. Nhưng vớ phải một mụ bán bánh đa ở chợ làng còn dữ dội hơn. Mụ tuột váy ra, lấy váy đánh vào mặt. Lão Điềm phải thua. Có người uống rượu say, lấy mảnh thuỷ tinh (dùng để cạo tinh những thanh giang chẻ lạt) rạch ngang bụng, ruột sổ ra. Trẻ con chúng tôi lấy rổ đựng ruột cho ông ta, buộc lại rồi đưa đi bệnh viện. Ông ta chết. Có một chuyện cũng lạ: một anh đi biển gặp bão, chết ngoài khơi xa, xác trôi về, cứ trôi quanh co theo con Lạch Thơi mà vào đến tận cửa nhà mình mới dừng lại. Mùa bão, sau mỗi trận bão, người làng khóc như ri vì có người nhà chết ngoài biển…”[47, tr.429]. Đó chính là hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ Tĩnh quê ông. Nói như nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh, họ là “những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi nhờ sóng gió bão táp mà luyện thành xương sắt da đồng. Những con người như thuộc vào thế giới hoang sơ nào”[47, tr.428]. Tuổi thơ Nguyễn Minh Châu lớn lên trong tiếng mẹ ru, tiếng sóng biển rì rào và cả trong những tiếng mưa gào gió giật của những trận cuồng phong. Sinh ra trong một gia đình nông dân đông con (ông bà thân sinh có bốn trai hai gái), Nguyễn Minh Châu là út nên được cha mẹ và các anh chị thương yêu, được học hành đến nơi đến chốn. Người mẹ phúc hậu và tần tảo đã để lại niềm yêu kính và cả nỗi day dứt trong ông vì suốt đời ông xa nhà không chăm chút được tuổi già của mẹ. Bà Doanh, vợ ông, kể: khi nghe tin mẹ qua đời vì bị bỏng than, ông kêu lên: “ Ôi mẹ! Nỗi thương vô vọng của con!”. Cũng từ đấy, mỗi lần đau ốm mê sảng lại nghe ông gọi: “Mẹ! Mẹ ơi!”. Trong hồi ức của nhiều người bạn cùng quê, mỗi lần nhớ lại, họ thường xuýt xoa thán phục tấm gương hiếu học và cái tài chịu khổ của ông. Nơi mảnh đất người nông dân bốn mùa bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vắt cục đất làm ra củ khoai hạt lúa, Nguyễn Minh Châu cũng như bao học trò nghèo xứ Nghệ từng nếm trải cái đói vàng mắt của những năm thất bát và khi được mùa dư dật cũng chỉ là “cơm gạo lốc, trốc cá thèn” rất đạm bạc mà thôi. Vậy mà, cái khổ nghèo của quê hương lại thân thương với ông đến mức tận những ngày sắp từ giã cõi đời, ông còn thổ lộ với vợ: “Giá bây giờ lại được về ăn bát cơm chiêm với con cá thèn cửa Lạch quê nhà!”. Như vậy đấy, quê hương với một thiên nhiên nước biếc non xanh, một truyền thống nghìn năm văn hiến, một làng quê dữ dội mà hiền hoà, một gia đình thanh bạch nhưng đầm ấm, một người mẹ nhẫn nại hi sinh…tất cả hoà quyện chung đúc nên nhân cách Nguyễn Minh Châu, thấm đượm trên từng trang văn đặc sắc của ông. Nhà văn Nguyễn Tường Lân khẳng định: “Ai từng một lần ghé thăm huyện Quỳnh Lưu, thăm vùng Lạch Thơi, mảnh đất dồi dào mạch thư hương và rất “phát về văn” này, sẽ càng thấy rõ cái cốt cách xứ Nghệ đậm đà trong con người và tác phẩm của ông” [47, tr.494]. Tác phẩm đầu tay Cửa sông dù có gợi những nét hồi ức về một vùng địch hậu nào đấy thì dấu ấn vùng quê Cửa Lạch vẫn đằm thắm, đậm đà : bầu trời, biển cả, đồng lúa xanh, đồng muối trắng, những lò nấu muối đỏ lửa thâu đêm, đặc biệt là những con người chân chất, hồn hậu, bậm bạp, mang đầy “sắc thái Nghệ” …Theo dấu chân nhà văn - “dấu chân người lính” - người đọc cùng đi qua “những vùng trời khác nhau”: qua vùng “miền cháy” đau thương, qua “mảnh đất tình yêu” đầy lòng nhân ái, qua vùng “cỏ lau” bi kịch…Tất cả đều ghi đậm dáng nét cảnh vật và con người xứ Nghệ quê hương. Những năm cuối đời, Nguyễn Minh Châu có tâm huyết viết về mảnh đất quê cha đất tổ đầy ân tình sâu nặng. Trong một lá thư gửi cho huyện uỷ Quỳnh Lưu, ông viết: “Tôi muốn thu xếp đi về vùng biển Quỳnh Lưu một chuyến, có lẽ “cáo chết ba năm quay đầu về núi”, tôi tin rằng cuốn tiểu thuyết cuối đời mình là cuốn sách viết về vùng quê của mình…”[47, tr.497]. Cũng trong những lời tâm sự với bạn bè, ông thổ lộ: “Bao giờ rỗi, tôi sẽ viết kĩ về làng tôi, một cái làng nó còn thiên nhiên, thiên bẩm lắm”. Căn bệnh ác nghiệt kéo ông đi khi cuốn sách chưa kịp viết. Ngay trên giường bệnh, trong những ngày giành giật quyết liệt với tử thần, ông đã “hối hả rứt ruột gan, rứt từng mẩu sống” viết kì xong Phiên chợ Giát - bản di chúc nghệ thuật hoà quyện máu và nước mắt - để lại cho đời. Hành trình văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu đã kết thúc bằng một tác phẩm nặng sâu ân nghĩa với quê hương như thế. Với Nguyễn Minh Châu, miền Trung không chỉ là quê hương mà còn là những gì thân thương nhất, gắn bó máu thịt nhất, luôn day dứt, trăn trở trong tâm khảm. Như một cái duyên tiền định, khi trưởng thành, rời xa quê hương xứ Nghệ ông lại gắn bó thiết thân với mảnh đất Quảng Trị - một dải đất hẹp miền Trung cằn lên những sỏi đá và bị bằm nát bởi bom đạn chiến tranh. Chính ông từng chân thành bày tỏ với nhà văn Nguyễn Trung Thu: “Cái mảnh đất Quảng Trị gần như tôi si mê nó, hình như trong con người tôi và mảnh đất ấy có chung một sợi dây thần kinh mà hễ cứ chạm đến đấy thì cả con người tôi rung lên. Tôi đã gắn bó với nó - cái vùng quê hương của chiến tranh và khổ ải ấy - hơn cả với quê mình” [47, tr.439]. Ngay từ năm 1973, Nguyễn Minh Châu đã ôm ấp viết một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị. Tháng 3-1975, khi Quảng Trị được giải phóng, Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên vào đây. Trong hồi ức của mình, Nguyễn Xuân Thiều đã ghi lại: “Cuối năm 1975 tôi từ Sài Gòn ra Huế và được biết Nguyễn Minh Châu đang ở ngoài Quảng Trị. Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng anh vừa gặp anh Châu rất tình cờ. Anh vừa vào Diên Sanh thăm cái khu địch dồn dân hồi trước nay đã trở nên hoang phế thảm hại. Trên bãi cát chỉ còn dây thép gai vương vãi, những túp lều xiêu vẹo trống hoác, ngoài gió và cát nóng ong ong, chẳng có ma nào hết. Sinh vật đầu tiên mà Tường gặp là con chó gầy giơ xương, mắt chảy rỉ bước thất thểu, hẳn là một chú chó đói lạc chủ. Và sinh vật thứ hai là Nguyễn Minh Châu. Anh gặp Châu đang ngồi hí hoáy ghi chép gì trong túp lều hoang…”[47, tr.469]. Tháng 5-1975, Sài Gòn được giải phóng, Nguyễn Minh Châu theo đại quân rong ruổi khắp miền Nam nhưng vẫn thấy trong người thiếu một cái gì, và như tuân theo một thứ quán tính, anh lại quay trở về miền Trung, lại về Quảng Trị - “Về những đồn bốt giữa cồn cát trắng phau và những xóm làng hoang đến rợn người, trở về cái xứ người chết đầy vui tươi (những khu tha ma rộng bát ngát và rực rỡ dưới trời xanh) và cái thế giới người sống thì vắng tanh vắng ngắt, cái xứ mà sự thù hằn, chết chóc, li tán đã trở thành nếp sống” (trích thư Nguyễn Minh Châu gửi nhà văn Nguyễn Trung Thu) [47, tr.437]. Khẳng định về mối lương duyên “tiền định” giữa Nguyễn Minh Châu và mảnh đất nhọc nhằn này, Nguyễn Trung Thu đã cho chúng ta một con số tổng kết đầy sức thuyết phục: “Anh Nguyễn Minh Châu để lại bảy cuốn tiểu thuyết thì bốn cuốn anh viết về con người và mảnh đất Quảng Trị: Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu. Truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cùng rất nhiều truyện ngắn đặc sắc khác, và gần nhất là truyện vừa Cỏ lau – thiên truyện vào loại hay nhất của Nguyễn Minh Châu hoàn thành trước khi anh lâm bệnh vài tháng, đều là truyện về con người và về vùng đất này” [47, tr.433]. Lịch sử của vùng đất Quảng Trị nói riêng, của mảnh đất miền Trung nói chung với những nét đẹp lâu đời, những giá trị vĩnh hằng của xứ sở, với những cuộc vật lộn đằng đẵng không ngừng không nghỉ…đã được Nguyễn Minh Châu khắc hoạ đầy chân thực và sống động. Người đọc dẫu chưa một lần được đặt chân tới Quảng Trị nhưng qua trang viết của Nguyễn Minh Châu cũng như được tận mắt chứng kiến, được sống cùng những con người và cảnh vật nơi đây. Sự “si mê” với Quảng Trị cùng những ngày bám sát mảnh đất này đã giúp Nguyễn Minh Châu viết nên nhiều tác phẩm có giá trị, làm nên tên tuổi của ông. Nhưng cho đến những ngày cuối đời, nhà văn vẫn trăn trở về cuốn sách quan trọng nhất của đời mình: “Riêng đối với tôi, viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của ta, về chiến tranh kéo dài mấy chục năm nay ở Việt Nam, không thể không viết về cuộc chiến tranh ở thành cổ Quảng Trị. Rất là tiếc, tôi không kịp làm” [47, tr.437]. Giữa những bản thảo dở dang để lại, ông đã có những trang phác thảo đề cương cuốn tiểu thuyết của đời mình là Chân trời và vỏ đạn, cuốn tiểu thuyết về thành cổ Quảng Trị. Cùng với đó là không ít đề cương cốt truyện khác (truyện ngắn và truyện vừa) ông dự định viết về vùng đất này. Có thể nói, Quảng Trị như có một ma lực đặc biệt, hấp dẫn nhà văn đến như quyến rũ. Sinh ra và lớn lên từ cái nôi văn hoá miền Trung - xứ Nghệ, những năm tháng chiến tranh khốc liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu sống gắn bó với người dân miền Trung. Nhà văn đã viết về miền Trung bằng sự am hiểu sâu sắc và nhất là bằng tấm tình sâu nặng, bằng mối trăn trở đầy tâm huyết. Nguyễn Kiên, ngay từ những năm 70, đã ghi nhận: “Anh đặc biệt rung động trước những số phận gắn bó với mảnh đất miền Trung khắc khổ, thi vị, anh hùng. Ở đấy, có những kỉ niệm quê hương của bản thân anh” [59, tr.124]. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu đã dành phần lớn công sức và tâm huyết để khám phá, thể hiện con người và vùng đất này. Nhà thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn đã khẳng định “vùng khám phá” trong truyện Nguyễn Minh Châu: “Có những miền đất như miền Trung một thời khói lửa, có những vấn đề như cuộc sống cực nhọc của người nông dân…ông cứ trở đi trở lại như một niềm ám ảnh, day dứt khôn nguôi” [47, tr.44]. Dường như mỗi lúc Nguyễn Minh Châu lại về gần hơn với nông dân, với làng quê miền Trung đói nghèo, lam lũ của mình. Ông đã đặt tên cho một cuốn tiểu thuyết viết về một làng quê miền Trung là Mảnh đất tình yêu. Vùng đất và con người miền Trung được gọi là “địa linh nhân kiệt” đi vào sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã trở thành những áng văn rất đẹp, góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Ngày 23 tháng 1 năm 1989, sau một cơn đau dữ dội, Nguyễn Minh Châu bảo vợ mang giấy bút tới, rồi lịm đi tắt thở. Ông ra đi “khi tâm hồn sáng tạo đang độ chín. Chín trong sự thương yêu cảm thông với những con người vất vả lam lũ, chịu nhiều hi sinh mất mát. Chín trong sự từng trải, hiểu biết những gì được mất, những nỗi niềm gần xa của các sự kiện đời sống trong thời chiến cũng như trong thời bình và chín trong cả bút pháp với một giọng văn nhiều trắc ẩn” (lời nói đầu tập Cỏ may)[47, tr.513]. Ông ra đi còn để lại ngổn ngang, dang dở những dự định sáng tác về vùng đất Quảng Trị từng bao năm lăn lộn, gắn bó, về làng Thơi mảnh đất quê hương nhọc nhằn, lam lũ. Nhưng bằng tài năng và tấm lòng, bằng một hành trình dẻo dai và gian khổ, bằng cả tâm huyết và sự dũng cảm, Nguyễn Minh Châu đã để lại một di sản văn chương quý giá, trong đó nổi bật nhất là những trang viết đặc sắc về văn hoá và con người miền Trung. 1.4. Văn hóa miền Trung trong truyện của Nguyễn Minh Châu. 1.4.1. Cái nhìn sâu rộng có tính lịch sử về vùng quê miền Trung. Lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc luôn sáng lấp lánh trong những trang sử hào hùng của mỗi miền quê. Trong từng bước đi lên của dân tộc, “khúc ruột miền Trung” luôn gắn với bề dày truyền thống của đất nước. Nhịp bước cùng bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, mảnh đất miền Trung được hun đúc từ nỗi khó nhọc của nhiều thế hệ để làm nên truyền thống lịch sử của làng xã Việt Nam. Truyền thống lịch sử của đất và người nơi đây trước hết được khẳng định trong sự tiếp nối của lớp lớp thế hệ góp sức làm nên những tên đất tên làng. Trong Những người đi từ trong rừng ra, qua sự hồi tưởng của ông lão Đuốc, bóng dáng những con người làm nên truyền thống lịch sử cho vùng đất quê hương được dựng dậy: …Ông lão cũng không muốn nhắc lại những thời xa xưa hơn nữa, về những đoàn người từ ngoài Đèo Ngang, từ cửa Nhật Lệ kéo về đây với lính tráng đi kèm, những đoàn tù chung thân, những kẻ đạo tặc, những tử tù chờ ngày ra pháp trường; hoặc những dân xứ biển mạn ngoài Nghệ An, Thanh Hóa hoặc tận ngoài Bắc đã lang thang phiêu giạt trên con đường đi tìm miếng sống, hoặc vì bão lụt đắm thuyền, hoặc để chạy trốn cái xứ sở của hào lí phong kiến lâu đời, hoặc vì can qua chiến tranh, giặc Minh giặc Thanh từ phương Bắc kéo xuống… [18, tr.486]. Trên bước đường loạn lạc lưu đày, như một sự ngẫu nhiên đầy may rủi của số phận, chính những con người đó đã đóng vai trò làm nên lịch sử: “Ông lão nghĩ, chính những con người cùng đường kiệt lối hoặc khốn khổ vì miếng sống đó đã mở rộng đất đai bờ cõi, đã đổ mồ hôi khai phá nên cái cửa biển đẹp đẽ này, rồi lại có những người lấy máu xương để gìn giữ bảo vệ nó…”[18, tr.487]. Trong Mảnh đất tình yêu, qua việc tái hiện quá khứ của một làng ven biển miền Trung, toàn bộ lịch sử của làng chài Hiền An sống dậy, thấm đượm mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ: “Hết thời này sang thời khác, những con người bị phát vãng và lưu đày biệt xứ đã góp một phần nhỏ dân cư để tạo lập nên những khóm nhà thưa thớt đầu tiên bám vào cửa sông cửa lạch. Rồi thôn ổ cứ đông đúc mãi lên…”[19, tr.779]. Vùng đất miền Trung, vùng đất với đèo núi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”, con người dựa vào thế núi mạch sông để định cư, từ đó mà hình thành nên thôn ổ, làng xã. Nếu với Bùi Hiển quê hương dồn tụ nơi cái nhìn thân thương trong những khoảnh khắc sống động của cuộc sống hôm nay thì với Nguyễn Minh Châu, quê hương luôn gắn với bề dày truyền thống. Bút kí Miền Trung mùa gió thổi (in trên báo Nhân dân, 3-10-1982) cho ta một cái nhìn sâu rộng về lịch sử nơi đây: “…miền Trung của ta đó, mảnh đất để đi qua, mảnh đất để dừng lại như một chặng dừng chân nghỉ ngơi trên cả cái tiến trình suốt hàng nghìn năm khai phá, mở rộng đất đai bờ cõi của những thế hệ con người Việt Nam đầm đìa mồ hôi…” [23, tr.952-953]. Trong bút kí Trò chuyện ở huyện ủy, qua việc khẳng định những chứng tích đánh dấu sự có mặt từ rất lâu đời của con người trên đất Quỳnh Văn (một huyện thuộc Nghệ Tĩnh) dường như nhà văn cũng muốn khái quát về truyền thống lịch sử lâu đời của dải đất miền Trung: …Những tầng đất sâu cao dần lên làm thành nền ngôi chợ.Người ta đã tìm thấy nhiều chiếc chày bằng đá lẫn giữa các lớp. Quỳnh Văn là đây. Năm ngàn năm về trước; con người đã xuất hiện ở đây, sống bằng việc lượm nhặt những con điệp bên mép biển. Khi ấy đất Quỳnh Lưu còn là biển và chân những hòn lèn đứng rải rác trên cánh đồng các xã ngày nay đều thấy dấu vết bị sóng biển đánh hõm vào… (23, tr.989). Suốt hàng nghìn năm khai phá với bao máu xương đổ xuống, bao thế hệ hôm qua đã biến mảnh đất miền Trung nhọc nhằn, gian khó trở thành chốn neo đậu vững chắc và bình yên: …chỉ cần biết bốn bàn chân chúng tôi đang dậm trên mảnh đất làng xóm, trên những lớp thời gian và nỗi vui buồn của bao người trước- những con người thân yêu đã trao gửi lại cho chúng tôi xương thịt và linh hồn của họ rồi trở về trong đất. Trước khi trở về nghỉ ngơi mãi mãi trong đất cát, họ đã cật lực lao động để để lại cho chúng tôi bây giờ những thôn ổ, làng mạc, những kinh nghiệm, thói quen làm ăn và cả giọng nói, tiếng cười như sấm của người ven biển. Ai đếm được có bao nhiêu đời con người đã sống, làm ăn ở đây? Chúng tôi lật từ lòng đất lên từng vỉa đời sống quá khứ…[19, tr.959-960]. Truyền thống lịch sử đã trở thành chỗ dựa vững chắc, thành những gì thân thương gần gũi nhất trong tâm hồn mỗi người con đất quê hương. Trở đi trở lại như một nỗi quan hoài, như niềm tâm đắc, dường như nhà văn muốn truyền đến người đọc niềm tự hào và tình yêu tha thiết với mảnh đất miền Trung. Bề dày truyền thống của mảnh đất miền Trung còn được Nguyễn Minh Châu khắc họa trong dáng vẻ vững chãi, trong nếp sống ngàn đời của mỗi thôn làng. Dẫu qua bao thăng trầm những thôn làng miền Trung vẫn tồn tại “lâu bền như những hằng số lịch sử”(chữ dùng của Ma Văn Kháng). Chẳng thế mà xa quê đã hơn chục năm, Định vẫn nhớ, vẫn ám ảnh bởi những lề thói luật tục vững bền của quê hương. Quy, nhân vật trong Mảnh đất tình yêu, sau bao thất bại đã tìm thấy cho mình những khoảnh khắc thật bình yên khi quay về sống giữa đất quê hương: “Sau lưng tôi vẫn là sông, là phá, là nhà cửa và thôn xóm ấm cúng, là cuộc sống lâu đời và bất diệt của con người với những con sóng đời vô hình đầy nghiệt ngã…” [19, tr.858]. Cũng chính làng quê hiền lành, thân thương ấy đã chôn vùi bao nhiêu thứ giặc ngoại xâm: “Hàng chục năm nay cũng như từ ngàn đời, bao nhiêu thứ giặc ngoại xâm đến đây đều bị chết gục trong cái làng quê hiền lành một màu xanh rì ấy” [15, tr.576]. Tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, mỗi người dân miền Trung đều thắp trong lòng ngọn lửa nhiệt tình yêu nước và đấu tranh cách mạng. Những lão Khúng cần cù, lam lũ nuôi con và sẵn sàng mang con lên đường nhập ngũ. Những người như chị Khơi, ông ngoại bé Quy (Mảnh đất tình yêu), như Thai (Cỏ lau) là những người không quản hiểm nguy, lặng thầm cưu mang cách mạng từ những ngày gian khó nhất; như bà Điểm (Mảnh đất tình yêu), sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ cán bộ cách mạng; như Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) sẵn sàng hi sinh niềm say mê cá nhân để lao mình góp sức cho cuộc chiến tranh của toàn dân tộc… Vùng đất miền Trung vốn nổi tiếng với sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên, “cái miền đất quê nhà, nhiều sỏi đá, nhiều khoai sắn, nhiều vất vả, nhiều bom đạn và lồng lộng suốt mùa hè những cơn gió thổi như quạt lửa vào mặt người” [23, tr.952]. Chính vì thế để tồn tại nơi mảnh đất này, con người phải gồng mình lên gánh trên vai những nỗi gian truân, vất vả không dễ khuất phục. Trong truyện của Nguyễn Minh Châu, âm thanh địa hình của vùng đất này đi vào trang viết như nói bao điều về sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nỗi gian truân trong lịch sử của một vùng đất. Vùng đất cửa biển của Quy (Mảnh đất tình yêu) cứ khoảng vài ba giáp trời đất lại vẽ lại bản đồ một lần. Vùng đất khai hoang của Khúng (Khách ở quê ra), một vùng phía Tây của miền Trung, cái vùng “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, văng vẳng tiếng chim “bắt tép kho cà”, như gợi lên sự cằn cỗi, nghèo khó, sự tần tảo của con người nơi đây. Vùng đất Quảng Trị (Cỏ lau) đổ nát vì bom đạn vang lên tiếng chim “khó khăn khắc phục”, như nhắc nhở, như thách thức, như gợi lên một thời b._. như chiếc thuyền”, “những món tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ đã bợt bạt”, cô gái miền biển “cặp mắt thật đen gợi cho tôi nghĩ đến con mắt người ta vẽ trên đầu mũi thuyền”. Trong Mảnh đất tình yêu, một loạt những hình ảnh, những sự vật thân thuộc của làng quê miền Trung được đưa vào trong sự so sánh: “ông lão Bờ và ông tôi, y như hai con dã tràng sau một đợt sóng biển” [19, tr.812]; “Một thân hình người dài nghêu, cong queo như cái gọng vó chui ra từ trong một cái túp lợp bằng những mảnh ny lông hoa, như một cái nơm úp trên mặt trảng cát khô” [19, tr.842] – đó là hình ảnh ông lão Bờ. Miêu tả Hoa – cô bé Mỹ lai: Nói tóm lại, chúng tôi coi “con Mỹ trắng” giống như một con cá nóc bị người ta thường vứt lăn lóc trên bãi cát. Khi Hoa bị bọn trẻ đánh thì “toàn thân nó run lẩy bẩy, tay chân cứ quờ quạng không biết bấu víu vào đâu, y như một con dã tràng bị lật ngửa phơi bụng lên trời” [19, tr.849]. Hình ảnh người ông ngoại trong tư thế chuẩn bị bắt cá qua mắt nhìn của Quy: “ôm tấm lưới trước bụng, cẳng chân co lên thu về sau, đang đứng im thít ngoài mép phá giữa bờ bụi đằng xa, như một con chim bói cá gầy guộc và đen đúa” [19, tr.856]. Ngay với những cảm nhận mang tính trừu tượng cũng được “hiện thực hóa” bằng những hình ảnh rất đỗi thân thuộc: “giữa hai con người ấy của đời tôi có một mối dây tình cảm đặc biệt còn sâu nặng hơn cả tình cha con, một niềm cô quạnh như bãi cát vắng bao trùm lên số phận đầy bi đát của cả hai…” [19, tr.893]; “Như một mối tình đã cắm rễ vào bãi cát từ thuở thơ bé, Hoa chỉ yêu tôi” [19, tr.992]; “Ngôi nhà chúng tôi tuy vẫn đứng nguyên một chỗ ấy nhưng trong ý niệm và dưới cái nhìn của tôi khi từ thành phố trở về, nó chẳng khác nào một chiếc thuyền đi trên dòng thời gian ào ạt và trắng xóa những lớp sóng biến cố ngoài năm mươi năm nay của những đời người thân của tôi” [19, tr.973]. Bút kí Những vùng trời khác nhau, trong những dòng khắc họa nhân vật Lê- một người con của đồng đất sông Lam, nhà văn như đã mang cả quê hương yêu dấu vào trong dáng nét con người: “Đôi gò má Lê sớm sạm nắng và nhô cao như một nhát đất cày. Tính tình Lê cũng thế, anh không quen thói viển vông, lãng mạn. Cái nhìn của Lê bao giờ cũng nghiêm khắc như một cơn gió Lào” [23, tr.59]. Nhìn vào lớp hình ảnh sự vật được đưa ra so sánh, người đọc dễ dàng nhận ra sắc thái và hương vị của làng quê miền Trung. Nói cách khác, quê hương ở đây đã được định vị bằng ngôn ngữ hình ảnh. Nhà văn đã sử dụng lớp ngôn ngữ mộc mạc, có khả năng gợi lên những đặc trưng văn hóa vốn đã ăn sâu trong tâm thức của người dân miền Trung. Đưa sự vật này so sánh với sự vật kia chủ yếu bằng chất liệu ngôn ngữ đời thường, một mặt Nguyễn Minh Châu đã nâng cấp tính bác học cho câu văn của mình, mặt khác chính ông kéo gần các sáng tác đó lại với đời sống, đó là lí do khiến cho ngôn ngữ trong tác phẩm của ông giàu tính biểu cảm. Mặt khác, chính từ thói quen quan sát, suy ngẫm mà ông đã vượt qua lối sao chụp bình thường, để khám phá trong đời sống của làng quê miền Trung những “luật sống”, “luật đời” có ý nghĩa phổ quát. Và sáng tác của ông thường đậm chất triết lí trong nội dung nói chung, trong câu văn nói riêng, lắm khi như một phát hiện bất ngờ: “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!” [15, tr.132]. “Vị truyền giáo về đức tính kiên nhẫn khôn cùng cho muôn loài trên mặt đất này chính là con dã tràng. Con dã tràng thật là vĩ đại nếu nó chữa được tính cả sợ” [19, tr.766]. “Chiến tranh làm người ta hư đi hơn là làm người ta tốt lên” [15, tr.478]. Sâu sắc, lắng đọng bởi những câu mang ý nghĩa triết lý, văn Nguyễn Minh Châu còn sâu sắc và lắng đọng bởi nhịp điệu trần thuật mang đầy chất chiêm nghiệm, suy tư. Nếu trước đây ở thời kì đầu, ở những tác phẩm như Cửa sông, Dấu chân người lính, văn ông thường đi theo nhịp điệu nhanh của dòng thời gian trần thuật, phù hợp với việc phản ánh hiện thực thông qua tiến trình thì ở giai đoạn cuối, mạch trần thuật đã bị giãn cách, được tăng thêm những yếu tố phân tích, giải thích để chỉ ra sự không đồng nhất muôn thuở giữa con người và cuộc sống, để khám phá những tầng sâu bí ẩn trong tâm linh và nhân cách con người. Mảnh đất tình yêu là một khúc tráng ca về cuộc sống dữ dội và những con người nhân hậu, bất khuất ở một vùng đất khắc nghiệt với thiên tai, địch họa, với những gian truân, phức tạp trong cả hiện tại, quá khứ và tương lai. Tất cả những điều đó đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện trong sự đan xen những lớp thời gian nghệ thuật khác nhau. Những biến cố lớn (từ vụ “nổ cửa” khủng khiếp đến việc người ông câu được con cá lớn, từ việc “sang ngang” của người mẹ tới cái chết của những người thân,…) không được chú trọng tới việc trần thuật theo tiến trình sự kiện mà được đặt trong sự chồng chéo của hồi ức, của suy tư và chính cách trần thuật đó đã làm chậm nhịp điệu trần thuật, dãn cách mạch trần thuật, gieo vào lòng người những trăn trở day dứt kể cả khi dòng trần thuật đã kết thúc. Với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, mạch trần thuật chậm lại bởi những lớp thời gian nghệ thuật chồng chéo giữa hiện tại với quá khứ, giữa thực tế và giả tưởng, những hồi ức trùng điệp…làm hiện lên những số phận cá nhân, khắc họa những thân phận đời tư cùng bao éo le, chìm nổi. Thời gian trần thuật trong Phiên chợ Giát thực tế chỉ độ năm, sáu giờ đồng hồ, từ lúc lão Khúng thức dậy cho đến khoảng 7 giờ sáng , không gian cũng chỉ hữu hạn từ nhà lão đến chợ cầu Giát, nhưng truyện ngắn đã mở ra trong bề dày trùng điệp của những lớp thời gian trong cõi tâm linh mụ mị, u ẩn của lão Khúng, trong những không gian mênh mông của suy tư và giả tưởng…Nhịp điệu trần thuật miên man trong mộng mị, trong những suy ngẫm triết lí, những hồi tưởng “hỗn tạp và lộn xộn” đầy cay đắng, nhọc nhằn của cuộc đời lão Khúng. Xuyên qua lớp thời gian trần thuật là lịch sử nặng nề của cả một số phận, một gia đình, là những năm tháng đầy máu và nước mắt của cộng đồng, và trùm lấp lên hết cả là sự tuần hoàn bức bối của số phận con người, của những kiếp người. Chính nhờ sự làm chậm lại và giãn cách nhịp điệu trần thuật, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho tác phẩm của ông một sức mạnh mới, đó là sự tác động vào thế giới nội tâm của người đọc, buộc người đọc không chỉ chứng kiến câu chuyện xảy ra mà phải can thiệp bằng cách tìm hiểu, suy ngẫm những vấn đề đặt ra trong tác phẩm với tất cả trái tim và trí tuệ của mình, huy động những năng lực sâu xa nhất của suy tư, chiêm nghiệm, lí giải,…Người đọc phải đọc tác phẩm không chỉ bằng mắt mà bằng cả tâm linh để cùng tác giả khám phá những bề sâu bí ẩn của cuộc sống, con người miền Trung. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu được nuôi dưỡng trong lòng tiếng nói của đời sống nên gần gũi với cuộc sống dầu rằng đó là một thứ ngôn ngữ được tinh lọc. Nhà văn đã diễn tả sinh động khung cảnh quê hương và lưu giữ được linh hồn vùng đất miền Trung qua việc sử dụng ngôn ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ ở đây đã bao chứa cái nhìn và sự thấu hiểu máu thịt về vùng đất quê hương. Tiểu kết Thể hiện văn hóa và con người miền Trung, Nguyễn Minh Châu đã không đi theo lối kể truyền thống là bám vào cốt truyện và nhân vật, trình bày hiện thực một cách đơn giản mà đã có những đổi mới phá cách đáng kể; để tác phẩm vừa là những câu chuyện chân thực, vừa có những đặc trưng thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật nhất định. Những trang đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật, khắc họa nhân vật qua những độc thoại nội tâm, thậm chí những nét vẽ ngoại hình cũng nhằm khắc họa rõ hơn nét tính cách bên trong của nhân vật đã khiến con người miền Trung hiện lên thật sắc nét và ám ảnh. Việc xây dựng nhân vật thể hiện phẩm chất văn hóa, cách lựa chọn ngôn ngữ mang sắc thái văn hóa …chính là nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khắc họa và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất và con người quê hương. Dù vậy, đặc điểm nghệ thuật đáng lưu ý nhất của nhà văn là nghệ thuật làm mới những ẩn dụ, biểu tượng. Nguyễn Minh Châu đã nâng cấp và biến những biểu tượng, ẩn dụ quen thuộc như hòn vọng phu, dã tràng, cỏ lau…thành như một thứ “đặc sản”, có giá trị biểu trưng cho nét đẹp văn hóa và con người của vùng đất quê hương. Đây thực sự là những đóng góp đáng trân trọng và tự hào của nhà văn. Quan trọng hơn nữa, giá trị những tác phẩm những năm 80 viết về miền Trung của Nguyễn Minh Châu không chỉ nằm ở ngôn ngữ hay nhân vật hay những ẩn dụ biểu tượng mà bao la hơn là những gì ở đằng sau nó: là linh hồn, truyền thống văn hóa miền Trung, là vẻ đẹp căn cốt và bền vững của đất và người nơi đây. KẾT LUẬN 1. Nguyễn Minh Châu viết về văn hóa và con người miền Trung không phải như một nhiệm vụ bắt buộc mà hoàn toàn do kí ức văn hóa tồn tại rất riêng tư và tình cảm tự nhiên của chính nhà văn chi phối. Biểu hiện cụ thể của cảm hứng văn hóa trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu là sự nhất quán trong việc lựa chọn đề tài thể hiện nhân vật, bối cảnh hiện thực…gắn liền với đặc trưng văn hóa miền Trung. Nhà văn Nguyễn Kiên từng nhận xét về mối dây gắn kết đặc biệt giữa Nguyễn Minh Châu với dải đất miền Trung: “Anh đặc biệt rung động trước những số phận gắn bó với mảnh đất miền Trung khắc khổ, thi vị, anh hùng. Ở đây có những kỉ niệm quê hương của bản thân anh” [59, tr.124]. Có thể nói, thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đất miền Trung là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không bao giờ cạn cho những trang viết của Nguyễn Minh Châu. Chính ông từng tâm sự về niềm say mê viết về vùng đất Quảng Trị và mảnh đất xứ Nghệ quê hương. Đây chính là nguyên nhân để văn chương ông còn lưu giữ được hình ảnh con người và những nét đẹp văn hóa của vùng đất miền Trung trong dòng chảy mải miết của thời gian. Bằng sự khám phá ra vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc điểm lịch sử, những khác biệt trong sinh hoạt, tập quán của người dân qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã định vị được quê hương ruột thịt của mình trên bản đồ văn chương và trong lòng công chúng. Cũng giống như khi nhắc đến Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, nhắc đến tên nhà văn Nguyễn Minh Châu là người đọc có thể liên tưởng đến đặc trưng văn hóa vùng đất miền Trung - xứ Nghệ. Dù bản thân các giá trị văn hóa dân tộc hay tấm lòng tha thiết với quê hương không làm nên tên tuổi nhà văn hay quyết định cho sự thành công của tác phẩm nhưng riêng với Nguyễn Minh Châu, vai trò của kí ức văn hóa và ý thức lưu giữ văn hóa miền Trung của nhà văn có ý nghĩa quan trọng. 2. Đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu những năm 80, những nét đặc sắc của văn hóa và con người miền Trung vừa là cảm hứng vừa là bản chất của văn chương ông. Qua hệ thống các tác phẩm, ông đã thể hiện tình yêu và sự gắn bó tha thiết với mảnh đất quê hương, nhất là thể hiện được tầm nhìn, tầm am hiểu hết sức lịch lãm và uyên bác về văn hóa và con người miền Trung. Miguel de Cervantes Saavedra, một nhà văn lớn của Tây Ban Nha đã từng nói: “những gì mà chúng ta học được từ tuổi thơ thì sẽ còn mãi”. Điều này cũng có nghĩa là những gì mà kí ức văn hóa lưu giữ được thì sẽ khó phai tàn. Những gì lưu giữ được từ tuổi thơ, từ sinh hoạt gia đình, tập tục làng xóm…trở nên sống động và thôi thúc nhà văn tái hiện lại qua tác phẩm. Những tác phẩm như Mảnh đất tình yêu, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Cỏ lau…chính đã được viết ra từ sự thôi thúc đó. Nguyễn Minh Châu viết về miền quê ruột thịt của mình khi đang sống và làm việc tại Hà Nội. Trong khoảng cách về không gian và thời gian ấy, tâm tưởng nhà văn thường xuyên quay về với mảnh đất quê hương để thương nhớ, để chiêm nghiệm và phát hiện ra những thứ thú vị về văn hóa của địa phương mình. Việc lưu giữ trong tác phẩm mình những đặc điểm văn hóa, nếp sinh hoạt của người dân với nhà văn không chỉ là trách nhiệm với quê hương mà có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì, tiếp nối truyền thống. Nguyễn Minh Châu dù xa quê hương nhưng luôn mang theo trong kí ức hình ảnh quê hương và những đặc trưng văn hóa miền Trung. Những bức tranh sống động về cảnh vật và con người quê hương trong Mảnh đất tình yêu, Cỏ lau, Khách ở quê ra… chính là vẻ đẹp của đời sống văn hóa. Sức hấp dẫn vững bền của tác phẩm không chỉ xuất phát từ dòng cảm xúc chân thành tha thiết của nhà văn mà còn ở phong vị văn hóa, truyền thống văn hóa quê hương mà nhà văn thấm nhuần từ máu thịt. Cái không khí rộn ràng mà thiêng liêng, thành kính trong những ngày giỗ trận ở làng Hiền An hay hình ảnh những con người vật lộn với cỏ lau, với sóng gió, với đất đai, với hoang vu để sinh tồn đã gây ấn tượng cho người đọc về cuộc sống và nếp sinh hoạt ở các làng quê miền Trung. Như vậy, quê hương và môi trường văn hóa của quê hương đã có tác động quan trọng đến cảm hứng văn hóa của Nguyên Minh Châu, đó cũng là cơ sở để nhà văn tận dụng khai thác từ kí ức văn hóa của bản thân thành một nguồn tư liệu sống cho sáng tác. Cảm hứng văn hóa hay kí ức văn hóa có ý nghĩa đối với sự thành công của Nguyễn Minh Châu. Việc nhà văn khắc họa những con người đời thường, mộc mạc gắn với đất đai, quê kiểng, gắn với tự nhiên hoang sơ và tập quán nông nghiệp lâu đời cũng đồng nghĩa với việc khẳng định sự tồn tại của những giá trị tinh thần, mang tính căn bản và truyền thống. Cảm hứng văn hóa dồi dào, phong phú, tư tưởng nghệ thuật nhất quán cộng với tài năng sáng tạo đã khiến Nguyễn Minh Châu làm mới được tác phẩm của mình; đem đến điều căn bản nhất ngoài tình quyến luyến với quê hương là những giá trị văn hóa vững bền của dải đất miền Trung. Giá trị văn hóa không chỉ tồn tại trong kí ức qua sự lưu giữ tự nhiên của nhà văn để biến thành cảm hứng sáng tác. Giá trị văn hóa tồn tại trong tác phẩm mang vẻ đẹp của nghệ thuật văn chương, tác động đến nhận thức, thẩm mĩ của người đọc, đem đến cho người đọc cảm nhận về cái đẹp tự nhiên, giản dị, thân thuộc của văn hóa dân tộc. Nguyễn Minh Châu dường như có quan niệm giá trị văn hóa nằm trong cuộc sống bình dân, thường nhật. Cái đẹp của văn hóa, của con người miền Trung trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu chính là phần nguyên sơ, phần thô hơn là phần tinh, phần được chọn lựa, chắt lọc từ cuộc sống. Con người trong tác phẩm không thiên về tài hoa cá biệt hay phẩm cách độc đáo, cũng không đại diện hay tiêu biểu cho cộng đồng, số đông; mà họ là sự tiếp nối tự nhiên với những quan hệ có sẵn, hướng đến việc giữ gìn những quan hệ ấy. Những người như ông ngoại bé Quy, Thai, Lực, Khúng…là hiện thân cụ thể, giản dị của đời sống nông thôn, của văn hóa làng xã miền Trung. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội và tên tuổi ông khởi đầu gắn với nhân vật người lính nhưng cái làm nên sự bất tử cho ngòi bút của ông lại chính là những nhân vật nông dân quê mùa gắn với đất đai, làng xóm. Ngoài lão Khúng trật trưỡng, ngất ngưởng trong hai thiên tuyệt bút cuối đời của Nguyễn Minh Châu thì đó còn là ông ngoại bé Quy, là Thai, là Lực – người nông dân mặc áo lính…Khi viết về những con người dân dã, bình thường Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sự nhận thức về cái đẹp có giá trị của văn hóa dân tộc, của tình quê đậm đà. Lặp đi lặp lại trong các tác phẩm là chuyện trồng trọt, cấy hái, chuyện đi khơi, đi biển, chuyện thờ cúng, mồ mả…đó chính là cái đẹp tự nhiên của con người mang phong vị làng quê. Vẻ đẹp của vùng đất miền Trung hiển hiện trên trang viết Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp của một truyền thống văn hóa cũng là của một bản lĩnh văn hóa đầy kiêu hãnh. Thành công của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện con người miền Trung là khẳng định được những phẩm chất văn hóa truyền thống qua con người, coi con người là một hiện tượng văn hóa, cụ thể hơn là biểu hiện độc đáo của văn hóa bản địa. Con người miền Trung trước hết được nhìn nhận như là sản phẩm của môi trường văn hóa, chịu tác động bởi những yếu tố tự nhiên, xã hội. Ở phương diện này nhà văn đã lí giải hết sức thuyết phục về sự tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành tính cách của những con người miền Trung. Nét tính cách cần cù, gan góc đôi khi đến thành táo bạo, liều lĩnh hay bản tính chất phác, bộc trực, mạnh mẽ của người dân nơi đây chính là sản phẩm của môi trường thiên nhiên tồn tại quá nhiều khắc nghiệt. Bên cạnh đó, con người gắn bó mật thiết với vùng đất quê hương, tiếp nhận và lưu giữ các giá trị văn hóa tồn tại trên vùng đất ấy một cách tự nhiên. Trong tư cách chủ thể văn hóa, con người miền Trung được nhà văn soi chiếu trong mối quan hệ đa chiều giữa cá nhân và con người trong quan hệ gia đình, cộng đồng, làng xã, trong quan hệ với những giá trị truyền thống, với cả những thách thức của cuộc sống hôm nay…Trong những mối tương quan đó, hiện thực trong tác phẩm càng được nới rộng hơn, nó bao gồm cả hiện thực xã hội, hiện thực tâm lí và hiện thực tâm linh. Và vì vậy cuộc đời và con người miền Trung trong sáng tác Nguyễn Minh Châu được hiện lên với tất cả tầng sâu nhân bản và những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm đạt tới tầm của những triết lí nhân sinh. 3. Nói đến tác phẩm văn chương là nói tới những đóng góp về nghệ thuật. Trong việc khám phá văn hóa và con người miền Trung, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đạt được một số thành công nhất định về nghệ thuật xây dựng nhân vật, về hệ thống hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, về ngôn ngữ. Những nét vẽ ngoại hình sinh động cùng những trang miêu tả tâm lí, những dòng độc thoại nội tâm đã khiến những nhân vật như Lực, như lão Khúng trở nên bất tử. Đặc biệt ấn tượng trên trang viết Nguyễn Minh Châu là những ẩn dụ, tượng trưng. Đây thực sự là những tín hiệu thẩm mĩ để thể hiện cảm hứng văn hóa của nhà văn, thể hiện con người và những đặc trưng văn hóa của dải đất miền Trung. Những biểu tượng như cỏ lau, hòn vọng phu, dã tràng, bò khoang, tiếng xe cút kít… đi vào trang viết Nguyễn Minh Châu như nói bao điều về vùng đất và con người miền Trung, có sức ám ảnh và đạt được tầm cao của triết lí TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Toan Ánh (2002), Văn hoá Việt Nam- những nét đại cương, Nxb Văn học. 3. Toan Ánh (1999), Hương nước hồn quê, Nxb Thanh niên, Tp.HCM. 4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 5. Trần Lê Bảo (2009), Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 2-2009. 6. Nguyễn Duy Bắc (2006), Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới, Nxb Văn hoá dân tộc, Hội VHNT Lạng Sơn. 7. Bakhtin.M (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb KHXH, Hà Nội. 8. Bakhtin.M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hoá thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội. 9. Bakhtin.M (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tp.HCM (tái bản). 11. Nguyễn Minh Châu (1967), Cửa sông, Nxb Văn học. 12. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy (tiểu thuyết), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 13. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 14. Nguyễn Minh Châu (1995), Trang giấy trước đèn- Tập phê bình tiểu luận, Nxb KHXH, Hà Nội. 15. Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 16. Nguyễn Minh Châu (2001), Dấu chân người lính, Nxb Văn học, Hà Nội. 17. Nguyễn Minh Châu (2001), Lửa từ những ngôi nhà, (trích từ Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Nguyễn Minh Châu (2001), Những người đi từ trong rừng ra, (trích từ Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Nguyễn Minh Châu (2001), Mảnh đất tình yêu, (trích từ Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Châu (1994), Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn Học, Hà Nội. 21. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Nguyễn Minh Châu (2010), Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nxb Hà Nội. 26. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 27. Trường Chinh (2006), Về văn hoá văn nghệ (Kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trường Chinh), Nxb Văn học, Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Dân (2004), “Tiếp cận văn học bằng văn hóa học”, Tạp chí nghiên cứu văn học số 11/2004. 29. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb ĐHQG, Tp.HCM. 30. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 31. Nguyễn Đăng Duy (2005), Một số vấn đề văn hóa Việt Nam – truyền thống và hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội. 32. Phạm Văn Đồng (2006), Về văn hóa và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Hà Minh Đức (2007), “Giá trị văn hóa, nhận thức và chuyển đổi”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2007. 34. Tiêu Minh Đương (2002), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp.HCM. 35. M.Gorki (1976), Bàn về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Ninh Viết Giao (2008), Câu đố Việt Nam, Nxb Sử Địa, Hà Nội. 37. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Hà Nội. 38. Lê Thị Đức Hạnh (1999), Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, Tạp chí văn học số 3/1993. 40. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học và văn hóa – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Nguyễn Văn Hạnh (2007), “Văn hóa như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương”, Tạp chí nghiên cứu văn học số 1/2007. 43. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Văn học…gần và xa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới. 45. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện (lí luận), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb KHXH. 47. Nguyễn Trọng Hoàn (2007), Nguyễn Minh Châu - về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Võ Hồng (2003), Tuyển tập Võ Hồng, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Văn nghệ, Tp.HCM. 49. Đoàn Hương (1996), “Thử giải mã văn học Việt Nam theo tinh thần văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Đông”, Tạp chí Văn học số 3/1996. 50. Mai Hương (tuyển chọn) (2001), Nguyễn Minh Châu- tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb VHTT, Hà Nội. 51. Lê Thị Hường (2008), Chuyên đề dạy- học ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900- 1930, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 53. Nguyễn Xuân Kính (2006), “Văn hóa cổ truyền, văn hóa truyền thống và truyền thống văn hóa”, Tạp chí văn hóa dân gian số 4/2006. 54. Nguyễn Văn Kha (2004), Nguyễn Minh Châu – Nhà văn chiến sĩ, Nxb Trẻ- Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp.HCM. 55. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975- 2000, Nxb ĐHQG Tp.HCM. 56. Nguyễn Khải (1993), Một thời gió bụi, Nxb Lao động. 57. Khrapchencô M.B (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nxb KHXH, Hà Nội. 58. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Tôn Phương Lan- Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1991), Nguyễn Minh Châu- con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn. 60. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb KHXH. 61. Phong Lê (1994), Văn học trong hành trình tinh thần của con người, Nxb Lao động, Hà Nội. 62. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 63. PGS. Nguyễn Văn Long, TS. Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 64. Trường Lưu (1999), Văn học trong hành trình văn hoá, Viện văn hoá, Nxb VHTT. 65. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 66. Mác-Ăngghen-Lênin (1997), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 67. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Lê Thị Hồng Minh (2002), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Tp.HCM. 69. Sơn Nam (2003), Hương rừng Cà Mau (tập truyện ngắn), Nxb Trẻ, Tp.HCM. 70. Phùng Quí Nhâm (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, trường ĐHSP Tp.HCM. 71. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hóa – từ một góc nhìn, Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tp.HCM. 72. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại – Văn học Việt Nam – Giao lưu gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội. 73. Nhiều tác giả (1984), Lịch sử Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh, Vinh. 74. Nhiều tác giả (1995), Kỉ yếu hội thảo nhân 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, Hội văn nghệ Nghệ An, Nghệ An. 75. Nhiều tác giả (1998), Văn miền Trung thế kỉ XX, Tập 1, 2, Nxb Đà Nẵng. 76. Nhiều tác giả (1999), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, NXB ĐHQG, Hà Nội. 77. Nhiều tác giả (2000), Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Nhiều tác giả (2004), Đất và người duyên hải miền Trung, Nxb Tp.HCM, Tạp chí Xưa và nay, Nxb Tổng hợp Tp.HCM. 79. Nhiều tác giả (2006), Vẻ đẹp văn học cách mạng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80. Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975 – Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển”, Tạp chí văn học số 4/1991. 81. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội. 82. Phan Ngọc (1998), “Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa”, Tạp chí văn học số 9/1998. 83. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, Thanh niên, Hà Nội. 84. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 85. Lê Thành Nghị (1994), Văn học – Sáng tạo và tiếp nhận, Nxb QĐND, Hà Nội. 86. Lê Bá Thảo (2003), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 87. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí, Nxb Thế giới. 88. Ngô Thảo (2003), Văn học về người lính, Nxb QĐND, Hà Nội. 89. Đào Thản (1994), “Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Tạp chí văn học số 2/1994. 90. Tuấn Thành, Vũ Nguyễn (tuyển chọn) (2007), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu- tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội. 91. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Tạp chí văn học số 6/1991. 92. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Tp.HCM. 93. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Tp.HCM. 94. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 95. Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 96. Phan Trọng Thưởng (2001), Văn chương tiến trình, tác giả- tác phẩm, Nxb KHXH, Hà Nội. 97. Lê Ngọc Trà (Tập hợp và giới thiệu) (2001), Văn hoá Việt Nam- Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 98. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo – Thách thức của văn hóa, Nxb Thanh niên, Tp.HCM. 99. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ, Tp.HCM (tái bản). 100. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục, Tp.HCM. 101. Hoàng Trinh (chủ biên) (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong sự phát triển, Nxb KHXH, Hà Nội. 102. Cù Đình Tú (2003), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103. E.B.Tylor (2001), Văn hóa nguyên thủy, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bản dịch của Huyền Giang). 104. Chu Văn Sơn (1993), “Đường tới Cỏ lau”, Báo văn nghệ số 42, 16.10.1993. 105. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ Giáo viên, Hà Nội. 107. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học- Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 108. Lê Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Tp.HCM. 109. Lê Trí Viễn (2006), Một đời dạy văn, viết văn, Tập 5, Nxb Giáo dục. 110. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 111. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHDT, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội. 112. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường, con người và văn hoá, Nxb VHTT và Viện văn hoá. 113. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2007), “Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2007. 114. Nguyễn Văn Xuân (2002), Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân, Nxb Đà Nẵng. NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN. 1. Cửa sông (tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội, 1967). 2. Miền cháy (tiểu thuyết, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,1977). 3. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983). 4. Trang giấy trước đèn (tập phê bình tiểu luận, Nxb KHXH, Hà Nội, 1995). 5. Tuyển tập truyện ngắn (Nxb Văn học, Hà Nội, 1999). 6. Dấu chân người lính (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001). 7. Những người đi từ trong rừng ra (trích từ Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập 2 (từ tr.283 – tr.760), Nxb Văn học, 2001). 8. Mảnh đất tình yêu (trích từ Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập 2 (từ tr.763 – tr.1103), Nxb Văn học, 2001). 9. Nguyễn Minh Châu toàn tập ( tập 1, Nxb Văn học, 2001). 10. Nguyễn Minh Châu toàn tập (tập 3, Nxb Văn học, 2001). 11. Nguyễn Minh Châu toàn tập (tập 4, Nxb Văn học, 2001). Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) Vợ chồng nhà văn Nguyễn Minh Châu thời trẻ Cảng cá Lạch Quèn – quê hương nhà văn . ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5413.pdf
Tài liệu liên quan