Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CAO THỊ LIÊN HƯƠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU   Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN ......................................

pdf115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................ 4 A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 12 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu................................................................................ 12 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 12 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 13 B. NỘI DUNG................................................................................................................ 15 Chương 1 : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................................................... 15 1.1. Các khái niệm................................................................................................ 15 1.1.1. Khái niệm văn hóa .................................................................................. 15 1.1.2. Khái niệm ứng xử................................................................................... 21 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử ..................................................................... 23 1.2. Văn hóa ứng xử tiếp hợp nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai.............................. 29 1.2.1. Tiếp hợp Nho giáo .................................................................................. 29 1.2.2. Tiếp hợp Phật giáo .................................................................................. 33 1.2.3. Tiếp hợp Đạo giáo................................................................................... 36 Chương 2: NGUYỄN DU VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU............................ 41 2.1. Nguyễn Du..................................................................................................... 41 2.1.1. Thời đại Nguyễn Du................................................................................ 41 2.1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du.............................................................. 44 2.2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du .............................................................................. 49 Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU............................................................................................................................ 81 3.1. Ứng xử đối với bản thân ............................................................................... 81 3.2. Ứng xử với môi trường tự nhiên ................................................................... 88 3.2.1. Thiên nhiên tươi đẹp để hưởng thụ ngâm vịnh..................................... 866 3.2.2. Thiên nhiên kỳ quái khiến con người phải khiếp sợ ............................... 95 3.3. Ứng xử với môi trường xã hội....................................................................... 75 3.3.1. Vua chúa ................................................................................................. 76 3.3.2. Quan lại ................................................................................................... 80 3.3.3. Những người nghèo khổ ......................................................................... 85 3.3.4. Người hiền, người tài .............................................................................. 89 3.3.5. Phụ nữ ..................................................................................................... 95 3.4. Ứng xử trong gia đình ................................................................................. 100 C. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 108 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 111 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Đặc biệt là PGS.TS. LÊ THU YẾN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. BGH Trường Đại học Sư Phạm các quý Thầy Cô lãnh đạo Phòng Đào Tạo và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt khóa học. Gia đình, người thân, bạn hữu đã động viên ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt và dành nhiều tình cảm nhất giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010 Cao Thị Liên Hương   A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước văn hóa Việt Nam là một thực thể, đồng thời hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên đó là: “lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý... sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...” [27, tr 56]. Đó là bản sắc văn hóa dân tộc, mà bản sắc dân tộc là phần cốt lõi, tinh túy trong tâm hồn, tính cách dân tộc, thì cái bản sắc đó được biểu hiện ra trong toàn bộ các hoạt động xã hội, từ các hoạt động sản xuất tinh thần đến các hoạt động vật chất. Đúng như báo cáo chính trị Đại hội VII của Đảng đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm không chỉ trong công tác văn hóa – văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo... sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam”[93, tr 286]. Có thể coi đây là một luận điểm quan trọng đòi hỏi một sự đổi mới trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Bản chất của văn hóa tồn tại sâu xa mang tính chất nhân bản và nhân văn. Văn hóa kết tinh phẩm giá, năng lực, sức sáng tạo của con người. Văn hóa chăm lo chất lượng cuộc sống của con người, của xã hội ngày một nâng cao, sao cho con người có ý thức trong các mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên, giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, biết giữ gìn phát huy giá trị của con người tạo ra nhiều thế hệ, chỉ có văn hóa mới không quên con người, mới trân trọng cuộc sống phong phú của con người và đi sâu vào tâm hồn riêng tư của con người, chia sẻ những dằn vặt, lo âu của con người về lẽ sống và cái chết, về những điều thiêng liêng và cõi tâm linh. Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đang ở trong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, như nghị quyết V của Trung ương Đảng vừa nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam lại đang trên đà hội nhập với văn hóa thế giới. Một mặt mở ra khả năng to lớn để các dân tộc giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội với nhau trên phạm vi toàn cầu tạo động lực cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn hóa của các dân tộc, mặt khác nó cũng đưa lại cho chúng ta những thách thức mới. Mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền vững nhất của giá trị cá nhân khiến cho xã hội này đương đầu với mọi thách thức như lối sống ích kỷ thực dụng, sự băng hoại, các giá trị tinh thần truyền thống… Chính sự suy thoái về lối sống đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng tăng làm phai nhạt sự tinh tế trong ứng xử của người Việt Nam mà ngàn đời vẫn luôn nhắc tới. Chính vì thế, người ta quan tâm đến một biểu hiện của văn hóa, được thể hiện trực tiếp thái độ của con người, đó là ứng xử, ứng xử có văn hóa ở mức cao nhất là văn hóa ứng xử của con người. Văn hóa ứng xử của con người Việt Nam cơ bản được thể hiện ở nếp ứng xử khoan dung thiên về hành động với tư cách trực giác tổng hợp. Những hành động của ứng xử không ra ngoài nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn và cả trọng nữ. Bên cạnh đó, ai cũng biết đã là con người mang tính nhân loại phổ biến thì ai cũng quan tâm đến mối quan hệ, thái độ ứng xử với những vấn đề lớn giữa người với người, với bản thân, với gia đình, với xã hội, với tự nhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa ứng xử có một ý nghĩa rất to lớn, giúp ta nhìn nhận, đánh giá nền tảng tinh thần như một thứ ghen nội sinh vững vàng để con người hiện nay sẵn sàng đón nhận những giá trị mới giao lưu văn hóa mang lại. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nghiên cứu sâu sắc trên nhiều bình diện, lịch sử nghiên cứu vì thơ chữ Hán của Nguyễn Du vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều thơ chữ Hán khác, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là đối tượng luôn ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, vì vậy khó có những công trình nghiên cứu thật trọn vẹn. Do đó, nghiên cứu văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du để nhận thức và xử lý đúng đắn và hiệu quả, góp phần làm rõ thêm những đóng góp văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay là một nhiệm vụ có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ lí do trên chúng tôi chọn vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Văn học Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề: Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề văn hóa, văn hóa ứng xử mối quan hệ giữa văn hóa và văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà. Văn hóa là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa cao quý ấy” (Phạm Văn Đồng). Giá trị văn hóa, tính văn hóa luôn là một thước đo giá trị của tác phẩm văn học. Xung quanh đề tài luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi điểm qua một số công trình, bài báo khoa học sau: Về văn hóa, Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam khi cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” xuất bản năm 1938, Nxb Bốn Phương tái bản năm 1951. Từ đó đến nay có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu về văn hóa vùng, văn hóa miền, văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam hay văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á… của các tác giả nổi tiếng như Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Toan Ánh, Chu Xuân Diên… Có thể kể đến Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (Phan Ngọc), Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Nguyễn Chí Bền), Xã hội học văn hóa (Đoàn Văn Chúc), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa (Nguyễn Văn Dân), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt (Nguyễn Đăng Duy), Tìm hiểu làng Việt (Diệp Đình Hoa), Con người, môi trường, văn hóa (Nguyễn Xuân Kính), Văn hóa gia đình Việt Nam (Vũ Gia Khánh), Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách (Lương Quỳnh Khuê)… Điểm lại những thành tựu đã đạt được, ghi nhận công lao của các nhà khoa học tiêu biểu của hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam trong tính tổng thể cộng đồng văn hóa dân tộc – quốc gia. Hướng nghiên cứu đại cương về văn hóa Việt Nam, hoặc “tiếp cận văn hóa học về văn hóa Việt Nam” theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm và nhiều tác giả khác là nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản cùng những quy luật hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Có thể chỉ ra một số chủ đề chính của hướng nghiên cứu này: - Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam. - Cá thể cộng đồng văn hóa cơ bản cấu thành nền văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam: văn hóa gia đình, văn hóa làng, văn hóa đô thị, văn hóa vùng. - Văn hóa cá nhân: mẫu người Việt Nam trong lịch sử, tính cách con người, lý giải vấn đề con người làng xã trong tính cách người Việt. - Vấn đề bản sắc văn hóa con người Việt Nam, chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Hệ tư tưởng với tư cách là yếu tố cốt lõi trong nền tảng tinh thần của xã hội. - Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế. Như vậy, hướng nghiên cứu nền văn hóa dân tộc – quốc gia, với tư cách một khoa học mới phát hiện trong những năm cuối thế kỷ XX, nhưng những vấn đề của nó đã được các nhà khoa học đề cập từ lâu. Vì vậy, những công trình nghiên cứu thuộc các khoa học chuyên ngành như ngôn ngữ học, văn học, xã hội học, lịch sử nghệ thuật, triết học… vấn đề văn hóa Việt Nam sẽ là đối tượng khảo sát cần thiết của chúng ta. Về văn hóa ứng xử, trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, các tác giả đều có đề cập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử. Tuy nhiên sự đề cập chỉ dừng lại ở nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát. Đầu tiên phải kể đến công trình Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ của Trần Thúy Anh (2000) [2]. Công trình này tác giả nghiên cứu truyền thống ứng xử của người Việt trong cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ được cô động và đúc kết qua ca dao – tục ngữ. Tác giả đã lấy ca dao và tục ngữ làm điểm tựa để từ đó, hình dung một cách sinh động và sâu sắc bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa và sắc thái riêng biệt, kể cả những tiếp nhận văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu thổ Bắc Bộ. Gần với công trình trên là Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình của Nguyễn Văn Lê (2001) [53], mọi ứng xử phải tuân theo những quy tắc văn hóa trong ứng xử “cha mẹ, ông bà trong ứng xử với con cháu và con cháu trong ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Con cháu đối với những người trên lấy sự tôn kính làm trọng. Bề trên đối với con cháu lấy sự yêu thương, lòng bao dung để răn dạy. Đó là đạo lý của dân tộc”[53, tr 6 ]. Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam của Lê Như Hoa (2002) [30]. Tác giả đã tiếp cận văn hóa ứng xử của người Việt và phần nói về văn hóa ứng xử của các dân tộc ít người. Đặc biệt là góc độ văn hóa học tác giả phân tích một cách logic về văn hóa ứng xử của người Việt “coi trọng tính tập thể, tính cộng đồng, xã hội ”. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Nguyễn Viết Chức (2002) [13], cùng với quá trình ngàn năm xây dựng, cải tạo và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên Hà Nội, văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã kết tinh những tinh hoa văn hóa đặc sắc của cả nước và giao lưu với nước ngoài. Hàng ngàn năm “người Hà Nội từ thế hệ nọ đến thế hệ kia đã lưu giữ được một cốt cách, một phương thức ứng xử hòa đồng với thiên nhiên biến đổi tự nhiên theo quá trình hoàn thiện cuộc sống của mình. Những thắng cảnh Hồ Tây, sức quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm, những đường phố bạt ngàn cây xanh, những dòng Kim Ngưu, Tô Lịch chạy dài vòng quanh thành phố là kết tinh những giá trị ứng xử với thiên nhiên của cha ông ta tạo nên một truyền thống ứng xử văn hóa thông minh và thẩm mỹ của người Hà Nội” [13, tr 5 – 6 ]. Văn hóa ứng xử của người Giẻ Triêng, Nguyễn Hùng Khu (2006) [46], tác giả thông qua một phong tục cụ thể - phong tục hôn nhân và cách tìm hiểu về văn hóa ứng xử của người Giẻ Triêng ở một vùng văn hóa – văn hóa Tây Nguyên. Tìm hiểu tộc người Giẻ Triêng, Nguyễn Đình Khu góp phần vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của tộc người Giẻ Triêng nói riêng, văn hóa Tây Nguyên nói chung. Văn hóa ứng xử còn phải kể đến, Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt của Lê Văn Quán (2007) [73], “người Việt Nam chú trọng sự tôn kính, trọng hiếu quý hòa, thờ phụng tổ tiên, thịnh hành nguyên tắc chủ nghĩa danh phận uy quyền” [73, tr 7]. Vấn đề này được tác giả quan tâm và tập trung bàn về văn hóa ứng xử gia đình, bạn bè, tình yêu… Ngoài ra chúng tôi cũng quan tâm đến luận văn thạc sĩ Ngữ văn Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm của Triệu Thùy Dương (2007) – Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM [21]. Triệu Thùy Dương chỉ ra truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt trên con đường văn hóa hiện đại chính là truyền thống ứng xử xã hội, truyền thống văn hóa ứng xử được kết tinh từ đời sống văn hóa cổ truyền từ rất lâu đời được thể hiện trong văn học trung đại, đặc biệt là trong các truyện thơ Nôm, “là một cách khẳng định văn hóa ứng xử đồng thời cũng là một vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ sâu này” [ 21, tr 4]. Nét đẹp phong tục các dân tộc thiểu số: trong văn hóa ứng xử, Vi Hoàng (2008) [32], tác giả đề cập văn hóa ứng xử người với người, ứng xử con người với loài vật và ứng xử con người với thiên nhiên. Hỏi đáp về văn hóa ứng xử của người Việt của Phạm Minh Thảo (2008) [80], tìm hiểu nghiên cứu qua thực tiễn cuộc sống và muốn truyền lại cho thế hệ mai sau các kinh nghiệm ứng xử quý báu về vấn đề “Người Việt phải ứng xử như thế nào để tồn tại và phát triển?” [80, tr 5]. Điều đó được đặt trong các thời kỳ lịch sử đầy biến động và sóng gió như ngày nay. Tất cả các công trình nêu trên đi vào nghiên cứu đặc trưng giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội của người Việt Nam trong quan hệ gia đình và xã hội. Riêng về lĩnh vực thơ chữ Hán, người viết chú ý điểm qua những công trình nghiên cứu: Về văn bản công trình nghiên cứu đáng chú ý, đó là cuốn Nguyễn Du toàn tập do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996) có 250 bài thơ [62]. Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX [59] có những nhận định xác đáng về tâm sự của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán “Buồn thương như một tiếng đàn réo rắt, não ruột vang lên trong hầu hết các thi phẩm của ông” [59, tr 304]. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du là Đào Duy Anh. Trong bài viết Thi tập của Nguyễn Du trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều, lần đầu tiên vị trí của thơ chữ Hán Nguyễn Du được khẳng định về hình thức cũng như về nội dung. Có thể nói đây là những ý kiến có giá trị gợi mở cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình ở giai đoạn sau. Năm 1960 nhà phê bình Hoài Thanh tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán [26, tr 37]. Hoài Thanh khẳng định: “Cái điều rõ ràng là Nguyễn Du không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ” [26, tr 39]. Song thái độ không dứt khoát đã không thể làm mờ được tấm lòng cảm thông, xót thương của Nguyễn Du đối với những kiếp người đau khổ. Dù chưa nhìn rõ nguồn gốc của những điều bất công của cuộc đời nhưng “thái độ của Nguyễn Du rõ ràng tình cảm của Nguyễn Du chân thành, sâu sắc” [ 26, tr 45]. Cùng với quan điểm của Hoài Thanh, Xuân Diệu viết Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán [26, tr 46] đã nghiêng hẳn về cái nhìn buồn thương, day dứt của Nguyễn Du trước cuộc đời. Xuân Diệu cho rằng, giống như Khuất Nguyên xưa, Nguyễn Du “mang những vấn đề của ngàn năm, của triệu người, nên cái đau khổ của ông là một đau khổ lớn có tính chất đại diện cho nhân loại” [26, tr 52]. Xuân Diệu cũng đi sâu vào một số bài thơ tiêu biểu như Thái bình mại ca giả, Sở kiến hành, Phản chiêu hồn… tất cả điều chứng tỏ một tấm lòng “yêu thương con người đến cháy gan cháy ruột”[26, tr 59]. Đây cũng là quan điểm đánh giá của Lê Trí Viễn trong Lịch sử văn học Việt Nam (tập III) [103], ông đi sâu vào thế giới nhân vật đó là những người trung can nghĩa khí bị hãm hại, những kiếp người tài hoa lỗi lạc lầm than, những kẻ hèn yếu đáng thương. Đặc biệt cảm thương những người phụ nữ như người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh, Dương Phi… Đến năm 1965, có bài viết của Nguyễn Huệ Chi, Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tạp chí văn học số 11 [9]. Bài viết này đã mở ra một hướng đi trên hành trình nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du đó là tìm kiếm chân dung của chính tác giả. Ông viết “Nguyễn Du là con người tư tưởng” với bao mâu thuẫn dằng xé trong tâm can. Nhưng vượt lên khối mâu thuẫn là nguồn cảm hứng nhân đạo lớn lao, sâu sắc. Điều đó thể hiện trong thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán. Nguyễn Du không dừng lại ở đó mà khái quát bản chất sâu xa của xã hội phong kiến. Hướng đi này được Vũ Đình Liên tiếp tục khai thác trong bài viết Nguyễn Du một tâm hồn lạc loài trong xã hội phong kiến, Tạp chí Văn học số 2.1971 [60]. Tác giả đã bày tỏ sự tâm đắc và phát hiện của Nguyễn Huệ Chi về “hình tượng tự họa” của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và muốn góp phần làm sáng tỏ hơn về hình tượng nghệ thuật. Ở bài viết, Theo gót Nguyễn Du trên đường đi sứ, Bùi Hữu Sủng, Bách khoa thời đại số 16 năm 1965 [78], tác giả viết khởi đầu của chặng đường từ Thăng Long đến Lạng Sơn, Nguyễn Du mang nặng tâm trạng bi phẫn, nhưng lúc trở về thanh thản đôi chút có “bệnh khủng hoảng nước mắt vợi đi… Mâu thuẫn dần dần được giải quyết phần lớn” [78]. Đó là tâm sự Nguyễn Du gởi trong Bắc hành tạp lục. Cuối năm 1965, trong lễ kỉ niệm 200 năm, năm sinh Nguyễn Du, Thanh Lãng viết Nguyễn Du như một huyền thoại (Bài viết này được đăng lại hai lần trên Tạp chí văn học số 4,5,6,7 năm 1971) [51]. Từ năm 1975 đến nay, sau khi đất nước thống nhất, các thi tập của Nguyễn Du vẫn tiếp tục thu hút các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Năm 1980, Phan Hữu Nghệ có bài viết Thực tiễn Trung Hoa và tư tưởng Nguyễn Du, Tạp chí văn học số 6 [69], Nguyễn Du từ chỗ rãi đều tình thương cho thập loại chúng sinh giờ đây ông dồn tình cảm đó cho những người cần lao. Bởi vì thực tiễn Trung Hoa cho nhà thơ nhìn rõ “chân tướng” của tầng lớp thống trị vẫn dùng để biện minh cho sự “ngồi mát ăn bát vàng” của chúng. Vấn đề này tiếp tục được bàn trong bài viết, Từ Truyện Kiều đến thơ chữ Hán Nguyễn Du, Đỗ Đức Dục, Tạp chí Văn học tháng 6.1987 [17]. Tác giả đặc biệt quan tâm đến những biến đổi về tư tưởng xã hội và triết học được Nguyễn Du thể hiện qua ba tập thơ. Nó phản chiếu những biến động dữ dội của cuộc đời và thời đại ông. Song, vượt lên sự ngao ngán bế tắc vẫn là cái nhìn thấu suốt của ông trước số phận và quyền sống của con người. Giá trị to lớn của thơ chữ Hán Nguyễn Du, một lần nữa được Mai Quốc Liên khẳng định qua lời mở đầu trong cuốn Nguyễn Du toàn tập (Tập 1), Nxb Văn học Trung tâm nghiên cứu Quốc học năm 1996. Ông viết “Những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ ca của ông cha đã dành; mà cũng mới lạ và độc đáo so với thơ chữ Hán Trung Quốc” [62, tr 7]. Bên cạnh đó, Mai Quốc Liên cũng nêu lên những vấn đề thi pháp thơ cần tiếp tục khám phá như thanh vận, đối ngẫu, cú pháp, tự pháp. Hướng nghiên cứu này đã được Lê Thu Yến viết trong cuốn Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên TP. Hồ Chí Minh năm 1999 [106]. Công trình này tiến hành những khảo sát cụ thể, những chất liệu minh họa và phân tích phạm trù: hình ảnh con người nghệ thuật, không gian và thời gian nghệ thuật. Qua đó, tác giả Lê Thu Yến nhận thấy “có rất nhiều Nguyễn Du trong một Nguyễn Du”. Gần đây, phải kể đến một số bài viết về tác phẩm cụ thể của Nguyễn Du: - Góp phần tìm hiểu thêm về nội dung bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du, Nguyễn Danh Đạt, Tạp chí Hán Nôm số 1 (14) năm 1993. - Bàn thêm về bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du, Tạ Ngọc Liễn, Tạp chí Hán Nôm số 3 (24) năm 1995. - Thử tìm một cách hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du, Nguyễn Văn Hoàn, Nghiên cứu Văn học số 9 năm 2006. - Độc Tiểu Thanh Ký tư liệu và hướng nghiên cứu, Nguyễn Đăng Na, Nghiên cứu văn học số 6 năm 2006. - Đạo ý – Một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Dương Văn Kha, Tạp chí Hán Nôm số 3 (76) năm 2006. - … Những phát hiện cụ thể những bài viết này góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trên đây, là những phác thảo quá trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa ứng xử của người Việt và thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Tất cả các công trình nghiên cứu về văn hóa đi sâu về bản sắc văn hóa Việt Nam, phân vùng văn hóa, hay văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á… chưa có công trình nghiên cứu nào để tiếp cận một tác phẩm văn học, một tác giả văn học. Về văn hóa ứng xử chủ yếu nghiên cứu môi trường ứng xử với tự nhiên, ứng xử với xã hội, ứng xử trong gia đình của người Việt, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về văn hóa ứng xử của người Việt qua văn học. Nhìn chung việc nghiên cứu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các tác giả chủ yếu đi sâu thể loại, ngôn ngữ, nhân vật, cũng chưa có công trình nào đi sâu vào vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du như một công trình chuyên biệt thì chưa có. Vì vậy, đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du kết hợp hai mảng lại với nhau văn hóa, văn hóa ứng xử của người Việt nói chung và thơ chữ Hán nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu: Luận văn bước đầu thể nghiệm hướng tiếp cận giúp khám phá hiểu biết sâu hơn trên phương diện văn hóa góp phần hiểu thêm quan niệm sống, nếp sống, lối hành động của con người trong xã hội Luận văn mở ra một phạm vi rộng, các tác phẩm của Nguyễn Du đưa vào giảng dạy ở cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cùng với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữ Hán là Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Các thi tập này không chỉ góp phần làm nên diện mạo thơ ca trung đại mà còn là nguồn tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm của chính tác giả. Vì vậy, việc tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu và giảng dạy tác gia này. Hơn nữa, việc tìm hiểu Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du sẽ đem đến nhiều hiểu biết cho con người về nét ứng xử trong cộng đồng người. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Tiếp thu những thành tựu có trước, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: Đối tượng khảo sát: Đối tượng mà đề tài khảo sát toàn bộ các bài thơ trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du là Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục được lấy trong cuốn Nguyễn Du toàn tập do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh thơ văn của một số tác giả mà nội dung có liên quan để thấy được nét ứng xử tiêu biểu trong đời sống của người Việt. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: Đề tài chỉ chú trọng khảo sát về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, từ đó luận văn cố gắng chỉ ra và hệ thống những nét ứng xử tiêu biểu mà đã trở thành chuẩn mực trong đời sống của người Việt. Từ mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi cố gắng tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du từ góc nhìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trước giới hạn rộng lớn của truyền thống văn hóa Việt, chúng tôi chỉ xin đi vào văn hóa ứng xử, là những nét cư xử trong cuộc sống hằng ngày của ông cha ta đã đi vào thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có ý tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để có thể chỉ ra được đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu là ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử của người Việt. Chúng tôi hi vọng rằng luận văn sẽ cung cấp phần nào một cách nhìn về thơ chữ Hán của Nguyễn Du từ góc độ văn hóa ứng xử, cũng như những lý giải khá thú vị về văn hóa ứng xử của người Việt qua thơ chữ Hán này. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử: Khảo sát thơ chữ Hán của Nguyễn Du theo thời gian để nhận diện những nét Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. - Phương pháp so sánh: So sánh Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du với văn hóa ứng xử của một số danh nhân văn hóa trước và sau đó đề làm nổi bật những ứng xử thể hiện rõ bản sắc văn hóa. - Phương pháp thống kê: Thống kê những từ ngữ quan trọng được Nguyễn Du sử dụng trong những sáng tác của ông nhằm góp phần làm rõ hơn tư tưởng, tình cảm cũng như những lựa chọn ứng xử của ông. - Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Xem xét thơ chữ Hán của Nguyễn Du với tư cách là một chủ thể văn hóa toàn vẹn trong mối quan hệ với bối cảnh văn hóa – lịch sử của thời đại Nguyễn Du, xem xét các bình diện Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong mối quan hệ, hệ thống. 6. Kết cấu của luận văn: Do những đặc điểm về đối tượng và phương pháp nghiên cứu… như đã trình bày ở trên luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có kết cấu như sau: A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Mục đích nghiên cứu. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn. B. NỘI DUNG Chương 1: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.2. Khái niệm ứng xử 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử 1.2. Văn hóa ứng xử tiếp hợp nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai 1.2.1. Tiếp hợp Nho giáo 1.2.2. Tiếp hợp Phật giáo 1.2.3. Tiếp hợp Đạo giáo Chương 2: NGUYỄN DU VÀ THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU 2.1. Nguyễn Du 2.1.1. Thời đại Nguyễn Du 2.1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du 2.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 3.1. Ứng xử đối với bản thân 3.2. Ứng xử với môi trường tự nhiên 3.2.1. Thiên nhiên tươi đẹp để hưởng thụ ngâm vịnh 3.2.2. Thiên nhiên kỳ quái khiến con người phải khiếp sợ 3.3. Ứng xử với môi trường xã hội 3.3.1. Vua chúa 3.3.2. Quan lại 3.3.3. Những người nghèo khổ 3.3.4. Người hiền người tài 3.3.5. Phụ nữ 3.4. Ứng xử trong gia đình C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO B. NỘI DUNG Chương 1 : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Các khái niệm: 1.1.1. Khái niệm văn hóa: Trong bối cảnh của một thế giới mở cửa và đầy biến động như hiện nay, văn hóa là một lĩnh vực luôn được hầu hết, quốc gia, dân tộc trên thế giới dành cho sự quan tâm đặc biệt tầm quan trọng của văn hóa được nêu lên hàng đầu. Kể từ khi văn hóa trở thành một đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học về văn hóa, khởi nguồn từ định nghĩa của E.B Taylor trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” xuất bản ở ._. London, năm 1871 cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Vào năm 1952 hai nhà nhân học người Mỹ là A. Kroeber và C.Kuckhohn đã viết một cuốn chuyên bàn về các định nghĩa văn hóa “Văn hóa: Tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa” trong đó đã dẫn ra và phân tích 150 định nghĩa về văn hóa [22, tr 8]. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn này số định nghĩa đã tăng lên 200. Hiện nay số lượng định nghĩa có thể là 400 đến 500 [67, tr 19]. Việc xác định và đưa ra một khái niệm chung về văn hóa không đơn giản bởi xuất phát từ cứ liệu riêng, mỗi một tác giả đưa ra một nhận định về văn hóa phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của mình. Cùng với thời gian, khái niệm văn hóa tự làm phong phú thêm bởi sự đóng góp của những nội dung mới [98]. Nghiên cứu từ gốc: Văn hóa – culture Ở Phương Tây, người ta căn cứ vào chiết tự, từ nguyên culture của Tiếng Anh và Tiếng Pháp, tiếng Đức có từ kultur, tiếng Nga có từ kultura, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có từ cutura… xuất phát của nó từ tiếng Latinh culture để giải nguyên từ văn hóa là “gieo trồng”, “canh tác” - ở ngoài đồng tức là nông nghiệp. Về sau chuyển thành “nuôi dưỡng, vun trồng, tinh thần, trí tuệ”. Ở đây là nói quá trình giáo dục, bồi dưỡng về mặt tinh thần cho con người. Ở Phương Đông, theo nhà nghiên cứu Từ Hồng Hưng ở Trung Quốc trong bài “Tổng luận về văn hóa” thì từ văn hóa là do người Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đã chuyển dịch từ chữ cutura của Phương Tây mà dẫn vào Nhật, sau đó mới chuyển qua Trung Quốc. Ở Trung Quốc, từ văn hóa đã có ngay từ thời Tây Hán. Nhà nghiên cứu cho biết văn hóa là “cai trị, giáo hóa, lễ nhạc, điểm chương, chế độ” cách giải thích này vẫn được bảo lưu ở Trung Quốc cho đến ngày nay, đương nhiên nó vẫn hoàn toàn không giống nghĩa từ cutura ở phương Tây hiện đại. Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn mẫu văn hóa rất phong phú, đa dạng và được dùng với nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng cách bao quát nhất quy về hai cách hiểu chính theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc chiều rộng theo không gian và thời gian. Giới hạn theo chiều sâu được hiểu là những giá trị tinh hoa (nếp sống văn hóa, công trình văn hóa…) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh… Giới hạn theo không gian văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn…) Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được xã hội hóa trong lao động sáng tạo của con người. Nhờ tiếp cận những giá trị ấy, con người trong cộng đồng trở thành con người có năng lực và hoạt động của văn hóa luôn hướng tới giá trị “Chân –Thiện - Mỹ”. Với tư cách là một phạm trù rộng, văn hóa luôn bao hàm nội dung và sự phản ánh thực tại của đời sống con người. Văn hóa là tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra và được trao quyền từ thế hệ này cho đến các thế hệ sau, là sự thể hiện trình độ phát triển của con người trong mỗi thời đại lịch sử nhất định. Với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội làm cho nội dung và khái niệm văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Và vì vậy, các nhà khoa học có thể tiếp cận khái niệm văn hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ học, tâm lý học, triết học, dân tộc học, xã hội học… Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Vào nửa cuối thế kỉ XIX, Eduard Burnett Tylor, nhà văn hóa xã hội học người Anh là người đầu tiên cấp cho văn hoá định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi. “Văn hóa là một chỉnh thể phức tạp bao gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và bất kỳ năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [24, tr 13]. Tiếp nhận quan điểm của Ward Goodnough, R.A.Hudson cho rằng “Văn hóa là một xã hội theo tôi quan niệm, bao gồm tất cả những cái gì mà một người phải biết và phải tin để có thể hành xử theo cách sao cho được các thành viên khác trong cộng đồng chấp nhận… Văn hóa vốn là những cái mà con người phải học mới có được, khác với vốn thừa kế sinh vật học của mình, suy cho đến cùng là những hiểu biết – sản phẩm của sự học tập, theo cách hiểu chung nhất của thuật ngữ này” [7, tr 1]. V. Gudinaf lại coi văn hóa “không phải là hiện tượng vật chất mà là một tổng thể nhất định các tri thức và mô hình giải thuyết cái mà con người nói ra và làm ra”[79, tr 16]. Từ điển Triết học định nghĩa “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay đổi theo các hình thái kinh tế xã hội” [38, tr 659 ]. Ông Federico Mayor Zaragza - Tổng giám đốc UNESSCO nhận định “Văn hóa là tổng thể sống động, các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[101, tr 10]. Hiện nay UNESSCO đang nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng rãi hơn như một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng, xóm, vùng, miền, quốc gia. UNESSCO còn đưa ra cách hiểu hẹp hơn “Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa bao gồm các giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai) theo cộng đồng ấy” [47, tr 863]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu dựa trên tính lịch sử, tính giá trị, nguồn gốc, tâm lý… hình thành nên văn hóa của mỗi dân tộc. Mỗi định nghĩa thể hiện cho một tiêu chí nghiên cứu của mỗi ngành khoa học khác nhau. Trước sự đa dạng về định nghĩa văn hóa, nhằm tạo sự thống nhất trong nghiên cứu, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa mang tính tổng quát. Trong định nghĩa của UNESSCO đặc biệt nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa nhưng vẫn đảm bảo đến nội hàm của định nghĩa về văn hóa mà các tác giả đề cập. Bên cạnh những định nghĩa về văn hóa đã nêu trên của các học giả nước ngoài, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra một số khái niệm nhận thức cơ bản về văn hóa. Vào những năm 1942, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu định nghĩa về văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích về cuộc sống, loại người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày ăn, mặc, ở cũng như các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh tức là văn hóa. Văn hóa là tổng thể của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loại người đã phải sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống mà đòi hỏi của sự sinh tồn” [98, tr 21]. Có thể thấy, định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã bao quát một phạm vi rộng lớn, bao gồm toàn bộ hoạt động sáng tạo tinh thần cũng như sinh hoạt vật chất của xã hội, mang dấu ấn sâu sắc của một trật tự văn minh, bản sắc của dân tộc. Định nghĩa về văn hóa trên còn nguyên giá trị. Từ truyền thống văn hóa Việt Nam và phương Đông kết hợp với việc trực tiếp khảo sát chủ nghĩa thực dân, nghiên cứu phong trào dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã đến với văn hóa Việt Nam trong tư tưởng của Người đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, ý thức tự cường và lạc quan, thông minh và sáng tạo, ý chí đoàn kết quyết chiến, quyết thắng kẻ thù; đó là lòng nhân ái, thủy chung, bao la, đạo làm người đấu tranh vươn tới con người có nhân phẩm và trí tuệ. Chính Hồ Chí Minh từ năm 1924 đã báo cáo với quốc tế Cộng Sản rằng, “phải bổ sung củng cố chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông” [65, tr 465, tập 1]. Gần đây một số độc giả Việt Nam cũng đưa ra một số quan niệm về văn hóa. Có quan niệm cho rằng tất cả những gì không phải thiên nhiên đều là văn hóa “Văn hóa không phải là kỹ thuật, cũng không phải là bản thân sản xuất, không phải là hoạt động tinh thần ở tự bản thân nó, không phải là hoạt động xã hội, chính trị… cũng không phải là phong tục… Văn hóa là các dấu ấn của một thể cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sản phẩm công nghệ, bán ra thị trường” [67, tr 20]. Phạm Xuân Nam thì khẳng định: Yếu tố hàng đầu của văn hóa là sự hiểu biết, bao gồm tri thức khoa học, kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích lũy được trong quá trình học tập, lao động sản xuất và đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc và các thành viên trong cộng đồng ấy. Nhưng chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa làm nên văn hóa. Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi nó làm nền và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, hành vi…) của mỗi cá nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ với mình, với người, với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên [77, tr 27]. Trần Văn Giàu định nghĩa văn hóa theo nghĩa rộng. Theo ông văn hóa không chỉ là bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ, năng lực sử dụng thiết bị tin học… mà phải bao gồm cả đạo đức, tâm lý, nếp sống, sức khỏe…[77, tr 28]. Phan Ngọc trong “Bản sắc văn hóa Việt Nam” đã nêu ra định nghĩa về văn hóa “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều kiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ nhận thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn của cá nhân hay của tộc người khác”[68, tr 17 - 18]. Tác giả Phan Ngọc chú trọng tới kiểu lựa chọn của mỗi nền văn hóa, Phan Ngọc xác định đối tượng của văn hóa là cái mô hình trong óc con người với cái mô hình mà họ tạo ra trong hiện thực. Nghĩa là nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu ở cấp độ quan hệ chứ không phải ở cấp độ hiện tượng. Nhìn chung, các nhà khoa học đều muốn cố gắng nêu bật tính bản chất của văn hóa trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người xã hội. Theo Hồ Bá Thâm, khi tiếp xúc khái niệm văn hóa cần phải có đầy đủ bốn đặc trưng cơ bản: tiếp cận hoạt động, tiếp cận giá trị, tiếp cận phát triển, tiếp cận công nghệ. Từ đó, ông đưa ra định nghĩa về văn hóa “Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần theo tính chân – thiện – mỹ, do hoạt động của con người sáng tạo ra thông qua các phương thức tồn tại của đời sống xã hội và ngày càng phát triển. Văn hóa là sự phát triển, tiến bộ là phát triển, tiến bộ là văn hóa” [82, tr 15]. Đào Duy Anh đã nghiên cứu văn hóa: “Các điều kiện địa lý có ảnh hưởng lớn đối với các sinh hoạt con người, song người là hạt giống hoạt động cho nên cũng trở lại cũng có thể dùng sức mình và xử trí và biến những điều kiện ấy cho thích hợp với những điều kiện cần thiết của mình. Cách sinh hoạt vì thế mà cũng biến chuyển mà khiến cho văn hóa cũng biến chuyển theo. Nghiên cứu xem như hoạt động để sinh hoạt về các phương diện của các dân tộc xưa nay biến chuyển thế nào, là nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc ấy” [1, tr 3]. Đào Duy Anh đã nhận thấy văn hóa cách sinh hoạt của con người nảy sinh trong quá trình lao động trong quá trình sinh hoạt nhất định. Ông còn nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa văn hóa của các dân tộc. “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng loài người, nhân thế mà xem xét văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải là vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa nhưng phận sự về sinh hoạt kinh tế, về chính trị, về xã hội cũng hết thảy các phong tục tập quán thường lại không ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hay tiếng văn hóa chẳng qua chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” [1, tr 13]. Trần Quốc Vượng nhận định: “Môn nghiên cứu tộc người đã được phương Tây khai thác trong công cuộc khám phá và chinh phục thổ dân vùng đất mới, mở rộng thị trường và có thể cả trong việc kích thích mâu thuẫn sắc tộc trong các quốc gia độc lập. Vào thời hiện đại các nước phương Tây đi từ “tộc người học” đến “nhân học” ít chú ý đến văn hóa quốc gia – dân tộc, thậm chí vấn đề bản sắc dân tộc gắn với độc lập quốc gia có vẽ như không thích hợp với chiến lược toàn cầu hóa. Trong khoa học phương Tây, văn hóa là nội dung cơ bản của “xã hội học”. Từ lâu, thế giới khoa học Việt Nam đã nhận thấy “chúng ta còn thiếu hẳn việc xây dựng một khung cảnh khái niệm và những công cụ lý luận, phân tích và tổng hợp để áp dụng vào công cuộc nghiên cứu văn hóa Việt Nam dù là dưới nhãn quan đồng đại hay dưới nhãn quang lịch đại” [99, tr 94]. Như vậy, việc áp dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa phương Tây vào nền văn hóa Việt Nam vẫn chưa có điểm phù hợp, đòi hỏi người nghiên cứu phải có những cơ sở nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn nền văn hóa. Do đó, khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa vào những quan điểm nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm đó là những học giả xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu văn hóa xuất phát từ đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam để khảo sát đề tài. Theo Trần Quốc Vượng “cái văn hóa là sự biến đổi cái tự nhiên của từng cộng đồng người nhất định. Văn hóa là sự phản ứng, sự chế ngự, sự trả lời của một cộng đồng người trước những thách đố của mọi cái gì tự nhiên (kể cả môi trường tự nhiên lẫn cái được gọi là bản năng tự nhiên của con người). Văn hóa là lối sống của một cộng đồng người, là thế ứng xử tập thể (hay công thể) của một cộng đồng người, của một xã hội, là tổng thể những đồng nhất thể của các thành viên về các phương diện nhận thức, quan điểm, chuẩn mực, biểu tượng và các hệ thống giá trị… Văn hóa hiểu như vậy thì có mặt bao la (toàn bộ các thành tựu của con người) vừa có mặt chặt chẽ (phản ứng tập thể của từng cộng đồng người, do đó có nhiều loại hình khác nhau” [94, tr 159]. Dựa vào định nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy Trần Quốc Vượng đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đặc biệt là ông chú ý đến mặt xã hội của con người trong quá trình nghiên cứu văn hóa. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần tiếp nhận văn hóa Việt Nam cả phương diện lịch đại lẫn đồng đại. Bởi với sự kết hợp như thế, người nghiên cứu sẽ có một cái nhìn toàn diện. Đi liền với việc kế thừa những quan điểm trên, chúng tôi còn căn cứ vào cơ sở nghiên cứu về văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm. Ông đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và bao quát về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ có giá trị vật chất và tinh thần cho con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[87 , tr 25]. Từ định nghĩa của Trần Ngọc Thêm, ta có thể xác định đặc trưng và chức năng của văn hóa: Văn hóa có tính hệ thống: là một thực thể bao trùm mọi hoạt động xã hội nên văn hóa có chức năng tổ chức xã hội, là nền tảng xã hội, làm ổn định và giúp xã hội ứng phó với môi trường tự nhiên và nội tại. Văn hóa có tính giá trị: là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người nên văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội định hướng vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng, không ngừng tự hoàn thiện vừa thích ứng với những biến đổi của môi trường. Văn hóa có tính nhân sinh: là sợi dây nối liền con người nên văn hóa có chức năng giao tiếp liên kết con người trong cuộc sống bình thường cũng như trong các biến động của xã hội, thiên nhiên. Văn hóa có tính lịch sử: là một quá trình có bề dày tích lũy, được lưu truyền và tạo nên truyền thống. Truyền thống tồn tại và phát triển thông qua giáo dục nên văn hóa có chức năng giáo dục, giáo dục những giá trị truyền thống và cả những giá trị đang hình thành, tạo thành một hệ thống chuẩn mực, cho con người hướng tới. Từ chức năng giáo dục văn hóa có chức năng tái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử di truyền phẩm chất tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ mai sau. Hình thức biểu hiện gồm có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay văn hóa vật thể (tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible). Quan điểm hệ thống cấu trúc văn hóa theo Trần Ngọc Thêm thì văn hóa là một hệ thống gồm nhiều phân hệ trong hệ thống văn hóa (nền văn hóa) gồm 4 thành tố (tiểu hệ) cơ bản: - Văn hóa nhận thức. - Văn hóa tổ chức cộng đồng. - Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. - Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Trên đây là kết quả của những phương diện chính của khái niệm văn hóa. Qua đó chúng ta có thể hiểu “văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất, tinh thần và loại người sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội”. Như vậy, văn hóa có một số nội dung cơ bản sau: - Văn hóa là thuộc tính bản chất của con người và xã hội loại người, có mặt hầu như trong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực của con người và xã hội. - Đối với cộng đồng xã hội, văn hóa thường được thể hiện như một lối sống một kiểu ứng xử riêng biệt và tương đối ổn định, được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Yếu tố cốt lõi văn hóa là một cộng đồng người là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, thể hiện như là bản sắc của cộng đồng nó có chức năng điều tiết hành vi của các thành viên, tạo nên sự thống nhất hoạt động trong cộng đồng xã hội ấy. Như vậy, văn hóa là một hệ thống được định hình và phát triển trong quá trình lịch sử, bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực xã hội, nó mang tính ổn định, bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ “là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. 1.1.2. Khái niệm ứng xử: Khái niệm ứng xử theo “Từ điển Tiếng Việt” do GS. Hoàng Phê chủ biên thì nghĩa của từ “ứng” mang lại hai nội dung chính sau. Thứ nhất là đáp lại, lên tiếng đáp lại kêu gọi. Thứ hai là mối quan hệ phù hợp tương đối với nhau. Còn “xử” có nghĩa là hành động theo cách nào đó, thể hiện thái độ với người khác trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Thuật ngữ ứng xử được sử dụng trong tiếng Nga ΠΟΒеДеНИе, tiếng Anh behavior, tiếng Mỹ behavior, tiếng Pháp comportement hay conduit [2, tr 16]. Trong Bách khoa toàn thư Xô Viết có định nghĩa khá ngắn gọn về ứng xử: “Hệ thống các quan hệ tương tác, các phản ứng được thực hiện bởi các vật thể sống để thích nghi với môi trường. Ứng xử (hành vi, tập tính) của động vật và con người được nghiên cứu bởi các ngành Tập tính học, Tâm lý học, Xã hội học” [2, tr 17]. Như vậy ứng xử là một quan hệ tương tác, phản ứng giữa tự nhiên, con người và cộng đồng. Các nhà nghiên cứu tâm lý, từ góc độ tâm lý học lại chủ yếu tìm hiểu, khai thác khái niệm ứng xử: “Ứng xử ở khía cạnh những quan hệ giao tiếp, xuất phát từ vỏ ngôn ngữ, họ cho rằng ứng xử là sự phản ứng của con người đối với tác động của người khác trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện những chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào tri thức kinh nghiệm cá nhân của mỗi con người nhằm đạt hiệu quả cao nhất” [5, tr 11- 12]. Trên cơ sở đó, ứng xử được hiểu là cách xử thế nhằm ứng phó với một hoặc nhiều đối tượng nào đó trong giao tiếp. Từ góc độ nhân văn hóa học lại không chú trọng hành vi ứng xử có tính cá biệt mà nghiên cứu môi trường xã hội văn hóa ảnh hưởng thế nào đến ứng xử con người [2, tr 19]. Từ góc độ sinh học, nhà khoa học cho rằng ứng xử có nghĩa “toàn thể những phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan là một cơ chế, cơ chế có một hệ thống thần kinh thực hiện để đáp trả lại những khích thích… Điều đáng chú ý là những phản ứng ấy (những ứng xử, xử lý để đáp ứng) được diễn ra theo cách tương đối ổn định” [21, tr 43]. Dưới góc độ xã hội học, ứng xử dùng để chỉ “các hoạt động như thế nào đó của một vai trò xã hội nào đối diện với một vai trò khác (tức một cặp vai trò như: vợ/ chồng, cha/ mẹ,…) Và đó là những hoạt động hoặc gọi là phản ứng theo một cách tương đối. Ứng xử trong chỉ giới hạn những vai trò xã hội với nhau còn ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, với tự nhiên” [21 ,tr 43]. Từ góc độ ngôn ngữ học, “ứng xử là một từ ghép hai từ ứng xử. Mà ứng xử lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau như ứng phó, ứng đáp, ứng biến và xử sự” [21, tr 44]. Trong cuốn sách “Tâm lý ứng xử”, Lê Thị Bừng định nghĩa: “Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.” [5, tr 17]. Trong cuốn “Xã hội văn hóa” của tác giả Đoàn Văn Chúc đề cập đến khái niệm Ứng xử “là một trừu tượng chỉ sự dính líu nhau của mỗi người, mỗi nhóm người trong cuộc sống xã hội. Liên hệ xã hội chỉ trở thành hữu hình nắm bắt được mỗi khi con người hay nhóm người hoạt động như thế nào đấy là khách thể hóa, cụ thể hóa một liên hệ xã hội. Hoạt động và nói thế nào đấy là ứng xử. “Ứng”: đáp lại, đối lại. “Xử”: đối đãi” [12, tr 61]. Từ đó cho thấy, sự ứng xử được biểu hiện ở con người và các nhóm người trong mọi hoạt động sinh tồn, trong đó là chủ yếu những người với người và tất nhiên gồm cả mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Ứng xử với người gồm ba yếu tố tạo thành một tổng thể không tách rời. - Tính hữu thức thực tế, định hướng trong lao động như chủ thể cảm thấy, nhận thấy, hiểu mình đang đứng trước tình huống và tổ chức hoạt động của mình. - Những biểu hiện ra ngoài có khi quan sát được (những phản ứng sinh lý, cơ thể thực hành vật chất). - Mối liên hệ với môi trường sống, bao gồm hết thảy môi trường hữu thể và giới người xung quanh gắn liền với tình huống. Ứng xử theo cách này hay cách khác là chấp nhận một nếp ứng xử, là ứng xử theo nguyên tắc. Việc thực hiện theo nguyên tắc về ứng xử thành nếp ứng xử. Sự lập đi lập lại việc thi hành những nguyên tắc ứng xử sẽ tạo thành tập quán. Trong xã hội, con người có những cảm xúc, suy nghĩ và hành động tương đối giống nhau theo một khuôn mẫu. Mà khuôn mẫu là cái hình thành ổn định – mô hình – dùng làm mực thước tạo nên một cái gì đó. Cái đó là giá trị được xã hội đương thời thừa nhận. Cái khuôn mẫu khi nó thường xuyên lập đi, lập lại bởi nhiều cá nhân trong xã hội. Về phương diện cá nhân: Đời sống của con người bao giờ cũng được thực hiện bởi một hệ thống toàn diện những ứng xử đến mức có thể nói rằng sống là ứng xử theo cách nào đấy, ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với đồng loại. Một con người muốn hòa nhập vào cộng đồng là phải nhập mình vào các mối liên hệ xã hội chằng chịt, mà liên hệ xã hội thì không có cách thực hiện nào khác là ứng xử. Về phương diện xã hội: Mỗi con người ứng xử theo cách nào đó là bởi các thế hệ trước dạy cho thế hệ sau. Dạy bằng chính sự tiếp nhận ứng xử của họ cũng như bằng sự giảng giải, truyền dạy ý nghĩa giá trị xã hội của mỗi ứng xử mà họ lựa chọn và đã chấp nhận. Theo Đoàn Văn Chúc “Khuôn mẫu ứng xử là một trạng thái nhất trí về hoạt động và cảm nghĩ được diễn ra ở một đa số người. Là ứng xử đã được tổng quát hóa tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa dùng làm chuẩn mực hay chỉ nan để phân biệt, trong bất cứ xã hội nào, ứng xử chấp nhận được với ứng xử không thể chấp nhận được” [12, tr 64]. Như vậy, ứng xử của con người (cá nhân hay cộng đồng) phản ứng các mối liên hệ cơ bản sau đây. Thứ nhất, nói đến ứng xử là nói đến cách xử trí trong mối quan hệ giữa người với người hoặc giữa cá nhân với cộng đồng trước những sự kiện hoặc sự việc cụ thể. Thứ hai, ứng xử cũng là một phương diện cấu thành của văn hóa, là biểu hiện tổng hợp của văn hóa. 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử: Truyền thống văn hóa Việt Nam, ông cha ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề giao tiếp ứng xử. Các câu danh ngôn được truyền dạy cho thế hệ sau “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều gì mà mình không muốn thì đừng gán cho người khác), “Phải học ăn học nói học gói học mở”… những vẻ đẹp trong ứng xử đã được cha ông ta đã gìn giữ và phát triển tạo thành truyền thống văn hóa của dân tộc. Ứng xử của con người trong xã hội không diễn ra tùy tiện, ngẫu phát của mỗi cá nhân, mà chúng lập đi lập lại thường xuyên bởi nhiều người trong cả không gian lẫn thời gian và do nó đã tạo thành những khuôn mẫu. Cái khuôn mẫu ấy được coi là ứng xử có văn hóa. Vì khuôn mẫu ứng xử là khách thể hóa những kiến thức, những tư tưởng tình cảm đã đạt được và mong ước đạt được một nền văn hóa. Ứng xử của con người có rất nhiều, song không phải bất kì ứng xử nào cũng trở thành khuôn mẫu có văn hóa. Để xác lập một ứng xử nào đấy có khuôn mẫu hay không thì phải có các yếu tố để đánh giá. Theo tác giả Đoàn Văn Chúc có bốn yếu tố sau: - Ứng xử được thường xuyên lập đi lập lại tức là tính thời gian của ứng xử. - Ứng xử được thường xuyên lập lại tương đối theo cùng một cách bởi nhiều người, tức là tính không gian của ứng xử. - Ứng xử có tác dụng chỉ nam mẫu mực hay quy tắc cho các thành viên của một nhóm hay một xã hội. - Ứng xử ấy chứa đựng một ý nghĩa xã hội nào đấy, tức là nó biểu hiện kiến thức tư tưởng hoặc tình cảm mà chủ thể đã đạt được, nói cách khác nó mang vác một giá trị (kinh tế, chính trị, luân lý hay thẩm mỹ) [12, tr 66]. Bốn yếu tố trên có quan hệ thật thiết với nhau và không thể tách rời nhau tạo nên một khuôn mẫu văn hóa. Văn hóa ứng xử là “cầu nối, là sự đan xen yếu tố bên trong (nội tâm) và yếu tố bên ngoài (ngoại tâm). Nó là điểm cuối cùng của những gì diễn biến trong tâm lý con người và là điểm bắt đầu của hành vi, của ứng xử của hành động” [54, tr 74]. Văn hóa ứng xử thể hiện tính tích cực năng động, tính sáng tạo với tư cách là một chủ thể. Từ đó thể hiện trình độ cao về văn hóa phản ánh trình độ về phát triển nhân cách của người đó. Như vậy, văn hóa ứng xử tốt hay chưa tốt, sâu hay chưa sâu, tích cực hay thiếu tích cực thì chất lượng cao của văn hóa ứng xử trước hết thể hiện ở tính tích cực trong ý thức, trong hành vi của các mối quan hệ mà chất lượng này biểu hiện qua giao tiếp. Theo tác giả Đỗ Long chất lượng của văn hóa ứng xử chỉ đạt được khi: - Văn hóa ứng xử góp phần tổ chức các dạng hoạt động của cộng đồng nhằm đạt hiệu quả cao, đạt đến những mục tiêu tốt đẹp. - Văn hóa ứng xử góp phần thực hiện tốt các tác động qua lại giữa các thành viên và giữa các nhóm có các hình thức tiếp xúc giao lưu. - Văn hóa ứng xử góp phần củng cố các hình thức quan hệ, tác động qua lại với các cộng đồng, qua đó phát huy tính tích cực của các thành viên và các bên tham gia. - Văn hóa ứng xử góp phần xây dựng phát triển và củng cố tính tự ý thức của mỗi cá nhân – với tư cách chủ thể có văn hóa cao – trong việc thực hiện các giá trị chung và những giá trị riêng của chính mình. - Văn hóa ứng xử góp phần tạo dựng chân dung văn hóa của mỗi con người cụ thể. Con người đó nổi bật lên từ ý nghĩa đẹp đến ứng xử đẹp, từ khuôn mặt đẹp, ngôn ngữ đẹp đến quần áo đẹp [54, tr 77 - 78]. Bản chất của văn hóa ứng xử thể hiện thông qua các biểu tượng trên.Vậy văn hóa ứng xử là một trong những dạng thức của đời sống văn hóa, có thể hiểu “văn hóa ứng xử là một hệ thống thái độ hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp luật và đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng, của xã hội” [54, tr 73]. Cùng với quan niệm nêu trên nhà nghiên cứu khác cũng đã đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh văn hóa ứng xử của cộng đồng, của cá nhân trong quan niệm của họ về văn hóa. Có thể dẫn ra hàng loạt định nghĩa về văn hóa có liên quan đến ứng xử. Theo Trần Quốc Vượng “Văn hóa là thế ứng xử, năng động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân), đứng trước thiên nhiên xã hội, to nhỏ và đứng trước chính mình. Văn hóa là lối sống (mode di vie), là nếp sống (train de vie) tập thể và cá nhân “[98, tr 97]. Còn Bùi Thiết trên cơ sở quan niệm văn hóa là một phức hệ hay là đa phức hệ các hoạt động của xã hội loài người đã được xem văn hóa ứng xử là một trong ba thành tố văn hóa (gần văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa ứng xử). Theo đó văn hóa ứng xử là cách ứng xử mà con người sáng tạo và xác lập để duy trì các mối liên hệ người với người và giữa con người với thế giới xung quanh [90, tr 21]. Bùi Thiết cũng xác định “Văn hóa ứng xử như ta biết, tồn tại phổ biến và rộng khắp mọi lĩnh vực hoạt động của con người”[91, tr 23]. Tác giả Trần Thúy Anh trong cuốn “Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số câu ca dao tục ngữ” cho rằng “Văn hóa ứng xử là toàn bộ những tín điều, truyền thống… hướng dẫn hành xử mà các cá nhân trong một xã hội được xã hội đó trao truyền bằng nhiều hình thức học tập” [2, tr 19]. Phạm Vũ Dũng cũng định nghĩa văn hóa ứng xử: “Văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với những đối tượng khác thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi nếp sống tâm sinh lý… trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa xã hội hóa trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội, phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng bản sắc c._.về Tiên Điền. Không biết từ ngày Tây Sơn lên cầm quyền có gì thay đổi? Nguyễn Du chưa bao giờ sống lâu ở Tiên Điền nhưng hình ảnh nơi quê cha đất tổ cứ gợi dậy trong lòng ông những khoắc khoải. Điều đặc biệt trong thơ ông thường hay nhắc về họ, lúc nào cũng lo lắng, quan tâm. Không biết mọi người bây giờ ra sao? Đang làm gì? “Trong số các anh em của mình, Nguyễn Du nghe nói, sau một thời gian về quê mẹ, Nguyễn Đề được nhà Tây Sơn gọi ra làm quan trở lại. Ông được cử làm Hàn lâm viện thị thư, rồi được cử làm phó sứ trong phái bộ của Phan Huy Ích sang dự lễ bát tuần đại khánh của vua Thanh. Nguyễn Ức thì vẫn ở Thuận Thành”[57, tr 80]. Số anh em trong quê hoàn toàn không tin tức. Cố hương đệ muội âm hao tuyệt, Bất kiến bình an nhất chỉ thư. (Sơn cư mạn hứng) (Em trai em gái nơi quê nhà bặt hẳn tin tức, Chẳng thấy một bức thư báo bình an.) Em trai em gái ở quê nhà lâu nay không có một tin tức gì, cũng không có một lá thư nào cho biết có bình an hay không? Nguyễn Du thường sống xa nhà cách Trường An nghìn dặm, cuộc sống xa quê hương xa người thân, không ai thân thích. Ban ngày yên tĩnh mây núi che kín cổng tre, nỗi lòng nhớ quê khi tiếng nhạn đầu mùa khơi thêm tiếng lòng biệt ly từ bao năm nay. Nguyễn Du có người anh Nguyễn Đề lúc này đã làm quan với Tây Sơn. Ở nơi đó, đường đi khó khăn núi non lởm chởm muốn qua phải vượt đèo Hải Vân, khí trời đầy khí độc, tiết trời tháng hai lạnh lẽo, xa quê hương chắc anh nhớ nhà da diết? Lục Tháp thành nam hệ nhất quan, Hải Vân dạ độ thạch toàn ngoan. Cùng xu lam chướng tam niên thú, Cố quốc yên hoa nhị nguyệt hàn. Nhất biệt bất tri hà xứ trú? (Ức gia huynh) (Một chức quan buộc anh ở phía nam thành Lục Tháp, Ban đêm vượt qua đèo Hải Vân đá lởm chởm. Nơi cùng tịch đầy lam chướng anh đồn thú ba năm, Chốn cố quốc tôi nhìn hoa khói của tiết tháng hai lạnh lẽo. Một lần từ biệt nay không biết ở nơi nào.) Biển trời mênh mông, đường xa vạn dặm, anh em gặp chỉ có trong giấc mộng cũng rất khó khăn. Hải thiên mang diểu thiên dư lý, Thần phách tương cầu mộng diệc nan. (Ức gia huynh) (Trời biển mênh mang đường xa nghìn dặm, Hồn phách tìm nhau trong mộng cũng khó.) Nhớ anh có lần Nguyễn Du lên kinh đô thăm anh, hai anh em gặp nhau vui mừng khôn xiết, Nguyễn Đề mỗi lần nhớ em, lại thương em lưu lạc không biết em giờ đang ở nơi nào, tình thương ấy Nguyễn Đề thể hiện qua thơ. Tố Như hà xứ trú, Linh lạc tối kham ai. Tự hữu lăng vân chí, Hoàn vô thế thiệp tài… (Tố Như ở nơi nào? Lưu lạc thật đáng thương. Người vốn có chí cưỡi mây, nhưng lại không có tài giao thiệp với đời… Hoài Tố như đệ). Với anh em, Nguyễn Du thể hiện tình thương mến chân thành. Tình cảm đó đáng được trân trọng, đáng được đề cao. Như vậy, ứng xử của Nguyễn Du đều dựa nguyên tắc anh em phải biết yêu thương, lo lắng, quan tâm đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là bài học ứng xử mà Nguyễn Du muốn gởi đến người đọc. Nguyễn Du cũng dành một phần thơ chữ Hán và tình thương đối với vợ. Vợ ông để lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc. Do đó tình cảm của ông đối với vợ cũng là tình cảm sâu đậm nhất, sắc son nhất. Từ xưa đến nay người Việt Nam cho rằng chữ thủy chung là yếu tố hàng đầu trong tình nghĩa vợ chồng. Ca dao dân gian có rất nhiều câu, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. -Thương nhau bất luận giàu nghèo, Dù cho lên ải, xuống đèo cũng cam. -Ở cho chung thủy vẹn toàn, Lên non lên dõi, xuống thuyền xuống theo. -Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Nổi bật nhất trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là tình nghĩa vợ chồng minh chứng rất rõ ràng cho văn hóa ứng xử tình nghĩa của người Việt. Từ vai trò làm nền tảng gốc rễ cho thế ứng xử nói chung của người Việt, tình nghĩa đã đơm bông tươi thắm, tỏa ngát hương thơm và vẻ đẹp giản dị nhưng hết sức tinh khiết của mình trong tình cảm vợ chồng. Điển hình cho tấm lòng của Nguyễn Du đối với người vợ thể hiện trong thơ chữ Hán của ông. Đối với vợ, Nguyễn Du dành nhiều tình thương vì vợ ông để lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc. Do đó tình cảm của ông đối với vợ cũng là tình cảm sâu đậm nhất. Mỗi lần nói tới vợ, ông đều nói với một giọng nói rất trìu mến, chân thành điều đó được thể hiện trong bài Kí mộng. Lâu năm xa cách vợ, khiến ông nhớ thương về người vợ hiền chắc chắn đang “chờ đợi héo hon. Ông đã hình dung ra điều ấy. Gặp lại vợ trong giấc mơ, bao nhiêu nỗi niềm trong tưởng tượng được dịp tuôn chảy dạt dào”[106, tr 101]. Dẫu chỉ gặp vợ trong mơ nhưng lời thơ đầy hình ảnh và cảm xúc chân thành. Mộng trung phân minh kiến, Tầm ngã giang chi mi. Nhan sắc thị trù tích, Y sức đa sâm mi, Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn, Kế ngôn cửu biệt ly. (Ký mộng) (Trong mộng thấy rõ ràng, Tìm ta ở bến sông. Nhan sắc vẫn như xưa. Áo quần thì lếch thếch, Thoạt đầu nói khổ vì bệnh hoạn, Kế đó nói xa nhau lâu) Vì nhớ chồng, người vợ bất chấp tất cả những khó khăn: Điệp Sơn đa hổ trĩ, Lam thủy đa giao ly. Đạo lộ hiểm thả ác, Nhược chất tương hà y ? (Ký mộng) (Núi Tam Điệp nhiều hổ báo Sông Lam nhiều thuồng luồng Đường đi hiểm và dữ, Thân yếu đuối dựa vào đâu? ) Lần đầu tiên người vợ đến núi Tam Điệp một thân một mình đường xa cách trở, không biết đường xá mà núi Tam Điệp nhiều hổ báo, sông Lam lắm thuồng luồng đường đi hiểm trở. Huống chi thân đàn bà, con gái biết nhờ cậy ai?. Nguyễn Du vẽ ra bao nhiêu chuyện đi tìm chồng cực kỳ khó khăn nhưng vì nhớ nhau người vợ đành phải liều. Tình cảm ấy thật đẹp! Người vợ Nguyễn Du vượt qua tất cả chỉ để nói lên tiếng nói tình yêu. Và người chồng càng tuyệt vời hơn tưởng tượng ra tất cả những điều ấy trong giấc mộng. Nhớ thương vợ, Nguyễn Du càng không thể quên được tình nghĩa thủy chung. Đó là lý do mà ông thường nói đến sự chung thủy. Phải yêu thương vợ biết bao thì Nguyễn Du mới có những dòng chân thành, xúc động đến như vậy! Đối với vợ, Nguyễn Du là một người chồng thủy chung, nhân hậu. Vợ chồng sống với nhau phải nặng tình trọng nghĩa. Ông luôn coi vợ là điểm tựa tinh thần cho mình (điều mà ít Nhà nho cùng thời với ông có được). Đây cũng là tấm lòng đáng trân trọng như những lời tri ân, tri kỷ đối với vợ. Đó là ứng xử văn hóa của Nguyễn Du gởi đến cho chúng ta. Đối với con, Nguyễn Du là một người cha rất mực thương con và luôn nghĩ đến trách nhiệm. Do đó tình cảm của ông đối với con cũng là tình cảm nhân ái, độ lượng. Có thể thấy rằng cái cốt lõi của mối quan hệ trong gia đình, với họ hàng, hàng xóm láng giềng... của người Việt đều xây dựng trên nền tảng lấy tình yêu thương làm cơ sở cho cách xử thế. Chúng ta vẫn nói tình cha con, tình mẹ con, tình vợ chồng, tình anh em, tình bà con thân thuộc, tình làng xóm láng giềng... Tất cả đều bắt đầu bằng chữ tình. Từ tình đưa đến nghĩa, tình trước nghĩa sau, tình sâu mà nghĩa thì nặng. Tình luôn luôn gắn với nghĩa cho nên gộp lại mà gọi là tình nghĩa. Trong mối quan hệ cha mẹ đối với con cái của người Việt thì thương yêu là một tình cảm tự nhiên. Đó là một thứ tình cảm yêu thương đầm ấm. Người cha, người mẹ với hình ảnh hiền từ, độ lượng, rất mực thương con. Điều này được thấy rất rõ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Thơ chữ Hán, ta thấy Nguyễn Du không những có khẩu khí của một ông quan, có những chuyện “tu, tề, trị, bình”… mà còn thấy trong đó những nỗi niềm, những day dứt lo âu về no, đói, về nhân tình thế thái, về những sự được mất của cuộc đời… Ngoài ra ông còn quan tâm đến cuộc sống của gia đình với những đứa con thơ. Con người vất vả quanh năm không biết xuân là gì. Nguyễn Du ý thức, lo lắng về cái nghèo. Cái nghèo của chính thân mình, ông nói một cách cay đắng: Văn tự hà tằng vi ngã dụng ? Cơ hàn bất giác thụ nhân liên. (Khuất thực) (Văn chương chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta ? Không dè đói rét phải nhận lòng thương hại của người.) Văn chương quang diệm thành hà dụng Nam nữ thân ngâm bất khả văn. (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ II ) (Văn chương ngời sáng dùng được việc gì ? Trai gái rên khóc chẳng đành lòng nghe.) Văn chương chữ nghĩa cũng trở thành vô ích trước cái đói, cái nghèo. Khi những đứa con thơ của mình miệng rên rỉ kêu đói, kêu rét. Con người trong thơ đã quặn lòng khi bất lực nhìn cảnh đói rét của các con mình. Ông đã xót xa viết: Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc, Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông (Ngẫu đề ) (Mười miệng kêu đói ở cửa bắc Hoành Sơn, Một thân nằm bệnh ở phía đông Hoàng thành) Và ở một bài khác: Cố hương cang hạn cửu phương nông Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng (Ngẫu hứng IV ) (Quê hương nắng hạn lâu làm hại việc nông Mười miệng trẻ đói mặt cùng xanh như rau) Tình cảnh của Nguyễn Du thật không khác tình cảnh của Đỗ Phủ đời Đường. Cùng chung cảnh nghèo. Đỗ Phủ thì “trai rên gái khóc” trong tuyết giá, phải vác mai đi đào củ mài cho đỡ đói. Còn Nguyễn Du “mười miệng kêu đói ở cửa bắc Hoành Sơn” “mười mặt con thơ như lá úa”. Thật là đau xót. Trong văn hóa ứng xử của Nguyễn Du, tình sâu nghĩa nặng, trọn tình vẹn nghĩa đã trở thành một trong những phẩm giá nhân văn cao quý nhất. Tình và nghĩa làm thành một hệ thống hai đầu mối, thường xuyên đi với nhau, quan hệ mật thiết với nhau. Đó là sự kết hợp hài hòa tình cảm thương yêu với tinh thần trách nhiệm. Sự bền vững của gia đình được duy trì bằng sự hài hòa tình nghĩa. Cái tình làm cho lễ giáo phong kiến gia đình luôn hướng vào sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của các thành viên. Tình nghĩa lại càng được trân trọng qua sự hiếu thảo hết mực của con cái với cha mẹ, qua tấm lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con, qua sự yêu thương đùm bọc, kính trên nhường dưới của anh em, qua tình yêu chân thành và sự thủy chung son sắc của vợ chồng, qua sự yêu thương của người cha hiền từ, nhân ái, độ lượng đối với con… Nguyễn Du sống và cư xử đều thống nhất theo triết lý tình nghĩa. Trong tâm thức của Nguyễn Du, ý thức làm người vô cùng quan trọng nỗi lo lớn nhất là không thành người, không nên người. Chính vì thế trong cuộc sống, Nguyễn Du luôn phải sống sao cho có đạo đức, có nhân cách, có nghĩa, có hiếu, có tình, phải biết tha thứ khoan dung... Đó là quan niệm ứng xử của Nguyễn Du trong cuộc sống. Ứng xử trên bình diện đối với bản thân, với tự nhiên, với xã hội, với gia đình trong thơ chữ Hán Nguyễn Du có ý nghĩa sâu sắc về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyễn Du chính là tấm gương sáng trong việc bảo vệ giữ gìn đạo đức, phong tục của nước Việt. C. KẾT LUẬN Trong bối cảnh của một thế giới mở cửa và đầy biến động như hiện tại, văn hóa là một lĩnh vực luôn được hầu hết, quốc gia, dân tộc trên thế giới dành cho sự quan tâm đặc biệt, tầm quan trọng của văn hóa được nâng lên hàng đầu. Bởi văn hóa là thuộc tính cơ bản của con người và xã hội loại người. Văn hóa là một hình thái ý thức xã hội, biểu hiện các năng lực bản chất của con người trong xã hội ấy. Cũng như bất kỳ lĩnh vực văn hóa nào, văn hóa ứng xử hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Tiếp cận văn hóa ứng xử truyền thống là tìm về cội nguồn của mỗi lĩnh vực, văn hóa từ đó chọn lọc, kế thừa để xây dựng lối ứng xử hiện đại, phù hợp với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của dân tộc. Văn hóa ứng xử của người Việt có sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa. Du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên chỉ qua một thời gian ngắn Phật giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc thái độ của người dân tiếp nhận Phật giáo với tinh thần bao dung luôn rộng mở, Phật giáo làm nền linh hồn của thời đại Lý – Trần. Thời kỳ Lý – Trần đã chứng minh cho sự hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong sự phát triển đồng hành, tác động qua lại cùng với Nho giáo và Đạo giáo, tất cả tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (ba tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) và Tam giáo đồng quy (ba tôn giáo cùng quy về một đích). Văn hóa ứng xử truyền thống Việt Nam có nguồn gốc từ lao động là một nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nền nông nghiệp truyền thống là trồng lúa nước, nên cộng đồng người Việt có mối liên hệ chặt chẽ tạo nên văn hóa ứng xử truyền thống tốt đẹp của người Việt. Văn hóa ứng xử với những giá trị tiêu biểu và bao quát là khoan dung nên có khả năng hấp thụ các giá trị phù hợp, tích cực, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của con người Việt Nam. Văn hóa ứng xử Việt Nam mang đậm nét nhân ái “Thương người như thể thương thân” không phân biệt chủng tộc dân tộc, sự khái biệt thân phận cá nhân... người với người là đồng chủng loại, cho nên dù là khác giới, khác nòi thì người Việt Nam vẫn khuyên nhau “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Văn hóa ứng xử coi trọng giá trị cuộc sống đặc biệt là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, người Việt Nam không bao giờ quên ơn cha mẹ, tổ tiên, người có công với dân tộc, với đất nước. Đồng thời văn hóa ứng xử của Việt Nam còn coi trọng sự hiếu hòa trong gia đình. Văn hóa ứng xử Việt Nam đồng thời là kết quả của sự giao lưu, tiếp biến những tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới tạo nên những giá trị văn hóa có những đặc trưng chung của văn hóa ứng xử Việt Nam đó là “lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý… sự tinh tế trong ứng xử…”[27, tr 56] đây chính là “những giá trị trường tồn của dân tộc, những nét chủ yếu, những nét nổi bật nhất”[27, tr 23]. Qua việc tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy văn hóa của Nguyễn Du thể hiện theo bốn mối quan hệ chính: ứng xử của bản thân, ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội và ứng xử với gia đình. Tìm hiểu thơ chữ Hán, ta thấy cách ứng xử của bản thân Nguyễn Du là “khởi động những suy cảm cá nhân”[75, tr 11] tức là những con người biết hành động, suy nghĩ... cho chính bản thân mình trước hết là ý thức giá trị của bản thân, đề cao phẩm giá cá nhân mình. Khi con người có ý thức về mình thì ý thức ấy lớn hơn và luôn suy nghĩ về mình sống cần phải cống hiến và nghĩ về thời cuộc.. Theo triết lý Nho gia đó là gốc của phép xử thế. Văn hóa ứng xử được bắt nguồn từ bản thân con người có nhận thức. Con người có nhận thức, có hiểu biết sâu rộng thì khả năng tồn tại càng lớn và cách ứng xử của nó có tính nhân văn cao. Chính bản thân Nguyễn Du có ý thức đã tạo nên phong cách văn hóa ứng xử mẫu mực được thể hiện trong thơ chữ Hán của ông. Nguyễn Du đã dành cho thiên nhiên một vị trí đặt biệt, ông không chỉ nhìn thiên nhiên như nó vốn có, không chỉ dùng thiên nhiên để bày tỏ tình cảm mà ông luôn nhắc nhở bản thân mình lúc nào cũng phải nhớ về quê hương. Quê hương, ông có cái nhìn trìu mến đặc biệt như một ánh trăng, một đám mây trôi, một làn gió, hươu nai... tất cả đều rất thân thiện và gần gũi với con người. Có khi một tiếng trống, tiếng sáo... cũng làm cho thi sĩ chợt nhớ quê hương. Thiên nhiên trong thơ ông như người bạn luôn luôn thấu hiểu, chia sẻ trong mọi giai đoạn và cuộc đời để thi sĩ bộc lộ tâm trạng, thân phận và thế ứng xử của mình. Đó chính là nét đẹp trong ứng xử văn hóa với thiên nhiên của Nguyễn Du. Nhưng cũng có khi thiên nhiên hiện ra như một lực lượng huyền bí, siêu phàm điều kiển cuộc sống của con người, trước sự hung bạo của thiên nhiên có thể dìm chết con người. Con người với số phận mong manh như con ong, cái kiến, như cọng rơm nhánh cỏ... Ranh giới của con người khi đứng trước sự sống và cái chết thì không ai không quan tâm, đặc biệt là bản sắc của cả đồng đồng dân tộc không vì thế mà biến đổi. Nguyễn Du cũng bộc lộ những tính chất chung là nhân ái, thương người... Dù đi bất cứ nơi đâu, ông cũng cúng bái trân trọng, kính cẩn nghiêng mình trước trời Phật, Thánh thần... là lực lượng có quyền pháp và có lòng nhân từ độ lượng có thể hóa giải mọi kiếp nạn. Và như vậy, thiên nhiên không còn là một lực lượng thần bí, siêu phàm để điều kiển cuộc sống của con người mà hầu hết để hội nhập, liên hệ làm bật lên thế ứng xử của con người. Tình nghĩa là truyền thống ứng xử của Nguyễn Du kết tinh thành một giá trị độc đáo của văn hóa dân tộc – văn hóa tình nghĩa. Đây là sự kết hợp hài hòa tình cảm thương yêu và tinh thần trách nhiệm của truyền thống gia đình. Trong quan hệ hàng xóm láng giềng Nguyễn Du luôn giữ cách ứng xử tốt đẹp như tình ruột thịt. Trong quan hệ xã hội, tình nghĩa chính là cách sống trong sạch, làm điều phải, điều nhân, giúp đỡ lẫn nhau. Đạo lý của Nguyễn Du hết sức coi trọng con người, tất cả đều được nhìn nhận từ giá trị của con người đề cao con người và cuộc sống nên khả năng đồng cảm trước nỗi đau nhân tình thế thái. Chính vì trọng tình trọng nghĩa mà Nguyễn Du có thái độ rõ ràng căm ghét cái xấu xa luôn hướng về điều thiện điều nhân, không hề có thái độ trả thù mà vẫn khoan dung, tha thứ cho nhau vì ông quan niệm làm điều tốt để tích phúc, tích đức cho con cháu sau này. Đây cũng chính là nét nhân hậu, khoan dung trong ứng xử xã hội của con người ông. Trong văn hóa ứng xử của dân tộc ta, tình nghĩa đã trở thành một trong những phẩm giá nhân văn cao quý nhất. Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Gia đình được duy trì bằng sự hài hòa tình nghĩa đó là luôn hướng vào sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Tình nghĩa lại càng được tôn kính và yêu thương qua sự hiếu thảo hết mực của con cái với ông bà, cha mẹ, qua tấm lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con, qua sự yêu thương đùm bọc, kính trên nhường dưới của anh em, qua tình yêu chân thành và sự thủy chung son sắc của vợ chồng... đạo lý tốt đẹp của mỗi thành viên trong gia đình cần phải biết sống vì nhau, loại bỏ những mẫu thuẫn không đáng có trong mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, dòng tộc… xây dựng gia đình trên dưới thuận hòa, giàu lòng nhân ái, yêu thương. Đó là quan niệm ứng xử của Nguyễn Du trong cuộc sống gia đình. Ứng xử trên bình diện bản thân, với tự nhiên, với xã hội, với gia đình trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một trong những nét ứng xử của người Việt. Những nét ứng xử trên xứng đáng được xem là nét đẹp của văn hóa dân tộc hòa chung với nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là việc con người phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ, tình cảm, có đạo đức và tài năng. Vì vậy phát huy giá trị tư tưởng lớn trong văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du vào việc giáo dục các công dân hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Những giải pháp mà luận văn nêu ra là những giải pháp có tính khả thi góp phần khẳng định giá trị lớn lao của những giá trị này trong việc bồi dưỡng và xây dựng đạo đức, phẩm chất và nhân cách cho thế hệ công dân. Đây cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của các thế hệ công dân Việt Nam hiện nay nhằm kế tục và phát huy tư tưởng vĩ đại của Nguyễn Du vào xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Nguyễn Du xứng đáng là một nhà văn hóa lớn của UNESCO đã từng tôn vinh. Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một bài học lớn về nhân cách tài năng. Việc nghiên cứu và phổ biến rộng rãi văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có ý nghĩa giáo dục to lớn, góp phần vào việc hình thành nhân cách cho thế hệ mai sau. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương. 2. Trần Thúy Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số ca dao tục ngữ, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Lê Bảo (1996), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông Nguyễn Du, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Chí Bền (2002), “Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Bộ Văn hóa Thông tin thực hiện. 5. Lê Thị Bừng (2000), Tâm lí học ứng xử, Nxb Giáo Dục Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo Dục. 7. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Tạp chí ngôn ngữ số 10. 8. Dương Châu (1965), “Một vì sao chói lọi trên nền văn học Việt Nam Nguyễn Du”, Tạp chí Phổ Thông số 157. 9. Nguyễn Huệ Chi (1965), “Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học số 11. 10. Trương Chính (1997), Văn học Việt Nam trung đại, Tuyển tập Trương Chính (Tập 1), Nxb Văn bản Hà Nội. 11. Ngô Vĩnh Chính (chủ biên) (1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, nhóm Lương Duy Thứ dịch, Nxb Văn hóa Thông Tin. 12. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học Văn Hóa, Nxb Bộ Văn Hóa Thông Tin Hà Nội. 13. Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 15. Đỗ Đức Dục (1982), “Văn thơ ký sự thời đại Nguyễn Du”, Tạp chí Tổ Quốc số 7. 16. Đỗ Đức Dục (1984), “Tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học số 2. 17. Đỗ Đức Dục (1987), Từ Truyện Kiều đến thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tạp chí Văn học tháng 6. 18. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học. 19. Nguyễn Đăng Duy (2004), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, Nxb Hà Nội. 20. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa Thông Tin Hà Nội. 21. Triệu Thùy Dương (2007), Văn hóa ứng xử người Việt Nam trong thơ Nôm, Luận văn do PGS. TS Lê Thu Yến hướng dẫn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 22. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 23. Ngô Viết Dinh (chủ biên) (2000), Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên. 24. E.B.Tylor (2002), Văn hóa nguyên thủy, Nxb Văn hóa Thông Tin. 25. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh – quá khứ - hiện tại và tương lai, Nxb ST, Hà Nội. 26. Trịnh Bá Đĩnh (1998), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục. 27. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (2001), “Nguyễn Du, cuộc đời và tác phẩm”, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. 29. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 30. Lê Như Hoa (2002), “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam”, Văn hóa nghệ thuật số 2 (212). 31. Nguyễn Văn Hoàn (1964), “Giới thiệu một số tư liệu về Nguyễn Du mới sưu tầm được ở Trung Quốc”, Tạp chí Văn học số 4. 32. Vi Hoàng (2008), Nét đẹp phong tục các dân tộc thiểu số: trong văn hóa ứng xử, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. 33. Kiều Thu Hoạch (1981), “Giai thoại đi sứ - âm vang của tiếng chuông văn hiến Đại Việt”, Tạp chí Văn học số 1. 34. Phạm Đình Hổ (1989) Bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến – Nguyễn Quảng Tuân khảo chính và chú giải, Vũ trung tùy bút, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu Giảng dạy văn học. 35. Đoàn Hương (2004), Văn luận, Nxb Văn học. 36. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 37. Đỗ Văn Hỷ (1966), “Mấy ý kiến về bản dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học số 12. 38. Rô Den Jan (1986), Từ điển Triết học, Nxb sự thật, Hà Nội. 39. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con Người, Môi trường, Văn hóa, NXb Khoa học Xã hội. 40. Lê Đình Kỵ (1970), Nguyễn Du qua thơ chữ Hán trích Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học Xã hội. 41. Lê Đình Kỵ (1990), “Nguyễn Du qua thơ chữ Hán”, Kiến thức Ngày nay số 28. 42. Lê Định Kỵ (1994), “Quan niệm về con người và nghệ thuật của Nguyễn Du”, Kiến thức Ngày nay số 153. 43. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1994), Tứ bất tử, Nxb Văn hóa dân tộc. 44. Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Giáo dục. 45. Vũ Ngọc Khánh (2008), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin. 46. Nguyễn Hùng Khu (2006), Văn hóa ứng xử của người Giẻ Triêng, Nxb Văn hóa Dân tộc. 47. Lương Quỳnh Khuê (1995), Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, Nxb Chính Trị quốc gia. 48. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam – xã hội con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. KXT & NP (1960), “Khai phá tâm tình Nguyễn Du”, Giáo dục Phổ Thông Tân Niên số 55. 50. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học. 51. Thanh Lãng (1971), “Nguyễn Du như một huyền thoại”, Tạp chí Văn học số 4,5,6,7. 52. Phong Lê (2005), Đời đọc Nguyễn Du và Nguyễn Du cho đời đọc…, Tạp chí Văn học số 11. 53. Nguyễn Văn Lê (2001), Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình, Nxb Tp. Hồ chí Minh. 54. Đỗ Long (2008), Tâm lý học với văn hóa ứng xử, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa. 55. Lý Trường Lộ (1993), Toàn Đường thi tuyển thích, Bắc kinh xuất bản xã. 56. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, tập 2, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Hội. 57. Nguyễn Lộc (1986), Nguyễn Du, Nxb Đà Nẵng. 58. Nguyễn Lộc (1996), Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Huế. 59. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX , Nxb Giáo Dục. 60. Vũ Đình Liên (1971), “Nguyễn Du một tâm hồn lạc loài trong xã hội phong kiến (Tìm hiểu Nguyễn Du qua thơ chữ Hán”), Tạp chí Văn học số 2. 61. Mai Quốc Liên (1979), “Thơ đi sứ khúc ca của lòng yêu nước và ý chí chiến đấu”, Tạp chí Văn học số 3. 62. Mai Quốc Liên (chủ biên) (1996), Nguyễn Du toàn tập (Tập 1), Nxb Văn học Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 63. Mai Quốc Liên (1998), Phê bình và tranh luận văn học, Nxb Văn học. 64. Mai Quốc Liên (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX ( Thơ ca chữ Hán Việt Nam đầu thế kỷ XX) (Quyển 4, Tập 1), Nxb Văn học. 65. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập – tập 1, tập 3, tập 4, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 66. Nguyễn Thị Nương (2007), “Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Du qua bài thơ Tự Thuật”, Nghiên cứu văn học số 5. 67. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông Tin. 68. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 69. Phan Hữu Nghệ (1980), “Thực tiễn Trung Hoa và tư tưởng Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học số 6. 70. Nhiều tác giả (1994), Sự phát triển cấu trúc gia đình, Liên Hiệp Quốc phát hành năm Quốc tế gia đình 1994. 71. Nhiều tác giả (1996), Kỷ niệm 200 năm sinh của Nguyễn Du (1765 - 1965), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 72. Huỳnh Như Phương (2006), Lê Đình Kỵ tuyển tập, Nxb Giáo Dục. 73. Lê Văn Quán (2007), Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin. 74. Vũ Tiến Quỳnh (1997), Phê bình bình luận văn học Nguyễn Du, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 75. Nguyễn Hữu Sơn (1993), “Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ nhìn từ góc độ lý thuyết”, Tạp chí văn học tháng 3. 76. Nguyễn Hữu Sơn (2006), Thi hào Nguyễn Du từ thơ chữ Hán đến kiệt tác Truyện Kiều, Nxb Trẻ Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh. 77. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam (giản yếu), Nxb Lao Động, HN. 78. Bùi Hữu Sủng (1965), “Theo gót Nguyễn Du trên đường đi sứ”, Bách khoa Thời đại số 16. 79. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác ), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 80. Phạm Minh Thảo (2008), Hỏi đáp về văn hóa ứng xử của người Việt, Nxb Quân đội Nhân dân. 81. Nguyễn Bá Thành (2006), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 82. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 83. Nguyễn Đăng Thục (1971), Thế giới thi ca Nguyễn Du, Nxb Kinh Thi. 84. Đỗ Lai Thúy, Hoàng Vinh, Huyền Trang…, “Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa” Tạp chí văn học nghệ thuật, số 2. 2009. 85. Trần Ngọc Thêm (1997), Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 86. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 87. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 88. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Tiếng Việt, Nxb Tổng hợp TP. HCM. 89. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo Dục. 90. Ngô Đức Thịnh (2005), “Một cách tiếp cận về lịch sử văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn học Dân gian, số 2. 91. Bùi Thiết (2000), Cảm nhận về văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin. 92. Lê Ngọc Trà (2003), Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo Dục. 93. Lê Quang Trang – Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo Dục. 94. Trần Quốc Vượng (1981), Góp phần dựng lại nền văn minh Việt cổ - những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay – Thông báo khoa học của ngành Sử của các Trường Đại học, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. 95. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội. 96. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996), Văn hóa - Khái niệm và thực tiễn, Nxb KHXH Hà Nội. 97. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996), Văn hóa mới Việt Nam - Sự thống nhất và đa dạng, Nxb KHXH Hà Nội. 98. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 99. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 100. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường, con người và văn hóa, Nxb Văn hóa Thông Tin. 101. Hoàng Vinh (chủ biên) (1996), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Hồ Sĩ Vịnh (1998), Văn hóa văn học một hướng tiếp cận, Nxb Văn học Văn hóa. 103. Lê Trí Viễn (chủ biên) (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, (tập III), Sách Đại học Sư Phạm, Nxb Giáo Dục. 104. Lê Trí Viễn (2006), Một đời dạy văn viết văn (tập 2, 5), Nxb Giáo Dục. 105. Nguyễn Vỹ (1965), “Nguyễn Du đã sống hai trăm năm 1967 – 1965”, Tạp chí Phổ Thông số 157. 106. Lê Thu Yến (1999), Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên TP. Hồ Chí Minh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5265.pdf
Tài liệu liên quan