mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dân có vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng đều xác định quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta thực
144 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Với khoảng 80% dân số sinh sống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước.
Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động văn hóa ở nông thôn phải có mục tiêu, nội dung, các biện pháp và bước đi thích hợp để thực sự đóng vai trò là động lực và mục tiêu của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn. Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới.
Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đã và đang được phát động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng xã là thực thể xã hội cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tụ cư của cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng - xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có một bức tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát triển.
Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, phát huy những giá trị văn hóa làng, kết hợp với những yếu tố hiện đại của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa thực chất là quá trình "tiếp biến văn hóa", là quy luật vận động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.
Xây dựng làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển làng - xã Việt Nam trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa xã hội. Làng là cái nôi văn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh động nhất truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình...tất cả kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần cho công cuộc xây dựng làng văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làm nền tảng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Làng văn hóa chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát triển các giá trị đạo đức, tình cảm, lối sống của cộng đồng...Và đây cũng chính là mảnh đất có khả năng tiềm tàng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng văn hóa tiêu cực đã và đang tác động dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra những thay đổi đáng kể trong thang giá trị xã hội ở thời điểm hiện nay.
Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng...Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ cường hào ở nông thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...
Cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. "Cây đa, bến nước, sân đình"- hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan...
Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và, chỉ khi đó làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay.
Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hóa. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam tuy mới được chú trọng từ khi tái lập tỉnh (1997), song đã đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc về lý luận và thực tiễn, chưa tạo ra được những mô hình đảm bảo chắc chắn và phù hợp với từng miền, vùng dân cư, diện của phong trào còn hạn chế... Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu "Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp, nhằm nhận diện và phân tích rõ hơn đặc trưng văn hóa làng, đặc sắc văn hóa làng Quảng Nam và công cuộc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở bình diện cả nước. Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa như: "Văn hóa làng và làng văn hóa" của GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS Vũ Ngọc Khánh; "Văn hóa làng và sự phát triển" của GS.TS Nguyễn Duy Quý; "Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội" của GS. Phan Đại Doãn; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay" của Tô Duy Hợp; "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay" của Thu Linh; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng" của Tô Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của PGS Vũ Ngọc Khánh; "Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam" của Toan ánh; "Hương ước hồn quê" của Toan ánh; "Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS. Lê Quý Đức...
ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian... Một số chuyên luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Nam đây là vấn đề tương đối mới vì cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam mới được phát động vào ngày 12/7/1997 với Chỉ thị 04/CT-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Do vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống dưới dạng một luận văn khoa học giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề giữa lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng làng văn hóa trong xu thế phát triển toàn diện ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng; đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Xác định rõ khái niệm văn hóa làng và làng văn hóa làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ luận văn.
- Khảo sát các làng văn hóa ở Quảng Nam, tiến hành phân loại và rút ra những đặc trưng của văn hóa làng và làng văn hóa Quảng Nam.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay.
4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn
Xây dựng làng văn hóa là một nội dung lớn trong sự nghiệp chung của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay, do đó có rất nhiều vấn đề mới cần đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ văn hóa, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa (chủ yếu tập trung nghiên cứu làng người Việt - đại diện tiêu biểu nhất của làng Việt Nam); phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam và đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng làng văn hóa và đời sống văn hóa cơ sở ở Quảng Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
5. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa.
- Phân tích cơ sở lý luận chung về xây dựng làng văn hóa trong thời kỳ CNH, HĐH.
- Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa làng đến việc xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh hiện nay.
- Bổ sung một số quan niệm về làng văn hóa và công tác xây dựng làng văn hóa.
- Tiến hành phân loại và rút ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Nam.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam nói riêng và ở nước ta nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở...
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là phương pháp điều tra, điền dã, phân tích khảo cứu, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu... trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa.
Chương 2: Làng và văn hóa làng Quảng Nam.
Chương 3: Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa và phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa
1.1. Quan niệm về văn hóa
Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX trong lịch sử nhân loại cũng là sự kết thúc của Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997) nhằm thực hiện Nghị quyết 41/87 ngày 9/12/1986 của Liên hợp quốc. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của cả nhân loại ở thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai đối với văn hóa đã phát triển rất sâu và rộng.
Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa đã thâm nhập vào đời sống xã hội một cách sâu sắc, làm thay đổi nhận thức của con người trong các hướng tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Văn hóa đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành khung lý thuyết mới trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến văn hóa - xã hội.
Khái niệm văn hóa, theo nhà ngôn ngữ học người Đức W. Vun-đơ (W.Wundt) bắt nguồn từ một động từ tiếng La Tinh "Colere" và sau chuyển thành "Cultura" với nghĩa là cày cấy, vun trồng. Trong sự vận động của ngôn ngữ, "Cultura" chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọt tinh thần, trí tuệ; gắn bó với con người dưới dạng thức mới, được biểu hiện trong mô thức phức tạp hơn song lại hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so với nghĩa ban đầu của nó.
Quan niệm về văn hóa được E.B. Tylor đề cập trong công trình "Văn hóa nguyên thủy" (1871) trở thành định nghĩa đầu tiên về đối tượng nghiên cứu của văn hóa. Theo ông, "văn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội" [92, tr. 13],
Trong thế kỷ XX, những nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã tiếp tục đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo kháo sát của PGS. Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên 400 định nghĩa về văn hóa [62, tr. 19]. Điều này cho thấy "mảnh đất" văn hóa để cày xới, thâm nhập, tiếp cận rất rộng, đa dạng và phong phú. Trong bản tuyên bố chung tại Hội nghị quốc tế ở Mêhicô do UNESCO chủ trì họp từ 26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau: "Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" [95, tr. 5-6].
Tổng giám đốc UNESCO F.May-ơ (Federico Mayor Zaagoza) cũng có quan niệm về văn hóa nêu ra trong một bài viết của ông như sau: "Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" [11, tr. 23].
Văn hóa chính là quá trình sáng tạo tự thân của con người trong sự phát triển của lịch sử - "Đó không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên, mà chúng biến đổi do tác động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển văn hóa. Các lực lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thông qua họat động cải tạo thế giới của con người. Chính họat động này là phương thức tồn tại và tái sản xuất ra đời sống xã hội" [97, tr. 40].
ở Việt Nam, từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng - Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [58, tr. 431], đến nội hàm khái niệm văn hóa mà Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tự phát triển kinh tế - xã hội" [24, tr. 10] là sự phát triển các quan niệm về văn hóa của Đảng ta nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay.
Như vậy, điểm thống nhất trong những quan niệm trên là đều xem lao động sáng tạo là cội nguồn của văn hóa. Và, chính văn hóa đã đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt mang tính nhân bản sâu sắc, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có lý trí và tình cảm trong khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Và cũng chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện được phẩm chất, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án "chưa hoàn thành", đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những "ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình" [95, tr. 5-6].
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người, nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đã có quan niệm xác đáng rằng: "Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng người. Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và một họat động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy" [102, tr. 43].
Hoạt động sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần của con người là nhằm hình thành nên các giá trị văn hóa để từ đó cộng đồng người nói chung và mỗi con người nói riêng soi vào nó để chiêm nghiệm, đối chiếu và phấn đấu để đạt được những chuẩn mực giá trị cần thiết mà mỗi cá nhân, gia đình, xã hội đòi hỏi. Vì vậy, có thể hiểu: Văn hóa là quá trình vận động đặc biệt làm biến đổi liên tục và sâu sắc đến năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng nhằm ngày càng hoàn thiện nhân cách và xã hội, vươn tới sự thống nhất cao giữa mỗi cá nhân - gia đình - cộng đồng làng xã và toàn xã hội vì sự tồn tại và phát triển tiến bộ của con người và xã hội.
1.2. Quan niệm về văn hóa làng
Phác họa một bức tranh tổng quát về văn hóa làng chính là cơ sở và tiêu chí giúp chúng ta có đủ dữ liệu để khái quát thực trạng văn hóa - xã hội ở nước ta hiện nay.
1.2.1. Làng người Việt
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, "làng xã có vị trí hết sức đặc biệt: làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân tộc. Nước (quốc gia) chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng, xã, là "liên làng", "siêu làng". Làng có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Làng là nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc "còn làng thì còn nước"" [31, tr. 7].
Theo "Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam", làng là tiếng cổ của Việt Nam dùng để chỉ đơn vị tụ cư của người Việt có từ lâu đời. Xã là từ Hán - Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở nông thôn Việt Nam [61, tr. 368-706]. Xã của người Việt có thể bao gồm từ một đến vài làng. Trong trường hợp xã là một làng thì phần lớn tên xã trùng với tên làng. Trong trường hợp xã bao gồm nhiều làng thì trong ngôn ngữ hành chính làng được gọi là thôn. Trong ngôn ngữ dân gian và trong cuộc sống đời thường từ làng được sử dụng phổ biến hơn cả với nhiều hàm nghĩa tình cảm, phi hành chính "làng ta", "làng mình", "người làng", "sống ở làng, sang ở nước", "một miếng giữa làng"... Vì làng có nguồn gốc bản địa sâu xa và bền vững nên trong lịch sử, xã có thể bị thu hẹp hay phình to ra tùy theo các quyết định hành chính, nhưng làng là đơn vị khá ổn định không dễ thay đổi. Bởi vì, theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn:
"Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt; mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng" [81, tr. 130].
Làng Việt - một thực thể xã hội - dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đời nay đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Lũy tre, cây đa, giếng nước, sân đình... là những biểu tượng đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người Việt Nam.
Làng Việt ra đời vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên, tức vào khoảng thiên niên kỷ thứ I Tr. CN. Đó là công xã nông thôn thuộc loại hình á châu mà đặc trưng cơ bản của nó là toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu công xã và công xã đem phân chia cho các gia đình nhỏ cày cấy. Gia đình nhỏ là đơn vị sản xuất, có nhà cửa, vườn ở và công cụ lao động riêng, có quyền hưởng sản phẩm lao động do mình làm ra, nhưng không có quyền sở hữu ruộng đất.
Công xã là tập hợp một số gia đình nhỏ sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định, gắn bó với nhau trong quan hệ láng giềng. Bên trong công xã, bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống được bảo tồn lâu dài dưới hình thức họ. Mỗi công xã có thể có một họ, nhưng thường gồm nhiều họ. Mỗi họ bao gồm những gia đình cùng huyết thống tính theo hệ thống phụ hệ, được coi là con cháu cùng tổ tiên và cấm lấy nhau.
Chế độ sở hữu ruộng đất của công xã cùng với quan hệ láng giềng và quan hệ huyết thống đã tạo nên sự gắn bó chặt chẽ của các thành viên của cộng đồng và sự tồn tại bền vững của công xã. Trong tiếng Việt, những công xã nông thôn đó được gọi là chạ, kẻ, chiềng và sau được gọi phổ biến là làng.
Như vậy, làng là một tổ chức quần cư tự nhiên của những người dân Việt, là nơi những người dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai, địch họa, để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Làng là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi người dân. Làng có giới hạn lãnh thổ và môi trường văn hóa - tín ngưỡng xác định.
ở giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của người Việt, Làng là nơi cư trú của một dòng họ - Đó là giai đoạn làng công xã thị tộc. Những dấu vết về sự tổ chức làng theo huyết thống như vậy còn lưu giữ đến ngày nay trong các tên gọi cổ xưa của làng như: Đặng xá, Ngô xá, Đỗ xá, Trần xá, Nguyên xá, Châu xá, Lê xá... Trong đó, "xá" có nghĩa là nơi ở.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hóa của làng Việt là giai đoạn làng - công xã nông thôn. Giai đoạn này bắt đầu từ khi chế độ công xã thị tộc tan rã. Lúc đó, làng được tổ chức không chỉ dựa vào quan hệ huyết thống mà còn dựa trên quan hệ địa vực. Theo thời gian, địa vực dần dần trở thành nguyên tắc tổ chức chủ yếu của làng Việt. Để đạt đến giai đoạn này, làng Việt đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều biến đổi nội tại. Nguồn gốc sâu xa nhất của sự biến đổi là do lực lượng sản xuất phát triển, trình độ sản xuất của xã hội tiến bộ, khiến cho cách tổ chức làng mạc chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Trong làng công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng. Làng đem phần sở hữu ruộng đất đó phân cho các gia đình cầy cấy. Các gia đình phải nộp một phần sản phẩm cho làng để làng chi dùng vào các việc chung và cống nộp nuôi bộ máy quan lại nhà nước. Làng để lại một phần nhỏ ruộng đất cày cấy chung, lấy sản phẩm phục vụ những công việc chung của cộng đồng. Đến giai đoạn này, văn hóa làng phát triển rực rỡ, tính cộng đồng huyết thống, địa vực đan xen hòa trộn với tính cộng đồng văn hóa - tín ngưỡng. Bởi thế, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc chính quyền đô hộ vẫn không đồng hóa được người Việt trong các làng, văn hóa Hán không lấn át được văn hóa Việt. Văn hóa Việt được bảo lưu, phát triển trong các làng. Làng Việt không những là "cái nôi" nuôi nấng văn hóa Việt, mà còn là thành trì vững chắc chống lại các cuộc xâm lăng và đồng hóa văn hóa.
Từ thế kỷ thứ X trở đi, làng Việt dần dần bị phong kiến hóa. Ruộng đất của làng về mặt danh nghĩa trở thành ruộng đất của vua. Nhưng nó vẫn được giao cho làng quản lý, phân phối cho dân cày cấy chủ yếu theo tục "lệ làng" có tham khảo "phép nước". Trong quá trình phát triển, bên trong làng phong kiến quá trình tư hữu hóa ruộng đất diễn ra ngày càng mạnh. Đến thế kỷ XVII-XVIII thì ở phần lớn các làng ruộng đất tư đã lấn át ruộng đất công. Phần ruộng đất công còn lại chỉ đủ để dành cấp cho binh lính, chức sắc hay đấu thầu chi dùng cho các sinh hoạt cộng đồng. Cùng với quá trình tư hữu hóa ruộng đất, quá trình phân hóa giai cấp, đẳng cấp và quá trình phong kiến hóa các mặt đời sống của làng cũng diễn ra mạnh mẽ. Có thể gọi giai đoạn phát triển này của làng là giai đoạn làng tiểu nông phong kiến công tư điền.
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng nước ta, chính sách cai trị và khai thác thuộc địa đã tác động đến làng Việt và làm làng Việt ít nhiều biến đổi. Nhưng cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản làng Việt vẫn chưa ra khỏi giai đoạn tiểu nông công tư điền lạc hậu của mình.
Các di chỉ khảo cổ thuộc thời văn minh Đông Sơn cho biết, kiểu làng co cụm trên những gò đồi giữa miền đồng bằng là kiểu làng xuất hiện sớm và phổ biến nhất. Khi tiến xuống miền đồng bằng, hệ thống đê điều trị thủy - thủy lợi chưa hình thành khiến người Việt cổ phải chọn chỗ cao ráo trên các triền đồi, gò nhỏ làm nơi trú ngụ. Hơn nữa, kiểu làng đó có thế phòng thủ, tiện lợi cho việc chống lại các cuộc tiến công từ bên ngoài vào khi nền an ninh chưa được đảm bảo. ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phần lớn các con sông đều lên xuống thất thường, nên chỉ sau khi hệ thống đê điều trị thủy đã khá hoàn chỉnh thì kiểu làng trải dọc theo bờ sông, bờ kênh mới hình thành. Kiểu làng này trở nên phổ biến hơn sau khi nền an ninh chung đã được đảm bảo bởi quốc gia - nhà nước. Mãi đến thời cận đại, khi các đô thị cùng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy đã khá phát triển, khi kinh tế hàng hóa đã xâm nhập và phát triển trong nông thôn, thì kiểu làng bố trí ở các đầu mối giao thông, các ngã tư, trải dài dọc theo các lộ giao thông, mới xuất hiện và phát triển. Dọc theo miền duyên hải, có các làng chài co cụm trên các cồn cát, trên những doi đất ven cửa sông và ven biển, với lối quần cư chật chội hơn do tính chất của nghề chài lưới.
Một loại làng không phổ biến nhưng khá độc đáo là làng thủy cơ hay còn gọi là làng vạn chài. Về mặt hình thể thì làng thủy cơ được thành lập trên mặt nước gồm những chiếc thuyền - nhà của những người làm nghề chài lưới hay chở đò. Làng thủy cơ chưa bao giờ độc lập về mặt hành chính, mà bao giờ nhà nước cũng ghép nó vào một làng khác ở trên cạn để quản lý và thu thuế. Về cơ bản, cách thức tổ chức và sinh hoạt cộng đồng của làng thủy cơ cũng tương tự như các làng Việt khác ở trên cạn.
ở nước ta, cho đến ngày nay, làng thuần nông vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo. Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, bình quân ruộng đất trên đầu người ngày càng giảm, kỹ thuật canh tác ngày càng tiến bộ, nên sản xuất nông nghiệp ngày càng tốn ít thời gian hơn. Vì vậy, các gia đình nông dân có khá nhiều thời gian nhàn rỗi để làm việc khác ngoài việc trồng trọt. Thực tế cho thấy lưọng thời gian này chủ yếu được dùng để làm các nghề phụ như đan lát, chế tác các dụng cụ đơn giản, buôn bán nhỏ, chăn nuôi, và những nghề thủ công truyền thống khác. Do đó, có thể nói rằng đại bộ phận làng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là loại làng kết hợp nghề nông với các nghề phụ gia đình.
Qua quá trình phát triển kinh tế hàng hóa và phân công lao động xã hội, từ các làng tách ra một số loại làng khác là làng nghề, làng buôn.
Làng nghề là làng mà trong đó hoạt động kinh tế đem lại thu nhập chủ yếu cho dân làng là các nghề thủ công. Làng nghề phát triển ở miền Bắc Việt Nam từ thế kỷ XVI trở đi, khi kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển ở nông thôn, khi giao lưu kinh tế trong và ngoài nước được mở rộng. Thông thường mỗi làng nghề có một nghề thủ công chính và một số nghề phục vụ cho nghề chính đó. Ngày nay, nghề thủ công ở các làng nghề bắt đầu được cơ khí hóa và công nghệ hóa ở một số công đoạn. Nhưng tính chất thủ công và bí mật gia truyền vẫn còn đóng một vai trò quan trọng.
Các làng buôn xuất hiện muộn hơn, khi nền kinh tế hàng hóa đã phát triển ở mức độ khá. Trước đây, sự phát triển của các làng nghề, làng buôn bị níu kéo bởi nhiều trở lực: từ chính sách trọng nông, ức thương, coi nghề nông là nghề cơ bản ("dĩ nông vi bản") của nhà nước phong kiến đến tâm lý coi thường thương nghiệp, kỹ nghệ cũng như truyền thống giữ bí mật nghề nghiệp "gia truyền" một cách thái quá... Trong các làng nghề, làng buôn cách tổ chức đời sống, lối sống, các sinh hoạt cộng đồng... đến cung cách làm ăn vẫn còn in đậm dấu ấn của làng thuần nông. Mặc dù ở đó, so với làng thuần nông, quan hệ kinh tế, lưu thông hàng hóa diễn ra mạnh hơn.
Từ đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ tiến vào phía Nam, người Việt mang mô hình làng đến những vùng đất mới. Làng ở ba miền có nhiều nét chung cơ bản. Tuy nhiên, do môi trường địa lý tự nhiên, văn hóa xã hội có nhiều khác biệt và không gian ngăn cách, giao thông thủy bộ chưa phát triển... nên làng ở phía Nam có nhiều nét khác biệt so với làng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chúng khác biệt trong kiểu bố trí, trong cách thức làm ăn, trong văn hóa, lối sống, trong tổ chức cuộc sống và các sinh hoạt cộng đồng. Càng đi vào Nam, tính cô lập, cách biệt giữa các làng càng giảm bớt. Làng miền Nam thường trải dài theo các kênh rạch, đường giao thông, thuận lợi cho việc giao lưu trong một vùng đất luôn có nền kinh tế hàng hóa khá phát triển. ở Nam Bộ, người Việt chiếm khoảng 80% dân số và sống trong các làng gọi là ấp. ấp Nam Bộ không hoàn toàn giống với làng ở miền Bắc: không có hoặc có rất ít ruộng đất công, các quan hệ xóm ấp và luật tục không phức tạp và chặt chẽ, nên quan hệ giữa người với người thoáng hơn, rộng rãi hơn. Cư dân có thể dễ dàng di chuyển từ ấp này qua ấp khác để làm ăn, ít phân biệt chính cư và ngụ cư. Cuộc sống ở ấp Nam Bộ không khép kín. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, giao thương phát triển, người dân Nam Bộ dễ chấp nhận cái mới, dễ hòa nhập hơn vào các cộng đồng. Văn hóa của ấp Nam Bộ về cơ bản là văn hóa tổng hợp hài hòa của cả toàn cộng đồng cư dân miền Nam Bộ, trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt Nam. Tất cả những điều đó đều được phản ánh trong ý thức của người dân ấp Nam Bộ nói chung và tâm lý cộng đồng ở đây nói riêng.
Như vậy, việc chọn đơn vị làng làm cơ sở xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN, chính là chúng ta đã trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc trong ý nghĩa chân chính của nó. Chúng ta không chỉ tôn trọng những di sản văn hóa của quá khứ mà còn biết phát huy những giá trị truyền thống của cha ông phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Văn hóa làng là một môi trường văn hóa tiềm ẩn nhiều sắc thái, bao quát gần như toàn bộ những giá trị của bản sắ._.c văn hóa dân tộc. ở đó, các thành tố, các giá trị văn hóa dân tộc được sinh thành, lưu giữ và trao truyền tới mỗi cá thể và cả cộng đồng từ thời đại này sang thời đại khác như một dòng chảy không ngừng.
1.2.2. Quan niệm về văn hóa làng
Văn hóa làng, hàm chứa nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng, tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc. Có thể coi văn hóa dân tộc Việt Nam là một đại lượng lớn được tạo nên bởi văn hóa làng - những đại lượng nhỏ. "Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí quan trọng trong diễn trình lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc. Nó luôn luôn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc" [31, tr. 7].
Văn hóa làng Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với các bản sắc có giá trị thực sự là một nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc.
Vậy, văn hóa làng là gì? Theo nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân trong công trình Văn hóa làng và làng văn hóa thì "văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc trưng riêng của nó" [63, tr. 16].
Xét tổng thể ở nước ta không có sự đối lập văn hóa giữa làng với làng, giữa làng với nước. Mặc dù, giữa làng này với làng khác có nhiều nét khác nhau trong tập quán, cả giọng nói song đó chỉ là sắc thái. Giao lưu văn hóa đã làm cho văn hóa làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, về tín ngưỡng, về kiến trúc, điêu khắc, giáo dục và thẩm mỹ.... Từng khu vực cư trú có những yếu tố, những sắc thái văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ, nhưng cấu trúc tổng thể văn hóa làng tương đối giống nhau. Chúng ta có thể tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Thu Linh, khi cho rằng: "Văn hóa làng là một nền văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính chất cộng đồng. Chủ thể làng, tập thể làng chính là tác giả, là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa ấy. ở Việt Nam, một làng với tư cách là một làng, được xác định không chỉ qua địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà còn qua cả sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa" [51, tr. 110].
Do vậy, văn hóa làng là một trong những tiêu chí hàng đầu để xác định và phân biệt diện mạo của làng này với làng khác. Người sáng tạo ra những giá trị của văn hóa làng chính là những thành viên của làng. Họ chính là những người vừa tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cũng đồng thời là người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản thân mình gây dựng nên. Chính vì vậy, tính nhân dân của văn hóa làng càng được tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính tập thể của nó. Làng là chủ thể tập thể của văn hóa và thông qua văn hóa làng chúng ta có thể khám phá ra diện mạo văn hóa chung của cả làng. Đây cũng chính là điều khá lý thú để phân biệt làng này với làng khác nhằm khẳng định "cái ta" của làng mình. Sự khẳng định và phân biệt này chưa phải đã đạt tới một trình độ khác về chất. Song, thông qua những biểu biện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ người nông dân đã có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt này.
Khi đưa ra quan niệm về văn hóa làng không thể không khẳng định tính truyền thống của nó. Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã nhấn mạnh: "Trong nội dung văn hóa làng, chúng tôi rất lưu tâm đến tính chất truyền thống. Nói truyền thống ở đây, không nên hiểu đơn giản là những cái thuộc về quá khứ, xa xưa và do đó đi đến chỗ cho rằng, nó trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với hiện tại... mà chính là những cái đã được thử thách qua thời gian, là chuẩn mực toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn và phát triển nó. Mọi sự vận động bao giờ cũng tuân theo quy luật. Mà khi nói đến quy luật, tức là phải có sự lặp đi lặp lại. Không như xưa kia con người cần phải có nhân nghĩa, phải "uống nước nhớ nguồn"... còn bây giờ chúng ta không cần những thứ đó..." [63, tr. 33]. Điều đó khẳng định rằng, tính truyền thống tức là những giá trị có tính ổn định, những cái thuộc quy luật, xưa cũng như nay, cần được bảo vệ và trách nhiệm là phải phát huy nó, "làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn" [31, tr. 8].
Tổng thể những giá trị của văn hóa làng được biểu hiện qua hàng loạt các nhân tố vừa biểu hiện vừa trầm tích, vừa dễ bắt gặp vừa ẩn chứa trong mình chúng sự khúc xạ phong phú và đa dạng. Chính vì thế, chúng ta có thể có nhiều cách tiếp cận để phác họa được cấu trúc của văn hóa làng. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp cận văn hóa làng thông qua sự biểu hiện của các thành tố.
Thành tố đầu tiên - nổi bật nhất cần đề cập đến trong văn hóa làng chính là thái độ nghiêm túc, cầu tiến trong việc tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho con cháu trong làng.
Sự ra đời những lớp học, trường học do làng đứng ra thành lập và do một người có học vấn - hoặc là thành viên của làng hoặc được mời từ nơi khác đến để dạy bảo cho con cháu trong rất nhiều làng để cho chúng biết làm người, biết ăn ở có nghĩa, có tình, có nhân, có đức đã in đậm tính nhân bản trong văn hóa làng.
Trình độ học vấn của làng này so với làng khác được thể hiện qua số người đi học và đỗ đạt, trở thành ông nghè, ông cống và những lễ đón họ vinh quy như những ngày hội tưng bừng náo nhiệt của cả làng. Đây là một nội dung in đậm bản sắc văn hóa của làng Việt.
Làm nông nghiệp với trình độ kỹ thuật thô sơ như thời trước thì cần có nhiều nhân lực. Gia tộc gồm nhiều người ở các thế hệ khác nhau trong một/ nhiều nhà, do đó có vai trò quan trọng hơn là gia đình hạt nhân. Các cụ trước đây, và cả đến ngày nay, rất tự hào vì con đàn cháu đống, nhất là có đến bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà (tứ đại đồng đường). Điều này phản ánh hai sở nguyện lớn; ngoài việc có nhiều nhân lực để làm ruộng, còn có sở nguyện làm cho con cháu kế tục nền nếp gia phong, khẳng định và làm rạng danh tông tộc đến muôn đời. Dân gian có câu:
"Con nhà tông
không giống lông cũng giống cánh"
"Con hơn cha là nhà có phúc"
Đó là người ông, người bố muốn con cháu mình không chỉ là bản sao chân thực của chính mình mà còn muốn nó không ngừng tiến bộ để làm rạng danh cho tông tộc và để đời đời nối dõi tông đường. Quan hệ gia tộc là quan hệ hàng dọc, tạo ra tính tôn ti nghiêm ngặt, khép kín. Dù về sau, khi đại gia đình vỡ ra thành những gia đình hạt nhân thì ý thức gia tộc vẫn có một tác động quan trọng trong nếp ứng xử của con người vốn sống với đồng ruộng. Nhà thờ họ, giỗ họ là những nơi, những lúc các thành viên trong gia tộc có dịp suy ngẫm sâu sắc về bản thân mình, tưởng nhớ đến công ơn, lời dạy của các bậc tiên tổ để giữ gìn, kế tục và phát triển gia phong.
Trong tâm thức, người Việt luôn hướng về tổ tiên, những người có công trạng đối với gia đình mình, làng mình, đất mình. Đình làng là nơi "linh thiêng" nhất đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng người ở làng. Hướng đình, vị trí, qui mô to nhỏ, kiểu cách kiến trúc của nó được xác định và xây dựng trên cơ sở của điều kiện phong thổ, điều kiện vật chất do các thành viên trong làng đóng góp và tài năng vận động, quyên góp tổ chức của lão ông, lão bà, của những nhóm, những cá nhân có điều kiện. Đình miếu tồn tại với cội rễ vững chắc: "Qua đình ngả nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu" hay "Trúc xinh, trúc mọc đầu đình. Em xinh em đứng một mình cũng xinh".
Người Việt hướng về tổ tiên, biết ơn tổ tiên. Vì "tin vào người khuất mặt, dẫu là tạm thời, là điều tự nhiên. Đón rước năm mới, đêm giao thừa người chủ nhà trong giây phút lạc quan, tin vào sự phò trợ của người khai sáng dòng họ và trời đất. Ngày đầu năm, cổng đình miếu như là phận sự mà không pháp luật nào bắt buộc, để thấy mình gắn liền với cộng đồng dân tộc, chè chén say sưa dịp tết chỉ làm thỏa mãn thể xác. Muốn vươn đến tương lai, con người phải đứng vững trên cơ sở quá khứ. Nhân hư đạo bất hư. Đến đình làng, nào chỉ vì mến mộ, quen thân với những người phụ trách tế lễ, họ có đức hạnh thì ta tôn trọng, bằng không thì ta bỏ qua. Ta muốn làm trọn phận sự của con người trước đất nước và vũ trụ, trong hệ thống Thiên, Địa, Nhân, lắm khi linh cảm nhưng không lý luận được, để rồi lo làm ăn, buôn bán" [60, tr. 22-23].
Triết lý này hướng con người tới thực hiện cái thiện. Và thông qua đó con người suy ngẫm về quá khứ nhằm mục đích "lo làm ăn, buôn bán" ở hiện tại.
Trong tổng thể văn hóa làng, đời sống văn hóa tinh thần luôn được duy trì và có khả năng thâm nhập vào mọi ngõ ngách sâu thẳm của mỗi con người. Đó là những buổi, những đêm hát đối của những thành viên của phường nón, phường vải, là những cảnh nông dân vừa làm cỏ lúa, vừa hát cò lả, hát ví, hát trống quân, vừa chèo thuyền trên sông vừa hò hụi, vừa kéo gỗ, vừa dô ta. Sinh hoạt văn hóa làng có tác dụng một mặt làm đẹp, làm vui, làm trẻ cho cả cộng đồng làng và những hoạt động chủ đạo của nó. Song mặt khác, tính chất cộng đồng của văn hóa làng thể hiện là một nền văn hóa chưa được tách phân, chưa được chuyên môn hóa. Nó hòa quyện, đan xen vào các lĩnh vực khác trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, chứ không phải là sản xuất tinh thần với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này. Những người tham gia biểu diễn, diễn xuất chính là những người dân trong làng lấy sản xuất nông nghiệp làm công việc chủ đạo. Sinh hoạt văn hóa cũng chỉ là một dạng "hoạt động kép" mang tính chất bổ sung chứ chưa phải là một công việc chuyên nghiệp. Những người tham gia các phường, các hội có liên quan đến sinh hoạt văn hóa cũng vẫn là những người dân trong làng. Hát xoan, hát chèo, hát tuồng, tế lễ, rước sách, chạy cờ, đánh trống, khiêng kiệu cũng vẫn là những người nông dân "một nắng hai sương", chân lấm tay bùn"... Kỹ năng, kỹ xảo nổi bật ở họ là cầy cấy, gặt hái, trồng tỉa chứ chưa phải là hát hay, múa giỏi, diễn tài.
Sinh hoạt mang tính hoành tráng nhất, sinh động nhất ở làng chính là hội làng. Với ngày hội làng, cái đẹp của lời ăn tiếng nói, cái đẹp của khuôn mặt, của quần áo mới có dịp được bộc lộ, những khác biệt vừa tinh tế, vừa sắc sảo của cá nhân mới có dịp được phô diễn trước cộng đồng. Và, cũng chỉ qua hội làng, tất cả những gì còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc vừa phôi thai mới có dịp được biểu hiện và thi thố. Đó chính là giọng hát bổng trầm trong những làn điệu dân ca, là tài đối đáp; là tố chất nhanh nhẹn, mưu trí, dẻo dai trong những cuộc thi cờ, đấu vật... Nếu ngày thường chúng được bộc lộ một cách thầm lặng thì trong ngày hội làng được biểu hiện với tất cả dáng vẻ riêng và bản sắc riêng.
Những đêm hội trống chèo róng rả, nhặt khoan cũng là tiếng gọi cư dân các làng lân cận đến chia vui, thưởng thức lan tỏa ra khắp các làng quê. Sân đình là nơi diễn ra lễ hội, ngoài phần tế lễ, chẳng bao giờ có ranh giới phân chia đâu là chỗ của người làng mình, của dân làng lân cận. Tất cả đều hòa đồng trong niềm vui lễ hội, trong niềm vui văn hóa hào hùng và rực sáng. Vì thế, những hội mà ý nghĩa của nó vượt ra khỏi ranh giới của làng thì có khả năng dần dần trở thành hội lễ của toàn quốc và được gọi là quốc lễ. Từ những hội ban đầu xuất hiện ở một làng thuộc một địa phương và từ các vị thần linh được thờ riêng ở một làng đã trở thành những sự kiện văn hóa có tính chất toàn quốc - Hội đền Hùng, Hội đền Gióng, hội đền Hai Bà, hội đền Kiếp Bạc, hội đền Hoa Lư là những bằng chứng như thế.
Các truyện cổ dân gian được các làng bảo lưu, truyền tụng và bổ sung đều có quan hệ đến cương thường, phong hóa và thái độ hoặc ngợi ca, trân trọng, hoặc trách cứ, chê bai đối với tất cả những gì là đạo đức và vô đạo đức, góp phần làm cho phong tục thuần hậu, làm cho nhân dân được coi trọng. ứng xử theo tinh thần đạo đức ấy phải có trước, có sau, có trên, có dưới theo quan niệm huyết thống, quan hệ tuổi tác, quan hệ chức tước chẳng những được ghi trong hương ước của từng làng, mà còn được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những lễ thức và những hành động cụ thể. Đạo đức thành văn và không thành văn trong văn hóa làng đã tạo dựng và củng cố cho những quan hệ hài hòa bền chặt giữa người với người từ thủa xa xưa và được duy trì cho đến ngày hôm nay.
Mặt khác, văn hóa làng cũng phản ánh trình độ phát triển nhất định về phương diện thẩm mỹ. Cái đẹp ở đây thể hiện sự hài hòa của những quan hệ người với người, người với thiên nhiên, người với môi trường. Các công trình công cộng như: đình chùa, miếu mạo,..., các tượng Phật, tượng Thần, những chú voi, chú nghê, chú ngựa, những hình khối, những nét chạm khắc..., vừa được thể hiện với nghệ thuật tinh vi, tượng trưng và cách điệu, lại vừa phản ảnh những nếp nghĩ, nếp cảm của một tâm hồn bình dị, hồn nhiên gắn kết với nhau và gắn kết với cuộc sống đời thường. Tính chất bình dị, tự nhiên còn được thể hiện cả trong việc chế tác các nhạc cụ mà người nông dân thường tự tay làm lấy để sinh hoạt hát múa. Bộ kèn hơi, bộ gõ, mõ, thanh ba, bộ đàn dây, đàn tranh, đàn cò, đàn nguyệt cũng đều được làm ra từ gỗ, tre, nứa, từ kim loại sẵn có trong tự nhiên. Những sắc màu được sử dụng trong các làng làm tranh dân gian cũng là những gam màu đẹp tự nhiên; là chất liệu lấy từ đất đá, cỏ cây, hoa lá. Màu xanh của mạ, màu vàng của lúa, màu hồng của hoa sen và màu tím hoa sim được đưa vào tranh để vẽ nên đàn gà, đàn lợn âm dương, những đám cưới chuột, vợ hứng dừa... ý niệm và tính tưởng tượng, biểu cảm và tư duy về đất trời, về hạnh phúc, về sự sinh sôi và phát triển, về nỗi đau và niềm vui sướng của con người thấp thoáng sau những âm thanh và màu sắc đầy dáng vẻ tự nhiên và dung dị. Tất vả đều xoắn xuýt, sum vầy, đoàn tụ trong sinh hoạt của cả cộng đồng làng vừa thanh bình vừa dân dã.
Nghiên cứu văn hóa làng - văn hóa ngôn từ, văn chương truyền miệng, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo..., nghiên cứu cơ cấu xã hội, môi trường xã hội Việt Nam trong văn hóa Việt Nam, nhiều học giả cho rằng chính "chủ nghĩa gia tộc" là cái giải thích tinh thần trọng đạo đức của người Việt Nam, là hệ quy chiếu của mọi giá trị, chuẩn mực. Giá trị tiềm tàng của hệ quy chiếu này giúp để chúng ta phát huy và phát triển những giá trị đạo đức mới trong thời đại ngày nay.
Trong bức tranh toàn cảnh của văn hóa làng, hương ước là một thành tố không thể thiếu được.
Mỗi làng - xã Việt Nam có một bản sắc riêng làm nên tính đa dạng phong phú, nên hương ước cho chúng ta một bức tranh nhiều màu vẻ về sinh hoạt tại các làng xã Việt Nam cổ. Một đặc trưng hiếm thấy là, trong số lượng lớn hương ước (một số đã xuất bản thành sách, lưu trữ ở Viện Hán Nôm và Viện Thông tin khoa học xã hội) thì hương ước của mỗi làng xã không bao giờ trùng lặp nhau về nội dung. Mỗi hương ước đều ẩn chứa tính đa dạng, tính linh hoạt, tính đặc trưng trong tâm tính người Việt ở mỗi vùng đất khác nhau. GS Đinh Gia Khánh cho rằng, hương ước "là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết" [44, tr. 62].
Hương ước gồm các điều hay qui ước về nhiều mặt của đời sống làng xã như: cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, thờ cúng, khuyến học, bảo đảm nghĩa vụ với Nhà nước, bảo vệ an ninh... Những qui ước đó được tuân thủ qua nhiều thế hệ, trở thành những "thông lệ pháp lý" và là "cương lĩnh" về nếp sống của từng cộng đồng cư dân Việt ở nông thôn, một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, một tri thức dân gian về quản lý cộng đồng.
Có thể nhận thấy trong bối cảnh hiện nay, sức sống tiềm tàng của văn hóa làng đang từng ngày được hồi sinh và phát triển phù hợp với nguyện vọng chính đáng của mỗi người dân nói riêng và cả cộng đồng dân tộc nói chung. Sức sống bền bỉ của văn hóa làng là dòng chảy không bao giờ cạn trong tâm thức của mỗi con người, và vì thế có thể cho rằng: "Văn hóa làng là một bộ phận tích hợp các năng lực, tính cách, tâm tư, nguyện vọng, hoài bão, thị hiếu của mọi người dân trong thiết chế làng và có sức sống mãnh liệt trong tâm thức của con người từ quá khứ đến hiện tại và tương lai của dân tộc Việt Nam". Nó là nguồn nội sinh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN ở nước ta.
1.3. quan niệm về Làng văn hóa
Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa làng trong thời đại mới. Văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựng làng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng minh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trị vốn có của văn hóa làng theo định hướng XHCN, đáp ứng được ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mọi người dân. Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùi những yếu kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường văn hóa ở làng quê nói riêng. Có thể nhất trí với quan niệm của nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:
"Làng văn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính chủ quan, gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó bao hàm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở những đặc điểm tích cực nhất. Về mặt lý thuyết, nếu như văn hóa làng còn có thể tồn tại những mặt hạn chế thì làng văn hóa phải được hiểu hoàn toàn ngược lại" [63, tr. 44].
Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định trong nông thôn, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh... cần phải đặc biệt chú trọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa. Bộ Văn hóa - Thông tin mà trực tiếp là Cục văn hóa Thông tin cơ sở đã đưa ra 4 tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa là:
"Một làng (thôn, bản, ấp) được công nhận là làng văn hóa cần phải phấn đấu thực hiện các tiêu chuẩn sau:
a) Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
b) Có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú.
c) Có môi trường cảnh quan sạch đẹp.
d) Thực hiện tốt pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước" [39, tr. 66].
Trên cơ sở các tiêu chí lớn nói trên của Bộ Văn hóa - Thông tin, theo chúng tôi, một làng văn hóa được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.
Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thế mạnh của từng nơi, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của địa phương mình cho phù hợp.
Trên cơ sở cơ cấu kinh tế đã được xác định, từng địa phương tiến hành chỉ đạo các ngành, các cấp khai thác triệt để các nguồn lực, quyết định cơ cấu vốn đầu tư và động viên nhân dân ra sức phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các loại giống mới, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Mặt khác, chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống, thúc đẩy mở rộng các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy, kinh tế ở nhiều làng đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê ở xã năm 1997-1998 so với năm 1992-1993 phân theo 7 vùng kinh tế như sau:
Bảng 1.1: Mức sống phân theo vùng kinh tế năm 1997 - 1998
Đơn vị tính: %
Khá lên
Giảm đi
Như cũ
Chung cả nước
94,80
4,32
0,88
1. Nông dân miền núi, trung du Bắc Bộ
97,77
0,00
223
2. Nông thôn đồng bằng sông Hồng
100,0
0,00
0,00
3. Nông thôn Bắc Trung Bộ
93,65
0,00
6,35
4. Nông thôn Duyên hải miền Trung
89,37
11,63
0,00
5. Nông thôn Đông Nam Bộ
100,0
0,00
0,00
6. Nông thôn Tây Nguyên
100,0
0,00
0,00
7. Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
92,21
7,79
0,00
Nguồn: [93, tr. 12].
Rõ ràng, những năm gần đây mức sống của dân cư đã được nâng lên. Phong trào đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các làng xã nước ta đang được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Theo đó việc vận động xây dựng làng văn hóa đã huy động được cả nhân lực, vật lực, tài lực của các cá nhân và cộng đồng cho hoạt động của phong trào. Các địa phương cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa lợi thế này để quá trình xây dựng làng văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao hơn.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa.
Khác với công chức Nhà nước, cán bộ xã có sự kết hợp chặt chẽ cả bốn yếu tố: người dân, người cùng họ hàng, người đại diện của cộng đồng và người đại diện cho Nhà nước ở địa phương. Bốn yếu tố này vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột nhau trong con người cán bộ xã, chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân và cộng đồng.
Một thực tế đáng quan tâm là, cán bộ xã nói chung chưa được đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ trưởng thành trong số những thanh niên "không thoát ly được", hoặc là bộ đội xuất ngũ và một số ít cán bộ Nhà nước đã nghỉ hưu. Do vậy, trình độ kiến thức và năng lực công tác còn yếu về nhiều mặt. Số cán bộ cơ sở có trình độ văn hóa dưới phổ thông cơ sở chiếm khoảng 50%, trong đó ở một số nơi (vùng sâu, vùng xa) còn một số cán bộ mới thoát nạn mù chữ, cá biệt có cán bộ chưa đọc thông, viết thạo. Do vậy, năng lực tổ chức các hoạt động còn lúng túng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Mặt khác, đội ngũ cán bộ cơ sở ngày càng tăng làm cho bộ máy quá cồng kềnh. Trong cả nước với 10.500 đơn vị cơ sở có tới trên 2 triệu cán bộ xã, trong đó trên 50% cán bộ do Chính phủ quy định. Hiện nay xu hướng tăng thêm cán bộ xã được hưởng các khoản phụ cấp ngày càng phổ biến ở các địa phương nhưng cuộc vận động xây dựng làng văn hóa không vì thế mà được quan tâm tạo thêm nguồn cán bộ phục vụ phong trào. Điều này đòi hỏi cuộc cải cách bộ máy nhà nước phải quan tâm khắc phục để tạo ra sự vận hành đồng bộ trong chương trình chung.
Ba là, tổ chức xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức an ninh của dân.
Xây dựng làng văn hóa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân. Vì vậy mô hình làng văn hóa mới, những thiết chế, cách thức tổ chức hoạt động và mức đóng góp của từng hộ gia đình... phải được nghiên cứu và thảo luận kỹ để giành được sự đồng tình, thống nhất cao trong cộng đồng làng, biến thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của từng gia đình, dòng họ, cá nhân.
Những thiết chế văn hóa cơ bản như: trường học, nhà văn hóa, thư viện, các câu lạc bộ (câu lạc bộ văn hóa dân gian, câu lạc bộ khuyến học...) y tế, đội thông tin, đội văn nghệ, các đội bóng, các hội, đoàn mang màu sắc văn hóa... do nhu cầu ở làng xã cần thiết phải thành lập. Các thiết chế văn hóa này rất cần thiết cho việc khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong các cộng đồng làng.
Để duy trì phong tục và tín ngưỡng, mỗi làng có một số tổ chức của dân đã tồn tại lâu đời. Ngày nay nhân dân một số làng xã đang có yêu cầu khôi phục lại một số tổ chức còn phù hợp và có tác dụng. Thực tế ở nhiều nơi đã khôi phục lại một phần (ví dụ Hội bảo thọ) các tổ chức ấy để dân tự quản, tự lo liệu lấy công việc nội bộ như cúng bái đình chùa, tổ chức tang ma, cưới xin, giải quyết xích mích, duy trì phong tục đạo đức, ổn định trật tự an ninh theo qui ước của làng.
Lực lượng bảo vệ an ninh làng xóm do dân tự quản lý, có sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã sẽ có nhiều thuận tiện trong công việc. Khả năng "tác chiến" mau lẹ, kịp thời, hiệu quả hơn là chờ đợi sự chỉ huy từ cấp trên.
Tổ chức chung của dân này cần được đặt một cái tên thích hợp hơn, có thể gọi là "Hội đồng quản trị làng".
Bốn là, xây dựng hương ước, qui ước văn hóa của làng văn hóa.
Cách đây hơn 40 năm, vào năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp đoàn cán bộ tỉnh Thái Bình tại Phủ Chủ tịch đã phê bình các cán bộ địa phương đã "quá tả", xóa bỏ quỹ nghĩa thương và hương ước. Người khẳng định: "Hương ước là những khoản ước trong làng, người ta quy định với nhau không được để trâu bò phá lúa, gà qué ăn mạ... đó là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây. Từ sau cách mạng, các chú đem xóa bỏ cả, thế là không đúng. Cách mạng chỉ xóa cái xấu, cái dở còn giữ lại cái tốt, cái hay" [30, tr. 48].
Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng luật pháp thống nhất với khẩu hiệu "Sống và làm việc theo pháp luật", Đảng và Nhà nước ta vẫn khuyến khích các làng (thôn, bản, ấp) xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa (hương ước mới) để phát huy tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở. Thực tiễn đang đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải nhìn nhận lại hương ước từ góc độ văn hóa để nó phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa theo định hướng XHCN nói chung và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn nói riêng.
Năm là, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với sự đổi mới về chính trị đang diễn ra ở các cộng đồng làng xã hiện nay. Có thể nói, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của Đảng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nông thôn hiện nay. Chủ chương trên đã đem lại cho người dân quyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những gì liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Thực tế, thông qua thực hiện quy chế dân chủ, nông dân được thức tỉnh mạnh mẽ về quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng làng xã cũng như trong toàn xã hội. Có từ 80% đến 90% nông dân trong mọi miền đất nước tham gia vào học tập và triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhờ đó đã thúc đẩy nông dân phát huy quyền làm chủ và sáng tạo xây dựng cộng đồng làng xã và đất nước. ở nông thôn từng cộng đồng làng xã đã tự bàn bạc và quyết định góp vốn, góp công sức xây dựng mới ở nông thôn đường, trường, điện, nước, nhà ở, kênh mương, tạo ra đà phát triển mới ở nông thôn. Mọi tiềm năng trong cộng đồng đều được chú ý khai thác hoặc sẽ khai thác trong thời gian không xa. Mọi sự huy động xã hội để tạo ra sức mạnh chung cho nông dân thật sự đang diễn ra với hiệu quả và triển vọng đáng khích lệ.
Sáu là, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa.
Mỗi làng cần thường xuyên thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa với bốn nội dung đã được xác định:
- Gia đình thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ.
- Đoàn kết, tương trợ xóm làng.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.
Thực hiện 6 vấn đề cơ bản nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến xu thế vận động và phát triển của phong trào xây dựng làng văn hóa ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng.
Xây dựng làng văn hóa là một công việc đa dạng và không ít phức tạp; việc tổ chức thực hiện không thể có một mô hình chung, lý tưởng mà phải phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng vùng, miền. Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùng với những định hướng và những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địa phương để tiến hành xác lập cơ chế tổ chức thực hiện. Làng văn hóa sẽ trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc lựa chọn làng là đơn vị cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở khu vực nông thôn là mô hình thích hợp và đúng đắn trong thời kỳ mới. Làng văn hóa là sức sống mới của nông thôn Việt Nam trên chặng đường CNH, HĐH. Xây dựng làng văn hóa phải gắn liền với xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước văn hóa, thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở... trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị tích cực của văn hóa làng truyền thống, nhằm thực sự phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
1.4. Bản sắc văn hóa làng với việc xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay
Trong quá trình đổi mới, văn hóa làng có tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay. Chính vì vậy, phát huy bản sắc văn hóa làng trong bối cảnh hiện nay là một nội dung quan trọng trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: "Phát huy bản sắc văn hóa làng xã là làm cho bản sắc văn hóa ấy sáng lên, tức là làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn... Phát huy bản sắc văn hóa làng xã là khai thác vai trò, sức mạnh của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội của làng xã và của cả đất nước" [31, tr. 10], tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay.
Văn hóa truyền thống làng xã đóng vai trò là nền tảng cho sự lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn phù hợp với đặc thù đất nước ta. Bài học thực tế ở hàng trăm làng xã Thái Bình và một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mấy năm vừa qua đã cho thấy: Muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng nông thôn thì phải thực hiện CNH, HĐH theo kiểu mới: "Thực chất kiểu mới đó là phải hướng tới mục tiêu kép: vừa giảm nghèo, tăng giàu lại vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa hướng tới tiến bộ văn hóa văn minh, vừa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng giải pháp kép: vừa đẩy mạnh kinh tế thị trường vừa kiên trì chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp thu giải phóng cá nhân vừa bảo vệ lợi ích công cộng" [40, tr. 20].
Như vậy, mô hình kinh tế - xã hội mà chúng ta lựa chọn hiện nay cần phải thực hiện hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội (trong đó vấn đề cốt lõi là dân chủ và công bằng xã hội), có chiều sâu từ bản sắc văn hóa làng xã. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm những nội dung rất rộng. Và, sẽ góp phần tích cực của văn hóa làng xã vào quá trình CNH, HĐH hiện na._.ớc ta, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề lý luận về văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Sĩ Vịnh (Chủ biên) (1993), Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.
Hồ Sĩ Vịnh (1993), "Văn hóa vì con người", Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
Viện dự báo và chiến lược khoa học và công nghệ (1993), Mấy suy nghĩ về môi trường kinh tế - xã hội cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Mác - Lênin (1983), Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
Viện xã hội học - Khoa xã hội học thuộc Đại học Gothenburg Thụy điển (1991), Những nghiên cứu xã hội học và gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Văn hóa (1985), Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Vụ Văn hóa quần chúng (1991), Đời sống văn hóa ở cơ sở - Thực trạng và những vấn đề cần giải pháp, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
Xây dựng làng văn hóa mới ở Hà Bắc (1991), Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc xuất bản.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Quy ước thôn văn hóa
(Thôn Hà Trung - xã Cẩm Nam - thị xã Hội An - tỉnh Quảng Nam)
Soạn thảo 7/1997
Phần mở đầu
Thôn Hà Trung có lịch sử hình thành, phát triển gắn liền với quá trình khai hoang, chiêu dân lập ấp của các vị thủy tổ, tiền hiền làng Cẩm Phô, từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVII.
Theo lời người xưa để lại, nơi đây ngày trước là một bãi đất bồi hoang sơ đầy lau lách... có tên gọi là cồn Tân Bồn. Mưa gió. lũ lụt xói lở cắt đôi cồn Tân Bồi. phía bên Bắc Cồn có tên là Bắc Ngạn rồi đổi thành Hà Trung. Diện tích còn lại ngày nay chỉ bằng một phần nhỏ ngày trước.
Do nhiều biến cố thiên tai, địch họa nên các sổ sách ghi chép bị thất lạc. Đến đời nay, chúng ta chưa có điều kiện xác định được người có công đầu tiên dựng ấp lập thôn. Nhưng rõ ràng, Hà Trung đã tồn tại, phát triển ít nhất trên 400 năm nay.
Suốt bấy năm qua, tuy thôn ấp không có người đỗ đạt khoa bảng, cùng chẳng có người làm quan, làm tướng. Nhưng lớp lớp nhân dân Hà Trung luôn có mặt trong các cuộc đấu tranh chống áp bức, phong kiến, chống đế quốc xâm lăng, góp phần cùng cả nước làm nên một Việt Nam độc lập, tự do.
Khu vực lăng Ngũ Hành, từ những ngày đầu tháng 8 năm 1945 đã là điểm truyền bá quốc ngữ, là văn phòng ủy ban cách mạng lâm thời khu Nam Hội An.
Những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ. Chi bộ thôn do ông Huỳnh Đáng là bí thư đã kịp thời tập hợp quần chúng, lãnh đạo quần chúng bền bỉ đấu tranh đến ngày toàn thắng... Biết bao lớp con em Hà Trung đã ra đi cứu nước, góp phần làm vẻ vang một vùng đất quê hương.
Sau ngày thống nhất đất nước, theo con đường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Hà Trung bắt tay xây dựng lại thôn xóm. No ấm, hạnh phúc đã đến từng nhà, từng ngõ xóm. Từ thực tế cuộc sống, nhân dân Hà Trung hiểu rõ muốn có một đất nước giàu mạnh - công bằng - văn minh, trước hết phải có nhiều gia đình văn hóa, thôn văn hóa.
Từ tháng 2 năm 1997, cán bộ nhân dân Hà Trung tiến hành xây dựng thôn mình thành thôn văn hóa. Quy ước thôn ra đời với các điều khoản, chương mục được xây dựng bằng tất cả tấm lòng vì một quê hương đoàn kết - giàu đẹp - văn minh.
Nhân dân Hà Trung biết đoàn kết chống thiên tai, địch họa, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nhất định sẽ đoàn kết để xây dựng một ước vọng thôn văn hóa sớm thành hiện thực.
Chương 1
Xây dựng gia đình văn hóa - thôn xóm văn minh
Điều 1: Tất cả mọi người thôn phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa theo 4 tiêu chuẩn như:
+ Xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc.
+ Đoàn kết tương trợ láng giềng.
+ Giữ gìn thuần phong mỹ tục, chăm lo xây dựng nếp sống văn minh.
+ Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.
Điều 2: Để tỏ lòng tôn kính vì lãnh tụ của dân tộc, mỗi nhà đều có ảnh Bác Hồ đặt ở vị trí trang trọng nhất. Các ngày lễ, tết đều treo quốc kỳ theo thông báo của trên.
Hàng năm, cứ 6 tháng và cuối năm mỗi gia đình đều tham gia bình chọn gia đình văn hóa. Phấn đấu hàng năm toàn thôn có ít nhất 70% số hộ được công nhận đạt danh hiệu này.
Điều 3: Trong quan hệ làng giếng, lấy ôn hòa, nhường nhịn, lấy tôn trọng, thông cảm lẫn nhau mà xử sự. Không được gây mâu thuẫn, chia rẽ các hộ gia đình, họ tộc, thôn này thôn khác.
Điều 4: Phát huy truyền thống tương thân, tương trợ từ xưa nay thôn ta vốn có. Bằng nhiều cách đỡ đần nhau theo nghĩa: "Lá lành đùm lá rách", mỗi năm giảm bớt 5% số hộ nghèo. Không để trong thôn có người nợ nần dây dưa.
Điều 5: Mọi người trong thôn đều có trách nhiệm nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt các chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể. Mỗi nhà có ít nhất phải có một người tham gia các hoạt động thể thao cộng đồng mới được xét gia đình văn hóa.
Điều 6: Mọi người trong thôn không tham gia, không chứa chấp các tệ nạn xã hội, không tàng trữ, lưu hành các ấn phẩm văn hóa độc hại.
Điều 7: Mọi người phải có ý thức thực hiện đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn", bằng cách tốt nhất thể hiện sự quan tâm: "Đền ơn đáp nghĩa".
Những người già neo đơn, trẻ em không nơi nương tựa cũng phải được chú ý giúp đỡ.
Khi có chủ trương ủng hộ các trường hợp trên thì mọi người tích cực tham gia đóng góp.
Điều 8: Mọi người trong thôn có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng kỳ hạn các quy định đóng góp tiền của theo chủ trương trên quy định.
Thanh niên đến độ tuổi nghĩa vụ quân sự phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Khi trong thôn có người nhập ngũ, thôn sẽ tổ chức họp mặt tiễn đưa và tặng quà.
Điều 9: Mọi người trong thôn phải tham gia đầy đủ các lần sinh hoạt. Đi họp đúng giờ, ăn bận lịch sự, phát biểu đóng góp đúng trọng tâm. Ngoài các sinh hoạt bất thường, mỗi tháng toàn thôn sẽ họp một lần vào tối 16 âm lịch.
Điều 10: Những người sản xuất kinh doanh trong thôn phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Trong mua bán phải lấy chữ "Tín" làm đầu. Nghiêm cấm việc cho vay nặng lãi, làm hàng giả.
Điều 11: Các tộc họ trong thôn có nhà thờ (từ đường) nên xây dựng hoàn chỉnh quy ước gia tộc. Con cháu các tộc đã có tộc ước phải tuân theo tộc ước của tộc mình.
Chương 2
Quy định giỗ chạp, cưới xin, tang tế, lễ hội trong thôn
Điều 12: Việc giỗ chạp của từng gia đình, tộc phái là những sinh hoạt mang tính truyền thống. Thôn tôn trọng các sinh hoạt này, nhưng lưu ý mọi người nên tổ chức tiết kiệm đừng phô trương lãng phí... để dành tiền của làm những việc cần thiết hơn.
Điều 13: Hàng năm, đến ngày 8/2 âm lịch thôn sẽ tổ chức lễ tế Kỳ Yên để tưởng nhớ công đức tiền nhân, đồng thời kết hợp sinh hoạt toàn dân đánh giá quy ước. Việc tế lễ sẽ làm hết sức tiết kiệm, không tổ chức ăn uống lãng phí.
Điều 14: Việc tổ chức cưới hỏi trong thôn phải thực hiện theo đúng Luật hôn nhân và gia đình. Tổ chức sao cho phù hợp khả năng kinh tế gia đình, tiết kiệm, văn minh.
Các cặp vợ chồng phải hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn ở UBND xã trước ngày cưới. Chủ hộ phải báo cáo với thôn có cam kết không tổ chức ăn uống quá mức, gây say sưa làm mất an ninh trật tự thôn xóm.
Điều 15: Khi trong gia đình có người qua đời, chủ hộ hoặc người chủ tang phải kịp thời lập thủ tục báo tử với UBND xã và báo cho thôn biết. Người chế không để quá 48 giờ. Trường hợp chết do các bệnh truyền nhiễm thì phải tuân thủ theo quy định của y tế. Cấm không được tổ chức cầu hồn, soi môi hoặc bất cứ việc làm mê tín nào.
Điều 16: Hội trợ tang của thôn có trách nhiệm huy động mọi người trong thôn tam gia đưa người quá cố đến nơi an nghỉ mà không đòi hỏi bất cứ khoản thù lao nào. Tùy theo mức độ tuổi tác của người mất mà thôn sẽ tổ chức đưa tiễn theo nghi thức cổ truyền. Nhân dân trong thôn ngoài việc phúng điếu chia buồn, lúc di quan nên đưa tiễn đông đủ ít nhất phải đến địa phận xã nhà.
Điều 17: Hàng năm, vào dịp rằm tháng 7 âm lịch thôn sẽ tổ chức mừng thọ các cụ tròn tuổi 70 - 80 - 90 - 100 trở lên. Việc tổ chức mừng thọ sẽ gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng bảo đảm trang nghiêm ấm lòng các cụ.
Điều 18: Ngày rằm tháng 8 hàng năm, ban công tác mặt trận thôn đứng ra chủ trì phối hợp với chính quyền và đoàn thể lo tổ chức tết Trung thu cho các cháu đầy đủ, hợp khả năng địa phương.
Chương 3
Việc khuyến học - lập thân, lập nghiệp
Điều 19: Mọi gia đình trong thôn phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để con em mình ở độ tuổi đi học đều được đến trường. Phấn đấu toàn thôn không có trẻ em bỏ học ở độ tuổi cấp I, cấp II.
Những người không có điều kiện đến trường thì phải tham gia học các lớp bổ túc đến năm 2005 thì toàn thôn phổ cập cấp II.
Điều 20: Thôn tổ chức một phân hội khuyến học, hàng năm đến dịp 2/9 (Quốc khánh) sẽ tổ chức khen thưởng cho các em học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó. Riêng các em thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, trước ngày nhập trường thôn sẽ tổ chức gặp mặt dặn dò và tặng quà.
Điều 21: Thôn khuyến khích các cháu trưởng thành lo lập thân, lập nghiệp. Những người có nghề nghiệp ổn định, kinh doanh cần lao động nên ưu tiên cho các cháu thanh niên, nhất là các cháu đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Phấn đấu đến năm 2000 toàn thôn không có người ở độ tuổi lao động mà không có việc làm.
Chương 4
Quy định về bảo vệ các công trình văn hóa phúc lợi, bảo vệ sản xuất và môi trường
Điều 22: Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo di tích lăng ngũ hành, coi đây là tài sản quý báu của toàn thôn. Cấm xâm lấn đất đai, thả súc vật vào ăn cỏ, cấm trẻ em chơi đùa, đá bóng hoặc phơi phóng các loại.
Điều 23: Các công trình phục vụ đời sống như trường học, sân chơi thể thao, phòng đọc sách báo, kè chống xói lở, đường giao thông v.v... là tài sản chung của toàn thôn, mọi người phải có trách nhiệm gìn giữ. Cấm lấn chiếm, xây cất, tháo gỡ. Ai vi phạm phải hoàn trả nguyên dạng chức năng công trình, nếu không thực hiện sẽ bị lập thủ tục chuyển trên truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 24: Thôn khuyến khích các hộ chăn nuôi, nhưng phải đầy đủ chuồng trại, không được thả rông phá hoại sản xuất, làm bẩn đường sá. Các vật nuôi phải được tiêm phòng theo quy định của ngành thú y.
Nếu để súc vật gây thương tích người khác thì chủ hộ phải lo đầy đủ tiền thuốc men, viện phí, tiền đền bù công lao động cho người bị hại trong suốt thời gian điều trị.
Điều 25: Mỗi nhà trong thôn đều phải có thùng đựng rác, hàng ngày xử lý rác bằng cách đốt hoặc chôn, không được đổ ra sông. Cấm vứt rác, đổ nước bẩn, vứt xác súc vật chết ra đường.
Điều 26: Tùy theo điều kiện, từng gia đình cố gắng xây dựng một hố xí, giếng ăn hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi, không phơi phong các loại ra đường. Hàng tháng toàn thôn dọn vệ sinh một lần vào chiều ngày 14 âm lịch.
Chương 5
Quy định bảo vệ an ninh - trật tự
Điều 27: Mọi người trong thôn sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm nhắc nhở giám sát người khác cùng thực hiện.
Khi có người tạm trú thì chủ hộ phải kịp thời trình báo với thôn phó phụ trách an ninh, đồng thời phải chịu trách nhiệm các vụ việc do người đó gây nên.
Điều 28: Căn cứ theo tính chất nghề nghiệp ở thôn để đảm bảo sức khỏe mọi người, cấm các hoạt động ồn ào sau 23 giờ đêm. Buổi sáng các người có sử dụng xe máy không nên rồ ga, bóp còi inh ỏi làm ảnh hưởng giấc ngủ người khác.
Điều 29: Đối với các quán có sử dụng máy hát, các điểm Karaokê đều phải ngừng trước 22 giờ. Các hộ có bán các loại thức uống có men phải có cam kết với chính quyền thôn về giờ giấc. Không bán rượu cho trẻ em dưới 16 tuổi uống. Không bán uống say tại quán mình.
Điều 30: Người dùng rượu, bia không được mượn men để gây ồn ào làm ảnh hưởng trật tự thôn xóm, hoặc lăng mạ người khác.
Điều 31: Mọi người trong thôn có ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Nhưng kiên quyết không tham gia, chứa chấp hoạt động của các tà đạo, giáo phái chưa được nhà nước công nhận.
Chương 6
Việc thưởng, phạt và các điều khoản chung
Điều 32: Mọi người trong thôn có trách nhiệm thực hiện mọi điều khoản trong quy ước này. Nếu vi phạm phải chịu các hình thức xử lý từ kiểm điểm trong tổ, kiểm điểm trước toàn thôn, nếu nặng thì chuyển trên truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu làm tốt sẽ được biểu dương toàn thôn hoặc đề nghị lên trên khen thưởng.
Điều 33: Các trường hợp khen thưởng hoặc xử lý khuyết điểm phải được họp toàn dân xem xét và quyết định (có văn bản cụ thể).
Điều 34: Bản quy ước thôn văn hóa Hà Trung do toàn dân trong thôn đóng góp, xây dựng và cùng thống nhất, được UBND xã Cẩm Nam phê chuẩn. Nếu cần thay đổi phải được toàn dân thảo luận và UBND xã phê duyệt.
Hàng năm lấy ngày 8/2 âm lịch để sinh hoạt đánh giá việc thực hiện quy ước.
Thay mặt nhân dân toàn thôn
Đại diện chi bộ
Đại diện chính quyền
Đại diện mặt trận
Đại diện hội người cao tuổi
Đại diện thanh niên
Nguyễn Sanh
Lương Ngọc Hùng
Phụ lục 2
Tộc ước
(Soạn thảo lại và chỉnh lý 06/8/1996)
Trần Trung Lộc
Làng Cẩm Phô, thị xã Hội An, Quảng Nam
Phần mở đầu
A. Lịch sử xuất xứ của Trần Trung Tộc
Thủy tổ của Trần Trung Tộc là một trong bốn vị tiền hiền của bốn tộc họ (Trần - Huỳnh - Lê - Nguyễn đã có công lao to lớn trong việc sáng lập ra làng Cẩm Phô cũ (trong đó có xã Cẩm Nam hiện nay) và dựng nên những công trình văn hóa ngày nay đã được Nhà nước công nhận là di tích cổ như: Văn miếu, chùa Viên Giác, mộ Tiền Hiền, ngôi đình làng, nhà thờ tộc...
Vị Thủy tổ của Trần Trung Tộc là ông Trần Trung Lộc, quê ở Thanh Hóa. Tước hiệu Phó Đề Đốc Lãnh Thiểm - Lộc Hầu Thủy Cần Thận Công.
Năm 1695, hưởng ứng khai hoang đất đai ở phía nam của Chúa Nguyễn, ông đã cùng 3 người kết nghĩa bạn thâm tình của tộc Huỳnh - Lê - Nguyễn vượt qua nhiều gian lao, khó khăn nguy hiểm vào đây và có công thăm dò, khảo sát, khai hoang, chiêu dân, lập ấp.
B. Quá trình hình thành và phát triển của tộc
Sau khi đã hình thành làng ấp, ông Trần Trung Lộc về lại quê cũ vận động bà con và đưa gia đình vào làm ăn sinh sống ở đây.
Từ đó đến nay, Trần Trung Tộc ngày càng lớn mạnh, sinh đẻ con cháu rất đông. Để tiện việc sinh hoạt, quản lý giáo dục con cháu và hội chạp nên hội đã phân thành 4 phái lớn.
c. Những công tích của các vị tiền hiền - Hậu hiền trong tộc
Từ khi hình thành và phát triển tộc họ đến nay, Trần Trung Tộc đã có nhiều vị lập nên những công ích lớn điển hình như:
1. Ông Trần Trung Nhiên và ông Trần Trung Thảo (Hai anh em thuộc đệ Ngũ đội): Những người đã có công lập bộ công điền của làng Cẩm Phô cũ giao cho dân làng canh tác.
2. Ông Trần Trung Lành (Thuộc Đệ Lục đội): Người kiến canh điền bộ đầu tiên của làng. Ông là người rất trung thực, tính thẳng thắn, vô vụ lợi, không dĩ công vi tư, rất gan dạ và có lòng vị tha rất lớn. Noi gương và tỏ lòng biết ơn các tiền bối của Tứ Đại Tộc, ông đã ký lập bộ khai trưng công điền thổ (600 mẫu) để cho mọi người trong làng xã làm ăn sinh sống và phát triển kinh tế.
3. Ông Trần Trung Hóa: Người đầu tiên thi đỗ tú tài của làng. Ông đã đem sở học của mình ra giúp đỡ bà con trong làng xã về mọi mặt và được mọi người trong làng kính yêu.
4. Ông Trần Trung Tri: sinh năm 1830, giữ chức Chánh Tổng Phú Triêm. Với ý thức giác ngộ và lòng yêu dân yêu nước nồng nàn, ông đã lợi dụng chức quyền, tham gia vào Nghĩa Hội và trở thành một nhân vật quan trọng của cụ Nguyễn Duy Hiệu trên địa bàn Hội An.
Năm 1887, ông được lệnh chỉ huy một đội nghĩa quân từ Chợ Đồn (Kim Bồng) vượt sông tiến vào Hội An để tiếp viện cho cảnh quân của Nghĩa hội đánh úp đồn lính khố xanh. Khi chiến sự đang quyết liệt, quân Pháp điều thêm một lực lượng lớn vây chặt vòng ngoài, chặn đường rút lui của quân ta. Ông cùng nghĩa quân bị bắt. Ngày 23/3/1887 (tức ngày 29/2 năm Đinh Hợi) ông đã bị chính quyền thực dân phong kiến Quảng Nam xử chém tại ấp Trung Gia Thươnông nghiệp.
Miếu thờ của ông do nhân dân góp sức xây dựng nhưng đã bị quân Pháp triệt phá vào năm 1949. Sau đó chùa Bảo Thắng dựng lên trên khu vực miếu nên di tích lịch sử này không còn nữa (trích điểm 3 - chương I - lịch sử đấu tranh của xã Cẩm Nam 1945 - 1975).
"... Một cây cổ thụ vững bền. Bốn cháu kiều tùng rực rỡ. Trải qua nhiều thời đại đổi thay, tang thương canh cải, văn tự đã đành thất lạc mà quan niệm nhớ mãi không phai. Suy tôn tiền hiền hậu tiền thì Trần - Huynh - Lê - Nguyễn bia miệng không quên.." (trích gia phả Trần Trung Lộc).
D. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của tộc ước
- Căn cứ chỉ thị 06 của Ban thường vụ Thị ủy Hội An ngày 26/3/1993 về cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa mới và vai trò đóng góp của các tộc họ trong công cuộc này.
- Căn cứ bản dự thảo hướng dẫn soạn thảo tộc ước ban xây dựng NSVM - GĐVH thị xã nhằm giữ gìn phát huy những nét đẹp về văn hóa truyền thống của tộc họ trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay...
- Để giữ gìn phát huy những mỹ tục, quy ước tốt đẹp của Tộc đã được lưu truyền nhằm giáo dục con cháu noi gương học tập, sống và giữ gìn thanh danh của tộc đã để lại nhằm góp phần lớn trong công tác xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa mới...
Nay Hội đồng Gia tộc Trần Trung Tộc soạn thảo và chỉnh lý lại tộc ước nhau sau:
Chương 2
Nội dung của tộc ước
A. truyền thống - đạo đức - kỷ cương
* Đối với mỗi thành viên
1. Tôn trọng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của tộc. Chăm lo vun đắp hạnh phúc gia đình, quan hệ dòng họ hòa thuận, đoàn kết thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau cả về tinh thần lẫn vật chất.
2. Luôn nêu cao thanh danh của Tộc, tự trau dồi đạo đức phẩm hạnh. Chấp hành tốt pháp luật nhà nước. Có mối quan hệ với thân tộc, láng giềng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân với cộng đồng xã hội cũng như đối với Tộc.
3. Luôn lễ phép tôn trọng kỷ cương thứ bậc trong tộc họ, cung kính với người trên, khoan hòa với người dưới. Trung thực, hướng thiện biết nghe lời khuyên bảo tốt đẹp của dòng họ. Tích cực sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt, nêu gương cho lớp trẻ học tập.
4. Thực hiện tốt việc kết hôn ngoài dòng tộc và xem đây như là một biểu hiện đạo đức truyền thống của tộc nói riêng và của dân tộc nói chung. Tự giác thông báo sớm với gia đình khi có quan hệ tình ái hay kết hôn với người mà mình chưa rõ về quan hệ huyết thống.
5. Phải trung thực góp ý hoặc báo cáo với gia đình, phái hoặc tộc khi phát hiện có thành viên trong phái, vi phạm về truyền thống đạo đức, kỷ cương để gia đình, hay phái tộc kịp thời phê phán, uốn nắn, giáo dục.
* Đối với gia đình
1. Thực hiện tốt các quy ước về nếp sống văn minh - gia đình văn hóa mới, chăm lo dạy bảo con em giữ vững truyền thống gia tộc, sống đạo đức nhân ái.
2. Cùng với phái, tộc có trách nhiệm dạy dỗ giúp con em thực hiện tốt Tộc ước.
3. Phải thông báo sớm với phái, tộc về việc chọn vợ, gả chồng cho con em mình để phái, tộc sưu tra về mối quan hệ huyết thống, tránh vi phạm việc kết hôn sai trái với đạo lý.
4. Thực hiện tốt chủ trương về dân số kế hoạch hóa gia đình trong việc sinh con đẻ cháu.
* Đối với phái - tộc
1. Các bậc trưởng thượng phải sống mẫu mực về đạo đức, phẩm hạnh để con cháu học tập. Luôn nhắc nhở con cháu nói lời hay ý đẹp làm việc tốt để tôn cao thanh danh, uy tín của tộc. Cùng con cháu bàn bạc các việc hệ trọng của Tộc - Phái với tinh thần khoan dung, nhân ái, đoàn kết và phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.
2. Tộc họ có trách nhiệm giáo dục lối sống đạo đức cho con cháu. Răn dạy chỉ bảo, giúp đỡ cho con cháu khi bị lầm lỗi, biểu dương những gương sáng của con cháu.
3. Khuyến khích con cháu thực hiện kết hôn đúng với truyền thống đạo lý và Luật hôn nhân gia đình, Luật Dân sự... Xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, trọng già khinh trẻ...
4. Vận động con cháu trong phái - tộc thực hiện chủ trương về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
5. Chăm lo gìn giữ các giềng mối kỷ cương của tộc - phái. Đoàn kết giữa chi phái tộc với tình cảm huyết thống. Tôn trọng các tộc họ láng giềng. Giữ gìn mối đoàn kết giữa các tộc họ. Đặc biệt về quan hệ với tộc Trân Văn (theo di ngôn của ông bà) để xứng đáng với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Thờ Phụng - công ích
* Đối với mỗi thành viên
1. Luôn luôn coi trọng việc thờ phụng tổ tiên ông bà là nghĩa cử biểu hiện đạo đức cao quý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Cây có cội, nước có nguồn" của dân tộc.
2. Có bổn phận và trách nhiệm thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tự nguyện tham gia và chấp hành nghiêm túc các sinh hoạt gia tộc, phái theo nề nếp quy định. Luông giữ gìn thuần phong mỹ tục trong các lễ nghi. Cùng gia đình, phái, tộc tổ chức viếng mộ, dâng hương, lễ bái vào các ngày Tết, Xuân Kỳ thu tế, giỗ Tổ, chạp hàng năm, kỳ.
3. Có trách nhiệm góp phần tôn tạo, giữ gìn các công trình thờ tự của phái tộc (nhà thờ, mồ mả...), Tộc phả, Tộc ước... Tham gia đầy đủ việc đóng góp xây dựng quỹ công đức vì những công việc tốt đẹp, tiến bộ mà phái - tộc vận động (quỹ tôn tạo đền tờ, mồ mả, quỹ tương trợ thân tộc, quỹ khuyến học...).
4. Kịp thời thông báo với phái - tộc khi có người thân qua đời để phái, tộc tổ chức phúng điếu, lễ tang đưa đám, không được tự ý làm theo ý muốn của mình.
* Đối với tộc:
1. Có bổn phận chăm lo việc thờ tự tổ tiên, thực hiện nghi lễ truyền thống nhưng phải phù hợp với điều kiện xã hội, văn hóa, văn minh hiện nay.
2. Quy định kịp thời lẽ lệ của phái tộc hàng năm, kỳ. Kịp thời thực hiện đúng tập tục tang lễ cho người thân trong tộc do Hội đồng Gia tộc quy định và chịu trách nhiệm (triệu tập ban lễ tang, sắm lễ phúng điếu, lễ nghi đưa đám...).
Tích cực chăm lo việc công ích cho dòng họ, tránh xa hoa, lãng phí tiền của... Chú trọng việc tương trợ giúp thân tộc không rơi vào diện đói kém, nợ nần dây dưa, giúp đỡ khi thân tộc gặp hoạn nạn, khó khăn, bần hàn hoặc ốm đau dài hạn...
c. Học hành - lập thân - lập nghiệp
* Đối với mỗi thành viên
1. Luôn tự hào với truyền thống hiếu học của tộc quyết tâm chăm học chăm làm để đạt những thành tựu to lớn làm sáng danh cho tộc.
2. Tích cực hưởng ứng việc khuyến học. Tham gia đóng góp công sức và tiền của cho việc khuyến học hoạt động.
3. Luôn trau dồi hoàn thiện ngành nghề của mình, có ý chí vượt khó để thành công. Khi thành đạt không kiêu căng, tự mãn và luôn có ý thức dìu dắt, giúp đỡ mọi người trong phái, tộc tiến bộ.
4. Khi sống xa tộc hoặc tha phương cầu thực vẫn phải luôn có ý thức về cội nguồn như tham gia đóng góp đầy đủ các khoản quỹ do tộc, phái quy định, thường xuyên có thư từ thăm hỏi và báo tin với mọi người trong tộc.
* Đối với phái - tộc
1. Có trách nhiệm chăm lo việc khuyến học lập nghiệp, lập thân của mỗi con cháu. Toàn phái hoặc tộc bàn bạc định mức khen thưởng cho người nào đỗ đạt thành tựu tốt đẹp về học hành, lập nghiệp. Dạy bảo, khuyên răn và có biện pháp thích hợp đối với những người nhụt chí, sống thực dụng, thiển cận nhận thức về học tập, lập thân.
2. Lập sổ truyền thống của phái - tộc để ghi nhận biểu dương các công trạng của con cháu mỗi khi thành đạt. Xây dựng quỹ khuyến học để giúp đỡ động viên con cháu có hoàn cảnh nghèo mà hiếu học. Tuyệt đối không để trong phái - tộc có người bị thất học, mù chữ...
Chương 3
Các điều khoản thi hành
1. Nếu mỗi thành viên trong tộc vi phạm một trong các điều khoản của Tộc ước:
a) Lần thứ nhất: Giao cho gia đình chịu trách nhiệm uốn nắn, giáo dục.
b) Lần thứ hai: Đưa ra trước phái kiểm điểm, để phái có biện pháp giáo dục.
c) Lần thứ ba: Đưa ra trước tộc để kiểm điểm, cảnh cáo và tự dâng hương khấn nguyện tại nhà thờ tổ tiên và tự hứa sẽ sửa chữa sai lầm.
d) Lần thứ 4: Sau nhiều lần được gia tộc khuyên dăn dạy bảo uốn nắn nhưng vẫn tái phạm lỗi lầm cũ thì:
- Sẽ không được công nhận còn là một thành viên trong tộc phái.
- Riêng đối với các hành vi có liên quan đến an ninh trật tự công cộng, vi phạm pháp luật của Nhà nước thì Hội đồng Gia tộc họp, xem xét lập văn bản đề nghị các đoàn thể, chính quyền xử lý.
2. Thực hiện đúng quy định về việc bầu cử, thành lập và phân công nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng Gia tộc theo nhiệm kỳ 4 năm/lần.
Cơ cấu Hội đồng Gia tộc gồm:
a) Trưởng tộc: Có trách nhiệm điều hành chung tất cả mọi việc của Tộc, chủ trì mọi cuộc họp Tộc, giỗ Tổ, tu sửa phần mộ tổ tiên, chạp mã tộc. Đồng thời là trưởng ban Khen thưởng - Kỷ luật của tộc. Tham dự các cuộc họp của các phái trong tộc.
b) Phó trưởng Tộc: Trợ lý cho trưởng Tộc để điều hành công việc chung. Có trách nhiệm đôn đốc, sắp xếp chương trình cho những ngày tết lễ, chạp mã Tộc. Tổ chức thăm viếng sắm lễ vật phúng điếu, chỉ đạo lễ tang và đưa tang khi trong tộc có người qua đời.
c) Thư ký: Ghi chép, lưu giữ các hồ sơ của tộc, ghi chép các biên bản cuộc họp tộc.
d) Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý thu chi thường xuyên các loại quỹ của tộc. Quản lý và chịu trách nhiệm về sự mất còn các tài sản của tộc.
e) ủy viên Xây dựng - Bảo quản Di sản của tộc: Có trách nhiệm chăm nom, bảo quản, tu sửa, xây dựng mới các di sản và công trình thờ phụng của tộc. Kịp thời phát hiện và thông báo ngay cho Hội đồng Gia tộc biết khi có di sản, công trình thờ phụng nào bị hư hỏng, mất mát để Tộc có biện pháp tu sửa, mua sắm lại và phải đền bù các di sản đó nếu do thiếu trách nhiệm.
Mỗi phái phải có ít nhất một người bầu vào Hội đồng Gia tộc.
Chương 4
Kết luận
Trên đây là nội dung cụ thể của bản Tộc ước của Trần Trung Tộc, Hội đồng Gia Tộc yêu cầu mỗi thành viên, gia đình và phái nghiêm chỉnh thực hiện tốt để góp phần lớn vào công tác xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa mới và giữ thanh danh của tộc ngày càng rạng rỡ.
Cẩm Nam, ngày 06 tháng 08 năm 1996.
Trần Trung Tộc
mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5
Nhiệm vụ của luận văn: 5
4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn 5
5. Đóng góp của luận văn 5
6. Phương pháp nghiên cứu 6
7. Kết cấu luận văn 6
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa 7
1.1. Quan niệm về văn hóa 7
1.2. Quan niệm về văn hóa làng 10
1.2.1. Làng người Việt 10
1.2.2. Quan niệm về văn hóa làng 16
"Con nhà tông 19
"Con hơn cha là nhà có phúc" 19
1.3. quan niệm về Làng văn hóa 25
Bảng 1.1: Mức sống phân theo vùng kinh tế năm 1997 - 1998 27
1.4. Bản sắc văn hóa làng với việc xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay 31
Chương 2: làng và văn hóa làng ở Quảng Nam 34
2.1. Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội Quảng Nam 34
2. 34
1.1. Địa lý tự nhiên 34
1.2. Lịch sử Quảng Nam 36
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 38
2.2. Làng ở Quảng Nam 41
2. 41
2.1. Làng Quảng Nam - nhìn từ góc độ nghề nghiệp 41
2.2.1.1. Làng thuần nông 41
2.2.1.2. Làng nghề 43
2.2.1.3. Làng kết hợp nông nghiệp - thủ công - dịch vụ 46
2.2.1.4. Làng thủy cơ 47
2.2.1.5. Làng di dân 49
2.2.1.6. Làng nghề biển 50
2. 51
2.2. Làng Quảng Nam dưới góc nhìn văn hóa 51
2.2.2.1. Làng văn 52
Bảng 2.1: Số người đỗ đạt tại trường Thừa Thiên (1818 - 1918) 53
2.2.2.2. Làng chợ 56
2.2.2.3. Làng tộc ước 59
2.2.3. Khái quát chung về làng Quảng Nam 60
2.3. Văn hóa làng Quảng Nam 62
3.1. Những giá trị văn hóa giáo dục ở Quảng Nam 62
Đất Quảng là mảnh đất sản sinh nhiều giá trị văn hóa giáo dục có vị trí hàng đầu ở miền Trung Trung Bộ Việt Nam. 62
2. 64
3.2 Những giá trị văn hóa dân gian ở Quảng Nam 64
"Nữ: 70
Gặp anh hùng thiếp khiến hỏi anh hùng 70
2.3.3. Hương ước ở Quảng Nam 73
Chương 3 76
Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa và phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay 76
3.1. Tổng quan về quá trình xây dựng làng văn hóa ở nước ta trong thời gian qua 76
3.2. Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 82
3.2.1. Chủ trương xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 82
3.2.2. Về tổ chức thực hiện xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 84
Bảng 3.1: Số làng đăng ký xây dựng làng văn hóa tỉnh Quảng Nam 86
3.2.3 Một số biện pháp thực hiện cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam thời kỳ từ 1997 - 2000 87
3.2.3.1 Xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa là biện pháp cơ bản của việc tổ chức xây dựng làng văn hóa 87
3.2.3.2. Vận động nhân dân trao đổi, thảo luận qui ước văn hóa; hiểu và thực hiện qui ước là thực sự đi vào chiều sâu của công tác xây dựng làng văn hóa 88
3.2.3.3. Xây dựng làng văn hóa là biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", củng cố kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở 89
3.2.3.4 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất ở các làng phục vụ cho mục tiêu xây dựng làng văn hóa và các thiết chế văn hóa ở cơ sở 90
3.2.4 Những kết quả bước đầu trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 91
3.2.4.1. Về xây dựng gia đình văn hóa 91
Bảng 3.2: Kết quả cụ thể của từng huyện - thị 92
3.2.4.2. Về xây dựng làng văn hóa 92
Bảng 3.3: Danh sách làng văn hóa được công nhận ở cấp tỉnh 93
3.2.5 Một số tồn tại trong công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam cần tập trung khắc phục trong thời gian tới 94
3.3. Phương hướng và mục tiêu đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay 97
3.3.1. Phương hướng xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam giai đoạn 2000 - 2005 97
3 97
.3.1.1. Phương hướng và mục tiêu tổng quát 97
3.3. 98
1.2 Một số mục tiêu cụ thể 98
3.3.2. Về xây dựng thị xã văn hóa ở Quảng Nam 101
3.4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động thuyết phục, đồng thời thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí 102
3.4.2. Xây dựng cơ chế điều hành thống nhất, tổ chức thực hiện cụ thể và đề ra được những nội dung tiêu chí phù hợp 104
3.4.3. Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Xây dựng, ban hành, thực thi luật pháp cùng các chính sách văn hóa 106
3.4.4. Phát huy nội lực; đẩy mạnh xã hội hóa; tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa 107
3.4.5. Tiếp tục tìm tòi và áp dụng các nội dung và hình thức hoạt động thích hợp; xây dựng được những mô hình hoạt động mới, phù hợp với đặc thù ở từng làng, từng khu vực ở địa phương 109
3.4.6. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở nông thôn Quảng Nam 111
3.5. Những kiến nghị 112
3.5.1. Đối với Trung ương 112
3.5.2 Đối với tỉnh Quảng Nam 113
Kết luận 115
danh mục Tài liệu tham khảo 117
PHỤ LỤC 125
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2572.DOC