Lời nói đầu
Trong lịch sử có rất nhiều doanh nghiệp (DN ) tên tuổi lẫy lừng tồn tại hàng trăm năm hay gần trăm năm vẫn không ngừng phát đạt như hãng Ford, Fiat, Honda, Sony, Philips... Ngược lại, không ít các DN mới sinh ra đã chết yểu, hay phất lên một thời gian rồi lụn bại dần. Có nhiều cách lý giải hiện tượng này, trong đó có một nguyên nhân rất cơ bản là văn hoá. Các nhà kinh tế thế giới đều chung một quan điểm cho rằng, sở dĩ các hãng kinh doanh thịnh vượng và lâu bền là do họ đã thiết lậ
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Văn hoá Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Văn hóa kinh doanh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và duy trì được một nền văn hoá DN của riêng mình.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, con người không dừng lại ở những nhu cầu vật chất đơn thuần mà họ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần được kết tinh trong mỗi sản phẩm và dịch vụ mà các DN cung ứng. Đồng thời, con người không chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân, DN mà còn được "gọt dũa" qua thời gian kết hợp hài hoà với yếu tố thời đại xây dựng nên văn hoá nói chung và văn hoá DN của thời đại mới. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế tri thức đang hé mở một cơ hội, một tương lai mới cho các DN thật sự muốn tìm kiếm thành công bằng chính khả năng, trí tuệ, kinh nghiệm nhằm hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng chính trong điều kiện hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị các luồng gió độc lấn át. Mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn. Lợi nhuận trở thành mục tiêu, động lực duy nhất của DN, người ta sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đạt càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Với nước ta, xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, bước vào xây dựng đất nước, đứng trên góc độ vĩ mô và vi mô chúng ta mới chỉ đề cập và quan tâm nhiều đến mức tăng trưởng, nhịp độ bình quân, lợi nhuận chứ chưa quan tâm nhiều đến lợi ích lâu dài và do đó chưa xem yếu tố văn hoá có vai trò quyết định sống còn đến sự thành công hay thất bại của nền kinh tế nói chung hay DN nói riêng. Như vậy nếu không xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này thì những thành công mà chúng ta đạt được ngày hôm nay chỉ là ''bong bóng'' mà thôi.
Đã xa rồi kiểu làm việc tự phát, chụp giật, manh mún nhỏ lẻ, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích lâu dài, xây dựng nên những sản phẩm, mặt hàng, những DN mang tầm vóc Việt Nam đó là văn hoá Việt Nam được cụ thể hoá thành văn hoá DN.
Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này em xin đề cập tới vấn đề văn hoá DN nhằm tích luỹ những kiến thức cho bản thân đồng thời nếu có điều kiện vận dụng những suy nghĩ của mình trong DN cụ thể thông qua đề tài ''văn hoá DN trong nền kinh tế thị trường ''
Bố cục của đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Văn hoá doanh nghiệp ở việt nam
Chương 3: Văn hoá DN ở một số DN thành công trong kinh
doanh và một sồ đề xuất trong việc xây dựng một
nền văn hoá DN lành mạnh.
Do thời gian và năng lực hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót em mong nhận được sự góp ý của thầy cô cùng các bạn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Vũ Kim Dũng đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Ngày nay, trong thời kì kinh tế mở cửa, kinh tế của các nước có điều kiện giao lưu hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó các luồng văn hoá của các quốc gia cũng được giao lưu với nhau.Vấn đề văn hoá kinh doanh đang được đề cao, đối tác không chỉ đánh giá mình qua doanh số, lợi nhuận mà còn đánh giá rất nhiều qua thứ tài sản vô hình đó là ''văn hoá công ty ''.
Mặc dù thấy được tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp như vậy, song nhiều người vẫn xem thường vấn đề văn hoá, coi ''tiền là tiên,là phật''. Họ tìm cách kiếm lợi nhuận mà không cần quan tâm tới vấn đề ''đạo đức kinh doanh '', chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, bị đồng tiền làm loá mắt. Paul Hawken, tác giả cuốn sách mang tên''sinh thái thương mại '' đã từng nói : ''Mục đích tối thượng của kinh doanh không phải hay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền. Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và bán các loại hàng hoá. Kinh doanh hứa hẹn làm tăng phúc lợi chung cho loài người thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức...''. Như vậy, vấn đề ''văn hoá '' nói chung và ''văn hoá DN'' nói riêng là vấn đề tối cần thiết.
Trong thập niên 90, rất nhiều công ty đã quan tâm tới tốc độ tăng trưởng của tập đoàn là những giá trị có ý nghĩa thực sự của công ty. Nhiều công ty chỉ nhìn vào mức độ tăng trưởng doanh số mà phán xét người lãnh đạo của mình là kém hay giỏi. Nhưng điều này chưa đủ, bởi vì lãnh đạo hiệu quả bao gồm cả hai phương diện: sự tăng trưởng của công ty và các giá trị của công ty đó.
Thực tế tình hình trên thế giới và đặc biệt là tình hình ở Mỹ cho thấy sau cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản mỹ và sự sụp đổ của nhiều tập đoàn lớn sau khi các vụ gian lận, bê bối bị phanh phui đã đánh mất niền tin của công chúng và các nhà đầu tư vào giới kinh doanh.Văn hoá DN đang thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng. Nó không còn là phạm vi quan tâm của riêng mỗi doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm chung của cộng đồng.Văn hoá DN là nền móng cho sự phát triển công ty, là điều kiện để mọi người trong doanh nghiệp có thể phấn đấu hết sức mình, làm việc trong một môi trường lành mạnh.
Riêng ở việt nam, với truyền thống hơn bốn nghìn năm lịch sử, ngay từ buổi khai sinh, mặc dù vẫn chưa có khái niệm ''văn hoá'' song con người đã biết sống thành bầy đàn,''đồng cam cộng khổ ''. Chính truyền thống quý báu này đã giúp nước ta đi lên từ một nước nghèo, thành nước phát triển bền vững.
Và cũng từ ngàn xưa, ông cha ta đánh giá cao hoạt động kinh doanh ''phi thương bất phú''... Tuy xem trọng kinh doanh song ông cha ta không xem việc lỗ lãi là lớn, mà xem kinh doanh là điều kiện để đi đây đi đó, tiếp xúc với xã hội, học điều hay lẽ phải:
''đi buôn chẳng lỗ thì lời
đi xa cho thấy mặt trời mặt trăng ''
Trong điều kiện mở cửa hiện nay, vấn đề văn hoá mà cụ thể là văn hoá công ty ở việt nam cần phải được xem xét lại. Tình trạng buôn lậu,làm hàng giả vẫn nhiều và thậm chí rất nhiều. Đặc biệt ở việt nam còn mang nặng tâm lý tiểu nông, mua bán kiểu chụp giật, kiếm lợi nhuận bằng mọi cách...
Trước thực tế đó, em nhận thấy vấn đề văn hoá doanh nghiệp là vấn đề cần phải được quan tâm. Mỗi người kinh doanh, mỗi DN cần phải thấy được tầm quan trọng của ''văn hoá DN''.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Văn hoá và văn hoá DN
2.1.1. Văn hoá
Lâu nay, chúng ta thường nghe nói ''người có văn hoá'',''văn hoá dân tộc '',''văn hoá DN'', ''văn hoá tri thức '' ... tất cả đều chung từ ''văn hoá ''.Vậy văn hoá là gì ? văn hoá theo định nghĩa của (haris.1971:136):
''Văn hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu hay bị ảnh hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không phải một cá nhân. Hành vi thể hiện ở hành động, trong khi tư duy và tình cảm thể hiện trạng thái nội tâm và tri thức của con người. Nói cách khác, văn hoá là toàn bộ cách sống hay phong cách sống mang tính chất xã hội của một nhóm người riêng biệt".
Còn theo Edwar B.Tylor,nhà nhân loại học nổi tiếng thì "Văn hoá hay văn xét theo nghĩa nhân loại học nói chung, là tổng thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp phong tục và bất cứ khả năng và thói quen nào mà con người thu nhận được với tư cách là thành viên của xã hội. Điều kiện văn hoá trong các xã hội loài người khác nhau, ở một chừng mực có thể khảo sát được theo những nguyên tắc chung, là đối tượng thích hợp để nghiên cứu quy luật tư duy và hành động của con người ''. Khi nền kinh tế phát triển cao, mặc dù đã được đáp ứng về vật chất có thể nói là đầy đủ, nhiều doanh nghiệp đã phát triển lại muốn phát triển hơn nữa vì ''nhu cầu là vô hạn ''.
Lợi nhuận chính là mục tiêu kiếm tìm của các doanh nghiệp. Để thu được lợi nhuận, các nhà kinh doanh cạnh tranh, sát phạt thậm chí loại trừ nhau. Có thể nói lợi nhuận có khuynh hướng phân hoá con người, làm cho quan hệ của con người với con người ngày càng xấu đi, ngược lại với lợi nhuận, văn hoá lại đóng vai trò nối kết con người với nhau.
2.1.2. Văn hoá doanh nghiệp
2.1.2.1. Quan điểm về văn hoá doanh nghiệp
Cuộc sống vẫn trôi đi,các hoạt động vẫn diễn ra liên tục.ở các doanh nghiệp, công ty các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ.
Trong nhịp sống ồn ào và náo nhiệt ấy, trong những hoạt động tưởng như đơn thuần ấy lại nảy sinh ra mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên, giữa những người lao động với nhau, hướng tới những giá trị tốt đẹp...Tất cả những điều này tạo nên dáng vẻ riêng cho mỗi doanh nghiệp, đó chính là ''văn hoá doanh nghiệp'', văn hoá DN là một yếu tố cấu thành quan trọng của DN. Văn hoá DN được xem xét trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có quan niệm cho rằng văn hoá doanh nghiệp là hệ thống những giá trị chung, những niềm tin, tập quán của doanh nghiệp có tác động qua lại với cơ cấu chính thức để hình thành những chuẩn mực hành động mà tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân theo.Văn hoá doanh nghiệp bao gồm những giá trị cốt lõi, chuẩn mực, các nghi lễ, câu chuyện về những sự kiện nội bộ của DN.
Cũng có quan niệm cho rằng văn hoá doanh nghiệp là những kinh nghiệm chung, những truyền thuyết, lòng tin và chuẩn mực tạo nên tính đặc thù của tổ chức.Với tư cách là những chuẩn mực, văn hoá DN là tiêu chuẩn điều tiết các hoạt động của từng thành viên trong doanh nghiệp.Với tư cách là một hệ thống các giá trị, văn hoá doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển cuả DN được tích luỹ trong suốt quá trình hình thành và phát triển DN.Văn hoá doanh nghiệp góp phần hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, tăng cường lòng tin và bảo đảm sự ổn định của đội ngũ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát huy tính năng động sáng tạo.
2.1.2.2. Nội dung văn hoá doanh nghiệp
Trước hết văn hoá doanh nghiệp thể hiện ở các hệ thống các quan điểm ( hay định hướng ) phát triển của doanh nghiệp về lâu dài và thấm sâu vào thực tiễn doanh nghiệp để làm ra hàng hoá dịch vụ có chất lượng. Đây là tư tưởng có chiến lược, là nền móng văn hoá doanh nghiệp mà từ giám đốc đến nhân viên đều coi là sự nghiệp của mình ví dụ : quan điểm tất cả vì uy tín và tăng trưởng của DN, quan điểm đoàn kết cộng đồng, tư tưởng công bằng trong phân phối thành quả lao động.
Văn hoá doanh nghiệp thể hiện ở hệ thống kí hiệu, biểu trưng cho DN: hình ảnh, biểu tượng chung, ngày truyền thống doanh nghiệp, đó còn là kiểu mẫu, quy cách thống nhất, mang nét đặc trưng của đơn vị, từ đồng phục, biển tên từng người cho đến phong bì giấy viết thư phong bao dùng để phát lương hoặc các thiết bị đặc biệt khác. Nói chung ngay từ yếu tố bên ngoài cũng phải theo mẫu quy định và được sử dụng rộng rãi, liên tục, không thay đổi, tạo thành ấn tượng xã hội, thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp và gia đình họ.
Hệ thống tập quán về thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày của mỗi thành viên là một bộ phận tạo nên văn hoá DN. Các nguyên tắc đó gồm: quy định về bảo mật về giờ giấc làm việc nghỉ ngơi, quy định về trang phục đồng phục, phù hiệu tư thế tác phong khi làm việc, các nguyên tắc giao dịch, tiếp khách... nguyên tắc và hình thức tuyên dương khen thưởng... Tất cả những điểm này thành nếp sống tự thân của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.
Văn hoá DN còn là nền nếp tài chính DN như kỉ luật về chấp hành định mức khoán, cách thức tính tiền lương thưởng, các quy định về tạm ứng, thanh toán, vay vốn: nguyên tắc hạch toán kiểm toán, những quy định về xử lý rủi ro... các nguyên tắc tài chính muốn trở thành văn hoá phải luôn hướng tới sự minh bạch, cần kiệm và công bằng, chia sẻ trách nhiệm trong tập thể vì sự thịnh vượng chung của DN.
Vấn đề minh bạch lại rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, họ yêu cầu con số thật và minh bạch.Và đặc biệt hơn, sau những vụ bê bối ở các công ty lớn của Mỹ, sự minh bạch là đòi hỏi quan trọng của nhân viên, người chủ DN phải minh bạch với nhân viên của họ. Mặc dù kinh tế phát triển song không vì vậy mà hoang phí, xa xỉ các cuộc "nhậu nhẹt" diễn ra liên tục ở các công ty.Tinh thần tiết kiệm cần được nêu cao ''cần kiệm liêm chính ''.
Văn hoá DN còn bao gồm những tập quán không thành văn, do các thành viên trong DN tự xây dựng nên vì quan hệ tình người và cũng là vì lợi ích chung.Ví dụ tinh thần trung thực cởi mở, góp ý thẳng thắn, tập quán mừng sinh nhật, mừng năm mới, ngày cưới, thưởng cho con em công nhân học giỏi, hay chia buồn thăm nom khi có ốm đau tang chế, giúp đỡ gia đình khó khăn...Tập quán đẹp này sẽ gắn bó cán bộ công nhân viên trong DN, để giúp mọi người thực sự thấy được ''mái nhà thứ 2 '' của họ.
Tất cả những tập quán này tạo nên dáng vẻ riêng, văn hoá riêng cho mỗi DN.
Nói chung không thể có một chuẩn mực chung về văn hoá doanh nghiệp cho mọi xí nghiệp. Để biến một DN thành một thực thể văn hoá, không phải cứ định ra vô khối các quy tắc này nọ, mà cốt yếu làm sao biến các quy tắc đó thành cuộc sống, thành sức mạnh cạnh tranh và trường tồn của DN.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá DN
Quá trình hình thành văn hoá DN được bắt đầu từ ý tưởng lối sống, triết lí kinh doanh của người lãnh đạo DN nghĩa là văn hoá DN, cũng chính vì vậy mà văn hoá DN lại chịu sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố
2.2.1. Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp
Đây là những yếu tố quyết định đến quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp nên chúng ảnh hưởng đến cơ cấu lãnh đạo, nhân sự và cơ cấu bộ máy, cách thức tổ chức giao dịch, việc xây dựng uy tín, danh tiếng cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, không lường trước được những rủi ro, do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng cần phải hoạch định xây dựng cho mình một chiến lược. Đó là mục tiêu và những phương pháp để đạt được mục tiêu đó của doanh nghiệp.
Chính chiến lược của DN tạo nên nét văn hoá của DN.Văn hoá DN ra đời từ sứ mệnh các mục tiêu chiến lược của DN và nền văn hoá của toàn xã hội. Do vậy, nếu DN xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực xã hội sẽ tác động rất lớn trong việc xây dựng văn hoá DN lành mạnh. Yếu tố văn hoá thể hiện ngay mục tiêu hành động. Có DN đề ra chiến lược " Tất cả vì lợi ích người tiêu dùng " nhưng cũng có những DN lại đề ra mục tiêu " Chất lượng là trên hết..."
2.2.2. Phong cách của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo thường là thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc DN và các giám đốc bộ phận. Ban lãnh đạo DN là hạt nhân và là trung tâm của các mối quan hệ DN. Những hành động của ban lãnh đạo DN sẽ tác động rất lớn đến toàn thể DN, họ là người đã tạo nên " Tinh thần DN ".Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức làm việc và hiệu quả giải quyết các công việc và các vấn đề đặt ra của ban lãnh đaọ sẽ quyết định đến tinh thần thái độ làm việc ý thức tổ chức kỷ luật và hiệu quả công việc của các nhân viên sung quanh, do đó là của toàn thể DN. Tại nơi làm việc tố chất của người lãnh đạo được truyền sang những người khác dưới quyền, sang cách thức sắp xếp công việc nội bộ, sang các tập tục kinh doanh...Từ đó DN thể hiện được hoài bão và tính cách của người chủ DN và văn hoá DN trong cơ sở tự hình thành.
ý chí của ban lãnh đạo là yếu tố cốt lõi của văn hoá DN. Như chúng ta đã biết, nhà quản trị tức là người ra quyết định. Họ định hướng, là người cầm lái lái con tàu DN vượt qua những cơn sóng to gió lớn.Chính trong lúc cầm lái ấy, trong những lúc'' Vượt dốc '' ấy, ý chí của nhà quản trị là cực kỳ quan trọng.Trong những khỏanh khắc vượt dốc ấy để vượt được ngọn dốc thẳng đứng cao trước mặt kia, cần có trí tuệ nghị lực và đôi mắt sáng tinh tường để nhìn xuyên vào đêm tối. Chính ý chí của người lãnh đạo đã thổi tự tin, tinh thần làm việc cho nhân viên, tạo nên nét văn hoá đẹp trong DN. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt. Nếu người lãnh đạo là những người tham nhũng quan liêu sẽ tác động rất xấu tới môi trường làm việc, tinh thần làm việc của nhân viên. Giám đốc là người quan trọng tạo nên uy tín và danh tiếng cho DN.
2.2.3. Nền văn hoá xã hội
Xã hội gồm các cộng đồng người và chính những cộng đồng người này tạo nên văn hoá xã hội. DN là tổ chức từ hai người trở lên. Chính vì vậy nền văn hoá DN cũng được hình thành trên cơ sở những thành viên trong DN. Chính vì hai lý do trên mà văn hoá DN sẽ là bản sao của nền văn hoá xã hội, nó được các thành viên của xã hội mang vào DN.
Cũng do điều này mà văn hoá của các doanh nghiệp Việt Nam các văn hoá của các DN Mỹ. Do vậy khi làm ăn kinh doanh cần phải tìm hiểu kỹ đối tác, hiểu rõ về văn hoá, phong tục tập quán của họ. các nền văn hoá phương tây thường đề cao tính quyết đoán trong khi các nền văn hoá Phương đông thường nhấn mạnh tinh thần hợp tác, thân thiện. ở các doanh nghiệp liên doanh có bên tham gia mang đặc trưng văn hoá Phương đông và Phương tây xung đột văn hoá có nguồn gốc từ những khác biệt về bản sắc văn hoá Đông Tây khó có thể dung hoà.
2.2.4. Xu hướng phát triển kinh doanh
Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, hàng nội, hàng ngoại cạnh tranh lẫn nhau. Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, họ không chỉ đòi hỏi về số lượng chất lượng mà còn đòi hỏi về mẫu mã, kiểu dáng... Chính vì vậy mọi DN phải tìm cách khai thác sức mạnh tổng hợp của nhiều nguồn lực khác nhau cả bên trong lẫn bên ngoài trong đó có nguồn lực về văn hoá. Tính cạnh tranh cao, đòi hỏi DN phải tự xây dựng cho mình thế đứng vững chắc. Để tạo được điều này, cần tạo ra từ bên trong DN đó là bầu không khí làm việc thoải mái, trên tinh thần hiệp tác, tạo ra mục tiêu kinh doanh đúng đắn, đảm bảo uy tín danh tiếng của DN. Điều này cũng đồng thời tạo nên một nền văn hoá DN mạnh.
Xu hướng kinh doanh ngày nay, không chỉ kinh doanh phần cứng mà còn kinh doanh phần mềm. Khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao, các sản phẩm chất lượng cao ngày càng nhiều. Lúc đó khách hàng- Những thượng đế khó tính - sẽ tự tìm đến với những DN có uy tín, danh tiếng đảm bảo sự tin cậy. Và do vậy DN không thể thờ ơ trước việc tạo ra nền văn hoá DN mạnh.
Song không chỉ tác động tích cực mà xu hướng kinh doanh còn có mặt trái của nó đối với vấn đề văn hoá DN. Trước những thử thách khắc nghiệt của thị trường, nhiều DN đã không tự đứng vững trên đôi chân của mình, đã tìm mọi cách kể cả mọi thủ đoạn để sinh tồn. Nhiều DN lừa đảo, dối trá khách hàng... và vô số những doanh nghiệp đã đi vào con đường tha hoá.
2.2.5. Chính sách của chính phủ
Mặc dù kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do buôn bán song tự do trong khuôn khổ pháp luật. Nếu trái các quy định của pháp luật thì bị coi là vi phạm.
Chính vì vậy, bất kỳ DN nào trong kinh doanh cũng tuân thủ các quy chế, chính sách của chính phủ. Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của DN, điều chỉnh các quan hệ giữa chủ DN và các chủ thể kinh doanh khác và có thể tác động tới những môí quan hệ bên trong DN.
2.2.6. Xung đột văn hoá
Tổ chức là một tập hợp nhiều cá nhân. Và điều đương nhiên '' Cha mẹ sinh con trời sinh tính'', tính cách của mỗi người là khác nhau, ngay anh em trong một nhà tính cách, quan điểm sống cũng khác nhau. Như vậy, trong tổ chức thì không tổ chức nào thuần nhất các cá nhân có cùng một loại hình văn hoá. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau và mang trong mình những văn hoá khác nhau.
Ngay cả trình độ các thành viên cũng khác nhau nên sự quan niệm về đạo đức cách sống, lối cư xử cũng không thể giống nhau. Những hành vi cử chỉ của các thành viên trong DN một phần tạo nên văn hoá chung trong DN. Bản thân văn hoá DN cũng vận động không ngừng. Sự vận động này gắn với sự thay đổi của môi trường văn hoá. Do đó các quá trình xung đột và dung hoà diễn ra thường xuyên trong nội bộ DN làm thay đổi những chuẩn mực và giá trị về văn hoá, loại bỏ, đào thải những yếu tố lạc hậu lỗi thời, không phù hợp và tiếp nhận các yếu tố tiến bộ. Như vậy ngay trong lòng quá trình xung đột văn hoá, văn hoá sẽ có chiều hướng phát triển ngày càng theo hướng tích cực những yếu tố tiêu cực sẽ bị đào thải .
Hơn nữa, không chỉ có sự xung đột và dung hoà văn hoá bên trong doanh nghiệp mà ngày nay, khi nền kinh tế hội nhập, mở cửa giao lưu không những chỉ về kinh tế mà ngay trong hoạt động kinh tế thì những yếu tố văn hoá cũng được giao thoa, quan hệ với đối tác để học hỏi phát triển kinh tế thu lợi nhuận tuy nhiên đó cũng là sự gặp gỡ về văn hoá giữa các quốc gia, DN. Và điều hiển nhiên, DN sẽ được tiếp nhận những yếu tố văn hoá tiến bộ, làm cho văn hoá DN ngày càng mạnh
2.2.7. Sự minh bạch trong DN
Ngay sau hàng loạt sự bê bối của các công ty ở Mỹ, một trong những thay đổi mà công ty bây giờ muốn vững mạnh phải thực hiện là làm cho tập đoàn trở nên minh bạch hơn. Một DN có các quan hệ giao dịch minh bạch thường tạo lòng tin cho các thành viên trong DN đây là thành phần cốt yếu của văn hoá DN. các mối quan hệ mập mờ, gian lận, tham nhũng, sự phân định không rõ ràng giữa trách nhiệm và lợi ích, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến việc phân chia lợi ích trực tiếp của các thành viên có thể dẫn đến sự nghi ngờ lẫn nhau, làm rạn nứt quan hệ trong DN. Bởi vì việc phân chia lợi ích là rất quan trọng, nó là mối quan tâm hàng đầu của các thành viên. Do đó, việc bảo đảm tính minh bạch của các giao dich sẽ là yếu tố phát triển văn hoá DN.
2.3. Xu hướng vận động của văn hoá DN
2.3.1. Hình thành các hạt nhân văn hoá
Đây là cơ sở để hình thành văn hoá DN. Các hạt nhân văn hoá là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong DN với nhau. Khi DN bắt đầu hoạt động nền văn hoá DN xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hoá DN có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hoá DN cũng có tính chất riêng biệt. Văn hoá của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hoá của các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hoá của DN gia đình. hạt nhân văn hoá DN bao gồm: triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị.
2.3.2. Phát triển văn hoá giao lưu
Các DN thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hoá, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hoá DN mình giống như những lãnh địa đóng kín cửa mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hoá.
Việc phát triển văn hoá, giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các DN học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các DN khác nhằm phát triển mạnh nền văn hoá của DN mình và ngược lại.Vấn đề giao lưu văn hoá đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn.Tuy nhiên tính hai mặt của vấn đề lại thể hiện rõ nét. Nếu tiếp nhận không có chọn lọc thì sẽ ảnh hưởng tới văn hoá DN theo hướng tiêu cực. Do vậy khi mở cửa hay tiến hành giao lưu văn hoá cần phải có chọn lọc.
2.3.3. Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hoá
Để hình thành một nền văn hoá mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các DN thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hoá và buộc mọi người khi vào làm việc cho DN phải tuân theo.Có thể xem đấy là những quy tắc chung có tính bắt buộc.Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiểu quá thấp. Không nhất thiết phải cứng nhắc, cố định. Trong những trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết. Các tiêu chuẩn này phải phù hợp chung với giá trị đạo đức của dân tộc, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hoá DN được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản DN và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén.
Những DN không có nền văn hoá mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, DN có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua xây dựng và phát triển một nền văn hoá DN mạnh.
Chương 2. Văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam
1. Văn hoá DN trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
Do yếu tố lịch sử, nền kinh tế nước ta đã trải qua thời kỳ kế hoạch hoá tập trung kéo dài, không những chỉ làm cho nền kinh tế kìm hãm mà các DN cũng bị kiệt quệ. Các DN không thể làm theo đúng khả năng và sở trường của mình, do đó hình ảnh của các DN dần bị lu mờ, vấn đề kinh doanh có hiệu quả không là vấn đề quan trọng trong thời kỳ này, mà vấn đề quan trọng đó là sự tuân theo kế hoạch và chỉ thị của cấp trên. Chính vì lẽ đó mà trong giai đoạn này vấn đề văn hoá của DN được đặt ra, đó là văn hoá mệnh lệnh, mục tiêu của DN là hoàn thành kế hoạch được giao và mối quan hệ giữa các cấp trong DN là quan hệ trên dưới, phân biệt trên dưới rõ ràng. Nếu như bất cứ DN hay cá nhân nào hành động trái với các vấn đề trên đều bị coi là trái pháp luật và sai nguyên tắc. Do đó tính sáng tạo bị vùi dập, tính logic trong hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận không đáp ứng, quan hệ giữa các cá nhân thay bằng thủ tục hành chính. Điều đó làm cho các DN không thể vươn lên mà ngày càng làm ăn kém hiệu quả, để lại hậu quả lâu dài cho xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do hệ thống giáo dục và quản lý sử dụng mang tính '' dân chủ '' dàn hàng ngang do cách đánh giá tài năng còn quá tin vào bằng cấp, hàm vị... và do nguyên nhân lịch sử khách quan khác, cho nền lúc này hay lúc khác đã xảy ra tình hình có những người được làm nhưng không biết làm. Kết quả là người thì dư sức, người thì đuối sức mà hiệu quả chung thấp kém.
Một khía cạnh gai góc của văn hoá quản lý là vấn đề '' giải quan liêu, tham nhũng ''. Trong quản lý kinh tế lúc bấy giờ, nhiều cán bộ quản lý kinh tế lạm dụng chức quyền, tư túi : từ viên chức, giám đốc, quản đốc, chủ nhiệm hợp tác xã... Mọi tài sản là của công thì lập tức bị bòn rút, chẳng ai thương sót, tức là ''vô chủ '', '' Cha chung không ai khóc ''.
Nhìn chung, trong thời kỳ này môi trường kinh doanh có thể nói là không lành mạnh, người lao động chưa được quan tâm và coi trọng đúng mức, hình ảnh của DN bị lu mờ.
2. Văn hoá DN Việt nam trong cơ chế thị trường.
2.1. Văn hoá DN trong những năm đầu khi mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường.
Mọi người đều biết, do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng là hiện tượng tất nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày vì thế chủ yếu phải thông qua trao đổi các sản phẩm làm ra. Về thực chất, việc trao đổi này là sự trao đổi những giá trị sáng tạo đích thực của con người. Nhưng khi các sản phẩm đó được bán và mua trên thị trường thì lại phải thông qua tiền tệ ( dưới dạng tiền mặt hay trái phiếu ). Và người có nhiều tiền dường như có thể mua được tất cả ! Đó chính là cội nguồn sâu sa làm nảy sinh sùng bái tiền tệ, sùng bái của cải vật chất. Sự sùng bái ấy dần dần biến thành triết lý hành động, triết lý sống của một số người.
ở Việt Nam, trong những năm đầu khi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số người đã tung ra quan niệm :
'' Tiền là tiên là phật
là sức bật của cuộc đời
là tiếng cười của tuổi trẻ
là sức khoẻ của ông già
Là cái đà của danh vọng
là cái lọng che thân
là cán cân công lý
ôi ! tiền là hết ý !''
Rõ ràng là trong triết lý sống của một số người theo quan niệm nói trên, đồng tiền đã '' xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc đối với bản chất con người, cũng như đối với những liên hệ xã hội khác ''. Như C.Mác đã từng phân tích. Đó chính là mặt trái, là sự tha hoá của quan hệ tiền hàng, mà quan hệ này vốn là một tất yếu kinh tế và một bước tiến của văn minh.
Nhưng thực tế lại cho thấy tiền không phải là tiên là phật. Có những giới hạn mà đồng tiền không thể vươn tới được, đó là hạnh phúc và niềm vui chân chính của con người. Hạnh phúc - đó là điều mà đồng tiền không thể mua được. Không ít nhà kinh doanh giàu có ngồi trên cả đống vàng mà vẫn thấy mình bất hạnh vì tình cảm giữa con người với con người cạn kiệt, gia đình tan vỡ, đạo đức suy đồi, các tệ nạn xã hội tràn lan....là những cái chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng của chính xã hội mà họ đang sống.
ở nhật bản, một nước có nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất trên thế giới, người ta cũng rất đề cao triết lý '' Cuộc sống hạnh phúc không gì khác hơn là sáng tạo tối đa ''... Sáng tạo ra ba loại giá trị : Giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi, giá trị của cái thiện ''.
Ngay từ thời kỳ đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, các DN vẫn chưa coi trọng văn hoá DN. Do ảnh hưởng của những tập quán từ thời kỳ trước, các DN vẫn lao vào làm ăn nhiều khi bỏ quên '' Giá trị đích thực ''. Hơn nữa, kinh tế thời kỳ này vẫn chưa phát triển nhiều, do vậy văn hoá DN - Tài sản vô hình của Công ty vẫn chưa được đề cao, họ vẫn chưa coi đây là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh sắc bén.
Khi cuộc sống chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên người ta chỉ biết lao vào làm ăn kinh tế đủ để trang trải cho cuộc sống mà không còn thời gian quan tâm tới đời sống tinh thần. Những người nhân viên có thể chấp nhận làm việc trong một môi trường không thuận lợi miễn sao có tiền như nhiều thường nói ''Có thực mới vực được đạo ''.
2.2. Hiện nay
2.2.1. Đánh giá chung
Khi nền kinh tế đi vào sự phát triển, đời sống của con người được cải thiện, con người không chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất đơn thuần mà còn đòi hỏi giá trị tinh thần, giá trị của chân thiện mỹ.
Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đang chuyển mình bước sang giai đoạn mới, giai đoạn mà nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Dưới sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ, sự bùng nổ thông tin, mặc dù Việt Nam vẫn chưa được xem là một nước có nền kinh tế phát triển nhưng kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt cụ thể là : Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 91 - 95 đạt xấp xỉ 8% nếu tính cả giai đoạn này là 7,5%, tỷ lệ GDP bình quân đầu người đã được cải thiện một cách rõ rệt từ 200USD/người năm 1990 lên 400US/ người năm 2000. Điều này cho thấy đại bộ phận dân cư đã được nâng cao mức sống, tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đồng thời do những thành công trong giai đoạn này mà cơ cấu nền kinh tế trở nên hợp lý hơn. Nhà nước cũng như các DN đã có nhiều kinh nghiệm và nhiều cơ hội giao lưu hợp tác với các DN nước ngoài. Tuy nhiên để thực hiện việc giao lưu hợp tác không phải DN nào cũng đạt được.
Có thể nói sức ép cạnh tranh giữa các DN ngày càng lớn, trận chiến ngày càng khốc liệt và bất cứ một DN nào cũng có thể bị đào thải nếu hoạt động không hiệu quả. Trong cuộc chạy đua này, có một thứ ''vũ khí'' rất lợi hại được nhiều nhà quản trị quan tâm đó chính là ''văn hoá DN ''. Theo Trần Hoàng Bảo - Giá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35304.doc